You are on page 1of 10

NỘI DUNG 1

Câu 1: (a) Thêm 10,00 mL dung dịch NaOH 0,001M và 5,00 mL dung dịch HClO4 vào nước rồi pha loãng
thành 1,0 lít dung dịch A có pH = 6,80. Tính nồng độ gốc của dung dịch HClO4.
(b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,001 M và thể tích nước cất cần thêm vào 10,00 mL dung dịch A để
điều chế 100,0 mL dung dịch có pH = 7,50.
Gợi ý: (a) Phải kể đến sự điện li của nước. Co = 2,019.10-3M.
(b) Phải kể đến sự điện li của nước. VNaOH = 2,941.10-2 mL.

Câu 2: (a) Hoà tan a gam NaOH vào 1 lít dung dịch NH4Cl 1,096.10-4 M, thu được dung dịch có pH = 9,60.
Xác định TPGH và tính giá trị của a.
(b) Dung dịch C5H5N (piriđin) 1,00.10-5 M có pH = 7,22. Tính Ka của piriđini (C5H6N+).
(c) Trộn 10,00 mL dung dịch H2SO4 0,002M với 10,00 mL dung dịch NH3 0,002 M. Tính pH và nồng độ
cân bằng của NH3 trong dung dịch thu được.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; HSO4- có pKa = 2,00. Coi thể tích không đổi khi hoà tan chất rắn.
Gợi ý: (a) THGH gồm NH3 và OH- dư. a = 4,644 mg.
(b) Phải kể đến sự điện li của nước. Ka = 5,76.10-6.
(c) Tính pH = 3,04 từ đó tính [NH3].

Câu 3: (a) Tính thể tích (mL) dung dịch CH3COONa 1,00.10-3 M cần lấy để khi trộn với 100,0 mL dung dịch
NH4Cl có pH = 5,62 thì thu được dung dịch có pH = 6,00.
(b) Trộn 5,00 mL dung dịch NH3 0,2M với 5,00 mL dung dịch X gồm CH3COOH 0,02M; HCOOH 0,03M
và HCl 0,05M. Tính pH của dung dịch thu được.
(c) Hòa tan m gam NH4Cl rắn khan vào 1 lít dung dịch NH3 C0 (M), thu được dung dịch X có pH = 9,00.
Biết rằng, khi thêm 8,0 mg NaOH rắn vào 100,0 mL dung dịch X thì pH của dung dịch tăng 0,40 đơn vị. Tính
giá trị của m và C0.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; CH3COOH có pKa = 4,76; HCOOH có pKa = 3,75.
Gợi ý: (a) Bỏ qua sự điện li của nước. Tính nồng độ NH4+ Co = 0,01M.
Bảo toàn proton cho dung dịch sau khi trộn, V = 8,57 mL. Nếu kể đến nước → V = 8,59 mL.
(b) Lập luận để tính pH theo hệ đệm NH3, NH4+: pH = 9,24.
(c) CNH3 = 3,220.10-3M; m = 0,298 gam.

Câu 4: Dung dịch X chứa (NH4)2SO4 0,15M, CH3COOH 0,20M và NaHSO4 0,10M.
(a) Tính pH và nồng độ cân bằng của NH3 trong dung dịch X.
(b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,12M cần thêm vào 10,00 mL dung dịch X, để thu được dung dịch có
pH = 5,00.
(c) Thêm từ từ 10,00 mL dung dịch X vào 10,00 mL dung dịch NaA 0,4M (là muối của axit yếu HA), thu
được dung dịch có pH = 8,00. Tính hằng số Ka của axit HA.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; CH3COOH có pKa = 4,76; HSO4- có pKa = 2,00.
Gợi ý: (a) pH = 2,22 → [NH3] = 2,865.10-8M. (b) V = 18,90 mL. (c) Ka = 2,65.10-9.

Câu 5: (a) Thêm nước cất vào V mL dung dịch Na3PO4 0,5M, thu được 1 lít dung dịch A có pH = 12,307.
Tính giá trị của V.
(b) Tính thể tích (mL) dung dịch HCl 0,20 M cần trộn với dung dịch A để thu được 250,0 mL dung dịch B có
pH = 2,15.
(c) Hoà tan 0,5350 gam NH4Cl vào 100,0 mL dung dịch A, thu được dung dịch C. Tính pH của dung dịch C.
(d) Tính nồng độ PO43- trong dung dịch thu được khi trộn cùng thể tích dung dịch C với dung dịch HCl 0,08M.
Biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; NH4+ có pKa = 9,24.
Gợi ý:
(a) Lập luận tính theo cân bằng thủy phân nấc 1 của PO43-, → C = 0,04M → V = 80 mL.
(b) Lập luận để chứng minh ở pH = 2,15 thì [H2PO4-] = [H3PO4] (mỗi dạng chiếm 50%).
Tính theo định luật bảo toàn điện tích hoặc bảo toàn proton → V = 89,23 mL
(c) pH của dung dịch do hệ đệm NH3, NH4+ quyết định → pH = 9,064.
(d) pH = 4,74.

