You are on page 1of 46

TIÊU CHUẨN ISO

QUỐC TẾ 45001

Phiên bản 1
2018-03-12

Hệ thống quản lý an
toàn và sức khỏe nghề
nghiệp - Các yêu cầu
và hướng dẫn sử dụng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRẦN ĐÌNH CỬU


163A – 165 BC 1, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 38492631 Fax: 028 38494638
Website: www.trandinhcuu.com Email: tdc@trandinhcuu.com

Lưu ý:
(1) Đây không phải tài liệu gốc của ISO.org, bản chuyển ngữ này được
thực hiện bởi www.phạmxuântiến.vn
(2) www.phạmxuântiến.vn không chịu trách nhiệm về bất kỳ hệ quả nào
từ việc sử dụng bản chuyển ngữ này.
(3) Bản chuyển ngữ này có thể được tìm thấy tại www.phạmxuântiến.vn
ISO 45001:2018 (Vi)

Mục lục
Lời nói đầu........................................................................................................................................... 3
Giới thiệu............................................................................................................................................. 4
0.1 Cơ sở.......................................................................................................................................... 4
0.2 Mục đích của hệ thống quản lý OH&S......................................................................................4
0.3 Các yếu tố thành công............................................................................................................... 4
0.4 Chu trình P-D-C-A...................................................................................................................... 5
0.5 Nội dung của tiêu chuẩn này..................................................................................................... 6
Hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng...................8
1. Phạm vi........................................................................................................................................ 8
2. Tiêu chuẩn viện dẫn.................................................................................................................... 8
3. Thuật ngữ và định nghĩa.............................................................................................................. 8
4. Bối cảnh tổ chức........................................................................................................................ 15
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó......................................................................................... 15
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và của các bên liên quan khác...................15
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S...................................................................15
4.4 Hệ thống quản lý OH&S...................................................................................................... 16
5. Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động..................................................................16
5.1 Vai trò lãnh đạo và sự cam kết............................................................................................ 16
5.2 Chính sách OH&S............................................................................................................... 16
5.3 Các vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn...................................................................17
5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động..........................................................................17
6. Hoạch định................................................................................................................................ 18
6.1 Các hành động giải quyết rủi ro & cơ hội...........................................................................18
6.2 Các mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được chúng.......................................................21
7. Hỗ trợ........................................................................................................................................ 21
7.1 Các nguồn lực..................................................................................................................... 21
7.2 Năng lực.............................................................................................................................. 21
7.3 Nhận thức............................................................................................................................ 22
7.4 Trao đổi thông tin................................................................................................................ 22
7.5 Thông tin được lập thành văn bản.......................................................................................23
8. Điều hành.................................................................................................................................. 24
8.1 Hoạch định điều hành và kiểm soát....................................................................................24
8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp.....................................................25
9. đánh giá kết quả hoạt động....................................................................................................... 26
9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá..........................................................................26
9.2 Đánh giá nội bộ................................................................................................................... 27
9.3 Xem xét của lãnh đạo.......................................................................................................... 27
10. Cải tiến.................................................................................................................................... 28
10.1 Khái quát........................................................................................................................... 28
10.2 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục...........................................................28
10.3 Cải tiến liên tục................................................................................................................. 29
Phụ lục A (thông tin thêm) Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn này........................................................30
A.1 Khái quát................................................................................................................................. 30
A.2 Tài liệu viện dẫn...................................................................................................................... 30
A.3 Thuật ngữ và định nghĩa.......................................................................................................... 30
A.4 Bối cảnh của tổ chức............................................................................................................... 31
A.4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó......................................................................................31
A.4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác......................32
A.4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S................................................................32
A.4.4 Hệ thống quản lý OH&S.................................................................................................. 32
A.5 Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động................................................................33
A.5.1 Vai trò lãnh đạo và sự cam kết......................................................................................... 33
A.5.2 Chính sách OH&S............................................................................................................ 33
A.5.3 Vai trò tổ chức, các trách nhiệm và quyền hạn................................................................33
A.5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động.......................................................................34
A.6 Hoạch định.............................................................................................................................. 34
A.6.1 Các hành động giải quyết rủi ro & cơ hội........................................................................34
A.6.2 Mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được mục tiêu......................................................37
A.7 Hỗ trợ...................................................................................................................................... 38

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 1/45


ISO 45001:2018 (Vi)

A.7.1 Các nguồn lực.................................................................................................................. 38


A.7.2 Năng lực........................................................................................................................... 38
A.7.3 Nhận thức........................................................................................................................ 39
A.7.4 Trao đổi thông tin............................................................................................................ 39
A.7.5 Thông tin được lập thành văn bản....................................................................................39
A.8 Điều hành................................................................................................................................ 39
A.8.1 Hoạch định điều hành và kiểm soát.................................................................................39
A.8.2 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp.................................................................42
A.9 Đánh giá kết quả hoạt động.................................................................................................... 42
A.9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động.........................................42
A.9.2 Đánh giá nội bộ................................................................................................................ 43
A.9.3 Xem xét của lãnh đạo....................................................................................................... 43
A.10 Cải tiến.................................................................................................................................. 44
A.10.1 Khái quát........................................................................................................................ 44
A.10.2 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục........................................................44
A.10.3 Cải tiến liên tục.............................................................................................................. 44

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 2/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Lời nói đầu


ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa) là một liên hiệp toàn cầu của các tổ chức tiêu chuẩn quốc
gia (các tổ chức thành viên ISO). Việc soạn thảo các Tiêu chuẩn Quốc tế thường được thực hiện
thông qua các ủy ban kỹ thuật. Mỗi thành viên quan tâm đến một chủ đề mà một ủy ban kỹ thuật đã
được thành lập có quyền được đại diện trong ủy ban đó. Các tổ chức quốc tế, chính phủ và phi chính
phủ, liên hệ với ISO, cũng tham gia vào công việc. ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Điện kỹ thuật
Quốc tế (IEC) về tất cả các vấn đề về tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện.
Các thủ tục được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn này và nhằm hướng đến việc duy trì được mô tả
trong Phần 1, Chỉ thị ISO/IEC. Đặc biệt các tiêu chí phê duyệt khác nhau cần thiết cho các loại tiêu
chuẩn ISO khác nhau cần được lưu ý. Tiêu chuẩn này đã được dự thảo theo các quy định xuất bản
của Phần 2, Chỉ thị ISO/IEC (xem www.iso.org/directives).
Một số thành phần của tiêu chuẩn này có thể là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. ISO không chịu
trách nhiệm xác định bất kỳ hoặc tất cả các quyền sở hữu đó. Chi tiết về mọi quyền sở hữu trí tuệ
đã được xác định trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn sẽ được thể hiện trong Phần giới thiệu
và/hoặc trong danh sách công bố bằng sáng chế của ISO (xem www.iso.org/patents).
Bất kỳ tên thương mại nào được sử dụng trong tài liệu này là thông tin được cung cấp nhằm tạo sự
tiện lợi cho người sử dụng và không phải là sự chứng thực.
Để có thể giải thích về bản chất tự nguyện của các tiêu chuẩn, ý nghĩa của thuật ngữ và các diễn
đạt cụ thể của ISO liên quan đến đánh giá sự phù hợp, cũng như thông tin về sự tuân thủ các
nguyên tắc của WTO của ISO liên quan đến Rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), xem www.iso.org
/iso/foreword.html.
Tiêu chuẩn này được soạn thảo bởi Ủy ban Dự án ISO/PC 283, Các hệ thống quản lý an toàn & sức
khỏe nghề nghiệp.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 3/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Giới thiệu

0.1 Cơ sở
Một tổ chức chịu trách nhiệm về an toàn & sức khỏe nghề nghiệp của người lao động và những
người khác có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Trách nhiệm này bao gồm thúc đẩy &
bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.
Hệ thống quản lý OH&S nhằm cho phép một tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh,
ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe kém liên quan đến nghề nghiệp, và liên tục cải tiến hoạt động
OH&S của mình.

0.2 Mục đích của hệ thống quản lý OH&S


Mục đích của hệ thống quản lý OH&S là cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro OH&S.
Các đầu ra mong đợi của hệ thống quản lý OH&S là để ngăn ngừa tổn thương & sức khỏe kém của
người lao động và để cung cấp nơi làm việc an toàn & lành mạnh; do đó, nó được xem là rất quan
trọng cho tổ chức để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH&S bằng việc thực hiện các biện
pháp phòng ngừa và bảo vệ hữu hiệu.
Khi các biện pháp này được áp dụng bởi tổ chức thông qua hệ thống quản lý OH&S của mình, họ cải
hoạt động OH&S. Một hệ thống OH&S có thể (can) hiệu lực và hiệu quả hơn khi thực hiện sớm hành
động giải quyết các cơ hội cải tiến hoạt động OH&S.
Việc thực hiện một hệ thống quản lý OH&S phù hợp với tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức quản
lý các rủi ro OH&S và cải tiến hoạt động OH&S của mình. Một hệ thống quản lý OH&S có thể (can)
trợ giúp tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
0.3 Các yếu tố thành công
Việc thực hiện một hệ thống quản lý OH&S là một quyết định chiến lược và điều hành đối với một tổ
chức. Thành công của hệ thống quản lý OH&S phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo, sự cam kết và tham
gia của tất cả các cấp và chức năng của tổ chức.
Việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý OH&S, hiệu lực của nó và khả năng đạt được các đầu ra
dự kiến của nó tùy thuộc vào một số các yếu tố chính, bao gồm:
a) vai trò lãnh đạo cấp cao, cam kết, các trách nhiệm và trách nhiệm giải trình;
b) lãnh đạo cấp cao phát triển, dẫn dắt và thúc đẩy văn hóa tổ chức hỗ trợ các đầu ra dự kiến của
hệ thống quản lý OH&S;
c) trao đổi thông tin;
d) sự tham gia và tham vấn của người lao động, và nếu có, của người đại điện người lao động;
e) sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để duy trì nó;
f) các chính sách OH&S thích hợp với các mục tiêu chiến lược tổng thể và định hướng của tổ chức;
g) (các) quá trình có hiệu lực để xác định mối nguy, kiểm soát các rủi ro OH&S và nắm lấy các cơ
hội về OH&S;
h) liên tục đánh giá và theo dõi hệ thống quản lý OH&S để cải tiến hoạt động OH&S;
i) tích hợp hệ thống quản lý OH&S vào các quá trình tác nghiệp của tổ chức;
j) các mục tiêu của hệ thống quản lý OH&S phù hợp với các chính sách OH&S và có tính đến các
mối nguy, rủi ro OH&S và các cơ hội OH&S;
k) phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
Việc áp dụng thành công của tiêu chuẩn này có thể được tổ chức sử dụng để cung cấp đảm bảo đến
người lao động và các bên quan tâm khác rằng một hệ thống quản lý OH&S có hiệu lực đang được
thực hiện. Tuy nhiên, thông qua tiêu chuẩn này không tự nó đảm bảo ngăn ngừa tổn thương và sức

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 4/45


ISO 45001:2018 (Vi)

khỏe kém liên quan đến công việc của người lao động, cung cấp nơi làm việc an toàn và lành mạnh
và cải thiện kết quả hoạt động OH&S.
Mức độ chi tiết, phức tạp và mức độ của thông tin được lập thành dạng văn bản và các nguồn lực
cần thiết để đảm bảo sự thành công của một hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phụ thuộc vào một
số các tác nhân như là:
– bối cảnh của tổ chức (ví dụ số lượng lao động, quy mô, địa lý, văn hóa, các yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác);
– phạm vi của hệ thống quản lý OH&S của tổ chức;
– bản chất của các hoạt động của tổ chức và các rủi ro OH&S có liên quan.

0.4 Chu trình P-D-C-A


Cách tiếp cận của hệ thống quản lý OH&S được sử dụng trong tiêu chuẩn này dựa trên PDCA.
PDCA là một quá trình lặp lại được sử dụng bởi các tổ chức nhằm đạt được cải tiến liên tục. PDCA
có thể áp dụng cho một hệ thống quản lý và các thành tố của của nó, như là:
a) Lập kế hoạch (P): Xác định và đánh giá các rủi ro OH&S, các cơ hội OH&S và các rủi ro khác và
cơ hội khác, thiết lập các mục tiêu OH&S và các quá trình cần thiết để chuyển giao các kết quả
theo các chính sách OH&S của tổ chức;
b) Thực hiện (D): thực hiện các quá trình như đã hoạch định;
c) Kiểm tra (C): theo dõi và đo lường các hoạt động và các quá trình theo các chính sách và mục
tiêu OH&S và báo cáo các kết quả;
d) Hành động cải tiến (A): thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hoạt động OH&S để đạt
được các đầu ra dự kiến.
Tiêu chuẩn này kết hợp PDCA vào một khuôn khổ mới, như được trình bày ở Hình 1.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 5/45


ISO 45001:2018 (Vi)

GHI CHÚ: Các số ở trong các ngoặc đơn đề cập đến số điều khoản của tiêu chuẩn này.
Hình 1: Liên hệ giữa PDCA và khuôn khổ trong tiêu chuẩn này.

0.5 Nội dung của tiêu chuẩn này


Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu của ISO đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý. Các yêu
cầu này bao gồm cấu trúc cấp cao (HSL), nội dung cốt lõi giống hệt nhau và các thuật ngữ chung
với các định nghĩa cốt lõi, được thiết kế để mang lại lợi ích cho người dùng thực hiện nhiều tiêu
chuẩn hệ thống quản lý ISO.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể quy định về các vấn đề khác, như về chất lượng,
trách nhiệm xã hội, môi trường, an ninh hay quản lý tài chính, tuy nhiên các thành phần của nó có
thể liên kết hoặc tích hợp với các khía cạnh đó của các hệ thống quản lý khác.
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu có thể được sử dụng bởi một tổ chức để thực hiện một hệ
thống quản lý OH&S và để đánh giá sự phù hợp. Một tổ chức mong muốn chứng minh sự phù hợp
với tiêu chuẩn này có thể thực hiện bằng cách:
– tiến hành tự đánh giá và tự công bố, hoặc
– tìm kiếm xác nhận sự phù hợp của mình bởi các bên quan tâm của tổ chức, như là khách hàng,
hoặc
– tìm kiếm xác nhận sự phù hợp mà mình đã công bố bởi các tổ chức bên ngoài, hoặc
– tìm kiếm chứng nhận / đăng ký hệ thống quản lý OH&S của mình bởi một tổ chức bên ngoài.
Các điều khoản từ 1 đến 3 của tiêu chuẩn này trình bày phạm vi, các tiêu chuẩn viện dẫn và các
thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này, trong khi các điều khoản từ 4 đến 10
quy định các yêu cầu được sử dụng để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn này. Phụ lục A cung cấp
thông tin bổ sung giải thích các yêu cầu này. Các thuật ngữ và định nghĩa ở điều khoản 3 được sắp
xếp theo trình tự khái niệm, với trình tự alphabet được tình bày ở cuối của tiêu chuẩn này.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 6/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Trong tiêu chuẩn này, các từ sau được sử dụng:


a) “phải” (shall) cho biết một yêu cầu;
b) “nên” (should) cho biết một khuyến nghị;
c) “có thể” (may) cho biết một sự cho phép;
d) “có thể” (can) cho biết một khả năng;
Thông tin được đánh dấu là “GHI CHÚ” là để hướng dẫn về cách hiểu hoặc để làm rõ các yêu cầu
liên quan. “Các chú thích” [“Notes to entry”] được sử dụng ở điều khoản 3 cung cấp thêm thông tin
bổ sung về các thuật ngữ có thể bao gồm quy định liên quan đến việc sử dụng một thuật ngữ.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 7/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp - Các


yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
(OH&S), và cung cấp hướng dẫn sử dụng nó, để cho phép các tổ chức cung cấp môi trường làm việc
an toàn và lạnh mạnh, bằng cách ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe kém liên quan đến công việc,
cũng như bằng cách chủ động cải tiến hoạt động OH&S của mình.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức mong muốn thiết lập, thực hiện và duy trì một hệ thống
quản lý OH&S để cải thiện sức khỏe & an toàn nghề nghiệp, loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi
ro OH&S (bao gồm lỗ hổng hệ thống), tận dụng các cơ hội OH&S, và giải quyết các sự không phù
hợp của hệ thống quản lý OH&S liên quan đến hoạt động của mình.
Tiêu chuẩn này giúp một tổ chức đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý OH&S của
mình. Nhất quán với chính sách OH&S của tổ chức, các kết quả dự kiến của hệ thống OH&S bao
gồm:
a) cải tiến liên tục hoạt động OH&S;
b) thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;
c) đạt được các mục tiêu OH&S.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình và hoạt động. Nó áp
dụng cho các rủi ro thuộc sự kiểm soát của tổ chức, có tính đến các yếu tố như là bối cảnh mà tổ
chức hoạt động và các nhu cầu và mong đợi của người lao động của tổ chức và của các bên quan
tâm khác.
Tiêu chuẩn này không tuyên bố tiêu chuẩn cụ thể đối với hoạt động OH&S, cũng không phải là quy
định về thiết kế của một hệ thống quản lý OH&S.
Tiêu chuẩn này cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH&S của mình, tích hợp các
khía cạnh khác của an toàn và sức khỏe, như là sự lành mạnh / khỏe mạnh của người lao động.
Tiêu chuẩn này không giải quyết các vấn đề như an toàn sản phẩm, hư hại tài sản hoặc các tác động
môi trường, ngoài các rủi ro đối với người lao động và các bên quan tâm có liên quan khác.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng một phần hoặc toàn bộ để cải tiến một cách có hệ thống việc
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này
không được chấp nhận trừ phi tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn được kết hợp áp dụng vào hệ thống
quản lý OH&S của tổ chức và được đáp ứng đầy đủ, không có ngoại lệ nào.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn


Không có tiêu chuẩn viện dẫn.

