You are on page 1of 8

A.

ĐỀ BÀI
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) 11d1
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
Thành đi lại trên sân ga, thong thả và lơ đãng. Gió mạnh dán chặt quần áo vào người
chàng, khiến cái lạnh thêm thấm thía và ẩm ướt. Tuy trời không mưa, nhưng Thành tựa như
thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một mối buồn không sâu sắc, nhưng êm êm
làm tê liệt cả tâm hồn.

Chàng không muốn nhớ lại, hình như muốn để quên đi với nỗi thất vọng ấy. Câu trả lời của
ông Xuân, nhà xuất bản, vẫn nhắc lại bên tai Thành một nhịp trầm và khó chịu:

- Sách của ông không được ai hoan nghênh cả.

Thành mím môi lại, giữ vẻ tự nhiên, điềm đạm như người đã thường nghĩ đến điều ấy rồi.
Chàng để tay lên bản thảo cuốn "Mơ xưa", vuốt cong đầu giấy lại, không trả lời. Ông Xuân
nói tiếp:

- Thật vậy. Hai nghìn cuốn "Người bạn" in ra mà bây giờ chưa bán được hai trăm. ấy là
không kể gửi đi biếu các báo đã mất non dăm chục rồi. Tôi chưa in ra cuốn sách nào khó
bán như thế.

Ông chép miệng nhìn Thành, có ý bảo chàng hiểu rằng cái vốn hai trăm bạc ông bỏ ra chưa
thâu được hết. Tuy vậy, Thành cứ cố; chàng run run tay cầm bản thảo cuốn "Mơ xưa" lên;
xốc lại hai đầu định sắp sửa cho vào cặp, khẽ hỏi:

- Thế còn cuốn này, ông...

Câu trả lời đón trước đến ngay, quả quyết không có gì lay chuyển nổi:

- Ồ, ông còn định xuất bản quyển này nữa hay sao? Tôi xin chịu, ông có các vàng tôi cũng
không dám in ra nữa.

Thành không hiểu tại sao chàng lại mỉm cười tuy chàng không muốn. Chính chàng cũng khó
mà nói rõ được cái ý nghĩa của cái cười đó. Chàng cầm mũ với cặp, đứng dậy, nắm cái bàn
tay mềm và uể oải của ông chủ rồi đi ra.

Đến ngoài đường, lúc bấy giờ Thành mới nhận thấy nỗi thất vọng của mình, và để nó tràn
lên cả tâm hồn, không chống cự. Chàng có cái cảm giác bị hụt chân chết ngập trong mối
buồn và thấy một nỗi thương thấm thía vô hạn cho chính mình.

Trong những đêm không ngủ ở nhà quê, chàng vẫn mơ tưởng một sự thành công rực rỡ xứng
đáng với tài năng. Những lúc đó, Thành sung sướng như nhấp chén rượu mạnh mà hơi men
làm say sưa dần dần. Chàng tưởng sách của chàng đã được thiên hạ hoan nghênh nhiệt liệt,
các báo đua nhau tán thưởng, và bán chạy hết ngay trong tháng xuất bản. Ông Xuân sẽ để
một tập bạc trên bàn, tiếp chàng niềm nở và nói nịnh:

- Sách của ông bán chạy quá. Thật, tôi chưa từng thấy nhà văn nào được hoan nghênh như
ông.
Thành sẽ cười nhã nhặn và kín đáo, nhận lời khen ấy như một người không quan tâm đến sự
nhỏ mọn về danh vọng ấy. Chàng sẽ đưa trình cuốn "Mơ xưa", sẽ được ông Xuân trân trọng
đỡ lấy và vui vẻ nhận xuất bản ngay.

Nhưng sự thực... Môi Thành sẽ nhếch hơi chua chát, và chàng tự hỏi không biết có nên chế
giễu mình không. Chàng không nghĩ đến đi chơi trong Hà Nội nữa, thuê ngay xe ra ga lấy
vé. Thành muốn rời bỏ ngay cái tỉnh lãnh đạm này, mong lại thấy căn phòng nhỏ ấm áp của
chàng, cái bàn viết có bóng cây trong vườn lung lay trên mặt, mỗi khi ánh nắng chiếu
ngang.