Câu 6: (a) Thêm 30,00 mL dung dịch HCl C (M) vào 10,00 mL dung dịch Na2C2O4 0,10M, thu được dung
dịch X có pH = 1,25. Xác định TPGH của X và tính giá trị của C.
(b) Thêm từ từ m gam tinh thể muối oxalat (Na2C2O4.2H2O) vào 40,0 mL dung dịch X ở trên, thu được
dung dịch Y có pH = 4,27. Tính giá trị của m.
Biết: H2C2O4 có pKa1 = 1,25; pKa2 = 4,27.
Gợi ý: (a) TPGH là HCl dư và H2C2O4. Giá trị của C = 0,12498M ≈ 0,125M.
(b) m = 1,1043 gam.

Câu 7: (a) Cho từ từ dung dịch HCl 0,10M vào 10,00 mL dung dịch Na2CO3 Co (M) đến khi mất màu
phenolphtalein (pH = 8,0) thì hết 10,20 mL, thu được dung dịch X. Tính Co.
(b) Thêm tiếp từ từ đến hết 9,80 mL HCl ở trên vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Hỏi có khí CO2
thoát ra trong thí nghiệm hay không? Tính pH của Y ở thời điểm này.
(c) Để dung dịch Y cho cân bằng với áp suất khí quyển. pH của Y có thay đổi không?
(d) Thêm từ từ NaOH vào Y (ở ý c) đến pH = 6,50 rồi lại để cho cân bằng với CO2 trong khí quyển. Tính
nồng độ [CO32-] ở thời điểm này.
Biết: (H2O+CO2) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33; khí CO2 chiếm 0,387‰ thể tích khí quyển; hằng số Henry và
độ tan của CO2 trong thí nghiệm trên lần lượt là 30,2 và 0,03M.
Gợi ý:
(a) Co = 0,10M
(b) Sau khi phản ứng xảy ra thì CH2CO3 = 1/30 > độ tan = 1/30,2 nên có thoát khí CO2. Tính pH của dung
dịch với C = 1/30,2M, thu được pH = 3,916.
(c) Khi hệ cân bằng với áp suất khí quyển thì nồng độ H2CO3 = 0,387.10-3/30,2 = 1,28.10-5M. Tính được
pH = 5,62.
(d) Ở pH = 6,5, tính được [HCO3-] = 8,893.10-6M. Sau khi cân bằng với áp suất khí quyển thì nồng độ cân
bằng của H2CO3 là 1,28.10-5M, tính theo điều kiện proton được pH = 6,22.

Câu 8: (a) Thêm từ từ Na3PO4 rắn và NaAc rắn vào 100,0 mL dung dịch H3PO4 0,010 M đến khi đạt nồng độ
tương ứng là 2,00.10-3 M và 3,00.10-3 M, thu được dung dịch A. Tính pH và nồng độ cân bằng của ion PO43-
trong A.
(b) Tính khối lượng (gam) NaOH rắn cần cho vào 100,0 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 5,00.
(c) Tính khối lượng (gam) NaOH rắn cần cho vào 100,0 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 9,50.
Biết: H3PO4 có pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32; HAc có pKa = 4,76.
Gợi ý: (a) Tính pH = 2,91 → [PO43-] = 2,0.10-17M.
(b) m = 19,80 mg. (c) m = 72,00 mg.