3. Thuật ngữ và định nghĩa


Theo mục đích của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được sử dụng.

ISO và IEC duy trì các cơ sở dữ liệu về thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa tại:

– ISO Online browsing platform: https://www.iso.org/obp

– IEC Electropedia: http://www.electropedia.org/

3.1
tổ chức
người hoặc nhóm người có các chức năng với các trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ riêng
mình để đạt được các mục tiêu (3.16) của mình.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 8/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Chú thích 1: Khái niệm về tổ chức bao gồm, nhưng không giới hạn đến thương nhân, công ty, tập đoàn, hãng,
doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền, hợp tác, tổ chức từ thiện hay viện, hoặc một phần hoặc kết hợp của
chúng, dù có sự kết hợp hay không, lĩnh vực công hay tư nhân.

Chú thích 2: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.2
bên quan tâm (thuật ngữ được ưa thích hơn)
người có liên quan (thuật ngữ được thừa nhận)
người hoặc tổ chức (3.1) có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi, hoặc tự nhận thức là bị ảnh hưởng bởi
một quyết định hoặc hoạt động.
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.3
người lao động
người thực hiện công việc hoặc các hoạt động liên quan đến công việc dưới sự kiểm soát của tổ
chức (3.1).
Chú thích 1: Những người thực hiện công việc hoặc các hoạt động liên quan đến công việc theo các sắp xếp
khác nhau, có trả lương hoặc không, thường xuyên hay tạm thời, không liên tục hay mùa vụ, thời vụ hay bán
thời gian.

Chú thích 2: Những người lao động bao gồm lãnh đạo cấp cao (3.12), những người quản lý và không quản lý.

Chú thích 3: Công việc và các hoạt động liên quan đến công việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của tổ chức
có thể được thực hiện bởi những người lao động được tổ chức thuê mướn, người lao động của các nhà cung cấp
bên ngoài, nhà thầu, cá nhân, đơn vị cung ứng lao động, và bởi bất kỳ người nào khác theo mức độ mà tổ chức
chia sẻ kiểm soát thông qua công việc hoặc các hoạt động liên quan đến công việc của họ, theo bối cảnh của tổ
chức.

3.4
sự tham gia
tham gia vào việc ra quyết định.
Chú thích 1: Sự tham gia bao gồm tham gia vào các ủy ban an toàn & sức khỏe và đại diện người lao động, nếu
có họ.

3.5
tham vấn
sự tìm kiếm các quan điểm trước khi thực hiện một quyết định
Chú thích 1: Tham vấn bao gồm tham gia vào vào các ủy ban an toàn & sức khỏe và đại diện người lao động,
nếu có họ.

3.6
nơi làm việc
nơi thuộc sự kiểm soát của tổ chức (3.1) mà một người cần ở đó hoặc đi đến đó theo mục đích công
việc.
Chú thích 1: Các trách nhiệm của tổ chức theo hệ thống quản lý OH&S (3.11) đối với nơi làm việc phụ thuộc
vào mức độ kiểm soát nơi làm việc.

3.7
nhà thầu
tổ chức (3.1) bên ngoài cung cấp các dịch vụ cho tổ chức theo các tiêu chuẩn, điều khoản và điều
kiện đã thỏa thuận.
Chú thích 1: Các dịch vụ có thể bao gồm các hoạt động xây dựng, các hoạt động khác.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 9/45


ISO 45001:2018 (Vi)

3.8
yêu cầu
nhu cầu hay mong đợi được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
Chú thích 1: “Ngầm hiểu chung” có nghĩa là nó là thông lệ hoặc các thực hành phổ biến đối với tổ chức (3.1) và
các bên quan tâm (3.2) rằng nhu cầu hay mong đợi được xem là ngầm hiểu.

Chú thích 2: Một yêu cầu cụ thể là một yêu cầu đã được công bố, ví dụ như thông tin được lập thành văn bản
(3.2.4).

Chú thích 3: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.9
các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
các yêu cầu pháp luật mà một tổ chức (3.1) phải tuân thủ và các yêu cầu (3.8) khác mà một tổ chức
phải tuân thủ hoặc lựa chọn để tuân thủ.
Chú thích 1: Theo mục đích của tiêu chuẩn này, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác là các yêu cầu liên
quan đến hệ thống quản lý OH&S (3.11).

Chú thích 2: “Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác” bao gồm các quy định trong các thỏa ước tập thể.

Chú thích 3: Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác bao gồm những điều xác định người đại diện cho người
lao động theo luật, quy định, thỏa ước tập thể và thực tế.

3.10
hệ thống quản lý
tập hợp các thành phần có trình tự hoặc tương tác với nhau của một tổ chức (3.1) để thiết lập các
chính sách (3.14) và các mục tiêu (3.16) và các quá trình (3.25) để đạt được các mục tiêu đó.
Chú thích 1: Một hệ thống quản lý có thể (can) giải quyết một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực.

Chú thích 2: Các thành phần hệ thống bao gồm cấu trúc tổ chức, các vai trò và các trách nhiệm, việc hoạch
định, điều hành, đánh giá và cải tiến hoạt động.

Chú thích 3: Phạm vi của một hệ thống quản lý có thể (may) bao gồm toàn bộ tổ chức, một vài chức năng cụ
thể và được xác định của tổ chức, một vài lĩnh vực cụ thể và được xác định của tổ chức, hoặc một hoặc nhiều
chức năng trong một nhóm các tổ chức.

Chú thích 4: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 2 đã được điều chỉnh để làm rõ vài thành phần rộng rơn của một hệ thống quản lý.

3.11
hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
hệ thống quản lý OH&S
hệ thống quản lý (3.10) hoặc một phần của hệ thống quản lý sử dụng được sử dụng để đạt được
chính sách OH&S (3.15).
Chú thích 1: Các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý OH&S là để ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe kém
(3.18) đối với người lao động (3.3) và để cung cấp nơi làm việc (3.6) an toàn và lạnh mạnh.

Chú thích 2: Thuật ngữ “an toàn & sức khỏe nghề nghiệp” (OH&S) và “an toàn nghề nghiệp & sức khỏe”
(OSH) có cùng ý nghĩa.

3.12
lãnh đạo cao nhất
người hoặc nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ chức (3.1) ở cấp độ cao nhất
Chú thích 1: Lãnh đạo cao nhật có quyền ủy quyền và cung cấp các nguồn lực trong tổ chức, chịu trách nhiệm
cuối cùng đối với hệ thống quản lý OH&S (3.11)

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 10/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Chú thích 2: Nếu phạm vi của hệ thống quản lý (3.10) bao trùm chỉ một phần của tổ chức, thì lãnh đạo cao
nhất có thể là người trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát phần đó của tổ chức.

Chú thích 3: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 1 đã được điều chỉnh để làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo cao nhất liên hệ đến hệ
thống quản lý OH&S.

3.13
hiệu lực
mức độ thực hiện các hoạt động đã hoạch định và đạt được các kết quả đã hoạch định
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.14
chính sách
ý định và định hướng của một tổ chức (3.1), được diễn đạt chính thức bởi lãnh đạo cao nhất (3.12)
của tổ chức.
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.15
chính sách an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
chính sách OH&S
chính sách (3.14) ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe kém (3.18) liên quan đến công việc đối với
người lao động (3.3) và để cung cấp nơi làm việc (3.6) an toàn và lành mạnh.

3.16
mục tiêu
kết quả cần đạt được
Chú thích 1: Một mục tiêu có thể (can) là chiến lược, chiến thuật, hoặc điều hành.

Chú thích 2: Các mục tiêu có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau (như là tài chính, sức khỏe và an
toàn, và các mục tiêu môi trường) và có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau (như là chiến lược, toàn tổ chức,
dự án, sản phẩm và quá trình (3.25))

Chú thích 3: Một mục tiêu có thể (can) được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như là một đầu ra dự
kiến, một mục đích, một tiêu chí hoạt động, một mục tiêu OH&S (3.17), hoặc bằng cách sử dụng các ngôn từ
khác với ý nghĩa tương tự (như là mục đích, mục tiêu hoặc chỉ tiêu).

Chú thích 4: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. “Chú thích 4” đã được xóa vì thuật ngữ “mục tiêu OH&S” đã được định nghĩa riêng ở 3.17.

3.17
mục tiêu an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp
mục tiêu OH&S
mục tiêu (3.16) thiết lập bởi tổ chức (3.1) để đạt được các kết quả cụ thể nhất quán với chính sách
OH&S (3.15)

3.18
tổn thương và sức khỏe kém
ảnh hưởng xấu đến thể chất, tinh thần hoặc tình trạng nhận thức của một người
Chú thích 1: Những ảnh hưởng này bao gồm bệnh nghề nghiệp, bệnh tật và chết.

Chú thích 2: Thuật ngữ “tổn thương và sức khỏe kém” ám chỉ là có tổn thương hoặc sức khỏe kém, hoặc kết
hợp cả hai.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 11/45


ISO 45001:2018 (Vi)

3.19
mối nguy
nguồn có khả năng gây ra tổn thương và sức khỏe kém (3.18)
Chú thích 1: Các mối nguy có bao gồm các nguồn có khả năng gây hại hoặc các tình huống nguy hiểm, hoặc
các hoàn cảnh có khả năng đưa đến tổn thương và sức khỏe kém.

3.20
rủi ro
ảnh hưởng của sự không chắc chắn
Chú thích 1: Một ảnh hưởng là một sự sai lệch so với mong đợi - tích cực hoặc tiêu cực.

Chú thích 2: Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là một phần, thiếu thông tin liên quan đến, hiểu biết
hoặc tri thức về, một sự kiện, hệ quả của nó, hoặc khả năng của nó.

Chú thích 3: Rủi ro thường được mô tả liên quan đến “các sự kiện” có khả năng (như định nghĩa trong ISO
Guide 73:2009, 3.5.1.3) và “các hệ quả” (như được định nghĩa trong ISO Guide 73:2009, 3.6.1.3), hoặc sự kết
hợp của chúng.

Chú thích 4: Rủi ro thường được diễn đạt bằng các thuật ngữ của sự kết hợp các hệ quả của một sự kiện (bao
gồm các thay đổi hoàn cảnh) và “khả năng” xảy ra (như được định nghĩa trong ISO Guide 73:2009, 3.6.1.1).

Chú thích 5: Trong tiêu chuẩn này, khi thuật ngữ “rủi ro & cơ hội” được sử dụng điều này có nghĩa là rủi ro
OH&S và cơ hội OH&S (xem 3.22) và các rủi ro và cơ hội khác đối với hệ thống quản lý.

Chú thích 6: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 5 đã được thêm vào để làm rõ thuật ngữ “các rủi ro và các cơ hội” được sử dụng
trong tiêu chuẩn này.

3.21
rủi ro an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
rủi ro OH&S
sự kết hợp của khả năng xảy ra của sự kiện nguy hiểm hoặc (các) phơi nhiễm liên quan đến công
việc và mức độ nghiêm trọng của tổn thương và sức khỏe kém (3.18) có thể (can) gây ra bởi sự kiện
hoặc (các) phơi nhiễm.

3.22
cơ hội an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
cơ hội OH&S
hoàn cảnh hoặc tập hợp các hoàn cảnh có thể (can) đưa đến cải tiến hoạt động OH&S (3.28)

3.23
năng lực
khả năng áp dụng tri thức và kỹ năng để đạt được các kết quả mong đợi
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.24
thông tin được lập thành văn bản
thông tin được yêu cầu phải kiểm soát và duy trì bởi một tổ chức (3.1) và phương tiện chứa đựng nó.
Chú thích 1: Thông tin được lập thành văn bản có thể (can) ở dưới bất kỳ dạng thức và phương tiện nào, và từ
bất kỳ nguồn nào.

Chú thích 2: Thông tin dạng văn bản có thể (can) đề cập đến:

a) hệ thống quản lý (3.10), bao gồm các quá trình (3.25) liên quan;

b) thông tin được tạo ra theo cách thức để tổ chức điều hành hoạt động (văn bản);

c) bằng chứng của các kết quả đạt được (hồ sơ).

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 12/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Chú thích 3: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.25
quá trình
tập hợp các hoạt động có trình tự hoặc tương tác qua lại nhằm chuyển đổi các đầu vào thành các
đầu ra.
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.26
thủ tục
phương pháp cụ thể để thực hiện một hoạt động hoặc một quá trình (3.25)
Chú thích 1: Các thủ tục có thể (may) được lập thành văn bản hoặc không.

[NGUỒN: ISO 9001:2015, 3.4.5, được điều chỉnh - Chú thích 1 đã được điều chỉnh.]

3.27
kết quả hoạt động
kết quả có thể đo lường được
Chú thích 1: Kết quả hoạt động có thể (can) liên quan đến hoặc là các phát hiện định lượng hoặc là các phát
hiện định tính. Các kết quả có thể (can) được xác định và được đánh giá bằng các phương pháp định lượng
hoặc định tính.

Chú thích 2: Kết quả hoạt động có thể (can) liên quan đến các hoạt động quản lý, các quá trình (3.25), sản
phẩm (bao gồm cả dịch vụ), các hệ thống hoặc các tổ chức (3.1)

Chú thích 3: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 1 đã được sửa đổi để làm rõ các loại phương pháp có thể (may) được sử dụng để
xác định và đánh giá các kết quả.

3.28
kết quả hoạt động an toàn & sức khỏe nghề nghiệp
kết quả hoạt động OH&S
kết quả hoạt động (3.27) liên quan đến hiệu lực (3.13) của việc ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe
kém (3.18) đối với người lao động (3.3) và việc cung cấp nơi làm việc (3.6) an toàn và lành mạnh.

3.29
thuê ngoài, động từ
thực hiện một thỏa thuận khi một tổ chức (3.1) bên ngoài thực hiện một phần chức năng hoặc quá
trình (3.25) của tổ chức.
Chú thích 1: Một tổ chức bên ngoài là nằm ngoài phạm vi của hệ thống quản lý (3.10), mặc dù chức năng hoặc
quá trình thuê ngoài nằm trong phạm vi.

Chú thích 2: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.30
theo dõi
xác định tình trạng của một hệ thống, một quá trình (3.25) hoặc một hoạt động
Chú thích 1: Để xác định tình trạng, có thể (may) cần kiểm tra, giám sát hoặc quan sát.

Chú thích 2: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 13/45


ISO 45001:2018 (Vi)

3.31
đo lường
quá trình (3.25) để xác định một giá trị
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.32
đánh giá (audit)
quá trình (3.25) có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để có được bằng chứng và đánh giá
chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện chuẩn mực đã thỏa thuận.
Chú thích 1: Một đánh giá có thể (can) là một đánh giá nội bộ (đánh giá bên thứ nhất) hoặc một đánh giá bên
ngoài (đánh giá bên thứ hai hoặc bên thứ ba), và nó có thể (can) là một đánh giá kết hợp (kết hợp của hai hoặc
nhiều tiêu chuẩn).

Chú thích 2: Một đánh giá nội bộ được thực hiện bởi chính tổ chức (3.1), hoặc bởi một bên ngoài mang danh
nghĩa của tổ chức.

