You are on page 1of 21

ĐỒNG NHẤT VẬT LIỆU KHÔNG ĐỒNG NHẤT

Nguyễn Trung Kiên – Khoa Xây Dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, 1 Võ Văn
Ngân, Q. Thủ Đức, TPHCM

Bài toán:
Mẫu vật liệu composite trực hướng kích thước l × l như Hình 1. Vật liệu composite được hình
thành từ 2 vật liệu thành phần là vật liệu nền và vật liệu gia cường. Đặc tính của hai thành phần
vật liệu này như sau: vật liệu gia cường ( E f = 210GPa,ν f = 0.3) , vật liệu nền
( Em = 30GPa,ν m = 0.2 ) . Các thông hình học của mẫu vật liệu như sau: l = 0.15m, d = 0.1m . Giả
thiết mẫu vật liệu làm việc như bài toán ứng suất phẳng, hãy tính toán các hằng số độ cứng và mô
đun đàn hồi đồng nhất hóa của vật liệu. So sánh kết quả nhận được với các mô hình giải tích khác.

x2
l

x1
l

Hình 1: Mẫu vật liệu composite hai pha vật liệu

1
Bước 1: Khởi động Abaqus và vào màn hình mô hình

Sau khi khởi động chương trình Abaqus, đợi một lúc để các Server của chương trình khởi động, cửa sổ
màn hình chính của chương trình xuất hiện, chọn With Standard/Explicit Model để thực hiện mô hình.

Bước 2: Mô hình hóa hình học (Module Part)

Các điểm chú ý:


- Mẫu vật liệu đặc trưng gồm 2 miền hình học ứng với hai vật liệu khác nhau là vật liệu nền (hình
vuông) và vật liệu gia cường (hình tròn). Do đó, chúng ta sẽ mô hình 2 phần hình học là Part_matrix
và Part_fibre, sau đó lắp ghép lại tạo thành một miền hình học (Part_composite).
- Bài toán được giả thiết là bài toán ứng suất phẳng (2D)

2
Tạo miền hình học vật liệu nền: Part_matrix
Tạo miền hình học (Create Part):

Chọn Modelling Space/2D Planar; Đổi tên Part-1 thành Part_matrix

3
Mô hình hình học vật liệu nền bằng cách chọn tạo hình chữ nhật thông qua 2 điểm góc:

Tạo 2 điểm có tọa độ: 0,0 + Enter và 0.15,0.15 + Enter; Esc; Done.

4
Tạo miền hình học vật liệu gia cường: Part_fibre

Tương tự như cách tạo vật liệu nền, thực hiện các bước sau:

- Create Part/ Chọn 2D Planar và đổi tên Part-2 thành Part_fibre


- Chọn dạng hình học hình chọn và nhập điểm tâm 0,0 và điểm thứ 2 là 0,0.05 + Esc + Done

Lắp ghép 2 miền hình học tạo thành miền hình học composite: Part_composite

Vào Module Assembly:

5
Chọn Create Instance:

Chọn cả 2 miền hình học trong menu Instance và Ok:

6
Di chuyển vật liệu gia cường: Translate Instance

Di chuyển hình tròn từ điểm 0,0 đến điểm 0.075,0.075:

7
Thực hiện cắt miền hình học giao thoa: Cut/Merge Instance:

Đổi tên miền mới thành Part_composite + giữ lại biên giữa 2 miền (Intersecting Boundaries/Retain):

8
Bước 3: Khai báo đặc tính vật liệu (Material_matrix và Material_fibre), khai báo tiết diện và gán đặc
tính vật liệu vào các tiết diện (Module Property)

Vào Module Property: Create Material / Đổi tên Name / Chọn Mechanical – Elasticity – Elastic

9
Khai báo các tiết diện (Section_matrix và Section_fibre):

10
Gán các vật liệu vào các tiết diện đã chọn:

Bước 4: Tạo các bước tính toán và khai báo việc xuất kết quả (Module Step)

Vào Module Step và tạo bước tính toán (Create Step)

11
Chọn biến xuất ra năng lượng biến dạng: trong Menu Output, có chọn các biến xuất trong Field Output
Requests như ứng suất, biến dạng, chuyển vị. Đối với năng lượng biến dạng thì cần chọn biến xuất này
trong History Output Requests và chon biến Energy/ALLIE.

