You are on page 1of 36

BÀI 5

Giám sát công tác thi công lắp đặt thiết bị CNTT (1)

1. Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị CNTT.


2. Nguyên tắc giám sát lắp đặt và yêu cầu của công tác lắp đặt thiết bị
3. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và chuẩn bị thiết bị trước khi lắp đặt
4. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu với hồ sơ dự thầu và hợp đồng
giao nhận thầu
5. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình
6. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT

(Chuyên đề 5, Bộ môn 3: Giám sát thi công)

Giám sát thi công


84
BÀI 5
Giám sát công tác thi công lắp đặt thiết bị CNTT (2)

8. Giám sát thi công lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ
9. Kiểm tra và chạy thử
10. Xác định khối lượng thi công
11. Nghiệm thu hoàn thành
12. Lập hồ sơ hoàn công
13. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000

(Chuyên đề 5, Bộ môn 3: Giám sát thi công)

Giám sát thi công


85
1. Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị CNTT

1) Nhóm các thiết bị phần cứng:


 Máy tính để bàn (desktop)
 Máy tính xách tay
 Máy tính bảng
 Các loại máy chủ
 Các thiết bị di động
 Máy chụp ảnh số, máy quét
 Thiết bị sao lưu dữ liệu
 Các thiết bị ngoại vị: Màn hình, chuột, bàn phím, bàn số hóa, máy quét…
 Thiết bị phụ trợ: chống sét, bộ lưu điện,…
2) Nhóm các thiết bị mạng:
Bao gồm các loại thiết bị kết nối mạng LAN, WAN, MAN, và mạng máy tính
khác,...như Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway, Access point, Firewall,
cáp truyền dẫn, vật liệu kết nối, máy chủ, các thiết bị lưu trữ, vv,...

86
Giám sát thi công
1. Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị CNTT
3) Nhóm các thiết bị phần mềm:
a) Các phần mềm nội bộ
Là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa theo các yêu cầu riêng của tổ
chức, hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức và được sử
dụng trong nội bộ tổ chức đó.
b) Các phần mềm thương mại
 Gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích, phần mềm
công cụ, phần mềm nhúng; được phát triển hoàn chỉnh, được đăng ký thương
hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.
 Ví dụ:
 Các hệ điều hành máy tính: Windows, Unix, Linux,…
 Các phần mềm văn phòng: MS Office, Open Office,…
 Các chương trình công cụ tiện ích: Partition Magic, PC Tool,…
 Các chương trình quản trị CSDL: MS Access, Oracle,..
 Các chương trình bảo vệ an ninh: PC Doctor, BKAV Pro, AVG,…
 Các chương trình đồ họa: Auto CAD, Photoshop,..
 Các chương trình ứng dụng: Misa, Fast Accounting,…
 Các chương trình phát triển ứng dụng: Java, Visual C, C#,…
 Các phần mềm nhúng khác.
87
Giám sát thi công
2. Nguyên tắc giám sát lắp đặt và yêu cầu của công tác
lắp đặt thiết bị
1) Nguyên tắc giám sát lắp đặt
 Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu
có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lý
lịch thiết bị. Nếu yêu cầu kỹ thuật nào trong thiết kế và hướng dẫn lắp đặt vận
hành không có thì theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
 Thiết bị khi lắp đặt phải bảo đảm toàn bộ các công việc vận chuyển, bảo quản,
lắp đặt thiết bị được thực hiện đúng các quy định về kỹ thuật và chạy thử đạt yêu
cầu thiết kế.
 Nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị không bao gồm các công việc điều chỉnh các
thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất thử.
2) Các yêu cầu của công tác lắp đặt máy móc thiết bị
 Cần kiểm tra máy móc cẩn thận ngay khi mở hòm máy, đảm bảo đầy đủ các bộ
phận, các chi tiết, đúng chủng loại như thiết kế chỉ định, tính nguyên vẹn của
máy.
 Mặt bằng đặt máy phải đúng vị trí và đảm bảo sự trùng khớp và tương tác giữa
các bộ phận và các máy với nhau, không để sai lệch ảnh hưởng đến quá trình
vận hành.
88
Giám sát thi công
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật và chuẩn bị trước khi lắp đặt

