You are on page 1of 24

LỜI MỞ ĐẦU

Sau 4 năm học tập lý thuyết tại trường Đại học Cần Thơ, tập thể lớp Công nghệ
Kỹ thuật Hóa học K41 đã được Nhà trường và Bộ môn Công nghệ Hóa tổ chức chuyến
đi tham quan thực tế Cầ n Thơ  Thành phố Hồ Chí Minh  Bình Dương trong 2 ngày
bắt đầu từ 20/05/2019 đến 21/05/2019 và ở 3 Công ty, Nhà máy gồ m Nhà máy phân bón
Bình Điền Long An, Công ty kính nổi Viglacera và Công ty Yakult Việt Nam.
Tập thể lớp Công nghệ Kỹ thuật Hóa học K41 dưới sự hướng dẫn của các thầy cô:
ThS. Thiều Quang Quốc Việt, TS. Lương Huỳnh Vủ Thanh, TS. Ngô Trương Ngọc Mai,
TS. Đặng Huỳnh Giao.
Chuyến đi giúp chúng em hiểu được về quy mô, quy trình làm việc và vận hành
của các Công ty, Nhà máy tham quan; giúp chúng em thực tế hóa về lý thuyết đã học và
hiểu hơn về các lĩnh vực của ngành - điều cực kì quan trọng giúp mỗi bạn định hình
được hướng đi trong tương lai. Chuyến đi cũng là dịp cuối cùng trong 4 năm cả lớp có
thể cùng nhau thực hiện một việc, giúp thầy cô và cả lớp có 1 kỉ niệm đẹp trước khi tốt
nghiệp.

i
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................i


MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
CHƯƠNG 1 NHÀ MÁY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN ......................................................1
1.1 Tổng quan về nhà máy phân bón Bình Điền Long An ..........................................1
1.2 Nguyên liệu sản xuất .............................................................................................. 3
1.3 Quy trình công nghệ ............................................................................................... 3
1.3.1 Sản xuất phân bón ba màu ...............................................................................4
1.3.2 Quy trình công nghệ tạo hạt SA ......................................................................5
1.3.3 Công nghệ tạo hạt Ure .....................................................................................6
1.3.4 Các thiết bị chính .............................................................................................7
1.4 Sản phẩm ................................................................................................................8
1.5 Nhận xét và đánh giá .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 2 CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA .......................................................9
2.1 Tổng quan công ty kính nổi Viglacera ...................................................................9
2.2 Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................ 10
2.3 Quy trình công nghệ ............................................................................................. 11
2.3.1 Tạo hình thủy tinh ..........................................................................................12
2.3.2 Các thiết bị chính ...........................................................................................12
2.4 Sản phẩm ..............................................................................................................12
2.5 Nhận xét và đánh giá ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 3 CÔNG TY YAKULT VIỆT NAM ..........................................................14
3.1 Tổng quan về công ty Yakult Việt Nam .............................................................. 14
3.2 Nguyên liệu sản xuất ............................................................................................ 15
3.3 Quy trình công nghệ ............................................................................................. 15
3.3.1 Các khâu – công đoạn của QTCN .................................................................15
3.3.2 Kiểm tra chất lượng .......................................................................................17

ii
3.3.3 Các thiết bị chính ...........................................................................................17
3.4 Sản phẩm ..............................................................................................................18
3.5 Nhận xét và đánh giá ............................................................................................ 18
KẾT LUẬN ...................................................................................................................19

iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Nhà máy phân bón Bình Điền Long An ..........................................................1
Hình 1-2 Sơ đồ bố trí nhà máy phân bón Bình Điền Long An .......................................3
Hình 1-3 Nhóm sản phẩ m chính phân bón lá Biǹ h Điề n ................................................4
Hình 1-4 Quy trình sản xuất phân bón ba màu ................................................................ 4
Hình 1-5 Phân bón ba màu .............................................................................................. 4
Hình 1-6 Quy trình công nghệ tạo hạt SA .......................................................................5
Hình 1-7 Quy trình công nghệ tạo hạt Urê ......................................................................6
Hình 1-8 Thiết bị đóng bao .............................................................................................7
Hình 1-9 Thiết bị tạo hạt .................................................................................................7
Hình 1-10 Cyclon ............................................................................................................7
Hình 1-11 Băng tải ..........................................................................................................7
Hình 1-12 Các sản phẩ m của công ty phân bón Bin ̀ h Điề n ............................................8
Hình 2-1 Công ty kính nổi Viglacera ..............................................................................9
Hình 2-2 Quy trình tạo kính nổi ....................................................................................11
Hình 3-1 Công ty Yakult Việt Nam ..............................................................................14
Hình 3-2 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy Yakult Việt Nam ..........................................15
Hình 3-3 Qui trình sản xuất của Nhà máy Yakult Việt Nam ........................................16
Hình 3-4 Kiểm tra sản phẩm tại phòng quản lý chất lượng ..........................................17