Thành ngửng nhìn đồng hồ: ba giờ... chuyến tàu dễ không bao giờ đến chắc! Con đường sắt
về Nam song song thẳng tắp dưới trời u ám, như làm xa vắng rộng rãi thêm nỗi buồn. Tất cả
những mơ ước tha thiết của tuổi trẻ, của tâm hồn nghệ sĩ, những mộng đẹp xây lên trong lúc
say văn, tất cả đều theo gió lạnh tan dần. Tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp
mà lúa đã gặt rồi.

Khi tàu đến, chàng chỉ còn là một kẻ chán nản bước lên xe. Chàng đi xuống hạng ba, mở
cửa toa bước vào. Thành dễ chịu khi thấy trong toa vắng không có ai, ngoài một người gác
tàu ngồi thu hình trong một xó, không buồn ngửng lên trong khi chàng đi qua. Thành cũng
gieo mình trên chiếc ghế, kéo cổ áo lên che gáy - cái lạnh thấm thía quá! - rồi lặng yên để
cho tiếng rộn rịp của chuyến tàu ru mình.

( Cuốn sách bị bỏ quên – Thạch Lam )

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên? Văn bản được kể theo ngôi kể nào
Câu 2: Kết cấu và điểm nhìn của câu chuyện có phù hợp với nhau không

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Tuy trời không
mưa, nhưng Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một mối buồn
không sâu sắc, nhưng êm êm làm tê liệt cả tâm hồn.

Câu 4. Anh/chị hiểu như nào về chi tiết con số 3 trong tác phẩm: đồng hồ: ba giờ, Chàng đi
xuống hạng ba?

Câu 5: Nỗi buồn của Thành được miêu tả trong những không gjan nào ?

Câu 6. Nhận xét về tiêu đề mà truyện ngắn mà Thành viết : “Mơ xưa”

Câu 7. Nhận xét về chi tiết: Gió mạnh dán chặt quần áo vào người chàng

Câu 8: Qua văn bản trên, hãy nêu vai trò của sự nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống

II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nghệ
thuật của tác phẩm trên .
B.ĐÁP ÁN

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên


Truyện ngắn
Văn bản được kể theo ngôi kể nào
Ngôi thứ ba.
Câu 2: Kết cấu và điểm nhìn của câu chuyện có phù hợp với nhau không?

Kết cấu và điểm nhìn hoàn toàn phù hợp với nhau. Bởi trong suốt đoạn trích, Thành không
tâm sự với ai, bơ vơ một mình. Nếu lựa chọn điểm nhìn thứ ba là hoàn toàn không phù hợp,
mà nếu chọn điểm nhìn thứ nhất người đọc có thể thấy được những góc khuất mà người khác
chưa nhìn thấy. Để người đọc không bị chi phối bởi suy nghĩ của những nhân vật khác mà
tập trung vào suy nghĩ của Thành

Câu 3: Nhận xét về biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Tuy trời không mưa, nhưng
Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một mối buồn không sâu
sắc, nhưng êm êm làm tê liệt cả tâm hồn.
- Làm nổi bật nên tâm trạng của nhân vật Thành. Một tâm trạng tưởng chừng như không đau
đớn nhưng lại day dứt vô cùng

- Thể hiện phong cách sáng tác của nhà văn.

- Làm cho câu văn thêm gọi hình ảnh, gợi cảm xúc.

Câu 4. Anh/chị hiểu như nào về chi tiết con số 3 trong tác phẩm: đồng hồ: ba giờ, Chàng đi
xuống hạng ba?

Thông thường số 3 là một con số may mắn, mang đến sự thành đạt, giàu có của con người.
Nhưng ở đây Thạch Lam lại dùng con số này cho một con người không có danh vọng, thậm
chí tương lai phía trước còn cực kì mù mịt. Con số 3 được lặp lại tận 2 lần, tạo nên một vòng
lặp khó có thể thoát ra và vượt lên.

