You are on page 1of 116

Hướng dẫn đồ án môn học CCĐ.

Chương I

Giới thiệu chung về xí nghiệp


1) Loại ngành nghề, qui mô và năng lực của xí nghiệp:
1.1 Loại ngành nghề:
1.2 Qui mô và năng lực của xí nghiệp:
a) Giới thiệu về tổng mặt bằng (bao gồm diện tích, số lượng
các phân xưởng trực thuộc).
b) Giới thiệu về tổng sản lượng dự kiến sản xuất ra trong
một năm.
c) Giới thiệu về tổng công suất dự kiến.
1.3 Dự kiến về tổng doanh thu hàng năm và mức độ phát triển
tương lai:
a) Doanh thu về sản phẩm chính.
b) Doanh thu về các sản phẩm phụ
c) Mức dự kiến phát.

2) Giới thiệu các qui trình công nghệ của xí nghiệp:


2.1 Qui trình công nghệ chi tiết.
a) Bản vẽ tóm tắt qui trình công nghệ.
b) Chức năng của từng khối.
c) Các lưu ý cần thiết để đảm bảo cho quì trình vận hành tốt
(nên chú ý đến các chỉ tiêu đòi hổi về nguồn năng lượng
cung cấp).
2.2 Mức độ tin cậy CCĐ đòi hỏi từ qui trình công nghệ.
- Để thực hiện được các phần trên cần nghiên cứu các qui trình công nghệ
thực tế (nếu điều kiện là có thể). Trường hợp thiếu các thông tin thực tế về
các loại qui trình công nghệ kể trên có thể tham khảo các tài liệu chuyên
môn về các qui trình đó hoặc đọc kỹ phần phân tích các đặc điểm của các
hộ dùng điện công nghiệp của các giáo trình cung cấp điện xí nghiệp.
- Cần đánh giá mức độ yêu cầu tin cậy cung cấp điện của các hộ phụ tải dựa
trên qui trình công nghệ thực tế.

3) Giới thiệu về phụ tải điện của xí nghiệp:


3.1 Các đặc điểm của phụ tải điện trong xí nghiệp:
a) Phụ tải động lực.
b) Phụ tải chiếu sáng.
c) Giải công suất.
d) Giải tần số.
e) Giải điện áp (điện áp yêu cầu trực tiếp đến thiết bị).
f) Giải hệ số công suất.
g) Chế độ làm việc của phụ tải.
3.2 Các yêu cầu về cung cấp điện của xí nghiệp
a) Các yêu cầu CCĐ đặc biệt của các nhóm thiết bị.
b) Tỷ lệ phần trăm phụ tải loại I; II; III của xí nghiệp.
c) Đánh giá tổng thể về yêu cầu CCĐ của toàn bộ xí nghiệp.
(cụ thể là xí nghệp được đánh giá là hộ tiêu thụ loại nào?).
Để thực hiện được các mục này cần tham khảo các tài liệu giới thiệu
về các nhóm phụ tải điển hình trong xí nghiệp công nghiệp.

4) Phạm vi của đề tài:


Phần này phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của từng loại đề tài (thết
kế môn học, thiết kế tốt nghiệp, thiết kế sơ bộ để lập luận trứng kinh tế, thiết
kế kỹ nội dung giáo học nên còn tuy thuộc vào yêu cầu riêng của người
hướng dẫn cho phù hợp với từng đối tượng, từng khối lượng công việc và
thời gian mà người thiết kế làm việc). ở phần này Bạn sẽ trình bầy sơ bộ các
nội dung chính mà bản thiết kế sẽ đề cập.

a) Thiết kế mạng điện phân xưởng.


b) Thiết kế mạng điện xí nghiệp.
c) Tính toán bù công suất phản kháng cho mạng điện xí
nghiệp.
d) Tính toán nối đất cho các trạm biến áp phân xưởng.
e) Thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.

Chương II

Xác định phụ tải tính toán của phân xưởng và toàn xí nghiệp

Nội dung chính của chương này bao gồn việc tính toán tất cả các phụ
tải tính toán của từng phụ tải, từng cụm phụ tải, của từng phân xưởng và
của toàn bộ xí nghiệp. Tuỳ theo đầu bài cho trước (đối với các đề giáo học)
hoặc các điều kiện cụ thể của thực tế cũng như các yêu cầu khác nhau của
từng loại thiết kế cũng như các thông tin khác nhau về phụ taỉ mà ta có được
hoặc có thể điều tra được mà ta sẽ tiến hành tính toán theo các phương pháp
phù hợp. Ví dụ với các thiết kế thi công lắp đặt đồi hỏi độ chính xác cao, nếu
đã có các thông tin chi tiết về phụ tải ta nên chọn các phương pháp tính toán
chính xác, còn nếu là các thiết kế sơ bộ, thiết kế cần để lập luận chứng kinh
tế kỹ thuật hoặc chỉ để qui hoạch phát triển nguồn thì có thể chọn các
phương pháp đơn giản hơn và kết quả kém chính xác hơn. Trong khuôn khổ
của tài liệu này chỉ quan tâm đến các loại hình thiết kế giáo học, đề bài
được biết trước và vì vậy nội dung của chương này có thể các nội dung
chính như sau:

1) Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng sửa chữa cơ khí:
1.1 Phân loại và phân nhóm phụ tải cho phân xưởng:
a) Phân loại phụ tải.
b) phân nhóm phụ tải.
1.2 Giới thiệu các phương pháp tính phụ tải tính toán:
a) Khái niệm về phụ tải tính toán.
b) Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:
1.3 Tính phụ tải tính toán cho các nhóm thiết bị
a) Giới thiệu phương pháp tính.
b) Tính phụ tải tính toán cho nhóm I.
c) Bảng kết quả tính cho tất cả các nhóm.
1.4 Tính phụ tải tính toán của toàn bộ phân xưởng
a) Phụ tải tính toán động lực của phân xưởng.
b) Phụ tải chiểu sáng của phân xưởng.
c) Phụ tải toàn bộ phân xưởng.
d) Phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị và phân xưởng.
2) Xác định phụ tải tính toán cho các phân xưởng trong toàn xí nghiệp:
2.1 Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu:
a) Lựa chọn phương pháp tính.
b) Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu.
2.2 Tính phụ tải động lực cho các phân xưởng:
a) Tính chi tiết cho một phân xưởng.
b) Bảng kết quả cho toàn bộ các phân xưởng khác
2.3 Tính phụ tải chiếu sáng cho các phân xưởng:
a) Tính chi tiết cho một phân xưởng.
b) Bảng kết quả cho toàn bộ các phân xưởng khác.
3) Xác định phụ tải tính toán của toàn bộ xí nghiệp:
3.1 Phụ tải tính toán của xí nghiệp theo kết quả tính từ phụ tải
3.2 Phụ tải tính toán của xí nghiệp có kể đến sự phát triển tương
lai.
4) Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng và xí nghiệp:
4.1 Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng:
a) ý nghĩa của biểu đồ phụ tải trong thiết kế CCĐ
b) Tính bán kính vòng tròn phụ tải cho các phân xưởng.
c) Vẽ biểu đồ phụ tải cho các phân xưởng,
4.2 Xác định trọng tâm phụ tải của toàn xí nghiệp:
a) ý nghĩa của trọng tâm phụ tải trong thiết kế CCĐ.
b) Tính toạ độ trọng tâm phụ tải của toàn xí nghiệp.
Phần hướng dẫn chung
1) Xác định phụ tải tính toán cho phân xưởng sửa chữa cơ khí:
1.1 Phân loại và phân nhóm phụ tải cho phân xưởng:
a) Phân loại phụ tải.
b) phân nhóm phụ tải.
1.2 Giới thiệu các phương pháp tính phụ tải tính toán:
a) Khái niệm về phụ tải tính toán.
b) Các phương pháp xác định phụ tải tính toán:
1.3 Tính phụ tải tính toán cho các nhóm thiết bị
a) Giới thiệu phương pháp tính.
b) Tính phụ tải tính toán cho nhóm I.
c) Bảng kết quả tính cho tất cả các nhóm.
1.4 Tính phụ tải tính toán của toàn bộ phân xưởng
a) Phụ tải tính toán động lực của phân xưởng.
b) Phụ tải chiểu sáng của phân xưởng.
c) Phụ tải toàn bộ phân xưởng.
d) Phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị và phân xưởng.
1.1 Phân loại và phân nhóm phụ tải:
Mục đích chính của phần này là thuận tiện cho việc tính toán và thiết
kế sau này.
a) Phân loại phụ tải: Trong phần này cần phân tích qui trình công
nghệ có trong phân xưởng hoặc dựa vào tên thiết bị, công suất và vai trò
của nó trong dây chuyền công nghệ mà phân tích xem các thiết bị này có các
yêu cầu khác thường nào đó về cung cấp điện (CCĐ) không (ví dụ: có nhóm
thiết bị có yêu cầu tần số f 50Hz, có nhóm thiết bị yêu cầu nguồn là 1
chiều, có nhóm thiết bị yêu cầu nguồn là một pha, có nhóm thiết bị yêu cầu
điện áp CCĐ khác với phần lớn các thiết bị trong xưởng .v.v... Trong các
trường hợp này khi thiết kế CCĐ chúng ta cần phải tính chọn các thiết bị
đầu cho chúng như bộ biến tần, bộ nguồn chỉnh lưu, máy biến áp .v.v... và
lúc đó công suất tính toán phải được lấy bằng công suất tiêu thụ của các
thiết bị đầu vào có kể đến tổn hao công suất của chúng. Ngoài ra các nhóm
thiết bị này còn có thể yêu cầu khác thường về tính liên tục cung cấp điện ví
dụ mặc dù công suất rất nhỏ nhưng lại không được phép giãn đoạn CCĐ
.v.v...). Nói tóm lại sau phần này người thiết kế phải vạch ra được những
thiết bị hoặc nhóm thiết bị có yêu cầu CCĐ khác thường; Đánh giá được
chúng thuộc hộ tiêu thụ loại nào (hộ loại I; II hoặc III). Với phân xưởng sửa
chữa cơ khí nếu chỉ xét về chức năng chung trong dây truyền công nghệ của
toàn bộ nhà máy thì thông thường chỉ được xét vào hộ tiêu thụ loại III, tuy
nhiên nêu có thêm các thiết bị hoặc các nhóm thiết bị đặc biệt có yêu cầu
cao về tính liên tục CCĐ thì cũng có thể được xét vào hộ tiêu thụ loại II...
b) phân nhóm phụ tải: Việc phân các thiết bị trong phân xưởng thành
từng nhóm riêng dẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán thiết kế
CCĐ sau này. Mỗi nhóm thiết bị thông thường sẽ được CCĐ từ một tủ động
lực riêng biệt và vì vậy nguyên tắc chung để phân nhóm thiết bị như sau:
+ Các thiết bị trong 1 nhóm phải có vị trí gần nhau trên mặt bằng (điều này
sẽ thuận tiện cho việc đi dây tránh chồng chéo, giảm tổn thất ...).
+ Các thiết bị trong nhóm nên có cùng chế độ làm việc (điều này sẽ thuận
tiện cho việc tính toán và CCĐ sau này ví dụ nếu nhóm thiết bị có cùng chế
độ làm việc, tức có cùng đồ thị phụ tải vậy ta có thể tra chung được k sd, knc;
cos; ... và nếu chúng lại có cùng công suất nữa thì số thiết bị điện hiệu quả
sẽ đúng bằng sô thiết bị thực tế và vì vậy việc xác định phụ tải cho các nhóm
thiết bị này sẽ rất dễ dàng.)
+ Các thiết bị trong các nhóm nên được phân bổ để tổng công suất của các
nhóm ít chênh lệch nhất (điều này nếu thực hiện được sẽ tạo ra tính đồng
loạt cho các trang thiết bị CCĐ. ví dụ trong phân xưởng chỉ tồn tại một loại
tủ động lực và như vậy thì nó sẽ kéo theo là các đường cáp CCĐ cho chúng
cùng các trang thiết bị bảo vậy cũng sẽ được đồng loạt hoá, tạo điều kiện
cho việc lắp đặt nhanh kể cả việc quản lý sửa chữa, thay thế và dự trữ sau
này rất thuận lợi...).
+ Ngoài ra số thiết bị trong cùng một nhóm cũng không nên quá nhiều vì số
lộ ra của một tủ động lực cũng bị không chế (thông thường số lộ ra lớn nhất
của các tủ động lực được chế tạo sẵn cũng không quá 8). Tất nhiên điều này
cũng không có nghĩa là số thiết bị trong mỗi nhóm không nên quá 8 thiết bị.
Vì 1 lộ ra từ tủ động lực có thể chỉ đi đến 1 thiết bị, nhưng nó cũng có thể
được kéo móc xích đến vài thiết bị,(nhất là khi các thiết bị đó có công suất
nhỏ và không yêu cầu cao về độ tin cậy CCĐ ). Tuy nhiên khi số thiét bị của
một nhóm quá nhiều cũng sẽ làm phức tạp hoá trong vận hành và làm giảm
độ tin cậy CCĐ cho từng thiết bị.
+ Ngoài ra các thiết bị đôi khi còn được nhóm lại theo các yêu cầu riêng
của việc quản lý hành chính hoặc quản lý hoạch toán riêng biệt của từng bộ
phận trong phân xưởng.
Như vậy việc phân các thiết bị trong phân xưởng thành từng nhóm thông
thường được hài hoà các nguyên tắc trên hoặc được nghiêng hẳn về 1
nguyên tắc nào đó theo yêu cầu cụ thể của thực tế. Với các đồ án giáo học
khi không có các ràng buộc cụ thể về quản lý, việc phân các nhóm thiết bị
nên hài hoà các yểu tố về vị trí, độ chênh công suất giữa các nhóm nhằm
đồng loạt hoá các thiết bị tạo điều kiện thuận tiện cho việc lắp đặt, thi công,
vận hành và sửa chữa sau này.

1.2) Giới thiệu các phương pháp tính phụ tải tính toán:

a) Khái niệm về phụ tải tính toán:


Phụ tải tính toán là phụ tải không có thực, nó cần thiết cho việc chọn
các trang thiết bị CCĐ trong mọi trạng thái vận hành của hệ thống CCĐ.
Trong thực tế vận hành ở chế độ dài hạn người ta muốn rằng phụ tải thực tế
không gây ra những phát nóng các trang thiết bị CCĐ (dây dẫn, máy biến
áp, thiết bị đóng cắt v.v...), ngoài ra ở các chế độ ngắn hạn thì nó không
được gây tác động cho các thiết bị bảo vệ (ví dụ ở các chế độ khởi động của
các phụ tải thì cầu chì hoặc các thiết bị bảo vệ khác không được cắt). Như
vậy phụ tải tính toán thực chất là phụ tải giả thiết tương đương với phụ tải
thực tế về một vài phương diện nào đó. Trong thực tế thiết kế người ta
thường quan tâm đến hai yếu tố cơ bản do phụ tải gây ra đó là phát nóng và
tổn thất và vì vậy tồn tại hai loại phụ tải tính toán cần phải được xác định:
Phụ tải tính toán theo điều kiện phát nóng và Phụ tải tính toán theo điều
kiện tổn thất. Dưới đây là các định nghĩa về 2 loại phụ tải này

1) Định nghĩa phụ tải tính toán theo điều kiện phát nóng:
“ là phụ tải giả thiết lâu dài, không đổi tương đương với phụ tải thực
tế biên thiên về hiệu quả nhiệt lớn nhất “.

2) Định nghĩa phụ tải tính toán theo điều kiện tổn thất: (thường gọi là
phụ tải đỉnh nhọn).
“ là phụ tải cực đại ngắn hạn xuất hiện trong 1 thời gian ngắn từ một
đến hai giây chúng chưa gây ra phát nóng cho các trang thiết bị nhưng lại
gây ra các tổn thất và có thể là nhẩy các bảo vệ hoặc làm đứt cầu chì”.
Trong thực tế phụ tải đỉnh nhọn thường xuất hiện khi khởi động các động cơ
hoặc khi đóng cắt các thiết bị cơ điện khác.

b) Các phương pháp xác định phụ tải và phạn vi sử dụng:


1) Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số cực
đại: Theo phương pháp này
Ptt = KM . Ptb = KM . Ksd . Pđm (1 - 1)

Trong đó:
Ptb - công suất trung bình của phụ tải trong ca mang tải lớn nhất.
Pđm - công suất định mức của phụ tải.
Ksd - hệ số sử dụng công suất của phụ tải.
KM - hệ số cực đại công suất tác dụng với khoảng thời gian trung bình hoá
T=30 phút.
Phương pháp này thường được dùng để tính phụ tải tính toán cho một
nhóm thiết bị, cho các tủ động lực trong toàn bộ phân xưởng. Nó cho một
kết quả khá chính xác nhưng lại đòi hỏi một lượng thông tin khá đầy đủ về
các phụ tải như: chế độ làm việc của từng phụ tải, công suất đặt của từng
phụ tải số lượng thiết bị trong nhóm (ksdi ; pđmi ; cosi ; .....).

2) Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và độ lệch trung
bình bình phương: Theo phương pháp này

Ptt = Ptb   . tb (1-2)

Trong đó:
Ptb - Phụ tải trung bình của đồ thị nhóm phụ tải.
 - Bộ số thể hiện mức tán xạ.
tb - Độ lệch của đồ thị nhóm phụ tải.

Phương pháp này thường được dùng để tính toán phụ tải cho các
nhóm thiết bị của phân xưởng hoặc của toàn bộ xí nghiệp. Tuy nhiên
phương pháp này ít được dùng trong tính toán thiết kế mới vì nó đòi hỏi khá
nhiều thông tin về phụ tải mà chỉ phù hợp với các hệ thống đang vận hành.

3) Xác định phụ tải tính toán theo công suất trung bình và hệ số hình
dạng: Theo phương pháp này:

Ptt = Khd . Ptb (1-3)


Qtt = Khdq . Qtb hoặc Qtt = Ptt . tg (1-4)

Trong đó:
Ptb ; Qtb - Phụ tải tác dụng và phản kháng trung bình trong ca mang
tải lớn nhất.
Khd ; Khdq - Hệ số hình dạng (tác dụng và phản kháng) của đồ thị phụ
tải.

Phương pháp này có thể áp dụng để tính phụ tải tính toán ở thanh cái
tủ phân phổi phân xưởng hoặc thanh cái hạ áp của trạm biến áp phân
xưởng. Phương pháp này ít được dùng trong tính toán thiết kế mới vì nó yêu
cầu có đồ thị của nhóm phụ tải.

4) Xác định phụ tải tính toán theo công suất đặt và hệ số nhu cầu: theo
phương pháp này thì

Ptt = Knc . Pđ (1-5)


Trong đó:
Knc - Hệ số nhu cầu của nhóm phụ tải.
Pđ - Công suất đặt của nhóm phụ tải.
Phương pháp này cho kết quả không chính xác lắm, tuy vậy lại đơn giản và
có thể nhanh chóng cho kết quả cho nên nó thường được dùng để tính phụ
tải tính toán cho các phân xưởng, cho toàn xí nghiệp khi không có nhiều các
thông tin về các phụ tải hoặc khi tính toán sơ bộ phục vụ cho việc qui hoặc
.v.v...

5) Xác định phụ tải tính toán theo suất phụ tải trên một đơn vị diện tích
sản suất: theo phương pháp này thì:

Ptt = p0 . F (1-6)

Trong đó;
p0 - Suất phụ tải tính toán cho một đơn vị diện tích sản xuất.
F - Diện tích sản suất có bố trí các thiết bị dùng điện.

Phương pháp này thường chi được dùng để ước tính phụ tải điện vì nó cho
kết quả không chính xác. Tuy vậy nó vẫn có thể được dùng cho một số phụ
tải đặc biệt mà chi tiêu tiêu thụ điện phụ thuộc vào diện tich hoặc có sự
phân bố phụ tải khá đồng đều trên diện tích sản suất.

6) Xác định phụ tải tính toán theo suất tiêu hao điện năng trên một đơn vị
sản phẩm và tổng sản lượng: theo phương pháp này
M .a0
Ptb  (1-7)
T

Ptt = KM . Ptb (1-8)

Trong đó:
a0 - [kWh/1đv] suất chi phí điện cho một đơn vị sản phẩm.
M - Tổng sản phẩm sản xuất ra trong khoảng thời gian khảo sát T (1 ca; 1
năm)
Ptb - Phụ tải trung bình của xí nghiệp.
KM - Hệ số cực đại công suất tác dụng.
Phương pháp này thường chỉ được sử dụng để ước tính, sơ bộ xác định phụ
tải trong công tác qui hoạch hoặc dùng để qui hoạch nguồn cho xí nghiệp.

7) Xác định phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị:
Theo phương pháp này thì phụ tải đỉnh nhọn của nhóm thiết bị sẽ xuất
hiện khi thiết bị có dòng khởi động lớn nhất mở máy còn các thiết bị khác
trong nhóm đang làm việc bình thường và được tính theo công thức sau:

Iđn = Ikđ (max) + (Itt - ksd . Iđm (max)) (1-9)

Trong đó:
Ikđ (max) - dòng khởi động của thiết bị có dòng khởi động lớn nhất
trong nhóm máy.
Itt - dòng điện tính toán của nhóm máy.
Iđm (max) - dòng định mức của thiết bị đang khởi động.
ksd - hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.

1.3 Tính phụ tải tính toán cho các nhóm thiết bị của phân xưởng sửa chữa
cơ khí:

a) Giới thiệu phương pháp sử dụng:


Với phân xưởng sửa chữa cơ khí theo các đề thiết kế giáo học thường
cho các thông tin khá chi tiết về phụ tải và vì vậy để có kết quả chính xác
nêu chọn phương pháp tinh toán là: “Tính phụ tải tính toán theo công suất
trung bình và hệ cực đại”. Dưới đây là nội dung cơ bản của phương pháp
này:

Ptt = KM . Ptb = KM . Ksd . Pđm (1-10)


Trong đó:
Ptb - Công suất trung bình của phụ tải trong ca mang tải lớn nhất.
Pđm - Công suất định mức của phụ tải. (tổng công suất định mức của nhóm
phụ tải).
Ksd - Hệ số sử dụng công suất tác dụng của phụ tải (hệ số sử dụng chung
của nhóm phụ tải có thể được xác định từ hệ số sử dụng của từng thiêts bị
đơn lẻ trong nhóm).
KM - Hệ số cực đại công suất tác dụng của nhóm thiết bị (hệ số này sẽ được
xác định theo số thiết bị điện hiệu quả và hệ số sử dụng của nhóm máy).
Như vậy để xác định phụ tải tính toán theo phương pháp này chúng ta
cần phải xác định được hai hệ số Ksd và KM.
Hệ số sử dụng: theo định nghĩa là tỷ số giữa công suất trung bình và công
suất định mức. Trong khi thiết kế thông thường hệ số sử dụng của từng thiết
bị được tra trong các bảng của sổ tay và vì vậy chúng ta có thể xác định
được hệ số sử dụng chung của toàn nhóm theo công thức sau:
n

P p dmi .k sdi
K sd  tb  i 1
n
(1-11)
p
Pdm
dmi
i 1

Trong đó:
pđmi - công suất định mức của phụ tải thứ i trong nhóm thiết bị
ksdi - hệ số sử dụng công suất tác dụng của phụ tỉa thứ i trong nhóm.
n - tổng số thiết bị trong nhóm.
Ksd - hệ số sử dụng trung bình của cả nhóm máy.
Cùng một khái niệm tương tự chung ta có thể cũng xác định được hệ
số sử dụng đối với công suất phản kháng. Tuy nhiên ít có các tài liệu để tra
được hệ số sử công suất phản kháng, nên ở đây không đề cập đến công thức
tính toán.
Hệ số cực đại KM: là một thông số phụ thuộc chế độ làm việc của phụ tải và
số thiết bị dùng điện có hiệu quả của nhóm máy, Trong thiết kế hệ số này
được tra trong bảng theo Ksd và nhq của nhóm máy.

