You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU - BỘ MÔN POLYME

Báo Cáo Thí Nghiệm


KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁC CHẤT
CAO PHÂN TỬ
Bài TN 1: UPE (Polyester không no)

Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2019

GVHD : Nguyễn Thái Hòa


Danh sách nhóm : 5
Tên MSSV
1/ Nguyễn Phú Hào 1711165
2/ Nguyễn Ngọc Bá Trường 1713750
3/ Phạm Nguyễn Ái Vi 1713937
4/ Quách Thị Diễm Thùy 1713410

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2019


BÀI 3: NHỰA UPE

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về nhựa
Polyester không no (UPE) là loại polymer được tổng hợp bằng phản ứng
trùng ngưng giữa polyol và polyacid, trong đó có các nối đôi có thể trùng hợp
và đồng trùng hợp. Các nối đôi này thường mang vào từ polyacid.
1.2. Nguyên liệu chính
a. Polyol
Các polyol được sử dụng chủ yếu là các diol như: ethylene glycol (EG),
diethylene glycol (DEG), propylene glycol (PG), dipropylen glycol (DPG),
neopenthaglycol (NPG).
Các diol mạch ngắn sẽ tạo được mạch polymer có độ cứng, dòn cao, khả
năng phân tán trong dung môi tương hợp kém.
Các diol mạch dài, nhánh, có liên kết ether sẽ tạo sản phẩm mềm dẻo,
khả năng tương hợp với dung môi cao.
b. Polyacid
Các acid no, polyacid no hay alhydrid của chúng như: maleic acid,
furmaric acid, alhydrid maleic (AM).

Maleic acid Furmaric acid Alhydrid maleic

Các acid không no có tác dụng đưa nối đôi vào mạch polymer, còn các
acid no có tác dụng điều chỉnh mật độ nối đôi trong UPE.
c. Monomer tương hợp
Monomer tương hợp với UPE vừa có tác dụng là dung môi, vừa có tác
dụng đồng trùng hợp với nối đôi có trong UPE để tạo mạch không gian.
Monomer này phải có những yêu cầu:
- Khả năng tương hợp với UPE cao.
- Khả năng tự trùng hợp thấp và đồng trùng hợp với nối đôi của UPE cao.
- Phổ biến, ít độc hại, mùi nhẹ và độ bay hơi thấp, khả năng bắt cháy
thấp.
- Giá thành phù hợp.
Các loại monomer phổ biến là: Styren (SM), Methyl methacrylate
(MMA).

Styren (SM) Methyl methacrylate (MMA)


Trong đó SM thường được sử dụng phổ biến.
d. Hydroquynone (HQ)

Có thể dùng dập tắt gốc tự do, được sử dụng để bảo quản nối đôi của
AM trong quá trình tổng hợp UPE và bảo quản sản phẩm tránh gel hóa trong
quá trình lưu trữ.
e. Xúc tiến
Có tác dụng làm tăng khả năng phân hủy tạo gốc tự do của chất khơi
mào, làm tăng tốc độ quá trình đóng rắn UPE.
Thường sử dụng muối hữu cơ của cobalt dạng dung dịch 10% trong
xylen (Co2+)
f. Chất khơi mào
Có tác dụng phân hủy tạo gốc tự do, khơi mào cho quá trình đồng trùng
hợp giữa nối đôi của monomer và nối đôi của UPE. Tùy vào cấu tạo của chất
khơi mào mà chúng ta có thể gây ra các phản ứng đồng trùng hợp UPE ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau. Các chất khơi màu thường được sử dụng là:
- MEKP (methyl ethyl peroxyd) là hỗn hợp gồm 5 đồng phân của nhau.
Có thể khơi mào nhanh cho phản ứng đồng trùng hợp UPE ở nhiệt độ thường.
Công thức chung: (C2H5)2(CH3)2O4H2
- Benzoyl peroxyl: là chất có khả năng khơi mào nhanh cho phản ứng
đồng trùng hợp UPE ở điều kiện trên 80oC

Benzoyl peroxyl
g. Độn
Độn để làm composite từ UPE rất đa dạng:
- Dạng hạt: CaCO3, cát, các loại bột gỗ, graphid …
- Dạng sợi: sợi thủy tinh, carbon, gốm …
1.3. Phản ứng tổng hợp cơ bản
Phản ứng tổng hợp UPE là phản ứng trùng ngưng – đa tụ qua 2 giai đoạn và
tùy thuộc vào tỷ lệ giữa các chất.
 Monoester
Chọn tỷ lệ phản ứng DEG/AM/AP = 2/1/1

