You are on page 1of 9

Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

12H1-1.1.C KHÁI NIỆM ESTE – CHẤT BÉO

1. Định nghĩa

 Este: Là dẫn xuất của axit cacboxylic khi thay thế nhóm OH bằng nhóm OR’
của ancol

 Este đơn chức

Câu 1. [HO12.C1.1.D01.a] Hợp chất nào sau đây là este ?


A. CH3CH2Cl. B. HCOOC6H5. C. CH3CH2ONO2. D. Tất cả đều đúng.
Câu 2. [HO12.C1.1.D01.a] Chất nào dưới đây không phải là este ?
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 3. [HO12.C1.1.D01.a] Chất nào sau đây không phải là este ?
A. HCOOCH3. B. C2H5OC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C3H5(COOCH3)3.
Câu 4. [HO12.C1.1.D01.a] Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu
gọn của X là :
A. C2H5COOH. B. HO–C2H4–CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.

Khái niệm este – chất béo 1/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

 Este 2 chức, este 3 chức


 Chất béo (Triglixerit): Là trieste của glyxerol và axit béo

𝐑 𝟏 COO - CH2

̅ COO)3C3H5
𝐑 𝟐 COO - CH Hay (𝐑

𝐑 𝟑 COO - CH2

 Axit béo là axit monocacboxylic mạch thẳng, có chẵn nguyên tử C (C12 – C24)
C17H35COOH: Axit stearic.
C17H33COOH: Axit oleic.
C17H31COOH: Axit linoleic.
C15H31COOH: Axit panmitic.

Câu 5. [HO12.C1.1.D01.a] Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây :
(1) CH3CH2COOCH3 ; (2) CH3OOCCH3 ; (3) HCOOC2H5 ; (4) CH3COOH ;
(5) CH3OCOC2H3 ; (6) HOOCCH2CH2OH ; (7) CH3OOC–COOC2H5.
Những chất thuộc loại este là :
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (5), (7). C. (1), (2), (4), (6), (7). D. (1), (2), (3), (6), (7).
Câu 6. [HO12.C1.1.D01.a] Chọn phát biểu đúng ?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
B. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
D. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
Câu 7. [HO12.C1.1.D01.a] Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. etylen glicol. D. glixerol.
Câu 8. [HO12.C1.1.D01.a] Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (C17H31COO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (C6H5COO)3C3H5.
Câu 9. [HO12.C1.1.D01.a] Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?
A. C3H5(OCOC4H9)3. B. C3H5(COOC15H31)3. C. C3H5(OOCC17H33)3. D. C3H5(COOC17H33)3.
Câu 10. [HO12.C1.1.D01.a] Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit
linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Công thức cấu tạo có thể có của các trieste đó là :
(1) (C17H31COO)2C3H5OOCC17H29 (2) C17H31COOC3H5(OOCC17H29)2
(3) (C17H31OOC)2C3H5OOCC17H29 (4) (C17H31OCO)2C3H5COOC17H29.
Những công thức đúng là :
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).

Khái niệm este – chất béo 2/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

2. Danh pháp

 Tên este = Tên gốc R’ + Tên gốc RCOO (ic → at)


 Chú ý: RCOOR’ ≠ ROCOR’ & ROOCR’

Gốc R’ Gốc R
CH3 -
CH3CH2 - HCOO –
CH3CH2CH2 - CH3COO –
CH3CH(CH2) - CH3CH2COO –
CH3CH2CH2CH2 - CH3CH2CH2COO –
CH3CH2(CH3)CH2 - CH2=CHCOO –
CH3CH2CH(CH3) - CH2=CH(CH3)COO –
CH3C(CH3)2 - C6H5COO –
CH2=CH - (COO - )2
CH2=CHCH2 - CH2(COO - )2
C6H5 - (CH2)4 – (COO - )2
C6H5CH2 -

1. CH3COOCH=CH2:
2. CH3OCOCH=CH2:
3. CH3COOCH(CH3)2:
4. CH2=CHCOOCH2CH2CH3:
5. HCOOCH2CH(CH3)2:
6. (CH3)2CHCOOCH(CH3)2:
7. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2:
8. C2H5COOC(CH3)3:
9. C6H5OCOH:
10. C6H5CH2OCOCH3:
11. CH2=CHCOOCH2CH=CH2:
12. (COOCH3)2:
13. CH2(COOH)COOCH3:
14. Metyl benzoat:
15. Etyl acrylat:
16. Isoamyl fomat:
17. Etyl bytirat:
18. Benzyl axetat:

 Chất béo ( 3 gốc axit béo giống nhau ) = Tri + Tên gốc axit béo (ic → in)

Khái niệm este – chất béo 3/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