Số thiết bị dùng điện hiệu quả: “là số thiết bị giả thiết có cùng công suất,
cùng chế độ làm việc gây ra một phụ tải tính toán bằng phụ tải tính toán của
nhóm thiết bị điện thực tế có công suất và chế độ làm việc khác nhau”. Số
thiết bị điện hiệu quả có thể xác định được theo công thức sau:
n
( p dmi ) 2
n hq  i 1
n
(1-12)
(p
i 1
dmi ) 2

Các trường hợp riêng để xác định nhanh nhq:

pdm max
Trường hợp 1: Khi m 3 và K sd  0,4
pdm min
nhq = n
Thì

Trong đó: pdm max - công suất định mức của thiết bị lớn nhất trong nhóm.
pdm min - công suất định mức của thiết bị nhỏ nhất trong nhóm.
Ksd - hệ số sử dụng công suất trung bình của nhóm máy.
Trường hợp 2: Khi trong nhóm có n1 thiết bị có tổng công suất định
mức nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng công suất định mức của toàn nhóm.
n1 n

 S dmi  5% S dmi


i 1 i 1
nhqthì
= n - n1

Trường hợp 3: Khi m > 3 và Ksd  0,2


n
2. Pdmi
nhq  i 1

Pdm max (1-13)

nhq = n
Chú ý: nếu khi tính ra nhq > n thì lấy

Trường hợp 4: Khi không có khả năng sử dụng các cách đơn giản để
tính nhanh nhq thì có thể sử dụng các đường cong hoặc bảng tra. Thông
thường các đường cong và bảng tra được xây dựng quan hệ giữa n *hq (số
thiết bị hiệu quả tương đối) với các đại lượng n* và P* . Và khi đã tìm được
n *hq thì số thiết bị điện hiệu quả của nhóm máy sẽ được tính;
nhq = n . n *hq
Trong đó:
n1 Pdm1
n*  và P* 
n Pdm

n1 - số thiết bị có công suất lớn hơn một nửa công suất của thiết bị có công
suất lớn nhất trong nhóm máy.
Pđm1 - tổng công suất định mức của n1 thiết bị.
Pđm - tổng công suất định mức của n thiết bị (tức của toàn bộ nhóm).

b) Tính phụ tải tính toán cho nhóm I:

Chỉ trình bầy ví dụ tính tường minh cho 1 nhóm thiết bị, từ khâu chọn các hệ
số ksc ; cos ; nhq; kM …. Cho đến kết quả Ptt ; Qtt ; Stt ; Itt …..

c) kết quả tính toán của các nhóm khác:


Bảng kế quả tính toán phải thể hiện được đầy đủ các khâu trung gian trong
tính toàn (Xem bảng 3.1 trong phần phụ lục).

1.3 Tính phụ tải tính toán của toàn bộ phân xưởng:
a) Phụ tải động lực toàn bộ phân xưởng:

Được tính theo công thức sau:


k
Pttpx = K dt  Pttn homi (1-14)
i 1

Trong đó: Kdt - là hệ số đồng thời đạt giá trị cực đại công
suất tác dụng (thông thường Kdt = 0,85 
1).
Ptt nhomi - công suất tính toán của nhóm thứ i
k - tổng số nhóm thiết bị trong phân xưởng.

b) Phụ tải chiếu sáng của phân xưởng:

Thông thường phụ tải chiếu sáng trong phân xưởng được CCĐ chung
từ nguồn của lưới động lực, chi trừ một số trường hợp do yêu cầu cao của
mạng chiếu sáng hoặc khi trong phân xưởng có những động cơ có công suất
khá lớn có thể làm giao động điện áp của nguồn (ở những trường hợp này
nguồn của mạng chiếu sáng sẽ được CCĐ riêng từ trạm biến áp khác). Cho
dù là được CCĐ tù nguồn nào đi nữa thì phụ tải chiếu sáng cũng có thể sơ
bộ được xác định theo công thức sau:

Pcs = p0 . F (1-15)
k
Pcspx = P
i 1
csi (1-16)

Trong đó:
p0 - [kW/m2] suất phụ tải chiếu sáng trên một đơn vị diện tích sản
suất (tra bảng
theo các yêu cầu công việc khác nhau của từng bộ phận).
F - [m ] diện tích sản suất cần được chiếu sáng.
2

Pcsi - [kW] công suất chiếu sáng của bộ phận thứ i trong phân xưởng.
k - số bộ phận giả thiết có yêu cầu mức độ chiếu sáng khác nhau
trong phân
xưởng.
c) phụ tải tính toán toàn bộ phân xưởng;

Được xác định theo biểu thức sau: (giả thiết mạng chiếu sáng lấy chung
nguồn từ mạng động lực).

m k
Pttpx = Kđt  Pttn hom i + P
i 1
csi (1-17)
i 1

m
Qttpx = Kdtr  Qttn hom i (1-18)
i 1

Sttpx = 2
Pttpx  Qttpx
2
(1-19)

Pttpx
Cospx = (1-20)
S ttpx
S ttpx
Ittpx = (1-21)
3.U dm

Trong đó:
Kđt ; Kđtr - hệ số đòng thời công suất tác dụng và công suất phản
kháng.
m - số nhóm thiết bị động lực trong phân xưởng.
k - số khu vực chiếu sáng khác nhau trong phân xưởng.

d) Phụ tải đỉnh nhọn trong phân xưởng:

Nhóm thiết bị động lực: xác định theo công thức sau:

Iđn = Ikđ (max) + (Itt nhóm - ksd . Iđm (max) ) (1-22)


= kmm. Iđm (max) + (Itt nhóm - ksd . Iđm (max) )

Với nhóm có vài ba thiết bị:


n 1
Iđn = kmm. Iđm (max) + ksd I
i 1
dmi (1-23)

Toàn bộ phân xưởng: xác định theo công thức

Iđnpx = Ikđ (max) + (Itt px - ksd . Iđm (max) ) (1-


24)
= kmm. Iđm (max) + (Itt px - ksd . Iđm (max) )

Với từng thiết bị đơn lẻ: được lấy bằng dòng mở máy của chúng.

Iđn = Imm = kkđ . Iđm (1-25)

2) Xác định phụ tải tính toán cho các phân xưởng trong toàn xí nghiệp:
2.1 Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu:
a) Lựa chọn phương pháp tính.
b) Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu.
2.2 Tính phụ tải động lực cho các phân xưởng:
a) Tính chi tiết cho một phân xưởng.
b) Bảng kết quả cho toàn bộ các phân xưởng khác
2.3 Tính phụ tải chiếu sáng cho các phân xưởng:
a) Tính chi tiết cho một phân xưởng.
b) Bảng kết quả cho toàn bộ các phân xưởng khác.
Phần chỉ dẫn chung:

2.1 Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu


a) lựa chọn phương pháp tính:
Tuy theo yêu cầu về mức độ chính xác của kết quả mà ta có thể chọn
một trong các phương pháp tính đã nêu ở mục1.2 - b) để tính phụ tải tính
toán cho các phân xưởng. Điều này phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của
thực tế cũng như các giai đoạn và mục đích cụ thể của việc thiết kế. Ngoài
ra nó còn phụ thuộc vào nguồn thông tin có được về phụ tải. Trong các đồ
án giáo học, thông thường đề bài chỉ cho các thông tin đơn giản về phụ tải
của các phân xưởng như: Tổng công suất đặt của chúng, tổng diện tích mặt
bằng, tên các phân xưởng. Sự phân bố phụ tải trên mặt bằng cùng tên cụ
thể của các thiết bị trong xưởng không được biết. Và vì vậy chỉ có thể xác
định được phụ tải tính toán của chúng theo các phương pháp tính gần đúng.
Tốt hơn cả nên chọn phương pháp tính là :”Xác định phụ tải tính toán theo
công suất đặt và hệ số nhu cầu.

b) Giới thiệu phương pháp hệ số nhu cầu:


Theo phương pháp này thì phụ tải tính toán của nhóm hộ tiêu thụ
được xác định bằng biểu thức sau:

Ptt = Knc. Pđ (1-27)


Qtt = Ptt tg (1-27)

Ptt
Stt = Ptt2  Qtt2 = (1-28)
cos 
S tt
Itt = (1-29)
3.U dm
Trong đó: Pđ - Tổng công suất đặt của nhóm hộ phụ tải.
Knc - Hệ số nhu cầu của nhóm hệ phụ tải (có thể tra được trong các
tài liệu tra cứu, tương ứng với các nhóm thiết bị điển hình và giá trị của nó
còn phụ thuộc vào hệ số sử dụng nữa).
tg - Tương ứng với Cos đặc trưng riêng của các hộ phụ tải
thông số này cũng có thể tra được trong các tài liệu chuyên môn.
2.2 Tính phụ tải động lực cho các phân xưởng:
a) Tính phụ tải động lực cho một phân xưởng:
Căn cứ vào công thức trong mục 2.1 -b). Chúng ta phải trình bầy tường
minh việc tính phụ tải tính toán của một phân xưởng cụ thể theo các số liệu
của đề bài đã cho (hoặc được biết trước). Công việc này chủ yếu là tra được
các hệ số Knc ;
cos theo tên các phân xưởng đã biết. Cần nhớ rằng khi tra không phải lúc
nào ta cũng tìm được ngay hệ số nhu cầu đối với toàn bộ các loại phân
xưởng có trong đề bài, và ở trường hợp đó (trường hợp không tìm thấy tên
phân xưởng trong các bảng tra) chúng ta phải chọn Knc của các loại hình
công việc tương tự hoặc có thể lấy Knc tổng kết chung cho các loại ngành
công nghiệp. Trong phần thuyết minh của đồ án chỉ cần trình bầy tường
minh ví dụ tính toán cụ thể của một phân xưởng, phần tính toán tương tự
cho các phân xưởng khác chỉ cần tổng kết lại trong các bảng kết quả. Nhưng
cũng chính vì vậy phần này lại đòi hỏi người làm phải trình bầy thật rõ ràng
các bước tính, từ công thức tính đến các hệ số tra được cần phải được nên
rõ quan điển chọn, địa chỉ của các tài liệu tra được v.v...
b) Bảng kết quả tính cho toàn bộ các phân xưởng khác:
Tương tự như các tính của ví dụ trên ta lập bảng kết quả tính cho toàn bộ
các phân xưởng khác. Việc lập bảng kết quả tính toán là để dễ theo dõi và
làm sáng sủa cho việc trình bầy, điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với
việc không phải tính cho tất cả các phân xưởng khác mà trái lại nó giúp cho
người kiểm tra nhanh chóng phát hiện ra những điều vô lý. Cho nên việc lập
các bảng kết quả tính tương tự phải được trình bầy rất sáng sủa, lô-gíc thể
hiện được trận tự và quá trình tính toán bao gồm cả việc chọn các thông số
tra cứu và các quan điểm đi kèm. Nếu kết quả tính có những bước khác đặc
biệt với ví dụ ở phần trên thì nên có những ghi chú đi kèm ngoài bảng.
2.3) Tính phụ tải chiếu sáng cho các phân xưởng
Phần này có thể sử dụng phương pháp tính tương tự như trong mục
1.3 -b)
a) Tính cụ thể cho một phân xưởng
b) Bảng kết quả tính cho toàn bộ các phân xưởng
Không cần trình bầy cách tính mà chỉ cần nếu thực hiện tương tự như
mục 2) ta được bảng kết quả như sau:

t Ph Pd kn cos Ptt Qtt p0 F Pcs Stt


t ân [k c  [k [kV [W/ [m [k [kV
xưở W] W] ar] m2] 2
] W] A]
ng
3) Xác định phụ tải tính toán của toàn bộ xí nghiệp:
3.1 Phụ tải tính toán của xí nghiệp theo kết quả tính từ phụ tải
3.2 Phụ tải tính toán của xí nghiệp có kể đến sự phát triển tương
lai.
+ Phụ tải hiện tại:

Ptt  XN  k dt . Pttpxi   Pcspxi

Qtt  XN  k dt .Qttpxi

S tt  XN  Ptt2 XN  Qtt2 XN

Trong đó:

Pttpxi - Phụ tải tính toán động lực của phân xưởng thứ i trong xí nghiệp.
Qttpxi - Phụ tải tính toán phản kháng phân xưởng thứ i trong xí nghiệp.
Pcspxi - Phụ tải chiếu sáng phân xưởng thứ i trong xí nghiệp.
Kdt - Hệ số đồng thời đạt giá trị cực đại của phụ tải ( 0,85 – 1).

+ Phu tải tương lai của xí nghiệp:

S (t )  S tt  XN (1   .t )
Trong đó:
S(t) - Phụ tải dự tính của xí nghiệp đến năm thứ t.
Stt-XN - Phụ tải tính toán hiện tại của xí nghiệp.
- Hệ số phát triển phụ tải của xí nghiệp (tra theo loại hình xí nghiệp).
 = 0,0595 – 0,0685 với chế tạo máy.
4) Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng và xí nghiệp:
4.1 Biểu đồ phụ tải của các phân xưởng:
a) ý nghĩa của biểu đồ phụ tải trong thiết kế CCĐ
b) Tính bán kính vòng tròn phụ tải cho các phân xưởng.
c) Vẽ biểu đồ phụ tải cho các phân xưởng,
4.2 Xác định trọng tâm phụ tải của toàn xí nghiệp:
a) ý nghĩa của trọng tâm phụ tải trong thiết kế CCĐ.
b) Tính toạ độ trọng tâm phụ tải của toàn xí nghiệp.
+ Biểu đồ phụtải của các phân xưởng:

Được thể hiện bằng các vòng tròn phụ tải, có tâm đặt tại trọng tâm
của các phân xưởng, có diện tích bằng diện tính bằng phụ tải tính toán của
các phân xưởng. Nó thể hiện độ lớn của phụ tải, đồng thời còn cho biết cơ
cấu phụ tải của các phân xưởng. Vì vậy nó được biểu diễn bởi 2 đại lượng.

+ Xác định bản kính vòng tròn phụ tải:

S ttpxi
RPX i =
.m

Trong đó: RPX i - [cm hoặc mm] bán kính vòng tròn phụ tải của phân
xưởng i.
Stt px i - [kVA] phụ tải tính toán của phân xưởng i.
m - [kVA/cm; mm] hệ số tỷ lệ tuỳ chọn.

+ Góc chiếu sáng:


Góc thể hiện tỷ lệ phụ tải chiếu sáng trong tổng thể phụ tải của toàn
phân xưởng. Nó được xác định theo công thức sau:

360.Pcspxi
csi =
Pttpxi
Trong đó: csi - Góc của phụ tải chiếu sáng phân xưởng i.
Pcspsi - Phụ tải chiếu sáng của phân xưởng i.
Pttpxi - Phụ tải tính toán phân xưởng i.

1)Trọng tâm phụ tải của xí nghiêp:


Được xác định bằng điểm M0 (x0; y0; z0). Trong đó các tọa độ x0; y0 và z0
được xác định theo các công thức sau:
m m m

S
i 1
ttPXi. xi  SttPXi. yi
i 1
S
i 1
.zi
ttPXi
x0 = m
y0 = m
z0 = m

S
i 1
ttPXi S
i 1
ttPXi S
i 1
ttPXi

Trong đó: Stt PXi - Phụ tải tính toán của phân xưởng i.
xi , yi , zi - Toạ độ của phân xưởng i theo hệ trục toạ độ tuỳ
chọn.
m - Số phân xưởng có phụ tải điện trong xí nghiệp.
cs Góc chiếu sáng của phân xưởng

thứ i
Rpx1 Bán kính vòng tròn phụ tải của

phân xưởng thứ i

Hình 4-2

y1
1 3
2
y2

y8
8 M(x0; y0)
y0
9
y9

y4
4
y5
5
y7; y6
7 6

0 x8 x1 x7 x9 x2 x0 x5 x3; x4; x
x6
Hình 4-1

Chương III
THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO XÍ NGHIỆP

Nội dung chính của chương này là đưa ra được các phương án CCĐ
cho mạng điện toàn xí nghiệp, tiến hành so sánh kinh tế-kỹ thuật các phương
án để chọn được phương án CCĐ tối ưu cho mạng điện cao áp của xí
nghiệp. Để thực hiện được các nội dung trên các mục chính của chương này
có thể bao gồm các phần chi tiết sau:

1) Lựa chọn cấp điện áp truyền tải từ trạm khu vực về xí nghiệp:
1.1 Các công thức kinh nghiệm:
1.2 Xác định điện áp truyền tải:
2) Vạch các phương án CCĐ cho xí nghiệp:
2.1 Phân loại và đánh các hộ tiêu thụ điện trong xí nghiệp.
a) Nguyên tắc chung:
b) Phân loại các hộ dùng điên trong xí nghiệp.
2.2 Giới thiệu các kiểu sơ đồ CCĐ phù hợp với điện áp truyền tải
đã chọn:
a) Kiểu sơ đồ có trạm phân phối trung tâm.
b) Kiểu sơ không có trạm phân phối trung tâm.
2.3 Sơ bộ phân tích và chọn các kiểu sơ đồ phù hợp:
a) Chọn vị trí trạm phân phối trung tâm của xí nghiệp.
b) Vạch các phương án nối dây chi tiết cho các phương án.
c) Sơ bộ chọn các phương án đủ tiêu chuẩn.
3) Các phương án về số lượng, dung lượng và vị trí trạm biến áp phân
xưởng:
3.1 Các chỉ dẫn chung:
a) Số lượng máy biến trong trạm biến áp phân xưởng.
b) Dung lượng của máy biến áp trạm biến áp phân xưởng.
c) Vị trí các trạm biến áp phân xưởng.
3.2 Vạch các phương án:
a) Các phương án về số lượng trạm và dung lượng biến áp.
b) Sơ bộ tính kiểm tra các điều kiện kỹ thuật cho các
phương án.
c) Sơ bộ loại các phương áp không phù hợp.
4) Các phương án đi dây cho mạng điện cao áp của xí nghiệp:
4.1 Vạch các phương áp đi dây cho mạng xí nghiệp:
a) Vị trí các trạm biến áp phân xưởng
b) Các phương án đi dây cho mạng điện cao áp.
4.2 Sơ bộ chọn dây dẫn cho các phương án:
a) Chọn các dây dẫn cao áp.
b) Chọn các dây dẫn hạ áp.
c) Tính Umax cho các phương án.
5) Tính các chỉ tiêu kinh tế cho các phương án CCĐ:
5.1 Tính tổn thất điện năng cho các phương án:
a) Các công thức tính toán.
b) Tổn thất điện năng của phương án I
c) Bảng kết quả tính toán cho các phương án khác.
5.2 Tính tổng vố đầu tư cho các phương án:
a) Tổng vốn đầu tư cho phương án I.
b) Bảng kết quả tính cho các phương án khác.
5.3 Tính chi phí về tổn thất điện năng cho các phương án:
a) Chi phí tổn thất điện năng phương án I.
b) Kết quả tính cho các phương án khác.
5.4 Tính chi phí tính toán hàng năm cho các phương án;
a) Tính cho phương án I
b) Kết quả tinh cho các phương án khác.
6) Chọn phương án tối ưu:
6.1 Nguyên tắc chung:
6.2 Phân tích các ưu nhược điểm của các phương án:
7) Sơ đồ nguyên lý CCĐ mạng xí nghiệp:
7.1 Các yêu cầu chung:
7.2 Bản vẽ sơ đồ một sợi:
7.3 Thuyết minh vận hành sơ đồ:
a) Khi vận hành bình thường.
b) Khi sự cố.
c) Khi khi cần tu sửa định kỳ.
--------------------------------------------------------------------------------------------
----------
Phần hướng dẫn chung:

1) Lựa chọn cấp điện áp truyền tải từ trạm khu vực về xí nghiệp:
1.1 Các công thức kinh nghiệm:

U = 4,34 l  16 P (3-1)

U = 16 4 P.l (3-2)

l
U = 17 P (3-3)
16

Trong đó: U - Điện áp truyền tải tính bằng [kV].


l - Khoảng cách truyền tải tính bằng [km].
P - Công suất cần truyền tải tính bằng [1000 kW].
1.2 Xác định điện áp truyền tải:
2) Vạch các phương án CCĐ cho xí nghiệp:
2.1 Phân loại và đánh các hộ tiêu thụ điện trong xí nghiệp.
a) Nguyên tắc chung:
b) Phân loại các hộ dùng điên trong xí nghiệp.

a) Nguyên tắc chung:


Các hộ dùng điện trong xí nghiệp cần phải được phân loại theo mức
độ tin cậy CCĐ, điều này có một ý nghĩa quan trọng cho việc chọn sơ đồ và
phương án CCĐ nhằm đạt được chất lượng điện năng cung cấp theo yêu
cầu của các phụ tải. Việc phân loại thông thường được đánh giá từ các phụ
tải, nhóm phụ tải, phân xưởng và toàn bộ xí nhiệp, căn cứ vào tính chất công
việc, vào vai trò của chúng trong dây truyền công nghệ chính của xí nghiệp,
vào mức độ thiệt hại kinh tế khi chúng không được CCĐ, hoặc mức độ nguy
hiểm có đe doạ đến tai mạn lao động khi ngừng CCĐ. Tóm lại cần phải
đánh giá được chúng thuộc hộ tiêu thụ loại nào (hộ loại I; II hay hộ loại III).
Việc tiến hành phân loại các hộ tiêu thụ điện như trên có thể rất khó khăn
cho những người chưa có kinh nghiệm. Tuy vậy chúng ta có thể tham khảo
các tài liệu chuyên môn hoặc các qui phạm qui định cụ thể đối với từng loại
thiết bị. (xem tr 263 [TK-1]).
b) Phân loại các hộ dùng điện trong xí nghiệp:
Như vậy căn cứ vào tình hình cụ thể của các phân xưởng trong xí
nghiệp ( tương ứng với đề án của mình) để tìm ra các phụ tải, nhóm phụ tải
hoặc cả phân xưởng có yêu cầu đặc biệt về tính liên tục CCĐ. Từ đó sơ bộ
đánh giá được từng phân xưởng thuộc hộ tiêu thu loại nào  và xí nghiệp
thuộc hộ tiêu thụ loại nào. Ngoài ra còn cần phải phân được tỷ lệ % của
những phụ tải không được phép ngừng CCĐ (phụ tải loại I). Vì một phân
xưởng hoặc một xí nghiệp được phân vào hộ tiêu thụ loại I cũng chưa hẳn
có tỷ lệ 100% phụ tải không được phép ngừng CCĐ.

2.2 Giới thiệu các kiểu sơ đồ CCĐ phù hợp với điện áp truyền tải
đã chọn:
a) Kiểu sơ đồ có trạm phân phối trung tâm.
b) Kiểu sơ không có trạm phân phối trung tâm.

Có nhiều loại sơ đồ CCĐ từ hệ thống điện tới xí nghiệp, việc chọn


loại sơ đồ nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điện áp truyền tải từ hệ
thống, hộ tiêu thụ điện của xí nghiệp, các cấp điện áp mà xí nghiệp cần phải
được CCĐ. Xí nghiệp có hay không nhà máy điện tự dùng. Dưới đây giới
thiệu một số sơ đồ CCĐ. cho xí nghiệp "Sơ đồ CCĐ bên ngoài xí nghiệp".
Chia thành 2 loại chính
+ Sơ đồ với các xí nghiệp không có nhà máy điện tự dùng.
+ Sơ đồ với các xí nghiệp có nhà máy điện tự dùng.

Hệ thống Hệ thống Hệ thống Hệ thống

~ ~ ~ ~
35 - 110 kV 35 - 220 kV 35 - 220 kV

Trạm 1

Trạm 2

Trạm 3

6 - 20 kV
6 – 20 kV 6 - 20 kV 20 - 35 kV
Trạm 4

a) b) c) d)

Những sơ đồ đặc trưng cung cấp điện cho xí nghiệp chỉ từ hê thống điên

2.3 Sơ bộ phân tích và chọn các kiểu sơ đồ phù hợp:


a) Chọn vị trí trạm phân phối trung tâm của xí nghiệp.
b) Vạch các phương án nối dây chi tiết cho các phương án.
c) Sơ bộ chọn các phương án đủ tiêu chuẩn.

