You are on page 1of 19

1 HẠNG MỤC

Báo cáo thể hiện thuyết minh tính toán cho sàn dự ứng lực từ sàn tầng điển hình của dự án
“Tòa nhà FLC Complex”.

2 TỔNG QUAN
2.1 Tài liệu tham khảo và tiêu chuẩn thiết kế
- Tài liệu tham khảo:
- Tiêu chuẩn thiết kế: BS8110 – 1997 : Kết cấu bê tông
Phần 1. Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho thiết kế và thi công
Phần 2. Quy trình kỹ thuật cho các trường hợp đặc biệt
- Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động

2.2 Mô hình thiết kế


Sàn được mô hình hóa bằng chương trình phần mềm Safe 12.3 để phân tích tính toán dựa trên
phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng cho tính toán sàn.
Đặc điểm kỹ thuật công trình:
Sàn được đỡ bởi hệ thống cột, vách.
• Chiều dày sàn 230 mm
• Kích thước cột, vách xem ở bản vẽ mặt bằng kết cấu.

3 CƠ SỞ THIẾT KẾ
3.1 Vật liệu
Bê tông
2
Cường độ chịu nén danh định của bê tông fcu : 30 N/mm (mẫu lập phương)
Môđun đàn hồi: 3.25E7 KN/m2
Cáp dự ứng lực
Tao cáp 7 sợi cường độ cao và độ tự chùng thấp.
Tuân theo tiêu chuẩn ASTM A416-88 Cấp 270.
Đường kính danh định Ø = 15.2 mm
Diện tích danh định Ap = 140.0 mm2

2
Môđun đàn hồi Ep = 195’000 N/mm
Cường độ kéo đứt fpu = 1860 N/mm2
2
Giới hạn chảy fpy = 1670 N/mm
Độ tự chùng sau 1000h 2.5 %
Lực kéo đứt Pu = 206.4 kN
Tổn thất ứng suất ngắn hạn
Độ tụt nêm = 6 mm
Hệ số ma sát, µ = 0.2 rad -1
Hệ số ma sát lắc, κ = 0.0017 m -1

Mất mát do thiết bị neo = 3-5% Jacking force


Tổng tổn thất ứng suất ngắn hạn: 7% fpu
Tổn thất ứng suất dài hạn
Tổng tổn thất ứng suất dài hạn: 15% fpu
Trong đó:
Mất mát ứng suất do từ biến(Creep stress): 40%
Mất mát ứng suất do co ngót bêtông(skinkage stress): 40%
Mất mát chùng ứng suất(Relaxation stress):20%
Cốt thép
Thép gờ có cường độ cao nên được sử dụng cho đường kính ≥ 10
Giới hạn chảy danh định: fy = 390 Mpa với thanh D =10
Giới hạn chảy danh định: fy = 390 Mpa với thanh D ≥12

Giới hạn chảy danh định: fy = 225 Mpa với thanh D <10
Môđun đàn hồi Es = 200000 Mpa
Ống gen
Kích thước: 20x80mm

3.2 Lớp bảo vệ


Lớp bảo vệ nhỏ nhất của ông gen không nhỏ hơn kích thước nhỏ nhất của ông gen hoặc ½ kích
thước lớn nhất của ông gen.
Lớp bảo vệ cốt thép thường:
Lớp thép trên: 20mm
Lớp thép dưới: 20mm
Lớp bảo vệ ống gen cáp: 35mm
3.3 Chiều rộng vết nứt cho phép
Cấu kiện theo cấp hạng 3 với giới hạn vết nứt là 0.2mm

3.4 Bố trí cốt thép


Lớp bảo vệ cốt thép thường: a=20mm
Lớp bảo ống gen PT1: b=20+T1 = 30 (bố trí thép T1 = Ø10)
Lớp bảo ống gen PT2: c=20+T1+T2 = 40 (bố trí thép T2 = Ø10)
Lớp bảo vệ đến tâm cáp PT1: b+20-15.2/2=42.40
Lớp bảo vệ đến tâm cáp PT2: c+20-15.2/2=52.40