Bước 5: Khai báo điều kiện biên (Module Load)

Điều kiện biên được tạo bằng cách nhấn vào Create Boundary Condition

12
1 0
Trường hợp 1: E =   , tạo 4 điều kiện biên cho 4 cạnh biên của mẫu vật liệu
0 0

Bước 6: Chia lưới (Module Mesh)

Vào Module Mesh và chọn đối tượng chia lưới theo Part

13
Chọn kích thước cạnh phần tử (Seed Part): việc chọn kích thước phần tử nên bảo đảm sự hội tụ năng
lượng biến dạng. Chọn cạnh phần tử có kích thước 0.01 như hình vẽ

Chọn loại phần tử: Chọn phần tử ứng suất phẳng Plane Stress CPS4R và Mesh Part

14
Bước 7: Phân tích mô hình và xuất kết quả (Module Job)

Khai báo tên mô hình phân tích: Create Job và Submit. Trong phần này có thể tạo file mô hình dạng file
chứa các câu lệnh bao gồm các bước đã thực hiện, kiểm tra dữ liệu (Data check) hay kiểm tra các lỗi hay
các cảnh báo sau khi thực hiện phân tích trong Monitor.

15
Hiển thị biến dạng và sự phân bố ứng suất:

Xuất năng lượng biến dạng:

Vào Menu Results / History Output / Save as: lưu dữ liệu XYData-1

16
Vào Menu Report / XY../ Chọn dữ liệu XYData-1 và thay đổi tên file lưu dữ liệu trong Setup (TH1.rpt).
File dữ liệu kết quả này sẽ được tìm thấy trong thư mục temp khi cặt đặt Abaqus.

Kết quả thu được đối với trường hợp này: W= 578.654E-03.

File mô hình này có thể lưu với tên bất kỳ .cae. Ví dụ: WE_homo_case01.cae. Tương tự, chúng ta có thể
thay đổi điều kiện biên ứng với các trường hợp tải trọng khác nhau.

0 0
Trường hợp 2: E =  
0 1

Kết quả thu được đối với trường hợp này: W= 578.662E-03.

17
1 0
Trường hợp 3: E =  
0 1

Kết quả thu được đối với trường hợp này: W= 1.392.

0 1 u1 ( x1 , x2 ) = E12 x2 = x2
Trường hợp 4: E =   , điều kiện biên có dạng 
1 0 u2 ( x1 , x2 ) = E12 x1 = x1

Kết quả thu được đối với trường hợp này: W= 828.021E-03.

18
Bước 8: Tính toán các hằng số độ cứng và mô đun đàn hồi đồng nhất hóa vật liệu

Tính toán các hằng số độ cứng đàn hồi: Nguyên lý Hill thể hiện cân bằng trung bình thể tích năng lượng
biến dạng môi trường không đồng nhất và năng lượng biến dạng đồng nhất trung bình tương đương:

1 1  W
2
(
1 hom 2
C11 E11 + C22 E22 + 2C12hom E11 E22 + 4C66hom E122 ) =   σ ( x )ε ( x ) dx  = 2
hom 2

V 2V  l

C11hom W
Trường hợp 1: = 2
2 l

C22hom W
Trường hợp 2: = 2
2 l

Trường hợp 3:
2
( C11 + C22hom + 2C12hom ) = 2 → C12hom = 2 − ( C11hom + C22hom )
1 hom W
l
W 1
l 2
W
hom
Trường hợp 4: C66 =
2l 2

Tính toán các mô đun đàn hồi đồng nhất hóa:

E1hom E2hom ν 12hom E2hom


C11hom = , C22hom = , C12hom = , C66hom = G12hom
1 −ν 12homν 21
hom
1 −ν 12homν 21
hom
1 −ν 12 ν 21
hom hom

E1hom E2hom
=
ν 12hom ν 21hom

Dẫn đến :

C12hom hom hom E2


hom hom
hom C22
ν 12hom = ,ν 21 = ν 12 = ν 12
C22hom E1hom C11hom
E1hom = C11hom (1 −ν 12homν 21hom ) , E2hom = C22hom (1 −ν 12homν 21hom ) , G12hom = C66hom

Kết quả được tổng hợp trong bảng sau :

Tham số C11hom C22hom C12hom C66hom


Giá trị 51,436 51,437 10,430 18,400

Tham số ν 12hom ν 21hom E1hom ( GPa ) E2hom ( GPa ) G12hom ( GPa )


Giá trị 0,203 0,203 49,321 49,321 18,400

19
SO SÁNH KẾT QUẢ VỚI CÁC MÔ HÌNH GIẢI TÍCH KHÁC

Xấp xỉ Voigt và Reuss:


