You are on page 1of 38

TỔ CHỨC VÀ QLTC

CHINH PHỤC

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG

A – PHẦN LÝ THUYẾT

B – BÀI TẬP VÍ DỤ

C – BÀI TẬP TỰ LUYỆN

D – ĐỀ THI THAM KHẢO

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

LỜI NÓI ĐẦU

uốn sách “Chinh phục Tổ chức và quản lý thi công” giúp cho các bạn sinh

C viên các chuyên ngành X, KX, XN - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội nắm được
kiến thức tổng hợp để ôn tập các dạng bài tập khi thi kết thúc học phần. Cuốn
sách được xây dựng dựa trên 4 phần: Phần lý thuyết, Phần ví dụ, Phần bài tập tự
luyện, Đề thi tham khảo.
Phần A, Phần lý thuyết được biên soạn gồm 02 phần: Tổ chức thi công và Quản lý thi
công. Các câu lý thuyết này được chọn lọc trong các đề thi những năm gần đây. Ngoài ra,
còn có thêm một số câu hỏi tham khảo khác mà tôi muốn bạn sẽ tự làm!
Trong phần B là ví dụ minh họa 03 dạng bài tập chính mà các bạn sinh viên sẽ gặp
trong quá trình học và thi kết thúc học phần.
Phần C là các bài tập khác để các bạn có thể thỏa sức luyện tập, trau dồi kỹ năng tính
toán.
Phần D là một số đề thi tham khảo được sưu tầm trong những đợt thi gần đây nhất.
Ngoài tài liệu này, tôi muốn gửi đến bạn Bộ 30 đề thi môn học gần đây nhất để các
bạn có cái nhìn tổng quan hơn trong quá trình ôn tập và chuẩn bị thi môn học này. (gửi
kèm qua cuốn sách này)
Bằng sự tâm huyết của mình, tôi mong muốn các bạn sẽ có kết quả tốt nhất từ cuốn
sách này!
Trong quá trình biên soạn sẽ có những sai sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của bạn đọc để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn!
Chúc các bạn học tốt!

TÁC GIẢ

ĐÀO HỮU TỰA

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

A – PHẦN LÝ THUYẾT

LÝ THUYẾT TỔ CHỨC THI CÔNG

Câu 1: Hãy nêu cấu tạo nền đƣờng trong công trƣờng?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Mặt đƣờng đất: Làm bằng cách cho máy ủi san phẳng rồi dùng đầm lăn nặng 2 - 6
tấn lăn nhiều lần tạo thành lớp mặt đường rắn chắc.
 Mặt đƣờng đất cải thiện: Là rải trên mặt đường một lớp đất hỗn hợp gồm 6 -14%
đất thịt 70 -75% cát còn lại là những hạt nhỏ khác đầm chặt để các thành phần đất
liên kết với nhau tạo thành mặt đường rắn chắc.
 Mặt đƣờng đá dăm, sỏi hoặc xỉ phải dải làm 2,3 lớp mỗi lớp phải đầm kỹ bằng
đầm lăn.
 Mặt đƣờng đá hộc làm bằng các viên đá lớn xếp chặt trên nền cát hoặc sỏi (có sử
dụng đầm lăn mặt đường).
 Mặt đƣờng lát bằng tấm BTCT đúc sẵn: Trước khi lát phải san phẳng nền đất và
rải một lớp cát mỏng dâỳ khoảng 2 -3cm, dùng cần trục ôtô để cẩu lát các tấm
BTCT.
 Đƣờng sắt: Đường sắt phục vụ công trường có loại khổ rộng 1,4m, khổ hẹp (1,0m)
và đường goòng (0,6m). Hai bên nền đường phải có rãnh tiêu nước, mặt nền phải
cong để dễ thoát nước. Trên mặt nền rải một lớp ba lát bằng đá dăm, sỏi, cát hạt to
hoặc xỉ lô cao. Chiều rộng lớp balát phải lớn hơn chiều dài tà vẹt khoảng 20cm.

Câu 2: Các bƣớc lập tiến độ thi công công trình đơn vị?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Phân tích công trình thành các đợt, giai đoạn thi công.
 Lập và lựa chọn biện pháp kỹ thuật thi công công trình.
 Lập bảng danh mục liệt kê các công việc thi công từ móng đến mái, từ phần thô đến
phần hoàn thiện (và lắp đặt thiết bị công nghệ nếu có)
 Tính và tổng hợp khối lượng các công vịêc thi công. Lắp định mức dự toán XDCT,
xác định số công, ca máy cần thiết. Chọn số nhân công – xác định số thời gian thực
hiện công việc (t).
 Lập tiến độ thi công.

Câu 3: Cách đánh giá biểu đồ nhân lực?


Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Số công nhân trong biểu đồ nhân lực cho từng nghề không được biến động quá 10 –
15% số công nhân trung bình của nó.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

 Biểu đồ nhân lực chung không có chỗ lồi cao trong thời gian ngắn và lõm sâu trong
thời gian dài.
 Ngoài ra người ta có thể dựa vào chỉ tiêu:
- Hệ số không điều hoà của biểu đồ nhân lực:
Amax
K1 =
Atb
Amax: Số công nhân lớn nhất.
Atb: Số công nhân trung bình. (Atb=S/T)
- Hệ số phân bố lao động không đều:
S du
K2 =
S
Sdu: Số hao phí lao động vượt ngoài đường trung bình.
S: tổng số công lao động.
- Biểu đồ nhân lực tốt nếu K1  1 và K2  0.

Câu 4: Hãy nêu các tham số không gian trong tổ chức thi công dây chuyền?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
a. Mặt trận công tác:
- Là khoảng không gian đủ để công nhân hay nhóm công nhân tham gia vào dây
chuyền xây lắp nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, sao cho đảm bảo quy trình kỹ
thuật, quy tắc an toàn, năng suất lao động cao.
- Đơn vị đo: m, m2, m3 hay một bộ phận công trình như 1 tầng nhà, 1 đơn nguyên nhà,
v.v...
b. Đoạn thi công và phân đoạn thi công:
- Đối tượng thi công thường được chia thành các đoạn và tiếp đó các đoạn lại có thể
chia ra các phân đoạn.
c. Đợt thi công:
- Khi mặt trận công tác phát triển theo cả chiều cao công trình thì đối tượng thi công
phải được chia thành các đợt gọi là đợt thi công.

Câu 5: Cách tính lƣu lƣợng nƣớc trên công trƣờng?


