You are on page 1of 111

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

*****

BÀI GIẢNG
(Phương pháp đào tạo theo tín chỉ)

TÊN MÔN HỌC: KỸ THUẬT QUAY PHIM


Mã môn học: CDT1314
(03 tín chỉ)

Biên soạn
KHOA THIẾT KẾ VÀ SÁNG TẠO ĐA PHƯƠNG TIỆN
ThS. PHÍ CÔNG HUY

Hà Nội, 6/2014
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Kỹ thuật Quay phim” dùng cho sinh viên tham khảo, trong chuyên ngành truyền
thông Đa phương tiện, thuộc lĩnh vực Công nghệ Đa phương tiện, với ba tín chỉ. Nội dung tài
liệu đề cập Tổng quan về Quay phim; Căn bản về máy quay phim - trang thiết bị hỗ trợ;
Nghiệp vụ Quay phim căn bản; và Ánh sáng trong quay phim.
Một số hình vẽ và bảng biểu trong các chương có giá trị minh hoạ. Một số hình vẽ được trích
từ các tài liệu tham khảo, để tiện đối chiếu và có thông tin sâu hơn. Tài liệu này được biên
soạn với mong muốn đem đến cho người đọc những hiểu biết về kỹ thuật quay phim, những
ứng dụng thiết thực cho người yêu thích lĩnh vực quay phim có thể thao tác máy quay thành
thạo và ghi lại được những ý một cách dễ dàng hơn.
Do nội dung cần trình bày bao quát nhiều vấn đề về kĩ thuật, liên quan đến phần mềm, phần
cứng các thiết bị, nên một số khái niệm mới chỉ trình bày sơ lược, chưa có những cơ sở lí
thuyết. Theo các đề mục trong giáo trình, người ta có thể đọc thêm các tài liệu lí thuyết để
trang bị cơ sở lí thuyết. Trong các chương có một số thuật ngữ được nhắc lại, để tiện cho việc
theo dõi. Một số thuật ngữ cần chú thích bằng tiếng Anh sẽ được đặt trong cuối trang.
Nội dung về các thiết bị máy móc gắn liền với công nghệ. Một số thông tin liên quan đến kĩ
thuật, thiết bị chỉ có ý nghĩa thời đoạn, mang tính minh họa. Sinh viên có thể sử dụng các thiết
bị và phần mềm tương đương để thực hiện thao tác thực tế.
Tác giả xin chân thành cám ơn các cán bộ Viện công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT,
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT đã trợ giúp để hoàn thành tài liệu này.

2
MỤC LỤC
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAY PHIM ................................................................. 9
1.1. Sơ lược về quay phim ...................................................................................................... 9
1.2. Các thuật ngữ trong quay phim ...................................................................................... 13
1.3. Mối liên hệ giữa Quay phim và Nhiếp ảnh .................................................................... 18
2. CHƯƠNG 2: CĂN BẢN VỀ MÁY QUAY PHIM VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ HỖ
TRỢ .......................................................................................................................................... 20
2.1. Nguyên lý quang học ..................................................................................................... 20
2.1.1. Nguyên lý hộp tối .................................................................................................... 20
2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy quay ....................................................... 21
2.1.3. Một số máy quay thông dụng .................................................................................. 23
2.2. Ống kính ........................................................................................................................ 25
2.2.1. Tiêu cự ống kính ..................................................................................................... 25
2.2.2. Khẩu độ ống kính .................................................................................................... 27
2.2.3. Vùng ảnh rõ (DOF - Dept Of Field) ........................................................................ 29
2.3. Các trang thiết bị phụ trợ ............................................................................................... 31
2.3.1. Đèn .......................................................................................................................... 31
2.3.2. Chân máy................................................................................................................. 35
2.3.3. Boom Microphone................................................................................................... 38
2.3.4. Dolly và Steadicam Rig........................................................................................... 41
2.3.5. Cản sáng và lọc màu................................................................................................ 43
2.3.6. Bộ đọc, ghi dữ liệu .................................................................................................. 46
2.3.7. Các thiết bị ngoại vi ................................................................................................ 48
3. CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUAY PHIM CĂN BẢN .................................................... 50
3.1. Tạo hình ......................................................................................................................... 50
3.1.1. Đường nét ................................................................................................................ 50
3.1.2. Hình dạng ................................................................................................................ 53
3.1.3. Hình khối ................................................................................................................. 54
3.1.4. Chuyển động ........................................................................................................... 55
3.1.5. Ngôn ngữ hình ảnh .................................................................................................. 56
3.1.6. Cỡ cảnh, góc máy, bố cục ....................................................................................... 59
3.2. Trục diễn xuất ................................................................................................................ 65
3
3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 65
3.2.2. Xác định trục diễn xuất ........................................................................................... 65
3.2.3. Nguyên tắc xác định trục cơ bản ............................................................................. 68
3.2.4. Nguyên tắc quay nhiều máy .................................................................................... 78
3.3. Các thủ pháp quay phim ................................................................................................ 79
3.3.1. Lia............................................................................................................................ 80
3.3.2. Bám sát .................................................................................................................... 82
3.3.3. Quay phối hợp ......................................................................................................... 84
3.3.4. Định hướng đối tượng trên màn hình ...................................................................... 84
4. CHƯƠNG 4: ÁNH SÁNG TRONG QUAY PHIM ......................................................... 86
4.1. Giới thiệu chung về ánh sáng......................................................................................... 86
4.1.1. Những điều cơ bản về ánh sáng .............................................................................. 86
4.1.2. Thuật ngữ ánh sáng ................................................................................................. 91
4.1.3. Kỹ thuật cơ bản về ánh sáng ................................................................................... 94
4.1.4. Ánh sáng tự nhiên ................................................................................................... 96
4.1.5. Ánh sáng nhân tạo ................................................................................................... 96
4.1.6. Các nguyên tắc chiếu sáng cơ bản........................................................................... 97
4.2. Nguồn sáng .................................................................................................................... 98
4.2.1. Nguồn sáng ban ngày .............................................................................................. 98
4.2.2. Nguồn từ đèn Xenon ............................................................................................... 99
4.2.3. Nguồn sáng liên tục (Tungsten) .............................................................................. 99
4.2.4. Nguồn sáng nhẹ ..................................................................................................... 100
4.2.5. Đèn huỳnh quang .................................................................................................. 101
4.3. Màu sắc ........................................................................................................................ 101
4.3.1. Màu sắc trong quay phim ...................................................................................... 101
4.3.2. Vòng tròn màu ....................................................................................................... 104
4.3.3. Mô hình màu ......................................................................................................... 104
4.3.4. Kiểm soát màu sắc................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 111

4
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1-1: Máy quay phim kết hợp ........................................................................................ 9
Hình 1-2: Thiết bị ghi hình cồng kềnh ................................................................................ 10
Hình 1-3: Thiết bị đã hỗ trợ máy ghi băng hình di động ..................................................... 11
Hình 2-1: Nguyên lý hộp đen: Ánh sáng trong môi trường đồng nhất đi từ điểm A tới B theo 1
đường thẳng, chủ thể bị xoay ngược trong lớp kính mờ bên trong hộp đen ....................... 20
Hình 2-2: Tạo một chiếc hộp đen ........................................................................................ 21
Hình 2-3: Cấu tạo Camera ................................................................................................... 22
Hình 2-4: SONY - NEX-FS700R Super 35 Camcorder with 18-200mm f/3.5-6.3 PZ OSS
Lens ..................................................................................................................................... 23
Hình 2-5: Panasonic AG-AC8PJ AVCCAM HD Shoulder-Mount Camcorder ................. 24
Hình 2-6: Canon - XF105 HD Professional Camcorder...................................................... 24
Hình 2-7: JVC GY-HM850U ProHD Compact Shoulder Mount Camera with Fujinon 20x
Lens ..................................................................................................................................... 25
Hình 2-8: Tiêu cự F ............................................................................................................. 26
Hình 2-9: Canon XL16X Manual Camcorder Lens ............................................................ 27
Hình 2-10: ống nikon 50mmf1.4 ......................................................................................... 28
Hình 2-11: Mối liên hệ giữa khẩu độ và sự phản xạ. .......................................................... 29
Hình 2-12: 2 cách tiếp cận của Siêu căn nét ........................................................................ 31
Hình 2-13: Kino Flo BarFly 400D Fixture (100-240V AC) ............................................... 32
Hình 2-14: Đèn Dedolight 650 sử dụng 2 thấu kính để tạo ra ánh sáng tập trung sắc nét .. 32
Hình 2-15: Đèn DigiMole 200 và 400 của Mole-Richardson là loại đèn HMI giá rẻ nhất . 33
Hình 2-16: Đèn LED Bescor cung cấp nhiệt độ ánh sáng ban ngày mềm nhất .................. 33
Hình 2-17: Đèn FloLight LED 500 ..................................................................................... 34
Hình 2-18: Đèn LED gắn trực tiếp trên máy quay đê bù ánh sáng trong ô tô ..................... 34
Hình 2-19: Hệ thống đèn Dino gồm có 361K bóng đèn PAR ............................................. 35
Hình 2-20: Chân Libec ........................................................................................................ 36
Hình 2-21: Chân Sachtler và báng chân .............................................................................. 37
Hình 2-22: Chân Benro ....................................................................................................... 38
Hình 2-23: Boom mic Shotgun ............................................................................................ 39
Hình 2-24: Boom mic Senheiser MKH-416 ........................................................................ 39

5
Hình 2-25: Màng lọc (Filter) cho boom mic để giảm bớt tiếng gió .................................... 40
Hình 2-26: Boom mic Azden SGM-1X shotgun với filter .................................................. 40
Hình 2-27: Cần điều khiển Boom mic Bosch LBC 1226/01 ............................................... 41
Hình 2-28: Dolly linh hoạt, nhỏ gọn ................................................................................... 41
Hình 2-29: Mô tả hướng sử dụng một dolly ........................................................................ 42
Hình 2-30: Một dolly gọi là Fisher của đoàn làm phim ...................................................... 42
Hình 2-31: Dolly với 4 bánh di chuyển ............................................................................... 43
Hình 2-32: Bảng lọc màu của trang web LEE filter: http://www.leefilters.com/lighting/colour-
list.html ................................................................................................................................ 43
Hình 2-33: Filter màu sử dụng cho đèn flash ...................................................................... 44
Hình 2-34: Màu sắc được thay đổi theo từng bộ lọc màu ................................................... 44
Hình 2-35: Ánh sáng ban ngày quá gắt, để đảm bảo bù sáng cho các góc cạnh, miếng cản sáng
và hắt sáng được sử dụng để tạo ánh sáng ban ngày mềm nhất .......................................... 45
Hình 2-36: Cờ che điều khiển ánh sáng và hỗ trợ diễn viên không bị chói mắt ................. 45
Hình 2-37: Thẻ nhớ dạng SD hiệu Transcend dung lượng 16GB ....................................... 46
Hình 2-38: Thẻ nhớ dạng CF hiệu Transcend dung lượng 32GB và 64GB. ....................... 46
Hình 2-39: Đầu đọc thẻ đa năng hiệu SSK.......................................................................... 47
Hình 2-40:Đầu đọc thẻ đa năng hiệu Transcend ................................................................. 47
Hình 2-41:Đèn LED gắn cùng máy quay ............................................................................ 48
Hình 2-42:Dây kết nối tín hiệu HDMI ................................................................................ 49
Hình 2-43:Sạc pin, điều khiển ............................................................................................. 49
Hình 3-1: Đường nét cong ................................................................................................... 50
Hình 3-2:Seven Samurai ...................................................................................................... 50
Hình 3-3:The Black Stallion ................................................................................................ 51
Hình 3-4:Bố cục đường nét tam giác trong phim Citizen Kane .......................................... 51
Hình 3-5:Đường chéo song song của ray tàu hỏa tạo sự vững chãi. ................................... 52
Hình 3-6:Hình tam giác gợi cho ta sức mạnh và sự ổn định. .............................................. 54
Hình 3-7:Hình khối thể hiện chất nặng của hình ảnh thông qua sự tương phản ánh sáng, màu
sắc ........................................................................................................................................ 55
Hình 3-8:Những chuyển động đổ xuống tạo cảm giác sức nặng và bị đè nén. ................... 56
Hình 3-9: Sự đồng nhất được sử dụng trong bố cục khung trong khung, mô tả sau khi ngăn
chặn được một kẻ xấu, người hùng và người phụ nữ bị thương cùng chụm lại với nhau đi ra từ
bóng tối khi trời vừa sáng, ám chỉ một sự khởi đầu mới ..................................................... 57
6
Hình 3-10: Nhịp điệu sử dụng trong cảnh quay là sự sắp đặt tinh tế từ những bàn tay tạo bóng
có hình xoắn, thể hiện sự rối bời trong tâm trí nhân vật ...................................................... 58
Hình 3-11: Kết cấu trong phim Conformist, những ô cửa sổ được tạo hình dáng bóng đổ trên
tường, tạo cảm giác bị tù túng và kìm kèm không có hướng giải quyết. ............................ 58
Hình 3-12:Toàn cảnh cực rộng ............................................................................................ 59
Hình 3-13:Toàn cảnh rộng................................................................................................... 60
Hình 3-14:Toàn cảnh ........................................................................................................... 60
Hình 3-15:Trung cảnh rộng ................................................................................................. 61
Hình 3-16:Trung cảnh ......................................................................................................... 61
Hình 3-17:Trung cảnh hẹp................................................................................................... 62
Hình 3-18:Cận cảnh ............................................................................................................. 62
Hình 3-19:Cận cảnh hẹp ...................................................................................................... 63
Hình 3-20:Cận cảnh đặc tả .................................................................................................. 63
Hình 3-21:Góc máy cao. ..................................................................................................... 64
Hình 3-22:Góc máy ngang .................................................................................................. 64
Hình 3-23:Góc máy thấp ..................................................................................................... 65
Hình 3-24:Trục diễn xuất và các vị trí đặt máy quay .......................................................... 66
Hình 3-25:Hình ảnh thu được từ các máy quay................................................................... 67
Hình 3-26:Hình ảnh của cảnh quay đối góc trong ............................................................... 67
Hình 3-27:Hình ảnh cảnh quay đối góc trực diện ............................................................... 68
Hình 3-28:Hình ảnh quay qua vai ....................................................................................... 68
Hình 3-29:Lia máy theo chiều thẳng đứng (tilt) .................................................................. 81
Hình 3-30:Lia máy ngang giống tương tự trong nhiếp ảnh ................................................. 82
Hình 3-31:Quay bám sát bên cạnh nhân vật ........................................................................ 83
Hình 3-32:Quay counter move ............................................................................................ 83
Hình 3-33:Máy quay được di chuyển gần đến chủ thể ........................................................ 84
Hình 3-34:Quay phối hợp nhiều phương pháp .................................................................... 84
Hình 3-35:Hướng nhìn của nhân vật đều có một khoảng trống phía trươc ......................... 85
Hình 3-36:Nhân vật tiến về phía trước ................................................................................ 85
Hình 3-37:Chủ thể đơn độc và không lối thoát. .................................................................. 86
Hình 4-1:Nếu sử dụng màu sắc ngoài phạm vi những màu thường gặp chúng ta sẽ có những
hiệu ứng cho khoa học viễn tưởng, kinh dị, hay tưởng tượng. ............................................ 87

7
Hình 4-2:Ánh sáng phẳng trực diện lam chủ thể và nền lẫn vào nhau không tạo được chiều
sâu của ảnh hay khung hình. ............................................................................................... 88
Hình 4-3:Ánh sáng bên cạnh hay ánh sáng nền giúp tạo chiều sâu cho ảnh hay khung hình88
Hình 4-4:Hai thiết bị đã được sử dụng để tạo hình ảnh kết cấu cho ánh sáng này gọi là cookie
và hiệu ứng nhiều khói. ....................................................................................................... 90
Hình 4-5:Với màu sắc trọng tâm và đơn giản làm nhấn mạnh chủ thể của bức ảnh ........... 91
Hình 4-6:Hard light tạo nên bóng đỏ sắc cạnh và bóng đổ chi tiết ..................................... 92
Hình 4-7:Softlight tạo bóng đổ mềm mại ............................................................................ 92
Hình 4-8:Bounce light đánh từ trần nhà, tạo cảm cảm xúc và tông màu cho cảnh quay. ... 93
Hình 4-9:Motivated light trong cảnh quay này là ánh sáng của chiếc đèn chiếu sáng cho mặt
diễn viên .............................................................................................................................. 94
Hình 4-10:Cường độ mạnh của ánh sáng cửa sổ thêm vào hiệu ứng khói tạo nên sự tương
phản rõ nét trong cảnh quay. ............................................................................................... 95
Hình 4-11:Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời tạo ra nhiều hướng chiếu sáng ........................... 96
Hình 4-12: Cách sắp đặt đèn khi chiếu sáng 3 điểm ........................................................... 98
Hình 4-13:Đồ thị phân phối nguồn quang phổ minh họa sự phân bố năng lượng trong quang
phổ màu. Bóng đèn đốt tim rất mạnh trong màu cam và màu đỏ; yếu trong màu xanh và tím.
Nếu nhiệt độ màu tăng lên, đường cong chuyển về phía dải quang phổ màu xanh. ......... 100
Hình 4-14:Cấu tạo đèn softlight 2K .................................................................................. 101
Hình 4-15:Một dải sóng được mô tả bằng bước sóng dài (là khoảng cách giữa các đỉnh) và
biên độ (là độ cao của sóng). Cường độ của sóng được tính bằng bao nhiêu đợt sóng có thể
hình thành trong 1 giây và được tính bằng héc (hz). ......................................................... 102
Hình 4-16:3 loại cones đó là Value, Chroma và Hue. Hue được tính bằng độ (trong vòng tròn
màu), Chroma và Value được tính bằng phần trăm. ......................................................... 103
Hình 4-17:Dải sóng màu được tính bằng nanometer (nm) ................................................ 103
Hình 4-18:Vòng tròn màu do ông Isaac Newton nghiên cứu. ........................................... 104
Hình 4-19:Biểu đồ của hệ thống màu CIE ........................................................................ 105
Hình 4-20:Mô tả không gian màu giữa phim và video. .................................................... 105
Hình 4-21:Màu sắc cơ bản mạnh tạo nên độ tương phản trong hình ảnh.......................... 106
Hình 4-22:Nhiệt độ trung bình theo từng mức độ ............................................................. 107
Hình 4-23:Màu sắc được đánh giá theo 2 trục: một trục là đỏ/xanh lục (còn gọi là nhiệt độ
màu), một trục là đỏ đậm/xanh lơ...................................................................................... 108
Hình 4-24:Thiết bị đo màu sắc .......................................................................................... 108
Hình 4-25:Một số khắc phục về chỉnh màu với nguồn sáng sẵn có nhưng không tự nhiên110

8
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAY PHIM
1.1. Sơ lược về quay phim
Máy quay phim hay gọi tên đầy đủ là “Máy quay phim kết hợp” (Camcorder) là một thiết bị
kỹ thuật điện tử có chức năng hỗ trợ thu nhận hình ảnh động (24 hình/ giây)* và âm thanh.
Các thông tin này được máy ghi chép lại trên “vật lưu trữ” được đặt bên trong máy. Sản phẩm
là thành quả lao động và trí óc con người khi kết hợp, lai ghép một máy quay phim và một
máy ghi băng hình thành một thiết bị đồng bộ để phục vụ nhu cầu lưu giữ lại hình ảnh và âm
thanh xung quanh cuộc sống của mình.

Hình 1-1: Máy quay phim kết hợp


Những máy quay phim kết hợp đầu tiên dùng băng hình analog làm “vật lưu trữ” sau đó phát
triển lên các máy sử dụng băng hình kĩ thuật số digital. Đi đầu tiên phong cho ngành công
nghiệp nghiên cứu và sản xuất các thiết bị này là những tên tuổi lớn như SONY JVC,
KODAK... với nhiều cải tiến hiện đại, vượt trội cho các sản phẩm của mình.
9
Trước khi máy quay phim kết hợp ra đời người ta sử dụng hai thiết bị riêng biệt là máy quay
phim điện tử và máy ghi băng di động Betamax kết hợp với nhau để ghi lại âm thanh và hình
ảnh. Hai thiết bị này cồng kềnh và khó sử dụng rất bất tiện cho người sử dụng so với sử dụng
Camcorder sau này.

