Chuong1 SV 2019 V1 PDF

You might also like

You are on page 1of 40

Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT


Giảng viên: Mr U

GIỚI THIỆU MÔN HỌC 2

1. Thông tin chung


• Tên môn học. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT
• Số tín chỉ. 2 (30 tiết)
2. Thông tin về môn học
• Chương I. Biến cố ngẫu nhiên và Xác suất
• Chương II. Đại lượng (Biến) ngẫu nhiên
• Chương III. Một số quy luật phân phối Xác suất thông dụng
3. Thông tin liên lạc
Mail. uongnd@uel.edu.vn

1
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

GIỚI THIỆU MÔN HỌC 3

4. Tài liệu học tập


• Giáo trình chính. Lý thuyết Xác suất do Khoa Toán kinh tế biên
soạn, NXB ĐHQG Tp.HCM
• Giáo trình tham khảo. Tất cả các giáo trình khác có thể có

QUY CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ HỌC TẬP MÔN XSTK


4
1. Điểm quá trình (30%)
• Điểm danh ngẫu nhiên 4 buổi: 4 điểm – Trưởng nhóm điểm danh
• Làm bài tập ĐÚNG : (> 90% = 5 điểm); (70 - 90% = 4 điểm); (50 – 70%= 3 điểm) .
Chọn ngẫu nhiên sinh viên trong nhóm trả lời bài tập nhóm làm.
Điểm cộng thêm
• Mỗi lần xung phong (phát biểu ĐÚNG, làm bài tập ĐÚNG) = 0.5 điểm
• Mỗi 5 lần liên tiếp có mặt trong vòng 10 phút tính từ đầu giờ học = 0.5 điểm
• Làm được các bài tập ỨNG DỤNG THỰC TẾ (mỗi bài 0.5 điểm)
2. Điểm Giữa kỳ (20%) - Thi đề do GV ra vào Tuần 6-7
3. Điểm Cuối kỳ (50%) - Thi đề chung do Khoa Toán kinh tế ra .
Hình thức thi Giữa kỳ, Cuối kỳ: 12 câu Trắc nghiệm (6 điểm) + 4 câu Tự luận (4 điểm)
Lưu ý: Chỉ được mang vào Phòng thi ở mục 2, 3 sách XSTK (bản quyền) và 1 tờ giấy
A4 viết tay kiến thức tóm tắt

2
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

4. Quy cách học môn XSTK


5
4.1 Trước khi vào lớp
- Đọc trước slide, giáo trình trước mỗi buổi lên lớp
- Tự giác làm bài tập được giao mỗi phần sau khi học xong
- Đặt câu hỏi những nội dung không hiểu rõ qua email: uongnd@uel.edu.vn hoặc trực
tiếp trên lớp
4.2 Khi Giảng viên đã vào lớp
- Không nói chuyện riêng (mỗi lần phát hiện trừ 0.5 điểm)
- Không ngủ gật (mỗi lần phát hiện trừ 0.5 điểm)
- Nghe giảng, ghi chép những chỗ quan trọng không có trong slide
CHÚC CÁC SV HỌC TỐT, ĐIỂM TỐT

Chương 1. BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN và XÁC SUẤT 6

Các nội dung chính


1. Xác suất là gì ?
2. Xác suất và công thức tính

3
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

§0. XÁC SUẤT LÀ GÌ ? 7

"Cần nhớ rằng môn khoa học bắt đầu từ việc xem xét các trò chơi may
rủi lại hứa hẹn trở thành đối tượng quan trọng nhất của tri thức loài
người. Phần lớn những vấn đề quan trọng nhất của đời sống thực ra chỉ
là những bài toán của lý thuyết Xác suất.
P.S.Laplace(1812)
0.1 Sự ra đời của Xác suất
Sự ra đời của lý thuyết Xác suất bắt đầu từ những thư từ trao đổi giữa hai
nhà toán học vĩ đại người Pháp là Pascal (1632−1662) và Fermat
(1601−1665) xung quanh cách giải đáp một số vấn đề rắc rối nẩy sinh
trong các trò chơi cờ bạc mà một quý tộc Pháp đặt ra cho Pascal

0.2 Một số Ví dụ
8
Ví dụ 0.1 Để trúng giải độc đắc (1 tỷ 500 triệu) của một tờ vé số bình
thường, một người chơi phải trúng cả 6 số theo đúng thứ tự ghi trên tờ
vé số. Theo bạn có nên mua vé số không ?.
Ví dụ 0.2 Tỷ lệ sinh viên trường A ra trường có việc làm đúng chuyên
ngành là 60%. Bạn hiểu về con số này như thế nào ?
Ví dụ … Bạn là người thích rủi ro hay không?
Phương án 1. Bạn có một khoản tiền đầu tư với kỳ vọng có $50,000
(40%) và $1,000,000 (60%)
Phương án 2. Bạn có một khoản tiền đầu tư và chắc chắn bạn sẽ có
$620,000 (100%).

4
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ… Bạn có cơ hội trúng giải $50 (1%) và cơ hội có một nụ hôn với
9
thần tượng của bạn (1%). Bạn sẽ chọn cơ hội nào ?
Ví dụ… Tính toán bất hợp lý
a) Hãy tưởng tượng bạn quyết định xem một bộ phim với phí là 50 ngàn
VNĐ. Khi vào rạp phim, bạn phát hiện ra bạn mất tờ giấy bạc 50
ngàn VNĐ. Bạn sẽ vẫn tiếp tục trả 50 ngàn để xem phim ?
b) Hãy tưởng tượng bạn quyết định xem một bộ phim với phí là 50 ngàn
VNĐ. Khi đến rạp phim, bạn phát hiện ra bạn mất vé. Chỗ ngồi
không được đánh dấu và vé không thể cấp lại. Bạn sẽ trả 50 ngàn cho
một vé khác.

Ví dụ…. Hiện tượng ghi điểm liên tục


10
Anh A là một cầu thủ bóng rổ. Hơn một năm qua, tỷ lệ thành công của
anh là 40% khi thực hiện cú ném bóng. Mặc dù vậy, tối nay anh A đã
chơi rất hay khi có 80% cú ném bóng thành công (8 trong 10 lần ném).
Trận đấu đang đến hồi gay cấn. Đội của anh A đang bị dẫn điểm và chỉ
còn đủ thời gian cho một cú ném bóng. Liệu đội bóng sẽ chuyền quả
quyết định cho anh A hay anh B là người có thành tích ném bóng với tỷ
lệ thành công là 60%.

5
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.3 Xác suất là gì ?


11
Xác suất là một con số đặc trưng cho khả năng xảy ra của biến cố ngẫu
nhiên (một số trường hợp cùng tính chất) mà ta quan tâm trong một phép
thử ngẫu nhiên (công việc ngẫu nhiên).
Mục đính: ..................................................................................................

