You are on page 1of 29

BIỆN PHÁP THI CÔNG

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2022


Gói thầu: Hệ thống camera giám sát phục vụ công tác đảm bảo an ninh tại Bảo tàng Công
an nhân dân

Kính gửi: Cục Công tác đảng và công tác chính trị

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Căn cứ lập biện pháp thi công:
- Hồ sơ mời thầu.
- Quy định quản lý chất lượng công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định theo TCVN
- Điều kiện năng lực của nhà thầu
2. Các tiêu chuẩn, quy chế trong thi công:

Mã số, năm ban


STT Tên văn bản
hành

A Qui chế chung:

Nghị định của Chính phủ Về quản lý chất lượng và bảo 46/2015/NĐ-CP
1
trì công trình xây dựng ngày 12/05/2015

Nghị định của Chính phủ Về quản lý chi phí đầu tư xây 32/2015/NĐ-CP
2
dựng ngày 25/03/2015

Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng –
3 TCVN.5637-1991
Nguyên tắc cơ bản

4 Qui phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN.5308-1991

5 Qui phạm xây dựng công trình thông tin quang TCN 68-178:1999

6 Chống quá áp để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin TCN 68-140:1995

7 Tiếp đất cho công trình viễn thông TCN 68-141:1999

8 Chất lượng hệ số tiếp đất TCN 18-84

9 Chất lượng mạng viễn thông TCN 68-170:1998

Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các
10 TCN 68-161:1996
hệ thống thông tin

11 Bàn giao công trình xây dựng TCVN 5640-1991


Mã số, năm ban
STT Tên văn bản
hành

B Thi công và nghiệm thu

1 Tổ chức thi công TCVN 4055-1985

2 Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4091-1985

3 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – QPTC và NT TCVN 5674-1992

4 Tiêu chuẩn nghiệm thu xây dựng công trình TCVN 371-2006

Chống ăn mòn trong xây dựng, phân loại môi trường xâm
5 TCVN 3944-1995
thực

6 Công tác chống thấm – Qui phạm và nghiệm thu TCVN 5718-1993

7 Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật TCVN 5576-1991

8 Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong TCVN 5639-1991
PHẦN II
BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
1. Tổ chức thi công:

- Thành lập bộ máy chỉ huy công trường, Ban an toàn lao động.
- Làm việc với các cơ quan hữu quan để đăng ký tạm trú cho CBNV.
- Liên hệ và làm việc với Ban Quản lý Dự án để xây lắp đường nước và cấp điện
phục vụ cho thi công.
- Nhà thầu nhận bàn giao mặt bằng công trường để thi công công trường.
- Đối với công tác mặt bằng sau khi tiếp nhận của Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án,
nhà thầu sẽ kiểm tra kỹ, nếu có sai sót với thiết kế, nhà thầu sẽ báo cáo với Chủ
đầu tư để có hướng giải quyết. Sau khi nhận bàn giao mặt bằng thi công và được
sự đồng ý từ Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án, nhà thầu sẽ chuẩn bị:
+ Văn phòng Ban chỉ huy công trường.
+ Nhà Kho
+ Nhà nghỉ tạm công nhân
+ Lập kê hoạch tổ chức thi công tại công trường
+ Trình mẫu vật tư, vật liệu đưa vào công trường
+ Lập kế hoạch nhập vật tư chi tiết theo các hạng mục thi công
+ Tập kết máy móc, thiết bị chuẩn bị thi công
- Nhà thầu bổ nhiệm 01 kỹ sư làm chủ nhiệm dự án, 01 kỹ sư phụ trách kỹ thuật
thi công. Trước khi tiến hành thi công 1 hạng mục, kỹ sư và các kỹ thuật của
mình phải chuẩn bị bản vẽ thi công để trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát. Các
bản vẽ thi công phải có đầy đủ kích thước. Các bản vẽ này cũng bao gồm các vị
trí dự kiến để thi công lắp đặt, triển khai các hệ thống kỹ thuật.
1.1. Phân công nhiệm vụ:
Ban chỉ huy công trường trực tiếp chỉ đạo phân công, kiểm tra công việc cụ thể
triển khai dự án như sau:
- Bộ phận kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập biện pháp thi công, theo dõi giám sát thi
công, cùng với Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát nghiệm thu công tác xây lắp của
công trình, lập hồ sơ, quản lý tài liệu, bản vẽ hoàn công.
- Phụ trách thi công: Đội trưởng có nhiệm vụ phân công công nhân kỹ thuật thi
công đúng theo bản vẽ thi công được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát phê duyệt,
cùng với bộ phận kỹ thuật kiểm tra kỹ thuật và chất lượng thi công từng hạng
mục công trình và tiến hành nghiệm thu nội bộ công tác xây lắp của công trình,
số lượng công nhân kỹ thuật có mặt tại công trường phụ thuộc vào tiến độ và
mức độ công việc.
- Bộ phận Kế toán: Kế hợp với bộ phận thi công làm công tác thanh quyết toán
khối lượng.
- Tổ an toàn vệ sinh lao động: Cử 01 cán bộ kỹ thuật chuyên trách an toàn và vệ
sinh công nghiệp, các công nhân tổ trưởng, tổ phó sản xuất có kinh nghiệm làm
an toàn viên, tất cả các cán bộ công nhân viên trên công trường đều phải có trách
nhiệm thực hiện công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động.
- Tổ thi công sản xuất trực tiếp tại công trường: Gồm 02 nhóm thi công trực tiếp.
- Tại công trường Nhà thầu sẽ chuẩn bị một kho vật tư và một thủ kho có trình độ
và hiểu biết về các thiết bị và phụ kiện. Toàn bộ số công nhân thi công được
phân thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm do một công nhân có kinh nghiệm làm
nhóm trưởng.
- Việc so khớp tiến độ và bố trí công việc do Tổ trưởng thực hiện, theo đó hàng
ngày Tổ trưởng sẽ giao từng công việc cụ thể cho các nhóm. Căn cứ vào công
việc đã giao, Tổ trưởng đồng thời tính toán và làm đề xuất vật tư cho từng nhóm
và từng công việc cụ thể.
- Thủ kho căn cứ vào đề xuất vật tư đã được kỹ sư giám sát thi công phê duyệt để
phát vật tư cho từng Tổ trưởng, cuối ngày, cuối tuần và cuối tháng thủ kho phải
làm tổng hợp xuất nhập vật tư. Tổ trưởng có trách nhiệm cấp phát vật tư cho
từng nhóm do mình quản lý.
- Cuối ngày khi nhóm trưởng báo cáo công việc được giao đã hoàn thành, Tổ
trưởng sẽ tiếp tục kiểm tra chất lượng công việc và thực tế vật tư tiêu hao. Số vật
tư còn thừa, Tổ trưởng yêu cầu nhóm trưởng nhập kho.
1.2. Về công tác cung cấp vật tư thiết bị
- Căn cứ vào các yêu cầu thông số kỹ thuật, vật tư, hình dáng kích thước và các
yêu cầu khác của vật tư thiết bị trong Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ mời thầu đề ra,
Nhà thầu đã lựa chọn các vật tư thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau có chất
lượng và giá cả hợp lý nhất.
- Nhà thầu sẽ trình lên Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát các mẫu mã, hồ sơ sản xuất
chế tạo của các vật tư thiết bị để Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát xem xét và phê
duyệt.
- Khi các vật tư thiết bị đã Chủ đầu tư, Tư vấn Giám sát phê duyệt Nhà thầu mới
tiến hành cung cấp vật tư đến công trường để thi công, lắp đặt.
- Việc cung cấp vật tư vào công trường tuân theo các quy trình và phải qua sự
kiểm soát của Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát.
1.3. Vấn đề mua vật tư:
- Nhà thầu cam kết sử dụng vật tư đúng chủng loại mẫu mã như đã qui định tại hồ
sơ mời thầu.
- Về khối lượng thiết bị và vật tư đặc chủng, đặc biệt khác, cần thiết phải đặt hàng
và tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài. Đối với các công việc này, nhà thầu sẽ
đưa ra lịch trình và tiến độ cụ thể cho Chủ đầu tư, ngay sau khi được duyệt mẫu
mã, chủng loại. Tạo được tính liên tục trong thi công.
- Khối lượng vật tư phải được nhập về công trình theo đúng yêu cầu của từng giai
đoạn thi công do đội trưởng thi công chỉ định, tránh nhập vật tư ồ ạt gây khó
khăn trong việc bảo quản.
- Những thiết bị nhập ngoại và phải đặt hàng sẽ được nhà thầu nhập về kho công
trường, bàn giao, kiểm định xuất xứ và chất lượng thiết bị trước khi tiến hành lắp
đặt, theo đúng tiến độ thi công chung.
- Đối với vật tư không đạt yêu cầu vì bị phát hiện là hư hỏng, thiếu hụt hoặc
không đúng chủng loại thì sẽ được nhà thầu gắn thẻ “Không đạt yêu cầu” và yêu
cầu chuyển ra khỏi công trường. Những vật tư nhập kho đạt yêu cầu, sẽ được thủ
kho sắp xếp phân loại theo từng nhóm và tính chất vật tư, cũng như tính chất vật
liệu để tiện bảo quản. Nhà thầu giữ các chứng chỉ gốc để đóng vào hồ sơ bàn
giao sau này. Tuy nhiên nhà thầu sẽ gửi một bản sao có công chứng các chứng
chỉ chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ cùng với mẫu vật tư cho tư vấn giám sát và
BQLDA để tiện cho công tác kiểm tra đối chiếu.
1.4. Nghiệm thu, bốc dỡ, vận chuyển vật tư thiết bị:
- Được sự đồng ý của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát về mẫu mã, chủng loại vật tư
thiết bị nhà thầu tổ chức bốc xếp và vận chuyển vật tư thiết bị về công trình.
- Nhà thầu chỉ tập kết vật tư thiết bị theo đúng những vật tư thiết bị đã được Chủ
đầu tư, Tư vấn giám sát phê duyệt. Khi vật tư thiết bi nhập về kho mời Chủ đầu
tư, Tư vấn giám sát nghiệm thu vật tư thiết bị trước khi đưa vào thi công.
- Tuân thủ tuyệt đối các quy trình, quy phạm trong công tác bốc xếp vận chuyển
các vật tư thiết bị mà nhà chế tạo yêu cầu và các kỹ thuật khác đề ra. Việc bốc
xếp vận chuyển vật tư thiết bị được thực hiện theo đúng những chỉ dẫn về hướng,
chiều và sự ổn định trong việc vận chuyển của các vật tư thiết bị.
- Tất cả các vật tư thiết bị được tập kết đến công trường đảm bảo mới 100% và
nguyên đai kiện, kèm theo các Catologe đồng thời các chứng chỉ và các hồn sơ
liên quan của nhà chế tạo sản xuất.
1.5. Công tác bảo quản vật tư, thiết bị:
- Sau khi Nhà thầu chúng tôi đã được Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát chấp thuận cho
tập kết vật tư thiết bị, phụ tùng về công trường. Nhà thầu tổ chức việc sắp xếp và
bảo quản vật tư, thiết bị, phụ tùng tại kho công trường.
- Tất cả các vật tư, thiết bị, phụ tùng được bảo quản trong kho của Nhà thầu tại
công trường và được sắp xếp theo từng chủng loại.
- Các vật tư thiết bị được bảo quản sắp xếp trong kho theo đúng chỉ dẫn do nhà
sản xuất qui định hoặc được in trên bao bì.
