You are on page 1of 21

MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2


II. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................. 3
1. Lý thuyết về các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật ô tô hiện nay ............................. 3
2. Giới thiệu hệ thống mà nhóm thực hiện .................................................................... 4
2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa ...................................................... 4
2.2. Bản vẽ lắp và trình bày nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệ thống .................... 5
2.3. Phân tích chọn thông số kết cấu và thông số chẩn đoán về hệ thống đánh lửa .. 7
3. Xây dựng sơ đồ kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống................................ 7
4. Lập ma trận chẩn đoán .............................................................................................. 9
4.1. Các thông số kết cấu ( H ) .................................................................................. 9
4.2. Các thông số chẩn đoán ( C) ............................................................................... 9
4.3. Lập bảng ma trận logic và sơ đồ logic ................................................................ 9
5. Xác định xác suất hư hỏng ...................................................................................... 11
5.1. Bảng tổ hợp các triệu chứng và trạng thái kỹ thuật .......................................... 11
5.2. Xác suất hư hỏng .............................................................................................. 12
6. Lập quy trình kiểm tra chẩn đoán bằng thiết bị chuyên dụng với thông số chẩn
đoán đã xác định............................................................................................................. 13
6.1. Giới thiệu thiết bị sử dụng ................................................................................ 13
6.2. Quy trình sử dụng thiết bị và phương pháp đo ................................................. 15
6.3. Bảng giá trị qua các lần đo ............................................................................... 16
6.4. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật thực tế của hệ thống đánh lửa xe Corolla......... 18
6.5. Phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả, hướng giải quyết vấn đề .......................... 18
7. Kết luận chẩn đoán và hướng giải quyết ................................................................. 19
III. Kết luận ................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 21

1
I. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng cho hành khách và hàng hoá
đối với các ngành kinh tế nước nhà, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư
nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, di chuyển hay sử dụng máy móc
nhiều thì ta cần bảo dưỡng và chăm sóc chúng, kỹ thuật chẩn đoán ô tô rất cần thiết.
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là một loại hình tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác sử
dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách
phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật hiện tại mà không cần
phải tháo rời ôtô hay tổng thành máy của ô tô.
Trước khi xuất hiện các chẩn đoán xe hơi, việc xác định các vấn đề rất tốn thời gian và chi
phí:

• Giúp xác định chính xác và nhanh chóng khu vực gây ra các vấn đề, hỏng hóc mà
không phải tốn công tháo từng bộ phận ra kiểm tra.
• Tài xế xe hơi chỉ đưa xe của họ đến xưởng sửa chữa khi gặp sự cố hoặc trục trặc
nghiêm trọng. Bây giờ, một số bộ phận của ô tô được vi tính hóa để có thể phát hiện
các vấn đề trước khi chúng gây ra sự cố. Các đèn báo lỗi trên taplo sẽ sáng.
• Các công cụ chẩn đoán cũng có thể kiểm tra hệ thống máy tính của ô tô để biết thông
báo của nhà sản xuất và thông tin được lưu trữ về lịch sử của xe, cung cấp cho các
kỹ thuật viên một bức tranh hoàn chỉnh để thực hiện sửa chữa tốt nhất có thể.
• Kỹ thuật chẩn đoán ô tô cũng là một công cụ hữu ích khi bạn kiểm tra một chiếc xe
đã qua sử dụng hay chưa trước khi bạn cam kết mua một chiếc xe mới từ các cửa
hàng tư nhân.

Tuy nhiên nên kiểm tra chẩn đoán xe ô tô ít nhất mỗi năm một lần, điều này sẽ phát hiện
ra những vấn đề nhỏ không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy (và điều đó cũng sẽ không kích
hoạt đèn báo lỗi).

