You are on page 1of 90

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


Khoa Điện – Điện tử
Bộ môn Viễn thông
-------o0o-------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC 2
TÌM HIỂU VỀ MẠNG MAN-E

GVHD: ThS. Hồ Văn Khương


SVTH: Phan Dũng Vy
Lớp: DD09DV5
MSSV: 40903403

TP.HCM, tháng 06 năm 2014


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

MỤC LỤC
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn..................................................................................... 3
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... 4
Danh mục hình vẽ ............................................................................................................... 5
Danh mục bảng biểu ........................................................................................................... 7
Thuật ngữ viết tắt ............................................................................................................... 8
Lời nói đầu......................................................................................................................... 11
Chương I: Giới thiệu về mạng MAN-E............................................................................. 13
1.1 Mạng đô thị MAN và công nghệ Ethernet.................................................................... 13
1.2 Các đặc tính của mạng MAN-E..................................................................................... 15
1.3 Cấu trúc mạng MAN-E................................................................................................. 19
Kết luận chương.................................................................................................................. 22
Chương II: Các công nghệ mạng MAN-E......................................................................... 23
2.1 Ethernet over SONET/SDH.......................................................................................... 23
2.2 Resilient Packer Ring (RPR)......................................................................................... 29
2.3 Gigabit Ethernet............................................................................................................. 35
2.4 MPLS/GMPLS.............................................................................................................. 38
2.5 IEE 802.1Q và Q-in-Q................................................................................................... 40
2.6 Công nghệ MAC-in-MAC (PBB/PBT)......................................................................... 43
Kết luận chương.................................................................................................................. 47
Chương III: Các dịch vụ của mạng MAN-E..................................................................... 48
3.1 Ưu điểm của các dịch vụ cung cấp qua MAN-E........................................................... 49
3.2 Các loại dịch vụ MAN-E cơ bản................................................................................... 51
3.3 Các thuộc tính dịch vụ Ethernet.................................................................................... 60
3.4 Ví dụ một số dịch vụ..................................................................................................... 78
Kết luận chương.................................................................................................................. 84
Chương IV: Tình hình triển khai mạng MAN-E của VNPT............................................. 85
4.1 Mạng đô thị băng rộng đầu tiên tại Việt Nam .............................................................. 85
4.2 Tình hình triển khai MAN-E của VNPT hiện nay ...................................................... 88
Kết luận ............................................................................................................................. 91
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 90

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 2


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Chữ ký của giáo viên hướng dẫn

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 3


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Văn Khương
cùng quý thầy cô bộ môn Viễn Thông, khoa Điện - Điện Tử, trường
Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình thực hiện đồ án gặp các khó khăn về thời gian
cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thiết kế. Nhưng
được hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình của quý thầy cô đã giúp em
khắc phục được những khó khăn đó và có thể hoàn thành tốt đồ án.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh
viên tập thể lớp DD09DV5, đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tìm
kiếm tài liệu cũng như thực hiện để em có thể hoàn thành đồ án
trong thời gian sớm nhất.

TP.HCM, tháng 06 năm 2014


SV thực hiện............

Phan Dũng Vy.........

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 4


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1. Mạng đô thị MAN 14


Hình 1-2. Truyền dẫn TDM trong mạng đô thị MAN 16
Hình 1-3. So sánh TDM với Ethernet 18
Hình 1-4. Cấu trúc mạng MAN-E điển hình 20
Hình 2-1. Ethernet over SONET/SDH 24
Hình 2-2. Chức năng EoS trong ADM 24
Hình 2-3. Chức năng EoS trong switc 25
Hình 2-4. Chức năng EoS và chuyển mạch trong ADM 25
Hình 2-5. Luồng tập trung ảo 27
Hình 2-6. Truyền dẫn Ethernet SONET/SDH 28
Hình 2-7. Mô hình mạng sử dụng RPR 30
Hình 2-8. Hoạt động thêm, bớt và chuyển tiếp trong RPR 32
Hình 2-9. Bảo vệ trong RPR 34
Hình 2-10. Cấu trúc Hub-and-Spoke 36
Hình 2-11. Cấu hình ring Gigabit Ethernet 36
Hình 2-12. Spanning Tree trong cấu hình ring Gigabit Ethernet 37
Hình 2-13. Cấu trúc gói tin MPLS 38
Hình 2-14. Mạng Ethernet đô thị MPLS 39
Hình 2-15. Cấu trúc nhãn VLAN 40
Hình 2-16. Các trường trong Q-in-Q 41
Hình 2-17. Nhãn P-VLAN được thêm vào khung dịch vụ của khách hàng 42
Hình 2-18. Các trường trong khung M-in-M 44
Hình 3-1 Mô hình dịch vụ cơ bản 48
Hình 3-2. Dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm 51
Hình 3-3. Dịch vụ E-Line tương tự Frame Relay 52
Hình 3-4. Dịch vụ E-line tương tự như sử dụng kênh riêng 53
Hình 3-5. Dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm-đa điểm 54
Hình 3-6. Dịch vụ E-LAN trương tự Frame Relay 55

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 5


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-7. Thêm mới một UNI trường hợp sử dụng dịch vụ E-Line 55
Hình 3-8. Thêm mới một UNI trường hợp sử dụng một E-LAN 56
Hình 3-9. EVC gốc - đa điểm 57
Hình 3-10. Kiểu dịch vụ E-tree sử dụng EVC gốc – đa điểm 58
Hình 3-11. Dịch vụ E-Tree sử dụng nhiều UNI “gốc” 59
Hình 3-12. Thuộc tính màu của khung dịch vụ 62
Hình 3-13: Sự phân chia độ trễ khung 64
Hình 3-14. Ví dụ về mất khung trong EVC điểm-điểm. 67
Hình 3-15. Định dạng khung VLAN 68
Hình 3-16. Hỗ trợ gán nhãn VLAN 73
Hình 3-17. Ghép nhiều dịch vụ với các EVC điểm-điểm 76
Hình 3-18. Truy nhập Internet qua một EVC điểm-điểm 79
Hình 3-19. LAN mở rộng sử dụng dịch vụ E-LAN 81
Hình 3-20. Ví dụ Intranet/Extranet L2VPN 82
Hình 4-1. Mô hình xây dựng mạng MAN của TP.HCM 86

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 6


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2-1. Ý nghĩa các trường trong M-in-M 44


Bảng 3-1. Ví dụ thuộc tính dịch vụ 71
Bảng 3-2. Các giao thức điều khiển lớp 2 72
Bảng 3-3. Các khả năng có thể hỗ trợ nhãn VLAN tại một UNI 76

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 7


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADM Add-Drop Multiplexer Bộ ghép kênh xen-rẽ
ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ chuyển mạch không đồng
bộ
CE Customer Edge Phía khách hàng
CoS Class of Service Lớp dịch vụ
CRC Cyclic Redundancy Check Mã sửa lỗi vòng
CWDM/ Coarse/ Dense Wavelength Division Ghép kênh theo bước sóng ghép
DWDM Multiplex lỏng/ghép mật độ cao
DSL Digital subscriber line Đường thuê bao số
DXC Digital Cross-Connect Bộ đấu chéo số
E-LAN Ethernet LAN Service Dịch vụ LAN ethernet
EoS Ethernet over SDH Ethernet trên SDH
FICON Fibre Connection Kết nối sợi quang
GE Gigabit Ethenet Gigabit Ethenet
GFP-F/T Framing mapped/Transparent Generic Thủ tục lập khung tổng quát theo
Framing Procedure khung/trong suốt
GMPLS Generalized Multiprotocol Label Chuyển mạch nhãn đa giao thức
Switching tổng quát
HIS High Speed Internet Service Dịch vụ Internet tốc độ cao
IETF Internet Engineering Task Force Tổ chức đặc nhiệm kỹ thuật
Internet
IP Internet Protocol Giao thức internet
IS–IS Intermediate System–to–Intermediate Kết nối hệ thống trung gian đến
System hệ thống trung gian
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ internet
ITU-T International Telecommunications Union Hiệp hội viễn thông quốc tế
(Telecommunications Standardisation

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 8


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Sector)
LAN Local area network Mạng nội bộ
LCAT Link Capacity Adjustment Scheme Cơ chế điều chỉnh dung lượng
tuyến
LSP Label-Switched Path Đường chuyển mạch nhãn
LSR Label-Switched Router Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn
MAC Medium Access Control Điều khiển truy nhập môi trường
MAN Metro Area Network Mạng vùng đô thị
MPLS MultiProtocol Label Switching Chuyển mạch nhãn đa giao thức
NGN Next Generation network Mạng thế hệ sau
NG-SDH Next Generation SDH SDH thế hệ sau
NNI Network – to – Network Interface Giao diện kết nối Mạng – Mạng
OA&M Operation, Administration and Vận hành, quản lý và bảo dưỡng
Maintenance
OADM Optical Add Drop Multiplexer Bộ ghép kênh xen rẽ quang
OSPF Open Shortest Path First Thuật toán chọn đường ngắn nhất
OXC Optical Cross-connect Thiết bị kết nối chéo quang
PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Phân cấp số cận đồng bộ
PDU Protocol Data Unit Khối dữ liệu giao thức
PIM Protocol Independent Multicast Phát tán multicsat độc lập với
giao thức
PPP Point to Point Protocol Giao thức điểm-tới-điểm
PSTN Public Switched Telephone Network Mạng điện thoại công cộng
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RSVP Resource Reservation Protocol Giao thức dành trước tài nguyên
SAN Storage area network Mạng lưu trữ
SDH Synchronous Digital Hierarchy Hệ thống phân cấp số đồng bộ
SLA Service Level Agreement Thoả thuận mức dịch vụ
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 9


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

SSM Source Specific Multicast Phát tán multicast theo nguồn


STM-n Synchronous Transport Module level N Mô-dun truyền tải đồng bộ mức n
TCP Transmission Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
TDM Time division multiplexing Ghép kênh theo thời gian
UNI User-to-Network Interface Giao diện kết nối người sử dụng
– mạng
VCAT Virtual Concatenation Ghép chuỗi ảo
VCC Virtual Channel Connection Kênh kết nối ảo
VLAN Virtual LAN LAN ảo
VPN Virtual Private Network Mạng riêng ảo
WAN Wide area network Mạng diện rộng
WDM Wavelength Division Multiplex Ghép kênh theo bước sóng

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 10


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Lời nói đầu


Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng
ngày càng cao. Ở Việt Nam trong mấy năm gần đây ngành Bưu Chính Viễn
Thông đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển Công Nghệ Thông Tin và Viễn
Thông hàng đầu thế giới. Trong đó đóng góp của ngành Viễn Thông nói riêng
là rất lớn.

Không ngừng lớn mạnh cùng thời gian, ngành viễn thông Việt Nam đã và
đang cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tới người dân với
cả chất lượng và số lượng không ngừng được cải thiện. Người dân Việt Nam
giờ đây đã được hưởng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tương đương như
tại các nước phát triển trên thế giới. Trong số các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông ở Việt Nam, Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam – VNPT là
một đơn vị đi đầu. Về di động, hai công ty có vốn của tập đoàn là VinaPhone
và MobiFone đang nắm giữ tổng số thuê bao lớn nhất. Trong lĩnh vực truyền
dẫn, VNPT không ngừng nâng cao dung lượng mạng truyền dẫn, hiện nay
Công ty điện toán và truyền dẫn số liệu – VDC đã xây dựng và đưa vào sử
dụng mạng truyền dẫn đường trục mới – VN2 đưa tổng dung lượng đường
truyền Internet đi quốc tế lên 45Gbps và trong nước đạt gần 57,5Gbps. Cũng
trong lĩnh vực truyền dẫn, hiện nay VNPT đã và đang triển khai xây dựng
mạng MAN-E (Metro Area Network – Ethernet) trên khắp các tỉnh thành
trong cả nước. MAN-E là một giải pháp nhằm đáp ứng như cầu truyền số liệu
ngày càng lớn của các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp cũng như cá nhân.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 11


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Trong vai trò một sinh viên, việc nghiên cứu tìm hiểu những công nghệ đang
được áp dụng bên cạnh những công nghệ mới là hết sức cần thiết. Do đó em
đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về mạng MAN-E”. Nội dung đề tài này gồm 4
chương:
- Chương I: Giới thiệu tổng quan về mạng MAN-E với các đặc điểm
đáng chú ý của mạng.
- Chương II: Giới thiệu về các công nghệ có thể được sử dụng để xây
dựng mạng MAN-E.
- Chương III: Trình bày về các dịch được cung cấp trên mạng MAN-E.
- Chương IV: Giới thiệu sơ lược về tình hình triển khai mạng MAN-E
tại Việt Nam của VNPT.

Mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên do hạn chế về tài liệu cũng như quá
trình dịch thuật còn nhiều lỗi nên các vấn đề được trình bày trong đồ án vẫn
chưa thể mang tính hoàn chỉnh, rất mong các thầy cô và các bạn góp ý thêm.

TP.HCM, tháng 06 năm 2014


Phan Dũng Vy.........

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 12


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU VỀ MẠNG MAN-E

Trong chương này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các chủ đề sau:
- Mạng MAN-E là gì?
- Các đặc tính của mạng MAN-E.
- Cấu trúc của mạng MAN-E.

1.1 Mạng đô thị - MAN và công nghệ Ethernet

MAN là viết tắt của Metro Area Network là một mạng dữ liệu băng
rộng trong phạm vi địa lý cỡ một thành phố, cung cấp tích hợp các dịch vụ
truyền thông như dữ liệu, thoại và hình ảnh. Mạng MAN là nhánh đầu tiên
của hệ thống mạng toàn cầu kết nối người dùng, khách hàng tới mạng WAN.
Các đối tượng sử dụng mà mạng MAN hướng tới bao gồm các khách hàng cá
nhân và các doanh nghiệp, ví dụ như các công xưởng lớn (LEs), văn phòng
vừa và nhỏ (SOHO), các nhà kinh doanh vừa và nhỏ (SMBs), các dịch vụ cấp
phát tài nguyên động (MTUs), các chung cư (MDUs) (xem hình 1-1).

Bộ phận của mạng đô thị kết nối với các khách hàng được gọi là last
mile để biểu thị nhánh cuối cùng của mạng dữ liệu. Tuy nhiên nếu đặt khách
hàng làm trung tâm, người ta lại gọi nhánh này là first mile để biểu thị ý
quyền lợi khách hàng là hàng đầu. Một từ có biểu đạt ý nghĩa cụ thể hơn là
“đầu cuối”, bởi nhánh cuối cùng của mạng dữ liệu thường là thử thách lớn
nhất, có chi phí xây dựng cao nhất và cũng là rào cản cuối cùng của tiến trình
chuyển đổi từ mạng đô thị sang mạng dữ liệu tập trung tốc độ cao (high-speed
data-centric network). Kết nối giữa các phần tử của mạng MAN thường là cáp

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 13


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

quang hoặc có thể là không dây. Các công nghệ được sử dụng cho mạng
MAN như ATM, FDDI, DQDB và SMDS.

