You are on page 1of 7

Trình tự lập thiết kế tổ chức thi công

Theo nbc, đồ án thiết kế tổ chức thi công (TK TCTC) là một đồ án khó. Với sinh viên
chính quy, thì cái khó của đồ án này là ở chỗ chưa có thực tế thi công, khó hình dung ra
các công việc mà mình cần tổ chức; chưa có kinh nghiệm tổ chức... Song rất nhiều anh
chị em tại chức cũng "vò đầu bứt tai" khi làm đồ án này. Nhiều anh chị em tâm sự: bọn
em thi công nhiều rồi mà sao làm đồ án thấy khó quá, không biết bắt đầu từ đâu, và phải
làm cái gì.

Có chút ít "manh mối" về vấn đề này, nbc xin được chia xẻ với mọi người, hầu mong sao
có thêm được chút "tia sáng" để những anh chị em nào còn chưa "tỏ" được tỏ hơn tí chút.

Theo nbc, để thực hiện một đồ án TK TCTC ta cần phải trả lời các câu hỏi sau:

1. Ta được giao nhiệm vụ TK TCTC cái gì? Nếu không biết ta phải làm cái gì, hẳn sẽ
vô cùng khó khăn. Ở bước này ta phải khái quát được công trình (hoặc hạng mục công
trình) ta được giao nhiệm vụ thực hiện: 1 đoạn nền đường; 1 đoạn mặt đường; một trụ,
một mố, một kết cấu nhịp...

2. TK TCTC trong điều kiện nào? Không thể TK TCTC nếu như ta không biết được
các điều kiện tự nhiên; xã hội khu vực tuyến; điều kiện cung cấp các loại vật liệu, máy
móc, nhân lực; điều kiện vận chuyển; thời hạn thi công; các điều kiện liên quan khác
(cung cấp năng lượng, nhiên liệu, phụ tùng thay thế; thông tin liên lạc, y tế...).

TK TCTC mà không xác định rõ được các vấn đề này thì giống như đi "mò", làm "mò"
vậy. Đồ án làm cho có, còn ra thi công thực thì chẳng giống với những gì đồ án đã thuyết
minh, tính toán, bố trí, tổ chức cả. Người ta gọi đồ án TK TCTC ấy là "không khả thi".

3. Tốc độ thi công chung ra sao? Điều này phụ thuộc vào hạng mục ta thực hiện, thời
hạn thi công cho phép và tình hình khí hậu thời tiết trong khu vực xây dựng. Nếu thời hạn
thi công cho phép ngắn, tốc độ thi công chung hẳn phải nhanh và ngược lại. Ta muốn làm
12 tháng trong 1 năm song điều kiện thời tiết lại chỉ cho phép ta làm 6 - 8 tháng trong
năm thì đôi khi cũng phải tăng tốc độ thi công mặc dù tiến độ thi công cho phép còn dài
(để đảm bảo hoàn thành công trình trong mùa khô).

4. Trình tự thực hiện các hạng mục là gì? Việc đầu tiên khi thực hiện một công việc là
phải các định được trình tự. Trình tự thực hiện giống như một cái khung, sườn để ta triển
khai các công việc chi tiết. Nắm được trình tự một cách rõ ràng, ta sẽ không loay hoay
mất phương hướng khi giải quyết các công việc chi tiết. Nắm vững trình tự cho ta "thấy
cả cánh rừng" chứ không phải chỉ "thấy cây".

Trình tự nấu cơm thế nào nhỉ?

- Đong gạo.
- Vo gạo

- Đổ gạo vào nồi.

- Đổ nước.

- Đóng nắp và bật nút.

Hì hì, đúng chưa nhỉ! Mới chỉ đúng với việc nấu bằng nồi cơm điện; nấu bằng củi, than,
bếp...có các trình tự khác nữa.