- Kho chứa vật tư thiết bị phải thông thoáng và đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm phù hợp
với các tiêu chuẩn qui định.
- Luôn luôn kiểm tra thường xuyên các vật tư, thiết bị và giữ vệ sinh sạch sẽ. Lưu
giữ và quản lý chặt chẽ các hồ sơ lý lịch của vật tư.
2. Quy trình thi công:
2.1. Nghiên cứu bản vẽ và đưa ra biện pháp thi công
- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế và đưa ra những yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa bản vẽ
thiết kế.
- Nhà thầu khảo sát trên mặt bằng thi công thực tế và tiến hành vẽ lại bản vẽ thi
công, chi tiết theo thực tế. Mời Ban Quản lý dự án và Tư vấn giám sát nghiệm
thu.
- Khi đã lập xong bản vẽ thi công chi tiết các tuyến ống đi ngầm tường, ngầm sàn,
dây điện CU/PVC, dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ trên trần, trên dầm bê tông,
các hệ thống cáp quang truyền dẫn... Nhà thầu đệ trình Ban Quản lý dự án và Tư
vấn Giám sát phê duyệt phương án thi công và bản vẽ thi công.
- Sau khi nghiên cứu bản vẽ và khảo sát mặt bằng thực tế, nhà thầu sẽ đưa ra biện
pháp thi công chi tiết của hệ thống giám sát an ninh:
Thời gian thi công
- Thời gian thi công dự kiến là giờ hành chính. Trong trường hợp cần thiết như thi
công phải hoàn thành trước thời gian dự kiến yêu cầu nhằm đưa hệ thống vào
vận hành trong thời gian sớm nhất, nhóm thi công có thể sắp xếp làm thêm ngoài
giờ, bên thi công sẽ báo với Chủ đầu tư trước 01 ngày để bên Chủ đầu tư biết hỗ
trợ bên thi công thực hiện tốt công việc của mình.
- Chúng tôi cũng cam kết sẽ nỗ lực trong thời gian sớm nhất để có thể đạt tiến độ
thi công nhanh nhất có thể đắp ứng nhu cầu vận hành hệ thống.
Dụng cụ thi công
- Tất cả các dụng cụ cần thiết cho việc thi công tất cả các hạng mục sẽ được huy
động sao cho dự án được hoàn thành một cách sớm nhất, chính xác và an toàn.
Tùy theo từng hạng mục mà dụng cụ sử dụng sẽ khác nhau:
 Máy điện thoại liên lạc quang
 Máy hàn quang
 Máy khoan bê tông cầm tay
 Vòng tay tĩnh điện
 Kim, kéo, tuốc nơ vít
 Dụng cụ bấm cáp: Kìm bấm, kìm cắt dây, kìm tuốt dây
- Tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng cho hệ thống
- Máy tính xách tay và các dụng cụ khác...
2.2. Triển khai thi công lắp đặt
Lắp dựng cột Camera quay quét ngoài trời (nếu cần)
- Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế, hiện trường, lập phương án tổ chức thi công.
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Xác định vị trí đặt cột cho camera, cố định vị trí theo yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra, hoàn chỉnh, thu dọn, vệ sinh
- Xác lập số liệu
Lắp đặt tủ kỹ thuật cho Camera
- Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế, hiện trường, lập phương án tổ chức thi công.
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Lấy dấu cho vị trí đặt hộp, đục, khoan, bắt vít, chèn chát theo bản vẽ kỹ thuật
- Kiểm tra, hoàn chỉnh, thu dọn, vệ sinh
- Xác lập số liệu
Lắp đặt Camera IP công khai
- Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế, hiện trường, lập phương án tổ chức thi công.
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Lắp đặt camera các phụ kiện (hộp che, đầu quay, ống kính ...)
- Làm đầu connector RJ45, đầu nối cáp nguồn, cáp tín hiệu vào camera
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt các camera
- Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế, hiện trường, lập phương án tổ chức thi công.
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Xác nhận vị trí phù hợp đặt camera
- Đục tường, kích thước bằng với kích thước hộp kỹ thuật đặt camera
- Lắp đặt camera
- Kết nối các dây cáp tín hiệu, cáp nguồn vào camera
- Hiệu chỉnh hình ảnh đến vị trí thích hợp
- Đóng nắp hộp kỹ thuật, trát trả tường, hoàn trả mặt bằng, quét sơn cùng màu với
sơn trong phòng
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt bộ chuyển đổi quang điện IP (bộ phát)
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập phương án thi công
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng trước khi thi công
- Nhận, kiểm tra, vận chuyển thiết bị tới vị trí lắp đặt
- Lắp các bộ chuyển đổi quang điện vào vị trí, kết nối với nguồn điện
- Kết nối đầu vào dây cáp mạng từ Camera IP và đầu ra dây cáp quang vào ODF
tại các điểm gom
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt các bộ tập trung ODF quang
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập phương án thi công.
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Lắp đặt các bộ tập trung này tai các tủ điện
- Đấu nối cáp nguồn vào tủ điện, cáp tín hiệu từ các bộ chuyển đổi quang điện
đến.
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt ODF quang tại trung tâm giám sát
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập phương án thi công
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng trước khi thi công
- Vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp đặt
- Xác định vị trí đặt tủ theo bản vẽ kỹ thuật
- Lắp đặt các ODF quang
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt màn hình giám sát các Camera
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập phương án thi công
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng trước khi thi công
- Nhận, kiểm tra, vận chuyển thiết bị đến các vị trí lắp đặt
- Xác định vị trí lắp đặt màn hình theo bản vẽ
- Làm đầu connector, đầu nối cáp nguồn, cáp tín hiệu vào máy tính
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt đầu ghi hình
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập phương án thi công
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng trước khi thi công
- Nhận, kiểm tra, vận chuyển thiết bị đến vị trí lắp đặt
- Lắp đặt các đầu ghi hình
- Làm đầu connector RJ45, đầu nối cáp nguồn, cáp tín hiệu IP từ bộ định tuyến
vào đầu ghi, cáp tín hiệu hình ảnh lên màn hình
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt bộ lưu điện UPS
- Nghiên cứu thiết kế đối chiếu với hiện trường thi công
- Nhận, kiểm tra, phân loại, vận chuyển vật tư đến vị trí lắp đặt
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật, thử tải
- Kiểm tra công việc đã hoàn thành
- Hoàn chỉnh, chạy thử, thu dọn, vệ sinh
- Xác lập số liệu
Lắp đặt cáp video
- Đo kiểm tra cáp
- Ra dây, vuốt thẳng, kéo rải cáp
- Luồn dây, cắt nối, lắp đặt dây theo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Vệ sinh thu dọn
Lắp đặt cáp mạng truyền dẫn tín hiệu camera
- Đo kiểm tra cáp
- Ra dây, vuốt thẳng, kéo rải cáp
- Cắt nối, lắp đặt dây theo đúng yêu cầu kỹ thuật
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt tủ điện nguồn trung tâm
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật
- Nhận mặt bằng, lập phương án thi công
- Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công
- Nhận, mở hòm, kiểm tra phân loại vật tư thiết bị
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt
- Đo đạc lấy dấu, xác định vị trí lắp đặt
- Lắp đặt các thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật
- Đấu nối cáp nguồn AC, DC, cáp tín hiệu và dây đất vào thiết bị
- Vệ sinh, thu dọn
- Xác lập số liệu
Lắp đặt các thiết bị phụ trợ tại trung tâm giám sát như:
- Bàn ghê làm việc
- Điều hòa
Các công việc lắp đặt liên quan các thiết bị khác
- Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế, lập phương án thi công
- Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng thi công
- Vận chuyển vật tư tới vị trí lắp đặt trong phạm vi thi công
- Kiểm tra, hoàn chỉnh, thu dọn, vệ sinh
Lắp đặt hiệu chỉnh các thiết bị cho toàn bộ các hệ thống kỹ thuật
- Căn chỉnh từng thiết bị để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật
- Mời Chủ đầu tư cùng kỹ thuật thi công tiến hành nghiệm thu
2.3. Nghiệm thu chạy thử và bàn giao
 Thử tín hiệu toàn bộ các thiết bị, các hệ thống
 Thử tín hiệu và sự làm việc toàn bộ các thiết bị, các hệ thống
 Nghiệm thu và bàn giao Chủ đầu tư.
 Quy trình nghiệm thu:
- Trước khi đề nghị Chủ đầu tư nghiệm thu cho mỗi hạng mục hoàn thành, Chủ
nhiệm công trình hoặc kỹ thuật phụ trách thi công sẽ gửi giấy mời trước 01 ngày.
- Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn thi công, nhật ký công trình, các biên bản
nghiệm thu nội bộ do Nhà thầu trình, bản vẽ thi công đã được phê duyệt để xác
định hạng mục có đạt yêu cầu không.
- Để thuận lợi cho công tác nghiệm thu thì ngay từ khi kỹ sư thi công của Nhà
thầu thực hiện các công tác đo đạc và thử nghiệm, Nhà thầu sẽ mời Chủ đầu tư
cùng chứng kiến và lập biên bản kết quả đo đạc.
Quy trình nghiệm thu được tiến hành như sau:
- Nghiệm thu vật tư trước khi đưa vào lắp đặt: Vật tư phải đảm bảo các chỉ tiêu và
các thông số kỹ thuật, đúng chủng loại theo hồ sơ thầu.
- Nghiệm thu lắp đặt phải đúng với yêu cầu thiết kế, đảm bảo chắc chắn. Trường
hợp khi thi công thực tế bị vướng mắc các vấn đề về kiến trúc hoặc thay đổi
phương án tuyến đi ống ngắn nhất nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và phải
được sự đồng ý của Chủ đầu tư.
- Nghiệm thu công tác đi cáp, dây tín hiệu. Dây tín hiệu phải đảm bảo các chỉ tiêu
và các thông số kỹ thuật, đúng chủng loại theo hồ sơ thầu. Dây không được kéo
quá chùng hoặc quá căng, không được nối dây trong ống đặt ngầm.
- Nghiệm thu thử thông mạch tín hiệu: Trước khi lắp đặt thiết bị, tiến hành thử
thông mạch. Đảm bảo tín hiệu tốt, không chập chờn, đúng địa chỉ được đấu nối
với thiết bị đầu cuối. Nếu không đạt thì tiến hành sửa chữa và thử lại các vị trí
không đạt.
- Nghiệm thu lắp đặt thiết bị: Ngoài sự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chủng loại,
còn phải đảm bảo mỹ thuật.
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình: Sau khi các giai đoạn nghiệm thu
trên đã đạt, tiến hành nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình bàn giao cho
Chủ đầu tư.
Công tác nghiệm thu được triển khai theo từng tầng và từ dưới lên trên. Nhà thầu
tiến hành nghiệm thu khối lượng theo từng tháng để trình lên Chủ đầu tư và bàn giao
cho Nhà thầu xây dựng hoàn thiện.
 Hồ sơ pháp lý và bản vẽ hoàn công
Trước thời điểm bàn giao công trình vào sử dụng, Nhà thầu có trách nhiệm hoàn
chỉnh hồ sơ và chuyển sang Chủ đầu tư các tài liệu sau:
Bản vẽ hoàn công:
Mỗi hạng mục sau khi được nghiệm thu, Nhà thầu sẽ lập tức lập bản vẽ hoàn công.
Bản vẽ hoàn công được dựa trên công việc thực tế thi công. Nó thể hiện rõ các vị trí
các tuyến ống và dây tín hiệu mà mắt thường không nhìn thấy. Nó thể hiện rõ tên và
qui cách của thiết bị, các thông số hoạt động ổn định của thiết bị sau khi đã điều
chỉnh. Bản vẽ hoàn công phải rõ, để có thể thông qua nó biết được khối lượng thực
tế thi công, có thể dùng nó phục vụ cho công tác bảo trì bảo dưỡng và khắc phục sự
cố sau này.
Quy trình hướng dẫn sử dụng:
Thông qua hướng dẫn sử dụng, người vận hành có thể hiểu được nguyên lý, cách
hoạt động của các thiết bị hệ thống cũng như một số lưu lý khi quản lý hệ thống
cũng như chu kỳ và một số điểm cần bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.
Bảng vật tư thay thế và địa chỉ cung cấp:
Để tiện cho việc thay thế và sửa chữa bảo trì, Nhà thầu sẽ lập danh sách các vật tư
thiết yếu thường xuyên sử dụng cho công tác bảo trì. Trên danh sách đó bao gồm cả
một số địa chỉ các nhà cung cấp vật tư ở địa bàn Hà Nội.
Tài liệu kỹ thuật của thiết bị:
Các tài liệu kỹ thuật của thiết bị và các chứng chỉ kiểm nghiệm, thì nghiệm cũng
được Nhà thầu tập hợp đóng thành file để chuyển cho Chủ đầu tư phòng trường hợp
không mua được vật tư thay thế đúng chủng loại thì có thể chuyển sang sử dụng loại
tương đương.
PHẦN III
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG
1. Biện pháp đảm bảo tiến độ:
Trong quá trình thi công chúng tôi coi trọng công việc áp dụng công nghệ
tiên tiến, khuyến khích và phát huy công tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật nhằm
nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thi công công trình.
Chúng tôi sẽ tiến hành lập tiến độ thi công chi tiết (tuần, tháng) trên cơ sở tiến độ
thi công chung.
Mọi nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ do chủ quan sẽ được khắc phục bằng
biện pháp phù hợp.
 Điều hành thêm nhân lực khi tiến độ chung yêu cầu.
 Huy động làm thêm giờ tăng ca…
Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng thì sẽ cùng chủ đầu tư bàn bạc để đi
đến giải pháp tối ưu.
Với năng lực sẵn có về lao động, thiết bị máy móc thi công, đội ngũ cán bộ, năng
động sáng tạo, nhà thầu chúng tôi hoàn toàn có khả năng đảm nhận thi công công
trình đạt chất lượng cao nhất, tiến độ nhanh nhất, công tác an toàn tốt nhất.
2. Biện pháp đảm bảo chất lượng
Để năng cao chất lượng công trình, nhà thầu tiến hành quản lý theo các TCVN và
các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình.
Nội dung quản lý chất lượng xây lắp công trình gồm:
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý, phát hiện
những vấn đề quan trọng cần đảm bảo chất lượng.
- Làm tốt khâu chuẩn bị thi công, lập biện pháp thi công đối với những công việc
hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kỹ thuật, lập các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng.
- Tìm nguồn cung cấp vật liệu và thiết bị, phụ kiện đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng. Không đưa vật liệu và thiết bị không dảm bảo chất lượng vào công trình.
- Thông số kỹ thuật thiết bị theo đúng nội dung đánh giá thiết bị hay có thể vượt
trội về tính năng, các loại thiết bị nhập khẩu có xuất xứ G7 hoặc EU.
- Thiết bị, dây, cáp điện có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêu chuẩn chất lượng rõ
ràng.
- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng và công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm
đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kỹ
thuật.
- Chuẩn bị các loại máy móc thi công tốt nhất phục vụ công trình.
- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công việc theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm thi
công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Xử lý và sửa chữa những sai
sót kỹ thuật một cách nghiêm túc.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kỹ thuật của đại diện chủ đầu tư và tư
vấn giám sát.
- Thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lý chất lượng trong quá trình thi công:
Sổ nhật ký công trình, biên bản kiểm tra, nghiệm thu, hoàn công và các văn bản
có liên quan khác.
- Tổ chức điều hành có hiệu quả các lực lượng thi công trên hiện trường. Thống
nhất quản lý chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những
sai phạm kỹ thuật, những sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trinh.
3. Biện pháp tổ chức giám sát chất lượng.
Chủ nhiệm công trình là người giám sát chung về chất lượng thi công và là
người chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng công trình với Chủ đầu tư và Tư vấn
giám sát. Khác với các kỹ sư và phụ trách thi công và hưởng lương sản phẩm thì kỹ
sư này thuộc quản lý của công ty và hưởng lương gián tiếp tính theo lợi nhuận từ
công trình. Bất kể có một phản ánh nào về chất lượng thi công thì ngay lập tức nhà
thầu sẽ yêu cầu kỹ sư này giải trình, nếu phạm lỗi nghiêm trọng thì nhà thầu sẽ
thay một kỹ sư giám sát chất lượng khác.
4. Biện pháp tổ chức nghiệm thu nội bộ, cách quản lý và giám sát những công
