You are on page 1of 15

Chương 1

ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾT KẾ MÁY


Nội dung
I. Chi tiết máy - máy
1. Khái niệm chi tiết máy
2. Nội dung môn học
II. Các yêu cầu, nội dung thiết kế máy
3. Các yêu cầu với máy, chi tiết máy.
4. Nội dung thiết kế
III. Cơ sở tính toán thiết kế máy.
5. Tải trọng và ứng suất
6. Phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy
IV. Tiêu chuẩn hoá chi tiết máy
7. Tiêu chuẩn hoá
8. Ý nghĩa của tiêu chuẩn hóa

2
I. CHI TIẾT MÁY - MÁY
1. Khái niệm chi tiết máy
Chi tiết máy  Bộ phận máy  Máy
 Chi tiết máy: phần tử nhỏ nhất của máy, không tháo rời được
 Trên quan điểm thiết kế: chia thành 2 loại
Chi tiết máy có công dụng chung
 Ví dụ: bánh răng, trục, ổ bi, bu long, xích, đai …
 Là nội dung tìm hiểu của môn học này
Chi tiết máy có công dụng riêng
 Ví dụ: trục khuỷu, cam, cánh tuabin …
 Là nội dung trong các môn học chuyên biệt
2. Nội dung môn học
 Là khoa học nghiên cứu về phương pháp tính toán, thiết kế hợp lí
các chi tiết công dụng chung
 Yêu cầu của chi tiết  Mô hình hóa  Xác định kích thước/kết
cấu, vật liệu  Sản xuất, lắp ráp 3
II. CÁC YÊU CẦU, NỘI DUNG THIẾT KẾ MÁY
1. Các yêu cầu với máy, chi tiết máy
1.1 Chỉ tiêu sử dụng.
– Có năng suất, hiệu suất cao, tốn ít năng lượng.
– Chi phí về lao động thấp.
– Độ chính xác cao
1.2. Chỉ tiêu về khả năng làm việc.
– Hoàn thành chức năng theo yêu cầu thiết kế mà không gây hỏng
hóc trong quá trình sử dụng
1.3. Độ tin cậy.
– Đảm bảo năng suất, công suất, mức tiêu thụ năng lượng trong
quá trình sử dụng
– Độ tin cậy được đặc trưng bởi xác suất làm việc không hỏng
trong suốt thời gian làm việc

4
II. CÁC YÊU CẦU, NỘI DUNG THIẾT KẾ MÁY
1. Các yêu cầu với máy, chi tiết máy
1.4. An toàn trong sử dụng.
– An toàn cho người sử dụng.
– An toàn cho các thiết bị, nhà cửa xung quanh.
1.5. Tính công nghệ và kinh tế.
– Tính công nghệ: Design for Manufacturing (DFM)
Kết cấu đơn giản và hợp lý.
Kết cấu phù hợp với qui mô sản xuất.
Cấp chính xác và độ nhám hợp lý
Chọn phôi hợp lý.
– Tính kinh tế  Giá thành thấp.

5
II. CÁC YÊU CẦU, NỘI DUNG THIẾT KẾ MÁY
2. Nội dung thiết kế máy
 Xây dựng nguyên lý làm việc của máy, chi tiết và chế độ làm
việc (Môn: Nguyên lý máy)
 Xác định các thông số động lực học tác dụng lên chi tiết, bộ
phận máy (giá trị, phương chiều, điểm đặt) (Môn: Cơ học,
NLM, SBVL, Cơ sở thiết kế máy)
 Lựa chọn vật liệu chế tạo chi tiết (Môn: VLKT, CSTKM)
 Xác định kích thước của các chi tiết, bộ phận (Môn: CSTKM)
 Xây dựng quy trình chế tạo, lắp ráp các chi tiết (Môn: Công
nghệ chế tạo máy, đồ án CNCTM)
 Lập hồ sơ về máy, xây dựng quy trình bảo dưỡng (Môn
CNCTM, đồ án CNCTM)

