You are on page 1of 17

CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ VÀ SỰ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

CÂU 1: Lựa chọn nào sau đây là định nghĩa đúng nhất của thái độ?

A. Thái độ cho biết cách thức một người phản ứng lại một sự việc cho trước.
B. Thái độ là tiêu chuẩn so sánh mà một người dùng để đánh giá hành động của người khác.
C. Thái độ là phần cảm xúc của việc đánh giá con người, sự vật hoặc một sự việc.
D. Thái độ là những phát ngôn mang tính đánh giá sự vật, con người hoặc sự việc.
E. Thái độ là thức đo giá trị của sự vật con người hoặc sự việc được đánh giá.

CÂU 2: Niềm tin cho rằng “bạo lực là sai trái” là một phát ngôn mang tính đánh giá. Ý kiễn
này cấu thành thành phần …… của thái độ.

A. Nhận thức (cognitive)


B. Cảm xúc (affective)
C. Suy nghĩ (reflective)
D. Hành vi (behavioral)
E. Phản ứng (reactive)

CÂU 3: Thành phần …… của thái độ là phần tình cảm của thái độ đó.

A. Cảm xúc
B. Nhận thức
C. Hành vi
D. Đánh giá
E. Tác động ngược lại?? (reaffective)

CÂU 4: Jan là một nhân viên bảo vệ. Cô tin rằng việc biết được chính xác ai ở trong văn
phòng vào bất cứ thời gian nào là điều quan trọng. Cô để ý thấy vài nhân viên không có kí
tên vào danh sách rời khỏi văn phòng khi họ đi ăn trưa, khiến cho việc theo dõi ai thực sự ở
trong văn phòng là điều không thể. Jan trở nên bất lực với những nhân viên này. Cô ghi tên
lại những người họ và báo cáo với giám sát viên của họ.

Ở ngữ cảnh trên, thành phần hành vi trong thái độ của Jan đối với những nhân viên không
kí rời văn phòng là gì?
A. Jan tin rằng việc biết được chính xác ai ở trong văn phòng vào bất cứ thời gian nào là điều
quan trọng.
B. Jan để ý thấy vài nhân viên không có kí tên vào danh sách rời khỏi văn phòng khi họ đi ăn
trưa.
C. Jan cảm thấy việc theo dõi ai thực sự ở trong văn phòng là điều không thể.
D. Jan trở nên bất lực với những nhân viên không kí rời văn phòng.
E. Cô ghi tên lại những nhân viên không kí rời văn phòng và báo cáo với giám sát viên của
họ.

CÂU 5: Đâu là một ví dụ của thái độ?

A. Sự hài lòng về công việc.


B. Sự quan sát thấy hầu hết chó đều có 4 chân.
C. Ý kiến cho là việc ăn cắp là không chấp nhận được.
D. Sự tức giận khi bị cáo buộc làm sai một cách bất công.
E. Sự né tránh nhà hàng mà có dịch vụ không tốt.

CÂU 6: Sau đây là những hành động mà một cá nhân có thể làm khi hành vi và thái độ của
họ không nhất quán với nhau.
I: thay đổi hành vi.
II: thay đổi thái độ.
III: hợp lí hóa hành vi.
IV: bỏ qua sự không nhất quán.
Hành động nào có thể được thực hiện?

A. Không phải I và II
B. Không phải III và IV
C. I hoặc II hoặc III
D. I hoặc III hoặc IV
E. II hoặc III hoặc IV

CÂU 7: Sự không tương thích giữa hai hoặc nhiều thái độ, hoặc giữa hành vi và thái độ với
nhau sẽ gây ra ……

A. Sự thiếu tương đồng về tổ chức


B. Sự thiếu tương đồng về nhận thức
C. Sự làm sáng tỏ thái độ
D. Sự làm sáng tỏ giá trị
E. Sự phản ứng về tình cảm

CÂU 8: Lý thuyết về sự thiếu tương đồng về nhận thực được đề xuất bởi ……

A. Maslow
B. Festinger
C. Hofstede
D. Skinner
E. Pavlov

CÂU 9: Dần cực kì tin rằng việc anh dành thời gian với con vào cuối tuần là quan trọng.
Hoàn cảnh nào sau đây có thể gây nên sự khao khát giảm thiểu sự thiếu tương đồng về nhận
thức?