Customer
Metro
Edge

Core

Hình 1-1. Mạng đô thị MAN

Ethernet là công nghệ được sử dụng rộng rãi cho mạng LAN. Công
nghệ Ethernet do Robert Melancton Metcafe phát minh ra tại trung tâm
nghiên cứu Xeror Palo Alto từ những năm 1970. Lúc đó, hệ thống Ethernet
chỉ chạy với tốc độ xấp xỉ 3Mbps. Năm 1980, đặc tả Ethernet chính thức ra
đời từ nghiên cứu của liên minh DEC-Intel-Xeror. Tốc độ Ethernet lúc đó
được mở rộng lên 10Mbps. Sau đó, công nghệ Ethernet được đưa vào ủy ban
các tiêu chuẩn LAN của IEEE (IEEE 802). Năm 1985, chuẩn Ethernet là
IEEE 802.3 được phát hành. Ethernet hoạt động theo giao thức cảm nhận
sóng mang CSMA/CD. Tốc độ Ethernet ngày càng tăng, từ 10Mbps ban đầu
lên 100Mbps, 1000Mbps (1Gbps), 10Gbps, 40 Gbps và có thể lên tới
100Gbps. Hiện nay chuẩn tốc độ cao nhất được phát hành là 10Gbps, chuẩn
40Gbps và 100Gbps vẫn đang được phát triển và chưa hoàn thiện. Cũng theo

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 14


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

đó, môi trường truyền dẫn chuyển từ cáp đồng sang cáp quang. Sử dụng
truyền dẫn bằng cáp quang và tốc độ truyền dẫn cao là yếu tố quan trọng để
xây dựng các mạng dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày
càng lớn của khách hàng.

MAN-E được xây dựng để kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và
cá nhân với một mạng diện rộng WAN hay với Internet sử dụng các chuẩn
Ethernet. MAN-E cung dịch vụ truyền tải khung Ethernet và cung cấp các
giao diện kết nối Ethernet tới khách hàng.

1.2 Các đặc tính của mạng MAN-E:

Để thấy được sự đơn giản và tiết kiệm chi phí của MAN-E, ta xét một
mạng MAN truyền thống sử dụng công nghệ TDM. Một mạng MAN sử dụng
công nghệ TDM điển hình bao gồm các trang thiết bị TDM được đặt ở các
tầng hầm của các tòa nhà khách hàng và các trạm chuyển đổi dữ liệu địa
phương (Incumbent Local Exchange Carrier - ILEC). Các trang thiết bị của
TDM bao gồm các bộ ghép kênh số, các bộ kết nối chéo kỹ thuật số (Digital
Access Cross-connects - DACs), các bộ ghép kênh SONET/SDH, v.v…

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 15


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 1-2. Truyền dẫn TDM trong mạng MAN

Hình vẽ mô tả hai trường hợp triển khai kết nối tới khách hàng là kết
nối on-net và kết nối off-net. Trường hợp on-net, nhà cung cấp dịch vụ sẽ
cung cấp một đường cáp quang tới tận nhà khách hàng, và bên phía khách
hàng sẽ có thiết bị ghép xen rẽ ADM cung cấp các đường T1 hoặc DS3/OCn
tới từng người sử dụng đầu cuối riêng. Trường hợp này, các bộ ghép kênh số
như M13 sẽ có chức năng ghép nhiều đường T1 thành một đường DS3 hoặc
nhiều đường DS3 thành một đường OCn để có thể truyền dẫn qua mạng
quang SONET/SDH tới tổng đài. Kết nối off-net là khi không có đường cáp
quang tới nhà khách hàng, kết nối được thực hiện qua các đường cáp đồng T1
hoặc DS3 được tập hợp lại tại tổng đài sử dụng bộ nối chéo truy cập số DAC.
Luồng tổng này được truyền dẫn tới các tổng đài trung tâm, tại đó các luồng
này kết thúc hoặc truy cập tới WAN tùy theo dịch vụ của khách hàng đang sử
dụng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 16


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Triển khai và điều hành một mạng thuần TDM rất tốn kém vì công
nghệ TDM không linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng. Giá thành để
triển khai một mạng đô thị bao gồm cả chi phí cố định về thiết bị, cơ sở hạ
tầng lẫn chi phí điều hành. Chi phí điều hành mạng bao gồm các chi phí về
thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, quản lý… Giá thành để tạo nên dịch vụ
sẽ tác động lớn tới thành công của việc đưa dịch vụ đó tới khách hàng. Chi
phí cho các thiết bị truyền dẫn càng thấp thì giá thành dịch vụ được đưa tới
khách hàng càng thấp.

Khó khăn lớn mà giao diện TDM gặp phải là băng thông cung cấp
không truyến tính theo yêu cầu của khách hàng mà tăng theo các mức cố định.
Ví dụ một giao diện T1 cung cấp luồng 1.5Mbps, mức tiếp theo là DS3 với
45Mbps, mức cao hơn là OC3 155Mbps… Khi băng thông khách hàng yêu
cầu lớn hơn 1.5Mbps thì buộc nhà cung cấp phải lắp nhiều đường T1 hoặc
cung cấp cho khách hàng một đường DS3 mới. Kéo theo đó phải thay đổi cả
giao diện vật lý đã cung cấp cho khách hàng. Chi phí phát sinh trong việc thay
đổi đó gây ảnh hưởng chính tới cả khách hàng và nhà cung cấp. Không chỉ thế,
khi giao diện phía khách hàng thay đổi, nhà mạng cũng phải thay đổi giao
diện tại tổng đài để thích ứng với kênh đã triển khai. Việc này thường xuyên
xảy ra vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Các dịch vụ như
Channelized DS1, Channelized DS3 hay Channelized OCn có thể cung cấp
băng thông thay đổi linh hoạt, tuy nhiên phải mất chi phí lớn cho các router và
giao diện cung cấp dịch vụ này. Chính điều này làm cho giao diện truy cập
Ethernet đạt được lợi thế lớn trong môi trường mạng đô thị. So với các chuẩn
TDM thì giao diện Ethernet 10/100/1000 Mbps linh hoạt hơn trong việc ghép
tách luồng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 17


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 1-3. So sánh TDM với Ethernet


Hình vẽ so sánh sự khác nhau giữa kết nối TDM và Ethernet trong việc
cung cấp truy nhập Internet. Với mạng đô thị sử dụng công nghệ TDM, nhà
cung cấp kết nối đưa ra một đường kết nối điểm-điểm từ POP của ISP tới
khách hàng. Việc quản lý địa chỉ IP và định truyến được ISP thực hiện tại
POP. Điều này tạo ra ranh giới giữa việc cung cấp kết nối và cung cấp dịch vụ
Internet. Với mạng đô thị sử dụng công nghệ Ethernet, giao diện phía khách
hàng và phía ISP đều là Ethernet. Nhà cung cấp kết nối quản lý kết nối lớp 2
(L2), trong khi ISP quản lý các dịch vụ IP. Điều này mở ra cơ hội để các nhà
cung cấp kết nối có thể nâng cấp các dịch vụ mở rộng trên cùng một kết nối
Ethernet mà không cần phải thay đổi hạ tầng mạng của mình cũng như các
thiết bị đã cung cấp cho khách hàng.

Từ những điều đã dẫn và thông qua ví dụ trên, chúng ta có thể tổng kết
được các ưu điểm của công nghệ Ethernet so với công nghệ TDM thông
thường như sau:

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 18


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Tính dễ sử dụng: Dịch vụ Ethernet dựa trên giao diện Ethernet chuẩn,
dùng rộng rãi trong các hệ thống mạng cục bộ. Hầu như tất cả các thiết
bị và máy chủ trong các mạng LAN có đầu kết nối Ethernet.
+ Tính kinh tế: Ethernet được sử dụng phổ biến trong hầu hết hết các
thiết bị mạng nên chi phí lắp đặt thiết bị có giao diện Ethernet là không
cao. Giá thành thiết bị thấp, chi phí quản trị và vận hành thấp cho phép
thuê bao thêm băng thông khi cần thiết và khách hàng chỉ chi trả cho
những gì họ cần.
+ Tính linh hoạt: Nhà cung cấp dễ dàng cung cấp các dịch vụ như
Intranet VPN, Extranet VPN, kết nối Internet tốc độ cao tới ISP. Thay
đổi băng thông nhanh chóng, mềm dẻo.
+ Tính chuẩn hóa: Hiện nay MEF đang tiếp tục định nghĩa và chuẩn
hóa các loại dịch vụ và thuộc tính này, cho phép các nhà cung cấp dịch
vụ có khả năng trao đổi giải pháp của họ một cách rõ ràng, các thuê bao
có thể hiểu và so sánh các dịch vụ một cách tốt hơn.

1.3 Cấu trúc của mạng MAN-E:

Kiến trúc mạng MAN-E điển hình có thể mô tả như hình 1-4. Phần
mạng truy nhập Metro tập hợp lưu lượng từ các khu vực (cơ quan, toà nhà...)
trong khu vực của mạng Metro. Mô hình điển hình thường được xây dựng
xung quanh các vòng Ring quang với mỗi vòng Ring truy nhập MAN gồm từ
5 đến 10 node. Những vòng Ring này mang lưu lượng từ các khách hàng khác
nhau đến các điểm POP mà các điểm này được kết nối với nhau bằng mạng

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 19


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

lõi Metro. Một mạng lõi Metro điển hình sẽ bao phủ được nhiều thành phố
hoặc một khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp.

CISC OSYS TEMS

CISC OSYS TEMS

Hình 1-4. Cấu trúc mạng MAN-E

Một phần quan trọng của những mạng lõi Metro này là các trung tâm
dữ liệu, thường được đặt tại các node quan trọng của mạng lõi Metro có thể
truy nhập dễ dàng. Những trung tâm dữ liệu này phục vụ chủ yếu cho nội
dung các host gần người sử dụng. Đây cũng chính là nơi mà các dịch vụ từ
nhà cung cấp dịch vụ khác (Outsourced services) được cung cấp cho các
khách hàng của mạng MAN-E. Quá trình truy nhập đến đường trục Internet đ-
ược cung cấp tại một hoặc một số điểm POP cấu thành nên mạng lõi Metro.

Theo định nghĩa của Metro Ethernet Forum trong MEF4 (Metro
Ethernet Architecture Framework - Part 1), mạng Metro Ethernet sẽ được xây
dựng theo 3 lớp: Lớp Dịch Vụ Ethernet – hỗ trợ các dịch vụ truyền thông dữ
liệu L2 Ethernet cơ bản; tổ hộp của một hoặc nhiều Lớp Truyền Tải Dịch Vụ
hỗ trợ; và có thể bao gồm Lớp Dịch Vụ Ứng Dụng hỗ trợ cho các ứng dụng
trên nền L2 Ethernet. Mô hình mạng theo các lớp dựa trên quan hệ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 20


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

client/server. Bên cạnh đó, mỗi lớp mạng này có thể được thiết kế theo các
mặt phẳng điều khiển, dữ liệu, quản trị trong từng lớp, bao gồm:
+ Lớp dịch vụ Ethernet (ETH layer): Lớp dịch vụ Ethernet có chức
năng truyền tải các dịch vụ hướng kết nối chuyển mạch dựa trên địa chỉ
MAC. Các bản tin Ethernet sẽ được truyền qua hệ thống thông qua các
giao diện hướng nội bộ, hướng bên ngoài được quy định rõ ràng, gán
với các điểm tham chiếu. Lớp ETH cũng phải cung cấp các khả năng về
OAM, khả năng phát triển dịch vụ trong việc quản lý các dịch vụ
Ethernet hướng kế nối. Tại các giao diện hướng bên ngoài của lớp ETH,
các bản tin bao gồm: Ethernet unicast, multicast hoặc broadcast, tuân
thủ theo chuẩn IEEE 802.3 – 2002.
+ Lớp truyền tải dịch vụ (TRAN layer): Lớp truyền tải dịch vụ hỗ trợ
kết nối giữa các phần tử của lớp ETH. Có thể sử dụng nhiều công nghệ
khác nhau dùng để thực hiện việc hỗ trợ kết nối. Một số ví dụ: IEEE
802.1, SONET/SDH, ATM VC, OTN ODUK, PDH DS1/E1, MPLS
LSP… Các công nghệ truyền tải trên, đến lượt mình lại có thể do nhiều
công nghệ khác hỗ trợ, cứ tiếp tục như vậy cho đến lớp vật lý như cáp
quang, cáp đồng, không dây.
+ Lớp dịch vụ và ứng dụng (APP layer): Lớp dịch vụ ứng dụng hỗ
trợ các dịch vụ sử dụng truyển tải trên nền Ethernet của mạng MEN. Có
nhiều dịch vụ trong đó bao gồm cả các việc sử dụng lớp ETH như một
lớp TRAN cho các lớp như: IP, MPLS, PDH…

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 21


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Kết luận chương I:

Trong chương này, chúng ta đã nắm được những khái niệm cơ bản về mạng
MAN-E, khảo sát sự khác biệt cũng như ưu điểm của mạng MAN sử dụng
công nghệ Ethernet đối với mạng MAN truyền thông sử dụng công nghệ
TDM, qua đó rút ra được những đặc tính cơ bản của một mạng MAN-E.
Chúng ta cũng đã tìm hiểu qua về cấu trúc một mạng MAN-E cơ bản, cũng
như các lớp cấu thành nó.

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc tìm hiểu các công
nghệ xây dựng mạng MAN-E.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 22


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

CHƯƠNG II - CÁC CÔNG NGHỆ MẠNG MAN-


E

Các dịch vụ và ứng dụng của MAN-E không nhất thiết phải yêu cầu sử dụng
Ethernet làm công nghệ truyền dẫn lớp dưới, mạng MAN-E còn có thể được
xây dựng bởi các công nghệ khác, trong chương này chúng ta sẽ lần lượt tìm
hiểu các công nghệ:
- Ethernet over SONET/SDH (EOS).
- Resilient Packet Ring (RPR).
- Gigabit Ethernet.
- MPLS/GMPLS.
- PBB/PBT.

2.1 Ethernet over SONET/SDH (EOS)

Giải pháp này được sử dụng để tận dụng hạ tầng mạng WAN có sẵn với
công nghệ SONET/SDH. Vấn đề chủ yếu trong giải pháp này là việc quản lý
băng thông, bởi vì các vòng ring SONET/SDH dung lượng thấp dễ dàng bị
quá tải bởi các dịch vụ dữ liệu.

Lợi ích của EOS là nó cung cấp dịch vụ Ethernet trong khi vẫn giữ
được những ưu điểm của hạ tầng mạng SONET/SDH như khả năng phục hồi
nhanh, giám sát chất lượng đường truyền và tận dụng được hệ quản lý mạng
SONET OMP&P. Với EOS, các khung Ethernet vẫn được giữ nguyên và
đóng gói vào gói SONET tại đầu vào và giải phóng ở đầu ra của mạng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 23


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Tải trọng SONET/DSH

Khung EoS
Khung Ethernet Khung Ethernet Khung Ethernet

Hình 2-1. Ethernet over SONET/SDH

Trong hình vẽ, toàn bộ khung Ethernet sẽ được đưa vào trọng tải
SONET/SDH tại đầu vào và được trích xuất ra tại đầu ra. Có hai chuẩn có thể
áp dụng để có thể truyền tải khung Ethernet qua mạng SONET/SDH:
+ LAPS – Link Acess Procedure SDH là chuẩn được định nghĩa bởi
ITU-T trong X.86. LAPS là giao thức phi kết nối tương tự như HDLC.
+ GFP – Generic Framing Procedrure là một chuẩn của ITU-T sử
dụng SDL (Simple Data Link). GFP khác với LAPS là có thể tương
thích với các giao thức khác ngoài Ethernet như PPP, FICON, SCON.

