You are on page 1of 78

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU)

CHUYÊN NGÀNH HÓA VÔ CƠ

MÃ SỐ: 60 44 01 13

TP. HỒ CHÍ MINH – 6/2016


PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CHƯƠNG TRÌNH

7
GIỚI THIỆU LỊCH SỬ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH
Tại trường ĐHSP. TP. Hồ Chí Minh, mã ngành đào tạo thạc sĩ Hóa vô cơ được bắt
đầu triển khai từ tháng 11/2014. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở của Qui chế
đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ GD&ĐT ban hành kèm Thông tư 15/2014/TT-BGD&ĐT ngày
15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung của quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ
sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành;
có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng
kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng
tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào
tạo.
Đào tạo học viên có trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Hóa Vô cơ định hướng nghiên
cứu, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có sức khỏe và
có năng lực giải quyết tốt các công việc thuộc lĩnh vực Hóa Vô cơ, phục vụ cho sự nghiệp
phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Trong quá trình đào tạo, học viên được: bổ sung, mở rộng, nâng cao và hiện đại hóa
kiến thức về Hóa học Vô cơ, nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên
ngành Hóa Vô cơ, đảm nhận tốt việc giảng dạy và nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành
này tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, các viện
nghiên cứu, các phòng chuyên môn ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, cũng như có thể tiếp tục
học lên bậc tiến sĩ.
2. Yêu cầu đối với người dự tuyển
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện sau đây:
2.1. Về văn bằng
a- Người có bằng đại học thuộc ngành đúng. Ngành đúng, gồm: ngành Cử nhân Hóa
học và ngành Cử nhân Sư phạm Hóa học thuộc hệ đào tạo Chính quy hoặc hệ Vừa làm vừa
học;

8
b- Người có bằng đại học ở các ngành gần thuộc các hệ đào tạo Chính quy hoặc hệ
Vừa làm vừa học.
Các ngành gần là các ngành đào tạo bậc đại học có tổng số tín chỉ của các học phần
liên quan đến ngành và chuyên ngành hóa học vô cơ ít hơn so với tổng số tín chỉ liên quan
đến ngành và chuyên ngành hóa học vô cơ của ngành đúng không quá 20% (ngành Sư phạm
Hóa học và ngành Hóa học: Tổng số tín chỉ ngành và chuyên ngành hóa học từ 62 đến 65 tín
chỉ). Đối với các ngành gần gồm:
1. Cử nhân Khoa học Vật liệu.
2. Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.
3. Cử nhân Công nghệ Vật liệu.
4. Cử nhân Kỹ thuật Hóa học.
5. Cử nhân Kỹ thuật Vật liệu.
6. Cử nhân Kỹ thuật môi trường.
7. Cử nhân Công nghệ môi trường.
Các ngành gần này đều có tổng số tín chỉ số tiết Hóa Vô cơ và số tiết Hóa Đại cương
đã được đào tạo tại bậc đại học tương đương với ngành đúng nên không cần phải học bổ
sung.
c- Người có bằng đại học thuộc ngành phù hợp. Ngành phù hợp là các ngành đào tạo
bậc đại học có tổng số tín chỉ của các học phần liên quan đến ngành và chuyên ngành hóa
học vô cơ ít hơn từ 20% đến 40% so với tổng số tín chỉ liên quan đến ngành và chuyên
ngành hóa học vô cơ của ngành đúng (ngành Sư phạm Hóa học và ngành Hóa học: Tổng số
tín chỉ ngành và chuyên ngành hóa học từ 62 đến là 65 tín chỉ).
Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với chuyên ngành dự thi phải học
bổ sung một số nội dung thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành Hóa Vô cơ trước khi dự
thi. Nội dung kiến thức kiến thức ngành và chuyên ngành Hóa Vô cơ mà người học phải bổ
sung, do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa xem xét, trình Hiệu trưởng quyết định. Kế
hoạch đào tạo các học phần bổ sung sẽ được Khoa Hóa học và Phòng Sau đại học triển
khai trên website của Trường trong từng năm.
2.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng và ngành gần được dự thi ngay sau khi
tốt nghiệp.
9
Người có bằng tốt nghiệp ngành phù hợp được dự thi sau khi đã học bổ sung các kiến
thức như đã nêu ở mục 2.1.
2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập
2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
1) 02 Phiếu đăng kí dự thi (theo mẫu);
2) 02 Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học;
3) 01 Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan công tác hoặc chính quyền địa phương
nơi cư trú;
4) Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người
đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước;
5) Giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa;
6) Đơn xin xác nhận (theo mẫu) và bản sao công chứng giấy tờ hợp pháp về đối
tượng ưu tiên (nếu có);
7) 02 bản sao công chứng về văn bằng, chứng chỉ thuộc đối tượng miễn thi ngoại
ngữ (nếu có);
8) 05 ảnh 3 x 4 cm (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh).
3. Môn thi tuyển sinh
– Môn cơ bản: Cơ sở lý thuyết các quá trình hoá học và Cấu tạo chất (180 phút).
– Môn cơ sở: Hoá Vô cơ (180 phút).
– Môn ngoại ngữ: Theo quy định “Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ” của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn bổ sung.
4. Điều kiện tốt nghiệp
– Đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ: Theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo;
– Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên
ngành Hóa Vô cơ;
– Không đang trong thời gian chịu kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang
trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn;
– Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu (luận văn có điểm trung bình của Hội đồng chấm luận
văn từ 5.5 điểm trở lên, thang điểm 10);
10
5. Văn bằng được cấp
– Bảng điểm học tập toàn khoá.
– Bằng Thạc sĩ chuyên ngành Hóa Vô cơ (Master of Inorganic Chemistry).
6. Chương trình khung
Chương trình đào tạo được biên soạn Qui chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kem
Thông tư 15/2014/TT- BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng BGD & ĐT.
Chương trình bao gồm: – Các môn chung (11 tín chỉ)
– Các môn cơ sở và chuyên ngành (39 tín chỉ). Trong đó phần bắt buộc có 24 tín chỉ;
phần tự chọn: học viên chọn 15 trong số 27 tín chỉ.
– Luận văn tốt nghiệp (15 tín chỉ)
Tổng cộng chương trình gồm 65 tín chỉ (xem danh mục các môn học kèm theo)

11
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
CHUYÊN NGÀNH HÓA VÔ CƠ
MÃ SỐ: 60 44 01 13
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC
A. CÁC MÔN CHUNG (11 TÍN CHỈ)
SỐ NGƯỜI VIẾT
STT

TÊN MÔN HỌC ĐỀ CƯƠNG
TÍN
MÔN HỌC
CHỈ

1 HVTH 501 Triết học 3

2 HVNN 502 Tiếng Anh 8

B. CÁC MÔN CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH (39 TÍN CHỈ)


STT SỐ NGƯỜI VIẾT
MÃ MÔN
TÊN MÔN HỌC TÍN ĐỀ CƯƠNG
HỌC
CHỈ

I. PHẦN BẮT BUỘC (24 TÍN CHỈ)


3 HVVC503 Hóa Vô cơ nâng cao 3 TS. Dương Bá Vũ

4 HVPC 504 Hóa học Phức chất 3 TS. Dương Bá Vũ

5 HVXL 505 Xử lý số liệu & kế hoạch hóa thực nghiệm 3 TS. Đỗ Văn Huê

6 Một số phương pháp nghiên cứu trong hóa 2 TS. Nguyễn Thị Thu Trang
HVMS 506
học vô cơ

7 HVVC 507 Vật liệu vô cơ 3 TS. Nguyễn Thị Trúc Linh

8 HVPP 508 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 TS. Nguyễn Thị Thu Trang

9 HVCR 509 Hóa học chất rắn 3 TS. Nguyễn Thị Thu Trang

10 HVVN 510 Hóa học Vật liệu nano 3 TS. Nguyễn Anh Tiến

2 TS. Nguyễn Anh Tiến

11 Thực hành chuyên ngành TS. Dương Bá Vũ


HVTH 511
TS. Nguyễn Thị Thu Trang
TS. Nguyễn Thị Trúc Linh

II. PHẦN TỰ CHỌN ( 15/27 TÍN CHỈ)

12 HVHC 512 Hóa Hữu cơ nâng cao 3 TS. Nguyễn Tiến Công

12
13 HVHL 513 Hóa Lý ứng dụng 3 TS. Phan Thị Hoàng Oanh

14 HVTT 514 Hóa tính toán 3 TS. Phan Thị Hoàng Oanh

15 HVĐH 515 Hóa học các nguyên tố đất hiếm 3 TS. Nguyễn Anh Tiến

16 HVTV 516 Tổng hợp vô cơ 3 TS. Nguyễn Anh Tiến

17 HVAB 517 Ăn mòn và bảo vệ kim loại 3 TS. Nguyễn Thị Trúc Linh

18 HVXT 518 Xúc tác trong công nghệ hóa học 3 TS. Nguyễn Thị Trúc Linh

19 HVLM 519 Kỹ thuật lấy mẫu và xử lý mẫu 3 TS. Đỗ Văn Huê

20 HVNL 520 Năng lượng 3 TS. Nguyễn Thị Thu Trang

C. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (15 TÍN CHỈ)

TỔNG SỐ: 65 TÍN CHỈ

13
TRỌNG SỐ ĐIỂM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔN HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA VÔ CƠ, MÃ SỐ: 60 44 01 13

STT Trọng số Trọng số


MÃ MÔN
điểm đánh điểm thi
HỌC TÊN MÔN HỌC
giá giữa hết môn
môn học

1 HVTH 501 Triết học

2 HVNN 502 Tiếng Anh


3 HVVC503 Hóa Vô cơ nâng cao 0,4 0,6

4 HVPC 504 Hóa học Phức chất 0,4 0,6

5 HVXL 505 Xử lý số liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm 0,4 0,6

6 HVMS 506 Một số phương pháp nghiên cứu trong hóa 0,4 0,6
học vô cơ
7 HVVC 507 Vật liệu vô cơ 0,4 0,6

8 HVPP 508 Phương pháp nghiên cứu khoa học 0,4 0,6

9 HVCR 509 Hóa học chất rắn 0,4 0,6

10 HVVN 510 Hóa học Vật liệu nano 0,4 0,6

11 HVTH 511 Thực hành chuyên ngành 0,2 0,8

12 HVHC 512 Hóa Hữu cơ nâng cao 0,4 0,6

13 HVHL 513 Hóa Lý ứng dụng 0,4 0,6

14 HVTT 514 Hóa tính toán 0,4 0,6

15 HVĐH 515 Hóa học các nguyên tố đất hiếm 0,4 0,6

16 HVTV 516 Tổng hợp vô cơ 0,4 0,6

17 HVAB 517 Ăn mòn và bảo vệ kim loại 0,4 0,6

18 HVXT 518 Xúc tác trong công nghệ hóa học 0,4 0,6

19 HVLM 519 Kỹ thuật lấy mẫu và xử lý mẫu 0,4 0,6

20 HVNL Năng lượng 0,4 0,6

14
TRƯỜNG ĐHSP TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HÓA HỌC Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KHOA


Thẩm định Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ
Chuyên ngành: Hóa vô cơ, mã số: 60 44 01 13
Thời gian: 8g00 ngày 21/6/2016
Địa điểm: Văn phòng Khoa Hóa
Thành phần tham dự: 13 thành viên hội đồng Khoa
Vắng: 0
Chủ tọa TS. Dương Bá Vũ, Trưởng Khoa, Chủ tịch Hội đồng Khoa
Thư ký: TS. Nguyễn Anh Tiến, Trưởng BM Hóa vô cơ.
1. Diễn biến:
- Chủ tịch Hội đồng nêu tóm tắt mục tiêu, ý nghĩa và những điểm sửa đổi trong Chương
trình do TS. Nguyễn Anh Tiến, Trưởng BM Hóa Vô cơ đề xuất.
- Các thành viên Hội đồng Khoa thảo luận và đóng góp ý kiến.
- Kết quả:
Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, chuyên ngành Hóa vô cơ, mã số: 60 44 01 13,
định hướng nghiên cứu, đã được chỉnh sữa, được thông qua với 100% ý kiến trả lời đồng
thuận.
2. Kết luận:
- Hội đồng Khoa Hóa thông qua sửa đổi Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, chuyên
ngành Hóa vô cơ, mã số: 60 44 01 13;
- Đề nghị HĐ KH&ĐT Trường và Hiệu trưởng trường ĐHSP TP. HCM xem xét, phê
chuẩn và ban hành.
TP. HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2016
Chủ tọa Thư ký

TS. Dương Bá Vũ TS. Nguyễn Anh Tiến

15
PHẦN 2

ĐỀ CƯƠNG
CÁC MÔN HỌC

16
HÓA VÔ CƠ NÂNG CAO
Mã số HVVC 503
1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Dương Bá Vũ
2. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. Mô tả học phần:
Học phần này giới thiệu một số kiến thức nâng cao liên quan đến các quá trình diễn ra
trong dung dịch, phản ứng axit baz trong các hệ dung môi, phản ứng oxi hoá khử trong dung
môi nước và sự oxi hoá khử liên quan đến kim loại. Bên cạnh đó, học phần sẽ trình bày khái
quát về một số loại vật liệu xúc tác vô cơ, điển hình là chất xúc tác quang và xúc tác FCC,
cũng như các phương pháp nghiên cứu vật liệu xúc tác vô cơ.
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết + 1 thảo luận/bài tập nhóm)
-Số tiết qui chuẩn: 60

4. Điều kiện tiên quyết: không.