Nêu đƣợc các ý chính sau:
a. Nước phục vụ cho sản xuất (Q1)
- Lưu lượng nước phục vụ sản xuất tính theo công thức:
n
 Ai
Q1 = 1,2 i 1 kg (l/s)
8  3600
Trong đó:
n: Số lượng các điểm dùng nước.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Ai: Lượng nước tiêu chuẩn cho 1 điểm sản xuất dùng nước (l/ngày)
kg: Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ (kg = 2  2,5)
1,2: Hệ số kể đến lượng nước cần dùng chưa tính hết, hoặc sẽ phát sinh ở công
trường.
8: Hệ số làm việc trong một ngày ở công trường.
3600: Đổi từ giờ sang giây (1 giờ = 3600 giây)
b. Nước phục vụ sinh hoạt ở hiện trường (Q2)
- Gồm nước phục vụ cho tắm rửa, ăn uống.
- Được tính theo công thức:
N B
Q2 = max kg (l/s)
8  3600
Trong đó:
Nmax: Số người lớn nhất làm việc trong một ngày ở công trường.
B: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho một người trong một ngày ở công
trường (B = 15  20 l/ngày)
kg: Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ (kg = 1,8  2)
c. Nước phục vụ sinh hoạt ở khu nhà ở (Q3)
- Bao gồm nước phục vụ cho các nhu cầu của dân cư trong khu nhà ở như tắm, giặt,
ăn uống, vệ sinh... được tính theo công thức:
NC  C
Q3 = kg  kng (l/s)
24  3600
Trong đó:
NC: Số người ở khu nhà ở.
C: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho một người trong một ngày ở khu ở (C =
40  60 l/ngày).
kg: Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong giờ (kg = 1,5  1,8)
kng: Hệ số sử dụng nước không điều hoà trong ngày (kng = 1,4  1,5).
d. Nước cứu hoả (Q4)
- Được tính bằng phương pháp tra bảng.
- Tuỳ thuộc vào quy mô xây dựng, khối tích của nhà và độ khó cháy (bậc chịu lửa).
- Lưu lượng nước tổng cộng ở công trường theo tính toán:
Qt = Q1 + Q2 + Q3 (l/s) nếu (Q1 + Q2 + Q3)  Q4
Qt = 70% (Q1 + Q2 + Q3) + Q4 (l/s) nếu (Q1 + Q2 + Q3) < Q4

Câu 6: Tính toán công suất tiêu thụ điện trên công trƣờng?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Công suất điện tiêu thụ trực tiếp sản xuất:
K .P
P1t   1 1 (KW)
cos 

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

 Công suất điện chạy máy (điện động lực):


K .P
P2t   2 2 (KW)
cos 
 Công suất điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng ở khu vực hiện trường:
P3t = K3 P3 (KW)
 Công suất điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng ở khu vực gia đình:
P4t = K4 P4 (KW)
 Tổng công suất điện cần thiết tính toán cho công trường:
 K .P K .P 
Pt = 1,1   1 1   2 2   K 3 .P3   K 4 .P4 
 cos  cos  
Trong đó:
1,1: Hệ số tính đến sự hao hụt công suất trong mạng.
cos: Hệ số công suất tra bảng, trong mạng điện tạm có thể lấy.
cos = 0,65  0,75
P1: Công suất danh hiệu các máy tiêu thụ trực tiếp điện (các máy hàn điện hoặc hồ
quang).
P2: Công suất danh hiệu của các máy chạy động cơ điện (cần trục tháp, thăng tải, máy
trộn vữa...)
P3, P4: Công suất danh hiệu các loại phụ tải dùng cho sinh hoạt và thắp sáng ở khu vực
hiện trường và khu ở gia đình (ti vi, tủ lạnh, computer, quạt, đèn...).
K1, K2, K3, K4: Hệ số nhu cầu dùng điện phụ thuộc vào số lượng các nhóm thiết bị.
Các hệ số cos và hệ số K, công suất động cơ, công suất máy sản xuất, các đèn thắp
sáng, tra trong sổ tay máy xây dựng hoặc sổ tay kỹ thuật điện.

Câu 7: Những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
- Lập nhiều phương án và lựa chọn phương án hiệu quả kinh tế cao, hạ giá thành xây
dựng.
- Tập trung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian xây dựng theo yêu cầu
của chủ đầu tư, thi công dứt điểm từng công trình để sớm đưa vào sử dụng; ưu tiên
công trình trọng điểm, chú ý kết hợp thi công các công trình phụ để hoàn thành và
bàn giao đồng bộ.
- Đảm bảo thi công liên tục, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, có biện pháp tích cực
đề phòng thiên tai.
- Áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến và hiện đại, sử dụng tối đa về số lượng
và năng suất của máy móc thiết bị sẵn có vào công tác vận chuyển và xây lắp, áp
dụng vào phương pháp thi công dây chuyền.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

- Giảm chi phí xây dựng công trình tạm thời; sử dụng các loại vật liệu ở địa phương
nơi công trình xây dựng.

Câu 8: Cách xác định số lƣợng ngƣời trong công trƣờng?


Nêu đƣợc các ý chính sau:
Người ta phân công cán bộ công nhân viên ở công trường ra thành các nhóm sau:
Nhóm A: Công nhân xây lắp ở hiện trường.
Nhóm B: Công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất.
Nhóm C: Cán bộ nhân viên kỹ thuật.
Nhóm D: Cán bộ nhân viên hành chính.
Nhóm E: Cán bộ công nhân viên phục vụ (nhà ăn, y tế.v.v..)
1) Nhóm A:
- Căn cứ vào kế hoạch tiến độ chỉ đạo thi công xác định được số công nhân xây lắp tối
đa tại công trường.
- Nếu chưa có kế hoạch tiến độ có thể xác định số công nhân xây lắp theo công thức
sau:
Q
A=
Bbq
- Q: khối lượng công tác xây lắp hàng năm tính theo giá trị (chọn năm có khối lượng
lớn nhất)
- Bbq: năng suất lao động bình quân cả năm của một công nhân xây lắp tính theo giá trị.
2) Nhóm B: Được xác định theo công thức:
A
B=m
100
m - tỷ lệ %
m = 20  30% đối với các công trình dân dụng công nghiệp có thiết kế không phức tạp
lắm.
m = 50  60% đối với các công trình công nghiệp lớn kỹ thuật phức tạp.
3) Nhóm C: Xác định theo công thức:
C = 4  8% ( A+B).
4) Nhóm D:
D = 5  6% (A+B).
5) Nhóm E:
A B C  D
E=p
100
p - là số % công nhân viên phục vụ công cộng.
p = 5  10: khu vực lán trại nhỏ.
p = 10  15: khu vực lán trại trung bình.
p = 15  20: khu vực lán trại lớn.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Nếu lấy tỷ lệ người ốm đau trung bình là 2% , số người nghỉ phép 4% thì tổng số cán bộ
công nhân viên trên công trường xác định bằng công thức: G = 1,06 (A+C+B+D+E).
Nếu kể đến gia đình: N = (1,5  2,0) G.

