You are on page 1of 106

NGHI THỨC

HÀNH LỄ
CỦA
NGƯỜI MUSLIM

Tủ Sách Islam
Đúc kết và ấn hành
Cảm tạ
Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah – Thượng Đế của vũ trụ và muôn
loài, Đấng đã gửi các vị Thiên Sứ để dìu dắt nhân loại. Cầu xin
Thượng Đế ban Bình An và Phúc Lành cho vị Thiên Sứ cuối cùng, cho
gia đình và các vị bạn đạo của Người.

Ban Tủ Sách Islam xin chân thành cảm tạ ông Haji Hassan Từ công
Thu đã cho phép chúng tôi trích đoạn trong cuốn Cẩm Nang Hành Lễ,
cảm tạ cô Fatihah Trần Thị Lệ Hà và Ayađ Vũ Bích Thủy đã miệt mài
đính chính bản thảo, ông Haji Miêu Abbas đã đánh máy các phần Kinh
Qur’an và phần Đu’a, ông Haji Qasim Tu đã góp phần kỹ thuật và các
vị Imam đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng. Chúng tôi cũng xin chân
thành cảm ơn anh Ahmad Khê Văn Trầm đã chụp ảnh minh họa cho
cuốn Hành Lễ này.

Chúng tôi cũng không quên cảm ơn Ban Tôn giáo Chính phủ đã giúp
nhiều ý kiến xây dựng và đặc biệt đa tạ vị mạnh thường quân vô danh
đã đóng góp phần tài chính trang trải trong việc in ấn.

Cuối cùng, chúng tôi xin đa tạ Thượng Đế - Đấng Vĩ Đại đã ban


cho chúng tôi cơ hội để hoàn thành công trình này.
Bản quyền @2012 của Tủ Sách Islam
Xuất bản lần thứ nhất vào năm 2012

Mọi quyền lợi được bảo vệ. Không một phần nào của cuốn sách này được sao chép
hay truyền phát ở bất kỳ hình thức nào hay bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử hay
cơ học, kể cả photocopy, ghi âm hay bằng bất kỳ hệ thống lưu trữ và phục hồi thông
tin nào mà không được phép bằng văn bản của Tủ Sách Islam.
Mục Lục

Nghi thức thanh tẩy

1. Nước tinh khiết .........................................................................................1


2. Nghi thức thanh tẩy (Wuđu) .....................................................................2
3. Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc trước khi hành lễ .................................. 10
4. Hỏng thanh tẩy (Nawaaqidul - Wuđu) .................................................... 11
5. Vuốt lên tất khi thực hiện việc thanh tẩy (mashul khuffain) ................... 12
6. Thanh tẩy khô (Tayammum) ................................................................... 13
7. Tắm tẩy thể (Ghusl) ................................................................................ 19

Khái quát việc hành lễ


1. Giờ giấc .................................................................................................. 23
2. Trang phục.............................................................................................. 24
3. Địa điểm ................................................................................................. 24
4. Các loại hành lễ khác nhau ..................................................................... 25
5. Lời gọi đến hành lễ (Adhan) ................................................................... 26
6. Cầu nguyện (Đu’a) sau lời gọi đến hành lễ ............................................ 28
7. Lời gọi đứng dậy dâng lễ (Iqaamah) ...................................................... 29

Nghi thức hành lễ


1. Nghi thức hành lễ ................................................................................... 31
2. Đoạn kinh để đọc sau khi kết thúc lễ nguyện ......................................... 51
3. Các điều làm hỏng cuộc hành lễ ............................................................. 54
4. Phủ phục khi bị sao lãng trong lúc hành lễ ............................................. 54
5. Lễ bù (Qadaa-us Salaat) ........................................................................ 54

Hành lễ vào các dịp đặc biệt


1. Hành lễ ngày thứ sáu .............................................................................. 57
2. Lễ Tarawih ............................................................................................. 58

i
Mục Lục

3. Lễ Witr.................................................................................................... 58
4. Hai ngày đại lễ (Salaat-al-Eidain).......................................................... 61
5. Lễ an táng (Salatul-Janaazah)................................................................ 62

Phụ Lục
1. Cầu nguyện (Đu’a) ................................................................................. 69
2. Khi tiểu tiện và đại tiện .......................................................................... 77
3. Phương pháp tẩy sạch (Istinja) ............................................................... 78
4. Sunna về những việc nên làm tự nhiên của con người ........................... 80
5. Phủ phục đặc biệt (Sujuuđ-ut-Tilaawah) ................................................ 82
6. Những chương kinh Qur’an ngắn để hành lễ.......................................... 83

ii
Lời mở đầu

Tôn giáo nào cũng có những nét đặc thù riêng nhất là về vấn đề nội
tâm và cách thờ phụng. Mỗi tôn giáo đều có cách thờ phụng riêng
chẳng hạn như lối thiền định của Phật giáo hay kinh cầu của tín đồ
Thiên Chúa giáo.

Ngược lại, Islam có những lối thờ phụng đặc thù khác hẳn với tất
cả. Nói chung, tất cả những điều chỉ dạy trong Islam nhấn mạnh sự
hài hòa giữa vật chất và tâm linh, thể xác và linh hồn, cá nhân và
xã hội cho nên khi đến với Thượng đế thì con người phải đến với
tất cả mọi cơ năng mà Ngài đã ban cho, tổng thể và toàn diện.

Lấy hành lễ làm ví dụ. Hành lễ trong Islam là một định chế đặc
thù. Nó đưa con người tiếp cận với Thượng Đế bằng cách phối hợp
tâm niệm và các động tác cơ thể một cách nhịp nhàng với nhau. Sự
phối hợp này cân nhắc sự hài hòa giữa đời vào đạo một cách thăng
bằng không cho phép có sự tách rời giữa thể xác và linh hồn hay
vật chất và tâm linh. Trong khía cạnh khác, khi người Muslim
hành lễ tập thể thì các động tác đứng ngồi giữa cá nhân và mọi
người xung quanh tạo nên sự liên đới giữa cá nhân và xã hội.
Nhưng mục đích cuối cùng của việc hành lễ là đưa con người, một
sinh linh bé nhỏ trong càn khôn của vũ trụ thuần phục Thượng Đế,
đào tạo cho có sự khiêm nhường trước sự Uy Nghi Vĩ Đại của
Đấng Tạo Hóa.

Chỉ một vài nét phác họa thôi người ta cũng đã thấy tại sao việc
hành lễ trong Islam quan trọng đến mức Thiên Sứ đã tuyên bố:
“Hành lễ phân biệt giữa người Muslim (Hồi Giáo) và người khác
đạo”.

Đi sâu thêm thì có rất nhiều chi tiết nhưng nếu khác nhau thì chỉ là
chi tiết nhỏ không ảnh hưởng đến những động tác và các câu kinh
chính yếu trong việc hành lễ. Sở dĩ có sự khác nhau là vì sự khác

iii
Lời Mở Đầu

biệt giữa các trường phái và người Muslim không đem sự khác biệt
đó ra làm thành đề tài tranh chấp với nhau.

Bởi vậy, cuốn Nghi Thức Hành Lễ này đề cập đến một trong các
nghi thức hành lễ của thế giới Hồi Giáo. Nó hội tụ những động tác
và các câu kinh căn bản và thông dụng nhất.

Cuốn sách này là công trình đúc kết của nhiều cá nhân. Một vài
câu nói không thể nào diễn tả hết nỗ lực và sự miệt mài của họ.
Những người mà chúng tôi đã nêu tên trong phần cảm tạ và nhiều
người khác đã hy sinh mà chỉ có Thượng Đế mới biết rõ công lao
của họ. Xin Ngài mở rộng hồng ân ghi nhận lòng thành của tất cả.
Ngài đã thiên khải tôn giáo và Ngài là Đấng đã bảo tồn tôn giáo.
Chúng tôi hy vọng rằng công trình này sẽ được Ngài bảo tồn như
Ngài đã bảo tồn tôn giáo bấy lâu nay.

Islam là an bình. Cầu mong cho thế giới bớt sự âu lo và mang sự


an bình cho loài người.

Thay mặt Tủ Sách Islam


Habib – Từ Công Nhượng
Tháng 3, 2012 Tây Lịch
Tháng 4 năm 1433 Hồi Lịch

iv
Từ hành lễ thông dụng

Câu “salallahu ‘alayhi wa sallam” có nghĩa


là : “xin Thượng Đế ban phúc lành và bình an
cho Người”. Nội dung muốn nói đến Thiên Sứ
Muhammađ.

Đu’a Cầu nguyện, thỉnh cầu

Đaruut Lời cầu phúc

Farđ Bắt buộc

Ghusl Tắm toàn thân hay còn gọi là tắm tẩy thể, là
hình thức tẩy sạch toàn thân thể trước khi hành
lễ.

Hađith Lời tường thuật về những hành động và lời nói


của Thiên Sứ Muhammađ nhằm giải
thích phương cách thực hành đạo.

Halal Điều được phép làm

Haram Điều bị cấm

Hồi lịch/Hijr Bao gồm 12 tháng tính theo âm lịch, được tính
từ thời điểm Thiên Sứ bắt đầu khởi hành đi từ
Mecca tới Yathrib (sau này có tên là thành phố
Mêđina).

Islam Được hiểu là đạo Hồi. Theo tiếng Ả-rập, Islam


có nghĩa là tuân phục, tin tưởng vào Thượng
Đế. Islam là đạo được mặc khải cho Thiên Sứ
Muhammađ - vị Thiên Sứ cuối cùng.

v
Từ Hành Lễ Thông Dụng

Janaazah An táng cho người qua đời.

Ka’bah Ngôi đền nằm tại thánh địa Mecca, các tín đồ
Muslim ở bất cứ nơi nào trên trái đất đều
hướng về đền Ka’bah mỗi khi hành lễ.

Muslim Người theo đạo Islam (hay còn được hiểu là


người Hồi Giáo). Theo tiếng Ả-rập, Muslim có
nghĩa là người tuân phục và tin tưởng vào
Thượng Đế.

Nafl Tự nguyện

Olloh/Allah Thượng Đế

Rak’at Đơn vị hành lễ. Mỗi một đơn vị hành lễ gồm


hai lần phủ phục (Sujuđ).

Ramađan Tháng nhịn chay. Đây là tháng 9 theo Hồi lịch.


Thiên Kinh Qu’ran đã được mặc khải lần đầu
tiên vào tháng này.

Salatul-Janazah Lễ an táng cho người qua đời.

Sujuuđ Phủ phục. Tư thế quỳ mọp, đầu chạm đất.

Sunnah Lời nói, việc làm, hành vi của Thiên Sứ.


Sunnah được xem như là nguồn luật thứ hai
của Islam để người đời thực hành. Ví dụ: dựa
vào kinh Qu’ran, việc hành lễ là bắt buộc đối
với người Muslim và nhờ có Sunnah, người
Muslim biết nên phải hành lễ như thế nào cho
đúng.

vi
Từ Hành Lễ Thông Dụng

Takbir Nói “Ollohu Akbar” (Thượng Đế Vĩ Đại)

Tashahuđ Lời chào tiếp diện. Đây là một trong những


phần thực hiện khi hành lễ, Tashahuđ được
đọc khi người Muslim ngồi quỳ, tư thế hướng
về đền Ka’bah.

Tasliim Lời chào bình an. Người Muslim kết thúc việc
hành lễ bằng cách quay mặt sang phía bên
phải nói lời chào bình an, rồi quay mặt sang
trái nói lời chào bình an.

Tawaf Đi vòng quanh đền Ka’bah.

Wuđu Thanh tẩy tức là nghi thức tẩy rửa một số bộ


phận của cơ thể như: tay, mũi, miệng, mặt, tai,
đầu, bàn chân để được trong sạch hóa trước
khi hành lễ.

Zakaat Thuế an sinh. Đây là trụ cột thứ ba trong năm


trụ cột của Islam. Nếu tổng tài sản của một
người tính ra có trị giá hơn 85gr vàng trong
một năm thì người đó phải xuất 2.5% trị giá để
giúp đỡ những người Muslim nghèo.

Zakaat Al-Fitr Của bố thí nhằm giúp đỡ những người Muslim


nghèo, được đóng góp trước khi dâng lễ trong
ngày lễ xả chay.

Zam-zam Giếng nước nằm ở gần đền Ka’bah tại thánh


địa Mecca

Zikr Tán dương Thượng Đế bằng cách đọc 33 lần


câu Subhanolloh (Vinh quang thay Thượng
Đế), 33 lần câu Alhamdulillah (Tạ ơn

vii
Từ Hành Lễ Thông Dụng

Thượng Đế), 33 lần câu Ollohu Akbar


(Thượng Đế Vĩ Đại) và cuối cùng là đọc câu
tuyên thệ chứng nhận của người Muslim.
Tổng cộng tất cả những lần đọc là 100 lần.

viii
Các lời tường thuật (Hađith) về lễ nguyện:

Lễ nguyện hay hành lễ là một nghi lễ thờ phụng bắt buộc của
người Muslim, tín đồ Hồi Giáo (Islam). Thượng Đế của muôn loài
phán trong Thiên Kinh Qur’an như sau:

“…Quả thật, lễ nguyện được truyền cho những người có


đức tin vào những giờ giấc quy định.” (Chương 4: câu
103).

Lễ nguyện phân biệt một người Muslim với một người ngoại
đạo như sau:

Jabir, đồng đạo của Thiên Sứ đã tường thuật lời Thiên


Sứ bảo: “Chính việc dâng lễ sẽ phân biệt một người
Muslim với một người không Muslim”. (Hađith – Muslim)

Lễ nguyện phủi sạch tội lỗi của người dâng lễ. Abu Hurairah,
đồng đạo của Thiên Sứ tường thuật lời của Thiên Sứ như sau:

“Các người nghĩ thế nào nếu một trong các người có một
dòng sông chảy trước cửa nhà và y tắm rửa năm lần mỗi
ngày, thân thể y có còn dính bụi nữa hay chăng? Họ thưa:
“Chẳng còn bụi nào nữa cả.” Thiên Sứ bảo tiếp: “Nó
cũng giống như một người Muslim hành lễ năm lần mỗi
ngày, theo đó Thượng Đế phủi sạch tội lỗi.” (Hađith –
Muslim)

Lễ nguyện là một loại áo giáp bảo vệ người dâng lễ. Abu Đarda,
đồng đạo của Thiên Sứ tường thuật lời Thiên Sứ như sau:

“Đừng tổ hợp cái gì với Thượng Đế dù các người có bị cắt


xẻo từng miếng thịt và dù bị đốt cháy thì cũng đừng cố ý
bỏ việc hành lễ. Nếu một người Muslim cố ý bỏ việc hành

ix
Các Lời Tường Thuật về Lễ Nguyện

lễ thì sự che chở mà Thượng Đế bảo đảm cho họ sẽ bị lấy


mất đi; và đừng uống rượu bởi vì nó là căn nguyên của tội
lỗi.” (Hađith – Ibn Majah)

Lễ nguyện là một nguồn ánh sáng, một bằng chứng và là một


phương tiện cứu rỗi vào ngày Phục Sinh. (Hađith – Ahmađ,
Đarimi, Baihaqi trong Shu’ab al-Imaam do Abđullah bin ‘Amr b.
Al-As tường thuật)

Lễ nguyện mỗi ngày năm lần, nhịn chay trọn tháng Ramadan,
đóng thuế an sinh (Zakaat) từ tài sản của các người và vâng lời khi
nhận lệnh (của giới chức có thẩm quyền) thì các người sẽ vào
Thiên Đàng của Thượng Đế”. (Hađith – Ahmađ và Tirmizi do Abu
Umama kể)

x
PHẦN MỘT

NGHI THỨC THANH TẨY


(Tahaarah)

1. Nước tinh khiết

Thực hiện việc trong sạch hóa bằng cách dùng nước tinh khiết.
Nước tinh khiết là nước sạch và được dùng để tẩy sạch vật bẩn
khác. Nước bẩn không được phép dùng để tắm (ghusl) và cũng
không được dùng để thực hiện thủ tục thanh tẩy (wuđu) khi hành
lễ.

1.1. Nước tinh khiết gồm:


a. Nước mưa, nước đá, nước sông, nước tan từ tuyết. Thượng
Đế phán: “...Và TA ban nước mưa tinh khiết từ trên trời
xuống.” [Q 25: 48].
b. Nước biển. Ông Abu Hurairah thuật lại như sau: “Thỉnh
thoảng khi đi biển, chúng tôi vẫn thường mang theo người
một chút nước. Nếu chúng tôi dùng nước này để thực hiện
việc thanh tẩy thì chúng tôi có thể bị khát ở ngoài khơi.
Vậy, chúng tôi có thể dùng nước biển để thực hiện việc
thanh tẩy được không?” Thiên Sứ đáp: “Nước biển rất
tinh khiết nên dù sinh vật biển chết ở trong đó thì nó vẫn
sạch và được phép dùng (halal).”

1
2 LễLễNguyện
Nguyện

c. Nước giếng và nước ở vòi phun nước. Ông Ali bin Abi
Talib tường thuật rằng: “Có lần Thiên Sứ đòi một gầu
nước giếng Zam-Zam mà Người dùng để uống và lấy nó
làm nghi thức thanh tẩy.”

1.2. Dấu hiệu của nước tinh khiết:


a. Các loại nước vừa kể trên có thể không có màu sắc và
mùi vị. Nếu chúng có màu sắc và mùi vị thì dù nước có
trong đi chăng nữa thì cũng không thể dùng vào việc
thanh tẩy được.
b. Nước sau khi dùng để thanh tẩy mà vẫn sạch thì có thể
được dùng lại.
c. Khi nước bị thay đổi tự nhiên do kết quả của muối, bùn, cỏ
và các vật tương tự từ những hồ nước thì nước đó được
xem như tinh khiết và có thể dùng để tẩy rửa. Tuy nhiên,
nếu có sự thay đổi do ô nhiễm hóa học thì nước đó không
thể dùng để thanh tẩy.
d. Nếu một chất bẩn rơi vào nước nhưng không thay đổi màu
sắc và mùi vị thì nước đó có thể dùng để thanh tẩy.

2. Nghi thức thanh tẩy (Wuđu)

Thanh tẩy là điều kiện tiên quyết trước khi hành lễ. Lễ nguyện sẽ
mất hiệu lực nếu thiếu điều kiện này. Nó được minh chứng trong
Thiên Kinh Qur’an như sau:

“Hỡi những ai có niềm tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ,
hãy rửa mặt và (hai) tay của các người đến khuỷu tay và lau vuốt
đầu của các người với nước và rửa hai bàn chân đến tận mắt
cá...” ” [Q 5:6]

2
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 3

Thiên Sứ nói: “Thanh tẩy là chìa khóa chuẩn bị hành lễ và lễ


nguyện là chìa khóa mở cửa vào Thiên Đàng”.

2.1. Thủ tục thanh tẩy gồm những điều sau đây:
a. Định tâm (Niyaat)

Định tâm là điều rất quan trọng trong cuộc sống người
Muslim bởi vì mọi hành động đều bắt nguồn từ ý định.
Người dâng lễ phải biết rõ mục đích của việc mình làm.
Hình thức và nội dung của việc làm phải đi đôi với nhau
nếu không thì việc mình làm sẽ trở thành vô nghĩa. Bởi vậy
trước khi thực hiện thủ tục thanh tẩy thì định trong lòng ý
nghĩ sau đây:

“Tôi định tâm thực hiện việc thanh tẩy để chuẩn bị hành
lễ”.

b. Rửa tay

Vừa đọc câu kinh “ ‫ﻴﻢ‬ ِ ‫ﱠﺣ‬ ‫ ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬Bismillahir


ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
rohmaan ir-rohiim” (Nhân danh Thượng Đế, Đấng Rất
Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung) vừa đưa hai
bàn tay chạm nước để làm thủ tục thanh tẩy. Rồi rửa hai
bàn tay đến cổ tay ba lần cho sạch, tay phải trước, tay trái
sau (Ảnh 1)

3
4 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 1: Rửa tay

c. Súc miệng

Dùng hai bàn tay bụm nước đưa vào miệng. Dùng ngón trỏ
tay phải chà răng cho sạch (có thể dùng bàn chải đánh răng)
súc miệng cho hết mùi hôi và nhổ nước bẩn ra ngoài. Động
tác này gọi là Mađmađah (Ảnh 2).

Có thể dùng Miswak, một loại cây trong thiên nhiên có


chất thuốc, chà răng đánh tan mùi hôi trong miệng hoặc
dùng nước thuốc để súc miệng cũng được.

4
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 5

Ảnh 2: Súc miệng

d. Xì mũi (rửa mũi)

Bụm nước đưa vào lỗ mũi, hít nhẹ đưa nước vào chút xíu,
dùng ngón tay móc chất bẩn trong mũi và xì nó ra ngoài.
Lặp đi lặp lại đôi ba lần cho sạch. Động tác này gọi là
Istinshaaq (Ảnh 3).

Ảnh 3: Xì mũi

5
6 LễLễNguyện
Nguyện

e. Rửa mặt

Bụm nước trong hai lòng bàn tay đưa lên rửa mặt từ trán
xuống cằm và từ vành tai phải sang vành tai trái ba lần.
Người nào có râu thì dùng tay ướt vuốt râu từ trên xuống
sao cho nước thấm vào da (Ảnh 4).