việc chưa đạt yêu cầu:
- Hàng ngày, Đội trưởng phụ trách thi công phải báo cáo với kỹ sư giám sát chất
lượng (Chủ nhiệm công trình) những công việc đã hoàn thành. Kỹ sư giám sát
chất lượng căn cứ trên các tài liệu thiết kế và các tài liệu yêu cầu sửa đổi của
Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, cũng như bản vẽ thi công đã được phê duyệt để
quyết định công việc vừa hoàn thành có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Nếu
công việc đạt yêu cầu thì kỹ sư giám sát chất lượng lập biên bản nghiệm thu nội
bộ.
- Nếu công việc không đạt yêu cầu thì cũng phải lập biên bản công việc không
dạt yêu cầu, trong biên bản phải ghi rõ khối lượng vật tư không thể tái sử dụng
(phải bỏ đi) và thời hạn phải sửa chữa xong. Kỹ sư giám sát chất lượng thường
xuyên lắng nghe các ý kiến của giám sát công trình về biện pháp thi công, cũng
như những ý kiến không hài lòng của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, sau đó
truyền đạt lại cho Tổ trưởng thi công kịp thời khác phục.
- Khi một hạng mục hoàn thành, Tổ trưởng chủ động đề nghị với Kỹ thuật giám
sát công trình tiến hành kiểm tra, đo đạc nghiệm thu nội bộ, làm biên bản
nghiệm thu nội bộ và tiến hành mời Ban quản lý dự án và Tư vấn giám sát
nghiệm thu.
- Nhà thầu cam kết sẽ chỉ sử dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Riêng
nhóm trưởng phải có kinh nghiệm. Tất cả công nhân kỹ thuật phải có chứng chỉ
tay nghề phù hợp với công việc được giao.
PHẦN IV
BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG
Trước khi bắt đầu thi công, nhà thầu thành lập Ban An toàn lao động và tổ chức một
đợt huấn luyện an toàn lao động cho toàn bộ nhân viên làm việc trong công trường.
Toàn bộ cán bộ, công nhân trên công trường đều phải ký cam kết thực hiện biện pháp
đảm bảo an toàn lao động với Công ty. Trong quá trình thi công, khi bổ sung thêm công
nhân mới, nhà thầu sẽ đọc nội quy an toàn lao động cho công nhân mới đó nghe và yêu
cầu ký cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra, giao cho
các nhóm trưởng theo sát nhắc nhở công nhân mới cho đến khi công nhân mới đó quen
với tác phong thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
Tất cả các công nhân làm việc trên cao đều phải đeo dây bảo hiểm an toàn. Dây bảo
hiểm phải được néo vào các vị trí chắc chắn. Những sàn thao tác trên cao đều phải có
lan can. Tất cả các lỗ thông sàn đều phải che đậy một cách chắc chắn.
Tại công trường, ngoài tủ thuốc cấp cứu, nhà thầu còn bố trí một cán bộ hậu cần với
đầy đủ các phương tiện sơ cứu thiết yếu nhằm giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến tính
mạng con người.
Song song với các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, nhà thầu sẽ tiến hành mua
bảo hiểm cho tất cả các cán bộ và công nhân của mình trực tiếp tham gia thi công.
Nhà thầu bố trí hướng thi công từ trên xuống dưới, và không bao giờ bố trí một bộ
phận thi công phía trên, một bộ phận thi công phía dưới cùng một lúc. Điều này làm
giảm khả năngtai nạn do rơi vật từ trên cao. Nhà thầu sẽ lên kế hoạch thi công dứt điểm
từng khu vực, tránh cho tập kết quá nhiều vật tư tại vị trí làm việc ảnh hưởng đến việc
đi lại và an toàn lao động cho mọi người. Trong trường hợp bất khả kháng thi công bên
dưới khu vực nhiều khả năng có các vật rơi, nhà thầu sẽ lắp dựng mái che chắn tạm thời
có kết cấu đủ chắc chắn để bảo vệ công nhân.
1. Các nguyên tắc thực hiện biện pháp an toàn:
Trước khi bắt đầu một công việc, nhà thầu sẽ phải quán triệt công nhân của mình
buộc phải thực hiện một số công việc sau:
- Nhóm trưởng phảo báo cáo cho An toàn viên tại toàn nhà đang thi công các mức độ
nguy hiểm mà nhóm mình được giao. Nhóm trưởng và an toàn viên phải bàn bạc
thống nhất các biện pháp đảm bảo an toàn cho công việc đó.
- An toàn viên phải kiểm tra lại các dây an toàn trước khi phát cho công nhân.
- An toàn viên kiểm tra xem công nhân trong các nhóm của mình đã đầy đủ các
phương tiện bảo hộ như quần áo, giày, mũ, găng tay hay chưa.
- An toàn viên kiểm tra xem công nhân trong các nhóm của mình có ai say rượu hoặc
tinh thần và sức khỏe không đảm bảo.
- Tất cả công nhân kiểm tra lại mức độ an toàn những công cụ cầm tay sử dụng điện
mà mình vừa được giao như: cách điện vỏ có tốt không , dây điện và phích cắm có
bị trầy xước hay không.
- Khi hết giờ làm việc, các nhóm thi công phải tự thu dọn khu vực làm việc của mình.
Tất cả các máy móc phục vụ thi công nếu không cất được vào kho thì phải cắt điện
và có biện pháp che chắn khô ráo.
2. Công tác bố trí biển cảnh báo:
Tại tất cả các vị trí đang thi công, có máy thi công có thể nguy hiểm cho người qua
lại… đều phải đặt biển báo Đang thi công – Cấm vào để tránh nguy hiểm cho những
công nhân và người qua lại. Khi thi công xong thì phải thu ngay biển về.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng vị trí về an toàn lao động.
a. Trách nhiệm của Trưởng ban An toàn lao động (chủ nhiệm công trình).
- Chịu trách nhiệm chung về an toàn lao động tại công trường.
- Phân công công việc cho các ủy viên, an toàn viên về an toàn lao động.
- Sắp xếp việc kiểm tra máy móc, thiết bị tại công trường theo yêu cầu của các bên
hữu quan.
- Tổ chức tuần tra, kiểm tra an toàn và kịp thời xử lý khi cần thiết.
b. Trách nhiệm của Phó ban an toàn lao động.
- Giải quyết cán vấn đề về An toàn lao động khi Trưởng ban không có mặt tại
công trình.
- Giám sát chung việc thực hiện các biện pháp an toàn để báo cáokịp thời cho
Trưởng ban An toàn lao động.
- Tổ chức họp Ban an toàn để có các biện pháp xứ lý kịp thời.
c. Trách nhiệm An toàn viên (Tổ trưởng công trình)
- Trực tiếp giám sát an toàn lao động tại toàn nhà do mình phụ trách thi công.
- Vị trí là ở ngoài công trường, quan sát để ý các hành vi hay điều kiện làm việc
thiếu an toàn.
- Chuẩn bị báo cáo kiểm tra hàng ngày và tiếp tục xử lý các vụ việc về công tác
an toàn.
- Trong thời gian giám sát vắng mặt, có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của người giám
sát.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà nội quy an toàn lao đông của công ty quy định.
d. Trách nhiệm của đội trưởng.
- Duy trì công việc hằng ngày đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi
công.
- Nhắc nhở các công nhân của mình chấp hành quy định an toàn lao động nội quy
phòng cháy chữa cháy.
- Báo cáo lên đội trưởng về tình hình thực hiện nội quy và bổ sung trang thiết bị
cho công tác an toàn lao động.
e. Trách nhiệm của nhân công.
- Tuân thủ các thủ tục quy định, nội quy về an toàn lao động và báo cáo ngay các
điều kiện lao động , thiết bị hay hành vi thiếu an toàn cho giám sát viên công
trường.
- Báo cáo mọi tai nạn hay sự cố nguy hiểm xảy ra cho đội trưởng công trường.
- Tham gia mọi hoạt động an toàn lao động.
- Bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ sao cho luôn ở điều kiện hoạt động tốt, an toàn.
- Vận hành thiết bị máy móc chỉ khi các thiết bị trên hoạt động an toàn.
- Tham gia vào mọi đợt đào tạo an toàn lao động.
f. An toàn lao động khi làm việc trên cao.
- Trước khi làm việc trên cao công nhân phải kiểm tra độ bền vững, chắc chắn của
thang, gốc cột (không phân biệt cột bê tông, cột sắt, cột gỗ cũ hay mới), mái nhà
nếu vững chắc mới đưa lên làm việc, không vững chắc không được lên làm việc.
- Đưa vật liệu và dụng cụ lắp đặt lên cao hoặc đưa xuống thấp phải có ròng rọc
kéo và dây cáp kéo, cấm tung lên hoặc vứt xuống. Các dụng cụ phải có túi đựng.
- Khi thi công phải có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương
tiện, dụng cụ và vật tư thi công, đặc biệt là khi thi công các điểm cắt đường và
