You are on page 1of 21

Nguyễn Khang với Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại Thủ đô

Cuối tháng 5/1945, tôi được đồng chí Lê Đức Thọ giao nhiệm vụ cùng đồng chí Vu
Quý lãnh đạo Đảng Dân chủ ở Hà Nội và các thành phố miền Bắc. Anh giới thiệu tôi với anh
Nguyễn Khang, Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ, phụ trách Hà Nội.

Gặp anh Khang, cảm giác đầu tiên thấy anh là một cán bộ lãnh đạo trẻ, vẻ hiền lành,
dễ gần và thân mật. Nhưng sau đó, qua các biến cố, tôi đã có những ấn tượng sâu sắc về anh, con
người đã để lại những dấu ấn rất đậm nét trong việc đánh sập chính quyền Khâm sai Bắc kỳ và
tạo dựng Chính quyền nhân dân đầu tiên ở miền Bắc, làm chủ thực sự Thủ đô Hà Nội, góp phần
quan trọng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đưa Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đến toàn
thắng.
Và thắng lợi này đã trở thành một điều kiện tiên quyết cho nước Việt Nam DCCH, độc
lập, thống nhất ra đời vào ngày 2/9/1945!
Có một phương thức khởi nghĩa mới
Đầu tháng 8, tình hình Hà Nội biến động dồn dập. Tôi vào ATK (An toàn khu) ở Hà
Đông báo cáo về các cuộc tiếp xúc của tôi cùng anh Trần Đình Long với Khâm sai đại thần Phan
Kế Toại và Thủ tướng Trần Trọng Kim. Tinh thần ông Toại đang chao đảo và có lời mời Việt
Minh tham chính. Anh Nguyễn Khang và anh Trần Tử Bình lắng nghe, tỏ vẻ đắn đo, cân nhắc
làm tôi thoáng lo…
Nhưng đến chiều 15/8, khi có tin: Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh, anh Khang
cấp tốc vào nội thành tìm tôi, thông báo:
- Một: Xứ uỷ đã quyết định thành lập Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội (Uỷ ban khởi
nghĩa) của Mặt trận Việt Minh, để gấp rút chuẩn bị vu trang khởi nghĩa cướp chính quyền. Anh
Khang làm Chủ tịch, anh Nguyễn Quyết thay mặt Thành uỷ cộng sản, Nghĩa đại diện Đảng Dân
chủ cùng các anh Huy Khôi (Trần Quang Huy), Nguyễn Duy Thân tham gia.
- Hai: Tổ chức ngay một đoàn Việt Minh do anh Khang phụ trách cùng Nghĩa và anh
Trần Đình Long (cố vấn), ngày 16/8, đến “nói chuyện” với ông Phan Kế Toại, bác bỏ việc tham
chính và yêu cầu ông Toại từ chức, giao chính quyền lại cho Việt Minh.
Qua các quyết định trên, anh Khang đã thay mặt Xứ uỷ vạch ra cho Hà Nội một
phương thức đấu tranh khởi nghĩa mới - thích ứng nhất với tình hình thực tế lúc đó của Nhật và
chính phủ bù nhìn: vừa dùng bạo lực quần chúng vừa kết hợp với đối thoại, thương lượng thuyết
phục, để đạt được thắng lợi quyết định.
Phương thức khởi nghĩa “cướp chính quyền” đó được thực hiện một cách táo bạo, linh
hoạt trong các thử thách quyết liệt đã thể hiện rất đúng đắn và cung là nguyên nhân chính của
thắng lợi huy hoàng với những thành tựu đặc sắc, nổi bật trong cuộc khởi nghĩa 19/8/1945.
Sáng ngày 19, khi bắt đầu cuộc khởi nghĩa, anh Khang giao cho tôi trực tiếp phụ trách
cánh biểu tình xông vào chiếm Phủ Khâm sai, đối mặt với người đứng đầu chính quyền trong
Phủ. Trước Phủ Khâm sai, quần chúng biểu tình bao vây, kêu gọi rồi quyết liệt xông lên, vượt rào;
cùng lúc cổng Dinh được mở ra. Mọi người tràn vào. Binh lính bỏ súng, đầu hàng. Khâm sai Bắc
kỳ Nguyễn Xuân Chữ bị giữ và đưa ngay ra ATK.
Phủ Khâm sai - mục tiêu số 1, ở giữa Thủ đô - bị ta chiếm giữ hoàn toàn, rất chính
đáng mà không gặp một sự chống đối hay kháng cự nào từ người cầm đầu chính quyền cho đến
lực lượng Bảo an binh của Phủ.
Sau khi anh Nguyễn Quyết và quần chúng khởi nghĩa vào chiếm Trại Bảo an binh,
quân đội Nhật đã trực tiếp can thiệp, đưa xe tăng cùng binh lính bao vây, đòi tước vu khí. Anh
Quyết yêu cầu Uỷ ban giúp giải quyết. Vấn đề đặt ra là: đánh hay không đánh? Anh Khang cùng
anh Bình, anh Long lập tức giao cho tôi lấy xe Li-mu-zin trong Phủ, cắm cờ đỏ sao vàng, đàng
hoàng đến gặp viên chỉ huy Nhật ở trước rạp Majestic (đối diện Trại), điều đình thương lượng.
Gay go nhưng cuối cùng viên chỉ huy Nhật đã chấp thuận rút quân.
Trại Bảo an binh được giải toả một cách êm thấm giữa tiếng hoan hô vang dậy của
quần chúng chung quanh. Ta đã chặn và tránh được một cuộc đối đầu với quân đội chiếm đóng
Nhật, ngay khi họ đã bắt đầu ra quân.
Như vậy trong ngày 19 đã kết thúc hết sức nhanh chóng việc chiếm các cơ quan đầu
não chính trị, quân sự của chính quyền Khâm sai ở Thủ đô mà không có sự chống đối, xung đột
nào, không phải nổ một phát súng. Đồng thời lại ngăn chặn được cuộc can thiệp của đội quân
Nhật (1), có nguy cơ dẫn đến xung đột võ trang lớn hoặc đàn áp quần chúng, cực kì nguy hại.
Hơn nữa, thắng lợi đặc sắc ở Hà Nội lập tức kéo theo một sự rúng động và tan vỡ của
hệ thống chính quyền nguỵ ở toàn vùng. Các tỉnh trưởng, thị trưởng Hải Phòng, Thái Nguyên…
đang ngóng trông tin từ Hà Nội, bỗng phải chuyển vội sang việc tìm gặp và theo Việt Minh ở địa