0.4 Khái niệm xác suất (Theo quan điểm cổ điển)


12
Ví dụ 0.3 Tung 1 con xúc xắc (6 mặt) ngẫu nhiên (n2) . Tính xác suất
(khả năng)
a) Mặt 1 chấm xuất hiện
b) Mặt lẻ xuất hiện
c) Số chấm xuất hiện không thấp hơn 3

Phân tích:
Phép thử n2 (công việc) : ..........................................................................
Biến cố mà ta quan tâm là gì ?................................................................
a) Gọi A là biến cố ....................................................................................
b) Gọi B là biến cố ....................................................................................
c) Gọi C là biến cố ....................................................................................

6
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Giải
13
Bước 1: Xác định tất cả các trường hợp có thể xảy ra của phép thử (Ω):
n(Ω) = .......?........ ( n(Ω) là số trường hợp của phép thử )
Bước 2: Xác định số trường hợp mà ta quan tâm trong biến cố
n( A) ...
a) n(A) =... P( A)  
n() ...

n( B) ...
b) n(B) =… P( B)  
n() ...

n(C) 4
c) n(C) = 4 P(C)  
n() 6

Trong một phép thử (công việc) ngẫu nhiên thì xác suất (khả năng)
14
xảy ra của biến cố A, kí hiệu là là P(A), được tính qua công thức sau
n(A) So truong hop thuan loi cho bien co A
P(A)  
n() So truong hop dong kha nang xay ra
Ví dụ 0.4 Một hộp có 10 viên phấn (8 trắng, 2 đỏ), lấy ngẫu nhiên 2 viên
phấn (……………………………………………………….. …………..)
Tính xác suất
a) lấy được 2 viên phấn trắng
b) lấy được 2 viên phấn khác màu
Giải
n( A) ... n( B) ...?...
a) P( A)   b) P ( B )  
n() ... n() .......

7
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không thể biết chắc trường hợp
15
nào sẽ xảy ra nhưng luôn biết tất cả các trường hợp có thể xảy ra.
Biến cố ngẫu nhiên (BCNN) là sự gom góp các trường hợp có cùng tính
chất trong một phép thử ngẫu nhiên
Ý tưởng. Để tính Xác suất của biến cố A trong một phép thử (công việc)
ngẫu nhiên, việc đầu tiên chúng ta cần là
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

0.4.1 Ôn tập lại Đại số tổ hợp 16


0.4.1.1 Quy tắc CỘNG (HOẶC)
Ví dụ 0.5 Một người muốn mua một chiếc xe máy tay ga hoặc xe số. Xe
tay ga có 4 lọai; xe số có 6 lọai. Hỏi người đó có bao nhiêu trường hợp
(cách) để mua được 1 chiếc xe?
Giải.

Mua xe số … cách

……?….
Mua 1 chiếc xe máy

Mua xe tay ga … cách

8
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.4.1.1 Quy tắc CỘNG (HOẶC) (tt) 17

Phương án 1 n1 cách

Một công việc (Ω) HOẶC


cần thực hiện có k Phương án 2 n2 cách
phương án

Phương án k nk cách

Số cách thực hiện công việc : n(Ω) = n1 + n2 +…+ nk

0.4.1.2 Quy tắc NHÂN (VÀ) 18


Ví dụ 0.6 Một bạn gái có 6 cái áo và 4 cái quần. Hỏi bạn gái có bao
nhiêu trường hợp (cách) mặc một bộ đồ?
Giải.
Mặc 1 áo Mặc 1 quần

Mặc 1 bộ đồ
… cách … cách
Số cách thực hiện công việc : n(Ω) = …………..= …… cách
Ví dụ 0.7 Người ta phát hành một tờ vé số gồm 6 chữ số, mỗi chữ số
được chọn từ các số tự nhiên từ 0,…,9. Hỏi có bao nhiêu tờ vé số được
phát hành.
Ví dụ 0.8 Trong một trò chơi mỗi thí sinh phải trả lời 5 câu hỏi của ban
tổ chức, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời. Hỏi mỗi thí sinh có bao
nhiêu cách trả lời các câu hỏi của ban tổ chức.

9
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.4.1.2 Quy tắc NHÂN (VÀ) (tt) 19


Tổng quát. Một công việc cần thực hiện có k giai đoạn, mỗi giai đoạn có
nk cách, khi đó số cách thực hiện công việc là
n(Ω) = n1 x n2 x…x nk

0.4.1.3 Tổ hợp, Chỉnh hợp 20


Bài toán. Chọn ra k phần tử từ n phần tử. Hỏi có bao nhiêu cách thực
hiện việc này ?

Không Quy tắc NHÂN,


k phần tử có khác nhau không ?
CỘNG

k phần tử có sắp thứ tự không? Không


Tổ hợp C(k,n)

Chỉnh hợp A(k,n) = Quy tắc NHÂN

10
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.9 Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác21
nhau
từ các số 1, 2, …, 6.
Giải.
Phép thử (công việc) n2: Chọn 3 chữ số khác nhau từ 6 số
Câu hỏi 1: 3 số chọn ra …………………………………………………
Câu hỏi 2: 3 số này ……………………………………………………..
Vì……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Số trường hợp (cách) tạo ra 3 chữ số khác nhau từ 6 chữ số là
………….hoặc ……. (Quy tắc …………..)

Ví dụ 0.10 Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số22
khác
nhau từ các số 0, 1, 2, …,6.
Giải
Nhận xét: ……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Áp dụng Quy tắc …………………: Số thứ nhất (… cách)….. Hai số còn
lại chọn 2 trong 6 số còn lại là ………… cách
Kết quả : ………………………….

11
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.11 Một hộp đựng 9 thẻ được đánh số từ 1, 2, …, 9. Hỏi có bao


23
nhiêu cách chọn 3 thẻ từ 9 thẻ (không phân biệt thứ tự các thẻ).
Giải
Phép thử (công việc): ………………………………………….
Câu hỏi 1: 3 thẻ chọn ra có khác nhau ?
Câu hỏi 2: 3 thẻ có sắp thứ tự không?
Số cách chọn 3 thẻ trong 9 thẻ là ……………….
Ví dụ 0.12 Một lớp học có 30 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Hỏi có
bao nhiêu cách lập ra một đội văn nghệ gồm 5 nam và 5 nữ.

Ví dụ 0.12 Một lớp học có 30 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Hỏi 24

bao nhiêu cách lập ra một đội văn nghệ gồm 5 nam và 5 nữ.
Giải
Phép thử (cv) : Chọn một đội văn nghệ gồm 5 nam VÀ 5 nữ
Câu hỏi 1: ………………………………….
Câu hỏi 2: ………………………………….
Tương tự 5 nữ
Vậy số cách chọn là ………………………..