Đến với nhóm 19.18A3 lần này chúng em được phân công nhiệm vụ “Thực hành chẩn
đoán hệ thống đánh lửa xe Toyota corolla”. Sau một thời gian nghiên cứu và được sự hướng
dẫn nhiệt tình của Thầy Huỳnh Bá Vang đã giúp chúng em hoàn thành được nhiệm vụ của
mình. Tuy nhiên vì kỹ năng cá nhân của còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

2
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Lý thuyết về các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật ô tô hiện nay
- Trong quá trình sử dụng ô tô , trạng thái kĩ thuật của xe bị thay đổi theo chiều
hướng xấu đi . Để xác định trạng thái kĩ thuật của xe ta có thể tháo rời các cụm các
tổng thành để phát hiện hư hỏng . Nếu làm như vậy sẽ phá hỏng trạng thái tiếp xác
làm việc của bề mặt làm việc của các chi tiết máy , ngoài ra còn tăng công lao
động , tăng tổng chi phí lao động kĩ thuật
- Hiện nay các quốc gia đều dùng máy móc thiết bị chẩn đoán để tiến hành kiểm tra
trạng thái kỹ thuật của ô tô được gọi ( tự chẩn đoán ) :
o Dùng máy tính chuyên dụng kết nối cới ECU thông qua các vắt cắm các
thông số kết cấu kỹ thuật được hiện trên màn hình máy tính
- Chẩn đoán dựa trên giao tiếp giữa người kĩ thuật và xe
o Bằng tín hiệu đèn hay âm thanh ( còi hoặc chuông )
o Báo mã bằng giấy đục lỗ
o Báo bằng mã ánh sáng
- Ngoài việc chẩn đoán bằng các thiết bị người kỹ thuật còn sửa dụng bằng các
phương pháp đơn giản như :
o Thông qua cảm nhận giác quan của con người
o Nghe âm thanh trong vùng con nguời cảm nhận được
o Dùng cảm nhận mùi và cảm nhận màu sắc
o Dùng cảm nhận nhiệt
o Kiểm tra bằng cảm giác lực hay momen
- Trong một nhà máy kiểm tra chẩn đoán và bảo dưỡng , sửa chữa ô tô thường
xuyên đều bố trí theo các quá trình như trên sơ đồ :

3
2. Giới thiệu hệ thống mà nhóm thực hiện
❖ Nhóm thực hiện chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Corolla.
2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống đánh lửa
❖ Nhiệm vụ:
Hệ thống đánh lửa trên Toyota corolla:
+ Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra dòng điện đủ mạnh (khoảng trên
20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và thực hiện quá trình đốt
cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu.

+ Làm nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm mà động cơ cần để đốt cháy hòa khí
một cách triệt để, tạo công suất lớn nhất, từ đó ngăn ngừa cặn cacbon xuất hiện và
làm giảm khí thải có thể sinh ra gây ô nhiễm môi trường.

4
❖ Yêu cầu :
+ Đảm bảo hiệu điện thế đủ để tao ra các tia lửa điện phóng ra
+ Tia lửa phải có năng lượng đủ lớn
+ Thời điểm đánh lửa phải tương ứng với góc đánh lửa sớm
+ Tuổi thọ phải tương thích với tuổi thọ động cơ
+ Các bộ phận phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao và chịu được độ rung
xóc lớn
+ Kết cấu đơn giản , bảo dưỡng sửa chữa dể dàng giá thành hợp lí
2.2. Bản vẽ lắp và trình bày nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệ thống

❖ Nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệ thống


✓ Ác quy
- Là nguồn điện cấp và để các chi tiết hoạt động nhiệm vụ

5
✓ Bô bin
- Là một trong những chi tiết quan trọng của hệ thống đánh lửa. Chúng đảm
nhận nhiệm vụ khởi tạo tia lửa để phục vụ cho quá trình đốt cháy nhiên liệu
của động cơ.
✓ IC
- Là bộ phận tiếp nhận tín hiệu từ ECU để điều khiển bobbin thực hiện nhiệm vụ
đánh lửa đúng với góc đánh lửa sớm của xe. Thực hiện đánh lửa đúng thời
điểm là do các cảm biến (…) truyền về hộp ECU, từ đó ECU truyền tín hiệu
đến IC và IC điều khiển Bobin đánh lửa

✓ Bộ chia điện
- Bộ chia điện là bộ phận thứ 2 cũng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo trong chuỗi
hoạt động của hệ thống đánh lửa. Bộ phận này giữ nhiệm vụ phân chia điện áp
được tạo bởi Bô bin đến từng xi lanh.

