You are on page 1of 268

vũ Q U A N G M Ạ N H (Chủ biên) - H O À N G D UY C H Ú C

MÔI TRƯỜNG
VÀ CON NGƯỔI
SINH THÁI HỌC
NHÂN VÁN

w DT.021699
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HOC sư PHẠM
vũ Q U A N G M ẠN H (Chủ biên) - H O À N G D U Y C H Ú C

MỔI TRƯỜNG VÀ CON NGUÒI


SINH THÁI HỌC NHÂN VĂN I

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI


« HỌC
♦ sư PHẠM•
Mã số; 01.01.140/1508 - ĐH 2011
MỤC LỤC
Lời giới thiệu................................................................................................ 7
Lời nói đẩu................................................................................................... 9

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM SINH THÁI HỌC cơ BẢN

1.Khoa hoc • Sinh thái...................................................................................9


1.1. Khái niệm chung............................................................................... 9
1.2. Đối tượng và vai trò của Sinh thái học ................................................ 9
1.3. Lịch sử phát triể n ............................................................................12
1.4. Sinh thái học đất (Soil Ecology) hướng tiếp cậnmôitrường đất............ 19
1.5. Tiếp cận Sinh thái học..................................................................... 19
2. Nội dung và vị trí của Sinh thái học ............................................... 20
3. Những khái niệmcơ bản.............. ...................................................... 25
3.1. Khái niệm môi trường.......................................................................25
3.2. Cấu trúc của môi trường.................................................................. 26
3.3. Ngoại cảnh và sinh cảnh {Biotope)................................................... 28
3.4. Sự thích nghi của sinh vật sống........................................................29
3.5. Vùng chuyển tiếp {Ecotone) và chỉ thị sinh học{Bioindication)........... 30
3.6. Vùng khí hậu và cơ chế điéu hoà các yếu tố Sinhth ái..........................30
3.7. Quy luật tốÌ thiểu Liebig (1840)....... ................................................. 31
3.8. Quý luật giới hạn Sinh thái Shelíord(1911).......................................... 32

Chương 2. CÁC YẾU Tố SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Yếu tố Sỉnh thải của môí trường............................................................ 36


2. Yếu tố gỉới hạn của môl trường............................................................. 37
2.1. Khái niệm yếu tố giới hạn................................................................ 37
2.2. Phân loại yếu tố giới hạn........................................................... 38
3. Yếu tố Sinh thái vô sinh.........................................................................39
3.1. Ánh sáng....................................................................................... 39
3.2. Nhiệt đ ộ ..........................................................................................51
3.3. Nước và độ ẩm .............................................................................. 68
3.4. Yếu tố không khí............................................................................ 88
3.5. Một SỐyếu tố Sinh thái vô sinh khác................................................. 90
4. Yếu to Sinh thái hữu sinh......................................................................93
4.1. Khái niệm quan hệ giữa các sinh vậtsống..........................................93
4.2. Quan hệ tương tác cùng hỗ trợ nhau ................................................ 93

3
4.3. Quan hệ tương tác klhông ảnh hưởng lẫn nhau.................................... 9^
4.4. Quan hệ tương tác kìim hãm và đối chọi nhau.....................................9^

Chương 3. LOÀI NGƯỜI SINH HỌC TRONG HỆ SINH THÁI Tự NHIÊN

1. Nơi sống, ổ sinh thái và tương đổng sinh th ái.............................. ......9Ỉ


1.1. Nơi sống........................................................................................ 9Ỉ
1.2. Ổ sinh thái...................................................................................... 8Í
1.3. Tương đổng sinh thái......................................................................10'
2. Loài vật và nhịp sinh học ....................................................................10^
2.1. Chọn lọc tự nhiên và loầi sinh h ọc.................................................. 1 Oí
2.2. Loài đổng hình (Allopatric)............................................................. 10'
2.3 Loài dị hình.................................................................................. 1 o:
2.4. Chọn lọc nhân tạ o ........................................................................ 10^
2 5.Thuắn hoả ................................................................................ 10^
2.6. Nhịp sinh học và hiện tượng học ịPhenology)................................ 1-0^
2.7. Nhịp sinh học năm ..................................................................... 1'0f
2.8. Nhịp sinh học tuần trăng .............................................................1'0í
2.9. Nhịp sinh học thuỷ triéu.............................................................. 1'0í
2.10. Nhịp sinh học ngày đèm............................................................1'0í
3. Nguổn gốc sinh học của loài người........................................................11^
3.1. Những loài vượn ngưcn nguyèn thủy...................................................11'
3.2. Những loài người vượn cổ đại........................................................... 11-
3.3. Loài người khéo léo (Homo habilis)........................................................ 1
3.4. Loài ngưừi đứng thẳng (Homo erectus).............................................. 1 1í
3.5. Loài người cổ (Hom sapiens)...........................................................117
3.6. Loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens)...................................... 116
3.7. Oặc điểm hỉnh thấỉ giẳỉ phấu eùâ lồầi người.................................1,2C
3.8. Đặc điểm tiến hoâ của loái người so với các nhòm tổ tiên......................i;22
3.9. Yếu tố tự nhiên và xă hội ảnh hưởng tới tiến hóa của loài người...............1;24
3.10. Vị tn phân loại và các chOng tộc loài người hiện đại............................ 1:25
3.11. Tính phản khoa học của thuyết phân biệt chủng tộc...........................1127
3.12. Bản chất sinh học của loâi người.....................................................1^28
4. Quần thể nguởỉ trong hệ sinh thái..........................................................1:32
4.1. Loài người trong hệ sinh thái............................................................1v32
4.2. Cân bằng và thích nghi trong hệ sinh thài.......................................... 1v33
4.3. Năng suất sinh học và dinh dưỡng trong hệ sinh thái........................... 1:34
4.4. Hinh thài sản xuất kinh tế của loài người trong hệ sinh thái...................135
s. vấn để dân số và phát triển bển vũfng hệ sinh thái................................139
5.1. Khái niệm dân số ........................................................................... 139
5.2. Sinh sản của con người................................................................... 139
5.3. Tuổi thọ và tử vong của con người......................................................142
5.4. Dân số và biến đổi của cấu trúc dân số.............................................144
5.5. Tháp tuổi vầ cấu trúc dân s ố ............................................................146
5.6. Phát triển quá độ dân số và lí luận Mác, Âng-ghen và Lê nin vé dân số...... 159
5.7. Dân số và phát triển bén vững...........................................................149
6. Phân bố của loài người trong hệ sinh thái.............................................. 150
6.1. Khái niệm phân bố của loài người.....................................................150
6.2. Các yếu tố chi phối phân bố củaloài người...................................151
6.3. Phân bố và tăng dân số....................................................................152
6.4. Tăng dân số qua các giai đoạn phát triển xă hội...................................152
6.5. Cấu trúc dân số của hệ sinh thái Trái Đất........................................... 154
6.6. Cấu trúc dân số và nguổn gốc dân tộc Việt Nam..................................157

Chưcrng 4. CON NGƯỜI XÂ HỘI TRONG HỆ SINH THÁI NHAN VAN

1. cd sở xă hôỉ của môi trưởng Sỉnh thái nhân vản..................................... 164