Hình 1-2: Thiết bị ghi hình cồng kềnh


Ban đầu, để phục vụ công tác sản xuất các chương trình truyền hình người ta cho ra đời máy
quay phim điện tử. Lúc này, khoa học kĩ thuật chưa tiến bộ, máy có nhiều bộ phận cơ là nên
rất to và nặng, phải đặt trên xe chuyên dùng và khi hoạt động thì đc nối bằng nhiều dây sang
các máy ghi băng cũng đồ sộ không kém được đặt ở một phòng kế cận. Khi kĩ thuật điện tử
phát triển hai máy này được chế tạo nhỏ gọn lại để có thể di chuyển và sử dụng dễ dàng hơn
và thế là máy quay phim điện tử và máy ghi băng hình di động ra đời.

10
Hình 1-3: Thiết bị đã hỗ trợ máy ghi băng hình di động

Máy ghi băng hình di động hiện giờ bao gồm một bộ phận chuyên dụng để ghi phát băng hình
và một bộ phận đảm nhiệm tách lọc sóng truyền hình tới các thiết bị phát để gửi đi. Riêng bộ
phận ghi phát băng có thể tháo lắp dễ dàng tiện lợi khi mang đi quay phim hay chuẩn bị công
tác truyền phát hình. Tuy cải tiến hai thiết bị nhỏ gọn như vậy nhưng công việc ghi nhận hình
ảnh vẫn còn nhiều khó khăn khi phải cần đến 2 người vận hành, một người thao tác trên máy
quay phim điện tử và một người làm việc với máy ghi băng hình.
Sự ra đời của máy quay phim kết hợp còn được đánh dấu bằng những mốc lịch sử quan trọng
với từng bước phát triển nhanh chóng.Năm 1982, nhà sản xuất SONY cho ra thị trường
BETACAM – máy quay phim kết hợp cao cấp với ưu điểm di chuyển dễ dàng hơn do không
phải kết nối hữu tuyến với máy ghi băng.
Sản phẩm là một đột phá lớn, được sử dụng phổ biến và ngay lập tức trở thành xu hướng máy
quay chuẩn tại thời điểm đó. Tuy thế, nó vẫn còn hạn chế lớn khi người quay phim phải làm
cùng lúc nhiều thao tác rất vất vả khi vừa điều khiển máy quay vừa cho chạy máy ghi băng -
công việc trước đây có kĩ sư hình ảnh phụ trách.
Năm 1983, cũng vẫn là SONY chiếm lĩnh hầu hết thị trường khi chế tạo thành công
BETAMOVIE, tuy nhiên chiếc máy quay của chúng ta vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc
phục như kích thước vẫn còn lớn khi sử dụng phải vác trên vai, không có khả năng tua ngược
băng hay phát lại băng, chưa được trang bị màn hình điện tử chỉ có ống ngắm quang học.
Đi cùng các thiết bị chính, “vật lưu trữ” là thành phần nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và
không thể thiếu trong việc ghi hình ảnh và âm thanh. Từ băng VHS sử dụng trên máy cổ điển
cùng với sự cải tiến lên các máy di động các nhà sản xuất đưa ra hai dạng băng ghi hình mới:
băng VHS – C và băng dải rộng 8mm tiên tiến hơn.
Dạng băng VHS – C là phiên bản thu nhỏ của dạng băng VHS với khả năng lưu trữ trong thời
lượng 30 phút thích hợp với các máy quay kiểu VHS nhỏ, gọn gàng và tiện lợi hơn nhưng khả
năng lưu trữ lại bị hạn chế là nhược điểm của VHS – C. Dạng băng dải rộng 8mm ưu việt
11
hơn, hình ảnh chất lượng cao hơn và thời gian ghi hình lâu dài hơn nhưng bù lại để xem lại
phim bằng dạng băng này thì người ta phải sang băng từ máy quay sang máy VCR trước, việc
này không cần thiết khi sử dụng VHS – C vì với loại băng này có thể xem luôn.
Những nhà làm phim ưa dùng loại băng dải rộng 8mm vì khả năng lưu trữ lâu dài của nó,
người dùng cá nhân lại tin tưởng sử dụng loại băng VHS – C phải chăng phần nào vì giá cả
thiết bị dùng VHS – C có giá thấp hơn loại kia. Tuy nhiên không lâu sau đó, vì những hạn chế
của Camcorder VHS - C người ta dần dần không còn sử dụng phổ biến loại máy này nữa,
cũng chính vì thế mà các nhà sản xuất lớn cũng dần loại bỏ công nghệ sản xuất này bắt đầu từ
những năm 1990.
Sang những năm 1990, lịch sử của máy quay lại phát theo một xu hướng mới, giờ đây các
máy được sản xuất ra được trang bị nhiều khả năng tiên tiến hơn đặc biệt là về tính năng chụp
ảnh tĩnh và trang bị microphone theo máy từ loại microphone một kênh (Camcorder Analog)
tới hai kênh (Camcorder Digital) hơn nữa là tính năng thu nhận âm thanh vòng (Camcorder
DVD). Băng mini DV, Digital 8 hay đĩa DVD cũng bắt đầu được sử dụng (khoảng cuối
những năm 90) với nhiều ưu điểm vượt trội như nhỏ gọn, tiện sử dụng, chất lượng hình ảnh
và âm thanh cũng tốt hơn nhiều so với trước.
Qua từng bước phát triển nhanh chóng cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, máy quay
kết hợp dần được nghiên cứu chế tạo ngày càng hiện đại, tiện lợi hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày một cao của con người. Hiện tại, máy quay kết hợp đã thực sự là một thiết bị nhỏ gọn và
giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với các thiết bị cổ ban đầu.
Các tín hiệu video:
Trên các định dạng chuẩn video, ta đều thấy có các con số như chuẩn I, chuẩn P, các con số
đó giúp xếp loại các movies theo số dòng quét theo chiều cao (vertical scan) trong độ phân
giải (ngang x cao) của khung hình movies. Tất cả các HD movies đều có tỷ lệ khung hình
(aspect ratio) 16:9 nên
- 720p sẽ có resolution là 1280x720
- 1080i/p sẽ có resolution là 1920x1080
Các chữ p,i liên quan đến phương pháp vẽ lại ,trình diễn một khung hình (frame). "I" viết tắt
từ Interlace( đan xen, xen kẽ) là kỹ thuật vẽ một frame trong hai lần (mỗi lần đều từ trên
xuống và từ trái qua). Lần thứ nhất vẽ các dòng quét lẻ (1,3,5...) và lần thứ hai vẽ các dòng
quét chẵn (2,4,6...) để hoàn thành 1 frame. "P" viết tắt của Progressive (noninterlaced) (tuần
tự, tịnh tiến ). Với Progressive các dòng quét sẽ thực hiện liên tục từ trên xuống và từ trái qua
(1,2,3,4,5...).
So sánh 2 kỹ thuật:
Interlacera đời nhằm mục đích giảm tải băng thông với một độ phân giải cao nhất định do đó
phù hợp với khả năng băng thông còn thấp. Progressive cho hình ảnh trung thực hơn, hình
ảnh không nhòe, giật với những khung hình hành động tốc độ cao, hỗ trợ độ phân giải cao
hơn, tuy nhiên cũng chiếm băng thông gấp đôi Interlace. Trên các thiết bị Monitor, LCD

12
Progressive là chuẩn phát hình chuẩn, do đó để có thể phát các tín hiệu Interlace đòi hỏimột
thao tác gọi là Deinterlacing. Progressive sẽ là chuẩn trong tương lai.
*: Khung/hình trên giây là tốc độ ghi hình (frame per second: fps) với 30 khung hình trên giây
được gọi là thời gian thực, di chuyển thực. Trong video thông thường NTSC chỉ là 24 khung
hình trên giây. Cũng có khái niệm (field per second cũng là fps), tuy nhiên 1 frame bằng với 2
field (trường). Do đó, 30 (frame per second) bằng với 60 (fields per second). Khái niệm hình
trên giây (image per second) cũng tương tự như (field per second). Chú ý rằng, chỉ với tốc độ
ghi hình 5 hình trên giây, thông tin đã thu thập được rất nhiều. Trong xử lý hình ảnh, với tốc
độ ghi hình càng cao, số thông tin cần xử lý càng lớn thì càng tốn tài nguyên hệ thống và bộ
nhớ lưu trữ cũng cần nhiều hơn.
1.2. Các thuật ngữ trong quay phim
Trong quay phim, chúng ta được nghe thấy rất nhiều thuật ngữ đặc biệt về lĩnh vực này.
Những thuật ngữ rất nhiều và phong phú, đôi khi là những thuật ngữ chỉ sử dụng trong phạm
vi một nhóm người hoặc khu vực. Ở đây, tài liệu này sẽ giới thiệu một số thuật ngữ thông
dụng nhất trong quay phim, nó được chia ra nhiều mảng khác nhau như: thuật ngữ trong khi
quay, thuật ngữ trong khi dựng, thuật ngữ thiết bị và công cụ.

Thuật ngữ trong khi quay:


- Longshot (LS)-Cảnh rộng: Thường dùng để giới thiệu, mở đầu, kết thúc phim hoặc
mỗi trường đoạn phim. Yêu cầu giới thiệu được vị trí địa lý, và không gian bối cảnh
nơi xảy ra câu chuyện.
- Medium shot (MS)-Trung cảnh: Thường để diễn tả nội dung câu chuyện, mọi hành
động chính đều diễn ra ở MS.
- Close up (Cu)-Cận cảnh: Thường dùng để diễn tả chi tiết hành động, diễn xuất hoặc
nhấn mạnh trong đặc tả (extra close up).
- Pan right/left (lia máy): Máy quay để trên chân (hoặc trục). Lia qua phải, trái (chân
máy giữ yên).
- Zoom in/out: (thay đổi tiêu cự ống kính để làm thay đổi cỡ ảnh): IN từ cảnh rộng
khung hình dần dần chuyển vào trung cảnh và cận cảnh. Hiệu quả: cho người xem
cảm giác đối tượng đang đến gần mình. OUT: Từ cận cảnh khung hình được mở rộng
dần ra trung cảnh và cảnh rộng. Hiệu quả: cho người xem cảm giác đối tượng đang đi
xa dần.
- Till Up/Down (máy fixed trên chân ngóc lên hoặc chúc xuống trong khi thu hình)
- Travelling (chuyển động máy quay): máy quay phim để trên chân đặt trên đường ray,
xe, hoặc đi, để chuyển động theo đối tượng. (Ngôn ngữ này thường được sử dụng ở
Châu Âu, ở Mỹ người ta chia nhỏ các động tác cụ thể cho máy quay).
- Dolly In/Out (máy để trên chân chuyển động vào gần, hoặc ra xa đối tượng). Hiệu
quả: cho người xem có cảm giác đang đi đến gần hoặc ra xa đối tượng.
13
- Track Right/Left (máy quay để trên chân chuyển động qua phải hoặc trái đối tượng).
- Boom Up/Down (máy quay để trên cần cẩu nâng lên hoặc hạ xuống)
- Hight angle (Plonge shot) máy quay từ trên cao xuống.
- Bis/Over Acting: Diễn xuất quá lố.
- Take: Cảnh quay mỗi một lần thu
- Slow motion: Tốc độ chậm
- Moving shot: camera đi theo diễn viên khi thu hình.
- Focus: lấy nét.
- Ghost: Màn hình TV bị bóng mờ do dội sóng
- Halo: Lóe sáng (ngược sáng)
- White Blance: cân bằng sáng.
- In door: trong nhà / out door: ngoài trời
- Infared: tia hồng ngoại/ Untra violet: tia cực tím.
- Shooting: Quay phim
Thuật ngữ trong khi dựng:
- Overlap (lấn lên nhau) trong dựng phim người ta cắt dựng giữa động tác mà vẫn liên
tục, nên khi quay lần thứ hai cần phải lặp lại động tác từ đầu.
- Mix images (hai hình ảnh chồng mờ lên nhau)./Dissole.
- Raccord: liên tục về hành động hoặc khớp nhau về mọi khía cạnh như ánh sáng, hình
ảnh âm thanh, phục trang, hóa trang…
- In frame/ out frame: Đối tượng đi vào hoặc đi ra khung hình.
- Fade in/ out: hình ảnh sáng dần lên hoặc tối dần.
- Cut to cut: Hai hình ảnh nối tiếp nhau.
- Cut to fade: Hình một cắt qua hình hai fade in lên.
- For Ground: tiền cảnh.
- Back Ground: hậu cảnh.
- Slow motion: Hình ảnh chuyển động chậm.
- Insert shot: cảnh chen vào giữa hai cảnh.
o Cut away: Cảnh chen xa.
o Cut in: Cảnh chen gần
o Reserve shot: Cảnh nghịch đảo (Cảnh từ hướng ngược lại).
o Reation shot:Cảnh phản ứng

14
- Plan: khung hình
- Shot: cảnh
- Scene: Màn
o Sequence: Đoạn phim (phân đoạn).
- Edit (Montage): Dựng phim.
- Effect: kỹ xảo
- Fash back: Trở về quá khứ.
- Fash Forward: Trong tương lai
- Opening/Ending: Mở và kết phim
- Dècor: Bối cảnh.
- Off: tiếng ngoài hình
- Dialog: Lời thoại
- Supper (Superimpositison): In chồng chữ lên cảnh hoặc người lên cảnh.
- Chromakey: Kỹ thuật điện tử ghép hình lên cảnh khác bằng phương pháp quay trên
phông xanh.
- Macro (Macrography): hình ảnh siêu tiêu cự, cho ảnh ảo lớn hơn thực tế của đối
tượng.
- Lipsync: Khớp hình với tiếng
- Script: kịch bản
- Script writer: Người viết kịch bản
- Shooting Script: Kịch bản phân cảnh của đạo diễn.
- Jum cut: Cảnh bị nhảy.
- Tille: tựa
- Transition: Chuyển cảnh
- Concept: Ý tưởng chủ đạo. Một concept có thể phát triển ra hàng triệu triệu kịch bản
khác nhau. Ví dụ như "Chỉ có thể là Heineken" hết năm này qua năm khác.
- Storyboard: Kịch bản quảng cáo được phát hoạ thành hình vẽ, miêu tả chi tiết cho
từng cảnh quay. Đến đoạn nào thì ăn, đến lúc nào thì uống, đến khúc nào thì lăn đùng
ra chết.
- Shooting Board: Là bản phát triển chi tiết đến từng giây của Storyboard. Đây là phần
việc của Director. (Mở ngoặc giải thích thêm cho khỏi lăn tăn. Trong Storyboard thứ
tự các cảnh là 1-2-3-4-5-6-7-8-9, thì ở Shooting Board, các cảnh có thể thay đổi 2-4-6-
3-5-7... Phải quay cho hết cảnh trên bờ rồi mới chuyển camera xuống ruộng.)

15
- Location: Địa điểm quay. Có thể trên trời, có thể địa ngục. Có thể ở Lâm Gia Trang,
có thể là "Cồn Da Lạp". Tiền nào cảnh đó.
- Casting: Công tác tuyển chọn diễn viên.
- Pre/ Post/ Production: Tiền kỳ/ Hậu kỳ. Giải thích lòng thòng nhễu nhão đôi khi
không bằng ví von. Là đi chợ và trang trí (không nấu) món ăn TVC.
- Production: Là quá trình xào, nấu, hầm, ninh,... miễn chín là được.
- Pre Production Meeting (PPM): Là cuộc họp thân tình giữa những con người xa lạ
tìm đến nhau để bốn mặt một lời bao gồm client, agency, producer và director.
Thường trước ngày quay từ một đến hai ngày.
- SFX/ Sound Effects/ Special Effects: Kỹ xảo âm thanh hay hiệu ứng đặc biệt. Tiếng
rao, tiếng rên, tiếng nổ và nhiều tiếng động linh tinh khác.
- Computer Graphic Animation (CG): Có thể hiểu là cách biến hoá trên máy tính làm
cho hình ảnh nhảy múa vui mắt. Số tiền đốt vào đây khá lớn.
- Off-Line: Là từ ngữ có nghĩa TVC đã quay xong nhưng chưa xử lý nhiều, chỉ cắt ráp
đơn giản để kiểm tra, nhận feedback từ phía agency và client. Đây là giai đoạn xuất
thô.
- On-Line: Hình ảnh, âm thanh, lời thoại đã nhập một, sẵn sàng đem phát sóng hay dự
thi tranh giải.
- On-Air: TVC đang phát sóng hay đang chạy.
- Off-Air: TVC ngừng phát sóng hay ngủ đông

16
Thuật ngữ thiết bị và công cụ:
- Iris: khẩu độ
- Over exposed: quá sáng (qua khẩu độ)
- Kelvin: Đơn vị đo nhiệt độ màu
- Lux: Đơn vị đo cường độ ánh sáng
- Reflector: Ánh sáng phản chiếu.
- Reflected light: Phản quang
- Spot light: Đèn tụ
- Shutter: màn trập
- Shutter Speed: Tốc độ thu hình
- CCD (Charge Coupled Device: màn tiếp nhận ảnh (thay mặt phim nhựa))
- CCU (Camera Control Unit): lọc sắc, chỉnh nhiệt độ màu.
- Color bar: Sọc màu, để chỉnh tín hiệu điện tử.
- Day light: Ánh sáng trời./ tungstent: ánh sáng đèn.
- Filter: lọc
- Dimmer: giảm cường độ sáng
- Distance: khoảng cách từ đối tượng đến camera.
- Feed back: Dội sóng.
- Key light: Ánh sáng chính/ Fill light: Ánh sáng phụ.
- In put: đường tín hiệu vào/ out put: đường tín hiệu ra.
- VHS (very Hight Frequency) hệ sóng kênh TV từ 2-13
- UHF (Untra Hight Frequency) hệ sóng kênh TV từ 14-83.
- Steadiam: Giá đeo camera vào người chạy theo đối tượng để ghi hình.
- Ống kính:
o Tele: tiêu cự dài, góc hẹp, nét sâu ngắn, dùng thu cận cảnh.
o Normal: tiêu cự trung bình, nét sâu vừa, dùng thu trung cảnh
o Wide: tiêu cự ngắn, nét sâu dài, dùng thu hình cảnh rộng.
o Zoom (hay còn gọi là ống kính biến tiêu) thay đổi tiêu cự.