✓ Bộ phận bugi
- Thực chất dòng điện đến bugi đã được sản sinh từ bô bin và được truyền qua
bộ chia điện. Tại bugi thì chúng sẽ được phân bổ đi xuyên qua khe trống để tạo
thành tia lửa điện và thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu ở buồng đốt, giúp
động cơ có thể hoạt động.

6
2.3. Phân tích chọn thông số kết cấu và thông số chẩn đoán về hệ thống đánh lửa
o Thông số kết cấu
+ Bugi
+ Acquy
+ Bộ chia điện
+ IC
+ Bôbin
o Thông số chẩn đoán ( triệu chứng ):
+ Không khởi động được
+ Tăng tốc kém
+ Tiêu hao nhiên liệu tăng
+ Có kích nổ
+ Nổ không đều máy
3. Xây dựng sơ đồ kiểm tra hư hỏng và cách khắc phục hệ thống

7
8
4. Lập ma trận chẩn đoán
4.1. Các thông số kết cấu ( H )
- Bugi hỏng ( H1)
- Acquy hỏng hoặc sụt áp ( H2)
- Bộ chia điện đặt sai thời điểm đánh lửa ( H3)
- IC hỏng, tín hiệu sai hoặc không có truyền đến Bobin ( H4 )
- Bobin đánh lửa bị lỗi ( H5)
4.2. Các thông số chẩn đoán ( C)
- Không khởi động được (C1)
- Tăng tốc kém (C2)
- Tiêu hao nhiên liệu tăng + khói (C3)
- Có kích nổ (C4)
- Nổ không đều máy ( C5)
4.3. Lập bảng ma trận logic và sơ đồ logic

Triệu chứng
Trạng thái kỹ thuật Không khởi Tăng tốc kém Tiêu hao Có Nổ
động được (C1) (C2) nhiên kích không
liệu nổ đều
tăng+ (C4) máy
khói (C3) ( C5)
Bugi hỏng: (H1) x x x
Acquy sụt áp: (H2) x
Bộ chia điện đặt sai x x x x
góc đánh lửa ban
đầu: (H3)
IC ( ECU) hỏng, x x x
cảm biến liên quan
hỏng, tín hiệu sai
hoặc không có: (H4)
Bobin lỗi, cho ra x x x
chất lượng lửa kém:
( H5)
(Bảng 01: Ma trận chẩn đoán hư hỏng của hệ thống đánh lửa)

9
❖ Sau khi có bảng ma trận chẩn đoán hư hỏng, sắp xếp lại các thông số
chẩn đoán như sau:
- Không khởi động được ( C1)
- Có kích nổ (C2)
- Nổ không đều máy (C3)
- Tiêu hao nhiên liệu tăng + khói (C4)
- Tăng tốc kém (C5)

Triệu chứng
Trạng thái kỹ thuật Không khởi Có kích nổ Nổ Tiêu Tăng
động được (C2) không hao tốc
hoặc khó khởi đều máy nhiên kém
động (C1) (C3) liệu ( C5)
tăng +
khói
(C4)
Bugi hỏng: (H1) 1 1 1 0 0
Acquy hỏng, sụt áp: 1 0 0 0 0
(H2)
Bộ chia điện đặt sai 1 1 1 1 0
thời điểm đánh lửa:
(H3)
IC ( ECU) hỏng, 1 1 0 0 1
cảm biến liên quan
hỏng, tín hiệu sai
hoặc không có: (H4)
Bobin lỗi, cho ra 1 1 0 1 0
chất lượng lửa kém:
( H5)
(Bảng 02: Ma trận logic)

10
❖ Sơ đồ logic chẩn đoán
C1: Khó C4: Tiêu C5: Hệ
C3: Nổ
khởi động 1 C2: Có 1 không 1 hao nhiên 1 Tăng 1 thống
hoặc không kích nổ liệu tăng hỏng
đều máy tốc kém
khởi động + khói
được