phương. Có thể nói: với đòn chí tử vào mục tiêu số 1 ở Hà Nội ngày 19/8, chính quyền Khâm sai
ở miền Bắc đã sụp đổ!
Ngay từ ban đầu, tôi thoáng băn khoăn - vì không có chỉ thị, mệnh lệnh cụ thể từ
Trung ương; lại dường như có điều không ăn khớp lắm với ý cấp trên đã dặn: “Phải vu trang khởi
nghĩa, chiến đấu triệt để!”; còn làm như các đ/c Thanh niên Nam bộ “dựa vào và nhờ người Nhật”
trong lúc này là sai lầm, hoặc như cách định “lợi dụng chính phủ bù nhìn” của một số anh em
Trung bộ, cung là “ảo tưởng nguy hiểm”!
Anh Khang ý thức được điều này. Anh nói đang cố gắng bắt liên lạc và chịu trách
nhiệm xin chỉ thị Trung ương.
17/8/1945: Quyết “chớp thời cơ”!
Chiều ngày 17/8, tại ATK Hà Đông, anh Khang từ cuộc biểu tình nóng bỏng ở Hà Nội
trở về, đã đề xuất với anh Trần Tử Bình (trực Xứ uỷ): quyết định cho Hà Nội phát động cuộc khởi
nghĩa và ngay trong đêm triệu tập hội nghị cán bộ bàn kế hoạch thực hiện. Quyết định quan trọng
này được đưa ra chỉ sau 2 ngày, khi có tin Nhật đầu hàng, còn các nước Đồng minh thắng trận và
cả Pháp còn đang lúng túng trong chính sách cụ thể đối với Việt Nam và Đông Dương.
Việc chọn thời cơ này thật táo bạo vì chỉ dựa vào sức mạnh của chính nhân dân Thủ
đô, với các tổ tự vệ chiến đấu mà không có sự hỗ trợ của đội quân giải phóng từ các chiến khu
hay từ Trung ương. Đây thực sự là một điểm đặc sắc, nổi bật nói lên sự sắc bén, dung cảm chính
trị và đầy trách nhiệm của Xứ uỷ, khi mà các đồng chí không nhận được bất cứ mệnh lệnh khởi
nghĩa nào từ Trung ương.
Nguyên nhân để anh Khang dám “có quyết tâm” vào chiều ngày 17 là khi trực tiếp
tham gia vào cuộc biểu tình ở Quảng trường Nhà hát Lớn, anh đã thấy được sức mạnh đoàn kết
của các tầng lớp nhân dân Hà Nội - sức mạnh ấy đã được phát động đến đỉnh cao. Tôi còn nhớ,
sáng 17, anh chỉ ra lệnh cho Thanh niên xung phong phá cuộc mít-tinh của giới công chức, sau đó
rút lui. Anh còn ngại vì ta chưa thực sự sẵn sàng. Nhưng đến chiều hôm đó, trước mắt tôi là một
Nguyễn Khang khác hẳn. Về ATK báo cáo Xứ, anh đã đặt vấn đề “tất cả đã chín muồi, phải khởi
nghĩa ngay!”.
Đăng quang Chính quyền đầu tiên của nhân dân ở Hà Nội
Sau khi đã chiếm Phủ Khâm sai, lập tức trong đêm 19/8, Xứ ủy đã cho thành lập Uỷ
ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Hà Nội, đồng thời quyết định
bằng mọi cách phải đưa công khai ra mắt quốc dân đồng bào và quốc tế, ngay sáng 20.
Bầu trời như rực sáng: Chính quyền của nhân dân đăng quang xuất hiện ở Hà Nội vừa
khẳng định thắng lợi tối thượng của người dân Hà Nội bắt đầu cuộc đổi đời để làm chủ, sau khi
đã chuyển mình vùng lên từ ngày 17, vừa tăng thêm động lực mới thúc đẩy, tiến lên giành kì tích
mới.
Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Bắc bộ lúc đó mới chỉ có anh Khang làm Chủ tịch cùng
với anh Thân và tôi. Tất cả còn rất bỡ ngỡ và lúng túng. Nhưng anh Khang, ngay tối đó, đã quyết
định: giao cho tôi và anh Trần Đình Long, với tinh thần thừa thắng xông lên, phải chủ động tìm
gặp Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật, tướng Tsuchihashi, để nói cho họ biết “ta không đụng
đến người Nhật và mong rằng họ để cho ta được yên”.
Qua cuộc gặp mặt lịch sử, đầy mạo hiểm và căng thẳng từ 8 giờ tối tại Tổng hành dinh
quân đội Nhật (nay là 33 Phạm Ngu Lão), với sự dung cảm và khôn ngoan, ta đã giành được một
thắng lợi hết sức to lớn đến không ngờ. Các nhà chức trách cao cấp Nhật bản đã xác định thái độ
không can thiệp vào hoạt động của người Việt ta, mặc nhiên thừa nhận chúng tôi là nhà chức
trách đương quyền tại Bắc bộ Phủ (Dinh Khâm sai cu) và cử sĩ quan liên lac. Coi đó như một việc
đã rồi, không thể đảo ngược. Và Đại sứ Tsukamoto đã điện báo ngay về Tokyo.
Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ còn phôi thai nhưng đã tự khẳng định được quyền
làm chủ của mình với một vị thế độc lập đối với quân đội chiếm đóng Nhật bản và họ đã phải
chấp nhận ngay trong đêm 19/8. Một kì tích tuyệt vời vì Việt Minh và quân đội Nhật còn đang
trong tình thế đối đầu gay gắt của thời chiến.
Nếu như chúng tôi rụt rè và chậm một chút, chỉ nửa ngày thôi, thì không biết tình hình
sẽ diễn biến ra sao! Vì ngay sáng 20, Quân giải phóng của ta nổ súng đánh vào quân Nhật ở Thái
Nguyên mà lúc đó ở Hà Nội, chúng tôi không biết!
Sáng 20/8, trước trụ sở Bắc bộ phủ, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ đã chính
thức, đường hoàng ra mắt đồng bào và thông báo cho phía Nhật và người nước ngoài biết. Đồng
thời, lực lượng Bảo an binh, cảnh sát được giải thể một cách êm thấm. Công việc trấn an công
chức, các đảng phái (Đại Việt, Quốc Dân Đảng…) được xúc tiến suôn sẻ. Không có cảnh tượng
“trấn áp phản cách mạng” như ở một số nước.
Các nhân sĩ (cụ Nguyễn Văn Tố, bác sĩ Trần Duy Hưng, bác sĩ Luyện…) được mời