Câu 9: (a) Trộn 10,00 mL dung dịch NH3 0,60 M với 10,00 mL dung dịch X gồm HCl 0,20 M và Na2H2Y
0,02M. Tính pH của dung dịch thu được.
(b) Tính khối lượng các chất rắn (mg) NaOH và NaH2PO4 cần lấy để pha 100,0 mL dung dịch đệm có pH
= 7,00 (trong đó có chứa [HPO42-] với nồng độ 4,93.10-3M).
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; H4Y có pKa1 = 2,00; pKa2 = 2,67; pKa3 = 6,16; pKa4 = 10,26; H3PO4 có pKa1 =
2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32.
Gợi ý: (a) pH tính theo hệ đệm NH3 và NH4+: pH = 9,48.
(b) Khối lượng của NaH2PO4 = 155,10 mg và khối lượng NaOH = 19,72 mg.
Câu 10: Dung dịch X có pH = 12,54 gồm Na2CO3 C01 (M) và Na2S C02 (M).
(a) Thêm 15,0 mL dung dịch HCl 0,2M vào 10,00 mL dung dịch X, thu được dung dịch Y có pH = 4,00.
Tính giá trị C01 và C02.
(b) Trong thí nghiệm ý (a) đã có khí thoát ra hay không? Để dung dịch Y cân bằng với áp suất khí quyển.
Tính pH của dung dịch ở thời điểm này.
Biết: H2S có pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,90; HSO4- có pKa = 2,00; (H2O+CO2) có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33; khí
CO2 chiếm 0,387‰ thể tích khí quyển; hằng số Henry và độ tan của CO2 trong thí nghiệm trên lần lượt là
30,2 và 0,03M; độ tan của H2S là 0,10M.
Gợi ý:
(a) Ở pH = 12,54, thành phần chính của hệ là CO32-; S2- và HS- → C02 = 0,05M
Tính tương tự, tại pH = 4, → C01 = 0,10.
(b) Ở thí nghiệm (a) C = 0,04M > độ tan → có khí CO2 thoát ra, H2S không thoát ra.
Khi cân bằng → H2CO3 1,28.10-5M và H2S = 0,02M → pH tính theo H2S → pH = 4,36.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NỘI DUNG 2
Câu 1: (a) Tính nồng độ NH3 cần thiết lập để bắt đầu kết tủa Fe(OH)2 từ dung dịch Fe2+ 0,01M.
(b) Thêm từ từ V (mL) dung dịch NH3 0,01M vào 1,00 mL dung dịch Fe2+ 0,01M đến pH = 9,70. Chứng
minh rằng tại thời điểm này đã có kết tủa xuất hiên. Tính giá trị của V.
Biết: Fe(OH)+ có lg*β = -5,92; NH4+ có pKa = 9,24; Fe(OH)2 có pKs = 15,10.
Gợi ý: (a) Khi bắt đầu kết tủa Fe(OH)2 thì pH = 8,98. Tính được CNH3 = 0,0155M.
(b) Chứng minh được khi Fe(OH)2 bắt đầu xuất hiện thì pH = 9,627 ứng với VNH3 = 3,437 mL.
Vậy khi pH = 9,7 đã có kết tủa xuất hiện → V = 4,095 mL

Câu 2: (a) Tính pH của dung dịch A gồm FeCl3 0,010M, MgCl2 0,010M, NH4Cl 0,500M và HCl 0,020M.
(b) Tính nồng độ NH3 cần thiết lập trong dung dịch A để Fe(OH)3 bắt đầu kết tủa.
(c) Thêm từ từ NH3 đặc vào dung dịch A đến nồng độ 0,500M. Hỏi Fe3+ đã kết tủa hoàn toàn chưa? (coi
thể tích không đổi khi thêm NH3, và coi Fe3 kết tủa hoàn toàn khi tổng các dạng tồn tại của nó trong dung dịch
không quá 10-6 M). Thời điểm này đã có kết tủa Mg(OH)2 hay chưa?
(d) Li tâm bỏ phần kết tủa, thu được dung dịch B. Lấy 1,00 mL dung dịch B trộn với 1,00 mL dung dịch
K2HPO4 0,020M. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra?
(e) Tính pH của dung dịch ở ý (d) sau khi xảy ra phản ứng.
Biết: Fe(OH)2+ có lg*β = -2,17; Mg(OH)+ có lg*β = - 12,80; H3PO4 có pKai = 2,15; 7,21; 12,32; Fe(OH)3 có
pKs = 37,00; Mg(OH)2 có pKs = 9,20; NH4MgPO4 có pKs = 12,60.
Gợi ý: (a) Cân bằng chính: Fe3+ + H2O ↔ Fe(OH)2+ + H+ → pH = 1,65.
(b) Để bắt đầu kết tủa Fe(OH)3 thì pH = 2,50 → CNH3 = 0,02365M
(c) Fe(OH)3 đã kết tủa hoàn toàn còn Mg(OH)2 vẫn chưa kết tủa.
(d) Lập luận → pH = 9,153 (tính theo đệm NH3/NH4+) từ đó tính nồng độ các ion NH4+, PO43-, Mg2+, OH-
→ có kết tủa MgNH4PO4 và không có kết tủa Mg(OH)2.
(e) pH = 9,143 (lập luận để tính theo hệ đệm NH4+/NH3).