A. Bị ông chủ ép phải làm việc cuối tuần, nếu không sẽ bị đuổi việc
B. Tăng ca vào cuối tuần để làm thay cho một người bạn bị ốm
C. Tăng ca vào cuối tuần để đạt được khoản tiền thưởng hậu hĩnh
D. Tăng ca vào cuối tuần để dành thời gian chơi gôn trong tuần
E. Tăng ca vào cuối tuần để hoàn thành dự án cho một khách hàng quan trọng của công ty

CÂU 10: “Sự thiếu tương đồng” có nghĩa là ……

A. Sự phản ứng (reactance)


B. Sự kiên định (constancy)
C. Sự kháng cự (resistance)
D. Sự chắc chắn (consistency)
E. Sự mâu thuẫn (inconsistency)

CÂU 11: Festinger đã biện luận rằng sự thiếu tương đồng là ……

A. Đơn điệu
B. Trùng hợp
C. Đau đớn (về thể xác)
D. Mệt mỏi
E. Không thoải mái

CÂU 12: Jo là một người đưa thư, vận chuyển bưu phẩm khắp khu đô thị. Mặc dù cô cho
rằng bản thân mình là người coi trọng luật lệ, nhưng cô thường vượt quá tốc độ khi đi giao
hàng. Nhận định nào sau đay KHÔNG PHẢI là câu trả lời cho sự mâu thuẫn giữa thái độ và
hành vi của cô ấy?

A. “Vấn đề không phải là tôi có đi nhanh một chút, tôi không vượt quá tốc độ quy định, và
người khác đôi khi cũng đi nhanh.”
B. “Giới hạn tốc độ cho phép quá thấp ở đây, ai mà lái xe ở tốc độ hợp lí sẽ vượt nó ngay.”
C. “Việc vượt quá tốc độ này thật vô tránh nhiệm. Từ giờ tôi sẽ theo dõi giới hạn tốc độ cho
phép.”
D. “Tôi đôi khi phải lái nhanh, nếu không tôi sẽ không hoàn thành hết đơn vận chuyện và sẽ
mất khách hàng.”
E. “Vi phạm luật lệ là sai dù chỉ là lỗi nhỏ, nhưng dù sao thì tôi vẫn sẽ tiếp túc đi nhanh.”

CÂU 13: Theo Festinger, mọi người sẽ tìm kiếm ……

A. Một tình trạng dễ thay đổi, với sự thiếu tương đồng cũng dễ thay đổi
B. Một tình trạng ổn định, với sự thiếu tương đồng tối đa
C. Một tình trang không ổn định, với sự thiếu tương đồng tối đa
D. Một tình trạng không ổn định, với sự thiếu tương đồng tối thiểu
E. Một tình trạng ổn định, với sự thiếu tương đồng tối thiểu

CÂU 14: Festinger cho rằng mong muốn giảm thiểu sự thiếu tương đồng được xác định bởi
3 yếu tố, bao gồm ……

A. Giá trị của những yếu tố tạo nên sự thiếu tương đồng
B. Mức độ ảnh hưởng mà mỗi cá nhân tin là mình có
C. Mức độ ảnh hưởng tích cực mà mỗi người có đối với hành vi
D. Sự thật rằng giá trị và thái độ sẽ thay đổi trong thời gian ngắn
E. Việc nhận thức rằng sự thiếu tương đồng có tồn tại
CÂU 15: Ý nghĩa đối với tổ chức của học thuyết bất tương đồng nhận thức đó là nó giúp dự
đoán ……

A. Sự hài lòng tổng thể về công việc của nhân viên


B. Khả năng có thể xảy ra khi một nhân viên nào đó bắt đầu gây ấn tượng với ban quản lý
C. Mức độ chấp nhận các loại giới tính, chủng tộc và các loại thiên kiến khác của lực lượng
lao động
D. Sự sẵn lòng chấp nhận luật lệ công ty và thông lệ làm việc của lực lượng lao động
E. Thiên hướng về thái độ và sự thay đổi hành vi của lực lượng lao động

CÂU 16: Cái nào sau đây không phải là một biến số điều tiết của mối quan hệ giữa thái độ
và hành vi?

