You are on page 1of 8

Bước 1 viết tiểu thuyết: Tóm truyện trong một

câu
Ngàn kiếp ảo tưởng

Bước 2 viết tiểu thuyết: Tóm truyện trong một


đoạn
Hãy dành thêm một giờ nữa để biến câu chốt đó thành một đoạn miêu tả rõ
hơn về câu chuyện: Bối cảnh thế nào? Các tình tiết chính? Và kết thúc ra
sao? Đây chính là công đoạn hai trong mô hình hoa tuyết.

Randy rất thích cấu trúc “tam đoạn”. Trong câu chuyện sẽ có 3 thảm họa
(một điều gì đó cản trở mục tiêu của nhân vật chính), mỗi thảm họa chiếm
1/4 cuốn tiểu thuyết, và cuối là kết thúc. Nếu bạn cũng tin tưởng cấu trúc
này, thì có thể chia sách làm 3 Act.

Từ đầu tới cuối Act 1 là giới thiệu bối cảnh, nhân vật, và kết thúc bằng một
“thảm họa”, điều gì đó xảy ra ở bên ngoài khiến cho nhân vật không thể đạt
được mục tiêu của mình, nhân vật đã làm gì đó dẫn tới hậu quả là thảm họa
tiếp theo ở giữa Act 2, và dẫn sang Act 3.

Randy khuyên bạn nên để thảm họa đầu tiên là do hoàn cảnh bên ngoài, còn
hai thảm họa sau đó là hệ quả của việc nhân vật chính cố gắng khắc phục
hậu quả, và khiến cho mọi việc ngày càng trở nên tồi tệ, thế nên mới có
chuyện hay để kể, ha ha.

Nếu nhà xuất bản hỏi bạn tiểu thuyết của bạn nói về cái gì, thì bạn có thể
gửi cho họ đoạn giới thiệu này. Lý tưởng nhất là có 5 câu:

1) Mô tả bối cảnh câu chuyện, nhân vật, mục tiêu.


2) 3) 4) Mỗi câu mô tả một thảm họa nào đó.
5) Mô tả phần kết.

Một lưu ý là bạn đừng nhầm lẫn đoạn tóm truyện này với phần giới thiệu
đằng sau bìa sách. Đoạn này tóm tắt toàn bộ câu chuyện một cách chân
thực nhất để bạn hiểu câu chuyện của mình, còn bìa sau sách thường chỉ
tóm phần đầu tiên, và viết để khơi gợi sự tò mò của độc giả.

Bước 3 viết tiểu thuyết: Mô tả nhân vật


Sau các bước trên, bạn đã có một bức tranh tổng quan về cuốn tiểu thuyết
của mình. Bước viết tiểu thuyết tiếp theo là bạn cần có bức tranh tổng quan
về mỗi nhân vật.

Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong tiểu thuyết, bạn càng đầu tư nhiều
thời gian để thiết kế họ tỉ mỉ, thì bạn càng tiết kiệm nhiều thời gian khi bắt
tay vào viết tiểu thuyết của mình.

Với mỗi nhân vật chính, Randy khuyên bạn hãy dành một giờ dể viết một
bản mô tả tóm tắt về họ, bao gồm:

1) Tên nhân vật


2) Một câu tóm tắt về nhân vật.
3) Động lực. Mục đích hay mong muốn của họ là gì? (thường là những thứ
trừu tượng: hạnh phúc, giàu có, v.v..)
4) Mục tiêu. Họ muốn đạt kết quả nào cụ thể, nhìn thấy được?
5) Mâu thuẫn. Điều gì ngăn cản họ đến với mục tiêu?
6) Sự thay đổi. Khi tới hồi kết, nhân vật sẽ học được gì hay thay đổi ra sao?
7) Một đoạn tóm tắt về nhân vật (5 câu).