Chức năng EOS có thể nằm tại thiết bị truyền dẫn SONET/SDH hoặc
tại thiết bị chuyển mạch. Điều này đôi khi tạo ra sự cạnh tranh giữa nhà cung
cấp thiết bị truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch.

Hình 2-2. Chức năng EoS trong ADM


Hình 2-2 chỉ trường hợp chức năng EOS được thực hiện tại bộ ghép
xen rẽ ADM thông qua một bộ ánh xạ kết hợp tạo khung được đặt tại card
đường dây. Ánh xạ là thêm một khung X.86 hoặc GFP bao bọc toàn bộ khung

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 24


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Ethernet, việc tạo khung là thực hiện đóng gói khung Ethernet vào trong
SONET/SDH SPE. SONET/SDH SPE sau đó được truyền tải trên ring
SONET/SDH, tới đầu ra khung Ethernet được mở đóng gói.

Hình 2-3. Chức năng EoS trong switch


Hình 2-3 chỉ trường hợp chức năng EOS được thực hiện tại thiết bị
chuyển mạch. Ở đây sẽ có sự khác biệt giữa thiết bị số liệu và thiết bị truyền
dẫn, hai thiết bị này có thể thuộc quản lý của hai nhóm khác nhau của cùng
một nhà mạng. Điều này làm cho việc triển khai dịch vụ mới trở nên dễ dàng.
Dịch vụ mới được thực hiện ở lớp trên mà không liên quan đến phần truyền
dẫn. Tuy nhiên trường hợp này sẽ yêu cầu thiết bị chuyển mạch phải có đầy
đủ các đặc tính của SONET/SDH. Trường hợp hình 2-2 phần SONET/SDH
kết thúc tại ADM, thiết bị chuyển mạch Ethernet chỉ thấy một đường Ethernet
tổng.

Switch/ADM Switch/ADM
Ethernet E E Ethernet
o SONET/SDH o
S S

Hình 2-4. Chức năng EoS và chuyển mạch trong ADM


Hình 2-4 là trường hợp chức năng chuyển mạch gói, ADM và EOS
thực hiện trên cùng một thiết bị. Mô hình này là tối ưu, tuy nhiên nếu muốn
có sự tách biệt giữa truyền dẫn và dịch vụ số liệu thì sẽ là một khó khăn.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 25


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Công nghệ EOS cũng làm cho việc sử dụng băng thông của dịch vụ
không hiệu quả. Bởi vì các tốc độ luồng SONET/SDH không linh hoạt trong
việc mở rộng băng thông và băng thông của SONET/SDH không phù hợp với
các tốc độ Ethernet. Để hạn chế điều này người ta sử dụng VCAT (Virtual
Concatenation).

Luồng tập trung ảo - Virtual Concatenation (VCAT)

Với chuẩn ghép kênh SONET/SDH thông thường thì việc cung cấp một
băng thông phù hợp với yêu cầu của khách hàng là rất khó khăn. Bởi vì tốc độ
SONET/SDH quá nhỏ hoặc quá lớn so với yêu cầu. Trong cấu hình ring
SONET/SDH thì một phần băng thông bị lãng phí, không phải lúc nào cũng
được sử dụng.

VCAT sẽ gom một số đường tốc độ thấp tạo thành đường tốc độ cao
hơn. VCAT được thực hiện ở lớp 1 (L1), tức là VCAT sẽ tập hợp các kênh
khác nhau và đưa lên lớp trên như một kênh vật lý. VCAT cũng cho phép gộp
n*STS/STM hoặc n*VT/VC tạo thành một đường có tốc độ phù hợp.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 26


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-5. Luồng tập trung ảo

Hình 2-5 minh họa cho việc sử dụng hiệu quả băng thông. Với một
băng thông yêu cầu là 300Mbps (khoảng 6 đường STS-1), trường hợp ghép
kênh thông thường, nhà mạng sẽ sử dụng nhiều giao diện DS3 và thực hiện
ghép kênh phía khách hàng để cung cấp cho khách hàng băng thông vừa ý
(DS3 là giao diện vật lý cung cấp tốc độ 45Mbps còn STS-1 là định dạng
khung SONET có thể truyền tải tốc độ 50Mpbs). Việc sử dụng nhiều giao
diện DS3 ở phía khách hàng là không hiệu quả, bởi vì sẽ làm tăng giá thành
và không đạt được băng thông cao nhất do kỹ thuật chia sẻ tải. Cách khác, nhà
mạng có thể cung cấp cho khách hàng một đường OC12 (12 STS-1), nhưng
như vậy thì nhà mạng sẽ chịu lỗ bởi vì còn thừa 6 STS-1 không thể sử dụng
cho khách hàng khác. Với VCAT, nhà mạng có thể cung cấp cho khách hàng
đường 300Mbps bằng cách kết hợp 6 STS-1 như một đường lớn hơn.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 27


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-6. Truyền dẫn Ethernet SONET/SDH


Hình 2-6 là một ví dụ về việc cung cấp cả dịch vụ kết nối Ethernet và
dịch vụ TDM trên cùng một hạ tầng mạng SONET/SDH. Nếu thiết bị
SONET/SDH có hỗ trợ VCAT thì giao diện Gigabit Ethernet có thể được
truyền tải qua một luồng 21STS-1, giao diện Fast Ethernet có thể truyền tải
qua luồng 2STS-1 và giao diện DS3 truyền tải qua luồng 1STS-1. Trong
nhiều trường hợp, tốc độ của giao diện Ethernet không nhất thiết phải tương
ứng với tốc độ của SONET/SDH. Một giao diện 100Mbps Ethernet có thể
được truyền tải qua một, hai hoặc ba luồng STS-1 (50Mbps). Trường hợp này
cần có các kỹ thuật hàng đợi, điều chỉnh để giảm thiểu việc mất gói do quá tải
gây ra.

Chức năng EOS và VCAT được thực hiện tại điểm đầu vào và đầu ra,
không nhất thiết phải thực hiện ở mọi trạm trên đường truyền dẫn. Như trong
hình 2-6 thiết bị nối chéo XC thực hiện kết nối hai vòng ring như thông
thường. Tuy nhiên để VCAT có thể phát huy hiệu quả thì các thiết bị đều phải
hỗ trợ VCAT, nếu không việc tiêt kiệm băng thông sẽ không thực hiện được.
Nếu thiết bị trên vòng ring hỗ trợ phân chia kênh mức STS-1 hoặc cao hơn thì
kênh nhỏ nhất VCAT hỗ trợ là STS-1. Nếu thiết bị hỗ trợ VCAT tới mức VT

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 28


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

1.5 (T1) thì băng thông cao nhất của STS-1 trên vòng ring vẫn bị lãng phí
thậm chí khi CPE được chỉ định là n*VT 1.5 thông qua VCAT. Ví dụ trong
hình 1.10, nếu thiết bị ADM 1 và 2 hỗ trợ VCAT tới mức VT 1.5 nhưng thiết
bị nối chéo chỉ thực hiện nối chéo ở mức DS3 thì việc tiết kiệm băng thông
không được thực hiện.

Cơ chế điều khiển dung lượng kênh (LCAS):

VCAT là công cụ hiệu quả trong việc cung cấp cho khách hàng băng
thông theo yêu cầu. Tuy nhiên nhu cầu về băng thông của khách hàng luôn
luôn thay đổi. Để tránh tình trạng thêm bớt liên kết liên tục theo nhu cầu của
khách hàng người ta sử dụng LCAS. LCAS là một giao thức cho phép thay
đổi kích cỡ kênh bất kỳ lúc nào. LCAS cũng được sử dụng để kiểm tra tính
kết nối của đường truyền để thêm hoặc bỏ đường truyền mà không cần phải
phá vỡ hoạt động. Sử dụng kết hợp EOS với LCAS, VCAT có thể đạt hiệu
quả cao khi triển khai dịch vụ Ethernet qua SONET/SDH.

2.2 Resilient Packet Ring (RPR)

RPR là một giao thức lớp MAC được thiết kế để tối ưu quản lý băng
thông và dễ dàng triển khai dịch vụ dữ liệu trên một mạng ring. RPR được
khởi nguồn từ khi Cisco sử dụng công nghệ DPT để tối ưu quản lý và phục
hồi băng thông cho các mạng ring. Sau đó DPT được nhóm IEEE 802.17
nghiên cứu và đưa ra chuẩn RPR. RPR là giao thức lớp MAC vận hành ở lớp
2 của mô hình OSI, nó không nhận biết lớp 1 nên độc lập với truyền dẫn nên

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 29


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

có thể làm việc với WDM, SDH hay truyền dẫn dựa trên Ethernet (sử dụng
GBIC - Gigabit Interface Converter). Ngoài ra, RPR đi từ thiết bị đa lớp đến
dịch vụ mạng thông minh lớp 3 như MPLS. MPLS kết hợp thiết bị rìa mạng
IP lớp 3 với thiết bị lớp 2 như ATM, Frame Relay. Sự kết hợp độ tin cậy và
khả năng phục hồi của RPR với ưu điểm quản lý lưu lượng và khả năng mở
rộng của MPLS VPN và MPLS-TE được xem là giải pháp xây dựng MAN
trên thế giới hiện nay.

Hình 2-7. Mô hình mạng sử dụng RPR


Hình vẽ 2-7 chỉ ra mô hình triển khai RPR cơ bản. Các CMTS (Cable
Modem Termination System – hệ thống đầu cuối điều giải cáp) tập hợp lưu
lượng đến thông qua cáp đồng trục từ nhà khách hàng rồi chuyển tới router
RPR. Có nhiều router RPR kết nối với nhau bằng một ring OC48, sau đó lưu
lượng được tập trung chuyển đến một hub trung tâm để thực hiện kết nối ra
Internet.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 30


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Có thể nhận thấy RPR sử dụng các ruoter còn EOS sử dụng các swtich.
Lí do bởi vì RPR xuất thân từ DPT của Cisco sử dụng router để thực hiện các
dịch vụ định tuyến IP trên mạng ring. IEEE 802.17 có hướng làm RPR độc
lập với lớp 2 và lớp 3, nhưng thực tế RPR được chấp nhận dành cho các dịch
vụ lớp 3. Đồng thời cũng ít router hỗ trợ dịch vụ lớp 2.

Hoạt động xen, rẽ và chuyển tiếp gói RPR:

RPR có ba hoạt động chính là xen, rẽ và chuyển tiếp gói tương tự như
cơ chế add/drop trong SONET/SDH. Ở đây các kênh được thêm, bớt và kết
nối chéo bên trong vòng ring.
IEEE 802.3 MAC xử lý các gói tại mỗi node của vòn ring bất kể node
đích là nod kế tiếp. Ngược lại RPR 802.17 MAC chuyển tiếp gói tin trong
vòng ring mà không thực hiện bất kỳ bước đệm hoặc chuyển mạch trung gian
nào nếu như gói không thuộc về node. Do đó giảm thiểu được công việc của
từng node.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 31


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-8. Hoạt động thêm, bớt và chuyển tiếp trong RPR

Hình 2-8 minh họa hoạt động của RPR, lưu lượng không thuộc về node
được chuyển tiếp trong vòng ring được thực hiện bởi IEEE 802.17 MAC.
Trong hoạt động của Ethernet IEEE 802.3 MAC lưu lượng được xử lý, lưu
đệm tại mỗi node để chức năng chuyển mạch xác định giao diện đầu ra.

Ưu điểm của RPR so với SONET/SDH là toàn bộ các gói đến vòng
ring đều được chia sẻ đầy đủ băng thông, cơ chế quản lý băng thông của RPR
cho phép tránh được nghẽn. Trong SONET/SDH mỗi khe thời gian được dành
cho một kênh, băng thông dành cho kênh sẽ bị bỏ ra khỏi vòng ring khi không
có lưu lượng nào.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 32


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Khả năng phục hồi của RPR:

RPR cung cấp khả năng phục hồi bảo vệ trong 50ms. Khả năng phục
hồi nhanh chóng cùng với tận dụng băng thông là đặc điểm nổi trội so với
SONET/SDH và các cơ chế bảo vệ khác.

RPR thực hiện chức năng bảo vệ theo 2 cách:


+ Wrap: Một vòng RPR gồm hai vòng sợi quang truyền ngược chiều
nhau. Nếu một thiết bị hay sợi quang bị phát hiện có lỗi, lưu lượng đi
đến sẽ được chuyển sang hướng ngược lại trên vòng quang kia.
+ Steer: Khi phát hiện lỗi sẽ không thực hiện chuyển lưu lượng sang
vòng khác. Node phát hiện lỗi đầu tiên sẽ khởi tạo bản tin báo lỗi gửi
cho các node khác. Khi node nhận được tin bảo vệ, sẽ thực hiện tính
toán lại đường đến đích và topology sẽ được cập nhật tương ứng.

Steer là kỹ thuật bảo vệ mặc định. Nếu các router trong vòng có hỗ trợ
cả hai kiểu bảo vệ thì kiểu Steer sẽ được chọn. Mọi router trong vòng phải
chạy cùng một kiểu bảo vệ. Tất cả hoạt động cảnh báo và chuyển lưu lượng
được thực hiện không quá 50 ms.

Đối với cơ chế bảo vệ SONET/SDH UPSR có một đường hoạt động và
một đường dự phòng, chỉ có 50% dung lượng được sử dụng. Với RPR cả hai
đường đều được sử dụng để truyền đồng thời. Khi xảy ra lỗi, vòng ring được
chuyển sang đường còn lại và cô lập vị trí lỗi.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 33


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-9. Bảo vệ trong RPR

Như vậy RPR có các đặc điểm chính sau đây:


- Kết nối theo cấu hình Ring
- Khôi phục đường truyền nhanh khi có sự cố (<50ms)
- Hỗ trợ đa dạng phân lớp dịch vụ
- Sự linh hoạt của lớp vật lý: có thể tương thích với các tiêu chuẩn lớp
vật lý khác nhau như Ethernet, SONET/SDH và DWDM.
- Cho phép truyền tải lưu lượng theo phương thức quảng bá.
- Điều khiển băng thông tránh tắc nghẽn.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 34


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

2.3 Gigabit Ethernet (GE)

Công nghệ Ethernet không chỉ giới hạn ở là một công nghệ truy nhập
mà còn có thể sử dụng làm công nghệ truyền dẫn. Khi sử dụng Ethernet làm
công nghệ truyền dẫn thì phần mạng truy nhập có thể xây dựng theo kiểu ring
hoặc kiểu hub-and-spoke.