Chú thích 3: “Bằng chứng đánh giá” và “chuẩn mực đánh giá” được định nghĩa rong ISO 19011.

Chú thích 4: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.33
sự phù hợp
sự đáp ứng đầy đủ một yêu cầu (3.8)
Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1.

3.34
sự không phù hợp
sự không đáp ứng đầy đủ một yêu cầu (3.8)
Chú thích 1: Sự không phù hợp liên quan đến các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các yêu cầu bổ sung của hệ
thống quản lý OH&S (3.11) mà một tổ chức (3.1) thiết lập cho chính mình.

Chú thích 2: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 1 đã được thêm vào để làm rõ mối quan hệ của sự không phù hợp với các yêu cầu
của tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của chính tổ chức đối với hệ thống quản lý OH&S của mình.

3.35
sự cố
sự kiện nảy sinh từ, hoặc trong quá trình làm việc có thể (could) hoặc đưa đến tổn thương và sức
khỏe kém (3.18)
Chú thích 1: Một sự cố gây ra tổn thương và sức khỏe kém đôi khi được gọi là một “tai nạn”.

Chú thích 2: Một sự cố không gây ra tổn thương và sức khỏe kém nhưng có khả năng gây ra điều đó được gọi là
“suýt” [near-miss, near-hit, hay close call]

Chú thích 3: Mặc dù có thể (can) có một hoặc nhiều sự không phù hợp (3.34) liên quan đến một sự cố, một sự
cố có thể (can) cũng xảy ra khi không có sự không phù hợp nào.

3.36
hành động khắc phục
hành động để loại trừ (các) nguyên nhân của một sự không phù hợp (3.34) hoặc một sự cố (3.35) và
để ngăn ngừa tái diễn.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 14/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Chú thích 1: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Thuật ngữ đã được điều chỉnh để bao gồm liên hệ đến “sự cố”, khi các sự cố là một tác nhân
chính trong an toàn & sức khỏe nghề nghiệp, nhưng các các hoạt động cần để giải quyết chúng tương tự như
đối với sự không phù hợp, thông qua hành động khắc phục.

3.37
cải tiến liên tục
hoạt động định kỳ để nâng cao hoạt động (3.27)
Chú thích 1: Nâng cao hoạt động liên quan đến sử dụng hệ thống quản lý OH&S (3.11) để đạt được cải tiến
hoạt động OH&S (3.28) tổng thể nhất quán với chính sách OH&S (3.15) và các mục tiêu OH&S (3.17)

Chú thích 2: Liên tục không có nghĩa là tiếp diễn không dừng, do đó hoạt động không cần thực hiện ở tất cả
các khu vực một cách đồng thời.

Chú thích 3: Điều này tạo hành một trong những thuật ngữ phổ biến và các định nghĩa cốt lõi của các tiêu
chuẩn quản lý của ISO được trình bày ở Phụ lục SL của Consolidated ISO Supplement to the ISO/IEC
Directives, Part 1. Chú thích 1 và 2 đã được thêm vào: Ghi chú 1 để làm rõ ý nghĩa “hoạt động” trong bối cảnh
của của hệ thống quản lý OH&S; và Ghi chú 2 để làm rõ ý nghĩa của “liên tục”.

4. Bối cảnh tổ chức


4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó
Tổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ và các vấn đề bên ngoài liên quan đến mục đích của mình
và có ảnh hưởng đến đến khả năng đạt được (các) kết quả dự kiến của hệ thống quản lý OH&S của
mình.

4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và của các bên liên quan
khác
Tổ chức phải xác định:

a) các bên quan tâm khác, ngoài người lao động, có liên quan đến hệ thống quản lý OH&S;

b) các nhu cầu và mong đợi thích hợp (ví dụ các yêu cầu) của người lao động và các bên quan tâm
khác;

c) các nhu cầu và mong đợi nào là hoặc có thể (could) trở thành các yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác.

4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S


Tổ chức phải xác định đường biên giới và áp dụng của hệ thống quản lý OH&S để thiết lập phạm vi
của nó.

Khi xác định phạm vi này, tổ chức phải:

a) xem xét các vấn đề bên ngoài và các vấn đề nội bộ đề cập ở 4.1;

b) xem xét các yêu cầu được đề cập ở 4.2;

c) xem xét các hoạch định hoặc các hoạt động liên quan đến công việc đã được thực hiện.

Hệ thống quản lý OH&S phải bao gồm các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ thuộc kiểm soát của tổ
chức hoặc ảnh hưởng của tổ chức mà có thể (can) tác động đến hoạt động OH&S của tổ chức.

Phạm vi phải sẵn có ở dạng thông tin được lập thành văn bản.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 15/45


ISO 45001:2018 (Vi)

4.4 Hệ thống quản lý OH&S


Tổ chức phải thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến một hệ thống quản lý OH&S, bao gồm
các quá trình cần thiết và các mối tương tác của chúng, theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

5. Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

5.1 Vai trò lãnh đạo và sự cam kết


Lãnh đạo cao nhất phải chứng minh vai trò lãnh đạo và sự cam kết đối với hệ thống quản lý OH&S
bằng cách:

a) chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình chung đối với ngăn ngừa tổn thương và sức khỏe kém
cũng như cung cấp môi trường và các hoạt động an toàn và lành mạnh;

b) đảm bảo chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S có liên quan được thiết lập và tương ứng với
định hướng chiến lược của tổ chức;

c) đảm bảo tích hợp các yêu cầu của hệ thống OH&S với các quá trình tác nghiệp của tổ chức;

d) đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản
lý OH&S;

e) truyền đạt tầm quan trọng của hiệu lực của quản lý OH&S và của sự phù hợp với các yêu cầu của
hệ thống quản lý OH&S;

f) đảm bảo hệ thống quản lý OH&S đạt được (các) đầu ra dự kiến;

g) chỉ đạo và hỗ trợ những người đóng góp vào hiệu lực của hệ thống quản lý OH&S;

h) đảm bảo và thúc đẩy cải tiến liên tục;

i) hỗ trợ các vai trò quản lý liên quan khác để chứng minh vai trò lãnh đạo của họ khi nó dược áp
dụng tại khu vực họ chịu trách nhiệm;

j) phát triển, dẫn dắt và thúc đẩy một văn hóa trong tổ chức hỗ trợ việc đạt được (các) kết quả dự
kiến của hệ thống OH&S;

k) bảo vệ người lao động khỏi sự trả thù khi báo cáo sự cố, mối nguy, rủi ro và các cơ hội;

l) đảm bảo tổ chức thiết lập và thực hiện (các) quá trình tham vấn và tham gia của người lao động
(xem 5.4);

m) ủng hộ việc thành lập và các hoạt động chức năng của các hội đồng an toàn & sức khỏe, [xem
5.4 e)1)].
CHÚ THÍCH: Việc đề cập đến “tác nghiệp” trong tiêu chuẩn này có hể được diễn dịch ý nghĩa mở rộng là các
hoạt động cốt lõi theo mục đích tồn tại của tổ chức.

5.2 Chính sách OH&S


Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, thực hiện và duy trì một chính sách OH&S:

a) bao gồm một cam kết cung cấp các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh để ngăn ngừa tổn
thương và sức khỏe kém liên quan đến công việc và thích hợp với mục đích, quy mô và bối cảnh của
tổ chức và theo tính chất cụ thể của các rủi ro OH&S và các cơ hội OH&S;

b) cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu OH&S;

c) bao gồm một cam kết thỏa mãn các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;

d) bao gồm một cam kết loại trừ các mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH&S (xem 8.1.2);

e) bao gồm một cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý OH&S;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 16/45


ISO 45001:2018 (Vi)

f) bao gồm một cam kết đối với sự tham gia tham vấn của người lao động, và, đại diện của người lao
động, khi có họ;

Chính sách OH&S phải:

– sẵn có dạng thông tin được lập thành văn bản;

– được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức;

– sẵn có cho các bên liên quan, khi thích hợp;

– luôn thích hợp;

5.3 Các vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn


Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo các trách nhiệm và quyền hạn cho các vai trò thuộc hệ thống quản
lý OH&S được chỉ định và được truyền đạt ở tất cả các cấp trong tổ chức và được duy trì dưới dạng
thông tin được lập thành văn bản. Người lao động ở mỗi cấp trong tổ chức phải chịu trách nhiệm đối
với các khía cạnh của hệ thống quản lý OH&S mà họ kiểm soát.
CHÚ THÍCH: Trong khi trách nhiệm và quyền hạn có thể (can) được chỉ định, lãnh đạo cao nhất vẫn chịu trách
nhiệm giải trình sau cùng đối với chức năng hoạt động của hệ thống quản lý OH&S.

Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định trách nhiệm và quyền hạn về:

a) đảm bảo hệ thống quản lý OH&S phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) báo cáo hoạt động của hệ thống quản lý OH&S đến lãnh đạo cao nhất.

5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động


Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình tham gia và tham vấn của người lao động
tại tất cả các cấp thích hợp, và, khi có người đại diện của người lao động, trong việc phát triển,
hoạch định, thực hiện, đánh giá và các hành động cải tiến hệ thống quản lý OH&S.

Tổ chức phải:

a) cung cấp các cơ chế, thời gian, đào tạo và các nguồn lực cần thiết cho sự tham gia và tham vấn;
CHÚ THÍCH 1: Đại diện người lao động có thể (can) là một cơ chế cho việc tham gia và tham vấn.

b) cung cấp tiếp cận kịp thời thông tin rõ ràng, dễ hiểu và có liên quan đến hệ thống quản lý OH&S;

c) xác định và loại bỏ các trở ngại hoặc rào cản đối với sự tham gia và giảm thiểu những thứ không
thể loại bỏ;
CHÚ THÍCH 2: Các trở ngại và rào cản có thể (can) bao gồm thất bải trong việc phản ứng lại các đầu vào cung
cấp hoặc các đề nghị, ngôn ngữ hoặc rào cản ngôn ngữ, sự trả thù hoặc đe dọa trả thù người lao động và các
chính sách hoặc thực hành không khích lệ hoặc xử phạt sự tham gia của người lao động.

d) nhấn mạnh sự tham vấn của người lao động không phải là cấp quản lý về các vấn đề sau:

1) xác định nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (xem 4.2);

2) thiết lập chính sách OH&S (xem 5.2);

3) chỉ định các vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn khi có thể (xem 5.3);

4) xác định cách thức thỏa mãn các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (xem 6.1.3);

5) thiết lập các mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được chúng (xem 6.2);

6) xác định các kiểm soát áp dụng được đối với nguồn thuê ngoài, mua hàng và nhà thầu
(xem 8.1.4);

7) xác định điều gì cần theo dõi, đo lường và đánh giá (xem 9.1);

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 17/45


ISO 45001:2018 (Vi)

8) hoạch định, xây dựng, thực hiện và duy trì (các) chương trình đánh giá (xem 9.2.2);

9) đảm bảo cải tiến liên tục (xem 10.3);

e) nhấn mạnh sự tham gia của người lao động không phải cấp quẩn lý các vấn đề sau:

1) xác định các cơ chế cho tham giam và tham vấn của họ;

2) nhận biết mối nguy và đánh giá rủi ro và cơ hội (xem 6.1.1 và 6.1.2);

3) xác định các hành động để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu các rủi ro OH&S (6.1.4);

4) xác định các yêu cầu năng lực, nhu cầu đào tạo, đào tạo và đánh giá đào tạo (xem 7.2);

5) xác định điều gì cần trao đổi thông tin và cách thức điều này được thực hiện (xem 7.4);

6) xác định các biện pháp kiểm soát và việc thực hiện và sử dụng có hiệu lực của chúng (xem
8.1, 8.1.3, và 8.2);

7) điều tra các sự cố và các sự không phù hợp và xác định các hành động khắc phục (xem
10.2).
CHÚ THÍCH 3: Nhấn mạnh sự tham gia và tham vấn của người lao động không phải là cấp quản lý là nhắm đến
những người thực hiện các hoạt động công việc, nhưng không nhằm loại trừ, ví dụ, các cấp quản lý có chịu tác
động bởi các hoạt động công việc hoặc bởi các tác nhân khác trong tổ chức.

CHÚ THÍCH 4: Người ta nhận ra rằng việc cung cấp đào tạo miễn phí cho người lao động và cung cấp đào tạo
trong giờ làm việc, khi có thể, có thể (can) loại bỏ các rào cản đáng kể đối với sự tham gia của người lao động.

6. Hoạch định
6.1 Các hành động giải quyết rủi ro & cơ hội
6.1.1 Khái quát

Khi hoạch định hệ thống quản lý OH&S, tổ chức phải xem xét các vấn đề được đề cập tại 4.1 (bối
cảnh), các yêu cầu được đề cập tại 4.2 (bên quan tâm) và 4.3 (phạm vi của hệ thống quản lý OH&S
của tổ chức) và xác định các rủi ro và cơ hội cần được giải quyết để:

a) cung cấp sự đảm bảo rằng hệ thống quản lý OH&S có thể (can) đạt được (các) kết quả dự kiến
của mình;

b) ngăn ngừa, hoặc giảm thiểu, các tác động không mong muốn;

c) đạt được cải tiến liên tục.

Khi xác định các rủi ro & cơ hội cần được giải quyết đối với hệ thống quản lý OH&S và các kết quả
dự kiến của nó, tổ chức phải xem xét:

– các mối nguy (xem 6.1.2.1);

– các rủi ro OH&S và các rủi ro khác (xem 6.1.2.2);

– các cơ hội OH&S và các cơ hội khác (xem 6.1.2.3);

– các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (xem 6.1.3).

Tổ chức, theo (các) các quá trình hoạch định của mình, phải xác định và đánh giá các rủi ro và cơ
hội liên quan đến các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý OH&S liên quan đến các thay đổi trong
tổ chức, các quá trình của nó hoặc hệ thống quản lý OH&S. Trong trường hợp các thay đổi đã được
hoạch định, tạm thời hoặc lâu dài, đánh giá này phải được thực hiện trước khi thay đổi được thực
hiện (xem 8.1.3).

Tổ chức phải duy trì thông tin được lập thành văn bản về:

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 18/45


ISO 45001:2018 (Vi)

– các rủi ro và cơ hội;

– (các) quá trình và hàn động cần thiết để xác định và giải quyết các rủi ro và cơ hội của mình (xem
6.1.2 đến 6.1.4) đến mức độ cần thiết để có được sự tin cậy rằng chúng đã được thực hiện như
hoạch định.

6.1.2 Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro và cơ hội

6.1.2.1 Nhận diện mối nguy

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình nhận diện mối nguy một cách liên tục và
chủ động. (Các) Quá trình phải tính đến nhưng không giới hạn về:

a) cách thức công việc được tổ chức, các yếu tố xã hội (bao gồm khối lượng công việc, giờ làm việc,
nạn nân, quấy rối và bắt nạt), vai trò lãnh đạo và văn hóa trong tổ chức;

b) các hoạt động và tình trạng thường xuyên và không thường xuyên, bao gồm các mối nguy phát
sinh từ:

1) cơ sở hạ tầng, thiết bị, nguyên vật liệu, các chất và các điều kiện vật lý của nơi làm việc;

2) thiết kế sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, xây
dựng, chuyển giao dịch vụ, bảo trì và hủy bỏ;

3) các yếu tố con người;

4) cách thức công việc được thực hiện;

c) các sự cố liên quan trong quá khứ, bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, bao gồm các tình huống
khẩn cấp, và nguyên nhân của chúng;

d) các tình huống khẩn cấp có thể có;

e) con người, bao gồm các xem xét về:

1) tiếp cận đến nơi làm việc và các hoạt động của họ, bao gồm người lao động, nhà thầu,
khách tham quan và những người khác;

2) những người ở lân cận nơi làm việc có thể (can) bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ
chức;

3) người lao động tại vị trí không thuộc sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức;

f) các vấn đề khác, bao gồm các xem xét về:

1) thiết kế của khu vực làm việc, các quá trình, máy móc / thiết bị, các thủ tục hoạt động và
tổ chức công việc, bao gồm sự thích hợp của chúng đối với nhu cầu và năng lực của người lao
động tham gia thực hiện;

2) các tình trạng diễn ra ở lân cận nơi làm việc gây ra bởi các hoạt động liên quan đến công
việc được thực hiện dưới sự kiểm soát của tổ chức;

3) các tình trạng không kiểm soát bởi tổ chức và xảy ra ở lân cận nơi làm việc mà có thể (can)
gây ra tổn thương và sức khỏe kém đối với những người ở nơi làm việc;

g) các thay đổi thực tế hoặc được đề nghị trong tổ chức, các hoạt động, các quá trình, các hoạt động
và hệ thống quản lý OH&S (xem 8.1.3);

h) các thay đổi trong tri thức về, và thông tin về, các mối nguy.