Lưu ý quan trọng: Sau phần này, bạn có thể sẽ quay lại bước 1 và 2 để
sửa lại câu chuyện. Không sao cả, điều này có nghĩa là chính nhân vật trong
truyện đang gợi ý cho bạn những gì thực sự diễn ra. Việc quay lại các bước
trước để chỉnh sửa và hoàn thiện hơn là tất yếu. Mọi chỉnh sửa bạn thực hiện
ở những bước đầu này, sẽ giúp bạn tiết kiệm cả tấn thời gian khi phải chính
sửa bản thảo 400 trang sau này!

Một lưu ý quan trọng khác: Đừng cố gắng trở nên hoàn hảo. Mục đích của
mỗi bước trong quy trình này, là giúp bạn tiến tới bước sau và hoàn tất bản
thảo đầu tiên của bạn càng nhanh càng tốt. Bạn luôn có thể quay lại một
bước nào đó để hoàn thiện cho câu chuyện hay hơn. Và chắc chắn bạn sẽ
như thế, trừ khi bạn thông minh hơn Randy, thì sẽ ít phải chỉnh sửa nhiều.
Bước 4 viết tiểu thuyết: Tóm truyện trong 1
trang.
Thường tới bước này, bạn sẽ nắm được cấu trúc chung của cuốn tiểu thuyết
của mình, mà chỉ cần đầu tư 1-2 ngày, cùng lắm là một tuần. Và bạn sẽ
tránh được tới 500 giờ chỉnh sửa lại bản thảo đầu tiên mệt mỏi khi không có
bản thiết kế này.

Ở bước này, bạn hãy tiếp tục mở rộng mỗi câu trong 5 câu ở bước trước
thành một đoạn dài hơn. Ở cuối mỗi đoạn kết thúc bằng một thảm họa. Và
đoạn cuối cùng sẽ mô tả phần kết. Đây là phần rất thú vị, và sau khi xong
bạn sẽ có 1 trang tóm tắt toàn bộ cuốn tiểu thuyết của mình (khoảng 400-
500 chữ).

Nếu bạn vượt quá một trang thì cũng không sao cả, điều quan trọng nhất là
bạn đã biến những ý tưởng của mình trở thành câu chuyện cụ thể, các mâu
thuẫn được phát triển. Và với bản mô tả một trang này, bạn có thể tự tin giới
thiệu nó cho các nhà xuất bản (thật ra thì có một thứ hay hơn bạn có thể gửi
cho họ).
Bước 5 viết tiểu thuyết: Tóm nhân vật trong 1
trang.
Hãy dành 1 tới 2 ngày tiếp theo để viết ra một trang mô tả câu chuyện của
mỗi nhân vật chính, và nửa trang mô tả cho mỗi nhân vật phụ. Hãy nhớ, dù
là anh hùng hay phản diện, ai cũng muốn là nhân vật chính trong câu
chuyện của mình, nên bất cứ nhân vật nào xuất hiện trong tiểu thuyết của
bạn cũng đều cần có một câu chuyện riêng của họ.

Và phần tóm truyện của mỗi nhân vật này sẽ kể cho bạn nghe cuốn tiểu
thuyết theo góc nhìn của nhân vật đó. Một lần nữa, hãy cảm thấy thoải mái
sau khi thực hiện xong phần này, mà bạn phải quay lại để chỉnh sửa tiếp các
phần ở bước trước.

Randy rất thích phần này, vì các nhân vật sẽ thường tiết lộ cho bạn biết
những điều thú vị, giúp cho câu chuyện của bạn ngày càng hoàn thiện hơn.
Thường thì Randy sẽ gửi phần này cho nhà xuất bản, vì ông biết những biên
tập viên rất thích phần mô tả xoay quanh nhân vật cụ thể, nhiều hơn là mô
tả chung chung câu chuyện của bạn.

Bước 6 viết tiểu thuyết: Tóm truyện trong 4


trang.
Tới bước này, bạn đã có một cấu trúc khá chắc chắn với nhiều tuyến chuyện
của mỗi nhân vật. Bây giờ hãy dành một tuần để phát triển phần tóm truyện
1 trang của bạn thành 4 trang. Cũng không khó lắm đâu!