Với cấu hình hub-and-spoke sẽ có các node tập trung lưu lượng từ
những node khác như trong hình 2-10. Các switch sẽ được đặt ở gần POP
hoặc CO sử dụng sợi quang riêng hoặc bước sóng để kết nối giữa các node.
Mặc dù cấu hình này tốn kém hơn kiểu ring nhưng vẫn được nhiều nhà mạng
coi là tốt hơn ring. Băng thông đến khách hàng có thể mở rộng bởi vì toàn bộ
đường cáp dành cho khách hàng. Có hai kiểu bảo vệ có thể thực hiện. Kiểu
thứ nhất tải lưu lượng sẽ được chia đều trên hai đường liên kết, nếu có sự cố
thì lưu lượng sẽ dồn sang đường còn lại. Kiểu bảo vệ thứ hai là có hai đường
liên kết từ hai swittch khác nhau tới nhà khách hàng. Trong hai đường này sẽ
có một đường ở trạng thái dự phòng không sử dụng do đó phải sử dụng giao
thức STP giữa những node này.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 35


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-10. Cấu trúc Hub-and-Spoke

Hình 2-11. Cấu hình ring Gigabit Ethernet

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 36


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Cấu hình ring có thể coi là một tập hợp các liên kết điểm - điểm giữa
các switch. Băng thông của ring được chia sẻ cho các node. Ngoài ra băng
thông này còn được dành cho quản lý, bảo vệ. Trong cấu hình này phải sử
dụng STP để tránh vòng lặp vô hạn của gói tin. STP sẽ khóa một số cổng dư
thừa, đo đó kém tin cậy hơn bảo vệ của RPR, SONET/SDH. Khi có sự cố xảy
ra thì STP sẽ điều chỉnh lại cổng bị khóa để thiết lập đường liên kết mới như
hình 2-12

Hình 2-12. Spanning Tree trong cấu hình ring Gigabit Ethernet

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 37


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

2.4 MPLS/GMPLS

MPLS là giải pháp chuyển mạch nhãn đa giao thức, được sử dụng trong
các mạng hiệu năng cao để định truyến và chuyển tiếp dữ liệu. Chức năng cơ
bản của MPLS là cho phép các router thiết lập các luồng điểm - điểm (còn gọi
là các luồng chuyển mạch nhãn - LSP) với các đặc tính QoS xác định qua bất
kỳ mạng loại gói hay tế bào. MPLS có thể coi như một giải pháp công nghệ tổ
hợp, mạng MPLS có khả năng chuyển các gói tin tại lớp 3 và tại lớp 2 sử
dụng cơ chế hoán đổi nhãn như một kỹ thuật chuyển tiếp.

MPLS hoạt động giữa lớp liên kết dữ liệu (L2) và lớp mạng (L3),
MPLS có thể hoạt động với các giao thức mạng lớp 2 khác nhau như Ethernet,
ATM, Frame Relay, PPP...

Hình 2-13. Cấu trúc gói tin MPLS

Phần tiêu đề của gói tin MPLS bao gồm một hoặc nhiều một chồng
nhãn. Một chồng nhãn bao gồm 4 trường sau:
+ 20 bit trường giá trị nhãn.
+ 3 bit trường kiểu lưu lượng dành cho QoS.
+ 1 bit cờ chỉ chồng nhãn cuối, nếu cờ được đặt thì chồng nhãn đó là
cuối cùng trong tiêu đề của gói tin MPLS.
+ 4 bit trường thời gian sống – TTL.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 38


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Các router thực hiện chuyển mạch dựa trên nhãn gọi là các LSR (Label
Switch Router). Nhãn được phân phối giữa các LSR bằng giao thức phân phối
nhãn LDP (Label Distribution Protocol). Các đường chuyển mạch nhãn LSP
(Label Switched Path) được thiết lập có thể tạo một mạng riêng ảo hoặc để
truyền tải lưu lượng qua mạng. LSP cũng tương tự như PVC trong ATM
nhưng LSP không phụ thuộc vào giao thức hoạt động ở lớp 2.

Hình 2-14. Mạng Ethernet đô thị MPLS

Như vậy MPLS có các ưu điểm sau đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với
MAN-E:
+ Hỗ trợ nhiều dịch vụ trong đó có 3 dịch vụ cơ bản là E-Line, E-LAN
và E-Tree.
+ Có khả năng mở rộng mạng và dịch vụ.
+ Hỗ trợ nhiều tính năng QoS.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 39


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Độ tin cậy cao, có khả năng phục hồi nhanh.


+ Các tính năng vận hành khai thác OAM thuận tiện và nhanh chóng.
+ Được hỗ trợ bởi nhiều hãng lớn như Cisco, Acatel, Juniper…

Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát GMPLS
(Generalized Multiprotocol Labed Switching là bước phát triển theo của công
nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multiprotocol Labed Switching).
GMPLS thực chất là sự mở rộng chức năng điều khiển của mạng MPLS, nó
cho phép kiến tạo mặt phẳng điểu khiển quản lý thống nhất không chỉ ở lớp
mạng mà còn thực hiện đối với các lớp ứng dụng, truyền dẫn và lớp vật lý.
GMPLS mở rộng chức năng hỗ trợ giao thức IP để điều khiển thiết lập hoặc
giải phóng các đường chuyển mạch nhãn LSP cho mạng hỗn hợp bao gồm cả
chuyển mạch gói, chuyển mạch kênh, mạng quang.

2.5 IEE 802.1Q và Q-in-Q

IEEE 802.1Q là chuẩn được thiết kế cho việc gán nhãn VLAN. 4 bytes
tiêu đề sẽ được thêm vào khung IEEE802.3 tiêu chuẩn và được gọi là nhãn
VLAN. Hình vẽ 2-15 minh họa các trường của nhãn VLAN.

Hình 2-15. Cấu trúc nhãn VLAN

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 40


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Đối với Ethernet, trường Ethernet Type luôn có giá trị 8100H, trường
CFI luôn bằng 0. Hai trường quan trọng nhất là VLAN ID có độ dài 12 bit cho
phép nhận dạng 4096 VLANs và trường User Priority có độ dài 3 bit.

Đối với mạng doanh nghiệp, các VLAN được dùng để giới hạn lưu
lượng mạng nội bộ. Các khung Ethernet của mạng nội bộ sẽ được nhận dạng
và ưu tiên qua các trường VLAN ID và User Priority. Thuật ngữ CE-VLAN
ID được dùng để nhận dạng VLAN ID trong khung dịch vụ của khách hàng.
Nhãn CE-VLAN để nhận dạng nhãn VLAN trong khung dịch vụ của khách
hàng.

Như ta thấy 802.1Q có giới hạn về số lượng VLAN có thể nhận dạng
được là 4096, không có sự phân biệt rõ ràng giữa mạng của nhà ung cấp và
mạng của khách hàng ( không có đánh địa chỉ và VLAN ID riêng) vì thế
không đảm bảo an ninh mạng. Để khắc phục vấn đề này gười ta sử dụng Q-in-
Q (viết tắt của 802.1Q-in-802.1Q) hay 802.1ad. Trong Q-in-Q nhà cung
cấpdichj vụ sẽ thêm một VLAN ID hay còn gọi là P-VLAN vào khung IEEE
802.1Q của khách hàng như minh họa dưới đây.

Hình 2-16. Các trường trong Q-in-Q

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 41


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Nhãn P-VLAN được thêm vào sau địa chỉ MAC nguồn. Nhãn P-VLAN
bao gồm P-VLAN ID của nhà cung cấp dịch vụ gồm 12 bit hỗ trợ 4096 giá
trị, trường P-VLAN CoS gồm 3 bit cung cấp 8 lớp dịch vụ cho mỗi P-VLAN
ID. Ttrường Provider Ethernet Type thường dùng giá trị khác 8100h để chỉ ra
nhãn P-VLAN này không phải là nhãn IEEE802.1Q VLAN tiêu chuẩn,
trường P-CFI thường bằng 0. Nhãn P-VLAN được sử dụng để nhận dạng dịch
vụ.

Nhãn C-VLAN sẽ không bị tác động tới bởi nhà cung cấp. Sau dây là
một số đặc điểm cả khả năng của Q-in-Q.
+ Quản lý VLAN khách hàng: Nhà cung cấp sử dụng một P-VLAN
cho mỗi dịch vụ. Nhà cung cấp sẽ ánh xạ C-VLAN ID của khách hàng
vào một dịch vụ được nhận dạng bởi một P-VLAN ID. Như vậy C-
VLAN ID sẽ được giữ nguyên, khách hàng có thể tự do lựa chọn C-
VLAN ID và C-VLAN CoS.

Hình 2-17. Nhãn P-VLAN được thêm vào khung dịch vụ của khách hàng

+ Học địa chỉ MAC và phân chia địa chỉ MAC giữa nhà cung cáp
dịch vụ và khách hàng: Q-in-Q không cung cấp bất kỳ một sự phân
SVTH: Phan Dũng Vy Trang 42
Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

chia nào giữa các địa chỉ MAC của nhà cung cấp và khách hàng. Vì vậy
khi sử dụng Q-in-Q cho dịch vụ E-LAN, thiết bị chuyển mạch của nhà
cung cấp phải học toàn bộ các địa chỉ MA trong mạng không phân biệt
của nhà cung cấp hay của khách hàng. Do đó làm cho mạng của nhà
cung cấp trở thành một mạng lớn như hình vẽ.

2.6 Công nghệ MAC-in-MAC (PBB/PBT)

Công nghệ MAC-in-MAC hay PBB/PBT là công nghệ được khởi


xướng bởi hãng Nortel Networks và hiện nay đã được tiêu chuẩn hóa thành
802.1ah. Công nghệ MAC-in-MAC hiện đang cạnh tranh với MPLS trong các
mạng MAN-E.

Công nghệ MAC-in-MAC giải quyết được các hạn chế của công nghệ
Q-in-Q như khả năng phân chia địa chỉ MAC của nhà cung cấp và khách
hàng, khả năng mở rộng mạng và nhận dạng dịch vụ. MAC-in-MAC cũng cho
phép các tính năng về điều khiển, phân loại lưu lượng và đảm bảo QoS…

M-in-M thực hiện thêm địa chỉ MAC nguồn và MAC đích của nhà
cung cấp, nhãn VLAN và nhận dạng dịch vụ của nhà cung cấp vào khung
Ethernet tại giao diện NNI.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 43


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 2-18. Các trường trong khung M-in-M


Trong M-in-M nhãn P-VLAN có khuôn dạng giống với nhãn P-VLAN
của Q-in-Q. Truy nhiên trong M-in-M P-VLAN ID của nhãn P-VLAN nhận
dạng VLAN của nhà cung cấp mà các khung dịch vụ của khách hàng chạy
qua đó. P-VLAN CoS xác định lớp dịch vụ cho phân loại và điều khiển lưu
lượng. Service ID nhận dạng dịch vụ trong mạng của nhà cung cấp. M-in-M -
cung cấp tới 16 triệu dịch vụ. Bảng 2-1 tóm tắt các trường trong M-in-M.

Trường trong M-in-M Ý nghĩa


Tiêu đề của nhà cung cấp Đánh địa chỉ mạng nhà cung cấp
ID của dịch vụ Nhận dạng dịch vụ
ID của P-VLAN Nhận dạng VLAN của nhà cung cấp
P-VLAN CoS Quản lý lưu lượng
Bảng 2-1. Ý nghĩa các trường trong M-in-M

Trong M-in-M, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuyển lưu lượng dựa trên địa
chỉ MAC của nhà cung cấp. Các khung dịch vụ của khách hàng sẽ được đưa
vào đường hầm logic M-in-M và không được dùng để chuyển mạch trong
mạng của nhà cung cấp. Vì vậy mạng của nhà cung cấp dịch vụ và mạng của
khách hàng riêng rẽ nhau.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 44


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

M-in-M có một số đặc điểm nổi bật sau :


+ Quản trị VLAN của khách hàng: M-in-M tạo đường hầm trong suất
cho các khung dịch vụ Ethernet của khách hàng. Tại giao diện UNI,
nhà cung cấp dịch vụ ánh xạ các giá trị của C-VLAN ID và C-VLAN
CoS vào Service ID và P-VLAN CoS chỉ định cho dịch vụ đó. Như vậy
khách hàng có thể tự do phân các giá trị C-VLAN ID và C-VLAN CoS
theo nhu cầu của họ mà không phải quan tâm đến nhà cung cấp dịch vụ.
Các nhà cung cấp dịch vụ cũng không lo lắng phối hợp với VLAN ID
với các khách hàng.
+ Cung cấp các VLAN của nhà cung cấp dịch vụ: M-in-M P-VLAN
ID cho phép nhà cung cấp dịch vụ phân chia mạng của họ thành các
khu vực để đơn giản hóa việc đảm bảo QoS. VLAN của nhà cung cấp
cho phép hỗ trợ nhiều loại dịch vụ của khách hàng.
+ Học và phân chia địa chỉ MAC của nhà cung cấp và khách hàng:
Đường hầm logic M-in-M cho phép tách biệt địa chỉ MAC của nhà
cung cấp và khách hàng. Vì vậy mạng chỉ cần học địa chỉ MAC của các
thiết bị của nhà cung cấp. việc học địa chỉ MAC chỉ thực hiện khi có
các thiết bị Ethernet mới được thêm vào mạng của nhà cung cấp. Vì
vậy mạng của nhà cung cấp sẽ giảm được đáng kể các khung broadcast,
tăng độ ổn định và băng thông hữu ích cho lưu lượng khác.
+ Khả năng mở rộng và nhận dạng dịch vụ: M-in-M nhận dạng dịch
vụ từ hai khía cạnh. Thứ nhất là các dịch vụ ở giao diện UNI được nhận
dạng bởi Service ID, đây chính là điểm mà một hoặc nhiều C-VLAN
ID được ánh xạ với một dịch vụ nào đó. Thứ hai P-VLAN ID nhận
dạng P-VLAN của nhà cung cấp mà qua đó các dịch vụ được chuyển
qua. M-in-M hỗ trợ 4096 P-VLAN và tới một triệu dịch vụ. M-in-M sử
dụng nhãn P-VLAN để quản lý lưu lượng thông qua P-VLAN UD và

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 45


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

P-VLAN CoS cho phép nahf cung cấp dịch vụ tính toán thiết kế mạng
cho dịch vụ được hỗ trơ trước khi kích hoạt dịch vụ. Mỗi P-VLAN
được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của một dịch vụ nào đó. Vì vậy
việc vận hành khai thác mạng và kích hoạt dịch vụ nhanh chóng hơn.
+ Ánh xạ và bảo toàn nhãn C-VLAN: M-in-M lưu các nhãn C-VLAN
do các khung dịch vụ của khách hàng được tạo đường qua mạng. Vì
vậy nhà cung cấp dịch vụ có thể chuyển các khung dịch vụ của khách
hàng qua mạng một các trong suất. Nhà cung cấp dịch vụ chỉ ra Service
ID của một dịch vụ nào đó và ánh xạ C-VLAN ID của khách hàng vào
một Service ID và C-VLAN CoS vào một P-VLAN CoS.
+ Cung cấp sự trong suất với các giao thức điều khiển của khách
hàng: M-in-M tạo đường hầm cho các khung dịch vụ của khách hàng,
tất cả các bản tin của giao thức điều khiển Ethernet (BPDU) được
truyền trong suất trong đường hầm qua mạng nhà cung cấp. Điều này
cho phép các giao thức điều khiển Ethernet được sử dụng độc lập giữa
mạng của nhà cung cấp và mạng của khách hàng. M-in-M lược bỏ bớt
tính năng về spanning-tree, flooding và broadcasting của mạng Ethernet
truyền thống. Thời gian phục hồi lâu cũng như phương thức truyền
quảng bá không được sử dụng trong mạng của nhà cung cấp. Trong M-
in-M, mặt phẳng điều khiển được triển khai tập trung nên đơn giản hơn
trong lớp quản lý. Về mặt kỹ thuật, khi tập trung điều khiển thì việc
điều khiển định tuyến cũng như các giao thức báo hiệu sẽ bớt phức tạp.
Trong mạng M-in-M không nhất thiết phải có các giao thức định tuyến
BGP, OSPF, IS-IS hay các giao thức báo hiệu như LDP… giảm bớt độ
phức tạp trên vùng điều khiển và chuyển công việc này cho phần quản
trị dịch vụ. Vì vậy thiết bị công nghệ M-in-M có giá thành rẻ hơn so

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 46


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

với các thiết bị MPLS do lược bớt các tính năng định tuyến và báo hiệu
trên thiết bị chuyển mạch.