A. Kinh nghiệm trực tiếp


B. Sự kiên định
C. Đặc trưng
D. Mức độ dễ dàng tiếp cận
E. Tầm quan trọng

CÂU 17: Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi sẽ trở nên chặt chẽ hơn nếu thái độ ……

A. Có liên quan đến sự vật mà cá nhân có trải nghiệm cá nhân trực tiếp với nó.
B. Phải được bảo vệ khỏi thái độ của xã hội.
C. Được nhận thức là ít quan trọng.
D. Liên quan đến cấu trúc của tổ chức.
E. Không được thảo luận và kiểm tra thường xuyên.

CÂU 18: Lý thuyết mà những thái độ được dùng để giải thích cho hành động diễn ra trước
đó được giải thích rõ nhất bởi ……

A. Sự thiếu tương đồng nhận thức


B. Sự leo thang cam kết
C. Thuyết tự nhận thức bản thân
D. Sự né tránh rủi ro
E. Sự cam kết tổ chức
CÂU 19: Nhận định nào sau đây được giải thích đùng nhất bởi thuyết tự nhận thức bản
thân?

A. “Tôi nghĩ việc ăn cắp là sai trái, nên tôi không bao giờ lấy cái gì từ văn phòng đem về nhà
dù chỉ là một chiếc kẹp giấy.”
B. Tôi không muốn làm văn phòng, tôi đã làm việc ngoài trời cả cuộc đời, kể từ khi là một
đứa trẻ lớn lên ở nông trại.”
C. “Tôi có thể đã lược bỏ một số chỗ khi tôi viết bản hợp đồng mới đó, nhưng việc hoàn thành
nó đúng giờ thì quan trọng hơn là việc lo lắng cho những lỗi đánh máy.”
D. “Tôi là một người sùng đạo, vậy nên tôi không muốn làm việc vào bất kì ngày thánh nào.”
E. “Thật thà là điều quan trọng, nhưng không được quá đến mức gây nên sự xúc phạm không
cần thiết.”

CÂU 21: Trích lời E.M. Foster, “Làm sao tôi có thể biết điều tôi nghĩ cho đến khi tôi thấy
đươc điều tôi nói?”. Câu nói này đã phán ánh những khái niệm được bao quát bởi thuyết
……

A. Thiếu tương đồng nhận thức


B. Sự leo thang cam kết
C. Tự nhận thức bản thân
D. Tránh sự không chắc chắn
E. Khẳng định xã hội

CÂU 22: Mức độ nhận diện vị trí của một người đối với công việc, chủ động tham gia và coi
hiệu quả công việc quan trọng đối với giá trị bản thân là ……

A. Sự thỏa mãn trong công việc


B. Sự tham gia công việc
C. Sự ổn định trong công việc
D. Cam kết tổ chức
E. Sự gắn kết xã hội

CÂU 22: …… ám chị thái độ chung của một cá nhân đối với công việc.

A. Sự thỏa mãn trong công việc


B. Sự tham gia công việc
C. Sự ổn định trong công việc
D. Cam kết tổ chức
E. Đầu tư xã hội

CÂU 24: Nhận định nào sau đâu được đưa ra bởi một nhân viên với mức độ tham gia công
việc cao?

A. “Kĩ năng của tôi khiến cho tôi đặc biệt quý giá đối với công ty.”
B. “Tôi là một người làm việc chăm chỉ hơn những đồng nghiệp khác, kể cả khi tôi đang làm
thay cho những kẻ lười biếng hơn.”
C. “Thật tuyệt khi được thăng chức, tôi đoán là cấp trên thực sự trân trọng cách mà tôi
điều hành mọi thứ.”
D. “Tôi yêu công việc của tôi, nó hấp dẫn, lương cao và ít áp lực, đủ để tôi không cần phải
luôn lo lắn về nó khi đang nghỉ làm.”
E. “Tôi thích làm việc chân tay, nhiều tới nỗi vào những ngày khi công việc cần tôi phải thực
sự xây nên một cái gì đó, thời gian trôi qua nhưng thậm chí tôi còn chẳng để ý.”