Câu 9: Hãy nêu khái niệm tổng mặt bằng thi công và các nguyên tắc chính khi thiết
kế tổng mặt bằng thi công?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
- Tổng mặt bằng thi công là mặt bằng tổng thể trên đó ngoài công trình xây dựng
vĩnh cửu còn có các công trình phụ trợ, các xưởng sản xuất, các kho bãi, nhà ở, nhà
làm việc được gọi chung là “công trình tạm”, hệ thống đường giao thông, hệ thống
cung cấp điện, hệ thống cấp nước, thiết bị, máy móc xây dựng phục vụ cho quá
trình xây dựng ở một giai đoạn thi công nhất định.
Khi thiết kế tổng mặt bằng thi công phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc, nhiều quy
chuẩn. Tuy nhiên những nguyên tắc sau đây có tính định hướng cho việc nghiên
cứu cũng như thiết kế để đạt được kết quả tốt nhất:
- Mặt bằng xây dựng cần thiết kế sao cho các công trình tạm phục vụ tốt nhất, tổng
lượng vận chuyển là ít nhất.
- Không bố trí các công trình tạm trên khu vực đất xây dựng công trình vĩnh cửu kể
cả phần mở rộng.
- Khi thiết kế MBXD phải đặt nó trong một mối quan hệ chung với sự đô thị hoá và
công nghiệp hoá ở địa phương.
- Khi thiết kế MBXD phải tuân theo các hướng dẫn, các quy chuẩn, các tiêu chuẩn
về thiết kế kĩ thuật, các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ
sinh môi trường.
- Học tập kinh nghiệm thiết kế MBXD và tổ chức công trường xây dựng của nước
ngoài.

Câu 10: Ý nghĩa và yêu cầu của kế hoạch tiến độ thi công?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Ý nghĩa:
- Nhờ có kế hoạch tiến độ thi công mà ta có thể lập các kế hoạch khác liên quan đến
công tác xây lắp công trình: kế hoạch tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư, điều
phối nhân lực...
 Yêu cầu:
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phương pháp tổ chức thi công khoa học
để hoàn thành công trình đúng thời gian quy định.
- Phải tuân theo các quy trình, quy phạm thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
- Biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động trong thi công.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Câu 11: Trình tự thiết kế Tổng mặt bằng thi công công trình đơn vị?
- Bước 1: Trên công trường đã được thiết kế, khoanh vùng diện tích công trình đơn
vị sẽ xây dựng và các công trình tạm đã dược thiết kế, trong một phạm vi đủ để
thể hiện được sự độc lập của công trình và mối liên hệ với các công trình xung
quanh.
- Bước 2: Vẽ mặt bằng công trình và diện tích đã khoanh vùng với tỉ lệ 1:100 hoặc
1:200 hoặc một tỉ lệ nào đó phù hợp.
- Bước 3: Bố trí cần trục, các máy móc thiết bị xây dựng.
- Bước 4: Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
- Bước 5: Thiết kế các loại nhà tạm
- Bước 6:Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước.
- Bước 7: Thiết kế mạng lưới cấp điện.
- Bước 8: Hệ thống an toàn bảo vệ và vệ sinh môi trường.

Câu 12: Trình bày cách tính diện tích kho bãi?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Xác định lượng vật tư cần dự trữ (Qdtr)
- Lượng vật tư bảo quản ở kho cần đảm bảo cho việc thi công được liên tục và không
lớn quá, bao gồm các loại dự trữ: dự trữ thường xuyên, dự trữ vận tải, dự trữ bảo
hiểm… được xác định như sau:
Qdtr  qt1  t 2  t 3   q  t dtr
- Với q: lượng vật tư tiêu thụ lớn nhất trong ngày, xác định căn cứ vào biểu đồ sử
dụng vật tư hàng ngày và lấy giá trị lớn nhất hoặc căn cứ vào tổng số lượng vật tư
Qk
cần sử dụng và khoảng thời gian sử dụng nó: q 
T
với Q_tổng khối kượng vật tư sử dụng trong kỳ;
T_thời gian sử dụng loại vật tư đó;
k  q max qtb  1,2  1,6 _hệ số tính đến mức độ sử dụng không đều.
t1, t2, t3_là thời gian dự trữ vật liệu thường xuyên, dự trữ vận tải, dự trữ bảo hiểm.
- Để đơn giản có thể lấy thời gian dự trữ chung tdtr=t1+ t2+ t3 tra bảng.
- Hoặc Qdtr có thể lấy giá trị lớn nhất trên biểu đồ dự trữ vật tư.
 Xác định diện tích, kích thước kho bãi
- Diện tích Fc, tức diện tích trực tiếp chất chứa vật liệu, được tính bằng công thức:
, m 2 
Qdtr
Fc 
d
- Với d_lượng vật liệu định mức chứa trên 1m2 diện tích kho bãi, tra bảng.
- Diện tích kho bãi F, kể cả đường đi lại dành cho việc bốc xếp, tháo dỡ, phòng
cháy… được tính như sau: F    Fc , m 2  . Hệ số sử dụng mặt bằng tra bảng.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Câu 13: Các nguyên tắc lập sơ đồ mạng lƣới?


Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Hình vẽ minh họa cho các quy tắc
 Trình bày được các ý sau:
1. Sơ đồ mạng
- Phải là một mô hình thống nhất chỉ bắt đầu bằng một sự kiện (sự kiện xuất phát) và
chỉ kết thúc bằng một sự kiện (sự kiện hoàn thành). Không có sự kiện xuất phát
hoặc hoàn thành trung gian.
2. Mũi tên ký hiệu công việc
- Mũi tên ký hiệu công việc đi từ trái sang phải. Sự kiện cũng đánh số tăng dần từ
trái sang phải, sao cho mũi tên công việc phải đi từ sự kiện có số nhỏ đến sự kiện
có số lớn.
3. Mối liên hệ logic: thể hiện cho đúng.
4. Có những công việc có thể bắt đầu khi công việc trước chưa kết thúc.
- Để tránh kéo dài thời gian do chờ việc, nên chia công việc trước ra làm nhiều phần,
mỗi phần có đủ khối lượng để các công việc sau có thể bắt đầu.
5. Trong sơ đồ mạng, một nhóm công việc có cùng một sự kiện đầu và sự kiện cuối có
thể vẽ thành một công việc, hoặc ngược lại.
6. Sơ đồ mạng không được có chu kỳ.

Câu 14: Phân loại dây chuyền xây dựng?


Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Theo cơ cấu.
- Dây chuyền đơn
- Dây chuyền tổng hợp.
 Theo nhịp điệu
- Dây chuyền đẳng nhịp đồng nhất.
- Dây chuyền đẳng nhịp không đồng nhất.
- Dây chuyền đẳng nhịp bội.
- Dây chuyền biến nhịp đồng nhất.
- Dây chuyền biến nhịp không đồng nhất.
 Theo sản phẩm
- Dây chuyền (bước) công việc.
- Dây chuyền chuyên môn hóa.
- Dây chuyền công trình.
- Dây chuyền liên hợp.