6.1.2.2 Đánh giá rủi ro OH&S và các rủi ro khác đối với hệ thống quản lý OH&S

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình:

a) đánh giá rủi ro OH&S từ các mối nguy đã được nhận diện, có tính đến hiệu lực của các biện pháp
kiểm soát hiện có;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 19/45


ISO 45001:2018 (Vi)

b) xác định và đánh giá các rủi ro khác liên quan để thiết lập, thực hiện, điều hành và duy trì hệ
thống quản lý OH&S.

(Các) Phương pháp và tiêu chí đánh giá rủi ro OH&S của tổ chức phải được xác định theo phạm vi,
bản chất và thời điểm của mình để đảm bảo tính chủ động hơn là bị động và được sử dụng theo một
cách có hệ thống. Thông tin được lập thành văn bản về (các) phương pháp và tiêu chí phải được duy
trì và lưu giữ lại.

6.1.2.3 Đánh giá cơ hội OH&S và các cơ hội khác đối với hệ thống quản lý OH&S

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình để đánh giá:

a) các cơ hội OH&S để nâng cao hoạt động OH&S, có tính đến các thay đổi đã hoạch định đối với tổ
chức, các chính sách, các quá trình hoặc các hoạt động của mình và:

1) các cơ hội áp dụng vào công việc, tổ chức công việc và môi trường làm việc cho người lao
động;

2) các cơ hội loại trừ mối nguy và giảm thiểu rủi ro;

b) các cơ hội khác cho việc cải tiến hệ thống quản lý OH&S.
CHÚ THÍCH: Các rủi ro OH&S và các cơ hội OH&S có thể (can) đưa đến các rủi ro và cơ hội khác đối với tổ
chức.

6.1.3 Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình để:

a) xác định và tiếp cận để cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có thể áp dụng đối
với các mói nguy, rủi ro OH&S và hệ thống quản lý OH&S của mình;

b) xác định cách thức các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác này áp dụng vào tổ chức và điều gì
cần được truyền đạt;

c) xem xét các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác này khi thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến
liên tục hệ thống quản lý OH&S của mình.

Tổ chức phải duy trì và lưu giữ thông tin được lập thành văn bản về các yêu cầu pháp luật và các
yêu cầu khác của mình và phải đảm bảo rằng nó được cập nhật mọi thay đổi.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có thể (can) đưa đến rủi ro và cơ hội đối với tổ chức.

6.1.4 Hoạch định hành động

Tổ chức phải lập kế hoạch:

a) các hành động để:

1) giải quyết các rủi ro và cơ hội (xem 6.1.2.2 và 6.1.2.3);

2) giải quyết các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (xem 6.1.3);

3) chuẩn bị và ứng phó với các tình huống khẩn cấp (xem 8.2);

b) cách thức để:

1) tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống quản lý OH&S hoặc
các quá trình tác nghiệp khác;

2) đánh giá hiệu lực của các hành động này;

Tổ chức phải xem xét cấu trúc các biện pháp kiểm soát (xem 8.1.2) và các đầu ra từ hệ thống quản
lý OH&S khi hoạch định để thực hiện các hành động.

Khi hoạch định các hành động của mình, tổ chức phải xem xét các thực hành tốt nhất, các lựa chọn
công nghệ, các yêu cầu về tài chính, điều hành và kinh doanh.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 20/45


ISO 45001:2018 (Vi)

6.2 Các mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được chúng
6.2.1 Các mục tiêu OH&S

Tổ chức phải thiết lập các mục tiêu OH&S ở các chức năng và các cấp thích hợp để duy trì và cải
tiến liên tục hệ thống quản lý OH&S và hoạt động OH&S (xem 10.3).

Các mục tiêu OH&S phải:

a) nhất quán với chính sách OH&S;

b) đo lường được (nếu có thể) hoặc có khả năng đánh giá được kết quả hoạt động;

c) có tính đến:

1) các yêu cầu phải áp dụng;

2) các kết quả đánh giá rủi ro và cơ hội (xem 6.1.2.2 và 6.1.2.3);

3) các kết quả tham vấn với người lao động (xem 5.4), và , đại diện người lao động, nếu có họ;

d) được theo dõi;

e) được truyền đạt;

f) được cập nhật khi thích hợp.

6.2.2 Hoạch định để đạt được các mục tiêu OH&S

Khi hoạch định cách thức đạt được các mục tiêu OH&S, tổ chức phải xác định:

a) điều gì sẽ được thực hiện;

b) các nguồn lực nào sẽ được yêu cầu;

c) ai sẽ chịu trách nhiệm;

d) khi nào nó được hoàn thành;

e) sẽ đánh giá các kết quả như thế nào, bao gồm các chỉ số theo dõi;

f) cách thức tích hợp các hành động nhằm đạt được mục tiêu OH&S vào các quá trình tác nghiệp
của tổ chức;

Tổ chức phải duy trì và lưu giữ thông tin được lập thành văn bản về chính sách OH&S và các kế
hoạch để đạt được chúng.

7. Hỗ trợ

7.1 Các nguồn lực


Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến
liên tục hệ thống quản lý OH&S.

7.2 Năng lực


Tổ chức phải:

a) xác định năng lực cần thiết của người lao động có ảnh hưởng hoặc có thể (can) ảnh hưởng đến
hoạt động OH&S của mình;

b) đảm bảo rằng người lao động có năng lực (bao gồm khả năng nhận diện các mối nguy) trên cơ sở
giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm thích hợp;

c) khi có thể, thực hiện các hành động để đạt được và duy trì năng lực cần thiết, và đánh giá hiệu
lực của các hành động được thực hiện;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 21/45


ISO 45001:2018 (Vi)

d) lưu giữ thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng của năng lực.

CHÚ THÍCH: Các hành động có thể (can) áp dụng bao gồm, ví dụ, cung cấp đào tạo, cố vấn, tái bổ
nhiệm nhân sự hiện tại, hoặc thuê mướn hoặc hợp đồng với những người có năng lực.

7.3 Nhận thức


Người lao động phải được trang bị nhận thức về:

a) chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S;

b) đóng góp của họ vào hiệu lực của hệ thống quản lý OH&S, bao gồm các lợi ích hoạt động OH&S
được cải tiến;

c) các hệ quả tiềm ẩn và có liên quan của sự không phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý
OH&S;

d) các sự cố và các kết quả điều tra có liên quan đến họ;

e) các mối nguy, rủi ro OH&S và các hành động được xác định có liên quan đến họ;

f) khả năng rời khỏi các tình huống làm việc mà họ cho là sắp xảy ra và rất nguy hiểm đến tính
mạng hoặc sức khỏe của họ, cũng như các sắp xếp bảo vệ họ khỏi các hệ quả kéo theo do làm thế.

7.4 Trao đổi thông tin


7.4.1 Khái quát

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết để trao đổi thông tin nội bộ và
với bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý OH&S, bao gồm xác định:

a) điều gì sẽ được trao đổi;

b) khi nào thực hiện trao đổi;

c) trao đổi thông tin với ai:

1) trong nội bộ giữa các cấp và các chức năng của tổ chức;

2) trong số các nhà thầu và khách tham quan đến nơi làm việc;

3) trong số các bên liên quan khác;

d) trao đổi thông tin như thế nào;

Tổ chức phải xem xét nhiều khía cạnh (như giới tính, ngôn ngữ, văn hóa, trình độ học vấn, khuyết
tật) khi xem xét các nhu cầu trao đổi thông tin.

Tổ chức phải đảm bảo rằng các quan điểm của các của các bên quan tâm bên ngoài được xem xét
trong khi thiết lập (các) quá trình trao đổi thông tin.

Khi thiết lập (các) quá trình trao đổi thông tin của mình, tổ chức phải:

– xem xét các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của mình;

– đảm bảo rằng thông tin OH&S được trao đổi nhất quán với thông tin được tạo ra trong hệ thống
quản lý OH&S, và là thông tin tin cậy được.

Tổ chức phải phản hồi thông tin liên quan đến hệ thống quản lý OH&S của mình.

Tổ chức phải lưu giữ thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng trao đổi thông tin của mình,
khi thích hợp.

7.4.2 Trao đổi thông tin nội bộ

Tổ chức phải:

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 22/45


ISO 45001:2018 (Vi)

a) trao đổi thông tin nội bộ liên quan đến hệ thống quản lý OH&S giữa các cấp và các chức năng
của tổ chức, bao gồm các thay đổi đối với hệ thống quản lý OH&S, khi thích hợp;

b) đảm bảo (các) quá trình trao đổi thông tin của mình cho phép người lao động đóng góp vào cải
tiến liên tục.

7.4.3 Trao đổi thông tin với bên ngoài

Tổ chức phải trao đổi thông tin với bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý OH&S như được thiết
lập bởi (các) quá trình trao đổi thông tin của tổ chức và có tính đến các yêu cầu pháp luật và các
yêu cầu khác của mình.

7.5 Thông tin được lập thành văn bản


7.5.1 Khái quát

Hệ thống quản lý OH&S của tổ chức phải bao gồm:

a) thông tin được lập thành văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) thông tin được lập thành văn bản được tổ chức xác định là cần thiết cho tính hiệu lực của hệ
thống quản lý OH&S;
CHÚ THÍCH: Mức độ thông tin được lập thành văn bản đối với một hệ thống quản lý OH&S có thể (can) khác
nhau giữa tổ chức này và tổ chức khác vì:

– quy mô tổ chức và loại hình các hoạt động, các quá trình, các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức;

– nhu cầu chứng minh thỏa mãn các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác;

– sự phức tạp của các quá trình và các mối tương tác của chúng;

– năng lực của người lao động.

7.5.2 Tạo lập và cập nhật

Khi tạo lập và cập nhật thông tin được lập thành văn bản tổ chức phải đảm bảo thích hợp:

a) nhận biết và mô tả (ví dụ tiêu đề, ngày, tác giả hoặc số tham chiếu);

b) định dạng (ví dụ ngôn ngữ, phiên bản phần mềm, hình ảnh) và phương tiện (ví dụ giấy in, điện
tử);

c) xem xét và phê duyệt tính thích hợp và thỏa đáng.

7.5.3 Kiểm soát thông tin được lập thành văn bản

Thông tin được lập thành văn bản được yêu cầu bởi hệ thống quản lý OH&S và bởi tiêu chuẩn này
phải được kiểm soát để đảm bảo:

a) chúng sẵn có cho sử dụng, ở nơi và khi cần;

b) chúng được bảo vệ cách thỏa đáng (ví dụ khỏi mất tính bảo mật, sử dụng không đúng hoặc mất
tính nhất quán).

Để kiểm soát thông tin được lập thành văn bản, tổ chức phải giải quyết các hoạt động sau đây, khi
có thể:

– phân phối, truy cập, truy xuất và sử dụng;

– bảo quản và bảo toàn, bao gồm bảo toàn tính rõ ràng;

– kiểm soát các thay đổi (ví dụ kiểm soát phiên bản);

– lưu trữ và hủy bỏ.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 23/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Thông tin được lập thành văn bản có nguồn gốc từ bên ngoài được tổ chức xác định là cần thiết cho
việc hoạch định và điều hành hệ thống quản lý OH&S phải được xác định, khi thích hợp, và được
kiểm soát.
CHÚ THÍCH 1: Việc truy cập có thể (can) hàm ý một quyết định về sự cho phép chỉ đọc thông tin được lập
thành văn bản, hoặc cho phép và cho quyền xem và thay đổi thông tin được lập thành văn bản.

CHÚ THÍCH 2: Việc truy cập thông tin được lập thành văn bản liên quan bao gồm truy cập bởi người lao động,
và đại diện người lao động, nếu có họ.

8. Điều hành

8.1 Hoạch định điều hành và kiểm soát


8.1.1 Khái quát

Tổ chức phải lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và duy trì các quá trình cần thiết để đạt được các
yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S, và để thực hiện các hành động đã xác định ở Điều khoản 6,
bằng cách:

a) thiết lập tiêu chí cho các quá trình;

b) duy trì và lưu giữ thông tin được lập thành văn bản đến mức độ cần thiết để có được sự tin cậy
rằng các quá trình đã được thực hiện như hoạch định;

c) bố trí công việc thích hợp cho người lao động;

Ở những nơi làm việc có nhiều người sử dụng lao động, tổ chức phải phối hợp các phần liên quan
của hệ thống quản lý OH&S với các tổ chức khác.

8.1.2 Loại trừ mối nguy và giảm thiểu rủi ro OH&S

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình để loại trừ các mối nguy và giảm thiểu
các rủi ro OH&S được sử dụng theo “trình tự kiểm soát”:

a) loại bỏ mối nguy;

b) thay thế bằng các quá trình, các hoạt động, các nguyên vật liệu hoặc thiết bị ít nguy hại hơn;

c) sử dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức lại công việc;

d) sử dụng các biện pháp kiểm soát hành chính, bao gồm đào tạo;

e) sử dụng đầy đủ thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).


CHÚ THÍCH: Tại nhiều quốc gia, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác bao gồm yêu cầu về thiết bị bảo vệ
cá nhân (PPE) được cung cấp miễn phí cho người lao động.

8.1.3 Quản lý sự thay đổi

Tổ chức phải thiết lập (các) quá trình để thực hiện và kiểm soát các thay đổi tạm thời hoặc lâu dài
đã hoạch định có tác động đến hoạt động OH&S, bao gồm:

a) các sản phẩm, dịch vụ và sản phẩm mới, hoặc các thay đổi các sản phẩm, dịch vụ và quá trình
hiện có, bao gồm:

– vị trí nơi làm việc và lân cận;

– tổ chức công việc;

– các điều kiện làm việc;

– thiết bị;

– lực lượng lao động;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 24/45


ISO 45001:2018 (Vi)

b) các thay đổi yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;

c) các thay đổi về tri thức hoặc thông tin về mối nguy và rủi ro OH&S;

d) các phát triển tri thức và công nghệ;

Tổ chức phải xem xét các hệ quả của các thay đổi ngoài dự kiến, thực hiện hành động để giảm nhẹ
mọi tác động tiêu cực nếu cần thiết.
CHÚ THÍCH: Các thay đổi có thể (can) đưa đến các cơ hội và rủi ro.

8.1.4 Mua hàng

8.1.4.1 Khái quát

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình để kiểm soát việc mua các sản phẩm và
dịch vụ theo cách đảm bảo sự phù hợp của chúng đối với các yêu cầu hệ thống quản lý OH&S của
mình.

8.1.4.2 Nhà thầu

Tổ chức phải phối hợp trong (các) quá trình mua hàng của mình với nhà thầu của mình, để nhận
diện các mối nguy và để đánh giá và kiểm soát các rủi ro OH&S, phát sinh từ:

a) các hoạt động và điều hành của nhà thầu tác động đến tổ chức;

b) các hoạt động và điều hành của tổ chức có tác động đến người lao động của nhà thầu;

c) các hoạt động và điều hành của nhà thầu tác động đến các bên quan tâm khác tại nơi làm việc.

Tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S của mình được đáp ứng bởi nhà thầu
và người lao động của họ. (Các) Quá trình mua hàng của tổ chức phải quy định và áp dụng tiêu chí
an toàn & sức khỏe nghề nghiệp cho việc lựa chọn nhà thầu.
CHÚ THÍCH: có thể (can) giúp ích khi bao gồm tiêu chí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho việc lựa chọn nhà
cung cấp trong các văn bản hợp đồng.