tham gia chính quyền. Và người dân 36 phố phường, đặc biệt các “sĩ phu Bắc Hà” có thái độ ủng
hộ nồng nhiệt và sẵn sàng tham gia cùng gánh vác. Đó thật sự là một sự phê duyệt và cùng xây
dựng chính quyền mới, vô cùng quý giá!
Ở Hà Đông đã xảy ra vụ Quản Dưỡng nổ súng vào đoàn biểu tình, gây thương vong
nặng và chiếm thị xã. Ngày 21, tôi lại được anh Khang giao nhiệm vụ với danh nghĩa “Việt Minh
Hà Nội” cùng với ông Hồ Đắc Điềm (nguyên Tổng đốc Hà Đông) vào thị xã, tới tận nơi đồn trú
của Quản Dưỡng. Ta đã thu phục y chịu quy phục về với Uỷ ban tỉnh do đồng chí Đặng Kim
Giang làm Chủ tịch.
Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ đã giải quyết được một vụ việc nghiêm trọng,
giải tỏa được thị xã Hà Đông, ngăn chặn được cuộc xung đột vu trang đã chớm nổ ra, có nguy cơ
mở rộng ở ngay cửa ngõ Thủ đô. Vị thế và uy tín của Uỷ ban càng được củng cố và nâng cao!
Ngay sau ngày 19, Uỷ ban đã cử đồng chí Vu Quốc Uy từ Hà Nội đi Hải Phòng để
giúp Thành uỷ tổ chức cho Hải Phòng khởi nghĩa, theo kiểu cách Hà Nội. Ngày 23/8, Uỷ ban
Nhân dân cách mạng Hải Phòng được thành lập do đồng chí Vu Quốc Uy làm Chủ tịch. Bọn biệt
kích Pháp trên tầu Crayssac đang lởn vởn ở Sông Cấm vội chạy trốn ra khỏi Vịnh Bắc bộ.
Đến 22/8, khi có tin toán đặc nhiệm quân đội Đồng minh do thiếu tá A. Patti (thuộc cơ
quan Tình báo chiến lược OSS) cầm đầu đến Hà Nội, Bộ chỉ huy quân đội Nhật lấy cớ giữ trật tự
trong vụ nổ súng trước khách sạn Metropole, lại dàn quân bao vây Bắc bộ Phủ, uy hiếp, ép “Việt
Minh Hà Nội” đi cùng họ lên Thái Nguyên để giải quyết xung đột đang diễn ra ở đó! Anh Khang
bàn với anh Bình, anh Long và tôi rồi quyết định: Ta không đi cùng với quân Nhật lên Thái
Nguyên, nhưng cung không chuyển cơ quan Uỷ ban ra ngoại thành hoặc rút vào bí mật. Uỷ ban
quyết trụ lại trung tâm Hà Nội để đối phó với tình hình và chờ cho được Trung ương về…
Bắc bộ Phủ vẫn sừng sững hiên ngang bên Hồ Gươm lịch sử, với lá cờ đỏ sao vàng
trương cao trên nóc, ngay giữa Thủ đô, khiến cho toán đặc nhiệm của Đồng minh khi mới đặt
chân tới Hà Nội phải kinh ngạc và thán phục. Họ - cả A. Patti (Mỹ) cung như Sainteny (Pháp) -
đã phải xác nhận: “Việt Minh đã nắm chính quyền ở Hà Nội” và điện báo cáo về Chính phủ
Trùng Khánh, Washinton và Paris…
Từ ngày 23 đến 25/8/1945, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ và Uỷ ban Nhân dân
cách mạng Hà Nội đã có vinh dự lớn: phục vụ và đảm bảo an ninh tuyệt đối đón đồng chí Trường
Chinh và Bác Hồ về đóng ở trung tâm Hà Nội, tiếp tục giải quyết quan hệ mới được mở ra với
quân đội Nhật, thực hiện ngừng chiến ở Thái Nguyên… và chuẩn bị lập Chính phủ Trung ương.
Và ngày 2/9/1945, tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố nước
Việt Nam DCCH - một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và dân chủ - đã ra đời; trong khi quân
đội Nhật còn chiếm đóng và trước khi quân đội Đồng minh tới.
Cùng với thời điểm Nhật kí hiệp ước đầu hàng ở Vịnh Tokyo, chấm dứt cuộc chiến
tranh tàn khốc ở Thái Bình Dương và thế chiến thứ II; cung là lúc đồng chí Nguyễn Khang được
chuyển về công tác Đảng. Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ được thay thế bằng Uỷ ban Hành
chính Bắc bộ do ông Nguyễn Xiển làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Văn Trân làm Phó Chủ tịch… Tôi
cung chuyển về làm công tác Mặt trận.
..............
60 năm đã trôi qua, chặng Việt Nam DCCH rồi chặng CHXHCH Việt Nam, cứ mỗi độ
Tháng Tám về và ngày 19/8 tới, tôi lại cảm nhận sâu sắc thêm rằng:
- Cuộc khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội - một cuộc đột phá cách mạng vĩ đại, thần tình, độc
đáo của “dân lành Hà Nội”, họ đã vùng lên và bằng sức mạnh đoàn kết của chính mình, giành
quyền làm chủ thiêng liêng ở Thủ đô để: đổi đời chính mình, đồng thời làm điều kiện tiên quyết
và là cơ sở chính đáng, vững chắc cho việc ra đời nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Cung từ đó, thành phố Hà Nội trở thành một Thủ đô Cách mạng và hoà bình!
- Và Nguyễn Khang, người Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân cách mạng Bắc bộ, cho đến nay, vẫn là một hình tượng nổi bật của lớp thanh niên dấn
thân theo cách mạng, giàu lòng yêu nước và tính dân chủ, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách
nhiệm… đã góp phần xây dựng thành công Chính quyền của nhân dân đầu tiên ở miền Bắc, phục
vụ đắc lực cho việc ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do, hiện đại.
Anh tiêu biểu cho lớp người tiền phong trong phong trào vĩ đại của nhân dân Việt
Nam, theo lời kêu gọi của Đảng và Bác, đứng lên bằng chính sức mình để cứu mình và tiến nhanh
vào thời đại mới từ cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại!
TP.HCM, tháng 7/2005
Lê Trọng Nghĩa
______________________