5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên được khắc sâu kiến thức trong việc áp dụng khái niệm axit- baz, phản ứng
axit- baz trong các hệ dung môi nước và không phải nước; qua đó sẽ giải thích được sự đa
dạng của các phản ứng vô cơ và các xu hướng tổng hợp vô cơ hiện đại. Với các phản ứng
oxi hoá- khử, học viên nắm bắt thêm cơ sở của sự bền oxi hoá – khử trong nước, sử dụng
miền bền của nước, sử dụng một số giản đồ điện thế, giản đồ Ellingham… lý giải cho các
quá trình oxi hoá khử và ứng dụng của các quá trình đó. Ngoài ra, học viên sẽ có kiến thức
tổng quan về lý thuyết tác dụng xúc tác, các phương pháp điều chế cơ bản cũng như ứng
dụng của vật liệu, phức chất, vật liệu xúc tác vô cơ trong các quá trình chuyển hóa; từ đó mở
ra các định hướng nghiên cứu về các đối tượng chất vô cơ phù hợp xu hướng nghiên cứu
chung.

17
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thảo luận theo nhóm.
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.
- Thực hiện báo cáo nhóm theo từng chương.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành

Chương 1 3 0 03

Chương 2 6 10 16

Chương 3 6 10 16

Chương 4 10 5 15

Chương 5 5 5 10

Tổng số 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT


Chương 1. Sự tạo phức chất trong dung dịch
1.1. Dung môi lỏng
1.2. Sự solvat hoá
1.3. Sự tạo phức chất trong dung dịch nước và khác nước
Chương 2. Phản ứng axit – baz
2.1. Sự dung môi phân của các muối
2.2. Thuyết các hệ dung môi
2.3. Thuyết axit-baz Lewis
2.4. Phản ứng axit- baz dị thể
2.5. Sử dụng các thuyết axit- baz giải thích các quá trình
Chương 3. Phản ứng oxi hóa khử
3.1. Phản ứng oxi hoá khử theo cơ chế chuyển nguyên tử
3.2. Sự bền oxi hoá khử trong nước
3.3. Các giản đồ điện thế
18
3.4. Khuynh hướng bền của các trạng thái oxi hoá của kim loại
3.5. Tách các đơn chất từ các hợp chất
Chương 4. Đối tượng hóa vô cơ hiện đại
4.1. Vật liệu
4.2. Phức chất cơ kim
Chương 5. Vật liệu xúc tác vô cơ
5.1. Lý thuyết tác dụng xúc tác
5.2. Vật liệu xúc tác quang
5.3. Vật liệu xúc tác FCC
5.4. Khái quát về một số phương pháp nghiên cứu vật liệu xúc tác vô cơ

8. Tài liệu học tập:


1. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách (2012). Cở sở lý thuyết các phản ứng hoá học,
NXB Giáo dục
2. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt,…, (2010). Hóa vô cơ, T2. NXB Giáo dục, Việt
Nam.
3. Nguyễn Hữu Phú (2005). Cracking xúc tác. NXB KH&KT Hà Nội
4. Mai Hữu Khiêm (2007). Bài giảng Kỹ thuật Xúc tác. NXB ĐHQG TP. HCM
5. Mai Tuyên (2004). Xúc tác zeolit trong hóa dầu. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
6. Lưu Cẩm Lộc (2013). Công nghệ lọc và chế biến dầu. NXB ĐH Quốc Gia TP.
HCM
7. Trần Mạnh Trí (2005). Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý nước và nước
thải. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
8. Mai Xuân Kì (2006). Thiết bị phản ứng trong công nghiệp hóa học- Tập 1 và 2.
NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
9. Hồ Sĩ Thoảng (2007). Giáo trình xúc tác dị thể. NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM
10. Nguyễn Đăng Hùng (2012), Giáo trình công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa,
NXB Đại học Bách Khoa Hà Nội
11. Anatoli Davydov (2003). Molecular spectroscopy of oxide catalyst surfaces. John
Wiley & Sons, New York
12. Catherine E. Housecroft, Alan G. Sharpe (2008, third edition) Inorganic
chemistry, Pearson, UK

19
13. Duward F. Shriver, P. W. Atkins, Cooper H. Langford (1990). Inorganic
Chemistry. Oxford University Press, Oxford.
14. Priv.-Doz. Dr. Friedrich Steinbach (1970). Heterogeneous Photocatalysis. Institut
ftir Physikalische Chemie der Universitit Hamburg.
15. Ulrich Muller (1978). Structrural inorganic chemistry. Wiley, London.
16. M. W. Barsoum (2003), Fundamentals of Ceramics, Department of Materials
Engineering - Drexel University, Institute of Physics Publishing, Bristol and Philadelphia,
USA.
17. Ivan Fanderlik (1991), Silica Glass and Its Application, Elsevier Science,
9780444987556
18. http://www.sciencedirect.com
19. http://pubs.rsc.org
20. http://www.springer.com/chemistry
21. http://www.nature.com/nchem
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá


Chuyên cần Bài tậptrình
cá nhân Bài tập nhóm Thi kết thúc học phần
5% 20% 15% 60%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Bài tập cá nhân/nhóm:
- Hình thức: Bài tập cá nhân/nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

20
HÓA HỌC PHỨC CHẤT

Mã số: HVPC 504


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Dương Bá Vũ
2. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. Mô tả học phần:
Học phần này chủ yếu giới thiệu nội dung tổng hợp phức chất và một số phương pháp
đặc thù trong nghiên cứu phức chất.
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết, 1 thảo luận, bài tập nhóm)
-Số tiết qui chuẩn: 60
4. Điều kiện tiên quyết: Hóa Vô cơ nâng cao.
5. Mục tiêu học tập học phần:
- Học viên dự đoán được sản phẩm của các quá trình tạo phức chất.
- Học viên có thể sử dụng được một số phương pháp nghiên cứu đặc thù trong việc
xác định thành phần và cấu tạo của phức chất.
6. Nhiệm vụ học viên
Dự lớp đầy đủ, nghiên cứu tài liệu và thực hiện các bài thực hành tổng hợp phức
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình


Lên lớp (tiết)
Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành
Chương 1 5 5 10

Chương 2 5 5 10

Chương 3 5 5 10

Chương 4 5 5 10

Chương 5 5 5 10

Chương 6 5 5 10
Tổng số 30 30 60

21
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CHẤT


1.1. Phối tử
1.2. Liên kết trong phức chất
1.3. Phản ứng của phức chất
1.4. Các phương pháp tổng hợp phức chất

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHỨC CHẤT
2.1. Phương pháp hóa học
2.2. Phương pháp đo độ dẫn điện
2.3. Phương pháp phân tích nhiệt
2.4. Một số phương pháp khác

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ ELECTRON VỚI PHỨC CHẤT
3.1. Phổ hấp thụ electron của phức chất
3.2. Phổ d-d và giản đồ Natabe- Sugano
3.3. Phổ chuyển điện tích
3.4. Phổ phối tử

Chương 4. PHƯƠNG PHÁP PHỔ DAO ĐỘNG VỚI PHỨC CHẤT


4.1. Dao động của phân tử và sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại
4.2. Hấp thụ hồng ngoại của các hợp chất vô cơ và phức chất
4.3. Phân tích phổ dao động của phức chất

Chương 5. PHƯƠNG PHÁP PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN VỚI PHỨC
CHẤT
5.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều và cấu trúc phức chất
5.2. Phối hợp các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân nghiên cứu cấu trúc phức
chất

Chương 6. PHƯƠNG PHÁP PHỔ KHỐI LƯỢNG VÀ SỰ PHÂN MẢNH PHỨC


CHẤT

22
6.1. Đồng vị trong phổ khối lượng ion hóa electron (EI MS)
6.2. Đặc điểm cơ bản phổ MS của phức chất
6.3. Sự phân mảnh của phức chất
8. Tài liệu học tập:
1. Lê Chí Kiên (2008), Hóa học phức chất. NXB ĐH QG Hà Nội
2. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2011), Hóa học vô cơ, quyển 2,NXB Giáo dục
Việt Nam
3. Hoá học và màu sắc (bản dịch)
4. Trần Thị Đà, Nguyễn Hữu Đĩnh (2007), Phức chất: Phương pháp tổng hợp và
nghiên cứu cấu trúc, NXB Khoa học và Kỹ thuật
5. Manfred Bochmann (1999), Complexes with transition metal-cacbon –bonds.
Oxford University Press, Oxford.
6. Jon A Mc Cleverty, Thomas J Meyer (2003) Comprehensive coordination
chemistry II, Vol 9, Elsevier..
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá trình Thi kết thúc học phần


Chuyên cần Kiểm tra tự luận, bài tập nhóm
5% 35% 60%

9.1. Đánh giá chuyên cần:


- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Kiểm tra tự luận, bài tập nhóm
- Hình thức: Bài thực hành cá nhân/theo nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Bài tự luận hoặc vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

23
QUI HOẠCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM

Mã số: HVXL 505


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Đỗ Văn Huê
2. TS. Dương Bá Vũ
2. Mô tả học phần:
Môn học này giới thiệu cho học viên một chiến lược, chiến thuật nhằm tác động toàn
diện, tối ưu và đơn giản nhất vào các quá trình có tương quan với nhau, từ đó tiến hành thực
nghiệm thu thập số liệu, đánh giá, xử lý số liệu đó, mô tả chúng bằng mối quan hệ toán học.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết + 1 thảo luận, thực hành)
- Số tiết qui chuẩn: 60 tiết lý thuyết
4. Điều kiện tiên quyết: không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Cung cấp cho học viên xây dựng được một kế hoạch thực nghiệp tối ưu là: giảm số
lương thí nghiệm đến mức nhỏ nhất từ đó giảm thời gian, chi phí vật chất thấp nhất; lượng
thông tin đầy đủ để đánh giá , tìm cực trị và vo8i1 độ tin cậy cần thiết đặt ra trước; mô hình
toán học mô tả quá trình là đơn giản nhất.
6. Nhiệm vụ học viên
Dự lớp đầy đủ; Nghiên cứu tài liệu và thực hành trên máy.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành

Chương 1 2 2

Chương 2 2 2

Chương 3 3 3 6

24
Chương 4 3 3 6

Chương 5 6 6 12

Chương 6 3 3 6

Chương 7 6 8 14

Chương 8 5 7 12

Tổng số 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1.Qui hoạch thực nghiệm bước phát triển của khoa học thực nghiệm
1.2. Nội dung của qui hoạch và xử lý số liệu thực nhiệm
1.3. Các tiêu chuẩn tối ưu

