You are on page 1of 17

Dòng chảy biển

Dòng chảy biển


Bởi:
PGS. TS. NGƯT Phạm Văn Huấn

7.1. Khái niệm chung và phân loại dòng chảy

Sự di chuyển ngang của nước từ nơi này của biển hay đại dương đến nơi khác gọi là
dòng chảy biển hay hải lưu. Dòng chảy biển có vai trò to lớn trong đời sống đại dương:
làm tăng sự trao đổi nước, phân bố lại nhiệt độ, độ muối, biến đổi bờ, di chuyển băng
biển, đồng thời ảnh hưởng mạnh tới hoàn lưu khí quyển và khí hậu các vùng của Trái
Đất.

Ở ngoài khơi đại dương di chuyển nước do dòng chảy biển diễn ra trên hàng nghìn
kilômet, lôi cuốn vào chuyển động những khối lượng lớn nước. Ở những độ sâu lớn
hoặc gần đáy chuyển động nước chậm hơn, thường ngược hướng với các hải lưu mặt.
Các dòng chảy ngang cùng với chuyển động thẳng đứng của nước tạo thành chu trình
chung hay hoàn lưu nước Đại dương Thế giới. Ở các biển và thềm lục địa quan trắc thấy
những dòng chảy quy mô nhỏ hơn.

Năng lượng chủ yếu của các dòng chảy biển là gió, ứng suất tiếp tuyến của nó tạo nên
và duy trì sự chuyển động của nước ở mặt đại dương. Cũng do gió, thông qua dòng chảy
gió ở lớp mặt, trong đại dương có thể hình thành độ nghiêng mặt do hiện tượng dâng rút,
từ đó sinh ra građien ngang của áp suất thủy tĩnh và hình thành dòng chảy građien. Tạo
ra građien ngang và dòng chảy građien còn do các nguyên nhân như chênh lệch áp suất
khí quyển giữa các vùng, dòng nước sông. Một loại dòng chảy građien đặc biệt, gọi là
dòng chảy mật độ, được gây nên bởi sự chênh lệch mật độ nước biển do phân bố không
đều của nhiệt độ và độ muôid. Dòng chảy liên quan tới chuyển động thủy triều được gọi
là dòng triều, nó có tính chất tuần hoàn và đã được nói tới một phần ở chương thủy triều.
Dòng chảy quan trắc thấy sau khi các lực gây nên nó ngững tác động được gọi là dòng
chảy quán tính.

Cách phân loại dòng chảy biển như trên theo nguyên nhân gây nên chúng là cách phân
loại chính, vì nó quyết định các phương pháp tính dòng chảy đó.

Khi nghiên cứu thủy văn biển, người ta còn phân biệt dòng chảy cố định, nếu hướng và
tốc độ ít biến đổi, dòng chảy tuần hoàn (dòng triều) và dòng chảy tạm thời gây bởi tác
động tạm thời của gió. Tùy theo độ sâu phân bố mà người ta có thể phân biệt dòng chảy
mặt trong lớp nước hàng hải, dòng chảy sâu trong lớp nước giữa lớp mặt và lớp sát đáy,

1/17
Dòng chảy biển

và dòng chảy sát đáy. Nếu nhiệt độ của nước trong dòng chảy cao hơn nhiệt độ nước
xung quanh, thì dòng chảy được gọi là dòng chảy nóng, nếu ngược lại – dòng chảy lạnh.
Dựa vào tính chất chuyển động, người ta chia dòng chảy thành dòng uốn khúc, dòng
chảy thẳng, dòng chảy xoáy thuận (chuyển động ngược chiều kim đồng hồ ở bắc bán
cầu) và dòng chảy xoáy nghịch (chuyển động theo chiều kim đồng hồ).

7.2. Lý thuyết dòng chảy trôi của Ekman

Ekman đã giải bài toán dòng chảy trôi trong điều kiện biển sâu vô hạn, không có hiện
tượng dâng rút nước, mật độ nước và hệ số nhớt không đổi theo độ sâu bằng cách giải
hệ phương trình chuyển động có dạng:

∂2 u
αμ + 2ωsinϕv = 0,
∂ z2

∂2 v
αμ − 2ωsinϕu = 0, (90)
∂ z2

trong đó μ − hệ số nhớt rối; α − thể tích riêng của nước biển; ω − vận tốc góc quay của
Trái Đất; ϕ − vĩ độ; u,v − các thành phần vận tốc ngang theo các trục x,y trong hệ tọa
độ oxyz có gốc trùng với mặt biển, trục z hướng xuống dưới.

Trong điều kiện trường gió đều không đổi trên mặt biển thì các vận tốc chỉ phụ thuộc
vào độ sâu, nên có thể viết lại hệ phương trình:

d2u
+ 2a2v = 0,
dz2

d2v
2 − 2a2u = 0, (91)
dz

với a = √
ωsinϕ
αμ .

