You are on page 1of 3

1) Tổ hợp nội lực :

- Giải các trường hợp tải ra nội lực rồi đem tổ hợp chúng lại để tạo ra kq nội lực nguy hiểm gọi là tổ
hợp nội lực.

2) Tổ hợp tải trọng :

- Đem các trường hợp tải kết hợp với nhau để giải ra kết quả nội lực nguy hiểm gọi là tổ hợp tải
trọng ,

- Cụ thể nhất là tổ hợp cái dầm liên tục trong đồ án BTCT.

- Hai kq trên bằng nhau khi: Vl. liệu BTCT xem như đàn hồi tuyến tính (không biến dạng dẽo). Lý
thuyết này chỉ gần đúng.

Nếu bạn phân tích kết cấu có xét đến biến dạng phi tuyến của vật liệu thì tổ hợp tải trọng mới chính
xác. (Điều này có ghi trong sách cơ kết cấu). Tuy nhiên, trong đk làm việc của kc BTCT chủ yếu ở
đoạn đàn hồi tuyến tính nên giả thiết dùng tổ hợp nội lực để tính toán kết cấu là có thể chấp nhận
được!

- TCVN 2737-1995 chỉ nói tổ hợp tải trọng .


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=71

Các chú SV à, các chú cứ học TỔ HỢP NỘI LỰC đi, rồi ra trường chú nào cũng lại TỔ
HỢP TẢI TRỌNG cả thôi. Thầy của các chú khi dạy trên lớp bắt các chú làm tổ hợp nội lực,
nhưng khi "đánh quả" thì cũng dùng tổ hợp tải trọng cả thôi.
Phần lớn chúng ta đang dùng chương trình tính của Tây âu, Bắc Mỹ, trong đó nó dùng tổ
hợp Tải trọng nên khó mà cưỡng lại được.
Trong khi một vài phần mềm "thương hiệu Việt" dùng Tổ hợp nội lực hoặc lấy nội lực trong
các chương trình của Mỹ ra để tổ hợp chỉ sống "lay lắt" mà có mấy người dùng đâu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=71

Ban them ve he so to hop trong tieu chuan My, cu the tren ket cau thep. Hien nay tai My van ton tai song song hai phuong phap tinh toan cho ket
cau thep do la: ASD va LRFD
* ASD (allowable stress design) – ung suat cho phep voi dang format
--> Tong so (Qi) <= [R]

trong do:
Qi : cac gia tri tai trong tieu chuan lay tu ASCE, UBC …
[R] : gia tri ung suat cho phep (allowable stress)
* LRFD (Load resistance factor design) – trang thai gioi han voi format nhu sau
--> Tong so (he_so_gama_i*Qi) <= he_so_Phi *Rn

trong do:
Rn: cuong do cua vat lieu toi da chua bi gia giam – nominal resistance
he_so_gama_i : la he so to hop – load factor
he_so_Phi : he so giam cuong do vat lieu – strength reduction factor - phu thuoc vao trang thai chiu luc cua cau kien dang xet (co the tham khao o
muc preference, concrete cua Sap ve cac gia tri nay)

* Su khac biet co ban cua hai phuong phap o trang thai ULS la:
1. He so to hop o ve trai. ASD tat ca cac he so deu bang 1. LRFD cac he_so_gama_i thay doi theo cac dang tai trong, vi du la 1.2DL va 1.6LL. That
ra cac gia tri gama_i co duoc la tu cac bai toan danh gia do tin cay cua tai trong trong xac suat thong ke, va cac he so nay thay doi theo tung nuoc
(Anh, Phap My khac nhau) tham tri trong tieu chuan My he so nay cung thay doi cho ket cau thep (1.2DL va 16.LL) cho be tong (1.4DL va 1.7LL)
2. Cuong do cho phep o ve phai. ASD gia tri ung suat lon nhat cho phep trong thep la 0.66fy, nhung trong LRFD gia tri nay se lon hon. Cac ban co
the thay duoc khi mo phan design report cua Sap khi chuyen doi cac phuong phap tinh toan AISC-ASD va AISC-LRFD de tham khao cac gia tri tinh
toan nay.
* Uu nhuoc diem cua hai phuong phap:
- ASD : don gian, de hieu, mang tinh truyen thong, nhung ton kem vat lieu, ket cau nang ne, chua khao sat bang ly thuyet xac suat cua toan hoc.
- LRFD: mang tinh khoa hoc co co so, tiet kiem vat lieu, nhung do format phuc tap hon ASD nen co the gay lam lan va hieu nham cho nguoi su
dung.