17
1.3. Mối liên hệ giữa Quay phim và Nhiếp ảnh
Giữa Nhiếp ảnh và Quay phim có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì sự xuất hiện của Nhiếp
ảnh cũng là sự ra đời của máy quay. Sau đây là những điểm chung và lưu ý giữa 2 lĩnh vực
nghệ thuật này:
Những điểm chung:
- Về bố cục, nhiếp ảnh và quay phim đều sử dụng tương đối trùng khớp nhau về khái
niệm bố cục. Chỉ có điểm khác biệt đó là bố cục trong quay phim được áp dụng cho
những hình ảnh động, còn bố cục trong nhiếp ảnh sử dụng phần lớn trong hình ảnh
tĩnh. Bố cục trong nhiếp ảnh và quay phim đều sử dụng chung đó là: bố cục tỷ lệ vàng
(tỷ lệ 1/3), bố cục cân đối/đối xứng (đường chéo, đường ngang, đường cong…), luật
viễn cận (luật xa gần). Ngoài ra các đường mạnh, điểm mạnh, vùng tựa,điểm tựa,
trong quay phim và nhiếp ảnh cũng đều dùng những khái niệm này.
- Về nguyên tắc quang học, máy ảnh và máy quay phim có cùng chung nguyên tắc hộp
tối. Ánh sáng là sự sống còn của máy quay và máy ảnh, đó là lý do mà những cấu tạo
của 2 loại máy này có thể khác nhau về hình dáng về chức năng, nhưng về nguyên lý
cấu tạo thì đều giống nhau.
- Về chức năng ống kính, máy ảnh và máy quay có cùng điểm chung là sử dụng ống
kính. Chức năng của ống kính trên 2 loại máy này đều có cùng mục đích đó là lưu lại
hình ảnh chuyển động hoặc tĩnh của vật thể mình muốn quay hay chụp. Ngoài ống
kính thì những chức năng kiểm soát ánh sáng như: màn trập, khẩu độ, tốc độ… Máy
quay và máy ảnh đều có những thông số và cách hiểu tương tự, ví dụ: f5.6 - f2.8 nghĩa
là khẩu độ của ống kính đang mở ra, đồng nghĩa với ánh sáng đi vào nhiều.
- Về công cụ hỗ trợ, máy ảnh và máy quay đều có những công cụ hỗ trợ có thể dùng
chung cho nhau, ví dụ: dolly, tripod, tấm hắt sáng, phông xanh…
- Về ánh sáng, khi quay phim và khi chụp ảnh chúng ta đều cần đến ánh sáng. Ánh sáng
trong nhiếp ảnh có nhiều điểm tương đồng với quay phim có thể kể đến: ánh sáng
xiên, ánh sáng bên, ngược sáng…Để kiểm soát ánh sáng thì nhiếp ảnh và quay phim
đều cần phải sử dụng chức năng cân bằng trắng (white balance) để đạt được mục đích
mong muốn.
Lưu ý:
- Ống kính máy ảnh không được thiết kế để quay phim nên khi quay, thao tác zoom
tiếng ồn của motor điều khiển ống kính sẽ lọt vào tạo ra những âm thanh rất khó chịu
trên đoạn phim của bạn.
- Máy ảnh được thiết kế để chụp ảnh, có tính chất tức thời và khoảnh khắc, nên việc giữ
máy cố định lâu để quay phim là rất khó, các thao tác điều khiển cũng khó khăn hơn.
- Các máy ảnh chỉ quay được từng shoot ngắn, lý do là để tránh việc bị phân loại như
một máy quay video và phải đóng thuế cao hơn (thuế khoảng 5,4% khi nhập vào các
thị trường châu Âu) nên nếu bạn định quay một clip dài thì sẽ khá rắc rối. Mặt khác
việc dùng máy ảnh để quay phim sẽ khiến máy nóng lên rất nhanh và hao pin hơn.
18
- Quay một bộ phim mất rất nhiều thời gian và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kịch bản
và dàn dựng. Do đó, những trang thiết bị được đầu tư và hỗ trợ cho quay phim đa dạng
và nhiều hơn rất nhiều so với chụp ảnh. Tuy nhiên những thiết bị này có thể sử dụng
chung cho cả 2 trong 1 vài trường hợp.
- Khối lượng của máy quay phim chuyên nghiệp đa phần cao hơn nhiều so với máy ảnh
chuyên nghiệp, do vậy mà cấu tạo cho 2 loại thiết bị này khá là khác nhau để phục vụ
công việc.

19
2. CHƯƠNG 2: CĂN BẢN VỀ MÁY QUAY PHIM VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ HỖ
TRỢ
2.1. Nguyên lý quang học
2.1.1. Nguyên lý hộp tối
Máy ảnh và máy quay đều có cùng một nguyên tắc về hộp tối, như đã được đề cập trong giáo
trình về nhiếp ảnh, ta có thể điểm lại những thông tin sau:
(Theo sự tài liệu của nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Minh Sơn)

- Trong môi trường không khí đồng nhất, ánh sáng sẽ truyền theo một đường thẳng
- Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát ra ánh sáng hoặc phản chiếu ánh sáng từ một
hay những nguồn sáng chiếu lên nó

Hình 2-1: Nguyên lý hộp đen: Ánh sáng trong môi trường đồng nhất đi từ điểm A tới B theo 1 đường
thẳng, chủ thể bị xoay ngược trong lớp kính mờ bên trong hộp đen

20
Và cách ghi hình ảnh sử dụng hộp đen như sau:
- Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một hình lập phương kín, một bề mặt đục
lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán một lớp giấy kính mờ hoặc gắn một miếng kính
đục. Khi ánh sáng đi từ chủ thể sẽ chui qua lỗ tròn và ảnh của chủ thể sẽ hiện trên kính
mờ của mặt đối diện.

Hình 2-2: Tạo một chiếc hộp đen


2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy quay
Ngày nay máy quay phim kỹ thuật số đã trở thành lựa chọn số một của các nhà làm phim và
các doanh nghiệp vì sự tiện lợi về cả tính năng lẫn kinh phí. Máy quay kỹ thuật số có thể cho
chất lượng hình ảnh không thua kém gì các loại máy quay bằng film nhưng lại tiết kiệm hơn
nhất nhiều về khoản lưu trữ. Ngoài ra nhờ có sự đa dạng về kiểu dáng, mẩu mã, tính năng và
giá thành mà các thiết bị ghi hình kỹ thuật số đã có thể đến được tay những người dùng bình
thường, để phục vụ các nhu cầu cá nhân của họ. Việc tiếp cận tới máy quay kỹ thuật số sẽ
giúp những người đam mê về phim, xử lý video clip. Việc sử dụng máy quay phim kỹ thuật
số sẽ giúp cho việc dựng phim nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cấu tạo máy quay gồm ba bộ phận chính làm việc ăn khớp vơi nhau: bộ phận quang học, bộ
phận thu hình và bộ phận ghi băng. Bộ phận quang học có nhiệm vụ thu nhận và hội tụ ánh
sáng lên bộ phận thu hình, ở đây tín hiệu ánh sáng được chuyển thành tín hiệu điện truyền tới

21
bộ ghi băng để ghi lại. Bộ phận quang học và bộ phận thu hình được đồng bộ với nhau gọi là
Camera.
Bộ phận quang học bao gồm ống kính và các thấu kính. Ánh sáng đi qua các thấu kính khúc
xạ cuối cùng được hội tụ lại, người ta có thể điều chỉnh bộ phận quang học để thu được hình
ảnh theo ý muốn. Bằng các thao tác đơn giản như điều chỉnh lượng ánh sáng, điều chỉnh
khung cảnh thu vào hay tốc độ ghi phim và tùy theo công nghệ được áp dụng các thao tác này
được làm thủ công hay tự động sao cho phù hợp nhất với ý muốn của người dùng.
Bộ phận thu hình là bộ phận quan trọng nhất được ví như con mắt của máy quay. Qua một
quá trình biến đổi phức tạp linh kiện điện tử nhạy sáng được đặt trong bộ phận này biến đổi
tín hiệu ánh sáng hội tụ nhận được qua dãy thấu kính của bộ phận sang tín hiệu điện để có thể
dễ dàng ghi lại.

Hình 2-3: Cấu tạo Camera

Bộ phận ghi băng sẽ làm nốt nhiệm vụ cuối cùng là sử dụng các linh kiện điện tử nó sở hữu
để ghi tín hiệu điện lên vật lưu trữ. Qua quá trình thu nhận và biến đổi hình ảnh cần thiết đã
được lưu trữ thành công, chất lượng và thời lượng ngày càng được nâng cấp.
Giờ đây, với công nghệ hiện đại người ta có thể dễ dàng có được những thước phim dài chất
lượng, điểu chỉnh hình ảnh theo ý muốn hay trộn thêm các thông tin khác như thời gian, địa
điểm ghi hình, các khung hình ngộ nghĩnh, biểu tượng...
Vật lưu trữ, bộ phận giúp chúng ta ghi chép lại video hiện tại có nhiều loại như thẻ nhớ Flash,
Microdrive, đĩa cứng hay DVD – RAM mang nhiều tính năng ưu việt hơn nhiều so với vật
lưu trũ cổ điển như VHS hay băng dải rộng 8mm ở khả năng lưu trữ và chất lượng lớn hơn rất
nhiều, hơn nữa còn rất tiện lợi và dễ dàng cho việc xử lý sau này.

22
Thị trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất lớn tham gia như SONY, JVC, KODAK,
CANON, PANASONIC...đồng nghĩa với việc có rất nhiều sản phẩm máy quay, đa dạng cả về
mẫu mã chủng loại lẫn tính năng sử dụng. Nhìn chung đối với từng đối tượng người dùng phổ
thông , nghiệp dư hay chuyên nghiệp các nhà sản xuất luôn căn cứ vào khả năng và nhu cầu
của họ để đưa ra từng loại sản phẩm với tính năng thích hợp như chế độ tự động, bán tự động
hay thủ công, khả năng lưu trữ cao hay thấp,...giá cả qua đó có thể thay đổi theo từng sản
phẩm.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại hiện nay, máy quay phim được lắp đặt trên cả điện
thoại di động máy ảnh số và một số thiết bị khác. Trong đó chất lượng phim quay được trên
máy ảnh số tốt hơn cả tuy không được bằng máy quay chuyên dụng, các sản phẩm này rất
được ưa chuộng vì tính đa năng đa tiện ích của mình. Tuy nhiên vẫn nên khẳng định rằng, chỉ
có máy quay phim kết hợp chuyên dụng mới cho được chất lượng video cao và ổn định nhất.
2.1.3. Một số máy quay thông dụng
Trên thị trường hiện nay có một số máy quay thông dụng để thực hiện ghi hình ngoài những
handycam nhỏ gọn, ví dụ:

Hình 2-4: SONY - NEX-FS700R Super 35 Camcorder with 18-200mm f/3.5-6.3 PZ OSS Lens

23
Hình 2-5: Panasonic AG-AC8PJ AVCCAM HD Shoulder-Mount Camcorder

Hình 2-6: Canon - XF105 HD Professional Camcorder

24
Hình 2-7: JVC GY-HM850U ProHD Compact Shoulder Mount Camera with Fujinon 20x Lens

2.2. Ống kính


2.2.1. Tiêu cự ống kính
Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục thấu kính được tính từ tâm thấu kính đến điểm hội tụ
của nguồn sáng được chiếu từ vô cực (tia sáng song song).

25
Hình 2-8: Tiêu cự F

Có thể phân chia làm 4 loại tiêu cự:


- Tiêu cự trung bình (còn gọi là ống kính Normal hoặc Standar): Một ống kính có tiêu
cự trung bình khi tiêu cự đó có chiều dài tương đương với đường chéo của khung
phim máy ảnh. Ví dụ: máy chụp phim 35mm, kích thước khung phim là
24mmx36mm, tiêu cự trung bình sẽ là 45mm-50mm.
- Tiêu cự ngắn (còn gọi là ống kính góc rộng, wide hoặc rantant): Một ống kính có tiêu
cự ngắn khi tiêu cự ống kính đó ngắn hơn tiêu cự trung bình (ngắn hơn 45mm). Đặc
biệt những ống kính có tiêu cự cực ngắn (dưới 14mm) được gọi là kính “mắt cá” hoặc
Fish - eye.
- Tiêu cự thay đổi (ống kính zoom): Một ống kính có tiêu cự thay đổi khi tiêu cự của
ống kính đó có thể thay đổi dải tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đôi trong khoảng tiêu cự ngắn
thì được gọi là Zoom Wide; nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự dài thì được gọi
là Tele Zoom; nếu tiêu cự thay đổi được từ tiêu ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn
giản là Zoom
- Tiêu cự dài (ống kính tê-lê hoặc ống kính tầm xa): Một ống kính có tiêu cự dài khi tiêu
cự ống kính đó dài hơn tiêu cự trung bình (dài hơn 50mm).
Tiêu cự ống kính quyết định trường nhìn (hay góc nhìn) của ảnh. Khái niệm trường nhìn ở
đây có thể hiểu đơn giản là số lượng vật thể đặt trên cùng một mặt phẳng mà máy có thể thu
nhận được. Trường nhìn càng nhỏ thì số lượng các vật thể trên ảnh càng giảm. Các ống góc
rộng có tiêu cự nhỏ, trong khi các ống tele lại có tiêu cự lớn hơn nhiều lần. Ống mắt cá (fish
eye) có tiêu cự cực nhỏ, ngoài khả năng bao quát một trường nhìn rộng lớn đôi khi còn đem
lại những hiệu ứng đặc biệt như bẻ các đường thẳng thành đường cong (và ngược lại) hay cho
ảnh các vật thể không tuân theo tỷ lệ xa gần như nhìn bằng mắt thường.Việc lựa chọn tiêu cự
ống kính có vai trò quyết định trong phối cảnh, vốn là yếu tố cơ bản của nhiếp ảnh. Một ống
góc rộng có thể lấy được toàn bộ khung cảnh trong một phòng họp, tuy nhiên, không thể chụp
được dòng chữ li ti trên màn hình máy chiếu nếu bạn đứng ở cuối hội trường. Ngược lại, các
ống tiêu cự dài cũng sẽ gặp khó khăn khi lấy trọn vẹn một đoàn người dài vào trong khung
hình trừ khi bạn có điều kiện chạy ra rất xa để chụp.

26
Hình 2-9: Canon XL16X Manual Camcorder Lens
2.2.2. Khẩu độ ống kính
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính được hình thành bởi những lá thép chồng lên nhau.
Các lá thép này sẽ di động để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ. Một nguyên tắc hoạt
động giống như con ngươi của mắt chúng ta. Khẩu độ mở lớn ra sẽ cho ánh sáng đi qua ống
kính nhiều hơn, đóng nhỏ lại sẽ cho ánh sáng đi qua ít hơn. Một vòng chỉnh trên máy ảnh sẽ
điều khiển mọi đóng mở này gọi là vòng chỉnh khẩu độ.
Tương tự như hộp tối được đục lỗ nhỏ hay lớn để ánh sáng vào ít hay nhiều. Vòng điều chỉnh
khẩu độ có những chỉ số và được tính toán như sau:
- OF là độ dài tiêu cự ống kính
- D là đường kính của vòng tròn khẩu độ
- Chỉ số của khẩu độ (F) là kết quả của OF/D
Vậy ta sẽ có công thức: F = OF/D

27
Hình 2-10: ống nikon 50mmf1.4

Ví dụ: Nếu ta có một ống kính có độ dài tiêu cự là 50mm, đường kính khẩu độ khi mở lớn
nhất là 35mm thì ta sẽ có số F = 50/35 = 1.428; và lấy làm tròn sẽ là F=1.4. Đó là kết quả của
chỉ số khẩu độ.

Số càng nhỏ thì độ mở của khẩu càng lớn. Mỗi nấc được gọi là 1 khẩu (f-stop). Xoay vòng
chỉnh khẩu độ từ f5.6 sang f8 là đóng một khẩu, xoay từ f5.6 sang f4 là mở một khẩu. Lượng
sáng đi qua một nấc khẩu độ nào đó sẽ luôn lớn hơn gấp đôi khi đi qua nấc kế tiếp và chỉ bằng
một nửa khi đi qua nấc trước đó.

28
Sự thay đổi của khẩu độ, sẽ tương ứng với sự thay đổi về ánh sáng phản xạ, dưới đây là bảng
thay đổi khẩu độ và sự giảm ánh sáng tương ứng:

Hình 2-11: Mối liên hệ giữa khẩu độ và sự phản xạ.

2.2.3. Vùng ảnh rõ (DOF - Dept Of Field)


Vùng ảnh rõ hay còn gọi là độ sâu trường ảnh nói theo cách đơn giản nhất là khoảng nét trong
khung hình. Vật hay người được chụp ở trong khoảng này sẽ có độ nét cao, trong khi những
đối tượng nào ngoài khoảng nét này sẽ bị mờ.
DOF về cơ bản có thể chia làm hai phần: nông và sâu. DOF nông có khoảng nét rất ngắn, vì
thế, khi chụp phải đảm bảo những gì quan trọng của người hoặc vật được quay phải ở trong
khoảng này. DOF sâu có vùng nét lớn hơn, vì thế đối tượng dù có phải dịch chuyển vị trí một
chút, độ nét vẫn được đảm bảo.
Để quay với DOF nông, máy quay phải để ở độ mở f/2.8 hoặc f/3.5, trong khi để có được
DOF sâu, độ mở phải khép rất nhỏ, từ f/11 tới f/16. Nhưng có điểm khác biệt về cấu tạo ống
kính cho máy quay và máy ảnh, nên độ nông và sâu cũng khác nhau.
Và một trong những yếu tố ảnh hưởng tới DOF trong quay phim đó là:
- Độ dài tiêu cự của ống kính. Độ dài tiêu cự càng ngắn, thì DOF càng sâu
- Khẩu độ của ống kính. Khẩu độ nhỏ nhất, thì DOF sâu nhất
- Độ phóng đại của ảnh (khoảng cách vật thể). Vật thể càng gần thì DOF càng mỏng
- Định dạng: định dạng lớn (35mm hoặc Imax) thì DOF nông hơn so với định dạng nhỏ
(như 16mm hoặc 2/3’’ CCD)
- Vùng ảnh mờ đươc lựa chọn cho từng trường hợp (vùng ảnh mờ là những nơi nằm
ngoài DOF)
- Những yếu tố gián tiếp như: khói, sương mù, loại vật thể…
Một số phương pháp tính toán của DOF:

- ND : near distance (khoảng cách gần)


- FD : far distance (khoảng cách xa)
29
- H: hyperfocal distance (khoảng cách siêu căn nét)
- S: khoảng cách từ máy quay tới chủ thể
- F: độ dài tiêu cự của ống kính

- F: độ dài tiêu cự của ống kính


- f: chỉ số khẩu độ
- Cc: vùng ảnh mờ
Công thức siêu căn nét được sử dụng khi chúng ta muốn toàn bộ cảnh quay được lấy nét một
cách tối đa và sâu nhất có thể. Cách này thường được dùng trong Nhiếp ảnh khi chụp phong
cảnh, cần có độ nét sâu nhất. Siêu căn nét ở đây có 2 cách tiếp cận, một đó là khoảng cách
siêu căn nét được lấy nét ở vật thể ở vô cực và vật thể gần nhất trong khoảng cách nét (lúc này
khoảng cách nét sẽ được tính từ vật thể 1 tới vật thể 2), cách thứ 2 đó là khi khoảng cách siêu
căn nét được xác định thì ½ khoảng cách siêu căn nét tính đến 2 vật thể tại vô cực sẽ được lấy
nét toàn bộ.
Ví dụ: ta có một ống kính có tiêu cự 50mm và chỉ số khẩu độ là f8 với vùng ảnh mờ là
.0001’’, vậy khoảng cách siêu căn nét đó là 40 feet (f). Đồng nghĩa với việc, nếu ta chỉnh
khoảng cách căn nét là 40 feet, thì tất cả mọi thứ khoảng cách từ 20 feet tới vô cực đều được
lấy nét.

30
Hình 2-12: 2 cách tiếp cận của Siêu căn nét

2.3. Các trang thiết bị phụ trợ


Để có được những bộ phim chất lượng, ngoài những việc như kịch bản hay, hiệu ứng kỹ xảo
tốt, thì không thể không nhắc đến những trang thiết bị phụ trợ để quay những bộ phim đó.
2.3.1. Đèn
Ánh sáng rất quan trọng trong quay phim và nhiếp ảnh, để tạo ra nhiều loại ánh sáng khác
nhau phục vụ những cảnh quay khác nhau đều cần sử dụng rât nhiều các loại đèn.