Kết luận chương II:

Chương này đã trình bày một cách tổng quan về các công nghệ để xây dựng
mạng MAN-E. Hiện nay có nhiều công nghệ có thể áp dụng để xây dựng
mạng MAN-E, mỗi công nghệ có những ưu nhược điểm khác nhau. Công
nghệ sử dụng trong MAN-E phải đáp ứng được các yêu cầu về khả năng phục
hồi nhanh, chuyển mạch tốc độ cao, có độ tin cậy cao và hỗ trợ tốt các chức
năng OAM. Với các tiêu chí đó MPLS đang là công nghệ chiếm ưu thế và
đang được sử dụng nhiều trên thế giới.

Trong chương tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về các dịch vụ được triển khai trên
nền mạng MAN-E.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 47


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

CHƯƠNG III - CÁC DỊCH VỤ MẠNG MAN-E

MEF là một tổ chức phi lợi nhuận đã có hoạt động rất tích cực đưa ra các định
nghĩa, các thuật ngữ cho việc triển khai các dịch vụ Ethernet trong mạng đô
thị. MEF đưa ra định nghĩa về giao diện người dùng – mạng (UNI) và kết nối
Ethernet ảo (EVC). UNI là điểm nằm giữa thiết bị của người sử dụng và mạng
của nhà cung cấp dịch vụ. EVC là liên kết giữa hai hoặc nhiều UNI. Hay nói
khác, EVC là đường hầm logic nối giữa hai hay nhiều phía khách hàng và cho
phép truyền các khung Ethernet trên đó. MEF định nghĩa ba loại EVC là EVC
điểm - điểm, EVC đa điểm - đa điểm và EVC gốc – đa điểm (Rooted -
Multipoint).

Hình 3-1. Mô hình dịch vụ cơ bản

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 48


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Mô hình đơn giản của dịch vụ Ethernet mô tả như hình 3-1. Dịch vụ Ethernet
được cung cấp bởi nhà cung cấp và các thiết bị phía khách hàng (CE –
Customer Equipment) nối tới mạng của nhà cung cấp tại giao diện UNI sử
dụng các chuẩn kết nối Ethernet 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps hoặc 10Gbps.
MEF định nghĩa ba loại hình dịch vụ Ethernet cơ bản là E-Line, E-LAN và E-
Tree.

Những dịch vụ trên được định nghĩa theo quan điểm từ phía thuê bao. Các
dịch vụ này có thể được hỗ trợ bởi nhiều công nghệ truyền tải khác nhau như
SONET, MPLS, DWDM … Tuy nhiên kết nối tại thuê bao của UNI là
Ethernet. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua các nội dung sau:
- Ưu điểm của các dịch vụ cung cấp qua MAN-E.
- Các loại dịch vụ MAN-E cơ bản.
- Các thuộc tính dịch vụ của mạng MAN-E.

3.1 Ưu điểm của các dịch vụ cung cấp qua MAN-E

Trên thế giới, các dịch vụ MAN-E được cung cấp rộng rãi bởi các nhà
cung cấp dịch vụ. Một số nhà cung cấp dịch vụ đã mở rộng phạm vi của dịch
vụ Ethernet tới WAN. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ethernet ngày
càng tăng nhanh. Những đặc điểm nổi trội của dịch vụ Ethernet đã hấp dẫn
khách hàng:
+ Dễ dàng sử dụng: Dịch vụ Ethernet được cung cấp với chuẩn
Ethernet dã trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi. Hầu hết các
thiết bị và các trạm kết nối vào mạng sử dụng giao diện Ethernet do đó
sử dụng dịch vụ Ethernet để kết nối giữa các thiết bị đó đễ dàng trong
việc thực hiện các chức năng OAM&P.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 49


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Hiệu quả về chi phí: Dịch vụ Ethernet có thể giảm chi phí đầu tư và
chi phí vận hành theo ba hướng sau:
- Giao diện Ethernet được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm
thiết bị mạng, đồng thời bản thân giao diện Ethernet cũng không
đắt.
- Giá thành của các dịch vụ Ethernet thấp hơn so với các dịch vụ
cạnh tranh khác bởi vì Ethernet có giá thấp hơn về thiết bị và vận
hành.
- Dịch vụ Ethernet cho phép thuê bao có thể mở rộng băng thông
và khách hàng chỉ phải trả thêm cho phần băng thông mở rộng.
+ Tính linh hoạt: Nhiều dịch vụ Ethernet cho phép khách hàng thiết
lập hệ thống mạng lưới phức tạp hoặc không thể thực hiện với các dịch
vụ khác. Ví dụ một giao diện Ethernet có thể cung cấp kết nối giữa
nhiều vị trí văn phòng để tạo thành mạng các mạng Intranet VPN. Đồng
thời có thể kết nối với các đối tác và nhà cung ứng thông qua Extranet
VPN và cung cấp một kết nối truy nhập Internet tốc độ cao. Với dịch
vụ Ethernet được quản lý, thuê bao có thể dễ dàng thêm hoặc thay đổi
băng thông trong vài phút thay vì vài ngày hoặc vài tuần như các dịch
vụ mạng truy nhập khác. Hơn nữa những sự thay đổi trên không yêu
cầu khách hàng phải trải thêm chi phí cho thiết bị mới.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 50


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

3.2 Các loại dịch vụ MAN-E cơ bản

3.2.1 Dịch vụ E-Line

E-Line là dịch vụ Ethernet cơ bản dựa trên kết nối Ethernet ảo điểm -
điểm như mô tả trên hình 3-2. Dựa trên E-line có thể triển khai nhiều dịch vụ
khác nhau tùy theo nhà cung cấp.

Hình 3-2. Dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm

Đơn giản nhất, E-Line có thể cung cấp băng thông đối xứng cho truyền
dữ liệu hai hướng không có cam kết về hiệu năng, ví dụ như dịch vụ nỗ lực tối
đa giữa hai UNI 10Mbps. Phức tạp hơn, E-Line có thể cung cấp dịch vụ kết
nối giữa hai UNI có tốc độ khác nhau và có thể kèm theo cam kết về hiệu
năng như cam kết về CIR với CBS, cam kết về EIR với EBS, trễ, biến động
trễ, suy hao… Ghép dịch vụ có thể thực hiện tại một hoặc cả hai phía UNI của
EVC. Chẳng hạn có thể có nhiều hơn một kết nối điểm – điểm được yêu cầu
trên cùng một cổng vật lý tại một hoặc cả hai phía UNI.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 51


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Dịch vụ E-Line có thể cung cấp các EVC điểm-điểm giữa các UNI
tương tự như sử dụng các PVC Frame Relay để kết nối các phí khách hàng
với nhau như hình 3-3.

Hình 3-3. Dịch vụ E-Line tương tự Frame Relay

Dịch vụ E-Line cũng có thể cung cấp một kết nối điểm điểm giữa các
UNI tương tự như dịch vụ kênh riêng TDM. Các dịch vụ kết nối giữa hai UNI
như vậy cung cấp truyền dẫn trong suất các khung dịch vụ giữa các UNI do
đó phần tiêu đề và tải tin của khung dịch vụ phải đồng nhất tại cả hai phía
UNI nguồn và đích. Các dịch vụ trên cũng cùng có các đặc tính cơ bản như trễ
khung, Jitter và tỉ lệ mất khung thấp và không có ghép dịch vụ. Như trong
hình 2.4, mỗi EVC yêu cầu phải có một UNI (giao diện vật lý) riêng biệt.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 52


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-4. Dịch vụ E-line tương tự như sử dụng kênh riêng

Như vậy, một dịch vụ E-Line có thể được sử dụng để xây dựng các
dịch vụ tương tự như Frame Relay hoặc kênh thuê riêng. Tuy nhiên băng
thông và khả năng lựa chọn kết nối của Ethernet là tốt hơn nhiều.

3.2.2 Dịch vụ E-LAN

Dịch vụ E-LAN là dịch vụ dựa trên kết nối đa điểm – đa điểm như
trong hình 3-5. Cũng tương tự như E-Line, E-LAN có thể cung cấp dịch vụ nỗ
lực tối đa không có cam kết về hiệu năng hoặc có thể cung cấp dịch vụ phức
tạp giữa các UNI có tốc độ khác nhau và hỗ trợ chất lượng dịch vụ.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 53


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-5. Dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm-đa điểm

Ghép dịch vụ có thể có hoặc không tại các UNI của EVC đa điểm – đa
điểm. Ví dụ một EVC đa điểm – đa điểm (E-LAN) và EVC điểm – điểm (E-
Lline) có thể thực hiện tại cùng một UNI. Có thể E-LAN được dùng để kết
nối thuê bao của các vị trí của khách hàng trong khi E-Line được sử dụng để
kết nối truy nhập tới Internet, cả hai dịch vụ được thực hiện thông qua ghép
dịch vụ tại cùng một UNI.

So sánh giữa E-LAN với topo mạng Frame Relay theo kiểu Hub and
Spoke. Các PVC Frame Relay là kết nối điểm - điểm, dịch vụ kết nối đa điểm
được thực hiện bởi nhiều PVC điểm – điểm. Khi một phía khách hàng được
thêm vào cũng phải thêm một PVC mới giữa phía khách hàng đóng vai trò là
“Spoke” mới và “Hub”.

E-LAN theo cấu hình EVC điểm - điểm: E-LAN có thể được sử dụng
để kết nối chỉ giữa hai UNI. Điều này có vẻ giống với E-Line, nhưng có sự
khác biệt.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 54


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-6. Dịch vụ E-LAN trương tự Frame Relay

Hình 3-7. Thêm mới một UNI trường hợp sử dụng dịch vụ E-Line

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 55


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Với dịch vụ E-Line, khi một UNI được thêm vào, một EVC mới cũng
phải thêm vào để kết nối UNI mới tới một trong hai UNI trước đó. Do đó để
kêt nối đầy đủ thì EVC mới phải được thêm vào giữa các UNI như trong hình
3-7. Cũng như vậy đối với trường hợp sử dụng Frame Relay.

Với dịch vụ E-LAN như trong hình 3-8, chỉ có UNI mới kết nối tới
EVC đa điểm, không cần thêm các EVC mới khi sử dụng EVC đa điểm - đa
điểm. E-LAN cho phép UNI mới truyền thông với toàn bộ các UNI khác. Với
dịch vụ E-Line, điều này yêu cầu phải có các EVC riêng biệt kết nối tới các
UNI khác. E-LAN chỉ yêu cầu một EVC để thực hiện kết nối nhiều phía
khách hàng.

Như vậy dịch vụ E-LAN có thể kết nối giữa nhiều phái khách hàng với
độ phức tạp ít hơn cấu hình mesh và Hub and Spoke sử dụng công nghệ điểm
– điểm như Frame Relay và ATM.

Hình 3-8. Thêm mới một UNI trường hợp sử dụng một E-LAN

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 56


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

3.2.3 Dịch vụ E-Tree

E-Tree là dịch vụ dựa trên kết nối EVC Rooted-Multipoint. EVC


Rooted-Multipoint cũng là một EVC đa điểm tuy nhiên có khác với EVC đa
điểm – đa điểm. EVC Rooted-Multipoint được định nghĩa trong MEF 10.2.
Trong EVC Rooted-Multipoint có một hoặc nhiều UNI đóng vai trò là Root
(gốc) và các UNI khác đóng vai trò là Leaf (lá). Một khung dịch vụ đầu vào
đặt vào EVC tại UNI “gốc” có thể phân phát tới một hoặc nhiều UNI của
EVC đó. Một khung dịch vụ đầu vào đặt vào EVC tại UNI “lá” không được
làm xuất hiện một khung dịch vụ đầu ra tại UNI “lá” khác nhưng có thể làm
xuất hiện một khung dịch vụ đầu ra tại một vài hoặc toàn bộ các UNI “gốc”.
Như vậy, một khung dịch vụ broadcast hoặc multicast (xác định từ địa chỉ
MAC) tại UNI “gốc” sẽ được nhân lên trong mạng và bản sao sẽ được phân
phát tới từng UNI của EVC. Cách phân phát này cũng được áp dụng với
trường hợp mạng chưa biết được địa chỉ MAC đích trong một EVC hoặc cặp
UNI. Hình 3-9 mô tả một EVC Rooted-Multipoint với một UNI “gốc”.

Hình 3-9. EVC gốc - đa điểm

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 57


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-10. Kiểu dịch vụ E-tree sử dụng EVC gốc – đa điểm

Kiểu dịch vụ E-Tree với một “gốc” được mô tả như hình 3-10. Ở dạng
đơn giản, kiểu dịch vụ E-Tree có thể cung cấp một UNI “gốc” cho nhiều UNI
“lá”. Mỗi UNI “lá” chỉ có thể trao đổi dữ liệu với UNI “gốc”. Một khung dịch
vụ gửi từ một UNI “lá” với một địa chỉ đích cho một UNI “lá” khác sẽ không
được chuyển. Dịch vụ này thích hợp cho truy cập Internet hoặc các ứng dụng
video qua IP. Một hoặc nhiều CoS có thể được kết hợp với dịch vụ này.

Trong kiểu phức tạp hơn, dịch vụ E-Tree có thể hỗ trợ hai hoặc nhiều
UNI “gốc”. Trong trường hợp này, mỗi UNI “lá” có thể trao đổi dữ liệu với
các UNI “gốc”. Các UNI “gốc” cũng có thể truyền thông với nhau làm tăng
tính tin cậy và linh hoạt. Dịch vụ này được mô tả như trong hình 3-11.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 58


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-11. Dịch vụ E-Tree sử dụng nhiều UNI “gốc”

Với kiểu dịch vụ E-Tree, ghép dịch vụ có hoặc không phát sinh tại một
hoặc nhiều UNI trong EVC. Ví dụ, một dịch vụ E-Tree sử dụng EVC Rooted-
Multipoint và dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm có thể cùng thực hiện
tại một UNI. Trong ví dụ này, dịch vụ E-Tree có thể được sử dụng để hỗ trợ
một ứng dụng cụ thể tại UNI thuê bao như truy nhập tới nhiều “gốc” tại các
điểm POP của ISP, còn dịch vụ E-Line dược sử dụng để kết nối tới vị trí khác
với một EVC điểm-điểm.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 59


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

3.3 Các thuộc tính dịch vụ Ethernet

Các thuộc tính dịch vụ Ethernet xác định các khả năng của loại dịch vụ.
Một số thuộc tính áp dụng cho UNI, một số thuộc tính áp dụng cho EVC.

3.3.1 Giao diện vật lý Ethernet

Tại UNI, các giao diện vật lý Ethernet có các thuộc tính dịch vụ sau:
+ Môi trường vật lý: như các giao diện vật lý được định nghĩa bởi
IEEE 802.3 như các chuẩn 10BaseT, 100BaseT, 1000BaseT sử dụng
cáp đồng xoắn đôi UTP; 10BaseF, 100BaseF, 1000BaseLX,
1000BaseSX sử dụng cáp quang …
+ Tốc độ: Tốc độ Ethernet bao gồm các chuẩn tốc độ 10Mbps,
100Mbps, 1Gbps, 10Gbps và 40Gbps, 100Gbps trong tương lai.
+ Phương thức: cho biết UNI hỗ trợ song công hoặc bán song công.
+ Lớp MAC: cho biết lớp MAC được hỗ trợ.