Chương 2. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN VÀ HÀM PHÂN PHỐI XÁC SUẤT
2.1. Các đại lượng ngẫu nhiên
2.2. Một số luật phân phân phối xác suất
2.3. Các đặc trưng số của đại lượng ngẫu nhiên

Chương 3. HÀM CỦA ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN VÀ MỘT SỐ PHÂN
PHỐI ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN PHỐI CHUẨN
3.1. Hàm của đại lượng ngẫu nhiên
3.2. Phân phối “KHI BÌNH PHƯƠNG” χ2
3.3. Phân phối STUDENT
3.4. Phân phối FISHER

Chương 4. MẪU NGẪU NHIÊN ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ VÀ KIỂM ĐỊNH
GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ

25
4.1. Mẫu ngẫu nhiên
4.2. Thống kê
4.3. Ước lượng thống kê
4.4. Kiểm định các giả thiết thống kê
5.5. Tương quan và hồi qui

Chương 5. PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU VÀ ÁP DỤNG


5.1. Đặt bài toán
5.2. Trường hợp hàm tuyến tính
5.3. Tuyến tính hóa một số hàm phi tuyến
5.4. Xác định tham số của hàm tuyến tính
5.5. Kiểm định các tham số và khoảng xác định sai lệch của chúng
5.6. Kiểm tra sự bằng nhau của phương sai
5.7. Kiểm tra sự tương thích của hàm hồi qui

Chương 6. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI


6.1. Khái niệm về phân tích phương sai
6.2. Phân tích phương sai một yếu tố
6.2. Phân tích phương sai hai yếu tố
6.3. phân tích phương sai ba yếu tố

Chương 7. QUI HOẠCH THÍ NGHIỆM TRỰC GIAO


7.1. Qui hoạch trực giao và tính chất
7.2. Qui hoạch trực giao cấp 1
7.3. Qui hoạch trực giao cấp 2
7.3. Qui hoạch thực nghiêm riêng phần

Chương 8. QUI HOẠCH THỰC NGHIỆM TÌM MIỀN CỰC TRỊ

26
8.1. Đặt bài toán
8. 2. Phương pháp leo dốc Box-Winson
8.3. Phương pháp đơn hình đều
8.4. Qui hoạch thực nghiệm đa mục tiêu
8. Tài liệu học tập:
1. Nguyễn Cảnh (1993). Qui hoạch thực nghiệm. ĐHBK Tp. HCM
2. Akhnazarova, Kafarov. Tối ưu hóa thực nghiệm trong hóa học và kỹ thuật hóa học.
Nguyễn Cảnh, Nguyễn Đình Soa dịch, ĐHBK Tp. HCM, 1994
3. Cù Thành Long (1993). Xử lý thống kê trong thực nghiệm hóa học. ĐHTH Tp.
HCM.
4. Bùi Minh Trí (2005). Xác suất thống kê và qui hoạch thực nghiệm. NXB KHKT
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá trình


Chuyên cần Bài thực hành Thi kết thúc học phần
5% 35% 60%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Bài thực hành, thảo luận
- Hình thức: Bài thực hành cá nhân/theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Bài tự luận vận dụng hoặc Vấn đáp.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

27
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ

Mã số: HVMS 506


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. Mô tả học phần:
Môn học này trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về một số phương pháp công
cụ thường dùng để nghiên cứu vật liệu vô cơ và giới thiệu các ứng dụng cụ thể.
Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Làm việc nhóm, báo cáo seminar: 30).
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết, 1 thảo luận, seminar, bài tập)
-Số tiết qui chuẩn: 60 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên biết sử dụng tổng hợp các kĩ thuật vào việc xác định thành phần, cấu trúc và
nghiên cứu tính chất của các hợp chất vô cơ, ứng dụng vào việc thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học.
6. Nhiệm vụ học viên
Dự lớp đầy đủ. Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động theo nhóm, báo cáo
phần được nhóm phân công trước lớp.

7. Nội dung chi tiết học phần


* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)


Lý thuyết Bài tập, Seminar Tổng số
Chương 1 10 10 20

Chương 2 10 10 20

Chương 3 10 10 20

Tổng số 30 30 60

28
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Phương pháp xác định tính chất nhiệt của vật liệu
1.1 Phân tích nhiệt vi sai (Differential Thermal Analysis)
1.2 Phép đo nhiệt lượng quét vi sai (Differential Scanning Calorimetry)
1.3 Phân tích nhiệt trọng lượng (Thermal Gravimetric Analysis)

Chương 2. Phương pháp xác định cấu trúc và thành phần vật liệu
2.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction)
2.2 Phương pháp nhiễu xạ nơtron (Neutron Diffraction)
2.3 Phương pháp nhiễu xạ điện tử (Electron Diffraction)

Chương 3. Phương pháp xác định kích thước, hình thái và tính chất bề mặt vật liệu

29
3.1 Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electronic Microscopy)
3.2 Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electronic Microscopy)
3.3 Phương pháp đo năng lượng (Energy Dispersive Spectrometry) và đo bước sóng
(Wavelength Dispersive Spectrometry)
3.4 Phương pháp BET (Brunauer-Emmett-Teller)
8. Tài liệu học tập:
[1]. Vũ Đăng Độ (2004), Các phương pháp vật lý trong hoá học, NXB ĐHQG Hà
Nội.
[2]. Phạm Ngọc Nguyên (2005), Kỹ thuật phân tích vật lý, NXB KH & KT, Hà Nội.
[3]. Giacovazzo et al. (2011), Fundamentals of Crystallography, Third Edition,
Oxford Science Publication.
[4]. J. L. F.J. Faria, M. M. Pereira, J. Faria, Catalysis from Theory to Application: An
Integrated Course (2008), Coimbra University Press.
[5]. P. Echlin, C. E. Fiori, J. Goldstein, D. C. Joy, D. E. Newbury (2013), Advanced
Scanning Electron Microscopy and X-Ray Microanalysis, Springer US.
[6]. P. J. Goodhew, J. Humphreys, R. Beanland (2001), Electron Microscopy and
Analysis, Third Edition, Taylor & Francis Publishing, London.

[7]. R. E. Dinnebier, Simon J. L. Billinge (2008), Powder Diffraction Theory and


Practice, The Royal Society of Chemistry.
[8]. R. F. Speyer (1994), Thermal analysis of materials. Marcel Dekker Inc., USA.
[9]. R. Jenkins, R. L. Snyder (1995), Introduction to X-Ray Powder Diffractometry,
John Wiley & Sons Publishing, New York.
[10]. W. I. F. David, K. Shankland, L. B. Mccusker, Ch. Baerlocher (2002),
Structure Determination from Powder Diffraction Data, Oxford University Press.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trình
Các bài kiểm tra/thảo luận giữa kỳ
10 Bài tập nhóm 30% 60%
% 15%
30
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Điểm giữa kỳ
- Hình thức: Bài kiểm tra cá nhân, báo cáo theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận, Trắc nghiệm hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

31
VẬT LIỆU VÔ CƠ

Mã số: HVVC 507


1. Giáo viên giảng dạy
1. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. Mô tả học phần
Học phần nhằm trang bị cho học viên một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về cấu
trúc và tính chất của vật liệu vô cơ, đặc biệt là công nghệ sản xuất một số vật liệu vô cơ quan
trọng như xi măng Porland, gốm sứ, thủy tinh silica và vật liệu chịu lửa. Ngoài ra, học viên
còn được tiếp cận với các kiến thức về một số loại vật liệu vô cơ mới như vật liệu y sinh, vật
liệu từ tính, pigment...
3. Phân bố thời gian
- Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết, 1 thảo luận, seminar)
- Số tiết qui chuẩn: 60 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Sau khi học xong học phần này, học viên sẽ:
Biết và hiểu những kiến thức cơ bản về vật liệu vô cơ, công nghệ sản xuất một số loại
vật liệu vô cơ quan trọng như xi măng Porland, gốm sứ, thủy tinh silica và vật liệu chịu lửa.
Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị để tiến tới tổng hợp một số loại vật liệu vô
cơ hiện đại và nghiên cứu khả năng ứng dụng của vật liệu tổng hợp.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu, thực hiện hoạt động thảo luận/thực hành theo nhóm.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)


Lý thuyết Bài tập, Seminar Tổng số
Chương 1 5 5 10

32
Chương 2 5 5 10

Chương 3 5 5 10

Chương 4 5 5 10

Chương 5 5 5 10

Chương 6 5 5 10

Tổng số 30 30 60

Chương 1 CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ ĐIỂN
HÌNH
1.1 Oxit có công thức MO
1.2 Oxit có công thức M2O3
1.3 Oxit có công thức MO2
1.4 Spinel
1.5 Perovskit
Chương 2. XI MĂNG PORTLAND
2.1. Khái niệm về xi măng Portland
2.1.1. Định nghĩa
2.1.2. Thành phần hoá và thành phần khoáng chính của clinker xi măng Portland
2.1.3. Những thông số kỹ thuật quan trọng
2.2 Công nghệ sản xuất xi măng Portland
2.2.1 Nguyên liệu
2.2.2. Nhiên liệu
2.2.3. Lò nung clinker xi măng Portland
2.2.4. Lò nung clinker XMP phương pháp khô
2.2.5 Nghiền clinker
2.2.6 Sự hydrat hoá xi măng Portland
2.3 Vấn đề môi trường trong công nghệ sản xuất xi măng Portland
2.3.1. Môi trường và công nghệ sản xuất xi măng Portland
2.3.2. Những vấn đề chính về môi trường của công nghiệp sản xuất xi măng Portland

33
Chương 3. GỐM SỨ
3.1. Cấu trúc của vật liệu gốm sứ
3.2. Công nghệ sản xuất gốm sứ
3.2.1. Nguyên liệu, gia công và chuẩn bị phối liệu
3.2.2. Tạo hình
3.2.3. Sấy
3.2.4. Nung
3.2.5. Tráng men và trang trí sản phẩm gốm sứ
3.2.6. Gạch ngói, đất sét nung
3.2.7. Sành
3.2.8. Sứ
3.3. Vấn đề môi trường trong công nghệ sản xuất gốm sứ
3.3.1. Môi trường và công nghệ sản xuất gốm sứ
3.3.2. Những vấn đề chính về môi trường của công nghiệp sản xuất gốm sứ

Chương 4. THỦY TINH SILICA VÀ ỨNG DỤNG


4.1. Khái niệm. Phân loại
4.2. Nguyên liệu đầu trong sản xuất thủy tinh silica
4.3. Kỹ thuật sản xuất thủy tinh silica
4.4. Đặc tính hóa lý của thủy tinh silica
4.5. Ứng dụng của thủy tinh silica
Chương 5. VẬT LIỆU CHỊU LỬA
5.1 Khái niệm. Phân loại
5.2 Tính chất của vật liệu chịu lửa
5.3 Cơ sở lý thuyết kỹ thuật
5.4 Một số loại vật liệu chịu lửa điển hình
5.5 Sản phẩm chịu lửa từ nguyên liệu oxit và không chứa oxit
Chương 6. MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU VÔ CƠ MỚI