Chi tiết Thành xuống toa tàu hạng ba cũng là một chi tiết độc đáo. Trong sáng tác của Thạch
Lam không gian cá nhân bị dồn nén đến mức ngột ngạt, làm xuất hiện sự cô đơn của nhân
vật, và khi nhân vật tự đối diện với mình làm bộc lộ sự suy tưởng

Câu 5: Nỗi buồn của Thành được miêu tả trong không gian nào

Nơi xuất bản – Ngoài đường – Sân ga – Trên tàu

Câu 6. Nhận xét về tiêu đề mà truyện ngắn mà Thành viết : “Mơ xưa”
Nhan để cho thấy giấc mơ lớn lao cùa người trí thức vô sản xưa. Ai cũng từng có một giấc
mơ và Thành đã gửi gắm toàn bộ mong muốn của mình vào những dòng chữ trên trang giấy.
Nội dung trong truyện mà Thành viết không được nhà văn miêu tả rõ ràng, nhưng ai đọc
cũng biết đó là giấc mơ hi vọng nhân dân được giải phóng, cách mạng thành công cũng như
bao trí thức khác.

Câu 7. Nhận xét về chi tiết: Gió mạnh dán chặt quần áo vào người chàng

Nhà văn đã dùng thiên nhiên để khắc hoạ rõ nét thêm tâm trạng của Thành. Ngay cả thiên
nhiên cũng không thể ấm áp để an ủi Thành, mà gió lại ngày càng mạnh

Đây là một chi tiết cực kỉ độc đáo. Cái lạnh cùng tâm trạng Thành càng khiến cho người đọc
càng thêm đau xót, xót thương. Tự hỏi Thành có thể vượt qua được đêm nay như nào. Chi
tiết này cũng thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo của Thạch Lam, khi phát hiện ra rằng thiên
nhiên luôn ở bên cạnh con người. Nhưng không phải lúc nào cũng ở bên làm tri kỷ với con
người mà cũng có lúc vô cảm

Câu 8:

Thứ nhất, sự nỗ lực mang đến cho bạn một cuộc sống tươi đẹp hơn. Khi mọi khó khăn trong
cuộc sống bạn đều dám đối mặt và vượt qua, xung quanh bạn sẽ chẳng còn bóng tối.

Thứ hai, sự nỗ lực mang đến cho bạn những người bạn tuyệt vời. Những người có suy nghĩ
giống nhau thường có xu hướng kết bạn với nhau. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn tìm thấy
những người bạn đồng hành cùng bạn nỗ lực để thành công.

Thứ ba, sự nỗ lực giúp bạn có một tấm lòng bao dung, rộng lượng hơn. Khi bạn đã nỗ lực
vượt qua một điều gì đó, bạn ắt sẽ thấu hiểu được phải khó khăn như thế nào mới có được
kết quả như vậy. Chính vì thế, bạn sẽ không ghen tị với thành công của người khác. Thay
vào đó, là sự ngưỡng mộ và sẵn sàng chúc mừng cho họ.

Thứ tư, nỗ lực thay đổi bản thân của bạn thành một con người mới, tốt hơn mỗi ngày. Nỗ lực
là gì khi bản thân của bạn không thay đổi. Trước khi muốn nỗ lực thay đổi cuộc sống, chẳng
phải nỗ lực đầu tiên là bạn phải thay đổi bản thân mình hay sao? Chính vì thế, nỗ lực sẽ
mang đến bản thân bạn ở một phiên bản khác, tốt hơn và hoàn thiện hơn.

Thứ năm, nỗ lực chính là nấc thang bạn cần chinh phục được khi bạn đặt ra mục tiêu cụ thể
cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn nhất định phải nỗ
lực để thực hiện nó.

Cuối cùng, sự nỗ lực của bạn sẽ là sức mạnh lan tỏa nhiều điều ý nghĩa đến cho cuộc sống
này. Bạn nỗ lực sống tốt cuộc sống của bạn cũng chính là lúc bạn đang vun trồng một bông
hoa tỏa hương cho cuộc đời, là tấm gương cho mọi người xung quanh bạn noi theo.