Ảnh 4: Rửa mặt

f. Rửa hai cánh tay

Dùng bàn tay trái rửa cánh tay phải đến khuỷu tay (3 lần),
xong dùng bàn tay phải rửa cánh tay trái đến khuỷu tay (3
lần). Rửa cánh tay phải trước, cánh tay trái sau cho hai cánh
tay đều thấm nước. Nên nhớ mỗi lần làm như thế các ngón
tay của hai bàn tay phải chụm vào nhau để chà vuốt cho
sạch (Ảnh 5).

6
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 7

Ảnh 5: Rửa hai cánh tay

g. Vuốt đầu

Vuốt đầu với hai bàn tay ướt từ trước ra sau (3 lần) sao cho
da đầu thấm nước, hoặc vuốt tóc ở trước trán (3 lần) (Ảnh
6).

Ảnh 6: Vuốt đầu

7
8 LễLễNguyện
Nguyện

h. Lau hai vành tai

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ lau vuốt hai vành tai, 3 lần
(Ảnh 7).

Ảnh 7: Lau hai vành tai

i. Rửa hai bàn chân

Rửa hai bàn chân từ mắt cá xuống lòng bàn chân: bàn chân
phải trước và bàn chân trái sau, 3 lần (Ảnh 8).

8
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 9

Ảnh 8: Rửa hai bàn chân

Sau khi rửa xong hai bàn chân, kết thúc nghi thức thanh tẩy
bằng lời cầu nguyện sau đây:

ُ‫ﻚ ﻟَﻪ‬َ ‫ﺃ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃﻥ ّﻵ ﺇﻟﻪَ ﺇِ ّﻻ ﷲُ َﻭﺣْ َﺪﻩُ َﻻ َﺷ ِﺮ ْﻳ‬


.ُ‫ﺃﻥ ُﻣ َﺤ ﱠﻤﺪﺍً َﻋ ْﺒ ُﺪﻩُ َﻭ َﺭﺳُﻮﻟُﻪ‬
‫◌َ ﻭ ﺃ ْﺷﻬَ ُﺪ ﱠ‬
‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ ﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻨِ ْﻲ ِﻣ َﻦ ﺍﻟﺘﱠﻮﺍﺑِﻴﻦ َﻭﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻨِ ْﻲ ِﻣ َﻦ ﺍﻟ ُﻤﺘَﻄَﻬ ِﱢﺮﻳﻦ‬

(Phiên âm: Ash-hađu an laa ilaaha il-Olloh (u) wahđahu


laa shariika lah(u) wa ashhađu anna Muhammađan abđuhu
wa rosuuluh(u). Ollahummaj-‘alnii minat-tawwabiina waj’-
alni minal mutatahhiriin).

Dịch:

Bề Tôi chứng thực không có thượng đế nào ngoài Allah.


Duy nhất chỉ có Ngài không có ai hợp tác và bề tôi chứng
thực Muhammađ là người bề tôi và là Thiên Sứ của Ngài.

9
10 LễLễNguyện
Nguyện

Lạy Thượng Đế! Xin Ngài xếp bề tôi cùng với những người
hối cải và xếp bề tôi cùng với những người trong sạch.

3. Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc trước khi hành lễ

Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc nếu có ý định làm những việc
sau đây:

3.1. Hành lễ

Dù đó là hành lễ bắt buộc (Farđ) năm lần một ngày, hành lễ


phụ trội (Sunnah), hành lễ tự nguyện (Nafl) hay là hành lễ an
táng người quá vãng (Janaazah) thì đều phải có sự thanh tẩy
trước.

Thiên Sứ bảo: “Thượng Đế sẽ không chấp nhận bất cứ việc


hành lễ nào nếu không có sự thanh tẩy”.

3.2. Đi vòng quanh đền Ka’bah (Tawaf)

3.3. Sờ, cầm Thiên Kinh Qu’ran

Thiên Kinh Qu’ran chỉ được phép sờ, nắm khi người đó đã thực
hiện việc thanh tẩy. Thiên Sứ đã bảo:

“Thiên Kinh Qu’ran chỉ có thể được sờ, cầm bởi những người ở
trong tình trạng sạch sẽ”. (Hađith – Al-Nisaii)

Ngoài ra, việc thanh tẩy được khuyến cáo thực hiện trước khi
làm một việc tốt chẳng hạn lễ cầu xin ân huệ của Thượng Đế,
hoặc tụng niệm Thượng Đế (Zikr), hoặc trước khi đi ngủ...

10
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 11

4. Hỏng thanh tẩy (Nawaaqidul - Wuđu)

4.1. Những điều làm hỏng việc thanh tẩy:


a. Chất bẩn xuất ra từ thân thể của mình dù ít hay nhiều,
chẳng hạn như nước tiểu, phân, xuất tinh hay trung tiện
(đánh rắm, xuất hơi).
b. Đàn bà có kinh nguyệt hay có máu sinh.
c. Ngủ say hay bất tỉnh vì lý do nào đó.
d. Tay trực tiếp chạm phải bộ phận sinh dục.
e. Trong trường hợp giao hợp (ăn nằm) với nhau, xuất tinh vì
lý do kích thích tình dục hay mộng tinh, có kinh kỳ và máu
sinh thì cần phải tắm toàn thân để tẩy sạch.
f. Trong trường hợp trung tiện, ngủ say hay chạm trực tiếp
phải bộ phận sinh dục thì chỉ cần thực hiện việc thanh tẩy
lại là đủ.
g. Trong trường hợp tiểu tiện và đại tiện (đi cầu) thì phải
dùng nước để tẩy uế, sau đó thực hiện việc thanh tẩy là đủ.

4.2. Không làm hỏng việc thanh tẩy


a. Vô tình chạm vào da của người khác phái thì không làm
hỏng việc thanh tẩy. Vợ của Thiên Sứ , bà A’aishah
tường thuật như sau:

“Tôi hay ngủ phía trước nơi mà Thiên Sứ thường hành


lễ, hai bàn chân của tôi duỗi thẳng về phía Người. Khi
Người phủ phục (sujuuđ) thì chạm phải bàn chân tôi và tôi
co chân lại.” ( Hađith – Muslim).

11
12 LễLễNguyện
Nguyện

b. Chảy máu bất cứ nơi nào của cơ thể ngoài hai chỗ hở tự
nhiên của nó (âm đạo và hậu môn) thì không làm hỏng
việc thanh tẩy. Trong một Hađith do ông Al-Hasan kể,
Thiên Sứ có bảo:

“Những người Muslim không ngưng dâng lễ nguyện khi


có vết thương”. (Bukhari)

c. Nếu có người nghi ngờ việc thanh tẩy của mình còn hiệu
lực hay đã bị hỏng thì sự nghi ngờ đó không làm hỏng
việc thanh tẩy của họ trừ khi họ biết chắc chắn là đã bị
hỏng. Ông Abu Hurairah kể lại lời của Thiên Sứ như
sau:

“Nếu ai trong các người cảm thấy (sôi bụng) và không biết
chắc đã xuất hơi ra ngoài hay chưa thì họ không nên bước
ra ngoài thánh đường cho đến khi nào họ nghe thấy tiếng
hoặc ngửi thấy mùi thối”. (Hađith –Muslim / Abu Đawud)

d. Thanh tẩy không có hiệu lực khi làn da người thanh tẩy bị
bao phủ bởi cái gì đó không cho nó thấm nước chẳng hạn
như son phấn hay mỹ phẩm.
e. Phụ nữ ra huyết liên tục hoặc người nào đi tiểu không tự
chủ hoặc đánh trung tiện thì phải thực hiện nghi thức thanh
tẩy lần nữa trước khi hành lễ.

5. Vuốt lên tất khi thực hiện việc thanh tẩy (mashul
khuffain)

Người Muslim được phép vuốt lên đôi tất mang khi thực hiện
việc thanh tẩy nếu bàn chân đã được rửa qua một lần khi thực
hiện việc thanh tẩy lần trước. Việc vuốt lên tất khi thực hiện việc

12
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 13

thanh tẩy này kéo dài một ngày đêm nếu ở nhà và ba (3) ngày
đêm nếu đi xa.
Humaam Nakha’i tường thuật: “Ông Jariir bin ‘Abđullah
tiểu tiện rồi sau đó thực hiện việc thanh tẩy và vuốt lên tất
bằng da của ông ta. Khi được hỏi: “Đồng đạo làm thế sau khi đi
tiểu ư?” Jariir trả lời: “Vâng, tôi thấy Thiên Sứ đi tiểu và
sau đó thực hiện việc thanh tẩy và lau vuốt lên tất.” (Hađith –
Muslim/ Al-Bukhari)

Ban đầu, việc lau chùi này chỉ được cho phép đối với tất da. Sự
đối chiếu việc lau vuốt này được nới rộng cho cả tất len, tất
nylon, vải và lụa… Tuy nhiên tất không được quá mỏng để nước
có thể thấm da. Thủ tục vuốt tất này chỉ được thực hiện sau khi
đã hoàn thành tất cả các động tác khác của việc thanh tẩy. Nói
cách khác, không cần cởi tất mà chỉ dùng tay ướt vuốt một lần từ
đầu ngón chân đến gót chân và mắt cá là đủ (không được vuốt ở
dưới bàn chân).

Thực hiện nghi thức thanh tẩy hoặc tắm toàn thân thì phải
dùng nước để tẩy sạch. Tuy nhiên, nếu cơ thể có thương tích
chẳng hạn như bị bỏng lửa hay bị bỏng nước sôi... dùng nước
để tẩy sạch không thích hợp thì lúc đó cho phép lau vuốt.
Trong trường hợp nơi vết thương có dán băng cấp cứu hoặc
được bao bằng một lớp thạch cao thì được phép dùng tay ướt
vuốt lên trên đó nhưng các phần còn lại phải dùng nước để
tẩy sạch. Nếu phương pháp này còn gặp trở ngại thì dùng
phương pháp tẩy rửa khô.

6. Thanh tẩy khô (Tayammum)

Trong một vài trường hợp như không có nước, thiếu nước hoặc
nước chỉ đủ dùng để uống hoặc nếu dùng nước vào việc thanh

13
14 LễLễNguyện
Nguyện

tẩy hay tắm toàn thân sẽ gây bệnh thì được cho phép áp dụng
việc thanh tẩy khô.

6.1. Thủ tục thanh tẩy khô gồm có:


a. Định tâm thanh tẩy khô. Người thực hiện tự bảo “Tôi định
tâm thực hiện việc thanh tẩy khô”.
b. Đọc “Bismillah hir Rahmaan nir Rahiim” (Nhân danh
Thượng Đế, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực
Khoan Dung).
c. Úp hai lòng bàn tay lên cát, đất sạch, tường, đá, thạch
cao... Rũ bàn tay cho đất thừa rơi xuống, xong đưa lên lau
mặt đều khắp từ trán xuống cằm một lần. Xong úp hai bàn
tay lên cát, đất như lần trước. Rồi dùng lòng bàn tay trái
dính đất lau vuốt đều cánh tay phải đến khuỷu tay một lần,
xong dùng lòng bàn tay phải lau vuốt đều cánh tay trái đến
khuỷu tay một lần.

Ảnh 9: Úp lòng bàn tay lên tường (cát...)

14
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 15

Ảnh 10: Vuốt mặt một lần

Ảnh 11: Úp lòng bàn tay lên tường (cát...) lần thứ hai

15
16 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 12a: Vuốt cánh tay phải

Ảnh 12b: Vuốt cánh tay phải

16
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 17

Ảnh 13a: Vuốt cánh tay trái

Ảnh 13b: Vuốt cánh tay trái

17
18 LễLễNguyện
Nguyện

d. Chấm dứt thanh tẩy khô bằng cách đọc câu tuyên thệ của
người Muslim:

ُ‫ﻚ ﻟَﻪ‬َ ‫ﺃ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃﻥ ّﻵ ﺇﻟﻪَ ﺇِ ّﻻ ﷲُ َﻭﺣْ َﺪﻩُ َﻻ َﺷ ِﺮ ْﻳ‬


.ُ‫ﺃﻥ ُﻣ َﺤ ﱠﻤﺪﺍً َﻋ ْﺒ ُﺪﻩُ َﻭ َﺭﺳُﻮﻟُﻪ‬
‫◌َ ﻭ ﺃ ْﺷﻬَ ُﺪ ﱠ‬

Ash-hađu an laa ilaaha il-Olloh (u) wahđahu laa shariika


lah(u) wa ashhađu anna Muhammađan abđuhu wa
rosuuluh(u)

“Bề tôi xác nhận rằng không có thượng đế nào ngoài


Allah cả, duy nhất chỉ có Ngài, không có ai hợp tác và bề
tôi xác nhận rằng Muhammađ là bề tôi và là Thiên Sứ của
Ngài.”

Do việc tẩy rửa khô hoàn toàn thay thế thanh tẩy và tắm
toàn thân cho nên có thể áp dụng nó cho các trường hợp
tẩy sạch khác để hành lễ, cầm Thiên Kinh Qur’an ...

6.2. Điều kiện vô hiệu hóa việc thanh tẩy khô

Các điều làm hỏng việc thanh tẩy cũng được áp dụng cho thanh
tẩy khô bởi vì nó chỉ được dùng để thay thế cho thanh tẩy. Nếu
tìm ra nước trước khi hành lễ, việc thanh tẩy khô kể như vô hiệu.
Tuy nhiên, nếu tìm thấy nước sau khi hành lễ thì việc thanh tẩy
khô vẫn còn hiệu lực.

18
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 19

7. Tắm tẩy thể (Ghusl)

Ghusl nói chung là tắm toàn thân. Nó khác với tắm thường ở hai
điểm: định tâm và cách thức tắm.

Trước hết tắm tẩy thể mang tính bắt buộc nếu một người nào đó
lâm tình trạng dơ bẩn qua các trường hợp sau đây:

a. Xuất tinh vì lý do kích thích tình dục hoặc mộng tinh.


b. Sau khi giao hợp.
c. Sau khi chấm dứt kinh kỳ hoặc dứt huyết hậu sản.
d. Khi một người Muslim qua đời.
e. Khi một người sắp tuyên thệ nhập đạo.

Trường hợp (d) và (e) được khuyến khích vì có nhiều phước.

7.1. Tắm tẩy thể trở thành Sunnah vào các trường hợp sau đây:
a. Ngày thứ sáu

Ông Abu-Saidul Khudri tường thuật lời của Thiên Sứ


như sau: “Mỗi người Muslim đi dự lễ ngày thứ sáu nên
tắm toàn thân, đánh răng và xức nước hoa nếu có thể”.
(Hađith – Al-Bukhari)

b. Bắt đầu thực hiện hành hương bắt buộc (Hajj) hoặc hành
hương tự nguyện (Umroh).

19
20 LễLễNguyện
Nguyện

Ông Zaid bin Thaabit kể lại việc Thiên Sứ cởi áo để


tắm toàn thân khi Người có ý định thực hiện hành hương
bắt buộc và hành hương tự nguyện. (Hađith – Tirmizi)

c. Trước khi đi vào Mecca hay đứng tại đồi Arafat (khi thực
hiện hành hương)

Ibn ‘Umar tường thuật lời của Thiên Sứ bảo “Tắm


toàn thân trước khi đi vào Mecca và trước khi đứng tại đồi
Arafat.”

d. Vào ngày đại lễ kết thúc tháng nhịn chay Ramađan (Eid-
Al-Fitr) và ngày Lễ Hiến Tế (Eid-Al-Adha).
e. Sau khi tắm toàn thân cho người quá vãng.

7.2. Nghi thức tắm tẩy thể (Ghusl)

Nghi thức tắm tẩy thể gồm có các điểm sau đây:
a. Định tâm tắm tẩy thể.
b. Người tắm định tâm nói thầm trong bụng: “Tôi định tâm
tắm tẩy thể để tẩy sạch dơ bẩn ra khỏi mình tôi.”
c. Đọc “Bismillah hir Rohmaan nir Rohiim” (Nhân danh
Thượng Đế, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực
Khoan Dung). Rửa sạch hai bàn tay (3 lần).
d. Rửa sạch những bộ phận kín có dính chất bẩn với nước và
xà phòng.
e. Thực hiện việc thanh tẩy (wuđu), chừa hai bàn chân để chờ
tắm toàn thân xong rồi rửa.

20
Nghi
NghiThức
ThứcThanh
ThanhTẩy
Tẩy 21

f. Gội đầu. Xối nước lên đầu ba lần, làm thế nào cho nước
thấm da đầu.
g. Xối nước lên toàn thân, bên phải trước, bên trái sau.

Thủ tục tắm tẩy thể dành cho nữ cũng tương tự như cho nam.
Ummu Salmah tường thuật việc một nữ Muslim hỏi Thiên Sứ
như sau: “Thưa Thiên Sứ! Tôi búi tóc, vậy khi tôi ở trong
tình trạng ô uế, tôi có phải xõa tóc khi tắm toàn thân
không?” Thiên Sứ đáp: “Chỉ cần xối nước lên đầu 3 lần
sau đó xối nước lên toàn thân mình là đủ, và ngươi sẽ được
sạch”.

21
22 LễLễNguyện
Nguyện

Ngôi Thánh Đường Ubudiah ở bang Perak, Malaysia

22
PHẦN HAI

KHÁI QUÁT VỀ VIỆC HÀNH LỄ

Trong chương này, chúng tôi xin trình bày một cách khái quát việc
hành lễ.

Như chúng ta đã biết, hành lễ đòi hỏi những điều kiện bắt buộc mà
người dâng lễ phải thi hành và không thể thiếu sót được. Điều kiện
bắt buộc tiên quyết là nghi thức thanh tẩy mà chúng ta vừa đề cập
ở chương trước. Tiếp theo là giờ giấc, trang phục và địa điểm hành
lễ.

1. Giờ giấc

Mỗi một lễ nguyện đều phải được thực hiện đúng vào giờ giấc
quy định hoặc trong thời gian thích hợp của nó. Không lễ nguyện
nào được thực hiện trước giờ giấc quy định [Qur’an 4:103]. Nói
tóm lại, có năm (5) lễ nguyện bắt buộc trong một ngày đêm. Đó
là:

FAJR (sáng) Lễ buổi sáng trước hừng đông


ZUHR (trưa) Lễ trưa lúc mặt trời bắt đầu chếch bóng
‘ASAR (chiều) Lễ chiều

23
24 LễLễNguyện
Nguyện

MAGRIB (tối) Lễ tối lúc mặt trời lặn.


Lễ buổi đêm khi không còn một tia sáng
‘ISHA (đêm)
mặt trời.

2. Trang phục

Vì hành lễ là cuộc tiếp diện với Thượng Đế cho nên người dâng
lễ phải đến với lòng thành và trang phục phải xứng đáng với sự
vinh quang của Ngài.

Trang phục của phụ nữ thế nào cũng được nhưng bắt buộc phải
che phủ toàn thân từ đầu xuống chân chỉ để lộ bộ mặt và hai bàn
tay. Trang phục hành lễ phải hoàn toàn sạch sẽ, không dính một
tí chất bẩn nào. Suốt thời gian có kinh kỳ phụ nữ được miễn
hành lễ.

Riêng về đàn ông thì trang phục phải che kín ít nhất từ trên rốn
xuống dưới đầu gối, dĩ nhiên là trang phục phải sạch sẽ. Nếu đã
đạt được mức tối thiểu đó rồi thì ăn mặc ra sao cũng được miễn
là trang nhã theo cuộc sống, văn hóa và môi trường của từng địa
phương.

3. Địa điểm

Ở bất cứ nơi nào, người Muslim đều có thể hướng về Thượng Đế


để hành lễ với lòng thành kính. Thiên Sứ có nói: “Toàn thể
trái đất đã được biến cho Ta làm nơi phủ phục tinh khiết và sạch
sẽ”. Tốt hơn cả, hành lễ nên thực hiện tập thể ở thánh đường.
Khi nào khả thi, nên hành lễ hướng mặt về đền Ka’bah ở thành
phố Mecca.

24
Khái Quát
Khái Việc
quát việcHành
hành Lễ
lễ 25

4. Các loại hành lễ khác nhau

4.1. Bắt buộc hay phụ trội

Hành lễ gồm loại hành lễ bắt buộc (Farđ) và hành lễ phụ trội
(Sunnah).

Hành lễ bắt buộc gồm năm lần hành lễ trong một ngày. Không
thực hiện một lễ nguyện bắt buộc nào là một tội đáng khiển
trách. Hành lễ phụ trội gồm những lễ mà Thiên Sứ thường
làm đều đặn trước hoặc sau mỗi lễ nguyện bắt buộc mà người
Muslim gọi là lễ Sunnah.