Giả sử biển sâu vô hạn, ở trên mặt biển gió thổi hướng theo trục y, thì điều kiện biên
trên mặt biển sẽ là:
du dv
− μ dz = 0, − μ dz = τ tại z = 0, (92)

Nghiệm của hệ phương trình chuyển động và điều kiện biên trên đây có dạng:

2/17
Dòng chảy biển

u=
τ
aμ√2 e
− az
sin (az+ π4 ),
cos(az+ 4 ).
τ − az π
v= aμ√2 e (93)

Phân tích nghiệm trên đây cho thấy rằng ở mặt biển mô đun của vận tốc dòng chảy bằng:
τ
U0 = aμ√2 , (94)

còn hướng thì lệch một góc 45 ° về bên phải so với hướng gió. Tại các độ sâu z, góc θ
giữa vectơ dòng chảy và hướng gió tăng dần:
π
θ = az+ 4 , (95)

tức vectơ dòng chảy càng xuống sâu càng quay về phía bên phải so với vectơ dòng chảy
trên mặt. Mô đun vận tốc:

U = U0e − az (96)

giảm theo quy luật hàm số mũ. Tại độ sâu z = πa ( = π√ ωsinϕ


αμ
= D − độ sâu ma sát) giá trị
vận tốc chỉ còn bằng 1/23 giá trị vận tốc trên mặt và có hướng ngược với dòng chảy trên
mặt. Tại độ sâu z = D / 2 vectơ dòng chảy hướng vuông góc với dòng chảy trên mặt và
tại độ sâu z = 2D, vectơ dòng chảy lại cùng hướng với dòng chảy mặt và về giá trị chỉ
còn bằng 1/536 dòng chảy mặt.

Nếu chiếu các vectơ vận tốc tại các độ sâu khác nhau lên mặt phẳng nằm ngang và nối
các điểm mút lại, thì ta được đường xoắn ốc loga gọi là đường xoắn ốc Ekman (hình
30).

Đường xoắn ốc Ekman

3/17
Dòng chảy biển

Các thành phần dòng toàn phần theo trục x và y tuần tự bằng:


U0
Sx = ∫ udz = a√2 ,
0

Sy = ∫ vdz = 0. (97)
0

Trong trường hợp biển sâu hữu hạn phương trình chuyển động (91) được giải với các
điều kiện biên sau:

- tại mặt biển z = 0:

du
μ dz 0,
dv
μ dz = − τ; (98)

- tại đáy biển z = H, H − độ sâu biển:

u = v = 0. (99)

Nghiệm sẽ là:

u = Ashaζcosaζ − Bchaζsinaζ,
v = Achaζsinaζ + Bshaζcosaζ, (100)
}

trong đó

ζ = H − z,

τD chaHcosaH−shaHsinaH
A= μπ ch2aH+cos2aH ,

τD chaHcosaH+shaHsinaH
B= μπ ch2aH+cos2aH .

Từ nghiệm này thấy rằng dòng chảy trôi trong biển sâu hữu hạn phụ thuộc và aH. Vectơ
dòng chảy trôi trên mặt U0 có thể tạo với hướng gió (trục y) những góc lệch về phía phải

4/17
Dòng chảy biển

khác nhau tùy thuộc vào tỷ số giữa H và độ sâu ma sát D. Góc giữa hướng gió và hướng
dòng chảy mặt được xác định bằng công thức:

tgθ = ( uv )z = 0 = sh2 aH−sin 2aH


sh2 aH+sin 2aH (101)

tùy thuộc vào tỷ số H / D được cho trong bảng sau đây:

H/D 0,1 0,25 0,5 0,75 1 1,5


θ 5° 21,5 ° 45 ° 45,5 ° 45 ° 45 °

Thấy rằng, khi tỷ số H / D tăng thì θ cũng tăng: khi tăng độ sâu của biển, lúc đầu θ tăng,
đạt giá trị 45,5 ° , sau đó giảm chậm đến giá trị tới hạn 45 ° .

Các đường nối đầu mút các vectơ dòng chảy trôi trong biển sâu hữu hạn

Trên hình 31 biểu diễn đầu mút của các vectơ dòng chảy trôi tại các tầng sâu từ mặt tới
đáy biển cách nhau 1/10 độ sâu H của biển. Thấy rõ rằng nếu độ sâu biển H lớn hơn
độ sâu ma sát D, thì hodograph vận tốc gần như trùng với trường hợp biển sâu vô hạn.
Nếu độ sâu biển nhỏ hơn độ sâu ma sát, hướng dòng chảy biến đổi chậm theo độ sâu.
Trường hợp H = 0,1D, tại mọi tầng sâu các vectơ dòng chảy gần như trùng với hướng
gió và giảm độ lớn theo quy luật tuyến tính với độ sâu.

Ở các vĩ độ trung bình, với tốc độ gió trung bình, độ sâu ma sát D ≈ 100m. Khi ϕ giảm
thì D tăng và tại xích đạo D → ∞ . Vì vậy không thể áp dụng lý thuyết Ekman đối với
biển sâu vô tận cho các vĩ độ thấp.