Sơ đồ a): là loại sơ đồ xí nghiệp chỉ đặt trạm phân phối trung tâm. Kiểu sơ
đồ này phù hợp với các xí nghiệp có phụ tải tập chung, công suất nhỏ hoặc
xí nghiệp ở gần hệ thống. Sơ đồ này có ưu điểm là đơn giản, ít phần tử cho
nên độ tin cậy CCĐ cao. Tuy nhiên nếu điện áp truyền tải từ hệ thống về xí
nghiệp là lớn (từ 35 kV trở lên), thì chỉ dùng trạm phân phối có thể sẽ làm
gia tăng vốn đầu tư ở các thiết bị phân phối (máy cắt..), các đường dây và
trạm biến áp phân xưởng.

Sơ đồ b): là sơ đồ “dẫn sâu” sơ đồ đưa điện áp cao từ hệ thống điện trực


tiếp đến tận các trạm biến áp phân xưởng (sơ đồ không sử dụng trạm phân
phôí trung tâm hoặc trạm biến áp trung tâm). Sơ đồ này thường được dùng
cho các xí nghiệp có phụ tải phân tán, công suất đặt của các phân xưởng
khá lớn. Ưu điểm của loại sơ đồ này là giảm tổn thất sử dụng ít thiết bị nên
sẽ giảm được vốn đầu tư. Tuy nhiên nếu số lượng phân xưởng khá lớn sẽ có
thể làm cho sơ đồ kém tin cậy. Mặt khác nếu sử dụng điện áp cao cho các
trạm biến áp phân xưởng cũng sẽ làm gia tăng vốn đầu tư cho các thiết bị
trong trạm (các thiết bị cao áp của trạm cùng máy biến áp).

Sơ đồ c): là loại sơ đồ xí nghiệp có đặt trạm biến áp trung tâm. Thường


được dùng cho các xí nghiệp có phụ tải tập chung, xí nghiệp ở xa nguồn
hoặc xí có công suất lớn. Các loại hình xí nghiệp này thường được CCĐ với
cấp điện áp khá cao từ HTĐ. Vì vậy khi đến xí nghiệp thường giảm xuống
thành cấp điện áp phù hợp với các thiết bị sử dụng trực tiếp (6-10 kV), đồng
thời cũng dùng cấp điện áp này để CCĐ cho các trạm biến áp phân xưởng.
Kiểu sơ đồ này làm tăng vốn đầu tư cho máy biến áp trung tâm (trạm BA
TT), tuy nhiên nó lại làm giảm giá thành của các thiết bị phân phối trong
trạm và cả phần mạng cùng các trạm biến áp phân xuưởng.

Sơ đồ d): là loại sơ đồ xí nghiệp có đặt trạm biến áp trung tâm, nhưng khác
với sơ sồ c) ở sơ đồ này lại sử dụng máy bién áp 2 cuộn dây, nhằm có 2 cấp
điện áp trung áp. Kiểu sơ đồ này thường được dùng cho các xí nghiệp có
nhu cầu 2 cấp điện áp trung áp (do có 2 loại phụ tải hoặc có 2 vùng phụ
tải…). Sơ đồ này cũng có những ưu nhược điểm gần tương tự như kiểu sơ đồ
c).

Như vậy việc quyết định sử dụng loại sơ đồ này để có lợi nhất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như sự phân bố của phụ tải, độ lớn của phụ tải và
các loại phụ tải có trong xí nghiệp. Một trong những yếu tố mà chúng ta có
thể định lượng một cách rõ dàng nhất, Đó là cấp điện áp truyền tải từ hệ
thông đến xí nghiệp, cấp điện áp này được xác định dựa trên độ lớn phụ tải
của xí nghiệp cùng khoảng cách truyền tải từ hệ thống đến xí nghiệp. Nếu
điện áp tính ra là khá lớn -> nên sử dụng sơ đồ có trạm biến áp trung tâm
và ngược lại

3) Các phương án về số lượng, dung lượng và vị trí trạm biến áp phân


xưởng:
3.1 Các chỉ dẫn chung:
a) Số lượng máy biến trong trạm biến áp phân xưởng.
b) Dung lượng của máy biến áp trạm biến áp phân xưởng.
c) Vị trí các trạm biến áp phân xưởng.
Số lượng máy biến áp trong các trạm biến áp phân xưởng phụ thuộc loại hộ
phụ tải mà phân xưởng được đành giá. Nếu phân xưởng được đánh giá là hộ
tiêu thụ loai I hoặc hộ loại II, thì số lượng máy biến áp trong trạm phải là 2
máy, còn nếu phụ tải của phân xưởng thuộc hộ loại III thì chỉ cần một máy.
Cần chú ý rằng trạm biến áp phân xưởng có thể cùng một lúc cung cấp cho
nhiều phân xưởng, trong đó có các phân xưởng thuộc hộ loại 1 hoặc hộ loại
2 và cũng có cả phân xưởng thuộc hộ loại 3. Trong trường hợp này trạm vẫn
cần phải có 2 máy.

Dung lượng máy biến áp phân xưởng được chọn theo phụ tải tính toán của
trạm:

+ Trạm một máy: '


S dm  S tt (3-4)

'
S dm - Dung lượng đã hiệu chỉnh nhiệt độ của máy biến áp

 tb  5
'
Sdm  Sdm (1  )
100

tb – nhiệt độ trung bình nơi lắp đặt.


Sdm - Dung lượng định mức BA theo thiết kế.
S 'dm - Dung lượng định mức đã hiệu chỉnh.

+ Trạm n máy: Với trạm có n máy phải đồng thời thỏa màn hai biểu thức
sau:

'
n.S dm  S tt (3-5)

(n  1).k qtsc .S dm  S sc (3-6)


Trong đó:

n - Số máy biến áp trong trạm.


kqtsc - Hệ số quá tải sự cố của máy biến áp (thường lấy bằng 1,4).
Sdm - Dung lượng định mức của máy biến áp.
Ssc - Dung lượng sự cố của trạm. Tham số này được xác định theo tỷ lệ
công suất của các
hộ phụ tải quan trọng (các hộ không được phép mất điện ngay cả khi
sự cố hỏng một
máy biến áp). Nếu phụ tải của trạm 100% là các phụ tải quan trọng,
thì Ssc có thể lấy
bằng Stt . Tuy nhiên thông thường Ssc < Stt. Vì vậy việc xác định Ssc
phải được xem sét
theo tình hình cụ thể của phụ tải.

Vị trí trạm biến áp, phân xưởng thường có 3 hình thức:

+ Trạm trong phân xưởng: ưu điểm là gần tâm phụ tải, giảm bán kính
truyền tải hạ áp -> giảm tổn thất. Tuy nhiên điều kiện phòng cháy, phòng nổ
và làm máy kém hơn.
+ Tram kề phân xưởng: ưu điểm khắc phục nhược điểm của trạm trong phân
xưởng là điều kiện phòng cháy, phòng nổ dẽ thực hiện hơn, vì chúng được
xây dựng cách biệt với phân xưởng. Nhược điểm không gần tâm phụ tải như
trạm trong PX..
+ Trạm ngoài phân xưởng: ưu điểm là có thể đặt đúng tâm phụ tải của
nhóm PX mà trạm cung cấp (giảm tổn thất). Tuy nhiên nếu công suất của
các phân xưởng là lớn thỉ việc truyền tải tổng hạ áp đến từng phân xưởng có
thể sẽ không kinh tế nữa.

Tóm lại việc chọn số lượng, dung lượng và vị trí của các tram biến áp phân
xưởng phụ thuộc vào tình hình cụ thể của phụ tải. Trong khi làm thiết kế
chúng ta có thể dựa vào biểu đồ phụ tải cúa các phân xưởng, dựa vào phân
loại phụ tải của xí nghiệp (dựa vào phụ tải tính toán của các phân xưởng,
vào sự phân bố trên mặt bằng, vào gam công suất, cũng như loại máy biến
áp đang hiện hữu có trên thị trường để đưa ra các PA’ về số lượng và dung
lượng máy biến áp cho phù hợp. Sau đây là một số lưư ý khi đưa ra các PA’
về số lượng, dung lượng máy áp phân xưởng.
-Không nhóm nhiều phân xưởng lại với nhau để cung cấp chung từ một trạm
biến áp phân xưởng (trừ khi các phân xưởng đó có công suất khá nhỏ). Vì
làm như vậy có thể sẽ giảm được số lượng trạm biến áp phân xưởng, xong
lại làm gia tăng mạng hạ áp dẫn tới tăng vốn và tổn thất (nên tham khảo độ
lớn và khoảng cách truyền tải kinh tế trong mạng hạ áp).
- Trong cùng một xí nghiệp không nên dùng quá nhiều gam công suất máy
biến áp, vì như vậy không tạo ra sự thuận lợi trong vận hành, sửa chữa thay
thế và dự trữ. Tuy nhiên để thực hiện điều này không phải lúc nào cũng
thuận lợi vì phụ tải của các phân xưởng đôi khi lại khá khác biệt, không
đồng nhất về công suất. Xong nếu thật chú ý đến vấn đề này chúng ta sẽ thực
hiện việc cung cấp điện phối hợp, có nghĩa là 1 trạm phân xưởng không
phải chỉ cung cấp cho 1 phân xưởng mà phối hợp cho nhiều phân xưởng.
Điều đó cũng có nghĩa là một phân xương không phải lúc nào cũng chỉ được
cung cấp từ một trạm biến áp phân xưởng mà có thể là từ 2 hoặc nhiều
hơn…
- Dung lượng máy biến áp hạ áp không nên chọn > 1000 kVA. Vì các thiết bị
hạ áp lắp sau các máy biến áp dung lượng đến 1000 kVA không cần phải
kiểm tra các điều kiện ngắn mạch.

3.2 Vạch các phương án:


a) Các phương án về số lượng trạm và dung lượng biến áp.
b) Sơ bộ tính kiểm tra các điều kiện kỹ thuật cho các phương án.
c) Sơ bộ loại các phương áp không phù hợp.

Trong phần 1 đã nêu lên các nguyên tắc chung để lựa chọn số lượng, dung
lượng máy biến áp cho các trạm biến áp phân xưởng. Trong mục này chúng
ta sẽ đề suất các phương án cụ thể về số lượng và dung lượng máy biến áp
phân xưởng, bằng cách chọn và kiểm tra các điều kiện cụ thể (PA’ nhóm, kết
hợp các trạm với từng phân xưởng một cách cụ thể, rồi kiểm tra lại theo các
điều kiện sự cố, điều kiện lắp đặt với môi trường xung quanh…)

4) Các phương án đi dây cho mạng điện cao áp của xí nghiệp:


4.1 Vạch các phương áp đi dây cho mạng xí nghiệp:
a) Vị trí các trạm biến áp phân xưởng
b) Các phương án đi dây cho mạng điện cao áp.

Với các phương án về số lượng và dung lượng máy biến áp như đã


trình bầy ở phần 3) chúng ta sẽ tiến hành khẳng định lại vị trí của các trạm
biến áp phân xưởng, đồng thời vẽ các phương án đi dây. Phương án đi dây
phải đảm bảo được tất cả các phân xưởng hoặc các phụ tải trong xí nghiệp
đều phải được cấp điện. Các phân xưởng có các trạm biến áp đặt liền kề,
chúng ta hiểu rằng mạng hạ áp trong phân xưởng sẽ được cấp điện từ trạm
đó, không cần phải chọn cáp hạ áp cho phân xưởng đó. Trường hợp các
phân xưởng không có trạm biến áp đặt liền kề chúng ta phải vẽ đường dây
hạ áp cấp điện cho phân xưởng đó. Ngoài ra tất cả các trạm biến áp phân
xưởng cần phải được cấp điện từ trạm phân phối trung tâm hoặc trạm biến
áp trung tâm với điện áp cao hơn. Như vậy vẽ sơ đồ đi dây cần phải thể hiện
sự phân biệt rõ ràng giữa dây cao áp và hạ áp. Ngoài ra ở mạng điện cao áp
cấp đến các trạm biến áp phân xưởng còn cần phải thể hiện rõ số lộ đường
dây đi vào trạm, vì các trạm phân xưởng không phải trạm nào cũng có 2
máy biến áp.
Việc cấp điện cho các phân xương hoặc các phụ tải trong xí nghiệp có
thể thực hiện theo sơ đồ mạng hình tia; sơ đồ liên thông; hoặc sơ đồ hỗn
hợp . chính vì vậy mà ứng với mỗi PA’ về số lượng dung lượng máy biến áp
như ở phần 3) chung ta lại có thể đề ra vài phướng án nứa khác nhau về
cách đi dây.
Tóm lại chúng ta có thể phối hợp cả hai mục 3) và 4) để đưa ra các
phương án cấp điện khác nhau. Các phương án này phải được thể hiện cụ
thể trên bản vẽ mặt bằng của xí nghiệp.

4.2 Sơ bộ chọn dây dẫn cho các phương án:


a) Chọn các dây dẫn cao áp.
b) Chọn các dây dẫn hạ áp.
c) Tính Umax cho các phương án.

Dây dẫn trong các phương án vừa đưa ra cần phải sơ bộ được lựa chọn cả
về kiểu loại lẫn tiết diện. Thông thường mạng điện phân phối trong xí
nghiệp hay sử dụng các loại cáp hơn là sử dụng đường dây trên không, còn
mạng hạ áp cấp đến các phân xưởng cũng thường được cấp bằng cáp.
+ Chọn cáp cho mạng cao áp của xí nghiệp thường được chọn theo phương
pháp mật độ dòng điện kinh tế. Sau đó có kiểm tra lại theo điều kiện phát
nóng cho phép (và cả ổn định nhiệt do dòng ngắn mạch). Mạng phân phối
trong xí nghiệp thường ngắn nên it khi cần kiểm tra theo điều kiện tổn thất
điện áp cho phép. Trình tự tiến hành như sau:

Chọn jkt theo loại vật liệu làm dây, và Tmax (thường do đầu bài cho trước
hoặc tra theo loại hình phụ tải xí nghiệp với giả thiết chế độ làm việc của xí
nghiệp 1; 2 hoặc 3 ca).
Xác định Ilvmax (dòng điện dài hạn đi qua dây dẫn), dòng điện này có thể
được xác định theo công suất tính toán của phụ tải hoặc cũng có thể lấy
bằng dòng điện định mức của máy biến áp phân xưởng.

S tt
I lv max  I tt  (3-8)
2. 3.U

S dmBA
I lv max  I tt  (3-9)
2. 3.U dm
(3-8) và (3-9) là các công thức tính chọn dây cho các trạm biến áp có 2 máy,
trường hợp trạm có 1 máy thì bỏ số hai (không chia 2).

Tiết diện kinh tế được xác định như sau:

I lv max
Fkt  (3-10)
j kt

Từ Fkt -> chọn Ftc (tiết diện tiêu chuẩn gần nhất). Từ tiết diện tiêu chuẩn
chúng ta sẽ tra được dòng điện cho phép. Bước tiếp theo chúng ta sẽ kiểm
tra dây dẫn vừa chọn theo điều kiện phát nóng do dòng ngắn mạch. Để kiểm
tra theo điều kiện phát nóng do dòng lâu dài.

I cf .k1 .k 2  I lv max (3-11)

Kiểu tra theo điều kiện sự cố (chỉ kiểm tra cho các đường cáp cấp đến trạn
biến áp có 2 máy). Điều kiện sự cố trong lưới của xí nghiệp có đặc thù khác
với lưới khu vực là vì chiều dài đường dây thường ngắn nên sơ đồ các trạm
biến áp 2 máy thường không có phần liên lạc phía cao áp -> nên khi sự cố
đường dây cũng tương tự như sự cố một máy BA. Lúc đó máy biến áp sẽ
được huy động tối đa khả năng quá tải cho phép (quá tải sự cố 40%), và vì
vậy đường dây cấp điện cho máy biến áp cũng phải chịu đựng một tình trạng
tải nặng nề nhất -> chúng ta phải kiểm tra phát nóng trong trường hợp này:

I cf .k1 .k 2  1,4.I dmBA (3-12)

Chọn cáp ha áp: cáp hạ áp cấp đến các phân xưởng được chọn theo điều
kiện pháp nóng cho phép và được kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp
cho phép. Trình tự tiến hành như sau:
Xác định dòng điện lâu dài chạy qua cáp:

S tt
I lv max  I tt  (3-13)
3.0,38

Từ (3-13) chọn loại cáp phù hợp có Icf.

Kiểm tra: I cf .k1 .k 2  I lv max (3-14)


Kiểm tra theo ĐK tổn thất điện áp cho phép:

Tra bảng loại dây vừa chọn ta được (r0 và x0 ) , xác định chiều dài cáp bằng
sơ đồ đi dây và tỷ lệ bản vẽ. -> tính tổng trở đường dây -> xác định tổn
thất điện áp của đường dây đó:

Ptt (r0 .L)  Qtt .( x0 .L)


U  (3-15)
U dm

U
% = .100
U dm

Kiểm tra: %  5% (3-16)

5) Tính các chỉ tiêu kinh tế cho các phương án CCĐ:


5.1 Tính tổn thất điện năng cho các phương án:
a) Các công thức tính toán.
b) Tổn thất điện năng của phương án I
c) Bảng kết quả tính toán cho các phương án khác.
Tính chỉ tiêu kinh tế cho các phương án bao gồm việc xác định các chi phí
liên quan đến tổn thất điện năng trong lưới của các phương án. Tổn thất
điện năng của PA’ chỉ cần quan tâm đến các phần tử chính của mạng, đó là
tổn thất điện năng trên đường dây và trong máy biến áp mà thôi. Dưới đây
là một số công thức tính toán.

+ Tổn thất điện năng trên đường dây:

Add  Add caoap  Add haap   ( Pmax caoap   Pmax haap )

Trong đó:
 - Thời gian chịu tổn thất công suất cực đại có thể tra được theo Tmax
hoặc xác đinh theo công thức gần đúng:

 
2
  0 ,124  10 4.Tmax .8760 (3-17)
Pmax-caoap - Tổng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây mạng cao áp
của xí nghiệp.

Pmaxhaap - Tổng tổn thất công suất tác dụng trên đường dây mạng hạ áp
của xí nghiệp.

 P max caoap   3.I max


2
i .Ri   3.I max i .r0i .li
2
(3-18)

Tương tự cho lưới hạ áp:

 P max haap   3.I max


2
i .Ri   3.I max i .r0i .li
2
(3-19)

Trong đó: Imaxi [A] - là dòng điện phụ tải lớn nhất trong đoạn lưới
thứ i của lưới.
r0i [/km] - là điện trở trên đơn vị chiều dài của đoạn cáp
thứ i trong lưới.
Li [km] - là chiều dài của đoạn cáp thứ i trong lưới.

+ Tổn thất điện năng trong các trạm biến áp có thể xác định theo các công
thức sau:

Trạm một máy:


2
 S 
Atram  P0 .8760  PN . max  . (3-20)
 S dmBA 

Trạm 2 máy
2
1  S 
Atram  2.P0 .8760  PN . max  . (3-21)
2  S dmBA 

Như vậy tổng tổn thất điện năng của một phương áp nào đó có thể tính theo
biêud thức sau:
m n k
APA   Add _ caoap   Add _ haap   Atram (3-22)

m - Số các đường dây cao áp trong mạng.


n - Số các đường dây hạ áp trong mạng.
k - Số trạm biến áp tròn mạng.

Việc tính táon tổn thất điện năng cho các phương án được trình bầy tường
minh cho một phương án cụ thể, còn các phương án khác nên chỉ thể hiện
bảng kết quả tính. Cần chú ý rằng việc tính toán tổn thất ở đây chỉ nhăm
mục đích so sánh giữa các phương áp -> cho nên nếu phần lưới nào, hoặc
trạm biến áp nào cùng xuất hiện trong tất cả các phương án, thì có thể
không cần phải tính đến.

5.2 Tính tổng vố đầu tư cho các phương án:


a) Tổng vốn đầu tư cho phương án I.
b) Bảng kết quả tính cho các phương án khác.
Việc tính vốn đầu tư cho các phương án cũng chỉ được tiến hành trên các
phần tử lớn của lưới điện, bao gồm máy biến áp, đường dây và máy cắt điện.

K PA'  K tram  K dd  K MC (3-23)

Trong đó:

Ktram - Phần vốn liên quan đến trạm biến áp. Gần đúng chung ta có thể chỉ
coi phần vốn
này là tiền mua máy biến áp (vì nó là phần tử đắt tiền nhất trong
trạm).
k
K tram   n.GIABAi (3-24)

k - Số trạm trong xí nghiệp.


n - Số máy biến áp trong tram.
GIABAi - Giá máy biến áp trong tram thứ i cúa mạng.

Kdd - Phần vốn liên quan đến đường dây. Bao gồm vốn của dây mạng
cao áp và vốn
Của dây trong mạng hạ áp.
m n
K dd  K ddcapap  K ddhaap   GIADAYi .li   GIADAYi .li (3-25)

GIADAYi - Đơn giá dây dẫn thứ i trong mạng.


Li - Chiều dài đoạn cáp thứ i trong mạng.

KMC - Phần vốn liên quan đến máy cắt điện. Đây là phần vốn khác khác
biệt nếu các PA’
đưa ra cỏ cả các cấp điện áp trung áp khác nhau (trường hợp cả PA’
trạm biến áp
trung tâm và cũng có cả PA’ chỉ có trạm PP trung tâm).

K MC   ni .GIAMCi (3-25)

GIAMCi - Giá máy cắt ở cấp điện áp thứ i.


ni - Số máy cắt ở cấp điện áp thứ i.

5.3 Tính chi phí về tổn thất điện năng cho các phương án:
a) Chi phí tổn thất điện năng phương án I.
b) Kết quả tính cho các phương án khác.
5.4 Tính chi phí tính toán hàng năm cho các phương án;
a) Tính cho phương án I
b) Kết quả tinh cho các phương án khác.

Chi phí tính toán hàng năm của PA’ được tính theo biểu thức sau:

Z PA'  (avh  atc ).K PA'  CA  (avh  atc ).K PA'  APA' .

Trong đó:

avh - Hệ số vận hành (tỷ lệ khâu hao và vài chi phí phụ khác.), có thể lấy
= 0,1.
atc - Hệ số thu hồi vốn đầu tư tiêu chuấn, có thể lấy bằng 0,125.
KPA’ - Tông vốn của PA’ xác định theo (3-23).
APA’ - Tổn thất điện năng của PA’, xác định theo (3-22).
 - Giá điện năng tổn thất. [đồng/kWh].
6) Chọn phương án tối ưu:
6.1 Nguyên tắc chung:
6.2 Phân tích các ưu nhược điểm của các phương án:
Từ kết quả tính ZPA -> chúng ta sẽ có kết quả tính toán cho tất cả các
phương án. Trên cơ sở đó cho phép chúng ta chọn được phương án có hàm
chi phí tính toán nhỏ nhất, mà thường được gọi là phương án tối ưu. Tuy
nhiên cần chú ý rằng việc quyết định lựa chọn PA’ tối ưu còn phải kết hợp
với nhiều yếu tố khác nữa, như tính đơn giản của sơ đồ, độ tin cậy cấp điện,
tính linh hoạt trong vận hành và sửa chữa …v.v. Và đặc biệt là nếu các
phương áp có ZPai không chênh nhau quá 5% thì chung được coi là tương
đương với nhau về mặt kinh tế. Cho nên lúc này việc quyết định chọn PA’
hoàn toàn phụ thuộc vào các ưu thế khác như đã phân tích ở phần trên.