31
Hình 2-13: Kino Flo BarFly 400D Fixture (100-240V AC)

Hình 2-14: Đèn Dedolight 650 sử dụng 2 thấu kính để tạo ra ánh sáng tập trung sắc nét

32
Hình 2-15: Đèn DigiMole 200 và 400 của Mole-Richardson là loại đèn HMI giá rẻ nhất

Hình 2-16: Đèn LED Bescor cung cấp nhiệt độ ánh sáng ban ngày mềm nhất

33
Hình 2-17: Đèn FloLight LED 500

Hình 2-18: Đèn LED gắn trực tiếp trên máy quay đê bù ánh sáng trong ô tô

34
Hình 2-19: Hệ thống đèn Dino gồm có 361K bóng đèn PAR
2.3.2. Chân máy
Tripods hỗ trợ camera có thể ghi hình được ổn định, chống bị rung và cần sử dụng các
phương pháp Lia (PAN/Tilt). Có tám đặc điểm chung cho tất cả các tripods mà người dùng
nên biết để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phù hợp với nhu cầu: Kích thước, số đoạn chân,
khả năng chịu tải, loại đầu nối, chân máy, cơ chế khóa chân, và chất liệu cấu thành. Có nhiều
loại tripods khác nhau nhưng có thể kể đến một số thương hiệu tripod uy tín như sau:

35
Hình 2-20: Chân Libec

36
Hình 2-21: Chân Sachtler và báng chân

37
Hình 2-22: Chân Benro

2.3.3. Boom Microphone


Đây là loại micro mà hầu như phim truyền hình,phóng sự,thời sự hoặc bất kỳ chương trình
truyền hình nào cũng đều sử dụng vì công dụng,tính cơ động và đơn giản của nó.Tuy nhiên
không phải hầu như tất cả các loại Boom Micro đều giống nhau,vì sẽ có những loại khác nhau
tùy theo mục đích dựa vào độ nhạy,bán kính thu,đối tượng thu,tần số thu...v...v....

38
Hình 2-23: Boom mic Shotgun

Hình 2-24: Boom mic Senheiser MKH-416

39
Hình 2-25: Màng lọc (Filter) cho boom mic để giảm bớt tiếng gió

Hình 2-26: Boom mic Azden SGM-1X shotgun với filter

40
Hình 2-27: Cần điều khiển Boom mic Bosch LBC 1226/01
2.3.4. Dolly và Steadicam Rig
Dolly là một công cụ hỗ trợ cho việc di chuyển camera mượt mà nhất. Khi sử dụng dolly,
camera được gán vào một báng cố định giữa dolly và camera, sau đó được di chuyển mục
đích của nhà quay phim. Dolly thông thường được di chuyển theo chiều ngang hoặc dọc (có
gắn bánh xe hoặc đường ray), nhưng đôi khi nó được tháo rời khỏi đường ray hoặc bánh xe để
có thể tự do nhất trong các hướng di chuyển khi quay phim. Trong studio thì dolly thường
được sử dụng loại lớn và ổn định, có thể hỗ trợ tối đa khi quay phim, đối tượng sử dụng
chuyên nghiệp, thao tác phức tạp và rất nặng. Còn có loại dolly có thiết kế đơn giản và linh
hoạt hơn, đối tượng sử dụng chính là sinh viên vì dễ mang theo và dễ sử dụng.

Hình 2-28: Dolly linh hoạt, nhỏ gọn

41
Hình 2-29: Mô tả hướng sử dụng một dolly

Hình 2-30: Một dolly gọi là Fisher của đoàn làm phim

42
Hình 2-31: Dolly với 4 bánh di chuyển

2.3.5. Cản sáng và lọc màu


Ánh sáng là một thứ vô cùng quan trọng trong quay phim, do đó, kiểm soát được ánh sáng sẽ
rất hữu ích cho người quay phim. Một trong những cách kiểm soát ánh sáng khách quan đó là
thay đổi cường độ sáng bằng những tấm cản sáng, thay đổi màu sắc của ánh sáng bằng lọc
màu. Dưới đấy là 1 số cản sáng và lọc màu:

Hình 2-32: Bảng lọc màu của trang web LEE filter: http://www.leefilters.com/lighting/colour-list.html

43
Hình 2-33: Filter màu sử dụng cho đèn flash

Hình 2-34: Màu sắc được thay đổi theo từng bộ lọc màu

44
Hình 2-35: Ánh sáng ban ngày quá gắt, để đảm bảo bù sáng cho các góc cạnh, miếng cản sáng và hắt
sáng được sử dụng để tạo ánh sáng ban ngày mềm nhất

Cờ che cũng là một trong những thiết bị cản sáng hữu hiệu trong quay phim, mục đích của cờ
che (scrim) là điều chỉnh ánh sáng và làm nhân vật không bị chói mắt khi diễn:

Hình 2-36: Cờ che điều khiển ánh sáng và hỗ trợ diễn viên không bị chói mắt

45
2.3.6. Bộ đọc, ghi dữ liệu
Bộ đọc và ghi dữ liệu của máy quay thông thường đó là thẻ nhớ, đầu đọc thẻ nhớ và ổ cứng
của máy quay. Những thiết bị này có nhiệm vụ lưu trữ, ghi lại những dữ liệu mà máy quay ghi
lại. Trên các thẻ nhớ có đầy đủ thông tin như tên hãng, loại thẻ nhớ, dung lượng thẻ và tốc độ
của thẻ (tốc độ truyền tải dữ liệu của thẻ được tính bằng MB/s)

Hình 2-37: Thẻ nhớ dạng SD hiệu Transcend dung lượng 16GB

Hình 2-38: Thẻ nhớ dạng CF hiệu Transcend dung lượng 32GB và 64GB.

46
Hình 2-39: Đầu đọc thẻ đa năng hiệu SSK

Hình 2-40:Đầu đọc thẻ đa năng hiệu Transcend

47
2.3.7. Các thiết bị ngoại vi
Thiết bị ngoại vi là những thiết bị nằm ngoài máy quay nhưng được gắn kết hỗ trợ hoặc mở
rộng phạm vi sử dụng cho máy quay, ví dụ: thẻ nhớ, băng casstte, dây kết nối máy quay với
thiết bị điện tử khác, ống kính, micro, đèn led…

Hình 2-41:Đèn LED gắn cùng máy quay

48
Hình 2-42:Dây kết nối tín hiệu HDMI

Hình 2-43:Sạc pin, điều khiển

49
3. CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUAY PHIM CĂN BẢN
3.1. Tạo hình
Tất cả những yếu tố như trái, phải, ngang, dọc hay những nét liền nhau, độ sâu trường ảnh…
đều ảnh hưởng tới mắt người chú ý tới chúng. Những thể hiện của hình ảnh giúp mắt
người/não người có thể sắp xếp và hiểu những cảnh quay ra sao, nó liên quan tới những yếu
tố sau: đường nét, hình dạng, hình khối, chuyển động…
3.1.1. Đường nét
Những đường nét liền hay đứt đều chứa đựng những ý nghĩa và mục đích nhất định. Nó tạo
những hiệu ứng rất tốt cho người xem. Chỉ cần với 2 đường nét đơn giản có thể tạo ra một
không gian 2 chiều mà mắt/não người có thể hình dung ra được.
Đường nét cong, đôi khi có thể hiểu là đường cong chữ S như hình dưới

Hình 3-1: Đường nét cong


Đường nét cong được sử dụng một cách rất hài hòa và nó được mở rộng trong nhiều cảnh
quay ví dụ như trong phim: 7 samurai hay The Black Stallion

Hình 3-2:Seven Samurai

50

nh 3-3:The Black Stallion
Đường nét còn kết hợp tạo ra bố cục tam giác, một trong những bố cục vô cùng mạnh mẽ
trong quay phim. Một khi mà bạn chú ý tới bố cục này thì bạn có thể nhìn nó mọi nơi tại mọi
cảnh quay. Bố cục đường nét tam giác này giúp những cảnh quay có hồn hơn và năng động
hơn mặc dù là những cảnh quay dài.

Hình 3-4:Bố cục đường nét tam giác trong phim Citizen Kane
Ngoài đường nét tam giác, thì còn có những đường nét cơ bản đó là ngang, dọc và chéo.
Những đường nét này có hầu hết tại các loại bố cục trong phim. Nó có thể được miêu tả rõ
ràng như trong phim Seven Samurai hay được bao hàm sắp xếp chủ thể trong cảnh quay đó.

51
Để có một hiệu quả tốt cho bố cục, ta cần lưu ý những đường nét chính không nên chia đôi
cảnh quay bằng 2 nửa bằng nhau. Đường chéo thì không nên chia cắt khung hình từ điểm góc
này tới góc kia của khung hình. Còn những đường nét thẳng không được song song với bất cứ
mặt nào với khung hình, trừ những hình dạng của những tòa nhà, cột, cây…Không nên sử
dụng thường xuyên những đường nét đó, không nên để lập lại quá nhiều. Có một số quy ước
về tính chất của một số đường nét như sau, nó cùng gần giống với những đường nét trong
nhiếp ảnh:
- Đường thẳng: Tạo sức mạnh
- Những đường thằng đứng, cao: Gợi sự sức mạnh uy nghi
- Đường nét cong nhẹ: tạo sự nhẹ nhàng thoải mái.
- Đường nét cong mạnh: Gợi sự cảm giác hoạt động vui tươi.
- Những nét đứng dài, cong bé dần ở cuối: Gợi vẻ đẹp uy nghi và u buồn.
- Những đường ngang hoặc dọc dài: Gợi sự yên lặng nghỉ ngơi.
- Những đường chéo đối nhau: Gợi sự xung đột, sức lực
- Những đường nét, mạnh, đậm, sắc nét: Gợi sự trong sáng, vui vẻ.
- Những đường nét dịu: Gợi sự trang trọng, yên tĩnh.
- Những đường nét bất thường: Hấp dẫn hơn những đường nét bình thường, nhờ khả
năng của thị giác.

Hình 3-5:Đường chéo song song của ray tàu hỏa tạo sự vững chãi.

52
Nếu có sử dụng hỗn hợp các đường nét thì có thể tạo ra những ý nghĩa khác biệt.
3.1.2. Hình dạng
Tất cả những vật thể, do con người tạo ra hay của tự nhiên đều có hình dạng của nó. Những
hình dạng vật lý thường dễ nhận ra. Còn những hình dạng được hình dung từ suy nghĩa của
một người với một vật thể thì khó nhận ra hơn, trừ khi được chỉ trực tiếp. Do đó có rất nhiều
hình dạng khác nhau của vật thể mà chúng ta có thể hình dung ra được.
Chuyển động mắt của người hay của vật thể thì thường được mô tả theo hình tam giác, hình
tròn hoặc một số hình dạng khác. Rất nhiều nhà quay phim chuyên nghiệp nhận ra những hình
dạng của vật thể mà không cần phải phân tích chúng. Họ có được nhờ kinh nghiệm được trải
qua và tập hợp được hình ảnh từ con người, từ vật thể, từ những cấu trúc và phương
tiện…Hình dạng trong quay phim có thể chia được làm 2 loại đó là một loại có thể nhìn thấy
(hình dạng vật lý) và một loại có trong hình dung của chúng ta (hình dạng trừu tượng). Và đặc
biệt trong quay phim thì những ảnh dạng này cần được phân tích sâu hơn, đó là không chỉ
dừng ở hình dung tại những gì ta nhìn thấy (không gian 2 chiều). Mà còn phải hình dung từ
trước ra sau và ngược lại để có chiều sâu về hình ảnh.
Hình dạng là tất cả những đồ vật tự nhiên hay do con người tạo ra đều có hình dạng, những
hình hạng đó rất dễ nhận thấy trong đời sống. Còn hình dạng được tạo ra bởi sự di động của
mắt người mang tính trừu tượng hơn bởi nó được di chuyển từ đồ vật này qua vật khác nó có
thể vẽ được một hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật., vòng tròn hay nhiều hình dạng
khác nhau.
- Hình tam giác : gợi cho ta được sức mạnh, sự ổn định. Đó là một khối chặt chẽ khép
kín. cảm giác của người xem khi đưa mắt từ điểm này qua điểm khác mà không thể
vượt thoát ra được. sự vững chắc đó dễ người ta liên tưởng đến núi non.
- Hình tròn: có chiều hướng gắn kết, nắm giữ sự chú ý người xem. Một đò vật hình tròn
hay sự sắp xếp theo dạng hình tròn sẽ làm khán giả đưa mắt nhìn quanh mà không
vượt thoát ra khỏi khung hình đó.
- Hình chữa thập : Đây là hình dạng phối cảnh hiếm hoi được xếp vào tâm của ảnh. Bởi
4 nhánh của chữ thập vươn ra chia đều khung ảnh. Chữ thập gợi sự đồng nhất và sức
lực.
- Hình dạng “tia tỏa” : Đây là một dạng biến đổi của chữ thập vì có rất nhiều nhánh
được tập trung vào trục. dạng này ta gặp rất nhiều trong thiên nhiên. Dạng hình này
tạo nên sự vui nhôn hân hoan, vui vẻ.
- Dạng hình chữ L : hình này được kết hợp bởi đường thẳng đứng và đường nằm ngang.
Nhờ bề ngang tạo cho ta cảm giác nghỉ ngơi và nhờ đường nét vươn lên thẳng đứng ta
có cảm giác uy nghi trang trọng.

53
Hình 3-6:Hình tam giác gợi cho ta sức mạnh và sự ổn định.
3.1.3. Hình khối
Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của một đồ
vật là đường viền của chính đồ vật đó. Hình dạng vừa trừu tượng vừa hình thức còn hình khối
là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất
cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, máy bay tầu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật
to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể.
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý hoặc
thu hút cảm quan khán giả bằng sự lôi cuốn xúc động. Nhưng hình khối lại thu hút sự chú ý
của khán giả bởi ánh sáng, tương phản, hay mầu sắc. Những thủ pháp này sẽ tạo nên hình
khối nổi bật giữa bối cảnh lộn xộn, rối rắm. Những sự phối hợp của hình khối có thể hình
dung như sau:
- Một hình khối sẫm mầu sẽ nổi bật trên một nền sáng, hoặc hình khối sáng sẽ nổi trên
nền tối qua hiệu quả tương phản. Đó là một cách thức đơn giản để nhấn mạnh, để kéo
một hình người hay đồ vật ra xa cách với bối cảnh.
- Một hình khối to lớn sẽ vượt trội lên cảnh trí nếu được so với một hay nhiều hình khối
khác nhỏ bé hơn.Tâm cỡ của hình khối có thể có thể tăng thêm trong tương quan với
khung ảnh nhờ cách lựa chọn góc độ thu hình.Một hình khối không có nhánh vươn ra,
không có những đường gây, hoặc lởm chởm sẽ có sức vượt trội nhờ nhờ tính chất gắn
kết chặt chẽ.

54
- Hiệu quả của hình khối sẽ vượt trội hơn nữa khi hình khối đó được tạo bởi những
đường viền của ánh sáng. Như đám mây đen có đường viền của những tia nắng.

Hình 3-7:Hình khối thể hiện chất nặng của hình ảnh thông qua sự tương phản ánh sáng, màu sắc

3.1.4. Chuyển động


Bố cục những di động là một dạng đặc biệt trong điện ảnh và truyền hình. Nhờ có tính chất
thẩm mỹ và tâm lý di động còn truyền đạt thêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh
cũng như cảm xúc đến với người xem. Di động có thể được tạo nên bởi đôi mắt nhìn từ điểm
này qua điểm khác trong cảnh, hoặc là di chuyển của các vật trong cảnh quay. Những di
chuyển này tạo thành những đường nét liên kết tương tự như đường nét bố cục. Di động có
thể thay đổi ngay trong một hay nhiều cảnh quay.
Ý nghĩa của di động:
- Di động ngang: Từ trái qua phải làm cho khán giả dễ theo dõi, tự nhiên hơn. Bởi
chúng ta đã bị một thói quen đọc sách từ trái qua phải.
- Di động từ phải qua trái gợi sự mạnh bạo hơn vì nó ngược lại với tự nhiên.
- Di động thẳng đứng bay lên : Sự vươn lên vô trọng lượng của các vật chất, như khói,
hay tên lửa phóng vụt lên. Gợi ý ước muốn, sự ngưỡng mộ, những cảm giác nhẹ
nhàng, hạnh phúc.
- Những chuyển động đổ xuống: Gợi cho ta ý nghĩ của sức nặng, của nguy hiểm, của
lực đè nén. Những di động hướng xuống, trút xuống cho ta hình ảnh cảu sự tàn phá
hoặc sự suy sụp. VD như thác nước
- Những di động chéo: là những hình ảnh mang tính căng thẳng nhất vì đó là những
đường nét mạnh nhất. Những di động chéo gợi cho ta sự đối kháng, căng thẳng, sức
ép. VD: hai lưới kiếm, những đường đạn, sấm chớp V.V
- Những di động cong: Gợi cho ta sự sợ hãi như đường nét uốn lượn của một con rắn.
Tuy nhiên những chuyển động vòng tròn hay chuyển động quay vòng lại gợi sự vui
tươi như ta thường thấy trong các khu vui chơi giải trí.
- Di động của quả lắc: Gợi sự đơn điệu nhàm chán, hay cảnh bước đi bước lại của con
người đang bị căng thẳng.

55
- Di động dãn nở ra: VD như mặt hồ nước phẳng lặng bị ném viên gạch hay sự hốt
hoảng của một đám đông.
- Di động bất thường: Những di động đối với hướng góc độ thu hình, hoặc bất ngờ sẽ
hấp dẫn khán giả hơn bởi những kịch tính. VD ôtô lao thẳng vào ống kính, hoặc vật gì
đó bất ngờ rơi vào góc độ thu hình.

Hình 3-8:Những chuyển động đổ xuống tạo cảm giác sức nặng và bị đè nén.
3.1.5. Ngôn ngữ hình ảnh
Một khuôn hình không chỉ là những hình ảnh mà nó còn chứa đựng rất nhiều thông tin trong
đó. Có những thông tin được hiện thị rõ ràng cho người xem, nhưng cũng có những thông tin
cần phải sắp đặt hợp lý để có thể hướng người xem theo suy nghĩ của đạo diễn. Bố cục và ánh
sáng là những cách giúp đạo diễn sẽ sử dụng. Thông qua bố cục, người đạo diễn có thể hướng
người xem cái gì, xem ở vị trí nào và sắp xếp thứ tự những cái gì cần xem. Khuôn hình đều
bắt nguồn từ hướng thiết kế 2-D. Cách thiết kế 2-D là cách chỉ dẫn mắt và định hướng sự chú
ý của người xem vào ý nghĩa mà đạo diễn muốn trình bày.
Nếu chỉ đơn thuần ngôn ngữ hình ảnh là những bức ảnh mà tất cả mọi người đều có thể xem,
thì công việc đạo diễn chỉ cần cho một camera tự động thay thế. Lúc đó, trong quay phim sẽ
không cần tới đạo diễn, người dựng phim…Do đó, một bức ảnh cần phải truyền đạt được ý
nghĩa, trạng thái cảm xúc, môi trường xung quanh và những ẩn ý của riêng bức ảnh đó - mà
không cần dùng tới bất kỳ âm thanh, giọng nói hoặc những lời giải thích. Những nguyên tắc
này thường được sử dụng trong phim câm nhưng nó cũng được áp dụng trên mọi lĩnh vực
khác của việc quay phim.

56
Vậy dựa trên những dẫn giải phía trên, ngôn ngữ hình ảnh được hiểu một cách khái quát đó là
sự diễn đạt hình ảnh cho người xem hiểu được ý nghĩa của nó mà không cần sử dụng tới âm
thanh, giọng nói và những lời giải thích.
Những nguyên tắc về thiết kế ngôn ngữ hình ảnh bao gồm:
- Sự thống nhất: là nguyên tắc sắp xếp thị giác tập trung vào một khối đồng nhất và
hoàn chỉnh. Việc này đúng khi sử dụng nó trong những khung hình hỗn loạn hay bố
cục tự do. Hình 3-9 sẽ giải thích cụ thể hơn.