CÂU 25: Làm việc trong ngành công nghiệp xuất bản, Vera thường tìm kiếm những gương
mặt mà cô cho là có triển vọng. Trong 2 năm vừa qua, cô đã tìm được nhiều nhà văn có tác
phẩm theo cô thấy là đặc biệt, và đã tham gia giúp đỡ họ định hình những bản thảo để nộp
cho quản lý và xuất bản. Dù cô cực kì tự hào với kết quả của mình, nhưng không có một tác
giả nào của cô được chọn để xuất bản cả. Vera tin là quyết định không xuất bản này là do
bởi tư thù cá nhân trong nội bộ ban quản lý, chứ không phải cho chất lượng các tác phẩm
bên cô. Cô cực kì bất lực, lo sợ việc đi làm vào mỗi buổi sáng và đang suy nghĩ nghiêm túc
đến chuyện từ chức.

Thái độ trong công việc của Vera được diễn tả đúng nhất như thế nào?

A. Sự hài lòng trong công việc và sự tham gia công việc đều thấp
B. Sự hài lòng trong công việc thấp, sự tham gia công việc cao
C. Sự hài lòng trong công việc cao, sự tham gia công việc thấp
D. Sự hài lòng trong công việc và sự tham gia công việc đều cao
E. Cam kết tổ chức thấp
CÂU 26: Những đáp án dưới đây là từ lời nói của những nhân viên làm việc tại Healthy
Eating, một chuỗi cửa hàng bán thức ăn tốt cho sức khỏe. Câu nói nào xuất phát từ nhân
viên có mức độ cam kết tổ chức cao?

A. “Tôi cực kì tin vào chế độ ăn uống khỏe mạnh, nên tôi vui khi được làm việc cho một
công ty mà đang cố gắng để tạo ra loại thức ăn đơn giản và khỏe mạnh cho tất cả mọi
người.”
B. “Tôi thích sự thật rằng khi tôi đóng vai trò là khách hàng của Healthy Eating, tôi có thể lựa
chọn loại thức ăn nào đủ tốt để chúng tôi đem đi bán.”
C. “Dù cho bây giờ tôi chỉ làm trong bộ phận sản xuất, nhưng thật là tốt khi biết được rằng
những đề nghị của tôi về cách cửa hàng có thể được cải tiến được tiếp nhận và xem xét bởi
quản lý.”
D. “Bản chất công việc đầy thách thức và cách họ đối xử với nhân viên thấu đáo và hào phóng
đã khiến cho Healthy Eating trở thành nơi tuyệt nhất mà tôi đã từng làm việc.”
E. “Với những phúc lợi mà công ty cung cấp thì việc giữ công việc đối với tôi là quan trọng.
Tôi sẽ ở lại Healthy Eating lâu nhất có thể.”

CÂU 27: Cam kết tổ chức là ……

A. Mức độ nhân viên nhận biết đối với một tổ chức mà họ làm việc và các mục tiêu của nó
B. Niềm tin của nhân viên cho rằng tổ chức mà họ làm việc sẽ đảm bảo lâu dài việc đối xử
với nhân viên của nó một cách công bằng
C. Mức độ ý thức hoàn thành và giá trị của bản thân nhân viên liên quan đến công việc
D. Lượng nỗi lực mà nhân viên bỏ ra để giữ gìn hoặc nâng cao vị trí của họ trong tổ chức
E. Mức độ nhân viên tin rằng công việc của họ ảnh hưởng đến tổ chức

CÂU 28: Trong những đáp án sau đây, dự đoán chính xác nhất cho tỷ lệ thay thế nhân viên
đó là ……

A. Sự hài lòng trong công việc


B. Sự tham gia công việc
C. Cam kết tổ chức
D. Sự thiếu tương đồng về nhận thức
E. Sự thiếu tương đồng về cảm xúc
CÂU 29: “Người ta cho rằng ở nơi làm việc hiện nay, thay vì sự trung thành của nhân viên
đối với ông chủ (và ngược lại), cam kết tổ chức có thể được thay thế bởi cam kết ……”

A. Gia đình
B. Nghề nghiệp
C. Phân quyền
D. Bộ phận
E. Phân tầng xã hội

CÂU 30: Sự hài lòng trong công việc chính xác là một ……

A. Kết quả
B. Giá trị
C. Thái độ
D. Nguyên nhân tạo nên năng suất làm việc cao
E. Sự kỉ luật có giá trị

CÂU 31: Đây là những phương pháp đo lường thái độ của nhân viên:

I. Đánh giá tổng thể bằng 1 câu hỏi


II. Tổng hợp những khía cạnh trong công việc
III. Bộ kiểm tra đánh gia đa nguồn (360 degree battery)

Phương pháp nào sau đây tốt nhất khi sử dụng để đo lường sự hài lòng trong công việc?