0 0 0 0 0

Hệ thống tốt - Hỏng acquy, -Acquy hỏng, -Bugi hỏng -Bugi hỏng
sụt áp sụt áp.
-Acquy hỏng -Acquy hỏng
- IC ( ECU)
hỏng, cảm biến - IC ( ECU) -Bộ chia điện đặt sai thời
liên quan hỏng, hỏng, cảm biến điểm đánh lửa
tín hiệu sai hoặc liên quan hỏng,
Nút chẩn đoán tín hiệu sai hoặc -Bobin lỗi, cho ra chất
không có lượng tia lửa kém
Kết luận hư hỏng không có

5. Xác định xác suất hư hỏng


5.1. Bảng tổ hợp các triệu chứng và trạng thái kỹ thuật
Triệu chứng
Trạng thái kỹ thuật Không Có kích nổ Nổ Tiêu Tăng
khởi động (C2) không hao tốc
được hoặc đều máy nhiên kém
khó khởi (C3) liệu ( C5)
động (C1) tăng +
khói
(C4)
Bugi hỏng: (H1) 1 1 1 0 0
Acquy hỏng, sụt áp: (H2) 1 0 0 0 0
Bộ chia điện đặt sai thời 1 1 1 1 0
điểm đánh lửa: (H3)
IC ( ECU) hỏng, cảm 1 1 0 0 1
biến liên quan hỏng, tín
hiệu sai hoặc không có:
(H4)
Bobin lỗi, cho ra chất 1 1 0 1 0
lượng lửa kém: ( H5)
( 1: có triệu chứng; 0: không có triệu chứng)

11
5.2. Xác suất hư hỏng
- Khảo sát một hệ thống với giả thiết rằng các hư hỏng và triệu chứng đặc trưng
cho hư hỏng có đồng xác suất. Đối tượng có m kết cấu có thể hư hỏng và xác
1
suất của một hư hỏng là p(hi) = . Đồng thời một hư hỏng cụ thể được đặc trưng
𝑚
bởi t triệu chứng, thì xác suất không điều kiện của một trong các triệu chứng đó
bằng pi,j:
𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = .
𝒎 𝒕
1 𝟏
- Với m=5, ta có xác suất của một hư hỏng là p(hi) = =
m 𝟓
Với t=5. Ta có xác suất không điều kiện của một trong các triệu chứng là
𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = .
𝒎 𝒕
- Trạng thái hư hỏng
o h1( bugi hỏng) liên quan đến 3 triệu chứng

𝟏 𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = . = . =
𝒎 𝒕 𝟓 𝟑 𝟏𝟓
o h2( acquy hỏng, sụt áp) liên quan đến 1 triệu chứng
𝟏 𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = . = . =
𝒎 𝒕 𝟓 𝟏 𝟓
o h3( Bộ chia điện đặt sai thời điểm đánh lửa) liên quan đến 4 triệu chứng
𝟏 𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = . = . =
𝒎 𝒕 𝟓 𝟒 𝟐𝟎
o h4 ( IC ( ECU) hỏng, cảm biến liên quan hỏng, tín hiệu sai hoặc không
có) liên quan đến 3 triệu chứng
𝟏 𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = . = . =
𝒎 𝒕 𝟓 𝟑 𝟏𝟓

o h5 (Bobin lỗi, cho ra chất lượng lửa kém) liên quan đến 3 triệu chứng
𝟏 𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒑𝒊.𝒋 = . = . =
𝒎 𝒕 𝟓 𝟑 𝟏𝟓
- Khi xác định được một triệu chứng (ci), xác suất xảy ra hư hỏng của toàn bộ hệ
thống p(ci) sẽ là:
𝑗=𝑚
𝑝(𝐶𝑖 ) = ∑ 𝑝𝑖𝑗
𝑗=1