1.1. Khái niệm . ........ .......................................................................... 164
1.2. Môi Uường xâ hội trong hệ sinh thái nhân văn...................................... 165
2. Sinh thái xă hộỉ (Socỉal Ècology)........................................................... 166
2.1. Sinh thải học xâ h ộ i........................................................................166
2.2. Cơ sở xâ hội của Sinh thái học nhân văn............................................ 167
2.3. Vấn đé xă hội của Sinh thái học nhân văn......................................... 169
3. Con nguởl xẵ hộl trong hệ sinh thái........................................................ 171
3.1. Con nguời là yếu tố cấu thành của hệ sinh thái nhân văn......................... 171
3.2. Con người là yếu tố xây dựng của hệ sinh thái nhân văn......................... 173
3.3. Con người có nhận thức trong hệ sinh thái nhân văn............................... 175
3.4. Điéu chỉnh nhận thức của con người trong hệ sinh thái nhân văn.............176
3.5. Tự nhién, con người và xã hội trong hệ sinh thái nhân văn...................... 177
3.6. Từcon nguỡỉ sinh họcdến con nguời xẫ hội............................................180
4. Tính thời đại của Sinh thái học nhân văn............................................... 182
4.1. Vấn đé của Sinh thái học nhân văn.................................................... 182
4.2. Tiếp cận Sinh thái học nhân văn....................................................... 183
4.3. Xây dựng ý thức Sinh thái nhân văn................................................... 184
5. Vấn để phát triển bển vững hệ sinh thái nhân văn.................................. 186
5.1. Khái niệm phát triển bén vững 186
5.2. Lỗ thủng tầng ozon.................................................................... 187
5.3. Hiệu ứng nhà kính......................................................................188
5.4. Mưa a x it................................................................................... 191
5.5. Suy kiệt tài nguyên rừng ............................................................ 191
5.6. Hệ sinh thái thủy vự c................................................................. 194
5.7. ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.................................. 196
5.8. Tài nguyên đa dạng sinh học ...................................................... 199
5.9. Dân số và môi trường.................................................................. 200

Chương 5. TRÍ TUỆ QUYỂN VÀ NẾN KINH TẾ TRÍ THỨC

1. Hình thành và phát triển của quyển sống...............................................203


1.1. Khí quyển (Atmosphere), thạch quyển (Lithosphere) và
thủy quyển (Hydrosphere)............................................................. 203
1.2. Sinh quyển (Biosphere)..................................................................207
1.3. Nhân quyển (Anthroposphere)..................................................... 212
1.4. Trí tuệ quyển {Noosphere)................................................................215
2. Khoa học Sinh thái nhân văn (Human Ecology)................................ 218
2.1. Con người trong hệ sinh thái tự nhiên {Natural Ecosystem)............. 218
2.2. Con nguời trong hệ sinh thải nông nghiệp (Agricultural Ecosystem)...........222
2.3. Con người trong hệ sinh thài đô thị (Urbal Ẽcosystem)..................226
2.4. Khoa học Sinh thái học nhân văn {Human Ecology).............................232
2.5. Con người trở vé tự nhiên trong hệ sinh thái nhân văn.......................... 234
3. Kinh tếfri thút trong hệ sinh thái nhản vản (Knovvledge • Based Economy).... 236
3.1. Khái niệm kinh tế tri thức (Knowlegcle • Baseơ Economy).....................236
3.2. Nội dung của kinh tế tri thức............................................................. 237
3.3. Đặc trưng của kinh tế tri thức........................................................... 238
3.4. Kinh tế tri thức trong thời đại loàn cắu hóa..........................................240
Tàl liệu tham khảo chính................................................................................ 244
lờl GIỚI ĨHIỈU

Con người vốn có nguồn gốc sinh học, đã dần thoát khỏi thế giới
tự nhiên để sống trong xã hội nhân văn và mang thêm bản tính xã hội.
Con người đã trỏ thành yếu tố ưu thế và chi phối, với tham vọng mãnh liệt
là khai thác và thống trị thế giới tự nhiên. Ngày nay, tác động của
con người lên tự nhiên đã trỏ nên khốc liệt và hệ sinh thái nhân văn phải
đối mặt với hàng loạt vấn đề khủng hoảng môi trường sâu sắc, như hiệu
ứhg nhà kính, Trái Đất nóng lên, nước biển dâng cao, an toàn lương thực
Vầ năng lượng v.v..., cùng nhiều vấn đề xã hội khác. Đó cũng là yêu cầu
cấp thiết mà con người trí tuệ sống trong xã hội nhân văn cẩn giải quyết.
Tiếp tục phát triển hay tự tiêu vong, xã hội nhân văn đang đứng trước giai
đoạn phát triển của Trí tuệ quyển. Khi này, xả hội loài người đã đạt bước
chuyển mới về chất, tiến đến sự tự nhận thức. Trí tuệ quyển chỉ trở thành
hiện thực khi con người trd thành yếu tố xây dựng và có ý thức sống hài
hoà với các quy luật tự nhiên. Con người có xu hướng trở lại tự nhiên trong
hệ sinh thái nhân văn.
Trong lịch sử phát triển triết học phương Đông ở Trung Hoa cổ đại, thời
Xuân Thu - Chiến Quốc, nhũtig năm 770-575 trước CN. Lão Tửđâ từng đề
xướng học thuyết ” VÔ vr. Theo đó. triết gia này đã chủ trương con người
nên sống với thiên nhiên, giữ bản tính tự nhiên của mình và vạn vật. sống
vô vi nghĩa là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không can thiệp vào hệ
Sinh thái tự nhiên, sống hòa hỢp với đất trời. Vào thế kl XVIII, Jean
Jacques Rousseau (1712-1778), triết gia phương Tây quan niệm rằng, bản
chất con người là hướng thiện, nhưng xâ hội cơ học đã làm con người hư
hỏng và bất hạnh, ông cho rằng, con người nguyên thủy thì hạnh phúc,
còn con người văn minh lại bất hạnh. Chính Karl Marx và Priedrich Engels
đã nêu lên, bản chất con người tự nhiên chỉ tồn tại đối với xã hội, và chĩ có
trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ sở tồn tại có tính chất ngưòi của
bản thân con người. Như vậy, không phải ngẫu nhiên khi cả phương Đông
lẫn phương Tây đều có nhữhg triết gia đã chủ trương, con người trỏ về với
tự nhiên, con người phải sống hài hòa và cân bằng với tự nhiên. Và bộ môn
khoa học Sinh thái nhân văn hiện đại đã được hình thành từ giữa những
năm 50 của thế kỉ XX. với chuyên khảo đặt nền móng của học giả Hoa Kì
Amos H. Havvley (1950).
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học và sau đại
học chuyên ngành Sinh học. Giáo dục chính trị. Triết học. sư phạm và các
chuyên ngành liên quan, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Hoàng Duy Chúc đà
dành nhiều tâm huyết và công sức để hoàn thành giáo trình "Con người
trong hệ sinh thái nhàn vãn”. Giáo trinh được biên soạn trên cơ sỏ hai
giáo trình ”Sinh thái học người” (Vũ Quang Mạnh, 1994) và "Môi trường và
con người - Sinh thãi nhân vẳrí' (Hoàng Duy Chúc, 2004), đâ được giảng
dạy chính thức trong nhiều năm tại Khoa Sinh học và Khoa Giáo dục Chính trị,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nội dung xuyên suốt của giáo trình mà
bạn đọc có trong tay chính là khảo sát, phân tích và giải quyết các mối quan
hệ tương tác của con người trong hệ thống "Con người - Tự nhiên - Xã hội",
liên quan đến sự phát triển bền vững của hệ sinh thái nhân văn.
Được biên soạn lần đầu, chắc rằng giáo trình khó tránh khỏi những
sai sót và hạn chế, mong bạn đọc có nhiều ý kiến đóng góp để các tác giả
có thể hoàn thiện nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy
của Khoa Sinh học và khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học sư phạm
Hà Nội. Trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình quan trọng và rất có giá tri
tham khảo này.