Bảng liệt kê dưới đây cho thấy, mỗi lễ nguyện mang tính (a)
Farđ (bắt buộc), (b) Sunnah (phụ trội) và (c) Naafillah (tự
nguyện). Thiên Sứ đã thực hiện các lễ nguyện phụ này trước
và sau các lễ bắt buộc. Các lễ phụ này được khuyến cáo. Dưới
đây là thứ tự của các lễ phụ:

Giờ hành Số rak’at Số rak’at


Số rak’at Số rak’at
lễ Sunnah Sunnah
Trước khi Sau khi
hành lễ bắt Bắt buộc hành lễ bắt Phụ trội
buộc buộc
SÁNG 2 2 0 0
TRƯA 2 hoặc 4 4 2 2
CHIỀU 2 hoặc 4 4 0 0
TỐI 0 3 2 2

ĐÊM 2 hoặc 4 4 2 2:3:2

25
26 LễLễNguyện
Nguyện

4.2. Hành lễ vào các trường hợp đặc biệt


a. Trong những trường hợp không thể hành lễ được hoặc đi
xa nhà thì ta được phép rút ngắn việc hành lễ. Loại lễ rút
ngắn này được gọi là Salaatul-Qasr.

Chẳng hạn như khi đi du lịch, lễ trưa (Zuhur), lễ chiều (Asr)


và lễ đêm (‘Isha) có thể rút ngắn thành hai đơn vị hành lễ
thay vì bốn đơn vị nhưng không được thay đổi hai đơn vị
hành lễ của lễ sáng (Fajr) và ba đơn vị hành lễ của lễ tối
(Magrib). Ngoài sự rút ngắn này ra, ta có thể bỏ qua tất cả
các lễ Sunnah khác ngoại trừ hai đơn vị hành lễ Sunnah của
lễ sáng và Witr của lễ đêm. Tuy nhiên, một số Muslim vẫn
giữ lễ Sunnah mặc dù đi du lịch xa nhà.

b. Nếu bị đau ốm thì có thể dâng lễ trong tư thế ngồi hoặc


nằm và làm dấu thay vì cử động.
c. Trong thời gian du lịch, hay vì lý do đau ốm hoặc lâm vào
tình trạng khẩn cấp, ta được phép nhập lại hai lễ nguyện
rời cùng với nhau. Do đó, lễ trưa (Zhur) và lễ chiều (Asr)
được thực hiện cùng với nhau vào phần cuối của buổi trưa.
Lễ tối (Magrib) và lễ đêm (‘Isha) được thực hiện cùng với
nhau vào giai đoạn cuối của buổi tối.

5. Lời gọi đến hành lễ (Adhan)

Để tập họp người Muslim tới hành lễ tập thể, lời gọi đến hành lễ
(Adhan) được dõng dạc hô lớn để gọi người Muslim đến cùng
dâng lễ. Người gọi (Mu’adhin) đứng hướng mặt về đền Ka’bah
tại Mecca, đưa hai bàn tay úp vào hai tai hô lớn các lời sau đây:

26
Khái Quát
Khái Việc
quát việcHành
hành Lễ
lễ 27

ALLOHU AKBAR (4 lần) ‫ ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬،‫ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬


(Allah Vĩ Đại)

ASH-HAĐU AL-LAA ّ ‫ﺃَ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃَ ْﻥ ﻻَ ﺇِﻟﻪَ ﺇِﻻﱠ‬


‫ﷲ‬
ILAAHA
ILLALLOH (2 lần)
(Bề tôi xác nhận không có
thượng đế nào ngoài Allah cả)

ASH-HAĐU AN-NA ّ ‫◌َ ﺃ◌َ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃَ ﱠﻥ ُﻣ َﺤ َﻤﺪًﺍ َﺭﺳُﻮْ ُﻝ‬


‫ﷲ‬
MUHAMMAĐAR
ROSUULULLAH (2 lần)
(Bề tôi xác nhận Muhammađ
là Thiên Sứ của Allah)

HAYYA ‘ALAS SOLAAH (2


lần)
‫ ّﺣ ﱠ‬,‫ﺼﻼّﺓ‬
‫ﻲ َﻋﻠَﻰ‬ ‫ﻲ َﻋﻠَﻰ ﺍﻟ ﱠ‬‫َﺣ ﱠ‬
(Hãy đến hành lễ) ‫ﺼﻼَﺓ‬ ‫ﺍﻟ ﱠ‬
HAYYA ‘ALAL FALAAH (2 ‫ﻲ َﻋﻠَﻰ‬
‫ َﺣ ﱠ‬,‫ﻲ َﻋﻠَﻰ ﺍﻟﻔَﻼَﺡ‬
‫َﺣ ﱠ‬
lần)
(Hãy đến với sự phát đạt) ‫ﺍﻟﻔَﻼَﺡ‬
ALLOHU AKBAR (2 lần) ‫ ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬،‫ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬
(Allah Vĩ Đại)

LAA ILAAHA ILLALLOH (1 ّ ‫ﻻَ ﺇِﻟﻪَ ﺇِﻻﱠ‬


‫ﷲ‬
lần)
(Không có thượng đế nào ngoài
Allah cả)

Khi gọi đến hành lễ vào buổi sáng, sau câu “HAYYA
ALAL FALAAH” thì đọc thêm một câu nữa:

27
28 LễLễNguyện
Nguyện

ASSOLAATU KHAYRUM ,‫ﺼﻼَﺓُ ﺧَ ْﻴ ٌﺮ ﱢﻣﻦ َﺍﻟﻨ ﱠﻮْ ِﻡ‬


‫ﺍﻟَ ﱠ‬
MINAN NAUM (2 lần)
(Hành lễ tốt hơn là ngủ) ‫ﺼﻼَﺓُ ﺧَ ْﻴ ٌﺮ ﱢﻡ ِ◌ﻥَ ﺍﻟﻨ ﱠﻮﻡ‬ ‫ﺍﻟ ﱠ‬

6. Cầu nguyện (Đu’a) sau lời gọi đến hành lễ

Lời gọi đến dâng lễ vừa dứt, người Muslim được khuyến cáo nên
đọc các lời cầu nguyện sau đây:

OLLAHUMMA RABBA ‫ﺍﻟﻠﻬُ ﱠﻢ َﺭﺏﱠ ﻫَ ِﺬ ِﻩ ﺍﻟ َﺪ ْﻋ َﻮ ِﺓ ﺍﻟﺘﱠﺎ َﻣ ِﺔ‬


HAAĐIHIIHIĐ ĐA’WA-TIT-
TAAM MATI
(Lạy Allah! Chủ Nhân của lời
gọi tuyệt hảo này)

WAS-SOLAATIL QAA’IMATI
AATI MUHAMMAĐANIL
ِ َ‫ﺼﻼ ِﺓ ﺍﻟﻘَﺎﺋِ َﻤ ِﺔ ﺁ‬
‫ﺕ ُﻣ َﺤ ﱠﻤ َﺪ‬ ‫َﻭﺍﻟ ﱠ‬
WASIILATA َ‫ﺍﻟﻮ ِﺳ ْﻴﻠَﺔ‬
َ
(Và lễ nguyện sắp bắt đầu này,
hãy ban cho Muhammađ sự tiếp
cận)

WAL FAĐII LATA WAĐ-


ĐARAJATAR ROFII‘ATA
ِ َ‫َﻭ ْﺍﻟﻔ‬
َ‫ﻀ ْﻴﻠَﺔَ ﻭ ﺍﻟ ﱠﺪ َﺭ َﺟﺔَ ﺍﻟﺮﱠﺍﻓِﻴ َﻌﺔ‬
(Và sự tiến cử nổi bật và cấp bậc
ưu hạng)

WAAB’ATH-HU ‫َﻭﺃَ ْﺑ َﻌﺜَﻪُ َﻣﻘَﺎ ًﻣﺎ َﻣﺤْ ُﻤﻮْ َﺩ ﺍﻟ ِﺬﻯ‬


MAQAAMAM-MAH MUUĐA-
NIL LAĐHII WA ‘ATTAH ُ‫َﻭ َﻋ ْﺪﺗّﻪ‬
(Và nâng Người lên địa vị vinh
dự mà Ngài đã hứa với Người)

28
Khái Quát
Khái Việc
quát việcHành
hành Lễ
lễ 29

WAR-ZOQ-NAA SHA FAA َ ‫َﻭﺍﺭْ ﺯَ ْﻗﻨﺎ َﺷ‬


‫ﻔﺎﻋ َﺗﻪ َﻳ ْﻭ َﻡ ﺍﻟﻘﻳﺎﻣﺔ‬
‘ATAHUU YAUMAL-
QIYAAMAH
(Và ban cấp sự can thiệp của
Người cho chúng tôi vào ngày
Phục Sinh)

INNAKA LAA TUKH-LIFUL َ‫ﺇ ﱠﻧﻙ ﻻ ُﺗ ْﺧﻠِﻑُ ﺍﻟ ِﻣ ْﻳ َﻌﺎﺩ‬


MI’AAĐ
(Quả thật, Ngài không bao giờ
thất hứa cả)

7. Lời gọi đứng dậy dâng lễ (Iqaamah)

Lời gọi đứng dậy dâng lễ giống lời gọi đến để hành lễ nhưng đọc
(2 lần) tương đối nhanh và thấp giọng hơn. Sau khi xướng đến
câu: Hayya ‘Alal Falaah (1 lần) thì thêm vào câu: Qođ Qoomatis
Solaah (2 lần) và tiếp tục câu: Allahu Akbar (2 lần), Laa Ilaha
Illolloh (1 lần). Sau đó việc hành lễ bắt đầu.

OLLAHU AKBAR (2 lần) ‫ ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬،‫ﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬


(Allah Vĩ Đại)

ASH-HAĐU AL-LAA ّ ‫ﺃَ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃَ ْﻥ ﻻَ ﺇِﻟﻪَ ﺇِﻻﱠ‬


‫ﷲ‬
ILAAHA
ILLOLLAH (1 lần)
(Bề tôi xác nhận không có
thượng đế nào ngoài Allah cả)

ASH-HAĐU AN-NA ّ ‫◌َ ﺃَ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃَ ﱠﻥ ُﻣ َﺤ َﻤﺪًﺍ َﺭﺳُﻮْ ُﻝ‬


‫ﷲ‬
MUHAMMAĐAR
ROSUULULLAH (1 lần)
(Bề tôi xác nhận Muhammađ
là Thiên Sứ)

29
30 LễLễNguyện
Nguyện

HAYYA ‘ALAS SOLAAH (1 ‫ﺼﻼّﺓ‬


‫ﻲ َﻋﻠَﻰ ﺍﻟ ﱠ‬
‫َﺣ ﱠ‬
lần)
(Hãy đến hành lễ)

HAYYA ‘ALAL FALAAH (1 ‫ﻲ َﻋﻠَﻰ ﺍﻟﻔَﻼَﺡ‬


‫َﺣ ﱠ‬
lần)
(Hãy đến với sự phát đạt)

KOĐ KOMATIS SOLAH (2 ِ ‫ ﻗَ ْﺪ ﻗﺎ َﻣ‬,ُ‫ﺼﻼﺓ‬


‫ﺖ‬ ِ ‫ﻗَ ْﺪ ﻗﺎ َﻣ‬
‫ﺖ ﺍﻟ ﱠ‬
lần)
(Bắt đầu hành lễ) ‫ﺼﻼﺓ‬ ‫ﺍﻟ ﱠ‬

OLLAHU AKBAR (2 lần) ‫ﷲ ﺃﻛﺒﺮﷲ ﺃﻛﺒﺮ‬


(Allah Vĩ Đại)

LAA ILAAHA ILLOLLOH (1 ّ ‫ﻻَ ﺇِﻟﻪَ ﺇِﻻﱠ‬


‫ﷲ‬
lần)
(Không có thượng đế nào ngoài
Allah cả)

30
PHẦN BA

NGHI THỨC HÀNH LỄ

Không giống như các tôn giáo khác, lễ nguyện trong Islam là một
định chế đặc thù. Nó đưa con người tiếp cận với Thượng Đế bằng
cách phối hợp tâm niệm và các động tác cơ thể một cách nhịp
nhàng với nhau. Sự phối hợp này cân nhắc sự hài hòa giữa đời và
đạo một cách thăng bằng với nhau. Trong khi hành lễ, người
Muslim hoàn toàn nạp mình thần phục cho Đấng Tạo Hóa.

1. Nghi thức hành lễ

1.1. Định tâm

Trước tiên, người dâng lễ đứng thẳng (Ảnh 14), tay buông xuôi,
mặt hướng về đền Ka’bah tại Mecca và định tâm (cho lễ sáng)
như sau:

“Tôi định tâm dâng lễ sáng (hay lễ trưa, lễ chiều, lễ tối


hoặc lễ đêm) hai đơn vị hành lễ bắt buộc (hay phụ trội)
dâng lên Thượng Đế.”

31
32 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 14

Dâng lễ trưa phụ trội - “Tôi định tâm dâng lễ trưa hai đơn vị
hành lễ phụ trội dâng lên Allah.”

Dâng lễ trưa bắt buộc - “Tôi định tâm dâng lễ trưa bốn đơn
vị hành lễ bắt buộc dâng lên Allah.”

32
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 33

1.2. Takbirotul Ihram (Nói “Ollohu Akbar”)

Sau khi định tâm xong thì đưa hai bàn tay lên ngang tai (Ảnh 15)
và nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại). Đây gọi là Takbirotul
Ihram, nghĩa là người dâng lễ sẽ bước vào trạng thái tâm linh
cho đến khi dâng lễ xong.

Ảnh 15: Nói “Ollohu Akbar”

33
34 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 16a: Đứng (Qiyaam)

Ảnh 16b

34
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 35

Sau khi nói “Ollohu Akbar”(Allah Vĩ Đại) đầu tiên (Takbirotul


Ihram) thì người dâng lễ sẽ bắt đầu bước vào trạng thái tâm linh
cho đến khi dâng lễ xong.

1.3. Tư thế đứng (Qiyaam)

Sau khi nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) thì đưa hai bàn tay
xuống, đặt tay phải lên tay trái, để giữa ngực và rốn (tư thế này gọi
là Qiyaam, xem Ảnh 16a,b) và đọc lời cầu nguyện sau đây:

SUBHANAK-ALLOHUMMA َ ‫ُﺳ ْﺒ َﺤﺎﻧَﻚَ ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ َﻭﺑِ َﺤ ْﻤ ِﺪ‬


‫ﻙ‬
WA BI HAMĐIKA
(Thưa Allah, Ngài Quang Vinh,
đáng ca ngợi)

WATABAROK-ASMUKA WA َ‫ﺎﺭﻙَ ﺍ ْﺳ ُﻤﻚَ َﻭﺗَ َﻌﺎﻟَﻰ َﺟ ﱡﺪﻙ‬


َ َ‫َﻭﺗَﺒ‬
TA’ALA JAĐĐUKA
(Và danh xưng của Ngài thật phúc
đức,
Uy nghi của Ngài thật tối cao)

WA LAA ILAAHA َ ‫َﻭﻻَ ﺇِﻟَﻪَ َﻏ ْﻴ ُﺮ‬


‫ﻙ‬
GHOYRUKA
(Và không có thượng đế nào ngoài
Ngài)

A’U ZU BILLAHI MINAS- ‫ﺎﻥ‬َ ‫ﺃَﻮﺫ ُﺑِﺎہﻠﻟِ ِﻣﻦَ ﺍﻟ ﱠﺸ ْﻴ‬


ِ ‫ﻄ‬
SHAYTONIR ROJIM ‫ﱠﺟﻴ ِْﻢ‬
ِ ‫ﺍﻟﺮ‬
(Bề tôi tìm nơi trú ẩn nơi Allah,
tránh khỏi bọn Sa-tăng bài bác)

35
36 LễLễNguyện
Nguyện

Tư thế đứng (Qiyaam) của phái nữ:

Hai bàn tay úp trên ngực, tay phải chồng lên tay trái, các ngón
tay khép với nhau. Hai khuỷu tay khép với thân người. Khoảng
cách giữa hài bàn chân không nên xa quá một gang tay.

Xong đọc chương kinh Al-Fatihah:

BISMILLAHI ROHMAAN IR ‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬


ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
ROHIIM
(Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực
Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan
Dung)

ALHAMĐU LILLAHI ROBBIL ‫ِﱠ‬


َ‫ْﺤَﻤْﺪُ ہﻠﻟِ َﺭﺏﱢ ﺍﻟ َﻌﺎﻟَ ِﻤﻴﻦ‬
‘AALAMIIN
(Mọi ca ngợi dâng lên Allah,
Đấng Chủ Tể của vũ trụ)

AR-ROHMAAN NIR ROHIIM


(Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng
ِ ‫ﺍﻟﺮﱠﺣْ ﻤـ َ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬
Rất Mực Khoan Dung)

MALIKI YAU MIĐ ĐIIN


(Đấng nắm quyền ngày Xét Xử)
ِ ‫َﻣﺎﻟِ ِﻚ ﻳَﻮْ ِﻡ ﺍﻟ ﱢﺪ‬
‫ﻳﻦ‬

IYYA-KA NA’BUĐU WA ُ ‫ﺇِﻳﱠﺎﻙَ ﻧَ ْﻌﺒُ ُﺪ َﻭﺇِﻳ ﱠﺎﻙَ ﻧَ ْﺴﺘَ ِﻌ‬


‫ﻴﻦ‬
IYYA-KA NASTA’IIN
(Duy chỉ Ngài chúng tôi thờ
phụng và duy chỉ Ngài chúng tôi
cầu xin giúp đỡ)

IHĐI NAS-SIRAAT- OL- ‫ﺍ ْﻫ ِﺪﻧَﺎ ﺍﻟﺼﱢ َﺮﺍﻁَ ﺍﻟ ُﻤ ْﺴﺘَﻘِﻴ َﻢ‬


MUSTAQIIM
(Xin hướng dẫn chúng tôi đi theo

36
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 37

con đường ngay chính)

SIRAAT-TOLLAĐHINA ‫ﺻ َﺮﺍﻁَ ﺍﻟﱠ ِﺬﻳﻦَ ﺃَ ْﻧ َﻌ ْﻤﺖَ َﻋﻠَ ْﻴ ِﻬ ْﻢ‬


ِ
AN’AMTA ‘ALAIHIM
(Con đường của những người mà
Ngài đã ban ân)

GHOIRIL MAGHĐU BI
‘ALAIHIM
ِ ‫َﻏﻴ ِْﺮ ﺍﻟ َﻤ ْﻐﻀُﻮ‬
‫ﺏ َﻋﻠَ ْﻴ ِﻬ ْﻢ‬
(Khác với con đường của những
kẻ làm Ngài giận dữ)

WA LAĐ-ĐOOL LIIN (AMIIN) .‫ ﺁﻣﻴﻦ‬. َ‫َﻭﻻَ ﺍﻟﻀﱠﺎﻟﱢﻴﻦ‬


(Cũng không phải (con đường)
của những kẻ lầm lạc - Amin)

Sau đó, đọc chương kinh dưới đây hoặc bất cứ chương kinh nào
của Thiên Kinh Qur’an:

BISMILLAHI ROHMAANIR - ‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬


ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
ROHIIM
(Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực
Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan
Dung)

QUL HUW-OLLOHU AHAĐ ‫ﷲ ُ ﺃَ َﺣ ٌﺩ‬


‫ﻗُ ْﻝ ﻫ َُﻭ ﱠ‬
(Hãy bảo: Ngài, Allah là Duy
Nhất)

OLLOH-HUS-SOMAĐ ‫ﷲ ﺍﻟ ﱠ‬
‫ﺼ َﻤﺪ‬
(Allah là Đấng mà tất cả đều
nương tựa)

LAM YALIĐ WA LAM YUU ‫ﻟَ ْﻡ َﻳﻠ ِْﺩ َﻭﻟَ ْﻡ ﻳُﻭﻟَ ْﺩ‬
LAĐ
(Ngài không sinh đẻ ai và không

37
38 LễLễNguyện
Nguyện

ai sinh đẻ Ngài)

WA LAM YAKUN LAHU


KUFUWAN AHAĐ
َ ً‫َﻭﻟَ ْﻡ َﻳ ُﻛﻥ ﻟﱠ ُﻪ ُﻛﻔُﻭﺍ‬
‫ﺃﺣ ٌﺩ‬
(Và không ai (hay cái gì) có thể so
sánh với Ngài)

1.4. Tư thế cúi đầu (Ruku’)


Xong hô lên “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) và cúi đầu về phía
trước, đặt hai bàn tay lên hai đầu gối (Ảnh 17a,b). Đây là tư thế
cúi đầu (Ruku’).

Ảnh 17a: Cúi đầu (Ruku’)

38
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 39

Ảnh 17b

Trong lúc đang cúi đầu, đọc các lời sau đây 3 lần:

SUBHAANA ROBBI-YAL ‫ُﺳﺒ َْﺤﺎﻥَ َﺭﺑ َﱢﻲ ﺍﻟ َﻌ ِﻈﻴْﻢ‬


‘AZIIM
(Đấng Chủ Tể Chí Đại của bề tôi
thật quang vinh!)

1.5. Đứng thẳng trở lại (Qaumah)

Sau đó, đứng thẳng người trở lại và đọc trong lúc đang trở về tư
thế đứng thẳng (Ảnh 18):

39
40 LễLễNguyện
Nguyện

SAMI ‘ALLOHU LI MAN


HAMIĐAH
ُ‫َﺳ ِﻤ َﻊ ﷲُ ﻟِ َﻤ ْﻦ َﺣ ِﻤ َﺪﻩ‬
(Allah đã nghe lời của người ngợi
ca Ngài)

Ảnh 18: Đứng thẳng người trở lại (Qaumah)

Tư thế này gọi là Qaumah. Sau khi đứng thẳng người, đọc tiếp:

ROBBANA LAKAL HAMĐU


(Thưa Đấng Chủ Tể của chúng
َ َ‫َﺭﺑﱠﻨَﺎ ﻟَﻚ‬
‫ﺍﻟﺤ ْﻤ ُﺪ‬

40
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 41

tôi! Mọi lời ngợi ca dành cho


Ngài!)