12
Thay vào công thức, ta có bảng sau:
- Ta có bảng xác suất hư hỏng ( bảng 03)
C1 C2 C3 C4 C5 P(hi)
1 1 1 1
H1 0 0
15 15 15 5
1 1
H2 0 0 0 0
5 5
1 1 1 1 1
H3 0
20 20 20 20 5
1 1 1 1
H4 0 0
15 15 15 5
1 1 1 1
H5 0 0
15 15 15 5
P(Ci) 9 1 7 7 1 1
20 4 60 60 15

 Xác suất hư hỏng lớn nhất đối với hệ thống đánh lửa là khó khởi động hoặc không
khởi động được.
6. Lập quy trình kiểm tra chẩn đoán bằng thiết bị chuyên dụng với thông số chẩn
đoán đã xác định
6.1. Giới thiệu thiết bị sử dụng
6.1.1. Thiết bị đèn cân lửa

Giới thiệu về đèn cân lửa CZsincro

13
- Dụng cụ để đo góc đánh lửa sớm ở chế độ không tải và có tải : Đèn cân lửa CZ
sincro (kí hiệu DS88)
- DS88 là dụng cụ để đo và kiểm tra chẩn đoán góc đánh lửa động cơ ở chế độ
không tải và có tải kiểm tra so sánh với catalog theo xe để điểu chỉnh phù hợp với
đúng động cơ khắc phục khi động cơ bị lỗi
- Thiết bị có các bộ phận chính như:
o Bóng đèn led thực hiện chức năng nháy sáng mỗi khi có đánh lửa và chiếu
sáng khu vực đánh dấu đặt lửa ( Puli động cơ)
o Màn hình thể hiện các thông số: số vòng quay động cơ và góc đánh lửa
o Trên thiết bị có 4 đầu dây, 2 đầu dây nối với bình điện, một đầu khác kẹp
cảm ứng với dây cao áp xyanh số 1
o Có 3 công tắc
▪ Công tắc công tác: công tắc này phải nhấn giữ xuyên suốt quá trình
thực hiện đo kiểm tra
▪ Hai công tắc hiệu chỉnh: nhiệm vụ 2 công tắc này giúp cho hiệu
chỉnh dấu puli tiến hoặc lùi để trùng về dấu 0°
6.1.2. Thiết bị phân tích khí thải động cơ
- Thiết bị phân tích khí thải mà nhóm được hướng dẫn đo phân tích khí thải
trên xe Corolla là thiết bị HPA Italy-810

- Thông số kỹ thuật của thiết bị:


o Bàn phím: 16 nút nhấn
o Màn hình hiển thị LCD
o Máy in nhiệt đi kèm
o HC: 0 – 20.000 ppm
o CO2: 0 – 20% độ phân dãi 0.1%
14
o O2: 0 – 21% độ phân dãi 0.01%
o CO: 0 – 10% độ phân dãi 0.01%
o Lamda: 0 – 2 độ phân dãi 0.001
o Nhiệt độ dầu bôi trơn: 0 – 150oC độ phân dãi 1oC
o Nhiệt độ máy làm việc: 5 – 40oC
o Thời gian làm ấm: 3 phút
o Tự động reset máy
o Trọng lượng: 15kg
o Kích thước: 23x34x22.5cm
o Nguồn điện: 220V/110V 1 pha 50hz