Luyện tập

Câu 11. [HO12.C1.1.D02.a] Chất X có công thức cấu tạo thu gọn HCOOCH3. Tên gọi của X là:
A. etyl fomat. B. metyl fomat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 12. [HO12.C1.1.D02.a] Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: CH3COOCH3. Tên gọi đúng của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. đimetyl axetat. D. axeton.
Câu 13. [HO12.C1.1.D02.a] Este CH3CH2CH2COOC2H5 có tên gọi là
A. etyl butirat. B. etyl butiric. C. etyl propanoat. D. etyl butanoat.
Câu 14. [HO12.C1.1.D02.a] Hợp chất X có công thức cấu tạo : CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là :
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 15. [HO12.C1.1.D02.a] Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là
A. propyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl acrylat. D. etyl axetat.
Câu 16. [HO12.C1.1.D02.a] Cho este có công thức cấu tạo : CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là :
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat. C. Metyl metacrylic. D. Metyl acrylic.
Câu 17. [HO12.C1.1.D02.a] Este etyl fomat có công thức là :
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 18. [HO12.C1.1.D02.a] Este vinyl axetat có công thức là :
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 19. [HO12.C1.1.D02.a] Este metyl acrylat có công thức là :
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 20. [HO12.C1.1.D02.a] Etyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. CH3CH2COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 21. [HO12.C1.1.D02.a] Tên gọi nào sai
A. phenyl fomat : HCOOC6H5. B. vinyl axetat : CH2=CH-COOCH3.
C. metyl propionat : C2H5COOCH3. D. etyl axetat : CH3COOCH2CH3.
Câu 22. [HO12.C1.1.D02.a] Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công
nghiệp thực phẩm, có phân tử khối là:
A. 88. B. 74. C. 60. D. 68.
Câu 23. [HO12.C1.1.D02.a] Este nào sau đây có công thức phân tử C4 H8O 2 ?
A. Propyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Etyl axetat.
Câu 24. [HO12.C1.1.D02.b] Ứng với công thức phân tử C4H8O2, sẽ tồn tại các este với tên gọi : (1) etyl axetat ;
(2) metyl propionat ; (3) metyl iso-propylonat; (4) n-propyl fomiat; (5) iso-propyl fomiat. Các tên gọi
đúng ứng với este có thể có của công thức phân tử đã cho là :
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 25. [HO12.C1.1.D02.b] Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. CTPT
của este là :
A. C10H20O2. B. C9H14O2. C. C10H18O2. D. C10H16O2.
Câu 26. [HO12.C1.1.D02.a] Chất không phải là chất béo là
A. axit axetic. B. tripanmitin. C. triolein. D. tristearin.
Câu 27. [HO12.C1.1.D02.a] Tripanmitin có công thức là
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 28. [HO12.C1.1.D02.b] Công thức của triolein là :
A. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.

3. Tính chất vật lý

Khái niệm este – chất béo 4/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

 Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
 Có nhiệt độ sôi thấp.
𝐃ẫ𝐧 𝐱𝐮ấ𝐭 𝐡𝐚𝐥𝐨𝐠𝐞𝐧
Hiđrocacbon < { 𝐀𝐧đ𝐞𝐡𝐢𝐭/𝐗𝐞𝐭𝐨𝐧 < Ancol < Axit
𝐄𝐭𝐞/𝐄𝐬𝐭𝐞

 Một số este dễ bay hơi và có mùi hoa quả chín

 Các triglixerit (Chứa gốc axit béo no): Ở nhiệt độ thường, là chất rắn – mỡ, sáp động
vật...

 Các triglixerit (Chứa gốc axit béo không no): Ở nhiệt độ thường, là chất lỏng – dầu
thực vật, dầu cá...

Luyện tập

Câu 29. [HO12.C1.1.D03.a] Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần ?
A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH.
B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5.
C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.

Khái niệm este – chất béo 5/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.


Câu 30. [HO12.C1.1.D03.a] Chọn phát biểu không đúng :
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Khi đun nóng glixerol với các axit béo,có H2SO4, đặc làm xúc tác, thu được chất béo.
C. Ở động vật, chất béo tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, chất béo tập trung nhiều trong hạt,
quả...
D. Axit panmitic, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong thành phần của chất béo trong
hạt, quả.
Câu 31. [HO12.C1.1.D03.a] Hãy chọn nhận định đúng :
A. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật.
B. Lipit là este của glixerol với các axit béo.
C. Lipit là chất béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong
các dung môi hữu cơ không phân cực. Lipit bao gồm chất béo, sáp, sterosit, photpholipit....
Câu 32. [HO12.C1.1.D03.a] Cho các phát biểu sau đây :
a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch
cacbon dài không phân nhánh.
b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit….
c) Chất béo là các chất lỏng.
d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được
gọi là dầu.
e) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
Những phát biểu đúng là :
A. a, b, d. B. a, b, c. C. c, d. D. a, b, d, e.
Câu 33. [HO12.C1.1.D03.a] Cho các chất sau : CH3OH (1) ; CH3COOH (2) ; HCOOC2H5 (3). Thứ tự nhiệt độ sôi
giảm dần là :
A. (1) ; (2) ; (3). B. (3) ; (1) ; (2). C. (2) ; (3) ; (1). D. (2) ; (1) ; (3).
Câu 34. [HO12.C1.1.D03.a] Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. CH3COOC2H5. B. C4H9OH. C. C6H5OH. D. C3H7COOH.
Câu 35. [HO12.C1.1.D03.a] So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi
A. thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
B. thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hiđro.
C. cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hiđro bền vững.
D. cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
Câu 36. [HO12.C1.1.D03.a] Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn do chứa
A. chủ yếu gốc axit béo không no. B. glixerol trong phân tử.
C. chủ yếu gốc axit béo no. D. gốc axit béo.
Câu 37. [HO12.C1.1.D03.a] Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây ?
A. Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động
thực vật.
B. Là chất rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực
vật.
C. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực vật.
D. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu mỡ động thực vật.
Câu 38. [HO12.C1.1.D03.a] Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