1.6. Phủ phục (Sujuuđ) lần thứ nhất

Sau đó nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) rồi quỳ mọp đầu
xuống đất sao cho trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối và hai đầu
ngón chân cái chấm đất (bàn chân thẳng đứng).

Ảnh 19: Phủ phục (Sujuuđ) thứ nhất

Trong tư thế phủ phục này (Ảnh 19) đọc ít nhất ba lần các lời sau
đây:

SUBHANA ROBBI YAL ‘ALAA ‫ُﺳﺒ َْﺤﺎﻥَ َﺭﺑ َﱢﻲ ﺍﻷَ ْﻋﻠَﻰ‬
(Đấng Chủ Tể Tối Cao của bề tôi
thật quang vinh!)

1.7. Ngồi nghỉ ngắn (Jalsah)

41
42 LễLễNguyện
Nguyện

Xong nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) và ngồi dậy thẳng


lưng, hai bàn chân úp dưới mông, hai đầu gối vẫn còn chấm đất,
nghỉ một chút, (tư thế này gọi là Jalsah tức là ngồi nghỉ giữa hai
lần phủ phục)

Ảnh 20: Ngồi nghỉ ngắn (Jalsah)

Trong tư thế ngồi nghỉ ngắn (Ảnh 20) đọc các lời sau đây (1 lần):

‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ ﺍ ْﻏﻔِﺮْ ﻟِ ْﻲ ﻭﺍﺭْ َﺣ ْﻤﻨِ ْﻲ َﻭ ْﻫ ِﺪﻧِ ْﻲ َﻭ ﻋَﺎﻓِﻨِ ْﻲ َﻭﺍﺭْ َﺯ ْﻗﻨِ ْﻲ‬

42
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 43

OLLOHUMMAGH-FIR LI, WAR-HAMNI WAHĐINI WA’AA


FINI WAR ZAQNI
(Ôi Allah! Xin tha thứ cho bề tôi, ban hồng ân cho bề tôi, dìu dắt
bề tôi và nuôi dưỡng bề tôi)

1.8. Phủ phục (Sujuuđ) lần thứ hai

Sau đó, nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) và phủ phục lần thứ
hai và lặp lại các lời tán dương “Subhana Robbi Yal ‘Alaa”
(Đấng Chủ Tể Tối Cao của bề tôi thật quang vinh) như lần phủ
phục trước. Đến đây là trọn một đơn vị hành lễ (một rak’at).

Ảnh 21: Phủ phục (Sujuuđ) thứ hai

Sau đó, người dâng lễ nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) và


đứng dậy thi hành tiếp đơn vị hành lễ thứ hai giống như lần thứ
nhất, từ thế đứng (Qiyaam) cho đến kết thúc bằng tư thế phủ
phục (Sujuuđ) cuối cùng.

43
44 LễLễNguyện
Nguyện

1.9. Đọc lời chào tiếp diện (Tashahuđ)

Sau đơn vị hành lễ thứ hai thứ hai này (Rak’at thứ hai), anh ta
ngồi dậy đặt úp bàn chân trái dưới mông và hướng nó về bàn
chân phải bây giờ được dựng đứng thẳng góc với mặt đất, các
ngón chân chạm mặt đất. Hai bàn tay đặt trên bắp vế gần đầu
gối sao cho các ngón tay ngang bằng đầu gối.

Ảnh 22: Ngồi nghỉ dài (Qa’đah)

Tư thế ngồi nghỉ dài (Qa’đah) của phái nữ:

Mông chạm đất, bàn chân trái đặt dưới chân phải. Hai bàn
tay đặt trên bắp vế sao cho các ngón tay ngang bằng đầu gối.

44
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 45

Trong tư thế ngồi nghỉ dài này (Ảnh), người dâng lễ đọc thầm các
lời chào tiếp diện (Tashahuđ) như sau:

ATTA-HIYYA-TUL ُ ‫ﺼﻠَ َﻮ‬


‫ﺍﺕ‬ ‫ﻛﺎﺕ ﺍﻟ ﱠ‬ ُ ‫ﺍﻟﺘﱠ ِﺤﻴﱠ‬
ُ ‫ﺎﺕ ﺍﻟ ُﻤﺒﺎ َ َﺭ‬
MUBAAROKAA TUSOLAWA
TUTTOYIBAATU LILLAH ُ َ‫ﺍﻟﻄﱠﻴﱢﺒ‬
‫ﺎﺕ ﱢﻟ‬
(Mọi lời chúc tụng phúc đức cầu
xin tốt đẹp thuộc về Allah)

AS-SALAAMU ‘ALAIKA ‫َﻭﺍﻟ ﱠﺴﻼّ ُﻡ َﻋﻠَ ْﻴﻚَ ﺃَﻳﱡﻬَﺎ ﺍﻟﻨ ﱠﺒِ ُﻲ‬
,‫َﻭ َﺭﺣْ َﻤﺔُ ﷲِ َﻭﺑَ َﺮﻛﺎ َﺗُﻪ‬
AYYUHAN-
NABIY-YU WA RAHMAT-
ULLOHI
WA BAROKA-TUH
(Ban bằng an cho Người, hỡi
Thiên Sứ! Từ hồng ân của Allah
và ân phúc của Ngài)

AS-SALAAMU ‘ALAINA WA
‘ALAA ‘IBAĐIL-LAHIS-
ِ‫ َﻭ َﻋﻠَﻰ ِﻋﺒَﺎ ِﺩ ﷲ‬,‫ﺍﻟ ﱠﺴﻼَ ُﻡ َﻋﻠَ ْﻴﻨَﺎ‬
SOOLIHIIN ‫ﺼﺎﻟِ ِﺤﻴﻦ‬ ‫ﺍﻟ ﱠ‬
(Ban bằng an cho chúng tôi và cho
những người bề tôi hiếu đức của
Allah)

Khi đọc câu này, người dâng lễ giơ ngón trỏ tay phải lên cao khỏi
đầu gối biểu tượng tính duy nhất của Allah, xong hạ ngón tay
xuống để lên đầu gối lại (Ảnh 23a,b).

WA ASH-HAĐU AN-LAA ‫ﺃَ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃَ ﱠﻥ ﻻَ ﺇِﻟَﻪَ ﺇﻻ ﷲ‬


ILAAHA ILOLLOH
(Tôi xác nhận rằng không có
thượng đế nào ngoài Allah cả)

45
46 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 23a

Ảnh 23b

WA ASH-HAĐU ANNA
MUHAMMAĐAN ABĐU-HU
ُ‫َﻭﺃَ ْﺷﻬَ ُﺪ ﺃﻥ ُﻣﺤﻤ ًﺪﺍ َﻋ ْﺒ ُﺪﻩ‬

46
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 47

WA ROSULUH ‫َﻭ َﺭ ُﺳﻮﻟُﻪ‬


(Và bề tôi xác nhận rằng
Muhammađ là bề tôi, là Thiên Sứ
của Ngài)

Ngoại trừ lễ sáng chỉ có hai Rak’at, các lễ khác như lễ tối (3), lễ
trưa (4), lễ chiều (4) và lễ đêm (4) có hơn hai Rak’at. Người dâng
lễ sau khi đọc dứt các lời chào tiếp diện (Tashahuđ) phải đứng dậy
lễ tiếp để hoàn tất số Rak’ah còn lại và kết thúc cuộc lễ. Để kết
thúc việc hành lễ, người dâng lễ phải đọc tiếp phần cầu phúc cho
Thiên Sứ dưới đây:

Và đọc lời cầu phúc (Đaruut) cho Thiên Sứ tiếp tục sau lời
chào tiếp diện (Tashahuđ) để kết thúc cuộc dâng lễ:

OLLAHUMMA SOLLI ‘ALAA ‫ﺻﻠﱠﻰ َﻋﻠَﻰ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ َﻭ َﻋﻠﻰ‬ َ ‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ‬


MUHAMMAĐIN WA ‘ALAA
AALI MUHAMMAĐ ‫ﺁﻝ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ‬
(Lạy Allah! Xin ban phúc cho
Muhammađ và các tín đồ theo
Muhammađ)

KAMAA SOLLAYTA ‘ALAA ‫ﺻﻠﱠﻴْﺖَ َﻋﻠﻰ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬ َ ‫َﻛ َﻤﺎ‬


IBRAHIIMA WA ‘ALAA AALI
IBRAHIIM ‫َﻭ َﻋﻠﻰ ﺁﻝ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬
(Như việc Ngài đã ban phúc cho
Ibrahim và các tín đồ theo
Ibrahim)

INNAKA HAMIIĐUM MAJIIĐ ‫ﺇﻧﱠﻚَ َﺣ ِﻤ ْﻴ ُﺪ َﻣ ِﺠﻴ ٌﺪ‬


(Ngài quả thật đáng ca ngợi và
vinh hiển)

ALLAHUMMA BAARIK ‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ ﺑﺎﺭﻙ َﻋﻠَﻰ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ َﻭ َﻋﻠﻰ‬


‘ALAA MUHAMMAĐIN WA
‘ALAA AALIMUHAMMAĐIN ‫ﺁﻝ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ‬

47
48 LễLễNguyện
Nguyện

(Lạy Allah! Xin Ngài ban phúc


cho Muhammađ và cho các tín đồ
theo Muhammađ)

KAMA BARAKTA ‘ALA ‫َﻛ َﻤﺎ ﺑﺎﺭﻛﺖَ َﻋﻠﻰ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬


IBRAHIM WA ‘ALAA AALI
IBRAHIM ‫َﻭ َﻋﻠﻰ ﺁﻝ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬
(Như Ngài đã ban phúc cho
Ibrahim và các tín đồ theo
Ibrahim)

INNAKA HAMIIĐUM MAJIIĐ ‫ﺇﻧﱠﻚَ َﺣ ِﻤ ْﻴ ُﺪ َﻣ ِﺠﻴ ٌﺪ‬


(Ngài thật đáng ca ngợi và vinh
hiển)

Sau đó, đọc thầm các lời cầu nguyện sau đây (không bắt buộc):

RABBIJ-‘ALNI MUQIMAS- ‫َﺭﺏّ ِﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻨِ ْﻲ ُﻣﻘِﻴْﻢ َﺍﻟﺼﱠﻼ ِﺓ َﻭ‬


‫ِﻣ ْﻦ ُﺫﺭﱢ ﻳﱠﺘِ ْﻲ‬
SOLAATI WA MIN
ZURRIYYATI
(Lạy Đấng Chủ Tể của bề tôi! Xin
làm bề tôi và các con của bề tôi
giữ vững lễ nguyện)

RABBANA TA-QABBAL ْ‫ َﺭﺑﱠﻨﺎ َ ﺁ ْﻏﻔِﺮ‬، ‫ﺭﺑﻨﺎ ﺗَﻘَﺒﱠﻞْ ُﺩﻋَﺎ ِء‬


ĐU’AI, RABBANAGH FIRLI
(Lạy Đấng Chủ Tể của chúng tôi! ‫ﻟِ ْﻲ‬
Xin chấp nhận lời cầu nguyện;
Lạy Đấng Chủ Tể của chúng tôi!
Xin tha thứ cho bề tôi)

WALI WAALIĐAYYA WALIL ‫َﻭ ﻟِ َﻮﺍﻟِﻴ ّﺪﻱﱠ◌َ ِﻭ ﻟِ ْﻠ ُﻤ ْﺆ ٍﻣﻨٍ ْﻴﻦَ ﻳَﻮْ َﻡ‬
ِ ‫ﻳَﻘُﻮْ ُﻡ‬
MU’MI NIINA YAUMA
YAQUUMU HISAAB ُ‫ﺍﻟﺤ َﺴﺎﺏ‬
(Và cho cha mẹ của bề tôi và cho
những người có đức tin vào ngày
Phán Xử cuối cùng)

48
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 49

Để kết thúc cuộc dâng lễ, quay mặt sang phía bên phải (Ảnh 24)
và nói các lời chào bình an (Tasliim) sau đây:

Ảnh 24: Chào bình an (Tasliim) bên phải

AS-SALAAMU ‘ALAIKUM WA
RAHMATULLOH
ِ‫ﺍﻟﺴﱠﻼ ُﻡ ﻋَﻠ ْﻴ ٌﻜ ْﻢ َﻭ َﺭﺣْ َﻤﺔٌ ﷲ‬
(Sự bình an và hồng ân của Allah
cho quý vị)

Sau đó, quay mặt sang phía bên trái và lặp lại các lời lời chào
như trên (Ảnh 25).

49
50 LễLễNguyện
Nguyện

Ảnh 25: Chào bình an (Tasliim) bên trái

Sau khi kết thúc lời chào Tasliim thì người hành lễ sẽ bước ra
khỏi trạng thái tâm linh (Ihram) và trở về với trạng thái trần tục.

Như thế là trọn hai đơn vị hành lễ (Rak’at) và chấm dứt lễ sáng.
Tuy nhiên, đối với các cuộc lễ nguyện có hơn hai đơn vị hành lễ
thì người dâng lễ đọc “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) rồi đứng
dậy dâng lễ tiếp đến khi trọn các đơn vị hành lễ còn lại.

Trong hai lễ trưa và lễ chiều, Al-Fatihah cũng như các lời kinh
khác chỉ được đọc thầm trong miệng thôi. Ngược lại, trong hai

50
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 51

Rak’at đầu của lễ sáng, lễ tối và lễ đêm, người hành lễ đọc lớn
tiếng các lời kinh của Qu’ran sau Al-Fatihah, nhưng chỉ được
phép đọc thầm Al-Fatihah trong các Rak’at còn lại.

2. Đoạn kinh để đọc sau khi kết thúc lễ nguyện

Sau đây là những đoạn kinh mà Thiên Sứ hay đọc sau khi
chào bình an (Tasliim):

OLLOHU AKBAR ‫ﻠﻟ ﺃﻛﺒﺮ‬


(Allah Vĩ Đại)

ASTAGHFIRULLOH (3lần) ‫ﺃَ ْﺳﺘَ ْﻐﻔِ ُﺮ ﷲ‬


(Bề tôi cầu xin Allah tha thứ)

OLLOHUMMA َ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺃَ ْﻧﺖَ ﺍﻟﺴّﻼ ُﻡ َﻭ ِﻣ ْﻨﻚ‬


‫ﺍﻟﺴﱠﻼ ُﻡ ُ◌ ﺗَﺒﺎ َ َﺭ ْﻛﺖَ ﻳﺎ َ ﺫﺍ‬
ANTASSALAAMU WA
MINKASSALAAMU
TABARAKTA YAA ĐHAL- ِ ‫ﻼﻝ ِ◌ ﻭﺍﻹ ْﻛ‬
‫ﺮﺍﻡ‬ ِ ‫ﺍﻟﺠ‬َ
JALAALI WAL IKRAAM
(Ôi Allah! Ngài là hòa bình, hòa
bình đến từ Ngài, phúc đức thay
Ngài, Đấng Uy Nghi và Hiển Vinh)

ROBBIJ A’LNI ‘ALA ĐHIK- ‫َﺭﺏﱢ ﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻨﻲ ﻋﻠﻰ ِﺫ ْﻛ ِﺮﻙَ َﻭ‬
‫ُﺷ ْﻜ ِﺮﻙَ َﻭ ُﺣ ْﺴﻨِﻲ ِﻋﺒَﺎ َﺩﺗِﻚ‬
RIKA WA SHUK-RIKA WA
HUSNI ‘IBAAĐATIK
(Lạy Đấng Chủ Tể của bề tôi! Xin
giúp bề tôi tưởng nhớ Ngài, đa tạ
Ngài và thờ phụng Ngài tốt đẹp)

LAA ILAAHA ILLOLLOH َ‫ﻻَ ﺇِﻟَﻪَ ﺇﻻ ﷲ َﻭﺣْ َﺪﻩٌ ﻻَ َﺷ ِﺮ ْﻳﻚ‬


WAHĐAHU LAA SHARIIKA
LAH, LAHULMULKU WA َ ُ‫ َﻭﻟَﻪ‬,‫ﻚ‬
‫ﺍﻟﺤ ْﻤ ُﺪ َﻭﻫُ َﻮ‬ ُ ‫ ﻟَﻪُ ﺍﻟ ُﻤ ْﻠ‬,ُ‫ﻟَﻪ‬
LAHUL-HAMĐU WA HUWA َ‫ ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﻻ‬,‫َﻋﻠﻰ ُﻛﻞﱢ َﺷ ْﻲء ﻗَ ِﺪﻳﺮ‬
‘ALAA KULLI SHAY-IN
‫ َﻭﻻَ ُﻣ ْﻌ ِﻄﻲ‬, َ‫َﻣﺎﻧِﻊ ﻟِ َﻤﺎ ﺃَ ْﻋﻄَ ْﻴﺖ‬

51
52 LễLễNguyện
Nguyện

QOĐIIR ، OLLOHUMMA LAA َ ‫ َﻭﻻَ ﻳَ ْﻨﻔَ ُﻊ َﺫﺍ‬. َ‫ﻟِ َﻤﺎ َﻣﻨَ ْﻌﺖ‬
‫ﺍﻟﺠ ﱠﺪ‬
َ َ‫ِﻣ ْﻨﻚ‬
‫ﺍﻟﺠ ﱠﺪ‬
MAA-NI’A LIMAA A’TAYTA
WA LAA MU’TIY LIMAA
MANA’TA ،WA LAA YANFA’U
ĐHAL-JAĐĐA MINKAL JAĐĐ
(Không có thượng đế nào ngoài
Allah cả. Ngài Duy Nhất. Ngài
không có ai hợp tác. Quyền uy là
của Ngài, lời ngợi ca thuộc về
Ngài. Ngài có toàn quyền trên mọi
vật. Ôi Allah! Không ai cản được
cái mà Ngài ban cấp và không ai
ban được cái mà Ngài ngăn cản;
quyền cao của kẻ lớn không giúp y
chống lại Ngài đặng)

LAA ILAAHA ILLOLLOH َ‫ﻻَ ﺇِﻟَﻪَ ﺇﻻ ﷲ َﻭﺣْ َﺪﻩُ ﻻَ َﺷ ِﺮ ْﻳﻚ‬


WAHĐAHU LAA SHARIIKA
LAH, LAHUL MULKU WA ‫ﺍﻟﺤ ْﻤ ُﺪ َﻭﻫُ َﻮ‬ َ ُ‫ َﻭﻟَﻪ‬,‫ﻚ‬ ُ ‫ ﻟَﻪُ ﺍﻟ ُﻤ ْﻠ‬,ُ‫ﻟَﻪ‬
LAHUL HAMĐU WA HUWA ‫ ﻻَ َﺣﻮْ َﻝ‬،‫َﻋﻠﻰ ُﻛﻞﱢ َﺷ ْﻲء ﻗَ ِﺪﻳﺮ‬
‘ALAA KULLI SHAY-IN ‫ ﻻَ ﺇِﻟَﻪَ ﺇِﻻﱠ‬،ِ‫ ﻻَ ﻗُﻮﱠﺓَ ﺇِﻻﱠ ﺑِﺎہﻠﻟ‬
QOĐIIR, LAA HAWLA WA LAA
QUWWATA ILLA BILLAHI, ‫ ﻟَﻪُ ﻧِ ْﻌ َﻤ ِﺔ‬،ُ‫ﷲ َﻭ ﻻَ ﻧَ ْﻌﺒُ ُﺪ ﺇِﻻﱠ ﺇِﻳﱠﺎﻩ‬
LAA ILAAHA ILLOLLOHU WA ‫َﻭ ﻟَﻪُ ﺍﻟﻔَﻀْ ُﻞ َﻭﻟَﻪُ ﺛﱠﻨَﺎ ُء‬
LAA NA’ BUĐU ILLAA
IYYAAH, LAHUN-NI’MATU ُ‫ ﻻَ ﺇِﻟَﻪَ ﺇِﻻﱠ ﷲ‬،‫ﺍﻟ ُﺤﺴْﻦ‬
WA LAHUL FAĐLU WA َ‫ﺼ ْﻴﻦَ ﻟَﻪُ ﺍﻟ ﱢﺪ ْﻳﻦَ َﻭ ﻟَﻮْ َﻛ ِﺮﻩ‬ ِ ِ‫ُﻣ ْﺨﻠ‬
LAHUTH THANA- UL HASANU
LAA ILAAHA ILLALLAHU
‫ﺍﻟ َﻜﺎﻓِﺮﻭﻥ‬
MUKHLISIINA LAHUĐ-ĐIINA
WA LAW KARIHAL
KAAFIRUUN

(Không có thượng đế nào ngoài


Allah cả. Ngài là Đấng Duy Nhất.
Ngài không có ai hợp tác. Quyền
uy là của Ngài. Lời ngợi ca thuộc
về Ngài. Ngài có toàn quyền trên

52
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 53

mọi vật. Quyền hành và sức mạnh


đều do Ngài ban. Không có thượng
đế nào ngoài Allah cả. Chúng tôi
chỉ thờ phụng riêng Ngài, ân huệ
của Ngài và ân sủng của Ngài, mọi
lời ngợi ca tốt đẹp nhất là của Ngài.
Không có thượng đế nào ngoài
Ngài cả. Chúng tôi thành tâm thờ
phụng Ngài cho dù có bị bọn ngoại
đạo ganh ghét)

OLLOHUMMA INNI A’UUĐHU ‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ ﺇِﻧﱢﻲ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ ﺑِﻚَ ِﻣﻦَ ﺍﻟ ُﺠ ْﺒ ِﻦ‬


‫َﻭ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ ﺑِﻚَ ِﻣﻦَ ﺍﻟﺒ ُْﺨ ِﻞ َﻭ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ‬
BIKA MINAL JUBNI WA
A’UUĐHU BIKA MINAL
BUKHLI WA A’UUĐHU BIKA ‫ﺑِﻚَ ِﻣﻦَ ﺍﺭْ ِﺫ ﱠﻝ ﺍﻟ ُﻌ ُﻤ ِﺮ َﻭ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ‬
MIN-ARĐHALAL ’UMUR, WA
A’UU ĐHU BIKA MIN ِ ‫ﺑِﻚَ ِﻣ ْﻦ ﻓِ ْﺘﻨَ ِﺔ ﺍﻟ ﱡﺪ ْﻧﻴَﺎ َﻭ ﻋَﺬﺍ‬
‫ﺏ‬
FITNATIĐ-ĐUNYAA WA .‫ﺍﻟﻘَﺒ ِْﺮ‬
‘AĐHAA BIL QOBRI

(Ôi Allah! Bề tôi xin Ngài che chở


khỏi bị nhút nhát; và bề tôi xin
Ngài che chở khỏi sự keo kiệt; và
bề tôi xin Ngài che chở khỏi cảnh
lụ khụ tuổi già cùng cực của cuộc
đời. Bề tôi xin Ngài che chở khỏi
sự cám dỗ ở trần gian và sự trừng
phạt của ngôi mộ)

SUBHAAN - OLLOH (33 lần) ‫ُﺳﺒ َْﺤﺎﻥَ ﷲ‬


(Vinh quang thay Allah!)