1) Kiểm tra các thông số kỹ thuật


‐ Căn cứ trên tài liệu thiết kế kỹ thuật

‐ Căn cứ trên các đặc tả về vật tư, thiết bị


‐ Căn cứ trên các tài liệu đo đạc
2) Chuẩn bị thiết bị trước khi lắp đặt
‐ Kiểm tra hiện trạng bao bì thiết bị tại kho bãi

‐ Tháo dỡ thiết bị tại hiện trường thi công ra khỏi bao bì


‐ Kiểm tra số lượng và chủng loại các thiết bị
‐ Lập các phiếu báo cáo
‐ Lập biên bản mô tả các sự cố và xử lý

89
Giám sát thi công
4. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công với hồ sơ
dự thầu và hợp đồng giao nhận thầu
Trước khi thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành:
1. Kiểm tra nhân lực nhà thầu tham gia thi công.
2. Kiểm tra điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường theo quy định
tại Điều 70 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP đối với thi công xây lắp mạng, lắp đặt
vật tư, thiết bị công nghệ thông tin và phụ kiện.
3. Kiểm tra thiết bị thi công của nhà thầu. Đối với phần mềm nội bộ, cơ sở dữ
liệu phải kiểm tra công cụ phát triển phần mềm và các công cụ khác.
4. Kiểm tra quy trình đảm bảo chất lượng của nhà thầu trong trường hợp chủ
đầu tư yêu cầu.
5. Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị công nghệ
thông tin phục vụ thi công của nhà thầu thi công (nếu có nêu trong hồ sơ dự
thầu, hợp đồng).
6. Kiểm tra việc ứng vốn của nhà thầu để thực hiện hợp đồng theo cam kết của
nhà thầu (nếu có nêu trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng).

90
Giám sát thi công
5. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị trước khi lắp đặt
Trước khi thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành:
1. Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kiểm tra chứng nhận
hợp quy, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận đối với vật tư, thiết bị công nghệ thông tin lắp đặt trong
dự án được nêu trong hồ sơ dự thầu trước khi đưa vào thi công.
2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của các vật tư, thiết bị công nghệ thông tin so
với các thông số kỹ thuật ghi trong hợp đồng và hồ sơ thiết kế thi công trước khi
đưa vào thi công.
3. Vật tư, thiết bị công nghệ thông tin trước khi lắp đặt phải được kiểm tra chất
lượng. Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra, kiểm định, đơn vị tư vấn giám sát thi
công phải kết hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, thiết bị công
nghệ thông tin lắp đặt trong dự án.
Trường hợp các vật tư, thiết bị công nghệ thông tin không phù hợp với công
nghệ, không đúng tính năng sử dụng so với thiết kế thi công được duyệt, hồ sơ
dự thầu phải được đưa khỏi khu vực thi công.

91
Giám sát thi công
6. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét (1)
1) Giám sát thi công hệ thống cấp điện
a) Thống nhất với đơn vị thi công các căn cứ nghiệm thu:
 Hồ sơ thiết kế được duyệt
 Hồ sơ dự thầu và các điều khoản trong hợp đồng thi công có liên quan
 Các qui định và yêu cầu trong vận chuyển, bảo quản và thi công của các nhà sản xuất
vật liệu và thiết bị
 Hệ thống tiêu chuẩn có liên quan
 Các yêu cầu kỹ thuật, qui trình thi công của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị
b) Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, thiết bị của hệ thống cấp điện
 Dây dẫn và các ống, máng bảo hộ dây dẫn,…
 Công tơ, đồng hồ đo, tủ điện, công tắc, ổ cắm,…
c) Duyệt biện pháp thi công và trình tự thi công
 Biện pháp thi công phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho hệ thống, không gây chậm tiến
độ,…
 Nối kết thiết bị vào đường dây sau khi đã kiểm tra hệ thống dây dẫn làm việc tốt và an
toàn.