Câu 15: Tính toán dây chuyền tổng hợp đẳng nhịp?
Nêu đƣợc các ý chính sau:

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

 Dây chuyền đẳng nhịp và đồng nhất


- Trường hợp không có gián đoạn kỹ thuật, nghĩa là tCN = 0 thì thời hạn thực hiện
dây chuyền được tính theo công thức:
T = (m + n – 1) K
- Nếu có gián đoạn kỹ thuật thì: T = (m + n – 1)K + tCN
 Dây chuyền đẳng nhịp và không đồng nhất
- Phương pháp vẽ theo mối liên hệ đầu và cuối của dây chuyền bộ phận.
- Nếu xét cả đến gián đoạn kỹ thuật thì công thức tổng quát sẽ là:
n n 1
T =  K i + (m – 1)  (K i  K i 1 ) + (m – 1) Kn + tCN
i 1 i 1
- Khi tính T chỉ lấy các giá trị (Ki – Ki + 1) > 0
 Hình vẽ minh họa cho cả hai trường hợp tính toán.

Câu 16: Sơ đồ mạng lƣới cấp điện tạm thời trên công trƣờng.
Có 3 sơ đồ cấp điện tạm thời sau:
 Sơ đồ hình tia:

2
2

2 2
1

1 Nguån ®iÖn 2 Phô t¶i

Ƣu điểm:
- Không gây nên hiện tượng tổn thất điện áp trên mạng.
- Thiết bị làm việc ổn định. Độ tin cậy của mạng điện cao.
Nhƣợc điểm: Tốn thiết bị điện và đường dây, chi phí cao.
 Sơ đồ phân nhánh:

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

2
2 2

2 2

2
2

1 Nguån ®iÖn 2 Phô t¶i

Ƣu điểm: Đỡ tốn thiết bị điện và đường dây, chi phí thấp hơn sơ đồ hình tia.
Nhƣợc điểm: Có hiện tượng tổn thất điện áp trên toàn tuyến, điện áp cuối đường dây nhỏ
hơn đầu đường dây (U1>U2), gây nên hiện tượng sụt thế dẫn đến ảnh hưởng tới mô men
quay của động cơ (có thể dẫn đến hiện tượng như là quá tải của động cơ: gây nóng động
cơ) và độ sáng của bóng đèn.
 Sơ đồ phối hợp:
2
2

2
2 2 2

2 2 2 2

1 Nguån ®iÖn 2 Phô t¶i

Để phát huy ưu điểm của hai sơ đồ trên cũng như khắc phục nhược điểm của chúng,
người ta đưa ra sơ đồ phối hợp.

Câu 17: Tính toán các tham số của dây chuyền bộ phận?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
 Lƣợng lao động cần thiết:
Vi = Q i
§S
Vi: Ngày công
Qi: Khối lượng công tác

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

ĐS: Định mức sản lượng thực tế của mỗi công nhân
 Nhịp của dây chuyền:
Q i
K i 
N CN § S
K i : Nhịp của dây chuyền i tại phân đoạn 
Q i : Khối lượng công tác
ĐS: Định mức sản lượng thực tế của mỗi công nhân.
NCN: Số công nhân
 Thời gian thực hiện:
- Dây chuyền nhịp nhàng t = mk.
- Dây chuyền không nhịp nhàng: nhịp dây chuyền thay đổi.
m
t =  Ki
i 1

Câu 18: Tham số công nghệ trong thi công dây chuyền?
Nêu đƣợc các ý chính sau:
- Căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tính chất của các giai đoạn công tác có thể chia
thành quá trình cơ bản:
+ Quá trình chuẩn bị và sản xuất các sản phẩm làm sẵn.
+ Quá trình vận chuyển.
+ Quá trình xây lắp: chiếm vị trí chủ yếu, qua đó các hạng mục của công trình lần
lượt hình thành.
- Căn cứ vào nội dung tổ chức chia ra:
+ Phần việc:
+ Quá trình giản đơn.
+ Quá trình tổng hợp.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa các quá trình:
+ Quá trình thi công song song độc lập.
+ Quá trình thi công song song phụ thuộc.
- Sự phân loại dây chuyền:
+ Dây chuyền bước công việc.
+ Dây chuyền giản đơn.
+ Dây chuyền tổng hợp.
+ Dây chuyền hạng mục công trình.
+ Dây chuyền song song độc lập và dây chuyền song song phụ thuộc.
- Cường độ dây chuyền: Là khối lượng công tác mà mỗi dây chuyền đơn có thể hoàn
thành trong một đơn vị thời gian.

Câu 19: Những nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công?
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Nêu đƣợc các ý chính sau:


- Lập nhiều phương án và lựa chọn phương án hiệu quả kinh tế cao, hạ giá thành xây
dựng.
- Tập trung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian xây dựng theo yêu cầu
của chủ đầu tư, thi công dứt điểm từng công trình để sớm đưa vào sử dụng; ưu tiên
công trình trọng điểm, chú ý kết hợp thi công các công trình phụ để hoàn thành và
bàn giao đồng bộ.
- Đảm bảo thi công liên tục, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, có biện pháp tích cực
đề phòng thiên tai.
- Áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến và hiện đại, sử dụng tối đa về số lượng
và năng suất của máy móc thiết bị sẵn có vào công tác vận chuyển và xây lắp, áp
dụng vào phương pháp thi công dây chuyền.
- Giảm chi phí xây dựng công trình tạm thời; sử dụng các loại vật liệu ở địa phương
nơi công trình xây dựng.

Câu 20: Các loại kho trên công trƣờng?


 Dựa theo hình thức và tính chất bảo quản vật liệu:
- Kho lộ thiên: cát, sỏi, gạch, đá...
- Kho bán lộ thiên: thép tròn, thép tấm,...
- Kho kín : xi măng, vôi,...
- Kho chuyên dùng: xăng, dầu,...
 Dựa theo vị trí đặt kho:
- Kho trung chuyển: hàng hóa lưu kho trong thời gian ngắn, sớm được vận chuyển từ
phương tiện này sang phương tiện khác.
- Kho trung tâm: tập hợp vật liệu trước khi vận chuyển.
- Kho công trường: đặt tại công trường, phân phối vật liệu để thi công.
- Kho công trình: thường là kho bán lộ thiên.
- Kho thuộc các xưởng sản xuất, gia công.

Câu 21: Đƣờng găng là gì? Ý nghĩa đƣờng găng?


 Đƣờng găng là đường dài nhất, đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện kết thúc. Tất cả
các loại dự trữ trên đường găng đều bằng 0.
 Ý nghĩa đƣờng găng: Giúp ta xác định được những sự kiện, những công việc nào là
chính, từ đó có thể quản lý và chỉ đạo để thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch đề
ra.