WALHAMĐU LILLAH (33 lần) ‫ﺍﻟﺤ ْﻤ ﱢ‬


‫ ہﻠﻟ‬ َ ‫ﻭ‬
(Mọi lời tán dương tốt đẹp nhất đều
kính dâng Allah)

OLLOHU AKBAR (33 lần ) ‫ﷲُ ﺃَ ْﻛﺒَﺮ‬


(Allah Vĩ Đại)

53
54 LễLễNguyện
Nguyện

3. Các điều làm hỏng cuộc hành lễ

Nếu vi phạm các điều sau đây thì cuộc hành lễ sẽ trở nên vô hiệu
(Nawaaqiđul Salaat):

3.1. Cố ý ăn hay uống.

3.2. Nói chuyện trong khi hành lễ.

3.3. Làm việc trong khi hành lễ (nghĩa là không tập trung vào
việc hành lễ).

3.4. Không thực hiện đúng các điều cơ bản của hành lễ.

3.5. Cười lớn trong khi hành lễ.

3.6. Hỏng sự thanh tẩy (ví dụ như trung tiện)

4. Phủ phục khi bị sao lãng trong lúc hành lễ

Sujuuđ-us-Sahw là phủ phục để chuộc việc thiếu sót hay quên


những động tác cơ bản của việc hành lễ. Nó gồm hai lần phủ
phục trước hay sau lời chào Taslim. Nếu phủ phục sau lời chào
Taslim thì người hành lễ phải đọc câu tuyên thệ của người
Muslim, lời tán dương (Daruud), lời cầu nguyện (Du’a) và nói
lời chào Taslim trở lại. Nếu phủ phục trước khi chào Taslim thì
người hành lễ không phải đọc câu tuyên thệ và lời tán dương.

5. Lễ bù (Qadaa-us Salaat)

54
Nghi
Khái Thức Hành
quát việc Lễlễ
hành 55

Qadaa-us Salaat là lễ bù. Nếu vì lý do bất khả kháng, không


dâng lễ bắt buộc vào đúng giờ giấc quy định được thì nên tranh
thủ dâng lễ đó càng sớm càng tốt. Thượng Đế nghiêm khắc cảnh
cáo những ai cố tình trì hoãn việc hành lễ (Chương 19, câu 59-
60). Ngoài ra không cần phải làm bù cho lễ phụ (Sunnah) hay
phụ trội (Naafilah) ngoại trừ lễ Sunnah bắt buộc (Sunnah
Muakkadah) như Witr.

55
56 LễLễNguyện
Nguyện

Bạch Thánh Đường Abu Dhabi Sheikh Zayeđ ở


Tiểu Vương Quốc Ả-Rập Thống Nhất (UAE)

56
PHẦN BỐN

LỄ NGUYỆN VÀO CÁC DỊP ĐẶC BIỆT

1. Hành lễ ngày thứ sáu

Ngoài các lễ nguyện thường trực hàng ngày, hành lễ ngày thứ
sáu là bắt buộc đối với người Muslim nam. Nó không bắt buộc
đối với phái nữ nhưng cũng không cấm họ đến thánh đường
miễn sao là không sao lãng trách nhiệm của họ.

Hành lễ ngày thứ sáu (Salaat-ul Jum’ah) được cử hành tập thể
vào ngày thứ sáu vào giờ lễ trưa, theo truyền thống được cử hành
tại thánh đường.

Lễ nguyện ngày thứ sáu đặc biệt chỉ gồm có hai đơn vị hành lễ
còn hai đơn vị hành lễ kia được thế vào bài thuyết giáo
(Khutbah). Người đứng ra thuyết giáo gọi là ông Khatib.

Lễ thứ sáu có nhiều nghi thức khác với lễ thường ngày. Nó bắt
đầu từ lúc vị thuyết giáo (Khatib) bắt đầu bước lên bục giảng
(cao ráo để tín đồ có thể thấy mặt ông ta). Sau đó một người phụ
tá đứng lên gọi lời gọi đến hành lễ (Adhan). Vị thuyết giáo sẽ
giảng kinh sau lời gọi hành lễ (Adhan).

Sau khi bài thuyết giáo kết thúc thì người phụ tá đứng lên xướng
lời gọi đứng dậy hành lễ (Iqamaat) để mọi người bắt đầu dâng

57
58 LễLễNguyện
Nguyện

lễ. Hành lễ ngày thứ sáu gồm hai đơn vị hành lễ giống như lễ
sáng.

2. Lễ Tarawih

Lễ Tarawih là lễ phụ (Sunnah) vào tháng nhịn chay Ramadan,


được thực hiện sau lễ đêm. Nó gồm tám (8), mười hai (12) hoặc
hai mươi (20) đơn vị hành lễ, được thực hiện từng cặp hai đơn vị
hành lễ rồi sau đó nói lời chào Taslim giống như lễ sáng. Cứ sau
bốn đơn vị hành lễ thì nghỉ một chút rồi tiếp tục cho đến hết số
đơn vị hành lễ còn lại. Nó được kết thúc bằng lễ Witr.

3. Lễ Witr

Witr có nghĩa là “lẻ”. Trong việc hành lễ thì Salaat-ul-Witr gồm


có ba đơn vị hành lễ sau lễ Sunnah vào buổi tối. Theo trường
phái Shafiy thì lễ Witr được kể như là Sunnah bắt buộc. Còn các
trường phái khác thì xem nó như là Sunnah bình thường mà thôi.

Lễ Witr được thực hiện giống như lễ tối (Magrib) gồm ba đơn vị
hành lễ. Nhưng có các điểm khác biệt sau:

a. Đọc kinh lớn tiếng trong cả ba đơn vị hành lễ kể cả


chương kinh Al-Fatiha và các lời kinh khác.
b. Đọc lời chào tiếp diện (Tashahuđ) hai lần và nói lời chào
bình an Taslim (một hoặc hai lần).
c. Trong những trường hợp quan trọng, người dâng lễ đọc lời
cầu nguyện Đu’a-al-Qunut trong tư thế đứng thẳng người
ở đơn vị hành lễ thứ ba. Trong tư thế này, người hành lễ
đưa hai bàn tay lên ngang vai trong tư thế cầu xin và đọc
lời cầu nguyện như sau:

58
Lễ Nguyện vào vào
Lễ Nguyện cáccác
dịpdịp
đặcđặc
biệt
biệt 59

ALLO-HUMMAH ĐINY FI َ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺍ ْﻫ ِﺪﻧِ ِﻲ ﻓِ ْﻴ َﻤﻦ ﻫَ َﺪﻳﺖ‬


MAN HA-ĐAIT
(Lạy Allah, xin Ngài
hướng dẫn bề tôi trong số
những người được Ngài
hướng dẫn. )
WA ‘AAFINY FI-MAN َ‫َﻭ َﻋﺎﻓِﻨِﻲ ﻓِ ْﻴ َﻤﻦ َﻋﺎﻓَﻴْﺖ‬
‘AAFAIT
(và che chở bề tôi trong số
những người được Ngài che
chở)

WA TAWLLA-NY FI-MAN ْ ِ ‫َﻭﺗَ ﱠﻮﻟّﻨِﻲ ﻓِ ْﻴ َﻤﻦ ﺗ ََﻮﻟﱠ ْﻴﺖَ َﻭﺑَﺎ‬


‫ﺭﻙ ﻟِﻲ‬
َ‫ﻓِ ْﻴ َﻤ ْﻦ ﺃَ ْﻋﻄَ ْﻴﺖ‬
TAWALLAY-TA WA
BARAKLY FI-MAN
A‘ATAYT
(Ban ân sủng, phúc lộc cho bề
tôi về những gì Ngài đã ban và
che chở từ những điều xấu xa
do Ngài đã ra lệnh)

WA KINY WASROF AN-NY ‫ﻑ َﻋﻨﱠﻲ َﺷ ﱠﺮ َﻣﺎ‬ ْ ‫َﻭﻗِﻨِﻲ ِﻭﺍﺻْ َﺮ‬


SHARRO MA QOĐAITA FA-
INNAKA TOQ-ĐY WALA َ ‫ﻀﻲ َﻭﻻَ ﻳُ ْﻘ‬
‫ﻀﻰ‬ ِ ‫ ﻓَﺈﻧﱠﻚَ ﺗَ ْﻘ‬, َ‫ﻀ ْﻴﺖ‬
َ َ‫ﻗ‬
YUQĐO ALAIK َ ‫َﻋﻠَ ْﻴ‬
‫ﻚ‬
(và khi Ngài đã ra lệnh thì
không một ai chống lại được.
Thật vậy, kẻ nào được Ngài hài
lòng chiếu cố, sẽ không bị thua
thiệt,)

IN NA-HU LA YA ZILLU ‫ َﻭﻻ ﻳَ ِﻌ ﱡﺰ‬, َ‫ﺇِﻧﱠﻪُ ﻻَ ﻳَ ِﺬﻝﱡ َﻣﻦ َﻭﺍﻟَ ْﻴﺖ‬


MAN WAALAITA WA LA
YA‘IZZU MAN ‘AAĐAIT َ‫َﻣﻦ َﻋﺎ َﺩ ْﻳﺖ‬
(còn ai chống lại Ngài thì họ sẽ
không bao giờ được vinh hạnh)

59
60 LễLễNguyện
Nguyện

TABAARAKTA ROBBANA َ‫ﺎﺭ ْﻛﺖَ َﺭﺑ ﱠﻨَﺎ َﻭﺗَ َﻌﺎﻟّ ْﻴﺖ‬


َ َ‫ﺗَﺒ‬
WATA-‘AALAIT
(Thượng Ðế của chúng tôi
đầy ân sủng và cao cả.)
ALLOHUMMA INNY
A’UUZU BIRIĐOKA MIN
‫ﺿﺎﻙَ ِﻣﻦ‬ َ ‫ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇِ ﻧﱢﻲ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ ﺑِ ِﺮ‬
SIKHTIKA َ‫ِﺳ ْﺨ ِﻄﻚَ َﻭﺑِ ُﻤ َﻌﺎﻓَﺎﺗِﻚَ ِﻣﻦ ُﻋﻘُﻮْ ﺑَﺘِﻚ‬
WA BIMU-‘AAFATIKA MIN
UQUBATIK
(Ôi Allah! Bề tôi xin được che
chở và gia hộ từ sự từ bi và ân
huệ từ cơn giận của Ngài)

WA BIKA MINKA LA AHSO َ‫ﺼﻲ ﺛَﻨَﺎء َﻋﻠَ ْﻴﻚ‬ َ ْ‫َﻭﺑِﻚَ ِﻣﻨﻚَ ﻻَ ﺃَﺣ‬
َ ‫ ﺃَ ْﻧﺖَ َﻛ َﻤﺎ ﺃَ ْﺛﻨَ ْﻴﺖَ َﻋﻠﻰ ﻧَ ْﻔ ِﺴ‬,
SANA’A ‘ALAIKA, ANTA
KAMA ASNAY-TA ‘ALA ‫ﻚ‬
NAFSIK
(Ở Ngài duy nhất mà tất cả
những sự ca ngợi khen thưởng
đều hướng về và ở Ngài duy
nhất thôi mới đáng được ca ngợi
và khen thưởng)

WA SHOL LOLLOHU ‘ALA ‫ﻭﺻﻠﻰ ﷲ ﻋﻠﻰ ﺍﻟﻨﺒﻲ ﻭﺁﻟﻪ ﻭﺳﻠﻢ‬


NABIYI WA ÁLIHY WA
SALLAM
(Cầu xin sự ân sủng và bình an
cho Thiên Sứ và gia quyến của
Người)

Khi đọc xong, người dâng lễ nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) và
phủ phục hai lần như thông thường, đọc lời chào tiếp diện
(Tashahuđ), lời chúc phúc Thiên Sứ (Đaruut) và lời chào bình an
(Taslim).

60
Lễ Nguyện vào vào
Lễ Nguyện cáccác
dịpdịp
đặcđặc
biệt
biệt 61

4. Hai ngày đại lễ (Salaat-al-Eidain)

Người Muslim có hai đại lễ (Eid) trong một năm. Đại lễ thứ nhất
gọi là Eid-al-Fitr (lễ Xả Chay) tức là ngày lễ kết thúc tháng nhịn
chay Ramadan và lễ thứ hai là Eid-al-Adha (lễ Hiến Tế).

Lễ Xả Chay (Eid-al-Fitr) được cử hành vào ngày mồng một


tháng 10 (tháng Shawwal) Hồi lịch, tức là sau tháng nhịn chay
(Ramađan) của người Muslim.

Nó là lễ tạ ơn lớn của người Muslim dâng lên Thượng Đế, Đấng


Tối Cao đã giúp họ vượt qua sự thử thách của việc kiêng nhịn
trong tháng vừa qua. Nhân dịp này, mỗi người Muslim, không
phân biệt già, trẻ, lớn, bé đều phải đóng của bố thí (Zakaat-Al-
Fitr) trước khi dâng đại lễ. Người Muslim đóng Zakaat-Al-Fitr
bằng tiền hay hiện vật quy định bởi tổ chức của cộng đồng dùng
để giúp đỡ những người Muslim đói khổ, thiếu may mắn để họ
có cơ hội chung vui cùng với mọi người.

Đại lễ thứ hai là lễ Hiến Tế (Eid-al-Adha) được cử hành vào


ngày mồng mười tháng 12 (tháng Dhul Al-Hijjah) của Hồi lịch.
Nó tưởng niệm biến cố về sự hy sinh của Thiên Sứ Ibrahim vì
theo lệnh của Thượng Đế mà ông hy sinh ngay cả đứa con yêu
quý là Thiên Sứ Ismael để đem đi tế. Xác nhận sự trung thành
của Thiên Sứ Ibrahim, Thượng Đế - Đấng Tối Cao đã màu
nhiệm thế mạng cho Ismael với con cừu tơ.

Trong hai đại lễ này, việc hành lễ được cử hành tập thể tại một
địa điểm rộng lớn vào buổi sáng, bất cứ lúc nào từ khi mặt trời
mọc cho đến trưa. Không có lời gọi đến hành lễ (Adhan) và cũng
không có lời gọi đứng dậy hành lễ (Iqoomah).

Hành lễ ngày đại lễ gồm hai đơn vị hành lễ (Rak’at) tương tự


như hành lễ ngày thứ sáu. Tuy nhiên, sau khi nói “Allahu Akbar”
(Allah Vĩ Đại) để khởi xướng việc hành lễ, vị chủ lễ đọc thêm

61
62 LễLễNguyện
Nguyện

bảy (7) Takbir (Allahu Akbar) nữa tổng cộng tất cả là 8 Takbir
trước khi đọc chương kinh Al-Fatiha và đọc thêm năm (5) Takbir
nữa sau khi nói “Allahu Akbar” trong lúc đứng lên tiến hành đơn
vị hành lễ thứ hai, tổng cộng là sáu (6) Takbir trước khi đọc
chương kinh Al-Fatiha lần thứ hai.

Sau khi dâng đại lễ, vị chủ lễ (Imaam) sẽ đọc bài thuyết giáo. Bài
thuyết giáo này khác với ngày thứ sáu là nó được đọc sau khi
dâng lễ. Còn bài thuyết giáo ngày thứ sáu được rao giảng trước
khi dâng lễ.

Tất cả người Muslim già, trẻ, lớn, bé được khuyến cáo phải đi
tham dự.

5. Lễ an táng (Salatul-Janaazah)

Salaatul Janaazah là lễ an táng cho người qua đời. Nó không bắt


buộc đối với tất cả người Muslim. Nếu một số người đứng ra tiến
hành lễ an táng thì những người khác được miễn. Nếu không ai
biết làm thì nó trở thành điều bắt buộc. Lễ an táng được cử hành
tập thể do một thân nhân của người đã khuất làm chủ lễ (Imaam)
hoặc do người được người đã khuất để lại di chúc chỉ định làm
chủ lễ. Nếu thân nhân hoặc người được di chúc chỉ định không
có khả năng làm chủ lễ thì có thể nhờ người có khả năng trong
cộng đồng. Người đã khuất được đặt nằm ngang trước mặt vị chủ
lễ đứng hướng về phía Ka’bah tại Mecca. Theo lối thực hành của
Thiên Sứ, nếu người đã khuất là nam thì vị chủ lễ đứng ở phía
ngang vai của ông ta, và đứng ở phía thắt lưng nếu người đã
khuất là nữ. Những người còn lại đứng đằng sau vị chủ lễ. Lễ an
táng không giống với hành lễ bình thường, nó không có tư thế
cúi đầu và không phủ phục. Tất cả đều thực hiện dưới tư thế
đứng. Nó chỉ gồm bốn lần Takbir (nói “Ollohu Akbar”).

62
Lễ Nguyện vào vào
Lễ Nguyện cáccác
dịpdịp
đặcđặc
biệt
biệt 63

5.1. Lần Takbir thứ nhất

Vị chủ lễ đưa hai bàn tay lên ngang tai và nói “Allahu Akbar”
(Allah Vĩ Đại), xong hạ tay xuống, để bàn tay phải trên tay trái ở
vị trí giữa ngực và rốn, sau đó đọc thầm lời mở đầu dâng lễ dưới
đây:

SUBHANA-KALLAHUMMA ‫ﺳﺒﺤﺎﻧﻚ ﺍﻟﻠﻬﻢ ﻭ ﺑﺤﻤﺪﻙ‬


WA BIHAMĐIK
(Allah Quang Vinh và mọi
ngợi ca dâng lên Ngài)

WA TABARAKASMUKA ‫ﻭ ﺗﺒﺎﺭﻙ ﺍﺳﻤﻚ ﻭ ﺗﻌﺎﻟﻰ ﺟﺪﻙ‬


WA TA‘ALAA JAĐĐUK
(Và danh Ngài thật phúc đức
và uy nghi, Ngài cao cả)

WA LAA ILAAHA ‫ﻭ ﻵ ﺇﻟﻪ ﻏﻴﺮﻙ‬


GHAIRUKA
(Và không có thượng đế nào
ngoài Ngài cả)

5.2. Lần Takbir thứ hai

Sau lần Takbir thứ nhất, vị chủ lễ hô “Allahu Akbar” (Allah Vĩ


Đại). Sau đó ông đọc thầm lời cầu phúc cho Thiên Sứ .