Câu 3: Dung dịch X gồm CdCl2 0,02M và FeCl2 0,04M.


(a) Tính pH của dung dịch X.
(b) Cho từ từ 10,00 mL dung dịch H2S 0,1M vào 10,00 ml dung dịch X, lắc đều cho đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y (có chứa kết tủa). Hãy cho biết:
(i) kết tủa nào xuất hiện trước.
(ii) thành phần của kết tủa Y.
(iii) nồng độ cân bằng của ion Cd2+ trong Y.
(c) Trộn 50,0 mL dung dịch H2S bão hòa (0,1M) vào 50,0 mL dung dịch X rồi điều chỉnh pH. Tính khoảng
pH sao cho có thể tách riêng được Cd2+ và Fe2+.
Biết: Cd(OH)+ có lg*β = -10,20; Fe(OH)+ có lg*β = -5,92; H2S có pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,90; CdS có pKs =
26,10; FeS có pKs = 17,20. Coi việc điều chỉnh pH không làm thay đổi thể tích dung dịch.
Gợi ý: (a) Fe2+ quyết định pH của hệ → pH = 3,66.
(b) CdS kết tủa trước FeS.
Thành phần kết tủa Y chỉ có CdS, không có FeS.
[Cd2+] = 10-8,53M.
(c) Khoảng pH: 0,61 ≤ pH ≤ 2,76 thì tách riêng hai ion bằng kết tủa phân đoạn.

Câu 4: Trộn 5,0 mL dung dịch A gồm Ba(NO3)2 0,02M và Sr(NO3)2 0,03M vào 5,0 mL dung dịch chứa
K2Cr2O7 0,05M và HNO3 2M, thu được dung dịch X.
(a) Có kết tủa xuất hiện hay không? Giải thích bằng tính toán.
(b) Tính khoảng pH của dung dịch X cần để duy trì để tách hoàn toàn Ba2+ khỏi dung dịch ở dạng BaCrO4
mà không làm kết tủa SrCrO4.
(c) Điều chỉnh pH của dung dịch X đến 5,0 bằng muối CH3COONa rắn. Hiện tượng thu được ở ý (a) có gì
thay đổi? Tính khối lượng CH3COONa đã thêm vào X. Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm muối rắn.
Biết: Cr2O72- + H2O ↔ 2CrO42- + 2H+ K = 10-14,64
HCrO42- ↔ CrO42- + H+ Ka = 10-6,5
pKs(BaCrO4) = 9,93 và pKs(SrCrO4) = 4,65; pKa(CH3COOH) = 4,76.
Gợi ý:
(a) Tính [CrO42-] = 5,97.10-9M rồi kiểm tra điều kiện kết tủa → không có kết tủa nào xuất hiện.
(b) Cần duy trì pH trong khoảng (4,14 – 5,43).
(c) Khi pH = 5,0 thuộc khoảng pH ở (b) nên lúc này Ba2+ đã kết tủa hoàn toàn và Sr2+ chưa kết tủa.
Hiện tượng có kết tủa vàng xuất hiện.
Tính được m = 2,2686 gam.

Câu 5: Để nhận biết Cd2+ trong dung dịch X chứa Cd2+, Cu2+ và Ni2+ bằng phương pháp hóa học, người ta
làm như sau: Thêm từ từ đến dư NH3 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Thêm tiếp CN- dư vào dung
dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ dung dịch Na2S vào dung dịch Z. Nếu có kết tủa vàng thì kết luận có Cd2+
trong X.
(a) Hãy viết phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết Cd2+ và cho biết vai trò của NH3 và CN-
trong thí nghiệm trên?
(b) Hãy đề xuất một hóa chất có thể xử lý lượng dư CN- sau thí nghiệm trước khi đổ ra môi trường. Giải
thích khả năng loại bỏ CN- của hóa chất đó bằng phương trình hóa học.
Cho biết, cả CN- và HCN đều là các cấu tử rất độc và HCN là chất dễ bay hơi.

