You are on page 1of 4

S W

- Thương hiệu mạnh. - Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu → chi phí nguyên liệu bị chi phối
- Hoạt động Marketing tốt. bởi giá nguyên liệu thế giới và biến động của
tỷ giá.
- Lãnh đạo và quản lý giỏi, hiệu quả.
- Thị phần sữa bột của Vinamilk còn yếu,
- Danh mục sản phẩm phong phú, được chưa cạnh tranh được với dòng sữa ngoại.
khách hàng yêu thích, thị phần lớn nhất trong
nước → có khả năng chi phối thị trường.

- Mạng lưới phân phối rộng khắp → đáp


ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

- Quan hệ tốt với nhà cung cấp, có khả


năng chí phối đối với thị trường giá nguyên
liệu trong nước .

- Có tiềm lực tài chính vững mạnh

- Hoạt động nghiên cứu và phát triển thực


hiện tốt.

- Thiết bị và công nghệ hiện đại


O T

- Sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ đối - Thị trường cạnh tranh quyết liệt, sự tham
với ngành chăn nuôi bò sữa (nguồn cung cấp gia thị trường của nhiều hãng sữa nổi tiếng và
nguyên liệu đầu vào quan trong )→ giúp giải có uy tín trên thế giới.
quyết khâu đầu vào của sản xuất.
- Lộ trình cắt giảm thuế cho các sản phẩm
- Thuế nhập khẩu nguyên liệu giảm cùng sữa theo cam kết gia nhập WTO kéo theo sự
với lộ trình ra nhập WTO. ra tăng số lượng đối thủ cạnh tranh trong khu
vực và quốc tế thâm nhập thị trường Việt
- Tiềm lực thị trường rất lớn, nhu cầu sản Nam.
phẩm chế biến từ sữa ngành càng tăng do đời
sống ngày càng được cải thiện. - Nguồn nguyên liệu trong nước chủ yếu
do các hộ gia đình cung cấp → tính ổn định
- Lộ trình cắt giảm thuế cho các sản phẩm không cao, không đảm bảo khả năng cung cấp
sữa giúp Vinamilk có thể mở rộng thị trường sữa nguyên liệu một cách thường xuyên.
quốc tế.
- Một số thị trường xuất khẩu của
- 1 số đối thủ cạnh trang bị suy yếu và làm Vinamilk có tình hình chính trị, kinh tế bất
mất lòng tìn với khách hàng do chất lương sản
phẩm không tốt. ổn.

- Tâm lý thích dùng hàng ngoại của người


Việt.

3.Kết hợp các S – W – O – T

3.1.Kết hợp S – O

 Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng
lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
như Bất động sản, dịch vụ y tế (với phòng khám An Khang).
 Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thoả mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau,
như: bia, café,….
 Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát có
lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu Vfresh nhằm đáp ứng xu
hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và có
lợi cho sức khoẻ.
 Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu mạnh của Vinamilk như Sữa
Ông Thọ, Yogurt, Sữa đậu nành Vifresh,.. nhằm mở rộng
 thị phần tại các thị trường hiện có và thị trường mới (thị trường quốc tế).
 Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và
đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu
khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những sản
phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
 Phối hợp với nhà nước và người nông dân trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng
sữa nguyên liệu cung cấp thông qua việc hướng dẫn bà con nông dân trong việc chăn
nuôi bò sữa, mở rộng hình thức chăn nuôi theo mô hình trang trại với qui mô lớn. Đồng
thời tìm kiếm thị trường nguyên liệu nhập khẩu có giá rẻ (kết hợp với lộ trình ra nhập
WTO).
 Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại
để cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu tiêu chuẩn trong nước và quốc
tế.

3.2. Kết hợp S – T

 Tận dụng thương hiệu mạnh và có truyền thống lâu đời trên thị trường cũng như mạng
lưới phân phối rộng khắp nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị
phần chưa cao (sữa bột), đặc biệt là vùng nông thôn và đô thị nhỏ.
 Xây dựng quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm chủ động về giá, chất lượng và lượng cung
cấp sữa nguyên liệu.
 Cùng chính phủ đẩy mạnh hoạt động marketing, kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam.
 Tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm ổn định giá trị thị trường xuất khẩu sữa.

3.3. Kết hợp O – W


 Tận dụng ưu đãi của chính phủ đối với ngành chăn nuôi bò sữa (cung cấp nguyên liệu
đầu vào) và giá nguyên liệu sữa giảm (lộ trình WTO) để chủ động hơn về giá và nguồn
nguyên liệu, ổn định thị trường đầu vào.
 Tận dụng thị trường còn khá lớn để phát triển thị phần sữa bột ,đặc biệt vùng nông thôn
và đô thị nhỏ.
 Nâng cao hình ảnh về chất lượng sản phẩm, đặc biệt đối với thị trường sữa bột khi mà có
một số nhà cung cấp đang làm mất lòng tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm sữa
của mình (sữa nhiễm melamin tại Trung Quốc).

