You are on page 1of 8

Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex

Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

- TCVN 2737: 1995: Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9386: 2012: Thiết kế công trình chịu động đất;
- TCVN 5574: 2012: Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 198: 1997: Nhà cao tầng - Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn
khối;
- TCXD 195: 1997: Nhà cao tầng - Thiết kế cọc khoan nhồi;
- TCXD 205: 1998: Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 9396: 2012: Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định
tính đồng nhất của bê tông;
- TCVN 9393: 2012: Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép
dọc trục;
- TCVN 4612: 1988: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu bê tông
cốt thép - Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ;
- TCVN 5572: 1991: Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép - Bản vẽ thi công;
- Tiêu chuẩn Eurocode2-2004: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
Châu Âu;
- Tiêu chuẩn ACI318-2005: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
Hoa Kỳ;

1
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

Chương III
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
1. Miêu tả khái quát đặc điểm công trình

Công trình Tòa nhà FLC COMPLEX TOWER do Công ty TNHH Đầu tư
và Quản lý tòa nhà ION Complex làm Chủ đầu tư là công trình Nhà ở có quy
mô 2 tầng hầm và 35 tầng nổi được xây dựng tại số 36 đường Phạm Hùng,
phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Các thông số khái quát của
công trình như sau:
- Phần ngầm: Diện tích mặt bằng là 3400m2; chiều cao tầng hầm 1 là
3,85m; chiều cao tầng hầm 2 là 3,2m. Tầng hầm được sử dụng cho mục
đích để ô tô và một số hạng mục kỹ thuật của tòa nhà.
- Phần thân: Diện tích mặt bằng của tầng các tầng điển hình là 1554m 2;
chiều cao tính đến đỉnh mái công trình là +121,4m; chiều cao tầng điển
hình là 3,2m. Khẩu độ chịu lực (bước cột – nhịp dầm) của công trình là
khá lớn, từ 8,2~11,3m.
2. Vật liệu sử dụng cho công trình

Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế và kỹ thuật như ở Việt Nam hiện tại kết
cấu bê tông cốt thép do có tính chịu lửa cao, phí bảo quản trong môi trường
nóng ẩm thấp, khả năng cung ứng vật liệu và khả năng thi công thuận tiện nên
là sự lựa chọn phổ biến cho các công trình xây dựng dân dụng. Đối với công
trình Tòa nhà FLC COMPLEX, giải pháp vật liệu chính sử dụng cho công
trình được Tư vấn thiết kế đề xuất là:
- Bê tông: Sử dụng bê tông thương phẩm cấp độ bền B25 (M350#) cho cọc
khoan nhồi, tường vây; B40 (M500#) cho kết cấu cột, vách; B30 (M400#)
cho dầm, sàn, bản thang. Các cấu kiện, hạng mục phụ như lanh tô, tam
cấp, … sử dụng bê tông cấp độ bền B20 (M250#).

2
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

- Cốt thép: Sử dụng các chủng loại cốt thép AI, AII, AIII, AIV hoặc tương
đương.
- Gạch xây: Sử dụng gạch xi măng cốt liệu (loại gạch không nung).
Giải pháp này phù hợp với đặc điểm, quy mô công trình cũng như khả
năng cung ứng vật tư, điều kiện thi công thực tế trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
3. Giải pháp kết cấu phần thân