EVoigt = EmVm + E f V f , νVoigt = ν mVm + ν f V f
Em Ec νmνc
EReuss = , ν Reuss =
EmV f + E f Vm ν mV f + ν f Vm

Xấp xỉ Hashin-Shtrikman:
9GK 3K − 2G
E= , ν=
G + 3K 2 ( G + 3K )
trong đó G , K được cho theo cận trên G , K ( + +
) và cận dưới ( G −
)
, K− :

Vf
G − = Gm +
1 6 ( K m + 2Gm ) Vm
+
G f − Gm 5Gm ( 3K m + 4Gm )
Vf
K − = Km +
1 3Vm
+
K f − K m 3K m + 4Gm
Vm
G+ = Gf +
1 6 ( K f + 2G f ) V f
+
Gm − G f 5G f ( 3K f + 4G f )
Vm
K+ = Kf +
1 3V f
+
K m − K f 3K f + 4G f
E E
trong đó K = ,G = .
3 (1 − 2ν ) 2 (1 + ν )

Code Matlab tính lập trình biểu diễn sự biến thiên của mô đun Young và hệ số Poisson đồng nhất hóa
theo sự thay đổi đường kính vật liệu gia cường.

%--------------------------------------------------------------------------
% Tinh toan cac mo dun dan hoi dong nhat hoa
% Mo hinh: Voigt, Reuss, Hashin-Shtrikman
%--------------------------------------------------------------------------

clear all
clc

% Module dan hoi vat lieu thanh phan


Ef=210; % Gpa
nuf=0.3;
Em=30; % Gpa
num=0.2;

% Kich thuoc hinh hoc mau vat lieu

20
l=0.15; % m
d1=0:0.025:l;
len_d=length(d1);

for j=1:len_d
d=d1(j);

% Mat do the tich vat lieu thanh phan


A=l^2; % dien tich mau vat lieu
Af=pi*d^2/4; % dien tich vat lieu gia cuong
%
Vf=Af/A; % mat do the tich vat lieu gia cuong
Vm=1-Vf; % mat do the tich vat lieu nen

% Mo dun dan hoi dong nhat hoa theo xap xi Voigt va Reuss
% xap xi Voigt
E_V(j)=Vf*Ef + Vm*Em;
nu_V(j)=Vf*nuf + Vm*num;

% xap xi Reuss
E_R(j)=Em*Ef/(Em*Vf+Ef*Vm);
nu_R(j)=num*nuf/(num*Vf+nuf*Vm);

% Mo dun dan hoi dong nhat hoa theo xap xi Hashin-Shtrikman


Gm=Em/(2*(1+num));
Km=Em/(3*(1-2*num));
Gf=Ef/(2*(1+nuf));
Kf=Ef/(3*(1-2*nuf));

% Can duoi
Gl=Gm + Vf/(1/(Gf-Gm) + 6*(Km+2*Gm)*Vm/(5*Gm*(3*Km+4*Gm)));
Kl=Km + Vf/(1/(Kf-Km) + 3*Vm/(3*Km+4*Gm));
El_HS(j)=9*Gl*Kl/(Gl+3*Kl);
nul_HS(j)=(3*Kl-2*Gl)/(2*(Gl+3*Kl));

% Can tren
Gu=Gf + Vm/(1/(Gm-Gf) + 6*(Kf+2*Gf)*Vf/(5*Gf*(3*Kf+4*Gf)));
Ku=Kf + Vm/(1/(Km-Kf) + 3*Vf/(3*Kf+4*Gf));
Eu_HS(j)=9*Gu*Ku/(Gu+3*Ku);
nuu_HS(j)=(3*Ku-2*Gu)/(2*(Gu+3*Ku));
end

% Ve do thi su bien thien cua mo dun Young theo d


plot(d1,E_V,'-bv',d1,E_R,'-rd',d1,El_HS,'-mo',d1,Eu_HS,'-kd')
xlabel('d')
ylabel('E^{hom}')
legend('E_{Voigt}','E_{Reuss}','E_{LHS}','E_{UHS}')

% % Ve do thi su bien thien cua he so Poisson theo d


% plot(d1,nu_V,'-bv',d1,nu_R,'-rd',d1,nul_HS,'-mo',d1,nuu_HS,'-kd')
% xlabel('d')
% ylabel('\nu^{hom}')
% legend('\nu_V','\nu_R','\nu_{LHS}','\nu_{UHS}')

21

You might also like