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1 Sự khác nhau giữa công nghệ tạo hạt Ure và SA ............................................6
Bảng 2-1 Thành phần hóa của kính nổi .........................................................................10

v
CHƯƠNG 1 NHÀ MÁY PHÂN BÓN BÌNH ĐIỀN
LONG AN

1.1 Tổng quan về nhà máy phân bón Bình Điền Long An

Hình 1-1 Nhà máy phân bón Bình Điền Long An


Ngày tham quan: 20/5/2019
Địa chỉ: KCN Long Định, Ấp 4 xã Long Định, Cần Đước, tỉnh Long An
ĐT: (072)  725566  Fax: (072)  725544
Lịch sử phát triển công ty phân bón Bình Điền:
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản xuất
chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp
phân hỗn hợp NPK. Đặc biệt ở khu vực miền Nam, vựa lương thực chính của cả nước,
Công ty luôn đứng đầu về sản lượng sản xuất cũng như doanh số phân NPK, lọt vào
TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Công ty được hình thành từ những năm 1973, với tên gọi là Công ty Phân bón
Thành Tài (Thataco). Sau giải phóng miền Nam 1975, Thataco được chuyển cho Nhà
nước và năm 1976 được đổi tên thành Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II, trực thuộc Công
ty Phân bón Miền Nam. Bằng sự phát triển lớn mạnh của mình, đến ngày 06/05/2003
Xí nghiệp Phân bón Bình Điền II đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thừa ủy quyền
của Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Công ty Phân bón Bình Điền,
trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và
đến năm 2011, Công ty được cổ phần hóa và có tên gọi Công ty cổ phần phân bón Bình
Điền.
Công ty cổ phần phân bón Biǹ h Điề n được chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam tặng nhiều danh hiệu như: “Huân chương lao động hạng hai” năm 1999
và “Huân chương Lao đô ̣ng ha ̣ng nhấ t” năm 2008, Hàng Việt Nam chất lượng cao (10
năm liên tục), giải Vàng Chất lượng Việt Nam (5 năm), cúp vàng Doanh nghiệp tiêu

1
biểu, Topten Phân bón, Cúp vàng Vì sự nghiệp xanh Việt Nam (4 năm), Cúp vàng nông
nghiệp Việt Nam,...
Công ty được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lượng và các
chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công nghệ
sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống, cây trồng và các loại nông sản.
- Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón. Thiết kế các thiết bị, công nghệ
sản xuất phân bón. Thực hiện các dịch vụ có liên quan.
- Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước.
- Kinh doanh bất động sản, địa ốc (kinh doanh nhà ở, văn phòng) và cho thuê kho
bãi (chỉ thực hiện đối với các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Mua bán, sản xuất, gia công sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
- Sản xuất kinh doanh và dịch vụ những ngành nghề khác theo quy định của pháp
luật.
Với các nhà máy sản xuất và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc, công ty
có đội ngũ cán bộ 70 người có trình độ kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ, cộng với 300 công nhân
lành nghề. Công ty có trạm phát điện dự phòng, có công suất đủ cung cấp cho 3 dây
chuyền sản xuất, hạn chế tổn thất do mất điện. Công ty cổ phầ n Phân bón Bình Điền
hiện có 1 nhà máy chính và 5 công ty thành viên:
- Nhà máy Phân bón Bình Điền – Long An: 600.000 tấn/năm.
- Công ty Cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng: 200.000 tấn/năm.
- Công ty Cổ phần Bình Điền – Quảng Trị: 150.000 tấn/năm.
- Công ty Cổ phần Bình Điền – Mekong: 50.000 tấn/năm.
- Công ty Cổ phần Bình Điền – Ninh Bình: 400.000 tấn/năm..
- Công ty TNHH MTV thể thao Bình Điền Long An.
Công ty có hơn 100 loại sản phẩm phù hợp với từng loại đất đai và thời kỳ sinh
trưởng của từng loại cây trồng. Là đơn vị đầu tiên đưa ra các loại sản phẩm chuyên dùng
cho cây trồng như: chuyên dùng cho cây lúa, cà phê, cao su…
Nhà máy có năng suất lớn nhất trong toàn bộ chi nhánh công ty với khoảng 600.000
tấn/năm.
Diện tích Nhà máy: 16 ha, có cảng sông, thuận tiện đường bộ.

2
Cảng
Kho Sản
Khu Phẩm
Khu Khu
Sản Xuất Động
Sản Xuất Lực
Dây chuyền
mới
Kho

Nguyên liệu Nhà Ăn Phòng


Thí
Khu
Nghiệm
Hành Chành

Cổng 2 Bãi xe Cổng 1

Hình 1-2 Sơ đồ bố trí nhà máy phân bón Bình Điền Long An
1.2 Nguyên liệu sản xuất
Nhà máy mua nguồn nguyên liệu chế biến sẵn từ các công ty khác trong và ngoài
nước. Nguyên liê ̣u gồ m các nguồ n khác nhau như nguồ n đa ̣m, lân, kali, phu ̣ gia,...
Nguồn đạm: amoni photphat (NH4)3PO4, ure (NH2)2CO được mua từ Đạm Phú
Mỹ, Đạm Cà Mau, Indonexia,…
Nguồn lân: amoni photphat (NH4)3PO4, P2O5 được nhập từ Trung Quốc.
Nguồn kali: K2O, KCl dạng hạt và K2SO4 dạng bột được mua từ Đạm Cà Mau,
Trung Quốc, Canada.
Phụ gia: dầu bóng, chất màu, cao lanh,…chủ yếu mua từ Công ty Đạm Cà Mau.
Các nguồn nguyên liệu nhập được kiểm tra các chỉ tiêu cần thiết: độ ẩm, hàm lượng
đạm, lân, kali, tạp chất,… trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất.
1.3 Quy trình công nghệ
Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất phân bón công nghệ một hạt (2 công nghệ
UREA và 1 công nghệ SA tạo hạt hơi nước thùng quay) và 3 dây chuyền sản xuất công
nghệ trộn.