12
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.13 Một tổ học sinh gồm 7 nam và 4 nữ. Giáo viên muốn chọn
25
3 bạn trong đó có ít nhất 1 nữ để biểu diễn văn nghệ. Hỏi có bao nhiêu
cách chọn.
Ví dụ 0.14 Một lớp học có 20 học sinh nam và 30 học sinh nữ. Cần
lập ra một tam ca nữ và một đội múa gồm 5 nam, 5 nữ. Hỏi
a) Có bao nhiêu cách thực hiện việc này
b) Có bao nhiêu cách thực hiện việc này, nếu biết rằng ai đã tham gia
ca thì không tham gia múa.
Ví dụ 0.15 Một tập thể gồm 14 người gồm 6 nam và 8 nữ trong đó có
1 bạn tên An. Người ta muốn chọn 1 tổ công tác gồm 6 người. Tìm số
cách chọn cho các trường hợp sau:

Ví dụ 0.16 (tiếp theo)


26
a) Chọn tùy ý
b) Trong tổ có ít nhất 1 nữ
c) Trong tổ có ít nhất 3 nữ
d) Trong tổ phải có mặt cả nam lẫn nữ
e) Trong tổ phải có ít nhất 2 nam hoặc 2 nữ
f) Trong tổ phải có ít nhất 2 nam và 2 nữ

13
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.4.2 Một số khái niệm


27
• Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của phép thử (cv) ngẫu nhiên gọi là
không gian mẫu, kí hiệu là Ω.
• Số trường hợp xảy ra trong một không gian mẫu (Ω), kí hiệu là n(Ω).
• Biến cố ngẫu nhiên (BCNN) là sự gom góp các trường hợp có cùng
tính chất trong phép thử ngẫu nhiên, kí hiệu là A, B, C,…
• Số trường hợp xảy ra trong biến cố A, kí hiệu là n(A)

Ví dụ 0.17
a) Tung 1 đồng xu có 2 mặt (S, N) cân đối, đồng chất trên một mặt
phẳng nằm ngang.
Ω = { ……………………}; n(Ω) =…………..

Ví dụ 0.17 (tt)
28
b) Tung 1 con xúc xắc gồm 6 mặt cân đối, đồng chất trên 1 mặt phẳng
nằm ngang.
Ω = {……………………….}; n(Ω) = ……………….;
A= {………………………...} ; n(A) =……………….;
B = {………………………..}; n(B) =…………………;
c) Lấy ngẫu nhiên 4 sản phẩm (sp) trong một hộp gồm 10 sp (8T, 2X).
Ω= {…………..} ; n(Ω) = ………………………….
A là biến cố lấy được 2 sp T
n(A) = …………………………………………
B là biến cố lấy được 3 sp T
n(B) = …………………………………………

14
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Các loại Biến cố thường gặp


29
- Biến cố rỗng (Φ) là biến cố không chứa trường hợp nào của phép thử
- Biến cố chắc chắn là biến cố chứa mọi trường hợp có thể xảy ra của
phép thử
- Biến cố sơ cấp là biến cố chỉ chứa duy nhất một trường hợp của phép
thử
Lưu ý: Biến cố (ngẫu nhiên) là tên gọi chung của các loại biến cố

0.4.2.1 Quan hệ giữa các Biến cố


30
Biến cố giao của hai biến A và B, kí hiệu là AՈB hoặc AB, là biến cố
chứa các trường hợp “đồng thời xảy ra trong A và B”.

Ví dụ 0.18 Quay lại Ví dụ 0.17 câu b)


A= {2, 4, 6} ; B= {1, 3, 5}; C = {3, 4, 5, 6}. Hỏi A.B; A.C; B.C ?
A.B = …………………..
A.C = {……….,……….}
B.C ={…………………}

15
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.19 Một lớp học có 30 sinh viên giỏi ít nhất một trong hai
31
ngoại ngữ Anh văn hoặc Pháp văn, trong đó có 20 sinh viên giỏi Anh
văn, 15 sinh viên giỏi Pháp văn. Hỏi có bao nhiêu sinh viên giỏi cả
hai ngoại ngữ đó?.
Ví dụ 0.20 Một hội nghị có 50 đại biểu tham dự, trong đó có 30
người biết tiếng Anh, 20 người biết tiếng Pháp, 15 người biết tiếng
Nga, 10 người biết tiếng Anh và Pháp, 8 người biết tiếng Anh và Nga,
5 người biết tiếng Pháp và Nga, 3 người biết cả tiếng Anh, Pháp, Nga.
Hỏi có bao nhiêu người:
a) Biết ít nhất một ngoại ngữ kể trên?
b) Chỉ biết tiếng Anh?

0.4.2.1 Quan hệ giữa các Biến cố (tt)


32
Biến cố hợp của hai biến A và B, kí hiệu là AՍB hoặc A+ B, là biến cố
chứa các trường hợp xảy ra ít nhất ở một trong hai biến cố A hoặc B

Ví dụ 0.21 Có 2 thợ săn cùng bắn một con thú.


A là biến cố người thứ nhất bắn trúng.
B là biến cố người thứ hai bắn trúng.
C là biến cố con thú bị trúng đạn. Khi đó C= …………….

16
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.22 Có hai hộp mỗi hộp có 10 sản phẩm: H1( 7T, 3X) và H2 (8T,
33
2X). Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 2 sản phẩm. Hỏi có bao nhiêu cách
lấy được:
a) 2 sản phẩm T
b) 3 sản phẩm X
c) ít nhất một sản phẩm T
d) không quá 3 sản phẩm T
Ví dụ 0.23 Một lớp học có 30 sinh viên trong đó 10 sinh viên giỏi, 15
khá và 5 trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên. Hỏi có bao nhiêu cách
chọn được:
a) ít nhất 2 sinh viên giỏi
b) 2 sinh viên trung bình
c) nhiều nhất 2 sinh viên khá

0.4.2.1 Quan hệ giữa các Biến cố (tt)


34
Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu chúng không đồng thời
xảy ra trong một phép thử, nghĩa là A.B=Φ

Hai biến cố A và B được gọi là đối lập nếu chúng không đồng thời xảy
ra trong một phép thử và một trong hai biến cố phải xảy ra sau khi phép
thử kết thúc, nghĩa là nếu

A  B  

A  B  

17
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.24 Một sinh viên đi thi lần lượt 2 môn. Nếu gọi A là biến cố anh
35
ta đậu ít nhất một môn thì biến cố đối lập với A sẽ là …….
Ví dụ 0.25 Một ngôi nhà có 4 chuông báo cháy hoạt động độc lập với
nhau. Nếu biến cố A là có chuông kêu khi cháy thì biến cố đối lập sẽ
là.....................
Ví dụ 0.26 Hộp 1 có 7 sản phẩm tốt, 3 xấu. Hộp 2 có 8 sản phẩm tốt, 2
xấu. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 2 sản phẩm.
a) Gọi A là biến cố lấy được không quá 1 sản phẩm tốt thì biến cố đối
lập sẽ là ………….
b) Gọi B là biến cố lấy được sản phẩm tốt thì biến cố đối lập sẽ
là...........................................................................
c) Gọi C là biến cố lấy được cả 4 sản phẩm đều là phế phẩm thì biến cố
đối lập sẽ là……….