OLLOHUMMA SALLI ‘ALAA ‫ﺻﻠﱠﻰ َﻋﻠَﻰ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ َﻭ َﻋﻠﻰ‬ َ ‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ‬


MUHAMMAĐIN WA ‘ALAA
AALI MUHAMMAĐIN ‫ﺁﻝ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ‬
(Lạy Allah! Xin ban phúc cho
Muhammađ và các tín đồ theo
Muhammađ)

KAMAA SOLLAYTA ‘ALAA ‫ﺻﻠﱠﻴْﺖَ َﻋﻠﻰ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ َﻭ َﻋﻠﻰ‬


َ ‫َﻛ َﻤﺎ‬
IBROHIIMA WA ‘ALAA AALI

63
64 LễLễNguyện
Nguyện

IBROHIIMA ‫ﺁﻝ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬


(Như việc Ngài đã ban phúc cho
Ibrahim và các tín đồ theo
Ibrahim)

INNAKA HAMIIĐUM MAJIIĐ ‫ﺇﻧﱠﻚَ َﺣ ِﻤ ْﻴ ُﺪ َﻣ ِﺠﻴ ٌﺪ‬


(Ngài quả thật đáng ca ngợi và
vinh hiển)

OLLOHUMMA BAARIK ‫ﺍﻟﱠﻠﻬُ ﱠﻢ ﺑﺎﺭﻙ َﻋﻠَﻰ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ َﻭ َﻋﻠﻰ‬


‘ALAA MUHAMMAĐIN WA
‘ALAA AALI MUHAMMAĐIN ‫ﺁﻝ ُﻣﺤﻤ ٍﺪ‬
(Lạy Allah! Xin Ngài ban phúc
cho Muhammađ và cho các tín đồ
theo Muhammađ)

KAMA BARAKTA ‘ALA ‫َﻛ َﻤﺎ ﺑﺎﺭﻛﺖَ َﻋﻠﻰ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬


IBROHIM WA ‘ALAA AALI
IBROHIM ‫َﻭ َﻋﻠﻰ ﺁﻝ ﺇِ ْﺑ َﺮﺍ ِﻫﻴﻢ‬
(Như Ngài đã ban phúc cho
Ibrahim và các tín đồ theo
Ibrahim)

INNAKA HAMIIĐUM MAJIIĐ ‫ﺇﻧﱠﻚَ َﺣ ِﻤ ْﻴ ُﺪ َﻣ ِﺠﻴ ٌﺪ‬


(Ngài thật đáng ca ngợi và vinh
hiển)

5.3. Lần Takbir thứ ba

Sau khi hô “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) lần thứ ba, vị chủ lễ
đọc thầm lời cầu nguyện dưới đây nếu người đã khuất là nam:

OLLO HUMMA IGFIR LI- ,‫ﺍﻟَﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺍ ْﻏﻔِﺮْ ﻟِ َﺤﻴﱢﻨَﺎ َﻭ َﻣﻴﱢﺘِﻨَﺎ‬


HAY-YI NA WA MAY-YI-
TINA WA SOGIR RI-NA WA ‫ﺻ ِﻐ ْﻴ ِﺮﻧَﺎ َﻭ َﻛﺒِ ْﻴ ِﺮﻧَﺎ‬
َ ‫َﻭ‬
KABIR-RINA.

64
Lễ Nguyện vào vào
Lễ Nguyện cáccác
dịpdịp
đặcđặc
biệt
biệt 65

(Lạy Allah, xin Ngài tha thứ


cho chúng tôi, những người còn
sống cũng như người đã chết, từ
trẻ thơ cho đến người già yếu).

WA ZAKAR-RINA WA ‫ َﻭ َﺷﺎ ِﻫ ْﺪﻧَﺎ َﻭ َﻏﺎﺋِ ْﺒﻨَﺎ‬,‫َﻭ َﺫ َﻛ ِﺮﻧَﺎ َﻭ ﺃُ ْﻧﺜَﻨَﺎ‬


UNTHA-NA WA SHAHID
ĐUNA WA GO'IB-BUNA.
(Và từ đàn ông cho đến đàn bà,
từ người có mặt cho đến người
vắng mặt)

OLLO HUMMA MAN AH- ‫ﺍﻟَﻠﱠﻬُ ﱠﻢ َﻣﻦ ﺃَﺣْ ﻴَ ْﻴﺘَﻪ ُ ِﻣﻨﱠﺎ ﻓَﺄ َﺣْ ﻴَ ِﻪ َﻋﻠﻰ‬
YAI TAHU MIN-NA FA-AH-
YAI-HI A'LAL ISLAM. ,‫ِﺍﻹ ْﺳﻼَ ِﻡ‬
(Lạy Allah, Ngài đã tạo ra họ
cũng như chúng tôi, xin Ngài
hãy ban cho họ sự sống trong
Islam.)

WA MAN TA WAF FAI ‫َﻭ َﻣﻦ ﺗَ َﻮﻓﱠ ْﻴﺘَﻪُ ِﻣﻨﱠﺎ ﻓَﺘَ َﻮﻓﱠﻪُ َﻋﻠﻰ‬
TAHU MIN-NA FA TAWAF
FAHU ‘ALAL IMAM ‫ِﺍﻹ ْﻳ َﻤﺎﻥ‬
(Và ai trong chúng tôi mà Ngài
bắt hồn thì chết đi trong đức tin)

OLLOH HUMMA LAA TAH-


RIM-NA AJ ROHU WA LA
ِ َ‫ َﻭ َﻻ ﺗ‬,ُ‫ﺍﻟَﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﻻَ ﺗَﺤْ ِﺮ ْﻣﻨَﺎ ﺃَﺟْ َﺮﻩ‬
‫ﻀﻠَﻨَﺎ‬
TUĐILLU-NA BA'ĐAHU. ُ‫ﺑَ ْﻌ َﺪﻩ‬
(Lạy Allah! Xin Ngài đừng tước
đi phước lộc mà Ngài đã dành
cho chúng tôi, xin đừng cho
chúng tôi bị quyến rũ sau khi
được ân sủng Ngài ban cho)

65
66 LễLễNguyện
Nguyện

Nếu người quá vãng thuộc nữ giới thì đổi đại danh từ HU, HI
thành HA trong lời cầu nguyện trên. Và nếu còn nhỏ chưa
trưởng thành và là nam giới thì đọc lời cầu nguyện dưới đây:

OLLOHUMMAJ-‘ALHU ‫ﺍﻟﻠﻬ َﻢ ﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻪ ﻟﻨﺎ ﻓَ َﺮﻁًﺎ‬


LANA FAROTO
(Lạy Allah! Xin làm nó thành
tiên phong cho chúng tôi)

WAJ-‘ALHU LANA AJRAN ً‫ﻭ ﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻪ ﻟﻨﺎ ﺃﺟْ ﺮًﺍ ﻭ ُﺫ ْﺧ ًﺮﺍ‬
WA ZUKHRA
(Và làm nó thành một phần
thưởng và kho tàng cho chúng
tôi)

WAJ-‘ALHU LANA SHAAFI- ‫ﻭ ﺍﺟْ َﻌ ْﻠﻪ ﻟﻨﺎ َﺷﺎﻓَﻌًﺎ ﻭ ُﻣ َﺸﻔَﻌًﺎ‬


‘AN WA MUSHAFFA-‘AA
(Và làm nó thành người can
thiệp cho chúng tôi và chấp
nhận sự can thiệp)

Nếu người quá vãng thuộc nữ giới thì đổi đại danh từ HU
thành HA trong lời cầu nguyện trên.

5.4. Lần Takbir thứ tư

Khi đọc dứt lời cầu nguyện, vị chủ lễ (Imaam) đưa tay lên
ngang tai nói “Ollohu Akbar” (Allah Vĩ Đại) lần thứ tư. Sau
đó, hạ tay xuống rồi quay mặt sang bên phải nói lời chào bình

66
Lễ Nguyện vào vào
Lễ Nguyện cáccác
dịpdịp
đặcđặc
biệt
biệt 67

an “Assalamu ‘Alaykum wa Rohmatulloh”, xong quay mặt


sang bên trái nói tương tự.

Sau khi vị chủ lễ quay bên tay trái nói “Assalamu ‘Alaykum wa
Rohmatulloh” thì kết thúc lễ an táng.

Nên nhớ, khi hành lễ tập thể, mọi người phải răm rắp làm theo
vị chủ lễ và không được bỏ sót điều nào.

67
68 LễLễNguyện
Nguyện

Ngôi Thánh Đường mái vòm mạ vàng ở Malaysia

68
Phụ lục

1. Cầu nguyện (Đu’a)

Sau khi hoàn tất các nghi thức hành lễ bắt buộc hay Sunnah,
người dâng lễ có thể cầu xin Thượng Đế bằng ngôn ngữ riêng
theo tiếng mẹ đẻ của mình, ca ngợi, đa tạ Ngài và cầu xin Ngài
tha thứ tội lỗi cho mình, cho cha mẹ, anh em, bà con, Muslim
nam và nữ…

‫ ﻭ ﺍﻟﺼﻼﺓ ﻭﺍﻟﺴﻼﻡ‬،‫ ﺍﻟﺤﻤﺪ ہﻠﻟ ﺭﺏ ﺍﻟﻌﺎﻟﻤﻴﻦ‬، ‫ﻢ ﷲ ﺍﻟﺮﺣﻤﻦ ﺍﻟﺮﺣﻴﻢ‬


.‫ﻋﻠﻰ ﻣﺤﻤﺪ ﻭ ﻋﻠﻰ ﺁﻟﻪ ﻭ ﺃﺻﺤﺎﺑﻪ ﺃﺟﻤﻌﻴﻦ‬
BISMILAHIRROHMANIRROHIM, ALHAMDULILLAH-ROBBIL
'ALAMIN, WASSOLATU-WASSALAMU 'ALA MUHAMMAĐIN WA
'ALA ALIHI WA OS-HABIHI AJMAIN.

Nhân danh Allah, Đấng Rất mực Độ Lượng, Đấng Rất mực Khoan
Dung, mọi ca ngợi dâng lên Allah, Chủ Tể của vũ trụ và muôn
loài, và cầu xin bình an cho Thiên Sứ Muhammađ, gia tộc của
Người, và tất cả các bạn hữu của Người

‫ﻭﻣﻦ ﻓﺘﻨﺔ ﺍﻟﻤﺤﻴﺎ‬،‫ﻭﻣﻦ ﻋﺬﺍﺏ ﺟﻬﻨﻢ‬،‫ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧﻲ ﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﻋﺬﺍﺏ ﺍﻟﻘﺒﺮ‬


‫ﻭﻣﻦ ﺷﺮ ﻓﺘﻨﺔ ﺍﻟﻤﺴﻴﺢ ﺍﻟﺪﺟﺎﻝ‬، ‫ﻭﺍﻟﻤﻤﺎﺕ‬
"
OLLOHUMMA INNI A-U-ZUBIKA MIN AZABIL QUBUR, WA MIN
AZABIN JAHANNAM, MI FITNAHTUN HAYA' WAL MAMATU,
WA MIN SHIRIN FITNAHTIL MASIHIL DAJAL

69
70 LễLễNguyện
Nguyện

Ôi Allah, bề tôi xin được che chở khỏi bị trừng phạt trong ngôi
mộ, lửa của Hoả ngục, xáo trộn của cuộc sống và cái chết, và từ
cái tàn ác của Dajal

‫ ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧﻲ ﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﺍﻟﻤﺄﺛﻢ ﻭﺍﻟﻤﻐﺮﻡ‬،"


"
OLLOHUMMA INI A-U-ZUBIKA MIN MA'SIMI WA MAGHRIMI

Ôi Allah, bề tôi xin được che chở khỏi bị tội lỗi và nợ nần.

، ‫ ﻭﻻ ﻳﻐﻔﺮ ﺍﻟﺬﻧﻮﺏ ﺇﻻ ﺃﻧﺖ‬، ً‫"ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧﻲ ﻅﻠﻤﺖ ﻧﻔﺴﻲ ﻅﻠﻤﺎ ً ﻛﺜﻴﺮﺍ‬


‫ﻓﺎﻏﻔﺮ ﻟﻲ ﻣﻐﻔﺮﺓ ﻣﻦ ﻋﻨﺪﻙ ﻭﺍﺭﺣﻤﻨﻲ ﺇﻧﻚ ﺃﻧﺖ ﺍﻟﻐﻔﻮﺭ ﺍﻟﺮﺣﻴﻢ‬
"
OLLOHUMMA INI ZOLAMTU NAFSI ZOLMAN KASIRO, WA LA
YAGHFIRRUL ZUNUBA ILLA ANTA, FAGHFIR LI
MAGHFIRAHTUN MIN INDAKA WARHAMNI INNAKA ANTAL
GHOFURU-ROHIM

Ôi Allah, bề tôi đã tự tạo rất nhiều cái xấu xa cho bản thân, không
ai có thể tha thứ tội lỗi ngoại trừ Ngài (Allah), xin hãy tha thứ cho
bề tôi từ sự độ lượng của Ngài (Allah), xin hãy thương yêu bề tôi,
quả thật Ngài (Allah) là Đấng Hằng Tha Thứ, Đấng Bao Dung

‫"ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺍﻏﻔﺮ ﻟﻲ ﻣﺎ ﻗﺪﻣﺖ ﻭﻣﺎ ﺃﺧﺮﺕ ﻭﻣﺎ ﺃﺳﺮﺭﺕ ﻭﻣﺎ ﺃﻋﻤﻠﺖ ﻭﻣﺎ‬
‫ﺃﺳﺮﻓﺖ ﻭﻣﺎ ﺃﻧﺖ ﺃﻋﻠﻢ ﺑﻪ ﻣﻨﻲ ﺃﻧﺖ ﺍﻟﻤﻘﺪﻡ ﻭﺃﻧﺖ ﺍﻟﻤﺆﺧﺮ ﻻ ﺇﻟﻪ ﺇﻻ ﺃﻧﺖ‬
"
OLLOHUM-MUGHFIRLI MA QODDAMTU WA MA AKH-KHARTU
WA MA ASROTU WAMA 'ALAMTU WA MA ASROFTU WA MA
ANTA 'ALAMBIHI NINI, ANTAL-MUQODAMA WA ANTAL-
MUAKH-KHIRO, LA ILA HA ILLA ANTA

70
PhụPhụ
Lụclục 71

Ôi Allah, xin hãy tha thứ cho những gì bề tôi đã làm, những gì bề
tôi đã chậm trễ, những gì bề tôi đã quên, những gì bề tôi đã thực
hiện, và những gì bề tôi đã phạm phải và những gì mà Ngài biết,
Ngài là Đấng Có Trước, Ngài là Đấng Có Sau, không có thần linh
nào ngoài Ngài (Allah).

"‫ ﻭﺷﻜﺮﻙ ﻭﺣﺴﻦ ﻋﺒﺎﺩﺗﻚ‬، ‫"ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺃﻋﻨﻲ ﻋﻠﻰ ﺫﻛﺮﻙ‬

OLLOHUMA INI 'ALA ZIKRIKA, WA SHUKRIKA WA HUSNUN


IBADIKA

Ôi Allah, xin hãy giúp bề tôi tưởng nhớ Ngài, cảm tạ Ngài, và thực
hành đức tin cho Ngài

‫ ﻭﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ‬، ‫"ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧﻲ ﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﺍﺑﺨﻞ ﻭﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﺍﻟﺠﺒﻦ‬


‫ ﻭﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﻓﺘﻨﺔ ﺍﻟﺪﻧﻴﺎ ﻭﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ‬، ‫ﺃﻥ ﺃﺭﺩ ﺇﻟﻰ ﺃﺭﺫﻝ ﺍﻟﻌﻤﺮ‬
" .‫ﻋﺬﺍﺏ ﺍﻟﻘﺒﺮ‬
OLLOHHUMA INI A-U-ZUBIKA MI-NABKHILU WA A-U-ZUBIKA
MI-NAL JUNUN, WA A-U-ZUBIKA MIN AN ARADDA ILA
ARZALIL-UMRI, WA A-U-ZUBIKA MIN FITNAHTUL-DUNYA, WA
A-U-ZUBIKA MIN 'AZABIL-QUBR

Ôi Allah, bề tôi xin được Ngài che chở khỏi tính ích kỷ, bề tôi xin
được Ngài che chở khỏi tính hèn nhát, bề tôi xin được Ngài che
chở để tìm câu trả lời cho đến cuối đời, che chở khỏi sự xáo trộn
nơi trần thế và sự trừng phạt trong ngôi mộ.

"‫"ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧﻲ ﺃﺳﺄﻟﻚ ﺍﻟﺠﻨﺔ ﻭﺃﻋﻮﺫ ﺑﻚ ﻣﻦ ﺍﻟﻨﺎﺭ‬

OLLOHUMMA INI AS-ALUKAL-JANNAH, WA A-U-ZUBIKA


MINAL-NAR

71
72 LễLễNguyện
Nguyện

Ôi Allah, bề tôi luôn cầu xin Thiên Đàng của Ngài, bề tôi mong
Ngài che chở khỏi lửa (Địa Ngục)

ِ ‫َﺎﻭﺇِﻟَ ْﻴﻚَ ْﺍﻟ َﻤ‬


‫ﺼ ْﻴ ُﺮ‬ َ ‫َﺭﺑﱠـﻨَﺎﻋَـﻠَ ْﻴﻚَ ﺗ ََﻮﻛــ ﱠ ْﻠـﻨ‬
َ ‫َﺎﻭﺇِﻟَ ْﻴﻚَ ﺃَﻧَ ْﺒﻨ‬
ROBANA ALAYKA TA WAKKALNA WA ILAYKA ANABNA WA
ILAYKAL-MASHIR

Lạy Chủ Tể của bề tôi! chỉ có Ngài bề tôi phó thác và chỉ có
Ngài bề tôi quay về sám hối và chỉ có Ngài bề tôi sẽ gặp lại
(trong ngày Phán Xử).

‫ﺍَﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺃَ ْﻧﺖَ ﺍﻟ ﱠﺴﻼَ ُﻡ َﻭ ِﻣ ْﻨﻚَ ﺍﻟ ﱠﺴﻼَ ُﻡ ﻓَ َﺤـﻴﱢﻨﺎ َ َﺭﺑﱠﻨَﺎ ﺑِﺎﻟ ﱠﺴﻼَ ِﻡ‬

OLLOHUMMA ANTAS-SALAM, WA MIN KAS-SALAM,


FAHAYYINA ROBBANA BIS-SALAM

Ôi Allah, Ngài là Ðấng Thái bình, và là Ðấng Ban sự Bình An.


Vậy xin Ngài hãy ban cho bề tôi cuộc sống an lành, bởi Ngài là
Ðấng Chủ Nhân của sự An Lành

ِ ‫ﺍَﻟﻠﱠﻬُـ ﱠﻢ ﺇِﻧﱢـﻲ ﺃَﺳْﺄَﻟُﻚَ ِﻋ ْـﻠ ًﻤﺎ ﻧَﺎﻓِﻌًﺎ َﻭ ِﺭ ْﺯﻗًﺎ َﻭ‬


‫ﺍﺳﻌًﺎ َﻭﺷﻔِﺎ ًء ِﻣﻦ ُﻛﻞﱢ ﺩَﺍء‬
OLLOHUMMA INNI ASALUKA 'ILMAN NAFIAN WA RIZQON
WASI'AN MIN KULLU DA-I

Ôi Allah, cầu xin Ngài ban cho bề tôi được kiến thức cao quý,
dồi-dào bổng lộc và tránh khỏi các bệnh tật

‫ﺎﻱ َﻭ َﻣ َﻤﺎﺗِ ْﻲ َﻭﺇِﻟَ ْﻴﻚَ َﻣﺂﺑِ ْﻲ َﻭﻟَﻚَ َﺭﺑ ْﱢﻲ‬ َ َ‫ﺍَﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﻟَﻚ‬
َ َ‫ﺻﻼَﺗِ ْﻲ َﻭﻧُ ُﺴ ِﻜ ْﻲ َﻭ َﻣﺤْ ﻴ‬
‫ﺗُ َﺮﺍﺛِ ْﻲ‬

72
PhụPhụ
Lụclục 73

OLLOHUMMA LAKA SHOLATI WA NUSUKI WA MAHYAYA WA


MA MA TI WA ILAYKA MABII WA LAKA ROBBI WA TUROOSI

“Ôi Allah, lễ nguyện của bề tôi chỉ dành cho riêng Ngài, dâng hiến
này của bề tôi, sự sống của bề tôi, cái chết này của bề tôi và nơi
Ngài bề tôi sẽ quay trở về và chỉ một mình Ngài là Chủ Tể mà bề
tôi nhận thừa kế.