* Nhan xet:
1. Hai ve cua bat phuong trinh tren ASD deu giam, trong khi do hai ve cua bat phuong trinh LRFD deu tang, mot so khao sat cho thay rang (Jack
McCormac) khi tinh bang LRFD neu DL/LL > 3, se tiet kiem vat lieu duoc khoang 1/6 cho cau kien chiu keo va cot va khoang 1/10 cho dam. Ket
cau betong thuong nang ne (Dead load) do do cac cau kien betong hau nhu deu duoc thiet ke theo LRFD. va thuong viec thiet ke theo LRFD se dua
den viec tiet kiem vat lieu hon so voi ASD.
2.Khi su dung cac chuong trinh Sap, hay Staad de tinh toan can luu y de tranh nham lan:
- Cac gia tri cua cac he so to hop phai tuong thich voi cac gia tri duoc de ra cua tung tieu chuan, vi du tieu chuan My la (1.2DL va 1.6LL cho thep
va 1.4DL va 1.7LL cho betong). Cac he so to hop nay cac ban co the tham khao tu ASCE
- Gia tri ve cuong do vat lieu phai tuong thich voi viec thanh lap cong thuc cua tieu chuan, vi du tieu chuan My yeu cau nhap gia tri fy (yield stress)
cho thep va f’c cho betong (mac betong). Khong nen lan lon nhap gia tri Ra cuong do tinh toan cho thep va Rn cuong do tinh toan cho betong vao
cac o fy va f’c cua Sap. Va cung can luu y mau thu betong cua My de thiet lap cong thuc la mau tru 15x30 trong khi mau thu Vietnam la mau lap
phuong 15x15, do do phai chuyen doi mac betong bang he so 1.2

- Neu ta su dung he so to hop nhu tren khi tinh toan theo tieu chuan My, nhung khi khai bao vat lieu ta khai fy = 2800 kg/cm2 (AII) va f’c = 90
kg/cm2 (BT#200) thi viec tinh toan se rat du vi chung ta da giam cuong do tu fy cua thep xuong toi gia tri tinh toan va tu mac betong xuong
cuong do tinh toan. Luc do bat phuong trinh tren se di hai huong nguoc nhau, nghia la ve trai tang len do cac he so to hop nhung ve phai lai lam
giam di o phan nominal resistance khi khai bao khong dung theo tieu chuan

Tren day la nhung nhan xet mang tinh chu quan cua toi, rat mong nhan duoc su gop y cua cac ban de duoc hoc hoi them.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu lấy tải theo TCVN 27 37-1995 , chạy nội lực theo phần mềm SAP2000... và cuối cùng tính toán thép theo TCVN thì hệ số tổ hợp tải trọng ở
trong SAP2000 là TT= 1; HT=0,9; Gio = 0,9 thì đúng hay sai???
Theo em nghĩ chương trình tính nội lực theo phần tử hữu hạn (công thức : K.S = P)
K=độ cứng
S=chuyển vị
P= Tải trọng.
Do đó không ảnh hưởng đến hệ số gì hêt.
Các bác lấy hệ số nước ngoài thì phải đồng bộ theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Do đó em vẫn chọn hệ số tổ hợp tải trọng ở trong SAP2000 là TT= 1; HT=0,9; Gio = 0,9
Mong các bac cho ý kiên.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Em hỏi các Bác thế này:
Tổ hợp tải trọng thì kể đến sự tác dụng đồng thời của các trường hợp tải trọng, tức là kể đến sự thay đổi sơ đồ tác dụng (do kết cấu đã bị biến
dạng). Còn tổ hợp nội lực như ở Vn thì cộng nội lực bất lợi nhất của từng trường hợp tải với nhau theo các hệ số qui định. Trong trường hợp chúng
ta chạy nội lực theo các phần mềm SAP, etabs.. rồi tổ hợp theo kiểu vn ta được một kết quả nội lực nguy hiểm nhất vậy kết quả nội lực này có
trùng với kết quả nội lực khi chúng ta tổ hợp tải trọng trong sap, etabs với đúng các hệ số tổ hợp như vậy không? Các Bác chỉ dẫn giúp nhé, cám
ơn nhiều!
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tổ hợp nội lực cho kết quả lớn hơn kết quả nội lực từ phương pháp tổ hợp tải trọng. Một ví dụ áp dụng là khi tính toán theo phương pháp đường
dẻo (yield line method) áp dụng cho sàn chuyển tải trọng (transfer slab), moment được tính theo phương pháp tổ hợp nội lực chứ không được bằng
tổ hợp tải trọng do có ít tải trọng phân bố đều. Mong nhận được ý kiến các bạn.