Hệ các biến cố (Ai, i=1, 2, ...,n) được gọi là hệ đầy đủ nếu thỏa các điều
36
kiện sau:
 Ai . Aj  

 A1  A2  ...  An  
Nhận xét. Hệ đầy đủ là hệ mà kết quả của phép thử phải xảy ra tại một
biến cố Ai của hệ.
Ví dụ 0.27 a) Hộp có 10 sản phẩm (8T, 2X). Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 2
sản phẩm. Gọi Ti là biến cố lấy được i sản phẩm tốt trong hộp (i=0, 1, 2).
Hãy cho biết hệ gồm 3 biến cố T0, T1, T2 có là một hệ đầy đủ không ?
b) Tỉ lệ phế phẩm trong 1 kho hàng là 5%. Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm .
Hãy tìm một hệ đầy đủ với phép thử này.

18
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 0.27 c) Có 3 hộp đựng sản phẩm trong đó H1 (7T, 2X); H2 (8T,


37
3X); H3 (6T, 4X). Chọn ngẫu nhiên một hộp rồi từ hộp đó lấy ra một sản
phẩm. Tính xác suất lấy được sản phẩm T. Hãy tìm một hệ đầy đủ của
phép thử ở giai đoạn 1 (giai đoạn chọn một hộp).
d) Một nhà máy có 3 phân xưởng sản xuất tất cả sản phẩm của xí nghiệp,
trong đó PX1 sản xuất 50% sản phẩm của toàn XN với tỉ lệ phế phẩm là
5%, PX2 sản xuất 40% với tỉ lệ phế phẩm là 4%, còn lại là PX3 với tỉ lệ
phế phẩm là 1%. Chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm trong nhà máy. Tính khả
năng chọn phải phế phẩm. Hãy tìm một hệ đầy đủ của phép thử ở giai
đoạn 1?

0.4.2.2 Tính chất


38
Với mọi biến cố A, B, C, ta có các tính chất sau đây:
1. A  B  B  A; AB  B A
2 .( A  B )  C  A  ( B  C ); ( A B )C  A ( B C )
3 . A ( B  C )  A B  A C ; A  B C  ( A  B )( A  C )
4. A  A  A; A.A  A
5 . A    A ; A .  
6 . A    A ; A .  A
7. A  A   ; A.A  
8 .Q u y lu a t D e  M o rg a n
A  B  A .B ; A B  A  B
Yêu cầu: Dùng biểu đồ Venn chứng minh các tính chất trên là ĐÚNG

19
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.4.3 Bài tập Áp dụng Xác suất theo quan điểm cổ điển
39
n(A) So truong hop thuan loi cho bien co A
P(A)  
n() So truong hop dong kha nang xay ra
Ví dụ 0.27 Một hộp có 10 viên bi, trong đó có 8 viên bi xanh. Lấy ngẫu
nhiên ra 3 viên bi.
a) Tính xác suất cả 3 viên đều là bi xanh.
b) Tính xác suất chỉ có 2 viên bi xanh.
Ví dụ 0.28 Một người mua lô hàng gồm 15 chiếc tivi. Anh ta sẽ đồng ý
mua cả lô hàng nếu kiểm tra ngẫu nhiên 4 chiếc tivi mà không thấy chiếc
nào bị khuyết tật. Chủ cửa hàng cố tình đưa ra 15 chiếc tivi, trong đó có
3 chiếc bị khuyết tật. Tính khả năng chủ cửa hàng gặp may bán được lô
hàng đó.

Ví dụ 0.29 Có 2 hộp thuốc: Hộp 1 có 20 ống trong đó có 16 ống40còn


hạn; Hộp 2 có 15 ống trong đó có 8 ống còn hạn. Lấy ngẫu nhiên từ mỗi
hộp ra 2 ống. Tính xác suất:
Tìm xác suất chỉ có 3 ống còn hạn.
Tìm xác suất chỉ có 2 ống còn hạn.
Tìm xác suất có ống còn hạn.
Ví dụ 0.30 Một lớp học có 30 sinh viên trong đó có 5 giỏi, 10 khá và 10
trung bình. Chọn ngẫu nhiên ra 3 người, hãy tìm xác suất:
a) Cả 3 đều là học sinh yếu.
b) Có ít nhất một học sinh giỏi.

20
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Phương pháp giải:


41
Bước 1. Xác định không gian mẫu Ω . Tính n(Ω) bằng quy tắc CỘNG
hoặc NHÂN hoặc công thức TỔ HỢP.
Bước 2. Xác định biến cố A. Tính n(A) bằng quy tắc CỘNG hoặc
NHÂN hoặc công thức TỔ HỢP.
Bước 3.Thay số vào công thức và tính toán.

0.5 Khái niệm Xác suất theo quan điểm Thống kê


42
Ý tưởng: Trong một số trường hợp không thể tính định nghĩa xác suất
theo quan điểm cổ điển chẳng hạn như n(Ω) không xác định được thì
người ta có thể dùng một quan điểm khác.
Ví dụ 0.31 Trong một nhà máy sản xuất mì tôm đóng gói, chọn ngẫu
nhiên 1 gói mì tôm, tính xác suất gói này bị hỏng.
Giải.
Nhận xét: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 100 gói mì tôm trong dây chuyền sản xuất và
kiểm tra thì thấy có 1 gói bị hỏng.