6
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
1. Tải trọng và ứng suất
1.1 Tải trọng
a) Tính chất của tải trọng:
Tải trọng tĩnh: không đổi theo thời gian
Tải trọng thay đổi: thay đổi theo thời gian
b) Các loại tải trọng trong chi tiết máy:
 Tải trọng danh nghĩa, là tải trọng lớn nhất hoặc tác dụng lâu dài
nhất trong số các tải trọng tác dụng lên máy
 Tải trọng tương đương, à tải trọng không đổi thay thế cho chế độ
thay đổi
= - Hệ số phụ thuộc chế độ tải trọng
 Tải trọng tính , là tải trọng dùng khi tính toán, có thể là tải trọng
danh nghĩa hoặc tương đương có kể đến điều kiện thực tế

- hệ số phân
Chú bố không
ý: Khi tính đều
sơ của
bộ tải trọng lấy do chưa
thường
- hệ số tảigiá
đánh trọng động.
được đặc- hệ số phụ
điểm củathuộc vào điều kiện làm việc.
tải trọng
7
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
1. Tải trọng và ứng suất
1.2 Ứng suất
a) Tính chất của ứng suất: Ứng suất không đổi/Ứng suất thay đổi
Lưu ý: tải tĩnh cũng có thể gây ra ứng suất thay đổi
b) Ứng suất thay đổi:
 Chu trình ứng suất: Một vòng thay đổi ứng suất từ trị số giới hạn
này sang trị số giới hạn khác rồi lại trở về giá trị ban đầu.
 Chu kỳ ứng suất: thời gian thực hiện một chu trình ứng suất
 Các đặc trưng của chu trình ứng suất

Ứng suất biên độ:

Ứng suất trung bình:


 min
Hệ số tính chất chu trình: r
 max
8
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
1. Tải trọng và ứng suất
1.2 Ứng suất Chú ý: Loại ứng suất thay đổi trong
b) Ứng suất thay đổi: chi tiết máy (Bánh răng, trục …)
 Các đặc trưng của chu trình ứng suất

Chu trình đối xứng Chu trình mạch động dương Chu trình mạch động âm
VD: ƯS uốn trên trục quay VD: ƯS xoắn trên trục quay 1 chiều
 a   ma x   min ;
 min
 m  0; r   1
 max
9
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
1. Tải trọng và ứng suất
1.2 Ứng suất
c) Tác dụng của ứng suất với thể tích/bề mặt chi tiết máy
 Thể tích: ứng suất kéo/nén, uốn (); xoắn, cắt ()
 Bề mặt: ứng suất dập , ứng suất tiếp xúc
Ứng suất dập, ứng suất tiếp xúc sinh ra khi các chi tiết máy tiếp
xúc trực tiếp và tác dụng tương hỗ với nhau.
: sinh ra khi 2 chi tiết máy tiếp xúc trên diện tích rộng, có
phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc.
= Lực/diện tích chiếu
Ví dụ: Mối ghép đinh tán, then bằng, ổ trượt, khớp thấp
: sinh ra khi 2 chi tiết máy tiếp xúc trên diện tích hẹp (khớp cao)

10
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
1. Tải trọng và ứng suất
1.2 Ứng suất
c) Tác dụng của ứng suất với thể tích/bề mặt chi tiết máy
 Bề mặt: ứng suất tiếp xúc (ứng suất Héc, Hezt)
ZM – Hệ số đàn hồi vật liệu
qn – tải trọng pháp tuyến
 – bán kính cong tương đương
2 E1 E2
ZM 