5. Kỹ thuật thực hiện các công tác (trình tự) ra sao? Đong gạo cũng phải biết hỏi nấu
cho mấy người ăn mọi người nhỉ. Đổ nước vào nồi không đúng định lượng không khéo
lại "trên sống dưới khê, tứ bề nhão nhoét" thì chết. Những kỹ thuật ấy đều phải được xác
định rõ.
Thông thườgn thì mỗi người 1 lon --> cứ thế mà đong; thành phố thì ít hơn tí chút; thanh
niên nhiều thì nhiều hơn tí chút...

Kỹ thuật thi công là việc chúng ta xác định từng trình tự thi công ta phải làm như thế nào,
cần tính toán gì; nếu bố trí thì sơ đồ bố trí ra sao? Nếu máy thi công thì sơ đồ hoạt động
của máy thế nào... cần có những khâu kiểm tra gì trong quá trình thi công để hoàn thành
công việc đúng chất lượng, đảm bảo chi phí thấp, thi công nhanh mà vẫn an toàn.

Người thực hiện đồ án mà ta thiết kế cứ đọc, cứ xem trong ấy mà làm; chưa gặp người
TK TCTC mà cứ như gặp bạn tri kỷ vậy.

Với 1 công tác trong xây dựng, thường có một vài kỹ thuật hoàn thành nó. Trong giai
đoạn này, người thiết kế phải cân nhắc, lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất cho công việc
(công tác) ấy song cũng phải đảm bảo tỉnh khái quát, hài hòa, liên hệ... với các công tác
khác có trong trình tự thi công.
6. Xác định công nghệ thi công:

Khi trình tự đã rõ ràng, kỹ thuật đã được xác định --> hai yếu tố này hợp nhất với nhau
trong một công nghệ thi công.

Công nghệ thi công (thường tổng hợp thành 1 bảng) có trình tự các công việc như đã xác
định, song các công việc được mô tả vắn tắt kỹ thuật thực hiện.

Ví dụ: vận chuyển đất đào đến bãi thải bằng ô tô Hyundai tự đổ 15 tấn, cự ly VC trung
bình 5km.

7. Xác định khối lượng công tác, khối lượng vật liệu trong công nghệ thi công:

Mỗi công tác (trình tự công mỗi công tác (trình tự công nghệ) trong côg nghệ thi công
cần xác định rõ khối lượng phải thực hiện nó. Ta chỉ tổ chức tốt công việc khi biết mình
phải làm cái gì, khối lượng nhiều hay ít?
Khối lượng vật liệu thường được tính toán dựa trên cấu tạo, kích thước các bộ phận công
trình và định mức xây dựng cơ bản.

Khối lượng công tác sẽ còn phải tính toán dựa trên các trình tự và công nghệ thi công,
biện pháp thi công đã đề xuất.

Hai công việc này thường cũng được lập thành 2 bảng riêng biệt:

- Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu.

- Bảng công nghệ thi công.

Ví dụ: công tác vận chuyển đất đến bãi thải trên có khối lượng 5.000 m3.

8. Tính toán năng suất, định mức thực hiện các thao tác trong công nghệ thi công:

Khi đã có khối lượng công tác, thao tác. Người tổ chức thi đã có khối lượng công tác,
thao tác. Người tổ chức cần biết hao tốn bao nhiêu ca máy hoặc nhân lực để hoàn thành 1
đơn vị sản phẩm ấy; hoặc trong 1 ca, công có thể hoàn thành bao nhiêu khối lượng công
tác.

Năng suất các máy móc thường được tính toán theo các sơ đồ đã thiết kế, công thức tính
năng suất phù hợp với sơ đồ ấy. Trong 1 vài trường hợp đặc biệt, NS máy có thể sử dụng
định mức.

Ví dụ: năng suất công tác vận chuyển đất đào đến bãi thải bằng ô tô Hyundai tự đổ 15
tấn, cự ly VC trung bình 5km, N = 500 m3/ca.

Định mức sử dụng nhân lực thường lấy theo ĐM XDCB, trong 1 số trường hợp định mức
này lấy theo kinh nghiệm thi công thực thế.