7) Sơ đồ nguyên lý CCĐ mạng xí nghiệp:


7.1 Các yêu cầu chung:
7.2 Bản vẽ sơ đồ một sợi:
7.3 Thuyết minh vận hành sơ đồ:
a) Khi vận hành bình thường.
b) Khi sự cố.
c) Khi khi cần tu sửa định kỳ.
Từ việc quyết định chọn PA’ đă nêu ở trên chúng ta sẽ chọn một sơ đồ
cung cấp điện phù hợp. Thực chất là quyết định dùng các kiểu sơ đồ cấp
điện cho các trạm BA trung tâm, kiểu sơ đồ trạm biến áp phân xưởng, các
trang thiết bị của các trạm…Công việc này phụ thuộc vào yêu cầu cấp điện
của phụ tải, vào sự phân tích tính đặt thù cùng việc tham khảo các kiểu sơ
đồ cung cấp điện hiện đang được sử dụng rông rãi -> đưa ra sơ đồ cung
cấp điện cùng các phương phức vận hành cụ thể.
Chính vì lý do đó cho nên sau khi đưa ra sơ đồ cung cấp điện cho
phương án lựa chọn chúng ta cần thuyết minh sự vân hành của sơ đồ. Thực
chất của công việc này là chúng ta phải qui định rõ trạng thái hoạt động,
cũng như chức năng của các trang thiết bị trên sơ đồ trong mọi trang thái
vận hành (bình thường, sự cố và tu sửa định kỳ). Điều này là rất cần thiết vì
có thể nó cong liên quan đến việc chọn các khí cụ điện sau này. Ví dụ nếu
máy cắt liên lạc trên sơ đồ được qui định vận hành ở trạng thái thường đóng
(bình thường cũng đóng) để có được tổn thất nhỏ, nhưng điều này sẽ làm
cho dòng ngắn mạch sẽ tăng lên gấp 2 -> các khi cụ điện đi kèm phải chọn
lớn lên…
Chương IV
TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH CHỌN VÀ KIỂM TRA THIẾT BỊ

Mục đích của chương này là chọn và kiểm tra các thiết bị điện của sơ đồ
đã được chọn (ở phần chương III), mặc dù khi chọn phương án một số
thiết bị cũng đã được chọn sơ bộ, tuy vậy ở chương này chúng sẽ còn
phải được kiểm tra lại ở các điều kiện ngắn hạn (ngắn mạch), đồng thời
một số thiết bị khác nữa của sơ đồ nguyên lý cũng cần phải được lựa
chọn sau khi có kết quả tính toán ngắn mạch. Và vì vậy nội dung chính
của chương này có thể bao gồm các nội dung chính sau:

1) Mục đích và các giả thiết khi tính toán ngắn mạch:
Mục đích tính ngắn mạch:
Các giả thiết khi tính ngắn mạch:
2) Sơ đồ và điểm tính ngắn mạch:
Sơ đồ tính toán:
Chọn điểm tính ngắn mạch:
Sơ đồ thay thế:
3) Tính các thông số của sơ đồ tính toán:
Biến đổi sơ đồ:
Tính điện kháng hệ thống:
Tính các phần tử khác của sơ đồ thay thế (trong hệ có tên)
4) Tính dòng ngắn mạch ba pha tại các điểm N1; N2; N3 ....:
Tính IN1; IN2; IN3....
Tính ixk
Tính SN
5) Chọn và kiểm tra thiết bị:
Chọn và kiểm tra cáp cao áp:
Chọn và kiểm tra máy cắt điện:
Chọn và kiểm tra cầu dao cách ly:
Chọn và kiểm tra máy biến dòng điện:
Chọn và kiểm tra máy biến điện áp:
Chọn và kiểm tra chống sét van:
Chọn và kiểm tra thanh cái cao áp:
Chọn vá kiểmt tra sứ cách điện:
Chọn và kiểm tra Aptômát tổng của các trạm BA phân xưởng:
------------------------------------------------------------------------------
Phần chỉ dẫn chung:

1) Mục đích và các giả thiết khi tính toán ngắn mạch:
Mục đích tính ngắn mạch:
Các giả thiết khi tính ngắn mạch:
Trong phần này cần nêu lên các mục đích chính của việc tính ngắn
mạch để từ đó chọn phương pháp tính thích hợp (vừa tận dụng cách tính
đơn gian mà vấn đảm bảo chính chính xác hoặc đảm bảo được độ an
toàn cho thiết bị được chọn). Trong khuôn khổ của đồ án CCĐ thì việc
tính toán ngắn mạch chủ yếu phục vụ cho việc chọn và kiểm tra các trang
thiết bị điện ở chế độ ngắn hạn. Và vì vậy các giá trị tính toán của dòng
ngắn mạch nhận được phải là các trị số lớn nhất có thể. Điều này có
nghĩa là phải chọn loại ngắn mạch, điểm ngắn mạch và các giả thiết nào
đó để ta có được trị số lớn nhất của dòng ngắn mạch sẽ đi qua thiết bị
điện. Cho nên trước khi tính toán ta nên đưa ra các giả thiết cơ bản sau:
Trong quá trìng ngắn mạch sức điện động cảu các máy điện coi như
trùng pha với nhau ngiã là không xét tới dao động công suất của các
máy phát điện.
Không xét tới sự bão hoà của các mạch từ, nghĩa là cho phép côi
mạch là tuyến tính và có thể sử dụng nguyên tắc xếp chồng.
Bỏ qua dòng điện từ hoá của các máy biến áp.
Coi hệ thống là ba pha đối xứng.
Không xét đến điện dung trừ khi có đường dây cao áp tải điện đi cực
xa.
Chỉ xét tới điện trở tác dụng nếu r  0,3 x . Trong trường hợp đó r
và x là điện trở và điện kháng đẳng trị từ nguồn đến điểm ngắn
mạch.
Phụ tải chỉ được xét gần đúng và được thay thế bằng tổng trở cố định
tập chung và tập chung tại một điểm nut chung.
Sức điện động của tất cả các nguồn ở xa điểm ngắn mạch (x tt > 3) coi
như không đổi.
Ngoài ra khi tính ngắn mạch trong hệ thống cung cấp điện, công suất của
hệ thống được coi như vô cùng lớn và vì vậy điện áp của hệ thông được
coi như không đổi.

2) Sơ đồ và điểm tính ngắn mạch:


Sơ đồ tính toán:
Chọn điểm tính ngắn mạch:
Sơ đồ thay thế:

Sơ đồ tính toán: phải là xuất phát từ sơ đồ thực tế vận hành và có thể nó


hơi khác hơn với sơ đồ nguyên lý, vì trong thực tế vận hành không phải
lúc nào tất cả các thiết bị đóng cắt cũng ở trạng thái đóng, mà nó phụ
thuộc vào phươg thức vận hàng riêng qui đinh cho các sơ đồ đó. Trong
những trường hợp cụ thể đôi lúc chúng ta cũng không thể quyết định
được ở phương thức vận hành nào sẽ cho dòng ngắn mạch lớn nhất qua
thiết bị và vì vậy ở những trường hợp cụ thể đó có lúc chúng ta phải tính
cho cả 2 phương thức để rồi chọn ra giá trị lớn hơn dành cho việc kiểm
tra thiết bị. Thông thường để kiểm tra thiết bị trong sơ đồ tính toán có thể
cho phép bỏ qua một số phần tủ mà không ảnh hưởng đến các kết quả
tính toán hay nói một cách khác làm nguy hiểm cho việc chọn thiết bị (vi
dụ như: tổng trở của máy cắt, dao cách ly, biến điện áp....)
Chương: V
BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO MẠNG XÍ NGHIỆP

1) ý nghĩa của việc bù công suất phản kháng trong xí nghiệp:


a) Các biện pháp nâng cao hệ số công suất:
+ nâng cos biện pháp tự nhiên.
+ biện pháp nhân tạo.
b) ý nghĩa của nâng cao hệ số cos:
+ Giảm U
+ Giảm P  A.
+ Nâng cao khả năng tải của các phần tử.

2) Xác định dung lượng bù của toàn xí nghiệp:


a) Tính hệ số cos trung bình của xí nghiệp:

P ttpxi .cos i
costb = i 1
n
(5-1)
P
i 1
ttpxi

cosi - Hệ số công suất của phân xưởng thứ i trong xí nghiệp.


Pttpxi - Phụ tải tính toán của phân xưởng thứ i (bao gồm cả phụ tải chiếu
sáng).
n - Số phân xưởng trong xí nghiệp.

b) Xác định dung lượng cần bù:

Dung lượng bù của xí nghiệp cần phải được xác định để hệ số


costbxn đạt đến giá trị tối thiểu do nhà nước qui định (theo qui định hiện
hành thì hệ số công suất của xí nghiệp không được nhỏ hơn 0,85  0,95).
Như vậy việc tính dung lượng bù ở đây là dung lượng bù cưỡng bức để đạt
giá trị qui định mà không phải là xác định dung lượng bù kinh tế của hộ
dùng điện. Và vì vậy dung lượng bù của xí nghiệp có thể xác định theo biểu
thức sau:

Qb  PttXN .(tg 1  tg 2 ) (5-2)

PttXN – Phụ tải tính toán của toàn xí nghiệp.


tg1 – Tương ứng với cos1 (hệ số công suất trướng khi bù).
tg2 – Tương ứng với cos2 (hệ số công suất cần đạt tới).

3) Lựa chọn vị trí và thiết bị bù:


a) Các loại thiết bị bù: (cần phân tích ưu nhược điểm của một số
thiết bị bù)
+ Tụ điện tĩnh:
+ Máy bù đồng bộ:
b) Vị trí đặt thiết bị bù: (cần phân tích ưu nhược điểm)
+ Đặt tập chung:
+ Đặt phân tán:
c) Chọn loại thiết bị bù và các vị trí đặt tụ bù:

4) Phân phối tối ưu dung lượng bù:

Như đã phân tích mục 3)-b việc đặt phân tán các nhóm tụ ở gần phụ tải
sẽ làm gia tăng chi phí về quản lý và vận hành, mặc dù có thể giảm được tổn
thất nhiều hơn xong việc thực hiện thường phức tạp hơn cho nên phần lớn
các xí nghiệp hiện nay thực hiện việc bù tập trung và dùng tụ điện để thực
hiện. Vị trí bù thường đặt tại thanh cái của các trạm biến áp phân xưởng
(không đặt tại thanh cái của trạm biên áp trung tâm nhằm giảm tổn thất trên
lưới cao áp của mạng xí nghiệp). và vì vậy vị trí đặt tụ có thể của lưới xí
nghiệp sẽ như hình vẽ (HV-4.1). Vấn đề là dung lượng của mỗi điểm trên
cần phải được tính toán để đạt được hiệu quả tối đa, có nghĩa là ta sẽ phải
tiến hành phân phối dung lượng bù tối ưu. Nếu cư coi mỗi điểm bù trên HV-
4.1 là một biến sau đó lập hàm chi phí tính toán cùng với một số dàng buộc
để hàm Z  min ta sẽ thiết lập được một hệ phương trình nhiều biến.
Nhưng như vậy kích cỡ của bài toán này khá cồng cành vì giá tụ tại các
thanh cái cao và hạ áp lại không giống nhau. Để giải quyết bài toán này,
thông thường người ta tiến hành phân phối dung lượng bù về các nhánh
trong cùng một cấp điện áp, sau đó sẽ tiến hành phân phối dung lượng bù
(của mỗi nhánh) về phía cao và hạ của từng trạm biến áp phân xưởng và
như vậy có thể áp dụng các công thức về phân phối dung lượng tối ưu đã có.
Dưới đây là trình tự thực hiện việc phân phối dung lượng bù:

a) Sơ đồ bố trí tụ:

TPP trung
tâm
b) Sơ đồ tính toán:

Để tiến hành phân phối dung lượng bù tối ưu ta thiết lập sơ đồ thay
thế tính toán trong đó các phần tử của hệ thông chỉ được thay bằng các điện
trở (vì hàm mục tiêu ở đây là tối thiểu hoá tổn thất điện năng trong hệ
thống). Từ sơ đồ thực ta có sơ đồ thay thế sau:

TPP trung tâm

R1 R2 R3 R4 R5

R6

RB1 RB2 RB3 RB4 RB5 RB6

HV-5.2
TPP trung tâm

Rtd1 Rtd2 Rtd3 Rtd4 Rtd5

Q1; Q1; Q1; Q4; Q5;


Qb1 Qb1 Qb1 Qb4 Qb5

HV-5.3

Cần nhớ rằng Rtđ1 = R1 + RB1 và tính tương tự cho tất cả các nhánh
khác, riêng nhánh thứ 5 điện trở tương đương của nhánh sẽ là điện trở
tương đương của cả cụm và được tính theo biểu thức sau:

R B 5 .( R6  R B 6 )
Rtđ5 = R5 + (5-3)
R B 5  ( R6  R B 6 )
Trong đó R1 ...... R6 là điện trở của các đường cáp từ trạm phân phối
trung tâm đến các trạm biến áp phân xưởng

Ri = r0i.li (5-4)

RB1...... RB6 là điện trở của các máy biến áp phân xưởng:

PN U dm 3
RBi = 2
.10 (5-5)
S dm

Q1; QB1 .... Công suất phản kháng của phụ tải các nhánh và công suất bù
của các nhánh. Riêng nhánh thứ 5 thì Q5 là tổng công suất phản kháng của
các phụ thuộc nhánh 5 (bao gồm cả ở trạm B5 và trạm B6, còn Qb5 là công
suất cần bù của cả nhánh 5 (gồm cả trạm B5 và trạm B6 phần công suất này
sau khi đã tìm ra lại phải phân phối lại cho cả hai trạm B5 và B6).

c) Phân phối dung lượng bù trong cùng một cấp điện áp:
Sau khi đã đưa về sơ đồ HV-4.3 chúng ta có thể sử dụng công thức
sau để phân bố dung lượng bù tối ưu về các nhánh:

Rtd
Qbi  Qi  (Q  Qb ) (5-6)
Ri

Trong đó: Qbi – Công suất cần bù của nhánh i trong mạng hình tia.
Qi - Công suất phản kháng của nhánh thứ i.
Qb - Tổng công suất bù cần phân phối theo (5-2)
Q - Tổng công suất phụ tải phản kháng của mạng.
Ri - Điện trở của nhánh thứ i.
Rtđ - Điện trở tương đương của mạng hình tia, sẽ tính
theo biểu thức sau:
1 1 1 1 1 1
     (5-7)
Rtd Rtd 1 Rtd 2 Rtd 3 Rtd 4 Rtd 5

d) Phân phối dung lượng bù về phía cao và hạ áp của trạm biến


áp:

Cần nhớ rằng công suất bù tính được nhờ công thức (5-6) không nhất
thiết phải đặt tất cả ở phía hạ áp của các trạm biến áp phân xưởng. Vì nếu
đặt ở đó thông thường ta chánh được tổn thất công suất phải tryuền tải qua
máy biến áp. Nhưng ngược lại ta phải dùng tụ điện hạ áp có giá 1kVAr đắt
hơn ở phía cao áp và vì vậy để giải quyết triệt để vấn đề phân phối dung
lượng bù ta tiến hành phân phối dung lượng bù lần nữa cho mỗi trạm xem
lượng công suất bù tính được ở công thức (5-6) thì sẽ có tỷ lệ bao nhiêu
phần trăm đặt ở phía cao áp, số còn lại sẽ ở hạ áp hay toàn bộ đặt ở hạ áp
hoặc ở cao áp của trạm.
Có thể tiến hành tính dung lượng bù tối ưu ở phía hạ áp của trạm
bằng công thức sau:
(avh  atc ).K .U 2
Qbh  Qi  .103 (5-8)
2 RB .C

Trong đó: Qi - Công suất phản kháng của phụ tải [kVAr].
av h – Hệ số vận hành (có thể lấy bằng 0,1).
atc - Hệ số tiêu chuẩn thu hồi vốn đầu tư (có thể lấy bằng 0,2 –
0,14).
K = kh – kc (mức chênh giá của 1kVAr tụ bù hạ áp và cao áp)
tính
[đồng/kVAr].
U - Điện áp định mức phía cao áp của máy biến áp [kV].
RB - Điện trở của máy biến áp (tính theo U cao áp). [].
 - Thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất. [giờ].
C - Giá thành điện năng tổn thất. [đồng/kWh].
Khi kết quả tính toán theo (5-8) mà cho giá trị âm thì điều đó có nghĩa
là không nên đặt bù về phía hạ áp của trạm. Ngược lại nếu (5-8) cho két quả
dương thì sẽ có vài khả năng sau:
+ Nếu Qbh > Qbi tức là nhu cầu bù ở phía hạ rất cao -> ta sẽ đặt
toàn bộ dung lượng bù về phía hạ áp của trạm (tức là lấy Qbh = Qbi còn
Qbc =0).
+ Nếu 0< Qbh < Qbi lúc đó ta lấy Qbh bằng đúng kết quả của (5-
8). Còn Qbc được tính theo công thức sau: Qbc = Qbi – Qbh.
Cần chú ý rằng nếu kết quả phân phối dung lượng bù dẫn tới Qbc hoặc
Qbh chỉ bằng 1 phần nhỏ của Qbi thì lức đó chung ta ưu tiện đặt tụ bù toàn
bộ về phía nào có Qb cao hơn nhằm chánh phải phân chia thành nhóm qua
nhỏ.

5) Chọn tụ và sơ đồ đấu:

Việc chọn các bộ tụ cần thiết phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ U dm  U dmmang
+ Qdm  Qb
+ Kiểu loại tụ phải phù hợp với phương thức lắp đặt, với điều kiện đặc biệt
của môi trường xung quanh. Cần nhớ rằng các bộ tụ có thể không chỉ được
chế tạo với giải dung lượng và điện áp nhất định. Trong thiết kế và lắp đặt
chúng ta sẽ phải phối hợp cách ghép nối để có được dung lượng và điện áp
phù hợp các điều kiện trên. Ngoài ra dung lượng của mồi bình tụ cần được
chọn để có thể phân thành các 2 phân đoạn trong mỗi trạm biến áp một
cách cân bằng.
Chương VI

Thiết kế mạng hạ áp Phân xưởng.


(Phân xưởng sửa chữa Cơ khí)

1) Phân tích phụ tải phân xưởng –SCCK:


Phân tích vai trò của phân xưởng với dây truyền công nghệ chung
của xí nhgiệp.
Các loại phụ tải và các yêu cầu về CCĐ (giải U, f, S, cos, ksd, chế
độ làm việc..v.v...).
Hộ phụ tải của phân xưởng được đánh giá là hộ tiêu thụ loại nao?
Tính phụ tải tính toán cho các nhóm thiết bị và toàn phân xưởng.
(phần này nếu đã đề cập ở chương II rồi thì không cần đề cặp đến
nữa)
2) Lựa chọn sơ đồ cung cấp điện cho phân xưởng:
a) Các kiểu sơ đồ cung cấp điện sử dụng trong phân xưởng:
Có một số kiểu sơ đồ chính như sau:
Sơ đồ hình tia.
Sơ đồ đường dây chính (phân nhánh)
Sơ đồ thanh dẫn.
Sơ đồ hỗn hợp.
Tủ PP

Tủ PP Tủ PP

Tủ ĐL Tủ ĐL
Đ

Đ Đ Đ Đ

Tủ ĐL HV-6.3
HV-6.2
HV-6.1

HV-
Tủ PP

HV-6.6
Tủ PP

HV-6.4

HV-
HV-6.1 và HV-6.2 - Kiểu sơ đồ hình tia mạng cáp, các thiết bị đùng điện
được cung cấp trực tiếp từ các tủ động lực TĐL hoặc từ các tủ TPP bằng
các đường cáp độc lập. Kiểu sơ đồ CCĐ này có độ tin cậy CCĐ cao, nhưng
chi phí đầu tư lớn thường được dùng cho các hộ có yêu cầu cao về liên tục
CCĐ (hộ loại I hoặc II).

HV-6.3 – Kiểu sơ đồ phân nhánh mạng cáp. Các TĐL được CCĐ từ TPP
bằng các đường cáp chính, các đường cáp này cùng một lúc CCĐ cho nhiều
tủ TĐL, còn các thiết bị cũng nhận điện từ các tủ TĐL, nhưng bằng các
đường cáp cùng một lúc cấp tới một vài thiết bị. Ưu điểm của sơ đồ này là
tốn ít cáp, chủng loại cáp cũng ít. Nó thích hợp với các phân xưởng có phụ
tải nhỏ, phân tán, phân bố không đồng đều. Kiểu sơ đồ CCĐ này có nhược
điểm là độ tin cậy CCĐ thấp thường dùng cho các hộ phụ tải loại III.

HV-6.4 – Kiểu sơ đồ phân nhánh bằng đường dây (đường dây trục chính
dùng trong nhà). Từ các TPP cấp điện đến các đường dây trục chính (các
đường dây trục chính có thể là các cáp một sợi hoặc đường dây trần được
gá trên các sứ bu-li đặt dọc tường nhà xưởng hay nơi có nhiều thiết bị). Từ
các đường trục chính được nối bằng cáp riêng đến từng thiết bị hoặc nhóm
thiết bị. Loại sơ đồ này thuật tiện cho việc lắp đặt, tiết kiệm cáp nhưng
không đảm bảo được độ tin cậy CCĐ, dễ gây sự cố chỉ còn thấy ở một số
phân xưởng loại cũ.

HV-6.5 - Kiểu sơ đồ phân nhánh bằng đường dây trên không. Bao gồm các
đường dây trục chính và các đường nhánh đếu được thực hiện bằng dây trần
bắt trên cacs cột có xà sứ (các đường nhánh có thể chỉ gồm hai dây hoặc cả
4 dây). Từ các đường nhánh sẽ được trích đấu đến các phụ tải bằng các
đường cáp riêng. Kiểu sơ đồ này chỉ thích ứng khi phụ tải khá phân tán,
công suất nhỏ (mạng chiếu sáng, mạng sinh hoạt) và thường bố trí ngoài
trời. Kiểu sơ đồ này có chi phí thấp đồng thời độ tin cậy CCĐ cũng thấp,
dùng cho hộ phụ tải loại III ít quan trọng.

HV-6.6 - Kiểu sơ đồ CCĐ bằng thanh dẫy (thanh cái). Từ TPP có các
đường cáp cấp điện đến các bộ thanh dẫn (bộ thanh dẫn có thể là các thanh
đồng trần gá trên các giá đỡ có sứ cách điện hoặc được gá đặt toàn bộ
trong các hộp cách điện có nhiều lỗ cắm ra trên dọc chiều dài). Các bộ
thanh dẫy này thường được gá dọc theo nhà xưởng hoặc những nơi có mật
độ phụ tải cao, được gá trên tường nhà xưởng hoặc thậm chí trên nắp dọc
theo các dẫy thiết bị có công suất lớn. Từ bộ thanh dẫn này sẽ nối bằng
đường cáp mền đến từng thiết bị hoặc nhóm thiết bị (việc đấu nối có thể
thực hiện trực tiếp lên thanh cái trần hoặc bằng cách cắm vào các ổ đấu nối
với trường hợp bộ thanh dẫn là kiểu hộp). Ưu điểm của kiểu sơ đồ này là
việc lắp đặt và thi công nhanh, giảm tổn thất công suất và điện áp nhưng đòi
hỏi chi phí khá cao. Thường dùng cho các hộ phụ tải khi công suất lớn và
tập chung (mật độ phụ tải cao).

Trong thực tế lắp đặt để giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm yêu cầu về CCĐ
cho các hộ phụ tải, thông thường người ta thường chọn kiểu sơ đồ CCĐ kiểu
hỗn hợp. Có nghĩa là phối hợp các kiểu sơ đồ trên tuy theo các yêu cầu
riêng của từng phụ tải hoặc các nhóm phụ tải.

b) Phân tích và chọn sơ đồ:


Với phân xưởng sửa chữa cơ khí nên chọn kiểu sơ đồ hỗn hợp mạng cáp
(tức là từ TPP sẽ có các đường cáp dẫn đến các hoặc dẫn đến một vài thiết
bị có công suất rất lớn. Từ đến các thiết bị có thể được cấp điện bằng các
đường cáp độc lập cho các thiết bị có công suất lớn và quang trọng. Các
thiết bị nhỏ lẻ, phân tán có thể được cấp chung từ cùng một đường cáp.
Trường hợp có các nhóm thiết bị công suất khá lớn, phân bố tập chung cũng
có thể chọn hệ thống thanh dẫn cho các nhóm này.).