các tuyến có nhiều phương tiện cơ giới chạy qua.
- Phải có trang bị quần áo, giày dép, mũ bảo hộ… cho công nhân khi thi công.
- Thi công phải có biển báo thi công và người cảnh giới a toàn thi công đặc biệt là
khi thi công qua các công trình đặc thù.
- Chấp hành các quy trình về an toàn lao động mà ngành và nhà nước đã ban hành.
g. An toàn lao động khi làm việc ở khu vực có điện
- Khi tổ chức thi công ở khu vực có điện lực phải chấp hành đầy đủ quy phạm kỹ
thuật an toàn của nhà nước cảu ngành.
- Công nhân được phân công làm việc ở khu vực có điện phải được huấn luyện kỹ
thuật an toàn điện, sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ an toàn điện và hiểu bieét
phương pháp cứu chữa người bị điện giật.
- Sử dụng điện và những công việc liên quan đến điện phải có dụng cụ bảo hộ
điện.
- Không cho phép làm việc trong vùng của các đường dây siêu cao áp có cường độ
điện trường lớn hơn 25Kv/m.
h. An toàn lao động trong lắp tủ, camera.
- Đặt tủ, camera ven đường, trên cột, trên tường phải vững chắc và thuận tiện, bảo
đảm an toàn.
- Trong lúc trời có mưa giông, sấm sét tuyệt đối không được làm việc tại các hộp,
camera trên cao, trên cột.
Những vấn đề khác.
Những vấn đề khác không nêu ra ở đây cần áp dụng theo đúng quy trình quy
phạm thi công 68 QP – 01: 04 – VNPT.
3. Biện pháp an ninh bảo vệ.
- Toàn bộ tài sản của công trình được bảo quản và bảo vệ chu đáo. Công tác an
ninh bảo vệ được đặc biệt chú ý, chính vì vậy trên công trường duy trì kỷ luật lao
động, nội quy và chế độ trách nhiệm từ người chủ nhiệm công trường tới từng
cán bộ công nhân viên. Có chế độ bàn giao rõ ràng, chính xác tránh gây mất mát
và thiệt hại vật tư, thiết bị và tài sản nói chung.
- Bảo vệ hạng mục, sản phẩm, vật liệu, máy móc, công trình tạm để tránh trộm
cắp, phá hoại và sự đột nhập từ bên ngoài.
- Thường xuyên có đội bảo vệ trên công trường 24/24h, buổi tối có điện thắp sáng
bảo vệ khu vực đang thi công, kho công trình. Nhà thầu thường xuyên kết hợp
chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chủ đầu tư để đảm bảo an ninh chung cho
công trình.
- Thực hiện nghiêm túc cac nội quy an toàn của công trình.
4. Biện pháp đảm bảo an toàn cho thiết bị đã lắp đặt.
- Khi thiết bị lắp đặt xong, nhà thầu sẽ thực hiện công tác bàn giao bảo vệ. Và lực
lượng bảo vệ của nhà thầu chỉ phối hợp cùng công tác quản lý ở vòng ngoài, kết
hợp với đại diện chủ đầu tư.
- Mọi mất mát và rủi ro với thiết bị đã lắp đặt, nhân viên bảo vệ phải chịu trách
nhiệm.
5. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
- Để không làm ảnh hưởng tới môi trường trong khi thi công, Nhà thầu đặc biệt
chú trọng đến các giải pháp làm giảm tiếng ồn, bụi và phế thải và vệ sinh của
công nhân trên công trường.
- Do việc lắp đặt đường ống được thi công sau khi công tác xây tường ngăn cách
hoàn thành, nên Nhà thầu sử dụng loại máy cắt có vòi nước hoặc máy cắt có hút
bụi nhằm giảm thiểu tiếng ồn và bụi.
- Tất cả các phế liệu sinh ra trong quá trình thi công như đầu mẩu ống, bao bì của
thiết bị, mẩu dây sẽ được Nhà thầu gom về một chỗ rồi chuyển đi.
- Nhà thầu yêu cầu toàn bộ CBCNV chấp hành đúng theo yêu cầu vệ sinh công
trường.
- Nhà thầu sẽ huấn luyện cho tất cả công nhân của mình có ý thức bảo vệ môi
trường và vệ sinh công nghiệp. Mọi công nhân đều phải có ý thức giữ gín vệ sinh
chung, các nhóm thi công đều phải mang theo túi (xô) đựng rác để gom phế thải
sinh ra trong quá trình thực hiện công việc của mình, bố trí đổ rác đúng qui định
của công trường.
- Nhà thầu đảm bảo tiện nghi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động: Nhà
nghỉ tạm, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, có nơi sơ cứu và phương tiện cấp
cứu tai nạn.
- Ngoài ra để thường xuyên nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, Nhà thầu sẽ liên tục
phát động các đợt thi đua giữa các tổ đội thi công về giữ gìn vệ sinh công nghiệp
và an toàn lao động.
6. Biện pháp Phòng cháy chữa cháy:
- Cùng với đợt huấn luyện an toàn lao động cho công nhân trước khi bước vào thi
công, Nhà thầu cũng huấn luyện cho công nhân công tác phòng cháy chữa cháy.
Tất cả công nhân trên công trường đều được giác ngộ ý thức thành quả lao động
của họ và công ty chỉ có được khi ngày hôm nay luôn luôn giữ gìn và sẵn sàng
đấu tranh với giặc lửa. Các thiết bị điện phải luôn luôn được kiểm tra về độ an
toàn và cách điện.
- Ban An toàn lao động thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành nội quy về
công tác an toán PCCN.
Nội quy phòng cháy chữa cháy
1. Chấp hành các qui chế, qui trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện
không để xảy ra chạm chập gây cháy
2. Không tự ý mắc nối điện để dùng, trong quá trình sử dụng các dây dẫn, phíc
cắm v.v... nếu bị hỏng phải báo với cơ quan quản lý công trường để sửa chữa
hoặc thay thế.
3. Không sử dụng điện quá công suất.
4. Không được mang chất nổ, chất dễ cháy vào khu vực thi công.
5. Tuyệt đối cấm đun nước bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá,
thuốc lào, đun nấu trong khu vực thi công.
6. Nguyên vật liệu dễ cháy được quản lý cẩn thận, phân trách nhiệm rõ ràng, có
nội quy cụ thể.
7. Ban An toàn lao động thường xuyên kiểm tra an toàn, kiểm tra các dụng cụ,
phương tiện PCCC được trang bị.
8. Khi xảy ra cháy mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài
sản. Có ý thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên
nhân cháy.
9. Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ được khen
thưởng, nếu xảy ra cháy phải chịu trách nhiệm trước công ty.
10. Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm phổ biến nội quy này đến từng cán
bộ công nhân viên.
7. Giải pháp cấp điện, thông tin liên lạc trong quá trình thi công.
Để bảo đảm cho thi công được thuận lợi cần bảo đảm cấp điện liên tục, thông tin liên
lạc tốt – Xuất phát từ mục đích trên:
1. Nguồn cấp điện thi công được lấy từ 2 nguồn:
 Nguồn cấp điện của từng trại, hệ thống điện 3 pha từ tủ tổng.
 Nguồn cấp điện của máy phát điện dự phòng (máy phát điện 2KVA),
nguồn điện do máy tạo ra.
2. Tất cả các tủ điện thi công (tủ cố định, tủ di động) phải có độ chịu ẩm bảo
đảm hoạt động an toàn trong cả điều kiện ẩm ướt của công trình (nếu có), vỏ
tủ bắt buộc nối đất bằng dây đồng trần 4,0mm2 - các ổ cắm 3P & 2P cấp điện
cho máy công cụ đều được đấu sau aptomat chống dòng chạm đất.
3. Từ vị trí tủ trung tâm các cáp điện loại + dây tiếp địa được lồng trong ống
PVC đi nổi sát tường nhà tới vị trí phụ tải. Trong trường hợp cáp bắt buộc đi
ngầm sàn qua trục giao thông việc lồng cáp được thực hiện bằng ống thép
bảo đảm chịu được lực cơ học tác động.
4. Việc cấp điện thi công được thực hiện như sau:
 Cáp trục chính sẽ được đi từ tủ tổng tới các vị trí đấu nối.
5. Để đảm bảo an toàn tránh các sự cố điện - gây thiệt hại cho người và thiết bị,
việc tổ chức thi công điện tại công trình cần lưu ý:
 Toàn bộ công nhân, cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ công cụ
chuyên dụng, trang bị bảo hộ theo đúng đặc điểm công việc được giao.
 Tất cả công nhân điện nhất thiết phải qua 1 lớp huấn luyện về an toàn
điện (theo tiêu chuẩn ngành) và có biên bản xác nhận.
 Cán bộ kỹ thuật (tuỳ theo từng cấp độ) là người trực tiếp kiểm tra và
chịu trách nhiệm về kỹ thuật và an toàn.
8. Nội quy công trường:
NỘI QUY THI CÔNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
1. Thời gian làm việc:
 Sáng: 7h30 đến 11h30
 Chiều: 13h30 đến 17h30
2. Những người không có nhiệm vụ không được vào công trường.
Công nhân phải có thẻ tên. Trong giờ làm việc không được đi lại tự do, không được đi lại ngoài phạm vi thi
công.