8.1.4.3 Thuê ngoài

Tổ chức phải đảm bảo các chức năng và các quá trình thuê ngoài được kiểm soát. Tổ chức phải đảm
bảo các sắp xếp thuê ngoài phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và dạt được các
đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S. Loại hình và mức độ kiểm soát được áp dụng đối với các
chức năng và quá trình này phải được quy định trong hệ thống quản lý OH&S.
CHÚ THÍCH: Sự phối hợp với các nhà cung cấp bên ngoài có thể (can) trợ giúp một tổ chức để giải quyết mọi
tác động của việc thuê ngoài vào kết quả hoạt động OH&S

8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết để chuẩn bị và ứng phó với các
tình huống khẩn cấp có thể có, như đã xác định tại 6.1.2.1, bao gồm:

a) lập một kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp, bao gồm cung cấp sơ cứu;

b) cung cấp đào tạo về ứng phó đã lập kế hoạch;

c) định kỳ thử nghiệm và diễn tập khả năng ứng phó theo hoạch định;

d) đánh giá kết quả hoạt động và, khi cần thiết, cập nhật ứng phó được lập kế hoạch, bao gồm sau
thử nghiệm và đặc biệt sau khi xảy ra các tình huống khẩn cấp;

e) trao đổi thông tin và cung cấp thông tin đến tất cả người lao động liên quan đến nhiệm vụ và các
trách nhiệm của họ;

f) trao đổi thông tin thích hợp đến nhà thầu, khách tham quan, các dịch vụ ứng phó khẩn cấp, cơ
quan có thẩm quyền và, khi thích hợp, cộng đồng địa phương;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 25/45


ISO 45001:2018 (Vi)

g) xem xét nhu cầu và khả năng của tất cả các bên quan tâm liên quan và đảm bảo sự tham gia của
họ, khi thích hợp, trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó.

Tổ chức phải duy trì và lưu giữ thông tin được lập thành văn bản về (các) quá trình và các kế hoạch
ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.

9. đánh giá kết quả hoạt động

9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá


9.1.1 Khái quát

Tổ chức phải lập thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình theo dõi, đo lường, phân tích và đánh
giá kết quả hoạt động.

Tổ chức phải xác định:

a) điều gì cần theo dõi và đo lường, bao gồm:

1) mức độ thỏa mãn các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;

2) các hoạt động và điều hành của mình liên quan đến việc nhận diện các mối nguy, rủi ro và
cơ hội;

3) tiến độ đạt được các mục tiêu OH&S của tổ chức;

4) hiệu lực của các điều hành và kiểm soát khác;

b) các phương pháp theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động, khi có thể, để đảm
bảo các kết quả có giá trị;

c) tiêu chí tổ chức sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động OH&S của mình;

d) khi nào phải thực hiện việc theo dõi và đo lường;

e) khi nào các kết quả có được từ theo dõi và đo lường được phân tích, đánh giá và trao đổi thông
tin.

Tổ chức phải đánh giá kết quả hoạt động OH&S, và xác định hiệu lực của hệ thống quản lý OH&S.

Tổ chức phải đảm bảo thiết bị theo dõi và đo lường được hiệu chuẩn hoặc được xác nhận khi có thể,
và được sử dụng và được bảo trì thích hợp;
CHÚ THÍCH: Có thể (can) các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (ví dụ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc
tế) liên quan đến hiệu chuẩn hoặc xác nhận thiết bị theo dõi và đo lường.

Tổ chức phải lưu giữ thông thông tin được lập thành văn bản thích hợp:

– như bằng chứng của các kết quả theo dõi, do lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động;

– về bảo trì, hiệu chuẩn hoặc xác nhận thiết bị đo lường.

9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp
luật và các yêu cầu khác (xem 6.1.3).

Tổ chức phải:

a) xác định tần suất và (các) phương pháp đánh giá sự tuân thủ;

b) đánh giá sự tuân thủ và thực hiện các hành động cần thiết (xem 10.2);

c) duy trì tri thức và hiểu biết của mình về tình trạng tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 26/45


ISO 45001:2018 (Vi)

d) lưu giữ thông tin được lập thành văn bản về (các) kết quả đánh giá sự tuân thủ;

9.2 Đánh giá nội bộ


9.2.1 Khái quát

Tổ chức phải thực hiện đánh giá nội bộ theo tần suất đã hoạch định để cung cấp thông tin về hệ
thống quản lý OH&S có:

a) phù hợp với:

1) các yêu cầu của chính tổ chức đối với hệ thống quản lý OH&S của mình, bao gồm chính
sách OH&S và các mục tiêu OH&S;

2) các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) được thực hiện một cách có hiệu lực và được duy trì.

9.2.2 Chương trình đánh giá nội bộ

Tổ chức phải:

a) lập kế hoạch, thiết lập, thực hiện và duy trì (các) chương trình đánh giá bao gồm tần suất,
phương pháp, trách nhiệm, tham vấn, các yêu cầu hoạch định và báo cáo, có tính đến các xem xét
về tầm quan trọng của các quá trình và các kết quả của lần đánh giá trước đó;

b) xác định chuẩn mực và phạm vi cho mỗi lần đánh giá;

c) lựa chọn đánh giá viên và thực hiện đánh giá đảm bảo tính khách quan và vô tư của quá trình
đánh giá;

d) đảm bảo các kết quả đánh giá được báo cáo đến cấp quản lý thích hợp; đảm bảo các kết quả
đánh giá được báo cáo đến người lao động, và đại diện người lao động, nếu có họ, và các bên quan
tâm liên quan khác;

e) thực hiện hành động để giải quyết các sự không phù hợp và cải tiến liên tục hoạt động OH&S của
mình (xem Điều khoản 10);

f) lưu giữ thông tin dạng văn bản như là bằng chứng thực hiện chương trình đánh giá và các kết quả
đánh giá.
CHÚ THÍCH: Thông tin thêm về đánh giá và năng lực của đánh giá viên, xem ISO 19011.

9.3 Xem xét của lãnh đạo


Lãnh đạo cao nhất phải xem xét hệ thống quản lý OH&S của tổ chức, theo tần suất đã hoạch định,
để đảm bảo sự phù hợp liên tục, thỏa đáng và hiệu lực của nó.

Xem xét lãnh đạo phải bao gồm xem xét về:

a) tình trạng của các hành động từ lần xem xét của lãnh đạo trước đó.

b) thay đổi của các vấn đề nội bộ và các vấn đề bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý OH&S
bao gồm:

1) nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm;

2) các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác;

3) rủi ro và cơ hội;

c) mức độ đạt được chính sách OH&S và các mục tiêu OH&S;

d) thông tin về kết quả hoạt động OH&S, bao gồm các xu hướng về:

1) các sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và cải tiến liên tục;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 27/45


ISO 45001:2018 (Vi)

2) các kết quả theo dõi và đo lường;

3) kết quả đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác;

4) các kết quả đánh giá (nội bộ & bên ngoài);

5) tham gia và tham vấn của người lao động;

6) rủi ro & cơ hội;

e) sự đầy đủ các nguồn lực cho việc duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý OH&S;

f) (các) trao đổi thông tin thích hợp với các bên quan tâm;

g) các cơ hội cho cải tiến liên tục;

Các đầu ra của xem xét của lãnh đạo phải bao gồm các quyết định liên quan đến:

– sự phù hợp, thỏa đáng và hiệu lực liên tục của hệ thống quản lý OH&S trong việc đạt được các kết
quả dự kiến của nó;

– các cơ hội cải tiến liên tục;

– bất kỳ nhu cầu thay đổi nào đối với hệ thống quản lý OH&S;

– các nguồn lực cần thiết;

– các hành động nếu cần;

– các cơ hội cải tiến tích hợp của hệ thống quản lý OH&S với các quá trình tác nghiệp khác;

– bất kỳ ý (any implications) nào cho định hướng chiến lược của tổ chức.

Lãnh đạo cao nhất phải truyền đạt các đầu ra thích hợp của xem xét của lãnh đạo đến người lao
động, đại diện người lao động, nếu có họ (xem 7.4).

Tổ chức phải lưu giữ thông tin được lập thành văn bản như bằng chứng của các kết quả xem xét của
lãnh đạo.

10. Cải tiến


10.1 Khái quát
Tổ chức phải xác định các cơ hội cải tiến (xem Điều khoản 9) và thực hiện các hành động cần thiết
để đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống quản lý OH&S của mình.

10.2 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục


Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình, bao gồm báo cáo, điều tra và thực hiện
hành động, để xác định và quản lý các sự cố và sự không phù hợp.

Khi một sự cố hoặc sự không phù hợp xảy ra, tổ chức phải:

a) phản ứng kịp thời với sự cố hoặc sự không phù hợp, khi có thể:

1) thực hiện hành động để kiểm soát và khắc phục nó;

2) giải quyết các hệ quả kéo theo;

b) đánh giá, với sự tham gia của người lao động (xem 5.4) và sự tham gia của các bên quan tâm liên
quan, nhu cầu thực hiện hành động khắc phục để loại bỏ (các) nguyên nhân gốc rễ của sự cố hoặc
sự không phù hợp, theo cách để nó không tái diễn hoặc xảy ra ở đâu đó, bằng cách:

1) điều tra sự cố hoặc xem xét sự không phù hợp;

2) xác định (các) nguyên nhân của sự cố hoặc sự không phù hợp;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 28/45


ISO 45001:2018 (Vi)

3) xác định xem liệu có các sự cố tương tự đã xảy ra, sự không phù hợp hợp tương tự đang
hiện hữu, hoặc liệu chúng có thể xảy ra không;

c) xem xét đánh giá rủi ro OH&S và các rủi ro khác hiện có, nếu thích hợp (xem 6.1);

d) xác định và thực hiện mọi hành động cần thiết, bao gồm hành động khắc phục, theo cấu trúc
kiểm soát (xem 8.1.2) và quản lý các thay đổi (xem 8.1.3);

e) đánh giá các rủi ro OH&S liên quan đến các mối nguy mới hoặc các mối nguy đã thay đổi, ưu tiên
thực hiện hành động;

f) xem xét hiệu lực của bất kỳ hành động nào được thực hiện, bao gồm hành động khắc phục;

g) thực hiện thay đổi hệ thống quản lý OH&S, nếu cần thiết.

Các hành động khắc phục phải thích hợp với tác động hoặc tác động tiềm ẩn của sự cố hoặc sự
không phù hợp xảy ra.

Tổ chức phải lưu giữ thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng của:

– bản chất của các sự cố hoặc sự không phù hợp và bất kỳ các hành động kéo theo nào được thực
hiện;

– các kết quả của bất kỳ hành động và hành động khắc phục nào, bao gồm hiệu lực của chúng.

Tổ chức phải truyền đạt thông tin được lập thành văn bản này đến người lao động liên quan, người
đại diện người lao động, nếu có họ, và các bên quan tâm liên quan khác.
CHÚ THÍCH: Báo cáo và điều tra sự cố không được chậm trễ có thể cho phép các mối nguy được loại trừ và các
rủi ro OH&S liên quan được giảm thiểu sớm nhất có thể.

10.3 Cải tiến liên tục


Tổ chức phải cải tiến liên tục sự phù hợp, tính thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống quản lý OH&S,
bằng cách:

a) nâng cao hoạt động OH&S;

b) thúc đẩy một văn hóa hỗ trợ hệ thống quản lý OH&S;

c) thúc đẩy sự tham gia của người lao động trong việc thực hiện các hành động cải tiến liên tục hệ
thống quản lý OH&S;

d) trao đổi thông tin về các kết quả thích hợp của cải tiến liên tục đến người lao động, và đến người
đại diện người lao động, nếu có họ;

e) duy trì và lưu trữ thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng của cải tiến liên tục.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 29/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Phụ lục A
(thông tin thêm)

Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn này

A.1 Khái quát


Thông tin giải thích cung cấp trong phụ lục này nhằm để ngăn ngừa việc diễn dịch sai các yêu cầu
quy định trong tiêu chuẩn này. Trong khi thông tin này giải quyết và nhất quán với các yêu cầu của
tiêu chuẩn, nó không nhằm mục đích để bổ sung, loại bớt, hoặc điều chỉnh dưới bất kỳ hình thức
nào đối với các yêu cầu.

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này cần được nhìn nhận ở góc độ quan điểm hệ thống và không nên
xem xét tách rời, ví dụ có thể có (can) một mối tương tác giữa các yêu cầu của một điều khoản trong
với các yêu cầu trong các điều khoản khác.

A.2 Tài liệu viện dẫn


Không có tài liệu viện dẫn trong tiêu chuẩn này. Người sử dụng có thể tham khảo các tài liệu liệt kê
ở phần tài liệu tham khảo để có thểm thông tin về các hướng dẫn OH&S và các tiêu chuẩn ISO về
hệ thống quản lý khác.

A.3 Thuật ngữ và định nghĩa


Ngoài các thuật ngữ và định nghĩa trong Điều khoản 3, và theo cách để tránh hiểu nhầm, làm rõ các
khái niệm được chọn như bên dưới.

a) “Liên tục” (continual) cho biết thời gian xảy ra với chu kỳ không liên tục (không giống “tiếp diễn
không ngừng” [continuos] cho biết thời gian xảy ra mà không có gián đoạn). “Liên tục” vì vậy là từ
thích hợp để sử dụng trong bối cảnh của cải tiến.

b) Từ “xem xét” (consider) có nghĩa là cần thiết để suy nghĩ về nhưng có thể (can) bị loại trừ, trong
khi “có tính đến” (take into account) có nghĩa là cần thiết để suy nghĩ về nhưng không thể (can not)
bị loại trừ.

c) Từ “thích hợp” (appropriate) và “có thể áp dụng” (applicable) không thể thay thế cho nhau.
“Thích hợp” có nghĩa là thích hợp với và ám chỉ vài mức độ của sự tự do, trong khi “có thể áp dụng”
có nghĩa là liên quan hoặc có khả năng áp dụng và ám chỉ là nếu nó có thể (can) được thực hiện, nó
phải được thực hiện.

d) Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ “bên quan tâm”; thuật ngữ “người liên quan” là đồng nghĩa vì
nó đại diện cho cùng khái niệm.

e) Từ “đảm bảo” (ensure) có nghĩa là trách nhiệm có thể (can) được ủy thác, nhưng không phải là
trách nhiệm giải trình để đảm bảo rằng một hành động đã được thực hiện.

f) “Thông tin được lập thành văn bản” được sử dụng bao gồm cả tài liệu và hồ sơ. Tiêu chuẩn này sử
dụng cụm từ ”duy trì thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng của ….” để nói về hồ sơ, và
“phải duy trì dạng thông tin được lập thành văn bản” để nói về tài liệu, bao gồm các thủ tục. Cụm từ
“để lưu giữ thông tin được lập thành văn bản làm bằng chứng của….” không nhằm để yêu cầu thông
tin được lưu giữ phải đáp ứng các yêu cầu bằng chứng pháp lý. Thay vào đó, nó nhằm để xác định
loại hồ sơ cần được lưu giữ.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 30/45


ISO 45001:2018 (Vi)

g) Các hành động “thuộc kiểm soát được chia sẻ bởi tổ chức” là các hoạt động mà tổ chức chia sẻ
kiểm soát thông qua các phương tiện hoặc các phương pháp, hoặc chia sẻ chỉ dẫn công việc được
thực hiện liên quan đến kết quả hoạt động OH&S của mình, nhất quán vớic ác yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác.

Các tổ chức có thể (can) phải tuân theo các yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý OH&S bắt buộc
sử dụng các thuật ngữ cụ thể và ý nghĩa của chúng. Nếu các thuật ngữ khác này được sử dụng, sự
phù hợp với tiêu chuẩn này vẫn được yêu cầu.