3
Sản phẩ m ha ̣t Sản phẩm trô ̣n

Hình 1-3 Nhóm sản phẩ m chính phân bón lá Bin
̀ h Điề n
1.3.1 Sản xuất phân bón ba màu

Định lượng Phối trộn Đóng bao


Hình 1-4 Quy trình sản xuất phân bón ba màu

Hình 1-5 Phân bón ba màu

4
1.3.2 Quy trình công nghệ tạo hạt SA
Nhập liệu Định lượng Trộn
Nghiền
vào nhà kho tự động

Tạo hạt

Sấy

Đóng bao Xử lý bề mặt Làm nguội Sàng

Nghiề n
Hình 1-6 Quy trình công nghệ tạo hạt SA
Nguyên liệu dạng hạt hoặc dạng bột nhuyễn được định lượng tự động rồi đưa đến
thiết bị nghiền bằng hệ thống băng tải. Tại đây, nguyên liệu được nghiền nhuyễn để đạt
kích thước nhỏ hơn 1mm, sau đó được đưa sang thiết bị trộn.
Các loại nguyên liệu như Urea, SA (Sulfat Ammoni), superphosphat đơn, DAP
(Diamon Phosphate), KCl, phụ gia... được phối trộn theo tỷ lệ khác nhau tùy theo từng
loại sản phẩm.
Sau khi đã được trộn đều, nguyên liệu được đưa vào thiết bị tạo hạt. Hiện tại nhà
máy có 3 dây chuyền sản xuất phân bón công nghệ một hạt (2 công nghệ Urea và 1 công
nghệ SA tạo hạt hơi nước thùng quay) và 4 dây chuyền sản xuất công nghệ trộn. Công
suất của mỗi dây chuyền là 14 tấn giờ-1.
So với thiết bị tạo hạt bằng đĩa quay, thiết bị thùng quay hơi nước có nhiều ưu
điểm hơn: hạt tạo thành nhờ hơi nước do đó kích thước hạt có thể điều chỉnh bằng lượng
hơi nước phun vào, hạt nóng đều từ trong ra ngoài,…
Các hạt phân tạo thành được sấy ở nhiệt độ khoảng 150 C để khống chế độ ẩm <
1%. Phân được sấy trong thiết bị sấy thùng quay với 6 cánh đảo để tăng diện tích tiếp
xúc với dòng khí nóng.
Sản phẩm sau khi sấy có nhiệt độ khoảng 8090 C. Nhiệt độ đầu ra được khống
chế bằng hệ thống quạt đẩy và lượng than sử dụng.
Sau khi sấy, hạt được đưa qua hệ thống sàng rung gồm mô ̣t sàng 4 mm, mô ̣t sàng
2 mm và mô ̣t sàng tinh. Các hạt lớn hơn 4 mm được đưa trở lại thiết bị nghiền, các hạt
nhỏ hơn 2 mm được đưa trở lại thiết bị tạo hạt để tăng kích thước hạt.
Các hạt đạt tiêu chuẩn được làm nguội ngược chiều bằng khí trời. Sản phẩm ra
khỏi thiết bị làm nguội có nhiệt độ khoảng 40 C.
Hạt phân tiếp tục được đưa đến công đoạn xử lý bề mặt. Tại đây thiết bị bọc áo sẽ
giúp tăng cứng, tăng độ bóng và cô lập bề mặt hạt (tránh đóng cục): Bọc áo dạng lỏng

5
dùng dầu phun cao áp đối với sản phẩm không yêu cầu màu. Nếu sản phẩm cần tạo màu
sẽ được bọc áo bằng các pignent màu trộn đều với các hạt phân.
Cuối cùng là công đoạn đóng bao.
1.3.3 Công nghệ tạo hạt Ure

Urê hóa lỏng

Nhập liệu vào Định lượng Nghiền


Nghiền Tạo hạt
nhà kho tự động

Sấy lần 1

Sàng Làm nguội Sàng Sấy lần 2

Xử lý bề mặt Đóng bao


Hình 1-7 Quy trình công nghệ tạo hạt Urê
Ưu điể m của công nghê ̣ urê:
• Cho phép sản xuất các sản phẩm phân bón NPK dạng một hạt có hàm lượng Nitơ
(đạm) cao hay tổng hàm lượng dinh dưỡng cao.
• Chi phí sử dụng tính trên đơn vị dinh dưỡng thường thấp hơn so với công nghệ
SA.
• Điều chỉnh được độ tan tùy vào vụ mùa khô hay mùa mưa.
Bảng 1-1 Sự khác nhau giữa công nghệ tạo hạt Ure và SA

Công nghệ SA Công nghệ Urê


Ưu điểm Dây chuyền SX đơn giản Hạn chế được lượng lưu huỳnh.
Điều tiết được độ tan chảy của phân
trong đất
Nhược điểm Tổng hàm lượng dinh dưỡng thấp

6
1.3.4 Các thiết bị chính

Hình 1-8 Thiết bị đóng bao

Hình 1-9 Thiết bị tạo hạt

Hình 1-10 Cyclon Hình 1-11 Băng tải

7
1.4 Sản phẩm
Phân bón Đầu trâu Agrotain: Đầu trâu 202015 Agrotain, Đầu trâu Agrotain-Cà
phê, Đầu trâu TE + agrotain Lúa.
Phân bón Đầu trâu chuyên dùng: compomix 777, Đầu trâu CB3, Đầu trâu CB2.
Phân bón NPK Đầu Trâu: 16168+TE, 201015+TE (cây ăn trái),
1681613S+TE.