Công trình là nhà cao tầng, có khẩu độ lớn. Kết cấu tổng thể công trình cần
phải đáp ứng được yêu cầu chịu lực, đảm bảo độ bền và độ ổn định dưới mọi
tác động có thể xảy ra trong quá trình thi công cũng như quá trình sử dụng về
sau. Các tác động bao gồm các tải trọng đứng như hoạt tải, tĩnh tải; các tải
trọng ngang như áp lực đất, nước ngầm, gió và động đất; các ảnh hưởng do co
giãn nhiệt,…
Ngoài ra hệ kết cấu cần đáp ứng được các yêu cầu của kiến trúc cũng như
các bộ môn kỹ thuật khác trong việc bố trí công năng phục vụ mục đích sử
dụng của công trình.
Với những định hướng nêu trên, chúng tôi đề xuất giải pháp kết cấu tổng
thể là kết cấu khung – vách + dầm sàn bê tông cốt thép đổ liền khối.
Hệ cột, vách kết hợp với hệ dầm, sàn bê tông cốt thép đổ liền khối tạo
thành hệ kết cấu chịu lực tổng thể, trong đó hệ dầm, sàn ngoài việc chịu tải
trọng đứng trên từng sàn còn có vai trò truyền tải trọng ngang giữa các cấu
kiện cột, vách. Lõi vách được bố trí tại các vị trí thang máy và thang bộ, cách
bố trí này có tác dụng làm tăng độ cứng tổng thể cho công trình. Do hệ thống
lõi thang máy nằm ở vị trí khá trung tâm trên mặt bằng công trình nên hạn chế
đáng kể các bất lợi do hiệu ứng xoắn gây ra đối với công trình, giảm thiểu ảnh
hưởng của các thành phần tải trọng ngang như gió và động đất.
Kích thước cụ thể của các cấu kiện kết cấu phần thân được tính toán theo
yêu cầu về chịu lực. Căn cứ vào giải pháp đã nêu, căn cứ vào kết quả tính toán
3
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

thiết kế, chúng tôi chọn kích thước tiết diện của các cấu kiện chịu lực như
sau:
- Cột: Tiết diện các cột chính là 90x140cm từ tầng hầm 2 đến tầng 4, được
giảm dần thành 80x130cm, 80x120cm ở các tầng phía trên. Cột khối đế có
kích thước 60x60cm.
- Dầm, sàn:
+ Tầng hầm và khối đế: Kết cấu dầm, sàn thường trong đó các dầm chính
có tiết diện 100x55cm, 80x55cm, các dầm phụ tiết diện 40x55cm (được bố
trí giao thoa nhằm giảm nhịp tính toán của các ô sàn), chiều dày sàn là
16cm.
+ Tầng điển hình (khối căn hộ): Sử dụng hệ sàn Ứng suất trước với hệ dầm
biên là có tiết diện 90x45cm chạy qua hệ cột biên, chiều dày sàn là 22cm.
- Lõi thang máy, thang bộ: Hệ vách biên có chiều dày 50cm, các vách ngăn
chia có chiều dày 40cm và 30cm.
4. Giải pháp kết cấu phần ngầm
4.1. Kết cấu móng

Tư vấn thiết kế căn cứ vào tài liệu Khảo sát địa chất công trình do Công
ty CP Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội lập tháng 07/2014 để đề xuất
giải pháp kết cấu móng và phần ngầm.
Căn cứ vào Tài liệu khảo sát địa chất có thể miêu tả sơ bộ đặc điểm địa
chất công trình như sau:
- Lớp 1: Là lớp đất lấp.
- Lớp 2: Là lớp đất sét pha, nửa cứng. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT) trung
bình là N30=8; mô đun tổng biến dạng E=180kG/cm2.
- Lớp 3: Là lớp đất lấp cát pha, dẻo. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT) trung
bình là N30=6; mô đun tổng biến dạng E=200kG/cm2.
- Lớp 4: Là lớp đất lấp cát mịn, chặt vừa. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=9; mô đun tổng biến dạng E=75kG/cm2.
4
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

