You are on page 1of 30

Cách đọc

Bôi đen : từ chuyên ngành

(Mở ngoặc in nghiêng): chú thích người dịch

Bôi đỏ : Cần nhớ

L.O. 1 – Tại sao lại làm Layout?


1) Để giúp các storyboard artist tập trung vào cốt truyện

Một storyboard artist gần như được coi là nhà biên kịch của phim hoạt hình. Vậy nên nó mới đc gọi là "story"board.
Theo truyền thống thì những người như Bill Peet, Warren Foster, Mike Maltese và nhiều nhà biên kịch đáng kính khác
của những short kinh điển đều phải vẽ storyboard. Họ đều là họa sĩ.

Họ phác thảo rất nhanh. Họ không cần vẽ các nhân vật chi tiết hay background vì nó sẽ làm chậm quá trình sác tác và
làm học phâm tâm khỏi cốt truyện chính.

2) Để vẽ được các pose chi tiết hơn, có cấu trúc hơn và hoàn thiện hơn

Với hoạt hình truyền hình, nếu phần animation phải gửi sang đất nước khác thì cách duy nhất đạo diễn có thể làm
việc của mình là kiểm soát tất cả các pose hoàn thiện và các background layout.

Một layout artist giỏi sẽ lấy các pose của storyboard, rồi vẽ chúng to hơn, hoan thiện hơn, chi tiết hơn, có cấu trúc
hơn.
Anh ta cũng sẽ phải them các pose mới cùng với đạo diễn. Phần lớn các pose được vẽ ở giai đoạn layout chứ không
xuất hiện luôn từ storyboard.

Nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn diễn xuất của nhân vật, bạn dùng layout để làm việc đó.

Chúng tôi làm điều này ở Spumco và diễn xuất các nhân vật của chúng tôi là điều rất nhiều phan nhớ đến: chúng tôi
khong thể làm việc đố mà không có layout.

Khi Nickelodeon tiếp quản Ren and Stimpy (series này có 5 season, ông ý bị đuổi sau season 2), một thời gian sau họ
bỏ qua layout và bạn có thể thấy sự khác biệt, Thay vào đó họ dùng các thumbnail từ bản phác storyboard và gửi
sang các công ty nước ngoài và để họ tự làm layout, kết quả các nhân vật trở nên đơn giản như vẽ người que.

Cách sản xuất bằng các vẽ các bức tranh nhỏ rồi dùng nó luôn làm pose hoàn thiện cho animation được các show
khác làm theo và dần trở thành xu hướng. Nếu bạn muốn cốt truyện hay hơn và diễn xsuats của các nhân vạt tốt hơn
thì thì bạn nên tạo storyboard và layout thành 2 công việc riêng và để mỗi công đoạn phát triển hết khả năng của
mình.

3) Để tách background ra khỏi nhân vật

4) Để các pose tương tác với nhau và tương tách với background một cách hiệu quả.

Tổng kết lại:


Các layout artist phải là những người vẽ chắc tay hơn. Storyboard artist nên là những người có khiếu hài hước và biết
kể môt câu chuyện qua những bức phác thảo.

Những người giỏi nhất là những người có kinh nghiệm”làm hộ” việc người khác và cuối cùng tập trung vào công đoạn
họ thấy họ thấy họ giỏi nhất. Biết diễn hoạt thì càng tốt nhưng tiếc là công việc này bị đẩy sang châu Á rồi (phần lớn
hoạt hình 2d của mỹ hiện tại bị outsourced tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Phillippins để cắt giảm chi phí và vì không làm việc
trực tiếp với với đạo diễn nên kết quả rất ít khi tốt) (Trừ Flash animation ra, thể loại này gần như là múa rối trên mặt
phảng 2d rồi)

Còn nhiều thứ để nói về giá trị và các kỹ thuật của của layout và tôi sẽ sắp xếp lại các bài liên quan vào blog “lý thuyết
hoạt hình”. Bài này chỉ là bài giới thiệu qua.
L.O. 2 – Xếp không gian để các pose có thể họat động thoải mái
(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2010/01/lo-2-making-
space-for-action-to-take.html)

Không gian là một công cụ vô cùng quan trọng trong họa họa và bố cục. Phần lớn chúng ta không ngờ đến sự cần
thiết của không gian. Không gian giúp ta thấy được các vật. Nếu mọi thứ bị nén lại tại một chỗ, khó mà nhìn được
đang diễn ra hành động gì. Bạn mà vẽ càng bé (như các storyboard artist phải làm), nhiều khả năng hơn bạn sẽ nhồi
nhét mọi thứ vafoi khung hình. Rất khó mà đưa các chi tiết nhỏ vào các nhân vật bé tí.