92
Giám sát thi công
6. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét (2)
1) Giám sát thi công hệ thống cấp điện (tiếp)
d) Kiểm tra kỹ thuật thi công
 Cách đặt các ống luồn âm trong tường bao che, các ống chờ xuyên qua các kết
cấu chịu lực, vv…
 Mật độ dây dẫn cho phép trong các ống luồn.
 Kiểm tra có mối nối dây bên trong các ống luồn hay không.
 Kiểm tra kỹ thuật nối dây.

e) Công tác nghiệm thu


 Nghiệm thu phần khuất lấp: công tác lắp đặt ống luồn đi âm trong kết cấu (tường,
trần, sàn,…) trước khi cho thi công các công tác che lấp (trát tường, đóng trần, làm
hộp ghen,…).
 Nghiệm thu công tác lắp đặt tĩnh các thiết bị điện và phụ kiện (dây điện, công tơ,
đồng hồ đo, tủ điện, công tắc, ổ cắm,…)

93
Giám sát thi công
6. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét (3)
2) Giám sát thi công hệ thống chống sét
a) Thống nhất với đơn vị thi công các căn cứ nghiệm thu:
 Hồ sơ thiết kế được duyệt
 Hồ sơ dự thầu và các điều khoản trong hợp đồng thi công có liên quan
 Hệ thống tiêu chuẩn có liên quan
 Các yêu cầu kỹ thuật, qui trình thi công của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị

b) Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, thiết bị của hệ thống chống sét
 Dây dẫn sét
 Bộ phận tiếp địa
 Hóa chất giảm điện trở đất
 Các phụ kiện khác.

c) Duyệt biện pháp thi công và trình tự thi công

94
Giám sát thi công
6. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét (4)

2) Giám sát thi công hệ thống chống sét (tiếp)


d) Kiểm tra kỹ thuật thi công
 Cách nối dây dẫn sét với hệ thống thu sét và thoát sét, nhất là chỗ ngắt dây để
đo điện trở tiếp địa.
 Cách chôn kim thoát sét và dây dẫn sét trong trường hợp tiếp địa nông và tiếp
địa sâu.
 Cách uốn dây dẫn sét khi gặp các vật chướng ngại.

e) Công tác nghiệm thu


 Nghiệm thu công tác lắp đặt các bộ phận của hệ thống (thu sét, dẫn sét, thoát
sét) và thi công hóa chất giảm điện trở đất, công tác lấp đất, đầm chặt đất.
 Đo kiểm điện trở tiếp đất, so sánh với giá trị tối đa cho phép.

95
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (1)
Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát thi công tiến hành:
1) Lập và ghi nhật ký giám sát thi công. Nội dung nhật ký giám sát thi công quy định chi
tiết tại Điều 14 Thông tư 28/2010/TT-BTTTT.
2) Đối với xây lắp mạng, lắp đặt vật tư, thiết bị công nghệ thông tin, phụ kiện và
phần mềm thương mại:
a) Kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống quá trình nhà thầu thi
công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào
nhật ký giám sát thi công;
b) Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu (đối với trường hợp thi công phức tạp);
c) Kiểm tra số lượng, hình thức bên ngoài, bên trong của các thiết bị công nghệ thông
tin;
d) Kiểm tra bản quyền của phần mềm thương mại (tính hợp pháp, số lượng);
đ) Tham gia công tác nghiệm thu vận hành thử. Khi quá trình vận hành thử đạt yêu
cầu, tư vấn giám sát thi công và các bên tham gia tiến hành lập Biên bản nghiệm thu
vận hành thử thiết bị công nghệ thông tin theo mẫu tại Phụ lục II (xem trang sau);
e) Tham gia công tác nghiệm thu lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin. Khi quá trình lắp
đặt thiết bị đạt yêu cầu chất lượng, tư vấn giám sát thi công và các bên tham gia tiến
hành lập Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin theo mẫu tại Phụ lục
III (xem trang sau).
96
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (2)

97
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (3)

98
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (4)
3) Đối với phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu:

a) Kiểm tra và giám sát quá trình nhà thầu triển khai các công việc tại hiện
trường theo tiến độ thi công chi tiết. Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào
nhật ký giám sát thi công;
b) Giám sát quá trình kiểm thử, vận hành thử:
Tư vấn giám sát thi công có trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm thử, vận hành
thử vào Báo cáo kết quả giám sát thi công. Việc kiểm thử, vận hành thử theo
hướng dẫn tại Điều 46 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP.
Tư vấn giám sát thi công và các bên tham gia tiến hành lập Biên bản nghiệm
thu kiểm thử, vận hành thử theo mẫu tại Phụ lục IV (xem trang sau).
4) Tham gia công tác nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án hoặc hạng
mục dự án. Khi công tác nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, tiến hành lập Biên
bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo
mẫu tại Phụ lục V (xem trang sau).

