You are on page 1of 5

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MÁY TEST LINH KIỆN ĐA NĂNG LCR ESR 128X64

LinhKienThaoMay.Com
Kiepphongba.kiss@gmal.com
SĐT: 038.993.7723 hoặc 094.607.9595

Nguyễn Hoàng Xô
Tháng 02/2017

1|Page
PHẦN 1.
GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG
1. Máy sử dụng vi xử lý AVR Atmega328 (là một vi điều khiển 8 bít dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ
chương trình 32KB ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 1KB EEPROM, một bộ nhớ RAM vô cùng
lớn trong thế giới vi xử lý 8 bít - 2KB SRAM)
2. Màn hình lớn, hiển thị hình ảnh 128x64 pixel.
3. Điều khiển đơn giản chỉ bằng 1 nút nhấn, tự động tắt nguồn khi không sử dụng.
4. Dòng tĩnh khi tắt máy tiêu thụ 0A và 15mA khi sử dụng (như vậy, bạn có thể hoàn toàn sử dụng
pin vuông 9V mà không cần tắt máy sau khi dùng).
5. Tự động xác định transitor, MOSFETs, diode đơn, diode kép, transitor trường IGBT, thyristors
(SCR), triacs, cuộn cảm, tụ điện.
6. Tự động nhận thứ tự các chân và hiển thị các thông số nâng cao trên màn hình mà VOM hoặc các
đồng hồ Digital meter hiện nay không có.
7. Giới hạn đo và sai số từng loại:
Loại linh kiện Giới hạn đo Độ sai số
1. Điện trở 0.1 Ω - 50 MΩ 0 - 1.5%
2. Cuộn cảm 0.01 mH - 20H 1.0 %
3. Tụ 25pF - 100000 uF 1.0 %
4. Phát tần số 1 Hz - 2 MHz 0.5 %
5. Đo tần số 1 Hz - 2 MHz 0.5 %
6. Đo điện áp <50VDC 1.0 %

8. Chú ý, thận trọng:


- Luôn luôn xả tụ trước khi đo, tránh điện áp cao và dòng xả mạnh của tụ gây hỏng vi điều
khiển. 3 que đo linh kiện chỉ được sử dụng để đo nguội (khi đã ngắt điện áp, không đo trực
tiếp thiết bị khi linh kiện đang có điện hoặc tích điện).
- Không được chạm tay ở dưới main board và các cực kiểm tra 1 hoặc 2 hoặc 3 để tránh sai số
khi đo.
- Không khuyến khích sử dụng nguồn xung để cấp cho mạch, tránh nhiễu cao tần trên dây gây
sai số khi đo (cuốn dây qua lõi cuộn cảm để hạn chế xung nhiễu), nên sử dụng nguồn pin hoặc
acquy từ 9VDC – 12VDC.
- Chỉ đo điện áp DC dưới 50V, đo xung dao động <5V.

2|Page
PHẦN 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
2.1 Hướng dẫn đo đạc
Sử dụng máy TEST LINH KIỆN đa năng rất
đơn giản, kết nối các chân linh kiện theo thứ
tự tùy thích.
* Các chế độ đo:
- Chế độ đo tự động: để đo đạc bất kỳ linh
kiện bạn chỉ cần kết nối vào các tiếp điểm 1-
2-3 và nhấn nút TEST (nút trái) để kiểm tra.
Màn hình sẽ hiển thị các thông số của linh
kiện. Máy sẽ tự động tắt sau 28s hoặc nhấn
nút OFF (nút phải). Để tiếp tục đo tiếp bạn
nhấn lại nút TEST (trái).
- Chế độ đo liên tục (chỉ áp dụng đối với linh
kiện có 02 chân như tụ, trở, cuộn cảm...).
Bạn giữ kẹp linh kiện vào chân số 1-3 để đo.
Khi đổi linh kiện khác thì thông số sẽ tự load lại sau 2s.
- Chế độ đo theo loại linh kiện: Bạn nhấn giữ nút TEST (trái) trong 5s để vào MENU -> Nhấn lần lượt
(như click chuột nút TEST) để di chuyển xuống ->
Nhấn giữ 5s nút TEST lựa chọn từng chức năng đó.
* Menu chức năng và chi tiết các thông số:
Khi nhấn nút TEST máy sẽ hiển thị thông số điện áp cấp nguồn và điện áp cấp nuôi vi điều khiển
hoạt động (Nguồn nuôi = 9 -12V và áp chuẩn cấp vi điều khiển hoạt động là VCC = 5V).
Khi bạn nhấn giữ nút TEST (>5s, nút bên trái) thì màn hình sẽ hiển thị MENU lựa chọn mở rộng.
Chọn từng chức năng của MENU bằng cách nhấn nhanh (<1s) để di chuyển xuống và giữ giữ nút
TEST (> 2s) để lựa chọn chức năng đó.
- Transitor: Máy hiển thị thứ tự chân, sơ đồ ký hiệu, loại transitor (PNP hay NPN), hệ số khuếch đại
(hFE), dòng Ic, Iceo, ICEs)
- Frequency: Chức năng này để đo tần số. Bạn kết nối tại 2 chân đo tần số ở góc phải (Jack màu xanh
dương). Chú ý: chỉ đo tín hiệu điện áp dưới 5V.
- F-Generator (máy phát tần, được phát ra tại 3 chân đo linh kiện, chân 1 hoặc 3 là - còn chân 2 là
+): Bạn chỉ có thể thay đổi tần số mặc định 1.0Hz, 10Hz, 50Hz, 100Hz, 250Hz, 439.9956Hz, 441.9890
Hz, 443.0170 Hz, 1.0kHz, 2.5kHz, 5.0 kHz, 10kHz, 25kHz, 50kHz, 100kHz, 153.8462kHz, 250kHz,
500kHz, 1.0MHz, 2.0MHz. Thời gian giới hạn cho mỗi lần phát là 4 phút. Thời gian trôi qua được
hiển thị với một dấu châm trên màn hình cho mỗi 30 giây. Để tăng thời gian phát bạn có thể nhấn
nhanh nút TEST để làm mới lại thời gian phát.
- 10-bit PWM (điều chế độ rộng xung): máy sẽ phát ra tại chân 1-2 hoặc 2-3 một xung với độ rộng
được hiển thị trên màn hình mặc định là 10%. Nhấn giữ (>2s) để tăng thêm 10% hoặc nhấn nhanh
(<2s) để tăng thêm 1%.