PGS.TS. NGUYỄN VĂN cu

8
LỜI NỐI ĐẰU

Hành tinh xanh, hệ sinh thái Trái Đất {Earth Ecosystem) của chúng ta
đả trải qua ba thời kỉ phát triển chính, là Địa chất quyển {Geosphere), Sinh
quyển {Biosphere) và Nhân quyển (Anthroposphere). Gắn liền với mỗi
giai đoạn chuyển biến quan trọng này, hành tinh Trái Đất đã chứng kiến
những biến đổi vật chất cd bản và có tính quyết định. Khỏi đầu là quá
trình chuyển hóa vũ trụ tạo nên hình hài hành tinh Trái Đất ngày nay, rồi
sự hỉnh thành thế giới hữu cơ và phát sinh sự sống, để cuối cùng khi Sinh
quyển chuyển thành Nhân quyển, chính là thời điểm phát sinh dạng
vật chất sống tiến hóa cao nhất; loài người. Con người mang bản chất
sinh học là một thành phần cấu trúc của tự nhiên và vốn bị chi phối bỏi
tự nhiên. Nhưng loài người đâ dần vượt ra khỏi thế giới tự nhiên, trố
thành yếu tố ưu thế và tác động lại tự nhiên. Trong môi trường sống của
minh, hệ sinh thái nhân văn {Human Ecosystem), con ngưòi mang thêm
bản tính xã hội. Trong hệ sinh thái nhân văn, các cơ chế tưđng tác lẫn
nhau giữa con người và môi trường không chĩ đơn thuần có tính chất
tự nhiên, mà còn mang một bản chất mới, tính xã hội.
Ngày nay, khi tác động của con người đối với tự nhiên ngày càng trỏ
nên khốc liệt thì hệ Sinh thái nhân văn đang gặp phải nhũmg vấn để môi
trường và xã hội bức bách. Hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xâ hội" đang
phải đương đầu vói nguy cơ của cuộc khủng khoảng toàn diện. Phải
chăng, con người và xã hội loài người sẽ triệt phá hoàn toàn thế giới tự
nhiên: hoặc ngược lại, thế giới tự nhiên sẽ rũ bỏ kẻ tàn phá, loài người và
xà hội nhân văn bị diệt vong. Đây chính là yêu cầu cấp thiết, là tiền đề cho
sự chuyển hóa, từ Nhân quyển (Anthroposphere) sang Trí tuệ quyển
{Noosphere). Trí tuệ quyển chỉ có thể trỏ thành hiện thực, khi con người
không còn là yếu tố thống trị và tiêu diệt thế giới tự nhiên, mà trở thành một
thành viên xây dựng có ý thức và cùng tổn tại hài hoà với tự nhiên. Trong
Trí tuệ quyển, xã hội loài ngưòi đã đạt bước phát triển mới, nhảy vọt về
chất, tiến đến ranh giới của sự tự nhận thức. Tri tuệ quyển gắn liền với nền
kinh tế tri thức {Knovvleơge - Based Economy), đặc trung của hình thái phát
triển hiện đại của hệ sinh thái nhân văn. Lúc này lực lượng sản xuất của xâ
hội nhân văn chuyển sang một bước phát triển mới, dựa trên nền kinh tế
trong đó sự sản sinh, truyền bá và áp dụng tri thức trỏ thành yếu tố quyết
định, là nền kinh tế tri thức. Đến giai đoạn phát triển này kinh tế tri thức
đóng vai trò quyết định, Trí tuệ quyển trở thành hiện thực, con người sống
hài hoà, trỏ về với tự nhiên và trả lại vị tri vốn có của tự nhiên.
Những khái quát nêu trên chính là cách tiếp cận của giáo trinh
"Môi trường và con người - Sinh thái học nhàn vảrí' đã được biên soạn và
giảng dạy nhiều năm cho sinh viên Khoa Sinh học và Khoa Giáo dục chính
trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cũng như ỏ một số cơ sd đào tạo đại
học liên quan. Khoa học Sinh thái học nhân văn được R.D. McKenzie khỏi
đầu nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỉ trước ỗ Hoa Kì. Công trình đặt
nền móng cho bộ môn khoa học là cuốn sách "Sinh thái học nhân vàn -
Lí thuyết về cấu trúc cộng đồng loài ngườr của Amos H. Hawley (1950).
Như vậy, khoa học Sinh thái học nhân văn đã được hình thành vào những
năm giữia của thế kỉ XX. Đây là một vấn đề phức tạp, mang tính liên ngành,
gắn liền với cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khi biên soạn giáo
trình, chúng tôi cố gắng giới thiệu ngắn gọn cơ sỏ lí thuyết của vấn đề,
nhưng luôn đảm bảo tính khoa học và lịch sử; đồng thời cập nhật các kiến
thức hiện đai, tuân thủ các nguyên lí sư phạm và phù hợp với yêu cầu cải
cách giáo dục đại học của Việt Nam.
Các tác giả vô cùng trân trọng các ỷ kiến đóng góp cho giáo trình
của đông đảo chuyên gia, đổng nghiệp, sinh viên và bạn đọc. Chúng tôi
đặc biệt cám ơn PGS.TS, Nguyễn Văn Cư, PGS.TS. Lê Nguyên Ngật và
PGS.TS. Trần Đăng Sinh đâ đọc và góp nhiều ý kiến chi tiết, rất xác đáng
cho giáo trình. Trân trọng cám ơn Nhà xuất bản và Đại học Sư phạm,
cám ơn khoa Giáo dục Chính trị và khoa Sinh học, của Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ để giáo trình được in ấn kịp thời,
phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Sinh thái học nhân văn là khoa học liên ngành và mới, liên quan dến
nhiều vấn đề tự nhiên và xã hội, và hơn nữa do một số nguyên nhân khách
quan và chủ quan, nên giáo trình biên soạn khó tránh khỏi các sai sót. Rất
mong nhận đưdc các ỷ kiến góp ỷ của đông đảo bạn đọc, để giáo trình có thề
hoàn chỉnh và nâng cao hơn nữa ừong lần tái bản.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, các tác giả thống nhất phân công
như sau:
1. Vũ Quang Mạnh: Chủ biên giáo trình; biên soạn các Chương I, II, III, V,
và IV(phần 5).
2. Hoàng Duy Chúc: Biên soạn Chương IV (Phần 1. 2. 3 và 4).

PGS.TS. VŨ QUANG MẠNH

10
Chưong 1
CÁC KHAI n iệ m Cơ Bản
TRONG SINH THẮl HỌC
1. KHOA HỌC SINH THÁI HỌC
ỉ.l. Khái niệm chung
'rhuật ngữ Sinh thái học (Ecoỉogy) có nguồn gốc lừ chữ Hy Lạp, bao gồm
hai phần, là "Oỉkos" chỉ nơi sinh sống, và "Logos" là học thuyết. Như vậy Sinh
thái học ià học thuyết về nơi sinh sống của sinh vật, là môn học về quan hệ
tương hỗ sinh vật và môi sinh. Vào những nãm cuối thế kì XX, các nhà nghiên
cúu đã chỉ ra đối tượng của Sinh thái học là tất cả các mối tưong tác giữa cơ thể
sinh vật sống với môi trường. Rồi từ đó có cách tiếp cận khác, như Sinh thái
học là khoa học về môi sinh (Environmental Biology).
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì Sinh thái học là khoa học về nơi ở. Phát
triển rộng hơn thì thấy dây là khoa học nghiên cứu môi quan hệ giữa sinh vật,
có thể là một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với mổi trường xung quanh.