Từ nghiệm có thể tính được dòng toàn phần:

5/17
Dòng chảy biển

H
τD2 ch2 aH+cos 2aH − 2chaHcosaH
Sx = ∫ udz =
0 2μπ2 ch2 aH+cos 2aH

H
τD2 shaHsinaH (102)
Sy = ∫ vdz = .
0 2μπ2 ch2 aH+cos 2aH

Tính toán cho thấy rằng trong trường hợp biển sâu hữu hạn, dòng toàn phần theo hướng
trục y có giá trị hữu hạn, nhưng cũng rất nhỏ so với dòng toàn phần theo hướng trục x.
U0
Khi H / D > 1 thì thực tế dòng toàn phần tổng cộng xấp xỉ bằng a√2 .

Đại lượng ứng suất tiếp tuyến của gió lên mặt biển τ rất khó xác định, nên trong thực
hành tính dòng chảy trôi người ta hay tìm những mối liên hệ thực nghiệm giữa vận tốc
dòng chảy tại mặt và vận tốc gió, một trong số đó có dạng:
0,0127W
U0 = √sinϕ , (103)

trong đó W − vận tốc gió đo bằng cùng đơn vị đo với dòng chảy.

7.3. Lý thuyết dòng chảy mật độ

Trong chất lỏng phân tầng các mặt đẳng áp, đẳng mật độ và đẳng thế sẽ nằm ngang và
song song với nhau nếu chất lỏng bất động (chất lỏng chính áp – barotrop). Nhưng nếu
mật độ thay đổi (do nung nóng mặt biển không đều, độ bốc hơi, độ muối, giáng thủy
khác nhau) thì xuất hiện độ nghiêng của các mặt đẳng mật độ và đẳng áp suất (chất lỏng
nghiêng áp – barocline) và các hạt nước bắt đầu chuyển động.

Lấy hai mặt đẳng áp: mặt P0 trùng mặt biển, mặt P nằm ở độ sâu không có dòng chảy
mật độ, nó song song với mặt đẳng thế tương ứng (hình 32a). Giả sử phía bên phải mật
độ nước nhỏ hơn, còn bên trái – lớn hơn. Khi đó khoảng cách giữa các mặt đẳng áp P0
và P ở bên phải sẽ lớn hơn, bên trái – nhỏ hơn, tức HM > HN.

Vẽ các mặt đẳng thế D1,D2... cắt mặt đẳng áp P0 và xét tác dụng của các lực lên phần tử
nước m có lực trọng trường hướng thẳng đứng xuống dưới vuông góc với mặt đẳng thế
và lực građien áp suất thủy tĩnh α δP
dn hướng theo pháp tuyến với mặt đẳng áp P0 về phía
trên. Các lực khác xem là không tồn tại.

Trên hình vẽ ta thấy thành phần vuông góc với mặt đẳng áp P0 của trọng lực gcosβ cân
bằng với lực građien áp suất thủy tĩnh, còn thành phần gsinβ tiếp tuyến với mặt đẳng áp
làm cho phần tử nước m di chuyển theo hướng từ M đến N. Ngay lúc đó xuất hiện lực

6/17
Dòng chảy biển

Coriolis K1 (hình 32b) làm cho m di chuyển theo hướng của lực tổng hợp R1 với vận tốc
VT1. Nhưng với sự biến đổi hướng của vectơ

Giải thích sự hình thành cân bằng địa chuyển

dòng chảy, thì hướng của lực Coriolis cũng biến đổi theo, gây nên sự quay về bên phải
của lực tổng hợp R1 và tiếp tục quay vectơ dòng chảy.

Rõ ràng vectơ dòng chảy VT sẽ quay về bên phải cho đến khi nó vuông góc với lực gsinβ
, vì chỉ khi đó lực Coriolis sẽ hướng theo cùng một dường thẳng với gsinβ nhưng về phía
ngược lại. Xuất hiện sự cân bằng địa chuyển và dòng chảy trở nên ổn định.

Do đó:

gsinβ = K = 2ωsinϕ ⋅ VT.

Từ đó:
gsinβ
VT = 2ωsinϕ . (104)

Trên hình vẽ ta thấy rằng:


HM − HN
sinβ = L ,

nên

7/17
Dòng chảy biển

gHM − gHN
VT = 2ωsinϕ ⋅ L .

Các tích gHM và gHN chính là công để chuyển dịch một đơn vị khối lượng nước biển đi
những quãng đường HM hay HN chống lại trọng lực, thường được gọi là những khoảng
cách động lực, và được ký hiệu là DM và DN. Vậy:
DM − DN
VT = 2ωsinϕ ⋅ L . (105)

Khi chứng minh công thức trên, chúng ta đã giả thiết rằng tại mặt đẳng áp P dòng chảy
bằng không, mặt đẳng áp P song sóng với mặt đẳng thế. Nếu mặt đẳng áp P nghiêng so
với mặt đẳng thế, thì tại độ sâu của mặt đẳng áp P dòng chảy sẽ khác không và công
thức (105) không cho vận tốc tuyệt đối, mà vận tốc tương đối (so với mặt đẳng áp P).
Nếu ký hiệu vận tốc tuyệt đối của dòng chảy ở mặt biển là VT0, còn ở mặt đẳng áp P là
VT1, thì công thức (105) sẽ có dạng:

DM− DN
V T = V T0 − V T1 = . (106)
2ωLsinϕ

Trên hình 32b vẽ các giao tuyến của các mặt đẳng áp và các mặt đẳng thế D1,D2, ... trên
bình đồ. Người ta gọi những đường đó là những đường đồng mức động lực, vì chúng
chính là những đường đẳng trị độ cao động lực của mặt P0 so với mặt P, đặc trưng địa
hình của mặt đẳng áp P0. Rõ ràng dòng chảy hướng theo đường đồng mức động lực. Nếu
nhìn theo hướng dòng chảy, thì những độ cao động lực nhỏ hơn sẽ ở về phía bên trái
(bắc bán câu).