A.4 Bối cảnh của tổ chức


A.4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó
Hiểu biết về bối cảnh của một tổ chức được sử dụng để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên
tục hệ thống quản lý OH&S của mình. Các vấn đề nội bộ và bên ngoài có thể (can) tác động tiêu cực
hoặc tích cực và bao gồm các điều kiện, tính chất hoặc thay đổi hoàn cảnh có thể (can) ảnh hưởng
đến hệ thống quản lý OH&S, ví dụ:

a) các vấn đề bên ngoài, như là:

1) văn hóa, xã hội, chính trị, luật pháp, tài chính, công nghệ, kinh tế và môi trường tự nhiên
xung quanh và thị trường cạnh tranh, công nghệ mới, dù là quốc tế, quốc gia, khu vực hay
địa phương;

2) xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, các nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, đối tác và
bên cung cấp, công nghệ mới, luật định mới và tình huống khẩn cấp về nghề nghiệp mới;

3) tri thức mới vè sản phẩm và tác động của chúng đối với sức khỏe và an toàn;

4) các động lực và xu hướng chính liên quan đến ngành hoặc lĩnh vực có tác động đến tổ
chức;

5) các mối quan hệ với, cũng như nhận thức và các giá trị của, các bên quan tâm bên ngoài
của tổ chức;

6) các thay đổi liên quan đến bất kỳ điều nào ở trên;

b) các vấn đề nội bộ, như là:

1) quản trị, cấu trúc tổ chức, các vai trò và trách nhiệm giải trình;

2) các chính sách, mục tiêu và chiến lược đang thực hiện;

3) khả năng, hiểu biết về các nguồn lực, tri thức và năng lực (như là vốn, thời gian, nguồn
nhân lực, các quá trình, các hệ thống và công nghệ);

4) các hệ thống thông tin, các luồng thông tin và các quá trình ra quyét định (cả chính thức
lẫn phi chính thức);

5) việc đưa vào sử dụng sản phẩm, nguyên vật liệu, các dịch vụ, công cụ, phần mềm, nhà
xưởng và thiết bị mới;

6) các mối quan hệ với, cũng như nhận thức và các giá trị của, người lao động;

7) văn hóa trong tổ chức;

8) các tiêu chuẩn, hướng dẫn và mô hình mà tổ chức áp dụng;

9) hình thức và mức độ của các quan hệ hợp đồng, bao gồm, ví dụ, các hoạt động thuê ngoài;

10) các sắp xếp thời gian làm việc;

11) các điều kiện làm việc;

12) các thay đổi có liên quan đến bất kỳ điều nào ở trên;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 31/45


ISO 45001:2018 (Vi)

A.4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm
khác
Các bên quan tâm, ngoài người lao động, có thể bao gồm:

a) các cơ quan pháp luật và quản lý (địa phương, khu vực, bang / quận, quốc gia hoặc quốc tế);

b) cơ quan quản lý cấp trên;

c) nhà cung cấp, nhà thầu và nhà thầu phụ;

d) đại diện của người lao động;

e) các tổ chức của người lao động (các công đoàn, nghiệp đoàn) và tổ chức của người sử dụng lao
động;

f) chủ sở hữu, cổ đông, khách hàng (clients), khách tham quan, cộng đồng địa phương và hàng xóm
của tổ chức và cộng đồng nói chung;

g) khách hàng (customer), các dịch vụ y tế và các dịch vụ cộng đồng khác, truyền thông, học viện,
các hiệp hội kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ (NGOs);

h) các tổ chức an toàn & sức khỏe nghề nghiệp, các chuyên gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

Một số nhu cầu và mong đợi là bắt buộc; ví dụ, bởi vì chúng đã được đưa vào luật và quy định. Tổ
chức cũng có thể (may) quyết định tự nguyên chấp thuận, hoặc áp dụng, các nhu cầu và mong đợi
khác (như đăng ký tham gia một sáng kiến tình nguyện). Một khi tổ chức áp dụng chúng, chúng
phải được giải quyết khi thực hiện hoạch định và thiết lập hệ thống quản lý OH&S.

A.4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S


Một tổ chức có quyền tự do và linh hoạt để xác định các đường biên giới và áp dụng hệ thống quản
lý OH&S. Các đường biên giới và áp dụng có thể (may) bao gồm toàn bộ tổ chức, hoặc (các) phần cụ
thể của tổ chức, quy định lãnh đạo cao nhất của phần đó của tổ chức có chức năng, trách nhiệm và
quyền hạn đối với việc thiết lập một hệ thống quản lý OH&S.

Độ tin cậy của hệ thống quản lý OH&S của tổ chức sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn các đường biên
giới. Phạm vi không nên được sử dụng để loại trừ các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ co hoặc
có thể (can) tác động đến kết quả hoạt động OH&S của tổ chức, hoặc để trốn tránh các yêu cầu
pháp luật và các yêu cầu khác. Phạm vi là một tuyên bố thực tế và đại diện co các hoạt động của tổ
chức bao gồm trong các đường biên giới của hệ thống quản lý OH&S không nên gây hiểu lầm cho
các bên quan tâm.

A.4.4 Hệ thống quản lý OH&S


Tổ chức có quyền, trách nhiệm giải trình và tự quyết để quyết định cách thức đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của tiêu chuẩn này, bao gồm độ chi tiết và mức độ:

a) thiết lập lập một hoặc nhiều quá trình để có tin cậy rằng chúng đang được kiểm soát, thực hiện
như hoạch định và đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S;

b) tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S vào các quá trình tác nghiệp đa dạng của mình
(ví dụ như thiết kế và phát triển, mua hàng, quản lý nguồn nhân lực, bán hàng và marketing).

Nếu tiêu chuẩn này được áp dụng cho (các) phần cụ thể của một tổ chức, các chính sách và các quá
trình xây dựng bởi các phần khác của tổ chức có thể (can) được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn này, với điều kiện là chúng có thể áp dụng cho (các) phần cụ thể đó và phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các ví dụ bao gồm tích hợp các chính sách OH&S, các chương trình
giáo dục, đào tạo và trang bị năng lực, và các kiểm soát mua hàng.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 32/45


ISO 45001:2018 (Vi)

A.5 Vai trò lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
A.5.1 Vai trò lãnh đạo và sự cam kết
Vai trò lãnh đạo và sự cam kết từ lãnh đạo cao nhất của tổ chức, bao gồm nhận thức, trách nhiệm
đáp ứng, hoạt động hỗ trợ và phản hồi, là quan trọng đối với sự thành công của hệ thống quản lý
OH&S và đạt được các đầu ra sự kiến của nó; do đó, lãnh đạo cao nhất xác định các trách nhiệm cụ
thể đòi hỏi họ tham gia hoặc để họ chỉ đạo.

Một văn hóa ủng hộ hệ thống quản lý OH&S của tổ chức được xác định bởi lãnh đạo cao nhất và là
sản phẩm của các giá trị cá nhân, giá trị nhóm, thái độ, thực hành quản trị, nhận thức, năng lực và
nền tảng của các hoạt động được xác định cam kết với, và kiểu và khả năng của, hệ thống quản lý
OH&S. Nó được đặc trưng bởi, nhưng không giới hạn về, chủ động tham gia của người lao động, sự
hợp tác và trao đổi thông tin đựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ nhận thức về tầm quan trọng
của hệ thống quản lý OH&S bằng cách chủ động tham gia trong việc tìm kiếm phát hiện các cơ hội
OH&S và tin cậy và hiệu lực của các biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ. Một cách quan trọng mà lãnh
đạo cao nhất chứng minh vai trò lãnh đạo là khuyến khích người lao động báo cáo sự cố, mối nguy,
các rủi ro và các cơ hội và bằng cách bảo vệ người lao động khỏi trả thù, như là đe dọa sa thải hoặc
hành động kỷ luật, khi họ làm như vậy.

A.5.2 Chính sách OH&S


Chính sách OH&S là một tập hợp các nguyên tắc được tuyên bố như các cam kết về những gì lãnh
đạo cấp cao chỉ ra định hướng lâu dài của tổ chức để ủng hộ và cải tiến liên tục kết quả hoạt động
OH&S của mình. Chính sách OH&S cung cấp một định hướng tổng thể, cũng như là một khuôn khổ
cho tổ chức thiết lập các mục tiêu của mình và thực hiện các hành động để đạt được các đầu ra dự
kiến của hệ thống quản lý OH&S.

Các cam kết này sau đó được phản ảnh trong các quá trình mà tổ chức thiết lập để đảm bảo một
cách đáng tin cậy về hệ thống quản lý OH&S (bao gồm giải quyết các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn
này).

Thuật ngữ “giảm thiểu” (minimize) được sử dụng trong mối liên hệ đến các rủi ro OH&S để chỉ ra
các khát vọng của tổ chức đối với hệ thống OH&S của mình. Thuật ngữ “giảm” (reduce) được sử
dụng để mô tả quá trình để đạt được điều này.

Trong khi phát triển chính sách OH&S, tổ chức nên xem xét tính nhất quán nó và sự kết hợp với các
chính sách khác.

A.5.3 Vai trò tổ chức, các trách nhiệm và quyền hạn


Những người tham gia vào hệ thống quản lý OH&S cần phải hiểu biết rõ ràng về vai trò, (các) trách
nhiệm và (các) quyền hạn của họ trong việc đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý
OH&S.

Trong khi lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chung và có quyền hạn chung đối với hệ thống quản
lý OH&S, mỗi người tại nơi làm việc cần có trách nhiệm không chỉ đối với sức khỏe và an toàn của
chính bản thân họ, nhưng cũng có trách nhiệm đối với an toàn và sức khỏe của người khác.

Lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm giải trình có nghĩa là có thể trả lời được cho các quyết định và
hành động với các cơ quan quản lý của tổ chức, cơ quan luật pháp và, mở rộng hơn, các bên quan
tâm của tổ chức. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm sau cùng và liên quan đến người chịu trách nhiệm
nếu điều gì đó không được thực hiện, không được thực hiện đúng, không làm việc hoặc không đạt
được mục tiêu.

Người lao động cần được cho phép để báo cáo về các tình trạng nguy hại mà có thể (can) đòi hỏi
thực hiện hành động. Họ nên được phép báo cáo các quan ngại đến cấp thẩm quyền có trách nhiệm
như được yêu cầu, mà không có đe dọa bị sa thải, kỷ luật hoặc các hình thức khác như là trả thù.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 33/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Các vai trò và trách nhiệm cụ thể đã xác định ở 5.3 có thể (may) được chỉ định cho một cá nhân,
được chia sẻ giữa vài cá nhân, hoặc chỉ định cho một thành viên của lãnh đạo cao nhất.

A.5.4 Tham gia và tham vấn của người lao động


Tham gia và tham vấn của người lao động, và của đại diện người lao động, nếu có họ, có thể (can) là
yếu tố chính của thành công của hệ thống quản lý OH&S và cần khuyến khích trong tất cả các quá
trình đã được tổ chức thiết lập.

Tham vấn hàm ý một sự đối thoại trao đổi thông tin hai chiều. Tham vấn kịp thời các thông tin cần
thiết cho người lao động, và đại diện người lao động, nếu có họ, để cung cấp thông tin phản hồi để
được xem xét bởi tổ chức trước khi ra một quyết định.

Sự tham gia cho phép người lao động đóng góp vào các quá trình ra quyết định về đo lường kết quả
hoạt động OH&S và đề xuất các thay đổi.

Việc tiếp nhận các đề xuất sẽ hiệu quả hơn nếu người lao động không sợ mối đe dọa sa thải, hành
động kỷ luật hoặc các trả thù khác khi họ làm điều đó.

A.6 Hoạch định


A.6.1 Các hành động giải quyết rủi ro & cơ hội
A. 6.1.1 Khái quát

Hoạch định không phải là một sự kiện đơn lẻ, nhưng nó là một quá trình liên tục, thích ứng với thay
đổi hoàn cảnh và liên tục xác định các rủi ro và cơ hội, cả đối với người lao động và đối với hệ thống
quản lý OH&S.

Các tác động không mong muốn có thể bao gồm tổn thương và sức khỏe kém liên quan đến công
việc, sự không phù hợp với các yêu cầu luật pháp và với các yêu cầu khác, hoặc tổn hại hình ảnh, uy
tín.

Hoạch định xem xét đến các mối quan hệ và các mối tương tác giữa các hoạt động và các yêu cầu
đối với hệ thống quản lý như một tổng thể.

Các cơ hội OH&S đề cập đến nhận diện các mối nguy, các thức chúng được trao đổi thông tin, và
phân tích và giải nhẹ các mối nguy đã biết. Các cơ hội khác đề cập đến các chiến lược cải tiến hệ
thống.

Các ví dụ cơ hội cải tiến kết quả hoạt động OH&S:

a) kiểm tra và đánh giá các chức năng hoạt động;

b) phân tích JSA (job safety analysis) và các đánh giá liên quan đến nhiệm vụ;

c) cải tiến kết quả hoạt động OH&S bằng cách giảm bớt công việc đơn điệu hoặc tỷ lệ công việc đã
được xác định là nguy hại tiềm ẩn;

d) giấy phép làm việc và các biện pháp kiểm soát và được công nhận khác;

e) điều tra sự cố hoặc sự không phù hợp và các hành động khắc phục;

f) tư thế lao động (ergonomic) và các đánh giá liên quan đến ngăn ngừa tổn thương.

Các ví dụ về cơ hội cải tiến kết quả hoạt động OH&S:

– tích hợp các yêu cầu an toàn & sức khỏe nghề nghiệp ở giai đoạn sớm nhất của vòng đời của cơ sở
hạ tầng, thiết bị hoặc quá trình hoạch định tái phân bổ cơ sở hạ tầng, quá trình thiết kế lại hoặc
thay thế máy móc thiết bị và nhà máy;

– sử dụng công nghệ mới để cải tiến kết quả hoạt động OH&S;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 34/45


ISO 45001:2018 (Vi)

– cải thiện văn hóa an toàn & sức khỏe nghề nghiệp, như là bằng cách nâng cao năng lực liên quan
đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp vượt trên các yêu cầu hoặc khuyến khích người người lao động
báo cáo sự cố kịp thời;

– cải thiện sự rõ ràng của hỗ trợ của lãnh đạo cao nhất đối với hệ thống quản lý OH&S;

– nâng cao (các) quá trình điều tra sự cố;

– cải tiến (các) quá trình cho sự tham gia và tham vấn của người lao dộng;

– đối sánh, bao gồm xem xét cả kết quả hoạt động trong quá khứ của tổ chức và kết quả hoạt động
của các tổ chức khác;

– hợp tác trong các diễn đàn tập trung vào các chủ đề nhằm xử lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

A. 6.1.2 Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro và cơ hội

A. 6.1.2.1 Nhận diện mối nguy

Liên tục chủ động nhận diện mối nguy bắt đầu từ giai đoạn thiết kế ý tưởng của bất kỳ nơi làm việc,
nhà xưởng, sản phẩm hoặc tổ chức mới nào. Nó cần tiếp diễn vì thiết kế là chi tiết và sau đó đưa vào
trong điều hành hoạt động, cũng như cần liên tục trong suốt vòng đời để phản ảnh tình trạng hiện
tại, các thay đổi và các hoạt động trong tương lai.

Trong khi tiêu chuẩn này không giải quyết an toàn sản phẩm (ví dụ an toàn đối với người dùng cuối
của sản phẩm), các mối nguy đối với người lao động xảy ra trong quá trình sản xuất, xây dựng, lắp
đặt hoặc thử nghiệm sản phẩm cần được xem xét.

Nhận diện mối nguy giúp tổ chức nhận ra và hiểu rõ các mối nguy tại nơi làm việc và đối với người
lao động, nhằm đánh giá, xác định mức độ ưu tiên và loại trừ mối nguy hoặc giảm thiểu rủi ro
OH&S.

Các mối nguy có thể là vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý học, cơ học, điện hoặc là dựa trên chuyển
động và năng lượng.

Danh sách cung cấp tại 6.1.2.1 không phải là đã đầy đủ.

CHÚ THÍCH: Các nội dung được đánh số từ mục a) đến mục f) trong danh sách bên dưới không
tương ứng một cách chính xác với nội dung được đánh số ở các mục quy định tại 6.1.2.1.