-------------------------------------------------------------------------------------------------
mình xin chia sẻ với ý kiến của NQV02X như sau

--> Bạn tổ hợp Comb: 1.0*TT+0.9*HT+0.9*Gió là đúng theo TCVN nhưng bạn cần lưu ý là chúng ta còn một hệ số nửa đó là hệ sộ vượt tải, và khi
tính toán tải trọng để chuyển vào máy bạn phải kể đến hệ số này :-)

--> công thức của bạn K.S=P chỉ đúng một phần, vì thực ra bạn đang xét bài toán tĩnh, khi bạn xét đến bài toán động, phương trình cân bằng
(equilibrium equation) của bạn sẽ như sau: M*x'' + c*x' + k*x = f (ký hiệu ' là đạo hàm theo thời gian), bạn sẽ nhận thầy rằng bài toán động sẽ
là bài toán tổng quát của bài toán tĩnh (kx=f). Thật ra các hệ số tổ hợp đang tác động vào vế phải của phương trình (vế f). nếu f nhỏ thì đương
nhiên chuyển vị và nội lực sẽ nhỏ, và nếu f lớn thì ngược lại.

--> cách bạn đang làm là dùng Sap để tính nội lực và sau đó dùng Excel hoặc các phần mềm tự lập để tính toán là đúng. bạn cũng cần phân biệt
trên Sap có hai bài toán đó là Analysis và Design. do đó nếu làm theo cách bạn tại ô vật liệu chúng ta có thể không cần để ý khai báo đến "Design
Property Data", mà chỉ cần khai báo chính xác ở phần "Analysis property data"
------------------------------------------------------------------------------------------------------
chú ý: hệ số vượt tải và hệ số an toàn

Để nói cho các chú mới nhập môn dễ hiểu:


Theo phương pháp PTHH (Load and Resistance Factor Design = LRFD):
(1) mỗi thứ vật liệu ta lấy bớt một tí:
vd: bêtông M200 chỉ lấy 90 kg/cm2 để tính thôi. Cốt thép chỉ lấy 2800 vvv..(resistance factor)
(2) mỗi thứ tải trọng ta thêm một tí:
vd: 2500kg/m2 thì lấy thành 2500x(1.1); 85kg/m2 thành 85x(1.2) vv...
(overload factor)

Hệ số (1.1), (1.2) mà ta thường thấy, TCVN gọi là hệ số vượt tải (overload factor),
Hic, còn cái phần lấy thấp xuống của vật liệu, có nói ở mục 2 -TCVN 7754-91 (resistance factor) thì ít chú xem đến, nên cứ nghĩ "hệ số an toàn của
ta là 1.1 và 1.2 so với tây là 2.5 hoặc 3.0" thì ...... hơi bị nhầm đấy,

Theo phương pháp ứng suất cho phép (allowable stress design = ASD ) thì người ta cứ lấy nguyên xi vật liệu:
VD: 210kg/cm2, 4200kg/cm2;
rồi người ta chia ứng suất cho một số duy nhất, gọi là hệ số an toàn (safety factor) f=3.0, hoặc f=2.5 tùy trường hợp vvv...

Tính theo ASD hoặc theo LRFD theo tiêu chuẩn Mỹ (ACI) hoặc Anh (BS) đều cho ra kết quả gần như nhau,
Nếu tính ASD theo Mỹ đem so với tính theo PTHH (LRFD) theo TCVN thì lỗ đến gần 50% thép đấy (đồng nghĩa với việc tăng độ an toàn của công
trình lên thôi mà, nhà tây thường làm chắc hơn nhà ta là vậy).