Câu 22: Các phần tử của sơ đồ mạng lƣới? Các thông số thời gian?
a. Các phần tử của sơ đồ mạng lƣới:
 Công việc: Là một quá trình thể hiện mối liên hệ phụ thuộc.
- Công việc thực: là công việc cần chi phí, thời gian và tài nguyên.
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

- Công việc ảo: mối liên hệ logic, không đòi hỏi chi phí về thời gian.

 Sự kiện: Là mốc đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của công việc. Sự kiện không
phải là quá trình, không đòi hỏi chi phí về thời gian hoặc tài nguyên.

 Đƣờng: Là một chuỗi các công việc, chiều dài tính theo thời gian của tổng các công
việc trên đường. Đường dài nhất là đường găng. Công việc nằm trên đường găng gọi
là công việc găng.
b. Các thông số thời gian:
 Thời gian công việc: tij
 Thời gian sớm của các sự kiện: TiS
 Thời gian muộn của các sự kiện: TiM
 Thời gian sớm của các công việc: TijS
 Thời gian dự trữ sự kiện: Di = TiM - TiS
 Thời gian dự trữ công việc:
- Dự trữ lớn nhất: Rij = TjM - TiS - tij
- Dự trữ bé nhất: rij = TjS - TiM - tij
- Dự trữ tự do khởi sớm: rijKh.S = TjS - TiS - tij
- Dự trữ tự do khởi muộn: rijKh.M = TjM - TiM - tij

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP KHÁC

Xem thêm tại: Bộ 30 Đề thi môn học Tổ chức và quản lý thi công (gửi kèm theo cuốn
sách này)

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

LÝ THUYẾT QUẢN LÝ THI CÔNG

Câu 1: Khái niệm về quản lý thi công xây dựng công trình?
- Bao gồm quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chất lượng
công trình, quản lý chi phí thi công xây dựng, quản lý về an toàn lao động.
- Quản lý xây dựng công trình là việc giảm sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế
hoạch đồi với các giai đoạn của xây dựng công trình. Mục đích là từ góc độ quản lý
và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án: mục
tiêu giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng,… vì thế công tác quản lý vô
cùng chất lượng.

Câu 2: Vai trò quản lý thi công xây dựng?


- Liên kết tất cả các hoạt động, công việc của dự án xây dựng
- Tạo điều kiện cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án vs khách hàng, chủ
đầu tư và các nhà cung cấp đầu vào
- Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp
thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
- Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn.

Câu 3: Khái niệm nguồn lực, nội dung nguồn lực dự án?
 Khái niệm: Dự án đầu tư là tập hợp các nguồn lực mà nhà quản lý đã tập trung lại
nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.
 Nội dung nguồn lực trong một dự án gồm:
- Con người: bản thân nhà quản lý và nhân viên trong một đơn vị gọi là nhân lực
- Tiền: Vốn để thực hiện dự án
- Máy móc, thiết bị nguyên vật liệu
- Kiến thức sử dụng trong dự án.

Câu 4: Các loại nguồn lực?


- Nguồn lực có thể thu hồi: Là các nguồn lực không thay đổi khối lượng của nó trong
quá trình sử dụng, nhân lực, máy móc, thiết bị,…Đây là nguồn lực không thể xếp
kho. Số lượng thường xuyên thay đổi.
- Nguồn lực không thể thu hồi: là các nguồn lực thay đổi khối lượng của nó trong quá
trình sử dụng.Khối lượng nguồn lực này biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng công
việc hoàn thành do chúng biến thành sản phẩm,..

Câu 5: Mục tiêu của công tác quản lý nguồn nhân lực ?
- Mục đích quản lý nguồn nhân lực là đảm bảo đủ người, đúng người, đúng chỗ, đúng
lúc và chi phí hợp lý nhằm thực hiện các công việc đem lại lợi ích cho tất cả đơn vị.
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

- Phải đảm bảo toàn bộ các bộ phận trong đơn vị cùng phối hợp trong công việc để
thực hiện các mục tiêu của dự án.

Câu 6: Khái niệm quản lý chi phí thi công xây dựng công trình ?
 Quản lý chi phí dự án xây dựng công trình bao gồm những quy trình yêu cầu đảm bảo
cho dự án xây dựng công trình được hoàn tất trong sự cho phép của ngân sách.
 Quy trình này bao gồm:
- Lập kế hoạch cho các nguồn vốn.
- Ước lượng chi phí.
- Dự toán chi phí.
- Kiểm soát – điều chỉnh chi phí.

Câu 7: Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng?


- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả và các
yêu cầu khác của kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình phù hợp vs giai
đoạn xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn.
- Tổng mực đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù
hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua
việc ban hành, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng.

Câu 8: Quy định về công tác quản lý VSMT trên công trƣờng xây dựng?
- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm VSMT cho người
lao động trên công trường như có nơi nghỉ ngơi giữa ca, bố trí khu vệ sinh,… bảo vệ
xung quanh chống hụi chống ồn,.. các công trình trong đô thị phải thực hiện các giải
pháp bao che, thu dọn phế thải,..
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn
bảo đảm an toàn VSMT.
- NTTC xây dựng, tư vấn giám sát và chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám
sát việc thực hiện bảo vệ môi trường, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơi
quan về quản lý nhà nước và môi trường.
- Người để xảy ra hành vi tổn hại đến mối trường trong quá trình thi công xây dựng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Câu 9. Mục đích, yêu cầu của công tác giám sát trên công trƣờng?
 Mục đích:
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

- Theo dõi, kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ, ATLĐ, VSMT trong thi công xây
dựng công trình.
- Thực hiện giám sát ngoài trách nhiệm của bộ phận chuyên trách của nhà thầu tự giám
sát còn là trách nhiệm chính của CĐT (CĐT có thể thuê TVGS hoặc tự thực hiện khi
có đủ năng lực)
- TVGS được CĐT thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình
XD, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu TC trên cơ sở bản vẽ thiết kế
đã duyệt.
- TVGS phải chịu trách nhiệm với CDDT và pháp luật về chất lượng công trình mình
giám sát.
- Người thực hiện GSTS phải có chứng chỉ hành nghề GSTC xây dựng phù hợp với
công việc, loại, cấp công trình.
- Kỹ sư giám sát cần căn cứ theo quy định kỹ thuật trong quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành để giám sát và nghiệm thu công việc.
 Yêu cầu:
- Thực hiện ngay từ khi khởi công XD công trình.
- Thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình XD công trình.
- Phải căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn XD được áp dụng.
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Câu 10. Mục tiêu của quản lý thi công xây dựng công trình?
- Kết quả cuối cùng cần đạt (chất lượng của dự án).
- Mỗi công trình đặt ra 1 hay nhiều mục tiêu cần đạt được (công nghệ, tài chính, kinh
tế xã hội,...)
- Nguồn lực: Để đạt được kết quả mong muốn, mỗi dự án thi công đều dự trù chi phí
nguồn lực huy động cho DA (nhân lực, tài lực, kinh phí,..)
- Thời gian:
+ Để thực hiện 1 dự án TCXD đòi hỏi phải có thời gian ngắn nhất và thường vị ấn
định khống chế do nhiều lý do (ngay cả trong từng giai đoạn).
+ Tiến trình thực hiện 1 DA: 3 thời kỳ (Khởi đầu, triển khai, kết thúc)
 3 yếu tố: thời gian, chi phí, kết quả là những mực tiêu cơ bản của QLDATCXD, có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kết hợp 3 yếu tố tạo thành mục tiêu tổng thể của
QLDATCXD công trình.