34
6.1 Vật liệu y sinh
6.2 Vật liệu xử lý nước và xử lý môi trường
6.3 Vật liệu từ tính
6.4 Pigment nano vô cơ
8. Học liệu
[1] Phạm Văn Tường (2007), Vật liệu vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[2] Lê Văn Thanh (2009), Công nghệ sản xuất chất màu gốm sứ, NXB Xây Dựng, Hà
nội
[3] Đỗ Quang Minh, Trần Bá Việt (2009), Công nghệ sản xuất xi măng Portland và
các chất kết dính vô cơ, NXB Đại Học Quốc Gia, Tp Hồ Chí Minh.
[4] Đỗ Quang Minh (2012), Kỹ thuật sản xuất vật liệu gốm sứ, NXB Đại học quốc gia
Tp HCM.
[5] Nguyễn Văn Dũng (2009), Công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật, Hà Nội.
[6] H. F. W. Taylor (1990), Cement Chemistry, Academic Press, London.
[7] M. W. Barsoum (2003), Fundamentals of Ceramics, Department of Materials
Engineering - Drexel University, Institute of Physics Publishing, Bristol and Philadelphia,
USA.
[8] Ivan Fanderlik (1991), Silica Glass and Its Application, Elsevier Science,
9780444987556
[9] Nguyễn Đăng Hùng (2012), Giáo trình công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa, NXB
Đại học Bách Khoa Hà Nội
[10] http://www.sciencedirect.com
[11] http://pubs.rsc.org
[12] http://www.springer.com/chemistry
[13] http://www.nature.com/nchem
9. Đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra giữa học phần Thi kết thúc học phần
40% 70%

35
9.1. Thi giữa học phần:
- Hình thức: Tiểu luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp, tự luận hoặc trắc nghiệm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

36
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã số: HVPP 508
1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
3. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. Mô tả học phần:
Học phần này giúp học viên có kiến thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, biết
cách trình bày kết quả nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản
trong lĩnh vực hóa học.
Tổng số tiết: 40 (Lý thuyết: 20; Làm việc nhóm, báo cáo seminar: 20).
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 2
-Số tiết qui chuẩn: 40 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên có kỹ năng tra cứu và trích dẫn tài liệu đúng chuẩn; có thể xây dựng được
đề cương và kế hoạch nghiên cứu; có khả năng tự triển khai hoạt động nghiên cứu; có kỹ
năng trình bày kết quả nghiên cứu dạng luận văn/luận án và báo cáo tại các hội nghị khoa
học chuyên ngành và nắm được các bước viết và đăng bài báo khoa học trên tạp chí chuyên
ngành trong nước và quốc tế.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ. Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động theo nhóm, báo cáo
phần được nhóm phân công trước lớp.
7. Nội dung chi tiết học phần
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Chương 1. Đại cương về nghiên cứu khoa học
1.1. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học
1.2 Phân loại nghiên cứu khoa học
1.3. Đạo đức khoa học

37
Chương 2. Quy trình nghiên cứu khoa học
2.1. Lựa chọn hướng và chủ đề nghiên cứu
2.2 Lập đề cương nghiên cứu
2.3 Thu thập và xử lý dữ liệu
2.4 Công bố kết quả nghiên cứu
Chương 3. Các hình thức công bố kết quả nghiên cứu khoa học
3.1. Báo cáo kết quả tại hội nghị khoa học chuyên ngành
3.2. Bài báo khoa học
3.3. Luận văn, luận án
3.4. Họp báo công bố kết quả nghiên cứu khoa học
Chương 4. Một số vấn đề khác trong nghiên cứu khoa học
4.1. Tài liệu tham khảo: lựa chọn, tra cứu, khai thác, trích dẫn
4.2. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu khoa học
4.3. Sử dụng các phần mềm trích dẫn trong nghiên cứu khoa học
8. Tài liệu tham khảo:
[1]. Vũ Cao Đàm (2015), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, (Tái
bản lần thứ bảy), NXB GD Việt Nam.
[2]. Nguyễn Văn Tuấn (2012), Đi vào nghiên cứu khoa học (Tái bản lần thứ tư), NXB
TP. HCM
[3]. Nguyễn Văn Tuấn (2013), Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ năng mềm cho nhà
khoa học, NXB Tổng hợp TP. HCM.
[4]. A. B. Badiru (2009), STEP Project Management: Guide for Science, Technology,
and Engineering Projects, CRC Press.
[5]. C. Robson (2011), Real World Research (3rd ed.), Chichester, West Sussex.
[6]. G. Strle, R. Bencin, J. Sumic-Riha, & R. Riha (2015), Ethics Assessment in
Different Fields: Natural Sciences, Slovenia.
[7]. J. Kovac (2015), Ethics in Science: The Unique Consequences of Chemistry,
Accountability in Research, 22, 312–329.
[8]. R. Noyori & J. P. Richmond (2013), Ethical Conduct in Chemical Research and
Publishing, Advanced Synthesis & Catalysis, 355(1), 3–8.

38
[9]. S. Baykoucheva (2015), Managing Scientific Information and Research Data, (1st
Edition), Chandos Publishing.
[10]. T. S. Kuhn (1996), The Structure of Scientific Revolutions (Third Edition),
Chicago and London: The University of Chicago Press.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trìnhbài kiểm tra/thực hành giữa kỳ
Các
10 Bài 30%
tập nhóm 60%
9.1. Đánh
% giá chuyên cần:
15%
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Điểm giữa kỳ
- Hình thức: Bài kiểm tra cá nhân, báo cáo theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp/ Trắc nghiệm/ Tự luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

39
HÓA HỌC CHẤT RẮN

Mã số: HVCR 509


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. PGS, TS. Lê Văn Thăng
3. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. Mô tả học phần:
Môn học này giới thiệu kiến thức cơ bản về phân loại chất rắn, các mẫu tinh thể cơ
bản, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc chất rắn, tính chất của chất rắn và các loại chất
rắn nhiều ứng dụng.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết, 1 thảo luận, bài tập)
- Số tiết qui chuẩn: 60 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: không
5. Mục tiêu học tập học phần:
Nắm được những vấn đề cơ bản về tinh thể: tính đối xứng, các mẫu tinh thể cơ bản.
Vận dụng các phương pháp phân tích cấu trúc để khảo sát chất rắn. Nghiên cứu về bề mặt và
chế tạo các vật liệu: gốm sứ, từ, polyme, compozit…
6. Nhiệm vụ học viên
Dự lớp đầy đủ, nghiên cứu tài liệu và thực hiện các bài thực hành tổng hợp phức
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)


Lý thuyết Bài tập, Seminar Tổng số
Chương 1 2 - 10

Chương 2 3 5 10

Chương 3 5 5 10

Chương 4 5 5 10

Chương 5 5 5 10

40
Chương 6 5 5 10

Chương 7 5 5 10

Tổng số 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Đại cương về chất rắn và phương pháp nghiên cứu tính chất chất rắn
1.1 Phân loại chất rắn tinh thể và chất rắn vô định hình
1.2 Những cấu trúc tinh thể cơ bản
1.3 Các phương pháp nghiên cứu tính chất chất rắn

Chương 2. Liên kết hóa học trong chất rắn


2.1 Thuyết electron tự do
2.2 Năng lượng mạng tinh thể. Chu trình Born – Haber
2.3 Liên kết trong kim loại. Lý thuyết dải
2.4 Liên kết trong tinh thể nguyên tử
2.5 Liên kết trong tinh thể phân tử

Chương 3. Các tính chất của chất rắn


3.1 Tính chất nhiệt
3.2 Tính chất quang
3.3 Tính chất từ
3.4 Tính chất điện

Chương 4. Khuyết tật trong tinh thể rắn


4.1 Nguyên nhân xuất hiện khuyết tật
4.2 Khuyết tật điểm
4.3 Khuyết tật đường
4.4 Khuyết tật mặt và khuyết tật khối
4.5 Sự không tuân theo tỉ lệ (non-stoichiometry)
4.6 Ảnh hưởng của khuyết tật đến tính chất vật liệu

Chương 5. Phản ứng pha rắn

41
5.1 Sự chuyển pha
5.2 Các loại phản ứng pha rắn
5.3 Sự khuếch tán trong pha rắn

Chương 6. Điều chế vật liệu rắn


6.1 Điều chế từ chất rắn từ chất khí
6.2 Điều chế từ chất rắn từ chất lỏng
6.3 Điều chế từ chất rắn từ chất rắn

Chương 7. Một số vật liệu rắn có nhiều ứng dụng


7.1 Silicates
7.2 Zeolites
7.3 Vật liệu tích trữ hydro (Hydrogen storage materials)
7.4 Vật liệu nano (Nanomaterials)
8. Tài liệu tham khảo:
[1]. Lê Khắc Bình, Nguyễn Nhật Khanh (2002), Vật lý chất rắn. NXB ĐHQG TP.
HCM.
[2]. Nguyễn Đình Phổ (2005), Hóa học chất rắn và ứng dụng, NXB ĐHQG TP.
HCM
[3]. Nguyễn Đức Nghĩa (2008), Polyme chức năng và vật liệu lai cấu trúc nano, NXB
Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội.
[4]. A. R. West 1998), Basic Solid State Chemistry, John Wiley & Sons, UK.
[5]. B. Fahlman (2011), Materials Chemistry, Springer Netherlands.
[6]. C. N. R. Rao, F. R. S., and J. Gopalakrishnan (1997), New Directions in Solid
State Chemistry, Cambridge University Press.
[7]. Giacovazzo et al. (2011), Fundamentals of Crystallography (Third Edition),
Oxford Science Publication.
[8]. L. E. Smart, Elaine A. Moore (2005), SOLID STATE CHEMISTRY An
Introduction, Third Edition, Taylor & Francis Group, LLC.
[9]. R. C. Ropp (2003), Solid State Chemistry, Elsevier Science.

42
[10]. S. R. Elliott (1998), The Physics and Chemistry of Solids, John Wiley & Sons,
UK.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá Thi kết thúc học phần


quáChuyên
trình cần Điểm giữa kỳ
10% 30% 60%
9.1. Đánh%giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Điểm giữa kỳ
- Hình thức: Bài kiểm tra cá nhân, báo cáo theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp, Trắc nghiệm, Tự luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

43
HÓA HỌC VẬT LIỆU NANO

Mã số: HVVN 510


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. Mô tả học phần:
Môn học này giới thiệu về hoá học của các hợp chất có kích thước nano. Quá trình
tổng hợp, tính chất, ứng dụng của các phân tử có cấu trúc đặc biệt như ống nano, hạt nano,
màng nano, sự lắp ráp các phân tử, siêu phân tử…
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (3 Lý thuyết)
-Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về vật liệu nano.
- Sau khi hoàn thành học phần, học viên nắm chắc được những vấn đề liên quan đến
vật liệu nano.
6. Nhiệm vụ học viên
Dự lớp đầy đủ, nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động theo nhóm, thực hiện
các bài tập và những yêu cầu cụ thể theo từng chương.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành

Chương 1 9 7 16

Chương 2 7 7 14

Chương 3 7 7 14

44
Chương 4 7 9 16

Tổng số 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Lý thuyết: 30 tiết
Chương 1. Các phương pháp điều chế và kỹ thuật đặc trưng trong công nghệ nano
1.1. Các phương pháp điều chế
1.2. Các kỹ thuật đặc trưng xác định cấu trúc, tính chất vật liệu nano

Chương 2. Vật liệu nano bán dẫn


2.1. Những tính chất vật lý của chất bán dẫn
2.2. Những kỹ thuật chế tạo chất bán dẫn
2.3. Cấu trúc điện tử và quá trình vật lý trong cấu trúc nano bán dẫn
2.4. Những nguyên lý và cách biểu diễn cấu trúc nano chất bán dẫn dựa trên thiết bị
quang và điện tử

Chương 3. Vật liệu nano từ tính


3.1. Bản chất từ tính trong chất rắn
3.2. Cấu tạo và tính chất của nam châm từ có cấu trúc nano
3.3. Một số ứng dụng của vật liệu nano từ tính