A. I
B. II
C. III
D. I và II
E. II và III

CÂU 32: Nhận định nào sau đây không phải là một phát hiện từ những lý thuyết độc lập
được được thực hiện trong số những lao động ở Mỹ và các nước phát triển khác hơn 30 năm
vừa qua?

A. Hầu hết người lao động đều hài lòng với công việc của họ nói chung.
B. Xu hướng ở Mỹ đang dần dần được ứng dụng vào những nước phát triển khác.
C. Lao động có xu hướng hài lòng nhất vì chính bản thân công việc đó.
D. Mức lương có liên hệ mật thiết với mức độ thỏa mãn trong công việc của hầu hết người
lao động.
E. Người lao động thường ít hài lòng nhất bởi tiền lương và cơ hội thăng tiến.

CÂU 33: Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?

A. Các công nhân thỏa mãn thường có khả năng tạo ra năng suất cao.
B. Các công nhân tạo ra năng suất cao thường là thấy thỏa mãn.
C. Sự thỏa mãn là là yếu tố quyết định chủ yếu của hành vi công dân trong tổ chức của lao
động.
D. Sự thỏa mãn có thể được giải thích bằng sự công bằng trong kết quả, việc đối đãi và các
thủ tục.
E. Doanh nghiệp mà có tỉ lệ công nhân thỏa mãn cao thường hiệu quả hơn những doanh
nghiệp có tỉ lệ này thấp hơn.

CÂU 34: Điều nào sau đây là đúng khi xét đến mối quan hệ giữa thỏa mãn trong công việc
và tần suất vắng mặt nơi làm việc?

A. Có một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa 2 yếu tố.
B. Có một mối quan hệ tiêu cực tồn tại giữa 2 yếu tố.
C. Có một mỗi quan hệ phi tuyến giữa 2 yếu tố (Curvilinear relationship).
D. Khi sự công bằng/đúng đắn được kiểm soát, có một mối quan hệ trực tiếp giữa hai yếu tố.
E. Không có một mối quan hệ nào xảy ra.

CÂU 35: Những yếu tố khác ngoài sự thỏa mãn ảnh hưởng đến quyết định rời bỏ công việc
hiện tại bao gồm những ý sau đây NGOẠI TRỪ ……

A. Điều kiện thị trường lao động


B. Thời hạn bổ nhiệm với tổ chức
C. Những kì vọng về cơ hội việc làm thay thế
D. Hành vi công dân trong tổ chức
E. Công đoàn
CÂU 36: Những nhận định sau đây nói về mối quan hệ giữa thỏa mãn nghề nghiệp và thỏa
mãn khách hàng của những nhân viên tuyến trước – những người tiếp xúc với khách hàng
nhiều nhất.

I. Sự thỏa mãn của nhân viên liên quan tích cực đến sự hài lòng của khách hàng.
II. Sự thỏa mãn của nhân viên không có liên hệ với sự hài lòng của khách hàng.
III. Những khách hàng cảm thấy thỏa mãn thường làm tăng sự thỏa mãn của nhân
viên.

Nhận định nào đúng?

A. I
B. II
C. III
D. I và III
E. II và III

CÂU 37: Có một sự suy giảm đáng kể trong mức độ hài lòng công việc ở Mỹ những năm gần
đây. Nhận định nào sau đây về sự suy giảm này là ĐÚNG?