1.2.Đối tượng và vai trò của Sinh thái học


1.2.1. Đối tượng của Sinh thái học
Bộ môn Sinh thái học là một khoa học trẻ. mới chi có nền móng từ hơn 100
năm nay. Ban đầu mới chỉ là một sô' nghiẻn cứu cơ bản về các cá thể sinh vật
hoặc là quần thể và quần xã tự nhiên. Từ những năm 50 của thế kỉ XX đến nay,
nó trở thành một lực lượng sản xuất và góp phần đáng kể đưa năng suất, chất
lượng, sản lượng cây trồng và vật nuôi lên ngày càng cao.
Khoa học Sinh thái học di sâu nghiên cứu những vấn đẻ gấn liền với thực tế
sản xuất, nghiên cứu các hệ sinh thái sản xuâì, nuôi trổng và hệ sinh thái cùa xã
hội nhân vân, trong hoàn cảnh tự nhiên và trong cuộc sống mỗi ngày hoặc ià
trong môi trường vũ trụ. Sinh thái học còn nghiên cứu các hệ sinh thái bị ô
nhiễm, suy kiệt và tìm ra các phương pháp bảo vệ môi trường, môi sinh trong
phạm vi một nước, một vùng hay toàn sinh quyển và cả vũ trụ.

II
Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ của sinh \'ật với môi trường sống
xung quanh, hay cụ thể hơn, nghiên cứu sinh học của nhóm cá thể và các quá
trình chức năng thực hiện ở bên trong môi trưèmg của nó. Nội dung nghiên cứu
của Sinh thái học hiện đại là các cấu trúc và chức năng của thiên nhiên.
E.p. Odum (1983) đã nói trong những năm cuối cùng của thế kỉ XX về nhiệm
vụ của Sinh thái học như sau: đối tượng của Sinh thái học, đó là tất cả các mối
liên hệ giữa cơ thể sinh vật với môi trường.
Bộ môn Sinh thái học đổng thời nghiên cứu các hệ sinh thái nhân lác mà
trong đó con người là tác nhân phá hoại thiên nhiên, cũng là người kiến tạo và
thiết kế lại các hệ sinh thái theo nhu cầu mới. Bằng kiến thức khoa học tiiộn
đại, con người có thể khống chế và điều khiển sự phát triển của hệ sinh thái
theo hướng có lợi cho nhu cầu cuộc sống của sinh vật \ à loài người. Định nghTâ
trên của Sinh thái học đặt ý thức trách nhiệm của con người trong việc quản lí,
phát triển các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo trong sinh quyển, trong việc bào
vệ và sử dụng hợp lí dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tạo ra những nguồn tài
nguyên và nguồn gen sinh vật mới để đưa vào sản xuất phục vụ con người.
Cần chú ý là, Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể và ngoại
cảnh trong quá trình biến động số lượng các quần thể của những loài khác nhau
trong sự phát triển mối quan hệ tương tác giữa các nhóm loài khác nhau trong
quần xã. Đây là các mối quan hệ động.
Quần xã sinh vật và cơ thể sinh vật có những nét tương đồng về cấu trúc.
Chẳng hạn cơ thể thực vật có lá, thân, rễ, hoa, quả, hoặc có thân, chi, nội quan
như dộng vật, còn quần xã gồm các loại dộng vật, thực vật v.v... Cơ thể dược
sinh ra, trưỏng thành rồi chết, và quần xã cũng trải qua các quá trình tương tự
như thế. Tuy nhiên, sự phát triển và tiêu hoá của cá thê' nằm trong khuôn khổ và
chịu sự chi phối của quần xã. Oìo dù là cơ thể hay quần xã thi trong quá trình
tiến hoá dều liên hệ chặt chẽ với môi trưòng và thích ứng một cách linh hoạt vói
những biến động của môi trường, để tồn tại. Đến những năm 40 của thế kỉ XX,
các nhà Sinh thái đã đi đến nhận thức răng, quần xã sinh vật và môi trường
xung quanh của nó có thể xem như một quần hợp bền vững, tạo nên một dơn vị
cấu trúc của tự nhiên. Đó là hệ sinh thái (Ecosystem) mà trong giới hạn cùa nó,
các chất cần thiết cho sự sống thực hiện một chu trình trao dổi liên tục giữa dất,
nước và khí quyển. Bằng cách này, giữã thực vật, động vật và vi sinh vật, nguồn
năng lượng dược tích tụ và chuyển hoá. Hê sinh thái lớn và đồng nhất của hành
tinh chính là sinh quyển (Biosphere), nơi mà con người là một thành viên, Đến
giữa thế kỉ XX, Sinh thái học dần trở thành khoa học chính xác do sự xâm nhập
của nhiều lĩnh vực khoa học như Di truyền học, Sinh lí học, Thiên văn học,

12
Hoá học, Vật lí, Toán học v.v...; cũng như các công nghệ tiên tiến giúp cho
Sinh íhái học có những công cụ nghiên cứu hiện đại.
Đỏi tượng của Sinh thái học hướng vào các cấp độ tổ chức của cơ thể sống
có quan hệ với mòi trường, từ cá thể đến quần thể, tức là một nhóm cá thể của
một loài sinh vật, trên nữa là quần xã gồm tất cả các quần thể (và cá thể) trong
từng khu vực. Cao hcfn là hệ sinh thái tức là quần xã sinh vật và môi trường vô
sinh của nó.
1.2.2. Vai trò của Sinh thái học
Những kiến thức của Sinh thái học đã và đang đóng góp to lớti cho nền văn
minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh, lí luận và thực tiễn. Sinh thái học giúp
chũng ta ngày càng hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác
với các yếu tô' của môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm cuộc
sống và sự tiến hoá cua con người. Sinh thái học còn lạo nên những nguyên tắc
và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền
vân minh ngày một hiện đại, không iàm huỷ hoại đến đời sống của sinh giới và
chất lượng của môi trường.
Con người là thành viên tích cực hay tiêu cực của mỗi hệ sinh thái nhất
định. Sự phồn vinh của loài người gắn liền với sự phồn vinh của các hệ sinh thái
dó. Con người cũng không thể tránh khỏi tai hoạ khi môi trường bị tàn phá và
suy kiệt, vì thế cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh
quyển. Vì lí do này mà Sinh thái học trở thành hệ thống quan điểm hơn là trở
thành quy luật cá biệt (Duvigneaud và Tanghe, 1967).
Sinh quyển ià một kho dự trữ nguồn gen quý giá. Sinh thái học cho chúng
ta phương hướng lựu chọn hay tạo ra môi trường khí hậu, đất dai nào dể nhập
nội, lai tạo ra những sinh vật có phẩm chất mới và giá trị cao, iàm giàu cho hệ
sinh thái cùa nước nhà. Sinh quyển còn cảnh eáo chúng ta rằng, những loài
độmg thực vật đã, đang và sẽ bị tiêu diệt là những thiệt hại vô giá cho kho gen
của Trái Đất. Nhưng với sự bùng nổ về mặt di truyền, về công nghệ sinh học và
đặc biệt là nhân bản vô tính ngày nay, tạo cơ hội có thể cứu vãn được các thực
vật: sÌp tắt bằng nuôi cấy tế bào thành hàng nghìn, hàng triệu cây con để trổng
tromg môi trường Sinh thái thích hợp với sự tiến hoá của chúng.
Sinh thái học còn góp phần định hướng, cung cấp khả năng giải quyết, làm
giấm tai hoạ nói trên bằng cách cải thiện môi trường đồng loạt của toàn bô sinh
quyểa như đắp đập giữ nước, lấp chỗ trống hoang hoá bầng trổng rừng, bảo vệ
và icải tạo đất trồng cây lương thực, thâm canh, tăng vụ ở nơi nào có điều kiện
và cho phép cải tạo. Sinh thái học môi trường thuỷ sinh và nuôi trổng tạo ra