Hình 3-9: Sự đồng nhất được sử dụng trong bố cục khung trong khung, mô tả sau khi ngăn chặn được
một kẻ xấu, người hùng và người phụ nữ bị thương cùng chụm lại với nhau đi ra từ bóng tối khi trời
vừa sáng, ám chỉ một sự khởi đầu mới
- Sự cân bằng: sự cân bằng hay thiếu cân bằng đóng môt vai trò quan trọng trong bố
cục. Tất cả những thành phần trong bố cục thị giác này đều có một trọng lượng nhất
định. Nó có thể được cân đối trong bố cục cân bằng hoặc thiếu cân bằng. Trọng lượng
của các yếu tố trong khung hình đa phần được miêu tả thông qua kích cỡ của nó,
nhưng thêm vào đó còn phụ thuộc vào vị trí, màu sắc, chuyển động và đặc thù của
chính yếu tố đó.
- Sự tập trung thị giác: Sự tập trung thị giác được tạo ra khi có sự kết hợp của sự cân
bằng và thiếu cân bằng khi sắp xếp bố cục. Và yếu tố này giúp cho những cảnh quay
không bị nhàm chán.
- Nhịp điệu: nó liên quan tới sự sắp đặt. Nhịp điệu đóng vai trò chính trong mảng ngôn
ngữ hình ảnh, đôi khi nó được thể hiện rất tinh tế như trong khung hình Killer’s Kiss.

57
Hình 3-10: Nhịp điệu sử dụng trong cảnh quay là sự sắp đặt tinh tế từ những bàn tay tạo bóng có hình
xoắn, thể hiện sự rối bời trong tâm trí nhân vật
- Sự tương phản: Người xem biết đến một vật thông qua sự đối lập của nó. Tương phản
là thể hiện của giá trị sáng/tối, màu sắc và vật liệu của chủ thể trong một khung hình
và ánh sáng. Nó vô cùng quan trọng trong chỉ ra chiều sâu, mối quan hệ đặc biệt, cảm
xúc và hàm ý của người đạo diễn.
- Kết cấu: Là những hình dáng vật lý đặc thù của các thành phần trong cảnh quay, kết
cấu đưa cho chúng ta những gợi ý về một hình ảnh. Kết cấu của một vật có thể được
thể hiện bằng chính cấu tạo của nó hoặc thông qua ánh sáng, thông thường hình dáng
của vật sẽ được thể hiện thông qua ánh sáng.

Hình 3-11: Kết cấu trong phim Conformist, những ô cửa sổ được tạo hình dáng bóng đổ trên tường,
tạo cảm giác bị tù túng và kìm kèm không có hướng giải quyết.
58
3.1.6. Cỡ cảnh, góc máy, bố cục
Cỡ cảnh là khoảng cách mà chúng ta có ý định quay chủ thể, trong đó chia ra rất nhiều cỡ
cảnh, có 3 cỡ cảnh cơ bản chúng ta cần nằm được đó là:
- Toàn cảnh: toàn cảnh cực rộng, toàn cảnh rộng và toàn cảnh
- Trung cảnh: trung cảnh rộng, trung cảnh hẹp và trung cảnh
- Cận cảnh: cận cảnh hẹp, cận cảnh đặc tả và cận cảnh.
Toàn cảnh:
- Toàn cảnh cực rộng - một số tài liệu dịch ra tiếng việt thường viết là quay đại cảnh,
quay viễn cảnh – còn được gọi là quay cảnh rất rộng (very wide shot) hoặc quay cảnh
góc rất rộng (very wide angle shot). Cảnh quay cực rộng thường được sử dụng khi
quay ở ngoài trời, miêu tả quang cảnh, không gian lớn như: khu đô thị, vùng ngoại ô,
vùng nông thôn, vùng núi, … Khi quay loại cảnh này, máy quay thường phải đặt ở
một nơi rất cao hoặc đặt trên máy bay chuyên dụng. Con người xuất hiện trong cảnh
quay cực rộng thường không rõ ràng và chỉ mang tính chất tham dự vào như một phần
của nó mà không thể biết rõ đó là ai, thậm chí là không có hình ảnh con người.

Hình 3-12:Toàn cảnh cực rộng


- Toàn cảnh rộng: Đây là một cảnh thường được sử dụng nhiều khi quay phim. Trong
cảnh quay sẽ cho ta biết nhân vật đang ở đâu, khi nào. Con người xuất hiện nhưng chỉ
chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khung hình. Nếu có chuyển động thì sẽ cho ta biết chuyển
động chung chung của con người như: đang chạy, đang vẽ, đang đi, đang ngồi,
…Toàn cảnh rộng thường được sử dụng khi quay trong studio hoặc các sự kiện trong
diễn ra ở phòng họp, sân khấu, hội trường (location building)

59
Hình 3-13:Toàn cảnh rộng
- Trong một cảnh quay toàn, con người thường xuất hiện với đầy đủ từ đầu đến chân.
Đầu sát với mép trên của khung hình còn chân sát với mép dưới của khung hình. Cảnh
quay toàn sẽ cho người xem biết nhân vật đang ở đâu, khi nào, với ai, nói lên trang
phục, giới tính của nhân vật. Cho người xem cảm nhận về khung cảnh và mối quan hệ
giữa khung cảnh với (các) nhân vật trong đó.

Hình 3-14:Toàn cảnh


Trung cảnh:
- Cảnh quay trung rộng thường cắt nhân vật ở phía trên đầu gối trong khung hình. Trong
cảnh quay này sẽ cho người xem biết nhiều hơn về không gian, bối cảnh, đồ vật mối
quan hệ đối với nhân vật hơn là biết về hoạt động, biểu cảm của nhân vật. Trung cảnh
rộng cho người xem biết về về nhân vật là ai hơn là họ ở trong không gian và thời gian
nào.

60
Hình 3-15:Trung cảnh rộng
- Cảnh quay trung cảnh hay còn gọi là cảnh quay nửa người (“Waist” shot), vì khung
hình thường cắt nhân vật từ thắt lưng (eo) trở lên. Trong cảnh quay này, con người
chiếm tỉ lệ lớn và là phần chính của khung hình, hành động của nhân vật là rõ ràng.
Người xem sẽ thấy rõ nhân vật có khuôn mặt như thế nào, ăn mặc ra sao và đang làm
gì, ở đâu(nội cảnh hay bên ngoài) và khi nào(ngày hay đêm)?Và một phần tính cách,
thái độ, biểu cảm của nhân vật qua hành động của họ.

Hình 3-16:Trung cảnh

- Trung cảnh hẹp: Đôi khi còn được gọi là cảnh quay hai nút (“two-button” shot) vì
khung hình sẽ cắt nhân vật ở phía trên của khuỷu tay, lấy từ cúc áo thứ 2 trở lên trên.
Trong cảnh quay này, những biểu cảm của khuôn mặt của nhân vật là rõ ràng hơn về
hướng nhìn, cảm xúc, kiểu tóc, màu tóc, có trang điểm hay không, …Đây là một trong
những loại cảnh quay phổ biến nhất trong làm phim, bởi nó cung cấp rất nhiều thông
tin về nhân vật khi họ nói, nghe, hoặc thực hiện một hành động liên quan đến phần
trên của cơ thể hoặc những chuyển động của phần đầu. Trung cảnh hẹp cho người xem

61
biết rõ nhân vật, việc chỉ ra không gian và thời gian phải phụ thuộc vào ánh sáng trong
cảnh và những đồ vật mà chúng ta sắp xếp để cho vào khung hình.

Hình 3-17:Trung cảnh hẹp


Cận cảnh:
- Cận cảnh còn được gọi là “Cảnh quay đầu” (head shot) vì trong khung hình xuất hiện
phần chủ yếu của khuôn mặt. Phía trên khung hình cắt ở phần đỉnh của tóc của nhân
vật, phía dưới khung hình thì có thể cắt ở bất cứ đâu nhưng phải dưới cằm (có thể lấy
một phần cổ hoặc một ít vai). Ở cận cảnh, người xem sẽ có một cái nhìn đầy đủ về
khuôn mặt của nhân vật, nó cũng chỉ ra một cách chị tiết về mắt, tóc (màu, kiểu), …
Cận cảnh sẽ mang đến một cách đầy đủ về biểu cảm của nhân vật thông qua mắt,
miệng, … và hoặt động của các cơ mặt khi nhân vật nói, nghe hoặc thể hiện bất cứ
một thái độ nào. Cận cảnh cho người xem biết rõ nhân vật là ai nhưng biết rất ít thông
tin về không gian và thời gian.

Hình 3-18:Cận cảnh


- Cận cảnh hẹp khuôn mặt của nhân vật chiếm hầu hết và là phần chính của khung hình.
Người xem sẽ có được cái nhìn chi tiết đến từng phần về khuôn mặt của nhân vật: mắt
màu gì, có kẻ mày hay không, một mí hay hai mí, …; mũi cao hay thấp, … thậm chí
sẽ cho biết nhân vật có sẹo, mụn hay nốt ruồi, … hay không. Người xem sẽ bị bắt phải
chú ý hoàn toàn vào khuôn mặt của nhân vật. Những biểu cảm của nhân vật cũng được
truyền tải gần gũi và chân thực nhất đến người xem. Cảnh quay sẽ cho rõ nhân vật và
xúc xúc của họ: giận dữ, lo sợ, lãng mạn, …

62
Hình 3-19:Cận cảnh hẹp
- Cận cảnh đặc tả là một cảnh dùng để nhấn mạnh một chi tiết nào đó trên cơ thể người
như mắt, miệng, tay, … hoặc một chi tiết nào đó của các đồ vật như: ngòi bút mực, 1
phím chữ A trên bàn phím máy tính, logo trên một sản phẩm đóng gói, …Cận cảnh
đặc tả thường xuất hiện trước hoặc sau những cảnh quay rộng hơn (toàn cảnh, trung
cảnh) về một sự vật, con người nào đó. Cận cảnh đặc tả thường được sử dụng trong
các phim tài liệu về khoa học, khoa học nghiên cứu về sinh vật học, các clip ca nhạc
và phim nghệ thuật hoặc một phim hư cấu.

Hình 3-20:Cận cảnh đặc tả


Góc máy:
Góc máy chính là một điểm cụ thể mà tại đó máy quay được đặt để thực hiện một cảnh quay.
Thường thì một cảnh quay thường chỉ có một góc máy. Tuy nhiên, nhiều cảnh quay lại là kết
hợp của nhiều góc máy nhằm tạo ra những hiệu quả nghệ thuật cụ thể.
Có 3 loại góc máy: góc máy cao, góc máy thấp và góc máy ngang
Góc máy cao là góc máy được tạo ra khi máy quay đặt ở bên trên tầm mắt của chủ thể. Sử
dụng góc máy này đối với một chủ thể cụ thể (một người nào đó) sẽ có ý nghĩa là bế tắc, bất
63
lực, thể hiện sự nhỏ bé, cùng cực. Trong xã hội, góc máy cao sử dụng cho tầng lớp thấp kém,
những người có không có địa vị

Hình 3-21:Góc máy cao.

Góc máy ngang là góc máy được tạo ra khi máy quay đặt bằng với tầm mắt của chủ thể. Với
tất cả các thể loại trong quay phim điện ảnh và truyền hình, góc máy ngang được khuyên
dùng và được sử dụng phổ biến nhất.Ý nghĩa của góc máy ngang: thể hiện sự ngang hàng, gần
gũi, thân thiện. Sử dụng góc máy ngang khiến người xem dễ tiếp thu, dễ nắm bắt.

Hình 3-22:Góc máy ngang


Góc máy thấp là góc máy được tạo ra khi máy quay được đặt thấp hơn tầm mắt của chủ thể.
Sử dụng góc máy thấp để đề cao, tôn chủ thể lên với ý nghĩa ca ngợi, sự uy nghi, uy nghiêm,
hoành tráng, …Trong xã hội, góc máy thấp sử dụng cho tầng lớp vua chúa, những người có
quyền thế, bậc tối cao, thần thánh.

64
Hình 3-23:Góc máy thấp

3.2. Trục diễn xuất


3.2.1. Khái niệm
Trục diễn xuất là một đường thẳng tưởng tượng chia không gian làm hai phần. Thông thường
thì tất cả máy quay phải đặt một bên của trục diễn xuất
Trong trục diễn xuất còn có những nguyên tắc đi kèm theo mà chúng ta cần nắm được đó là:
nguyên tắc 180 độ.
Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đó là Thị Giác. Khi thưởng thức một tác
phẩm Điện ảnh, những thứ mà con người nhìn thấy trên màn ảnh sẽ đưa vào bộ não, não bộ
phân tích sau đó được phản hồi lại bằng Cảm Giác. Nếu như Thị Giác tiếp nhận thông tin sai
thì ngay lập tức Cảm giác cũng sẽ bị sai theo. Vậy các Nhà làm Phim phải làm sao để gửi đến
khán giả những cảm xúc tuyệt vời một cách mềm mại và xuyên suốt trong quá trình của câu
chuyện phim mà không hề khiến khán giả bị phân tâm vì những thông tin sai lệch. Câu trả lời
là: Các Nhà làm Phim phải hiểu được các Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người. Và trong
Điện ảnh có một “Nguyên tắc thuộc về Thị giác con người” rất quan trọng, nếu không muốn
nói là quan trọng nhất đối với các Nhà làm Phim – Nguyên tắc 180°(180° Rule)
3.2.2. Xác định trục diễn xuất
Như được đề cập ở khái niệm trục diễn xuất, để xác định trục diễn xuất trước tiên chúng ta
cần xác định được những yếu tố sau:
- Nhân vật diễn
65
- Không gian cảnh quay/không gian khuôn hình
- Nội dung/kịch bản cảnh quay
Sau khi có những thông tin đầy đủ như trên chúng ta có thể chia không gian cảnh quay làm 2
phần để có thể sắp xếp máy quay để thực hiện quay, một số ví dụ về trục diễn xuất như hình
dưới:

Hình 3-24:Trục diễn xuất và các vị trí đặt máy quay

66
Hình 3-25:Hình ảnh thu được từ các máy quay

Hình 3-26:Hình ảnh của cảnh quay đối góc trong

67
Hình 3-27:Hình ảnh cảnh quay đối góc trực diện

Hình 3-28:Hình ảnh quay qua vai

3.2.3. Nguyên tắc xác định trục cơ bản


Như đề cập ở phần trục diễn xuất, trục căn bản chính là một trục sử dụng nguyên tắc 180 độ,
chúng ta có thể hiểu như sau:
Hãy thử tượng 1 cảnh Phim có 2 Nhân vật đối diện nhau:

68
Từ các nhân vật ta có thể nối được các trục giữa gọi là Trục liên kết.

Nguyên tắc 180°: Nguyên tắc luôn đặt máy quay về một phía của Trục liên kết giữa các Nhân
vật.

Sơ đồ 1
Sơ đồ này cho ta thấy trục liên kết giữa hai nhân vật và các vị trí trên Vòng cung 180° màu
Xanh, mà máy quay có thể đặt để quay. Khi cắt cảnh chuyển sang các vị trí trên vòng cung
180° màu Đỏ, các Nhân vật ngay lập tức chuyển đổi vị trí trên màn hình.
Và cứ thế liên tiếp các Shot liền kề nhau sẽ khiến khán giả không còn ý thức về không gian
của bối cảnh, mối liên hệ giữa các Nhân vật, hướng chuyển động và hướng nhìn của Nhân vật
trong bối cảnh.
69
Xác định rõ vị trí của Nhân vật và Bối cảnh của cảnh Phim

Hướng của Nhân vật được bảo toàn

Hướng của Nhân vật được bảo toàn


Tác dụng của Nguyên tắc 180°
Những dẫn chứng minh họa ở trên đã giúp ta nhận thức được rằng phải tuân thủ Nguyên tắc
180° như thế nào. Vậy, Nguyên tắc đó có tác dụng gì, nhằm mục đích gì và tại sao phải phải
tuân theo nó? Chúng ta hãy cùng xem xét điều đó.
- Đảm bảo việc tạo ra cho khán giả khái niệm đúng về không gian và những gì đang
diễn ra trong bối cảnh của Phim.

70
- Nguyên tắc 180° đảm bảo sự nhất quán về vị trí tương đối trong khung hình, đảm bảo
hướng nhìn, đảm bảo hành động nhất quán. Phương pháp này vạch ra không gian rõ
ràng vì thế người xem luôn biết các nhân vật ở đâu trong mối tương quan giữa người
này với người khác và dựng cảnh, đặc biệt là trong mối tương quan với hành động của
câu chuyện. Chính vì thế, nguyên tắc nối tiếp không gian mang lại dòng chảy êm
thuận giữa các cảnh quay trong toàn bộ phim.
- Đảm bảo việc thể hiện mối quan hệ dựa trên hướng nhìn của các Nhân vật cùng xuất
hiện trong bối cảnh đó.
- Nguyên tắc 180° được duy trì đảm bảo hướng nhìn của nhân vật luôn nhất quán.
Chẳng hạn, khung hình 1 thể hiện hai nhân vật A và B đang nói chuyện với nhau.
Khuôn hình 2 thể hiện hướng nhìn của A từ trái sang phải và khuôn hình 3 thể hiện
hướng nhìn của nhân vật B từ phải sang trái. Nếu khuôn hình 3 thể hiện hướng nhìn
của nhân vật B cùng chiều với nhân vật A, tức là từ trái sang phải thì sẽ làm cho
hướng nhìn của nhân vật không nhất quán, tức vi phạm Nguyên tắc 180°.

Khuôn hình thể hiện hướng nhìn của 2 Nhân vật: 1 Nam và 1 Nữ

71
Đ
ặt máy ở 2 phía của Trục liên kết

N
hân vật Nam nhìn về phía phải của khuôn hình

72
Nhân vật Nũ cũng nhìn về phía phải của khuôn hình

Hay trong Các cú máy được gọi là các Cú máy đảo góc (Reverse angle shots)
Đặt máy ở 2 phía của Trục liên kết

73
Nhân vật Nam nhìn về phía Trái của khuôn hình

Nhân vật Nữ cũng nhìn về phía Trái của khuôn hình


- Và sau suốt quá trình dài của Cảnh Phim, việc vi phạm Nguyên tắc 180° khiến cho
khán giả hình thành một ý thức lẫn lộn sự tương quan giữa các Nhân vật và dẫn tới họ
bị nhầm lẫn cả về không gian, nơi diễn ra câu chuyện Phim.
- Đảm bảo việc để khán giả có thể nhận thức đúng được hướng chuyển động của các đối
tượng trong cảnh Phim.
- Cần chú ý đến hướng chuyển động của đối tượng chính trong khuôn hình, tránh để
khán giả hiểu sai về hướng chuyển động, sẽ dẫn đến việc sai cảm nhận về không gian.
- Nguyên tắc 180°, được sử dụng nhằm duy trì sự nhất quán trong hướng hành động của
nhân vật. Chẳng hạn khuôn hình 1, nhân vật A đi từ trái sang phải. Hướng chuyển
động của nhân vật từ trái sang phải làm thành trục hành động. Khuôn hình 2, nhân vật
A vẫn phải đi theo hướng từ trái sang phải, tức duy trì hướng hành động của nhân vật.
Nhưng khi một cảnh quay vượt qua trục đó, tức một cảnh quay từ phía bên kia làm
cho nhân vật A trong khuôn hình 2 thay vì đi từ trái sang phải lại đi từ phải sang trái.
Một cắt dựng không đảm bảo sự nhất quán trong hành động như vậy đã vi phạm
Nguyên tắc 180°.

74
Đặt máy quay lật qua bên kia của trục liên kết

Và kết quả cuối cùng là đưa cho Khán giả 1 nhận thúc sai về hướng chuyển động của Nhân
vật
Nguyên tắc cuối cùng – Phá vỡ Nguyên tắc
Nguyên tắc 180° là một yếu tố thiết yếu của một phong cách Quay và dựng phim liên tục.
Quy tắc này không phải lúc nào cũng cần phải tuân theo, chúng ta có thể hoàn toàn phá vỡ nó
khi thật sự hiểu sâu về nó.
Đôi khi một nhà làm Phim trên thế giới cố tình phá vỡ đường dây của hành động để tạo ra 1
góc nhìn, 1 cảm giác thú vị mới, hay tạo sự mất phương hướng. Và một trong những người đi
tiên phong đó là Stanley Kubrick – Một đạo diễn Điện ảnh Mỹ qua Bộ Phim The Shining
(Cảnh trong phòng Tắm). Ngoài ra, có thể kể tên 1 số Đạo diễn khác mà đôi khi cũng bỏ qua
quy tắc này như: Anh em nhà Wachowski – Mỹ, Đạo diễn Yasujiro Ozu – Nhật Bản, Tinto
Brass – Ý, Vương Gia Vệ – Hồng Kông, Jacques Tati – Pháp và Lars von Trier – Đan Mạch
… Và tất nhiên đấy là câu chuyện của các Đạo diễn lớn trên thế giới, sau quá trình dài làm
việc, họ luôn ý thức rất rõ về các Nguyên tắc trong Điện Ảnh. Nghệ thuật không cho phép sự
nhàm chán, lặp đi lặp lại, chính vì lẽ đó họ phải tìm cách phá nó, và đưa ra những cảm giác
mới – các Nguyên tắc mới, giúp khán giả có những góc nhìn khác khi thưởng thức các tác
phẩm Điện ảnh.