Câu 6: Bari sunfat là chất rắn rất khó tan trong axit mạnh và bazơ mạnh. Để chuyển ion Ba2+ trong BaSO4
vào dung dịch có thể sử dụng dung dịch Na2CO3 bằng cách tiến hành thí nghiệm sau: Lắc 0,3262 gam BaSO4
trong 10,00 ml dung dịch Na2CO3 1,0M đến khi hệ đạt trạng thái cân bằng.
(a) Tính phần trăm khối lượng BaSO4 đã bị chuyển hóa trong thí nghiệm trên.
(b) Để chuyển hóa được hơn 25% lượng BaSO4 ở trên thì phải dùng dung dịch Na2CO3 có nồng độ là bao
nhiêu? Biết dung dịch bão hòa Na2CO3 có nồng độ 3,21M.
(c) Li tâm lấy kết tủa ở ý (a) rồi hòa tan bằng dung dịch đệm CH3COOH 0,10M và CH3COONa 0,10M,
thu được 10,00 mL dung dịch X (bỏ phần kết tủa dư). Thêm 10,00 mL dung dịch K2Cr2O7 0,1M vào X. Hỏi
có kết tủa xuất hiện hay không?
Biết: BaSO4 có pKs = 9,96; BaCO3 có pKs = 8,35; BaCrO4 có pKs = 9,93. Coi sự thủy phân của CO32- trong
điều kiện trên là không đáng kể. CH3COOH có pKs = 4,76 và cho cân bằng:
Cr2O72- + H2O ↔ 2H+ + 2CrO42- K = 10-14,64
HCrO4- ↔ H+ + CrO42- Ka = 10-6,50
Gợi ý:
(a) Xét cân bằng: BaSO4 + CO32- ↔ BaCO3 + SO42- K = 10-1,61
Tính được chuyển hóa 17,11%.
(b) 1,46M < C(Na2CO3) < 3,21M
(c) Có kết tủa BaCrO4 xuất hiện.

Câu 7: Ở 25oC, độ tan của Ca(OH)2 trong nước là 0,023M (dung dịch này gọi là nước vôi trong).
(a) Tính tích số tan của Ca(OH)2 ở 25oC.
(b) Sục từ từ khí CO2 vào 100,0 ml nước vôi trong đến khi dung dịch thu được có pH = 7,0. Hỏi có kết tủa
CaCO3 tách ra không?
(c) Một cốc thủy tinh chứa 250 mL dung dịch nước vôi trong để lâu trong không khí đã xuất hiện một “lớp
váng” trên bề mặt. Tách lớp váng, thu được 250 ml dung dịch X chỉ chứa Ca(OH)2. Thêm 7,80 mL dung dịch
HCl 0,050M vào 10,0 mL dung dịch X thì thu được dung dịch có pH = 8,0. Hãy giải thích sự tạo thành lớp
váng bằng phản ứng hóa học và tính khối lượng “lớp váng” trong cốc nước vôi ban đầu.
Biết: H2CO3 có pKa1 = 6,35 và pKa2 = 10,33; pKs(CaCO3) = 8,35.
Gợi ý:
(a) Ks = 4,8668.10-5M
(b) Tính được ở pH = 7 thì [CO32-] = 2,15.10-5M. Có kết tủa CaCO3 xuất hiện.
(c) mCaCO3 = 0,0875 gam = 87,5 mg.

