You are on page 1of 6

Cấu trúc báo cáo :

Nhận thức về nhu cầu cá nhân :

Khái niệm

Một số quan điểm về nhu cầu cá nhân

Đặc điểm của nhu cầu

Các loại nhu cầu cơ bản: nhu cầu của con người là phong phú và đa dạng ,

có thể phân làm 4 nhóm.

Quá trình hình thành, thỏa màn nhu cầu

Ứng dụng của nhận thức những nhu cầu cá nhân trong cuôc sống và hoạt đọng

nghề nghiệp.

Chú ý : Báo này tôi sử dụng tài liệu trên mạng và sắp xếp lại ý ,thay
đổi VD 1 ít ,phục vụ cho việc thuyết trinh nhiều hơn , nếu nộp báo
cáo thì cần lược bỏ 1 số chỗ

Chương I : Nhận thức về nhu cầu cá nhân


1) Nhu cầu là gì ?

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lí của con người ; là đòi hỏi , mong muốn , nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.

2) Một số quan điểm về nhu cầu cá nhân

 Theo Maslow : nhu cầu được phân thành 5 cấp bậc


 Theo Aristot: con người có 2 loại nhu cầu chính : Thể xác và linh hồn.
 Theo Boris M.Gkin : nhu cầu chia làm 2 nhóm : nhu cầu tồn tại và nhu cầu đạt
muc đích sống.
- Nhu cầu tồn tại : _Nhu cầu sinh lí.
_Nhu cầu an toàn.
_Nhu cầu tham dự.
- Nhu cầu mục đích : _ Giàu có về vật chất.
_ Quyền lực và danh vọng.
_ Kiến thức và sang tạo.
_ Hoàn thiện tinh thần.

3) Đặc điểm của nhu cầu.

Nhu cầu của con người có 4 đặc điểm sau

a) Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng.


- Trong tâm lí người, đối tượng của nhu cầu được nhận thức dần dần.
- Khi đối tượng của nhu cầu được nhận thức đầy đủ -> tất yếu phải thực
hiện thì nh cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhắm tới đối tượng.
- VD: đói thì cần ăn ,lạnh thì cần ấm

b) Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy
định.
- Ở những điều kiện sống khác nhau và chế độ chăm sóc khác nhau thì
nhu cầu cũng khác nhau .
- VD : Chuyện Trạng Quỳnh bắt mèo của Chúa về nuôi .
Con mèo ở trong cung thì được chiều quen nên thức ăn ngon cũng không
muốn ăn.
Về nhà Trạng được dạy cho ăn cơm thừa canh cặn.
1 tháng sau đạt trước nó 1 bát thức ăn ngon và 1 bát cơm thừa thì con
mèo ngoan ngoãn ăn bát cơm thừa.

c) Nhu cầu có tính chu kì.


- Vd về tính chu kì của nhu cầu cá nhân : ăn 3 bữa cơm trong 1 ngày và
lặp lại từ ngày này sang ngày khác.
d) Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật , nhu cầu
con người mang bản chất xã hội.
- Vd :Con vật khi đói thấy đồ ăn thì sẽ chạy tới và tranh ăn để thỏa mãn
nhu cầu của nó : mang tính bản năng của loài vật
Còn con người khi đói ,đứng trước đồ ăn sẽ còn phải suy nghĩ có nên ăn
hay không , trong 1 số truồng hợp họ chấp nhận chịu đói chứ không ăn:
đây là tính xã hội của con người .

4) Các loại nhu cầu

Nhu cầu của con người thì đa dạng và phong phú và có thể phân làm 4 nhóm cơ
bản :
+) Nhu cầu vật chất
+) Nhu cầu tinh thần
+) Nhu cầu lao động.
+) Nhu cầu giao tiếp.

a) Nhu cầu vật chất

- Đây là nhu cầu cơ sở và sơ đẳng nhất của con người, nó gắn liền với sự
tồn tại của cơ thể (ăn ,mặc, ở…)
- Đây là nhu cầu thúc đẩy con người lao động và sang tạo.
- Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người và được ưu tiên đáp ứng ,
nếu như nhu cầu nầy không được đáp ứng thì khó xuất hiện nhu cầu
khác.
- Nhu cầu vật chất được phát triển cùng sự tiến bộ của xã hội.

b) Nhu cầu tinh thần.


- Bao gồm nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mĩ.
+ Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu mà con người cần có kiến thức về
cuộc sống xung quanh bản than : tự nhiên, kinh tế , xã hội..
+ Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu hướng tới cái đẹp của con người, tạo
động lực sang tạo sản phẩm nghệ thuật.
- Nhu cầu vật chất thường gắn liền với nhu cầu tinh thần; nhu cầu tinh thần
nảy sinh trên cơ sở nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi
dưỡng. Nhu cầu tinh thần làm cho nhu cầu vật chất biến dạng cao :
thường là phức tạp hơn (1)

( Lấy VD về (1) : thời chiến tranh khó khăn thì chúng ta co mong
muốn “ Ăn no mặc ấm”, tới khi giải phóng và sản xuất tăng trưởng thì
mong muốn lại là “Ăn ngon mặc đẹp “, và khi sản xuất dư thừa thì có thể
mong muôn bấy giờ là “Ăn độc mặc lạ”.)

c) Nhu cầu lao động .