75
Còn bạn, sau khi bạn thật sự đã hiểu những điều đó, bạn vẫn muốn tuân theo Nguyên tắc
180°, có một cách mà có thể giúp chúng ta băng qua ranh giới (Trục liên kết) một cách an
toàn mà không vi phạm Nguyên tắc:
Bạn hãy quay 1 shot máy chuyển động băng qua ranh giới. Trong khi Máy quay đang di
chuyển trên đường đi của mình khán giả sẽ dần thích ứng với các vị trí mới của nhân vật, mà
không hề cảm thấy có chỗ nào bị nhầm lẫn.

76
77
3.2.4. Nguyên tắc quay nhiều máy
Nguyên tắc cơ bản của sử dụng quay nhiều máy đó là nguyên tắc thuộc về thị giác con người.
Những cảnh quay trên phim là mô tả lại hành động thực tế ở ngoài đời, do vậy những nguyên
tắc về thị giác cần được các nhà làm phim chú ý, không báo giờ để người xem cảm giác mình
mất phương hướng khi xem một đoạn phim hoặc cảnh quay nào.
Vậy nếu một cảnh quay được sử dụng bằng 1 máy quay thì việc ảnh hưởng tới nguyên tắc thị
giác con người có xảy ra, câu trả lời có nhưng ít xảy ra, nếu người quay phim không áp dụng
đúng nguyên tắc 180 độ. Do đó, với những cảnh quay với nhiều máy quay, thì khả năng làm
người xem mất phương hướng xảy ra cao hơn nhiều so với 1 máy quay.
Tựu chung lại, nguyên tắc cơ bản của quay nhiều máy, người quay phim phải nắm rõ được
nguyên tắc 180 độ và nguyên tắc thị giác của con người.
Ví dụ bên dưới là người quay phim xác định được trục diễn xuất nhưng không nắm được
nguyên tắc thị giác của con người và phá vỡ nguyên tắc 180 độ, nên cảnh quay mô tả diễn
biến nhân vật lộn xộn gây người xem mất phương hướng. Hình từ camera A và F diễn viên
đều nhìn về 1 hướng nhưng không có đích (vì không nhìn vào nhau), làm cảnh quay bị lộn
xộn.

78
Ngoài nguyên tắc quay nhiều máy, người quay phim cũng cần lưu ý một số điểm khi quay đó
là:
- Khi cầm máy và quay cần để máy quay dừng một thời gian ngắn trước và sau khi
chuyển động (thời gian khoảng 5 giây - để phục vụ biên tập sau này, cũng như sự ổn
định của cảnh quay)
- Cảnh quay không được nghịch nhau, nghĩa là sau một cảnh quay từ trái sang phải
không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái và ngược lại.
- Trên một bối cảnh bao giờ cũng cần đảm bảo luật đa dạng về cơ cảnh (nghĩa là cần có
đủ các cỡ cảnh như toàn, trung, cận…)
3.3. Các thủ pháp quay phim
Sự khách nhau giữa điện ảnh so với các loại hình khác chính là sự chuyển động. Có thể phân
loại sự chuyển động này thành chuyển động của nhân vật và chuyển động của máy quay. Sắp
xếp và chỉ đạo chuyển động của nhân vật là công việc của người đạo diễn, đối vơi người quay
phim cần nắm được các loại chuyển động có thể tạo được bởi máy quay. Các loại chuyển
động trong quay phim gồm: Chuyển động máy quay, Chuyển động ống kính và chuyển động
các dụng cụ nâng đỡ/hỗ trợ cho máy. Ở đây, chuyển động máy quay được chia ra nhiều loại
chuyển động khác như: lia (pan/tilt), bám sát, quay phối hợp.

79
3.3.1. Lia
Lia máy là chuyển động của máy quay xoay quanh trục tọa độ chân máy theo chiều thẳng
đứng (tilt) hoặc chiều ngang (pan). Lia máy là chuyển động được ta ra khi chúng ta gắn máy
quay trên chân máy (tripod head).
Lia máy đứng (tilt): thường được sử dụng để thể hiện sự cao lớn (của các công trình kiến trúc)
hoặc đi theo một chuyển động theo chiều đứng (leo núi). Dưới đây là hình ảnh minh họa cho
lia máy theo chiều thẳng đứng:

80
Hình 3-29:Lia máy theo chiều thẳng đứng (tilt)
Lia máy ngang (pan) thường được sử dụng với mục đích miêu tả không gian rộng lớn (trong
quay phim phong cảnh) hoặc đi theo một vật thể đang chuyển động theo phương ngang (trong
quay phim thể thao).

81
Hình 3-30:Lia máy ngang giống tương tự trong nhiếp ảnh

3.3.2. Bám sát


Cách đơn giản nhất của việc chuyển động máy quay bám sát nhân vật diễn đó là di chuyển
cùng hướng với nhân vật. Hầu hết di chuyển này là chuyển động theo bên cạnh và song song
với nhân vật. Cách quay bám sát này có thể ở đằng trước nhân vật (hướng máy quay nhìn

82
ngược lại về phía nhân vật) hoặc đằng sau lưng nhân vật (hướng máy quay nhìn về trước nhân
vật), nhưng cách quay bám bên cạnh nhân vật là gây cảm giác thật với thực tế nhất.

Hình 3-31:Quay bám sát bên cạnh nhân vật


Ngoài việc quay bám sát theo bên nhân vật, chúng ta còn chuyển động máy quay đối diện
(counter move) hoặc độc lập với chủ thể. Nếu máy quay liên tục bám sát cùng chiều nhân vật
sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho những cảnh quay, do đó quay đối diện sẽ tạo ra những cảm
giác và hiệu ứng khác.

Hình 3-32:Quay counter move


83
3.3.3. Quay phối hợp
Quay phối hợp không chỉ là sử dụng nhiều máy quay cùng lúc mà còn đề cập đến nhiều
phương pháp quay như lia, bám sát, hay sử dụng các công cụ hỗ trợ:

Hình 3-33:Máy quay được di chuyển gần đến chủ thể


Trong quay phim thường ta chỉ sử dụng đơn thuần 1 trong các chuyển động như đã đề cập ở
trên, nhưng cũng có trường hợp người quay phim phải kết hợp 2 thậm chí 3 loại chuyển động
để đạt hiệu quả mà đạo diễn yêu cầu.

Hình 3-34:Quay phối hợp nhiều phương pháp


Nhìn vào hình trên, các mũi tên chỉ hướng di chuyển của nhân vật, của chiếc xe và của máy
quay. Như vậy người quay phim phải vừa lia ngang lẫn đứng (Pan và Tilt) để theo di chuyển
của nhân vật, vừa thay đổi vòng lấy nét do nhân vật di chuyển.
3.3.4. Định hướng đối tượng trên màn hình
Trong quay phim, chúng ta cần lưu ý tới hướng nhìn và phải định hướng đối tượng trong mỗi
cảnh quay. Hướng nhìn ở đây chính là hướng nhìn của nhân vật. Quy tắc hướng nhìn là luôn
để cho hướng nhìn của nhân vật về phía có khoảng trống hơn (phía trước) trong khuôn hình.
84
Hình 3-35:Hướng nhìn của nhân vật đều có một khoảng trống phía trươc

Quy tắc hướng nhìn mở rộng ra một chút còn áp dụng đối với hướng chuyển động của nhân
vật, vật thể. Khi quay một người đang đi, một cái xe đang chạy hoặc một đoàn tàu đang
hướng về phía trước… thì bao giờ cũng phải để cho phía trước họ có nhiều khoảng trống hơn
phía sau (ít nhất cũng phải 2/3 khuôn hình). Như vậy thì bức ảnh hay khuôn hình mới có lối
thoát, người xem có cảm giác là nhân vật đang đi lên, đang tiến về phía truớc, tiến vê một
vùng rộng lớn.

Hình 3-36:Nhân vật tiến về phía trước


Nếu để không gian phía trước ít hơn phia sau của chủ thê thì người xem có cảm giác là chủ
thể đang hướng vào đường cùng, ngõ cụt, bế tắc, không lối thoát, đơn độc…

85
Hình 3-37:Chủ thể đơn độc và không lối thoát.

4. CHƯƠNG 4: ÁNH SÁNG TRONG QUAY PHIM


4.1. Giới thiệu chung về ánh sáng
4.1.1. Những điều cơ bản về ánh sáng
Khi nói về ánh sáng trong quay phim, chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe những câu nói như:
“Nếu bạn chiếu sáng đúng thì….” hay là “Với ánh sáng chuẩn, thì cảnh quay sẽ…” Vậy
những câu nói như vậy có hàm ý gì? Và ánh sáng chuẩn là gì?
Ánh sáng luôn luôn thay đổi và có vô vàn sự biến hóa kỳ diệu. Có một điều chắc chắn rằng,
không thể cố định một phương thức chiếu sáng trong một cảnh quay. Chính vì vậy, chúng ta
không có cách nào để đặt ra một danh sách quy chuẩn về kỹ thuật ánh sáng cho từng tình
huống cố định. Vậy phải giải quyết vấn đề này như thế nào, chúng ta phải xác định được cụ
thể những tình huống để điều chỉnh ánh sáng làm theo mong muốn của chúng ta.
Mục tiêu của ánh sáng chuẩn:
Để tạo nên hình ảnh có ánh sáng tốt, chúng ta cần:
- Một dải mầu và cường độ mầu đầu đủ
- Kiểm soát và cân bằng màu sắc
- Hình dáng và kích thước của một chủ thể
- Sự phân tách: những chủ thể tách rời khỏi phông nền
- Độ sâu và kích thước trong khung hình
- Kết cấu
- Tâm trạng và trạng thái: cảm xúc
- Phơi sáng (ánh sáng tiếp xúc)
Dải mầu đầy đủ:
Trong hầu hết trường hợp, chúng ta đều muốn một hình ảnh có đầy đủ dải mầu từ trắng tới
đen (phạm vi dải màu luôn được phân tích theo phạm vi màu xám mà không hề có sự ảnh
hướng của bất cứ màu sắc nào). Tất nhiên đôi khi cũng sẽ có những ngoại lệ khi chúng ta
không sử dụng được đầy đủ dải mầu trong những cảnh quay, nhưng tựu chung lại, một hình
ảnh đảm bảo được một dải màu rộng nhất và có cường độ màu tinh tế nhất thì sẽ hình ảnh đó
sẽ nịnh mắt nhất, sống động nhất và ấn tượng nhất.
Trong những video và những định dạng độ phân giải cao, một biểu đồ kiểm tra riêng về màu
sắc rất quan trọng cho máy quay trước khi sử dụng, nó sẽ đảm bảo cho máy quay của bạn
chắc chắn ghi lại được hình ảnh với phạm vi dải màu đầy đủ nhất. Điều này ám chỉ rằng đen
đúng nghĩa là màu đen và trắng đúng nghĩa là màu trắng và đồng thời có một sự chuyển đổi
mượt nhất giữa các sắc thái màu xám được hiện thị.
Dải màu đầy đủ cho một hình ảnh hoặc một khung hình, nó là điểm khởi đầu để chúng ta cần
xem xét khi cấu hình máy trước khi quay.
86
Kiểm soát và cân bằng màu:
Có 2 mặt sử dụng màu sắc với ánh sáng và với máy quay. Cân bằng màu là muốn nói tới việc
điều chỉnh màu sắc của máy quay đạt tới một điều kiện chuẩn nhất về ánh sáng. Còn kiểm
soát màu là muốn nói tới việc thay đổi ánh sáng bằng cách sử dụng những thiết bị chiếu sáng
hoặc sử dụng gel tạo màu cho ánh sáng. Đầu tiên, ánh sáng, màu sắc của nó đã được tự cân
bằng. Có 2 loại ánh sáng phổ thông và theo chuẩn đó là: cân bằng màu của ánh sáng ban ngày
(5500K) và cân bằng của tungsten (3200K), nhưng cũng có một số loại cân bằng màu sử dụng
thẻ trung tính (màu xám hoặc trắng). Tuy nhiên, cũng có một số ít màu sắc mà ta không thể
kiểm soát được, ví dụ ánh sáng trong văng phòng là ánh sáng huỳnh quang không thể thay đổi
được. Cho tới thế kỷ 18, tất cả nguồn sáng trong một cảnh quay đều được cân bằng mầu. Và
với sự phát triển ổn định của máy quay video, phim nhựa, và mọi thứ khác đã thay đổi cảm
nhận của mọi người về hình ảnh, nó được pha trộn một cách tinh tế giữa các nguồn màu khác
nhau trong một cảnh quay. Do đó, khi quay một cảnh quay, cần lưu ý tới sự phơi sáng, cân
bằng màu, bộ lọc, xử lý (cho phim) và cấu hình riêng cho máy quay (trong trường hợp có
quay video camera). Kiểm soát màu cũng rất quan trọng với tâm trạng và không khí của cảnh
quay. (hình 84)

Hình 4-1:Nếu sử dụng màu sắc ngoài phạm vi những màu thường gặp chúng ta sẽ có những hiệu ứng
cho khoa học viễn tưởng, kinh dị, hay tưởng tượng.
Hình dáng:
Ánh sáng phẳng trực diện sẽ không làm nổi bật được hình dáng của chủ thể. Nó sẽ làm phẳng
toàn bộ những hình dáng của chủ thể (làm trộn nền và chủ thể làm một, giống như hình dạng
không gian 2 chiều của phim hoạt hình). Nếu ánh sáng được sử dụng ở phía sau hay bên cạnh,
87
thì hình dạng của chủ thể sẽ được phát huy tối đa. Việc này không chỉ quan trọng trong việc
tạo độ sâu của hình ảnh khi quay hoặc chụp, mà còn tạo được tính cách, giá trị cảm xúc, hay
những dẫn dắt quan trọng của câu chuyện. Cố gắng tạo ra những hình ảnh chân thật nhất, dễ
nhận ra nhất, nó không chỉ giúp cho từng khung hình đẹp thêm mà còn ảnh hưởng tới chất
lượng của cả bộ phim.

Hình 4-2:Ánh sáng phẳng trực diện lam chủ thể và nền lẫn vào nhau không tạo được chiều sâu của ảnh
hay khung hình.

Hình 4-3:Ánh sáng bên cạnh hay ánh sáng nền giúp tạo chiều sâu cho ảnh hay khung hình

Sự phân tách:
Sự phân tách, nghĩa là làm sao đó để chủ thể bị đứng ngoài phông nền. Một phương pháp chủ
yếu hay sử dụng đó là dùng ánh sáng nền (hay là ánh sáng phía sau). Hoặc một cách khác đó
88
là làm cho phông nền thực sự tối hoặc thực sự sáng so với chủ thể. Trong khi làm hình ảnh có
cảm giác không gian 3 chiều, chúng ta phải chú ý tới mặt trước, trung tâm và phông nền trong
cảnh quay hoặc khi chụp ảnh. Sự phân tách là rất quan trọng trong giai đoạn này.
Chiều sâu:
Như những hinh ảnh, vậy thế nào là phim và thế nào là HD (định dạng phân giải cao)? Tất cả
đều chỉ là một hình chữ nhật phẳng, nghĩa là không gian 2 chiều (2D; định dạng 3D được xem
xét sang lĩnh vực khác). Vậy những người điều khiển ánh sáng, những nhà quay phim, những
nhà đạo diễn, công việc chính của họ là khiến hình khối chữ nhật phẳng này hiện thị giống
dạng không gian 3 chiều nhất có thể, bằng cách tạo chiều sâu, hình dáng và phối cảnh. Ánh
sáng ở đây lại đóng một vai trò cốt yếu nhất. Chúng ta có thể dùng ống kính, chuyển động của
máy quay, sắp đặt thiết kế, màu sắc hoặc những kỹ thuật khác nhưng ánh sáng là nhân vật chủ
chốt của chúng ta. Và ánh sáng phẳng chính là kẻ thù của công đoạn tạo nên hình ảnh 3D này.
Ánh sáng phẳng là loại ánh sáng được xuất phát gần máy quay nhất, và có hướng trực diện
với chủ thể. Những đèn flash gắn liềntheo máy ảnh chính là những ánh sáng phẳng mà chúng
ta thường thấy. Nó sẽ giảm độ sâu của bức hình khi chúng ta chụp.
Kết cấu hình dạng:
Giống như hình dạng, ánh sáng phẳng sẽ luôn che khuất bề mặt của kết cấu vật liệu. Lý do rất
đơn giản: hình dạng của kết cấu vật thể được tạo bởi những bóng đổ. Ánh sáng phẳng thì sẽ
không tạo ra bóng đổ. Do đó, càng nhiều ánh sáng được sắp xếp ở bên mặt thì càng có nhiều
bóng đổ, thì khi đó chúng ta sẽ thấy được kết cấu. Kết cấu còn có thể được thể hiện bằng ánh
sáng của chính nó (hình dưới):

89
Hình 4-4:Hai thiết bị đã được sử dụng để tạo hình ảnh kết cấu cho ánh sáng này gọi là cookie và hiệu
ứng nhiều khói.

Tâm trạng và trạng thái:


Tất cả những nhà quay phim lành nghề và những chuyên gia ánh sáng đều biết rằng có thể tạo
một cảnh quay cụ thể và khiến nó trông kinh dị, hay thơ mộng hay bất thường hoặc bất kỳ thứ
gì mà bộ phim muốn thể hiện, bằng việc kết hợp sử dụng những ống kính và máy quay. Có rất
nhiều thành phần ảnh hưởng tới tâm trạng và trạng thái của cảnh quay như: màu sắc, khung
hình, sử dụng ống kính, tỷ lệ khung hình, thiết bị cầm tay và thiết bị nối máy quay. Tựu chung
lại bất cứ thứ gì chúng ta có thê làm với máy quay và ánh sáng đều có thể sử dụng để tạo hiệu
ứng để ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của của người xem trong mỗi cảnh quay.
Phơi sáng (ánh sáng tiếp xúc):
Ánh sáng làm rất nhiều việc cho chúng ta, nhưng nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có được
một sự tiếp xúc ánh sáng đúng cách. Tiếp xúc ánh sáng sai có thể khiến chúng ta thât bại hoàn
toàn. Trong phạm vi ánh sáng, chỉ cần có đủ ánh sáng trong một cảnh quay thì không khó.
Điều quan trọng ở đây đó là sử dụng ánh sáng để tạo hình ảnh và tạo ra câu chuyện. Do đó,
chúng ta phải sử dụng ánh sáng tiếp xúc với chủ thể một cách khôn khéo. Nó quan trọng hơn
việc chúng ta chỉ nghĩ tới thiếu sáng hay thừa sáng. Phơi sáng để tạo cảm xúc và khung cảnh
là việc rất quan trọng, nhưng còn có nhiều cách tiếp cận khác như: phơi sáng riêng và cấu
hình máy quay là rất quan trọng tới sự tương phản màu sắc và đạt được sự đầy đủ của dải màu
xám.
Có 2 cách mà bạn cần phải lưu ý khi nghĩ tới phơi sáng. Một là cách thức phơi sáng toàn bộ
cảnh quay, nó được kiểm soát bởi iris, tốc độ màn trập, gain và mật độ bộ lọc. Tất cả những
thứ này sẽ kiểm soát sự phơi sáng của toàn bộ khung hình. Ngoài trừ một số loại của mật độ
bộ lọc (gọi là grads), nó không thay đổi được sự lựa chọn của khung hình.
Cách thứ 2 đó là sự cân bằng phởi sáng trong khung hình. Đó là cách mà chúng ta giới hạn độ
phơi sáng ở một mức độ cho phép trong thời gian quay. Sự cân bằng này sẽ ảnh hưởng tới tâm
trạng, hình thái và thể loại của toàn bộ cảnh quay.