- Lớp 5: Là lớp đất lấp sét pha, dẻo mềm. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=13; mô đun tổng biến dạng E=100kG/cm2.
- Lớp 6: Là lớp đất lấp sét pha, dẻo cứng đến nửa cứng. Chỉ số xuyên tiêu
chuẩn (SPT) trung bình là N30=13; mô đun tổng biến dạng E=187kG/cm2.
- Lớp 7: Là lớp đất lấp sét pha, dẻo mềm. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=7; mô đun tổng biến dạng E=110kG/cm2.
- Lớp 8: Là lớp đất lấp cát mịn, chặt vừa. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=32; mô đun tổng biến dạng E=180kG/cm2.
- Lớp 9: Là lớp đất lấp sét pha, dẻo mềm. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=17; mô đun tổng biến dạng E=75kG/cm2.
- Lớp 10: Là lớp đất lấp sét pha, dẻo cứng. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=14; mô đun tổng biến dạng E=175kG/cm2.
- Lớp 11: Là lớp đất lấp cát mịn, chặt vừa. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=27; mô đun tổng biến dạng E=170kG/cm2.
- Lớp 12: Là lớp cuội sỏi lẫn cát trung, rất chặt. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn
(SPT) trung bình là N30>100; mô đun tổng biến dạng E=420kG/cm2.
- Lớp 13: Là lớp đất lấp cát trung, chặt. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn (SPT)
trung bình là N30=50; mô đun tổng biến dạng E=280kG/cm2.
- Lớp 14: Là lớp cuội sỏi lẫn cát sạn, rất chặt. Chỉ số xuyên tiêu chuẩn
(SPT) trung bình là N30>100; mô đun tổng biến dạng E>500kG/cm2.
Căn cứ vào đặc điểm địa chất nêu trên, ta thấy lớp đất số 14 là lớp đất
có đặc tính chịu lực và biến dạng cao, chiều dày trong phạm vi khảo sát
~10m là lớp đất phù hợp để hạ mũi cọc. Chọn giải pháp kết cấu móng cọc
khoan nhồi bê tông cốt thép, cụ thể như sau:
Cọc khoan nhồi tiết diện D1500 (1,5m). Mũi cọc được hạ vào lớp đất
số 14 (cuội sỏi lẫn sạn, chặt) một đoạn ≥4,5m. Chiều dài cọc dự kiến là
47,3m (tính từ cốt hiện trạng). Sức chịu tải cọc D1500 dự kiến là 1300T.

5
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

Cọc khoan nhồi tiết diện D1000 (1,0m). Mũi cọc được hạ vào lớp đất
số 14 (cuội sỏi lẫn sạn, chặt) một đoạn ≥3,0m. Chiều dài cọc dự kiến là
45,8m (tính từ cốt hiện trạng). Sức chịu tải cọc D1000 dự kiến là 550T.
Chiều cao đài cọc điển hình là 3,0m, đài thang máy là 3,5m.
Sàn tầng hầm (2): Sàn tầng hầm 2 dày 60cm. Sàn được đỡ bởi hệ kết
cấu đài cọc, giằng móng và dầm bo tường vây.
4.2. Phương ¸n tường v©y

Tường tầng hầm (Tường vây) cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Giữ an
toàn cho hố đào tầng hầm trong quá trình thi công (cũng như sử dụng về sau)
dưới tác dụng của các thành phần tải trọng, đặc biệt là các thành phần áp lực
ngang của đất và nước ngầm; đảm bảo ngăn nước và chống thấm cho tầng hầm.
Đối với công trình có 2 tầng hầm, chiều sâu hố đào lớn (~10m so với mặt đất
hiện trạng) thì việc giữ ổn định hố đào trong quá trình thi công là vô cùng quan
trọng. Một số giải pháp kết cấu tường vây đã được xem xét đến, Tư vấn thiết kế
lựa chọn phương án sử dụng tường vây barrette. Đây là phương án phù hợp và
phổ biến cho công trình có nhiều tầng hầm (ở Việt Nam và trên thế giới). Biện
pháp thi công đào mở không thể áp dụng do mặt bằng xây dựng không cho phép,
biện pháp giữ thành hồ đào bằng cừ larsen cũng không khả thi vì hệ cừ larsen (kể
cả có văng chống) khi chịu áp lực ngang lớn có chuyển vị lớn và dễ mất ổn định,
ngoài ra cừ larsen không ngăn được nước xâm nhập vào trong hố đào. Qua
những phân tích trên đây cho thấy phương án sử dụng tường vây barrette là khả
thi và phù hợp đối với công trình này.
Tường vây Barrette dày 60cm, chiều dài tường vây dự kiến là 16m (tính từ cốt
hiện trạng), mũi được hạ vào lớp đất số 6 (sét pha dẻo cứng đến nửa cứng). Đây
là lớp đất có đặc tính ngăn nước khá tốt, hạn chế được nước ngầm xâm nhập vào
hố đào tầng hầm.