6.2. Quy trình sử dụng thiết bị và phương pháp đo


❖ Ở phần thực hành đo sẽ đo góc đánh lửa ở chế độ không tải và chế độ có tải
nhằm xác định góc đánh lửa có đúng so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hay
không và xác định góc đánh lửa sớm có hoạt động hay không khi hoạt động
ở chế độ có tải.
❖ Kiểm tra góc đánh lửa ở chế độ không tải
- Bước 1:Sử dụng đèn cân lửa để đo, nối hai dây nguồn nối với cực dương và
âm của ác quy
- Bước 2:Một dây kẹp vào dây cao áp máy thứ nhất và hướng mũi tên đầu
kẹp về hướng bugi để đo thời điểm đánh lửa của xe
- Bước 3: Khởi động động cơ cho đạt đến nhiệt độ vận hành
- Bước 4: Chỉnh động cơ nổ không tải đúng số vòng quay trục khuỷu quy
định
- Bước 5: Nhấn giữ công tắc công tác và hướng đèn vào puli trục khuỷu và
dấu cân lửa
- Bước 6: Quan sát dấu cân lửa trên puli và số ghi độ
- Bước 7: Dùng 2 công tắc hiệu chỉnh dịch tăng hoặc giảm để dấu chữ v cân
lửa trên puli về trùng về dấu 0°
- Bước 8: Đọc kết quả hiển thị trên mặt thiết bị
❖ Kiểm tra góc đánh lửa ở chế độ có tải
- Tất cả các bước như quy trình kiểm tra góc đánh lửa ở chế độ không tải, chỉ thay
đổi tốc độ động cơ
❖ Đo phân tích khí thải
- Đặt đầu dò của máy phân tích vào ống xả xe Corolla
- Thao tác trên thiết bị phân tích và quan sát số liệu

15
- Khi số liệu đã được thiết bị phân tích xong thì cho in ra kết quả
6.3. Bảng giá trị qua các lần đo
❖ Bảng thông số đo góc đánh lửa thực nghiệm trên xe Corolla ( bảng 04)
Lần đo Số vòng quay động cơ Góc đánh lửa ( độ)
khi không tải
(vòng/phút)

Lần 1 844 8.7°


Lần 2 850 9.7°
Lần 3 852 10.2°
Lần 4 850 9.6°
Trung bình cộng 849 9.55°
❖ Một số hình ảnh thực tế khi đo góc đánh lửa ở chế độ không tải

16
❖ Bảng thông số đo góc đánh lửa khi đo ở chê độ có tải ( bảng 05)
Lần đo Số vòng quay Góc đánh lửa
động cơ khi
không tải
( vòng/phút)
Lần 1 2404 31.8°
Lần 2 2972 33.6°
Lần 3 3144 35.1°
Trung bình cộng 2840 33.5°

❖ Một số hình ảnh thực tế khi đo góc đánh lửa ở chế độ có tải

17
❖ Bảng kết quả số liệu khí thải sau khi dùng thiết bị phân tích
Thông số Kết quả
CO 1.52% vol
CO2 13.5% vol
HC 361 ppm vol
O2 0.65% vol
COc 1.52% vol
Lamda 0.97