3.5 Trường hợp tải trọng


Các loại tải trọng sau sẽ được xem xét:
3
DL: Tĩnh tải trọng bản thân (chương trình tự tính toán) : γ = 25KN/m
TT: Tĩnh tải phụ (các lớp hoàn thiện): Xem trong thuyết minh tính toán phần thân
TUONG: Tĩnh tải tường : Lấy theo bản vẽ kiến trúc
HT: Hoạt tải: Xem trong thuyết minh tính toán phần thân
PT: Tải trọng cáp dự ứng lực
WD: Tải trọng gió (quan điểm tính coi sàn là tấm cứng truyền tải trọng ngang vào vách nên sàn chỉ
được thiết kế với tải trọng đứng)
EQ: Tải trọng động đất (quan điểm tính coi sàn là tấm cứng truyền tải trọng ngang vào vách nên
sàn chỉ được thiết kế với tải trọng đứng)
Post-Tensioning
Mặt bằng bố trí cáp và cao độ của các đường cáp được mô hình hóa trong phần mềm Safe V12.3.
Loại cáp: 5 sợi (S5-n) cho hệ thống sàn căng sau có bơm vữa (n là số hiệu bó cáp).
Lực căng tại đầu neo kéo là 80% lực kéo đứt. Trong đó, tụt nêm được tính toán là 6mm. Biểu đồ
lực thể hiện lực trong đường cáp sau khi căng kéo bao gồm mất mát do ma sát, mất mát do tụt nêm
tại thời điểm truyền lực (t = 0) được tính toán tự động bởi phần mềm. Mất mắt ngắn hạn được xét
đến bằng cách triết giảm 7% lực kéo đứt và được tính bằng tay và nhập trực tiếp vào phần mềm.
Mất mát dài hạn do co ngót, từ biến, co ngắn đàn hồi và tự chùng được xét đến bằng cách triết
giảm 15% lực kéo đứt và được tính bằng tay và nhập trực tiếp vào phần mềm.
3.6 Tổ hợp tải trọng
• Trạng thái sử dụng tại thời điểm căng kéo cáp (t = 0):
Tải trọng: trọng lượng bản thân của bê tông và tải trọng cáp dự ứng lực
1.0 DL + 1.00 PT (Tranfer)
• Trạng thái sử dụng lâu dài (t = ∞):
1.0 DL + 1.0SDL + 1.0LL + PT (Final)
• Trạng thái giới hạn cường độ:
1.4 DL + 1.4 SDL + 1.6 LL + PT (Final)
Or 1.2 DL + 1.2 SDL + 1.2 LL + PT (Final) ± 1.2 WD
Or 1.2 DL + 1.2 SDL + 1.2 LL + PT (Final) ± 1.2 EQ
Tại trạng thái giới hạn cường độ, cáp dự ứng lực được xem như là thành phần tạo ra sức kháng với
biến dạng ban đầu của cáp tương ứng với lực căng P tại thời điểm t = ∞.
3.7 Ứng suất cho phép

3.7.1 Kiểm tra ứng suất tại thời điểm căng kéo t = 0 (BS8110-1997 phần 4.3.5)
Theo tiêu chuẩn BS8110-1997, ứng suất kéo và nén cho phép của bê tông có mối liên hệ với cường
độ chịu nén đặc trưng quy định của bê tông tại thời điểm căng kéo, fci :
• Ứng suất kéo cho phép: 0.36(fci )0.5 = 0.36 x (25)0.5 = 1.8 N/mm2
• Ứng suất nén cho phép: 0.4(fc i) = 0.4 x 25= 10 N/mm2
3.7.2 Kiểm tra ứng suất tại trạng thái làm việc lâu dài t = ∞:
Với cấu kiện loại 3 với bề rộng vết nứt là 0.2mm.
Theo tiêu chuẩn BS8110-1997, ứng suất kéo và nén cho phép của bê tông có mối liên hệ với cường
độ chịu nén đặc trưng quy định của bê tông tại thời điểm 28 ngày, fcu :
• Ứng suất kéo cho phép với sàn có chiều dày 230mm: xem bảng 4.2 & 4.3 BS 8110-1997
+ Ứng suất kéo cho phép khi không kể đến cốt thép thường: 1.0 x 3.8 = 3.80 N/mm2
+ Ứng suất kéo cho phép khi có kể đến cốt thép thường: Khi bố trí cốt thép trong vùng chịu
kéo vào sát với mặt chịu kéo thì ứng suất kéo thiết kế cho phép có thể được tăng thêm một
lượng theo tỷ lệ diện tích cốt thép. Với hàm lượng cốt thép là 1% thì ứng suất kéo cho phép
được tăng thêm 3 N/mm2.