Câu 11. Chức năng, nhiệm vụ của ban chỉ huy công trƣờng?
- BCH công trường thay mặt nhà thầu, theo nhiệm vụ được giao trực tiếp chỉ đạo thi
công hiện trường.
- Trực tiếp chỉ đạo đến từng tổ SX thông qua đội trưởng để đảm bảo thi công đúng tiến
độ, chất lượng.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

- Giao dịch với CĐT giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật phát sinh thông cán bộ nghiệp vụ
của BCH công trường.
- Quản lý trực tiếp các tổ:
+ Tổ kỹ thuật: chịu trách nhiệm về quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình.
+ Tổ kết cấu sư.
+ Tổ trắc địa.

Câu 12. Nội dung của công tác quản lý thi công xây dựng?
- Quản lý thi công XD công trình bao gồm quản lý (tiến độ TC, khối lượng TC, chất
lượng công trình XD, chi phí TCXD công trình, an toàn trong TCXD công trình)
- Quản lý thi công XD công trình là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế
hoạch đối với các giai đoạn của vòng đời dự án XD công trình.
- Chu trình quản lý TCXD công trình xoay quanh 3 nội dung chủ yếu:
+ Lập kế hoạch.
+ Tổ chức phối hợp thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gián, chi phí thực
hiện.
+ Giám sát các công việc dự án của xây dựng ctrinh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Câu 13. Phƣơng pháp cung cấp nhân lực trên công trƣờng xây dựng?
 Sử dụng nhân công của nhà thầu phụ:
- Nội dung: Giám đốc công ty XD và chủ nhiệm dự án duy trì 1 lượng lao động tối
thiểu trên công tường của nhà thầu phụ, trong đó có thuê giám sát công trường của
nhà thầu phụ.
- Ưu điểm:
+ Rất linh hoạt vì không phải tuyển nhân công.
+ Thầu chính bớt được các thủ tục hành chính rườm rà, giảm chi phí đào tạo công
nhân.
+ Thầu phụ chịu trách nhiệm về vẫn chuyển máy móc, ATLĐ, an ninh, duy tu và
dịch vụ về máy móc.
+ Thầu phụ thường có chuyên môn hóa về loại hình công việc đặc trưng nên thiết bị
thường hiện đại và hiệu quả hơn thiết bị của thầu chính.
- Nhược điểm:
+ Phải tổ chức đấu thầu.
+ Các khoản chi phí thường tăng vì nhà thầu phụ phải công thêm chi phí quản lý vào
hợp đồng.
+ Phải có tiến độ riêng cho từng nhà thầu phụ và sự phối kết hợp về tiến độ.
 Sử dụng nhân công của nhà thầu chính:
- Ưu, nhược điểm ngược với ưu, nhược điểm khi sử dụng công nhân của nhà thầu
phụ. Ngay cả khi cần tuyển nhiều công nhân cũng khó tuyển được nhiều công nhân
có tay nghề cao, nhất là đối với công trình thuộc dự án nằm ở cùng xa xôi, hẻo lánh.
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Câu 14. Nội dung giám sát chất lƣợng thi công công trình xây dựng?
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng.
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu TCXD công trình với hồ sơ dự thầu và
hợp đồng XD:
+ Kiểm tra nhân lực, thiết bị TC mà nhà thầu đưa vào công trường.
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu.
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư.
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm, cơ sở SXVL, sản phẩm phục vụ thi công của nhà
thầu.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị do NTTC cung cấp theo yêu
cầu của thiết kế:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà SX, kết quả thí nghiệm và kiểm
định chất lượng trước khi đưa vào công trình.
+ Nếu nghi ngờ kết quả kiểm tra chất lượng do nhà thầu cung cấp, CĐT thực hiện
kiểm tra trực tiếp trước khi lắp đặt vào công trình.
- Kiểm tra và giám sát trong quá tình thi công XD công trình:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu.
+ Kiểm tra giám sát thường xuyên các công việc nhà thầu triển khai ngoài hiện
trường.
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng khi có nghi ngờ về chất lượng.
+ Phối hợp với các bên liên quan để giải quyết khó khắc, vướng mắc.

Câu 15. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác QL chi phí TCXDCT?
 Nhân tố quản lý nhân sự, con ngƣời
- Giai đoạn thực hiện đầu tư đòi hỏi yêu cầu về tiến độ và thời gian thực hiện DA, đẩy
nhanh thời gian, đảm bảo chất lượng, chi phí phải nằm trong phạm vi đã duyệt.
Muốn thực hiện tốt các công việc này thì công tác quản lý nguồn nhân lực là rất
quan trọng.
- Cần xác định đúng trình độ và bố trí công việc phù hợp.
- Việc bố trí phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng của người LĐ và sử dụng tiềm năng
một cách hiệu quả.
- Kết hợp bồi dưỡng năng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động.
 Nhân tố khoa học công nghệ
- Áp dụng KH - CN vào xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ, giảm chi phí,
nhân lực lao động.
- Ngày nay KH - CN được áp dụng rộng rãi trong công tác xây dựng, nó giúp đẩy
nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng XD và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí
XD công trình.
HAU – STUDY HARD – PLAY HARD
https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

 Nhân tố chính sách, pháp lý


- Việc áp dụng các văn bản luật, nghị định vào công tác quản lý chi phí XD còn nhiều
bất cập, gây khó khăn trong việc áp dụng.
- Các văn bản quy định còn chưa thống nhất.
- Những chính sách của Nhà nước áp dụng cho XD cũng làm ảnh hưởng đến công tác
quản lý chi phí xây dựng.
 Nhân tố thị trƣờng
- Sự biến động về giá cả, tiền lương, vật tư, vật liệu, thiết bị làm ảnh hưởng không
nhỏ đến tổng mức đầu tư XD công trình.
- Sự thay đổi về giá cả làm cho viêc kiểm soát về chi phí trong XD gặp nhiều khó
khăn.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