OH-CH2- CH2-OH + 162-165OC

OH-CH2-CH2-OOC-CH=CH-COOH + Q

OH-CH2-CH2OH + 162-165OC
+Q

 Trùng ngưng – ngưng tụ

nCH2CH2OH-OOC-CH=CH-COOH +

200-
210oC

1.4. Tính chất của sản phẩm


UPE sau khi tổng hợp ở trạng thái lỏng nhớt, màu hồng hoặc vàng, độ nhớt
khoảng 1800-2800 cp. Thời gian chảy qua cup 4 khoảng 120-160s tùy thuộc vào
cấu tạo và monomer tương hợp.
Ở điều kiện bảo quản không tiếp xúc với không khí và nhiệt độ thường
UPE có thể sống 6-8 tháng mà không bị gel. Khi có không khí và nhiệt độ trên
40oC chỉ sống dưới 4 tháng.

1.5. Tính chất hóa học


UPE là sản phẩm trùng ngưng của axit carboxylic đa chức (polyacid) và
ancol đa chức (Polyol) hay từ quá trình trùng hợp mở vòng lactone. Trong đó,
hoặc polyol hoặc polyacid hoặc cả hai đều chứa nối đôi.
Nhựa polyester không no được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào các nhóm
cấu trúc trên mạch chính, thông thường như orthophtalic, isophtalic, terephtalic,
clorendic, bisphenol-fumarate và dicyclopentadien.
1.6. Ứng dụng
Sau khi đóng rắn UPE có độ bền cơ tính khá cao, khi làm vật liệu
composite có khả nang chịu lực tốt, biến dạng đàn hồi cao. UPE chịu môi trường
dung môi tốt, chịu sương muối, tia tử ngoại, chịu được môi trường acid HCl 15%,
HNO3 7%. Kém chịu NaOH trên 2%.
UPE được sử dụng chủ yếu làm vật liệu composite, sản phẩm đúc… Trong
môi trường không khí composite UPE có thể làm việc ở khoảng nhiệt độ 35-75oC

PHẦN 2: THỰC NGHIỆM


2.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
2.1.1. Bảng kê dụng cụ, hóa chất

STT Tên dụngcụ -hóa chất Số lượng - Khối lượng


1 Motor khuấy 1 cái
2 Cánh khuấy Teflon 1 cái
3 Bình cầu ba cổ 250ml 1 cái
4 Bộ bao chắn cánh khuấy 1 bộ
5 Nút cao su 3 cái
6 Nhiệt kế 3000 C 1 cái
7 Sinh hàn ruột thẳng 1 cái
8 Bóp cao su 1 cái
9 Becher 250ml 1 cái
10 Becher 100 ml 1 cái
11 Erlen 100ml 1 cái
12 Erlen 250ml 1 cái
13 Pipet 10ml 1 cái
14 Thau nhựa 1 cái
15 Bếp điện 1 cái
16 Khăn vải 1 cái
17 Bộ giá đỡ kẹp 3 bộ
18 Đũa inox 1 cái
19 Cân kỹ thuật 1 cái
20 Vaseline 1 lọ
21 Glycerin 1 lọ
22 Nút cao su lớn 1 cái
23 Nút cao su trung 1 cái
24 Nút cao su nhỏ 1 cái
25 Lưới amian 1 cái
26 SM 73,3g
28 AM 25,5g
29 DEG 58,0g
30 AP 38,6g
31 Xylen 37,5g
32 Co2+ 0,0330g
33 HQ 0,4583g
34 Phễu chiết 1 cái
35 Buret 1 cái
36 Nồi nhôm 1 cái
37 NaOH

2.1.2. Tính toán nguyên vật liệu


Lượng nguyên liệu phản ứng trong bình cầu chiếm 2/3 thể tích bình.
Chọn nguyên liệu có khối lượng riêng hỗn hợp gần đúng 1,1 g/cm3.
Tỷ lệ mol: DEG/AM/AP = 2/1/1
Tỷ lệ khối lượng UPE/SM = 6/4
2
Khối lượng một mẻ sản phẩm cần tổng hợp là M = .250.1,1 = 183,3 g
3