Về một bức ảnh lịch sử

Đại tá Nguyễn Duy Thành, công tác ở quân chủng PK-KQ, bạn học với chúng tôi.
Cùng là con em có phụ huynh tham gia cướp chính quyền ở thủ đô 19/8/1945 nên chúng tôi thân
nhau. Năm ngoái tới thăm nhà, tôi được bà Phan Thị Sang (mẹ Thành) giở đống tư liệu ra cho
xem bức ảnh lịch sử “Chiếm Phủ Khâm sai” trong Tổng khởi nghĩa. Bà rỉ rả: “Đây là báu vật của
gia đình. Nhất là ông Thân nhà tôi mất chỉ sau khi bức ảnh này được chụp có 7 năm. Tác giả là
ông Vu Năng An. Ông An mất cung đã mấy năm. Chuyện dài dòng, để kể cho cháu nghe”.
Từ chuyện ông Thân…
Ông Nguyễn Duy Thân.
… Ông Thân quê ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh - vùng quê Kinh Bắc giàu có với truyền
thống sản xuất, thương mại. Năm 1934, ông được gia đình cho ra Hà Nội ăn học. Thi đỗ vào học
trường Bưởi, ông được giác ngộ cách mạng và tham gia phong trào thanh niên, học sinh tại
trường.
Năm 1937, bị mật thám Pháp theo dõi, ông được tổ chức cho thoát li về dạy học ở xã
Trung Mầu, ven đê sông Đuống. Năm 1940, ông về quê tham gia thành lập “chi bộ ghép” thuộc
huyện Từ Sơn. Về tới xã, ông tuyên truyền vận động giác ngộ quần chúng cùng anh em họ hàng
tách ra lập chi bộ đầu tiên ở xã Đình Bảng.
Ông Lê Quang Đạo, cháu gọi ông Thân là cậu ruột, được ông giới thiệu kết nạp và là
bí thư đầu tiên của xã. Vừa tham gia sinh hoạt tại chi bộ xã, ông Thân vừa tham gia hoạt động tại
Hà Nội.
Năm 1941, ông bị lộ, bị bắt và đày lên Sơn La. Những tháng năm giam cầm ở nhà tù
Sơn La, vì giỏi tiếng Pháp, khi bị đánh đập, ông lí luận với quản giáo: “Nghe nói nước Đại Pháp
dân chủ, văn minh. Vậy cớ sao ở đây các ông lại hành hạ, đánh đập tù chính trị? Như vậy có dân
chủ, văn minh?”. Đuối lí, kẻ địch phải cho ông - một trong số ít tù chính trị - không phải mặc
quần áo tù.
Đầu năm 1945, ông cùng nhiều tù chính trị ở Sơn La - lợi dụng Nhật hất cẳng Pháp ở
Đông Dương - tổ chức vượt ngục thành công. Ngay sau đó, ông về Đan Thượng, Phú Thọ xây
dựng “chi bộ ghép” đầu tiên, sau phát triển sang cả Yên Bái.
Ít lâu sau, ông Trần Quốc Hoàn cử ông Ngô Minh Loan (vốn hoạt động trong phong
trào công nhân) lên thay để ông về tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng Hà Nội.
Bà con buôn bán ở Hà Nội, nhất là Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ có nhiều doanh
nghiệp tư sản gốc Đình Bảng, Bắc Ninh. Ông đã vận động họ ủng hộ Việt Minh. Khi ông Trần Tử
Bình và ông Nguyễn Khang, 2 uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, quyết định thành lập Ủy ban
Khởi nghĩa Hà Nội (do ông Nguyễn Khang làm chủ tịch, ông Trần Đình Long là cố vấn) thì ông
Nguyễn Duy Thân là uỷ viên phụ trách “giới công thương” cùng các ông Nguyễn Quyết, Lê
Trọng Nghĩa, Trần Quang Huy.
Sau mit-tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn sáng 19/8/1945, hàng vạn quần chúng cách
mạng chia làm 2 cánh: cánh thứ nhất tiến công vào Phủ Khâm sai - cơ quan đầu não của chính
quyền bù nhìn; cánh thứ hai do ông Nguyễn Quyết chỉ huy tiến công vào Trại Bảo an binh (đối
diện với rạp chiếu phim Majestic - nay là Tháng Tám).
Ông Thân theo cánh thứ nhất, được phân công tiếp nhận và quản lí công việc của Phủ
Khâm sai. Ai cung phẫn khích khi thấy quần chúng cách mạng ào ào tiến tới Phủ.
… đến nhiếp ảnh gia có hạng
Ông Vu Năng An vốn là tay chụp ảnh có hạng ở Hà Nội. Sinh năm 1916 tại Nam
Định; năm 20 tuổi, ông rời Nam Định vào nam lập thân. Khởi đầu xin học nghề ảnh tại Studio
Géo Thơm ở Sài Gòn, rồi ông là một trong những người vận động thành lập Hội điện ảnh An
Nam vào năm 1937-38.
Với bản lĩnh nhạy cảm của người cầm máy “phải ghi chép cho được những sự kiện
thời sự trọng đại”, hôm ấy ông không quên mang theo máy. Ngay tại quảng trường Nhà hát Lớn,
ông đã chụp được bức ảnh toàn cảnh vô giá.
Bức ảnh vô giá
Khi quần chúng ào ào tiến về Phủ, ông chạy theo sau. Liên tục bấm máy. Một hình ảnh
hào hùng hiện lên: Bên trong những họng súng thò ra. Mặc! Không chờ cho cổng mở, các thanh
niên tự vệ đã theo nhau trèo qua hàng rào, trèo qua cánh cổng, vào bên trong. Quá đẹp, quá hào