- Là đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về hoạt động tay chân và hoạt
động trí óc nhắm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người.
- Nhờ quá trình lao động và thông qua lao động mà tư duy con người ngày
càng hoàn thiện và phát triển.
- Cùng sống trong 1 xã hội nhưng nhu cầu lao động của con người là khác
nhau, đay là kết quả của giáo dục và tự giáo dục.
- Nhu cầu lao động giúp con người ngày càng tiến hóa hơn.(VD cụ thể như
từ việc sử dung công cụ thô sơ của người nguyên thủy, do nhu cầu lao
động : sử dụng hiệu quả công sức lao động và tăng sản phẩm thì tới các
công cụ bằng đá, đồng , sắt….)
d) Nhu cầu giao tiếp.

- Là nhu cầu quan hệ giữa người này với người khác, giữa cá nhân với tập
thể, tập thể này với tập thể khác.
- Thông qua giao tiếp mà nhân cách, các mối quan hệ liên quan tới nhân
cách được hình thành và phát triển.(VD như câu nói :”Gần mực thì đen
gần đèn thì rang”)
- Nhu cầu giao tiếp giúp con người mở rộng thêm kiến thức và phát triển
các mối quan hệ xã hội.
- Nếu không có nhu cầu lao động và nhu cầu giao tiếp thì con người sẽ trở
nên ù lì ,chậm chạp và không tiến bộ( Quay lai VD ở phần nhu cầu lao
động , nếu không có nhu cầu lao đông cũng như nhu cầu giao tiếp thể
hiên qua việc truyền đạt kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hế sau thì
con người nguyên thủy sẽ không có sự tiến hóa cũng như sẽ không xuất
hiện người hiện đai bây giờ).

Câu nối sang phần 5 : Vậy làm thế nào để hình thành nhu cầu
cá nhân? Và làm sao để thỏa mãn chúng ? chúng ta sẽ sang
phần tiếp theo.

5) Quá trình hình thành, thỏa mãn nhu cầu

Thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:


+ Khi chưa được thỏa mãn nhu cầu : háo hức, mong muốn thúc đẩy hành
động để lấy lại cân bằng.
+ Khi đang chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu : sung sướng
,hạnh phúc.
+ Khi nhu cầu đã lấy được cân bằng : nhu cầu đã được thỏa mãn cực độ
thì sẽ co tâm lí chấn chường.

Nếu có đối tượng mới thì sẽ kich thích nhu cầu mới hình thành từ đó thúc đẩy
hành đông mới.
VD: Khi đi mua quần áo và thấy 1 bộ quần áo cực kì thích: khi chưa đủ tiền , khi
mua được , khi sử dụng 1 thời gian và xuất hiện 1 bộ quần áo khác mà mình
thích.

Bốn loại nhu cầu cơ bản có mối liên quan mật thiết với nhau và nhu cầu này
được thỏa mãn là cơ sở cho sự ra đời của nhu cầu kia.

- Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cơ thể sống, nó thôi
thúc con người lao động và sáng tạo để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản
thân.

- Nhu cầu thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi nhu cầu vật chất đã được thỏa mãn: khi đã
được đủ ăn đủ mặc thì con người mới có nhu cầu lớn hơn là ăn ngon hơn, mặc
đẹp hơn.

- Muốn hình thành nhu cầu hiểu biết thì cần phải trải qua một quá trình học tập và
tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống, nhu cầu hiểu biết xuất phát từ những
nhu cầu nhỏ nhặt nhất như ăn uống ngủ nghỉ …tới những thứ cao hơn: môi
trường ,xã hội , học vấn …

- Đối với nhu cầu lao động, để có nhu cầu lao động thì cần có sự giáo dục về giá
trị lao động . Hình thành trong mỗi con người khát khao cống hiến công sức , tài
năng của bản thân cho xã hội. Khi không được giáo dục thì con người sẽ không
biết lao động .Việc biết làm việc , đang làm việc là con người đang đáp ứng nhu
cầu lao động của mình.

- Nhu cầu giao tiếp của cá nhân được hình thành ngay từ lúc trong bụng mẹ , khi
ra đời trẻ được dạy ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp ; lớn hơn thì trẻ được
đưa tới trường học để đáp ứng các nhu cầu phát triển trong đó có nhu cầu giao
tiếp.Việc chúng ta giao tiếp ,nói chuyện hang ngày chính là chúng ta đang tìm
cách thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình.

Chương II: Ứng dụng nhận thức nhu cầu cá nhân trong
cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp.

- Khi có nhu cầu thì con người có động lực để phấn đấu phát huy tiềm
năng sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu. Và khi một nhu cầu được thỏa mãn
thì nó không còn là yếu tố thúc đẩy nữa, sẽ có nhu cầu khác xuất hiện và
thay thế nó.
- Mỗi cá nhân có những mong muốn khác nhau , cần nhận biết được nhu
cầu của cá nhân để tìm ra hướng thỏa mãn nhu cầu.
- Phải tìm được đối tượng mà nhu cầu hướng đến , từ đó kiểm soát được
họ. Và để tìm ra nhu cầu của cá nhân cần nghiên cứu điều kiện kinh tế xã
hội , phong tục tập quán, tâm sinh lí…
- Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của 1 cá nhân nào đó cách
đơn giản nhát là tấn công vào các nhu cầu cơ bản của họ.
- Với mỗi cá nhân cần nhận thức nhu cầu cá nhân hiện tại của bản thân từ
đó đưa ra hành động cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của mình.
- Với những nhà quản lí, lãnh đạo để có những nhân viên lao động hang
say và hiệu quả cần có sự tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của nhân viên từ
đó đưa ra sự khích lệ cũng như những biện pháp đáp ứng nhu cầu của
nhân viên.
- Ngoài ra các nhà quản li cần đảm bảo môi trường làm việc ổn định ,thuận
lợi và công bằng cho nhân viên; cung cấp các cơ hội phát triển những thế
mạnh cá nhân

You might also like