Khi mặt đẳng áp P0 có dạng phức tạp hơn, như trên hình 33, thì các đường đồng mức
cũng có dạng phức tạp hơn. Thành phần gsinβ hướng dọc mặt tự do vẫn vuông góc với
đường đồng mức động lực tại điểm nghiên cứu và hướng theo chiều dốc lớn nhất của
mặt đẳng áp, do đó, dòng chảy sẽ hướng theo tiếp tuyến của đường đồng mức động lực.
Như vậy các đường đồng mức động lực là những đường dòng và khi chuyển động ổn
định, thì chúng là những quỹ đạo của các hạt nước.

8/17
Dòng chảy biển

Những đường đồng mức động lực của mặt biển

Để tính độ cao động lực tại một trạm thủ văn nào đó người ta tích phân phương trình
thủy tĩnh:

dP = − ρgdz

từ P đến P0:
P0 0
∫ αdP = − ∫ gdz = gz = D, (107)
P z

trong đó z − khoảng cách giữa mặt đẳng áp P và mặt đẳng áp P0.

Trong thực hành hải dương học, người ta hay dùng thể tích riêng quy ước vt thay cho α,
do đó, thay tích phân bằng tổng, ta có

D = ∑P0 αΔP = ∑P0 vt10 − 3ΔP+∑P0 0,9ΔP.


P P P

Vì khi tính dòng chảy, chúng ta cần hiệu các độ cao động lực giữa các mặt đẳng áp, nên
số hạng thứ hai có thể bỏ qua và công thức tính toán có dạng:

D = ∑P0 vt ⋅ 10 − 3ΔP. (108)


P

Trong công thức này, nếu áp suất tính bằng đêxiba (tương đương 1 m khoảng cách giữa
hai đường đẳng áp), thì D tính được bằng mét động lực. Nếu bỏ 10 − 3 ở vế phải, thì D
tính được sẽ biểu diễn bằng milimet động lực.

Một trong những vấn đề thực tiễn đặt ra khi tính toán dòng chảy mật độ trong biển là
việc xác định mặt không động lực, tại đó mặt đẳng áp nằm ngang và dòng chảy mật độ

9/17
Dòng chảy biển

triệt tiêu. Tuy nhiên, đây là vấn đề đòi hỏi những nghiên cứu sâu, nên chúng ta không
xét tới trong phần này. Người ta biết được rằng, thông thường mặt không động lực nằm
ở độ sâu 1000-1500 m ở đại dương, còn đối với các biển và vùng gần bờ, thì nó nằm ở
độ sâu nhỏ hơn.

7.4. Lý thuyết dòng chảy građien trong biển đồng nhất

Chúng ta xét trường hợp trường dòng chảy građien gây bởi độ nghiêng mặt nươvs do
dâng rút, do biến đổi áp suất khí quyển trên biển hay do dòng bờ và mật độ đồng nhất
theo phương ngang, bỏ qua lực nội ma sát, ma sát đáy chỉ đáng kể ở lớp sát đáy và dòng
chảy ổn định. Khi đó góc nghiêng γ của các mặt đẳng áp cũng như của mặt thoáng của
biển như nhau ở mọi độ sâu (hình 34a).

Giải thích sự hình thành dòng chảy građien

αμ
Nếu độ sâu của biển lớn hơn độ sâu ma sát dưới ( D' = π√ ωsinϕ , μ − hệ số ma sát rối giữa
các lớp), thì ở trên mặt biển thành phần gsinγ cân bằng lực Coriolis, giống như trường
hợp dòng chảy mật độ đã xét (hình 34b):
gsinγ
VT = 2ωsinϕ . (109)

Dòng chảy này sẽ tồn tại từ mặt tới độ sâu D'. Góc γ ở đây không thể xác định như trong
dòng chảy mật độ, mà phải xác định từ quan trắc mực nước. Như vậy dòng chảy có tốc
độ không đổi từ mặt tới D' và hướng vuông góc với độ dốc lớn nhất của mực nước về
phía bên phải. Ở các vĩ độ trung bình D' có giá trị khoảng 100 m.

10/17
Dòng chảy biển

Ở trong lớp ma sát đáy, gsinγ cân bằng với R (tổng hợp lực của lực Coriolis K vuông góc
với dòng chảy và lực ma sát T hướng ngược dòng chảy) (hình 34c).

