You are on page 1of 8

MỤC LỤC

THUYẾT MINH TÍNH TOÁN.....................................................................................2

1 GIỚI THIỆU.......................................................................................................2

2 NỘI DUNG........................................................................................................2

PHẦN A: THUYẾT MINH CHUNG, NGUYÊN LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ - TIÊU


CHUẨN ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ.............................................................................3

1 CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ.....................................................................3

2 CÁC QUI CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG...................................................3

3 PHẦN MỀM PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ...........................................................3

4 TỔN HAO ỨNG SUẤT......................................................................................3

5 VẬT LIỆU..........................................................................................................4

5.1 Bê tông.......................................................................................................4

5.2 Cốt thép thường (cho phần sàn ứng suất trước).......................................4

5.3 Cáp ứng suất trước....................................................................................4

6 CÁC LOẠI TẢI TRỌNG VÀ TỔ HỢP TẢI TRỌNG...........................................5

6.1 Tải trọng.....................................................................................................5

6.2 Tổ hợp tải trọng..........................................................................................5

7 KIỂM TRA ĐỘ VÕNG.......................................................................................5

PHẦN IV: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHI TIẾT TỪ MÔ HÌNH......................................7

|i
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN SÀN DỰ ỨNG LỰC

1 GIỚI THIỆU

- Dự án: Nhà máy sản xuất, gia công dụng cụ y tế xuất khẩu Environstar

- Địa điểm xây dựng: KCN Cầu Nghìn – Thái Bình

2 NỘI DUNG

Thuyết minh thiết kế được chia làm các phần sau:

- Phần A: Thuyết minh chung, nguyên lý và cơ sở thiết kế - tiêu chuẩn áp dụng trong
thiết kế.

- Phần B: Kết quả phân tích chi tiết từ mô hình.


PHẦN A: THUYẾT MINH CHUNG, NGUYÊN LÝ VÀ CƠ SỞ THIẾT KẾ - TIÊU CHUẨN
ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ

1 CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ CƠ SỞ

- Hồ sơ thiết kế kiến trúc và các bộ môn kỹ thuật khác .

- Các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, tải trọng tác động đối với công trình.

2 CÁC QUI CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.

- TCVN 2737:1995 : Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 5574:2018 : Kết cấu bê tông và BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 9386:2012 : Thiết kế công trình chịu động đất

- EN 1992-1-1:2004 : : Tiêu chuẩn châu Âu EN 1992-1-1:2004: Thiết kế kết cấu bê tông


- Phần 1-1: Quy định chung và quy định cho nhà. (Design of Concrete Structures -
Part 1-1: General rules and rules for buildings)

- EN 206-1:2010: Concrete – Part 1: Specification, performance, production and


conformity

- ASTM A416/A416M-10, Grade 270k: Tiêu chuẩn về vật liệu cáp ứng suất trước

- Tr43 Post-tensioned Concrete Floors-Design Handbook ;

3 PHẦN MỀM PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

Phân tích kết cấu sàn sử dụng phần mềm ADAPT-FLOOR PRO, là phần mềm chuyên
dụng để thiết kế kết cấu ứng suất trước theo phương pháp phần tử hữu hạn và sơ đồ
không gian do công ty ADAPT của Mỹ sản xuất và phân phối trên toàn thế giới. Phần
mềm đã được mua bản quyền sử dụng để thiết kế.

4 TỔN HAO ỨNG SUẤT

Tổn hao ứng suất ngắn hạn (bao gồm tổn hao do ma sát và tụt neo) được tính toán tự
động bởi phần mềm. Tổn hao ứng suất dài hạn (từ biến, co ngót, chùng ứng suất) do kỹ
sư tính toán và khai báo vào phần mềm. Đối với kết cấu công trình này tổn hao ứng suất
dài hạn cho mỗi sợi cáp là 150 MPa.
5 VẬT LIỆU

5.1 Bê tông
Thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu (EN 1992-1-1:2004), bê tông Class C28/35 theo EN
1992-1-1:2004, tương ứng với bê tông cấp bền B35 theo TCVN 5574:2012.