Về cơ bản là bạn sẽ phát triển mỗi đoạn ở bước 4 thành một trang mà thôi.
Đây là phần rất thú vị, vì bạn sẽ khám phá ra sự logic của câu chuyện ở một
tầng cao hơn, cũng như đưa ra các quyết định mang tính mấu chốt.

Chắc chắn tới bước này, bạn sẽ muốn quay trở lại để chỉnh sửa và hoàn
thiện tiếp những gì ở bước trước đó, vì bạn đã có sự hiểu biết rất sâu sắc về
chính câu truyện của mình, cũng như các ý tưởng đột phá sẽ xuất hiện!
Bước 7 viết tiểu thuyết: Xây dựng từ điển
nhân vật
Hãy dành thêm một tuần nữa để làm một bản mô tả chi tiết về mọi thứ mà
bạn biết về mỗi nhân vật. Từ ngày tháng năm sinh, ngoại hình, xuất thân,
động lực, mục tiêu… và quan trọng nhất là nhân vật này sẽ thay đổi ra sao
khi tới cuối truyện.

Đây là phần mở rộng của bước 3, và nó sẽ giúp bạn khám phá rất nhiều thứ
về nhân vật của mình. Và bạn sẽ một lần nữa, có thể phải quay lại bước từ
1-6 để chỉnh sửa hoàn thiện. Vì lúc này, nhân vật đã trở nên “rất thật”, và
bắt đầu hình thành tính cách, và có thể tự đưa ra quyết định (thay cho
bạn!!!) trong cuốn tiểu thuyết.

Điều này rất tốt, vì một cuốn tiểu thuyết hay thường được dẫn dắt bởi nhân
vật (không ai có thể đoán được quyết định của họ, kể cả bạn). Hãy dành
càng nhiều thời gian cho phần này càng tốt, vì bạn đang giúp mình tiết kiệm
thời gian trong tương lai.

Sau khi hoàn thành bước 7 này (thường là 1 tháng kể từ bước 1), bạn đã có
đầy đủ mọi thứ để có thể gây ấn tượng với nhà xuất bản. Nếu bạn đã xuất
bản vài cuốn trước đó, bạn sẽ có thể tự tin viết một bài giới thiệu và “bán”
tiểu thuyết của mình cho độc giả ngay trước khi bạn hoàn thành.

Còn nếu bạn là tác giả mới, thì nên bắt tay vào viết xong cuốn tiểu thuyết
đầu tay đã. Trời ơi, mất công vậy ư? Cuộc sống vốn mất công bằng mà, và
trong lãnh vực viết tiểu thuyết thì lại càng mất công bằng như thế đấy, ha
ha.

Bước 8 viết tiểu thuyết: Danh sách phân cảnh


Có thể nguồn cảm hứng dâng trào đã khiến bạn bắt tay vào viết tiểu thuyết
chi tiết tới từng chữ ở các bước trên rồi. Randy khuyên bạn nên thực hiện
bước này để cho bản thảo đầu tiên được suôn sẻ hơn. Đó là bạn hãy lấy
phần tóm truyện trong 4 trang ở bước 6, và tạo ra một danh sách các phân
cảnh trong truyện.

Hiệu quả nhất là bạn tạo ra một file Excel, mà mỗi dòng là một phân cảnh.
Cột đầu tiên là POV (Point of View), tức là góc nhìn của nhân vật, trong phân
cảnh đó ai sẽ là người chứng kiến, nhân vật nào đang kể lại. Cột thứ hai là
nội dung cảnh phân cảnh, mô tả điều gì diễn ra. Cột tiếp theo bạn có thể là
thông tin như số trang dự kiến.

Thường thì danh sách của Randy có khoảng 100 dòng, mỗi dòng là 1 phân
cảnh. Trong lúc viết tiểu thuyết chi tiết, Randy thường xuyên cập nhật tình
hình thực tế vào đây. Điều này sẽ rất hữu ích cho quá trình phân tích câu
chuyện sau này. Thường sẽ cần khoảng 1 tuần để xong danh sách này, và
sau đó bạn có thể thêm cột phân chia số chương.