hùng! Ông An giương máy, bấm liên tục cái thời khắc lịch sử này.
Khi tráng phim, in ảnh xong, giơ bức ảnh lên xem thì thấy hình ảnh của ông Nguyễn
Duy Thân mặc áo vét, đội mu phớt, đang chạy về phía cổng. Theo sau ông là người mặc bộ đồ
trắng... Ông An mừng quá, nghĩ sẽ tặng cho người ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội bức ảnh
này.
Nên duyên vợ chồng sau ngày Tổng khởi nghĩa
Ngay ngày 20/8/1945, ông Thân được giao nhiệm vụ Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Cách mạng Bắc Bộ, đóng trụ sở ở Bắc Bộ phủ (mà ông Khang là chủ tịch).
Còn bà Sang đến năm 1946 về làm bí thư quận Đề Thám (gồm Hai Bà Trưng, Thanh
Trì… ngày nay). Bà được ông giao nhiệm vụ bảo vệ thầy Xiển. Ngày đi học, thầy Nguyễn Xiển
dạy ông Thân ở trường Bưởi.
Nay ông Thân lại được Đảng giao nhiệm vụ vận động giới trí thức theo cách mạng.
Ông đã vận động thầy Xiển làm việc cho chính quyền mới. Hiểu cương lĩnh, đường lối của Cụ
Hồ, thông qua trò yêu mà ông Xiển đã tham gia Ủy ban nhân dân cách mạng Bắc bộ. Sau đó cùng
gia đình lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. (Không chỉ riêng thầy Xiển mà nhiều trí thức như
ông Nghiêm Xuân Yêm… rồi cả nghệ sĩ Vu Năng An cung được ông Thân báo cáo tổ chức rồi
mời lên làm việc trên Chiến khu).
Ngày Tổng khởi nghĩa, bà Sang tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Bắc Ninh. Bà được
cùng đoàn đại biểu Bắc Ninh, Hà Nội (có ông Nguyễn Văn Trân, Trần Quốc Hoàn) đi dự Đại hội
Quốc dân ở Tân Trào. Trước khi khai mạc Đại hội, bà là đại biểu phụ nữ đặc cách dự Hội nghị
Trung ương mở rộng.
Ít ai biết bà là em ruột tướng Phan Trọng Tuệ, và cung ít ai biết ông Thân xây dựng gia
đình với bà Phan Thị Sang. Mối tình này là mối tình đẹp. Bà nhớ lại: “Cuối năm 1945, đầu 1946,
bọn Tàu Tưởng đóng ở bốt Đáp Cầu hay nhung nhiễu dân. Tỉnh ủy bàn phải đánh, bà đề nghị phải
tiêu diệt gọn.
Sau trận đánh, không ai ngờ có thằng thoát chết, chạy về Hà Nội. Bọn Tàu Tưởng kiện
Chính phủ. Dân thị xã Bắc Ninh đồn rằng: Bà Vu Thị Khôi (bí danh của bà) chỉ huy đánh bốt Đáp
Cầu, rồi lấy ngựa hồng của Tàu phi khắp thị xã.
Ông Thân lên thanh tra, thấy bà đẹp với áo the, khăn mỏ quạ nhưng luôn giắt “súng
sáu” sau lưng đã tìm hiểu và nhờ ông Xuân Thuỷ làm mối. Thế là nên vợ nên chồng. Hai ông bà
cùng là đại biểu khóa 1 của Quốc hội lập hiến, tham gia xây dựng những bộ luật đầu tiên của
nước Việt Nam mới. Trong danh sách trúng cử đại biểu khóa 1 của tỉnh Bắc Ninh thì ông bà là
cặp vợ chồng nghị sĩ trẻ và đẹp nhất.
Năm 1948, Hồ Chỉ tịch ra sắc lệnh số 175 (ngày 14/4), cử ông Nguyễn Khang làm
Chủ tịch và ông Nguyễn Duy Thân làm Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu I.
Công tác ở Việt Bắc suốt 5 năm, đến cuối năm 1950 thì ông được cử đi học, rồi bị ốm và mất ở
Bắc Kinh, Trung Quốc.
Và đúng 65 năm sau…
Bà Sang chậm rãi kể lại: “Ông An có quan hệ thân thiết với ông Phạm Quang Chỉ - thư
kí của ông Thân nhà tôi. Nên ông An đã giao cho ông Chỉ, nhờ chuyển bức ảnh này cho gia đình.
Phía sau bức ảnh còn lưu chữ kí của ông An, ghi ngày 21/5/1947... Mãi những năm sau này, khi
chiến tranh đã qua đi, khi nhà tôi đã mất thì gia đình mới tìm lại được bức ảnh quý này…”.
Ngày 15/5 vừa rồi, bà Sang già yếu rồi ra đi ở độ tuổi 91. Thật tiếc, bà không thể chờ
đến lễ kỷ niệm lần thứ 65, ngày mà chính mình cùng chồng từng góp công góp sức đưa lịch sử
của dân tộc lật sang một trang mới.
Cùng chồng chịu đựng trong những năm tháng khó khăn gian khổ của dân tộc; rồi lại
gồng mình lên khi nghe tin ông Thân ốm, mất năm 1952. Bao nhiêu năm, cho dù được sống và
chứng kiến sự phương trưởng của con, cháu; nhưng bà luôn trăn trở không biết ông yên nghỉ nơi
đâu hơn nửa thế kỷ qua.
Nhân kỉ niệm 65 năm ngày Tổng khởi nghĩa 19/8, xin thắp nén tâm nhang tưởng nhớ
tới ông bà Nguyễn Duy Thân, Phan Thị Sang - cặp vợ chồng uỷ viên Uỷ ban Khởi nghĩa của thủ
đô, cặp vợ chồng cùng là đại biểu Quốc hội lập hiến khóa I!
Trần Kiến Quốc
______________________