• Ứng suất nén cho phép: 0.4 x (fcu) =0.4 x 30=12 N/mm2
4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
4.1 Kiểm tra chuyển vị
Độ võng được tính toán theo phần 2 của tiêu chuẩn thiết kế BS 8110-1997.
Độ võng tức thời (t = 0)
Đó là các chuyển vị sau khi làm xong sàn, bao gồm cả tĩnh tải phụ thêm (mái che, trần nhà, vách
ngăn…). Các ảnh hưởng của cáp dự ứng lực được xem xét xảy ra tại thời điểm t = 0, nghĩa là chưa
xét đến các mất mát dài hạn.
δinst. =δDL + δSDL + δPT at t = 0
Tổng độ võng dài hạn (t = ∞)
Những chuyển vị này xảy ra tại thời điểm t = ∞ (gồm 50% hoạt tải). Để tính toán mất mát dài hạn
do co ngót, từ biến của bê tông và độ tự chùng của cáp dự ứng lực thì giả thiết lực kéo bị giảm đi
15%. Độ võng đàn hồi được nhân với hệ số 2.0 để xét đến ảnh hưởng của từ biến.
δ∞,gross = 2.0 x ( δDL + δSDL + 0.5 δLL + 0.85 δPT at t =0 )
δ∞,gross = 2.0 δDL + 2.0 δSDL + 1.0 δLL + 1.70 δP T at t =0
Giới hạn độ võng: L/250
Độ võng thực (dài hạn – tức thời)
δnet = δ∞,gross - δInst.
δnet = 1.0 δDL + 1.0 δSDL + 1.0 δLL +0.70 δPT at t =0
Giới hạn độ võng:
L/500 or 25mm trong đó L là chiều dài nhịp;
L/250 or 25mm trong đó L là chiều dài cánh hẫng.

4.2 Kiểm tra ứng suất tại thời điểm căng kéo t = 0
Dựa vào cường độ bê tông tại thời điểm căng kéo, fcj = 25 MPa (mẫu lập phương), ứng suất cho
phép tại thời điểm này được giới hạn như sau:
Ứng suất kéo cho phép:
0.36 (fci)0.5 = 0.36x(25)0.5= 1.8 Mpa
Ứng suất nén cho phép:
0.4 x (fci) = 0.4 x 25 = 10 Mpa
Theo tiểu chuẩn BS8110-1997, phần 4.3.5.2: “(c) cấu kiện loại 3. Về cơ bản, ứng suất kéo thiết kế
không nên vượt quá giá trị tương ứng của cấu kiện loại 2. Khi ứng suất vượt quá, mặt cắt tính toán
của cấu kiện nên được xem xét như mặt cắt nứt”.
Tổ hợp tải trọng: 1.0DL + 1.0PT

4.3 Kiểm tra ứng suất tại trạng thái làm việc lâu dài t = ∞ (trạng thái giới hạn sử dụng)
Dựa vào cường độ bê tông tại thời điểm 28 ngày, fcu = 30 Mpa (mẫu lập phương), ứng suất cho
phép tại thời điểm này được giới hạn như sau:
• Ứng suất kéo cho phép với sàn có chiều dày 250mm: 3.8*1.0 = 3.80 Mpa (Bảng 4.2 & 4.3)
• Ứng suất kéo cho phép với sàn có thêm cốt thép (c.4.3.4.3):
Theo tiêu chuẩn BS8110, tại vùng chịu kéo của mặt cắt bê tông, nếu thép được đặt thêm vào gần
thớ chịu kéo ngoài cùng của mặt cắt thì khả năng chịu kéo của mặt cắt sẽ tăng lên dựa trên diện
tích thép được tăng cường. Với diện tích thép được tăng cường bằng 1% diện tích vùng chịu kéo
của mặt cắt, ứng suất kéo của mặt cắt có thể chịu được sẽ tăng thêm 3 Mpa. Tuy nhiên, giới hạn về
ứng suất kéo mà mặt cắt phải chịu không được vượt quá 0.25 lần cường độ bê tông fcu.
• Ứng suất nén cho phép: 0.4 x (fcu) = 0.4 x 30 = 12 Mpa
Tổ hợp tải trọng:
1.0 DL + 1.0SDL + 1.0LL + PT