3) Chọn vị trí tủ động lực và tủ phân phối:

a) Nguyên tắc chung:


Vị trí của các tủ phân phối và tủ động lực phân xưởng đều được chọn
để thoả mãn một số yêu tố kinh tế – kỹ thuật cũng như an toàn và thuận
tiên trong vận hành, tuy vậy đôi lúc để thoả mãn yếu tố này thì lại mâu
thuẫn với yếu tố khác và vì vậy việc chọn vị trí đặt tủ nên đồng thời hài
hoà các yếu tố, và nên được đảm bảo bằng các nguyên tắc sau:

+ Vị trí tủ nên ở gần tâm của phụ tải (điều này sẽ giảm được tổn thất,
cũng như giảm chi phí về dây.v.v...).
+ Vị trí tủ phải không gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại trong phân
xưởng.
+ Vị trí tủ phải thuận tiện cho việc lắp đặt và vận hành.
+ Vị trí tủ phải ở nơi khô ráo, chánh được bụi, hơi a-xit và có khả
năng phòng cháy, nổ tốt.
+ Ngoài ra vị trí tủ còn cần phù hợp với phương thức lắp đặt cáp.

Cần chú ý rằng trong thực tế đôi lúc vị trí tủ còn phải tuân thủ những
điều kiện đặc biệt khác hoặc chỉ một trong những điều kiện trên buộc
phải được đảm bảo. Lúc đó vị trí tủ phải được ưu tiên theo các điều kiện
riêng đó.

b) Trọng tâm phụ tải của phân xưởng:

Như ở phần trên đã trình bầy vị trí của các tủ phân phối và các tủ động
lực cần phải đặt ở trọng tâm phụ tải và vì vậy cần phải xác định trọng tâm
phụ tải của phân xưởng hoặc của nhóm thiết bị. Nếu thiết bị trong phân
xưởng có công suất ít thay đổi hay không đổi và phân bố khá đồng đều trên
diện tích nhà xưởng thì trọng tâm phụ tải của phân xưởng có thể gần đúng
xác định như trọng tâm hình học của phân xưởng đó. Trường hợp phụ tải
với công suất khá khác nhau mà phân bố lại không đồng đều trên diện tích
nhà xưởng thì trọng tâm phụ tải của phân xưởng được xác định bằng một
điểm M(X0;Y0).
Trong đó:
n n

 Px i i Px i i
X0  i 1
n
Y0  i 1
n
(6-1)
P
i 1
i P i
i 1

Pi – Công suất tính toán của phụ tải (Pdm của từng thiết bị). Trường
hợp vị tri của các tủ động lực đã được xác định trước rồi thì có thể
lấy Pi là Ptt của từng nhón thiết bị trong xưởng.
xi; yi - Là toạ độ của các thiết bị trong xưởng theo một hệ trục toạ độ
tuỳ chọn. Trường hợp vị trí của các tủ động lực đã được xác định rồi
thì có thể lấy các toạ độ này là các toạ độ của các tủ động lực trong
xưởng.
c) Xác định vị trí tủ phân phối và động lực phân xưởng:

Căn cứ vào các nguyên tắc trên cùng với đặc thù riêng của mỗi phân
xưởng hoặc những yêu cầu bắt buộc của điều kiện thực tế mà chọn các vị trí
thích hợp cho các tủ động lực và tủ phân phối. Thông thường vị trí của các
tủ động lực chủ yếu được lựa chọn dựa trên vị trí của nhóm thiết bị mà nó sẽ
CCĐ (tức là ước lượng trên mặt bằng) hơn là được tính toán cụ thể theo BT
(5-1). Và cũng vì vậy trọng tâm phụ tải của phân xưởng thường chỉ được xác
định theo vị trí của các tủ động lực đã chọn trước cùng với phụ tải tính toán
của chúng xem (HV5.7).

y1; y2;
TĐL TĐL TĐL
y3

M(X0,Y0)

TĐL TĐL
y4; y5

0 x4 x1 x2 x5 x3 x

4) Sơ đồ đi dây và phương thức lắp đặt cáp:

a) Một vài phương thức đi dây trong phân xưởng:


Đi dây trên máng cáp gá trên tường bao quanh nhà xưởng:
Hình thức này thường được chọn cho các hình thức đi dây của mạng cáp và
thường được dùng cho các đường cáp cấp từ TPP đến các TĐL. Ưu điểm
của phương thức này là dễ thi công lắp đặt, thuận tiện cho thay thế sửa
chữa có thể thi công độc lập với việc xây dựng nhà xưởng, thường được sử
dụng cho các phân xưởng không có điều kiện xây các hầm cáp (vì lý do công
nghệ, có nhiều nước thải hoặc các vật liệu lỏng khác có thể ảnh hưởng đến
các hào cáp).

Đi dây trên sứ bu-ly dọc theo tường nhà xưởng:


Hình thức này thích hợp với kiểu sơ đồ đường dây trục chính. Các đường
dây trục chính được lấy điện từ TPP rồi được gá dọc theo tường nhà xưởng
bằng các sợi dây đơn trần hoặc có bọc cách điện. Từ các đường trục chính
này sẽ được chính đấu bằng cáp để đưa đến các thiết bị dùng điện. Hình
thức này lắp đặt thuận tiện, dễ sửa chữa nhưng không đảm bảo được độ tin
cậy CCĐ, vận hành kém an toàn dễ gây sự cố, thường được dùng cho các hộ
phụ tải công suất nhỏ, phân tán, ít quan trọng. Ngoài ra còn một hình thức
gần tương tự đó là hệ thống dây mềm được thay thế bằng hệ thống thanh
dẫn cứng để trần dùng để cấp điện cho các thiết bị di động dọc nhà xưởng
(hệ thống pa-lăng hay cẩu trục) hoặc các thiết bị động lực khác có công suất
khá lớn và tấp trung. Lúc này các hệ thồng thanh dẫn được cấp điện bằng
các đường cáp lấy từ TPP hoặc từ TĐL.

Đi dây bằng hào cáp đặt ngầm quanh nhà xưởng:


Hình thức này được sử dụng khá phổ biến, các hào cáp thông thường được
xây lắp xung quanh nhà xưởng hoặc thậm chí tại chính giữa nhà xưởng hay
những khu vực có nhiều thiết bị, các hầm cáp được thiết kế để dựng được
nhiều nhiều cáp và có thể có nhiều nhiều tầng với các giá khác nhau để có
thể chứa được nhiều cáp cùng một lúc. Các hầm cáp có nắp đậy ở trên bằng
các tấm đan bê tông hoặc bằng thép. Ưu điểm của hình thức này là dễ lắp
đặt, thay thế sửa chữa, được dùng chủ yếu để lắp đặt các đường cáp chính
từ TPP đến TĐL, đôi khi cũng được dùng để kết hợp đi dây đến từng thiết bị.

Đi dây bằng máng cáp treo dọc theo vị tri đặt thiết bị:
Hình thức này được dùng nhiều cho các phân xưởng không có khả năng xây
dựng hào cáp (vì có nhiều nước, hoặc vật liệu ẩm ướt khác trong quá trình
sản xuất). Việc đi dây theo các máng cáp treo dọc theo vị trí lắp đặt của các
thiết bị dùng điện và như vậy sẽ giảm được chiều dài đường dây  giảm tổn
thất công suất, điện năng. Phương thức này thường thấy trong các phân
xưởng dệt, nay hoặc các phân xưởng khác khi công suất của thiết bị không
lớn lắm và trong các phân xưởng này không lắp các lắp các pa-lăng điện
hay cầu trục. Khi công suất của thiết bị khá lớn hệ thống máng treo có thể
được thay thế bằng hệ thống máng cứng có giá đỡ từ mặt sàn lên (hệ thống
máng cứng có thể là hệ thống thanh dẫn cứng hiểu hộp).

Đi dây trong ống thép chôn ngầm dưới nền nhà xưởng:
Hình thức đi dây kiểu này thường được dùng để đi dây từ TĐL đến từng thiết
bị trong nhóm máy hoặc dùng trong trường hợp đường cáp ngầm đi qua các
khu vực là đường đi chính trong phân xưởng. Theo hình thức này mỗi đường
cáp được lồng vào một ống thép sau đó được chôn ngầm trên nền nhà
xưởng, hình thức này tạo được sự phong quang tại khu vực sản suất, chánh
cho đường cáp phải chịu đựng các va đập ngẫu nhiên do các hoạt động sản
xuất. Hình thức này thường được dùng cho các phân xưởng công nghiệp
nặng, phân xưởng cơ khí v.v...

Trên đây là một số các hình thức đi đây thường dùng, trên thực tế chúng
ta thường thấy cách đi dây cho một phân xưởng hay được phối hợp giữa các
hình thức trên để tạo được hiểu quả cao nhất kinh tế mà vẫn phù hợp với
từng điều kiện cụ thể của từng phân xưởng.

b) Chọn hình thức đi dây và vẽ sơ đồ đi dây:


Cần xem xét các điều kiện cụ thể của phân xưởng mà chọn các hình thức đi
dây hợp lý. Sau phần này người thiết kế phải vẽ được bản vẽ sơ đồ đi dây
trên sơ đồ mặt bằng của phân xưởng, cần có chú thích cụ thể về phương
thức lắp đặt của từng đoạn cáp.

5) Chọn tủ phân phối và tủ động lực:

a) Nguyên tắc chung:


+ Đảm bảo điều kiện làm việc dài hạn.

U dmTU  U dmmang (6-2)


I dmTU  I lv max (6-3)

+ Số lộ vào và ra phải phù hợp với sơ đồ đi dây. Đồng thời dòng điện định
mức của các lộ đường dây ra phải thoả mãn biểu thức sau;

I dmra  I lv max (6-4)

+ Thiết bị đóng cắt và bảo vệ của tủ phải phù hợp với sơ đồ đi dây và yêu
cầu CCĐ của phụ tải.

+ Kiểu loại tủ phải phù hợp với phương thức đi dây và lắp đặt các đường
cáp. Ngoài ra kiểu loại tủ còn phải được chọn để thoả mãn các yêu cầu
riêng khác về điều kiện khí hậu, địa hình và môi trường xung quanh nơi lắp
đặt.
Cần nhơ rằng Ilvmax trong các biểu thức (6-3), (6-4) là dòng điện lâu dài cực
đại đi trong đường cáp đấu vào các lộ đó của tủ. Còn I dmTU hoặc I dmra là
dòng định mức của lộ vào lớn nhất và các lộ ra của tủ. Như vậy giữa TĐL
và TPP về nguyên tắc không có gì khác biệt. Sự khác biệt giữa chúng thường
là do ý đồ của người thiết kế nhằm đảm bảo các yêu cầu của việc bảo vệ
cùng tính linh hoạt trong vận hành của sơ đồ cộng với tính kinh tế của từng
dự án.
b) Chọn tủ PP và TĐL:
Thông thường người ta thường chọn tủ phân phối có sơ đồ nguyên lý như
(HV-6.8 a). Gồm đầu vào có một Aptômát tổng và đẩu ra là các Aptômát
nhánh. Kiểu tủ này vận hành an toàn, thao tác thuận tiện xong giá thành
cũng cao, dùng trong trường hợp vị trí của tủ PP cách xa trạm biến áp phân
xưởng. Trường hợp tủ PP ở gần trạm biến áp phân xưởng có thể chọn loại
tủ PP không có Aptômát đầu vào HV-6.8 b (việc bảo vệ thanh cái tủ cùng
đoạn cáp cấp tới tủ được thực hiện bằng Aptômát tại trạm biến áp). Hoặc để
giảm chi phí phía đầu vào của tủ PP chỉ có hệ thông cầu dao và cầu chì và
phía đầu ra cungx tương tự như vậy.

Cáp vào tủ PP

HV-6.8 b
HV-6.8 a

HV-6.8
Thông thường tủ động lực thường được chọn chỉ gồm có cầu dao và
cầu chì như HV-6.9 a. Trường hợp sơ đồ đi dây kiểu liên thông người ta sẽ
sử dụng tủ như sơ đồ HV-6.9 b. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào tính chất công việc,
vào yêu cầu CCĐ của phụ tải và khả năng kinh tế của từng xí nghiệp mà
các tủ động lực đôi khi còn được chọn giống như tủ phân phối (HV-6.8 a)
hoặc giốg như các tủ của HV-6.9 nhưng tất cả các lộ ra được trang bị
Aptômát hoặc bộ cầu dao và cầu chì. Tóm lại trong phần này người thiết kế
sẽ phải dựa vào tình hình cụ thể của thực tế (cần phân tích để có thể chọn ra
một kiểu tủ thích hợp vừa đảm bảo các nguyên tắc đã nêu trên vừa hợp lý về
kinh tế). Phần này cần có sơ đồ nguyên lý tủ, kiểu tủ, các thông số kỹ thuật
chính sau đó cần kiểm tra lại theo các biểu thức (6-2); (6-3); (6-);.v.v...

HV-6.9 a HV-6.9 b

6) Chọn dây dẫn cho mạng hạ áp PX-SCCK:

a) Các điều kiện chọn dây mạng phân xưởng:

Cáp hạ áp trong mạng điện phân xưởng thông thường được chọn để thoả
mãn điều kiện an toàn cũng như điều kiện về chất lượng điện năng, và vì vậy
cần phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện phát nóng cho phép và Ucf. Tuy
nhiên nếu là mạng trong phạm vi phân xưởng, thì thông thường chỉ được
chọn theo Icf và sau đó nếu cần sẽ được kiểm tra lại theo ĐK Ucf (vì nếu lấy
ĐK Ucf làm điều kiện chọn sau đấy kiểm tra lại I cf thì các đường cáp dễ
không đạt yêu cầu ngay mà phải chọn lại, vì các đường cáp trong phân
xưởng có chiều dài thực tế là rất ngắn). Chính vì vậy mà điều kiện chọn
chính cho cáp trong phân xưởng thường là ĐK phát nóng cho phép có phối
hợp với việc chọn các thiết bị bảo vệ chính các đường cáp đó.
Theo ĐK phát nóng:

[ I cf ]. k1 . k 2  I lv max (6-5)

[Icf] – dòng cho phép của cáp (tra được trong bảng theo ĐK tiêu
chuẩn).
Ilvmax – dòng điện làm việc lâu dài lớn nhất qua cáp.
k1 - hệ số hiệu chỉnh về nhiệt độ trung bình ở nơi lắp đặt cáp (tra
bảng).
k2 - hệ số hiệu chỉnh về ĐK làm mát của cáp, phụ thuộc vào số
lượng các đường
cáp được lắp đặt cạnh nhau (tra bảng).

Theo ĐK phối hợp với thiết bị bảo vệ:


+ Cáp bảo vệ bằng:
 = 0,8 cho mạng chiếu sáng
I dc  =3
(6-6)  cho mạng động lực
I cf

+ Cáp bảo vệ bằng Aptômát:

I KDnhiet  = 0,8 cho mạng chiếu sáng


(6-7) 
I cf  = 1,5 cho mạng động lực

I KDdientu Mạng chiếu sáng không cần tính


(6-8) 
I cf  = 4,5 cho mạng động lực

Idc – dòng định mức dây chẩy cầu chì.


Icf - dòng cho phép chạy qua cáp.
IKDnhiet – dòng khởi động nhiệt của Aptômát (thông thường I KDnhiet=
1,2.IdmA).
IKD – dòng khởi động điện từ của Aptômát (thông thường I KD
dientu
dientu= 1,2.Idn).

Như vậy cáp hạ áp trong phân xưởng đồng thời phải thoả mãn (6-5); (6-
6); (6-7) và (6-8) cho nên trình tự chọn cáp được tiến hành như sau: Theo
(6-6) hoặc (6-7); (6-8) sẽ tính trước các giá trị Idc hoặc IKDnhiet: IKD dientu theo
các điều kiện khởi động của phụ tải sau đó sẽ sơ bộ tính được I cf và xác định
được tiết diện dây tiêu chuẩn, tra bảng để có được [Icf] . Kiểm tra lại theo
(6-5) nếu thoả mãn thì việc chọn cáp đã xong. Trường hợp không thoả mãn
(6-5) thi ta nâng tiết diện dây cho đến lúc thoả mãn ĐK (6-5) mà không cần
kiểm tra lại các ĐK (6-6); (6-7) và (6-8) nữa. Tóm lại trình tự chọn cáp có
thể tóm tắt theo sơ đồ khối như sau.
Tính Idc; IKDnhiet; IKD dientu

theo các ĐK khởi động

Chọn  theo ĐK cụ thể

Tính Icf theo (6-6)

Sơ bộ chọn tiết diện tiêu

Từ Ftc tra bảng để

Tìm k1; k2 Nâng cấp tiết diện

Kiểm tra
Sai

ĐK (6-5)

Đúng

STOP

HV-6.10
Sơ đồ khối trình tự tính toán chọn cáp mạng phân xưởng
b) Chọn dây dẫn từ TPP đến TĐL:

Các cáp này thường được bảo vệ Aptômát vì vậy các bước tiến hành như
sau:

+ Chọn Aptômát bảo vệ đường dây:

IdmA  Itt nhóm (6-9)

+ Tính giá trị dòng khởi động nhiệt của Aptômát:

IKD nhiệt = 1,2 IdmA (6-10)

+ Tính giá trị dòng khởi động điện tư của Aptômát:

IKD điên từ = 1,25 Iđn (6-11)

Iđn – là dòng đỉnh nhọn của nhóm máy có thể tính theo công thức:

Iđn = Imm(max) + (Itt nhóm – Iđm(max). ksd) (6-12)

Imm(max) – là dòng mở máy lớn nhất trong nhóm máy.


Itt nhóm - là dòng điện tính toán của nhóm máy.
Iđm(max) - là dòng định mức của thiết bị đang mở máy.
ksd - là hệ số sử dụng của thiết bị đang khởi động.
+ Sơ bộ tính dòng cho phép trong cáp Icf:

Từ (6-7) hoặc (6-8) ta sơ bộ xá định được Icf.

I KDnhiet
Icf =

I KDdientu
hoặc Icf =

+ Chọn tiết diện dây tiêu chuẩn:

Từ Icf ta sơ bộ xác định được tiết diện tiêu chuẩn cho cáp F tc ; đồng
thời tra được dòng cho phép của cáp [Icf]

+ Kiểm tra điều kiện phát nóng:


Từ [Icf] vừa tra được kiểm tra (6-5)

[ I cf ]. k1 . k 2  I lv max (6-5)

Nếu thoả mãn (6-5) thì tiết diện đó là đạt yêu cầu. Trường hợp không
thoả mãn sẽ phải nâng tiết diện tiêu chuẩn lên một cấp cao hơn.
Chú ý:
Cần nhớ rằng IKD điệntừ tính từ (6-11) chỉ mới là giá trị sơ bộ để từ đó
chọn móc bảo vệ hoặc chỉnh định cơ cấu điện từ của Aptômát (đối với
một số Aptômát của Liên Xô không chỉnh định chơn giá trị khởi điện
từ được mà chỉ có một số mốc đặt giá trị, tức là phải chọn các móc
bảo vệ có giá trị thích hợp lớn hưon hoặc bằng giá trị I KD điện từ tính
theo (6-11). Vì vậy sau khi chọn xong móc bảo vệ thì dòng khởi động
điện từ của Aptômát được lấy bằng giá trị dòng của móc bảo vệ đã
chọn IKD điện từ = Imóc BV ).
Việc tính dòng khởi động điện từ chỉ được tiến hành khi trong nhóm thiết
bị của tủ động lực có động cơ khá lớn so với tổng công suất của cả nhóm;
hoặc khi Aptomát
CCĐ cho một động cơ thì mới cần kiểm tra theo (6-8). Với nhóm thiết
bị không có dòng đỉnh nhọn (mạng chiếu sáng) hoặc có nhưng giá trị
không lớn hơn nhiều lắm so với dòng dài hạn chung của nhóm (ví dụ
các Aptômát tổng của các trạm biến áp phân xưởng...) thì cũng có thể
không cần phải kiểm tra điều kiện (6-8) và như vậy không cần phải
tính giá trị của IKD điện từ.
Trong phần thuyết minh của đồ án cần nêu một ví dụ tính toán cụ thể
chi tiết các bước tính cho 1 đường cáp từ TPP đến TĐL. Các trường
hợp khác cần cho kết quả tính toán dưới dạng bảng.

c) Chọn dây dẫn từ TĐL đến các thiết bị:


Các đường cáp này thường được bảo vệ bằng cầu chì, còn nếu được bảo vệ
bằng Aptômát thì các tiến hành chọn cáp cũng được tiến hành như ở mục b).
Trình tự việc tiến hành chọn cáp được bảo vệ bằng cầu chì được tiến hành
như sau:
+ Tính chọn cầu chì bảo vệ các đường cáp:
Việc chọn cầu chì hầu như đã được đề cập tại phần chọn tủ (về kiểu
loại, vỏ cầu chì, điện áp .v.v...), trong phần dưới đây chỉ đề cập đến
việc chọn dây chảy của các cầu chì. Trong làm việc bình thường dây
chẩy cầu chì phải thoả mã các điều kiện sau:

Idc  Ilvmax (6-13)

I dn
Idc  (6-14)
a
Trong đó: Idc – dòng định mức của dây chảy
Ilvmax – dòng điện cực đại lâu dài đi qua cầu chì (ứng với
một thiết bị có thể lấy bằng dòng định mức, trường hợp nhóm thiết bị
có thể lấy bằng dòng tính toán của nhóm. Trường hợp nhóm thiết bị
không có dòng đỉnh nhọn (không có động cơ...); để đảm bảo ĐK này
thường người ta lấy Idc = 1,3 Ilvmax.
Idn – dòng đỉnh nhọn của nhóm máy hay của từng thiết
bị có thể tính như sau:
Idn = Imm(max) + (Ittnhom – Idm(max).ksd) (6-14a)
n1
Idn = Imm(max) +  I dmi . ksdi (6-14b)
i 1

Idn = Imm = Idm.kmm (6-14c)

(6-14a) dùng cho nhóm thiết bị lớn (có nhiều thiết bị).
(6-14b) dùng cho nhóm có một vài thiết bị.
(6-14c) dùng khi cầu chì khi chỉ cấp cho một động cơ.
kmm – hệ số mở máy của các động cơ (có thể lấy = (5 7)
với động cơ không đồng bộ, bằng 3 cho động dây cuốn hoặc máy biến
áp hàn hay thiết bị gia nhiệt)
q - hệ số xét tới điều kiện mở máy của các thiết bị:
a = 2,5 – khi động cơ mở máy không tải.
a=2 - khi động cơ mở máy có tải (có mang tải trên
trục ĐC).
a = 1,6 - khi động cơ mở máy nặng nề hoặc cho biến áp
hàn.

(6-13) là điều kiện làm việc dài hạn, (6-14) là điều kiện ngắn hạn khi
có động cơ khởi động. Như vậy dây chẩy của cầu chỉ phải đồng thời
thoả mãn cả 2 ĐK áp dụng cho thiết bị hoặc nhóm thiết bị có dòng
đỉnh nhọn. Trường hợp thiết bị hoặc nhóm thiết bị không có dòng đỉnh
nhọn thì chỉ cần thoả mãn ĐK (6-13) là đủ.

+ Tính sơ bộ dòng cho phép của cáp:


Sau khi xác định được dây chẩy của cầu chì bảo vệ cáp ta sẽ sơ bộ
xác định được dòng cho phép đi qua cáp theo biểu thức sau:

I dc
Từ (6-6)  Icf =

+ Chọn cáp có tiết diện tiêu chuẩn:


Từ Icf xác định theo (6-6) ta sẽ sơ bộ chọn cáp có tiết diện tiêu chuẩn
là Ftc; đồng thời tra bảng ta cũng có [Icf] dòng cho phép của cáp theo
ĐK tiêu chuẩn.