Hình 1-12 Các sản phẩ m của công ty phân bón Bin
̀ h Điề n
1.5 Nhận xét và đánh giá
Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền là một doanh nghiệp nhà nước, nhà sản xuất
chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam về phân hỗn hợp NPK.Công ty luôn đứng đầu về sản
lượng sản xuất cũng như doanh số phân NPK và điều này đã đóng góp tích cực vào sự
phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.
Bên cạnh đó, Công ty cũng cần quan tâm về vấn đề xử lý nước thải và môi trường
làm việc cho công nhân như nền đất di chuyển hay các dụng cụ bảo hộ trong môi trường
làm việc nhiều bụi. Ngoài ra, công ty cũng nên thường xuyên bảo trì các máy móc, thiết
bị sản xuất (một số thiết bị đã bị gỉ sét) trong xưởng để đạt được năng suất cao hơn và
điều kiện làm việc tốt hơn.

8
CHƯƠNG 2 CÔNG TY KÍNH NỔI VIGLACERA

2.1 Tổng quan công ty kính nổi Viglacera

Hình 2-1 Công ty kính nổi Viglacera


Ngày tham quan: 21/05/2019
Địa chỉ: Khu sản xuất Tân Đông Hiệp – TX. Dĩ An – Bình Dương
ĐT: 84  650 3740902  Fax: 84  650 3740901
Lịch sử phát triển công ty kính nổi Viglacera
Theo quyết định số 1218/QD - BXD của Bộ Xây Dựng, với mục tiêu sản xuất sản
phẩm kính cao cấp đáp ứng thị trường trong nước đặc biệt cho Miền Nam. Nhà máy
kính nổi Viglacera được khởi công xây dựng ngày 18/02/2001 trên mặt bằng 15 hecta
tại khu sản xuất Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ngày 31/07/2002 theo quyết định số 1020/QD - BXD của Bộ Xây Dựng, công ty
kính nổi Viglacera được thành lập trên cơ sở ban quản lý dự án của tổng công ty Thủy
Tinh Gốm Xây Dựng - tổng công ty sản xuất Vật Liệu Xây Dựng đa ngành lớn nhất Việt
Nam hiện nay.
Sau 20 tháng xây dựng và lắp đặt, công ty kính nổi đã chính thức đưa dây chuyền
vào hoạt động ngày 01/10/2002. Ngày 25/10/2002 những m2 kính đầu tiên kính ra lò.
Dây chuyền sản xuất của công ty sản xuất kính theo công nghệ kính nổi là công
nghệ tiên tiến nhất hiện nay, với công suất thiết kế là 350 tấn.ngày-1, tương đương 18
triệu m2 kính qui tiêu chuẩn 2 mm.năm-1. Sản phẩm được sử dụng cho xây dựng và sản
phẩm sau kính như sản xuất gương tráng bạc hoặc tráng nhôm. Kích thước sản phẩm
lớn nhất 120”x84” và kích thước sản phẩm nhỏ nhất 1500x2000 mm với chiều dày từ
212 mm, với màu sắc phong phú đa dạng gồm màu trà, xanh lá cây, xanh đen, trắng
theo tiêu chuẩn Nhật Bản JSR32021996.
Lò nấu của công ty có chu kỳ hoạt động 6 năm, hiện nay đã hoạt động 7 năm và
chưa dừng lò để sửa chữa nguội.
Tháng 11/2002 công ty bắt đầu đưa sản phẩm tham gia vào thị trường và đã nhanh
chóng được thị trường chấp nhận.

9
2.2 Nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu sản xuất của Công ty được khai thác trong nước và nhập khẩu. Các
nguyên liệu về đến công ty đều ở dạng thành phẩm được đưa vào sử dụng ngay mà
không cần gia công chế biến lại.
Nguyên liệu gồm: Cát Cam Ranh (Khánh Hòa) hoặc Cát Bình Thuận, Soda (Trung
Quốc), Sufat natri (Singapore), Dolomite (Yên Bái), Đá vôi (Kim Bảng), Pegmatite
(Yên Hà), bột than, kính vụn, bột màu.
Ngoài thành phần hóa, những vấn đề khác cũng quan tâm như chất lượng nguyên
liệu, độ ẩm, kích cỡ hạt, tỉ lệ phân bố kích thước hạt, nguồn gốc của nguyên liệu. Việc
phân tích thành phần hóa của nguyên liệu, kim loại nặng trong nguyên liệu, thành phần
tạp chất ... được phòng thí nghiệm phân tích.
Thành phần hóa của kính
Việc lựa chọn thành phần hóa của kính được quyết định bởi ứng dụng của sản
phẩm và phương pháp tạo hình. Kính phương pháp nổi và kính tấm phang thông thường
đều thuộc hệ SiO2Na2OCaO.
Căn cứ đặc điểm và yêu cầu sử dụng các phương pháp công nghệ tạo hình kính
nổi, hàm lượng Al2O3 thông thường không được vượt quá 18%, tổng hàm lượng CaO +
MgO ≥ 12%, tổng hàm lượng Na2O + K2O ≤ 14%, % Fe2O3 thường khống chế dưới mức
0.1% (bảng 2-1).
Bảng 2-1 Thành phần hóa của kính nổi

Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Na2O Fe2O3


Hàm lượng % 71,5–72,5 1,0– 1,8 8,0 – 9,0 3,5 – 4,0 13,5– 14,0 0,1– 0,15

Các cấu tử chính


 Silica: SiO2
SiO2 là cấu tử tạo mạng, làm cho thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao, độ nhớt, độ
bền hóa, độ chịu nhiệt cao và hệ số giãn nở nhiệt thấp.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu là Cát.
 Al2O3
Tham gia tạo mạng thủy tinh, với tỷ lệ thích hợp làm giảm khả năng kết tinh của
thủy tinh, tăng độ bền hóa, độ cứng và làm giảm hệ số giãn nở nhiệt. Chiếm tỷ lệ 1 - 3%
thủy tinh.
Nguồn nguyên liệu cung cấp là Pegmatite.

10
 Na2O
Là cấu tử gây biến dạng mạng, làm giảm độ nhớt, độ bền hóa và làm tăng hệ số
giãn nở nhiệt, dẫn nhiệt. Làm thủy tinh trong quá trình nấu dễ khử bọt hơn. Chiếm
khoảng 14% thủy tinh.
Nguồn nguyên liệu cung cấp là Soda, Sulfat natri.
 K2O
Có tác dụng giống như Na2O nhưng tốt hơn.
Nguồn nguyên liệu cung cấp là Pegmatite.
 CaO
CaO là cấu tử chính của hệ Soda - Limestone. Nó là cấu tử gây biến dạng mạng
mạnh, làm cho thủy tinh có độ giãn nở nhiệt thấp, độ bền hóa cao, làm tăng độ nhớt ở
nhiệt độ thấp và làm giảm độ nhớt ở nhiệt độ cao. Chiếm tỷ lệ 8 9 % thủy tinh.
Nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu là Đá vôi và Dolomit.
 MgO
MgO là cấu tử gây biến dạng mạng mạnh. Chiếm tỷ lệ 4% thủy tinh.
Nguồn nguyên liệu cung cấp là Dolomit.
 Fe2O3
Fe2O3 là tạp chất làm nhuộm màu cho kính, FeO cho kính nổi màu xanh lục, Fe2O3
cho kính màu vàng nhạt, FeO mức độ nhuộm màu nặng hơn nhiều so với Fe2O3. Bất kể
hóa trị của Fe thấp hơn hay cao đều hạ thấp độ trong suốt rõ rệt, nên oxit sắt là tạp chất
không mong muốn trong việc chế tạo kính, cần khống chế nghiêm ngặt. Hàm lượng
trong thủy tinh trong khoảng 0,1%.
2.3 Quy trình công nghệ

Nguyên liệu Trộn phối liệu Nung chảy phối liệu


(15001600 C)