3.3.2 Đặc tính băng thông

MEF định nghĩa thuộc tính đặc tính băng thông dịch vụ có thể áp dụng
tại UNI hoặc EVC. Đặc tính băng thông là giới hạn về tốc độ khung Ethernet
đi qua UNI. Có thể tách biệt đặc tính băng thông cho các khung đầu vào và
đầu ra. MEF định nghĩa ba loại đặc tính băng thông và gồm có bốn tham số
lưu lượng. Các tham số này ảnh hưởng đến băng thông hoặc lưu lượng truyền
của dịch vụ.
- CIR (Committed Information Rate – Tốc độ thông tin qui định).
- CBS (Committed Burst Size – Kích thước khối qui định).
SVTH: Phan Dũng Vy Trang 60
Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

- EIR (Excess Information Rate – Tốc độ thông tin vượt qu.á)


- EBS (Excess Burst Size – Kích thước khối vượt quá).

Bộ bốn tham số trên tạo thành thuộc tính băng thông dịch vụ. Kiểu
thuộc tính băng thông có thể được áp dụng cho từng UNI, cho từng EVC tại
UNI hoặc cho nhận dạng CoS.
MEF đưa ra khái niệm về các cấp độ “màu” của khung dịch vụ. “Màu”
của khung dịch vụ được dùng để xác định thuộc tính băng thông phù hợp với
khung dịch vụ cụ thể. Một dịch vụ có thể có một hoặc nhiều “màu” tùy thuộc
vào cấu hình các tham số lưu lượng. Một khung dịch vụ được đánh dấu là
màu xanh lục nếu nó phù hợp với CIR và CBS có nghĩa là tốc độ khung trung
bình và kích thước khung lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng CIR và CBS. Trường
hợp này gọi chung là thỏa mãn CIR. Một khung dịch vụ sẽ được đánh dấu là
màu vàng nếu không thỏa mãn CIR nhưng thỏa mãn EIR và EBS. Có nghĩa là
tốc độ khung trung bình lớn hơn CIR nhưng nhỏ hơn EIR và kích thước
khung lớn nhất lơn hơn CBS nhưng nhỏ hơn EBS. Gọi chung là thỏa mãn EIR.
Một khung dịch vụ sẽ được đánh dấu màu đỏ và bị hủy bỏ nếu không thỏa
mãn cả CIR và EIR.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 61


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-12. Thuộc tính màu của khung dịch vụ

CIR là tốc độ trung bình lớn nhất mà các khung dịch vụ được chuyển đi
thỏa mãn các mục tiêu về trễ, suy hao… CIR là tốc độ trung bình bởi vì toàn
bộ các khung dịch vụ được phát đi với tốc độ của UNI (ví dụ 10Mbps) chứ
không phải tại tốc độ CIR (giả sử 2Mbps). CBS là kích thước lớn nhất của
khung dịch vụ có thể được gửi đi và thỏa mãn CIR. Các khung dịch vụ phát đi
với tốc độ trung bình lớn hơn CIR hoặc kích thước lớn hơn CBS sẽ không
thỏa mãn CIR và có thể bị hủy bỏ hoặc đánh dấu màu vàng tùy thuộc vào các
khung dịch vụ đó có thỏa mãn EIR hay không. CIR có thể nhỏ hơn hoặc bằng
với tốc độ của UNI. Nếu có nhiều thuộc tính băng thông được áp dụng tại
cùng một UNI thì tổng của các CIR phải nhỏ hơn hoặc bằng với tốc độ của
UNI. Trường hợp CIR bằng không có nghĩa là dịch vụ được cung cấp không
có cam kết về hiệu năng hay nói khác dịch vụ được cung cấp với nỗ lực tối đa.
EIR là tốc độ lớn nhất lớn hơn hoặc bằng với CIR tại đó các khung được
chuyển đi không có mục tiêu về hiệu năng. Cũng tương tự như CIR thì EIR
cũng chỉ là tốc độ trung bình vì các khung phát đi với tốc độ của UNI. EBS là
kích thước lớn nhất mà khung dịch vụ có thể được gửi đi và không thỏa mãn

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 62


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

EIR. Các khung dịch vụ với tốc độ trung bình lớn hơn EIR hoặc kích thước
lớn hơn EBS được coi là không thỏa mãn EIR và có thể bị loại bỏ hoặc đánh
dấu mà đỏ tùy thuộc vào dịch vụ đang được cung cấp. EIR nhỏ hơn hoặc bằng
với tốc độ UNI. Khi EIR khác không, EIR lớn hơn hoặc bằng CIR.

MEF mới chỉ đưa ra khái niệm trên lý thuyết chứ chưa thực hiện trên
các thiết bị của các hãng khác nhau. Trên thực tế có rất nhiều thiết bị phần
cứng của các hãng khác nhau với các dịch vụ mạng lớp 2 cho tới các đường
điểm - điểm đơn giản. Sự phức tạp càng trở thành vấn đề lớn khi dịch vụ được
thực hiện trên nhiều nhà mạng khác nhau. Vì thế các nhà cung cấp dịch vụ
phải thực hiện kiểm tra thuộc tính băng thông để đưa ra các cam kết về cấp độ
dịch vụ (SLA) cho khách hàng.

3.3.3 Các tham số hiệu năng

MEF đã định nghĩa các tham số để đánh giá hiệu năng chất lượng dịch
vụ. Bao gồm bốn tham số là độ khả dụng, trễ khung, Jitter và tỉ lệ mất khung.
+ Độ khả dụng: Độ khả dụng được diễn tả thông qua một số thuộc tính
dịch vụ như sau:
- Thời gian kích hoạt dịch vụ tại UNI: là thời gian tính từ lúc
bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới
lúc được đáp ứng đưa vào sử dụng dịch vụ đó. Thời gian kích
hoạt dịch vụ Ethernet trung bình chỉ mất vài giờ, ngắn hơn rất
nhiều so với vài ngày hoặc vài tháng với các dịch vụ truyền
thống khác.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 63


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

- Thời gian trung bình để phục hồi UNI: Là thời gian trôi qua
tính từ lúc UNI không hoạt động (có thể do sự cố xảy ra) tới lúc
được phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.
- Thời gian kích hoạt dịch vụ trên EVC: Là thời gian tính từ lúc
bắt đầu có yêu cầu một dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới
lúc dịch vụ được kích hoạt và đưa vào sử dụng. Hay cụ thể hơn,
khoảng thời gian này được tính từ lúc bắt đầu có yêu cầu một
dịch vụ mới hoặc sửa đổi dịch vụ cho tới khi tất cả các UNI trên
EVC đều được kích hoạt. Với một EVC đa điểm, dịch vụ được
coi là sẵn sàng được truyền khi mà tất cả các UNI thuộc về EVC
đó được kích hoạt và hoạt động. Tất cả các dịch vụ Ethernet đều
được cung cấp cho khách hàng thông qua các EVC.
- Thời gian trung bình để phục hồi EVC: Là thời gian trôi qua
tính từ lúc mà EVC không hoạt động (có thể do sự cố xảy ra) tới
lúc nó được phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.

Hình 3-13. Sự phân chia độ trễ khung

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 64


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Độ trễ khung: Là thời gian kể từ thời điểm bit đầu tiên của khung
dịch vụ đi vào UNI đầu vào, cho tới lúc bit cuối cùng của khung được
nhận xong tại UNI đầu ra. Đây là một tham số quyết định và có tác
động quan trọng đối với chất lượng dịch vụ đặc biệt đối với các ứng
dụng thời gian thực như thoại, video. Thời gian trễ khung được phân
thành ba phần A, B, C như hình 3-13. Độ trễ A và B phụ thuộc vào tốc
độ luồng dữ liệu tại UNI, và kích cỡ khung dịch vụ Ethernet. Ví dụ, nếu
như tốc độ dữ liệu qui định tại UNI bằng 10 Mbit/s và kích cỡ khung là
1518 bytes thì cả A và B đều bằng 1.214 ms tại cả hai đầu thiết bị
khách hàng CE. C là lượng trễ truyền tải dữ liệu qua mạng Metro
Ethernet. Nó được nhà cung cấp mạng mô tả theo kiểu thống kê đều
đặn sau từng khoảng thời gian. Xem xét cho trường hợp truyền khung
giữa hai UNI với tốc độ 10Mbit/s, trong khoảng thời gian 5 phút có
1000 khung được truyền và độ trễ lớn nhất trường hợp này là 15ms,
hay nói cách khác C = 15ms. Độ trễ khung bằng tổng của A, B và C.
Theo giả thuyết ở trên, với tốc độ tại hai UNI là 10Mbit/s, thì A = B =
1.214ms. Như vậy độ trễ khung tổng cộng là 17. 43ms.
+ Biến động trễ (Jitter): là một tham số quyết định cho các ứng
dụng thời gian thực như điện thoại, video IP. Các ứng dụng thời gian
thực này yêu cầu độ trễ thấp và được giới hạn để đảm bảo chất lượng.
Với các ứng dụng dữ liệu, Jitter cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Biến động trễ được định nghĩa là sự hay đổi độ trễ của một tập các
khung dịch vụ. Biến động trễ có thể được áp dụng cho tất cả các khung
dịch vụ được truyền thành công trong khoảng thời gian T tương ứng
với môt lớp dịch vụ xác định của EVC điểm – điểm. Biến động trễ có
thể được tính toán trong khi đo độ trễ khung. Trong quá trình tính toán
độ trễ khung, ta phải sử dụng các mẫu trễ khung và giá trị biến động trễ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 65


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

được xác định bằng phép trừ giữa khung có độ trễ lớn nhất trong số các
khung lấy mẫu (hay nói cách khác là giá trị độ trễ khung) và khung có
độ trễ nhỏ nhất. Mô tả ngắn gọn việc tính toán biến động trễ bằng công
thức dưới đây: Độ trôi khung = Độ trễ khung – độ trễ nhỏ nhất trong số
các độ trễ của các khung lấy mẫu. Ta lấy ngay ví dụ đã tính toán ở trên
cho hai giao diện 10Mbps, với giả sử trong số các khung lấy mẫu, giá
trị độ trễ nhỏ nhất tính toán được là 13ms. Như vậy biến động trễ là:
17.43-13 = 2.43 ms.
+ Tỉ lệ mất khung: Tỷ lệ tổn thất khung được định nghĩa là tỷ lệ phần
trăm số khung dịch vụ tuân thủ tốc độ thông tin thỏa thuận song không
được truyền đi giữa các UNI trong một khoảng thời gian cho trước.
Hiện nay MEF mới chỉ đưa ra định nghĩa về tỷ lệ tổn thất khung cho
các kết nối EVC điểm - điểm. Tỷ lệ tổn thất khung cho EVC điểm -
điểm được xác định theo công thức sau:
L = [1-a/b] x 100
Trong đó: L là tỷ lệ tổn thất khung, a là số khung được chuyển đến đích
thành công và b là tổng số khung được gửi từ nguồn. Ví dụ, có 1000
khung dịch vụ được truyền từ UNI nguồn tới UNI đích trong khoảng
thời gian 5 phút. Trong đó, có 990 số khung gửi đi là được truyền tới
đích thành công, như vậy tỷ lệ tổn thất khung trong trường hợp này sẽ
là: [1-990/1000]x100 = 1%.Tỷ lệ tổn thất khung có các tác động khác
nhau tới chất lượng dịch vụ, phụ thuộc vào kiểu dịch vụ, vào các giao
thức lớp cao hơn mà dịch vụ sử dụng. Tỷ lệ tổn thất 1% là chấp nhận
được với dịch vụ thoại qua IP (VoIP), song nếu mất 3% thì không thể
chấp nhận được. Các ứng dụng truyền theo luồng có thể cho phép
nhiều mức tổn thất khác nhau, và được bù lại bằng cách điều chỉnh tốc
độ truyền dẫn khi phát hiện mất gói. Các ứng dụng dựa trên giao thức

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 66


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

TCP như trình duyệt Web HTTP cho phép nhiều mức tổn thất vì nó
truyền lại gói bị mất khi phát hiện ra có mất gói. Tuy nhiên, nếu như tỷ
lệ mất gói lớn thì ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ của khách
hàng.
EVC
điểm-điểm
1000
khung 990 khung

CE

CE Mạng
CE UNI 1 Ethernet đô UNI 2
thị

Hình 3-14. Ví dụ về mất khung trong EVC điểm-điểm.

3.3.4 Nhận dạng lớp dịch vụ

Các mạng MAN-E có thể đưa ra nhiều lớp dịch vụ khác nhau để nhận
dạng thuê bao thông qua nhiều nhận dạng lớp dịch vụ (CoS ID) như: cổng vật
lý, CE-VLAN CoS (802.1p), DiffServ/IP TOS. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải
chỉ ra các tham số lưu lượng (ví dụ CIR, EIR…) cho mỗi lớp dịch vụ. Mỗi lớp
dịch vụ sẽ đưa ra các mức hiệu năng khác nhau như đã chỉ ra trong các tham
số hiệu năng cho mỗi lớp dịch vụ (trễ, jitter và tỉ lệ mất gói). Nếu một nhà
cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhiều lớp dịch vụ giữa các UNI thì các tham số hiệu
năng và lưu lượng phải được chỉ rõ cho mỗi lớp. Dưới đây là các nhận dạng
lớp dịch vụ.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 67


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Cổng vật lý: Trong trường hợp này một lớp dịch vụ đơn được cung
cấp cho mỗi cổng. Tất cả lưu lượng vào và ra có cùng một CoS. Đây là
trường hợp dễ triển khai nhất, tuy nhiên cũng ít linh hoạt nhất. Nếu
khách hàng cần hỗ trợ nhiều lớp dịch vụ cho lưu lượng thì phải có các
cổng vật lý riêng biệt, mỗi cổng cung cấp một CoS. Một bộ các tham số
lưu lượng và hiệu năng được áp dụng cho triển khai dựa trên cổng vật
lý, ví dụ một bộ CIR, CBS, EIR và EBS cho giao diện vật lý và trễ,
Jitter và tổn thất khung cho dịch vụ.
+ CE-VLAN CoS (8.2.1p): Là các bit ưu tiên trong nhãn IEEE 802.1Q
thêm vào khung khung dịch vụ. Định dạng khung truyền tải của VLAN
802.1Q như hình 3-15.