"‫ﺕ ﺍﻷَ ْﻣ ِﺮ‬ ‫ﺏ ْﺍﻟـﻘَﺒ ِْﺮ َﻭ َﻭﺳ َْﻮ َﺳ ِﺔ ﺍﻟ ﱠ‬


ِ ‫ﺼ ْﺪ ِﺭ َﻭ َﺷﺘَﺎ‬ ِ ‫ﺍَﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺇِﻧﱢ ْﻲ ﺃَ ُﻋﻮ ُﺫ ِﺑﻚَ ِﻣ ْﻦ ﻋ َّﺬﺍ‬
OLLOHUMMA INNI A-U-ZUBIKA MIN AZABIL-QUBRI, WA
WASWASATINSH- SHODRI, WA SHATATIL-AMRI

Ôi Allah, xin Ngài ban cho bề tôi tránh khỏi sự trừng phạt ở ngôi
mộ, tránh khỏi (Sa-tăng) khêu gợi và cũng đừng bị quấy rầy trong
hành động

‫ ﺍَﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ‬،‫ﺍﻵﺧ َﺮ ِﺓ َﻭﺍﻷَﻭﻟَﻰ‬


ِ ‫ﺎﻟﺖ◌َ ـ ْﻘ َﻮﻯ َﻭ ﺍ ْﻏﻔِﺮْ ﻟَﻨَﺎ ﻓِﻰ‬ ‫ﺍَﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺍ ْﻫ ِﺪﻧَﺎ َﻭ َﺯﻳﱢﻨَﺎ ﺑِ ﱠ‬
ً ‫ﺎﺭﻛﺎ‬َ َ‫ﺇِﻧﱢﻰ ﺃَﺳْﺄَﻟُﻚَ ِﺭ ْﺯﻗﺎ ً َﺣﻼَﻻً ﻁَﻴﱢﺒﺎ ً ُﻣﺒ‬
OLLOHUMM-MAHDINA WA ZAYYINA BIT-TOQWA,
WAGHFIRLANA FIL-AKHIROHTI WAL-ULA, OLLOHUMMA INNI
ASALUKA RISQOL HALALAN TOYYIBAN MUBARAKA

Ôi Allah, xin Ngài hướng dẫn cho bề tôi với lòng sáng suốt, sợ hãi
và xin Ngài chấp nhận tha thứ cho bề tôi ở cõi Ðời Sau và cõi đời
này. Ôi Allah, cầu xin Ngài cho bề tôi bổng lộc một cách trong
sạch và ân phước tốt đẹp

.‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺇِﻧﱠﺎ ﻧَﺴْﺄَﻟُﻚَ ْﺍﻟﻬُﺪَﻯ َﻭﺍﻟﺘﱡﻘَﻰ َﻭﺍﻟ َﻌﻔَﺎﻑَ َﻭﺍﻟ ِﻐﻨَﻰ‬


OLLOHUMMA INNA NASALUKAL-HUDA, WATTAQO, WAL-
'AFAFA,WAL-GHINA

73
74 LễLễNguyện
Nguyện

Thưa Allah, cầu xin Ngài ban cho sự Hướng dẫn, lòng sùng Đạo,
sự tha thứ và sự giàu có

‫ﺎﺷﻌًﺎ‬ َ ‫ﻕ ُﻛﻼًّ ِﻣﻨﱠﺎ ﻟِ َﺴﺎﻧًﺎ‬


ِ َ‫ َﻭﻗَ ْﻠﺒًﺎ ﺧ‬،‫ﺻﺎ ِﺩﻗًﺎ َﺫﺍ ِﻛﺮًﺍ‬ َ ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺇِﻧﱠﺎ ﻧَﺴْﺄَﻟُﻚَ ﺃَ ْﻥ ﺗَﺮْ ُﺯ‬
ِ ‫ َﻭﺇِ ْﻳ َﻤﺎﻧًﺎ َﺭ‬،‫ َﻭ ِﻋ ْﻠ ًﻤﺎ ﻧَﺎﻓِﻌًﺎ َﺭﺍﻓِﻌًﺎ‬،‫ﺻﺎﻟِﺤًﺎ ﺯَ ﺍ ِﻛﻴًﺎ‬
،‫ﺍﺳ ًﺨﺎ ﺛَﺎﺑِﺘًﺎ‬ َ ً‫ َﻭ َﻋ َﻤﻼ‬،‫ُﻣﻨِ ْﻴﺒًﺎ‬
ِ ‫ َﻭ ِﺭ ْﺯﻗًﺎ َﺣﻼَﻻً◌َ ﻁَﻴﱢﺒًﺎ َﻭ‬،‫ﺻﺎ ِﺩﻗًﺎ ﺧَ ﺎﻟِﺼًﺎ‬
‫ﺍﺳﻌًﺎ‬ َ ‫ﻭﻳَﻘِ ْﻴﻨًﺎ‬.
َ
OLLOHUMMA INNA NASALUKA AN TARZUQO KULLA MINNA
LISANAN SHODIQON ZAKIRO, WA QOLBAN KHOSHI'AN
MUNIIBA, WA AMALA SHOLIHAN KHOLISHO, WA RISQO
HALALAN TOYYIBAN WASI'A.

Ôi Allah, xin hãy ban cho bề tôi phước lộc toàn vẹn, làm cho lưỡi
bề tôi nói thật trong Sự Thật, làm cho trái tim bề tôi biết khiêm tốn,
chính trực, làm cho công việc của bề tôi là công việc thiện, ban cho
bề tôi kiến thức hữu dụng, ban cho bề tôi một đức tin vững chắc,
ban cho bề tôi sự tin tưởng tuyệt đối, ban cho bề tôi nhiều bổng lộc
tốt

ُ ‫ َﻭ َﻭﺣﱢ ِﺪ ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ‬، َ‫ﺍﻹ ْﺳﻼَ َﻡ َﻭ ْﺍﻟ ُﻤ ْﺴﻠِ ِﻤ ْﻴﻦ‬


‫ َﻭﺃَﺟْ ِﻤ ْﻊ َﻛﻠِ َﻤﺘَﻬُ ْﻢ‬،‫ﺻﻔُﻮْ ﻓَﻬُ ْﻢ‬ ِ ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺃَ ِﻋ ﱠﺰ‬
َ‫ﺐ ﺍﻟ ﱠﺴﻼَ َﻡ َﻭﺍﻷَ ْﻣﻦَ ﻟِ ِﻌﺒﺎ ِﺩﻙ‬ ِ ُ‫ َﻭﺍ ْﻛﺘ‬، َ‫ َﻭﺍ ْﻛ ِﺴﺮْ َﺷﻮْ َﻛﺔَ ﺍﻟﻈﱠﺎﻟِ ِﻤﻴﻦ‬،‫ﺍﻟﺤﻖﱢ‬ َ ‫َﻋﻠَﻰ‬
َ
. َ‫ﺃﺟْ َﻤ ِﻌﻴﻦ‬
OLLOHUMMA A'AZAL-ISLAMA WAL-MUSLIMIN, WA
WAHHIDIL-LAHUMMA SHUFUFUHUM, WAJMI'
KALIMATUHUM 'ALAL-HOQ, WAKSIR SHAU-KATUZ-ZOLIMIN,
WAKTUBIS-SALAMA WAL-AMNA LI 'IBADIKA AJMA'IN

Ôi Allah, xin hãy thương yêu Islam và những người Muslim, hỡi
Allah xin làm cho họ thành một hàng ngũ, xin làm cho lời lẽ của
họ hướng về Chân lý, xin hãy phá tan các tổ chức của kẻ ác, xin
hãy ban sự bình an, bảo hộ cho tất cả nô lệ của Ngài.

74
PhụPhụ
Lụclục 75

ِ ْ‫ﺕ ﺍﻷَﺭ‬
،‫ﺽ‬ ِ ‫ﺕ ﺍﻟ ﱠﺴ َﻤﺎء َﻭﺃَ ْﺧ ِﺮﺝْ ﻟَﻨَﺎ ِﻣ ْﻦ ﺧَ ﻴ َْﺮﺍ‬ِ ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺃَ ْﻧ ِﺰﻝْ َﻋﻠَ ْﻴﻨَﺎ ِﻣ ْﻦ ﺑَ َﺮ َﻛﺎ‬
‫ﺎﺭﻧَﺎ َﻭ ُﺯﺭُﻭْ ِﻋﻨَﺎ ﻭ ُﻛﻞﱢ ﺃَﺭﺯَ ﺍﻗِﻨَﺎ‬ ِ ‫ﺎﺭ ْﻙ ﻟَﻨَﺎ ﻓﻲ ﺛِ َﻤ‬ ِ َ‫َﻭﺑ‬
OLLOHUMMA ANZAL 'ALAYNA MIN BARAKATIS-SAMA'I WA
UKHRIJ LANA MIN KHOYROTIL-ARDHI, WA BARIK LANA FI
SIMARINA WA ZURU'INA WA KULLI ARZAQINA

Ôi Allah, xin Ngài ban cho bề tôi hồng ân từ trên trời, và từ trái
đất, xin Ngài ban cho phước lành từ hoa quả, ngôi vườn và tất cả
bổng lộc của bề tôi.

َ ‫ﺍﻵﺧ َﺮ ِﺓ َﺣ َﺴﻨَﺔً َﻭﻗِﻨَﺎ َﻋ َﺬ‬


ِ ‫ﺍﺏ ﺍﻟﻨﱠ‬
.‫ﺎﺭ‬ ِ ‫َﺭﺑﱠﻨَﺎ ﺁﺗِﻨَﺎ ﻓﻲ ﺍﻟ ﱡﺪ ْﻧﻴَﺎ َﺣ َﺴﻨَﺔً َﻭﻓﻲ‬
ROBBANA ATINA FID-DUNYA HASANAH, WA FIL-AKHIROTI
HASANAH WA QINA 'AZABAN-NAR

Lậy Đấng Chúa Tể của bề tôi, xin Ngài ban cho bề tôi những điều
tốt đẹp ở đời này và đời sau và cứu vớt bề tôi khỏi hình phạt của
Hoả Ngục.

َ‫ ﺇِﻧﱠﻚ‬،ً‫ َﻭﻫَﺐْ ﻟَﻨَﺎ ِﻣ ْﻦ ﻟَ ُﺪ ْﻧﻚَ َﺭﺣْ َﻤﺔ‬،‫َﺭﺑﱠﻨَﺎ ﻻ ﺗُ ِﺰ ْﻍ ﻗُﻠُﻮْ ﺑَﻨَﺎ ﺑَ ْﻌ َﺪ ﺇِ ْﺫ ﻫَ َﺪ ْﻳﺘَﻨَﺎ‬


َ َ‫ﺃَ ْﻧﺖ‬
. ُ‫ﺍﻟﻮﻫﱠﺎﺏ‬

ROBBANA LA TUZI' QULUBANA BA'DA IZ HADAYTANA,


WAHAB LANA MIN LADUNKA ROHMAH, INNAKA ANTAL-
WAHHAB

Lạy Chúa Tể của bề tôi, xin đừng làm cho tấm lòng của chúng con
nghiêng ngã hay lạc hướng sau khi đã dìu dắt chúng con và xin ban
cho chúng con Hồng Ân của Ngài, bởi thật, Ngài là Đấng Hằng
Ban Bố.

ِ َ‫َﺭﺑﱠﻨَﺎ ﻅَﻠَ ْﻤﻨَﺎ ﺃَ ْﻧﻔُ َﺴﻨَﺎ َﻭﺇِ ْﻥ ﻟَ ْﻢ ﺗَ ْﻐﻔِﺮْ ﻟَﻨَﺎ َﻭﺗَﺮْ َﺣ ْﻤﻨَﺎ ﻟَﻨَ ُﻜﻮْ ﻧ ﱠَﻦ ِﻣﻦَ ﺍﻟﺨ‬
. َ‫ﺎﺳ ِﺮ ْﻳﻦ‬

75
76 LễLễNguyện
Nguyện

ROBBANA ZOLAMNA AMFUSANA WA IN LAM TAGHFIR LANA


WA TARHAMNA LI NAKUNNA MINAL KHOSIRIN

Lạy Chúa Tể của bề tôi, bề tôi tự tạo nên điều tội lỗi cho bản thân,
nếu không tha thứ cho bề tôi thì chắc chắn bề tôi sẽ là người thua
thiệt.

ِ ‫ َْﺍﻟ ُﻤ ْﺴﻠِ ِﻤ ْﻴﻦَ َﻭ ْﺍﻟ ُﻤ ْﺴﻠِ َﻤﺎ‬،‫ﺕ‬


‫ ﺍﻷَﺣْ ﻴَﺎ ِء ِﻣ ْﻨﻬُ ْﻢ‬،‫ﺕ‬ ِ ‫ﺍﻟﻠﱠﻬُ ﱠﻢ ﺍ ْﻏﻔِﺮْ ﻟِ ْﻠ ُﻤ ْﺆ ِﻣﻨِ ْﻴﻦَ َﻭ ْﺍﻟ ُﻤ ْﺆ ِﻣﻨَﺎ‬
‫ ﺇِﻧﱠﻚَ َﺳ ِﻤ ْﻴ ٌﻊ ﻗَ ِﺮﻳْﺐٌ ُﻣ ِﺠﻴْﺐُ ﺍﻟ ﱡﺪﻋَﺎ ِء‬،‫ﺕ‬ ِ ‫َﻭﺍﻷَ ْﻣ َﻮﺍ‬
OLLOHUM-MAGHFIR LIL MU'MININ WAL MU'MINAT, AL-
MUSLIMIN WAL-MUSLIMAS, AL-AHYAI MINHUM WAL-
AMWAT, INNAKA SAMI'AN MUJIBUD-DU'AI

Ôi Allah, xin hãy tha thứ cho tất cả những người có đức tin, nam
và nữ, cho Muslim nam và nữ, cho cuộc sống và cho cái chết của
họ. Quả thật, Ngài là Đấng Hẳng Nghe, Đấng luôn luôn kề cận và
đáp ứng mọi lời cầu xin.

‫ﻭ ﺻﻠﻰ ﺍﻟﻠﻬﻢ ﻋﻠﻰ ﺳﻴﺪﻧﺎ ﻣﺤﻤﺪ ﺍﻟﻨﺒﻲ ﺍﻷﻣﻲ ﻭ ﻋﻠﻰ ﺁﻟﻪ ﻭ ﺻﺤﺒﻪ ﻭ ﺳﻠﻢ‬
WA SHOLLO-HUMMA 'ALA SAYYIDINA MUHAMMAĐIN-
NABIYIL- UMMI WA 'ALA ALIHI WA SHOHBIHI WA SALIM.

Ôi Allah, xin Ngài ban bình an cho Nabi Muhammađ, gia đình và
các bạn hữu của Người được nhiều hồng ân. Amin!

76
PhụPhụ
Lụclục 77

2. Khi tiểu tiện và đại tiện

2.1. Những điều nên và không nên làm khi vào phòng vệ sinh:
a. Trước khi đi tiểu và đại tiện nên nhớ đọc thầm lời cầu
nguyện sau đây:

ِ ‫ ﺍﻟﻠﻬﻢ ﺇﻧّﻲ ﺃَ ُﻋﻮ ُﺫ ﺑِﻚَ ِﻣﻦَ ﺍﻟ ُﺨ ْﺒ‬، ‫ﺑﺴﻢ ﷲ‬


‫ﺚ ﻭ ﺍﻟﺨَﺒﺎﺋِﺚ‬

Bismillah(i); Ollohumma innii a’uudhu bika minal khubthi


wal khabaaith

(Nhân danh Allah! Lạy Allah! Bề tôi xin Ngài che chở khỏi
những vật dơ bẩn và xấu xa của ma quỷ. (Hađith – Bukhari)
b. Cấm không được mang vào nhà vệ sinh bất cứ vật gì có
ghi tên Allah như Thiên Kinh Qur’an hoặc sách vở có tên
Allah hoặc dây chuyền, vòng vàng, tranh ảnh có mang tên
Allah.
c. Nên im lặng khi đang ở trong nhà vệ sinh. Nói chuyện, đọc
ra tiếng, trả lời câu hỏi, hoặc chào hỏi người khác là những
điều không nên làm khi đang ở trong nhà vệ sinh ngoại trừ
trường hợp khẩn cấp có hại đến tính mạng như hướng dẫn
một người mù. Nếu bị hắt hơi thì chỉ nên tưởng tượng
trong đầu lời Alhamdu lillaah (Mọi lời tạ ơn kính dâng lên
Thượng Đế). Ibn ‘Umar tường thuật trong một Hađith
rằng Thiên Sứ không trả lời ai khi Người đang tiểu tiện.
d. Khi đi tiểu tiện hay đại tiện ở ngoài đồng, không nên ngồi
hướng hay quay lưng về Qiblah tức hướng của đền
Ka’bah.
e. Người đi tiểu hay đại tiện nên ngồi ở chỗ khuất. Cửa nhà
cầu phải cài chốt an toàn.

77
78 LễLễNguyện
Nguyện

f. Tránh đi tiểu vào chỗ dưới bóng cây hoặc cây ăn trái, trên
bờ sông hay cạnh hồ nước, tại những nơi mà người ta có
thể thực hiện việc thanh tẩy (Wuđu), trong nghĩa địa hoặc
trong thánh đường. Nói chung, tránh tiểu tiện hay đại tiện
tại những nơi mà dân chúng nghỉ ngơi và tụ tập vì bất cứ
lý do gì.
g. Sau khi tiểu tiện và đại tiện nên dùng nước để tẩy uế. Nếu
không có nước thì dùng giấy. Điều này bắt buộc trước khi
thực hiện việc thanh tẩy. Sau khi làm xong thủ tục tẩy
sạch, nên đọc lời cầu nguyện sau đây:

‫ﺤﻤﺪ ہﻠﻟ ﺍﻟﺬﻱ ﺃﺫﻫﺐ ﻋﻨﻲ ﺍﻷﺫﻯ ﻭ ﻋﺎﻓﺎﻧﻲ‬


Alhamdulillahi-lladhii adh haba ‘annil azaa wa ‘aafaanii.

(Mọi ca ngợi dâng lên Thượng Đế, Đấng làm cho bề tôi
hết đau và làm cho bề tôi khỏe trở lại).

3. Phương pháp tẩy sạch (Istinja)

Istinja là hình thức tẩy sạch các chất bẩn ra khỏi thân thể sau khi
tiểu tiện và đại tiện.

3.1. Phương pháp tẩy sạch khi tiểu tiện


a. Vì Thiên Sứ quen ngồi để tiểu tiện cho nên nhiều học
giả thông hiểu giáo lý cho rằng không nên đứng để tiểu
tiện, trừ khi ở nơi tiểu tiện nếu ngồi xuống nước tiểu có thể
bắn vào áo quần.
b. Sau khi tiểu tiện, dùng giấy vệ sinh thấm sạch hết giọt
nước tiểu cuối cùng nơi đầu dương vật hay âm hộ, rồi
dùng nước rửa sạch bộ phận đó (3-7 lần).

78
PhụPhụ
Lụclục 79

c. Chỉ dùng bàn tay trái để rửa sạch bộ phận sinh dục.
d. Khi đi tiểu tiện, ống quần nên được xắn lên để tránh nước
tiểu bắn vào, và nên cẩn thận để nước tiểu không bắn vào
bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
e. Sau khi rửa sạch, nên dùng xà phòng và nước rửa sạch tay
trước khi sờ mó vật gì.

3.2. Phương pháp tẩy sạch khi đại tiện


a. Sau khi đại tiện, nên dùng giấy vệ sinh chùi sạch hậu môn
rồi dùng nước rửa sạch bộ phận đó với bàn tay trái.
b. Nên dùng một cái bình chứa nước lớn có đủ nước để rửa
sạch, đặc biệt ở nơi không có đầy đủ tiện nghi. Một cái
chai, cái lon hay cái hũ chứa không đủ nước để tẩy sạch thì
không hợp lệ.
c. Sau khi rửa sạch nên dùng xà phòng và nước rửa hai bàn
tay cho sạch trước khi thực hiện việc thanh tẩy (Wuđu).

79
80 LễLễNguyện
Nguyện

4. Sunna về những việc nên làm tự nhiên của con người

Thượng Đế, Đấng Tối Cao đã phán cho các Thiên Sứ những việc
làm mà Ngài bắt chúng ta thi hành nhằm mang lợi cho chúng ta
về phương diện vệ sinh và tô điểm nhân phẩm con người trong
cung cách cư xử. Các việc làm này gồm có:

4.1. Cắt quy đầu dương vật của nam giới (Al–Khitaan)

Abu Hurairah tường thuật lời của Thiên Sứ như sau:


“Thiên Sứ Ibrahim, người bề tôi thương yêu của Thượng Đế
đã cắt quy đầu dương vật của Người khi Người được tám
mươi (80) tuổi tại Qaduum ở xứ Shaam (thuộc Syrie) với một
dụng cụ thợ mộc” (Hađith – Bukhari)

Mặc dù thời gian cắt quy đầu dương vật của nam giới không
được ấn định rõ, nó được khuyên nên thực hiện vào ngày đặt
tên cho đứa bé, tức bảy ngày sau khi sinh.

4.2. Tỉa lông


a. Cạo lông hạ bộ: cắt hoặc tỉa lông hạ bộ của nam và nữ
giới.
b. Nhổ lông nách: nhổ, cắt hoặc tỉa lông dưới nách.
c. Cắt móng tay, móng chân và tỉa ria mép trên.

Abu Hurairah tường thuật lời của Thiên Sứ như sau:


“Năm việc nên làm về hành vi tự nhiên của con người: cắt
bao quy đầu; cắt móng tay, móng chân; cạo lông; tỉa ria mép
trên; nhổ lông nách.” (Hađith – Muslim)

80
PhụPhụ
Lụclục 81

Những việc làm này nếu thực hiện được mỗi tuần một lần thì
rất tốt nhưng không nên để quá bốn mươi (40) ngày.