A. Sự suy giảm đạt mức cao nhất ở tầng lớp thu nhập cao.
B. Sự suy giảm đạt mức cao nhất ở tầng lớp thu nhập trung bình.
C. Sự suy giảm đạt mức cao nhất ở tầng lớp thu nhập thấp.
D. Sự suy giảm nằm trong khoảng những người có thu nhập từ trung bình xuống thấp hơn.
E. Sự suy giảm nằm trong khoảng những người có thu nhập từ trung bình lên cao hơn.

CÂU 38: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thái độ ở nơi làm việc?

A. Thay đổi thái độ của nhân viên là cần thiết nếu bạn muốn quản lý sự thiếu tương đồng.
B. Một mình thu nhập cao không tạo nên một môi trường làm việc đủ thỏa mãn.
C. Tạo nên thái độ làm việc tích cực giúp giảm tỷ lệ vắng mặt và tỷ lệ thay đổi nhân viên.
D. Thái độ giúp xác định cách mà nhân viên làm việc.
E. Thái độ đưa cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra.

CÂU 39: Yếu đố điều tiết quan trọng nhất của mối quan hệ thỏa mãn – thay thế là ……

A. Mức độ thể hiện của nhân viên


B. Văn hóa tổ chức
C. Phong cách quản trị
D. Giá trị và thái độ của nhân viên
E. Mức độ hành vi sai trái nơi làm việc

CÂU 40: Tham dự các cuộc họp công đoàn để phản ứng với sự bất mãn là loại phản ứng
nào?

A. Rời bỏ (exit)
B. Bày tỏ (voice)
C. Trung thành (loyalty)
D. Thờ ơ (neglect)
E. Thống nhất (reification)

CÂU 41: Im lặng tiếp tục làm việc khi bạn biết mọi việc không tiến triển là loại phản ứng với
sự bất mãn nào?

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Bày tỏ xã hội

CÂU 42: Maria bất mãn với cách mà quản lý đối xử với cô. Cô đã nghỉ việc và tìm một vị trí
mới ở công ty khác. Cô đã thể hiện sự bất mãn thông qua ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Bày tỏ xã hội

CÂU 43: Steve không cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Anh tận dụng mọi ngày
vắng cho phép và đôi khi đi làm muộn. Anh đang bày tỏ sự bất mãn thông qua ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Bày tỏ xã hội
E. Thờ ơ

CÂU 44: Xảy ra mức độ bất mãn công việc cao giữa những công nhân trong một dây chuyền
sản xuất. Tình trạng này chủ yếu là do nhận thức cho rằng quản đốc luôn đứng về phía chủ
dây chuyền khi xảy ra tranh cãi, dù cho công nhân có nói bất cứ điều gì. Nhận định nào sau
đây được đưa ra bởi một công nhân phản ứng vừa thụ động vừa phá hoại với sự bất mãn
công việc này?

A. “Nhận lấy việc này và làm đi, tôi sẽ không làm việc ở đây nữa!”
B. “Nhìn đi, tình trạng này là không thể chấp nhận được – chúng tôi cần một thủ tục giải quyết
tranh chấp để có thể kêu gọi lên ban quản lý khi chúng tôi không thể đồng ý!”
C. “Chủ dây chuyền không thể ở đây mãi, miễn là tôi làm việc và chờ đợi, mọi chuyện sẽ ổn
thôi.”
D. “Chủ dây chuyền là một tên ngốc và tay quản lý là con chó của tên ngốc đó. Tôi không
thể đợi xem bọn chúng sẽ phá tung mọi thứ lên như thế nào trong tương lai.”
E. “Nếu quản đốc và chủ dây chuyền không lắng nghe, chúng ta sẽ đi gặp họ. Đó là lí do
chúng ta có công đoàn.”

CÂU 45: Henry bất mãn với công việc nhưng tin rằng giám sát viên là một người tốt và sẽ
làm những điều đúng đắn. Henry quyết định rằng nếu chỉ cần đợi, tình trạng sẽ cải thiện.
Hướng tiếp cận vấn đề của Henry là ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Thống nhất

CÂU 46: Những nghiên cứu trước đây về hành vi công dân trong tổ chức (OCB) khẳng định
rằng nó liên hệ mật thiết tới sự thỏa mãn. Những chứng cứ gần đây cho rằng sự thỏa mãn có
ảnh hưởng đến OCB, nhưng phải thông qua nhận thức ……
A. Đúng đắn
B. Kiên định
C. Năng suất lao động
D. Khả năng lãnh đạo
E. Outmarketing

CÂU 47: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?