21
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Nhận xét. …………………………………………………………………


43
…………………………………………………………………………….
Tỷ lệ gói bị hỏng trong mẫu 1 này là f1 =1/100 = 1%
Kết luận. P(A) chính là ………………………………………………….
……………………………………………………………………………
Bước 2: Lấy ngẫu nhiên 1000 gói mì tôm trong dây chuyền sản xuất
kiểm tra thì thấy có 10 gói bị hỏng
Tỉ lệ gói bị hỏng trong mẫu 2 này là f2 = 10/1000 =1%
Bước 3: Giả sử rằng cho dù có lấy ngẫu nhiên thêm một số lượng gói mì
tôm lớn hơn trong mẫu 1, 2 thì tỉ lệ gói bị hỏng (1%) cũng không thay
đổi thì ta có thể đi đến kết luận sau
…………………………………………………………………………….

m1 1 m2 10
f1    1%; f2    1%;.... 44
n1 100 n 2 1000
m
khi N   lim f   1%  P( A)
N  N
* Tỉ lệ gói bị hỏng ở bất kỳ một cỡ mẫu nào đều là 1%. Đây cũng chính là
xác suất để lấy ngẫu nhiên một gói mì tôm bị hỏng là P(A) =1%
Kết luận.
-Thí nghiệm trên cho thấy một khái niệm xác suất mới được hình thành theo
quan điểm Thống kê (tỉ lệ số phần tử có tính chất A).
- Xác suất theo quan điểm thống kê giúp ta hiểu rõ một điều là tỉ lệ số phần
tử có tính chất A (c%) được hiểu là xác suất khi lấy 1 phần tử thì khả năng
phần tử đó có tính chất A với xác suất là c% và không phải A là 1- c%.

22
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

m 45
lim  f  P( A)
N  N

Nhận xét: Với định nghĩa xác suất theo quan điểm Thống kê thì lúc này
trong các bài toán Xác suất theo quan điểm Thống kê với phát biểu Tỉ lệ
số phần tử có tính chất A là c% thì có nghĩa là
Khi lấy ngẫu nhiên 1 phần tử thì xác suất phần tử đó có tính chất A là
P(A) = c % mà không cần quan tâm việc làm sao tính được con số này.
Quay lại Ví dụ 0.31 Ta có thể hiểu phát biểu
Khi lấy ngẫu nhiên 1 gói mì tôm thì khả năng gói này bị hỏng là 1%
cũng có nghĩa là
Tỉ lệ gói mì tôm bị hỏng là 1% và ngược lại

Ví dụ 0.31 Tỉ lệ phế phẩm của một nhà máy là 5%. Hãy giải thích về con
46
số này.
Ví dụ 0.32 Bốn chuông báo cháy hoạt động độc lập với nhau. Xác suất
để khi có cháy mỗi chuông kêu là 0,95. Hãy giải thích con số này.
Ví dụ 0.33 Có hai xạ thủ loại I và 8 xạ thủ loại II. Xác suất bắn trúng
đích của các loại xạ thủ theo thứ tự là 0,9 và 0,8. Hãy giải thích ý nghĩa
của các con số đó.
Ví dụ 0.34 Có ba cửa hàng I, II và III cùng kinh doanh sản phẩm Y. Tỉ lệ
sản phẩm loại A trong ba cửa hàng I, II và III lần lượt là 70%, 75% và
50%. Hãy giải thích ý nghĩa của các con số đó.

23
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

0.6 Tính chất 47


1. P()  1
2.0  P( A)  1
3. P( A)  1 P( A)
Ví dụ 0.35 Một lô hàng có 30 sản phẩm của nhà máy I và 20 sản phẩm
của nhà máy II. Chọn ngẫu nhiên 4 sản phẩm. Tính xác suất để
a) có ít nhất 1 sản phẩm của nhà máy I
b) 4 sản phẩm được chọn không cùng một nhà máy

Ví dụ 0.35 (tt)
48
Giải.
a) Gọi A là biến cố chọn …………………………………………….....
...................................................................................................................
……………………………………………………………………………
P( A)  ....................  .............
b) Gọi B là biến cố chọn 4 sản phẩm sao cho cả 4 sản phẩm được chọn
không cùng một nhà máy
B là 4 sản phẩm được chọn ……… nhà máy ~ …………………….
…………………………………………………………………………..

P( B)  1  P( B)  1  ........ .........

24
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

CÂU HỎI ÔN TẬP


49
1. Phát biểu khái niệm Xác suất theo quan điểm Cổ điển, Thống kê
2. Phân biệt điểm khác và giống nhau giữa 2 quan điểm xác suất Cổ
điển, Thống kê.

§1. XÁC SUẤT và CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


50
1.1 Công thức Cộng xác suất
Với mọi biến cố A, B ta luôn có P(A+B) = P(A) + P(B) – P(AB)
Lưu ý: Khi A, B xung khắc (A.B= Φ) thì P(A+B) = P(A) + P(B)
Ví dụ 1.1 Một lớp học có 15 nam và 20 nữ. Chọn ngẫu nhiên 5 người.
Tính xác xuất có đủ cả nam và nữ
Giải.
Gọi A là biến cố chọn ……………………………………………………
A là biến cố 5 người được chọn ………………………………………..
A  ............... trong đó …………………………..,……………………
 
P A  ........................  .....................
(………………………………………….)

25
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

§1. XÁC SUẤT và CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT


51
1.1 Công thức Cộng xác suất (tt)
Ví dụ 1.2 Một ngôi sao đua xe chỉ đua 2 chặng trong một ngày. Xác suất
anh ấy thắng chặng I là 0,7; xác suất thắng chặng II là 0,6; xác suất
thắng cả 2 chặng là 0,5. Tìm xác suất
a) Anh ấy thắng ít nhất 1 chặng.
b) Anh ấy không thắng cả hai chặng.
c) Anh ấy chỉ thắng duy nhất 1 chặng.
Giải
Gọi Ai là biến cố anh ấy thắng chặng thứ i (i=1, 2)
a) P(A1 + A2) = P(A1) + P(A2)- P(A1A2)= 0,7 + 0,6 – 0,7*0,6
b) ………………………………………………………………..

1.1 Công thức Cộng xác suất (tt)


52
Ví dụ 1.2 (tt)
Giải

     
c) P A1.A 2  A1.A 2  P A1.A 2  P A1.A 2  0,1 0, 2

26
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

1.2 Công thức nhân xác suất


53
Trường hợp 1. Các biến cố độc lập
Hai biến cố A và B được gọi là độc lập với nhau khi và chỉ khi xác suất
để biến cố A xảy ra không phụ thuộc vào việc xuất hiện hay không xuất
hiện biến cố B.
Nếu A, B là 2 biến cố độc lập thì P(AB)=P(A).P(B)
Nhận xét: Nếu A, B là các biến cố độc lập thì các cặp A,B & A,B & A,B
cũng là các biến cố độc lập

Trường hợp 1. Các biến cố độc lập (tt)


54
Ví dụ 1.3 Hai người cùng đến khám bệnh. Xác suất mắc bệnh của họ
tương ứng là 0,01 và 0,03. Tìm xác suất:
a) Cả hai người cùng bị bệnh.
b) Không ai bị bệnh.
c) Có ít nhất một người bị bệnh.
d) Có không quá một người bị bệnh.
Giải.
Gọi Ai là biến cố người thứ i mắc bệnh (i=1, 2)
a) ……………………………………………………………………….
b) ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..