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nghi thức ngoại giao đầu tiên

Vào buổi sáng chủ nhật đó, ông Võ Nguyên Giáp cùng các ông Khuất Duy Tiến và
Dương Đức Hiền đến, chuyển lời chào của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà Patti đã có nhiều
quan hệ khi ở Côn Minh.
Theo Hiệp ước Posdam, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, Đồng Minh sẽ thực hiện việc
giải giáp quân Nhật ở Đông Dương theo thể thức: phía Bắc vĩ tuyên 18 do Trung Hoa Dân Quốc
và phía Nam do Anh đảm nhận.
Nhưng Mỹ là người có mặt sớm nhất. Ngày 22/8/1945, nhóm người Mỹ đầu tiên do sĩ
Thiếu tá tình báo Archimèdes Patti chỉ huy bằng máy bay cất cánh từ Côn Minh (Trung Quốc) rồi
hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội, khi đó Việt Minh đã hoàn thành cuộc Tổng khởi nghĩa.
Sau những tiếp xúc đầu tiên với chỉ huy quân Nhật, các tù binh Pháp và với đại diện
của chính quyền của Việt Minh. Ngày 26/8/1945, Patti kể trong hồi ức của mình (sách “Why
Vietnam?”, Tại sao Việt Nam?), vào buổi sáng chủ nhật đó, ông Võ Nguyên Giáp cùng các ông
Khuất Duy Tiến và Dương Đức Hiền đến, chuyển lời chào của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà
Patti đã có nhiều quan hệ khi ở Côn Minh. Sau khi trao đổi một số vấn đề thời cuộc, ông Võ
Nguyên Giáp mời các vị khách người Mỹ có mặt tại đây ra cửa và thông báo “Công chúng đang
mong được đón chào ông và các bạn Mỹ ở ngoài cửa”.
Đã có rất đông người tề tựu thành đội ngu. Một dàn nhạc binh chừng 50 người và một
đơn vị khoảng một trăm quân nhân với lá cờ của 5 quốc gia Đồng Minh. Quốc thiều từng nước
được cử, bắt đầu từ Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và cuối cùng là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
(tất nhiên không có Pháp).
Rồi kết thúc bằng một cuộc diễu hành của các tầng lớp quần chúng với nhiều khẩu
hiệu mà người ta có thể đọc thấy như: "The Vietnam to the Vietnamese” (Nước Việt Nam của
người Việt nam), “Independance or Death” (Độc lập hay là Chết).
A. Patti kể rằng lúc chia tay, ông Võ Nguyên Giáp xúc động nói với ông: “Đây là lần
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Quốc kỳ nước chúng tôi được trương trong một nghi lễ quốc
tế và Quốc ca của chúng tôi được cử hành để chào mừng một người nước ngoài. Tôi sẽ mãi mãi
không quên.”...
Chùm ảnh Nghi thức ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
Quang cảnh chung.

Patti và Võ Nguyên Giáp.


Quang cảnh các cuộc biểu tình mang theo cờ Đồng Minh.

“Nước Việt Nam của người Việt Nam”...


"Độc lập hay là chết".