(các) Quá trình nhận diện mối nguy của tổ chức cần xem xét:

a) các hoạt động và tình trạng thường xuyên và không thường xuyên:

1) các hoạt động và tình trạng thường xuyên tạo ra các mối nguy trong các hoạt động từ ngày
ngày qua ngày khác và các hoạt động làm việc thông thường;

2) các hoạt động và tình trạng không thường xuyên là ít khi xảy ra hoặc không được hoạch
định trước;

3) các hoạt động ngắn hạn hoặc lâu dài có thể tạo ra các mối nguy khác nhau;

b) các tác nhân con người:

1) liên quan đến năng lực, các giới hạn và các đặc điểm khác của con người;

2) thông tin cần được áp dụng đối với công cụ, máy móc thiết bị, các hệ thống và môi trường
đối với an toàn, thích hợp cho con người sử dụng;

3) cần giải quyết ba khía cạnh: hoạt động, người lao động và tổ chức, và cách thức các khía
cạnh này tương tác và tác động đến an toàn & sức khỏe nghề nghiệp;

c) các mối nguy mới hoặc thay đổi:

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 35/45


ISO 45001:2018 (Vi)

1) có thể phát sinh khi các quá trình làm việc bị xuống cấp, điều chỉnh, được áp dụng hoặc
tốt lên như là một kết quả của sự quen thuộc hoặc thay đổi của hoàn cảnh;

2) hiểu rõ cách thức công việc thực tế được thực hiện (ví dụ quan sát và thảo luận các mối
nguy với người lao động) có thể (can) xác định liệu các rủi ro OH&S gia tăng hay giảm
xuống;

d) các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn:

1) các tình huống ngoài dự kiến yêu cầu một phản ứng ngay lập tức (ví dụ máy bị bốc cháy
trong khu vực làm việc, hoặc một thảm họa tự nhiên tại gần nơi làm việc hoặc ở nơi khác mà
người lao động đang thực hiện các hoạt động có liên quan đến công việc);

2) các tình huống bao gồm như cư dân náo động tại vị trí mà người lao động đang thực hiện
các hoạt động liên quan đến công việc đòi hỏi họ phải sơ tán khẩn cấp;

e) con người:

1) những người gần với nơi làm việc có thể (could) bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ
chức (ví dụ người băng ngang, nhà thầu hoặc hàng xóm);

2) người lao động tại vị trí không thuộc sự kiểm soát trực tiếp của tổ chức, như những người
lao động làm việc di động hoặc người lao động di chuyển để thực hiện các hoạt động liên
quan đến công việc tại các vị trí khác (ví dụ người chuyển phát bưu kiện, tài xế, dịch vụ đưa
đón nhân sự đến và làm việc tại nơi của khách hàng);

3) người lao động làm việc tại nhà, hoặc người làm việc một mình;

f) các thay đổi về tri thức, và thông tin về, các mối nguy:

1) nguồn của tri thức, thông tin và hiểu biết mới về mối nguy có thể (can) bao gồm các tài
liệu được phát hành, nghiên cứu và phát triển, phản hồi từ người lao động và xem xét kinh
nghiệm điều hành của chính tổ chức;

2) các nguồn này có thể (can) cung cấp thông tin mới về mối nguy và rủi ro OH&S.

A. 6.1.2.2 Đánh giá rủi ro OH&S và các rủi ro khác đối với hệ thống quản lý OH&S

Một tổ chức có thể (can) sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro OH&S như một
phần của chiến lược chung đối với việc giải quyết các mối nguy hoặc các hoạt động khác nhau.
Phương pháp và độ phức tạp của đánh giá không phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, nhưng dựa trên
các mối nguy liên quan với các hoạt động của tổ chức.

Các rủi ro khác đối với hệ thống quản lý OH&S cũng cần được đánh giá bằng cách sử dụng các
phương pháp thích hợp.

Các quá trình đánh giá rủi ro đối với hệ thống quản lý OH&S cần xem xét các điều hành hàng ngày
và các quyết định (ví dụ các thời điểm cao điểm, tái cấu trúc) cũng như các vấn đề bên ngoài (ví dụ
thay đổi của nền kinh tế). Các phương pháp có thể bao gồm tham vấn liên tục của người lao động bị
ảnh hưởng bởi các hoạt động hàng ngày (ví dụ thay đổi khối lượng công việc), theo dõi và trao đổi
thông tin các yêu cầu pháp luật mới và các yêu cầu khác (ví dụ: sửa đổi luật định, cập nhật thỏa ước
tập thể có liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp), và đảm bảo các nguồn lực đáp ứng các
yêu cầu hiện tại và các nhu cầu thay đổi ( ví dụ đào tạo về hoặc mua hàng, các thiết bị được cải tiến
mới hoặc nhà cung cấp mới).

A. 6.1.2.3 Đánh giá các cơ hội OH&S và các cơ hội khác đối với hệ thống quản lý OH&S

Quá trình đánh giá cần xem xét các cơ hội OH&S và các cơ hội khác đã xác định, lợi ích và khả năng
cải tiến kết quả hoạt động OH&S.

A. 6.1.3 Xác định các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác

a) Các yêu cầu luật pháp có thể (can) bao gồm:

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 36/45


ISO 45001:2018 (Vi)

1) luật định (quốc gia, khu vực hay quốc tế), bao gồm chế định và quy định;

2) các nghị định và chỉ thị;

3) các yêu cầu phát hành bởi cơ quan luật pháp;

4) giấy phép, cấp bằng hoặc các dạng thức khác của sự cấp phép;

5) phán quyết của tòa hoặc các thủ tục hành chính của tòa;

6) hiệp ước, công ước, nghi thức;

7) các thỏa ước tập thể.

b) Các yêu cầu khác có thể (can) bao gồm:

1) các yêu cầu của tổ chức;

2) các điều kiện hợp đồng;

3) các thỏa thuận thuê mướn lao động;

4) các thỏa thuận với các bên quan tâm;

5) các thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về sức khỏe;

6) các tiêu chuẩn không phải là quy định, các tiêu chuẩn và hướng dẫn được công nhận;

7) các nguyên tắc, quy phạm thực hành, tiêu chuẩn kỹ thuật và điều lệ tình nguyện áp dụng;

8) các cam kết cộng đồng của tổ chức hoặc của tổ chức quản lý cấp trên.

A. 6.1.4 Hoạch định hành động

Các hành động được hoạch định cần được quản lý thông qua hệ thống quản lý OH&S và cần được
tích hợp với các quá trình tác nghiệp khác, như là các quá trình được thiết lập cho quản lý môi
trường, chất lượng, kinh doanh liên tục, rủi ro, tài chính hoặc nguồn nhân lực. Việc thực hiện các
hành động được mong đợi để đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S.

Khi đánh giá các rủi ro OH&S và các rủi ro khác đã được nhận diện cần kiểm soát, việc hoạch định
hành động xác định cách mà những điều này được thực hiện trong điều hành (xem Điều khoản 8); ví
dụ, xác định liệu có tích hợp các kiểm soát vào hướng dẫn công việc hoặc vào các hành động cải
thiện năng lực không. Các kiểm soát khác có thể thực hiện dưới dạng đo lường hoặc theo dõi (xem
Điều khoản 9).

Các hành động để giải quyết rủi ro & cơ hội cũng cần được xem xét dưới góc độ quản lý sự thay đổi
(xem 8.1.3) để đảm bảo không đưa đến các hệ quả không mong muốn.

A.6.2 Mục tiêu OH&S và hoạch định để đạt được mục tiêu
A. 6.2.1 Mục tiêu OH&S

Mục tiêu OH&S được thiết lập để duy trì và cải thiện kết quả hoạt động OH&S. Các mục tiêu cần
liên quan đến các rủi ro và cơ hội và các tiêu chí kết quả hoạt động mà tổ chức đã xác định là cần
thiết cho việc đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S.

Các mục tiêu OH&S có thể (can) tích hợp với các mục tiêu kinh doanh khác và nên được thiết lập ở
các chức năng và các cấp thích hợp. Các mục tiêu có thể ở cấp độ chiến lược, chiến thuật hoặc điều
hành:

a) các mục tiêu chiến lược có thể (can) được thiết lập để cải tiến kết quả hoạt động chung của hệ
thống quản lý OH&S (ví dụ loại bỏ tiếng ồn);

b) các mục tiêu chiến thuật có thể (can) thiết lập ở cấp độ xưởng, dự án hoặc quá trình (ví dụgiảm
tiếng ồn tại nguồn);

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 37/45


ISO 45001:2018 (Vi)

c) các mục tiêu điều hành có thể (can) được thiết lập ở múc độ hoạt động (ví dụ bao che từng cái
máy để giảm tiếng ồn).

Việc đo lường các mục tiêu OH&S có thể (can) là định lượng hoặc định tính. Đo lường định tính có
thể (can) là xấp xỉ, như là những gì đạt được từ khảo sát, phỏng vấn hoặc quan sát. Không yêu cầu
tổ chức phải thiết lập mục tiêu OH&S cho từng rủi ro và cơ hội mà tổ chức xác định được.

A. 6.2.2 Hoạch định để đạt được mục tiêu OH&S

Tổ chức có thể (can) lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu riêng lẻ hay gộp chung. Các kế hoạch có
thể (can) được xây dựng cho nhiều mục tiêu khi cần thiết.

Tổ chức nên kiểm tra các nguồn lực được yêu cầu (ví dụ tài chính, nhân sự, thiết bị, cơ sở hạ tầng)
để đạt được các mục tiêu.

Khi có thể, mỗi mục tiêu nên liên hệ đến một chỉ số đo, có thể (can) là chiến lược, chiến thuật hay
điều hành.

A.7 Hỗ trợ
A.7.1 Các nguồn lực
Các ví dụ về các nguồn lực bao gồm con người, tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công nghệ và tài chính.

Các ví dụ về cơ sở hạ tầng bao gồm các tòa nhà, nhà máy, thiết bị, hệ thống phụ trợ, công nghệ
thông tin và hệ thống thông tin, các hệ thống ngăn ngừa khẩn cấp của của tổ chức.

A.7.2 Năng lực


Năng lực của người lao động nên bao gồm tri thức và kỹ năng cần thiết để nhận diện thích hợp các
mối nguy và xử lý các rủi ro OH&S liên quan đến công việc và nơi làm việc của họ.

Khi xác định năng lực cho mỗi vai trò, tổ chức cần xem xét (take into account) những nội dung như:

a) giáo dục, đào tạo, bằng cấp và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện vai trò và tái đào tạo cần thiết
để duy trì năng lực;

b) môi trường làm việc;

c) các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát có được từ (các) quá trình đánh giá rủi ro;

d) các yêu cầu có thể áp dụng được đối với hệ thống quản lý OH&S;

e) các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác;

f) chính sách OH&S;

g) các hệ quả có thể có của sự phù hợp và không phù hợp, bao gồm cả tác động đến sức khỏe và an
toàn của người lao động;

h) giá trị của việc tham gia của người lao động vào hệ thống quản lý OH&S dựa trên hiểu biết và kỹ
năng của họ;

i) các nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan đến vai trò;

j) năng lực cá nhân, bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng về ngôn ngữ, ít học hoặc khuyết tật;

k) các cập nhật liên quan về năng lực yêu cầu bởi thay đổi bối cảnh hoặc công việc.

Người lao động có thể trợ giúp tổ chức trong việc xác định năng lực cần thiết cho các vai trò.

Người lao động nên có năng lực cần thiết để đưa họ ra khỏi tình huống sắp có nguy hiểm và nguy
hiểm. Theo mục đích này, điều quan trọng là người lao động đã được cung cấp đào tạo đầy đủ về
các mối nguy và rủi ro có liên quan đến công việc của họ.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 38/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Khi thích hợp, người lao động cần nhận được các đào tạo được yêu cầu để cho phép họ thực hiện
các chức năng đại diện của họ đối với an toàn & sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả.

A.7.3 Nhận thức


Ngoài ra đối với người lao động (đặc biệt là người lao động tạm thời), nhà thầu, khách tham quan và
bất kỳ bên nào khác cần được trang bị nhận thức về rủi ro OH&S mà họ đối mặt.

A.7.4 Trao đổi thông tin


(Các) quá trình trao đổi thông tin được thiết lập bởi tổ chức cần cung cấp việc thu thập, cập nhật và
phổ biến thông tin. Cần đảm bảo rằng thông tin thích hợp được cung cấp, được nhận và có thể hiểu
được đối với tất cả người lao động và các bên quan tâm có liên quan.

A.7.5 Thông tin được lập thành văn bản


Điều quan trọng để giữ cho độ mức tạp của thông tin được lập thành văn bản ở mức thấp nhất có
thể để đồng thời đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và đơn giản.

Điều này nên bao gồm thông tin dạng văn bản liên quan đến hoạch định để giải quyết các yêu cầu
luật pháp và các yêu cầu khác và về việc đánh giá hiệu lực của các hành động này.

Các hành động được mô tả ở 7.5.3 đặc biệt nhắm đến ngăn ngừa sử dụng không mong muốn các
thông tin được lập thành văn bản đã lỗi thời.

Các ví dụ bảo mật thông tin bao gồm thông tin cá nhân và thông tin về sức khỏe.

A.8 Điều hành


A.8.1 Hoạch định điều hành và kiểm soát
A.8.1.1 Khái quát

Hoạch định điều hành và kiểm soát các quá trình cần được thiết lập và thực hiện khi cần để nâng
cao sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, bằng việc loại trừ các mối nguy hoặc, nếu không thực tế, thì
giảm các rủi ro OH&S đến mức độ thấp hợp lý đối với lĩnh vực hoạt động và các hoạt động.

Ví dụ kiểm soát điều hành của các quá trình bao gồm:

a) sử dụng các thủ tục và hệ thống làm việc;

b) đảm bảo năng lực của người lao động;

c) thiết lập chương trình kiểm tra và bảo trì dự báo hoặc bảo trì phòng ngừa;

d) các tiêu chuẩn cho việc mua hàng hóa và dịch vụ;

e) áp dụng các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác, hoặc các hướng dẫn sử dụng của nhà sản
xuất thiết bị;

f) các kiểm soát kỹ thuật và kiểm soát thủ tục hành chính;

g) công việc thích hợp với người lao động, ví dụ bằng cách:

1) xác định, hoặc xác định lại, cách thức tổ chức công việc;

2) đào tạo (tập sự) người lao động mới.

3) xác dịnh, hoặc xác định lại, các quá trình và môi trường làm việc;

4) sử dụng các tiếp cận tư thế lao động (ergonomic) khi thiết kế mới, hoặc điều chỉnh, nơi
làm việc, thiết bị, ….

A.8.1.2 Loại trừ mối nguy và giảm rủi ro OH&S

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 39/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Cấu trúc bậc kiểm soát nhằm cung cấp một cách tiếp cận hệ thống để nâng cao an toàn & sức khỏe
nghề nghiệp, loại trừ mối nguy, và giảm hoặc kiểm soát rủi ro OH&S. Mỗi kiểm soát được xem là ít
hiệu quả hơn biện pháp trước đó. Thường kết hợp vài kiểm soát để đạt được thành công trong việc
giảm rủi ro OH&S đến mức thấp hợp lý.

Các ví dụ bên dưới cung cấp cá biện pháp minh họa có thể được thực hiện tại từng mức.

a) Loại trừ: loại bỏ mối nguy; dừng sử dụng các hóa chất nguy hại; áp dụng cách tiếp cận tư thế lao
động (ergonomic) khi hoạch định nơi làm việc mới; loại trừ công việc đơn điệu hoặc công việc có thể
gây căng thẳng (stress); loại bỏ xe nâng hàng ra khỏi một khu vực.

b) Thay thế: thay thế mối nguy hại này bằng mối nguy hại khác ít nguy hại hơn; thay đổi để giải
quyết khiếu nại của khách hàng với hướng dẫn trực tuyến; chống lại rủi ro OH&S tại nguồn; thích
ứng với tiến bộ kỹ thuật (ví dụ thay thế mực dung môi bằng mực nước; thay vật liệu nền nhà gây
trơn trợt; yêu cầu sử dụng thiết bị điện áp thấp).

c) Các kiểm soát kỹ thuật, tổ chức lại công việc hoặc cả hai: tách con người ra khỏi mối nguy; thực
hiện tập hợp các biện pháp bảo vệ (ví dụ tách biệt, bảo vệ thiết bị, hệ thống thông khí); giải quyết
cơ chế xử lý; giảm thiểu tiếng ồn; bảo vệ khỏi ngã cao từ trên cao bằng cách sử dụng dây an toàn; tổ
chức lại công việc để tránh để tình trạng làm việc một mình, giờ làm việc không lành mạnh và khối
lượng công việc, hoặc để ngăn ngừa ngược đãi.

d) Các kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm đào tạo: đào tạo hướng dẫn (hội nhập) về kiểm tra an
toàn thiết bị; đào tạo hướng dẫn ngăn ngừa ức hiếp và quấy rối; quản lý an toàn & sức khỏe phối
hợp với các hoạt động của nhà thầu; đào tạo ban đầu; giấy phép lái xe nâng; cung cấp hướng dẫn về
cách báo cáo sự cố, sự không phù hợp và các trường hợp đe dọa, bắt nạt mà không sợ bị trả thù;
thay đổi mô hình làm việc (ví dụ ca) của người lao động; quản lý một chương trình giám sát sức
khỏe hoặc y tế đối với người lao động người đã được nhận biết ở mức rủi ro (ví dụ liên quan đến
thính lực, run tay, rối loạn hô hấp, lối loại về da hoặc phơi nhiễm); cung cấp các hướng dẫn thích
hợp cho người lao động (ví dụ: đưa vào các quá trình kiểm soát).

e) Thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE): cung cấp đầy đủ PPE, bao gồm quần áo vào hướng dẫn sử dụng và
bảo trì PPE (ví dụ giày bảo hộ, kính bảo hộ, bảo vệ tai, găng tay).