Cường độ đặc trưng của mẫu trụ: fck = 28 MPa

Cường độ đặc trưng của mẫu lập phương: fck,c = 35 MPa

Theo EN 206-1:2010, mục 3.1.32, định nghĩa độ bền đặc trưng của bê tông:

Mục 3.2, EN 206-1:2010

Theo EN 1992-1-1:2004, tiêu chuẩn châu Âu, mục 1.6, định nghĩa ký hiệu fck là độ bền
chịu nén đặc trưng của mẫu trụ bê tông ở 28 ngày tuổi.

Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn Việt Nam 5574: 2012, định nghĩa cường độ chịu nén đặc
trưng ký hiệu bằng chữ B, là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời,
tính bằng đơn vị MPa, với xác suất đảm bảo không dưới 95%, xác định trên các mẫu lập
phương kích thước tiêu chuẩn (150mmx150mmx150mm) được chế tạo, dưỡng hộ trong
điều tiêu chuẩn và thí nghiệm nén ở tuổi 28 ngày.

Như vậy có thể quy đổi bê tông có f ck,c = 35 MPa theo tiêu chuẩn Châu Âu về tương
đương với bê tông cấp bền B35 theo tiêu chuẩn Việt Nam.

5.2 Cốt thép thường (cho phần sàn ứng suất trước)
- Đường kính  < 10 dùng thép CB240T có giới hạn chảy f y = 240 MPa

- Đường kính  >= 10 dùng thép CB400V có giới hạn chảy fy = 400 MPa

5.3 Cáp ứng suất trước


- Loại cáp grade 270k (1860 MPa) theo ASTM A416, đường kính 15.24mm (T15).

- Giới hạn chảy: fpy =1670 Mpa.


- Giới hạn bền: fpu =1860 Mpa.

- Tỷ lệ fpy/fpu = 1670/1860 = 0.908 >0.8

- Độ chùng ứng suất thấp, ở lực kéo 80%fpu, sau 1000 h không quá 3.5 %.

- Mô đun đàn hồi Eps = 1.95*105 MPa.

- Ma sát góc = 0,2.

- Ma sát lắc k = 0.005 rad/m

6 CÁC LOẠI TẢI TRỌNG VÀ TỔ HỢP TẢI TRỌNG

6.1 Tải trọng


Tải trọng được tính cụ thể cho từng sàn và từng khu vực theo công năng kiến trúc:

- Trọng lượng bản thân (SW) ;

- Tĩnh tải: DL;

- Hoạt tải: LL;

- Tải trọng do căng cáp ứng suất trước: Pres

- Hiệu ứng siêu tĩnh (là các phản lực gây ra bởi cáp dự ứng lực): Hype

6.2 Tổ hợp tải trọng


- Giới hạn điều kiện sử dụng: 1*(SW) + 1*(DL) + 1*(LL) + 1*(PT) ứng suất trước

- Giới hạn cường độ cực hạn: 1.35*(SW) + 1.35*(DL) + 1.5*(LL) + 1*Hiệu ứng siêu tĩnh
(Hyperstatic)

- Service (quasi-permanent ) : 1*(SW) + 1*(DL) + 0.8*(LL) + 1*(PT) ứng suất trước

- Trạng thái sau khi buông neo: 1*(SW) + 1.15*(PT) ứng suất trước.