 E2 (1  1 ) 2  E1 1   2 2 

E1,E2,1,2 là môđun đàn hồi và hệ số poatxông


R1, R2 bán kính cong tại chỗ tiếp xúc,
(+) tiếp xúc ngoài hay hai tâm cong ở hai phía của điểm tiếp xúc, (–) tiếp xúc trong
11
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
2. Phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy
2.1 Đặc điểm tính toán thiết kế chi tiết máy.
 Từ công thức lý thuyết bổ sung các hệ số kể đến đặc điểm của kết
cấu và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng làm việc.
Ví dụ: hệ số tập trung ứng suất
 Khi tính số ẩn lớn hơn số phương trình  dựa vào quan hệ kết cấu
chọn trước một số thông số  xác định các thông số còn lại.
Phương trình thường là: ứng suất < ứng suất cho phép
 Tính toán xác định kích thước chi tiết máy theo 2 bước: thiết kế sơ
bộ và tính kiểm nghiệm lại.
Nguyên nhân: Không đủ dữ liệu  Chọn sơ bộ  Không
chắc chắn  Kiểm tra lại (kiểm nghiệm)
 Nên chọn đồng thời một số phương án để tính toán, so sánh, trên
cơ sở đó chọn ra một phương án có lợi nhất về kích cỡ hoặc dễ chế
tạo, giá thành thấp … 12
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
2. Phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy
2.2. Chọn vật liệu của chi tiết máy.
a) Các yêu cầu đối với vật liệu được chọn
 Phù hợp với các chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc của chi tiết
máy (bền, cứng, nhiệt, …).
 Đáp ứng các yêu cầu về khối lượng và kích thước.
 Đảm bảo các yêu cầu về điều kiện sử dụng như tính chống ăn
mòn, giảm ma sát, cách điện ...
 Đảm bảo tính công nghệ thích ứng với hình dạng chi tiết và
phương pháp gia công dễ dàng.
 Vật liệu rẻ dễ cung ứng.
 Công chế tạo là tốn ít nhất.
 Cần tận dụng những vật liệu sẵn có
b) Các loại vật liệu trong chế tạo máy
Kim loại đen: thép, gang, hợp kim; Kim loại màu: đồng, nhôm, hợp
kim…Gốm, Vật liệu phi kim, Composite…
13
III. CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY
2. Phương pháp tính toán thiết kế chi tiết máy
2.2. Chọn vật liệu của chi tiết máy.
c) Nguyên tắc chất lượng cục bộ
Cùng một chi tiết tại các bề mặt làm việc lại có các yêu cầu khác nhau
 Không chọn được vật liệu thoả mãn tất cả các yêu cầu  Chọn loại
vật liệu đáp ứng nhiều yêu cầu  Dùng các biện pháp công nghệ gia
công hoặc nhiệt luyện để thoả mãn các yêu cầu còn lại
VD: bánh răng, bánh vít…
d) Giảm chủng loại vật liệu sử dụng
 Giảm được việc cung cấp  tốn ít thời gian hơn.
 Giảm được chi phí bảo quản.
 Giảm nhẹ việc nghiên cứu chế độ gia công
 Đơn giản hóa việc nhiệt luyện  Giảm phế phẩm
Ví dụ: hai bánh răng ăn khớp nên chọn cùng 1 loại vật liệu 14
IV. TIÊU CHUẨN HÓA CHI TIẾT MÁY
1. Tiêu chuẩn hoá.
Là sự qui định những tiêu chuẩn và qui phạm hợp lý, thống nhất về
hình dáng, loại, kiểu, các thông số cơ bản, các yêu cầu kỹ thuật, chất
lượng, phương pháp thí nghiệm và chế tạo ... của sản phẩm.
2. Ý nghĩa của việc tiêu chuẩn hoá.
 Các chi tiết máy tiêu chuẩn  sản xuất hàng loạt  giá thành hạ.
 Tiêu chuẩn điều kiện thí nghiệm, phương pháp thử  nâng cao
chất lượng, khả năng làm việc và tuổi thọ chi tiết máy.
 Sửa chữa/thay thế nhanh chóng
 Giảm khối lượng thiết kế
 Trong thiết kế cần triệt để áp dụng các tiêu chuẩn để xác định hợp lý
hình dạng, loại, kiểu, kích thước, thông số ... của chi tiết máy.
3. Tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam/thế giới
 Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCN)
 Tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization)
 AGMA, JIS, DIN, GOST, BSI …
15

You might also like