Phản ứng: 2DEG + AM + AP  UPE + 2H2O


2x106 98 148 422 2x18
Lượng styrene: mSM = 0,4.M = 0,4.183,3 = 73,3g
98
Lượng AM: mAM = .0,6.M = 25,5g
422
2.106
Lượng DEG (lấy dư 5%) mDEG = 1,05. . 0,6.M = 58,0g
422
148
Lượng AP: mAP = . 0,6.M = 38,6g
422
2.18
Lượng xylen tách nước: mX = 4.mnước = 4. .0,6.M = 37,5g
422

Lượng HQ: mHQ = 0,03%.0,6.M = 0,0330g


Lượng Co2+: mCo2+ = 0,25%(mUPE + mSM) = 0,25%.M =
0,4583g
2.2. Quy trình thực nghiệm
2.2.1: Giai đoạn 1 : Tạo monoester
Đặc điểm quy trình: ngoài phương pháp bảo vệ nối đôi của AM bằng HQ,
lượng HQ được chia làm 2 phần Q1= 2/3HQ và Q2= 1/3 HQ
9h20 : Cho DEG vào bình cầu
9h21 : Đập , nghiền nhỏ AP,AM
9h45: Cho AM và AP vào bình cầu ( Hỗn Hợp có màu trắng đục)

9h52 : Cho HQ1 (2/3 HQ) . Bắt đầu gia nhiệt , nhiệt độ lúc đầu bằng
t=30℃ . Vòng quay 500 vòng/phút
9h56 : t=60℃ , hỗn hợp sôi trào , n giảm còn 350 vòng/phút
9h57: Hỗn hợp chuyển màu dần sang vàng sáng tới đậm dần
9h58 : Hỗn hợp chuyển màu vàng nâu , AM và AP bám nhiều trên thành
bình , t=128℃ . Vòng quay 400 vòng/phút
10h01 : Hỗn hợp chuyển màu vàng nhạt hơn , t=184℃ , tắt bếp , hỗn hợp
sôi trào , lôi cuốn AM và AP xuống đáng kể .

10h09 : t=150℃ , cắm bếp . Vòng quay 400 vòng/phút


10h13 : Tắt bếp . Dung dịch có màu vàng
10h18 : Gia nhiệt t=154℃, vòng quay 400 vòng/phút
10h23 : Tắt bếp khi t=174℃ . Hỗn hợp có màu vàng

10h26 : Gia nhiệt t= 158℃ . Tốc độ vòng quay 400 vòng/phút


10h29 : Bếp hư . Tắt bếp t=156℃
10h30 : Thay bếp mới
10h35 : Tắt bếp khi t=170℃ . Hỗn hợp chuyển sang màu vàng nhạt hơn
10h37 : Gia nhiệt lên t=154℃ . Vòng quay 400 vòng/phut
10h44 : Tắt bếp . Nhiệt độ ổn định (không tăng khi gia nhiệt) t=162℃ .
Vòng quay 400 vòng/phút . Hỗn hợp màu vàng
2.2.2. Công đoạn 2: Trùng ngưng – đa tụ
10h50 : Bật bếp sau khi lắp phễu chiết , xylen . T=147℃
10h55 : Gia nhiệt đến 162℃ , chuyển sang hệ thống tách nước . Vòng quay
400 vòng/phút
10h59: Cho xylen từ từ vào (7 giây / 1 giọt)
11h02: Nhiệt độ đạt được t=220℃ , ngắt bếp
11h07: Gia nhiệt lại : t=190℃ . Vòng quay 400 vòng/phút
11h13 : t=200℃ , tắt bếp
11h17:t=180℃, bật bếp . Vòng quay 400 vòng /phút
11h23 : t=200℃ , tắt bếp
11h30 : t=170℃ , bật bếp . Vòng quay 400 vòng/phút
11h34 : Tắt bếp . t=210℃
11h45 : t=168℃ . Gia nhiệt . Vòng quay 400 vòng/phút
11h50 : Tắt bếp t=235℃
11h53 :t=190℃. Gia nhiệt . Vòng quay 400 vòng/phút
12h10 : Ngắt bếp : t=212℃
12h15 : t=170℃ . Gia nhiệt . Vòng quay 400 vòng/phút
12h31 : Ngắt bếp t=200℃
12h36 : t=180℃. Gia nhiệt . Hỗn hợp chuyển sang màu vàng đậm. Vòng
quay 400 vòng/phút
12h54 : Rút bếp t=200℃
12h56 : t=180℃. Gia nhiệt. Vòng quay 400 vòng/phút
13h05 : Tắt bép t=200℃
13h08 :t=181℃. Gia nhiệt . Vòng quay 400 vòng/phút
13h12 : Tắt bếp t=200℃
13h16 : Bắt đầu chuẩn CA (t=180℃)
Mmẫu=0,11g
VNaOH=2,4ml
 CA=146 => chuẩn lại lần 2
13h25 : Chuẩn lần 2
Mmẫu=0,26g
VNaOH=2,6ml
 CA=75
13h30 : Độ nhớt tăng . t=180℃ . Gia nhiệt . Vòng quay 400 vòng/phút
13h36 : Rút bếp t=202℃
13h45 : Cân hỗn hợp thoát ra khỏi bình : 7,388g H2O
Hiệu suất : X= Mtt/Mlt =7,388/(109,998.2.18)/422=78,7%