6
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

4.3. Định hướng biện pháp thi công phần ngầm

Tư vấn thiết kế định hướng biện pháp thi công tầng hầm là biện pháp Semi
Top-down và lấy đó làm cơ sở để tính toán và thiết kế tường vây. Với biện pháp
này khi thi công sàn tầng hầm 1, các vị trí thang máy và đường dốc cần để mở
(đổ sau) nhằm lấy chỗ phục vụ cho việc vận chuyển đất đào và vật tư thi công,…
Một số lưu ý về biên pháp thi công:
- Biện pháp thi công được trình bày trong thuyết minh này do Tư vấn thiết
kế đề xuất, là cơ sở cho việc tính toán, thiết kế các kết cấu phần ngầm
(đặc biệt là tường vây) nhằm đảm bảo sự an toàn chịu lực cho kết cấu phần
ngầm, đồng thời đảm bảo sự nguyên vẹn của các công trình lân cận.
- Biện pháp này chỉ có tính chất định hướng, biện pháp thi công chính thức
do nhà thầu xây dựng lập và phải được Tư vấn thiết kế xem xét, Chủ đầu
tư phê duyệt sau đó mới được phép thi công.
- Trong trường hợp biện pháp thi công của Nhà thầu đề xuất khác với định
hướng của Tư vấn thiết kế thì kết cấu tường vây phải được tính toán, thiết
kế lại cho phù hợp.
5. Tải trọng tác dụng lên công trình
- Các tải trọng cơ bản được sử dụng trong tính toán công trình như tĩnh tải,
hoạt tải, tải trọng gió được áp dụng theo những quy định của TCVN
2737:1995 “Tải trọng và tác động”. Tải trọng động đất được tính toán
theo tiêu chuẩn TCVN 9386: 2012 “Thiết kế công trình chịu động đất”.
a. Các tác động theo phương ngang:
- Tải trọng gió: Được tính toán cho địa hình Quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội,
thuộc vùng gió II-B, dạng địa hình B với áp lực gió tiêu chuẩn Wo = 95
(kG/m2), tương đương với vận tốc gió bằng 40,0 m/s. Với chiều cao trên 40m,
các thành phần động của tải trọng gió cần phải được tính đến.

7
Thuyết minh Thiết kế cơ sở: Tòa nhà FLC Complex
Địa điểm xây dựng: 36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
----------------------------------------------------------------------------------

- Tải trọng động đất: Tính toán tải trọng động với giá trị gia tốc nền tham chiếu
tại địa bàn Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội là Arg =
0,1081.g (m/s2), nền đất loại D, hệ số tầm quan trọng là 1,25.
b. Các tải trọng đứng tác dụng lên công trình:
- Tĩnh tải : Bao gồm trọng lượng bản thân các cấu kiện và các lớp vật liệu sử
dụng cho công trình.
- Hoạt tải : Là tải trọng do người và các thiết bị sử dụng trong quá trình làm
việc của công trình. Đối với công trình này, hoạt tải chủ yếu là chung cư và
một số diện tích thương mại – dịch vụ, gara để xe.
Khi làm việc công trình chịu tác động đồng thời của các trường hợp tải trọng
khác nhau. Do đó các trường hợp nói trên được tổ hợp theo đúng quy định của
TCVN.

You might also like