+ Kiểm tra điều kiện phát nóng:

[ I cf ]. k1 . k 2  I lv max (6-5)

Ilvmax – dòng điện làm việc cực đại lâu dài đi qua cáp có thể lấy như
sau:
Ilvmax = Idm (dòng định mức của 1 thiết bị) (6-5a).
Ilvmax = Itt (dòng tính toán của nhóm thiết bị) (6-5b).
n
Ilvmax = Itb= I
i 1
dmi . ksdi (dòng trung bình của nhóm thiết bị) (6-5c).

(6-5c) – dùng cho một nhóm có một vài thiết bị.

d) Kiểm tra dây dẫn mạng phân xưởng:

Nội dung của phần này là kiểm tra tổn thất điện áp của mạng điện vừa tính
ở chế độ vận hành bình thường cũng như chế độ khởi động của các động cơ.
Có nghĩa là chúng ta phải xác định được tổn thất điện áp lớn nhất của mạng
trong cả 2 chế độ, rồi kiểm tra lại theo tiêu chuẩn vận hành cho phép như
sau:

Chế độ vận hành bình thường:

Umax  Ucf (6-15)

Chế độ khởi động của các động cơ:

Umax  U**cf (6-16)


Để xác định tổn thất Umax cần phải tính tổn thất điện áp của hầu hết các
đoạn cáp trong mạng điện phân xưởng và có thể sử dụng công thức sau:

Pij . Rij  Qij . Xij (Pij . r0  Qij . xij ). l ij


Uij = = (6-17)
U dm U dm

Ucf – là tổn thất điện áp cho phép mạng trong phân xưởng (thông thường
lấy bằng 5%Udm).
U**cf – là sụt áp cho phép khi khởi động các động cơ trị số này thường qui
định là 30 %Udm.

Chú ý:
Cần chú ý rằng khi xác định sụt áp lúc khởi động của động cơ còn
phải kể đến sự suy giảm của điện áp nguồn (sụt áp trong máy biến áp
hạ áp).
Mạng điện trong phạn vi phân xưởng thông thường là khá ngắn cho
nên không phải lúc nào cũng cần kiểm tra theo (6-15).
Điều kiện (6-16) chỉ được đề cập đến khi trong mạng phân xưởng có
những động cơ có công suất vượt trội hẳn so với nhóm thiết bị thông
thường.

e) Bảng kết quả tính chọn dây của toàn bộ mạng phân xưởng:
0
10
PVC (3x2,5 +

3
0
10
PVC (3x2,5 +

3
0
10
PVC (3x1,5 +

1
0
10
CD
PVC (3x1,5 +

1
0
20

0
10

2
PVC (3x1,5 +

4
0
10
PVC (3x1,5 +

0
TU

10
ĐL1
PVC (3x1,5 +

0
10
PVC (3x1,5 +

khí

225
0
10
PVC (3x1,5 +

1
1
0
10
PVC (3x2,5 +

0
10
PVC (3x1,5 +

91
CD

1
0
0

10
20
PVC (3x2,5 + PVC (3x10 + 1x6)

0
kV
0,4

10
PVC (3x1,5 +

0
10
PVC (3x2,5 +

0
10
PVC (3x1,5 +

97 61
TU
PVC (3x10 + 1x6)

ĐL2

1
0
10
PVC (3x2,5 +

6
0
10
PVC (3x1,5 +

0
10
Tủ
PVC (3x1,5 +

12
2
0
10
PVC (3x1,5 +

0
10
PVC (3x1,5 +

0
10
CD
PVC (3x1,5 +

211
20
PVC (3x10 + 1x6)

2
0
10
PVC (3x1,5 +

0
10
PVC (3x1,5 +

21
0
10
PVC (3x1,5 +

22
7) Sơ đồ nguyên lý CCĐ mạng Phân xưởng:

TU
ĐL3

1
PVC (3x10 + 1x6)

0
10
PVC (3x1,5 +

2
0
10
PVC (3x4 +

3
0
10
PVC (3x2,5 +

3
0
CD

10
PVC (3x2,5 +
PVC (3x10 + 1x6)

3
0
20

Duyệt
0

Thiết kế
10
PVC (3x2,5 +

3
0
10
PVC (3x4 +

3
TU

0
10
ĐL4
PVC (3x2,5 +

Trần Tấn Lợi


0

Đinh Quốc Trí


10
PVC (3x10 +

Phan Đăng Khải


bộ môn hệ thồng điện
0
10
PVC (3x1,5 +

Trường Đại học bách khoa hà nội


0
10
PVC (3x2,5 +

0
10
PVC (3x2,5 +
CD

0
0

Tỷ lệ
10

Ngày
20

PVC (3x1,5 +

4 4 33 3 3
0
10
sơ đồ nguyên lý cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ

PVC (3x4 +

3
33
0
10

PVC (3x1,5 +

4
TU
ĐL5

3
0
10

PVC (3x1,5 +
3

sơ đồ nguyên lý ccĐ phân xưởng


Thiết kế cung cấp điên pxsc
Chương: VIII

THIẾT KẾ NỐI ĐẤT CHO CÁC TRẠM BIẾN ÁP PHÂN XƯỞNG

Hệ thống nối đất cho các trạm biến áp phân xưởng đồng thời đảm nhiệm các
nhiệm vụ nối đất làm việc của lưới hạ áp, nối đất an toàn và bảo vệ cho
trạm. Vì lưới hạ áp là lưới có điểm trung tính trực tiếp nối đất. Theo quy
phạm trang bị điện thì điện trở nối của trang thiết bị nối đất không được lơn
hơn 4, cho nên khi tính toán nối đất cho các trạm biến áp phân xưởng
cũng phải thoả mãn điều kiện:
Rđ  4 (8-1)

Trình tự tính toán nối đất có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định điện trở cho phép:
Như phần trên đã phân tích điện trở nối đất của toàn hệ thông cần phải thoả
mãn (8-1). Tuy nhiên trong thực tế thiết kế cần phải khai thác cả những công
trình ngầm hiện có để có thể giảm các chi phí cho hệ thống đang thiết kế. Có
nghĩa là côi hệ thống nối đát bao gồm hai bộ phận hợp thành. Một là hệ
thống nối đất tự nhiên (gồn các công trình ngầm hiện có), hai là hệ thống
nối đất nhân tạo (hệ thống chưa từng có mà chúng ta cần phải xác định). Ta
sẽ có:

1 1 1
  (8-2)
R d R tn R nt

Rtn - điện trở nối đất của hệ thống nối đất tự nhiên.
Rnt - điện trở nối đất của hệ thống nối đất nhân tạo.

2. Xác định điện trở nối đất nhân tạo:


Từ (8-2) ta có thể suy ra.

Rnt = R tn . Rd (8-3)
R tn  Rd

Rd = 4
Rtn – lấy từ tài liệu thiết kế cũ của các công trình ngầm hiện có hoặc tiến
hành đo đạc từ thực tế.
Trong thiết kế giáo học hay ở một số các trường hợp cụ thể có thể
không xác định được giá trị
này. Trong trường hợp đó ta lấy Rtn = , lúc đó Rnt = Rd = 4
3. Xác định điện trở suất của đất:  tt
Tham khảo bảng 8-1

4. Xác định điện trở tản của một cọc:


Tham khảo bảng 8-3

5. Xác định sơ bộ số cọc:

Rdc
n
Ksdc.R nt

R dc - điện trở tảm của một điện cực thẳng đứng (xác định ở bước 4).
Rnt - điện trở cần thiết cho bộ nối đất nhân tạo (trường hợp hệ thống
nối đất tự nhiên không xác định được Rtn = . Lúc đó Rnt được lấy bằng điện
trở cho phép của hệ thống nối đất Rnt= Rd = 4).
Ksdc – hệ số sử dụng cọc thẳng đứng tra trong bảng 8-4 hoặc bảng 8-5
(tr. 413 [TL1].).

6. Xác định điện trở tản của điện cực nằm ngang:

Xác định theo công thức tại bảng 8-3 tr. 412 [TL1].

7. Tính chính xác điện trơ cần thiết của cọc:

8. Tính chính xác số cọc cần thiết:


MỘT SỐ TÀI LIỆU TRA CỨU
Chương Phụ tải:
Bảng tra hệ số Kmax theo nhq và ksd
ksd
nhq 0,1 0,15 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9
4 3,43 3,11 2,64 2,14 1,87 1,65 1,46 1,29 1,14 1,05
5 3,23 2,87 2,42 2,00 1,76 1,57 1,41 1,26 1,12 1,04
6 3,04 2,64 2,24 1,88 1,66 1,51 1,37 1,23 1,10 1,04
7 2,88 2,48 2,10 1,80 1,58 1,45 1,33 1,21 1,09 1,04
8 2,72 2,31 1,99 1,72 1,52 1,40 1,30 1,20 1,08 1,04
9 2,56 2,20 1,90 1,65 1,47 1,30 1,28 1,18 1,08 1,03
10 2,42 2,10 1,84 1,60 1,43 1,34 1,26 1,16 1,07 1,03
12 2,24 1,96 1,75 1,52 1,36 1,28 1,23 1,15 1,07 1,03
14 2,10 1,85 1,67 1,45 1,32 1,25 1,20 1,13 1,07 1,03
16 1,99 1,77 1,61 1,41 1,28 1,23 1,18 1,12 1,07 1,03
18 1,91 1,70 1,55 1,37 1,26 1,21 1,16 1,11 1,06 1,03
20 1,84 1,65 1,50 1,34 1,24 1,20 1,15 1,11 1,06 1,03
25 1,71 1,55 1,40 1,28 1,21 1,17 1,14 1,10 1,06 1,03
30 1,62 1,46 1,34 1,24 1,19 1,16 1,13 1,10 1,05 1,03
35 1,56 1,41 1,30 1,21 1,17 1,15 1,12 1,09 1,05 1,02
40 1,50 1,37 1,27 1,19 1,15 1,13 1,12 1,09 1,05 1,02
45 1,45 1,33 1,25 1,17 1,14 1,12 1,11 1,08 1,04 1,02
50 1,40 1,30 1,23 1,16 1,13 1,11 1,10 1,08 1,04 1,02
60 1,32 1,25 1,19 1,14 1,12 1,11 1,09 1,07 1,03 1,02
70 1,27 1,22 1,17 1,12 1,10 1,10 1,09 1,06 1,03 1,02
80 1,25 1,20 1,15 1,11 1,10 1,10 1,08 1,06 1,03 1,02
90 1,23 1,18 1,13 1,10 1,09 1,09 1,08 1,05 1,02 1,02
100 1,21 1,17 1,12 1,10 1,08 1,08 1,07 1,05 1,02 1,02
120 1,19 1,16 1,12 1,09 1,07 1,07 1,07 1,05 1,02 1,02
140 1,17 1,15 1,11 1,08 1,06 1,06 1,06 1,05 1,02 1,02
160 1,16 1,13 1,10 1,08 1,05 1,05 1,06 1,04 1,02 1,02
180 1,16 1,12 1,10 1,08 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
200 1,15 1,12 1,09 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
220 1,14 1,12 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,04 1,01 1,01
240 1,14 1,11 1,08 1,07 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
260 1,13 1,11 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1.03 1,01 1,01
280 1,13 1,10 1,08 1,06 1,05 1,05 1,05 1,03 1,01 1,01
300 1,12 1,10 1,07 1,06 1,04 1,04 1,03 1,03 1,01 1,01
Bảng tra nhq* theo n* và p*
p*

n* 1, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
2 1 1
0 95 9 85 80 75 70 65 60 55 50 45 40 35 30 25
0 5 0
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
00 00 00 00 00 00 00 01 01 01 01 01 02 03 03 05 07 1 1 3
5 5 5 6 7 7 9 0 1 3 6 9 4 0 9 1 3 1 8 4
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
0, 0, 0,
00 01 01 01 01 01 01 02 02 03 03 04 05 07 2 3 5
01 10 14
9 1 2 3 5 7 9 3 6 1 7 7 9 6 0 2 2
0, 0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
02 3 5 7
02 02 02 03 03 03 04 04 05 06 07 09 11 14 19 26
0 6 1 1
0, 0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
03 4 6 8
03 03 04 04 04 05 06 07 08 09 11 13 16 21 27 36
0 8 4 1
0, 0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
04 5 7 8
04 04 05 05 06 07 08 09 10 12 15 18 22 27 34 44
0 7 2 6
0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
6 7 9
05 05 05 05 06 07 08 10 11 13 15 18 22 26 33 41 51
1 9 0
0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
7 8 9
06 06 06 07 08 09 10 12 13 15 18 21 26 31 38 47 58
0 3 2
0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
7 8 9
08 08 08 09 11 12 13 15 17 20 24 28 33 40 48 57 68
9 9 4
0, 0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
8 9 9
10 09 10 12 13 15 17 19 22 25 29 34 40 47 56 66 76
5 2 5
0, 0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
9 9
15 14 16 17 20 23 25 28 32 37 42 44 56 67 72 80 88
3 5
0,
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
9
20 19 21 23 26 29 33 37 42 47 54 68 69 76 83 89 93
5
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
25 24 26 29 31 36 41 45 51 57 64 71 78 85 90 93 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
03 29 32 35 39 42 48 53 60 66 75 80 86 90 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
35 33 37 41 45 50 56 62 68 74 81 86 91 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
40 38 40 47 52 57 63 69 74 81 86 91 93 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
45 43 42 52 58 57 70 76 81 87 91 93 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
50 48 47 58 64 64 76 82 87 91 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
55 52 57 63 69 75 82 87 91 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
60 62 63 69 75 81 87 91 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
65 66 68 74 81 86 91 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
70 67 73 80 86 90 94 95
0, 0, 0, 0, 0, 0, 0,
75 70 78 85 90 93 95
0, 0, 0, 0, 0, 0,
80 71 83 89 94 95
0, 0, 0, 0, 0,
85 80 88 93 95
0, 0, 0, 0,
90 85 92 95
1, 0,
00 95

Tmax và  của một số hộ dùng điện


Dạng phụ tải Tmax (giờ)  (giờ)
Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng đô 4600 2700
thị
Phụ tải chiếu sáng các khu chung cư 2890 1540
Phụ tải chiếu sáng các cơ quan, công sở 2660 1270
Cỏc dụng cụ sinh hoạt dõn dụng 5740 4500
Phụ tải thủ cụng nghiệp 5180 3800
Phụ tải cấp thoát nước 8750 8700
Phụ tải chiếu sáng đường phố 2980 2320
Phụ tải luyện kim đen, luyện kim màu 7650 6700
Phụ tải húa chất 7820 6930
Phụ tải chế tạo mỏy hạng nặng 7100 5810
Phụ tải chế tạo mỏy hạng nhẹ 6320 4910
Phụ tải dệt may 7000 5720
Xớ nghiệp chế biến thực phẩm 7560 6530
Nhà mỏy sản xuất giấy 7900 7120
Phụ tải công nghiệp xây dựng cơ giới hóa 6080 4530

Suất phụ tải của một số loại hỡnh sản xuất


Loại hỡnh sản xuất Suất phụ tải [ VA/m2]
Phõn xưởng hàn và nhiệt luyện 300-600
Phân xưởng cơ khí và lắp ráp 200-300
Phân xưởng dập, phay và tiện 150-300
Phân xưởng đồ gá và dụng cụ 50-100
Phân xưởng ép nhựa (chất dẻo) 100-200
Phân xưởng dập ép kim loại 277
Phân xưởng mộc mẫu 48
Phân xưởng đúc 250-300
Nhà máy thủy tinh và nhà máy 205
đường
Phân xưởng lắp ráp 80-100

Suất phụ tải tổng hợp cho các nhà ở và chung cư


Dựng bếp gaz Dựng bếp điện
Loại nhà ở W/người W/m2 W/người W/m2
Thấp tầng 113 12,6 214 23,8
Cao tầng 141 15,7 242 26,9

Suất phụ tải tổng hợp cho cỏc nhà cụng sở và xớ nghiệp
Tỷ lệ dùng máy điều hũa và bếp điện
Đối 0% 50 % 100 %
tượng
W/người W/m2 W/người W/m2 W/người W/m2

Thị xó, 28 3,1 36 4,0 44 4,9


thị trấn
Thành 57 6,3 66 7,3 75 8,3
phố

Suất phụ tải của các căn hộ dịch vụ cụng cộng và sản xuất nụng nghiệp
Dạng phụ tải Đơn vị Suất phụ cos
tải
Hộ gia đỡnh
- Nông thông, đồng bằng kW/hộ 0,58-1 0,85-0,9
- Thị trấn, thi xó “ 0,8-1,2 0,85-0,9
- Thành phố, chunhg cư “ 1,2-2,1 0,85-0,9
- Cửa hàng ăn uống nhà hàng kW/chỗ 0,7-0,9 0,95-0,97
ngồi
- Cửa hàng thực phẩm cú mỏy lạnh kW/chỗ bỏn 2 0,75
- Siêu thị, cửa hàng bách hóa không kW/chỗ bỏn 1,2-1,5 0,9
có máy điều hũa
Bệnh viện
- Cấp huyện kW/giường 0,2-0,3 0,85
bệnh
- Cấp tỉnh “ 0,3-0,5 0,85
- Cấp trung ương “ 0,5-0,8 0,85
- Phũng khỏm bệnh đa khoa kW/chỗ 0,07 0,85
khỏm
- Trạm xỏ, nhà hộ sinh kW/m2 0,013 0,85
- Nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, khách kW/giường 0,3-0,6 0,85
sạn
Chiếu sỏng và thụng giú cho cỏc
nhà, phũng
- Nhà ở W/m2 5 0,85
- Văn phũng “ 16 0,85
- Ủy ban xó, phường “ 18 0,85
- Cửa hàng “ 21 0,85
- Nhà ăn “ 21 0,85
- Nhà trẻ, mẫu giỏo “ 24 0,85
- Trường học “ 15-30 0,85
- Cõu lạc bộ “ 27 0,85
- Bệnh viện “ 21 0,85
- Nhà nghỉ, phũng trà “ 16 0,85
- Thư viện “ 17 0,85
- Nhà khỏch phục vụ, sinh hoạt “ 27 0,85
Phụ tải nụng nghiệp
- Tưới, chống hạn (tùy theo vùng) kW/ha 0,08-0,2 0,7-0,8
- Tiờu, chống ỳng “ 0,35 0,7-0,8

Suất chi phí điện năng cho phụ tải sinh hoạt công cộng đô thị (chung cư)
Khu vực ở Khu vực cụng cộng
suất chi phí điện suất chi phí điện
Dạng tiờu thụ năng Dạng tiờu thụ năng
a0 [kWh/người] a0 [kWh/người]
Chiếu sáng căn 103 Chiếu sỏng nhà 89
hộ
Dụng cụ sinh 139 Chiếu sáng 26
hoạt đường phố
Chế biến thức ăn 75 Phụ tải động cơ 112
nhỏ
Điều hũa khụng 10 Cấp thoát nước 116
khớ
Sưởi ấm 14 Chế biến thức ăn 58
Đun nước nóng 19 Điều hũa khụng 5
khớ
Cộng 360 Sưởi 5
Đun nước nóng 3
Dịch vụ khỏc 46
Cộng 460
Tổng cộng 820

Suất chi phí điện năng theo quy mô dân số của các thành phố
Quy mụ dõn số (103 Suất chi phí điện năng,
người) a0 [kWh/người]
300 880
100-300 800
50-100 700
Tới 50
Cụng nghiệp phỏt triển 610
hạn chế
Cụng nghiệp bị hạn chế 580
Cụng nghiệp phỏt triển 800

Giỏ trị trung bỡnh của thời gian sử dụng cụng suất cực đại
Suất chi phí điện năng Thời gian
kWh/người kWh/m2 Tmaxtb [giờ/năm]

150 10 2050-2100
300 20 2300-2400
450 30 2500-2600
600 40 2700-2800
750 50 2900-3000
900 60 3050-3200
1050 70 3250-3400

Cỏc chỉ tiờu phụ tải của cỏc xớ nghiệp


Thời gian sử dụng
Xớ nghiệp Hệ số nhu Hệ số cụng công suất cực đại
cầu suất Tmax [giờ /năm]
knc cos Phản Tỏc
khỏng dụng
Húa chất 0,28-0,38 0,82 6200 7000
Chế tạo mỏy hạng 0,22 0,73 3770 4840
nặng
Cơ khí chế tạo 0,23 0,68 4345 4750
Dụng cụ cắt gọt 0,22 0,69 4140 4960
Chế tạo vũng bi 0,40 0,83 5300 6130
Thiết bị nõng, vận 0,19 0,75 3330 3880
chuyển
Chết tạo mỏy kộo 0,22 0,79 4960 5240
Cơ khí nông nghiệp 0,21 0,79 5330 4220
Chế tạo đồng hồ đo 0,32 0,79 3080 3180
Sửa chữa toa xe 0,22 0,69 3560 3660
Sửa chữa ụ tụ 0,20 0,65 4370 3200
Kỹ thuật điện 0,31 0,82 4280 6420
Gia cụng kim loại 0,3 0,87 4355 5380

Suất phụ tải động lực và chiếu sáng của một số loại hỡnh phõn xưởng
Suất phụ tải
Tên phân xưởng, tũa nhà hoặc xớ [w/m2]
nghiệp Động Chiếu
lực sỏng
đèn sợi
đốt
Phân xưởng nấu, đúc 260-270 12-19
Xưởng cắt đốt bằng nhiệt và phân tách 260-280 12-19
kim loại tạp
Xưởng cơ khí và lắp ghép 300-580 11-16
Xưởng lắp ráp cơ khí 280-390 12-19
Xưởng hàn điện và nhiệt luyện 300-600 13-15
Xưởng kết cấu kim loại 350-390 11-13
Xưởng dụng cụ 330-560 15-16
Xưởng mọc và chế biến gỗ 75-140 15-18
Khối xưởng hỗ trợ 230-300 17-18
Nhà kỹ thuật 270-330 16-20
Phũng thớ mghieemj trung tõm nhà 130-290 20-27
mỏy
Nhà mỏy thiết bị hầm lũ 400-420 10-13
Nhà mỏy thiết bị khoan và thiết bị thủy 260-330 14-15
lực
Nhà mỏy chế tạo cần cẩu 330-350 10-11
Nhà mỏy thiết bị dầu mỏ 220-270 17-18

THễNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BIẾN ÁP DO HÃNG ABB SẢN


XUẤT
Cụn Tổn hao Điệ Kích thước (mm) Trọng lượng
g Tổ Khụ Cú n áp
A B C D Toà Ruộ Dầu
suất đấu ngắ
ng tải n bộ t
n
kV dây tải mạc
A h
Điện áp 6,3; 10/0,4 kV – Điều chỉnh  2x2,5 %
31,5 130 700 820 655 111 340 160 115
5
50 Y/y 200 125 860 705 113 393 201 132
0-0
0 0
63 240 140 860 720 112 450 240 138
0 0 520