13h48 : Gia nhiệt t=190℃ . Vòng quay 400 vòng/phút


13h50: Rút bếp khi t=200℃
14h20:Lấy mẫu lần 4
V=2,45ml ; m=0,33g

 CA= 49,8

14h39 : t=61℃ .Độ nhớt tăng . Bắt đầu cho SM vào


14h43 : Cho lượng HQ còn lại vào

2.2.3. Kết quả thực nghiệm


14h30: Chuẩn độ lần 3 CA = 49,8
Quá trình chuẩn độ CA:
- Cân chính xác 0,33g mẫu
- Hòa tan mẫu vừa cân với 20÷25 ml dung môi trắng trong erlen
- Cho vài giọt phenolphthalein vào mẫu vừa hòa tan.
- Dùng KOH được chuẩn bị sẵn trong buret để chuẩn độ cho đến khi dung
dịch vừa chuyển sang hồng nhạt
56.𝐶𝐾𝑂𝐻 .𝑉𝐾𝑂𝐻 56.0,120.2,45
- Chỉ số CA = = = 49,8
𝑚𝑚ẫ𝑢 0,33

Sản phẩm thu được

 Hiệu suất phản ứng:


𝑚𝑡𝑡 3117,736
H= . 100 = . 100 = 78,7%
𝑚𝑙𝑡 3959,928

2.2.4. Nhật ký thí nghiệm


Qui trình tổng hợp UPE
PHẦN 3: TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Nguyên liệu ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm:

- Các diol mạch ngắn sẽ tạo được mạch polymer có độ cứng, dòn cao, khả
năng phân tán trong dung môi tương hợp kém.
- Các diol mạch dài, nhánh, có liên kết ether sẽ tạo sản phẩm mềm dẻo,
khả năng tương hợp với dung môi cao.

Ví dụ:
- Etylen glycol có các tính chất giống như một ancol thông thường nhưng do ảnh
hưởng của hai nhóm –OH nên có tính axit mạnh hơn. EG là chất lỏng không màu, rất
dễ hút ẩm, rẻ tiền, tan tốt trong nước, rượu. UPE tổng hợp từ EG cho nhựa giòn, độ
kết tinh cao, cấu trúc chặt chẽ.
- Propylen glycol là chất lỏng không màu, hòa tan trong nước theo bất kì tỷ lệ nào.
UPR đi từ PG có độ kết tinh thấp, độ bền uốn cao, độ hòa tan trong styrene cao hơn
EG.
Câu 2: Người ta hay sử dụng acid no là phthalic và axit không no là maleic
Acid không no có tác dụng đưa nối đôi vào mạch polymer, còn các acid no có tác
dụng điều chỉnh mật độ nối đôi trong UPE.
Anhydric maleic (AM): C2H2(CO)2O là dạng tinh thể màu trắng hút ẩm mạnh, tan
được trong các dung môi nước, rượu. AM có thể tổng hợp từ butadiene hoặc oxy hóa
Furfurol có khả năng đồng trùng hợp cao và tương hợp tốt với styrene. Ở dạng kết tinh
AM là thể hình thoi, dễ thăng hoa. Tuy nhiên AM là nguyên liệu dễ tìm, tương đối rẻ
và tổng hợp được UPE có tính chất cơ lí tốt.
Anhydric phthalic (AP): C8H4O3 là tinh thể màu trắng, tan trong nước, rượu, ete, dễ
hút ẩm và thăng hoa. AP là loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Nhựa UPE sản xuất từ
nó tương đối rẻ tiền, bền nhiệt, có độ bay hơi thấp, tính chất điện môi tốt, tương đối
bền trong xăng, dầu và các chất dẻo ở nhiệt độ thường.