Câu 8: (a) Tính nồng độ NH3 cần thiết lập trong dung dịch Ag+ 0,01M để thu được dung dịch X có [Ag+] =
5,0.10-8M.
(b) Thêm 0,10 mL dung dịch Y chứa hỗn hợp NaBr 1,0M và NaCl 1,0M vào 100,0 mL dung dịch X. Cho
biết có kết tủa nào xuất hiện?
(c) Cho dung dịch các muối sau đều có nồng độ 1,0M: NaCl; NaBr; NaI; NaCN; NaSCN. Hỏi khi thêm
0,10 mL dung dịch muối nào trong các muối trên vào 100,0 mL dung dịch X thì xảy ra sự kết tủa hoàn toàn
anion? Bỏ qua sự thủy phân của anion.
Biết: Ag(NH3)i+ có lgβi = 3,23; 7,24; AgOH có lg*β = 11,7 và NH4+ có pKa = 9,24;
các tích số tan pKs: AgCl: 10,00; AgBr: 12,30; AgI: 16,00; AgSCN: 11,96; AgCN: 16,00.
Gợi ý:
(a) CNH3 = 0,1286M
(b) Chỉ có AgBr kết tủa.
(c) Tính lại nồng độ [Ag+] ở thời điểm nồng độ anion 10-6M (kết tủa hoàn toàn).
Kết quả [Ag+] = 4,34.10-8M. Vậy những anion kết tủa hoàn toàn trong dung dịch đã cho có
[Ag+][X-] ≤ 4,34.10-14. Kết luận, chỉ có AgI và AgCN kết tủa hoàn toàn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NỘI DUNG 3
Câu 1:
1. Thiết lập các phản ứng oxi hóa khử sau:
(a) K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → MnSO4 + K2SO4 + H2O
(b) Co(OH)3 + Cl- + H+ → Co2+ + Cl2 + …
(c) PbO2 + H2O2 + CH3COOH → Pb(CH3COO)+ + O2 + …
(d) As2S3 + NO3- + … → H3AsO4 + S + NO
(e) Ni(NH3)62+ + S2O82- + … → NiO2 + SO42- + …
(f) C6H5-CH=CH2 + Cr2O72- + … → C6H5-COOH + Cr3+ + CO2 + …
(g) Cu(NH3)42+ + CN- + OH- → Cu(CN)43- + CNO- + …
(h) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- + … → SO42- + HCN + ICl + Hg2+ + Zn2+ + …
2. Tính hằng số cân bằng của các phản ứng (b), (c), (g).
3. Bằng lập luận và tính toán, hãy:
(a) cho biết trong môi trường nào, H2O2 có tính oxi hóa mạng hơn?
(b) chứng minh rằng, ở điều kiện chuẩn, Fe(II) dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí trong môi trường bazơ
hơn trong môi trường axit?
(c) cho biết có tồn tại ion Co3+ trong nước hay không?
(d) chứng minh rằng, kim loại Cu có thể tan trong dung dịch HCl có sục khí oxi.
Biết:
0
ECo 3
/Co2
 1,84V EO0 , H  / H O  0, 682V EH0 O , H  / H O  1, 776V EO0 , H  / H O  1, 23V
2 2 2 2 2 2 2 2

E0
Cl2 /2Cl
 1,36V E 0
PbO2 ,H  /Pb 2
 1, 455V E0
Cu 2 /Cu 
 0,153V E 0
CNO /CN ,OH 
 0,96V
0
EFe3
/Fe2
 0,771V pKsFe(OH)2 = 15,1 pKsFe(OH)3 = 37 pKaHAc = 4,76
lgβCu(NH3)42+=11,75 lgβCu(CN)43-=30,29 pKsCo(OH)2 = 14,8 pKs(Co(OH)3 =40,5.
lgβPb(Ac)+ = 2,68
Gợi ý:
(3a) Trong môi trường axit H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn trong môi trường bazơ.
(3c) Chứng minh Co3+ phản ứng mạnh với nước, nghĩa là ion Co3+ không tồn tại trong nước.

Câu 2: Cho hai điện cực như sau:


Điện cực I: Pt| Fe3+ 0,1M; Fe2+ 0,05M; H+ 1M
Điện cực II: Pt| Cr2O72- 0,01M; Cr3+ 0,02M; H+ 0,5M
(a) Tính các giá trị thế điện cực của hai điện cực đã cho và viết sơ đồ pin.
(b) Viết phản ứng xảy ra khi pin hoạt động và tính hằng số cân bằng của phản ứng đã viết.
(c) Pin hoạt động một thời gian thì “hết điện”. Tính thành phần cân bằng của các điện cực tại thời điểm đó.
Biết thể tích dung dịch ở các điện cực bằng nhau. Từ đó tính thế của điện cực 1 tại thời điểm cân bằng.
(d) Epin ở thời điểm ban đầu thay đổi như thế nào nếu:
- Thêm một lượng SCN- vào anot. - Thêm một ít NaOH vào catot.
- Thêm dư NaOH vào anot. - Pha loãng dung dịch ở anot hai lần bằng nước cất.
Biết: pKa(HSO4 ) = 2; pKs(Fe(OH)2) = 15,1 và pKs(Fe(OH)3 = 37.
-

E oFe3 /Fe2  0,771V ; E oCr O 2  3  1,330V .