4.4 Kiểm tra trạng thái giới hạn cường độ


Tại trạng thái giới hạn cường độ, cáp dự ứng lực được xem xét như một thành phần tạo ra sức
kháng chứ không phái là một loại tải trọng.Phân tích trạng thái giới hạn cường độ được tiến hành
dựa trên các dải sàn. Dải sàn được chia thành dải trên cột(vách) và dải giữa nhịp. Bản sàn cần xem
xét được chia thành các dải sàn được thể hiện ở các trang tiếp theo. Những dải sàn này cũng được
sử dụng để kiểm tra ứng suất tại trạng thái sử dụng. Giá trị mô men uốn từ tổ hợp tải trọng được
tổng hợp theo bề rộng của dải sàn và được thể hiện dưới dạng biểu đồ bao mô men với các giá trị
cực trị Mfmax, Mfmin dọc theo chiều dài của dải.
Tổ hợp tải trọng được xem xét như sau:
1.4 DL + 1.4 SDL + 1.6 LL + PT (Final)
Hoặc 1.2 DL + 1.2 SDL + 1.2 LL + PT (Final) ± 1.2 WD
Hoặc 1.2 DL + 1.2 SDL + 1.2 LL + PT (Final) ± 1.2 EQ
Hàm lượng thép yêu cầu được tính toán tự động bằng phần mềm Safe V12.3. Kiểm tra khả năng
chịu lực của mặt cắt được tiến hành bằng phần mềm Safe V12.3 dựa theo tiêu chuẩn BS 8110 –
1997.
Trong phân tích trạng thái giới hạn cường độ, các mất mát dài hạn đã được phần mềm tự động tính
toán. Diện tích thép yêu cầu sẽ được xem xét và cung cấp trên bề rộng của dải sàn.
4.5 Kiểm tra chọc thủng: (BS8110-1997 phần 3.4.5 & 3.7.7)

Kiểm tra chọc thủng của sàn được tính toán theo tiêu chuẩn BS 8110-1997, không tính đến sức
kháng cắt do cáp. Như vậy tính toán kiểm tra thiên về an toàn.
APPENDIX A / PHỤ LỤC A
(Model/ Mô hình)
APPENDIX B / PHỤ LỤC B
(STRUCTURAL LAYOUT / MẶT BẰNG KẾT CẤU)
(XEM KẾT HỢP VỚI BẢN VẼ GHI CHÚ)
APPENDIX C / PHỤ LỤC C
(STRIP DESIGN LAYOUT / GIẢI THIẾT KẾ)
APPENDIX D / PHỤ LỤC D
(TENDON LAYOUT / MẶT BẰNG BỐ TRÍ CÁP)
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH


APPENDIX E / PHU LỤC E
(DEFLECTION / CHUYỂN VỊ)
Giới hạn độ võng thực:
L/250 trong đó L là chiều dài nhịp:

Độ võng giới hạn L/250 = 8400/250 = 33.6 mm


 δthực = 14 mm < 33.6 mm → OK
APPENDIX F / PHỤ LỤC F
(STRESS CHECKING AT TRANSFER STAGE (t = 0) / KIỂM TRA ỨNG
SUẤT TẠI THỜI ĐIỂM CĂNG KÉO (t = 0))
a) Ứng suất kéo

Ứng suất kéo cho phép:


0.5 0.5
0.36 (fci) = 0.36x(25) = 1.8 Mpa
σmax = 1.40 MPa < 1.8 MPa → OK
b) Ứng suất nén

Ứng suất nén cho phép:


0.4 x (fci) = 0.4 x 25 = 10 Mpa
σmax = 7.70 MPa < 10 MPa → OK
APPENDIX G / PHỤ LỤC G
∞) / KIỂM TRA ỨNG
(STRESS CHECKING AT FINAL STAGE (t =
SUẤT TẠI TRẠNG THÁI LÀM VIỆC LÂU DÀI (t = ∞))

a) Ứng suất kéo

Theo tiêu chuẩn BS8110, tại vùng chịu kéo của mặt cắt bê tông, nếu thép được đặt thêm vào
gần thớ chịu kéo ngoài cùng của mặt cắt thì khả năng chịu kéo của mặt cắt sẽ tăng lên dựa
trên diện tích thép được tăng cường. Với diện tích thép được tăng cường bằng 1% diện tích
vùng chịu kéo của mặt cắt, ứng suất kéo của mặt cắt có thể chịu được sẽ tăng thêm 3 Mpa. Tuy
nhiên, giới hạn về ứng suất kéo mà mặt cắt phải chịu không được vượt quá 0.25 lần cường độ
bê tông fcu.
Ứng suất kéo cho phép với sàn có chiều dày 230mm: 3.8 x 1.0 = 3.80 Mpa (với vị trí không có
thép tăng cường) và 3.8 x 1.0 + 3 = 6.8 Mpa (với vị trí thép được tăng cường 1% )

σmax = 5.78 MPa < 6.80 MPa → OK


b) Ứng suất nén

Ứng suất nén cho phép: 0.4 x (fcu) = 0.4 x 30 = 12 Mpa


σmax = 11.00 MPa < 12 MPa → OK
APPENDIX H / PHỤ LỤC H
(ULTIMATE LIMIT STATE CHECKING / KIỂM TRA TRẠNG THÁI
GIỚI HẠN CƯỜNG ĐỘ)
a) Thép lớpdưới

Xem kết hợp với bản vẽ thép lớp dưới


b) Thép lớp trên

Xem kết hợp với bản vẽ thép lớp trên

You might also like