13
nguồn protein thực phẩm, chế biến từ các đại dương, các thuỷ vực nưóc ngọt, lừ
quá trình sinh tổng hợp của các vi sinh vật như protein có chất lượng cao của
các loại nấm men, các loại vi khuấn và tảo biển.
Trong thực tiễn cuộc sống, Sinh thái học đã có những thành tựu to lớn được
con người ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động của mình. Đó là những đóng
góp làm:
1. Nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng, trên cơ sở cải tạo các diều
kiện sông của chúng, kết hợp với thuần hoá và di nhập các giông và loài
sinh vật.
2. Hạn chế và tiêu diệt các dịch hại, bảo vệ đời sống cho vật nuôi, cảy
trồng và đời sống của cả con người.
3. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì da dạng sinh học và phút
triển tài nguyên cho sự khai thác bền vững, đồng thời bảo vệ và cải tạo
môi trưòng sống cho con người và các loài sống tốt hơn.
Sinh thái học hiện đại không chỉ là cơ sở khoa học mà còn là phương thức
liếp cận chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người và của hệ thái
dương bao la. Sinh thái và môi trường còn là phương tiện giúp ta tối ưu hoá việc
sử dụng các nguồn tài nguyên quy hoạch lãnh thổ tổng thể phát triển lâu bền.
Nó giúp ta dự đoán những biến đổi môi trường trong tưcmg lai, nhìn nhận lại
những khả năng thực sự của con người, thấy được những tác động bất lợi của
con người lên môi trường. Từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu ngăn chặn cuộc
khủng hoảng môi trường, cứu lấy hành tinh của chúng ta.
Như vậy, bộ môn Sinh thái học đã mở ra những khá năng dường như khổng
có giới hạn của loài người văn minh, đối với sinh vật của sinh quyển rộng lớn.

1.3. Lịch sử phát triển


Trong xâ hội nguyên thuỷ của loài người cổ đại, để tồn tại con người đã cần
có kiến thức sơ đẳng về nơi ở, thời tiết và các sinh vật quanh mình. Khi biết sử
dụng lửa và các công cụ khác, con người đã có thể làm thay đổi môi trưỡng
xung quanh. Sự di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác đòi hỏi họ phải nắm
được những điều kiện nhất định của nơi sống. Vậy là kiến thức về Sinh thái học
dần dần được hình thành và phát triển cùng với nền văn minh của loài ngUỜi.
Những hiểu biết để tìm nơi ở, chỗ kiếm ăn, tránh thú dữ và các điểu kiện bất lọi
cho môi trường đã gắn bó con người với tự nhiên và "dạy" cho con người
những hiểu biết về tự nhiên, vể mối quan hệ động vật. thực vật với nhau và với
môi trường. Họ phải phân biệt cầy nào, con nào có thể ăn được; cây nào,
con nào là cố hại, chúng sống ở dâu và xuất hiện vào lúc nào và con nào lấy thịt,

14
lấy lông, cây nào lấy sợi, lấy nhựa. Vậv ià những kiến thức, mà nay ta gọi là
kiên thức sinh ihái học, đã thực sự írỡ thành nhu cầu hiểu biết của con người.
Cùng với việc tìm ra lửa và biết chế lạo cống cụ, con người càng làm cho thiên
nhiên biên đổi sâu sảc hơn. Từ những kinh nghiệm và hiểu biết về mối quan hệ
giừa con người và thiên nhiên ban đầu. được tích luỹ và phát triển để hình thành
nhQng khái niệm và nguyên lí khoa học con người dẫu có đủ năng lực để quản
lí nguón tài nguyên thiên nhiên và tiến tới quản lí cá hành vi và thái độ của
mình dõi với thiên nhiên. Đó cũng là con đường đưa đến sự ra đời và phát triển
một bộ môn khoa học mới "Sinh thái học" và cũng là con đường để Sinh thái
học phát triển và hoàn thiện về nghiên cứu và phương pháp tiếp cận của mình.
Nsay từ thời Arisiote (384-322 trước CN) và các triết gia cổ Hy Lạp đã có
những dẫn liệu có ý nghĩa sinh thái. Tuv nhiên ỉúc đó. sinh thái học chưa phải
là một ngành khoa học độc lập, vì nó chưa có đối tượng, nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu riêng biệt. Aristote đã mô tả khoảng 500 loài động vật cùng
với các tập tính của chúng như di cư, ngủ đỏng. E. Theophraste (371-286 trước
CN), cha đẻ cùa nghiên cứu thực vật học đã chú ý đến ảnh hưởng của thời tiết,
màu đất. đến sự sinh trướng, tuổi thọ của cây và thời kì quả chín, tác dộng qua
lại giữa thảm thực vật với địa hình và địa lí.
Trong thời Trung cổ đen tối, do sự thống trị của giáo hội phản động, các
môn khoa học đều bị kìm hãm, trong đó có cả kiến thức Sinh thái học. Cùng với
những phát kiến địa lí vĩ đại trong Ihời kì Phục hung, vào thế kỉ XV-XVI, việc
phát triển chủ nghĩa tư bản và thực dân hoá các vùng đất mới đã thúc đẩy một
cách có hệ thống các kiến thức về động, thực vật với điều kiện sống. A. Caesalpin
(1519-1603) là người đầu tiên xây dựng hệ thống phân loại thực vật, trên cơ sở
những đặc điểm quan trọng nhất của cây, những lính chái khách quan của tự nhiên.
Còn D. Ray (1623-Ì705), G. Toumeíort (1625-1708) và một số người khác đã
dể cập dến sự phụ thuộc của thực vật vào diểu kiện sinh trưởng và gieo trồng
vào nơi chúng sinh sống v.v...
Leuvenhook, nhà nghiên cứu vi sinh vật đầu thế kỉ XVIII đã đạt nền móng
nghiên cứu chuỗi thức ăn và số lượng quần thể. Các khái niệm vể tập tính, kiểu
sống của động vật cũng được đề cập trong các cóng trình nghiên cứu sâu bọ của
A. Reomur (1734). p. Pallas đã mô tả khá chi tiết 151 loài động vật có vú, 425
loài chim và các hiện iượng sinh học khác như ngủ đông, mối quan hệ của những
loầi trong cùng giống. Nhà tự nhiên học người Pháp J. Bupphon (1707-1788)
cho rằng, nguyên tắc cơ bản để biến đổi một loài thành một loài khác là ảnh hưởng
của các yếu tố bên ngoài, như nhiệt độ, khí hậu, thức ãn v.v... G. Lamark
(1744-1829) tác giã của học thuyết tiến hoá đầu tiên cho rằng, ảnh hưởng của