27
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.3 (tt)
55
c) P(A1 + A2 )= ………………………=………………………………….
d) ………………………………………………………………………...
Ví dụ 1.4 Một siêu thị lắp 4 chuông báo cháy họat động độc lập với
nhau. Xác suất mỗi chuông kêu khi có cháy là 0,9. Tìm xác suất có
chuông kêu khi cháy.
Giải
Gọi Ai là biến cố chuông thứ i kêu khi cháy (i=1, …, 4)
P  A1  A2  A3  A4   ............................
 ..........................

Ví dụ 1.5 Có hai lô hàng, mỗi lô chứa 15 sản phẩm, trong đó lô I gồm


56
10 sản phẩm tốt, 5 sản phẩm xấu; lô II gồm 8 sản phẩm tốt và 7 sản
phẩm xấu. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi lô 2 sản phẩm. Tính xác suất để
trong 4 sản phẩm chọn ra có 2 sản phẩm tốt và 2 sản phẩm xấu.
Giải
Gọi Ti là biến cố chọn được 1 sản phẩm tốt từ hộp thứ i (i=1, 2)
Gọi Xi là biến cố chọn được 1 sản phẩm xấu từ hộp thứ i (i=1,2)

P(2T1.2 X 2  2T2 . 2 X 1  T1 X 1T2 X 2 )  .............................................

28
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Bài tập 1.1 Phải gieo một con súc sắc tối thiểu bao nhiêu lần để xác suất mặt 6
57
chấm xuất hiện ít nhất 1 lần sẽ lớn hơn 0,5.
Bài tập 1.2 Trong một xưởng có 3 máy làm việc. Trong một ca, máy thứ nhất có
thể cần sửa chữa với xác suất 0,12; máy thứ hai với xác suất 0,15 và máy thứ ba
với xác suất 0,18. Tìm xác suất sao cho trong một ca có:
a) Không máy nào hỏng.
b) Một máy hỏng.
c) Ít nhất một máy hỏng.
Bài tập 1.3 Bắn 3 phát vào 1 chiếc máy bay, xác suất trúng theo thứ tự là 0,5; 0,6;
0,7. Biết rằng máy bay trúng đạn sẽ bị rơi. Tính xác suất:
a) Không trúng phát nào.
b) Máy bay bị rơi bởi 1 phát đạn.
c) Máy bay bị rơi bởi 3 phát đạn.
Bài tập 1.4 Làm từ Bài I.1 đến I.15 (SGK, P.29-31)

1.2 Công thức nhân xác suất (tt)


58
Trường hợp 2. Các biến cố phụ thuộc vào nhau
Với mọi biến cố A, B có sự phụ thuộc nhau (A xảy ra trước, B xảy ra
sau) thì

P(B / A) 
 
P A.B
P(A)
Ví dụ 1.6 Một hộp có 6 sáu viên phấn màu (xanh, đỏ, tím , vàng, hồng,
cam). Bạn Long lấy ngẫu nhiên 1 viên và cho bạn Lý biết nó không phải
là màu xanh, đỏ, tím. Bạn Lý bèn đoán nó là màu vàng. Theo bạn thì Lý
đoán đúng với khả năng là bao nhiêu ?
Giải
Gọi A là biến cố viên phấn bạn Long lấy không có các màu xanh, đỏ, tím

29
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.6 (tt)
59
Gọi B là biến cố viên phấn bạn Lý đoán là màu vàng
P  A.B  1/ 6
P(B / A)    1/ 3
P(A) 3/ 6
P(AB)= P(vàng) = 1/6;
AB= (vàng + hồng + cam)(vàng) = vàng => P(AB) =P(vàng)
P(A) =P (vàng + hồng + cam) = 3/6
Ngoài ra ta có thể tính theo cách khác dựa trên nhận xét sau
Nhận xét: Khi bạn Long nói viên phấn lấy ra không phải màu xanh, đỏ,
tím thì có nghĩa là viên phấn lấy ra chỉ có thể là màu vàng, hồng, cam và
tập kết quả lúc này chỉ còn là n(A) =3 chứ không phải n(Ω) = 6
n(AB)
Ta có n(AB) =1 và n(A) =3 P  A.B  n() n(AB) 1
P(B / A)    
P(A) n(A) n(A) 3
n()

Ví dụ 1.7 Có 3 hộp mỗi hộp, hộp 1 (7T, 3X), hộp 2 (8T,2X) và hộp 3
60
(6T,4X). Từ mỗi hộp lấy ra 1 sản phẩm.
a) Tính xác suất lấy được 2 sản phẩm T.
b) Biết rằng lấy được 2 sản phẩm T. Tính xác suất có 1 sản phẩm T là
của hộp 2.
Giải.
Gọi A là biến cố lấy từ mỗi hộp 1 sản phẩm sao cho được 2 sản phẩm T
a) A  T1& T2 & X3  T1& X2 & T3  X1& T2 & T3

P(A)  ...........  .................  ................

b) Gọi B là biến cố lấy từ mỗi hộp 1 sản phẩm sao cho có 1 sản phẩm T
là của hộp 2.
Nhận xét: B gồm các trường hợp : T1&T2&X3 + X1&T2&T3

30
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

AB   T1&T2&X3 T1&X2&T3 X1&T2&T3 T1&T2&X3  X1&T2&T3


61
  T1&T2&X3  X1&T2&T3

P(AB)  ...........  ...................; P(A)  ...........  ..........  ..............

Nhận xét: ……………………………………………………………….


…………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………...

P  A.B ..............................................
P(B / A)  
P(A) ..............................................
Câu hỏi phụ. Tính xác suất lấy được 2 sản phẩm T trong đó có 1 sản
phẩm T của hộp 2.

Từ công thức xác suất giữa 2 biến cố A, B có sự phụ thuộc, ta có


62
P  A.B
P(B / A)   P  A.B  P(A).P(B / A)
P(A)
hay

P(A / B) 

P A.B   P  A.B  P(B).P(A / B)
P(B)
Ví dụ 1.8 Giả sử P(A) = 0.4 và P(B/A) = 0.3. Tìm xác suất P(AB).
Ví dụ 1.9 Giả sử P(X1) = 0.75 và P(Y2/X1) = 0.4 . Tìm P(X1.Y2)
Ví dụ 1.10 Giả sử P(A) =1/3 , P(B) =1/4 và P(A+B) =5/12. Tính

 
a) P A  B

b) P  A  B  
c) P A  B 

31
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.11 Một hộp có 10 chính phẩm và 5 phế phẩm. Lấy lần lượt
63
không hoàn lại 2 sản phẩm (mỗi lần lấy 1 sản phẩm). Tính xác suất
a) Lấy được 1 chính phẩm.
b) Biết rằng lấy được 1 phế phẩm. Tính xác suất phế phẩm đó được lấy
ở lần thứ hai.
c) làm lại 2 câu trên nhưng lấy có hoàn lại
Giải
a) Gọi A là biến cố lấy được 1 chính phẩm nghĩa là
lần 1 lấy được chính phẩm (T1) & lần 2 được phế phẩm (X2) HOẶC
lần 1 lấy được phế phẩm (X1) & lần 2 được chính phẩm (T2)
Nhận xét: …………………………………………………………….
……………………………………………………………………………