Xét sơ đồ cân bằng lực, nếu chiếu các lực lên hướng dòng chảy và hướng vuông góc với
nó, ta có

gsinγcosβ = T,

gsinγsinβ = K

và suy ra:

K 2ωsinϕ
tgβ = T = μ (110)

gsinγ
và VT = . (111)
√ μ2 + (2ωsinϕ)2

Ta thấy càng gần đáy, hệ số μ tăng, góc lệc β và độ lớn của VT càng giảm. Rõ ràng, trong
lớp ma sát đáy, từ biên trên D' tới đáy, vectơ dòng chảy quay về bên trái tiến đến trùng
với hướng của độ dốc lớn nhất của mực nước, còn về trị số thì giảm dần và tiến tới bằng
không ở đáy.

Bài toán dòng chảy građien trong biển đồng nhất có thể được giải một cách chính xác
hơn nếu sử dụng hệ phương trình chuyển động đối với chất lỏng nhớt của Navier-Stocks.
Kết quả cho thấy biến đổi của vectơ dòng chảy građien theo độ sâu phụ thuộc vào tỷ số
giữa độ sâu biển H và độ sâu ma sát dưới D'. Trên hình 35 biểu diễn các đường cong nối
các điểm mút của các vectơ dòng chảy ở các độ sâu cách nhau 0,1H cho ba trường hợp
tỷ số giữa độ sâu của biển và độ sâu ma sát dưới khác nhau. Điểm cuối cùng của các
đường cong ứng với mặt biển, điểm gốc ứng với đáy biển.

Các đường nối đầu mút các vectơ dòng chảy građien trong biển đồng nhất

11/17
Dòng chảy biển

Thấy rằng, đối với biển nông ( H = 0,25 {D'), dòng chảy ở mọi độ sâu ít lệch so với
hướng độ dốc lớn nhất của mực nước và giá trị vận tốc giảm tuyến tính theo độ sâu.
Biển càng sâu ( H = 0,5D') dòng chảy ở mặt biển càng lệch nhiều hơn về bên phải so với
hướng độ dốc lớn nhất của mực nước và khi xuống sâu, thì quay dần sáng phía trái, tốc
độ giảm không còn theo quy luật tuyến tính nữa. Đối với biển sâu ( H = 1,25 {D'), thì
toàn bộ bề dày nước biển có thể chia làm hai lớp: trong lớp nằm trên độ sâu D', dòng
chảy građien không đổi theo độ sâu, lệch về bên phải một góc vuông so với hướng độ
dốc lớn nhất của mực nước và giá trị vận tốc được tính theo công thức (109); ở lớp sát
đáy, với độ dày D', dòng chảy biến đổi cả về hướng lẫn độ lớn, ở biên trên của lớp, nó
bằng dòng chảy ở lớp trên, còn ở dưới biên trên, thì quay trái và giảm giá trị đến bằng
không ở đáy.

7.5. Hoàn lưu ven bờ

Ở bờ sâu ( H > D) gió thổi song song với bờ ở phía bên trái đường bờ sẽ gây nên hiện
tượng nước dâng ở bờ do dòng toàn phần hướng về bên phải hướng gió. Nếu gió thổi
vuông góc với bờ, dòng toàn phần sẽ chuyển động dọc bờ.

Thành phần dòng toàn phần pháp tuyến đối với bờ sẽ tạo nên độ nghiêng mực làm xuất
hiện dòng chảy građien.

Khi độ nghiêng mặt còn nhỏ, dòng chảy građien cũng yếu so với dòng chảy trôi. Dần
dần với sự tăng của độ nghiêng mực, dòng chảy trôi và dòng chảy građien tiến tới trạng
thái cân bằng, hoàn lưu trở nên ổn định, ở vùng ven bờ biển hình thành dòng chảy trôi –
građien tổng cộng.

Nếu H > (D + D'), thì bề dày nước chia làm ba lớp:

- Lớp sát đáy – từ đáy đến D', sẽ ngự trị dòng chảy građien với vận tốc tăng dần từ không
ở đáy tới cực đại ở độ sâu D', còn hướng thì quay dần từ hướng xấp xỉ với hướng độ
nghiêng cực đại của mực nước (ở các tầng sát đáy) đến vuông góc với độ nghiêng cực
đại (ở độ sâu D');

- Lớp sâu nằm giữa độ sâu D' và D, nơi đây quan trắc thấy dòng chảy građien sâu, không
bị ảnh hưởng của ma sát, không bị ảnh hưởng của gió, hướng dòng chảy song song bờ
(vuông góc với hướng độ nghiêng cực đại của mực), còn vận tốc thì không đổi;

- Lớp mặt (lớp ma sát) – từ mặt tới độ sâu ma sát trên D– nơi đây quan trắc thấy dòng
chảy mặt tổng cộng của dòng chảy sâu không đổi và dòng chảy trôi biến đổi theo độ sâu
cả về tốc độ và hướng.