Khái niệm este – chất béo 6/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

Câu 39. [HO12.C1.1.D03.a] Những phát biểu sau đây : (1) Chất béo không tan trong nước ; (2) Chất béo không
tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ ; (3) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có
cùng thành phần nguyên tố ; (4) Chất béo là trieste của glixerol và axit hữu cơ. Các phát biểu đúng là :
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).

4. Điều chế & ứng dụng


Điều chế

 Điều chế
H+ ,t °
 Este thông thường: RCOOH + R’OH ↔ RCOOR’ + H2O
 Vai trò H2SO4
1. HCOOCH3.
2. CH3OCOC2H5
3. C6H5COOCH3
4. HCOOC6H5
5. CH2=CHCOOCH=CH2.
6. C2H5COOCH2-CH=CH2
 Este của phenol: C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
 Este không no: RCOOH + CH ≡ CH → RCOOCH=CH2
 Ứng dụng

Dung môi Thủy tinh hữu CN thực phẩm,


cơ mĩ phẩm

Luyện tập

Câu 40. [HO12.C1.1.D04.a] Metyl acrylat được điều chế từ axit và rượu nào ?
A. CH2=C(CH3)COOH và C2H5OH. B. CH2=CHCOOH và C2H5OH.
C. CH2=C(CH3)COOH và CH3OH. D. CH2=CHCOOH và CH3OH.
Câu 41. [HO12.C1.1.D04.b] Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat,
vinyl benzoat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4
đặc làm xúc tác) là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 42. [HO12.C1.1.D04.b] Tiến hành thí nghiệm (như hình vẽ) : Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên
chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi
nước nóng 65 - 70oC. Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà.

Khái niệm este – chất béo 7/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

Hiện tượng xảy ra là :


A. Dung dịch trong ống nghiệm là một thể đồng nhất.
B. Ống nghiệm chứa hai lớp chất lỏng và kết tủa màu trắng.
C. Ống nghiệm chứa một dung dịch không màu và kết tủa màu trắng.
D. Dung dịch trong ống nghiệm có hai lớp chất lỏng.
Câu 43. [HO12.C1.1.D04.b] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi
thơm của chuối chín.
B. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp
thực phẩm, mỹ phẩm.
C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng
thuốc thử là nước brom.
D. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ –OH trong nhóm –COOH
của axit và H trong nhóm –OH của ancol.
Câu 44. [HO12.C1.1.D04.a] Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người.
C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 45. [HO12.C1.1.D04.a] Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol ?
A. vinyl fomat. B. etyl axetat. C. phenyl axetat. D. vinyl axetat.
Câu 46. [HO12.C1.1.D04.a] Ở điều kiện thích hợp, hai chất phản ứng với nhau tạo thành metyl fomat là
A. CH3COONa và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH.
C. HCOOH và C2H5NH2. D. HCOOH và NaOH.
Câu 47. [HO12.C1.1.D04.a] Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 48. [HO12.C1.1.D04.a] Khi cho axit axetic phản ứng với axetilen ở điều kiện thích hợp ta thu được este có
công thức là :
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH3COOCH2CH3. D. HCOOCH2CH3.
Câu 49. [HO12.C1.1.D04.a] Este phenyl axetat CH3COOC6H5 được điều chế bằng phản ứng nào ?
A. CH3COOH + C6H5OH (xt, to). B. CH3OH + C6H5COOH (xt, to).
C. (CH3CO)2O + C6H5OH (xt, t ). o D. CH3OH + (C6H5CO)2O (xt, to).
o

H 2SO4 ñaë
Câu 50. [HO12.C1.1.D04.a] Cho phản ứng este hóa : RCOOH + R’OH 
c,t
 RCOOR’ + H2O

Để phản ứng chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận, cần dùng các giải pháp nào sau đây ?
A. Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.
B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
C. Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.
D. Tất cả đều đúng.

Khái niệm este – chất béo 8/9


Thách thức lớn nhất là vượt qua chính mình

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B 2.C 3.B 4.C 5.B 6.C 7.D 8.B 9.C 10.B
11.B 12.B 13.A 14.B 15.C 16.B 17.B 18.A 19.C 20.C
21.B 22.B 23.D 24.A 25.A 26.A 27.C 28.A 29.A 30.D
31.D 32.D 33.D 34.A 35.B 36.C 37.D 38.C 39.C 40.D
41.B 42.D 43.D 44.B 45.B 46.B 47.B 48.B 49.C 50.D

Khái niệm este – chất béo 9/9

You might also like