P(T)= P(T1X2 + X1T2)= P(T1X2) + P(X1T2)


10 5 5 9 64
= P(T1)P(X2/T1) + P(X1)P(T2/X1)= *  *
15 14 15 14
Nhận xét. Cho dù lần 2 lấy được sản phẩm là gì đi chăng nữa thì ta cũng
phải thực hiện việc lấy sản phẩm ở lần 1
~ sản phẩm lấy ở lần 2 phụ thuộc vào lần 1 lấy được sản phẩm là T hay
X
~ Các trường hợp xảy ra ở lần lấy 1 (giai đoạn 1) tạo thành một hệ đầy
đủ các biến cố (T, X)
~ Lần lấy thứ 2 xảy ra dựa trên một hệ đầy đủ các biến cố (T, X) ở
lần 1

32
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Tổng quát. Nếu một biến cố B xảy ra dựa trên một hệ đầy đủ các biến
65
cố xảy ra trước đó (A1, A2, …, An) thì chúng ta công thức xác suất đầy
đủ
P(B)= P(A1)P(B/A1)+ P(A2).P(B/A2)+…+ P(An)P(B/An)
Từ công thức xác suất đầy đủ, ta có

P(A i B) P(A i ).P(B / A i )


P  Ai / B  
P(B) P(B)
được gọi là công thức xác suất Bayes

b) Gọi B là biến cố lấy được phế phẩm ở lần hai


66
Nhận xét. Trong câu a) ta đã có X2 là biến cố lấy được phế phẩm ở lần
2 nên ta không cần đặt thêm biến cố B nữa.
P(X2.(T1X2  X1T2)
P  X2 / (A  T1X2  X1T2)  
P  T1X2  X1T2 

P  T1X2  P  T1 P(X2 / T1)


 
P  T1X2  X1T2  P  T1X2  X1T2 
10 5
*
 15 14
10 5 5 9
*  *
15 14 15 14

33
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Phân tích Ví dụ 1.8 theo SƠ ĐỒ CÂY


67 9
Giải P(B1 / A1 ) 
14
Chính phẩm

Lấy 1 sản
Chính phẩm 5
phẩm ở lần P(B2 / A1 ) 
10 2 14
Lấy 1 sản P(A1 ) 
15 Phế phẩm
phẩm ở lần
1 Chính phẩm
Lấy 1 sản
Phế phẩm 10
phẩm ở lần P(B1 / A 2 ) 
5 2 14
P(A 2 ) 
15 Phế phẩm
4
P(B2 / A 2 ) 
14

Ví dụ 1.9 Một lô hàng có 50 sản phẩm, trong đó có 10 sản phẩm kém


68
chất lượng. Một khách hàng trước khi mua lô hàng này chọn cách kiểm
tra như sau: Lấy lần lượt 2 sản phẩm không hoàn lại (mỗi lần 1 sản
phẩm) nếu cả 2 sản phẩm lấy đều tốt thì mua sản phẩm và ngược lại.
Tính xác suất khách hàng này sẽ mua lô hàng này.
Giải.
Nhận xét: Công việc của bài toán được thực hiện qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lần 1 lấy 1 sản phẩm không bỏ lại vào lô
Giai đoạn 2: Lần 2 lấy 1 sản phẩm cũng không bỏ lại vào lô
Với công việc có chia giai đoạn thì sử dụng SƠ ĐỒ CÂY sẽ dễ dàng
minh hoạ các trường của công việc

34
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.9 (tt)
69 39
Giải P(B1 / A1 ) 
49
Chính phẩm

Lấy 1 sản
Chính phẩm phẩm ở lần
40 2
Lấy 1 sản P(A1 ) 
50 Phế phẩm
phẩm ở lần
1 Chính phẩm
Lấy 1 sản
Phế phẩm phẩm ở lần
2
Phế phẩm
40 39
 
P A1.B1  P(A1 ).P(B1 / A1 ) 
50 49

Ví dụ 1.10 Một người có nuôi 8 con gà mái và 6 con gà trống nhốt chung
70
trong 1 lồng. Có 2 người đến mua, mỗi người mua 2 con (người thứ nhất
mua xong thì đến người thứ 2 mua). Người bán gà bắt ngẫu nhiên từ
lồng. Tính xác suất người thứ nhất mua được đúng 1 con gà trống và
người thứ hai mua được 2 con gà trống.
Giải.
Nhận xét: Công việc của bài toán được thực hiện qua ….. giai đoạn:
Giai đoạn ….: ……………………………………….
Giai đoạn …..: ……………………………………….
Lưu ý:………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..

35
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.9 (tt)
71
Giải

2 con trống
C52
Người thứ P(B1 / A1 )  2
1 con trống C13
hai mua 2
và 1 con mái
con
Người thứ C16C18 ….
nhất mua 2
P(A1 )  2
C14
con …
… …


C16C18 C52
 
P A1.B1  P(A1 ).P(B1 / A1 )  2
C14 C122

Ví dụ 1.11 Trong một kho hàng của công ty gồm sản phẩm của 2 xí
72
nghiệp, trong đó sản phẩm của xí nghiệp I chiếm 70%. Biết tỉ lệ phế
phẩm của xí nghiệp I trong kho là 0,2 và xí nghiệp II là 0,1. Lấy ngẫu
nhiên từ kho của công ty ra 1 sản phẩm để kiểm tra. Tìm xác suất để sản
phẩm đó là phế phẩm.
Ví dụ 1.12 Xí nghiệp bút bi Thiên long có 3 phân xưởng sản xuất. Phân
xưởng I sản xuất 50% sản phẩm của toàn xí nghiệp; phân xưởng II -
30% ; phân xưởng III - 20%. .Tỷ lệ phế phẩm tính trên số sản phẩm do
từng phân xưởng sản xuất lần lượt là: 1%, 2%, 3%. Một sinh viên mua 1
cây bút bi Thiên long. Tính xác suất sinh viên đó:
a) Mua phải cây viết xấu.
b) Giả sử sinh viên đã mua được cây viết xấu. Tính xác suất cây viết này
do phân xưởng I sản xuất.

36
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.13 Một xét nghiệm y học về bệnh X có tính chất sau .