I. Làm văn
1. Mở bài:
- Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn
1930-1945, tác phẩm của ông mang một phong cách đặc biệt thể hiện tài năng, sở trường
sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những
chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về
những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp. Đây cũng chính là nét nổi trội trong
phong cách Thạch Lam, và tác phẩm Cuốn sách bị bỏ quên là một truyện tiêu biểu cho nét
phong cách này.

- Và đặc biệt qua truyện ngắn cuốn sách bị bỏ quên thì những nghệ thuật đặc sắc ấy càng làm
cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất là về cách mà nhà văn kiến tạo truyện cũng như xây
dựng điểm nhìn ngôi kể nhân vật trong truyện

2. Thân bài:
* Mô tả và đánh giá các nhà văn kiến tạo truyện ( câu chuyện, cách tổ chức mạch
truyện ).

- Tài năng của nhà văn Thạch Lam đã được thể hiện vô cùng rõ ràng thông qua cách kiến tạo
truyện. Câu chuyện trong truyện ngắn giúp người đọc hình dung rõ ràng về hoàn cảnh hiện
tại, đầy khó khăn của nhân vật Thành. Do sách không được xuất bản, Thành lên tàu và trở về
căn nhà cũ. Trên tàu Thành đã có những chiêm nghiệm suy nghĩ và thấm thía từng hơi lạnh
của thời tiết.

- Cách tổ chức mạch truyện không đi theo trình tự thời gian thông thường mà Thạch Lam tổ
chức mạch truyện để người đọc dễ tiếp nhận câu chuyện nhất. Nếu đọc không kĩ, chúng ta sẽ
không thể nhận biết được trình tự đúng đắn bởi nó thay đổi liên tục và không cố định ở một
nơi nào.

- Đánh giá: Đây là cách kiến tạo truyện chỉ có thể gặp trong văn Thạch Lam: độc đáo, mới
mẻ.

* Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn ( ngôi kể, điểm nhìn )

- Ngôi kể trong truyện ngắn là ngôi thứ ba, giúp câu chuyện được kể một cách khách quan.
Điểm nhìn từ bên trong ( Phong sách sáng tác của văn Thạch Lam là tập trung khắc họa miêu
tả tâm lí, nội tâm của nhân vật )

- Ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh chuyến xe lửa đi và đến trong văn Thạch Lam: Chuyến xe
lửa đến nơi nghỉ hè, thấy ở truyện đầu tiên: "Nắng Trong Vườn". Chuyến thứ hai, tàu hỏa đi
ngang qua thị trấn, hiện diện trong truyện "Bên Kia Sông". Chuyến thứ ba nơi truyện "Cuốn
Sách Bỏ Quên": ta gặp Thạch Lam hóa thân là nhân vật nhà văn mới xuất bản một cuốn tiểu
thuyết, đang ngồi trong toa xe lửa. Chuyến xe lửa thứ tư trong truyện "Hai Đứa Trẻ": chuyến
tàu khuya mà hai chị em đêm nào cũng cố thức vì như ghiền nghe tiếng rền trên đường sắt;
tiếng còi tàu vang âm; và ánh đèn xanh nơi đầu máy đi qua vùng quê của một huyện nhỏ.
Chuyến xe lửa thứ năm trong truyện "Tiếng Sáo": một chuyến tàu từ biệt không bao giờ trở
lại của một thiếu nữ bị quyến rũ bởi một gã có tài mê hoặc phái nữ, chuyên đào mỏ rồi phụ
tình, một phần cũng do tài thổi sáo nghe rất não nùng truyền cảm của hắn. Chuyến xe lửa thứ
sáu, trong truyện "Bắt Đầu": chuyến xe lửa đưa một thanh niên từ thành thị đển dự lễ cưới ở
vùng quê; góp mặt tiễn người chị về nhà chồng, đồng thời cũng chuẩn bị hôn lễ sắp tới với
người em gái. Người con gái nào trong gia đình cũng sẽ bắt đầu có một đời sống riêng, cũng
sẽ về nhà chồng, từ giã quê hương cha mẹ đầy lưu luyến.
* Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân
vật

- Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp
cho việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng.
- Lời đối thoại trong văn bản chủ yếu xoay quanh hai nhân vật Thành và nhà xuất bản. Đây
là hai nhân vật hoàn toàn đối nghịch nhau, một người nắm toàn quyền quyết định việc sống
còn của một quyển sách và một tác giả không có tăm tiếng. Lời đối thoại vô cùng sinh động,
chân thực

* Đánh giá hiệu quả của nó ( Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm
và nhà văn )

- Người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau xong không
đồng nhất với nhau. Nhà văn lựa chọn điểm nhìn cho tác phẩm để từ đó người kể chuyện kể
lại câu chuyện một cách rõ ràng nhất.

- Người kể chuyện được coi là hoá thân của nhà văn Thạch Lam. Từ đó nhà văn đồng cảm,
xót thương với số phận của nhân vật Thành.

3. Kết bài

- Từ ngôi kể, điểm nhìn nhà văn Thạch lam đều xây dựng một cách hoàn hảo tạo ra điểm
nhấn đặc biệt cho nhân vật Thành và truyện ngắn Cuốn sách bị bỏ quên. Từ đó bộc lộ giá trị
tư tưởng của tác phẩm và bày tỏ thái độ đồng cảm đối với số phận hoàn cảnh của nhân vật
thành của tác giả

C. Bài viết tham khảo

Nhà thơ Lê Đạt đã từng viết

“Với đa số chữ là nghĩa

Với nhà thơ chữ là tình yêu”

Đối với người nghệ sĩ chân chính, họ luôn đặt tâm huyết vào từng câu chữ của mình, tạo ra
những trang viết ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí bạn đọc. Và Thạch Lam chính là một nhà
văn như vậy. Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam
giai đoạn 1930-1945, tác phẩm của ông mang một phong cách đặc biệt thể hiện tài năng, sở
trường sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng
những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm
sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp. Đây cũng chính là nét nổi trội
trong phong cách Thạch Lam, và tác phẩm Cuốn sách bị bỏ quên là một truyện tiêu biểu cho
nét phong cách này. Và đặc biệt qua truyện ngắn cuốn sách bị bỏ quên thì những nghệ thuật
đặc sắc ấy càng làm cho người đọc cảm thấy ấn tượng nhất là về cách mà nhà văn kiến tạo
truyện cũng như xây dựng điểm nhìn ngôi kể nhân vật trong truyện qua đoạn trích: “ Thành
đi lại trên sân ga… chuyến tàu rủ mình”

Trước hết, tài năng của nhà văn Thạch Lam đã được thể hiện vô cùng rõ ràng thông qua cách
kiến tạo truyện. Câu chuyện trong truyện ngắn giúp người đọc hình dung rõ ràng về hoàn
cảnh hiện tại, đầy khó khăn của nhân vật Thành. Do sách không được xuất bản, điều này đã
tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật trung tâm. Thành lên tàu và trở về căn nhà cũ.
Trên tàu Thành đã có những chiêm nghiệm suy nghĩ và thấm thía từng hơi lạnh của thời tiết.
Cách tổ chức mạch truyện không đi theo trình tự thời gian thông thường mà Thạch Lam tổ
chức mạch truyện để người đọc dễ tiếp nhận câu chuyện nhất. Nếu đọc không kĩ, chúng ta sẽ
không thể nhận biết được trình tự đúng đắn bởi nó thay đổi liên tục và không cố định ở một
nơi nào. Đây là cách kiến tạo truyện chỉ có thể gặp trong văn Thạch Lam: độc đáo, mới mẻ,
khơi gợi hứng thú cho người đọc