Làm nguội và Qua bể thiếc, băng kính nổi


tạo hình trên bề mặt thiếc nóng chảy

Lò ủ và làm nguội từ Cắt kính bao bì và


600 C→85 C→50 C nhập kho

Hình 2-2 Quy trình tạo kính nổi

11
2.3.1 Tạo hình thủy tinh
Tạo hình nghĩa là tạo ra những tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm yêu cầu. Tại
Công ty Vigracera chủ yếu sản xuất kính tấm phẳng. Người ta sử dụng phương kéo
ngang, thiết bị tạo hình là bể thiếc gọi là phương pháp Float hay phương pháp nổi.
Đặc điểm của phương pháp: Quá trình tạo hình dải thuỷ tinh thực hiện trên bề mặt
kim loại thiếc đã nấu chảy.
2.3.2 Các thiết bị chính
Máy trộn (2 máy): dùng để trộn nguyên liệu đã cân và tính toán theo đơn phối liệu,
với công suất 2.6 tấn.mẻ-1.
Lò đốt: giúp gia nhiệt cho nguyên liệu, có hệ thống khí tạo mù với áp suất 6,2 KPa
và đốt bằng khí CNG (trước đây sử dụng dầu FO), mỗi ngày sử dụng khoảng 3000 Sm3
khí CNG. Lò đốt có 4 khoang, 17 béc đốt: 3 khoang đầu có 5 béc, 1 khoang cuối có 2
béc. Chu kỳ đốt của lò: khoảng 20 phút lò sẽ đổi từ bên phải sang đốt bên trái.
Bể thiếc là thiết bị quan trọng nhất trong sản xuất kính nổi, vì dịch thủy tinh nung
chảy để hình thành kính có mặt nhẵn phẳng, bóng phải nhờ vào bể thiếc chứa dịch thiếc
nóng chảy. Bể thiếc ít sử dụng nhiên liệu thường để gia nhiệt, chỉ được dùng điện gia
nhiệt để tránh dịch thiếc oxy hóa. Ngoài ra, để tái chế thiếc bị oxy hóa và bảo vệ thiếc
tránh sự oxy hóa , bể thiếc còn có hệ thống khí N2 và 5% H2 với áp suất 20 MPa để
không khí khó xâm nhập vào bể.
Máy kéo biên: là một trong những thiết bị chính của công nghệ sản xuất kính nổi,
có nhiệm vụ tạo bề dày của băng kính. Bộ phận chính của máy là con lăn kéo biên có
vanh răng kiểu đầu tay treo và kết cấu truyền động trang bị điều khiển. Yêu cầu cơ bản
đối với máy kéo biên là trước sau của đầu con lăn điều tiết linh hoạt, dễ điều khiển trên
dưới, tốc độ điều tiết có độ chính xác cao, sử dụng liên tục lâu dài dưới nhiệt độ cao.
Đầu con lăn làm bằng thép chịu nhiệt kèm theo biện pháp làm mát.
2.4 Sản phẩm
Gương nhôm: Gương mài trang trí của VIFG có nhiều chủng loại khác nhau, được
sử dụng cho việc tràn trí nội thất trong các công trình xây dựng, khách sạn, nhà hàng…
Kính nổi: kính nổi VIFG được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và trang trí nội thất
như: làm kính Low-E, gương tráng bạc, kính ô tô, cửa sổ, cửa đi, mặt bàn, tủ đứng, tủ
tường, quầy hàng, khung tranh, mặt kính đông hồ kỹ thuật,…và nhiều công dụng khác.
Gương mài trang trí của VIFG có nhiều chủng loại khác nhau, được sử dụng cho
việc trang trí nội thất trong các công trình xây dựng, khách sạn, nhà hàng…
Kính có độ dày: 2–12 mm. Độ dày của kính khác nhau dựa vào phương pháp tạo
hình kính.
Kích thước sản phẩm lớn nhất là 5000x3300 mm.
Màu sắc của kính đa dạng, phong phú: trắng, xám, xanh lá cây, xanh trà,…

12
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Công ty được thực hiện nghiêm ngặt và
thường xuyên từ khâu nguyên liệu, phối liệu cho đến khâu kiểm tra kính thành phẩm,
đảm bảo cho kính khi xuất kho đạt và vượt tiêu chuẩn JIS R 3202–1996.
Sản phẩm kính của công ty được dùng cho mục đích xây dựng cũng như có thể
làm ra các sản phẩm khác sau kính như gương chất lượng cao, kính ôtô, kính dán, kính
cường lực, kính mài, kính mờ, kính tiết kiệm năng lượng, kính phản quang,…
Sản phẩm được bảo quản nơi khô ráo sạch sẽ, trách tiếp xúc với hóa chất và va đập
làm vỡ.
2.5 Nhận xét và đánh giá
Công ty kính nổi Viglacera là thành viên của Tổng Công Ty Viglacera, nhà sản
xuất và cung cấp vật liệu xây dựng đa ngành hàng đầu việt nam. Công ty sản xuất kính
hiện đại với dây chuyền sản xuất theo phương pháp Float hay phương pháp kéo nổi. Đó
chính là phương pháp sản xuất kính tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới cho ra những
tấm kính phẳng, nhẵn lý tưởng và có chất lượng cao.
Tuy nhiên, công ty cung cần chú trọng khâu an toàn lao động và tạo điều kiện thoải
mái cho nhân viên trong môi trường nhiệt độ cao. Công ty cũng nên đa dạng hóa các
loại sản phẩm và phát huy thế mạnh về kính mỏng và kính màu.

13
CHƯƠNG 3 CÔNG TY YAKULT VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về công ty Yakult Việt Nam

Hình 3-1 Công ty Yakult Việt Nam


Ngày tham quan: 21/05/2019
Địa chỉ: Số 5 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam – Singapore (VSIP), TX. Thuận An,
Bình Dương.
ĐT: 0650 3769 246  Fax: 0650 3769 242
̣ sử hin
Lich ̀ h thành và phát triể n:
Yakult Honsha là công ty tiên phong trong lĩnh vực probiotics và là một trong
những công ty hàng đầu ở Nhật Bản. Kể từ khi Yakult có mặt trên thị trường vào năm
1935 cho đến nay, công ty Yakult Honsha đã có hơn 75 năm kinh nghiệm nghiên cứu.
Công ty Yakult được thành lập vào 26/06/2006 với sự hợp tác của công ty Yakult
Honsha và công ty Danone của Pháp. Hiện nay công ty đã có mặt tại hơn 32 quốc gia
trên thế giới và Yakult Việt Nam là thành viên thứ 30 của đại gia đình Yakult thế giới.
Nhà máy Yakult Việt Nam được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
Tx Thuận An, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích là 24000 m2. Nhà máy Yakult Việt
Nam chính thức bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất vào tháng 4 năm 2008. Số lượng nhân
viên là khoảng 50 người.
Yakult có hai viện nghiên cứu đặt tại Bỉ và Nhật. Tại Việt Nam công ty có hai văn
phòng đại diện ở TPHCM và Hà Nội.
Năng suất của nhà máy: 300000 chai ngày-1. Sản phẩm chủ yếu được phân bố ở
các siêu thị ở trên toàn quốc.