100 320 205 900 730 117 580 295 164


0 0
160 500 295 4,0 126 770 122 800 420 222
0 % 0 5
180 530 315 126 770 122 834 456 218
0 0 5
200 530 345 129 780 125 890 485 240
0 0 5
250 640 410 137 820 129 103 581 263
/y0 0 0 0 3
- 11
315 720 485 138 865 133 120 675 302
0 0 0 0
400 840 575 162 105 135 144 781 333
0 0 5 5 1
500 100 700 153 930 143 163 941 371
0 0 5 0 670 4
630 120 820 157 940 147 195 109 440
0 0 0 5 0 4
800 140 105 177 107 150 235 129 510
0 0 5,0 0 5 0 7 5
100 175 130 % 176 106 170 820 285 154 646
0 0 0 5 5 5 7 8
Điện áp 15; 22/0,4 kV – Điều chỉnh  2x2,5 %
31,5 130 700 820 655 122 340 160 115
0
50 Y/y 200 125 860 705 120 520 393 201 132
0-0
0 5
63 240 140 860 720 119 450 240 138
0 5
100 320 205 900 730 124 580 295 164
0 4,0 5
%
160 500 295 126 770 130 800 420 222
0 0 0
180 530 315 126 770 130 834 456 218
0 0 0
200 530 345 129 780 133 890 485 240
0 0 0
250 /y0 640 410 137 820 136
670
103 581 263
– 11 0 0 5 3
315 720 485 138 865 140 120 675 302
0 0 5 0
400 840 575 162 105 143 144 781 333
0 0 5 0 1
500 100 700 153 930 150 163 941 371
0 0 5 5 4
630 120 820 157 940 155 195 109 440
0 0 0 0 0 4
800 140 105 177 107 157 235 129 510
0 0 5,0 0 5 5 7 5
100 175 130 % 176 106 178 820 285 154 643
0 0 00 5 5 0 7 8
Điện áp 35/0,4 kV – Điều chỉnh  2x2,5 %
31,5 150 700 890 680 131 420 200 160
0
50 Y/y 240 125 920 730 136 467 223 175
0 -0 0 5
63 280 140 920 730 125 525 265 190
0 5 520
100 360 205 101 750 144 695 366 235
0 0 5
4,5
160 530 295 % 116 765 149 945 493 304
0 0 5
180 580 315 116 765 149 968 520 300
0 0 5
200 600 345 135 815 153 104 552 308
0 0 0 0
250 /y0 680 410 143 680 155 116 629 338
- 11 0 0 0 6
315 800 485 147 870 160 140 773 391
0 0 5 2
400 920 575 164 104 163 165 892 428
0 0 0 0 0
670
500 115 700 158 955 171 186 104 480
0 0 5 0 6 7
630 130 820 162 940 175 221 125 552
0 0 0 0 8 9
800 152 105 175 102 175 252 136 640
0 0 6,5 5 0 5 0 6
100 190 130 % 184 108 190 820 305 162 763
0 0 00 0 0 0 1 6

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BIẾN ÁP TRUNG GIAN DO


NHÀ MÁY CHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH SẢN XUẤT
Điện áp 2 cấp 35/6,3 - 35/10,5 - 35/15 - 35/22
- 22/(6  15) kV
3 cấp 35(22)/6,3 kV - 35(22)/11 kV -
35(22) /15 kV
Phạm vi điều chỉnh điện áp:  2x2,5 %  5 %;  2x5 %
hoặc  4x2,5 %
Tổ đấu dây Y0/ – 11; /y0 – 11; Y()/(12) 11 hoặc
(Y)/ - (12-11)
Cụng Điện áp Tổn hao Dũn Điệ Kích thước Tõ Trọng
suất (W) g n áp bao (mm) m lượng
khụn ngắ bỏn
kVA kV khụn Cú Dài Rộn Cao Dầu Toàn
g tải n h xe
g tải tải g (lớt) bộ
i0 % mạc
A B
mm
p0 pN h C (kg)
D
uN
%
2 cấp 1700 1050 0,8 6 178 120 210 107 105 4700
1000 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 1800 1100 0,8 6 185 130 230 107 113 4900
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 1900 1350 0,8 6 210 130 240 107 125 5000
1250 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 2000 1400 0,8 6 223 134 248 107 133 5140
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 2210 1600 1,0 6,5 242 196 284 107 188 6200
1600 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 2300 1650 1,0 6,5 243 197 286 107 194 6600
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 2420 1930 0,9 6,5 247 201 296 107 210 6640
1800 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 2540 1960 0,9 6,5 249 201 298 107 221 7100
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 2700 1950 0,9 6,5 252 215 301 107 220 7200
2000 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 2790 2000 0,9 6,5 253 205 302 107 232 7260
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 3300 2150 0,8 6,5 254 206 303 107 237 7890
2500 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 3400 2200 0,8 6,0 258 208 305 107 243 8410
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 3900 2500 0,8 7,0 262 210 309 107 248 9650
3200 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0
3 cấp 4000 2600 0,8 7,0 264 210 309 107 259 9740
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 4700 2940 0,7 7,0 270 211 324 121 261 1114
4000 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0 0
3 cấp 4800 3000 0,7 7,0 272 211 324 121 280 1230
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 5270 3450 0,7 7,0 263 213 326 121 312 1390
5600 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0 0
3 cấp 5420 3450 0,7 7,0 284 213 327 121 234 1459
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 8000 4200 0,7 7,5 288 215 358 143 409 1610
7500 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0 0
3 cấp 8500 5000 0,7 7,5 289 221 329 143 429 1690
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0 0
5)
2 cấp 9000 5800 0,6 7,5 316 268 401 143 418 1630
1000 35/(6,322) 0 0 0 0 0 0 0
0 3 cấp 9500 6000 0,6 7,5 317 269 405 143 436 1750
35(22)/(6,31 0 0 0 0 0 0 0
5)

BẢNG GIÁ MÁY BIẾN ÁP DO HÃNG ABB SẢN XUẤT


Cú hiệu lực từ ngày 01/11/2006
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Điện áp 6,3-
Cụng 6,3 15/0,4 22/0,4 35/0,4 6,3(10)- 22/0,4 15- 35-
suất (10)/0,4 kV kV kV 22/0,4 (Duyn 22/0,4 22/0,4
kV KV 11 tai kV kV
22)
31,5 46 000 47 700 47 900 59 000
50 51 800 53 000 54 200 67 400 65 000 72 300 63 000 86 000
75 59 000 60 400 61 400 71 200 71 700 82 500 66 200 91 000
100 66 200 70 000 71 500 82 600 82 400 90 500 78 100 95 300
160 83 100 84 200 86 000 95 800 92 700 106 600 89 600 112 700
180 84 700 85 400 87 200 104 102 300 114 600 97 000 118 800
000
200 98 600 99 900 101 111 113 800 125 100 111 200 126 400
100 200
250 101 900 102 104 115 117 600 132 900 113 800 136 500
700 700 300
320 115 100 116 118 137 137 500 149 100 133 400 151 700
100 500 800
400 131 900 135 137 151 154 200 166 800 149 500 169 400
200 900 700
500 159 000 159 161 177 187 000 202 200 184 100 199 300
700 800 000
560 161 600 156 174 184 186 900 206 500 182 000 206 500
400 500 400
630 179 500 182 189 201 206 500 226 200 206 500 226 200
000 600 600
750 204 100 204 212 226 231 100 245 900 231 100 245 900
100 300 200
800 209 000 211 219 238 253 200 275 400 253 200 275 400
500 900 500
1000 275 400 280 293 309 314 700 331 900 314 700 331 900
300 200 800
1250 311 400 317 325 368 369 200 403 200 361 200 385 200
300 300 800

BẢNG GIÁ MÁY BIẾN ÁP TRUNG GIAN DO NHÀ MÁY CHẾ TẠO
THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH - HÀ NỘI - SẢN XUẤT
Đơn giá: 1000 VNĐ
Udm
35/6,3 kV 35/10,5 kV 35/15 kV 35/22 kV
Sdm kVA
1000 129 100 132 700 142 600 146 500
1600 192 100 197 500 200 000 203 000
1800 208 900 212 900 214 800 220 800
2500 270 300 277 200 279 200 286 100
3200 312 800 316 800 323 700 330 700
4000 355 400 364 300 367 300 375 200
5600 436 600 447 500 450 500 460 400
6300 525 700 537 600 542 500 553 400

CHỌN TIẾT DIỆN DÂY DẪN

BẢNG TRỊ SỐ MẬT ĐỘ DềNG ĐIỆN KINH TẾ (A/mm2)


Tmax = 3000 
Loại dõy dẫn Tmax  3000 h 5000 h Tmax > 5000 h
A và AC 1,3 1,1 1
Cỏp lừi đồng 3,5 3,1 2,7
Cỏp lừi nhụm 1,6 1,4 1,2

Hệ số hiệu chỉnh k1 về nhiệt độ của mối trường xung quanh đối với phụ
tải của cáp, dây dẫn cách điện và không cách điện
Nhiệ Nhi Hệ số k1 khi nhiệt độ môi trường xung quanh là 0C
t độ ệt
tiêu độ
chuẩ lớn
n của nhất
môi cho -5 -0 +5 +1 +1 +2 +2 +3 +3 +4 +4 +5
trườ phé 0 5 0 5 0 5 0 5 0
ng p
xung của
quan dây
h 0
C
0
C
15 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9 0,8 0,8 0,7 0,7 0,6
25 80 4 1 8 4 0 6 2 3 3 8 3 8
1,2 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9 0,8 0,8 0,7
4 0 7 3 9 4 0 5 0 5 0 4
25 70 1,2 1,2 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 0,9 0,8 0,8 0,7 0,6
9 4 0 5 1 5 0 4 8 1 4 7
15 1,1 1,1 1,1 1,0 1,0 0,9 0.8 0,8 0,7 0,7 0,6 0,5
25 65 8 4 0 5 0 5 9 4 7 1 3 5
1,3 1,2 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 0,9 0,8 0,7 0,7 0,6
2 7 2 7 2 6 0 4 7 9 1 1
15 1,2 1,1 1,1 1,0 1,0 0,9 0,8 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4
25 60 0 5 2 6 0 4 8 2 5 7 7 7
1,3 1,3 1,2 1,2 1,1 1,0 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5
6 1 5 0 3 7 0 3 5 6 6 4

Hệ số hiệu chỉnh k2 về số lượng cáp cùng đặt trong cùng một hầm cáp
hoặc một rónh dưới đất
Khoảng Số sợi cỏp
cỏch 1 2 3 4 5 6
giữa cỏc
sợi cỏp
[mm]
100 1,00 0,90 0,85 0,80 0,78 0,75
200 1,00 0,92 0,87 0,84 0,82 0,81
300 1,00 0,93 0,90 0,87 0,86 0,85

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA DÂY NHÔM VÀ DÂY NHÔM LếI


THẫP TRẦN CỦA NGA (LIấN Xễ CŨ)
Mó dõy và Khối Đường Dũng điện phụ tải lâu Điện trở
tiết diện lượng kính ngoài dài cho phép tác dụng ở
(mm2) (kg/1km) của dây Icf (A) nhiệt độ
dẫn +200C
Đặt ngoài Đặt trong
(mm) r0 (/km)
trời nhà
DÂY NHễM
A-16 44 5,1 105 75 1.96
A-25 68 6,3 135 105 1.27
A-35 95 7,5 170 130 0,91
A-50 137 9,0 215 165 0,63
A-70 190 10,6 265 210 0,45
A-95 266 12,4 320 255 0,33
A-120 323 14,0 375 300 0,27
A-150 419 15,8 440 355 0,21
A-185 516 17,4 500 410 0,17
A-240 672 20,1 590 490 0,131
A-300 817 22,2 680 570 0,105
A-400 1087 25,6 815 690 0,078
A-500 1376 29,1 980 820 0,063
A-600 1658 32,0 1070 930 0,052
DÂY NHễM LếI THẫP
AC-16 62 5,4 105 75 1,96
AC-25 92 6,6 130 100 1,27
AC-35 128 8,3 175 135 0,91
AC-50 193 9,9 210 165 0,63
AC-70 269 11,7 265 210 0,45
AC-95 431 13,9 330 260 0,33
AC-120 504 15,3 380 305 0,27
AC-150 623 17,1 445 365 0,21
AC-185 781 19,1 510 425 0,17
AC-240 995 21,5 610 505 0,131
AC-300 1258 24,4 690 585 0,105
AC-400 1637 27,8 835 715 0,078
ACO-300 1098 23,5 690 580 0,108
ACO-400 1501 27,2 825 705 0,078
ACO-500 1836 30,2 975 815 0,065
ACO-600 2206 33,1 1020 855 0,055
ACY-300 1390 25,2 705 - 0,106
ACY-400 1840 29,0 850 - 0,078

ĐIỆN KHÁNG CỦA DÂY NHễM VÀ DÂY NHOM LếI THẫP x0 (/km)
Khoả Mó dõy
ng
A-16 A-25 A-35 A-50 A-70 A-95 A- A- A-
cỏch
120 150 185
trung
bỡnh
hỡnh
học
Dtb
(mm)
400 0,33 0,319 0,30 0,29 0,28 0,274 - - -
3 8 7 3
600 0,35 0,345 0,33 0,32 0,30 0,300 0,292 0,287 0,28
8 6 5 9 0
800 0,37 0,363 0,35 0,34 0,32 0,318 0,310 0,305 0,29
7 2 1 7 8
1000 0,39 0,377 0,36 0,35 0,34 0,332 0,324 0,319 0,31
1 6 5 1 3
1250 0,40 0,391 0,38 0,36 0,35 0,346 0,338 0,333 0,32
5 0 9 5 7
1500 0,41 0,402 0,39 0,38 0,36 0,257 0,349 0,344 0,33
6 1 0 6 8
2000 0,43 0,421 0,41 0,39 0,38 0,376 0,368 0,363 0,35
5 0 8 5 7
2500 0,44 0,435 0,42 0,41 0,39 0,390 0,382 0,377 0,37
9 4 3 9 1
3000 0,46 0,446 0,43 0,42 0,41 0,401 0,393 0,388 0,38
0 5 3 0 2
3500 0,47 0,456 0,44 0,43 0,42 0,411 0,403 0,398 0,38
0 5 3 0 4
4000 0,47 0,464 0,45 0,44 0,42 0,419 0,411 0,406 0,40
8 3 1 8 0
4500 - 0,471 0,46 0,44 0,43 0,426 0,418 0,413 0,40
0 8 5 7
5000 - - 0,46 0,45 0,44 0,433 0,425 0,420 0,41
7 6 2 4
5500 - - - 0,46 0,44 0,439 0,431 0,426 0,42
2 8 0
6000 - - - 0,46 0,45 0,445 0,437 0,432 0,42
8 4 6
Khoả MÃ DÂY
ng
AC- AC- AC- AC- AC- AC- AC18 AC- AC- AC-
cỏch
trung 35 50 70 95 120 150 5 240 300 400
bỡnh
hỡnh
học
Dtb
(mm)
2000 0,40 0,39 0,38 0,37 0,36 0,35 - - - -
3 2 2 1 5 8
2500 0,41 0,40 0,39 0,38 0,37 0,37 - - - -
7 6 6 5 9 2
3000 0,42 0,41 0,40 0,39 0,39 0,38 0,377 0,36 - -
9 8 8 5 1 4 9
3500 0,43 0,42 0,41 0,40 0,40 0,39 0,386 0,37 - -
8 7 7 6 0 8 8
4000 0,44 0,43 0,42 0,41 0,40 0,40 0,394 0,38 - -
6 5 5 4 8 1 6
4500 - - 0,43 0,42 0,41 0,40 0,402 0,39 - -
3 2 6 9 4
5000 - - 0,44 0,42 0,42 0,41 0,409 0,40 - -
0 9 3 6 1
5500 - - - - 0,42 0,42 0,415 0,40 - -
9 2 7
6000 - - - - - - - 0,41 0,40 0,39
3 4 6
6500 - - - - - - - - 0,40 0,40
9 0
7000 - - - - - - - - 0,41 0,40
4 6
8000 - - - - - - - - 0,41 0,40
8 9
8500 - - - - - - - - 0,42 0,41
2 4
DUNG DẪN CỦA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG DÂY NHÔM LếI
THẫP b0 (1/km.10-6)
Dtb Mó dõy
(m AC AC AC AC AC AC AC AC ACY ACY ACO ACO ACO
) -70 -95 - - - - - - -300 -400 -300 -500 -600
120 150 185 240 300 400
3,0 2,79 2,87 2,92 2,97 3,03 3,10 - - - - - - -
3,5 2,73 2,81 2,85 2,90 2,96 3,02 - - - - - - -
4,0 2,68 2,75 2,79 2,85 2,90 2,96 - - - - - - -
4,5 2,62 2,69 2,74 2,79 2,84 2,89 - - - - - - -
5,0 2,58 2,65 2,69 2,74 2,82 2,85 - - - - - - -
5,5 - - 2,67 2,70 2,74 2,80 - - - - - - -
6,0 - - - - - 2,76 2,81 2,88 2,84 2,91 - - -
6,5 - - - - - - 2,78 2,84 2,80 2,87 - - -
7,0 - - - - - - 2,74 2,78 2,77 2,83 - - -
7,5 - - - - - - 2,71 2,76 2,73 2,80 - - -
8,0 - - - - - - 2,69 2,73 2,70 2,77 - - -
8,5 - - - - - - 2,67 2,70 2,68 2,75 - - -
9,0 - - - - - - 2,66 2,74 2,78

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CAP MỘT RUỘT – HÃNG FURUKAWA


NHẬT BẢN CU/XLPE/PVC
Lừi đồng Đặc tính điện
Tiết Điệ Đườ Đườ Trọn Dũng Điện trở Điện Điện Dũ
diệ n áp ng ng g cho r0 (/km) dung khá ng
n dạn kín kín lượn phộp Icf C0 ng ở ổn
tiờu g h h g (A) 50 địn
chu cấu ngo ngo (F/ Hz h
Đặ Đặ Một 50 km)
ẩn trúc ài ài x0 nhi
(kg/ t t chiề Hz
(m (m cỏp km) ng tro u ở ở
ệt
(/k tới
m2) m) (m oài ng 200 900 m) 1s
m) trời đất C C
(k
400 250
A)
C C
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
10 3.7 14,5 290 80 88 1,83 2,33 0,19 0,14 1,4
4 3
16 4,7 15,5 365 10 11 1,15 1,47 0,21 0,13 2,2
5 0 4 8
25 5,9 17,0 480 13 14 0,72 0,92 0,24 0,12 3,5
5 5 7 7 5 7
Pha  đat
kV
Pha  pha
35 7,0 18,0 600 16 17 0,52 0,66 0,28 0,11 5,0
5 0 4 8 9 0
50 8,1 19,5 740 20 20 0,38 0,49 0,31 0,11 7,1
0 5 7 4 4 5
70 9,7 21 965 25 25 0,26 0,34 0,35 0,10 10,
0 0 8 2 8 0
95 11,4 24 1270 30 30 0,19 0,24 0,40 0,10 13,
3,6 5 0 3 7 4 5
6  7, 2

120 12,8 25 1520 35 34 0,15 0,19 0,43 0,10 17,


5 0 3 6 0 1
Vặn
150 xoắ 14,3 27 1820 41 38 0,12 0,15 0,47 0,09 21,
n 0 0 4 9 73 4
185 16,0 29 2190 47 43 0,09 0,12 0,52 0,09 26,
0 0 91 8 46 4
240 18,4 31 2810 56 49 0,07 0,09 0,56 0,09 34,
0 5 54 83 20 3
300 20,6 34 3450 64 56 0,06 0,07 0,57 0,09 42,
5 0 01 94 04 9
400 23,3 37 4310 75 63 0,04 0,06 0,60 0,08 57,
0 5 70 35 83 2
500 26,3 41 5360 86 72 0,03 0,05 0,62 0,08 71,
5 0 66 12 68 5
630 30,3 46 6850 10 81 0,02 0,04 0,71 0,08 90,
00 0 83 18 49 0
800 34,8 51 8600 11 89 0,02 0,03 0,80 0,08 144
40 5 21 52 24
100 39,3 56 1080 14 10 0,01 0,02 0,90 0,08 143
0 0 30 90 76 42 08
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
16 4,7 17,5 430 10 11 1,15 1,47 0,17 0,14 2,2
6 5 0 2 8
10  12

25 5,9 19 545 14 14 0,72 0,92 0,19 0,13 3,5


0 5 7 7 2 7
35 7,0 21 675 17 17 0,52 0,66 0,22 0,12 5,0
0 0 4 8 6 0
50 8,1 22 815 20 20 0,38 0,49 0,24 0,12 7,1
Vặn 5 5 7 4 0 5
xoắ
70 n 9,7 24 1060 25 25 0.26 0,34 0,27 0,11 10,
5 0 8 2 4 0
35
95 11,4 26 1350 31 30 0,19 0,24 0,31 0,10 13,
0 0 3 7 9 5
120 12,8 27 1620 36 34 0,15 0,19 0,33 0,10 17,
0 0 3 6 6 1
150 14,3 29 1910 41 38 0,12 0,15 0,36 0,10 21,
5 0 4 9 2 4
185 16,0 31 2300 47 43 0,09 0,12 0,40 0,09 26,
5 0 91 8 94 4
240 18,4 33 2910 56 50 0,07 0,09 0,44 0,09 34,
5 0 54 81 58 3
300 20,6 36 3530 64 56 0,06 0,07 0,48 0,09 42,
5 0 01 93 27 9
400 13,3 38 4380 75 63 0,04 0,06 0,53 0,09 57,
0 5 70 34 00 2
500 26,3 42 5390 86 72 0,03 0,05 0,59 0,08 71,
5 0 66 11 76 5
630 30,3 47 6890 10 81 0,02 0,04 0,68 0,08 90,
00 0 83 17 56 0
800 34,8 51 8670 11 89 0,02 0,03 0,76 0,83 114
40 5 21 51 3
100 39,3 56 1090 14 10 0,01 0,02 0,85 0,08 142
0 0 30 90 76 41 14
35 7,0 26 920 17 17 0,52 0,66 0,16 0,14 5,0
5 0 4 8 1 0
50 12 8,1 27 1080 21 20 0,38 0,49 0,17 0,13 7,1
20  24
0 5 7 4 5 5
70 9,7 29 1330 26 25 0,26 0,34 0,19 0,12 10,
5 0 8 2 8 0
95 11,4 31 1650 32 30 0,19 0,24 0,21 0,12 13,
0 0 3 7 2 5
120 12,8 33 1920 37 34 0,15 0,19 0,23 0,11 17,
0 0 3 6 7 1
150 Vặn 14,3 34 2240 42 38 0,12 0,15 0,25 0,11 21,
xoắ 0 0 4 9 4 4
n
185 16,0 36 2630 48 43 0,09 0,12 0,27 0,11 26,
5 0 91 8 0 4
240 18,4 39 3270 57 50 0,07 0,09 0,30 0,10 34,
5 0 54 78 5 3
300 20,6 41 3930 66 56 0,06 0,07 0,32 0,10 42,
0 5 01 88 2 9
400 23,3 44 4810 76 64 0,04 0,06 0,35 0,09 75,
0 0 70 29 88 2
500 26,3 47 5850 88 72 0,03 0,05 0,39 0,09 71,
0 5 66 05 56 5
630 30,3 52 7390 10 81 0,02 0,04 0,44 0,09 90,
10 5 83 10 28 0
800 34,3 57 9200 11 90 0,02 0,03 0,49 0,08 114
50 5 21 43 96
100 39,3 62 1150 12 99 0,01 0,02 0,55 0,08 143
0 0 90 0 76 96 75
50 8,1 33 1350 21 20 0,38 0,49 0,13 0,14 7,1
5 5 7 4 7 5
70 18 9,7 35 1630 27 25 0,26 0,34 0,15 0,13 10,
30  36
0 0 8 2 9 0
95 11,4 37 1970 32 30 0,19 0,24 0,16 0,13 13,
5 0 3 7 2 5
120 12,8 38 2250 37 34 0,15 0,19 0,18 0,12 17,
5 0 3 6 7 1
150 14,3 40 2570 43 38 0,12 0,15 0,19 0,12 21,
0 0 4 9 3 4
195 Vặn 16,0 42 3000 49 43 0,09 0,12 0,20 0,11 26,
xoắ 0 0 91 7 9 4
240 n 18,4 44 3660 58 50 0,07 0,09 0,22 0,11 34,
0 0 54 76 4 3
300 20,6 47 4310 66 65 0,06 0,07 0,24 0,11 42,
5 6 01 86 0 9
400 23,3 50 5240 77 64 0,04 0,06 0,26 0,10 57,
0 0 70 25 6 2
500 26,3 53 6280 88 72 0,03 0,05 0,29 0,10 71.
5 5 66 01 2 5
630 30,3 58 7900 10 82 0,02 0,04 0,32 0,09 90,
20 0 83 05 93 0
800 34,8 62 9750 11 91 0,02 0,03 0,36 0,09 144
60 5 21 37 55
100 39,3 68 1200 13 10 0,01 0,02 0,40 0,09 143
0 0 00 00 76 90 29