15
các yếu tố bên ngoài là một trong những nguyên tấc quan trọng quyết định sự
thích nghi và tiến hoá của giới sinh vật.
Vào thế kỉ XIX, với sự xuất hiện môn Sinh - Địa học đã thúc đẩy sự phât
triển các kiến thức về sinh thái. Trong các nghiên cứu của mình, A. Humbolclt
(1769-1859) chú ý đến những điều kiện địa lí, đối với ihực vật. Còn K. Glogher
(Đức) nghiên cứu về sự thay đổi của chim, dưới ảnh hướng của khí hậu (1833);
T. Faber (Đan Mạch) chú ý đến các đặc điểm sinh học của chim phưofng Bắc
(1826); K. Bermann nói về quy luật địa lí làm thay đổi kích thước của các động
vật máu nóng (1848). A. Decandoie (1806-1891) trong cuốn "Địa lí ihực vật"
(1855) đã mô tả tỉ mỉ ảnh hưỏng của tùng nhân tố môi trường như nhiệt độ. độ
ẩm, ánh sáng, đất v.v... đối với thực vật. K. Rule (1814-1858), nhà động vậy học
Nga, đã công bố nhiều công trình về sinh học động vât, có nội dung Sinh (hái
điển hình. Công trình "Quá trình phân giai đoạn trong dời sống động vật hoiing
dã, chim và bò sát ở vùng Voronejo" (1855) có thế được xem là công trình
nghiên cứu Sinh thái cơ sở đầu tiên ở Nga, về thế giới động vật ở một vùng.
Sự ra đời của học thuyết Ch. Danvin (1809-1882), với hàng loạt các cồng
ưình nổi tiếng như "Nguồn gốc các loài do chọn lọc tự nhiên là sự bảo tồn các
nòi thích nghi trong đấu tranh sinh tồn" (1859), ''Nht7n}> kiểu thích nghi cỉtơ các
loài lan đối với sự thụ phấn nhờ sâu bọ" (1862), "Thực vật ăn sáu họ" (1875),
"Về những dạng hoa khác nhau trong các cây thuốc cùng một ỉoài” (1877), "Sự
tạo tầng mùn thực vật nhờ các hoạt động của giun đấí" (1881) v.v..., là nhiĩng
bằng chúng khoa học, thuyết minh cho học thuyết tiến hoá, giải thích quá trình
phát triển lịch sử của sinh giới bằng những quy luật khách quan: biến dị, di truyẻn
và chọn lọc. Đó cũng ià nền móng và tư liệu có túứi cơ sở của Sinh thái học.
Từ giữa thế kỉ XIX, Sinh thái học chủ yếu nghiên cứu đời sống của động
vật, thực vật và sự thích nghi của chúng với khí hậu. E. Wanning (Đan Mạch)
trong cuốn "Địa /í Sinh tỉiái của thực vật" (1895) đã chú ý đến các dạng sống
của cây cỏ. A. Beketov (1825-1902) đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa giải phẫu,
hình thái và sự phân bô' dịa lí của thực vật. D. Allen ( 1877) đã phát hiện nhiều
quy luật về sự biến đổi ti lệ cơ thể và các phẩn liên quan của động vật có vú và
chim ở Bắc Mĩ đối với sự thay đổi về địa lí, khí hậu.
Thuật ngữ "Sinh thái học" được E. Haeckel nêu ra lần đầu tiên vào năm
1866. Đây là thời điểm rất đáng chú ý. Trong cuốn "Hinh thái chung cửa các
cơ thể' nhà sinh học Đức E. Haeckel (1834-1919) lần đầu tiên đã để xuất thuật
ngữ "Sinh thái học", ông đã định nghĩa Sinh thái học là khoa học chung vé
quan hệ giữa sinh vật và môi trường, ông đã cổ vũ tích cực học thuyết tiến hoá
của c . Danvin và cho rằng nó đã mở ra một kỉ nguyên mới trong khoa học.

16
Đồng thời với hưóíng irên, vào cuối những năm 70 của thế kỉ XIX đã bắt
đầu liình thành một hướng nghiên cứu mói là nghiên cứu các quần xã. Năm
i877, K. Miobius (Đức) đã nghiên cứu các quần thể san hô. Hai nhà khoa học
Nga là c. Korzinski và I. Pachotski đã nghiên cứu quần xã học thực vật
(Pliytocenologie). Bước vào thế kì XX, Sinh thái học ngày càng được nghiên cứu
sâu và rộng hoìi.
Vậy ià, khác với nhiều bộ môn sinh học khác, Sinh thái học là một ngành
khoa học trẻ, từ những nãm 1900 nó đã dần trớ thành môn khoa học độc lập.
Nãm 1910 tại Hội nghị quốc tế về thực vật học lần thứ 3 họp ờ Bruxelle (Bỉ),
Sinh thái thực vật học được tách thành 2 bộ môn riêng: Sinh thái học cá thể
iAtưoecologie) và Sinh thái học quần xã {Synecologie). Cách phân chia này
cũng được áp dụng đối với Sinh thái động vật học. Sinh thái học cá thể nghiên
cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, mà trong đó chu kì sống và tập tính,
cũng như khả năng thích nghi với môi trường thưòng được lưu ý. Sinh thái học
quần xã nghiên cứu các nhóm cá thể tạo thành thể thống nhất xác định.
Môn Sinh thái học bắt đầu được giảng dạy ò các trường đại học. Đã hình
thành quan điểm của một sô' nhà khoa học cho rằng, không nên để hai quan
điểm "cá thể" và "quần xã" thành những vấn đề tách biệt nhau. Vì muốn nghiên
tứu sâu sắc về các quần xã, thì phải có hiểu biết tường tận về Sinh thái học và
sinh học của tùng cá thể, về quan hệ của chúng với môi trường. Chỉ có làm như
vậy thì những tính chất đặc thù của quần xã mới có thổ phát hiện được và vai
ịrò cúa cá thể các loài mới được làm nổi bật (Poniatovskaia, 1961).
Vào những năm 30 của thế kỉ XX trở đi, khuynh hướng nghiên cứu quần xã
thực vật được phát triển ở nhiều nưóc trên thế giới. Ví dụ như I. Braun Blanquet
(TTiuỵ Sỹ), F. Clement (Mĩ), H. Walter (Đức), Pavlovski (Ba Lan), G. Du Rietz
(Thuỵ Điển), V. N. Sucatov, Lavrenko, A. p. Senhicov, v .v . Aliokhin (Liên Xô
iruớc đây) v.v... dều cho rằng, đối tưcmg cơ bản cùa thảm thực vật là các quần
xã. Thảm thực vật gổm nhiều đơn vị cụ thể mà địa mạo, cấu trúc, thành phần,
ranh giới, trạng thái mùa, động thái, vùng phân bô' v.v... đều dựa trên cơ sở
Sinh thái học và địa lí thực vật học.
Vào năm 1935, nhà bác học Anh A. Tansley đưa ra một hướng phát triển
mới, là "hệ sinh thái" (Ecosystem). Tuy nhiên phải đến nửa sau thế kỉ XX,
hướng nghiên cứu này mới được đẩy mạnh, về quan hệ dinh dưỡng, thì hệ sinh
thái có ba thành phần, là sinh vật tự dưỡng, sinh vật ăn sinh vật và sinh vật hoại
sinh. Về mặt chức năng, hệ sinh thái được phân chia thành dòng năng lượng,
chuỗi thức ản, vòng tuần hoàn vật chất của các phần lử dinh dưỡng, phát triển
và tiến hoá, cuối cùng là điều khiển. Tuy nhiên, có thể nói chỉ đến E, Odum