12/17
Dòng chảy biển

Nếu độ sâu biển H = D + D', thì lớp sâu với dòng chảy sâu sẽ mất đi. Nếu độ sâu biển
giảm hơn nữa, thì vùng bờ biển sẽ có chế độ dòng chảy trôi và građien cùng chịu tác
động của ma sát đáy.

Ở vùng bờ nước nông thoải, độ sâu H < D, sự dâng và rút nước sẽ do gió thổi vuông góc
bờ gây nên, còn dòng chảy građien thì hướng theo độ dốc mực. Thành thử, ở lớp mặt sẽ
quan trắc thấy dòng chảy gió vuông góc bờ, ở lớp sát đáy sẽ là dòng chảy građien hướng
ngược lại với dòng chảy trên mặt.

Rõ ràng sơ đồ hoàn lưu ven bờ đã nêu trên đây luôn luôn dẫn đến sự tồn tại của dòng
nước trồi hoặc nước chìm mà người ta vẫn thường quan sát thấy ở một số vùng bờ. Trên
hình 36 thể hiện sơ đồ của hoàn lưu ven bờ ở vùng bờ tây bắc châu Phi nổi tiếng như là
một vùng khai thác cá lớn của thế giới.

Sơ đồ hoàn lưu ven bờ ở trong vùng bờ tây bắc châu Phi: a) hướng tín phong; b) hodograph vận
tốc các dòng chảy gió và dòng chảy građien; c) hướng dòng chảy và sự trồi nước ở bờ

7.6. Dòng triều

Ở chương nói về thủy triều, chúng tqa đã xét đến một số đặc điểm của loại dòng chảy có
tính chất tuần hoàn này của đại dương. Dòng triều được đặc trưng bởi chính những quy
luật riêng có của dao động triều của mực nước. Chúng ta cũng đãxét những điều kiện
trong đó hình thành chế độ dòng triều thuận nghịc hay dòng triều xoay.

Trong tự nhiên, dòng triều thuận nghịch được quan sát thấy ở những dải ven bờ, vùng
cửa sông, các eo biển. Nếu như sóng thủy triều lan truyền dưới dạng sóng tiến, thì vận
tốc dòng triều đạt cực đại vào lúc nước lớn, nước ròng và đổi dòng, tức bằng không,
vào thời điểm mực nước đi qua vị trí trung bình. Nếu như sóng thủy triều là sóng đứng,

13/17
Dòng chảy biển

chẳng hạn như trường hợp phản xạ sóng triều ở đỉnh các vịnh, thì dòng triều đạt cực đại
khi mực nước trung bình và bằng không khi nước lớn và nước ròng.

Dòng triều xoay quan trắc được ở những vùng khơi xa bờ. Hodograph của dòng triều
xoay thực tế có dạng ellip với bán trục lớn hướng theo hướng truyền sóng, các vectơ
dòng triều thông thường quay theo chiều kim đồng hồ ở bắc bán cầu.

Như đã biết trong chương thủy triều, những lý thuyết dòng triều chưa có thể sử dụng
vào việc dự tính nó trong tương lai. Trên thực tế, người ta phải sử dụng những quan trắc
trực tiếp để thu được những đặc trưng cơ bản của dòng triều.

Dòng chảy mà chúng ta quan trắc được bằng những dụng cụ đo trực tiếp là dòng tổng
cộng của các dòng chảy gió, građien và dòng triều. Khi nghiên cứu những dòng chảy
không tuần hoàn, chúng ta có thể dễ dàng loại trừ được dòng triều tuần hoàn từ chuỗi
quan trắc dòng chảy thực bằng những phép lấy trung bình khác nhau. Với những chuỗi
quan trắc dòng chảy ngày, cách đơn giản nhất là loại trừ các dòng triều bằng cách cộng
tất cả những hình chiếu tốc độ trong ngày để nhận được dòng dư (dòng chảy gió hoặc
dòng chảy građien); muốn nhận được giá trị tốc độ dòng triều từng giờ, chỉ cần lấy dòng
tổng cộng từng giờ trừ đi dòng dư.

Với những chuỗi quan trắc dài ngày, có thể áp dụng các phương pháp phân tích điều
hòa để xử lý và cũng nhận được những hằng số điều hòa dòng triều tương tự như những
hằng số điều hòa của mực nước dùng để dự báo các dòng triều.

7.7. Sơ đồ hoàn lưu ngang tổng quát của nước Đại dương Thế giới

Hệ thống các dòng chảy trên mặt Đại dương Thế giới được hình thành dưới sự tác động
của khí quyển, bức xạ Mặt Trời, các lực tạo triều và lực Coriolis. Trên các bản đồ địa
lý thường chỉ cung cấp những sơ đồ tổng quát của các dòng chảy građien và các dòng
chảy gió tổng cộng. Bức tranh các dòng chảy nhìn chung phản ánh trường gió tổng quát
ở lớp không khí sát mặt nước. Ở đây biểu lộ tác động của áp thấp xích đạo, các xoáy
nghịch cận nhiệt đới, những dòng tín phong; phần bắc Ấn Độ Dương chịu sự ảnh hưởng
của các gió mùa.