3.4. Kết hợp W – T.

 Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nhà cung cấp để chủ động nguyên liệu đầu vào.

4.Lựa chọn chiến lược.

Trên cơ sở phân tích SWOT và kết hợp giữa các yếu tố, Vinamilk nên sử dụng kết hợp giữa
chiến lược tăng trưởng tập trung và chiến lược liên kết ngang vì:

4.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung.

 Chiến lược thâm nhập thị trường: Thị trường sữa tại Việt Nam hiện nay đang trong giai
đoạn tăng trưởng mạnh do dân số Việt Nam có cơ cấu theo độ tuổi là khá trẻ, chất
lượng cuộc sống đang được cải thiện nên nhu cầu sản phẩm sữa và chế biến từ sữa đang
ra tăng. Trong khi lượng tiêu thụ sữa hiện nay còn khá thấp so với khu vực và thế giới
(14l/người/năm). Vì vậy, việc khai thác sâu vào thị trường hiện có là điều rất cần thiết.
Vinamilk nên tăng cường các hoạt động Marketing và PR để kích thích thêm nhu cầu sử
dụng sản phẩm từ sữa của người dân, tăng số lượng người mua sữa.
 Chiến lược phát triển thị trường:

√ Thị trường nông thôn và tại các đô thị nhỏ có rất nhiều tiềm năng nhưng lại chưa được khai
thác nhiều. Tiềm năng vì mức độ tăng dân số tại những nơi này là cao hơn tại các thành phố nên
thị trường này nếu được khai thác sẽ rộng hơn thị trường thành phố. Có khó khăn tại thị trường
này là mức sống của người dân chưa cao nên khả năng chi trả cho các sản phẩm còn thấp khiến
cho sức mua nhỏ. Vì vậy, với thị trường này có thể cung cấp sản phẩm sữa đặc có đường truyền
thống của Vinamilk có giá cả phải chăng (sữa Ông thọ, Ngôi sao) hoặc sữa đậu nành và sữa
chua.

√ Hội nhập WTO mở ra cho Vinamilk hướng chiến lược có thể thâm nhập thị trường quốc tế,
trước tiên là các nước trong khu vực ASEAN, sau đó vươn ra tầm thế giới. Muốn vậy, Vinamilk
cần nâng cao chất lượng sữa cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa và đẩy mạnh hoạt
động Marketing.

 Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm

√ Có rất nhiều sản phẩm từ sữa, sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên tốt cho sức khoẻ được
rất nhiều người yêu thích (sản phẩm Vifresh của Vinamilk). Hơn nữa, dòng sản phẩm sữa bột
của Vinamilk chưa được khai thác nhiều để nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ trên thị
trường, đặc biệt là các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, cần mở rộng danh mục sản
phẩm từ sữa , danh mục sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên có lợi cho sức
khoẻ bằng việc đầu tư mạnh vào hoạt động tìm hiểu nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, động
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và trang thiết bị kỹ thuật – công nghệ hiện đại.

4.2. Chiến lược liên kết ngang (kết hợp với đối thủ cạnh tranh cùng ngành để chiếm lĩnh thị
trường, mở rộng thị phần ).

Quá trình hội nhập WTO, sự có mặt của các nhà cung cấp sữa có uy tín trên thế giới sẽ tạo ra khả
năng cạnh tranh mạnh đối với các sản phẩm của Vinamilk. Hơn nữa, với trình độ công nghệ
hiện đại, khả năng quản lý và điều hành tốt nên các nhà cung cấp này có tiềm lực vượt trội hơn
hẳn so với Vinamilk. Vì vậy, “ biến đối thủ thành đối tác” là chiến lược rất phù hợp trong giai
đoạn hiện nay. Đây là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp tục vững vàng trước “cơn sóng
thần hội nhập”. Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi, Vinamilk sẽ hợp tác với các tập đoàn quốc tế
lớn trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tận dụng kinh nghiệm quản lý, marketing, công nghệ; khai
thác thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. Hiện sản phẩm liên doanh với Campina
(Hà Lan) đã cho ra sản phẩm đầu tiên trên thị trường xuất khẩu và nội địa; Cà phê Moon – sản
phẩm mới nhất hợp tác với một tập đoàn nước ngoài của Vinamilk vừa ra đời – đã xuất khẩu
sang Mỹ, Thái Lan. Sắp tới, thị trường sẽ có thêm sản phẩm bia sữa của Vinamilk hợp tác với
một tập đoàn sản xuất bia lớn thứ hai thế giới… Năm 2006, dự kiến doanh thu nội địa và xuất
khẩu của Vinamilk tăng 50% so với năm 2005 (năm 2005, Vinamilk đạt doanh thu 5.667 tỉ
đồng).

You might also like