Dương Trung Quốc


______________________
Anh Trần Tử Bình trong Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội
15/08/2010 15:11:38
"Mỗi khi nhắc đến Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 ở Hà Nội của Mặt trận Việt Minh do
Xứ uỷ Bắc Kì trực tiếp lãnh đạo, chúng tôi rất tự hào trân trọng nhắc đến công trạng to lớn của
đồng chí Nguyễn Khang, Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa, nhưng anh em cung không quên đồng chí
Trần Tử Bình - Thường vụ Xứ uỷ - với những đóng góp quan trọng cùng những kỉ niệm sâu sắc,
những ấn tượng đẹp còn lưu lại đến tận bây giờ" - Bee đăng bài viết của Đại tá Lê Trọng Nghĩa,
Nguyên uỷ viên Uỷ ban khởi nghĩa (Uỷ ban quân sự cách mạng) Hà Nội nhân kỷ nhiệm 55 năm
Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội.
Tháng 8 năm 1945, khi tham gia Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội, tôi có dịp gặp lại và rất
phấn khởi được cùng làm việc với anh - một người cộng sản cao niên, già dặn, thân thiết.
Kỷ niệm ấy luôn gợi nhớ cho tôi hình ảnh của người cán bộ cách mạng chuyên nghiệp
với khí thế hừng hực xông lên, quyết liệt mà thật trong sáng, vững vàng giữa bầu không khí cách
mạng tưng bừng, sôi nổi và không ít lãng mạn, hào hoa giữa phố phường Hà Thành trong những
ngày Thu năm ấy!
**
Chả là đầu năm 1944 khi đang bị giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), tôi đã gặp anh bị đưa về từ
nhà lao Ninh Bình để thụ án chung thân, sau đó chúng tôi đã cùng nhau vượt ngục Hoả Lò vào
tháng 3 năm 1945…
Sáng 18/ 8/1945, khi đang bàn kế hoạch cụ thể đánh chiếm Phủ Khâm sai Bắc kì, cướp
chính quyền; tôi báo cáo việc ông bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn, đại diện Chính phủ Trần Trọng
Kim, đã đến gặp đề nghị Việt Minh hợp tác và báo tin Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đã từ
nhiệm từ đêm 17. Hiện, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, lãnh tụ Đại Việt, mới được Nhật đưa từ
Singapore về, thay thế cụ Phan.
Vừa nghe, anh Bình đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ Đại Việt có thể “nẫng tay trên”
quyền lực Khâm sai trước ta. Anh cao giọng nhắc phải nhanh chóng nắm trọn quyền lực Khâm
sai đương lung lay, không được để tuột khỏi tay hoặc bị chia sẻ bởi bất kì một hình thức thương
lượng nào. Và tôi đã phải bỏ dở công việc, thẳng một mạch vào Dinh Khâm sai để nắm tình
hình…
Rồi trưa ngày 19 tháng 8 lịch sử, khi quần chúng khởi nghĩa đã tràn vào trong khuôn
viên Dinh Khâm sai, tôi lại được chứng kiến những sự kiện đầy kịch tính. Ngay khi cánh cổng
lớn được mở ra, ông Chữ đang lúng túng trước đại sảnh, anh Bình đã xông lên, ra lệnh cho tự vệ
bắt giữ và cẩn trọng cho xe đưa về ATK của Xứ uỷ ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Toán quan chức đi
cùng đang còn ngơ ngác thì được lệnh tự do ra về…
Khi đã cùng anh Khang và tôi vào bên trong Dinh Khâm sai, anh Bình lao ngay đến
phòng tổng đài. Lúc này tỉnh trưởng các tỉnh, tri phủ, tri huyện đang hoảng hốt gọi điện về để hỏi
tình hình thì đã nghe anh Bình dõng dạc ra lệnh: “Phải trao quyền ngay cho Việt Minh!”.
… Một anh Bình tích cực, xông xáo, chủ động đã chỉ cho chúng tôi biết phải nắm chắc
và giải quyết dứt điểm những vấn đề chủ chốt của việc giành chính quyền ở Phủ Khâm sai Bắc
kì!
Đêm 19 rạng sáng 20 tháng 8, Xứ uỷ quyết định thành lập chính quyền - Uỷ ban Nhân
dân cách mạng Bắc bộ - và cử anh Nguyễn Khang làm Chủ tịch, tôi phụ trách công tác đối ngoại
với Nhật, anh Nguyễn Duy Thân quản các cơ quan chính quyền.
Có anh em thắc mắc không thấy tên anh Nguyễn Quyết trong Uỷ ban thì chúng tôi
được anh Bình rành mạch giải thích: anh Nguyễn Quyết được giao quyền nắm lực lượng vu trang
và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Khang (thường vụ Xứ uỷ). Lúc đó tôi mới nhận thức
được nguyên tắc cơ bản về xây dựng lực lượng vu trang của Đảng, ngay từ khi tổ chức chính
quyền nhân dân của ta mới chớm hình thành.
Chính quyền cách mạng được thiết lập, Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ công khai
đóng tại Phủ Khâm sai cu. Cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh, phấp phới tung bay trên nóc trụ sở. Dân
chúng ra vào cơ quan nhộn nhịp. Nhưng tình hình rối ren vì có tin phái đoàn Đồng minh tới, Pháp
rục rịch quay trở lại.
Ngày 22 tháng 8, nhà chức trách Nhật lấy cớ có tiếng súng nổ và cho quân đội, toả ra
bao vây khu vực trụ sở Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ và khách sạn Métropole rồi Bộ Tổng
chỉ huy quân đội Nhật đề nghị với Uỷ ban phải cử người đi cùng đại diện quân đội Nhật lên Thái
Nguyên, giải quyết xung đột đang diễn ra ở đó. Xứ ủy không chấp nhận và bàn cách đối phó.
Ngày 19/8/1945.
Trước sự o ép của Nhật, ta chủ trương không đi cùng quân Nhật lên Thái Nguyên và
cung không rút ra ngoài Hà Nội. Anh Bình nhắc: “Nhất thiết phải chờ cho được chỉ thị của Trung
ương mới được phép hành động!”, mặc dù anh đã một lần được giao đi bắt liên lạc nhưng chưa
được. Uỷ ban Nhân dân cách mạng Bắc bộ tiếp tục giương cao ngọn cờ Việt Nam và trụ lại ở Thủ
đô.
Anh Trần Đình Long (2) còn nhắc: “Không được có hoạt động gì dính dáng với Nhật
để Đồng minh sau này có thể lợi dụng, lấy cớ gây khó dễ cho Trung ương”… Tôi nhớ mãi buổi
họp này và hình ảnh các anh được ghi đậm trong kí ức với lời nhắc nhở, trong bất kì tình huống
nào, dù phức tạp đến đâu, cung phải biết lấy Trung ương làm chỗ dựa và lấy chủ trương của Đảng
làm kim chỉ nam!
Giữa những ngày bận rộn với Hà Nội, Hà Đông, anh Bình vẫn tranh thủ, chủ động
đóng góp cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hải Phòng. Từ ngày 19, anh bàn với tôi phái ngay
anh Vu Quốc Uy, đang hoạt động trong Đảng Dân chủ Hà Nội, xuống hỗ trợ cho cấp uỷ địa
phương Hải Phòng đang gặp khó khăn, phát động nhân dân khởi nghĩa theo bài bản như ở Hà
Nội, đúng với phương hướng đã được Đảng và Việt Minh đề ra.
Ngày 21 tháng 8, khi anh Nguyễn Bình (3) từ “Đệ tứ chiến khu Đông Triều” về Hà
Nội để tìm gặp Trung ương, đã được anh Trần Tử Bình hướng dẫn trở lại ngay vùng duyên hải và
đưa một đơn vị Giải phóng quân về Hải Phòng làm lực lượng vu trang, hỗ trợ nhân dân nổi dậy
lập chính quyền.
Và ngày 23 tháng 8 năm 1945, cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nhân dân Hải Phòng đã
thành công tốt đẹp. Đồng chí Vu Quốc Uy - vị Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Nhân dân cách mạng
Hải Phòng… (Mà chuyện này rất ít khi được anh Bình kể lại).
Trong thời kì Cách mạng Tháng Tám, anh Trần Tử Bình là như thế!
................
Đối với tôi, anh Trần Tử Bình luôn là một cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh vững vàng, chắc
chắn, rất tích cực xông xáo trong công việc nhưng không cao ngạo, suy bì mà rất khiêm nhường,
thân ái, dễ gần gui với mọi người. Từ những ngày cùng bị giam ở Hoả Lò, anh đã là người đầu
tiên dạy tôi rất nhiều về ý thức giai cấp, về tính Đảng, tính tổ chức… Đó là những bài học vô
cùng quý giá cho những thanh niên trí thức “tiểu tư sản” như tôi khi mới dấn thân vào con đường
cách mạng theo Đảng.
Nhớ anh, một người anh, một người bạn chiến đấu, một người thầy kính mến!
TP.HCM, những ngày tháng 8/2004 (Bài viết trên “Xưa và Nay” nhân lễ tưởng niệm
Thiếu tướng Trần Tử Bình, tháng 8/2004).
Chú thích:
1. Cố vấn của Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội 1945. Đi dự bồi dưỡng ở Quảng
Châu cùng Nguyễn Sơn, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng… Tốt nghiệp Đại học Phương Đông
(Matxcơva) khóa 1928-1931. Hy sinh cuối tháng 11/1945.
2. Đầu năm 1948, đồng chí Nguyễn Bình được Hồ Chủ tịch tấn phong hàm Trung
tướng.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa
______________________