3. Công nhân trước khi vào công trình phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động như quần áo, giầy, mũ.
4. Công nhân làm việc trên công trường phải được trang bị đầy đủ các phương tiện
đảm bảo an toàn lao động.
5. Không uống rượu, bia, tụ tập đánh bạc trên công trường.
6. Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất cứ vật gì trong khu vực làm
việc và từ trên cao xuống.
7. Không tự ý vận hành máy móc, thiết bị mà không được giao trách nhiệm.
8. Giữ gìn nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ. Hết giờ làm việc phải thu dọn vệ sinh mặt
bằng thi công.
9. Không tự ý mang vật tư, vật liệu ra ngoài công trường.
10. Tuyệt đối tuân thủ Biện pháp an toàn lao động và Nội quy PCCC công trường.
11. Các phương tiện đi lại phải để đúng nơi quy định, khách đến thăm quan, làm việc
phải liên hệ với Ban chỉ huy công trường.
12. Mọi hành vi vi phạm nội quy đều bị kỷ luật khiển trách hoặc đuổi khỏi công
trường.
13. Các cán bộ, lãnh đạo, nhân viên kỹ thuật, công nhân khi ra/ vào tại các khu vực
quản lý của trại giam, cơ sở giáo dục phải xin phép và được sự đồng ý của Giám thị
các trại, giám đốc các cơ sở giam giữ và phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy
của đơn vị.
14. Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, các thiết bị, máy móc, vật tư trên khu vực
công trường, khu trại giam, cơ sở giáo dục phải tuân thủ đúng các quy định của trại
giam, cơ sở giam giữ.
Nhà thầu cam kết đảm bảo tiến độ thi công theo HSMT, hoàn thành lắp đặt các thiết bị,
công trình sớm nhất có thể đảm bảo tốt nhất sự phối hợp giữa các công tác thi công, các tổ
đội thi công xây dựng và lắp đặt. Duy trì tiến độ và có biện pháp khắc phục kịp thời ngay
khi mất điện hay mất thông tin liên lạc tại nơi thi công.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG

BAN GIÁM ĐỐC


CÔNG TY

GIÁM SÁT BAN CHỈ HUY TƯ VẤN


KỸ THUẬT A CÔNG TRƯỜNG THIẾT KẾ

PHÒNG KỸ THUẬT BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHẤT


CÔNG TY LƯỢNG

KỸ SƯ QUẢN LÝ KỸ THUẬT


CÔNG TRÌNH

CB GIÁM SÁT CBKT

THI CÔNG CN THI CÔNG CN

CÁC TỔ THI CÔNG TAI CÔNG


TRÌNH
THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG

Bộ máy quản lý hiện trường xây lắp


- Chỉ huy trưởng công trường: 01 người
- Cán bộ kỹ thuật phụ trách kỹ thuật thi công: 01 người
Chỉ huy trưởng công trường:
- Phụ trách thi công, quản lý các tổ đội sản xuất (theo sơ đồ quản lý trên)
- Căn cứ vào tiến độ thi công, tính chất công việc để điều động nhân lực, máy móc
thiết bị và tập kết vật liệu thi công.
Các kỹ sư thi công:
- Căn cứ vào yêu cầu thi công từng phần trong nội dung của các dự án để lập biện
pháp thi công chi tiết, hướng dẫn giám sát thi công công trường, làm công tác an
toàn lao động.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY VÀ VIỆC QUẢN LÝ TRÊN CÔNG TRƯỜNG
1 Công ty: Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện và có giải pháp cần thiết để hỗ trợ
sản xuất, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ đề ra.
Công ty cử cán bộ thường xuyên bám sát công trường. Kiểm tra giám sát kịp
thời về công ty các vấn đề kỹ thuật, tiến độ, chất lượng thi công.
2 Các phòng ban nghiệp vụ:
- Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ theo
dõi sổ sách thu chi của văn phòng và các khoản cho vay, thanh toán khối lượng
hàng tháng đối với các đội thi công khi được chủ đầu tư duyệt.
- Phòng KH Kỹ thuật: Bao gồm các cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư đã có kinh
nghiệm thi công các công trình lâu năm và đều được đi học các lớp kiểm tra chất
lượng (KCS), được trang bị đầy đủ máy móc, dụng cụ kiểm tra chất lượng công
trình theo quy phạm thi công của nhà nước ban hành; Phòng quản lý kỹ thuật
trực tiếp dưới sự điều hành của Giám đốc công ty, có trách nhiệm theo dõi giám
sát, kiểm tra thường xuyên quá trình thi công công trình. Phát hiện và xử lý kịp
thời các sai phạm trong kỹ thuật thi công công trình theo quy định hiện hành của
nhà nước, cùng tư vấn giám sát, đội thi công kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của
công trình theo hồ sơ thiết kế.
- Phòng tổ chức – Hành chính: Tham mưu cho đội thi công về cách quản lý hành
chính. Quản lý mọi mặt hành chính như ăn, ở, sinh hoạt, cho các phòng ban công
ty cũng như làm công tác điều động nhân lực cho các đội thi công, đáp ứng đầy
đủ cho công trường hoạt động tốt và đảm bảo tiến độ công trình đặt ra. Đối nội,
đối ngoại, thay thế sửa chữa đồ dùng xe cộ, thiết bị văn phòng.
- Công tác thực hiện được tiến hành nghiêm ngặt, nhanh gọn không ảnh hưởng
đến công tác tổ chức thi công của đơn vị thi công. Bộ phận giám sát trực tiếp có
mặt tại hiện trường theo dõi giám sát quá trình thi công. Bộ phận kiểm định chất
lượng có thể kiểm tra độc lập bất kỳ lúc nào các chỉ tiêu chất lượng của công
trình theo thiết kế; cùng với tư vấn giám sát, đội thi công xác định, kiểm tra
trước các yếu tố về chất lượng công trình trước khi mời nghiệm thu.
- Bộ phận vật tư thiết bị: Lập cung ứng vật liệu cho công trình. Theo dõi điều
động xe máy thiết bị hoạt động.
Ban chỉ huy công trường:
Căn cứ vào biện pháp thi công, tiến độ thi công tổng thể được Chủ đầu tư phê duyệt,
vạch ra các biện pháp thi công từng giai đoạn và hạng mục công việc, chỉ đạo thực
hiện, định kỳ báo cáo công ty và các yêu cầu cần thiết đáp ứng cho sản xuất.
Chỉ huy trưởng công trường:
- Là người thay mặt Nhà thầu điều hành thi công, quan hệ với đại diện Chủ đầu tư
để giải quyết các công việc trong phạm vi công trình.
- Trách nhiệm và quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà thầu và pháp luật về công tác quản lý kỹ
thuật, chất lượng công trình, an toàn công trình.
- Trực tiếp tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ thiết kế, nắm vững mọi yêu cầu kỹ
thuật, chất lượng vật liệu, công nghệ của công trình để thi công công trình đảm
bảo kỹ thuật, chất lượng.
- Lập biện pháp thi công công trình và hạng mục công trình. Tổ chức thực hiện
theo đúng biện pháp thi công đã được Giám đốc Nhà thầu duyệt.
- Tổ chức thực hiện việc nghiệm thu công trình từ tổ, đội một cách thường xuyên
liên tục nhằm phát hiện kịp thời các sai xót, ngăn ngừa các sai phạm dẫn đến các
sự cố...
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Giám sát Chủ đầu tư, Giám sát thiết kế
và Giám sát cấp trên làm tốt công tác kiểm tra nghiệm thu.
- Chủ trì việc tập hợp hồ sơ kỹ thuật, làm hồ sơ hoàn công phục vụ công tác
nghiệm thu và bàn giao công trình.
Bộ phận kỹ thuật, an toàn:
Trình độ: Kỹ sư
Trách nhiệm, quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà thầu, Chủ nhiệm công trình và pháp luật
về công tác quản lý kỹ thuật chất lượng công trình đối với công việc được phân
công phụ trách...
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, nắm vững yêu cầu kỹ thuật chất lượng, vật liệu thiết
bị được sử dụng. Lập và cùng tham gia với phòng kỹ thuật thi công để lập biện
pháp thi công. Thực hiện thi công theo biện pháp thi công được duyệt.
- Kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm xây dựng xem nguồn gốc, tính chất kỹ thuật,
chủng loại, số lượng nếu không phù hợp hoặc phẩm chất kém yêu cầu đưa ra
khỏi công trình – báo cáo lãnh đạo biết để xử lý.
- Yêu cầu bổ sung, thay thế lực lượng công nhân tham gia thi công nếu xét thấy cá
nhân hoặc bộ phận nào không đủ năng lực để thi công.
- Cán bộ trắc địa chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Giám đốc, chủ nhiệm công
trình và pháp luật về tính chính xác trong kết quả đo đạc, định vị công trình.
- Thường xuyên kiểm tra việc thi công của công nhân theo sự hướng dẫn của
mình, nghiệm thu công việc, đánh giá kỹ thuật chất lượng. Tiếp thu và sửa chữa
những thiếu xót do các cơ quan giám sát phát hiện và yêu cầu xử lý.
- Phối hợp với Giám sát của Chủ đầu tư và các cơ quan thiết kế trong việc nghiệm
thu từng phần, từng bộ phần, từng giai đoạn... tính toán khối lượng, xác nhận
khối lượng, chất lượng với Giám sát và lưu giữ tập hợp các tài liệu đó làm cơ sở
phục vụ thống kê, báo cáo thanh quyết toán công trình.
- Mở sổ sách và ghi chép nhật ký đầy đủ theo mẫu quy định của hồ sơ kỹ thuật
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các bộ phận trắc địa hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo cáo kịp thời và trung thực với lãnh đạo những sai xót về kỹ thuật chất lượng
tại công trình. Nghiêm cấm việc che đậy, giấu giếm sai xót, sửa chữa số liệu.
Các bộ phận nghiệp vụ trực tiếp tại công trường:
Giúp việc cho Ban chỉ huy công trường đề ra các quyết định kịp thời. Có nhiệm
vụ thiết lập và triển khai kế hoạch thi công, biện pháp thi công, cung ứng vật tư,
thực hiện các nghiệp vụ tài chính, hành chính ý tế.
Tổ thí nghiệm công trình:
Tổ chức lấy mẫu thí nghiệm, kiểm tra sơ bộ, báo cáo Ban chỉ huy công trường
tình hinh chất lượng theo yêu cầu quy định.
Các tổ đội thi công:
Thực hiện công tác thi công dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy công trường và sự
giám sát của tổ kỹ thuật. Đội trưởng có trình độ kỹ thuật có trình độ chuyên môn,
biết việc, biết điều hành công nhân, chấp hành kỷ luật, tuân thủ quy trình kỹ thuật và
an toàn lao động. Đội trưởng điều hành công nhân sản xuất dưới sự chỉ huy của Ban
chỉ huy công trường và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

You might also like