Về tổng thể, hoàn lưu nước mặt Đại dương Thế giới có thể thể hiện bằng những hệ thống
xoáy thuận và xoáy nghịch khổng lồ. Ở phần tây đới cận nhiệt đới bắc và nam bán cầu
có những hệ thống xoáy nghịch tương ứng với những xoáy nghịch cận nhiệt đới của khí
quyển. Ở các vĩ độ trung bình (bắc bán cầu) và những vĩ độ cao hoàn lưu xoáy nghịch
của nước được thay thế bởi hoàn lưu xoáy thuận và sau đó, ở Bắc Băng Dương, lại thay
thế bởi hoàn lưu xoáy nghịch. Những kích thước ngang của các hệ thống hoàn lưu được
đo bằng hàng nghìn kilômet.

14/17
Dòng chảy biển

Ở đới xích đạo tương quan giữa hoàn lưu đại dương và khí quyển bị phá vỡ, nơi đây
hình thành những vòng tuần hoàn nước xoáy nghịch cỡ trung bình, ở phần đông của các
vĩ độ nhiệt đới được thay thế bởi những hệ thống hoàn lưu vĩ mô xoáy thuận. Chuyển
động quay vòng của nước ở đây đối ngược với sự di chuyển của các khối không khí và
người ta đã giải thích bằng sự bất đồng đều của vận tốc các dòng tín phong.

Những hệ thống xoáy nghịch cận nhiệt đới là những khâu phát triển mạnh nhất của hoàn
lưu nước đại dương. Chúng hình thành như sau: những dòng tín phong cố định tạo nên
ở bắc và nam bán cầu những dòng chảy mậu dịch cố định rất bền vững, chảy qua các đại
dương từ đông sang tây và tạo nên phần ngoại vi phía nam của vòng quay xoáy nghịch
ở bắc bán cầu và phần ngoại vi phía bắc của vòng quay xoáy nghịch ở nam bán cầu. Ở
các bờ Đại Tây Dương, dưới ảnh hưởng lục địa và sự bất đồng đều của các tín phong,
những dòng chảy mậu dịch chia nhánh. Một bộ phận nước không lớn ngoặt về xích đạo,
ở đó bị lôi cuốn vào chuyển động xoáy nghịch và tham gia hình thành dòng chảy nghịch
xích đạo, còn nhánh chính, dưới dạng hải lưu nhiệt đới mạnh mẽ, chuyển động về phía
các vĩ độ cao làm nên phần ngoại vi phía tây của hoàn lưu xoáy nghịch. Động lực của
chuyển động này là ở sự dâng nước do những hải lưu mậu dịch mang đến bờ đông các
lục địa và hoàn lưu khí quyển trong các xoáy nghịch cận nhiệt đới.

Ở các vĩ độ trung bình, trong đới tác động của các dòng gió tây cố định, dòng chảy quay
ngoặt lại và cắt qua đại dương từ tây sang đông dưới dạng những hải lưu cận nhiệt đới
ấm mang nước nóng và mặn của các vĩ độ thấp, làm thành các phần ngoại vi phía bắc
(ở bắc bán cầu) và phía nam (ở nam bán cầu) của các hệ thống xoáy nghịch trong đại
dương.

Ở phần phía đông của đại dương, do ảnh hưởng của lục địa, những hải lưu bắc đại dương
và nam đại dương này lại chia nhánh. Một nhánh, dưới tác động của xoáy nghịch cận
nhiệt đới của khí quyển, ngoặt về xích đạo để hoàn lại lượng nước rút mất do các dòng
tín phong và khép kín hệ thống hoàn lưu xoáy nghịch đại dương. Đó là những hải lưu
bù trừ nhiệt đới lạnh. Khi chuyển động đến xích đạo, chúng được nung nóng dần và do
được các dòng tín phong thu hút, lệch về phía tây khỏi bờ và hòa nhập vào những hải
lưu mậu dịch.

Một bộ phận nước khác đi chệch về phía các vĩ độ cao, bị thu hút vào hệ thống xoáy
thuận vĩ mô vĩ độ cao ở bắc bán cầu và vào chuyển động xoay tròn quanh nam cực ở
nam bán cầu.

Các hệ thống xoáy thuận vĩ độ cao (các hệ thống xoáy thuận cận cực bắc hoặc cận cực
nam) ở bắc bán cầu và nam bán cầu khác biệt nhau một cách đáng kể.

Hệ thống xoáy thuận cận cực bắc hình thành ở vùng áp thấp Iceland và Aleut trong quá
trình chuyển động tiến lên phía bắc của dòng chảy bắc đại dương. Khi tiến đến biên
Bắc Băng Dương hải lưu phân nhánh: một nhánh hướng vào Bắc Băng Dương (như một

15/17
Dòng chảy biển

dòng chảy ấm và mặn), nhánh khác bám dọc biên đi về phía tây đến tới lục địa, hòa
nhập với nước cực lạnh được mang tới từ Bắc Băng Dương, tạo nên đoạn khởi đầu của
dòng chảy cận cực bù trừ lạnh (ảnh hưởng của nước cực lạnh đặc biệt mạnh ở Đại Tây
Dương).