BẢNG CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁP BA RUỘT – HÃNG


FURUKAWA – NHẬT BẢN
CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC
Lừi đồng Đặc tính điện
Tiết Điện Đườ Đườ Trọn Dũng Điện trở r0 Điện Điện Dũ
diệ áp ng ng g cho phộp (/km) dung khán ng
n dạng kính kính lượn Icf (A) g ở ổn
C0
tiờu cấu ngo ngo g 50 địn
ài Đặt Đặ Một 50 (F/ Hz
chu trúc ài h
ng t chiề Hz km)
ẩn cáp nhi
(m (kg/k oài tro u ở ở x0
ệt
(m m) (m m) trời ng 200 900 (/k tới
m2) m)
400 đất C C m) 1s
0
C 25
(k
C
A)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
10 3.7 31 1260 79 86 1,83 2,33 0,19 0,12 1,4
Pha  đat
kV
7 3
Pha  pha

16 4,7 33 1540 10 11 1,15 1,47 0,21 0,11 2,2


0 0 8 8
25 5,9 37 2300 13 14 0,72 0,92 0,24 0,10 3,5
5 0 7 7 9 7
35 7,0 40 2760 16 17 0,52 0,66 0,28 0,10 5,0
0 0 4 8 5 0
50 8,1 43 3300 19 20 0,38 0,49 0,31 0,10 7,1
3,6 5 0 7 4 0 5
6  7, 2

70 9,7 47 4140 24 24 0,26 0,34 0,35 0,09 10,


0 0 8 2 49 0
Vặn
95 xoắn 11,4 51 5180 29 29 0,19 0,24 0,40 0,09 13,
5 0 3 7 14 5
120 12,8 55 6120 34 33 0,15 0,19 0,43 0,08 17,
0 0 3 6 85 1
150 14,3 58 7140 38 37 0,12 0,16 0,47 0,08 21,
5 0 4 0 60 4
185 16,0 62 5470 44 41 0,09 0,12 0,52 0,08 26,
0 5 91 8 37 4
240 18,4 69 1070 52 48 0,07 0,09 0,56 0,08 34,
0 0 0 54 88 17 3
300 20,6 75 1290 59 54 0,06 0,08 0,57 0,08 42,
0 0 0 01 00 05 9
400 23,3 93 1690 68 61 0,04 0,06 0,60 0,07 57,
0 0 0 70 43 90 2
500 26,3 92 2060 77 68 0,03 0,05 0,62 0,07 71,
0 5 5 66 22 79 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
16 4,7 39 2210 10 11 1,15 1,47 0,17 0,12 2,2
6 5 0 8 8
10  12

25 5,9 42 2680 13 14 0,72 0,92 0,19 0,11 3,5


5 0 7 4 8 7
35 7,0 45 3160 16 17 0,52 0,66 0,22 0,11 5,0
5 0 4 8 3 0
50 8,1 48 3710 19 20 0,38 0,49 0,24 0,10 7,1
5 0 7 4 8 5
70 9,7 52 4450 24 24 0.26 0,34 0,27 0,10 10,
Vặn 5 0 8 2 2 0
95 xoắn 11,4 56 5640 30 29 0,19 0,24 0,31 0,09 13,
0 0 3 7 76 5
120 12,8 60 6630 34 33 0,15 0,19 0,33 0,09 17,
0 0 3 6 44 1
150 14,3 63 7670 38 37 0,12 0,16 0,36 0,09 21,
5 0 4 0 15 4
185 16,0 67 9020 44 41 0,09 0,12 0,40 0,08 26,
5 5 91 8 88 4
240 18,4 73 1120 52 48 0,07 0,09 0,44 0,08 34,
0 0 0 54 86 56 3
300 20,6 78 1340 59 54 0,06 0,07 0,48 0,08 42,
0 0 0 01 98 33 9
400 13,3 86 1720 68 61 0,04 0,06 0,53 0,08 57,
0 0 0 70 41 09 2
500 26,3 93 2080 77 68 0,03 0,05 0,59 0,07 71,
0 5 5 66 21 88 5
35 7,0 57 4380 17 17 0,52 0,66 0,16 0,13 5,0
0 0 4 8 0 0
50 12 8,1 60 4980 20 20 0,38 0,49 0,17 0,12 7,1
20  24
0 0 7 4 4 5
70 9,7 64 5900 25 24 0,26 0,34 0,19 0,11 10,
0 5 8 2 7 0
95 11,4 68 7090 30 29 0,19 0,24 0,21 0,10 13,
5 0 3 7 8 5
120 12,8 72 8080 35 33 0,19 0,19 0,23 0,10 17,
0 0 6 6 4 1
150 Vặn 14,3 75 9230 39 37 0,15 0,15 0,25 0,10 21,
xoắn 5 0 9 9 0 4
185 16,0 79 1070 45 41 0,12 0,12 0,27 0,09 26,
0 0 5 8 8 63 4
240 18,4 86 1390 53 48 0,09 0,09 0,30 0,09 34,
0 0 0 81 81 63 3
300 20,6 91 1620 60 54 0,06 0,07 0,32 0,09 42,
0 0 5 01 92 33 9
400 23,3 98 1930 68 61 0,04 0,06 0,35 0,09 75,
0 5 5 70 34 02 2
500 26,3 105 2300 78 69 0,03 0,05 0,39 0,08 71,
0 0 0 66 12 73 5
50 8,1 72 6390 20 20 0,38 0,49 0,13 0,13 7,1
5 0 7 4 7 5
70 18 9,7 76 7380 25 24 0,26 0,34 0,15 0,12 10,
30  36
5 0 8 2 9 0
95 11,4 81 8670 30 29 0,19 0,24 0,16 0,12 12,
5 0 3 7 3 5
120 12,8 85 1070 35 33 0,15 0,19 0,18 0,11 17,
Vặn 0 0 0 3 6 8 1
xoắn
150 14,3 89 1190 39 37 0,12 0,15 0,19 0,11 21,
0 5 0 4 9 4 4
195 16,0 93 1350 45 41 0,09 0,12 0,20 0,11 26,
0 0 5 91 8 0 4
240 18,4 98 1590 53 48 0,07 0,09 0,22 0,10 34,
4 0 0 0 54 78 5 3
300 20,6 104 1830 60 54 0,06 0,07 0,24 0,10 42,
0 0 0 01 89 2 9
400 23,3 110 2160 69 61 0,04 0,06 0,26 0,09 57,
0 0 5 70 29 81 2
500 26,3 117 2530 78 69 0,03 0,05 0,29 0,09 71.
0 5 0 66 06 47 5

ĐIỆN TRỞ, ĐIỆN KHÁNG VÀ ĐIỆN DUNG CÁP BA PHA (BA RUỘT)
Điện trở Điện kháng Điện dung
Tiết cáp ở 200C x0 (/km) b0 (10-6/km)
diện r0 (/km)
(mm Khi điện áp định mức của cáp (kV)
2
)
Nhụ Đồn 1 6 10 20 35 6 10 20 35
m g
4 7,74 4,6 0,095 - - - - - - - -
6 5,17 3,07 0,090 - - - - - - - -
10 3,1 1,84 0,073 0,11 0,12 - - 62, - - -
2 8
16 1,94 1,15 0,067 0,10 0,11 - - 72, - - -
5 2 3 2
25 1,24 0,74 0,066 0,09 0,09 0,13 - 88 72, 53, -
2 1 9 5 2 5
35 0,89 0,52 0,063 0,08 0,09 0,12 - 97, 85 60 -
7 7 5 9 2
50 0,62 0,37 0,062 0,08 0,09 0,11 - 11 91 66 -
5 3 0 9 4

70 0,44 0,26 0,061 0,08 0,08 0,11 0,13 12 97, 75, 56,
3 2 6 6 7 7 5 5 6
95 0,32 0,19 0,060 0,07 0,08 0,11 0,12 13 11 81, 63
6 4 2 8 3 0 6 4 0 5
120 0,25 0,15 0,060 0,07 0,08 0,10 0,12 14 11 10 75,
8 3 2 6 1 7 0 6 6 0 5
150 0,20 0,12 0,059 0,07 0,07 0,10 0,11 16 13 11 81,
6 2 6 4 9 4 6 2 8 0 5
185 0,16 0,09 0,059 0,07 0,07 0,10 0,11 16 14 11 88
7 9 6 3 7 1 3 9 1 9
240 0,12 0,07 0,058 0,07 0,07 - - 18 14 13 97,
9 7 7 1 5 5 4 2 3
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CÁP ĐỒNG HẠ ÁP 0,6-1 kV 1, 2, 3 RUỘT
CÁCH ĐIỆN PVC HÃNG LENS – PHÁP CU-PVC
Đường kính d (mm) Icf (A)
Tiết diện Vỏ Khối Điện trở ở
F (mm2) lượng 200C
Lừi min max Trong Ngoài
(kg/km) r0 (/km) nhà trời
Cỏp 1 lừi
1x1,5 1,4 5,3 6,6 49 12,1 31 24
1x4 2,25 6,2 7,6 79 4,61 53 33
1x6 2,90 6,9 8,2 105 3,08 66 58
1x10 3,80 7,7 9,2 150 1,83 87 80
1x16 4,8 8,5 10,5 211 1,15 113 107
1x25 6,0 10,3 12,5 319 0,727 144 138
1x35 7,1 11,4 13,5 425 0,524 174 169
1x50 8,4 12,7 15,0 555 0,387 206 207
1x70 10,10 14,4 17,0 766 0,268 254 268

1x95 11,1 16,2 19,0 969 0,193 301 328


1x120 12,6 17,9 21,0 1233 0,153 343 382
1x150 14,0 19,9 23,0 1507 0,124 387 441
1x185 15,6 21,9 25,5 1876 0,0991 343 506
1x240 17,9 25,1 28,5 2433 0,0754 501 599
1x300 20,1 27,5 31,0 2957 0,0601 565 693
1x400 23,2 31,1 34,5 3905 0,0470 662 825
1x500 26,2 35,9 38,5 4980 0,0366 750 946
1x630 29,7 39,9 43,0 6360 0,0283 850 1088
Cỏp 2 lừi
2x1,5 1,4 8,8 10,5 127 12,1 37 26
2x2,5 1,8 9,6 11,5 155 7,41 48 36
2x4 2,25 10,5 13,0 211 4,61 63 49
2x6 2,90 11,5 14,0 285 3,08 80 63
2x10 3,80 13,0 16,0 390 1,83 104 86
2x16 4,8 14,5 18,5 535 1,15 136 115
2x25 6,0 17,5 22,0 830 0,727 173 149
2x35 7,1 19,5 24,5 1105 0,524 208 185
Cỏp 3 lừi + trung tớnh
3x35+1x25 7,1/6,0 24,6 27,3 1680 0,524/0,727 174 158
3x50+1x35 8,4/7,1 26,6 31,1 2225 0,387/0,524 206 192
3x70+1x35 10/7,1 31,1 36,2 2985 0,268/0,524 254 246
3x70+1x50 10/8,4 31,1 36,2 3120 0,268/0,387 254 246
3x95+1x50 11,1/8,4 34,7 40,6 3910 0,193/0,387 301 298
3x120+1x70 12,6/10 38,9 45,4 5090 0,153/0,268 343 346
3x150+1x70 14,0/10 42,6 49,5 6055 0,124/0,268 397 395
3x185+1x70 15,6/10 47,1 54,4 7400 0,991/0,268 434 450
3x240+1x95 17,9/11,1 53,2 61,5 9600 0,0754/0,193 501 538

DềNG ĐIỆN PHỤ TẢI LÂU DÀI CHO PHÉP CỦA DÂY DẪN CỨNG VÀ
DÂY DẪN MỀM BỆN NHIỀU SỢI CÁCH ĐIỆN CAO SU VÀ NHỰA
TỔNG HỢP HẠ ÁP RUỘT ĐỒNG HOẶC NHÔM –NGA (LIÊN XÔ CŨ)
DÂY B, AB, PTO, APTO
Dong điện lâu dài cho phép (A) – dây dẫn đặt chung trong một
ống
Tiết diện Đặt hở Hai dõy Ba dõy Bốn dõy Một dõy Một dõy
(mm2) một ruột một ruột một ruột một ruột ba ruột
0,5 11 - - - - -
0,75 15 - - - - -
1 17 16 15 14 15 14
1,5 23 19 17 16 18 15
2,5 30/24 27/20 25/19 25/19 25 21
4 42/32 38/28 35/28 30/23 32 27
6 50/39 46/36 62/32 40/30 40 34
10 80/55 70/50 80/47 50/39 55 50
16 100/80 85/60 90/60 75/55 80 70
25 140/105 115/85 100/80 90/70 100 85
35 170/130 135/100 125/95 115/85 125 100
50 215/165 185/140 170/130 150/120 160 135
70 270/210 225/175 210/165 185/140 195 175
95 330/255 275/215 255/200 225/175 245 215
120 385/295 315/245 290/220 260/200 295 250
150 440/340 360/275 330/255 - - -
185 510/390 - - - - -
240 605/465 - - - - -
300 695/535 - - - - -
400 830/645 - - - - -

Chỳ thớch: + Dõy B – dây đồng cách điện nhựa tổng hợp.
AB - dây nhôm, cách điện nhựa tổng hợp.
PTO - dây đồng, cách điện cao su, đặt trong ống, một
dây một ruột.
APTO – dõy nhôm, cách điện cao su, đặt trong ống một
dây một ruột.
+ Chữ số trờn gạch chộo – dũng điện cho phép của dây đồng,
phần dưới gạch chéo là với dây nhôm (không gạch chéo là dây đồng).

HỆ SỐ HIỆU CHỈNH THEO NHIỆT ĐỘ CỦA ĐẤT VÀ KHÔNG KHÍ ĐỂ


XÁC ĐỊNH DềNG ĐIỆN PHỤ TẢI LÂU DÀI CHO PHÉP CỦA CÁP<
DÂY TRẦN< DÂY BỌC CÁCH ĐIỆN< THANH DẪN< THANH GÓP.
Nhiệt Nhiệt Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ thực tế của môi trường ( 0C )
độ độ
giới tiêu
hạn chuẩn -5 0 +5 +10 +15 +20 +25 +30 +35 +40 +45 +50
của của
môi dây
trường dẫn
( 0C ) ( 0C )
15 80 1,14 1,11 1,08 1,04 1,00 0,96 0,92 0,88 0,83 0,78 0,73 0,68
25 1,24 1,20 1,17 1,13 1,09 1,04 1,00 0,95 0,90 0,85 0,8 0,74
25 70 1,29 1,24 1,20 1,15 1,11 1,05 1,00 0,94 0,88 0,81 0,74 0,67
15 65 1,18 1,14 1,10 1,05 1,00 0,95 0,89 0,84 0,77 0,71 0,63 0,55
25 1,32 1,27 1,22 1,17 1,12 1,06 1,00 0,94 0,87 0,79 0,71 0,61
15 60 1,20 1,15 1,12 1,06 1,00 0,94 0,88 0,82 0,75 0,64 0,57 0,47
25 1,35 1,31 1,25 1,20 1,12 1,07 1,00 0,93 0,85 0,76 0,66 0,54
15 55 1,22 1,17 1,12 1,07 1,00 0,93 0,86 0,79 0,71 0,61 0,50 0,36
25 1,41 1,35 1,29 1,23 1,15 1,08 1,00 0,91 0,82 0,71 0,58 0,41
15 50 1,25 1,20 1,14 1,07 1,00 0,93 0,84 0,76 0,66 0,54 0,37 -
25 1,48 1,41 1,34 1,26 1,18 1,09 1,00 0,89 0,78 0,63 0,45 -

HỆ SỐ HIỆU CHỈNH THEO SỐ CÁP LÀM VIỆC ĐẶT SONG SONG


CẠNH NHAU TRONG ĐẤT, TRONG ỐNG VÀ KHÔNG ĐẶT (ĐẶT
HỞ).
Khoảng Hệ số hiệu chỉnh khi số cáp đặt gần nhau
cỏch
giữa cỏc 1 2 3 4 5 6
cỏp
(mm)
100 1 0,9 0,85 0,8 0,78 0,75
200 1 0,92 0,87 0,84 0,82 0,81
300 1 0,93 0,9 0,87 0,86 0,85
Một số bảng đơn giá vật liệu điện
(Trích dẫn trong “Đơn giá XDCB đường dây tải điện” do bộ công nghiệp
phát hành 10/1999)

Bảng giỏ cỏp hạ ỏp (cỏp nhụm vặn xoắn 2, 3 và 4 lừi) 0,6/1 kV


Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng/m)
Cách điện LV-
ABC:XLPE m 8 400
2x25 m 10 000
2x35 m 14 600
2x50 m 19 600
2x70 m 24 900
2x95 m 28 900
2x120 m 37 800
2x150 m 49 441
2x185
Cách điện LV-
ABC:XLPE m 12 400
3x25 m 14 900
3x35 m 21 800
3x50
3x70 m 28 400
3x95 m 36 100
3x120 m 42 000
3x150 m 56 500
3x185 m 76 006
Cách điện LV-
ABC:XLPE m 16 100
4x25 m 19 200
4x35 m 26 600
4x50 m 34 500
4x70 m 44 600
4x95 m 52 400
4x120 m 70 600
4x150 m 95 121
4x185

Bảng giá cáp hạ áp (cáp đồng 4 lừi) 0,6/1 kV


Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng/m)
Cách điện XLPE/PVC
(ký hiệu CEV)
3x6 + 1x4 m 14 420
3x10 + 1x6 m 20 580
3x10 + 1x8 m 20 580
3x16 + 1x10 m 30 240
3x25 + 1x16 m 44 940
3x35 + 1x16 m 59 080
3x35 + 1x25 m 60 100
3x50 + 1x25 m 82 740
3x70 + 1x35 m 115 920
3x95 + 1x50 m 154 840
3x120 + 1x70 m 193 900
3x150 + 1x70 m 243 040
3x185 + 1x95 m 298 200
3x240 + 1x120 m 384 300

Cách điện XLPE/PVC


(ký hiệu CEVVST)
3x25 + 1x16 m 52 360
3x35 + 1x16 m 69 440
3x50 + 1x25 m 97 020
3x70 + 1x35 m 135 940
3x95 + 1x50 m 182 000
3x120 + 1x70 m 227 360
3x150 + 1x70 m 284 900
3x185 + 1x95 m 350 000
3x240 + 1x120 m 450 520

Ghi chỳ: 3x25 + 1x16 cỏp cú 4 lừi trong đó 3 lừi cú tiết diện 25 mm2 và 1
lừ tiết diện 15 mm2

Bảng giá cáp trung áp (cáp đồng 3 lừi) 12/24 kV


Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng/m)
Cách điện XLPE/PVC
(ký hiệu CEVV)
3x35 m 120 120
3x50 m 144 200
3x70 m 175 840
3x95 m 213 500
3x120 m 246 400
3x150 m 292 600
3x185 m 344 960
3x240 m 425 040

Cách điện
XLPE/PVC/DST/PVC
(ký hiệu CEVVST) m 178 640
3x35 m 208 040
3x50 m 243 600
3x70 m 287 280
3x95 m 330 400
3x120 m 382 620
3x150 m 448 000
3x185 m 546 000
3x240

Ghi chỳ: 3x25 cỏp cú 3 lừi trong đó 3 lừi cú tiết diện 25 mm2
Bảng giá cáp trung áp (cáp đồng 3 lừi) 18/35 kV
Loại vật liệu Đơn vị Đơn giá (đồng/m)
Cách điện
XLPE/PVC/PVC
(ký hiệu CEVV) m 132 580
3x35 m 258 200
3x50 m 192 640
3x70 m 231 960
3x95 m 272 160
3x120 m 317 520
3x150 m 369 880
3x185 m 449 400
3x240

Cách điện
XLPE/PVC/DST/PVC
(ký hiệu CEVVST m 218 820
3x35 m 249 200
3x50 m 289 100
3x70 m 334 600
3x95 m 381 640
3x120 m 435 960
3x150 m 496 580
3x185 m 585 480
3x240

Ghi chỳ: 3x25 cỏp cú 3 lừi trong đó 3 lừi cú tiết diện 25 mm2

BẢNG GIÁ MÁY BIẾN ÁP DO HÃNG ABB SẢN XUẤT


Cú hiệu lực từ ngày 01/11/2006
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Điện áp 6,3-
Cụng 6,3 15/0,4 22/0,4 35/0,4 6,3(10)- 22/0,4 15- 35-
suất (10)/0,4 kV kV kV 22/0,4 (Duyn 22/0,4 22/0,4
kV KV 11 tai kV kV
22)
31,5 46 000 47 700 47 900 59 000
50 51 800 53 000 54 200 67 400 65 000 72 300 63 000 86 000
75 59 000 60 400 61 400 71 200 71 700 82 500 66 200 91 000
100 66 200 70 000 71 500 82 600 82 400 90 500 78 100 95 300
160 83 100 84 200 86 000 95 800 92 700 106 600 89 600 112 700
180 84 700 85 400 87 200 104 102 300 114 600 97 000 118 800
000
200 98 600 99 900 101 111 113 800 125 100 111 200 126 400
100 200
250 101 900 102 104 115 117 600 132 900 113 800 136 500
700 700 300
320 115 100 116 118 137 137 500 149 100 133 400 151 700
100 500 800
400 131 900 135 137 151 154 200 166 800 149 500 169 400
200 900 700
500 159 000 159 161 177 187 000 202 200 184 100 199 300
700 800 000
560 161 600 156 174 184 186 900 206 500 182 000 206 500
400 500 400
630 179 500 182 189 201 206 500 226 200 206 500 226 200
000 600 600
750 204 100 204 212 226 231 100 245 900 231 100 245 900
100 300 200
800 209 000 211 219 238 253 200 275 400 253 200 275 400
500 900 500
1000 275 400 280 293 309 314 700 331 900 314 700 331 900
300 200 800
1250 311 400 317 325 368 369 200 403 200 361 200 385 200
300 300 800
BẢNG GIÁ MÁY BIẾN ÁP TRUNG GIAN DO NHÀ MÁY CHẾ TẠO
THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH - HÀ NỘI - SẢN XUẤT
Đơn giá: 1000 VNĐ
Udm
35/6,3 kV 35/10,5 kV 35/15 kV 35/22 kV
Sdm kVA
1000 129 100 132 700 142 600 146 500
1600 192 100 197 500 200 000 203 000
1800 208 900 212 900 214 800 220 800
2500 270 300 277 200 279 200 286 100
3200 312 800 316 800 323 700 330 700
4000 355 400 364 300 367 300 375 200
5600 436 600 447 500 450 500 460 400
6300 525 700 537 600 542 500 553 400

BẢNG GIÁ TỤ ĐIỆN HẠ ÁP

Tụ bự 3 pha cỏc loại Đơn vị tính Giá (đồng)

30 kVAr – 400 V bộ 7 560 000


40 kVAr – 400 V bộ 8 400 000
50 kVAr – 400 V bộ 8 663 000
60 kVAr – 400 V bộ 9 450 000
70 kVAr – 400 V bộ 10 658 000
80 kVAr – 400 V bộ 11 760 000
100 kVAr – 400 V bộ 13 125 000
120 kVAr – 400 V bộ 14 490 000
150 kVAr – 400 V bộ 17 325 000
160 kVAr – 400 V bộ 18 480 000
180 kVAr – 400 V bộ 20 790 000
200 kVAr – 200 V bộ 25 200 000
200 kVAr – 400 V bộ 22 050 000
240 kVAr – 200 V bộ 26 460 000
240 kVAr – 400 V bộ 28 665 000
260 kVAr – 400 V bộ 33 075 000
300 kVAr – 400 V bộ 42 000 000
400 kVAr – 400 V bộ

You might also like