B – VÍ DỤ BÀI TẬP

DẠNG 1: BÀI TẬP SƠ ĐỒ XIÊN


Ví dụ: Tính và vẽ sơ đồ xiên của một đối tượng thi công có 4 phân đoạn và 3 quá trình
được cho như sau:
Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
(Dây chuyền)
1 3 3 3 3
2 2 2 2 2
tcn 1 1 1 1
3 4 4 4 4

Lời giải:
 Tóm tắt đề bài:
m4
n3
K1  3
K 2  2
 tcn  1
K3  4 
 Bài làm:
 Thời hạn thi công dây chuyền:
T   Ki  (m  1).  Ki  Ki 1    m  1 .K n   tcn
T  (3  2  4)  (4  1).(1  0)  (4  1).4  1  25 (ngày)
 Tính gián đoạn giữa các quá trình:
 i   m  1 .  Ki  Ki 1 
1   4  1 .  3  2   3 (ngày)
 2  0 (ngày)
 Vẽ sơ đồ xiên:
- Vẽ dây chuyền 1 từ điểm số 0.
- Vẽ dây chuyền 2 bắt đầu vào ngày: 0  K1  1  0  3  3  6
- Vẽ dây chuyền 3 bắt đầu vào ngày: 6  K 2   2  tcn  6  2  0  1  9

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Lƣu ý:
 Nếu nhịp của dây chuyền sau lớn hơn nhịp của dây chuyền trước  Dùng mối liên
hệ đầu để vẽ.
 Nếu nhịp của dây chuyền sau nhỏ hơn nhịp của dây chuyền trước  Dùng mối liên
hệ cuối để vẽ.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

BÀI TẬP VỀ SƠ ĐỒ MẠNG (DẠNG 2.1)

Ví dụ: Lập sơ đồ mạng CPM với các công việc và mối liên hệ công việc cho trong
bảng sau:
 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Thời gian hoàn thành sơ đồ mạng.
 Xác định đường găng.
Tên công việc Công việc trƣớc Thời gian
A - 2
B - 6
C A 3
D A 2
E B, C 7
F D, E 3
G E 5
H F, G 5

Lời giải:

Thời gian hoàn thành sơ đồ mạng: 23 ngày.


Đƣờng găng là: 1 - 3 - 5 -6 - 7

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

BÀI TẬP VỀ SƠ ĐỒ MẠNG (DẠNG 2.2)

LÝ THUYẾT
1. Các bƣớc thực hiện tính toán sơ đồ mạng
 Bƣớc 1: Đánh số thứ tự các sự kiện.
- Nguyên tắc: Đánh số theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới sao cho
chiều của mũi tên công việc đi từ sự kiện có số thứ tự nhỏ  sự kiện có số thứ tự lớn.
 Bƣớc 2: Tính toán thời gian sớm của sự kiện. Thời gian sớm được tính từ trái sang
phải.
- Thời gian sớm của sự kiện khởi công bằng thời gian muộn của sự kiện khởi công và
bằng 0.
 Bƣớc 3: Tính toán thời gian muộn của sự kiện.
- Thời gian muộn của sự kiện kết thúc lấy bằng thời gian sớm của sự kiện kết thúc)
- Tính toán ngược từ phải sang trái.
 Bƣớc 4: Tính các loại thời gian dự trữ của sự kiện và dự trữ của công việc.
 Bƣớc 5: Tối ưu hóa sơ đồ mạng (nếu có)
 Bƣớc 6: Xác định đường găng.
- Đường găng là đường dài nhất đi từ sự kiện khởi công đến sự kiện kết thúc.
- Điều kiện để nhận biết đường găng: Tất cả các loại dự trữ trên đường găng đều bằng
0.
 Bƣớc 7: Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

2. Mối quan hệ giữa sự kiện và công việc

Thông số Ý nghĩa Công thức

i; j: số thứ tự sự kiện

Tis; Tjs: thời gian sớm sự kiện i; j Tjs=max(Tis+ tij; Ths+tih)


Sự kiện Tim; Tjm: thời gian muộn của sự kiện i; j Tim=min(Tjm - tij; Thm - tih)

Ri= Tim – Tis


Ri; Rj: thời gian dự trữ của sự kiện i; j
Rj= Tjm – Tjs

tij: thời gian của công việc

Rij: thời gian dự trữ toàn phần Rij= Tjm – Tis – tij

Công việc rij: thời gian dự trữ riêng rij= Tjs – Tim – tij

rijkhs: thời gian dự trữ khởi sớm rijkhs= Tjs – Tis – tij

rijkhm: thời gian dự trữ khởi muộn rijkhs= Tjm – Tim – tij
Rút gọn công thức:

Thông số Công thức


a2=max(a1+m; a3+n)
b1=min(b2-m; b3-n)
Sự kiện
c1=b1 – a1
c2=b2 – a2
x=b2 – a1 – m

y=a2 – b1 – m
Công việc
z=a2 – a1 – m

t=b2 – b1 – m

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Ví dụ: Tính toán sơ đồ mạng theo các yêu cầu sau:


 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Xác định đường găng.
 Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

Lời giải:

Đƣờng găng là: 1 – 3 – 4 - 6

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian:

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

C – BÀI TẬP TỰ LUYỆN

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ SƠ ĐỒ XIÊN


Bài 1: Tính và vẽ sơ đồ xiên của một đối tượng thi công có 4 phân đoạn và 5 quá trình
được cho như sau:
Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 1 1 1 1
2 3 3 3 3
tcn 2 2 2 2
3 2 2 2 2
4 3 3 3 3
5 2 2 2 2

Bài 2: Tính và vẽ sơ đồ xiên của một đối tượng thi công có 5 phân đoạn và 5 quá trình
được cho như sau:
Phân đoạn
1 2 3 4 5
Quá trình
1 4 4 4 4 4
2 5 5 5 5 5
3 1 1 1 1 1
4 2 2 2 2 2
tcn 3 3 3 3 3
5 3 3 3 3 3

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Bài 3: Tính thời gian và vẽ sơ đồ xiên cho một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 5
quá trình được cho như sau.

Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 3 3 3 3
2 5 5 5 5
3 1 1 1 1
tcn 4 4 4 4
4 2 2 2 2
5 1 1 1 1

Bài 4: Một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 3 quá trình . Hãy tính thời hạn thi công
dây chuyền và đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi công. Vẽ sơ đồ xiên cho trường
hợp rút ngắn thời gian thi công.

Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 3 3 3 3
2 2 2 2 2
tCN 1 1 1 1
3 4 4 4 4

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ SƠ ĐỒ MẠNG


Bài 1: Lập sơ đồ mạng CPM với các công việc và mối liên hệ công việc cho trong
bảng sau:
 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Thời gian hoàn thành sơ đồ mạng.
 Xác định đường găng.