Layout artist phải biết mở rộng không gian, không chỉ vì lí do nghệ thuật mà còn để các animator di chuyển các nhân
vật quanh khung hình. Nếu các nhân vật từ đầu đã gần đến nỗi săp chạm vào nhau, còn đâu chỗ mà di chuyển. Cứ
nghĩ đến việc cả nhà bạn bị nhốt vào tủ và hét vào mặt nhau đi. Bạn không thể vẫy tay hay ném mấy vật nhọn đi như
bạn mong muốn.
Tạo không gian có một nủa của sáng tạo và một nửa của logic.
Dù trong storyboard của tôi Donald Bastard nhảy size liên tục, lúc thì bé hơn mấy thằng người (nó vốn là gia cầm mà),
lúc thì to bằng mấy thằng đấy. Ví thế là một layout artist, tôi sẽ sửa lại tốt nhất có thể.
SEE DONALD HOP THROUGH THE MAGIC OF CHEESY TECHNOLOGY:
http://www.cartoonthrills.org/CartoonCollege/DonaldHopClip.mov

L.O. 3 – Thêm cấu trúc từ From Storyboard vào Layout Poses


(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2008/07/from-storyboard-
to-layout-poses.html)

Đây là một số layout pose lấy từ các bản phác thumbnail.


Đây là bản phác thumbnail.

Một layout artist phải biết lấy được cái hồn, thái độ, dáng vóc và biểu cảm nhân vật xong vẫn phải them vào: Cấu
trúc, tỉ lệ, da thịt, chi tiết; nhưng các chi tiết có thể trở thành trở ngại của pose, vì thế phải cẩn thận.
Những người tôi cần là những họa sĩ làm được những điều trên MÀ KHÔNG LÀM CHÙNG (tone down) STORYBOARD
XUỐNG.

Đây không phải công việc dễ dàng. Bạn phải cẩn thận không để các chi tiết cản trở Line of action và silhouette tổng
thể rõ ràng.
Phần da thịt, vải vóc nếu đẩy quá xa ra khỏi silhouette sẽ phá đi pose và làm nhiểu loạn thông điệp chính.
Một số họa sĩ nộp cho tôi mẫu diễn đạt layout từ cùng một pose và mắc phải vài lỗi mà tôi đã nói: Đẩy quá nhiều da
thịt hay nếp vải ra ngoài sẽ phá đi pose chính.

Làm đều đi sự bất đối xứng cũng là một lỗi lớn. Nếu ai đó trong các bạn đủ dung cảm và tốt bụng có thể chia sẽ các
bức vẽ vào post này tôi có thể chỉ ra những điều mà tôi đang nói. ĐIều này sẽ giúp cả bạn và những người khác nữa,
nhưng tôi không muốn post lên và làm các bạn xấu hổ nên hãy bảo tôi tôi có đucợ bạn cho phép không.

Hai pose này là 2 pose đầu tôi vẽ khi bày biện một scene. Chùng cứng nhắc nhưng ít nhất có sức sống. Tôi hâm nóng
lại chúng một thời gian sau đó.
Để ý những nếp vải của cái áo khoác bao quanh cấu trúc cơ thể nhân vật và tạo nên một đường cong tổng thể thay vì
to nhỏ khác nhau và tủa ra mọi hướng. Điều đó sẽ làm bức tranh rối rắm.
Những bức vẽ này là bước dầu của layout posing, đưa vào những pose cơ bản của story board mà không làm chúng
chùng đi.

Bước tiếp theo là thêm pose và phân tích.

L.O. 3a – Xây một pose: Rough layout của phim “Kaspar Tiptoe”
(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2009/11/kaspar-tiptoe-
rough-layout.html)
Jojo qua nhà tôi một đêm nên tôi chỉ cho anh ta cách chuyển một pose từ storyboard sang layout.

Là pose này. Có thể thấy bức này rất nguệch ngoạc.


Không phải nét nào cũng phải bê nguyên vào. Bạn phải giữ lại dáng điệu, tinh thần và biểu cảm, nhưng biến nó thành
một bức tranh cấu trúc đầy đủ, sử dụng logic (và cả tính ưa nhìn)

Bạn nên hiểu nội dung của hành động này: http://johnkstuff.blogspot.com/2009/11/toenails-6.html

Rất khố biểu đạt những thứ này bằng từ ngữ, sẽ dễ hơn nếu tôi minh họa điều này.

Vẽ form trước: các nét chì xanh biểu thị form bên dưới các chi tiết. Tôi bắt đàu vẽ dáng điệu bằng chì xanh vì đó là
phần lớn nhất của bức tranh. Tôi không bắt đầu từ mắt hay chân.