73
Tính chất 1. Nếu người được xét nghiệm có bệnh X thì phép thử cho
kết quả dương tính với xác suất là 0, 97.
Tính chất 2. Nếu người được xét nghiệm không có bệnh X thì phép thử
có thể cho kết quả dương tính với xác suất là 0, 01.
Giả sử tỉ lệ mắc bệnh X là 0, 1% trên toàn bộ dân số. Nếu một người đi
xét nghiệm có kết quả dương tính thì xác suất người đó mắc bệnh X là
bao nhiêu?
Ví dụ 1.14 Có 3 xạ thủ cùng bắn vào một con mồi (mỗi người bắn 1
viên đạn). Xác suất trúng đích của mỗi xạ thủ là 0.7; 0.8; 0.75. Giả sử
con mồi bị trúng 1 viên đạn và chết. Hỏi nên chia thịt con mồi như thế
nào cho công bằng?

Ví dụ (ứng dụng) Quỹ Tín dụng Cờ đỏ là một tổ chức tín dụng vi mô


mà người vay là những người buôn bán nhỏ. Dựa vào kinh nghiệm74 cho
vay qua các năm, Quỹ Tín dụng Cờ đỏ biết rằng những người vay có thể
được phân làm hai loại: loại tốt (T) và loại xấu (X). Loại người vay tốt
và xấu chiếm tương ứng 70% và 30% số người vay. Đối với một khoản
vay, người vay tốt có xác suất vỡ nợ là 10%, trong khi người vay xấu có
xác suất vỡ nợ lên tới 40%. Do thông tin không hoàn hảo, khi một
khách hành đến quỹ tín dụng xin vay thì quỹ không thể xác định được là
người vay thuộc loại nào.
a) Hãy tính xác suất người vay thuộc loại tốt và trả nợ, thuộc loại tốt và
vỡ nợ, thuộc loại xấu và trả nợ, thuộc loại xấu và vỡ nợ.
b) Khả năng vỡ nợ đối với một khách hàng vay của quỹ tín dụng bằng
bao nhiêu?
c) Bà Tư vừa đến quỹ để hoàn trả đầy đủ khoản vay mà bà vay từ tháng
trước. Xác suất mà bà Tư thuộc loại người vay tốt bằng bao nhiêu?

37
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Phương pháp giải


75
Bước 1: Xác định công việc của bài toán có chia giai đoạn không ?
Bước 2: Nếu có thì sử dụng SƠ ĐỒ CÂY xác định các trường hợp cần
thiết
Bước 3: Nếu không thì đây là Bài toán khá đơn giản
Bước 4: Xác định câu hỏi là câu hỏi XUÔI hay NGƯỢC (Biết rằng, giả
sử, thì được, có,..) để áp dụng công thức P(B/A) hay P(AB) HOẶC
Công thức xác suất đầy đủ, Bayes.

Bài tập 1.5 Một hộp có 12 bóng đèn trong đó có 3 bóng hỏng lấy ngẫu
76
nhiên lần lượt có hoàn lại 4 bóng để kiểm tra (mỗi lần lấy 1 bóng).
a) Tính xác suất để lấy được số bóng không hỏng nhiều hơn số bóng
hỏng.
b) Biết rằng lấy được số bóng không hỏng nhiều hơn số bóng hỏng.
Tính xác suất chỉ lấy được 1 bóng hỏng.
Bài tập 1.6 Bài I.16- I.55 (SGK, P.31-39)

38
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

1.3 Công thức Bernoulli


77
1.3.1 Dãy phép thử Bernoulli
Ví dụ 1.15 Một xạ thủ bắn 4 lần độc lập với nhau vào một mục tiêu với
xác suất trúng đích trong mỗi lần bắn là 0,8. Tính xác suất bắn trúng 2
lần trong 4 lần bắn.
Giải
Nhận xét:
(1) Trong 1 lần bắn chỉ có 2 khả năng là TRÚNG (A) và KHÔNG
TRÚNG A
(2) 4 lần bắn này độc lập với nhau
(3) Xác suất bắn TRÚNG trong 1 lần là P(A)= 0,8= p và KHÔNG

TRÚNG là P A  1 0,8  0,2  q
Nếu ta liệt kê các trường hợp có 2 lần bắn trúng trong 4 lần bắn thì quá
nhiều trường hợp. Vậy có cách nào xử lý ngắn hơn không?

1.3 Công thức Bernoulli


78
1.3.1 Dãy phép thử Bernoulli

Dãy n phép thử được gọi là dãy phép thử Bernoulli nếu nó thỏa mãn các
điều kiện sau:
(1) Mỗi một phép thử chỉ có 2 biến cố A và A ;
(2) Dãy n phép thử độc lập;
(3) Xác suất xảy ra biến cố A trong mỗi một phép thử luôn cố định,

 
nghĩa là P(A) = p ; q  P A  1  P  A   1  p
1.3.2 Công thức Bernoulli
Xác suất để biến cố A xuất hiện k lần trong dãy n phép thử Bernoulli là:

Pn (k, A)  C nk p k q n  k

39
Bài giảng XSTK_Mr U 3/10/2020

Ví dụ 1.16 Một xạ thủ bắn 5 lần độc lập với nhau vào một mục tiêu với
79
xác suất trúng đích trong mỗi lần bắn là 0,8.
a) Tính xác suất bắn trúng 3 lần trong 5 lần bắn.
b) Tính xác suất bắn trật 3 lần trong 5 lần bắn.
Ví dụ 1.17 Tỷ lệ phế phẩm của một nhà máy là 5%. Tìm xác suất để
trong 12 sản phẩm do nhà máy sản xuất có
a) 2 phế phẩm.
b) Không quá 2 phế phẩm.
Ví dụ 1.19 Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm. Xác suất máy sản
xuất ra phế phẩm là 0,08 . Tính xác suất:
a) Trong 10 sản phẩm máy sản xuất ra có 3 phế phẩm.
b) Trong 10 sản phẩm máy sản xuất ra có phế phẩm.
c) Cẩn kiểm tra tối thiểu bao nhiêu sản phẩm của máy sản xuất ra để xác
suất có phế phẩm lớn hơn 90%.

Ví dụ 1.20 Một người mỗi ngày tới 6 nơi để bán hàng. Xác suất bán
80
được hàng tại mỗi nơi của người đó là 0,3. Tính xác suất người đó bán
được hàng trong một ngày.
Ví dụ 1.21 Một bài thi trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 3
cách trả lời trong đó có 1 cách đúng. Giả sử mỗi câu trả lời đúng được 5
điểm và mỗi câu trả lời sai bị trừ 2 điểm. Một sinh viên khi làm bài chọn
ngẫu nhiên 1 trong 3 cách trả lời cho mỗi câu. Tìm xác suất để sinh viên
đó:
a) Chỉ được 8 điểm
b) Được ít nhất 8 điểm.

40

You might also like