Tên công việc Công việc trƣớc Thời gian


A - 2
B - 2
C - 3
D A 2
E B 1
F B 3
G A, C, E 5
H D, G 5
K C, E, F, A 5

Bài 2: Lập sơ đồ mạng CPM với các công việc và mối liên hệ công việc cho trong
bảng sau:
 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Thời gian hoàn thành sơ đồ mạng.
 Xác định đường găng.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Tên công
Công việc trƣớc Thời gian
việc
A - 5
B - 2
C A 1
D A 4
E B 2
F B 3
G D, E 5

H G, F 7

Bài 3: Lập sơ đồ mạng CPM cho công tác thi công trong bảng và tính toán các nội dung
sau:
 Tính toán các thông số thời gian của sự kiện và dự trữ công việc.
 Xác định đường găng.

Kí hiệu Công việc trƣớc Thời gian


A - 2
B - 6
C A 3
D A 2
E C,B 7
F D,E 3
G E 5
H F,G 5

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Bài 4: Lập sơ đồ mạng CPM với các công việc và mối liên hệ công việc cho trong
bảng sau:
 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Thời gian hoàn thành sơ đồ mạng.
 Xác định đường găng.
Tên công
Công việc trƣớc Thời gian
việc
A - 2
B - 3
C A 2
D A, B 4
E C 4
F C 3
G D, E 5

Bài 5: Tính toán sơ đồ mạng theo các yêu cầu sau:


 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Xác định đường găng.
 Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

Bài 6: Tính toán sơ đồ mạng theo các yêu cầu sau:


 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
 Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
 Xác định đường găng.
 Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

Bài 7: Tính toán sơ đồ mạng và chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian
 Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của công việc.
 Xác định đường găng
 Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

D – ĐỀ THI THAM KHẢO

KHOA: XÂY DỰNG KỲ THI KẾT THÚC MÔN HỌC


BỘ MÔN: Công nghệ & TCTC HỌC KỲ … NĂM HỌC: 20… - 20…

Đề thi môn Tổ chức và quản lý thi công Mã HP XD 3508 Đề số: 01


Ngành: X, KX, XN
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 đ) Khái niệm tổng mặt bằng thi công? Trình tự thiết kế tổng mặt bằng thi công
công trình đơn vị ?
Câu 2: (2 đ) Trình bày nội dung và những nguyên tắc chính của thiết kế tổ chức thi công?
Câu 3: (3 đ) Tính và vẽ sơ đồ xiên cho một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 5 quá
trình được cho như sau.
Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 3 3 3 3
2 4 4 4 4
tcn 1 1 1 1
3 2 2 2 2
4 1 1 1 1
5 3 3 3 3

Câu 4: (3 đ) Lập sơ đồ mạng CPM cho công tác thi công trong bảng và tính toán các nội
dung sau:
Tính toán các thông số thời gian của sự kiện và dự trữ công việc
Xác định đường găng
Kí hiệu Công việc trƣớc Thời gian
A - 1
B - 5
C A 3
D A 2
E C, B 6
F C, B 5
I D, E, F 3
H D, E 5

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

KHOA: XÂY DỰNG KỲ THI KẾT THÚC MÔN HỌC


BỘ MÔN: Công nghệ & TCTC
____________ HỌC KỲ … NĂM HỌC: 20… - 20…
Đề thi môn Tổ chức và quản lý thi công Mã HP XD 3508 Đề số: 02
Ngành: X, KX, XN
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 đ) Ý nghĩa của tiến độ thi công? Cơ sở và các bước lập tiến độ thi công
Câu 2: (2 đ) Trình bày các dạng nguồn cấp điện và sơ đồ cấp điện trên công trường?
Câu 3: (3 đ) Tính và vẽ sơ đồ xiên cho một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 5 quá
trình được cho như sau.

Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 2 2 2 2
2 4 4 4 4
3 1 1 1 1
tCN 1 1 1 1
4 2 2 2 2
5 5 5 5 5

Câu 4: (3 đ) Lập sơ đồ mạng CPM cho công tác thi công trong bảng và tính toán các nội
dung sau:
Tính toán các thông số thời gian của sự kiện và dự trữ công việc
Xác định đường găng
Kí hiệu Công việc trước Thời gian
A - 2
B - 3
C A 2
D A, B 4
E C 4
F C 3
G D, E 5
H F, G 2

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

KHOA: XÂY DỰNG KỲ THI KẾT THÚC MÔN HỌC


BỘ MÔN: Công nghệ & TCTC HỌC KỲ … NĂM HỌC: 20… - 20…

Đề thi môn Tổ chức và quản lý thi công Mã HP XD 3508 Đề số: 03


Ngành: X, KX, XN
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 đ) Trình bày nội dung và những nguyên tắc chính của thiết kế tổ chức thi công?
Câu 2: (2 đ) Trình bày nội dung, ý nghĩa và trình tự thiết kế tổ chức vận chuyển trên công
trường?
Câu 3: (3 đ) Một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 3 quá trình. Hãy tính thời hạn thi
công dây chuyền và đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi công. Vẽ sơ đồ xiên cho
trường hợp rút ngắn thời gian thi công.
Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 3 3 3 3
2 5 5 5 5
tCN 4 4 4 4
3 2 2 2 2

Câu 4: (3 đ) Tính toán sơ đồ mạng theo các yêu cầu sau:


Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
Tính toán các thời gian dự trữ của công việc
Xác định đường găng
Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/
TỔ CHỨC VÀ QLTC

KHOA: XÂY DỰNG KỲ THI KẾT THÚC MÔN HỌC


BỘ MÔN: Công nghệ & TCTC
____________ HỌC KỲ … NĂM HỌC: 20… - 20…
Đề thi môn Tổ chức và quản lý thi công Mã HP XD 3508 Đề số: 04
Ngành: X, KX, XN
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 đ) Khái niệm tổng mặt bằng thi công? Trình tự thiết kế tổng mặt bằng thi công
công trình đơn vị ?
Câu 2: (2 đ) Trình bày vai trò và ý nghĩa của kế hoạch tiến độ thi công?
Câu 3: (3 đ) Một đối tượng thi công có 4 phân đoạn với 3 quá trình. Hãy tính thời hạn thi
công dây chuyền và đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi công. Vẽ sơ đồ xiên cho
trường hợp rút ngắn thời gian thi công.

Phân đoạn
1 2 3 4
Quá trình
1 4 4 4 4
2 6 6 6 6
tCN 1 1 1 1
3 3 3 3 3

Câu 4: (3 đ) Tính toán sơ đồ mạng theo các yêu cầu sau:


Tính toán các thông số thời gian sớm, muộn; thời gian dự trữ của sự kiện.
Tính toán các thời gian dự trữ của công việc.
Xác định đường găng.
Chuyển sơ đồ mạng lên trục thời gian.

HAU – STUDY HARD – PLAY HARD


https://daohuutua.blogspot.com/

You might also like