Chương 4. Ống nano cacbon


3.1. Chế tạo ống nano cacbon
3.2. Cấu tạo của các ống nano
3.3. Tính chất và ứng dụng của ống nano cacbon

45
8. Tài liệu học tập:
1. Michael Kohler, Wolfgang Fritzche (1990). An Introduction to Nanostructuring
techniques. Elsevier, New York.
2. T. W. Ebbesen (1994). Cacbon nanotubes. Annual Review of Materials Science.
Elsevier, New York.
3. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Hóa học nano – Công nghệ nền và vật liệu nguồn,
NXB Hà Nội, Hà Nội.
4. Vũ Đình Cự, Cao Xuân Chánh (2004), Công nghệ nano, NXB Khoa học & Kỹ
thuật, Hà Nội.
5. Trương Văn Tân (2013), Khoa học và công nghệ nano, Nhà xuất bản tri thức,
288tr.
6. Trương Văn Tân, Vật liệu tiên tiến. Từ polymer dẫn điện đến ống than nano, Nhà
xuất bản Trẻ.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trình
Các bài kiểm tra/tiểu luận giữa kỳ
5% Bài tập nhóm 35% 60%
15%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Bài kiểm tra/thực hành giữa kỳ theo cá nhân hay theo nhóm
- Hình thức: Bài kiểm tra/thực hành cá nhân hay theo nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

46
THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH

Mã số: HVTH 511


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Dương Bá Vũ
2. TS. Nguyễn Anh Tiến
3. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
4. TS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. Mô tả học phần:
Trong học phần này sinh viên sẽ thực hiện tổng hợp một số hợp chất vô cơ và sử
dụng các phương pháp phân tích hiện đại đã học ở các học phần khác như TGA, XRD,
SEM, TEM, IR, UV-vis, HNMR, … để phân tích các đặc trưng của chất.
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 2 (2 thực hành)
-Số tiết qui chuẩn: 60 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Một số phương pháp nghiên cứu trong Hóa vô cơ
5. Mục tiêu học tập học phần:
- Cung cấp cho học viên những kỹ năng thực nghiệm cần thiết tổng hợp một hợp chất
vô cơ, chuẩn bị cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- Vận dụng kiến thức các học phần đã học như: Một số phương pháp nghiên cứu
trong Hóa vô cơ, Vật liệu vô cơ, Hóa học nano để phân tích các đặc trưng của hợp chất tổng
hợp.
6. Nhiệm vụ học viên
Thực hiện các bài thực nghiệm mà giảng viên đề ra.
7. Nội dung chi tiết học phần
Bao gồm các bài thực nghiệm sau:
Bài 1. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xúc tác trên cơ sở khoáng sét và ứng dụng cho
quá trình nhiệt phân xúc tác nhựa thải.
Bài 2. Nghiên cứu tổng hợp một số vật liệu composite bằng phương pháp thủy nhiệt

47
Bài 3. Điều chế ZnO kích thước nanomet bằng phương pháp sol-gel và khảo sát ứng
dụng làm xúc tác quang hóa.
Bài 4. Điều chế SnO và khảo sát sự thay đổi tính chất quang khi thay đổi hình thái
của vật liệu.
Bài 5. Tổng hợp phức chất của Co2+ với phối tử etylendiamine và khảo sát động học
phản ứng thủy phân của phức.
Bài 6. Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc của phức chất KaCub(C2O4)c.dH2O.
Bài 7. Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các đặc trưng của vật liệu nano perovskite
ABO3 bằng phương pháp hóa ướt.
Bài 8. Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát các đặc trưng của vật liệu nano spinel AB2O4
bằng phương pháp hóa ướt.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá


Thi kết thúc học phần
trình

20% 80%
35%
9.1. Đánh giá quá trình: 15%
- Hình thức: Tính kỹ luật, kỹ năng làm thí nghiệm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Hoàn thành báo cáo bài thực hành và vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

48
HÓA HỮU CƠ NÂNG CAO

Mã số: HVHC 512


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết
2. TS. Nguyễn Tiến Công
2. Mô tả học phần:
Học phần này gồm có các nội dung sau: cấu tạo hóa học và danh pháp, cấu trúc
không gian, cấu trúc electron và các hiệu ứng cấu trúc, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất,
một số khái niệm quan trọng về chất hữu cơ và phản ứng của các chất hữu cơ. Trong học
phần này, một số nội dung đã được học ở chương trình đại học như cấu tạo hóa học và danh
pháp, phản ứng của các chất hữu cơ sẽ được nghiên cứu ở mức độ sâu sắc hơn trên cơ sở các
kiến thức hiện đại.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ: 3 (2 Lý thuyết + 1 Thảo luận)
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: không
5. Mục tiêu học tập học phần:
Chương trình “Cơ sở hóa học hữu cơ hiện đại” dùng trong việc đào tạo Thạc sỹ Hóa
học nói chung (các chuyên ngành Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lý, Phương
pháp giảng dạy hóa học).
Chương trình này củng cố, hoàn thiện và trang bị thêm nhiều kiến thức chung về Hóa
hữu cơ nâng cao, dưới ánh sáng của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu hiện đại.
Sau khi học xong chương trình này học viên nắm được một cách chắc chắn các cơ sở
của hóa học hữu cơ, có điều kiện đi sâu vào các ngành học khác nhau và có khả năng giảng
dạy tốt hơn môn hóa học hữu cơ.

49
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thảo luận theo nhóm
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Lý thuyết Thảo luận Tổng số

Chương 1 2 3 5

Chương 2 3 3 6

Chương 3 3 3 6

Chương 4 4 3 7

Chương 5 3 0 3

Chương 6 3 4 7

Chương 7 4 4 8

Chương 8 4 6 10

Chương 9 4 4 8

Tổng số 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Cấu tạo hóa học và danh pháp


1.1. Cấu tạo hóa học
1.2. Danh pháp
1.3. Các loại liên kết trong hoá hữu cơ

Chương 2. Cấu trúc không gian

50
2.1. Các loại công thức biểu diễn cấu trúc không gian
2.2. Cấu hình và đồng phân cấu hình
2.3. Cấu hình của các hợp chất mạch hở (no, không no) và mạch vòng (đơn vòng, đa
vòng).
2.4. Hóa lập thể của polime tổng hợp

Chương 3. Cấu trúc electron và các hiệu ứng cấu trúc
3.1. Hệ thống hóa về liên kết cộng hóa trị và các dạng liên kết yếu trong hóa hữu cơ.
3.2. Hệ thống hóa về các hiệu ứng electron và hiệu ứng không gian thông thường.
Hiệu ứng electron của các nhóm –SR. Khái niệm về sự cộng hưởng cấu tạo và hiệu ứng
cộng hưởng.
3.3. Hiệu ứng trường (Field Effect), hiệu ứng ortho và hiệu ứng qua nhân.

Chương 4. Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất.


4.1. Một số tính chất vật lý thông thường: nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ tan, mômen
lưỡng cực điện.
4.2. Một số tính chất phổ: phổ hồng ngoại, phổ electron, phổ cộng hưởng proton
4.3. Tính chất axit- bazơ
4.4. Sơ lược về hoạt tính sinh học

Chương 5. Một số khái niệm quan trọng về phản ứng hữu cơ
5.1. Động học của phản ứng và xúc tác
5.2. Các tiểu phân trung gian của phản ứng. Cacbocation, cacbanion, gốc tự do.
Cation- gốc. Anion- gốc. Cacben, arin.
5.3. Các loại phản ứng cơ bản. Sự chuyển vị phân tử. Sự oxi hóa – khử. Chất
nucleophin và chất electrophin. Phản ứng gốc tự do. Phản ứng electroxiclic. Phản ứng quang
hóa.

Chương 6. Phản ứng của hiđrocacbon no và hiđrocacbon thơm


6.1. Phản ứng thế hiđro của ankan và xicloankan. Phản ứng đồng li, phản ứng dị li.
6.2. Phản ứng thế hiđro của aren.
6.3. Phản ứng cộng vào aren và xicloankan vòng nhỏ.

51
6.4. Đề hidro hóa, cracking và reforming.
6.5. Phản ứng oxy hóa.

Chương 7. Phản ứng của các hiđrocacbon không no


7.1. Phản ứng cộng electrophin
7.2. Phản ứng cộng gốc tự do
7.3. Phản ứng trùng hợp
7.4. Phản ứng electroxiclic
7.5. Các phản ứng thế
7.5. Phản ứng hidro hóa và oxi hóa.

Chương 8. Phản ứng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol và ete
8.1. Phản ứng thế nucleophin
8.2. Phản ứng tách nucleophin
8.3. Phản ứng với kim loại
8.4. Phản ứng oxi hóa - khử
8.5. Phản ứng của oxiran (ete vòng 3 cạnh) và Crao – ete (poliete vòng lớn).

Chương 9: Phản ứng của anđehit, xeton và axit cacboxylic


9.1. Phản ứng cộng nucleophin vào nhóm cacbonyl của anđehit – xeton
9.2. Phản ứng thế oxi ở nhóm cacbonyl và phản ứng tương tự
9.3. Các phản ứng thế ở gốc hiđrocacbon
9.4. Phản ứng oxi hóa – khử.
8. Tài liệu học tập:
1) Trần Quốc Sơn. Cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ (T1, 1979; T2,1982) NXB GD Hà Nội.
2) Trần Quốc Sơn. Giáo trình cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ (1988). NXB GD Hà Nội.
3) L.G. Wade. Organic chemistry (sixth edition). Pearson Prentice Hall.
4) Reinhard Bruckner. Advanced organic chemistry (2002). Elsevier.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá


Chuyên cần Bài tậptrình
cá nhân Bài tập nhóm Thi kết thúc học phần
10 15% 15% 60%
%
52
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận theo chủ đề được phân công
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Bài tập thảo luận cá nhân và theo nhóm
- Hình thức: Bài tập thảo luận cá nhân/theo nhóm (theo chủ đề được phân công)
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

53
HÓA LÝ ỨNG DỤNG

Mã số: HVVN 513


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2 TS. Lê văn Diễn
2. Mô tả học phần:
Hóa lý ứng dụng cung cấp cho học viên kiến thức về hoá keo, cách sử dụng kiến thức
hóa keo trong xử lí nước, trong sản xuất sơn, cao su và ứng dụng trong nông nghiệp, áp dụng
trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy hoá học.
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 Lý thuyết + 1 Thảo luận)
-Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên hiểu và vận dụng các lí thuyết đã học vào thực tế sản xuất và đời sống
nghiên cứu, giảng dạy.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ, nghiên cứu tài liệu và thực hiện hoạt động thực hành theo nhóm
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình


Lên lớp (tiết)

Lý thuyết Thảo luận Tổng số

Chương 1 9 5 14
Chương 2 7 8 15
Chương 3 7 8 15
Chương 4 7 9 16
Tổng số 30 30 60

54
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Các hệ với môi trường khí, rắn, lỏng


1.1. Hệ với môi trường phân tán khí
1.1.1.Phân loại
1.1.2. Tính chất
1.1.3. Điều chế và phá huỷ
1.2. Hệ với môi trường phân tán lỏng
1.2.1. Huyền phù
1.2.2. Nhũ tương
1.3. Hệ với môi trường rắn
1.3.1. Phân loại
1.3.2. Điều chế

Chương 2. Đặc điểm nước thiên nhiên và phương pháp xử lý nước bằng keo tụ
2.1. Các loại nước trong tự nhiên
2.1.1. Nước mưa
2.1.2. Nước ngầm
2.1.3. Nước mặt đất
2.1.4. Nước biển
2.2. Các tạp chất làm bẩn nước
2.3. Các tiêu chuẩn để đánh giá nước
2.3.1. Độ trong và độ đục
2.3.2. Độ huyền phù
2.3.3. Độ dẫn điện
2.3.4. Nồng độ ion H+ - Trị số pH
2.3.5. Cặn chưng khô
2.3.5. Vật hữu cơ và lượng tiêu hao oxy của nước