A. Những nhân viên thỏa mãn làm tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.
B. Những khách hàng bất mãn có thể làm tăng sự bất mãn công việc của nhân viên.
C. Ở các công ty dịch vụ, việc khách hàng ở lại và bỏ đi phụ thuộc nhiều vào cách nhân viên
tuyến trước xử lí với khách hàng.
D. Những nhân viên thỏa mãn sẽ thường làm việc tốt hơn.
E. Cách hiệu quả nhất để cải thiện sự thỏa mãn công việc đó là tăng lương.

CÂU HỎI ĐÚNG / SAI: https://text.123doc.org/document/4822747-organizational-behavior-


16th-edition-by-robbins-judge-test-bank-ch03.htm
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG

[95 – 99]

Bà Jonas vô cùng tin rằng tôn trọng quyền lao động là quan trọng, và một trong những cách
quan trọng nhất để làm việc này đó là đảm bảo tất cả công nhân đều được chứng minh giấy tờ.
Bà đang giám sát một nhà thầu xây dựng kho hàng mới cho công ty. Trong khi làm, bà phát
hiện ra rằng nhiều công nhân được thuê bởi nhà thầu là những người ngoài công ty, không
được chứng minh giấy tờ và làm việc dưới mức lương tối thiểu.

CÂU 95: Bà Jonas có thể đang trải qua ……

A. Sự thiếu tương đồng nhận thức


B. Sự tức giận không do dự
C. Sự lệch lạc đạo đức
D. Sự né tránh không chắc chắn
E. Áp lực xã hội

CÂU 96: Trong tình huống này, bà Jonas có …… mâu thuẫn với ……

A. Hành vi; hành vi


B. Thái độ; thái độ
C. Nhu cầu xã hội; sở thích xã hội
D. Nhu cầu xã hội; nhu cầu xã hội
E. Hành vi; thái độ

CÂU 97: An toàn khi nói rằng sẽ không là vấn đề nếu bà Jones ……

A. Là một công nhân thay vì là một giám sát viên


B. Làm việc cho công ty công trình
C. Là một nhân vật có đạo đức
D. Là một công nhân không được chứng minh tài chính
E. Thờ ơ với quyền công nhân

CÂU 98: Bà Jones giải thích với bạn tại sao bà ấy lại không thoải mái. Bạn có thể cung cấp
cho cô ấy những học thuyết của ……
A. Hofstede
B. Maslow
C. Skinner
D. Festinger
E. Surber

CÂU 99: Bà Jonas có thể được kì vọng là giải tỏa sự không thoải mái bằng cách ……

A. Quyết định rằng vấn đề này là không quan trọng


B. Hợp lí hóa rằng đó không phải là chuyện của bà vì bà không phải nhà thầu
C. Nỗ lực ngăn nhà thầu sử dụng lao động trái phép
D. Chấp nhận rằng việc sử dụng lao động trái phép không làm hại đến quyền lao động
E. Không có đáp án nào

[100 – 102]

Nhân viên tại Acme Express bất mãn với điều kiện làm việc, lương bổng của họ và thái độ của
ban quản lý. Mark, Susan và Toni là bạn tốt làm việc tại Acme, nhưng mỗi người có vẻ phản
ứng khác nhau với vấn đề ở nơi làm việc.

CÂU 100: Toni quyết định cô ấy sẽ tìm công việc mới và né tránh khỏi vấn đề. Toni đang xử
lí sự bất mãn thông qua ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Chấp nhận

CÂU 101: Susan đã soạn ra 1 danh sách những mối quan tâm cùng cùng với những đề nghị
của mình về việc cải thiện. Susan đang xử lí sự bất mãn của mình thông qua ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Chấp nhận

BÀI 102: Mark tin rằng quản lý của anh là một người tốt và sẽ làm rõ mọi thứ nếu Mark
cho thêm thời gian. Mark đang xử lí sự bất mãn thông qua ……

A. Rời bỏ
B. Bày tỏ
C. Trung thành
D. Thờ ơ
E. Chấp nhận

You might also like