Ngôi kể trong truyện ngắn là ngôi thứ ba, giúp câu chuyện được kể một cách khách quan.
Đây là ngôi kể mà người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách
kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân
vật. Ngôi kể thứ ba là ngôi kể toàn tri ( người kể chuyện biết toàn bộ diễn biến câu chuyện ).
Điểm nhìn của văn bản là điểm nhìn từ bên trong, điều này hoàn toàn hợp lý khi Thạch Lam
vốn được biết đến là cây bút chuyên khai thác, khắc họa nội tâm, tâm lí nhân vật sâu sắc.
Một trong những hình ảnh biểu hiện cho điểm nhìn bên trong chính là hình ảnh chuyến tàu
lửa. Ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh chuyến xe lửa đi và đến trong văn Thạch Lam: Chuyến xe
lửa đến nơi nghỉ hè, thấy ở truyện đầu tiên: "Nắng Trong Vườn". Chuyến thứ hai, tàu hỏa đi
ngang qua thị trấn, hiện diện trong truyện "Bên Kia Sông". Chuyến thứ ba nơi truyện "Cuốn
Sách Bỏ Quên": ta gặp Thạch Lam hóa thân là nhân vật nhà văn mới xuất bản một cuốn tiểu
thuyết, đang ngồi trong toa xe lửa. Chuyến xe lửa thứ tư trong truyện "Hai Đứa Trẻ": chuyến
tàu khuya mà hai chị em đêm nào cũng cố thức vì như ghiền nghe tiếng rền trên đường sắt;
tiếng còi tàu vang âm; và ánh đèn xanh nơi đầu máy đi qua vùng quê của một huyện nhỏ.
Chuyến xe lửa thứ năm trong truyện "Tiếng Sáo": một chuyến tàu từ biệt không bao giờ trở
lại của một thiếu nữ bị quyến rũ bởi một gã có tài mê hoặc phái nữ, chuyên đào mỏ rồi phụ
tình, một phần cũng do tài thổi sáo nghe rất não nùng truyền cảm của hắn. Chuyến xe lửa thứ
sáu, trong truyện "Bắt Đầu": chuyến xe lửa đưa một thanh niên từ thành thị đển dự lễ cưới ở
vùng quê; góp mặt tiễn người chị về nhà chồng, đồng thời cũng chuẩn bị hôn lễ sắp tới với
người em gái. Người con gái nào trong gia đình cũng sẽ bắt đầu có một đời sống riêng, cũng
sẽ về nhà chồng, từ giã quê hương cha mẹ đầy lưu luyến.
Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp cho
việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng. Lời đối thoại trong văn bản
chủ yếu xoay quanh hai nhân vật Thành và nhà xuất bản. Đây là hai nhân vật hoàn toàn đối
nghịch nhau, một người nắm toàn quyền quyết định việc sống còn của một quyển sách và
một tác giả không có tăm tiếng. Lời đối thoại vô cùng sinh động, chân thực. Đoạn cuối của
đoạn trích lại tập trung khắc họa sâu trong tâm hồn của Thành. Từ đó cho thấy nỗi dằn vặt,
thất vọng của Thành đối với cuộc sống, đối với sự nghiệp viết văn chương, cống hiến cho
cuộc đời.
Cuối cùng, khi nhắc đến nghệ thuật tự sự thì không thể không nhắc đến mối liên hệ giữa
người kể chuyện và nhà văn. Người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau xong không đồng nhất với nhau. Nhà văn lựa chọn điểm nhìn cho tác phẩm để
từ đó người kể chuyện kể lại câu chuyện một cách rõ ràng nhất. Người kể chuyện được coi là
hoá thân của nhà văn Thạch Lam. Từ đó nhà văn đồng cảm, xót thương với số phận của nhân
vật Thành nói chung và những người trí thức nghèo trong xã hội cũ khác như nhân vật Hộ
trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao,…

Ở ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật, nhà văn Thạch lam đều xây dựng một cách hoàn hảo
tạo ra điểm nhấn đặc biệt cho nhân vật Thành và truyện ngắn “Cuốn sách bị bỏ quên”. Từ đó
tác giả chuyển tải giá trị tư tưởng của tác phẩm và bày tỏ thái độ đồng cảm đối với số phận
hoàn cảnh của nhân vật . Truyện ngắn mãi sống cùng người đọc bởi những giá trị lớn lao mà
nó mang lại, Thạch Lam thật sự đã tạo ra một tác phẩm mang một làn gió mới.

You might also like