55
2.4. Các quá trình thường gặp trong nước thiên nhiên
2.4.1. Hợp chất cacbon
2.4.2. Các kim loại nặng
2.4.3. Các hợp chất hữu cơ
2.5. Tính chất sinh học của nước tự nhiên
2.5.1. Vi khuẩn
2.5.2. Siêu vi khuẩn ( vi rút)
2.5.3. Tảo
2.6. Cơ sở lí thuyết của xử lí nước bằng phương pháp keo tụ
2.7. Các chất gây keo tụ
2.7.1. Muối nhôm
2.7.2. Nhôm điện phân
2.7.3. Nhôm trùng hợp
2.8. Sự keo tụ bằng phèn nhôm
2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự keo tụ
2.9.1. Trị số pH ảnh hưởng đến quá trình thuỷ phân
2.9.2. Ảnh hưởng của các chất hữu cơ
2.9.3. Ảnh hưởng của pH đến tốc độ keo tụ
2.9.4. Ảnh hưởng của lượng chất dùng để keo tụ
2.9.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự keo tụ
2.9.5. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy
2.9.7. Ảnh hưởng của các tạp chất trong nước
2.10. Xác định ngưỡng keo tụ trong thực tế
2.10.1. Tìm pH tối ưu
2.10.2. tìm ngưỡng keo tụ
2.11. Chất trợ keo
2.12. Thiết bị xử lý nước

56
Chương 3. Hóa keo trong công nghiệp
3.1. Chất hoạt động bề mặt và chất tẩy rửa tổng hợp
3.1.1. Chất hoạt động bề mặt
3.1.2. Chất tẩy rửa
3.2. Chế biến cao su thiên nhiên
3.2.1. Sơ chế mủ cao su
3.2.2. Lọc mủ và làm đông tụ mủ
3.2.3. Chế biến sản phẩm cao su thiên nhiên
3.3. Công nghệ sản xuất sơn
3.3.1. Đặc điểm của sơn
3.3.2. Thành phần màng sơn
3.3.3. Qui trình sản xuất sơn

Chương 4. Hóa keo trong nông nghiệp


4.1. Thành phần hoá học của đất
4.1.1. Phần khí
4.1.2. Dung dịch đất
4.1.3. Phần rắn của đất
4.2. Tính chất nông hoá của đất
4.2.1. Tính chất hấp thu chất dinh dưỡng của đất
4.2.2. Thành phần keo đất
4.2.3. Dung lượng hấp thụ cation
4.2.4. Tính chất chua kiềm của đất
4.3. Biện pháp cải tạo đất
4.3.1. Với đất chua
4.3.2. Với đất mặn
4.3.3. Với đất phèn

57
8. Tài liệu học tập:
1. P. W. Atkins (2005). Physical Chemistry. Oxford University Press, Oxford.
2. Trần Văn Nhân (1998). Hoá lý Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Huề (2000). Hoá lý - Nhiệt động học và dung dịch. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Lộc (1999). Kỹ thuật sơn. NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trình
Các bài kiểm tra/thực hành giữa kỳ
5% Bài tập nhóm 35% 60%
15%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Bài kiểm tra giữa kỳ theo cá nhân hay theo nhóm
- Hình thức: Bài kiểm tra/thực hành cá nhân hay theo nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

58
HÓA TÍNH TOÁN

Mã số: HVTT 514


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. GS.TS. Trương Nguyện Thành
3. TS. Nguyễn Thị Lý
2. Mô tả học phần:
Hóa tính toán là chuyên đề cung cấp cho học viên kiến thức về các phương pháp tính
trong hoá học lượng tử để áp dụng trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy hoá học.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ : 3 (2 Lý thuyết + 1 Thực hành)
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên hiểu và vận dụng các lí thuyết và thực tiễn của phương pháp tính hoá lượng
tử; biết sử dụng các chương trình tính toán như CNDO, SCF-2e...
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động thực hành theo nhóm
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình


Lên lớp (tiết)
Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành
Chương 1 9 7 16
Chương 2 7 7 14
Chương 3 7 7 14
Chương 4 7 9 16
Tổng 30 30 60

59
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Tương tác cấu hình


1.1. Hàm sóng đa cấu hình và cấu trúc của ma trận tương tác cấu hình đầy đủ
1.2. Tương tác cấu hình kích thích đôi
1.3. Một số phép tính toán để minh hoạ
1.4. Các obital tự nhiên và ma trận mật độ rút gọn một hạt
1.5. Các phương pháp trường tự hợp đa cấu hình (MCSCF) và phương pháp liên kết
hoá trị tổng quát

Chương 2. Sự gần đúng Hartree-Fock


2.1. Các phương pháp Hartree – Fock
2.2. Phương pháp Hartree – Fock cho cấu hình vỏ kín bị hạn chế. Các phương pháp
Roothaan
2.3. Sự tính ab - initio cho H2 và HeH+
2.4. Các bộ cơ sở nhiều nguyên tử
2.5. Các kết quả rút ra từ sự tính ab - initio cho vỏ kín
2.5. Phương pháp Hartree – Fock cho cấu hình vỏ hở không bị hạn chế

Chương 3. Một số phương pháp MO gần đúng


3.1. Phương pháp CNDO
3.2. Phương pháp INDO, MINDO

Chương 4. Các chương trình Hóa tính toán

60
Dùng các chương trình tính hoá lượng tử như: CNDO, SCF-2e...
8. Tài liệu học tập:
1. H. Ering, J. Walter, G. E. Kimbal (1975). Hoá học lượng tử. NXB KH&KT, Hà
Nội.
2. Attila Szabo, Neil S. Oslund (1989). Modern Quantum Chemistry. Elsevier
Academic Press, New York.
3. John P. Lowe, Kirk A. Peterson (2005). Quantum Chemistry. Elsevier Academic
Press, New York.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trình
Các bài kiểm tra/thực hành giữa kỳ
5% Bài tập nhóm 35% 60%
15%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.2. Bài kiểm tra/thực hành giữa kỳ theo cá nhân hay theo nhóm
- Hình thức: Bài kiểm tra/thực hành cá nhân hay theo nhóm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

61
HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM

MÃ SỐ: HVĐH 515

1. Giáo viên giảng dạy:


1. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. TS. Dương Bá Vũ
2. Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho học viên kiến thức về lịch sử phát hiện, cấu trúc, tính chất,
trạng thái oxi hóa, các phương pháp tách và ứng dụng các nguyên tố đất hiếm.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ: 3 (2 Lý thuyết, 1 Thảo luận)
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: không
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học phần nhằm trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về tính chất hoá học, phương
pháp điều chế, ứng dụng của các đơn chất và các hợp chất được tạo ra từ các nguyên tố đất
hiếm, có thể vận dụng trong công tác nghiên cứu khoa học.
6. Nhiệm vụ học viên
Tham dự đầy đủ các buổi học. Nghiên cứu tài liệu và hoàn thành các bài tiểu luận.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)


Lý thuyết Thảo luận Tổng số
Chương 1 6 0 6

Chương 2 6 6 12

Chương 3 6 6 12

Chương 4 6 6 12

Chương 5 6 12 18

Tổng 30 30 60

62
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Mở đầu
1.1. Lịch sử phát hiện và tách các nguyên tố đất hiếm
1.2. Sự phân bố các nguyên tố đất hiếm
1.3. Cấu trúc nguyên tử các nguyên tố đất hiếm

Chương 2. Tính chất và trạng thái oxi hóa của các nguyên tố đất hiếm
2.1. Trạng thái oxi hóa “0” – các kim loại
2.2. Trạng thái oxi hóa +2
2.3. Trạng thái oxi hóa +3
2.4. Trạng thái oxi hóa +4

Chương 3. Trạng thái tự nhiên. Phương pháp tách, phân chia các nguyên tố đất hiếm
3.1. Trạng thái tự nhiên
3.2. Tách tổng các nguyên tố đất hiếm từ các nguồn khoáng sản tự nhiên
3.3. Phân chia các nguyên tố đất hiếm

Chương 4. Phương pháp chiết, sắc kí phân chia tinh thể các nguyên tố đất hiếm
4.1. Phương pháp chiết (phân bố) phân chia tinh thể các nguyên tố đất hiếm
4.2. Phương pháp sắc kí phân chia tinh thể các nguyên tố đất hiếm

Chương 5. Một số ứng dụng của nguyên tố đất hiếm
5.1. Kĩ thuật thủy tinh
5.2. Các hợp kim
5.3. Các vật liệu chịu nhiệt
5.4. Kĩ thuật điện tử
5.5. Các chất phát sáng
5.6. Kĩ thuật hạt nhân
5.7. Ứng dụng trong nông nghiệp

63
8. Tài liệu học tập:
1. Phạm Đức Roãn, Nguyễn Thế Ngôn (2009). Hóa học các nguyên tố đất hiếm và
hóa phóng xạ. NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.
2. F. Cotton & G. Wilkinson (1984). Cơ sở hoá học vô cơ. NXB ĐH & THCN, H
Nội.
3. Nguyễn Xuân Dũng, Đào Hữu Vinh (1985). Các phương pháp sắc kí. NXB KH &
KT, Hà Nội.
4. Moeller Therald (1955). The chemistry of lanthanides. Reinhold, New York;
Chapman and Hall, London.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá


Chuyên cần trình Tiểu luận Thi kết thúc học phần
15 25% 60%
9.1. Đánh%giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Tiểu luận
- Hình thức: Làm bài tiểu luận theo cá nhân/theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

64
TỔNG HỢP VÔ CƠ

Mã số: HVTV 516


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. Mô tả học phần:
Môn học này giúp học viên hiểu biết về cơ sở nhiệt động và động học các phản ứng
vô cơ, các phương pháp tổng hợp, điều chế các hợp chất vô cơ.
3. Phân bố thời gian:
- Số tín chỉ: 3 (2 Lý thuyết, 1 Thảo luận)
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: không cần
5. Mục tiêu học tập học phần:
Môn học này trình bày các nguyên tắc cơ bản để xem xét và đánh giá các phản ứng
tổng hợp vô cơ về phương diện nhiệt động hóa học và động hóa học. Môn học còn giới thiệu
một số các phương pháp tổng hợp vô cơ điển hình nhất.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ.
- Nghiên cứu tài liệu và thực hành tại phòng thí nghiệm.
7. Nội dung chi tiết học phần

* Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Lý thuyết Thảo luận Tổng số

Chương 1 12 10 22

Chương 2 6 10 16

Chương 3 12 10 22

Tổng 30 30 60

65
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Chương 1. Mở đầu
1.1 Khái niệm về tổng hợp vô cơ
1.2 Nguyên tắc sử dụng hóa chất trong tổng hợp vô cơ
1.3 Phương pháp bảo quản hóa chất
1.4 Phương pháp tách các chất
1.5 Phương pháp làm khô
1.6 Phương pháp tinh chế

Chương 2. Cơ sở nhiệt động của phản ứng tổng hợp vô cơ


2.1 Một số lý thuyết chung
2.2 Những yếu tố xác định khả năng xảy ra phản ứng
2.3 Những yếu tố xác định tốc độ của phản ứng hóa học trong các pha khác nhau
Chương 3. Phương pháp tổng hợp
3.1 Phương pháp tổng quát điều chế kim loại
3.2 Các phương pháp chung điều chế các không kim loại
3.3 Tổng hợp các oxit kim loại và không kim loại
3.4 Tổng hợp phức
3.5 Tổng hợp nano
3.6 Tổng hợp vật liệu vô cơ
3.6 Biến tính vật liệu

B. Phần thực hành: 30 tiết


Học viên chọn 3 trong 6 bài thực hành tổng hợp vô cơ và xác định thành phần sản
phẩm.