14
Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

Hình 3-2 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy Yakult Việt Nam
3.2 Nguyên liệu sản xuất
Sữa bột gầy: là sữa không chứa chất béo, sữa bột gầy được nhập từ Hà Lan.
Chất béo trong sữa là nơi vi sinh vật phát triển mạnh gây hư sữa.
Chất béo tạo bọt trong quá trình sản xuất làm ảnh hưởng đến thiết bị.
Mục đích chính của công ty là cung cấp các vi sinh vật có lợi nên không cần có
chất béo trong sữa.
Đây là nguyên nhân chính mà công ty Yakult sử dụng sữa bột gầy làm nguyên liệu
sản xuất chính.
Vi sinh vật: nhà máy Yakult sử dụng chủng vi khuẩn L.casei Shirota. Chuẩn vi
khuẩn này được nhập định kỳ từ công ty Yakult Honsa Nhật Bản. Thức ăn chính của vi
khuẩn này là đường Glucose.
Đường Glucose và đường cát trắng: các nguyên liệu này được mua ở các nhà máy
đường Biên Hòa hay nhà máy đường Tây Ninh.
Nước: được cung cấp từ khu công nghiệp này, nước được qua hệ thống xử lý của
nhà máy mới được đem sử dụng để sản xuất sữa.
Nhựa Polystyrene: là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất chai được nhập trực
tiếp từ công ty Yakult Honsa Nhật Bản.
3.3 Quy trình công nghệ
3.3.1 Các khâu – công đoạn của QTCN
Quá trình sản xuất sản phẩm probiotic nói chung hay sữa lên men nói riêng đòi hỏi
phải được sản xuất với công nghệ cao trong điều kiện vệ sinh hết sức nghiêm ngặt, điề u
kiê ̣n kín để sản phẩm sản xuất ra là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Điều quan
trọng nhất của quá trình sản xuất là tránh sự nhiễm tạp của bất kỳ vi sinh vật nào khác

15
bởi vì sản phẩm rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của chúng. Hơn nữa, cần phải duy
trì lượng khuẩn probiotic trong sản phẩm biểu hiện hoạt tính có lợi của chúng cho sức
khỏe người sử dụng. Đó là những lý do mà tại sao Yakult lại được sản xuất trong điều
kiện hết sức nghiêm ngặt với công nghệ hiện đại (Hiǹ h )

Hình 3-3 Qui trình sản xuất của Nhà máy Yakult Việt Nam
Chú thích:
1. Chuẩn bị nguyên liệu 11. Bồn chứa sữa bán thành phẩm
2. Bồn hòa tan 12. Máy tạo chai
3. Thiết bị tiệt trùng 13. Bồn chứa chai
4. Bồn lên men 14. Máy xếp chai
5. Bồn nuôi cấy men Yakult 15. Máy in hạn sử dụng, thông tin sản phẩm
6. Thiết bị đồng hóa 16. Máy rót sữa, đóng nắp nhôm
7. Bồn lưu trữ chứa dd đường tiệt trùng 17. Máy đóng gói 5 chai
8. Hệ thống xử lý nước 18. Máy đóng gói hoàn chỉnh
9. Bồn chứa nước tiết trùng 19. Kho lạnh
10. Thiết bị trộn 20. Xe lạnh, vận chuyển hàng
Quy trình sản xuất sữa Yakult:
Nguyên liệu gồm có sữa bột gầy, đường Clucose và đường cát trắng (1). Nguyên
liệu này được đưa đến bồn hòa tan (2) ở đây nguyên liệu được hòa tan bằng nước
nóng.Tiếp tục đưa qua thiết bị khử trùng (3) nguyên liệu được cho qua nước nóng ở 130
C trong vòng 3 giây. Sau đó, nguyên liệu này tiếp tục đưa vào bồn lên men (4) ở đây
khuẩn L.casei Shirota từ bồn nuôi cấy men (5) được đưa vào bồn lên men (4) nhà máy
có 6 bồn lên men mỗi bồn chứa được l20 lít, quá trình lên men diễn ra trong 7 ngày ở
37 C. Sau đó sữa lên men được đưa vào thiết bị đồng hóa (6) để tạo sữa lên men đồng
hóa. Sữa đồng hóa được bơm vào bồn chứa nước đường tiệt trùng (7) ở đây sữa được