Do quan niệm thành lập phương pháp tính toán khác nhau (và cách dạy cho kỹ sư cũng khác nhau nữa) nên nhiều kỹ sư ta rất hay quên thép cấu
tạo hoặc hoàn toàn không hiểu về nó dẫn đến chỉ đặt cho vui hoặc đặt theo "tiêu chuẩn" => công trình hay bị nứt anh ách ấy chứ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tôi thấy mọi người bàn bạc khá sôi nỏi về chủ đề tổ hợp tải trọng và các vấn đề liên quan trong TCXD của Việt Nam và của nước ngoài... nên cũng
muốn đóng góp một số ý kiên.

1- Tổ hợp nội lực và tổ hợp tải trọng

Các bác ở đây chắc cũng đã từng biết thế nào là tổ hợp nội lực khi làm đồ án môn học. Tôi cho rằng đó là kết quả của quá khứ. (chia sẻ với bác
Tuananhcdc). Hồi trước do các phần mền phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn không có phong phú như bây giờ nên hầu hết nội
lực trong kết cấu đều được các vị tiền bối tính toán bằng các phương pháp gần đúng hoặc đơn giản hóa sơ đồ tính hay kèm theo một số giả thiết
(cũng gần đúng). Chính vì thế nên để giải một bài toán tìm nội lực cho một cùng kết cấu ta có thể có các mô hình tính khác nhau (structural
scheme). Từ kết quả nội lực của các mô hình tính đo ta lại tổ hợp lại để được nội lực dùng cho tính toán. Chính vị vậy cái cụm từ "tổ hợp nội lực" ra
đời và tồn tại cho tới ngày nay.

Nhưng cùng với sự pháp triển không ngừng của công nghê thông tin. thì một trong những phương pháp số hay được sử dụng để phân tích kết cấu
là phương pháp phần tử hữu hạn (finite element method) việc có được nội lực của một kết cấu phức tạm bây giờ trở nên hết sức đơn giản. Ta chỉ
cần lập một sơ đồ tính duy nhất cho mọi loại tải trọng. Rồi việc còn lại là đặt tải cho các trường hợp tải trọng khác nhau.
Tổ hợp tải trọng (load combination) là tổ hợp của các tải trong cơ bản (load case) (thường bao gồm: tĩnh tải - dead load ; hoạt tải - live load /
impose load ; tải trọng gió - wind load....) kèm theo các hệ số tổ hợp, được quy định tùy theo tiêu chuẩn nào bạn sử dụng. Các hệ số tổ hợp này
xuất hiện như thế nào. Dĩ nhiên nó không xuất hiện tình cờ mà có được dựa vào các kết quả thông kê và nguyên lý xác xuất (đúng như bác niki đã
nói). Thậm chí các con số đó có thể thay đổi nêu sau một thời gian (thường là dài), tùy theo kết quả quan sát và thống kê, tùy theo trình độ phát
triển của công nghệ vật liệu, sự phát triển của các lý thuyết tính và cả sự nâng cao hiểu biết của chúng ta,...yếu tố hài hòa giữa an toàn và kinh tế
cũng đc kể đến. Các nguyên lý này cũng áp dụng khi thành lập hệ số an toàn (safety factor, resistance factor...)

Nhưng tựu trung lại 2 cái tên "tổ hợp nội lục" và "tổ hợp tải trong" đều phải cùng một nguyên tắc. Đó là tìm ra những kết hợp nào (có thể xảy ra -
cái này rất quan trọng) của các tác động bên ngoài (ở đây tôi không muốn giới hạn chỉ ở tải trọng đơn thuần...) gây nguy hiểm cho kết cấu nhất.
Cùng một đích đến nhưng cách thực hiện thì có khác nhau.