Đặc phái viên ngoại giao của Bác Hồ năm 1945

Nhân dịp tháp tùng đại tá Lê Trọng Nghĩa, Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội
19/8/1945, ra Hà Nội dự giao lưu trực tuyến đêm 17/8/2005, trên VTV1 với chủ đề “60 năm:
Những thông điệp từ quá khứ”, tôi nhận được những thông tin quý báu về gia đình ông Trần Đình
Long (cố vấn của Uỷ ban khởi nghĩa).
"Ông cố vấn" Trần Đình Long.
Chiều chủ nhật 21/8/2005, tôi đến thăm chị Phong, con gái lão cán bộ cách mạng Trần
Đình Long, tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Chị cảm động kể: “Ba tôi sinh năm 1904.
Sau khi tốt nghiệp trung học ở Nam Định, ông sang Pháp học và tham gia hoạt động.
Tại đây, ông được Đảng CS Pháp giới thiệu sang học tại trường Đại học CS Lao động Phương
Đông tại Moscow từ 1928-31. Tốt nghiệp, ông trở lại Pháp rồi về VN. Tàu vừa cập bến, ông bị
mật thám Pháp bắt vì tội “vượt biên sang Nga trái phép”.
Sau 4 tháng không có chứng cứ, chúng phải thả. Trần Đình Long tiếp tục hoạt động tại
Hà Nội, rồi kết hôn với cô gái Hà Nội tên là Phương. Hai vợ chồng kinh doanh sách báo tiến bộ
tại số nhà 26 phố Chợ Đồng Xuân. Thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-39), ông hoạt động báo chí
công khai của Đảng.
Ông có viết thiên kí sự “Ba năm ở nước Nga Xô viết” giới thiệu về cuộc sống tự do,
bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân Liên Xô. Tháng 8/1939, khi vào Thanh Hoá phát hành báo
chí, ông lại bị bắt vì lí do “đi cổ động nhân dân chống thuế”.
Năm 1940, chính quyền Pháp bắt ông lần thứ ba với tội danh “cộng tác với báo chí
cộng sản và cổ động dân chúng chống chính phủ bảo hộ”. Ông bị đày lên Sơn La cùng các ông
Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Xuân Thuỷ, Xích Điểu…
Trong thời gian ở tù, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm kịch nói, cải lương, tuồng chèo
và lập cả “Gánh hát phiêu lưu” của tù chính trị. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chi uỷ Đảng
CS ngục Sơn La đấu tranh với giám ngục đòi giải phóng. Về đến Hà Nội, ông liên lạc ngay với
Xứ uỷ Bắc kỳ và được giao nhiệm vụ “cố vấn” cho Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội”.
Ông Lê Trọng Nghĩa sôi nổi kể lại: “Hầu hết anh em trong Uỷ ban khởi nghĩa đều là
học sinh, sinh viên, tuổi đời mới ngoài 20. Riêng anh Trần Tử Bình và anh Trần Đình Long già
giặn và từng trải hơn. Anh Long làm cố vấn, còn anh Bình là thường vụ Xứ uỷ phụ trách 10 tỉnh
đồng bằng Bắc bộ, nhưng luôn theo sát Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội.
Ngay hôm 16/8, anh Khang cùng tôi và anh Long vào gặp cụ Phạn Kế Toại để thương
thuyết nhưng cuộc họp bất thành. Sau ngày Uỷ ban chuyển hẳn vào 101 Gambetta (101 Trần
Hưng Đạo), anh Long luôn đưa ra những ý kiến sắc bén để đối phó với các tình huống.
Chiều 19/8, Thường vụ và Uỷ ban quân sự cách mạng giao nhiệm vụ cho tôi và anh
Long phải liên lạc và gặp được Toàn quyền Nhật. Trước khi đi, anh Long dặn đi dặn lại: “Khi vào
hang cọp, không được nói năng động chạm đến việc phát xít Nhật đã bại trận hay bom nguyên tử
đã nổ ở Hiroshima”.
Lúc đã vào bên trong phòng khánh tiết, thấy trên tường có treo lá cờ trắng với hình
mặt trời đỏ to tướng; sĩ quan Nhật đứng vòng quanh, gươm súng đầy mình làm 2 anh em lo âu.
Được giới thiệu là “đại diện của nhóm dân chúng Hà Nội chiếm Dinh Khâm sai trưa nay”, tôi cố
gắng bình tĩnh, nói: “Nghe tin Thiên hoàng đã cho phép các ông rút lực lượng của mình khỏi
Đông Dương trong ít ngày nữa…”.
Vừa nghe đến 2 chữ “Thiên hoàng”, thấy thái độ của cánh sĩ quan thay đổi hẳn. Sau
đó, họ “chấp nhận chính quyền mới” của Việt Minh và nhắc dân chúng không được bạo động…
Kỷ niệm này sống mãi trong tôi, làm tôi luôn nhớ đến một Trần Đình Long đầy bản
lĩnh, sáng suốt, luôn dựa vào tình hình thực tế để đưa ra những quyết sách đúng đắn trên cương vị
của một cố vấn”.
Sau ngày Cách mạng thành công, Trần Đình Long được Đảng giao nhiệm vụ làm đặc
phái viên ngoại giao cho Hồ Chủ tịch. Cuối tháng 11/1945, ông đi cùng đại diện Việt Nam Quốc
dân Đảng xuống Kiến An giải quyết tranh chấp giữa lực lượng của họ với anh em Vệ quốc đoàn.
Trần Đình Long đã giải quyết một cách rất khôn khéo, dựa vào sách lược của Đảng, tránh được
xung đột vu trang. Xong việc, ông trở về Hà Nội vào chiều 24/11/1945.
Chị Phong nhớ lại: “Gia đình tôi khi đó ở 26 phố Chợ Đồng Xuân, ngày đó tôi mới 7
tuổi. Cụ rất yêu thương vợ, con, cứ xong việc là lại về nhà. Khi bố tôi trở về nhà và lên gác được
một lúc thì thấy có chiếc xe Jeep chạy tới và dừng lại. Từ trên xe nhảy xuống 5-6 người, mặc binh
phục Tàu-Tưởng. Họ vào nhà, dí súng vào bụng mẹ tôi, khi đó đang có mang em tôi, doạ: “Gọi
ông Long xuống đây, nếu không sẽ bắn!”. Mẹ tôi phải gọi bố xuống. Rồi chúng bắt cóc ông, đem
đi thủ tiêu. Ngay sau đó báo chí kêu gọi Việt Nam Quốc dân Đảng phải trả tự do cho ông, nhưng
vô hiệu”.
Theo tư liệu về lớp học ở Quảng Châu do Hồ Chí Minh tổ chức, Trần Đình Long cùng
tham dự học tập với các ông Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Phạm Văn Đồng… Còn theo nhà sử
học Nga A.Xô-cô-lốp: “Trần Đình Long được xem là ứng cử viên Bộ trưởng Ngoại giao của
Chính phủ Hồ Chí Minh 1946”.
Vừa đúng 100 ngày kể từ 19/8/1945, sống và làm việc cho chính quyền dân chủ, nhân
dân, Trần Đình Long đã ra đi. Vậy mà đã 65 năm! Tiếc rằng, cho đến giờ vẫn chưa biết ông được
an nghỉ ở đâu?! Âu đó cung là nghĩa vụ của người đang sống?
Trần Kiến Quốc
______________________

You might also like