99
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (5)

100
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (6)

Giám sát thi công 101


7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (7)

5) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá
trình thi công.
6) Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế thi công để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà
thầu thiết kế điều chỉnh.
7) Xác nhận hồ sơ hoàn công: trong quá trình triển khai thực hiện dự án đơn vị giám
sát thi công ký xác nhận vào các bản vẽ thực tế triển khai thi công.
8) Tổng hợp các biên bản, lập hồ sơ báo cáo giám sát thi công trình chủ đầu tư,
đồng thời đề nghị chủ đầu tư tiến hành công tác tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ
các sản phẩm của dự án.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án lập theo mẫu
tại Phụ lục VI (xem trang sau).
Nội dung báo cáo kết quả giám sát thi công quy định tại Điều 15 Thông tư
28/2010/TT-BTTTT.

102
Giám sát thi công
7. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị CNTT (8)

103
Giám sát thi công
8. Giám sát thi công lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ (1)
a) Thống nhất với đơn vị thi công các căn cứ nghiệm thu:
 Hồ sơ thiết kế được duyệt
 Hồ sơ dự thầu và các điều khoản trong hợp đồng thi công có liên quan
 Hệ thống tiêu chuẩn có liên quan
 Các yêu cầu kỹ thuật, qui trình thi công của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị
b) Kiểm tra và nghiệm thu vật tư, thiết bị của hệ thống phòng chống cháy nổ
 Các thiết bị của hệ thống báo cháy: hộp điều khiển trung tâm, hộp điều khiển
nhánh, các đầu dò, nút ấn, đèn, chuông báo động, hệ thống dây dẫn và nguồn
điện .
 Các thiết bị của hệ thống chữa cháy:
 Các thiết bị chứa các chất dập cháy.
 Các thiết bị tạo áp lực nước chữa cháy (bơm).
 Nguồn nước chữa cháy (trụ cấp nước và bể nước chữa cháy,…).
 Hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy và các phụ kiện.
 Hệ thống phun nước.

104
Giám sát thi công
8. Giám sát thi công lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ (2)

c) Duyệt biện pháp thi công và trình tự thi công


Biện pháp thi công phải đảm bảo chất lượng, an toàn cho hệ thống, không gây
chậm tiến độ,…
d) Kiểm tra kỹ thuật thi công
 Kiểm tra việc lắp đặt các thiết bị và phụ kiện.
 Kiểm tra kỹ thuật nối các ống và nối đường ống với thiết bị.
 Kiểm tra kỹ thuật giảm chấn cho đường ống khi đấu nối với máy bơm,
 Kiểm tra công tác thử áp đường ống cấp nước phòng cháy, chữa cháy.
 Kiểm tra hoạt động của hệ thống báo cháy và chữa cháy
e) Công tác nghiệm thu
 Nghiệm thu phần khuất lấp: hệ thống đường ống đi ngầm.
 Nghiệm thu công tác lắp đặt tĩnh các thiết bị và phụ kiện.
 Nghiệm thu công tác thử áp đường ống cấp nước phòng cháy, chữa cháy.
 Nghiệm thu hoạt động của hệ thống báo cháy và chữa cháy

105
Giám sát thi công
9. Kiểm tra và chạy thử
1) Kiểm tra:
 Đối chiếu hiện trạng số lượng thiết bị lắp đặt và bản đồ vị trí lắp đặt trên hiện
trường của các thiết bị với thiết kế kỹ thuật
 Kiểm tra chất lượng thi công lắp đặt: đối chiếu bản vẽ, hồ sơ mô tả tính năng của
các thiết bị
 Đối với các bộ phận thiết bị điện và điện tử: Kiểm tra đấu nối đúng dây, các thông
số kỹ thuật của các linh kiện và mạch, vv…
2) Chạy thử:
 Trước khi bắt đầu chạy thử, bên nhận thầu phải trình bên giao thầu các tài liệu
hoàn công, các sổ tay vận hành và bảo trì phù hợp với đặc tính kỹ thuật với đầy
đủ chi tiết để vận hành, bảo trì, tháo dỡ lắp đặt lại, điều chỉnh và sửa chữa.
 Sau khi tập hợp đầy đủ các dữ liệu kiểm tra, tiến hành chạy thử máy theo chế độ
do nhà sản xuất đề xuất trong catalogues.
 Bắt đầu chạy thử phải do Chủ đầu tư ra lệnh và kết quả chạy thử phải có ký kết
giữa chủ đầu tư, đại diện nhà cung ứng thiết bị và đại diện nhà thầu lắp đặt thiết
bị.
106
Giám sát thi công
10. Xác định khối lượng thi công