Câu 3: Dùng styrene để khâu mạch ngang vì nó dễ dàng phản ứng đồng trùng hợp với
UPE, tăng độ cứng, độ bền cơ học, giảm độ co nhót của nhựa, tạo khả năng chịu thời
tiết và cách nhiệt tốt, chỉ số khúc xạ của styrene sau khi đóng rắn cao hơn. Hơn nữa,
styrene không chỉ là tác nhân đóng rắn mà còn mang mục đích hóa dẻo cho nhựa.
Câu 4: Ảnh hưởng của hàm lượng chất khơi mào và chất xúc tiến đến quá trình gia
công và tính chất sản phẩm:

- Chất khơi mào: chỉ được cho vào nhựa trước khi gia công. Vai trò của chúng là
tạo gốc tự do kích động cho quá trình khơi mào của phản ứng đồng trùng hợp.
MEKP là hỗn hợp của một số hợp chất peroxide, thành phần thay đổi tùy thuộc vào
nhà sản xuất. Nó là chất oxy hóa mạnh nên cần tránh tiếp xúc với không khí.
- Chất xúc tiến đóng vai trò xúc tác cho phản ứng tạo gốc tự do của chất khơi
mào. Dùng chất xúc tiến sẽ làm giảm nhiệt độ và thời gian đóng rắn một cách đáng
kể và có thể đóng rắn nguội.

Câu 5: Vai trò chất ổn định: có thể dùng dập tắt gốc tự do, được sử dụng để bảo quản
nối đôi của AM trong quá trình tổng hợp UPE và bảo quản sản phẩm tránh gel hóa
trong quá trình lưu trữ.
Ví dụ: dùng Hydroquynone (HQ) để bảo vệ nối đôi AM theo cơ chế:
Gốc hydro tạo ra được từ HQ sẽ kết hợp với gốc tự do hình thành từ phản ứng tự oxy
hóa nối đôi của AM và dập tắt gốc tự do này, ngăn cản cho nó không phát triển mạnh.
Tuy nhiên, lượng HQ sử dụng không nên quá nhiều vì ở nhiệt độ cao HQ dư, các gốc
H+ này dễ trở thành gốc tự do kích thích cho phản ứng trùng hợp các nối đôi của AM
chưa hoạt động. Lượng HQ sử dụng thường không quá 0,03% khối lượng hỗn hợp của
phản ứng.
Câu 6: Ý nghĩa của các giai đoạn phản ứng và giải thích.
 Giai đoạn monoester:

Quá trình xảy ra phản ứng giữa EG và AP ở nhiệt độ 162-165oC vì 170oC là nhiệt độ
thăng hoa của AP. Trong quá trình này tồn tại nhiều cấu tử và nhiều pha tồn tại. Sự
biến đổi hàm lượng và thành phần từng cấu tử và pha xảy ra liên tục. Do đó nhiệt độ
phản ứng (tại nhiệt độ sôi của hỗn hợp) luôn thay đổi theo thời gian phản ứng.
Phản ứng kéo dài 1,5-2 giờ. Khi nhiệt độ hỗn hợp ổn định thì lúc này chỉ còn 3 cấu tử
và 2 pha đồng nhất (lỏng - hơi).
Trong giai đoạn này có một số gốc –OH và –COOH gặp nhau sẽ xảy ra phản ứng đa
tụ sớm ở nhiệt độ cao (do nhiệt độ cục bộ) tạo ra nước.
Phản ứng tỏa nhiệt H khoảng -10 ÷ 20 kcal/mol nên khi tổng hợp mẻ lớn trên 50 kg
cần chú ý giải nhiệt.
 Giai đoạn trùng ngưng đa tụ:

Giai đoạn bắt đầu từ khi nhiệt độ đạt 200-210oC. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao và là
phản ứng cân bằng nên cần lấy nước ra bằng cách dùng xylen lôi cuốn hơi nước (tỷ lệ
4/1) để tăng hiệu suất phản ứng.
Tuy nhiên, có hai phản ứng phụ cần lưu ý:
Đóng vòng nội phân tử của các monoester khi nhiệt độ cục bộ lớn hơn 240oC làm cho
sản phẩm UPE có Mn thấp và độ đa phân tán cao.
Tự oxy hóa nối đôi của AM gây ra phản ứng trùng hợp làm các mạch phân tử UPE có
nhánh hoặc không gian. Mp tăng, tăng độ phân tán, có thể gây gel hỗn hợp phản ứng.
Do đó cần phải bảo vệ nối đôi bằng HQ.
Sau khi tổng hợp UPE được tương hợp với SM và Co2+ rồi đưa vào sử dụng.
Giải thích:
- Monomer được tạo ra bằng cách trộn các diol và anhydric ở nhiệt độ sôi của hỗn hợp
(180-190oC). Gia nhiệt ở nhiệt độ sôi của hỗn hợp nhằm cho các anhydric tác dụng hết
với các diol tạo sự đồng đều của mạch và hạn chế sự thăng hoa, bốc hơi của nguyên
liệu. Theo thời gian thì lượng glycol phản ứng với AP, AM tăng lên đồng nghĩa với
hàm lượng DEG tự do giảm dần, như vậy tỷ lệ nước sẽ tăng lên, làm nhiệt độ của
phản ứng giảm xuống. Giữ phản ứng ở nhiệt độ sôi đến khi nhiệt độ không thay đổi,
tương ứng với việc chỉ số CA không thay đổi nữa thì dừng phản ứng. Mn = 100÷2000.
- Ngoài ra, các phản ứng phụ có thể xảy ra làm đứt mạch phân tử, gây gel hóa làm Mn
giảm, do đó tính chất cơ lí cũng giảm theo. Để khắc phục thì ta nâng nhiệt độ lên 200-
2500oC, cho chất ổn định vào để nhựa không bị gel hóa. Để nước được lôi cuốn nhanh
hơn, cho xylen vào phản ứng vì nó tạo hỗn hợp đẳng phí với nước, như vậy nhựa tạo
ra có Mn cao.
PHẦN 4: CÂU HỎI THẢO LUẬN

1) Điều kiện gia công gây ảnh hưởng gì


- Độ ẩm : Ẩm càng cao thì càng bị đục , chậm khô mặt
- Nhiệt độ : Nhiệt độ càng cao thì càng mất monomer do bay hơi và
nhanh gel
- Lượng chất khơi màu cho vào : Cho càng nhiều thì càng mau bị gel
và tỏa nhiệt lớn => gây nứt
- Không khí : Chỉ xảy ra cho nhựa không có pha parafin – bề mặt
không khô cứng
-
2) Tại san cần có parafin để làm khô mặt ? Có liên quan gì tới cơ chế phản ứng
trùng hợp không

Dùng Parafin có 2 mục đích

- Làm chất bền nhiệt , giúp điều khiển được hệ thống . Vì bản thân
Parafin có khả năng hấp thụ nhiệt
- Yếu tố quan trọng hơn : Trong suốt quá trình gia công , parafin sẽ bị
nổi lên bề mặt và đóng vai trò như 1 lớp bảo vệ bề mặt chống lại sự
thẩm thấu của oxygen không khí vào hệ
Oxygen trong không khí có thể gây phản ứng tắt mạch nhất là đối với các chất
khơi mào peroxide

3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đóng rắn
a) Tỉ lệ giữa các nhóm chưa bão hòa
- Hàm lượng MEKP thấp : Gốc phản ứng sinh ra ít làm phản ứng
nhóm chưa bão hòa chậm , nhiệt độ phản ứng không cao
- Hàm lượng MEKP cao : Gốc tự do sinh ra nhiều thúc đẩy quá trình
phản ứng với nhóm chưa bão hòa nhanh
- Ảnh hưởng khối lượng : Khối lượng resin càng lớn thì tốc độ phản
ứng càng chậm nhưng nhiệt sinh ra nhiều hơn . Nếu tăng gốc tự do
thì nhiệt độ tăng cao => Nứt . Lí do tại sao sản phẩm mỏng nhanh
đóng rắn hơn dày
b) Nhiệt độ
- Nhiệt độ môi trường
- Nhiệt độ phản ứng
- Nhiệt độ nâng cao
c) Ảnh hưởng của tạp chất ô nhiễm

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://www.academia.edu/4968841/UPE_-Lu%C3%A2n
Hướng dẫn thí nghiệm UPE (Nguyễn Thái Hòa – Huỳnh Đại Phú).

You might also like