Khi gặp hải lưu nhiệt đới nóng, nước của hải lưu bù trừ lạnh quay sang phía đông, khép
kín hệ thống xoáy thuận bắc bán cầu.

Hệ thống xoáy nghịch cận nam cực về kích thước và sự phát triển kém xa hệ thống cận
bắc cực. Nó hình thành giữa hải lưu vòng quanh Nam Cực (hải lưu gió tây) và hải lưu
sát bờ Nam Cực của các gió đông nam do cao áp trên lục địa Nam Cực. Hệ thống xoáy
thuận dưới ảnh hưởng của hình dạng đường bờ, địa hình đáy, baqát đồng đều trường gió
và một số nguyên nhân khác bị phân dã thành một số vòng chuyển động xoáy thuận với
quy mô trung bình.

Trong vòng quay xoáy nghịch diễn ra sự dồn nước về phía tâm kèm theo sự dâng nước
ở phần ngoại vi và chìm nước ở vùng trung tâm. Trong xoáy thuận, quá trình dâng nước
xảy ra ở trung tâm, còn sự chìm nước xảy ra ở phần ngoại vi.

Hệ thống xoáy nghịch Bắc Băng Dương là mắt xích chính của hoàn lưu nước Bắc Băng
Dương. Nó chịu sự ảnh hưởng của cao áp cực ở phần sát Thái Bình Dương của thủy vực
Bắc Băng Dương và hệ thống hoàn lưu xoáy thuận vĩ độ cao.

Hệ thống xích đạo nằm ở phía bắc xích đạo đến khoảng 10-12 oV.B, nó đạt được sự phát
triển mạnh nhất vào mùa hè của bắc bán cầu, khi mà hải lưu mậu dịch nambán cầu tăng
cường, còn hải lưu mậu dịch bắc bán cầu yếu đi,

Phần ngoại vi phía bắc của các xoáy nghịch của hệ thống xích đạo hình thành một dòng
chảy nghịch xích đạo bù trừ ở vùng cực tiểu vận tốc gió, độ ổn định và cường độ của nó
tăng dần về phía đông.

Các hệ thống xoáy thuận nhiệt đới có lẽ liên quan tới sự hình thành xoáy và bất đồng
đều của trường gió và có thể lan rộng sang phía tây. Chúng được hình thành ở phần phía
đông nhiệt đới của đại dương ở khoảng giữa bờ tây của lục địa và các phần ngoại vi
đông nam và đông bắc của các hệ thống cận nhiệt đới và xích đạo (tuần tự ở bắc và nam
bán cầu). Những hệ thống xoáy thuận nhiệt đới có lẽ cấu tạo từ những xoáy thuận quy
mô trung bình, phần lớn ở lớp nước mặt và chỉ đôi khi lộ lên trên mặt.

Sơ đồ hải lưu đã nêu trên đây có tính chất phổ biến cho cả Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương và phần nam Ấn Độ Dương. Phần bắc Ấn Độ Dương nằm trong đới các gió mùa,
các hải lưu ở đấy có tính mùa và đặc điểm gió mùa. Những mắt xích chính của hoàn lưu
nước ở đấy chỉ phát hiện vào thời kỳ mùa đông, khi hướng của gió mùa trùng với hướng
của gió tín phong đông bắc.

16/17
Dòng chảy biển

Như vậy là sự trao đổi nước ngang của nước đại dương được thực hiện chủ yếu dọc theo
các vĩ tuyến. Sự trao đổi giữa các vĩ độ diễn ra bằng cách mang nước từ một hệ thống
hoàn lưu vĩ mô này sang một hệ thống khác ở những phần ngoại vi phía đông và phía
tây của chúng. Còn sự liên quan giữa bán cầu bắc và bán cầu nam được thực hiện thông
qua những xoáy quy mô trung bình của hệ thống hoàn lưu xích đạo. Trong hoàn lưu liên
tục này của nước đại dương, hay như người ta nói, trong trường vận tốc liên tục này,
với một mức độ quy ước nhất định, người ta tách ra những dòng chảy riêng biệt và cho
chúng những tên gọi như đã ghi trên những bản đồ dòng chảy các đại dương.

Câu hỏi để tự kiểm tra

1) Phân biệt nguyên nhân của dòng chảy trôi, dòng chảy mật độ và dòng chảy građien.

2) Biến đổi của vectơ vận tốc theo độ sâu trong các loại dòng chảy trên.

3) Độ sâu ma sát trên, độ sâu ma sát dưới là gì?

4) Cân bằng địa chuyển là gì?

5) Vẽ sơ đồ biến đổi của vectơ vận tốc dòng chảy theo độ sâu ở một điểm gần bờ sâu
dốc đứng trong các trường hợp, chẳng hạn, a) gió thổi song song với bờ ở phía bên trái
bờ; b) gió thổi từ bờ ra tạo với bờ một góc 45o.

6) Những nhân tố nào quyết định hoàn lưu mặt đại dương? Nêu những hệ thống hoàn
lưu vĩ mô của mặt đại dương.

17/17

You might also like