Form là:

Hình dáng cơ thể (body shape)

Chân (tạo từ nhiều mảnh ngỏ và dễ uốn),

Bàn tay và ngón tay thành 2 form riêng biết, rồi nhóm ngón tay được chia thành từng nhóm.
Mõm.

Má và nét vẽ nụ cười tạo thành 1 form.


Chứ chỗ má với miệng này sai, chúng không tạo khối. Chúng nhìn không liên quan gì đến nhau cả trong khi đáng ra
phải có.

Hốc mắt
Rất nhiều form đan xen nhau.

Mỗi form đều tự nhiên nhưng vẫn chắc chắn, bạn phải vẽ chúng liền mạch, kể cả khi có thứ khác chèn qua.

Lông tóc, chi tiết

Tỉa chi tiết sau cùng. Nhớ để khoảng trống (negative shape) giữa phần phải đặt lên trên form, đừng để trông như cắt
một lỗ qua form.
us

Nét (Lines) khôm quan trọng bằng forms

Nét chỉ là biên giới bao quanh form. Khi vẽ, nhìn giữa các nét bao quanh form. Làm các khối (shape) dễ nhìn.

L.O. 3b – Thêm ví dụ chuyển Kaspar từ storyboard sang layout


(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2009/11/more-kaspar-
translations-to-layout-from.html)

Đây là cách tôi xác định dáng (block out poses). Xong tôi nhìn lại xem có gì đó bị dìm đi (toned down) không.
Tôi thấy biểu cảm bị mất đi một chút, đặc biệt ở mắt,vì vậy tôi làm lại và đẩy nó thêm nữa.

Nhưng tôi lại phải lật đi lật lại (flipping) giữa 2 bức vẽ để đảm bảo chúng chuyển động hợp lí, điều làm lại càng làm
phức tạp thêm công đoạn làm layout nhưng vẫn giữ được cái hồn của storyboard.

.
L.O. 3c – Áp dụng thêm các công thức Preston(Blair)/Disney vào các bức sketch
storyborad
(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2009/11/applying-
prestondisney-principles-to-my.html)

Tôi giao cho Kali một buổi học layout ngày hôm qua. Đây chỉ là bức vẽ đầu tiên tôi vẽ. Nó xuất phát từ bức phác này.
Điều đầu tiên tôi làm là xác định (block) được mọi thứ thật nhanh để xác định được line of action và negative space
lớn giữa các phần chính của hành động, giữa chân hắn và cái tủ.

Như mọi người, tôi dìm nó xuống, giờ nó đã được xây dựng đầy đủ tôi dễ dàng quay lại và đẩy cái chân và đôi mắt lên
cho giống bức rough. Trọng tâm của pose: Cái chân đẩy ngăn tủ vào.
Toàn bộ pose là để nhấn mạnh hành động này.

Thân hình hắn nghiêng về đằng sau. Tôi dùng một line of action để dựng nó.
ĐIều thứ 2 quan trọng sau hành động đó chính là biểu cảm của hắn. Cảm xúc của hắn. Tính cách hắn. Điều này phần
lớn biểu lộ trên khuôn mặt.

TÔI LUÔN TRÁNH MỘT KHUÔN MẶT BỊ NHỒI NHÉT

Hãy để ý các không gian tôi để lại giữa các phần chính trên cơ thể:

Đôi mắt

Cái mũi

Cái miệng.

Một số người thường đẩy hết các bộ phận này vào nhau khiến chúng chật chội, khó nhìn.

ĐÔI MẮT PHẢI CÓ TÍ ĂN GIAN ĐỂ TẠP HIỆU ỨNG

Hãy nhìn vào sự tình cờ may mắn ở bản rough – nơi đội mắt xa khỏi chúng ta to hơn (sai theo luật xa gần) Tôi dùng
điều đó để đẩy cảm xúc lên.

Tôi phải đảm bảo phần còn lại của đầu và mặt hắn dược dựng khối chuẩn và tuân theo luật xa gần, rồi cho đôi mắt
quyền đc biếm họa. Tôi đặt đôi mắt xa hơn nằm trên (overlapping) mắt gần hơn. Điều này đẩy mạnh cảm giác đôi
mắt đang nhìn lại chúng ta, ngược lại hướng cơ thể đang hướng vào tủ.

Nếu tôi phá mọi luật lệ và không làm gì hợp lí cả, bạn sẽ không thể tập trung và đôi mắt vì mọi tứ đều vô lí.