90
Hình 4-5:Với màu sắc trọng tâm và đơn giản làm nhấn mạnh chủ thể của bức ảnh

4.1.2. Thuật ngữ ánh sáng


Ánh sáng trong nhiếp ảnh hay quay phim đều có những thuật ngữ cơ bản để có thể gọi tên và
nhận diện. Trong tài liệu này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ cơ bản trong quay
phim, đó là:
- Key light: Ánh sáng chiếm phần lớn trên người hay chủ thể. Ánh sáng chính trong
cảnh quay.
- Fill light: Ánh sáng hỗ trợ và bù sáng phần bóng đổ mà ánh sáng chính (key light) tạo
nên. Ánh sáng này đôi khi được hiểu theo hàm ý của tỷ lệ bù sáng.
- Backlight: Ánh sáng được chiếu tới chủ thể từ phía sau hoặc bên trên. Ánh sáng biên
(hay còn gọi là ánh sáng ven) đôi khi được bổ sung thêm để hỗ trợ tách chủ thể ra khỏi
nền, làm chủ thể. Thông thường thì backlight có thể rất sáng nhưng nếu biết cách sắp
đặt thì khi quay vẫn đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Ánh sáng biên này thỉnh
thoảng còn được gọi là ánh sáng tóc hay ánh sáng qua vai.
- Kicker: Là ánh sáng chiếu từ phía đằng sau nhằm tô điểm theo đường nét của má
người diễn viên (đối diện với ánh sáng key light). Thông thường nếu kicker được sử
dụng tốt để tô điểm ánh sáng trên khuôn mặt người diễn, thì không cần sử dụng fill
light nữa. Ánh sáng kicker này khác với ánh sáng backlight đó là nó chỉ chiếu 1 phần
của khuôn mặt, còn ánh sáng backlight chiếu sáng cả 2 bên từ phía sau.
- Sidelight: Ánh sáng được chiếu từ phía mặt bên có liên hệ với diễn viên. Thường được
sử dụng để gây ấn tượng trong nhạc kịch và tạo sự kết hợp màu sáng tối (nếu lúc đó có
ít hoặc không có fill light). Nhưng nó sẽ hơi bị cứng khi sử dụng cho cảnh quay cận,
lúc đó cần điều chỉnh một chút ánh sáng hỗ trợ fill light.
- Topper: Ánh sáng được chiếu trực tiếp từ phía trên xuống.

91
- Hardlight: Ánh sáng từ mặt trời hoặc nguồn sáng nhỏ hội tụ tạo sự sắc nét và rõ ràng
chi tiết bóng đổ. Với độ sáng lớn như 10K vẫn coi là nguồn sáng nhỏ so với chủ thể
chiếu sáng bởi hardlight.

Hình 4-6:Hard light tạo nên bóng đỏ sắc cạnh và bóng đổ chi tiết

- Softlight: Ánh sáng được chiếu từ bề mặt lớn tạo độ mềm cho ánh sáng, ít bóng đổ
hoặc bóng đổ rất ít. Ánh sáng bầu trời nhiều mây tạo cảm giác rất mềm mại.

Hình 4-7:Softlight tạo bóng đổ mềm mại

92
- Ambient light: Có 2 cách hiểu về loại ánh sáng này, một là loại ánh sáng chỉ có thể tạo
được hiệu ứng khi ở một địa điểm cụ thể, một cách hiểu khác đó là ánh sáng nhẹ chia
sự thay đổi ở phần trên và dưới.
- Practicals: Là những ánh sáng làm việc như: đèn bàn, đèn trần, đèn cây…Và những
ánh sáng từ đèn này rất cần những thiết bị làm mờ để dễ dàng điều khiển tông màu của
ánh sáng. Những thiết bị làm mờ loại nhỏ còn gọi là hand squeezers (thiết bị làm mờ
cầm tay)
- Highkey: Là loại ánh sáng đều và có bóng đổ một cách rất mềm, vì được sử dụng
nhiều ánh sáng bổ trợ. Nó được sử dụng nhiều trong khi chụp thời gian và các sản
phẩn thương mại về làm đẹp
- Low key: Ngược lại với high key thì ánh sáng này tối hơn và có nhiều bóng đổ hơn, vì
không sử dụng ánh sáng bổ trợ.
- Bounce light: Là loại ánh sáng được phản chiếu từ vật thể khác, từ tường, từ trần với
màu trắng hoặc bề mặt một màu.

Hình 4-8:Bounce light đánh từ trần nhà, tạo cảm cảm xúc và tông màu cho cảnh quay.

- Available light: Đó là bất kỳ ánh áng nào đã có ở nơi cần quay ví dụ như: ánh sáng tự
nhiên (mặt trời, bầu trời, ngày mây) hoặc ánh sáng nhân tạo (đèn đường, đèn huỳnh
quang…)
- Motivated light: Là ánh sáng được xuất hiện từ những nguồn sáng như đèn bàn, nến…
Trong cảnh quay, ánh sáng đó có thể là được chiếu từ những nguồn sáng hoặc chính
nguồn sáng đó chủ thể của cảnh quay. Ví dụ: ánh sáng của cây nến chiếu xuống mặt

93
bàn, thì ánh sáng chiếu lên mặt bàn gọi là motivated light hoặc chính ánh sáng được
phát ra từ cây nến đó cũng được gọi là motivated light.

Hình 4-9:Motivated light trong cảnh quay này là ánh sáng của chiếc đèn chiếu sáng cho mặt diễn viên
4.1.3. Kỹ thuật cơ bản về ánh sáng
Khi nói về những kỹ thuật cơ bản về ánh sáng, chúng ta cần biết về những yếu tố trong ánh
sáng, bao gồm:
Chất lượng (gắt và mềm):
Bất kỳ ánh sáng nào cũng đều có thể tận dụng trong các cảnh quay. Nhưng trong phạm vi chất
lượng ánh sáng thì chúng ta có thể chia ra làm 2 loại: ánh sáng gắt và ánh sáng mềm. Ánh
sáng gắt là ánh sáng chiếu lên chủ thể và để lại nhiều bóng đổ nhất, vì đường chiếu sáng của
ánh sáng đó đi song song giống như laser, điểm phát sáng tập trung hội tụ sẽ tạo ánh sáng gắt.
Ánh sáng mềm thì ngược lại, ánh sáng chiếu cho cảm giác mở ảo và không có bóng đổ, ánh
sáng tập trung trên bề mặt rộng không hội tụ sẽ tạo ánh sáng mềm.
Phương hướng:
Phương hướng của ánh sáng chính (key light) sử dụng cho diễn viên là một trong những yếu
tố vô cùng quan trọng của ánh sáng. Những thuật ngữ thông thường được sử dụng đó là:
trước, ¾ trước, cạnh bên, ¾ sau, và ánh sáng nền. Hướng chiếu sáng không chỉ quan trọng
trong việc tạo bóng, tạo chiều sâu mà nó còn tạo cảm xúc của nhân vật. Ví dụ, trong những
cảnh quay mà hướng chiếu sáng từ bên hay đằng sau sẽ làm cho cảnh quay có chiều hướng tối
hơn và tạo cảm giác huyền bí hơn, kịch tích hơn. Trong hướng chiếu sáng, chúng ta cố gắng
tránh tối đa ánh sáng phẳng trực diện, nó sẽ làm cho cảnh quay, hình ảnh giảm chiều sâu và
đơn điệu đi rất nhiều.
Màu sắc
94
Là một lĩnh vực vô cùng rộng và quan trọng trong việc làm phim. Có thể mất cả một chương
chỉ để nói về nó, ở đây có một vài chú ý về màu sắc khi quay phim đó là:
- Màu sắc cho hình ảnh chúng ta quay: làm thế nào để được màu hình ảnh tốt nhất cho
các cảnh quay
- Ngữ cảnh màu sắc: Đó là văn hóa vê màu sắc, cảm xúc về màu sắc
- Màu sắc rất quan trọng đối với máy quay, kiểm soát màu bằng máy quay thông qua
cân bằng màu.
Cường độ
Ánh sáng có sáng quá không, cường độ sáng có rõ không, tất cả điều đó không quan trọng với
độ phơi sáng khi quay, vì nó có thể chỉnh bằng màn trập, bộ lọc và iris của máy quay. Điều
mà chúng ta quan tâm đó là cường độ từ những ánh sáng khác nhau trong một cảnh quay ra
sao, sự cân bằng ánh sáng đó như thế nào. Đó là 2 cách nghĩ về cường độ ánh sáng trong cảnh
quay: một là mức độ ánh sáng của cả khung hình và những ánh sáng khác nhau trong khung
hình đó. 2 điều này thường được liên hệ tới tỷ lệ tương phản giữa ánh sáng chính (key) và ánh
sáng bổ trợ (fill). Vì dụ hình dưới thể hiện cường độ ánh sáng của cửa sổ mở ra là quá sáng,
mà hầu như tất cả chúng ta đều muốn kiểm soát độ sáng của cửa sổ khi ngược sáng như vậy,
nhưng trong trường hợp này, đao diễn hình ảnh có chủ đích làm vậy để tạo cảm giác gay cấn
và tương phản cao.

Hình 4-10:Cường độ mạnh của ánh sáng cửa sổ thêm vào hiệu ứng khói tạo nên sự tương phản rõ nét
trong cảnh quay.
Kết cấu
Kết cấu hay còn hiểu theo nghĩa là vật liệu có thể hình thành bằng nhiều cách. Những cách
vốn có đó là vật liệu của chính vật thể đó, nhưng ở đây chúng ta quan tâm tới vật liệu của ánh
sáng tạo ra cho nó. Nó được làm bằng cách đặt mọi vật ra trước ánh sáng để phân tách hình
khối và thêm một vài bóng đổ và những ánh sáng khác.
95
4.1.4. Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao): Chúng ta không thể điều khiển ánh sáng
tự nhiên nhưng có thể thay đổi ánh sáng bằng cách chọn những thời gian và không gian khác
nhau (sáng, trưa, chiều, tối, dưới đám mây, trong sương mù…)
Ánh sáng tự nhiên rất đa dạng, có sự khác biệt lớn giữa các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Nguồn
sáng tự nhiên nói chung do mặt trời cung cấp nhưng bản thân nó cũng lại có sự khác biệt, tuỳ
theo khoảng thời gian trong ngày cũng như thay đổi theo thời tiết khí hậu. Các nhân tố ảnh
hưởng có thể làm thay đổi nguồn sáng theo nhiều hướng: từ sắc nét và ấm đến nhẹ và lạnh.

Hình 4-11:Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời tạo ra nhiều hướng chiếu sáng

Hầu hết trong chúng ta đều thấy trong những ngày nắng thông thường
Ảnh trên mô tả ánh sáng mặt trời tầm giữa sáng và chiều. Xét về khía cạnh màu sắc và đặc
tính thì đây là thời khắc thật nhất trong ngày của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có 2 nhân tố
khác cũng ảnh hưởng đến tính chất của ánh sáng mặt trời đó là: tán xạ và mây che. Bầu khí
quyển trái đất tán xạ những bước sóng ngắn hơn, tạo ra bầu trời xanh và màu đỏ cho ánh sáng
mặt trời. Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển càng dày thì độ tán xạ xảy ra càng
nhiều. Do vậy, vào tầm sáng và chiều, mức độ tán xạ xảy ra nhiều hơn
Rõ ràng tính chất của ánh sáng mặt trời khác nhau theo từng thời điểm trong ngày. Cũng có
vài trường hợp đặc biệt xảy ra khi mặt trời đã khuất sau đường chân trời và lúc này ánh sáng
bầu trời (tán xạ từ mặt trời) là nguồn sáng duy nhất.
4.1.5. Ánh sáng nhân tạo
Ánh sáng nhân tạo (đèn cày, đèn dầu, đèn flash…): Chúng ta có thể điều khiển và thay đổi
ánh sáng nhân tạo một cách dễ dàng. Đề cập ở đây đó là ánh sáng trong nhà với các thiết bị
chiếu sáng khác.
Ánh sáng trong nhà rất khác với ánh sáng ngoài môi trường (do ít chịu ảnh hưởng trực tiếp
của ánh sáng mặt trời). Con người điều khiển ánh sáng thường với một mục đích riêng nào
đó. Ví dụ: các thiết bị chiếu sáng trong nhà thiết kế đa phần cho ra ánh sáng khuyếch tán.

96
Trong khi đó, ở các văn phòng người ta lại quan tâm đến cách chiếu sáng đa chức năng mà lại
tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao nhưng nhân viên văn phòng thường
làm việc trong vùng sáng xanh lá cây.
Hầu hết ánh sáng nhân tạo trong nhà đều có tính chất khuyếch tán nhằm làm dịu ánh sáng và
bóng đổ của đèn (trừ trường hợp ánh sáng rọi khá cứng). Tuy nhiên, những nhà thiết kế ánh
sáng sẽ cùng cho ra kiểu sáng rọi đa luồng, không chỉ là một luồng sáng rọi mà còn vài luồng
khác, tất cả cùng chiếu sáng có thể làm mềm các vùng bóng đổ khác (trong khi đó vẫn có thể
tạo ra vô số các bóng sáng).
Ánh sáng mặt trời khi chiếu vào nhà thường bị khuyếch tán (do bật nẩy từ các bức tường, sàn
nhà và trần nhà). Trên lý thuyết nó có thể xuyên trực tiếp qua cửa sổ, vào tận trong nhà. Tuy
nhiên, thực tế lại khác, ánh sáng mặt trời thường bị cửa sổ và tường chắn lại. Do vậy, hiếm
khí chúng ta thấy ánh sáng mặt trời rọi trực tíêp vào nhà mà không bị phản xạ bởi một bề mặt
nào đó.
4.1.6. Các nguyên tắc chiếu sáng cơ bản
Nội dung về ánh sáng vô cùng rộng lớn và phức tạp. Và kỹ thuật về ánh sáng cũng vô cùng đa
dạng, nhưng có một số kỹ thuật cơ bản mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong mọi
trường hợp:
- Hạn chế ánh sáng phẳng trực diện: Để không gặp vấn đề này, hãy dùng ánh sáng của
chếch bên hoặc ánh sáng nền đề giải quyết. Trong mọi trường hợp, nếu ánh sáng ở gần
bên cạnh hoặc ngay đằng sau máy quay, ta đều cần phải lưu ý vì ánh sáng ta đang thiết
lập đó là ánh sáng phẳng trực diện
- Dùng những kỹ thuật như backlight, kickers và ánh sáng phông nền để tách chủ thể ra
khỏi nền phía sau, tạo chiều sâu cho cảnh quay/hình ảnh, tạo cảm xúc và cảm giác
không gian 3 chiều
- Hãy để ý những bóng đổ và sử dụng chúng để tạo ra sự tương phản sáng tối, chiều sâu,
và tâm trạng. Có đạo diễn nổi tiếng đã nói: “Đừng sợ những cái bóng” hay “Bóng tối
cũng quan trọng như ánh sáng vậy”.
- Sử dụng ánh sáng và sự phơi sáng để có đươc dải màu đầy đủ nhất trong mỗi canh
quay. Điều này phụ thuộc vào sự phản chiếu của cảnh quay và cường độ sáng mà bạn
sử dụng trong đó.
- Bất kể khi nào thuận lợi, hãy nên sử dụng ánh sáng từ phía trên cách xa máy quay để
chiếu sáng chủ thể
- Khi có cơ hội, hãy tạo kết cấu cho ánh sáng.
Ngoài những lưu ý về chiếu sáng như trên, có một nguyên tắc chiếu sáng cơ bản mà trong
quay phim, kỹ thuật viên nào cũng phải nắm được, đó là chiếu sáng 3 điểm với cách sắp đặt
như sau:

97
- Đầu tiên đặt vị trí của ánh sáng Key (là ánh sáng chính), ánh sáng Key được coi là ánh
sáng chiếu thẳng và trực tiếp vào nhân vật. Để đảm bảo ánh sáng tốt nhất, ánh sáng từ
Key cần nghiêng so với nhân vật.
- Tiếp theo là ánh sáng Fill (ánh sáng bổ trợ) với mục đích làm giảm tối đa bóng đổ mà
ánh sáng Key tạo ra, mức độ của ánh sáng Fill bằng 50% của Key
- Cuối cùng đó là ánh sáng Back light (ánh sáng nền), với mục đích tách chủ thể ra khỏi
phông nền, mức độ của ánh sáng Back bằng 50-100% so với Key.

Hình 4-12: Cách sắp đặt đèn khi chiếu sáng 3 điểm

4.2. Nguồn sáng


Những nhà quay phim chuyên nghiệp, họ không cần biết cụ thể là mỗi một nguồn sáng trong
cảnh quay thì cần hoạt động ra sao, việc mà họ cần quan tâm tới đó là khả năng nguồn sáng,
tính năng nguồn sáng và hạn chế của nguồn sáng đó như thế nào. Những đơn vị ánh sáng đó
được chia ra làm 2 loại như: sự cân bằng sáng cho ánh sáng ban ngày và sự cân bằng sáng cho
ánh sáng liên tục (tungsten).
4.2.1. Nguồn sáng ban ngày
Đối với cân bằng sáng ban ngày được chia ra làm một số loại như sau: HMIs và màu chuẩn
huỳnh quang và những ánh sáng LED.
Đơn vị HMIs có độ sáng gấp 3 đến 4 lần với ánh sáng halogen, nhưng năng lượng tiêu thụ
giảm 75% so với cùng thiết bị khác.
HMI viết tắt cho 3 thành phần đó là: H được hiểu là biểu tượng la mã về thủy ngân (Hg), nó
sử dụng chính để tạo nên đèn điện. M được hiểu là vòng tròn trung bình (trung cung). I được
hiểu là áp chỉ các thành phần tạo ra hợp chất halogen.

98
Nếu so sánh với nhiếp ảnh thì khi chụp ảnh trong nhà hay ngoài trời, người chụp cần phải xác
định sử dụng cân bằng màu nào. Cân bằng màu tungsten sẽ sử dụng trong nhà với nhiệt độ
màu Kelvin là 3000K, cân bằng màu ngoài trời thường với nhiệt độ màu Kelvin là 5600K.
Nếu người chụp cân bằng màu ngoài trời cho chụp ảnh trong nhà thì màu sẽ ám vàng toàn bộ.
Tương tự như vậy, trong quay phim cách áp dụng đó vẫn đúng. Mắt người có thể nhìn được
những hòa nhập với nhau và màu hòa nhập đó chính là màu trắng, nhưng đối với máy quay
thì các màu đó sẽ được tách biệt ra cụ thể. Đó là lý do máy quay có một chức năng cân bằng
trắng riêng.
4.2.2. Nguồn từ đèn Xenon
Xenon là thành viên của nhóm các nguyên tố hóa trị 0 được gọi là các khí hiếm hay khí trơ.
Từ "khí trơ" đã được sử dụng từ lâu để chỉ nhóm các nguyên tố này, song có lẽ cần phải bỏ do
một số nguyên tố hóa trị 0 cũng có thể tạo ra hợp chất với các nguyên tố khác. Trong các ống
chứa khí thì xenon phát ra ánh sáng màu xanh lam khi khí này bị phóng điện qua. Với áp lực
nén hàng gigapascal thì xenon dạng kim loại được tạo ra. Xenon cũng có thể tạo ra các mắt
lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt trong lưới của các phân tử nước.
Khí này được dùng rộng rãi nhất và nổi tiếng nhất trong các thiết bị phát ra ánh sáng gọi là
các đèn chớp xenon, được sử dụng trong các đèn chớp của máy ảnh và ánh sáng trong quay
phim.
Đèn Xenon thường sẽ rất sáng và nóng. Nguồn sáng của đèn này gồm khí xenon và một lượng
nhỏ muối kim loại. Bằng cách tạo ra những xung ngắn với điện áp lên đến 28.000 Volt nên rất
tốn điện, các quầng plasma sẽ xuất hiện giữa các cực của đèn, tạo nên ánh sáng.
Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ
sáng tương đương bóng halogen 100 W.
Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị
ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là
khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen.
Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng xenon của các hãng như
Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương đương ánh sáng ban ngày.
Đèn Led (Light emitting diodes): có nhiều loại nhưng chủ yếu là các loại nhỏ, nhẹ, ánh sáng
lạnh (ít mang nhiệt). Nguồn sáng dựa vào cấu tạo của các diot nên khá tiết kiệm nhiên liệu,
nhưng tối hơn rất nhiều so với xenon
4.2.3. Nguồn sáng liên tục (Tungsten)
Trước khi bắt đầu thảo luận đền Tungsten, trước hết chúng ta cần phải hiểu một chút về bóng
đèn sợi đốt và sự cân bằng màu trong nhiếp ảnh. Vật liệu phim và cảm biến hình được thiết kế
để tái tạo màu chính xác khi chiếu bằng ánh sáng có tô điểm (makeup) màu đặc biệt. Tô điểm
màu cho nguồn ánh sáng được định lượng bằng nhiệt độ màu của nó. Vì tim đèn tungsten đốt
hiệu quả nhất ở nhiệt độ màu 3200K, vật liệu phim cân bằng cho tungsten được thiết kế để tái
tạo màu chính xác khi đối tượng được chiếu sáng bằng đèn tungsten (3200K). Lưu ý, nhiệt độ
màu, thể hiện bằng độ Kelvin, là thước đo sản lượng màu, không phải nhiệt độ hoạt động.