Trong quá trình giám sát thi công dự án, tư vấn giám sát thi công
thực hiện:
1. Giám sát thi công theo khối lượng của thiết kế thi công được
phê duyệt.
2. Tính toán và xác nhận khối lượng thi công do nhà thầu thi công
đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu
với thiết kế thi công được duyệt.
Nếu có phát sinh khối lượng, phần phát sinh đó phải được chủ đầu
tư phê duyệt.
Kết quả phê duyệt phần khối lượng phát sinh đó là cơ sở để thanh
toán, quyết toán dự án.

107
Giám sát thi công
11. Nghiệm thu hoàn thành (1)

1) Sản phẩm, hoặc hạng mục công việc của dự án chỉ được chuyển giao, bàn giao cho Chủ
đầu tư sau khi đã kiểm thử hoặc vận hành thử và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sản phẩm, hoặc hạng mục công việc của dự án với sự tham
gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, thiết kế, nhà thầu và cơ quan quản lý theo phân cấp ủy
quyền.
2. Tùy từng dự án, trong quá trình thực hiện đầu tư nhà thầu có thể chuyển giao tạm thời
từng sản phẩm, hoặc hạng mục công việc đã hoàn thành thuộc dự án cho Chủ đầu tư để đưa
vào khai thác, sử dụng.
Nhà thầu đồng thời phải chuyển giao kèm theo các tài liệu sau: hồ sơ hoàn công, tài liệu
hướng dẫn sử dụng, quản lý, khai thác, bảo hành, bảo trì đối với sản phẩm, hoặc hạng mục
công việc đã hoàn thành.
Các tài liệu này phải được xác định rõ trong hợp đồng và là một phần trong sản phẩm của dự
án.
Việc chuyển giao công nghệ và hướng dẫn đơn vị được giao quản lý, sử dụng sản phẩm,
hoặc hạng mục công việc của dự án do nhà thầu thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết
với Chủ đầu tư.

108
Giám sát thi công
11. Nghiệm thu hoàn thành (2)
3) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin được bàn giao toàn bộ cho Chủ đầu tư khi
đã thực hiện hoàn chỉnh theo thiết kế thi công được duyệt. Các hồ sơ, tài liệu liên
quan đến dự án phải được nộp lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ nhà
nước.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao toàn bộ các sản phẩm của dự án là cơ sở để
Chủ đầu tư xác định hoàn thành việc bàn giao toàn bộ sản phẩm của quá trình đầu
tư và tiến hành thanh quyết toán vốn đầu tư.
4) Trường hợp dự án ứng dụng công nghệ thông tin không được tiếp tục thực hiện
do nguyên nhân bất khả kháng hoặc theo quyết định của Người có thẩm quyền
quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu phần công việc đã thực
hiện với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, thiết kế, chỉ huy thi công tại
hiện trường và cơ quan quản lý theo phân cấp ủy quyền.
Chi phí cho công tác nghiệm thu trong trường hợp này được trích từ kinh phí sự
nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc trích từ vốn ngân sách nhà
nước đã bố trí cho Chủ đầu tư để thanh toán.

109
Giám sát thi công
12. Lập hồ sơ hoàn công (1)
 Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình.
 Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình
hoặc công trình vào khai thác, sử dụng.
I) Danh mục hồ sơ hoàn công gồm:
A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ VÀ HỢP ĐỒNG
1) Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả
thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm
theo Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
3) Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định
dự án đầu tư và thiết kế sơ bộ.
4) Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: thỏa thuận quy
hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài
hàng rào; đánh giá tác động môi trường, và các văn bản khác có liên quan.
5) Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng giữa
chủ đầu tư với các nhà thầu.

110
Giám sát thi công
12. Lập hồ sơ hoàn công (2)

A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ VÀ HỢP ĐỒNG (tiếp)


6) Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
7) Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
B. HỒ SƠ KHẢO SÁT, THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
1) Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát.
2) Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát.
3) Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế thi công, tổng dự toán; quyết định phê duyệt
thiết kế thi công, tổng dự toán, kèm theo: hồ sơ thiết kế thi công, tổng dự toán đã
được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật; văn bản thông
báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn (nếu có).
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản
vẽ kèm theo).
5) Biên bản nghiệm thu thiết kế thi công, tổng dự toán.
6) Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế.
111
Giám sát thi công
12. Lập hồ sơ hoàn công (3)

C. HỒ SƠ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU


1) Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp
có thẩm quyền.
2) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3) Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công.
4) Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà
sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất
lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5) Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá
trình vận hành thử.
6) Các biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công.
7) Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng (nếu có).
8) Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9) Quy trình vận hành, khai thác; quy trình bảo trì.