9. Tính toán số công, số ca máy hoàn thành các thao tác: như vậy, một công việc/công
tác trong công nghệ thi công sẽ cần bao nhiêu công/ca máy để hoàn thành nó.

Rất đơn giản, chúng ta sẽ lấy khối lượng công tác chia cho năng suất/định mức của công
tác đó. Kết quả chúng ta sẽ có số ca (nếu công tác hoàn thành bằng máy) hoặc số công
(nếu công tác này hoàn thành bằng thủ công).

Ví dụ: Số ca máy hoàn thành công tác vận chuyển đất đổ đến bãi thải = 5.000/500 = 10
ca (ô tô hyundai).

10. Xác định phương pháp tổ chức thi công:

Khi đã có công công/ca máy hoàn thành các thao tác, muốn biên chế được tổ đội thi công
ta phai biết phương pháp tổ chức thi công.
Trong xây dựng, ta biết có các phương pháp TCTC:

- Tuần tự

- Song song

- Dây chuyền

- Hỗn hợp

Ở bước này phải căn cứ vào thời hạn thi công, công nghệ thi công của từng công tác, điều
kiện cung cấp các nguồn lực xây dựng và các yếu tố khác để chọn phương pháp TCTC
cho hợp lý cho từng hạng mục và cả đoạn tuyến hoặc tuyến đường.

11. Xác định hướng thi công & trình tự thi công tác đoạn tuyến:

Với các công trình có tính chất tuyến (đường ô tô, đường sắt, kênh mương thủy lợi...)
việc xác định hướng thi công rất quan trọng.

Hướng thi công phải đảm bảo:

- Tận dụng tốt các đoạn làm trước phục vụ cho công tác thi công các đoạn sau.

- Đường vận chuyển các loại VL, bán thành phẩm...thuận lợi.

- Máy móc thi công di chuyển dễ dàng, không cản trở nhau, không phá hỏng những kết
cấu chưa hình thành cường độ...

- Lợi dụng được các yếu tố khí hậu (nắng, gió) hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố
này tới quá trình thi công.

Trong một số trường hợp cụ thể, trình tự hoàn thành các đoạn tuyến do chủ đầu tư quy
định. Nếu không có các quy định này, việc lựa chọn đoạn nào làm trước, đoạn nào làm
sau thường căn cứ chủ yếu vào các yếu tố như đã nêu trong việc chọn hướng thi công ở
trên.

12. Biên chế các tổ đội thi công:

Việc biên chế các tổ đội thi công cho phép ta tính toán được thời gian hoàn thành các
công tác trong công nghệ thi công, làm căn cứ để lập tiến độ thi công.

Biên chế các tổ đôi thi công dựa vào các căn cứ:

- Tiến độ thi công yêu cầu (nhanh gấp --> biên chế nhiều và ngược lại).
- Phương pháp TCTC (tuần tự, song song, dây chuyền hay hỗn hợp).

- Số công/ca máy cần thiết hoàn thành các thao tác trong công nghệ thi công.

- Diện thi công (diện thi công hẹp không cho phép máy móc và nhân lực tập trung quá
nhiều gây cản trở nhau khi hoạt động, gây mất an toàn lao động).

- Kỹ thuật thi công đã xác định.

13. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác:

Khi đã có số công/ca máy hoàn thành các thao tác trong công nghệ thi công và biên chế
các tổ đội hoàn thành các thao tác ấy. Việc tính toán thời gian hoàn thành các thao tác
trong công nghệ thi công chỉ còn là 1 phép chia đơn thuần.

Thời gian hoàn thành các thao tác = Số công,ca máy hoàn thành các thao tác/Biên chế các
tổ đội hoàn thành các thao tác ấy.

Khi TK TCTC tổng thể, thời gian này có thể là năm, quý, tháng, tuần, ngày; khi TK
TCTC chi tiết thời gian này là ngày, giờ, phút.

Toàn bộ kết quả tính toán nêu ở mục 7, 8, 9, 13 được tổng hợp trong 1 bảng.