Bài 1. Điều chế Natrithiosunfat Na2S2O3.5H2O


Bài 2. Điều chế các phức chất của Cu(II) và Ni(II) với amin

Bài 3. Tách tổng các nguyên tố đất hiếm từ quặng Monazit Thừa thiên – Huế
Bài 4. Biến tính Bentonit
Bài 5. Tổng hợp vật liệu nano

66
Bài 6. Tổng hợp zeolit
8. Tài liệu học tập:
1. Giáo trình tổng hợp vô cơ, khoa Hóa, ĐHSP TP HCM.
2. Nguyễn Duy Ái (1983). Lý thuyết phản ứng trong hóa vô cơ. NXB GD, Hà Nội.
3. I. U. V. Kariakin, I. I. Angelop (1959). Thuốc thử hóa học tinh khiết. NXB KHKT,
Hà nội.
4. F. Albert Cotton and Geoffrey Wilkinson (1998). Advanced Inogranic Chemistry.
John Wiley & Sons, New York.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá trình Thi kết thúc học phần


Chuyên cần Bài tập nhóm hoặc tiểu luận
10% 30% 60%
%%

9.1. Đánh giá chuyên cần:


- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Bài tập/Tiểu luận cá nhân/nhóm
- Hình thức: Bài tập cá nhân/theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

67
ĂN MÒN VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI
Mã số: HVAV 517
1. Giáo viên giảng dạy
1. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. Mô tả học phần
Học phần nghiên cứu về cơ sở điện hóa ăn mòn kim loại, các phương pháp bảo vệ
kim loại.
3. Phân bố thời gian
- Số tín chỉ: 3
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không
5. Mục tiêu học tập học phần
Học phần nhằm trang bị cho học viên một cách hệ thống những kiến thức về tính chất
ăn mòn điện hóa, đồng thời giới thiệu các phương pháp có nhiều ứng dụng trong khoa học,
kỹ thuật và trong đời sống để bảo vệ kim loại.Học phần này sẽ phục vụ thiết thực cho việc
làm luận văn tốt nghiệp của học viên. Đồng thời giúp cho họ có thể giảng dạy tốt môn hoá
học ở trường phổ thông trung học, nhất là trang bị những kiến thức ứng dụng thực tế cho học
sinh.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ. Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động theo nhóm
- Thực hiện các bài tập cụ thể theo từng chương
7. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Cơ sở điện hóa quá trình ăn mòn kim loại
1.1 Một số định nghĩa có liên quan đến quá trình ăn mòn kim loại
1.2 Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn điện hóa kim loại
1.3 Giản đồ thế
1.4 Tốc độ ăn mòn kim loại
1.5 Thế hỗn hợp, giản đồ dòng - thế

68
1.6 Ăn mòn cục bộ (locale)
1.7 Sự thụ động hóa kim loại
1.8 Quá trình ăn mòn với sự tham gia của ion H3O+
1.9 Quá trình ăn mòn điện hóa kim loại dưới ảnh hưởng của 2 hay nhiều chất oxy
hóa tham gia vào quá trình catốt
1.10 Lý thuyết về ăn mòn điện hóa của 2 kim loại tiếp xúc nhau
1.11 Một số loại phổ biến gây ăn mòn điện hóa
Chương 2. Bảo vệ kim loại
2.1. Lựa chọn kim loại và hợp kim thích hợp
2.2. Che phủ kim loại
2.2.1. Phủ kim loại bằng phương pháp điện hóa và phương pháp hóa học
2.2.2. Lớp mạ hóa học
2.2.3. Lớp phủ kim loại tạo thành bằng phương pháp nhúng nóng
2.2.4. Màng kim loại tạo bằng phương pháp phun kim loại nóng chảy
2.2.5. Biến tính bề mặt kim loại
2.2.5. Phốt phát hóa sắt thép
2.2.7. Các lớp phủ hữu cơ
2.3. Bảo vệ kim loại bằng phương pháp thay đổi môi trường
2.4. Bảo vệ kim loại bằng cách thay đổi điện thế điện
2.4.1. Bảo vệ catốt
2.4.2. Bảo vệ anốt
8. Kế hoạch giảng dạy
Tuần Nội dung Số tiết Tài liệu Ghi chú
Chương 1. Cơ sở điện hóa quá trình ăn
mòn kim loại
1.1 Một số định nghĩa có liên quan đến quá Nghe
1 5
trình ăn mòn kim loại giảng, tự
[1-3] đọc, kết
1.2 Nguyên tắc chung của quá trình ăn mòn
điện hóa kim loại hợp thảo
luận tại
1.3 Giản đồ thế lớp
2 5
1.4 Tốc độ ăn mòn kim loại
3 1.5 Thế hỗn hợp, giản đồ dòng - thế 5

69
1.6 Ăn mòn cục bộ (locale)
1.7 Sự thụ động hóa kim loại
4 1.8 Quá trình ăn mòn với sự tham gia của 5 [1-3]
ion H3O+
1.9 Quá trình ăn mòn điện hóa kim loại
dưới ảnh hưởng của 2 hay nhiều chất oxy
hóa tham gia vào quá trình catốt
5 1.10 Lý thuyết về ăn mòn điện hóa của 2 5 [1-3]
kim loại tiếp xúc nhau
1.11 Một số loại phổ biến gây ăn mòn điện
hóa
Chương 2. Bảo vệ kim loại
2.1. Lựa chọn kim loại và hợp kim thích hợp
6 2.2. Che phủ kim loại 5 [2,5,6]
2.2.1. Phủ kim loại bằng phương
pháp điện hóa và phương pháp hóa học
2.2.2. Lớp mạ hóa học
2.2.3. Lớp phủ kim loại tạo thành
bằng phương pháp nhúng nóng
7 5 [4,7-10]
2.2.4. Màng kim loại tạo bằng
phương pháp phun kim loại nóng chảy
2.2.5. Biến tính bề mặt kim loại
2.2.6. Phốt phát hóa sắt thép
8 5
2.2.7. Các lớp phủ hữu cơ
2.3. Bảo vệ kim loại bằng phương pháp thay
9 5
đổi môi trường
2.4. Bảo vệ kim loại bằng cách thay đổi điện
[3,10]
thế điện
10 5
2.4.1. Bảo vệ catốt
2.4.2. Bảo vệ anốt

70
9. Học liệu
[1] Nguyễn Văn Mạo (1974). Điện hóa học, Tập 1. NXB GD, Hà Nội
[2] Nguyễn Đình Huề (1973). Nhiệt động lực học hóa học. NXB GD, Hà Nội.
[3] Nguyễn Khương (2009). Những quy trình kỹ thuật mạ kim loại và hợp kim, tậpn 1,
2 và 3. NXB KHKT, Hà Nội
[4] Trần Minh Hoàng (2013). Sổ tay mạ điện. NXB Bách Khoa, Hà Nội
[5] Trần Minh Hoàng (2001). Mạ kền- Lý thuyết và ứng dụng. NXB Bách Khoa, Hà
Nội
[6] Nguyễn Văn Thông (2006). Công nghệ phun phủ bảo vệ và phục hồi. NXB
KHKT
[7] Hoàng Văn Gợt (2012). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phun phủ bằng phương
pháp thực nghiệm. NXB KHKT
[8] Trần Minh Hoàng (2013). Mạ kẽm- Lý thuyết và ứng dụng. NXB Bách Khoa, Hà
Nội
[9] Trần Minh Hoàng (2013). Mạ crom- Lý thuyết và ứng dụng. NXB Bách Khoa, Hà
Nội
[10] Nguyễn Văn Lộc (2012). Công nghệ mạ đặc biệt. NXB Bách Khoa, Hà Nội
[11] Nguyễn Việt Trường (2005). Kỹ thuật xi mạ phun phủ. NXB Giao Thông Vận tải
[12] http://www.sciencedirect.com
[13] http://pubs.rsc.org
[14] http://www.springer.com/chemistry
[15] http://www.nature.com/nchem

10. Đánh giá kết quả học tập


Kiểm tra giữa học phần Thi kết thúc học phần
30% 70%

71
10.1. Thi giữa học phần:
- Hình thức: Tiểu luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
10.2. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp, tự luận hoặc trắc nghiệm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

72
XÚC TÁC TRONG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Mã số: HVXT 518


1. Giáo viên giảng dạy
1. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
2. TS. Phan Thị Hoàng Oanh
2. Mô tả học phần
Học phần nhằm trang bị cho học viên một cách hệ thống các kiến thức cơ bản của
lĩnh vực xúc tác, mối tương quan giữa thực nghiệm và lý thuyết đối với một số quá trình
phản ứng xúc tác có tầm quan trọng lớn trong công nghiệp và đời sống, đặc biệt là quá trình
quang xúc tác bán dẫn và xúc tác zeolit trong lĩnh vực hóa dầu. Ngoài ra, học viên còn được
tiếp cận với các kiến thức về tính toán các thiết bị phản ứng xúc tác dị thể.
3. Phân bố thời gian
- Số tín chỉ: 3
- Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần: Sau khi học xong học phần này, học viên sẽ:
Biết và hiểu những kiến thức cơ bản về lý thuyết xúc tác, quá trình quang xúc tác bán
dẫn và xúc tác zeolit trong lĩnh vực hóa dầu.
Vận dụng kiến thức đã học để tính toán một số thiết bị phản ứng xúc tác dị thể ở quy
mô phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Ứng dụng các kiến thức đã được trang bị để tiến tới tổng hợp vật liệu xúc tác và ứng
dụng vật liệu tổng hợp cho một quá trình phản ứng xúc tác cụ thể.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo chương trình
7. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Lý thuyết xúc tác
1.1 Khái niệm
1.2 Một số đặc trưng của phản ứng xúc tác và chất xúc tác

73
1.3 Các thuyết về xúc tác
1.3.1. Thuyết trạng thái chuyển tiếp
1.3.2. Thuyết trung tâm hoạt động
1.3.3. Thuyết đa vị
1.3.4. Thuyết tập hợp hoạt động
1.3.5. Thuyết điện tử
1.4 Xúc tác đồng thể
1.5 Xúc tác dị thể
1.6 Các phương pháp tổng hợp vật liệu xúc tác
Chương 2. Tính toán các thiết bị phản ứng xúc tác dị thể
2.1. Thiết bị xúc tác lớp tĩnh
2.1.1. Cân bằng chất cho thiết bị xúc tác lớp tĩnh
2.1.2. Cân bằng nhiệt cho thiết bị xúc tác lớp tĩnh
2.1.3. Tính toán thiết bị xúc tác lớp tĩnh đẳng nhiệt
2.1.4. Tính toán thiết bị xúc tác lớp tĩnh đoạn nhiệt
2.1.5. Tính toán thiết bị xúc tác lớp tĩnh đa nhiệt
2.2. Thiết bị với lớp xúc tác tầng sôi
2.2.1. Sự hình thành lớp tầng sôi và trạng thái lớp tầng sôi
2.2.2. Các đặc trưng của lớp tầng sôi
2.2.3. Mô hình hóa toán học các thiết bị phản ứng có lớp tầng sôi
Chương 3. Các quá trình quang xúc tác bán dẫn
3.1. Chất xúc tác quang bán dẫn và cơ chế tạo gốc hydroxyl OH*
3.2. Động học quá trình quang xúc tác
3.3. Nâng cao hiệu quả của quá trình quang xúc tác bán dẫn
3.4. Khả năng xử lý nước và nước thải của quá trình quang xúc tác bán dẫn
Chương 4. Xúc tác zeolit trong hóa dầu
4.1. Thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của vật liệu zeolit
4.2. Tổng hợp zeolit
4.3. Bản chất hoạt tính xúc tác của zeolit
4.4. Phản ứng hóa dầu trên xúc tác zeolit
4.5. Triển vọng phát triển xúc tác zeolit
74
Chương 5. Các phương pháp thực nghiệm trong xúc tác
5.1. Các phương pháp khảo sát chất xúc tác
5.2. Các phương pháp đánh giá hoạt độ xúc tác
Chương 6. Một số vấn đề liên quan đến triển khai công nghệ và ứng dụng các chất xúc
tác
6.1. Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn chất xúc tác
6.2. Chất xúc tác trong quá trình vận hành
6.3. Triển vọng nghiên cứu và ứng dụng xúc tác kim loại và xúc tác oxit
8. Kế hoạch giảng dạy
Tuần Nội dung Số tiết Tài liệu Ghi chú
Chương 1. Lý thuyết xúc tác
1.1 Khái niệm
1.2 Một số đặc trưng của phản ứng xúc tác
và chất xúc tác
1.3 Các thuyết về xúc tác

1 1.3.1. Thuyết trạng thái chuyển tiếp 5 [6, 7]