Thực ra tổ hợp tải trọng không có nghĩa là phần mềm sẽ phân tích kết cấu dưới tác động của 2 hay nhiều trường hợp tải trọng (load case). Cái mà
bạn có được của một tổ hợp tải trọng (trong đó có nhiều load case) chỉ là cộng tác dụng của kết quả của các load case mà thôi. Đây là hạn chế của
nó vì thực tế là các tải trọng này xuất hiện đồng thời. Nhưng nếu chỉ phân tích kết cấu ở giai đoặn tuyết tính thì việc làm này là chấp nhận được.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể phải tiến hành phân tích phi tuyến hay phân tich trên sơ đồ đã biến dạng của kết cấu (P-delta
analysis, second order analysis, non-linear analysis...) nhưng đề tài này vượt ra ngoài phạm vi của chủ đề, nên xin phép không nói ở đây.

2 - Các tiêu chuẩn xây dựng

Các bạn đều biết là TCXD Việt Nam dựa khá nhiều vào tiêu chuẩn SNIP cua Nga, và gần đây rất nhiều bạn đã có điều kiện tiếp xúc với các loại tiêu
chuẩn khác nhau như của My(ACI, ASD, LRFD, UBC, API...) hay Anh(BS5950, BS8110...), Úc, Canada... Điều này cũng đẽ hiểu vì việc chọn tiêu
chuẩn nào áp dụng cho công trình nào là thuộc quyền quyết định của chủ đầu tư (qua tham khảocông ty tư vấn ). Ở nước ngoài đa phần các công
trình xây dựng không phải từ vốn ngân sách nhà nước do đo nhà nước (hay đại diện là bộ xây dựng) không có ảnh hưởng đến việc quyết định tiểu
chuẩn xây dựng sẽ được dùng trong tính toán.
Việc áp dụng tiêu chuẩn không đơn thuần là áp dụng các công thức và con số vào trong tính toán. Các bạn cũng biết rằng các lý thuyết tính đều
dựa trên những giả thiết và hạn chế nhất định. Do đo khi áp dụng tiêu chuẩn các bạn cũng phải biết được hạn chế đó. Lấy ví dụ đơn giản mà có
nhiều bạn đã đóng góp ý kiến, đó là vật liệu sử dụng.

Các bạn đọc bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng sẽ có nói về những loại vântj liệu nào được sử dụng với tiêu chuẩn này. Điều này rất quan trọng vì những
vật liệu không theo tiêu chuẩn sẽ làm viẹc áp dụng các công thức trong tiêu chuẩn trở nên vô nghĩa. Cường độ của vật liệu không phải là điều quan
trong nhất khi thiết kế kết cấu. Chúng ta đã khá quen thuộc với việc thiết kế kết cấu vói các điều kiện về cường độ, độ bền, ổn định rồi võng và
biến dạng. Tuy nhiên đối với các loại kết cấu có điều kiện làm việc đắt biệt thì các yếu tố khác như độ ăn mòn, tính dẻo, tính mỏi...phải tính đến.
Thêm vào đó dung sai của các cấu kiện cũng là điều quan trọng, và nó cũng khác nhau đối với mỗi tiêu chuẩn.

Tóm lại việc sự dụng tiêu chuẩn nào tính toán phải xem xét tới sự đòng bộ của nó với các tiêu chuẩn khác. Mọi việc áp dụng khập khiẽng đều
không nên. Tôi cũng chia sẻ điều này với nhiều bạn ở đây, đó là việc này không đơn giản do tiêu chủan của chính chúng ta còn chưa đồng bộ.

Tôi cho rằng điều này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sắp tới sau hơn 20 năm biên tập. Bộ tiêu chuẩn của châu Âu (eurocodes ) (trong đó có
EC2(concrete), EC3(structural steel), EC4(composite) - tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông, thép,và vật liệu composite) sẽ được chính thức áp
dụng rộng rãi (trước kia là những đã có, nhưng chua đc hoàn thiện). Bộ tiêu chuẩn này đc dánh giá là đầy đủ và đc kha nhiều nc sử dụng. Hy vọng
một phần nào đó của các bộ tiêu chuẩn này sẽ đc áp dụng ở Việt Nam vì việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn mất rát nhiều nghiên cứu và thực
nghiệm, vậy chi bằng ta áp dụng nhưng có kể đến một số điều kiện của VN, thế còn hơn là tự đầu tư xây dựng cho riêng mình.

Trên đây là một vài ý kiến cá nhân. Có thể có những thiếu xót, mong đc các bạn đóng góp.

You might also like