3|Page
- C+ESR: đo tụ điện với nội trở (ESR - Equivalent Series Resistance) tại chân 1-3. Có thể đo được
dung lượng từ 2F đến 100mF.
- Đo cuộn cảm : Màn hình sẽ hiển thị trở kháng, độ điện cảm L, tần số cộng hưởng và chỉ số
chất lượng Q của cuộn cảm.
- Đo tụ điện : Máy hiển thị điện dung C, nội trở ESR và tỷ lệ điện áp mất mát Vloss. Đối với các
tụ hóa Vloss = 0 - 1.5% là tốt, các tụ hóa bị chai hoặc phồng thường không trữ điện tốt nên thường
>1.5%.
- Rotary Encoder: kiểm tra và xác định bộ mã hóa xoay như ở chuột, các volume điều khiển bằng
vdk đời mới.
- C(uF)-correction: Với chức năng này, bạn có thể thay đổi, hiệu chỉnh để đo tụ chính xác hơn. Sau
khi đã có kết quả đối chứng từ một máy đo mà bạn tin tưởng chuẩn, bạn vào đây để hiệu chỉnh tăng
hoặc giảm tỷ lệ điện dung của tụ. Nhấn nhanh để tăng thêm 0.1% và nhấn giữ để giảm 0.1% cho mỗi
lần nhấn.
- Selftest :hiệu chuẩn máy sau thời gian sử dụng do bụi bẩn làm lệch phân áp dẫn đến đo sai. B1, vệ
sinh máy thật sạch sẽ và để khô. B2. Kẹp 3 que đo lại -> nhấn nút TEST -> Máy hiện "SELFTEST
MODE ?" thì nhấn nút TEST thêm 1 lần -> B2. Máy hiện "ISOLATE Probe's" thì tháo các đầu kẹp ra ->
Máy sẽ thực hiện tính toán một số thông số và sau đó hiện "Cap for L meas" thì đặt tụ 10p - 20p vào
chân 1 và 3 -> Máy hiện "OK" và bảo đặt tiếp tụ >100p vào đầu 1 - 3 -> Bước 3. Đặt tụ theo yêu cầu
>100p vào que đo 1 -3 chờ máy hiển thị, B3: gắn tụ vào cho đến khi máy hiển thị "Version 1.12k -
TEST END" là được.
- Voltage: chức năng đo điện áp DC <50V. đo tại vị trí jack màu trắng gần chỗ đo linh kiện.
- Contrast (độ tương phản): điều chỉnh độ tương phản màn hình hiển thị, nhấn nhanh để điều
chỉnh, độ tương phản sẽ chạy từ giá trị mặc định giảm dần (40 về 0 mờ hẳn không thấy và quay lại
100 cực đậm rồi giảm dần). Nếu bạn lỡ tay giảm quá không thấy gì thì tiến hành làm lần lượt như
sau sẽ vào điều chỉnh lại độ tương phản. Tắt máy -> nhấn giữ nút TEST (5s) -> nhấn nhanh nút TEST
(<2s) thực hiện đúng 11 lần -> Nhấn giữ nút TEST (5s) để vào menu điều chỉnh contrast -> Nhấn
nhanh nút TEST (<2s) liên tục cho đến khi thấy rõ nhất -> Nhấn giữ để lưu giá trị.
- Show data (hiển thị thông tin cấu hình): thông tin phần mềm dữ liệu đã hiệu chuẩn.
- Switch off: tắt máy.

Đặc biệt nhất


Xin cảm ơn ông Markus Frejek (2011) là người đầu tiên đã sáng tạo ra thiết bị.
Xin cảm ơn Ông: Lê Đắc Đảm đã chia sẽ nguyên lý màn hình LCD
4|Page
5|Page

You might also like