Khoảng trống (Negative space) cho Silhouette


Để dễ nhìn được khuôn mặt ngược hướng với cánh tay, tôi đảm bảo có một silhouette rõ ràng tới cạnh của mặt. Một
vài khốilồi ra (mõm và mũi), một số lõm lại – hốc mắt. Khu hốc mắt này khiến hắn trông rất tự mãn. Nó cũng giúp đẩy
phần lông mày lên

CÁCH KHIẾN MÁ VÀ NỤ CƯỜI PHỐI HỢP VỚI NHAU

Lưu ý rằng nét vẽ nụ cười và má tạo thành một khối (màu vàng). Nụ cười kéo phần cơ ở má lên, ép phần không gian
giữa chúng lại. Để ý góc mềm vòng quanh má/mặt. NÓ không chỉ là một đường tròn hay hình bán nguyệt.

XÂY DỰNG BÀN TAY TRƯỚC RỒI MỚI ĐẾN NGÓN TAY.

Ngón tay hăn không làm gì cả nên tôi giữ nó bên trông khối bàn tay

Để có tí thực tế thì tôi để các ngón tay thu vào nhau vào cuối, thay vì là các thanh xúc xích song song nhau.

Bàn tay kia của hắn buông thõng ra đằng sau vày các ngòn tay thả lỏng. Chúng hơi cách nhau để tạo sự tự nhiên.
Tôi đặt sức nặng của sàn bằng cách hạ đầu gối xuống và để phần dưới của cẳng chân đè (overlap) lên phần bàn chân.

Ngoài ra phần trên bàn chân phồng lên ở giữa, còn phần dưới được đập bẹp xuống sàn.

Tôi cố ép phần ngón chân lại vào nhau để nhường tâm điểm cho bàn chân đóng tủ lại

Lưu ý khối tạo bởi khoảng không giữa chân và tay (màu đỏ). Nó là hình bình hành, khiến ta tập trung vào việc bàn
chân được đẩy khỏi cơ thể. Nếu bàn tay đước đặt ngay trên bàn chân, nó sẽ triệu tiêu trọng tâm của cả pose.

Tất cả những logic và kiểm soát này làm các bức vẽ hiệu quả tách hẳn khỏi nhữn bức ký họa trào phúng.

Để làm một bức vẽ hiệu quả, bạn phải vẽ rất rất nhiều bức vẽ được tính toán tỉ mỉ (chứ không phải bức kí họa ngẫu
nhiên trong sketchbook của ban). Không phải một lần mỗi tuần. ĐIều đó sẽ không đủ làm bạn hiểu khái niệm này. Bạn
phải tận dụng nó để nó hằn vào não và trở thành bản năng thứ của bạn.

Sau này tôi sẽ cho bạn xem lần thử layout đầu của Kali, phần sửa và nhận xét của tôi và để cô ấy làm lại lần hai khi mà
cô ấy đã sửa lại mọi thứ và làm pose khỏe khoắn hơn. OK?

L.O. 4 – Từ Storyboard đến Layout


(tìm lại bài viết gốc, xem lại các hình đề hiểu được bài này: http://johnkstuff.blogspot.com/2009/11/from-storyboard-
to-layout.html)

(Đoạn này là storyboard của cái phim Kaspar kia)

Kaspar bật dậy, tỉnh táo và hưng phấn.


Đây là vài bước đầu mà tôi mong rằng một layout artist phải làm được đê chuyển từ storyboard thành layout. Đầu
tiên là phải hiểu được nhân vật đang làm gì và cảm nhận được gì, rồi tiếp theo là phân tích cách tạo dung sư hợp lí và
sửa mọi lỗi ở bản rough.

Ví dụ, ở layout, tôi sửa lại mũi.

Tôi, như mọi người, dìm dáng điệu đi chút nhưng sau đó tôi vận dụng mọi công suất não để phân tích từng thứ một.

Việc mà tôi hay làm, là sau khi tôi phân tích một bức vẽ và khiến nó cứng nhắc, tôi sẽ làm lại thoải mái hơn, rồi quan
sát lại liệu nó tốt bằng hay tốt hơn storyboard không.
Cái bên dưới sẽ khó hơn tí này

Kaspar lục tung tủ đồ lên. Hắn đang lén lút không để bị phát hiện, nên hắn ngoảnh đầu lại xem có đánh thức 2 bố con
Rangers không.
Lại nữa, tôi dìm xuống phân tỉ lệ (mặt so với thân) xong sửa lại một số phần ngoáy. Tôi làm phần chân chắc chắn hơn.

Bằng cách đập bẹp phía dưới và làm phồng bên trên. Hãy nhớ lấy kinh nghiệm này.

Tôi cố tỉnh bỏ qua các chi tiết như lông tóc vì nó làm rối cho những người khác.

Tôi muốn mọi người đã đọc được đến đây cần:

Khối hình chắc chắn

Sửa các lỗi hiển nhiên

Giữ được các góc cong (đừng để các đường cong bằng hay song song nhau)

You might also like