2 7 ,H /Cr

Gợi ý:
(a) E1 = 0,789V; E2 = 1,302V.
Sơ đồ pin: (-) Pt | Fe2+; Fe3+; H+ || Cr2O72-; Cr3+; H+ | Pt (+)
(b) Phản ứng xảy ra khi pin hoạt động: 6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ → 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O
Kpư = 1056,66
(c) Khi pin hết điện thì Ea = Ec, nghĩa là
0,15  6x 0, 0592 (1/ 600  x).(23 / 60  14x)14
0, 771  0, 0592 lg  1,33  lg
6x 6 (11/ 300  2x) 2
Giả sử x << 1/600 → x = 8,156.10-11 (thỏa mãn)
Vậy: Ở điện cực 1: Fe3+ = 0,15M; H+ 1M; Fe2+ = 4,894.10-10M
Ở điện cực 2: Cr2O72- 1/600M; H+ 23/60M; Cr3+ 11/300M.
→ E1 = 1,2734V.
(d) (1) Epin tăng (2) Epin giảm (3) Epin tang (4) Epin không đổi.

Câu 3: Cho hai điện cực đều có thể tích 250 mL như sau:
Điện cực I: Pt| TiO2+ 0,05M, Ti3+ 0,05M, HA 0,1M
với HA là một đơn axit yếu chưa biết hằng số Ka.
Điện cực II: Pt, H2 (p = 1atm) | SO42- 0,02M và HSO4- 0,01M
(a) Tính thế điện cực của điện cực (II).
(b) Ghép hai điện cực thành pin điện hóa có sơ đồ như sau:
(-) Pt | TiO2+, Ti3+, HA || SO42-, HSO4- | (H2), Pt (+)
Đo sức điện động của pin thấy có giá trị Epin = 0,05V. Tính giá trị Ka của axit HA.
(c) Viết phản ứng xảy ra trong pin, khi pin hoạt động.
(d) Thêm từ từ NaOH rắn vào điện cực (II) đến khi Epin = 0V. Tính khối lượng NaOH đã dùng.
Biết: pKa(HSO4-) = 2,0; 2H+/H2 có Eo = 0,0V; TiO2+/Ti3+ có Eo = 0,10V và các trạng thái oxi hóa của Titan
không có phản ứng hóa học với ion A-.
Gợi ý:
(a) pH = 2,52 → E2 = - 0,0592.pH = - 0,149V.
(b) Tính được h = 2,983.10-3M → Ka  9,17.105
(c) Phản ứng: 2Ti3+ + 2HSO4- + 2H2O + 4A- → 2TiO2+ + 4HA + 2SO42- + H2
(d) m = 84,86 mg.

Câu 4: Hãy chọn điện cực thích hợp và thiết lập sơ đồ pin để khi pin hoạt động có phản ứng như
dưới đây. Viết các bán phản ứng xảy ra khi đó.
(a) Cr2O72- + NO2- + H+ → Cr3+ + NO3- + H2O
(b) CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O
(c) Cd2+ + 4CN- → Cd(CN)42-
(d) Ag+ + Cl- → AgCl
Gợi ý:
(a) (-) Pt | NO2-, NO3- || Cr2O72-, Cr3+, H+ | Pt (+)
(b) (-) Pt (H2) | OH- || CH3COOH | (H2) Pt (+)
(c) (-) Cd | Cd(CN)42-, CN- || Cd2+ | Cd (+)
(d) (-) Ag, AgCl | Cl- || Ag+ | Ag

Câu 5: Cho hai điện cực sau đây:


Điện cực I: Cu, Cu(OH)2 | NaOH 2,5.10-3M
Điện cực II: Cu | Cu2+ 10-3M
(a) Viết sơ đồ pin và phản ứng xảy ra khi pin hoạt động và tính Epin.
(b) Sục từ từ đến bão hòa khí H2S vào dung dịch ở điện cực II (nồng độ H2S đạt 0,1M) rồi ghép với điện
cực I. Tính sức điện động của pin ở thời điểm này.
(c) Nối pin ở ý (a) với vật tiêu thụ điện để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ Cu2+ của dung dịch ở
catot khi pin ngừng hoạt động.
Biết: pKs(Cu(OH)2) = 19,8; pKs(CuS) = 35,2; H2S có pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,90.
Cu2+ + H2O → Cu(OH)+ + H+ -lg*β = 8; cặp Cu2+/Cu có Eo = 0,337V.
Gợi ý:
(a) Sơ đồ pin: (-) Cu, Cu(OH)2 | OH- 2,5.10-3M || Cu2+ 0,001M | Cu (+)
Phản ứng trong pin: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 Epin = 0,3432V
(b) Pin đổi chiều và Epin = 0,1504V.
(c) [Cu2+]catot = 7,044.10-15M