7 KIỂM TRA ĐỘ VÕNG

Độ võng được tính toán theo các trường hợp sau:

- Độ võng tức thời ngắn hạn:

1*(SW) + 1*(DL) + 1*(LL) + 1*(Pres) ứng suất trước

- Độ võng dài hạn:

Độ võng dài hạn được tính toán với hệ số giảm hoạt tải để xét đến tính chất tạm thời của
tải trọng (hoặc chỉ xét đến phần dài hạn của tải trọng ngắn hạn). Tính toán độ võng dài
hạn cần phải kể đến các hệ số từ biến và co ngót của bê tông. Thông thường, độ võng dài
hạn có thể lấy giá trị bằng 3 lần độ võng tức thời ngắn hạn.

8. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ĐỘ DÃN DÀI CÁC ĐƯỜNG CÁP

1. Tài liệu áp dụng


- EN1992-1-1:2004 Design of concrete structures;

- ACI 318-08: Building Code Requirements for Structural Concrete;

- PTI Post-Tensioning Manual (Hướng dẫn thiết kế Dự ứng lực căng sau);

- Technical note: Prestressing Losses and Elongation Caculations.

2. Phần mềm tính toán:


- Sử dụng phần mềm ADAPT FLOOR PRO là phần mềm chuyên dụng thiết kế dự
ứng lực theo phương pháp phần tử hữu hạn. Phần mềm đã được mua bản quyền.
3. Thông số vật liệu cáp
- Ký hiệu: T15 ;

- Loại cáp: Grade 1860 theo ASTM A416/A416M-2010

- Đường kính cáp dự ứng lực : 15.24 mm ;

- Diện tích tiết diện : 140 mm2 ;

- Trọng lượng : 1.102 kg/md ;

- Giới hạn bền : fpu = 1860 MPa ;

- Giới hạn chảy : fpy = 1670 MPa ;


- Mô đun đàn hồi : E = 195x103 MPa ;

- Lực kéo căng thiết kế : Ptk = 208kN/ sợi cáp T15.

4. Lý thuyết tính toán 

Khi tác dụng lực Ptk vào các tao cáp, tao cáp sẽ dãn ra một đoạn là , được xác định theo
công thức sau :

(1)
Trong đó :
- A : Diện tích tao cáp

- E : Modul đàn hồi

- Px : Lực tác dụng lên đường cáp tại vị trí x so với lực tác dụng ban đầu

-  : Độ dãn dài tính toán


- Lực tác dụng lên đường cáp tại vị trí x so với lực tác dụng ban đầu P tk xác định theo
công thức sau :

(2)
Trong đó :
- Ptk : Lực tác dụng lên tao cáp tại điểm đầu (Ptk = 146.9 kN)

-  : Hệ số theo góc của ma sát, xác định theo mục 5.10.5.2 EN 1992-1-1:2004

- k : Hệ số dao động về ma sát trên một đơn vị chiều dài tao cáp, xác định theo mục
5.10.5.2 EN 1992-1-1:2004
- α : Góc thay đổi từ điểm tác dụng lực ban đầu đến điểm x

Từ (1) và (2) ta có độ dãn dài của đường cáp khi tác dụng lực P tk xác định theo công
thức :

Trong đó :
- i : Khoảng cách từ điểm đầu đến điểm tính toán độ dãn dài
PHẦN B: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHI TIẾT TỪ MÔ HÌNH

Kết quả phân tích được trình bày cho từng hạng mục của công trình, bao gồm các nội
dung sau:

1. Các loại tải trọng và tổ hợp


2. Vật liệu và đặc tính
3. Tiêu chuẩn thiết kế và các thông số đầu vào
4. Các thông số về giới hạn cho phép
5. Mặt bằng kết cấu và mặt bằng tải trọng
6. Các đường gối tựa theo phương X
7. Các đường gối tựa theo phương Y
8. Kết quả kiểm tra ứng suất theo phương X
9. Kết quả kiểm tra ứng suất theo phương Y
10. Đường bao mô men uốn theo phương X
11. Đường bao mô men uốn theo phương Y
12. Biểu đồ yêu cầu cốt thép
13. Sơ đồ bố trí cáp
14. Thép thường
15. Độ võng.

You might also like