Hình ảnh thực tế khi đo phân tích khí thải


6.4. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật thực tế của hệ thống đánh lửa xe Corolla
- Qua khảo sát hệ thống đánh lửa trên xe Corolla, nhóm xác định xe có triệu chứng
khó khởi động. Sau khi kích khởi động thì xe hoạt động bình thường không có
kích nổ. Vậy nên trạng thái kỹ thuật hư hỏng là acquy hỏng. ( Dựa trên sơ đồ
logic trình bày ở mục 4.3 )
- Bên cạnh đó kiểm tra góc đánh lửa và cho ra kết quả ở bảng số liệu ở ( bảng 04)
và (bảng 05)
- Sau đó sử dụng thiết bị phân tích khí thải để đánh giá xem liệu hệ thống đánh lửa
hoạt động có thực sự tốt hay không dựa trên cơ sở hòa khí có được đốt cháy hoàn
toàn hay không thì sẽ cho ra chất lượng khí thải nằm trong khoảng quy định của
nhà sản xuất
6.5. Phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả, hướng giải quyết vấn đề
- Acquy yếu: cần phải thay mới
- Góc đánh lửa muộn hơn so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất: cần được điều chỉnh
sớm hơn
18
- Chất lượng lượng tia lửa cũng như chất lượng cháy bình thường
7. Kết luận chẩn đoán và hướng giải quyết
❖ Kết luận
- Góc đánh lửa sớm khi ở chế độ có tải thì có thay đổi nên cơ cấu điều chỉnh góc
đánh lửa sớm hoạt động bình thường
- Kết quả phân tích khí thải khá tốt nên chất lượng tia lửa cho ra và chất lượng cháy
tốt
- Hệ thống đánh lửa xe Corolla hư hỏng
- Triệu chứng: Khó khởi động
- Thông số kỹ thuật hư hỏng: Acquy yếu, góc đánh lửa bị muộn hơn. Cụ thể:
o Góc đánh lửa sớm theo nhà sản xuất là 10° nhưng giá trị đo góc đánh lửa
sớm khi động cơ nổ không tải chỉ thu được giá trị trung bình là 9.55°
o Acquy dưới 12V
❖ Hướng giải quyết
- Acquy: thay acquy
- Góc đánh lửa sớm: điều chỉnh, cụ thể như sau:
- Bước 1:Sử dụng đèn cân lửa để đo, nối hai dây nguồn nối với cực dương và
âm của ác quy
- Bước 2:Một dây kẹp vào dây cao áp máy thứ nhất và hướng mũi tên đầu
kẹp về hướng bugi để đo thời điểm đánh lửa của xe
- Bước 3: Khởi động động cơ cho đạt đến nhiệt độ vận hành
- Bước 4: Chỉnh động cơ nổ không tải đúng số vòng quay trục khuỷu quy
định
- Bước 5: Nhấn giữ công tắc công tác và hướng đèn vào puli trục khuỷu và
dấu cân lửa
- Bước 6: Quan sát dấu cân lửa trên puli và số ghi độ
- Bước 7: Dùng 2 công tắc hiệu chỉnh dịch tăng hoặc giảm để dấu chữ v cân
lửa trên puli về trùng về dấu 0°
- Bước 8: Đọc kết quả hiển thị trên mặt thiết bị và thấy kết quả là dưới 10°
theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất
- Bước 9: Nới lỏng bulông hoặc đai ốc cố định bộ chia điện sao cho bộ chia điện có
thể xoay được.
- Bước 10: Cầu 2 chân E1 và TE1

19
- Bước 11: Điều chỉnh góc đánh lửa sao cho phù hợp với giá trị mà nhà sản xuất đề
ra trong lúc xoay bộ chia điện. Cụ thể xoay bộ chia điện ngược chiều với Rotor,
thông thường Rotor quay cùng chiều với chiều quay của động cơ
 Xoay bộ chia điện theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
- Bước 12: Tăng tốc độ động cơ với tốc độ cầm chừng để kiểm tra xem góc đánh
lửa có giống với nhà sản xuất hay chưa
- Bước 13: Xiếc chặt các bulong cố định bộ chia điện
III. Kết luận
- Sau khi khảo sát hệ thống đánh lửa ô tô Toyota Corolla, chúng em nhận thấy rằng:
o Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ rất quan trọng là biến nguồn điện một
chiều có hiệu điện thế thấp (12V hoặc 24V) thành các xung hiệu điện thế
cao (từ 12.000V đến 50.000V). Các xung hiệu điện thế cao này sẽ được
phân bố đến các bugi của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia lửa điện cao
thế đốt cháy hòa khí. Và đây là một trong những hệ thống rất quan trọng
đến việc động cơ làm việc có hiệu quả hay không.
o Các bộ phận Bugi, Boobin, IC, các cảm biến liên quan, bộ chia điện hoạt
động tốt
o Acquy cần phải thay mới, cần điều chỉnh lại góc đánh lửa sớm
o Xác suất hư hỏng hay xảy ra nhất là hỏng acquy, bugi sau đó là IC
o Triệu chứng thường xuất hiện nhất là không khởi động được, có kích nổ
- Thông qua việc khảo sát thực tế hệ thống đánh lửa trên xe Corolla, chúng
em nhận thấy rằng thông số góc đánh lửa sớm muộn hơn so với tiêu chuẩn
của nhà sản xuất. Vậy nên cần có phương án giải quyết là điều chỉnh lại góc
đánh lửa sớm.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kỹ Thuật Chẩn Đoán Ô Tô – PGS.TS Nguyễn Khắc Trai.

[2] Chuẩn đoán kỹ thuật động cơ – PGS.TS Trần Thanh Hải Tùng.

[3] Tài liệu sửa chữa Toyota Corolla

21

You might also like