1.3.2. Thuyết trung tâm hoạt động
1.3.3. Thuyết đa vị
1.3.4. Thuyết tập hợp hoạt động
1.3.5. Thuyết điện tử Nghe
1.4 Xúc tác đồng thể giảng, tự
đọc, kết
1.5 Xúc tác dị thể hợp thảo
2 1.6 Các phương pháp tổng hợp vật liệu xúc 5 [6,7] luận tại
tác lớp
Chương 2. Tính toán các thiết bị phản
ứng xúc tác dị thể
2.1. Thiết bị xúc tác lớp tĩnh
2.1.1. Cân bằng chất cho thiết bị xúc
tác lớp tĩnh
3 5 [5]
2.1.2. Cân bằng nhiệt cho thiết bị xúc
tác lớp tĩnh
2.1.3. Tính toán thiết bị xúc tác lớp
tĩnh đẳng nhiệt
2.1.4. Tính toán thiết bị xúc tác lớp

75
tĩnh đoạn nhiệt
2.1.5. Tính toán thiết bị xúc tác lớp
tĩnh đa nhiệt
2.2. Thiết bị với lớp xúc tác tầng sôi
2.2.1. Sự hình thành lớp tầng sôi và
trạng thái lớp tầng sôi
4 5 [5]
2.2.2. Các đặc trưng của lớp tầng sôi
2.2.3. Mô hình hóa toán học các thiết
bị phản ứng có lớp tầng sôi
Chương 3. Các quá trình quang xúc tác
bán dẫn
5 3.1. Chất xúc tác quang bán dẫn và cơ chế 5 [3,8-11]
tạo gốc hydroxyl OH*
3.2. Động học quá trình quang xúc tác
3.3. Nâng cao hiệu quả của quá trình quang
xúc tác bán dẫn
6 5 [3,8-11]
3.4. Khả năng xử lý nước và nước thải của
quá trình quang xúc tác bán dẫn
Chương 4. Xúc tác zeolit trong hóa dầu
4.1. Thành phần hóa học, cấu trúc và tính
7 chất của vật liệu zeolit 5 [1,2]
4.2. Tổng hợp zeolit
4.3. Bản chất hoạt tính xúc tác của zeolit
4.4. Phản ứng hóa dầu trên xúc tác zeolit
8 5
4.5. Triển vọng phát triển xúc tác zeolit
Chương 5. Các phương pháp thực nghiệm
trong xúc tác
9 5.1. Các phương pháp khảo sát chất xúc tác 5
5.2. Các phương pháp đánh giá hoạt độ xúc
tác
[4,7-11]
Chương 6. Một số vấn đề liên quan đến
triển khai công nghệ và ứng dụng các chất
xúc tác
10 6.1. Nguyên tắc thiết kế và lựa chọn chất 5
xúc tác
6.2. Chất xúc tác trong quá trình vận hành
6.3. Triển vọng nghiên cứu và ứng dụng xúc

76
tác kim loại và xúc tác oxit

9. Học liệu
[1] Mai Tuyên (2004). Xúc tác zeolit trong hóa dầu. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
[2] Lưu Cẩm Lộc (2013). Công nghệ lọc và chế biến dầu. NXB ĐH Quốc Gia TP.
HCM
[3] Trần Mạnh Trí (2005). Các quá trình oxi hóa nâng cao trong xử lý nước và nước
thải. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
[4] Anatoli Davydov (2003). Molecular spectroscopy of oxide catalyst surfaces. John
Wiley & Sons, New York
[5] Mai Xuân Kì (2006). Thiết bị phản ứng trong công nghiệp hóa học- Tập 1 và 2.
NXB Khoa Học và Kỹ Thuật
[6] Mai Hữu Khiêm (2007). Bài giảng kỹ thuật xúc tác. NXB ĐH Quốc Gia TP.
HCM
[7] Hồ Sĩ Thoảng (2007). Giáo trình xúc tác dị thể. NXB ĐH Quốc Gia TP. HCM
[8] http://www.sciencedirect.com
[9] http://pubs.rsc.org
[10] http://www.springer.com/chemistry
[11] http://www.nature.com/nchem
10. Đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra giữa học phần Thi kết thúc học phần
30% 70%

10.1. Thi giữa học phần:


- Hình thức: Tiểu luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
10.2. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp, tự luận hoặc trắc nghiệm
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân;

77
KỸ THUẬT LẤY MẪU VA XỬ LÝ MẪU

Mã số: HVLM 519


1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Đỗ Văn Huê
2. TS. Dương Bá Vũ
2. Mô tả học phần:
Môn học này giới thiệu tầm quan trọng của việc chuẩn bị mẫu (lấy mẫu và xử lý mẫu)
trong kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm; khái niệm về mẫu, kiểu mẫu và kiểu lấy mẫu;
yêu cầu pháp lý đối với việc chuẩn bị mẫu; chất lượng mẫu; số lượng và khối lượng mẫu đủ
cho phân tích – quan hệ giữa sai số lấy mẫu và sai số phương pháp đo; lý lịch mẫu và bảo
quản/thải bỏ mẫu; xác định thời gian bảo quản mẫu; thiết bị lấy mẫu; phương pháp lấy mẫu
chấp nhận theo quy trình của ISO.
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 Lý thuyết, 1 Thực hành)
-Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: không
5. Mục tiêu học tập học phần:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức về chuẩn bị mẫu, xử lí mẫu cho phân tích và lập
kế hoạch cho nghiên cứu xác định.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ
- Nghiên cứu tài liệu và thực hiện bài thực hành
7. Nội dung chi tiết học phần

Phân bố chương trình

Lên lớp (tiết)

Thảo luận,
Lý thuyết Tổng số
Thực hành

Chương 1,2 6 6 12

78
Chương 3,4 6 6 12

Chương 5 6 6 12

Chương 6,7 6 6 12

Chương 8 6 6 12

Tổng 30 30 60

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT


A. Phần lý thuyết và bài tập: 30 tiết
Chương 1. Mở đầu
1.1. Đại cương về đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC)
1.2. Quan hệ giữa chuẩn bị mẫu và phân tích
1.3. Mẫu, kiểu mẫu và kiểu lấy mẫu
Chương 2. Yêu cầu pháp lý về lấy mẫu

Chương 3. Chất lượng mẫu


Chương 4. Số lượng và khối lượng mẫu
4.1. Số lượng mẫu – sai số lấy mẫu
4.2. Khối lượng mẫu sơ cấp và thứ cấp
Chương 5. Lý lịch mẫu và lưu mẫu
5.1. Lý lịch mẫu
5.2. Thời gian bảo quản mẫu
Chương 6. Thiết bị lấy mẫu
Chương 7. Quy trình lấy mẫu chấp nhận theo ISO
Chương 8. Kỹ thuật xử lý mẫu cho phân tích
8.1. Kỹ thuật vô cơ hóa ướt
8.2. Kỹ thuật vô cơ hóa khô
8.3. Kỹ thuật vô cơ hóa kết hợp
B. Phần thực hành: 30 tiết

Bài 1. Xác định độ ẩm

79
Bài 2. Xác định hàm lượng sắt trong thịt bằng phương pháp trắc quang
Bài 3. Xác định hàm lượng caffein trong thức uống bằng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao
8. Tài liệu học tập:
1. Neilt. Crosby, John A. Day (1995), Quality in the Analytical Chemistry
Laboratory, John Wiley and Sons, Great Britain.
2. Phạm Luận (1999). Giáo trình “Những vấn đề cở sở của các kỹ thuật xử lý mẫu
phân tích”, Trường ĐHKHTN- ĐHQG Hà Nội.
3. Markus Stoeppler (1997). Sampling and sample preparation, Springer-verlag
Berlin Heidelberg, London.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá trình


Chuyên cần Bài thực hành Thi kết thúc học phần
5% 35% 60%
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Bài thực hành
- Hình thức: Bài thực hành cá nhân/theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Tự luận hoặc Vấn đáp.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

80
NĂNG LƯỢNG
Mã số: HVNL 520
1. Giáo viên giảng dạy:
1. TS. Nguyễn Thị Thu Trang
2. TS. Nguyễn Thị Trúc Linh
3. TS. Nguyễn Anh Tiến
2. Mô tả học phần:
Học phần này giúp học viên kiến thức về các loại năng lượng và tầm quan trọng hoặc
mức độ ứng dụng của từng loại.
Tổng số tiết: 60 (Lý thuyết: 30; Làm việc nhóm, báo cáo seminar: 30).
3. Phân bố thời gian:
-Số tín chỉ: 3 (2 lý thuyết, 1 làm việc nhóm, seminar)
-Số tiết qui chuẩn: 45 tiết
4. Điều kiện tiên quyết: Không.
5. Mục tiêu học tập học phần:
Học viên có kỹ năng tra cứu và trích dẫn tài liệu đúng chuẩn; có thể xây dựng được
đề cương và kế hoạch nghiên cứu; có khả năng tự triển khai hoạt động nghiên cứu; có kỹ
năng trình bày kết quả nghiên cứu dạng luận văn/luận án và báo cáo tại các hội nghị khoa
học chuyên ngành và nắm được các bước viết và đăng bài báo khoa học trên tạp chí chuyên
ngành trong nước và quốc tế.
6. Nhiệm vụ học viên
- Dự lớp đầy đủ. Nghiên cứu tài liệu và thực hiện các hoạt động theo nhóm, báo cáo
phần được nhóm phân công trước lớp.
7. Nội dung chi tiết học phần
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
Chương 1. Năng lượng và tình hình về năng lượng trên thế giới hiện nay
1.1 Khái niệm năng lượng
1.2 Phân loại năng lượng sơ lược
1.3 Tình hình năng lượng trên thế giới hiện nay
1.4 Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự thay đổi về sử dụng các loại năng lượng

81
Chương 2. Năng lượng vật chất chuyển hóa toàn phần
2.1 Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (Fossil Fuels)
2.2 Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử (Nuclear Power)
Chương 3. Năng lượng tái tạo (Renewable Energy)
3.1. Năng lượng mặt trời (Solar Power)
3.2. Năng lượng gió (Wind Power)
3.3. Năng Lượng từ sóng (Wave Power)
3.4. Năng lượng sinh học (Bioenergy)/ Năng lượng từ sinh khối (Biomass)
3.5 Năng Lượng từ lòng đất (Geothermal Power)
Chương 4. Hydrogen và pin nhiên liệu
4.1. Năng lượng hydrogen – Sự kỳ vọng về năng lượng của tương lai
4.2. Các phương pháp điều chế hydrogen
4.2. Các phương pháp tích trữ hydrogen
4.3. Pin nhiên liệu. So sánh với pin sử dụng công nghệ truyền thống
8. Tài liệu tham khảo:
[1] http://energy.gov/eere/geothermal/how-geothermal-power-plant-works-simple
(Tháng 6/2016)
[2] G. Walker (2008), Solid State Hydrogen Storage: Materials and chemistry,
Woodhead Publishing Limited.
[3] M. Hirscher (2010), Handbook of Hydrogen Storage: New Materials for Future
Energy Storage, Wiley-VCH Verlag gmbh & Co. Kgaa, Weinheim.
[4] P. B. MacCready (2004), The Hydrogen Energy Transition – Chapter 16: The
Case for Battery Electric Vehicles, Academic Press.
[5]. R. B. Gupta (2009), Hydrogen Fuel: Production, Transport, and Storage, CRC
Press.
[6]. V. Quaschning (2010), Renewable Energy and Climate Change, John Wiley &
Sons Ltd.
9. Đánh giá kết quả học tập:

Đánh giá quá Thi kết thúc học phần


Chuyên cần trìnhbài kiểm tra/thực hành giữa kỳ
Các
10 Bài 30%
tập nhóm 60%
% 15% 82
9.1. Đánh giá chuyên cần:
- Hình thức: Tham gia lớp học và thảo luận nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.2. Điểm giữa kỳ
- Hình thức: Bài kiểm tra cá nhân, báo cáo theo nhóm.
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
9.3. Thi kết thúc học phần:
- Hình thức: Vấn đáp/ Trắc nghiệm/ Tự luận
- Điểm: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

83

You might also like