112
Giám sát thi công
12. Lập hồ sơ hoàn công (4)

C. HỒ SƠ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU (tiếp)


10) Văn bản thỏa thuận,chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền (nếu có) về:
a) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
b) An toàn môi trường;
c) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
d) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
e) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11) Hồ sơ giải quyết sự cố (nếu có).
12) Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
13) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục/ công trình đưa vào sử dụng của Chủ đầu tư.
14) Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng.
15) Các hồ sơ/ văn bản/ tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công và nghiệm thu
công trình xây dựng.

113
Giám sát thi công
12. Lập hồ sơ hoàn công (5)

II) BẢN VẼ HOÀN CÔNG


a) Bản vẽ hoàn công phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị, và
do nhà thầu lập trên cơ sở thiết kế thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm
các sản phẩm đã thực hiện tại hiện trường được Chủ đầu tư xác nhận.
Bản vẽ hoàn công là một phần của hồ sơ hoàn công. Mọi sửa đổi so với thiết kế thi
công xây lắp, lắp đặt thiết bị được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công;
Trường hợp các kích thước, thông số thực tế phản ảnh kết quả thi công xây lắp, lắp
đặt thiết bị đúng với các kích thước, thông số của bản vẽ thiết kế thi công được
duyệt thì bản vẽ thiết kế thi công đó là bản vẽ hoàn công;
b) Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn
công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu phải ký tên và đóng dấu.
Bản vẽ hoàn công được Chủ đầu tư xác nhận là cơ sở để thực hiện bảo hành và
bảo trì phần thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị của dự án.

1114
Giám sát thi công
13. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 (1)

A) Giới thiệu chung về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000


Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các tiêu chuẩn chính sau:
 Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ
vựng: tiêu chuẩn này mô tả cơ sở của các hệ thống quản lý chất lựợng và
quy định các thuật ngữ cho bộ tiêu chuẩn ISO 9000
 Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu: Đây
là tiêu chuẩn trung tâm quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
 Tiêu chuẩn ISO 9004:2009 Hệ thống quản lý chất lượng - Quản lý cho sự
thành công lâu dài của tổ chức
 Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất
lượng và môi trường

115
Giám sát thi công
13. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 (2)
B) Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2008 là Hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ
chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu
cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự
thoả mãn của khách hàng.
Các bước triển khai hệ thống quản lý chất lượng:
1) Giai đoạn chuẩn bị
 Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
 Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án
(đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ);
 Bổ nhiệm/phân công Đại diện Lãnh đạo về chất lượng và thư ký/cán bộ
thường trực (khi cần thiết);
 Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng
hệ thống văn bản;
 Đánh giá thực trạng;
 Lập kế hoạch thực hiện.
116
13. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 (3)
B) Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng
(tiếp)
Các bước triển khai hệ thống quản lý chất lượng (tiếp):
2) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
 Thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá
trình trong hệ thống;
 Xây dựng hệ thống văn bản bao gồm:
- Chính sách, mục tiêu chất lượng;
- Sổ tay chất lượng;
- Các quy trình kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn khi cần thiết.
3. Triển khai áp dụng
 Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình, tài liệu;
 Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận;
 Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công
việc một cách thuận tiện, hiệu quả.
117
13. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000 (4)
B) Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng
(tiếp)
Các bước triển khai hệ thống quản lý chất lượng (tiếp):
4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ
 Tổ chức đào tạo đánh giá viên nội bộ;
 Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ;
 Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;
 Xem xét của lãnh đạo về chất lượng.
5. Đăng ký chứng nhận
 Lựa chọn tổ chức chứng nhận;
 Đánh giá thử trước chứng nhận (nếu có nhu cầu và khi cần thiết);
 Chuẩn bị đánh giá chứng nhận;
 Đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá;
 Tiếp nhận chứng chỉ ISO 9001.

118
Kết thúc

Bài 5: Giám sát công tác thi công lắp đặt


thiết bị CNTT

Giám sát thi công


119

You might also like