17
(Mĩ) những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái mới được trình bày một cách cơ
bản và khá đầy đủ trong giáo trình sở Sinh thái học" (1971).
Nghiên cứu sự phát triển của hệ sinh thái đã xây dựng cơ sở cho một học
thuyết mới về sinh quyển, do nhà khoa học Nga v.l. Vemadski đề ra. Theo ông
thì sinh quyển là lớp vỏ của Trái Đất mà các sinh vật đã và đang đóng vai trò chủ
yếu hình thành nên. Nó không nhOtig chỉ là "lóp màng sống" của hành tinh bao
gồm các quần xã vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật mà còn là thổ nhưỡng, đá
trầm tích có nguồn gốc sinh vật và khí quyển. Sinh quyên ià một hệ sinh thái toàn
cầu, dựa trên cơ sở những quy luật sinh thái tạo nên sự càn bằng vật chất và dòng
năng lượng. Sinh quyển là một hệ thống mỏ và luôn ở Irạng thái cân bằng động.
Công trình của nhà sinh thái học người Bỉ p. Du\ igneaud và M. Tang "Hệ
sinh thái và sinh quyển", xuất bản năm 1968 đã đưa ra nhiều sô liệu phân tích
tổng hợp về các hệ sinh thái lớn và cho ta thấy khả nàng to lớn của sinh quyển
đối với con người. Mặt khác nó cũng chỉ ra những thiếu sót của con người trong
vấn đề sử dụng sinh quyển, mà một nguyên nhân quan trọng là sự lăng dân số
quá mạnh. Với một thái độ lạc quan, các tác giả đã để ra những biện pháp lích
cực để bảo vệ, sử dụng hợp lí tài nguyên sinh quyển. Tuy nhiên, chỉ vài chục
năm gần đây, thuật ngữ "Sinh thái học" mới trở nên phổ cập và có quan hệ mật
thiết với đời sống con người.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển của bộ môn Sinh thái học đã
trải qua bốn thời kì chính như sau:
1 . Thời kì hình thành ở thế kỉ XỈX, dã được manh nha từ các nghiên cứu cổ
đại, cho đến sự hình thành khái niệm "Sinh thái học" vào năm 1866. Vào
thế kỉ thứ 19, từ nẳm 1850 với các nghiên cứu địa lí thực vật có xu hướng
Sinh thái. Từ 1866 Hackel đưa ra một khoa học mới là Sinh thái học.
Năm 1877, Mobius đề xuất thuật ngữ Sinh quần lạc học với ý nghĩa sinh
thái học cụ thể. Sau đó nhờ các nhà thực vật học nghiên cứu Sinh thái cá
thể thực vật, còn các nhà nghiên cứu động vật học nghiên cứu Sinh thái
cá thể động vật.
2. Thời kì Sinh thái học quần xã, mà đối tượng nghiên cứu là các quần xã
động vật, thực vật và vi sinh vật. Đây là thời kì nghiên cứu của các nãm
đầu thế kỉ XX.
3. Tiếp sau đó, Sinh thái học tập trung nghiên cứu một cấu trúc lớn hơn,
phức tạp hcdi và đa dạng hơn, đó là hệ sinh thái. Vào những năm 20 của
thế kỉ XX Sinh thái học phát triển một bước quan trọng và phức tạp hơn.
Nó nghiên cứu cơ bản hệ sinh thái như một đơn vị cơ sở, trong đó có hai

18
hệ thống nhỏ: quần xã sinh vật và môi trường (Sinh thái cảnh - Ecotop).
Các hệ thống này tác động lẫn nhau và tạo ra hệ thống môi sinh của hệ
sinh thái, để hợp thành một thể thống nhất. Có ihể công thức hoá hệ sinh
thái như sau: Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật + Môi trưcmg sống của
quần xã + Chu trình vật chất và dòng năng lượng.
4. Sinh thái học giai đoạn hiện nay đang đi sâu vào những Sinh thái học ứng
đụng trong các lĩnh vực sản xuất của sinh vật trêu cạn, trong các vực nưóc
(đầm, hồ, biển, đại dương) và trong các con tàu \ ũ trụ, nơi mà người ta thử
nghiệm nuôi trổng một sò' sinh vật và chế biến những vật liệu công nghiệp
trong môi trường không trọng lượng. Trước tình trạng xã hội loài người
đang bị đe doạ bởi sự thiếu hụt tài nguyên, lươiig thực, môi trường bị ô
nhiễm do mức độ tăng dân sô' quá nhanh, do sứ dụng không hợp lí tài
nguyên v.v... một chương trình sinh học thế giới đã hình thành từ nãm
1964. Mục tiêu cuối cùng của chương trình này là phát hiện nghiên cứu
quy luật cơ bản về phàn phối số lượng, chất lượng, về tái sản xuất chất hữu
cơ, nhằm sử dụng chúng một cách hợp lí phục \'Ụ cho nhu cầu ngày một
tăng của con người. Chương trình đã đề cho xã hội loài người nhiệm vụ to
lớn là phải ngãn ngừa sự phá vỡ cân bằng Sinh thái trên toàn cầu. Sinh thái
học là cơ sở lí thuyết chù yếu đế’ thực hiện nhiệm vụ này.
Ngày nay Sinh thái học đã trở thành một khoa học tổng hợp phục vụ nhiều
ngành khoa học về kinh tế • xã hội. Mặt khác nó dược phân thành các nhánh
nhỏ đi sâu vào nhiều lĩnh vực Sinh học, Vật lí, Hoá học; gần đầy đã hình thành
môn Sinh thái nhân văn, nghiên cứu tác động qua lại của con người và sinh
quyển. Ngoài ra, còn nhiều lĩnh vực khoa học mới dược hình thành và phát
triển, gắn liền với bô môn Sinh thái học, như Sinh thái vũ trụ, Sinh thái tập tính,
Sinh thái đất, Sinh thái môi trường, Sinh thái nhân văn, Sinh thái xã hội, Sinh
thái chính trị v.v...

1.4. Sinh thái học đất {Soil Ecology) hướng tỉếp cận môi ưuờng đất
Vai trò và hoạt động của các nhóm sinh vật sống trong đất từ lâu đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Con người đã biết đến vai trò phân hủy xác
mùn, phân giải chất thải hữu cơ và luân chuyển vật chất của nhiều nhóm sinh
vật. Carl Linne đã giới thiệu mộl cách hình tượng và khái quát, rất chính xác về
vai trò phân hủy xác hữu cơ cùa đàn ruồi ở vùng nhiệt đới nóng như sau, ở vùng
nhiệt đới chỉ cần 3 con ruồi với đàn con cháu của chúng là đủ ăn hết một con
ngựa chết nhanh hofn cả đàn sư tử ăn. Năm 1880, V. Kibri cũng đã có những
quan sát và mổ tả vai trò phân hủy xác thực vật và nấm rừng của côn trùng đất.