4.3. Nhiều Hađith khuyến khích nuôi và để râu.

Hađith do Ibn ‘Umar tường thuật như sau: “Hãy làm


ngược với những người thờ tượng thần, hãy tỉa ria trên và
nuôi râu cằm dưới”. (Hađith – Bukhari / Muslim)

4.4. Chăm sóc tóc bằng các sản phẩm dưỡng tóc để có vẻ đẹp
tự nhiên.

Thiên Sứ bảo: “Ai có tóc nên chăm sóc nó” (Hađith – Abu
Đawud). Tuy nhiên, Thiên Sứ cấm cắt tóc một bên và
chừa lại một bên. Thiên Sứ bảo: “Cắt hết hoặc chừa lại hết”.
(Hađith – Muslim)

4.5. Để tóc bạc hoặc râu bạc

Thiên Sứ nói rằng nó là ánh sáng cho người Muslim. Tuy


nhiên, có thể nhuộm tóc để làm đẹp nó.

4.6. Khuyến khích dùng nước hoa vì nó cho ta một cảm giác dễ
chịu.

Thiên Sứ thích xạ hương hơn các loại nước hoa khác.

81
82 LễLễNguyện
Nguyện

5. Phủ phục đặc biệt (Sujuuđ-ut-Tilaawah)

Trong Thiên Kinh Qu’ran có 15 câu kinh mà người đọc kinh


cũng như người dâng lễ phải phủ phục khi đọc đến câu kinh đó.
Đó là các câu kinh sau:

§ Chương 7, câu 206;


§ Chương 13, câu 15;
§ Chương 16, câu 49;
§ Chương 17, câu 107;
§ Chương 19, câu 58;
§ Chương 22, câu 18;
§ Chương 22, câu 77;
§ Chương 25, câu 60;
§ Chương 27, câu 25;
§ Chương 32, câu 15;
§ Chương 38, câu 24;
§ Chương 41, câu 37;
§ Chương 53, câu 62;
§ Chương 84, câu 21;
§ Chương 96, câu 19.

Phủ phục đặc biệt chỉ gồm có một (1) lần phủ phục (Sujuuđ).
Sau đó người đọc tiếp tục như trước.

82
PhụPhụ
Lụclục 83

6. Những chương kinh Qur’an ngắn để hành lễ

(Chương 114: An-nas)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻨﺎﺱ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
(1) ‫ﺎﺱ‬ ِ ‫ﻗُﻞْ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ ﺑِ َﺮﺏﱢ ﺍﻟﻨﱠ‬
kul a-u-zu birobb-bin nas-si (1)
Hãy bảo (họ): Tôi cầu xin Đấng Chủ Tể của nhân loại.
(2) ‫َﻣﻠِ ِﻚ ﺍﻟﻨﱠﺎﺱ‬
ma’likin-nas-si (2)
"Đức Vua của nhân loại,
(3) ‫ﺍِﻟَ ِﻪ ﺍﻟﻨﱠﺎﺱ‬
i-la-hin-nas-si (3)
Thượng Ðế của nhân loại
(4) ِ ‫ْﻮﺍﺱ ْﺍﻟ َﺨﻨﱠ‬
‫ﺎﺱ‬ ِ ‫ِﻣ ْﻦ َﺷ ﱠﺮ ْﺍﻟ َﻮﺳ‬
min sharril was-wa’sil khon nas-si (4)
"(Che chở) tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào (lời xúi giục, bùa
phép) rồi lẩn mất.
(5) ‫ﺎﺱ‬ ُ ‫ﺍﻟﱠ ِﺬﻱ ﻳ َُﻮﺳﻮﺱُ ﻓِ ْﻲ‬
ِ ‫ﺻ ُﺪ ِﺭ ﺍﻟﻨﱠ‬
al lazy yu-was wi su fi su đu-rin-nas-si (5)
Kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người,
(6) ِ ‫ِﻣﻦَ ْﺍﻟ ِﺠﻨﱠ ِﺔ ﻭ ﺍﻟﻨﱠ‬
‫ﺎﺱ‬
minal jinn-naty wan nas-si (6)
"Thuộc loài ma quỷ và loài người."

83
84 LễLễNguyện
Nguyện

(Chương 113: Al-Falaq)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻔﻠﻖ‬

ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬


‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
(1) ‫ﻖ‬ ِ َ‫ﻗُﻞْ ﺃَ ُﻋﻮْ ُﺫ ﺑِ ِﺮﺏﱠ ﺍﻟﻔَﻠ‬
kul-a-u-zu bi-robbil falak (1)
Hãy bảo (họ): "Tôi cầu xin Đấng Chủ Tể của buổi rạng đông che
chở
(2) ‫ ِﻣ ْﻦ َﺷﺮﱢ َﻣﺎ ﺧَ ﻠَ ْﻖ‬,
min sharry-ma-kholak (2)
Tránh khỏi sự tác hại của những vật mà Ngài đã tạo
(3) ْ‫ﻖ ﺇِ َﺫﺍ َﻭﻗَﺐ‬
ٍ ‫َﻭ ِﻣ ْﻦ َﺷﺮﱢ ﻏَﺎ ِﺳ‬
wa mim sharri gósiquin-I-za wakobba (3)
Và khỏi tác hại cuả màn đêm khi nó bao phủ.
(4) ِ ‫َﻭ ِﻣ ْﻦ َﺷﺮﱢ ﺍﻟﻨﱠﻔﱠﺜَﺎ‬
‫ﺕ ﻓِﻰ ﺍﻟ ُﻌﻘَ ﱢﺪ‬
wa-min sharrin-naffa-sa-ti fil ukođ (4)
Và khỏi sự tác hại cuả những kẻ thổi (phù) phép vào những chiếc
nút thắt.
(5) ‫ﺎﺳ ٍﺪ ﺇِ َﺫﺍ َﺣ َﺴ َﺪ‬
ِ ‫َﻭ ِﻣ ْﻦ َﺷﺮﱢ َﺣ‬
wa-min sharri hásiđin I-za-hasađ (5)
Và khỏi sự hãm hại của những kẻ đố kỵ khi họ ganh tị.

84
PhụPhụ
Lụclục 85

(Chương 112: Al-Ikhlas)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻹﺧﻼﺹ‬

ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬


‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
‫ﻗُﻞْ ﻫُ َﻮ ﱠ‬
َ َ‫ﷲ ُ ﺍ‬
(1) ‫ﺣ ٌﺪ‬
Qul hu wallóhu áhađ (1)
Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy Nhất).
(2) ‫ﱠﷲُ ﺍﻟ ﱠ‬
‫ﺼ َﻤ ُﺪ‬
Alloh-hus somađ (2)
Allah là Đấng Tự Hữu, Độc Lập mà tất cả phải nhờ vả.
(3) ‫ﻟَ ْﻢ ﻳَﻠِ ْﺪ َﻭﻟَ ْﻢ ﻳُﻮْ ﻟَ ْﺪ‬
Lam yaliđ walam yu-lađ (3)
Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra.
(4) ‫َﻭﻟَ ْﻢ ﻳَ ُﻜ ْﻦ ﻟَﻪُ ُﻛﻔُ ًﻮﺍ ﺍَ َﺣ ٌﺪ‬
Wa lam yakulla-hu-kufywan a-hađ (4)
Và không một ai (cái gì) có thể so sánh với Ngài đặng.

85
86 LễLễNguyện
Nguyện

(Chương 111: Al-Masad)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻤﺴﺪ‬

‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬

ٍ َ‫ﱠﺖ ﻳَﺪَﺍ ﺃَﺑِﻲ ﻟَﻬ‬


(1) ‫ﺐ َﻭﺗَﺐﱠ‬ ْ ‫ﺗَﺒ‬
Tab-bat yadaa abiy Lahabiw-watab
Hai tay của Abu Lahab bị hủy diệt và y bị hủy diệt!

(2) ‫ﺐ‬َ ‫َﻣﺎ ﺃَ ْﻏﻨَﻰ َﻋ ْﻨﻪُ َﻣﺎﻟُﻪُ َﻭ َﻣﺎ َﻛ َﺴ‬


Ma 'aghna a'nhu malahu wa ma kasab
Của cải và tất cả những gì mà y tậu tác sẽ chẳng giúp được gì

(3) ‫ﺐ‬ٍ َ‫َﺳﻴَﺼْ ﻠَﻰ ﻧَﺎﺭﺍً َﺫﺍﺕَ ﻟَﻬ‬


Sayashla naaran zaata Lahab
Y sẽ bị đốt trong lửa ngùn ngụt cháy!

(4) ‫ﺐ‬ َ َ‫َﻭﺍ ْﻣ َﺮﺃَﺗُﻪُ َﺣ ﱠﻤﺎﻟَﺔ‬


ِ َ‫ﺍﻟﺤﻄ‬
Wamroatuhu hammaalatul hatab
Và vợ của y, người đã từng vác củi khô (cũng sẽ bị như thế)

َ ‫ﻓِﻲ ِﺟﻴ ِﺪﻫَﺎ َﺣ ْﺒ ٌﻞ ﱢﻣﻦ ﱠﻣ‬


(5) ‫ﺴ ٍﺪ‬
Fiy jiidihaa hanlun-min-masad
Cổ của bà ta sẽ bị thắt bởi một sởi dây thốt nốt.

86
PhụPhụ
Lụclục 87

(Chương 110: An-Nosr )


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻨﺼﺮ‬

‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬
(1) ‫ﺢ‬ ‫ﺇِ َﺫﺍ َﺟﺎ َء ﻧَﺼْ ُﺮ ﱠ‬
ُ ‫ﷲ َﻭ ﺍﻟﻔَ ْﺘ‬
I-za-jáa nas-rul lohi wal fat'hu (1)
Khi sự giúp đỡ của Allah đến và sự thắng lợi (khi chinh phục
Makkah),

(2) ‫ﺎﺱ ﻳَ ْﺪ ُﺧﻠُﻮْ ﻥَ ﻓِﻲ ِﺩﻳ ِْﻦ ﱠ‬


‫ﷲِ ﺍ ْﻓ َﻮﺟًﺎ‬ َ ‫َﻭ َﺭﺍَﻳْﺖَ ﺍﻟﻨﱠ‬
wa ro-ai-tan nas-sa yađ-khu-lu-na-fi-đi-nilla-hi-af-wa-ja (2)
Và Ngươi thấy nhân loại gia nhập tôn giáo của Allah (Islam) từng
đoàn.

(3) ‫ﻓَ َﺴﺒﱠﺢْ ﺑِ َﺤ ْﻤ ِﺪ َﺭﺑ ِﱢﻚ َﻭﺍ ْﺳﺘَ ْﻐﻔِﺮﻩُ ﺍِﻧﱠﻪُ َﻛﺎﻥَ ﺗَ ﱠﻮﺍﺑٌﺎ‬
fa-sabbih bihamđi robbika was tagfirhu innahu ka-na tawwa-ba
(3)
Bởi thế, hãy tán dương lời ca tụng Chủ Tể của Ngươi và cầu xin
Ngài tha thứ. Quả thật, Ngài hằng quay lại tha thứ.

87
88 LễLễNguyện
Nguyện

(Chương 109: Al-Kafirun)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻜﺎﻓﺮﻭﻥ‬

ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬


‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬ ‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ْ ‫ﻗُﻞْ ﻳﺂﻳﱡﻬَﺎ‬
(1) َ‫ﺍﻟ َﻜﺎﻓِﺮُﻭْ ﻥ‬
Qul-ya ay yuhal káfirun (1)
Hãy bảo (chúng): "Này hỡi những kẻ phủ nhận Allah!
(2) َ‫ﻵ ﺍَ ْﻋﺒُ ُﺪ َﻣﺎ ﺗَ ْﻌﺒُ ُﺪﻭْ ﻥ‬
la a-ábuđu ma ta'-buđun (2)
''Ta không tôn thờ những kẻ (thần linh) mà các ngươi tôn thờ,
(3) ‫َﻭﻵ ﺃ ْﻧﺘُ ْﻢ ﻋَﺎﺑِ ُﺪﻭْ ﻥَ َﻣﺂ ﺍَ ْﻋﺒُ ُﺪ‬
wa la antum ábiđu-na ma a-ábuđ (3)
''Các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Ðấng (Allah) mà Ta thờ phụng
(4) ‫َﻭﻻَ ﺃَﻧَﺎ ﻋَﺎﺑِ ٌﺪ َﻣﺎ َﻋﺒَ ْﺪﺗُ ْﻢ‬
wa la a-na a' biđun-ma a-abađtum (4).
''Và Ta sẽ không là một tín đồ của kẻ mà các ngươi đang tôn thờ;
(5) ‫َﻭﻵ ﺃَ ْﻧﺘُ ْﻢ ﻋَﺎﺑِ ُﺪﻭْ ﻥَ ﻣﺂ ﺍَ ْﻋﺒُ ُﺪ‬
wa la an-tum a'biđun-na ma ábuđ (5)
Và các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Allah mà Ta đang thờ phụng.
(6) ‫ﻟَ ُﻜ ْﻢ ِﺩ ْﻳﻨُﻜﻢ َﻭﻟِ َﻰ ِﺩﻳ ِْﻦ‬
la-kum đinukum waly-ya đinn (6)
''Đin (tôn giáo, con đường sống) của các ngươi thuộc về các ngươi.
Đin của Ta thuộc về Ta''

88
PhụPhụ
Lụclục 89

(Chương 108: Al-Kauthar)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻜﻮﺛﺮ‬
‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬

ْ َ‫ﺇِﻧﱠﺎ ﺃ‬
(1) ‫ﻋﻄَ ْﻴﻨَﺎﻙَ ﺍﻟ َﻜﻮْ ﺛَ َﺮ‬
In-na 'a taynaa-kal-kauthar
Quả thật, Ta đã ban cho Ngươi (Muhammađ) Al-Kauthar
(một con sông nơi Thiên Đàng)

(2) ْ‫ﺼﻞﱢ ﻟِ َﺮﺑﱢﻚَ َﻭﺍ ْﻧ َﺤﺮ‬


َ َ‫ﻓ‬
Fasholi lirobbika wanhar
Bởi thế, hãy dâng lễ 'Salah' và tế lễ (dâng lên Allah thôi)

(3) ‫ﺷﺎﻧِﺌَﻚَ ﻫُ َﻮ ﺍﻷَ ْﺑﺘَ ُﺮ‬


َ ‫ﺇِ ﱠﻥ‬
In-na sha-ni-aka huwal abtar
Quả thật, kẻ xúc phạm Ngươi mới thực sự cắt đứt (mọi hy
vọng)

89
90 LễLễNguyện
Nguyện

(Chương 107: Al-Ma’un)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻤﺎﻋﻮﻥ‬

‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬

ِ ‫ﺃَ َﺭﺃَﻳْﺖَ ﺍﻟﱠ ِﺬﻱ ﻳُ َﻜ ﱢﺬﺏُ ﺑِﺎﻟﺪ‬


(1) ‫ﱢﻳﻦ‬
Aro-aytal-laziy yukazzibu biddin
Há Ngươi có thấy kẻ phủ nhận việc phán xử (để thưởng và
phạt)?

‫ﻓَ َﺬﻟِﻚَ ﺍﻟﱠ ِﺬﻱ ﻳَ ُﺪ ﱡ‬


(2) ‫ﻉ ﺍﻟﻴَﺘِﻴ َﻢ‬
Fazalikal-laziy yadu'-u'l yatiim
Bởi lẽ kẻ ấy đã xua đuổi trẻ mồ côi

ِ ‫َﻭﻻَ ﻳَﺤُﺾﱡ َﻋﻠَﻰ ﻁَ َﻌ ِﺎﻡ ﺍﻟ ِﻤ ْﺴ ِﻜ‬


(3) ‫ﻴﻦ‬
Wa la yahuzdu a'la toa'amil-miskin
Và không khuyến khích việc nuôi ăn người thiếu thốn

َ ‫ﻓَ َﻮ ْﻳ ٌﻞ ﻟﱢ ْﻠ ُﻤ‬
(4) َ‫ﺼﻠﱢﻴﻦ‬
Fawaylul-lilmushollin
Bởi thế, thiệt thân cho những người dâng lễ 'Salah'

(5) َ‫ﺳﺎﻫُﻮﻥ‬ َ ‫ﺍﻟﱠ ِﺬﻳﻦَ ﻫُ ْﻢ ﻋَﻦ‬


َ ‫ﺻﻼﺗِ ِﻬ ْﻢ‬
Al-laziina hum a'n sholaatihim saahun
Những ai lơ là trong việc hành lễ của họ

(6) َ‫ﺍﻟ ﱠ ِﺬﻳﻦَ ﻫُ ْﻢ ﻳ َُﺮﺍءُﻭﻥ‬


Al-laziina hum yuro-'un
Những ai chỉ muốn phô trương cho (người khác) thấy,

90
PhụPhụ
Lụclục 91

(7) َ‫ﻋﻮﻥ‬ُ ‫َﻭﻳَ ْﻤﻨَﻌُﻮﻥَ ﺍﻟ َﻤﺎ‬


Wa yamnau'-nalmau'n
Và từ chối giúp đỡ (láng giềng) về những vật dụng cần thiết.

---------- ***** ----------

(Chương 106: Quraysh)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﻗﺮﻳﺶ‬
‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬

(1) ‫ﺶ‬ ٍ ‫ﻑ ﻗُ َﺮ ْﻳ‬


ِ َ‫ِﻹﻳﻼ‬
Li-ilafi quraysh
Nhằm bảo vệ bộ tộc Quraysh

(2) ‫ْﻒ‬ ‫ﺇِﻳِﻼَﻓِ ِﻬ ْﻢ ِﺭﺣْ ﻠَﺔَ ﺍﻟ ﱢﺸﺘَﺎ ِء َﻭﺍﻟ ﱠ‬


ِ ‫ﺼﻴ‬
I-lafihim rihlatash-shita-i wash-shiyf
Bảo vệ họ đi buôn xa (về phía Nam) vào mùa đông và (về
phía Bắc) vào mùa hạ,

(3) ‫ﺖ‬ ِ ‫ﻓَ ْﻠﻴَ ْﻌﺒُ ُﺪﻭﺍ َﺭﺏﱠ ﻫَ َﺬﺍ ﺍﻟﺒَ ْﻴ‬
Falya'buduu robba hazal-bayt
Bởi vậy, họ phải thờ phụng Đấng Chủ Tể của ngôi đền
(Ka'bah) này (tại Makkah).

(4) ‫ﻑ‬ٍ ْ‫ُﻮﻉ َﻭﺁ َﻣﻨَﻬُﻢ ﱢﻣ ْﻦ َﺧﻮ‬ ْ َ‫ﺍﻟﱠ ِﺬﻱ ﺃ‬


ٍ ‫ﻁ َﻌ َﻤﻬُﻢ ﱢﻣﻦ ﺟ‬
Al-lazi ata'mahum-min juu' wa aa manahum-min khauf
Đấng đã nuôi họ khỏi đói và cho họ an toàn khỏi sợ.

91
92 LễLễNguyện
Nguyện

(Chương 105: Al-Fil)


‫ﺳﻮﺭﺓ ﺍﻟﻔﻴﻞ‬
‫ﺑِﺴ ِْﻢ ﱠ‬
ِ ‫ﷲِ ﺍﻟﺮﱠﺣْ َﻤ ِﻦ ﺍﻟﺮ‬
‫ﱠﺣ ِﻴﻢ‬

(1) ‫ﻴﻞ‬ ِ ‫ﺃَﻟَ ْﻢ ﺗ ََﺮ َﻛ ْﻴﻒَ ﻓَ َﻌ َﻞ َﺭﺑﱡﻚَ ﺑِﺄَﺻْ َﺤﺎ‬


ِ ِ‫ﺏ ﺍﻟﻔ‬
Alam taro kayfa faa'la robbuka bi-oshhaabil-fiil
Há Ngươi không thấy Đấng Chủ Tể của Ngươi đã đối phó
với đoàn quân cưỡi voi (của Abrahah Al-Ashram định tiêu
diệt Ka'bah) như thế nào ư?

ٍ ِ‫ﺃَﻟَ ْﻢ ﻳَﺠْ َﻌﻞْ َﻛ ْﻴ َﺪﻫُ ْﻢ ﻓِﻲ ﺗَﻀْ ﻠ‬


(2) ‫ﻴﻞ‬
Alam yaja'l kaydahum fi tazdliil
Há Ngài đã không phá hỏng kế hoạch của bọn chúng hay
sao?

َ ِ‫َﻭﺃَﺭْ َﺳ َﻞ َﻋﻠَ ْﻴ ِﻬ ْﻢ ﻁَﻴْﺮﺍً ﺃَﺑَﺎﺑ‬


(3) ‫ﻴﻞ‬
Wa arsala a'layhim toyron abaa-bill
Và phái chim bay từng đàn đến tiêu diệt chúng?

(4) ‫ﱢﻴﻞ‬ َ ‫ﺗَﺮْ ِﻣﻴ ِﻬﻢ ﺑِ ِﺤ َﺠ‬


ٍ ‫ﺎﺭ ٍﺓ ﱢﻣﻦ ِﺳﺠ‬
Tarmiihim bihijaarotin-min sij-jiil
Đánh chúng bằng đá sijil (đất sét nung)

ٍ ‫ﻒ ﱠﻣﺄْ ُﻛ‬
(5) ‫ﻮﻝ‬ ٍ ْ‫ﻓَ َﺠ َﻌﻠَﻬُ ْﻢ َﻛ َﻌﺼ‬
Fajaa'lahum kaa'shfin-m'akuul
Bởi thế, làm cho chúng chết như cọng rạ khô (sau mùa gặt).

92

You might also like