99
Hình 4-13:Đồ thị phân phối nguồn quang phổ minh họa sự phân bố năng lượng trong quang phổ màu.
Bóng đèn đốt tim rất mạnh trong màu cam và màu đỏ; yếu trong màu xanh và tím. Nếu nhiệt độ màu
tăng lên, đường cong chuyển về phía dải quang phổ màu xanh.
Phim cân bằng ánh sáng ban ngày được thiết kế để tái tạo màu chính xác khi chiếu sáng bằng
ánh sáng có nhiệt độ màu khoảng 5600K, hay ánh sáng ban ngày. Đồ thị phân phối điện
quang phổ hình trên so sánh sự phân bố năng lượng trên quang phổ của nguồn tungsten với
ánh sáng ban ngày. Ánh sáng ban ngày mạnh hơn ở cuối màu xanh trên quang phổ và ánh
sáng tungsten mạnh hơn vào cuối màu đỏ. Ngoài ánh sáng ban ngày tự nhiên, đèn halogen
kim loại hồ quang, đèn huỳnh quang cân bằng ánh sang ban ngày và đèn LED cũng tạo ra ánh
sáng gần giống như cân bằng ánh sáng ban ngày. Trong đèn tungsten, ánh sáng được tạo ra
bởi dòng điên chạy qua tim tungsten đến khi nó phát sáng, có nghĩa là, cho đến khi tim đèn bị
nung nóng. Tim đèn nằm trong khí trơ trong bóng đèn thủy tinh hàn kín để tim khỏi cháy.
Đèn tungsten có thể cung cấp nguồn bằng AC hoặc DC.
Bóng đèn halogen tungsten là loại bsong đèn đốt tim có chứa nhiêu phân tử đặc biệt để ngăn
tungsten làm đen hai bên bầu đèn. Những phân tử tái sinh này mang tungsten bốc hơi trở lại
tm đèn, nơi nó sẽ tái xử dụng, do đó tăng tuổi thọ cho đèn. Quy trình tái tạo này gọi là chu kỳ
halogen, muốn xảy ra phải duy trì bầu đèn ở nhiệt độ cao (ít nhất là 250 độ C), vì lý do này,
bầu halogen tungsten có khuynh hướng nhỏ gọn và làm bằng thạch anh, có thể chịu được
nhiệt độ cao.
4.2.4. Nguồn sáng nhẹ
Nguồn sáng nhẹ được tạo ra bởi các đèn softlight, nó được thiết kế để tạo ra ánh sang khuếch
tán có bóng không rõ rệt. Ánh sáng từ bầu đèn hướng vào chóa lõm trắng, vì là gián tiếp, nó
dội ra khỏi bề mặt khuếch tán, và đi qua khẩu độ tương đối lớn. Kết quả ánh sáng bị mềm và
có góc rộng, thậm chí, không kiểm soát được sự phân tán. Softlight thường dùng để lấp đầy
và chiếu tổng quán trong phòng.
Softlight dùng ánh sáng gian tiếp nên nó tạo ánh sáng trên mỗi watt ít hơn đèn Fresnel. Hầu
hết softlight có nhiều bóng đèn, mỗi cái có switch riêng, giúp dễ tăng hay giảm cường độ ánh
sáng.

100
Để duy trì cường độ tối đa và nhiệt độ màu thích hợp, phải làm sạch chóa trắng hay sơn lại
định kỳ. Khi sơn lại bề mặt bên trong, nên dùng sơn “best boy white”. Sơn này phản chiếu
nhưng không đổi màu sáng và chịu được nhiệt độ cao. Nếu dùng sơn màu trắng loại thường,
nó sẽ tạo ra màu.

Hình 4-14:Cấu tạo đèn softlight 2K


4.2.5. Đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và lớp bột
huỳnh quang. Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon,
argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím).
Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện
tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc te (chuột).
Do ít tỏa nhiệt ra môi trường nên đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều
so với đèn sợi đốt và lại có tuổi thọ cao hơn. Bình quân, dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn
đèn sợi đốt 8 đến 10 lần. Hiện nay, ngoài thị trường xuất hiện đèn huỳnh quang thu nhỏ (còn
gọi là compact). Nó cũng rất giống với đèn huỳnh quang nhưng hiệu suất phát quang cao hơn
và tiết kiệm điện năng hữu hiệu hơn.
Và sự cân màu chuẩn của đèn huỳnh quang được công ty Kino Flo nghiên cứu và chế tạo.
4.3. Màu sắc
4.3.1. Màu sắc trong quay phim
Màu sắc là ánh sáng, màu sắc là sự tổng hợp màu của ánh sáng và các vật liệu phản chiếu.
Màu sắc là một trong những công cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu vì nó làm mọi thứ
đẹp hơn. Hiểu sâu xa hơn thì màu sắc được coi như một công cụ truyền thông cho chúng ta.
101
Ảnh hưởng của màu sắc tới người xem cũng như giống như ảnh hưởng của âm nhạc với
chúng ta. Nó tạo cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong đó, có 3 khía cạnh
về màu sắc chúng ta cần lưu ý trong quay phim đó là:
- Lý thuyết căn bản về màu sắc
- Kiểm soát màu sắc với quay phim và ánh sáng
- Màu sắc trong ngôn ngữ hình ảnh
Trong phổ màu mà mắt người có thể nhìn thấy, nó được mở rộng từ màu đỏ (Red) tới màu tím
(Violet), chính là màu sắc của cầu vồng. Dải màu này được cụ thể hóa như sau: đỏ (red), cam
(orange), vàng (yellow), xanh lá (green), xanh lục (blue) , chàm (indigo), tím (violet) - (R-O-
Y-G-B-I-V). Ngoài màu tím ra thì là những màu có cường độ rất mạnh như tím gắt (ultra-
violet) hay x-rays, gramma-rays.
Màu chàm hiện nay không còn được công nhận trong phổ màu nữa, do đó chữ “I” trong phổ
màu sẽ biến mất. Chúng ta có thể được những phổ màu đó như: ROYGBV.
Ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được coi như dải sóng màu, nó bao gồm đầy đủ những tính
chất của sóng. Do vậy, ánh sáng còn được mô tả như là bước sóng dài (wavelength) và
được tính băng nanometers. 1 nanometer = 1 tỷ meter.

Hình 4-15:Một dải sóng được mô tả bằng bước sóng dài (là khoảng cách giữa các đỉnh) và biên độ (là
độ cao của sóng). Cường độ của sóng được tính bằng bao nhiêu đợt sóng có thể hình thành trong 1
giây và được tính bằng héc (hz).
Chúng ta hay quan niệm là màu sắc chính gồm có 3 mầu đó là: đỏ, xanh lá và xanh lục.
Nhưng một số người cho rằng tất cả cac màu đều là màu chính. Giải thích được lý do trên là
dựa vào sinh lý của mắt người.
Võng mạc con người được hấp thụ 2 dạng ánh sáng được gọi là robs và cones. Robs là thể
hiện chính cho sự sáng và tối, đó là dạng màu xám và cường độ sáng của nó. Cones là thể
hiện chính về nhận thức mầu sắc. Võng mạc có 3 loại cones. Sự thay đổi màu sắc của mỗi loại
cone phụ thuộc vào thay đổi của dải sóng như hình bên hình dưới:

102
Hình 4-16:3 loại cones đó là Value, Chroma và Hue. Hue được tính bằng độ (trong vòng tròn màu),
Chroma và Value được tính bằng phần trăm.

Hình 4-17:Dải sóng màu được tính bằng nanometer (nm)

Điểm đỉnh của mỗi dải sóng (curve) là 440nm (màu xanh lục), 545nm (xanh lơ), và 580nm
(đỏ). Và 2 điểm đỉnh cuối là phổ màu vàng của dải màu.
Màu sắc được chia làm 4 loại chất lượng màu căn bản : Hue, Value, Chroma và nhiệt độ màu.
3 loại đầu được gọi là không gian màu và loại cuối cùng được gọi là tâm lý màu.
- Hue : là một dải sóng ánh sáng cụ thể. Nó làm điều chỉnh và kiểm soát màu như đỏ,
vàng, xanh lục…Tính trung bình thì mỗi người có thể phân biệt được 150 loại HUE
riêng biệt. Hue, Chroma và Value là 3 thành phần tạo nên các phẩm chất màu. Trong
video, thì Hue được coi như một pha.
- Value : điều khiển độ sáng tối của bề mặt màu sắc.
- Chroma : điều khiển cường độ màu sắc.

103
- Nhiệt độ màu : được tính bằng độ Kelvin, viết tắt K. Nhiệt độ màu trên 5000K là màu
lạnh (trắng xanh), trong khi nhiệt độ màu dưới khoảng 2700K - 3000K là màu ấm
(trắng vàng cho tới đỏ).
4.3.2. Vòng tròn màu

Hình 4-18:Vòng tròn màu do ông Isaac Newton nghiên cứu.

Vòng tròn màu được kết hợp dựa trên 3 màu cơ bản đó là đỏ, xanh lục và xanh lơ. Theo chiều
kim đồng hồ ta sẽ có những sự kết hợp giữa các màu để tạo ra 1 màu khác, sự kết hợp này dựa
trên 2 màu có sẵn, với cách thức như sau:
- Green + Red = Yellow
- Red + Blue = Magenta
- Blue + Green = Cyan
4.3.3. Mô hình màu
Có rất nhiều mô hình màu được giới thiệu qua nhiều thế kỷ trước. Một trong những mô hình
được giới thiệu thiệu sớm nhất đó là người đức Goethe. Nhiều mô hình mầu được sử dụng để
chỉ ra và xác định màu theo những tiêu chí như: hue, saturation, chroma, lightness, hay
brightness. Trong đó cũng có một số mô hình màu có liên quan tới việc sản xuất phim và
video. Và hệ thống màu CIE là một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhât trong việc
mô tả màu trong phim và video hiện nay.

104
Hệ thống màu CIE là hệ thống xác định và phân biệt màu sắc rất chi tiết. Nó được giới thiệu
năm 1931 và đã trở thành quy chuẩn về xác định màu cho tới nay. Nó là hệ thống màu đầu
tiên mô tả được màu sắc bằng toán học, và do đó nó có thể đủ chính xác để sử dụng trong
video SD và HD. Nó được biết tới dưới 2 dạng: CIE RGB và CIE XYZ, đã được sử dụng phổ
biến trong kỹ thuật video.

Hình 4-19:Biểu đồ của hệ thống màu CIE

Hình 4-20:Mô tả không gian màu giữa phim và video.

Mục đích chính của biểu đồ CIE là đồ thị hóa được những khác nhau của không gian màu.
Trong đồ thị ta có thể thấy không gian màu trong phim rộng hơn rất nhiều so với không gian
màu trong video, nghĩa là trong phim sẽ được lưu trữ dải màu lớn hơn. Tuy nhiên hiện nay thì
những máy quay HD đã được cải tiến nhiều và trong đó có không gian màu. Máy quay có rất
nhiều dải màu rộng, vì vậy khi sử dụng cho 1 dự án cụ thể, ta cần phải kiểm tra máy quay nào
phù hợp nhất. Kết quả rõ nhất mà ta có thể thấy sự khác biệt của không gian màu đó là giai
đoạn chỉnh sửa video. Không gian màu của màn hình video khác với màn hình máy tính. Do
đó, trong một số trường hợp khi chỉnh sửa, người ta vẫn phải sử dụng thêm màn hình video
cùng với màn hình máy tính để có thể xem được đầy đủ nhất không gian màu.

105
Hình 4-21:Màu sắc cơ bản mạnh tạo nên độ tương phản trong hình ảnh
Giữa phim số và phim analog có rất nhiều sự khác nhau trong hệ thống tính toán. Trong hệ
thống số, cường độ màu sắc được tính trong phạm vi từ 0 tới 255, màu sắc đuợc thể hiện bằng
cách gửi giá trị RGB tới màn hình điều khiển. Ví du: màu vàng được xác định là thêm 255 đỏ,
thêm 255 xanh lá và 0 xanh lục.
4.3.4. Kiểm soát màu sắc
Mắt người nhìn được dải ánh sáng rộng và dải ánh sáng đó xem như là màu trắng, phụ thuộc
vào những yếu tố khách quan khác. Phim màu, cảm biến video đều bị ảnh hưởng bởi những
dải ánh sáng khác nhau đó. Lý do vì những thiết bị đó không có bộ điều khiển giống não
người để đánh lừa “mắt” của chúng rằng ánh sáng chỉ có màu trắng, nhưng thực sự được tạo
nên bởi rất nhiều màu sắc khác. Những thiết bị này sẽ chỉ cho chúng ta sự khác biệt giữa màu
sắc của ánh sáng trong phòng được chiếu sáng bằng ánh sáng liên tục (Tungsten), hay được
chiếu bằng đèn huỳnh quang (fluorescents), hay được chiếu bằng ánh sáng tự nhiên vào buổi
chiều. Mắt người không thể phân biệt rõ ràng 3 loại ánh sáng này và coi 3 loại ánh sáng ngày
đều là ánh sáng trắng. Nhưng đối với phim màu và video với cảm biến CCD thì rất nhạy với
những loại ánh sáng này, do đó nó sẽ giúp con người phân biệt rõ từng loại ánh sáng một.
Trong sản phẩm video và phim, hệ thống được dùng để mô tả màu của ánh sáng được gọi là
nhiệt độ màu. Phạm vi đo nhiệt độ màu được sử dụng trên một vật thể đen (vật thể này làm
bằng kim loại, không có màu sắc phản chiếu, được gọi là vật tản nhiệt Planckian). Khi vật thể
này được đốt nóng đỏ, nó sẽ phát sáng ra nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt
độ màu được gọi bằng “nóng đỏ” và “nóng trắng” …

106
Hình 4-22:Nhiệt độ trung bình theo từng mức độ
Nhiệt độ màu có thể rất dễ bị xác định nhầm; từ rất nhiều nguồn tác động, nó có thể xấp xỉ
hoặc được giới thiệu như nhiệt độ màu tương quan. Nhiệt độ màu sẽ cho chúng ta biết rất rõ
về thành phần ánh sáng màu xanh lục/cam và rất ít về màu đỏ đậm/xanh lá, 2 thành phần này
rất dễ gây khó khăn trong việc sản xuất khi quay phim.
Hầu hết các nguồn sáng không cố định ở trên trục của phổ màu và đó là lý do nó không có
được màu ổn định. Các ánh sáng màu đều được kết hợp bằng nhiều bước sóng màu khác
nhau, tại những bước sóng đó thì không có con số cố định nào có thể chỉ chính xác màu sắc.
Vì vậy, nó được mô tả ở 2 phạm vi: đỏ/xanh lục và đỏ đậm/xanh lơ. Nhờ đó mà các công cụ
đọc màu đều có 2 cách đọc (đôi khi có 3 cách đọc nếu mô tả theo cách là đỏ, xanh lục và xanh
lơ). Một cách đọc là cho màu ấm/lạnh và một cách cho màu đỏ đậm/xanh lơ.

107
Hình 4-23:Màu sắc được đánh giá theo 2 trục: một trục là đỏ/xanh lục (còn gọi là nhiệt độ màu), một
trục là đỏ đậm/xanh lơ

Hình 4-24:Thiết bị đo màu sắc

108
Số hiệu màu Mired được viết tắt của Micro Reciprocal Degree (Vi độ đối ứng). Số hiệu màu
Mired được tính bằng lấy 1,000,000 chia cho giá trị màu Kelvin.
Ví dụ:
- 3200K: 1,000,000/3200  312 mireds (3200K tương ứng với 312 mireds)
- Nếu bạn có nguồn 5500K, và bạn muốn đổi sang 3200K, ta có cách tính sau: trước
tiên đổi giá trị Kelvin sang số hiệu Mired  5000K = 1,000,000/5000 = 200 mired;
3200K = 1,000,000/320 = 312 mired, tiếp theo 321 - 200 = 112 mired. Vậy để đổi
5500K sang 3200K ta cần số hiệu màu Mired là 112

Một số phương pháp xử lý với ánh sáng có sẵn nhưng không phải màu tự nhiên

Nguồn có sẵn Ánh sáng bạn sử Phương pháp Ghi chú


dụng

Với bất cứ đèn Không có hoặc sử Cân bằng màu đèn Trong video, thì sử
huỳnh quang nào dụng đèn huỳnh huỳnh quang dụng cân bằng trắng
quang của camera; Trong
phim, sử dụng thẻ
màu xám và để đội
hậu kỳ xử lý màu ám
xanh.

Với bất cứ đèn Tungsten hoặc Thay đèn đó bằng Nếu gặp trường hợp
huỳnh quang nào nguồn sáng ban ngày bóng đèn có màu sắc này bạn thay bóng
đúng đèn với màu sắc
chuẩn sẽ không khó
chút nào

Nguồn huỳnh quang HMIs hoặc nguồn Sử dụng Gel cho Thêm một
trắng lạnh sáng ban ngày khác nguồn huỳnh quang MinusGreen hoặc
có sẵn nửa MinusGreen sẽ
giảm màu ám xanh
cho nguồn sáng đó

Nguồn huỳnh quang Tunsten Sử dụng Gel cho Thêm một


trắng ấm nguồn huỳnh quang MinusGreen. Nó sẽ
có sẵn căn màu giống màu
chuẩn nhưng ánh
sáng sẽ giảm đi một
chút.

109
Nguồn huỳnh quang HMIs hoặc nguồn Gel daylight Thêm PlusGreen
trắng lạnh sáng ban ngày khác hoặc một nửa
PlusGreen

Nguồn huỳnh quang Tungsten Gel Tungsten và THêm PlusGreen 50


trắng lạnh chuyển đổi cân bằng gel và chỉnh màu
ánh sáng ban ngày chuẩn cho xanh lục
và xanh lơ.

Hình 4-25:Một số khắc phục về chỉnh màu với nguồn sáng sẵn có nhưng không tự nhiên

110
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Blain Brown, Cinematography, Focal Press - USA, 2012


2. Joseph V.Mascelli, The five C’s of cinematography - Motion picture filming
techniques, Silman-James Press - LOS ANGELES
3. Lê Minh, 10 bí quyết hình ảnh, Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn (Tủ sách Điện ảnh),
2008.
4. “Chiếu sáng trong Video và Truyền hình kỹ thuật số”, Trường SK&ĐA Hà Nội,
2007

111

You might also like