You are on page 1of 2

Trần Việt Kim Chi - Lớp CT35H 1

Chính sách đối ngoại III

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI III


Đề tài: Những nét chính trong đường lối đối ngoại của Trung
Quốc giai đoạn 1960-1970
Bài làm

• Nêu rõ (các) nhân tố bạn coi là quan trọng nhất chi phối chính sách đối
ngoại của nước đó trong giới hạn được lựa chọn. Tại sao các nhân tố
khác lại không quan trọng bằng?

• Xác định (các) lý thuyết sử dụng (các) nhân tố đó để giải thích chính
sách đối ngoại của nước có liên quan. Nêu các giả định chính của lý
thuyết được áp dụng trong trường hợp này.

• Sử dụng các dữ kiện thực tế trong hoạt động đối ngoại của nước đó để
chứng minh cho tính đúng đắn của lý thuyết được lựa chọn. Liệu những
dữ kiện đó có đủ để kiểm chứng lý thuyết không? Nếu phát hiện các dữ
kiện không ủng hộ lập luận của bạn thì bạn giải thích như thế nào?

• Kết luận về tính hợp lý của nhân tố và lý thuyết được lựa chọn trong
trường hợp của bạn. Ý nghĩa của lập luận của bạn là gì? Cách giải
thích của bạn có hạn chế gì?

Trung Quốc mới giành độc lập năm 1949, đất nước còn nhiều
khó khăn, quan hệ quốc tế còn hạn chế. Giai đoạn những năm
1960-1970, là giai đoạn nhạy cảm và phức tạp trong quan hệ
ngoại giao của Trung Quốc. Nếu không đưa ra được những
chính sách ngoại giao hợp lí, không tìm cho mình một con
đường ngoại giao phù hợp thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho một
đất nước non trẻ như Trung Quốc. Quan hệ ngoại giao của
Trung Quốc chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ Liên Xô và
Trung Quốc. Vậy trong bối cảnh quốc tế phức tạp, quan hệ Xô-
Mỹ căng thẳng, Trung Quốc sẽ phải xử lí quan hệ ngoại giao
của mình với Liên Xô và Mỹ như thế nào mà vẫn đảm bảo được
lợi ích quốc gia? Đây là những câu hỏi lớn đặt ra đối với các nhà
lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ. Trung Quốc đã cho thấy sự
nhạy bén, khả năng thích ứng của mình trước thời cuộc, họ đã
tự tìm cho mình một lối đi riêng trong xử lí các mối quan hệ
quốc tế. Từ đó, họ không chỉ đứng vững mà còn vươn lên khẳng
định địa vị của mình trên trường quốc tế. Trong những năm
Trần Việt Kim Chi - Lớp CT35H 2
Chính sách đối ngoại III

1960- 1970 trục quan hệ Liên Xô-Trung Quốc Trung Quốc-Mỹ


diễn ra với nhiều sự kiện phong phú nhưng cũng vô cùng phức
tạp và có ảnh hưởng to lớn trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.

Mặc dù, những năm 1960- 1970 đã lùi vào lịch sử song những
bước đi của Trung Quốc trong xử lí các mối quan hệ quốc tế vẫn
có những giá trị và bài học lịch sử của nó. Việt Nam là nước
láng giềng của Trung Quốc có quan hệ mật thiết với Trung
Quốc. Chúng ta đã rút ra được bài học gì từ Trung Quốc và ứng
dụng nó như thế nào trong thực tiễn hiện nay? Xuất phát từ
những suy nghĩ đó nên em chọn đề tài “ Những nét chính trong
quan hệ ngoại giao của Trung Quốc giai đoạn 1960-1970”.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Hội nghị Ianta mở ra một trật tự thế giới mới - “
Trật tự hai cực Ianta” thực chất “hai cực” ở đây là chỉ Mỹ và Liên Xô phân chia nhau
phạm vi thế lực trên cơ sở thoả thụân của hội nghị Ianta. Sau hội nghị Ianta mối quan hệ
Xô- Trung là mối quan hệ cơ bản nhất, có ảnh hưởng lớn nhất trong quan hệ quốc tế.
Nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước CNXH trên thế giới Mỹ đã tiến hành “chiến tranh
lạnh” chống Liên Xô. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ diễn ra ngày càng quyết
liệt. Chính sự căng thẳng trong quan hệ Xô- Mỹ đã làm cho tình hình thế giới ngày càng
căng thẳng và phức tạp.

You might also like