Bước 9 viết tiểu thuyết: Lên kế hoạch cho


phân cảnh
Với mỗi một phân cảnh trong danh sách ở bước 8, bạn hãy viết một đoạn mô
tả cho cho cảnh đó. Bạn có thể ghi chú vào đây những ý tưởng câu thoại hay
của nhân vật, liệt kê ra những mâu thuẫn trong đoạn đó. Nếu không có mâu
thuẫn, bạn nên đầu tư thêm hoặc la cắt bỏ phân cảnh đó. Vì xung đột là
nguyên liệu làm nên sự hấp dẫn của mọi trang sách.

Nếu bạn đã đọc sách của Randy hoặc sử dụng phần mềm Snowflake, bạn sẽ
biết thêm thường có hai loại phân cảnh, đan xen nhau trong tiểu thuyết,
giúp người đọc lật trang liên tục.
Phân cảnh chủ động gồm: Mục tiêu, Xung đột, Thất bại.
Phân cảnh phản ứng: Phản ứng, Khó xử, Quyết định.

Không có tiêu chuẩn nào về số lượng chữ trong một phân cảnh, nó có thể có
vài trăm chữ cho tới 5000 chữ, song Randy thường để khoảng 1000 chữ cho
một phân cảnh. Chi tiết cách thiết kế phân cảnh thế nào cho hiệu quả bạn
hãy đọc sách của Randy sẽ nắm rõ hơn nhé.

Bước 10 viết tiểu thuyết: Bắt tay vào viết chi


tiết
Ở bước này, đơn giản là ngồi xuống và bắt tay vào viết chi tiết bản thảo đầu
tiên của bạn. Đảm bảo bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên vì tốc độ những
con chữ cứ thế tuôn ra ào ào đấy.

Randy từng thấy những tiểu thuyết gia tăng tốc gấp 3 lần ngay sau một
đêm, mà vẫn tạo ra những bản thảo đầu tiên chất lượng hơn nhiều lần
những bản thảo được viết tới 3 lần trước đây, mà không có bản thiết kế nào.

Có thể bạn nghĩ tạo ra bản thiết kế như vậy sẽ bóp chết sự sáng tạo vào lúc
này. Điều sẽ không xảy ra, trừ khi bạn đã cố gắng mô tả quá chi tiết ở các
bước trước. Bước 10 này sẽ là bước thú vị nhất, bởi vì có rất nhiều tình
huống nhỏ cần giải quyết.

Làm sao nam anh hùng của chúng ta có thể thoát khỏi cái cây đang bị bao
vây bởi lũ cá sấu, để có thể cứu nữ chính trên con thuyền đang bốc hỏa, thì
bước 10 này là nơi bạn tìm ra cách. Nó vẫn sẽ sáng tạo vì dù bạn biết kết
cục chung, nhưng bạn vẫn cần giải quyết những vấn đề nhỏ, và đó cũng là lý
do bạn sẽ viết rất nhanh!

Randy từng nghe rất nhiều tiểu thuyết gia phàn nàn về việc bản thảo đầu
tiên khó ra sao, vì đơn giản là họ không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đời
quá ngắn để viết theo kiểu đó, chẳng có lý do gì mà bạn dành 500 giờ viết
lách theo kiểu lang thang trên trang giấy để ra bản thảo đầu tiên, trong khi
đó chỉ cần dành 100 giờ để tạo ra bản thiết kế, và sau đó 50 giờ để viết
nhanh vù vù.

Khi viết tới giữa bản thảo, Randy hay nghỉ một chút và dành thời gian quay
lại chỉnh sửa những phần cần sửa ở các bước trước. Vì bản thiết kế không
hoàn hảo, mục đích của nó là để tiếp năng lượng cho bạn hoàn thiện cuốn
tiểu thuyết. Nếu bạn đi đúng đường, thì tới cuối bản thảo, bạn sẽ có thể phải
bật cười vì không ngờ cái bảo thảo gốc nó amateur đến thế, và bạn sẽ ngạc
nhiên vì sự sâu sắc của câu chuyện khi hoàn thành trong thực tế!

You might also like