16
khuấy đều với nước đường tạo thành sữa đặt. Sữa đặt được đưa đến thiết bị trộn (10)
sữa đặt được trộn với nước đã qua hệ thống xử lý nước (8) và đã qua thiết bị khử trùng,
để tạo ra sữa uống bán thành phẩm. Sữa này được đưa qua bồn chưa (11) và được đưa
vào máy rót sữa, đóng nắp nhôm (16), sữa được đóng gói 5 chai.lốc-1 và đem đống thành
khối 50 chai (18), sau khi đóng gói xong sữa được đưa vào kho lạnh (19) ở 5 C và sữa
được phân phối bằng xe đông lạnh (20).
Nhà máy còn hệ thống tạo chai, với công suất 11000 chai.ngày-1. Chai được sản
xuất theo hình dán của công ty với dung tích 65ml. Sau khi sản xuất chai sẽ được đưa
đến bồn chứa chai (13), sau đó được đưa vào máy sếp chai (14), tiếp tục được đưa qua
hệ thống máy in hạn sử dụng (15) rồi mới được đem vào máy rót sữa.
3.3.2 Kiểm tra chất lượng
Yakult thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển đến kho lạnh 5 °C và sản phẩm
sẽ được lưu tại kho 1 ngày để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi phân phối đến tay
người tiêu dùng.
Mỗi đợt sản xuất, có khoảng 200 mẫu được kiểm tra, bao gồm tất cả các công đoạn
của qui trình sản xuất, từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
Kiểm tra số lượng chủng khuẩn L. casei Shirota, kiểm tra có sự hiện diện các chất
gây hại hay không, có đáp ứng tiêu chuẩn về vi sinh đặt ra cho sản phẩm sữa uống lên
men hay không, cũng như là phân tích thành phần, độ acid, hương vị,...
Tại Việt Nam, các nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được sự kiểm
nghiệm và cho phép của Viện Vệ sinh Y tế công cộng.
Sản phẩm Yakult đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm sữa uống
lên men, theo qui định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn TCVN 7030:2009. Và việc kiểm soát
chất lượng được thực hiện cho đến khi sản phẩm hết hạn.

Hình 3-4 Kiểm tra sản phẩm tại phòng quản lý chất lượng
3.3.3 Các thiết bị chính
Thiết bị phối trộn: có dung tích 15000 lít
Thiết bị tồn trữ: 7000 lít x 3

17
Thiết bị tạo chai: 11000 chai giờ-1
Thiết bị đóng chai: 45000 chai giờ-1
Thiết bị rót chai: 45000 chai giờ-1
Thiết bị lên men: 7000 lít x 3
3.4 Sản phẩm
Sản phẩm chính của nhà máy là Sữa uống Yakult
Tác dụng của sữa uống Yakult:
- Làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột.
- Giảm sự hình thành các độc tố trong người.
- Giúp ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
- Hộ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và ngăn ngừa
ung thư.
Các sản phế phẩm là những sữa bị hư trong quá trình sản xuất, được thải ra bán
cho các công ty thức ăn gia súc.
Quá trình sản xuất là quá trình khép kín sản phẩm sẽ được kiểm tra từng các khâu,
công đoạn từ lúc phối trộn cho đến khi tạo ra sản phẩm.
Các sản phẩm sẽ được kiểm tra tỉ trọng, pH, số lượng vi khuẩn có trong 1g sữa…
Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ từ 5oC đến 10oC. Sản phẩm
sau khi mở nắp phải uống liền trong ngày.
3.5 Nhận xét và đánh giá
Công ty Yakult Việt Nam nói riêng và tập đoàn Yakult của Nhật Bản nói chung
đang ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong và
ngoài.
Công ty luôn duy trì qui trình sản xuất Yakult với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất
thông qua việc kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề vệ sinh an toàn từ khâu nuôi cấy, lên men
vi khuẩn đến khi thành phẩm. Bên cạnh đó, quy trình vệ sinh cá nhân cũng được chú
trọng để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là quá trình lên men.
Nhà máy Yakult được thiết kế theo kiến trúc hiện đại, đặc biệt khách tham quan
có thể theo dõi toàn bộ qui trình sản xuất qua hệ thống đường dẫn riêng mà không ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất của nhà máy.

18
KẾT LUẬN

Trong suốt chuyến đi tham quan thực tế, em đã tham quan 3 nhà máy, được tận
mắt chứng kiến về quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, thấy được những máy móc quy mô
lớn và trang thiết bị hiện đại với công suất lớn, hầu hết đều tự động hóa.
Suốt chuyến tham quan, em học hỏi được rất nhiều kiến thức từ thầy cô và các cán
bộ trong nhà máy. Em đã phần nào tiếp cận được thực tế sản xuất và nhận ra rằng những
điều lí thuyết hoàn toàn khác xa thực tiễn. Từ đó, em tự tin hơn khi giao tiếp cũng như
định hướng được trong tương lai.
Bên cạnh đó, do yếu tố thời gian có hạn nên em chỉ phần nào tìm hiểu được về
kiến thức, quy trình ở mỗi nhà máy, có những máy móc, thiết bị em chưa hiểu về cách
vận hành và nguyên tắc hoạt động.
Chuyế n đi không những mang la ̣i những kiế n thức thực tế mà còn giúp các em gầ n
gũi hơn với các thầ y cô bô ̣ môn, và tâ ̣p thể lớp gắn bó hơn sau 4 năm đại học.
Đồ ng thời chuyế n đi còn giúp em tìm hiể u sâu về các nhà máy xí nghiê ̣p và lựa cho ̣n
thích hơ ̣p với chuyên môn để nghiên cứu tố t báo cáo luâ ̣n văn sau này.

Cuố i lời em chúc sức khoẻ đế n các thầ y cô bô ̣ môn đã hoàn thành nhiê ̣m vu ̣ trong
chuyế n đi này, chuyế n đi mang la ̣i kiế n thức thực tế , tiǹ h cảm ba ̣n bè thầ y trò và mang
dấ u ấ n mô ̣t thời sinh viên.

19

You might also like