14. Lập tiến độ thi công:

Việc lập tiến độ thi công có thể thực hiện theo sơ đồ ngang (1 trục hoặc 2 trục) hoặc sơ
đồ mạng.

Căn cứ để lập tiến độ gồm có:

- Phương pháp TCTC đã xác định (cho tưng hạng mục, cho toàn tuyến).

- Hướng thi công đã chọn.

- Trình tự hoàn thành các hạng mục, đoạn tuyến đã cân nhắc.

- Thời gian thi công đã chọn (chọn mùa thi công có lợi - mùa khô).

- Thời hạn thi công cho phép.

- Biên chế các tổ đội thi công.

- Thời gian hoàn thành các thao tác trong công nghệ thi công đã tính toán.

Trong XDĐ tiến độ này thường được lập trên sơ đồ ngang 2 trục: trục tung là thời gian
thi công, trục hoành là bình đồ duỗi thẳng của đoạn tuyến hoặc tuyến đường.
Tiến độ các hạng mục có tính chất tuyến sẽ là các đường xiên góc, các hạng mục tập
trung (cầu, cống...) có tiến độ là các đường thẳng đứng.
15. Lập biểu đồ yêu cầu cung cấp nhân lực máy móc, vật tư:

Sau khi đã có tiến độ thi công (lập sơ bộ) ở bước 14. Tiến hành lập các biểu đồ yêu cầu
cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư theo tiến độ thi công đã được lập.

Các biểu đồ này được coi là tối ưu khi tăng dần (đều đặn) trong quá trình khai triển, giảm
dần trong thời kỳ hoàn tất; ổn định trong suốt thời gian thi công.

Biểu đồ yêu cầu cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư theo tiến độ thi công được
xem là một tiêu chí đánh giá tiến độ thi công đã lập có hợp lý hay không.

Việc tại một thời điểm thi công nào đó yêu cầu các nguồn lực thi công này quá lớn (gay
khó khăn cho khâu cung cấp) hoặc quá nhỏ (không tận dụng được nguồn lực xây dựng)
đều được xem là bất hợp lý.

16. Điều chỉnh tiến độ thi công:

Đây là bước quan trọng trong quá trình lập tiến độ.

Việc hiệu chỉnh tiến độ thi công phải đạt được các tiêu chí:

- Hoàn thành và hoàn thành vượt mức thời hạn thi công đã quy định.

- Sử dụng hợp lý các nguồn lực xây dựng.

- Máy móc, thiết bị, nhân lực... làm việc phát huy được năng suất và an toàn.

Việc điều chỉnh tiến độ thị công được tiến hành song song với việc vẽ lại các biểu đồ yêu
cầu cung cấp các nguồn lực xây dựng theo tiến độ thi công.

17. Lập bảng kế hoạch điều động máy móc, nhân lực:

Từ tiến độ thi công đã xác định, lập bảng kế hoạch điều động máy móc, nhân lực theo
tiến độ thi công.

Bảng này thực chất là 1 tiến độ thi công theo sơ đồ ngang 1 trục. Nhìn vào bảng, người
điều hành thi công sẽ thấy ngay được kế hoạch điều động: tổ/đội nào, biên chế ra sao,
làm việc gì, trong khoảng thời gian nào?

Tiến độ thi công, biểu đồ yêu cầu cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư và bảng kế
hoạch điều động máy móc nhân lực thường được tích hợp trong 1 bản vẽ: TIẾN ĐỘ THI
CÔNG.
17 bước lập TK TCTC cơ bản trên có thể sẽ có 1 vài thay đổi nhỏ tùy theo hạng
mục, công trình mà người TK được giao nhiệm vụ TK TCTC.

Hy vọng rằng với các trình tự TK TCTC trên, các bạn khóa 04X3 sẽ có cái nhìn
tổng quan về đồ án TK TCTC nền đường ô tô trong kỳ này và đồ án TK TCTC mặt
đường ô tô cho kỳ sau.

Mời các bạn tiếp tục đặt câu hỏi và thảo luận.

You might also like