Hình 3-15. Định dạng khung VLAN


Như vậy có thể có 8 lớp dịch vụ, nếu nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
VLAN CoS để xác định lớp dịch vụ thì nhà cung cấp phải chỉ rõ các
tham số băng thông và thâm số hiệu năng cho mỗi CoS.
+ Lớp dịch vụ có thể dựa trên ưu tiên phát hoặc chuyển tiếp, ví dụ
các khung dịch vụ với CE-VLAN CoS 7 được chuyển tiếp trước các
khung dịch vụ với CE-VLAN CoS 6. CoS cũng có thể được dùng phức
tạp hơn với các chế độ DiffServ. Ví dụ CE-VLAN CoS 6 có chế độ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 68


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

DiffServ EF PHB, CE-VLAN CoS 5/4/3 có chế độ DiffServ AF PHB


với CE-VLAN CoS 5 có khả năng bị hủy gói thấp hơn và CE-VLAN
CoS 3 có khả năng bị hủy cao nhất. Ở trên, EF PHB và AF PHB là hai
loại PHB (Per-Hop Behaviour), PHB là 6 bit giá trị được mã hóa thành
8 bit chứa trong trường DS (Differentiated Service – Phân hóa dịch vụ)
trong tiêu đề của gói tin IP.
+ Một dịch vụ Ethernet sử dụng CE-VLAN CoS để xác định lớp dịch
vụ có thể bảo toàn hoặc không bảo toàn các bit CE-VLAN CoS của
thuê bao tại UNI. Các dịch vụ cung cấp biên dịch nhãn VLAN có thể
cung cấp một lớp dịch vụ với nhiều giá trị CE-VLAN CoS được gán
cho cùng một lớp dịch vụ.
+ Giá trị DiffServ/IP TOS: DiffServ hoặc IP TOS có thể được sử dụng
để xác định lớp dịch vụ. IP TOS thường được sử dụng để cung cấp 8
lớp dịch vụ xác định độ ưu tiên của gói tin IP. Độ ưu tiên của gói tin IP
tương tự như định nghĩa 802.1p trong 802.1Q khi CoS được cung cấp
dựa trên ưu tiên chuyển tiếp hoặc phát. DiffServ định nghĩa các PHB
cung cấp khả năng QoS thiết thực hơn khi so sánh với ưu tiên chuyển
tiếp đơn giản của IP TOS và 802.1p. DiffServ và IP TOS sử dụng cùng
trường (byte thứ 2) trong tiêu đề gói IP nhưng ý nghĩa của các bit là
khác nhau. DiffServ cung cấp 64 giá trị khác nhau (gọi là các DSCP –
DiffServ code point) có thể sử dụng để xác định lớp dịch vụ. DiffServ
gồm EF PHB cho dịch vụ trễ thấp, tổn thất gói thấp, AF PHB cho các
dịch vụ không yêu cầu thời gian thực, CS (Class Selector – lựa chọn
dịch vụ) cho phản hồi tương tích với IP TOS và chế độ mặc định DF
(Default Forwarding) cho dịch vụ nỗ lực tối đa. Không giống như CE-
VLAN CoS, DiffServ và IP TOS yêu cầu thiết bị mạng khách hàng và
nhà cung cấp kiểm tra tiêu đề gói tin IP trong khung Ethernet để xác

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 69


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

định giá trị DSCP hoặc TOS. Hầu hết các router và switch Ethernet hỗ
trợ khả năng này ngoại trừ các thiết bị rẻ tiền. Nếu thiết bị không hỗ trợ
kiểm tra DSCP trong tiêu đề gói tin thì chức năng ánh xạ giữa DiffServ,
IP TOS và 802.1p phải được thực hiện bởi thiết bị có khả năng phân
tích IP ở đầu hoặc cuối điểm dịch vụ để xác định CoS. Các switch chỉ
cần có khả năng phân loại trường DiffServ/TOS trong tiêu đề gói tin IP.
Có 64 tham số hiệu năng và lưu lượng có thể áp dụng cho thực hiện
dựa trên DiffServ ví dụ các từng tham số CIR, CBS, EIR, EBS, trễ,
jitter và tổn thất của 64 mức CoS được định nghĩa bởi các giá trị
DiffServ. Thông thường 4 chuẩn DiffServ PHB có thể được thực hiện.
Do đó có thể có 13 lớp dịch vụ (1 EF, 4AF, 7CS và 1 DF) được thực
hiện. Giống như 802.1p, thực hiện dựa trên IP TOS có thể tạo ra 8 lớp
dịch vụ.

Tóm lại, thuộc tính lớp dịch vụ EVC định nghĩa các lớp được đưa ra
qua một EVC dựa trên các tham số:
- Nhận dạng lớp dịch vụ
- Trễ khung
- Jitter
- Tổn thất khung

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 70


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Ví dụ thuộc tính lớp dịch vụ EVC có thể được xác định như trong bảng
3-1 dưới.

Tham số lớp dịch vụ Giá trị


Nhận dạng lớp dịch vụ CE-VLAN CoS (802.1p) = 6
Trễ khung <10 ms
Jitter <1 ms
Tổn thất khung <0.001%
Bảng 3-1. Ví dụ thuộc tính dịch vụ

3.3.5 Chuyển phát khung dịch vụ

Một EVC cho phép các khung dịch vụ có thể trao đổi giữa các UNI
cùng kết nối tới EVC đó. Các khung này có thể là khung dữ liệu hoặc khugn
điều khiển. Có nhiều cách để xác định các khung được chuyển tới UNI nào
trong EVC đa điểm. Có nhiều tham số liên quan đến việc chuyển phát các
khung Ethernet.

Có những dịch vụ Ethernet chuyển phát toàn bộ các khung và có những


dịch vụ giới hạn các loại khung được chuyển phát. Các nhà cung cấp dịch vụ
phải chỉ rõ loại khung dịch vụ nào được hỗ trợ chuyển phát và loại nào không
được chuyển phát. Sau đây là một số loại khung dịch vụ và cách thức chúng
được hỗ trợ.
+ Chuyển phát khung dịch vụ unicast: Khung unicast được chỉ ra bởi
địa chỉ MAC đích. Địa chỉ khung unicast có thể đã biết (mạng đã “học”
được) hoặc chưa biết. Thuộc tính dịch vụ EVC này chỉ rõ khung dịch

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 71


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

vụ unicast bị hủy bỏ, chuyển đi hoặc chuyển đi có điều kiện. Nếu


chuyển đi có điều kiện thì điều kiện phải được chỉ ra.
+ Chuyển phát khung dịch vụ multicast: IETF RFC 1112 định nghĩa
khoảng địa chỉ MAC multicast là từ 01-00-5E-00-00-00 tới 01-00-5F-
7F-FF-FF. Thuộc tính dịch vụ này cũng chỉ rõ khung dịch vụ multicast
bị hủy bỏ, chuyển đi hoặc chuyển đi có điều kiện.
+ Chuyển phát khung braodcast: IEEE802.3 định nghĩa địa chỉ MAC
broadcast là FF-FF-FF-FF-FF-FF. Thuộc tính dịch vụ này cũng chỉ rõ
khung dịch vụ bị hủy bỏ, chuyển đi hoặc chuyển đi có điều kiện.
+ Xử lý giao thức điều khiển lớp 2: Thuộc tính dịch vụ này có thể áp
dụng tại UNI hoặc cho mỗi EVC. Có nhiều giao thức lớp 2 đang được
sử dụng trong mạng. Bảng 3-2 liệt kê một số giao thức chính đang được
sử dụng hiện nay. Phụ thuộc vào dịch vụ được đưa ra, nhà cung cấp có
thể xử lý hoặc hủy bỏ các giao thức này tại UNI hoặc chuyển thẳng tới
EVC. Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể hủy bỏ hoặc truyền tunnel đi
qua EVC.

Giao thức Địa chỉ MAC đích


Khung điều khiển MAC 802.3x 01-80-C2-00-00-01
LACP 01-80-C2-00-00-02
Nhận thực cổng IEEE 802.1x 01-80-C2-00-00-03
GARP 01-80-C2-00-00-2X
STP 01-80-C2-00-00-00
Giao thức multicast cho toàn bộ các 01-80-C2-00-00-10
bridge trong LAN
Bảng 3-2. Các giao thức điều khiển lớp 2

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 72


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Thông thường toàn bộ các dịch vụ Ethernet hỗ trợ các khung dịch vụ
unicast, multicast và broadcast. Một dịch vụ E-LAN sẽ hỗ trợ học địa chỉ và
unicast. Các khung Ethernet chưa biết địa chỉ unicast, multicast hoặc
broadcast sẽ được chuyển tới toàn bộ các UNI nối tới RVC. Các khung
Ethernet có địa chỉ đã biết sẽ được chuyển tới một UNI có MAC đã được
“học”.

3.3.6 Hỗ trợ gán nhãn VLAN

Hỗ trợ gán nhãn VLAN cung cấp một bộ các tham số quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu năng chuyển phát các khung. Các khung dịch
vụ có thể được gán nhãn hoặc không gán nhãn. Các cặp UNI có thể hỗ trợ các
loại nhãn VLAN khác nhau. Ví dụ có UNI chỉ hỗ trợ các khung dịch vụ được
gán nhãn trong khi có những UNI khác có thể hỗ trợ cả hai loại khung được
gán nhãn và không được gán nhãn như hình 3-16.

Hình 3-16. Hỗ trợ gán nhãn VLAN

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 73


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Với các UNI hỗ trợ gán nhãn VLAN, các thuê bao phải biết loại
VLANđược hỗ trợ và tại đâu các nhãn VLAN được bảo toàn hoặc chuyển đổi.
+ Nhãn VLAN khách hàng và nhà cung cấp: Một nhà cung cấp có thể
thêm một nhãn VLAN vào khung dịch vụ để phân biệt các nhãn VLAN
của các thuê bao tạo thành ngăn xếp nhãn. Có hai loại ngăn xếp nhãn là
Q-in-Q (802.1Q-in-802.1Q) và MAC-in-MAC. Để phân biệt nhãn
VLAN của thuê bao từ nhãn VLAN của nhà cung cấp được chèn vào
(khi dùng Q-in-Q hoặc MAC-in-MAC), MEF định nghĩa tham số CE-
VLAN ID (Customer Edge VLAN ID – Nhận dạng VLAN phía khách
hàng) để chỉ VLAN ID của khách hàng. CE-VLAN ID cũng chứa
trường 802.1p, 802.1p được MEF gọi là CE-VLAN CoS.
+ Các thuộc tính dịch vụ CE-VLAN: MEF định nghĩa hai thuộc tính
dịch vụ hỗ trợ CE-VLAN là bảo toàn CE-VLAN ID và bảo toàn CE-
VLAN CoS. Nhãn CE-VLAN chứa cả hai trường VLAN ID và CoS
nhưng dịch vụ có thể bảo toàn một hoặc cả hai tham số đó.
- Bảo toàn CE-VLAN ID: Là một thuộc tính dịch vụ của EVC
xác định nơi CE-VLAN ID được giữ nguyên trên EVC hoặc bị
chuyển đổi. Bảo toàn CE-VLAN ID cũng có nghĩa rằng không
có giới hạn việc chọn VLAN ID của khách hàng hoặc chỉ có một
số VLAN ID nhất định được sử dụng trên một giao diện. Bảo
toàn CE-VLAN ID thích hợp cho các dịch vụ LAN mở rộng bởi
vì các VLAN ID có thể được sử dụng trong mạng của khách
hàng và được bảo toàn. Bảo toàn có thể hô trợ các khung không
gán nhãn và chuyển phát chúng trên cùng một EVC.
- Bảo toàn CE-VLAN CoS: là một thuộc tính dịch vụ chỉ ra nơi
các bit CE-VLAN CoS (ví dụ 802.1p) được giữ nguyên hoặc

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 74


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

thay đổi trên EVC. Bảo toàn CE-VLAN CoS cũng thích hợp cho
các dịch vụ LAN mở rộng
+ Chuyển đổi các VLAN ID: CE-VLAN ID có thể chuyển đổi khi một
UNI hỗ trợ gán nhãn và UNI khác không hỗ trợ gán nhãn. Trường hợp
này CE-VLAN ID được dùng để xác định EVC chỉ có ý nghĩa nọi bộ
đối với mỗi UNI. MEF định nghĩa hai thuộc tính dịch vụ. Một là
chuyển đổi CE-VLAN ID/EVC cung cấp bảng ánh xạ giữa các CE-
VLAN ID tới EVC. Hai là danh sách UNI cung cấp các UNI kết nối tới
EVC. Danh sách UNI của dịch vụ E-Line gồm hai UNI còn đói với E-
LAN gồm hai hoặc nhiều UNI. Khi một UNI không hỗ trợ nhãn VLAN,
bất kỳ khung dịch vụ Ethernet nào chuyển phát tới sẽ không có nhãn
VLAN. Nếu UNI phía phát hỗ trợ nhãn VLAN và các khung dịch vụ
được gửi đi với một nhãn VLAN thì nhà cung cấp sẽ loại bỏ nhãn
VLAn trước khi chuyển phát tới UNI không hỗ trợ nhãn VLAN. Với
các khung đi từ UNI không hỗ trợ nhãn VLAN tới UNI hỗ trợ nhãn
VLAN thì nhà cung cấp sẽ thêm nhãn VLAN vào theo bảng chuyển đổi
nhãn VLAN. Bảng 3-3 chỉ ra các khả năng có thể hô trợ VLAN tại một
UNI. Một số dịch vụ có thể hỗ trợ chỉ một trường hợp trên, có dịch vụ
hỗ trợ nhiều hơn và cho phép thuê bao lựa chọn.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 75


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hỗ trợ nhãn VLAN


Khả năng của UNI Không Gán nhãn Không / Có
gán nhãn gán nhãn
Không cho phép
gán nhãn VLAN Có Không Không
Chuyển đổi nhãn Có Có Có
VLAN
Bảo toàn nhãn Không Có Có
VLAN
Bảng 3-3. Các khả năng có thể hỗ trợ nhãn VLAN tại một UNI

3.3.7 Ghép dịch vụ:

Ghép dịch vụ là thuộc tính được dùng để hỗ trợ nhiều EVC trên cùng
một UNI. Hình 3-17 là ví dụ về ghép nhiều dịch vụ.

Hình 3-17. Ghép nhiều dịch vụ với các EVC điểm-điểm

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 76


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Trong ví dụ, UNI A là giao diện Gigabit Ethernet hỗ trợ ghép nhiều
dịch vụ. Các UNI B, C và D là giao diện 100Mbps. Tại UNI A có 3 EVC
điểm-điểm là EVC1, EVC2 và EVC3. Sử dụng ghép dịch vụ tại A tránh được
việc phải sử dụng các giao diện vật lý khác nhau. Bởi vì chỉ có một EVC tại
mỗi UNI B, C và D nên các UNI này không cần thiết phải hỗ trợ ghép dịch vụ
và có thể có hoặc không hỗ trợ nhãn VLAN tùy theo các dịch vụ hỗ trợ và yêu
cầu của thuê bao. Trong ví dụ, trên EVC1 giả sử các khung dịch vụ từ UNI A
hỗ trợ gán nhãn tới UNI B không hỗ trợ gán nhãn thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ
loại bỏ nhãn CE-VLAN khỏi các khung đi từ UNI A tới UNI B và thêm nhãn
CE-VLAN vào các khung gửi từ UNI B về UNI A.

Lợi ích của ghép dịch vụ: Ghép dịch vụ cho phép một UNI hỗ trợ nhiều
EVC. Ghép dịch vụ có các ưu điểm sau:
+ Chi phí thiết bị thấp: Cho phép giảm tối thiểu số cổng trên router
hoặc switch của thuê bao và tăng mức sử dụng của các cổng. Do đó làm
giảm chi phí cho thiết bị của khách hàng
+ Giảm thiểu không gian, nguồn và dây cáp: So với sử dụng nhiều
cổng vật lý, ghép dịch vụ giảm thiểu số lượng rack và nguồn cung cấp
cho thuê bao, ngoài ra còn giảm được cáp kết nối giữa các thiết bị.
+ Dễ dàng kích hoạt dịch vụ mới: Ghép dịch vụ cho phép thiết lập
EVC mới mà không cần tới tận nơi để lắp đặt thiết bị và kết nối cáp.