A.8.1.3 Quản lý thay đổi

Mục tiêu của một quá trình quản lý sự thay đổi là để nâng cao an toàn và sức khỏe nghề nghiệp khi
làm việc bằng cách giảm thiểu việc đưa vào môi trường làm việc các mối nguy và rủi ro OH&S mới
khi các thay đổi xảy ra (ví dụ: với công nghệ, thiết bị, nhà xưởng, thực hành và thủ tục làm việc,
thiết kế tiêu chuẩn kỹ thuật, nguyên vật liệu thô, nhân viên, tiêu chuẩn và quy định). Phụ thuộc vào
bản chất của một thay đổi được mong đợi, tổ chức có thể sử dụng (các) phương pháp tiếp cận thích
hợp (ví dụ xem xét thiết kế) để đánh giá các rủi ro OH&S và các cơ hội OH&S của thay đổi. Nhu cầu
quản lý thay đỏi có thể (can) là đầu ra của hoạch định (xem 6.1.4).

A.8.1.4 Mua hàng

A.8.1.4.1 Khái quát

(Các) quá trình mua hàng cần được sử dụng để xác định, đánh giá và loại bỏ các mối nguy, và để
giảm thiểu rủi ro OH&S liên quan đến, ví dụ, sản phẩm, nguyên vật liệu hoặc chất nguy hại, nguyên
vật liệu thô, thiết bị, hoặc dịch vụ trước khi chúng được đưa vào nơi làm việc.

(Các) quá trình mua hàng của tổ chức cần giải quyết các yêu cầu bao gồm, ví dụ, cung cấp, thiết bị,
nguyên liệu thô, và các hàng hóa và dịch vụ khác liên quan được mua bởi tổ chức để phù hợp với uệ
thống quản lý OH&S. Quá trình cũng cần giải quyết mọi nhu cầu tham vấn (5.4) và trao đổi thông
tin (7.4).

Tổ chức cần xác nhận thiết bị, lắp đặt và nguyên vật liệu là an toàn cho người lao động sử dụng
bằng cách:

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 40/45


ISO 45001:2018 (Vi)

a) thiết bị được chuyển giao đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và được thử nghiệm để đảm bảo nó làm
việc như dự kiến;

b) cài đặt được vận hành (thử) để đảm bảo chúng hoạt động đúng như thiết kế;

c) nguyên vật liệu được chuyển giao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

d) mọi yêu cầu sử dụng, khuyến cáo hoặc các biện pháp bảo vệ khác được truyền đạt và sẵn có
chúng;

A.8.1.4.2 Nhà thầu

Nhu cầu hợp tác thừa nhận một số nhà thầu (ví dụ nhà cung cấp bên ngoài) có kiến thức, kỹ năng,
phương pháp và phương tiện chuyên môn.

Các ví dụ về hoạt động và điều hành của nhà thầu bao gồm bảo trì, xây dựng, điều hành, bảo vệ, vệ
sinh và một số chức năng khác. Nhà thầu có thể (can) cũng bao gồm các nhà tư vấn hoặc các
chuyên gia về quản trị hành chánh, kế toán hoặc các chức năng khác. Việc chỉ định các hoạt động
cho nhà thầu không loại trừ trách nhiệm của tổ chức đối với an toàn & sức khỏe nghề nghiệp của
người lao động.

Một tổ chức có thể (can) đạt được sự phối hợp với các hoạt động của nhà thầu của mình thông qua
việc sử dụng hợp đồng xác định một cách rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia. Một tổ chức có
thể (can) sử dụng nhiều công cụ để đảm bảo kết quả hoạt động OH&S của nhà thầu tại nơi làm việc
(ví dụ cơ chế giải thưởng hợp đồng hoặc các tiêu chí tiền đánh giá có xem xét đến kết quả hoạt
động về an toàn và sức khỏe trong quá khứ, đào tạo về an toàn, hoặc năng lực về an toàn và sức
khỏe, cũng như các yêu cầu trong hợp đồng).

Khi hợp tác với các nhà thầu, tổ chức cần xem xét việc báo cáo các mối nguy giữa mình và nhà thầu
của mình, kiểm soát người lao động tiếp cận đến các khu vực độc hại, và các thủ tục trong trường
hợp khẩn cấp. Tổ chức cần quy định cách thức nhà thầu sẽ phối hợp các hoạt động của họ với các
quá trình của hệ thống quản lý OH&S của tổ chức (ví dụ các quy định đối với kiểm soát tại lối vào,
vào trong khu vực chật hẹp, đánh giá phơi nhiễm và quá trình quản lý an toàn) và cho việc báo cáo
các sự cố.

Tổ chức cần xác nhận rằng các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ của họ trước khi
cho phép họ thực hiện các công việc, ví dụ, bằng các xác nhận rằng:

a) các hồ sơ về kết quả hoạt động OH&S được thỏa mãn;

b) các tiêu chí về bằng cấp, kinh nghiệm và năng lực đối với người lao động được quy định và đáp
ứng (ví dụ thông qua đào tạo);

c) các nguồn lực, thiết bị và sự chuẩn bị cho công việc là đầy đủ và sẵn sàng để làm việc.

A.8.1.4.3 Thuê ngoài

Khi thuê ngoài, tổ chức cần phải kiểm soát các chức năng và (các) quá trình được thuê ngoài để đạt
được (các) đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S. Trong các chức năng và quá trình thuê
ngoài, trách nhiệm đối với việc phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này thuộc về tổ chức.

Tổ chức cần thiết lập mức độ kiểm soát đối với (các) chức năng hoặc (các) quá trình thuê ngoài dựa
vào các yếu tố như:

– khả năng của tổ chức bên ngoài đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S của tổ chức;

– năng lực kỹ thuật của tổ chức để xác định các kiểm soát thích hợp hoặc đánh giá tính thỏa đáng
của các kiểm soát;

– tác động có thể có của các quá trình hoặc chức năng được thuê ngoài đối với khả năng của tổ chức
trong việc đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S của mình;

– mức độ các quá trình hoặc chức năng được thuê ngoài được chia sẻ;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 41/45


ISO 45001:2018 (Vi)

– năng lực của tổ chức trong việc đạt được kiểm soát cần thiết trong việc áp dụng quá trình mua
hàng của mình;

– cơ hội cải tiến.

Tại một số quốc gia, yêu cầu luật định giải quyết các quá trình và chức năng thuê ngoài.

A.8.2 Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp


Các kế hoạch chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp có thể (can) bao gồm các sự kiện tự nhiên, kỹ thuật
và do con người xảy ra trong hoặc ngoài giờ làm việc bình thường.

A.9 Đánh giá kết quả hoạt động


A.9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động
A.9.1.1 Khái quát

Nhằm đạt được các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý OH&S, các quá trình cần được theo dõi, đo
lường và phân tích.

a) Các ví dụ về điều gì cần được theo dõi và đo lường có thể (can) bao gồm, nhưng không giới hạn:

1) các khiếu nại về sức khỏe nghề nghiệp, sức khỏe của người lao động (thông qua khảo sát)
và môi trường làm việc;

2) các sự cố, tổn thương và sức khỏe kém, và khiếu nại, bao gồm các xu hướng liên quan đến
công việc;

3) hiệu lực của các kiểm soát điều hành và diễn tập ứng phó tình huống khẩn cấp, hoặc cần
điều chỉnh hoặc đưa vào áp dụng kiểm soát mới;

4) năng lực.

b) Các ví dụ về điều gì cần được theo dõi và đo lường để đánh giá sự tuân thủ đầy đủ các yêu cầu
luật pháp có thể (can) bao gồm, nhưng không giới hạn:

1) các yêu cầu luật pháp đã được xác định (ví dụ là tất cả các yêu cầu luật pháp đã được xác
định, và liệu thông tin được lập thành văn bản của tổ chức về chúng có được cập nhật
không);

2) các thỏa ước tập thể (khi luật định bắt buộc);

3) tình trạng của sự tuân thủ đã xác định;

c) Các ví dụ về điều gì cần được theo dõi và đo lường để đánh giá sự tuân thủ đầy đủ các yêu cầu
khác có thể (can) bao gồm, nhưng không giới hạn:

1) các thỏa ước tập thể (khi luật không bắt buộc);

2) các tiêu chuẩn và quy phạm;

3) các chính sách của tập đoàn và các chính sách khác, các quy định của tập đoàn;

4) các yêu cầu bảo hiểm;

d) Tiêu chí gì mà tổ chức có thể (can) sử dụng để làm cơ sở so sánh kết quả hoạt động của mình

1) Các ví dụ về đối sánh:

i) với tổ chức khác;

ii) các tiêu chuẩn và quy phạm;

iii) mục tiêu và quy phạm của chính tổ chức;

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 42/45


ISO 45001:2018 (Vi)

iv) thống kê về OH&S.

2) Để đo lường tiêu chí, chỉ số đặc biệt được sử dụng; ví dụ:

i) nếu chỉ tiêu là một so sánh về các sự cố, tổ chức có thể (may) chọn cách xem xét về
tần suất, loại, mức độ nghiêm trọng hoặc số các sự cố; thì chỉ số có thể là tỷ lệ cho mỗi
chỉ tiêu này;

ii) nếu chỉ tiêu là một so sánh về mức độ hoàn thành các khắc phục, thì chỉ số có thể là
phần trăm hoàn thành đúng hạn.

Việc theo dõi có thể (can) bao gồm kiểm tra, giám sát, quan sát quan trọng hoặc xác định liên tục
tình trạng để nhận biết sự thay đổi mức độ kết quả hoạt động được yêu cầu hay được mong đợi. Việc
theo dõi có thể (can) được áp dụng đối với hệ thống quản lý OH&S, với các quá trình hoặc với các
kiểm soát. Các ví dụ bao gồm việc sử dụng phỏng vấn, xem xét thông tin được lập thành văn bản và
các quan sát công việc được thực hiện.

Đo lường nói chung bao gồm việc ấn định một số mục tiêu hoặc sự kiện. Nó dựa trên dữ liệu định
lượng và nói chung liên quan đến đánh giá kết quả hoạt động của các chương trình an toàn và theo
dõi sức khỏe. Các ví dụ bao gồm việc sử dụng hiệu chuẩn hoặc xác nhận thiết bị đo lường để phát
hiện chất độc hại hoặc tính toán khoảng cách an toàn đối với một mối nguy.

Phân tích là quá trình kiểm tra dữ liệu để thấy được các mối quan hệ, nền và xu hướng. Điều này có
thể (can) thực hiện thông qua việc sử dụng các hoạt động phân tích thống kê, bao gồm thông tin
nhận được từ các tổ chức tương tự, để giúp thấy rõ kết luận từ dữ liệu. Quá trình này thường liên
quan đến các hoạt động đo lường.

Đánh giá kết quả hoạt động là một hoạt động được thực hiện để xác định sự phù hợp, thỏa đáng và
hiệu lực của một điều gì đó nhằm đạt được các mục tiêu đã thiết lập của hệ thống quản lý OH&S.

A.9.1.2 Đánh giá sự tuân thủ

Tần suất và thời gian đánh giá sự tuân thủ có thể (can) khác nhau tùy thuộc vào tầm quan trọng của
yêu cầu, tính chất thay đổi của điều kiện hoạt động, thay đổi các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu
khác và kết quả hoạt động trong quá khứ của tổ chức. Một tổ chức có thể (can) sử dụng nhiều
phương pháp để duy trì tri thức và hiểu biết của mình về tình trạng tuân thủ.

A.9.2 Đánh giá nội bộ


Mức độ của chương trình đánh giá nội bộ cần dựa trên mức độ phức tạp và độ trưởng thành của hệ
thống quản lý OH&S.

Một tổ chức có thể (can) thực hiện đánh giá nội bộ một cách khách quan và công bằng bằng cách
tạo ra (các) quá trình mà các vai trò của đánh giá viên để các đánh giá viên nội bộ tách khỏi các
nhiệm vụ được chỉ định của họ, hoặc tổ chức có thể sử dụng nhân sự bên ngoài cho chức năng này.

A.9.3 Xem xét của lãnh đạo


Các thuật ngữ được sử dụng liên quan đến xem xét của lãnh đạo cần được hiểu như sau:

a) “phù hợp” ám hệ thống quản lý OH&S phù hợp như thế nào đối với tổ chức, hoạt động của tổ
chức, văn hóa và hệ thống kinh doanh của tổ chức;

b) “thỏa đáng” ám chỉ liệu hệ thống quản lý OH&S có được thực hiện một cách thích hợp hay
không;

c) “hiệu lực” ám chỉ liệu hệ thống quản lý OH&S có đạt được các đầu ra dự kiến hay không.

Các chủ đề họp xem xét của lãnh đạo được liệt kê tại 9.3 a) đến g) cần không chỉ được giải quyết tất
cả một lần; tổ chức cần xác định khi nào và cách các chủ đề xem xét của lãnh đạo được giải quyết.

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 43/45


ISO 45001:2018 (Vi)

A.10 Cải tiến


A.10.1 Khái quát
Tổ chức cần xem xét các kết quả phân tích và đánh giá kết quả hoạt động OH&S, đánh giá sự tuân
thủ, đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo khi thực hiện các hành động cải tiến.

Các ví dụ về cải tiến bao gồm hành động khắc phục, cải tiến liên tục, đạt được các thay đổi, đổi mới
và tổ chức lại.

A.10.2 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục


Có thể (may) có các quá trình riêng biệt để điều tra sự cố và xem xét sự không phù hợp, hoặc có thể
(may) các quá trình này được kết hợp trong một quá trình, tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức.

Các ví dụ về sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục có thể (can) bao gồm, nhưng không
giới hạn:

a) các sự cố: ngã ở cùng độ cao có hoặc không gây tổn thương; gãy chân; giảm thính lực; hư hại tòa
nhà hoặc phương tiện khi chúng có thể đưa đến các rủi ro về OH&S;

b) các sự không phù hợp: thiết bị bảo vệ không đúng chức năng; thất bại trong việc đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác; các thủ tục đã quy định không được tuân thủ;

c) các hành động khắc phục (như quy định trong cấu trúc kiểm soát; xem 8.1.2): loại bỏ các mối
nguy, thay thế bằng vật liệu ít nguy hại hơn; điều chỉnh thiết bị hoặc thiết kế lại thiết bị hoặc công
cụ; xây dựng các thủ tục; cải thiện năng lực của người lao động bị ảnh hưởng; thay đổi tần suất sử
dụng; sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân.

Phân tích nguyên nhân gốc rễ ám chỉ thực hành nhằm khám phá các tác nhân có có thể có liên quan
đến sự cố hoặc sự không phù hợp bằng cách hỏi chuyện gì đã xảy ra, nó xảy ra thế nào và tại sao nó
đã xảy ra, để cung cấp đầu vào cho việc xác định điều gì có thể (can) thực hiện để ngăn ngừa sự tái
diễn.

Khi xác định nguyên nhân gốc rễ của một sự cố hoặc sự không phù hợp, tổ chức cần sử dụng các
phương pháp thích hợp với bản chất của sự cố hoặc sự không phù hợp được phân tích. Phân tích
nguyên nhân gốc nhằm để ngăn ngừa. Phân tích này có thể (can) xác định nhiều sai lỗi, bao gồm
các tác nhân liên quan đến trao đổi thông tin, năng lực, sự mệt mỏi, thiết bị hoặc các thủ tục.

Việc xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục (xem 10.2 f)) ám chỉ mức độ thực hiện các hành
động khắc phục tương xứng với kiểm soát (các) nguyên nhân gốc rễ.

A.10.3 Cải tiến liên tục


Các ví dụ về cải tiến liên tục bao gồm, nhưng không giới hạn:

a) công nghệ mới;

b) các thực hành tốt, cả nội bộ lẫn bên ngoài tổ chức;

c) các kiến nghị và khuyến nghị từ các bên quan tâm;

d) tri thức và hiểu biết mới về các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

e) nguyên vật liệu mới hoặc đã được cải tiến;

f) thay đổi về khả năng hoặc năng lực của người lao động;

g) đạt được sự cải thiện về kết quả hoạt động với nguồn lực ít hơn (ví dụ đơn giản hơn, …)

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 44/45


ISO 45001:2018 (Vi)

Phần Alphabetical Index of terms: Không chuyển ngữ

Chuyển ngữ bởi: www.phamxuantien.xyz | www.phạmxuântiến.vn Trang 45/45

You might also like