You are on page 1of 13

Khoa cơ khí

Đồ Án Môn Học
MÁY CÔNG CỤ
19.Nh03A

Bùi Trương Vỹ
999btvy@dut.udu.vn
0914 168 855
Giới thiệu tổng quan về Đồ Án Môn Học MCC
Mục tiêu của đồ án
 Củng cố kiến thức cơ sở ngành
 Nâng cao các kỹ năng cần thiết của người làm công tác thiết kế
kỹ thuật
 Xây dựng được phương pháp làm việc phù hợp khi giải quyết
một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể.
Nội dung cụ thể:
 Tính toán thiết kế động học máy công cụ.
 Tính toán sức bền và thiết kế các chi tiết, bộ phận chính của cơ
cấu, cụm máy.
 Thiết lập bản vẽ khai triển hộp tốc độ, hộp chạy dao và hệ thống
điều khiển.
Đồ án môn học MÁY CÔNG CỤ
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
CHUẨN BỊ: Gồm có các vấn đề sau : Tìm hiểu đề tài, tìm tài
liệu tham khảo, (tham quan thực tế), liên hệ lý thuyết đã học.
 Tìm tài liệu tham khảo : Tài liệu tham khảo sẵn có:
1. Tập bài giảng
2. Cơ sở máy công cụ
3. Một số tài liệu tải được trên các trang web
 Tìm hiểu đề tài : Thu thập tất cả các số liệu, tài liệu có liên
quan đến máy thiết kế, ví dụ sơ đồ động, các tài liệu Máy....
 Phân bổ thời gian hợp lý theo lịch trình thông qua hằng tuần
của giáo viên hướng dẫn.
Đồ án môn học MÁY CÔNG CỤ

 NỘI DUNG CÔNG VIỆC


A. PHÂN TÍCH MÁY CHUẨN:
 Trên cơ sở các máy cùng cỡ, tra trong Sổ tay CNCTM III, lập bảng thông
số kỹ thuật máy, chọn máy chuẩn.
Ví dụ Bảng ... [Nguồn]

Máy
6H82
Thông số kỹ thuật
Kích cỡ bàn máy
-
-
-
-
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
A. PHÂN TÍCH MÁY CHUẨN (tt):
− Trên cơ sở Sơ đồ động đã có, phân tích động học máy chuẩn (chú ý phải đọc
kỹ Sơ đồ động máy chuẩn) :
1. Nếu là Hộp tốc độ hay Hộp chạy dao có dãy số vòng quay hoặc chuỗi lượng
chạy dao tuân theo dãy cấp số nhân (ví dụ hộp tốc độ máy tiện, hôp tốc độ, hộp chạy
dao các máy phay, khoan...), để phân tích động học máy chuẩn, cần:
 Vẽ ĐTVQ từ sơ đồ động máy chuẩn
 Nhận xét về LKC & ĐTVQ cùng với các yếu tố động học khác (v/d
PAKG, PATT...) của Hộp tốc độ cũng như Hộp chạy dao.
− Phân tích kết cấu
+ Máy sử dụng có ưu nhược điểm gì
+ Có cơ cấu đặc biệt sử dụng trong máy...
 Kết luận chung
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
A. PHÂN TÍCH MÁY CHUẨN (tt):
− Trên cơ sở Sơ đồ động đã có, phân tích động học máy chuẩn (chú ý phải đọc
kỹ Sơ đồ động máy chuẩn) :
2. Nếu là Hộp chạy dao tiện ren của máy tiện, bởi vì dãy bước ren là dãy cấp
số cọng nên cách phân tích có khác ở chỗ dựa trên các bước ren và các loại ren cần
cắt, sắp xếp thành các bảng ren phù hợp, sau đó chọn nhóm cơ sở, nhóm gấp bội, thiết
kế các nhóm nầy và cuối cùng tính chọn các tỉ số truyền còn lại theo sơ đồ động máy
chuẩn cũng như kiểm tra lần cuối kết quả nhận được (tham khảo thêm trong các tài
liệu tham khảo). Do vậy, dựa vào sơ đồ động máy chuẩn, cần phân tích:
 Máy có thể tiện được những loại ren gì? Phạm vi bước ren cắt được ở
mỗi loại ren ?
 Cách sắp xếp bước ren cũng như các nhóm cơ sở, nhóm gấp bội, các
bộ bánh răng thay thế và các tỉ số truyền còn lại trên toàn bộ đường truyền chạy dao
cắt ren của máy chuẩn.
 Nhận xét về hộp chạy dao tiện ren trên máy chuẩn.
− Phân tích kết cấu
+ Máy sử dụng có ưu nhược điểm gì
+ Có cơ cấu đặc biệt sử dụng trong máy...
 Kết luận chung
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
B. THIẾT KẾ ĐỘNG HỌC TOÀN MÁY:
Dựa trên số liệu ban đầu của máy chuẩn: 1. Số cấp tốc đô z
2. Phạm vi tốc độ nmin  nmax
3. Công bội ø
để tính toán các bước tiếp theo cho phần thiết kế động học toàn máy, bao gồm:
 Chọn dãy số vòng quay tiêu chuẩn
 Phân tích và chọn PAKG, PATT
 Vẽ LKC và ĐTVQ, tính số răng ....cho các Hộp tốc độ và Hộp chạy dao có
dãy đầu ra tuân theo quy tắc cấp số nhân (ví dụ ở các máy phay, máy khoan, hộp tốc
độ máy tiện...)
 Đối với Hộp chạy dao tiện ren ở máy Tiện, cần bắt đầu từ yêu cầu về loại ren
và phạm vi bước ren cần cắt để sắp xếp bước ren, thiết kế nhóm cơ sở, nhóm gấp bội
cũng như tính toán các tỉ số truyền cố định còn lại và kiểm tra bước ren cắt được sau
thiết kế.
 Riêng Hộp xe dao máy Tiện, có thể dựa vào các chuỗi lượng chạy dao yêu cầu
và tham khảo sơ đồ động máy chuẩn để bố trí đường truyền và phân bố tỉ số truyền
phù hợp.
 Bản vẽ sơ đồ động máy thiết kế là kết quả của nội dung thực hiện.
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
C. TÍNH TOÁN SỨC BỀN VÀ KẾT CẤU MÁY:
Các thành phần chi tiết máy có yêu cầu đảm bảo truyền được công suất, do vậy,
trước hết phải xác định công suất cần thiết
 Đối với công suất truyền dẫn chuyển động chính, cần biết Pz, v
 Đối với công suất truyền dẫn chuyển động chạy dao, cần biết Px,vs
1. Xử dụng chế độ tải tính toán đối với các máy vạn năng (trang 76, Tập bài
giảng Máy công cụ ) để chọn giá trị nt hoặc nst trong dãy cấp số nhân chuỗi vòng quay
hoặc chuỗi lượng chạy dao, từ đó tính v hoặc vs
2. Xử dụng chế độ thử có tải (tra phần phụ chương ở các giáo trình Máy, ví dụ
Tính toán Thiết kế Máy cắt kim loại của Nguyễn Ngọc Cẩn ) để có các giá trị chiều
sâu cắt t, đường kính d của chi tiết cắt thử, từ đó tính được Pz,v, Px,vs cũng như công
suất cắt gọt (trang 73, Tập bài giảng Máy công cụ ) hoặc có thể dùng các công thức
tính lực cắt theo môn học Nguyên lý cắt , hoặc cho trong các Sổ tay (Sổ tay CNCTM
tập 2)
3. Lập bảng tính sơ bộ
4. Chọn công suất động cơ
5. Tính toán thiết kế chi tiết máy theo yêu cầu của đề bài
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
C. TÍNH TOÁN SỨC BỀN VÀ KẾT CẤU MÁY:
Lập bảng tính sơ bộ :
Dựa vào sơ đồ động và công suất động cơ để lập bảng tính sơ bộ như sau:

N
N nmin ntính NN
0truc Mxtính dsơbộ dchọn Ghi chú
0trục trục

I       
       

VII

N0trục: trục đánh số thứ tự từ động cơ đến trục cuối (trục chính)
Có thể xử dụng các công thức đã học ở môn Chi tiết máy (Truyền động cơ khí) để
tính Mx, dsơbộ, chọn dchọn theo quy chuẩn chuỗi dãy số tối ưu.
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
C. TÍNH TOÁN SỨC BỀN VÀ KẾT CẤU MÁY:
Tính toán thiết kế chi tiết máy theo yêu cầu của đề bài
Khi tính toán thiết kế chi tiết máy theo yêu cầu đề bài, cần chú ý đến một số tính
toán đặc biệt đối với Máy công cụ, ví dụ cụm trục chính, tham khảo thêm ở Tập bài
giảng
 Có thể xử dụng các phần mềm trong tính toán chi tiết máy, ví dụ RDM...
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
D. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN:
Thực hiện như nội dung môn học, tham khảo thêm ở Tập bài giảng và các Tài
liệu tham khảo
E. KẾT LUẬN
 NỘI DUNG CÔNG VIỆC
CÁC BẢN VẼ
Thiết lập bản vẽ khai triển hộp tốc độ, hộp chạy dao và hệ thống điều khiển.
1. Bản vẽ Sơ đồ động (A4)
Bản vẽ sơ đồ động biểu thị hệ dẫn động máy thiết kế trong đó ghi rõ các trị số thông
số chính như số răng, môđun bánh răng, đường kính đai truyền..., ký hiệu đúng với
các bánh răng cố định hay lồng không, đánh số các trục theo số La Mã...
Có thể tham khảo cách thực hiện một bản vẽ sơ đồ động qua các sơ đồ động đã học
trong môn học Máy công cụ
2. Bản vẽ khai triển và cắt các bộ phận
 Bản vẽ khai triển là rải các trục truyền dẫn và các chi tiết máy lên mặt
phẳng. Loại thể hiện nầy cho phép biểu thị cách truyền dẫn từ trục vào đến trục ra qua
các chi tiết máy, chế độ lắp ghép... trên đường truyền.
 Bản vẽ cắt biểu diễn bố trí không gian của máy và hệ thống điều khiển,
cho phép kiểm tra được kết cấu bên trong không gian có các chi tiết máy chiếm chỗ.
 Chú ý xử dụng các chi tiết tiêu chuẩn. Kích thước chúng có trong các sổ
tay
Thuyết minh:
─ Tờ đề
─ Lời nói đầu
─ Mục lục
─ Nội dung:
+ A: Phân tích máy chuẩn
+ B: Thiết kế động học toàn máy
---> Phân tích các đặc điểm truyền động dựa trên các số liệu ban đầu
---> Thiết kế động học toàn máy
+ C: Tính toán sức bền và kết cấu máy
---> Lập bảng tính sơ bộ
---> Tính chọn công suất động cơ
---> Tính toán thiết kế chi tiết máy theo yêu cầu đề bài
+ D: Thiết kế hệ thống điều khiển
─ Kết luận
---> Nhận xét
---> Tài liệu tham khảo.

You might also like