Như vậy các dịch vụ được cấu trúc từ những thuộc tính trên bằng cách
lựa chọn các thuộc tính và áp dụng các tham số khác nhau.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 77


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

3.3.8 Gộp nhóm và vấn đề an ninh mạng

Trong cấu trúc khung của 802.1Q có một trường 12 bit là VLAN tag.
Như vậy có tối đa là 4096 VLAN cho một miền lớp 2. Với tính năng gộp
nhóm, có nhiều hơn một CE-VLAN được ánh xạ vào một EVC tại UNI. Khi
tất cả VLAN đều được ánh xạ vào một EVC thì EVC đó có thuộc tính gộp
nhóm tất cả trong một (All to one Bundling).
Mạng Metro Ethernet cung cấp mạng riêng ảo lớp 2 (layer 2 VPN) nên
những vấn đề an ninh tồn tại tại lớp 2 này như: Từ chối dịch vụ (DoS: Denial
of Service), tràn ngập MAC (MAC flooding) giả mạo địa chỉ MAC (MAC
spoofing) cần đặc biệt quan tâm.

3.4 Ví dụ một số dịch vụ

3.4.1 Dịch vụ truy cập Internet

Khách hàng luôn muốn nâng cao tốc độ kết nối Internet để hỗ trợ cho
mục đích kinh doanh của họ. Một EVC có thể cung cấp khả năng kết nối
mạng nội bộ của khách hàng tới POP của một ISP. Dịch vụ truy nhập Internet
thường dùng nhất là sử dụng một EVC điểm-điểm như hình 3-18.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 78


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-18. Truy nhập Internet qua một EVC điểm-điểm

Trong trường hợp đơn giản nhất, các khung không gán nhãn có thể
được dùng tại mạng phía khách hàng. Một thuê bao có thể sử dụng BGP cho
nhiều vị trí tới hai hoặc nhiều ISP. Trường hợp này, thuê bao phải sử dụng
dịch vụ E-Line cho mỗi ISP. Nếu thuê bao muốn dùng cùng một UNI để hỗ
trợ cả truy nhập Internet và kết nỗi Extranet thì các EVC riêng biệt sẽ đượng
dùng.

Tại UNI phía ISP thường sẽ sử dụng ghép dịch vụ. Như trong hình vẽ
giả sử UNI của ISP có tốc độ 1Gbps trong khi các UNI thuê bao chỉ là
100Mbps. Trong trường hợp này tại UNI 1 và 2 không có ghép dịch vụ, ghép
dịch vụ chỉ cần thực hiện tại UNI 3 của ISP. Do đó UNI 1 và 2 có hai đường
kết nối Internet riêng tới POP của ISP.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 79


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

3.4.2 Dịch vụ LAN mở rộng

Các thuê bao với nhiều vị trí khác nhau trong phạm vi một thành phố
thường có nhu cầu kết nối các vị trí đó lại thành một mạng như mạng LAN để
cùng truy nhập tài nguyên như máy chủ và các thiết bị lưu trữ. Một mạng
LAN mở rộng sẽ kết nối các mạng LAN khách khàng ở những vị trí khác
nhau mà không cần bất kỳ định tuyến trung gian nào giữa các UNI. Trong
một vài trường hợp phương pháp này đơn giản và rẻ tiền hơn phương pháp
định tuyến mặc dù nó không thực sự tốt cho các mạng cực lớn.

Để kết nối chỉ giữa hai vị trí thì có thể dùng một kết nối E-Line điểm–
điểm. Để kết nối nhiều hơn hai vị trí thì có thể sử dụng nhiều E-Line hoặc một
E-LAN.

Vì LAN mở rộng có thể sử dụng kết nối switch tới switch nên yêu cầu
phải có truyền dẫn trong suất hơn truy cập Internet. Ví dụ thuê bao có thể
muốn chạy STP giữa các vị trí mạng của họ do đó yêu cầu dịch vụ phải hỗ trợ
truyền tunnel các BPDU (Bridge Packet Data Unit). Nếu các VLAN được sử
dụng trong mạng khách hàng thì dịch vụ cũng phải hỗ trợ các nhãn VLAN.
Khách hàng có thể sử dụng một E-LAN để kết nối toàn bộ các vị trí và truyền
tải tất cả các VLAN như hình vẽ.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 80


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hình 3-19. LAN mở rộng sử dụng dịch vụ E-LAN

Mỗi UNI sẽ hỗ trợ bảo toàn CE-VLAN ID và CE-VLAN CoS, các bit
nhãn VLAN và 802.1p được giữ nguyên bởi nhà cung cấp. Trường hợp này
mạng của nhà cung cấp như một đoạn Ethernet với bất kỳ vị trí mạng khách
hàng nào cũng có thể tham gia vào VLAN. Ưu điểm của phương pháp này là
thuê bao có thể cấu hình CE-VLAN giữa các vị trí mà không cần phụ thuộc
vào nhà cung cấp dịch vụ.

3.4.3 Dịch vụ Intranet/Extranet L2VPN

Các dịch vụ Ethernet có thể cung cấp lựa chọn tốt cho các kết nối
Intranet được định tuyến tới các vị trí xa và kết nối Extranet tới đối tác. Như
trên hình 3-20, HQ (Headquarters) là trụ sở chính kết nối tới các vị trí khác
nhau. HQ kết nối tới chi nhánh bằng kết nối Intranet và kết nối tới các đối tác
và nhà cung ứng khác bằng kết nối Extranet. Các giao diện của router tại HQ

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 81


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

kết nối tới mạng nhà cung cấp dịch vụ sử dụng một UNI với ghép dịch vụ và
hỗ trợ ba kết nối EVC điểm-điểm.

Kết nối Extranet như trên có thể được dùng kết nối tới nhiều đối tác đã
kết nối với mạng MEN như các nhà cung cấp ứng dụng, cung cấp dịch vụ
quản lý, cung cấp dịch vụ lưu trữ…

Hình 3-20. Ví dụ Intranet/Extranet L2VPN

So với các mạng IP VPN qua Internet, sử dụng các EVC có những ưu
điểm sau:
+ Các EVC mang tính riêng tư và bảo mật hơn cho phép các thuê bao
tránh được chi phí cho một mạng IP VPN phức tạp yêu cầu nhiều kết
nối qua mạng Internet công cộng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 82


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

+ Các EVC có thể cung cấp băng thông rất lớn hỗ trợ các ứng dụng yêu
cầu băng thông rộng. Lắp đặt các kết nối EV có thể hiệu quả hơn về chi
phí so với tăng dung lượng truy nhập Internet.
+ Các EVC có thể cung cấp hiệu năng cao hơn bao gồm trễ thấp và ít
mất gói hơn. Đặc biệt với các ứng dụng Extranet, các ứng dụng nguồn
bên ngoài hiệu năng truyền tải là rất quan trọng.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 83


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Kết luận chương III:

Chương này đã trình bày về các dịch vụ cơ bản theo định nghĩa của
MEF, gồm ba dịch vụ kết nối cơ bản là E-Line, E-LAN và E-Tree theo các
EVC điểm-điểm, EVC đa điểm và EVC điểm gốc-đa điểm. Chương này còn
giải thích các tham số và thuộc tính dịch vụ có liên quan đến thỏa thuận dịch
vụ SLA.

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tình hình triển
khai mạng MAN-E của VNPT.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 84


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

CHƯƠNG IV - TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI


MẠNG MAN-E CỦA VNPT

4.1 Mạng đô thị băng rộng đầu tiên của Việt Nam

Dự án “Mạng đô thị băng rộng” đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành
và chính thức hoạt động ngày 25/04/2005 tại TP.HCM. Mạng được xây dựng
dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ truyền tải RPR/DPT (Resilient Packet
Ring/Dynamic Packet Transport) và công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS
đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Đây là mạng hiện đại theo mô hình
Mạng đô thị thế hệ mới (Next Generation Metro Network).

Mạng có khả năng truyền tải băng thông rất lớn và cho phép cung cấp
các giao diện Ethernet tốc độ cao lên đến Gigabit tới tận từng văn phòng, từng
doanh nghiệp, tòa nhà, khu dân cư cao cấp, nơi nhu cầu về việc liên kết trao
đổi thông tin nội bộ giữa cơ quan đầu não với các chi nhánh, các cơ sở khác
trên phạm vi địa lý rộng lớn và tách biệt được quan tâm.

Điểm nổi bật trong dự án là việc áp dụng công nghệ RPR/DPT trên các
Hệ thống định tuyến MPLS thông minh. Công nghệ RPR cho phép hệ thống
triển khai trên các mạch vòng cáp quang trong thành phố có khả năng bảo vệ
chuyển sang đường dự phòng khi xảy ra sự cố trên đường kết nối chính, thời
gian chuyển đường là rất nhanh – 50 ms, mức thời gian hiện rất khó đạt được
trên các hệ thống định tuyến thông thường. Giải pháp là sự kết hợp khả năng
sẵn sàng cao của công nghệ RPR với các tính năng định tuyến thông minh của

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 85


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Hệ thống định tuyến của Cisco như đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) cùng
các tính năng mới nhất của công nghệ MPLS như ATOM (Any Transport
over MPLS). Các tính năng cao cấp trên đáp ứng các tiêu chí ngặt nghèo về
băng thông, tốc độ, chất lượng cho phép triển khai các dịch vụ cao cấp như
thoại, truyền hình, các dịch vụ truyền thông hội nghị của mạng Đô thị thế hệ
mới.

Các thiết bị sử dụng trong mạng lõi sử dụng các bộ định tuyến với công
nghệ nx10Gbps của Cisco với khả năng chuyển mạch, độ sẵn sàng và ổn định
rất cao. Mạng lõi sử dụng các giao diện tốc độ STM-16 RTR/DTP nhưng
công nghệ RPR cho phép tối ưu hóa truyền gói trên mạng nên tổng thông
lượng trên mạng lên tới 5 Gbps thay vì chỉ có 2.5 Gbps như sử dụng công
nghệ truyền SDH truyền thống.

Hình 4-1. Mô hình xây dựng mạng MAN của TP.HCM


SVTH: Phan Dũng Vy Trang 86
Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

Với giải pháp mạng dựa trên Giải pháp Ethernet Đô thị nổi tiếng của
Cisco, Bưu điện TP.HCM có thể cung cấp các dịch vụ tương đương như các
dịch vụ truyền thống như dịch vụ kết nối kênh riêng-Leased line, Frame
Relay… nhưng tốc độ lớn hơn rất nhiều, thời gian đáp ứng yêu cầu dịch vụ
nhanh chóng.

Ngoài ra, các dịch vụ mới như cung cấp mạng LAN ảo cho người sử
dụng trong đô thị với các mô hình kết nối như điểm-tới-điểm, điểm-tới-đa
điểm rất linh hoạt. Các kết nối này có thể thay đổi băng thông theo yêu cầu và
theo dịch vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng từ Megabit đến Gigabit.

Với các ưu điểm này, hệ thống mạng đô thị tạo thành kiến trúc mạng
hội tụ tích hợp nhiều loại ứng dụng và dịch vụ tiên tiến nhất trên nền IP băng
rộng như truy cập Internet băng rộng, trung tâm dữ liệu mạng, mạng riêng ảo
IP VPN, VoIP, Video on demand, video conference với ưu điểm nổi trội
truyền thoại, hình ảnh, dữ liệu, phân phối nội dung) trên cùng một mạng với
các chất lượng dịch vụ ưu việt ở một chi phí thấp hơn nhiều về đầu tư cũng
như điều hành và khai thác hệ thống so với các công nghệ mạng đô thị truyền
thống trước đây.

Mạng đô thị băng rộng này có thể dễ dàng kết nối vào mạng dịch vụ
khác như DSL, thoại thế hệ mới, Internet … hiện có của Bưu điện TP. Hồ Chí
Minh cũng như VNPT.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 87


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

4.2 Tình hình triển khai MAN-E của VNPT hiện nay

Ngày 28/5/2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã
kí kết hợp đồng thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống mạng MAN-Ethernet
cho 10 viễn thông tỉnh, thành phố với Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học
Bưu điện (CT-IN) - đối tác được ủy quyền của nhà sản xuất thiết bị Cisco.

Hệ thống mạng mới này sẽ cho phép VNPT cung cấp những dịch vụ sử
dụng giao thức IP thế hệ mới hội tụ gồm dữ liệu, thoại, di động và video, bao
gồm cả công nghệ họp hội nghị TelePresence của Cisco.

Mạng lưới của VNPT sẽ tận dụng lợi thế của định tuyến Cisco dòng
7600, là bộ định tuyến mạng biên dành cho các nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên
của ngành công nghiệp mang lại khả năng chuyển mạch Ethernet mật độ cao
tích hợp, định tuyến IP/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức), và giao diện
kết nối 10-Gbps (Gigabit/giây), giúp cho phép các nhà cung cấp dịch vụ mang
đến cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp các dịch vụ trên một mạng
Carrier Ethernet hội tụ đơn nhất.

Ngày 6/10/2009, CT-IN tiếp tục được ký kết hợp đồng thiết kế, cung
cấp và lắp đặt thiết bị cho dự án xây dựng mạng MAN-E cho 17 viễn thông
tỉnh, thành.

Cho tới nay, MAN-E đã và đang được lắp đặt tại 59 tỉnh thành trong cả
nước sử dụng các thiết bị của Huawei và Cisco. Một số tỉnh thành như Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ… đã đưa vào hoạt động cung cấp
các dịch vụ mới như IPTV, MetroNet, FTTH…
SVTH: Phan Dũng Vy Trang 88
Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

KẾT LUẬN

Như vậy, đồ án đã trình bày về những công nghệ sử dụng trong MAN-
E và các dịch vụ cung cấp qua MAN-E. Mạng MAN-E có thể được xây dựng
từ nhiều công nghệ khác nhau như SONET/SDH, RPR, MPLS, DWDM...
Mạng MAN-E có ưu điểm về tính linh hoạt, giá thành thiết bị rẻ hơn nhiều so
với các công nghệ TDM truyền thống. Về phần dịch vụ, đồ án trình bày một
số dịch vụ cơ bản được MEF định nghĩa như E-Line, E-LAN và E-Tree.

Ngoài ra đồ án cũng tìm hiểu về việc xây dựng mạng MAN-E của
VNPT. Hiện nay ở Việt Nam, VNPT đã và đang triển khai MAN-E rộng khắp
các tỉnh thành, một số tỉnh thành đã đưa vào khai thác sử dụng với các dịch vụ
như MetroNet, FTTH, MyTV…

Chắc chắn sắp tới đây với sự bùng nổ về CNTT và truyền thông, MAN-
E sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, nhất là các khách
hàng là tổ chức, doanh nghiệp do nền kinh tế ngày càng phát triển hơn trước.
MAN-E sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính phủ điện tử. Vì
vậy việc tìm hiểu các công nghệ hiện có và nghiên cứu các công nghệ mới là
việc làm hết sức cần thiết.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 89


Đồ án môn học 2 Tìm hiểu về mạng MAN-E

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Metro Ethernet, Sam Halabi, Cisco Press, 2003.


2. Metro Ethernet Services – A technical overview”, Metro Ethernet Forum,
2003.
3. Gigabit Ethernet for Metro Area Networks, Paul Bedell, McGraw Hill.
4. Tài liệu nghiệm thu dịch vụ “xây dựng MAN-E cho 10 viễn thông tỉnh
thành nhóm 1 thuộc tập đoàn VNPT”, TT. Đo kiểm - Viện kỹ thuật bưu điện,
9/2009.
5. Nghiên cứu các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới về dịch
vụ Ethernet và khuyến nghị áp dụng ở Việt Nam, TS. Vũ Tuấn Lâm, Đề tài
nghiên cứu khoa học mã số 98-06-KHKT-RD, 2006.

SVTH: Phan Dũng Vy Trang 90

You might also like