You are on page 1of 15

BÊ TÔNG CỐT THÉP 

on 27/02/2020

TÍNH TOÁN ĐỘ VÕNG SÀN THEO TIÊU CHUẨN TCVN


5574:2018 BẰNG SAFE

Lưu
Mục lục
 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 2. TÍNH TOÁN THỰC HÀNH
o 2.1. Xây dựng mô hình tính toán.
o 2.2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng.
o 2.3. Khai báo đặc trưng vật liệu.
o 2.4. Khai báo thông số cốt thép khi phân tích vết nứt.
o 2.5. Khai báo các trường hợp tải tính toán độ võng sàn.
o 2.6. Xem kết quả phân tích.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Tính toán về biến dạng (độ võng) được tính toán theo TTGH 2, tính toán với tải trọng
tiêu chuẩn (không có hệ số vượt tải).
 Cần tính toán độ võng dưới tác dụng của:
 Tải trọng  thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn
hạn khi biến dạng cần được hạn chế do các yêu cầu công nghệ hoặc
cấu tạo.
 Tải trọng thường xuyên và  tạm thời dài hạn khi biến dạng cần được
hạn chế do các yêu cầu thẩm mỹ.
 Xét tới sự làm việc dài hạn của kết cấu BTCT, cần xét tới các yếu tố  từ biến và co
ngót cũng như tác dụng dài hạn của các loại tải trọng.
 Nếu độ võng chủ yếu phụ thuộc vào biến dạng uốn thì giá trị độ võng được xác
định dựa trên độ cong.
 Theo mục 8.3.2.1 TCVN 5574:2018:
 Tính toán độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép được tiến hành theo điều kiện:
f ≤ fu


 Trong đó:
 f : là độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép dưới tác dụng của
ngoại lực.
 fu : là giá trị độ võng giới hạn cho phép của cấu kiện bê tông
cốt thép.

2. TÍNH TOÁN THỰC HÀNH


 Trong tính toán thực hành, ta có thể sử dụng phần mềm SAFE và tiêu chuẩn
Eurocode 2 với các thông số vật liệu tương đương để phân tích và xác định độ võng
sàn. Bài viết này sử dụng phiên bản SAFE V12.
 Độ võng toàn phần f lúc này được tính như sau:
f = f1 – f2 + f3

 Trong đó:
 f1 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
 f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
 f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn

 Các trường hợp tải:
 Tải trọng bản thân kết cấu (DL)
 Tải trọng các lớp hoàn thiện (SDL)
 Tải trọng tường bao che (WL)
 Hoạt tải sử dụng (LL12 , LL13)

2.1. Xây dựng mô hình tính toán.


 Cách 1: Tạo mô hình trực tiếp trong phần mềm SAFE.
 Cách 2: Xuất mô hình sàn cần tính (dưới dạng file .f2k) từ mô hình ETABS. 

2.2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng.


       Vào Design => Design Preferences


 Mục Code: Chọn tiêu chuẩn
 Mục Min.Cover Slabs: Chọn lớp bê tông bảo vệ, vị trí lớp cốt thép.
2.3. Khai báo đặc trưng vật liệu.
                  Vào Define => Materials

 Kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số vật liệu xuất từ Etabs.
 Chọn MAT1 => Modify / Show Material…
2.4. Khai báo thông số cốt thép khi phân tích vết
nứt.
       Vào Run => Cracking Analysis Options 

 Mục Reinforcement Source:
 From Finite Element Based Design: Cốt thép từ chương trình
tự tính toán. (tùy chọn mặc định)
 Quick Tension Rebar Specification: Người dùng khai báo cốt
thép.
 Mục Minimum Reinforcing Ratios Used for Cracking Analysis:
Hàm lượng cốt thép tối thiểu khi tính toán vết nứt. Có thể lấy μ = 0.003
 Mục Cracking Modulus of Rupture: Chọn 1 trong 2 cách đều được
 Program Default : Chương trình tự tính toán
 User Specified : Người dùng khai báo thông số fctm  -Cường độ
chịu kéo trung bình của bê tông ở tuổi 28 ngày.  Bê
tông B25 có fctm = 2.2 MPa

2.5. Khai báo các trường hợp tải tính toán độ võng
sàn.
       Vào Define => Load Cases => Add New Case…

  f1:- độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.


 f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn


 Theo TCVN 2737-1995, hoạt tải có 2 thành phần: toàn phần và dài
hạn. Phần dài hạn thường chiếm 20%-35%. Có thể lấy bằng 0.3 gần đúng
phần lớn các loại hoạt tải.

 f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn


 Tổ hợp này kể đến tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn, dùng 2 đặc
trưng Creep Coefficient (CR) cho từ biến và Shrinkage (SH)
cho co ngót của bê tông.
 Hệ số từ biến cho ở  Bảng 11 tiêu chuẩn TCVN 5574:2018  phụ
thuộc vào cấp cường độ và độ ẩm tương đối của không khí môi trường
xung quanh.
 Với B25 và độ ẩm trên 75% ta có CR=1.8. Hệ số SH có thể lấy bằng
0.0003 hoặc  xác định theo tính toán. Tải file tính toán hệ số từ biến và co
ngót theo Eurocode 2-2004 TẠI ĐÂY.

 Khai báo tổ hợp tải trọng tính toán độ võng:
 f = f1 – f2 + f3
 Vào Define => Load Combinations… => Add New
Combo…
2.6. Xem kết quả phân tích.
Vào Run => Run Analysis & Design chạy phân tích mô hình.
Vào Display => Show Deformed Shape…  để xem kết quả độ võng sàn.
 
 Giá trị độ võng:


 Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Lx: Δx = Δ –
0.5(Δx1+Δx2)
 Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Ly: Δy = Δ –
0.5(Δy1+Δy2)
 Kiểm tra độ võng:  max(Δx,Δy)  < [Δ]

 [Δ] : Độ võng giới hạn, lấy theo Bảng M.1 TCVN 5574:2018
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN ĐỘ VÕNG SÀN
THEO TCVN 5574 :2018

You might also like