Câu 6: (a) Trộn 20,00 mL dung dịch NH3 0,30M với 30,00 mL dung dịch bão hòa H2S (nồng độ 0,10M), thu
được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
(b) Nhúng điện cực Pt vào dung dịch X rồi sục liên tục khí H2 (p = 1 atm) vào dung dịch, sau đó ghép điện
cực thu được với điện cực hiđro được nhúng trong 50,00 mL dung dịch HCl 0,02M. Viết sơ đồ pin, phản ứng
xảy ra khi pin hoạt động và tính sức điện động của pin.
(c) Nối pin với vật tiêu thụ điện, tính thế điện cực ở anot trong pin ở ý (b) khi Epin = 0.
Biết: NH4+ có pKa = 9,24; H2S có pKa1 = 7,02 và pKa2 = 12,90.
Gợi ý:
(a) Tính pH theo hệ đệm NH3/NH4: pH = 9,24.
(b) Sơ đồ pin: (-) Pt (H2, p = 1atm) | NH3, NH4+, HS- || H+ | (H2, p = 1 atm) Pt (+)
Phản ứng xảy ra trong pin:
- Anot: H2 + 2NH3 → 2NH4+ + 2e
- Catot: 2H+ + 2e → H2
Khi hết H+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
→ Phản ứng ban đầu: H+ + NH3 → NH4+
Khi hết H+: NH3 + H2O → NH4+ + OH-
→ Epin = 0,78V.
(c) Khi pin đạt cân bằng thì pH = 8,94 → Ea = - 0,0592.8,94 = - 0,53V.

Câu 7: Trộn 20 mL dung dịch gồm Cr2O72- 0,2M, Cr3+ 0,02M với 30 mL dung dịch gồm Cl- 1,0M, Br-
0,1M và H+ C0 (M), thu được dung dịch X.
(a) Tính Eo của cặp Cl2(aq)/2Cl- và của cặp Br2(aq)/2Br-.
(b) Tính khoảng giá trị của C0 để xảy ra quá trình oxi hóa ít nhất 99% bromua mà oxi hóa không quá
1% clorua.
Biết: cặp Cr2O72-,H+/2Cr3+ có Eo = 1,330V; Cl2(khí)/2Cl- có Eo = 1,360V; Br2(l)/2Br- có Eo = 1,065V; độ
tan của Br2 trong nước là 0,214M; hằng số Henry của Cl2 là 11,22. Một chất phản ứng hoàn toàn khi
hàm lượng còn lại không quá 0,1%.
Gợi ý:
(a) Cặp Cl2(aq)/2Cl- có Eo = 1,391V; cặp Br2(aq)/2Br- có Eo = 1,085V.
(b) 0,46M < Co < 1,48M.

Câu 8: Cho 100 mL dung dịch X gồm KMnO4 0,01M; Fe2(SO4)3 0,005M và KHSO4 1,0M
(a) Tính pH của dung dịch X.
(b) Thêm 0,8964 gam KI rắn vào X. Lắc cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (coi
thể tích không đổi khi thêm KI rắn vào X).
- Hãy viết các phản ứng xảy ra và cho biết thành phần cân bằng của Y.
- Tính thế điện cực Pt khi nhúng vào dung dịch Y.
(c) Thiết lập một pin điện hóa gồm điện cực Pt nhúng vào dung dịch Y và điện cực Pt nhúng vào 100 mL
dung dịch Z chứa CuSO4 0,02M được bão hòa CuI.
- Viết sơ đồ pin, tính Epin và cho biết phản ứng xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
- Thêm m gam KI rắn vào dung dịch Z, lắc cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy dung dịch vẫn còn màu
xanh. Ghép cầu muối cho pin hoạt động và đo sức điện động của pin ở thời điểm đó, thu được giá trị Epin =
0,450V. Tính giá trị của m.
o o
Biết: E o   = 1,510 V ; E Fe3+ /Fe2+ = 0,771 V ; E
2+
o
 = 0,5345 V ; E Cu 2+ /Cu  = 0,153 V ; pKs(CuI) = 12;
MnO ,H /Mn
4 I
2 /2I

pKa(HSO4-) = 2, bỏ qua sự thủy phân của các ion trong Y và Z.


Fe3+ + H2O → Fe(OH)2+ + H+ *
β = 10-2,17.
Gợi ý:
(a) pH = 1,054. (b) E1 = 0,781V.
(c) Sơ đồ pin: (-) Pt | Cu , CuI(bh) || Fe3+, Fe2+ | Pt (+)
2+

- Phản ứng xảy ra khi pin làm việc: CuI + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+ + I-
Epin = 0,3734V
(d) mKI = 1,898.2.(127 + 39) = 630,136 mg.

You might also like