19
Một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về động vật ở đất là của nhà tự
nhiên học vĩ đại c . Danvin. Sau chuyến du lịch thám hiểm trên tàu Bigie
(1839), ông đã điều tra và công bố các khảo sát vé vai trò tạo tầng mùn cho đất
của giun. Đến năm 1881 cuốn sách "Sự tạo tầng mùn thực vật nhờ các hoạt
động của giun đất", đã được c. Danvin công bố ở Luân Đôn. Trong những nãm
cuối thế kỉ thứ XIX này, đã lần lượt có hàng loạt các công trình nghiên cứu về
các nhóm sinh vật đất được thực hiện và công bố. Có thể kể các công trình
nghiên cứu về giun đất của H. Post (1862), của B. Hensen (1877, 1882);
hay các công trình nghiên cứu về vai trò phân hủy xác vụn thực vật nhờ động
vật đất của nhà khoa học Đan Mạch p. Muller (1879, 1882). Thời điểm này các
nhà nghiên cứu vi sinh vật cũng đã thu thập được nhiéu số liệu về vai trò và ý
nghĩa của các nhóm vi sinh vật đất. Đó là những công trình nghiên cứu vi sinh
vật đất và vai trò của chúng của một số nhà nghiên cứu như R. Greef (1866),
A. Rosenberg - Lipinsky (1869), A. Schneider (1878), A. Celli và R. Piocca
(1894), M. Beijeưinck (1896) v.v... Với sự phát triển mạnh của bộ môn khoa
học vi sinh vật, các nhà nghiên cứu đã thu được nhiều kết quả xác định vai trò
phân hủy mùn và tạo đất của các nhóm vi sinh vật.
Theo Vũ Quang Mạnh (2003), đến những năm đầu thế kỉ XX, các nhà
nghiên cứu đã đồng thời mở rộng nghiên cứu đồng bộ hầu hết các nhóm sinh
vật sống trong đất. Hàng loạt các nghiên cứu về hầu hết các nhóm động vật
sống trong đất, được công bố đồng thời trong những năm đầu thế kỉ XX đã nói
lên sự quan tâm của các nhà khoa học đối với hệ sinh vật đất vào giai đoạn này.
Nhờ phương pháp dòng hệ thống phễu iọc để phân tách hệ động vật chân khớp
bé trong đất (Microarthropoda), của nhà nghiên cứu Italia A. Berlese (1905) và
sau dó dược A. Tuilgren cải tiến và hoàn thiện hơn (1917), nên con người dã có
khái niệm đầy đủ hơn về hệ động vật đất. Nhiều công trình lón nghiên cứu vai
trò của một sổ' nhóm động vật đất tham gia vào các hoạt tính sinh học của đất
đã được công bô' (Jegen, 1820; Falck, 1923; Tragardh, 1928; c . Bomebush,
1930; w . Ulrich, 1938; M. Ghilarov, 1939; A. Jacot, 1939; K. Porsslund, 1939).
Đến những năm giữa thế kỉ XX đã hình thành đầy đủ mọi tiền để cho việc
hình thành một bộ môn khoa học chuyên ngành mới. Đố là việc hình thành các
trung tâm nghiên cứu về sinh vật đất ở nhiều nước trên thế giới, là việc công bố
các chuyên khảo khoa học cơ sở về nhiều nhóm động vật đất, cũng như vé
phương pháp nghiên cứu chúng, đổ giải quyết một sô vấn đề khoa học mà chỉ
riêng bộ môn Động vật học, bộ môn Thổ nhưỡng học hay bộ môn Sinh thái học
không thể đáp ứng được. Có thể kể một số chuyên khảo cơ sở, dặt nẻn mổng
cho sự ra đời của bộ môn khoa học Động vật đất như các công trình "Đất tihư
là môi trường sống và vai trò của nó đối với sự tiến hóa của cồn trùng",

20
côníbô' tại Moscow và Leningrad (ngày nay là Saint Peterbur) của M. Ghilarov
(194>); "Động vật đấí học làm cơ sỏ để đánh giá đât'\ công bô’ ở Viên, của
H. panz (1950); hay công trình "Khu hệ động vật hiển vi ỏ đất của các nước
vừnịôn đới và nhiệt đới", công bố tại Pari, của Q. Delamare - DeboutteviUe
(195); cuốn "Khu hệ động vật đất của Cộng hòa Xo viết Latvia", công bô' tại Riga,
của V. Eglitis (1954), cuốn "Động vật đâ't" của D.Keith và McE.Kevan (1954).

------------------------ A,

lình 1.1. Phẫu diện thẳng đúng gldl thiệu mói truởng sống ưong đất
> . Trên tổng o là mỗi trường sống trén thàn và trong tán cày.
'). Tầng thảm lá và xác vụn hữu cơ thực vật bao phủ trên mặt đất
M. Lởp mùn giàu humic sẫm bao gốm chết hữu cơ phân hủy và
hoấng chất.
\2. Lớp lọc khoáng chất hòa tan tập trung chính rễ cây hút chất
linh dưỡng.
ì. Lởp ít khoáng hữu cơ, giàu các hợp chất hóa học, nằm xen giOB càc
ảng đá.
ỳ. Lởp đà mẹ phong hóa nhẹ.
1 Lớp đà mẹ chưa bị phong hóa.

21
Vậy là, vào những năm 50 của thế kí XX bộ mòn khoa học sinh học mới.
khoa học Sinh thái dất, đã được hình thành như một chuyên ngành khoỉt học
riêng. Sinh thái đất là bộ môn khoa học nghiên cứu các nhóm sinh vặt sông
trong đất, cùng các hoạt động và sự tương hỗ cùa chúng, nằm Irong mói liẽn
quan chặt chẽ với môi trường sống.

1.5. Tiếp cận Sinh thái học


Sinh thái học là bộ môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứii quan hệ cùa
sinh vật với môi trường. Do đó Sinh thái học sử dụng những phương pháp
nghiên cứu và những thiết bị của những bộ môn sinh vật và nhữiig bộ môn niôị
trường mà nó có quan hệ. Phương pháp nghiên cứu của Sinh thái học bao gom
nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu thực địa và phương pháp mô phòng.
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ha>
một phần tự nhiên; nhằm tìm hiểu những khía cạnh về các chi sò' hoại dộng
chức năng của cơ thể, hay lập tính của sinh vật dưới tác động của mộl ha>
nhiều yếu tố môi trường tương đối biệt lập. Nghiên cứu thực địa (hay ngoài
trời) là những quan sát, ghi chép, đo đạc, thu mẫu v.v... Tư liệu của những khão
sát này được chính xác hoá bằng phương pháp thống kê. Các kết quả ciia liai
phương pháp trên là cơ sở xây dựng phương pháp mô phỏng hay mô hình hoá.
với công cụ toán học và thông tin, được xử lí trên máy tính. Khi nghiên cứu niộí
đối tượng hay một tổ hợp các đối tượng, các nhà Sinh thái thường kết hợp sử
dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ một cách có chọn lọc, nhằm tạo nên
những kết quả tin cậy, phản ánh được bản chất của dối tượng nghiên cứu.
Một trong những sản phẩm của nghiên cứii Sinh thái là các mỏ hình.
Mô hình hoá là mô tả khái quát một hiện tượng nào đó của thế giới tự nhiên,
để rồi dự tính về sự phát triển hiộn tượng đó. Theo E. Odum (1978), trước khi
xây dựng mô hình toán học cần mô tả các nguyên tắc từ đơn giản đến irừii
tượng, cần phải tổng kết sự đa dạng của thiên nhiên. Khi lập mò hình người tu
không cần đến muôn vàn tham số. Và mô hình không nhất thiết phải giống hệl
với hiện
♦ thực.
«

Bộ môn Sinh thái học còn có những phương pháp nghiẽn cứu đặc trưng đế
nghiên cứu nhOng nôi dung đặc trưng của nó, có liên quan tới quần thê’ và quần
xã (phưcmg pháp nghiên cứu mật độ, những đặc trưng của quần thể và quần xã).
Tuy nhiên các dẫn liệu thu được của bộ môn Sinh thái học hoàn toàn phụ thuộc
vào các phương pháp và những thiết bị dùng cho các bộ môn sinh học và các
bộ môn về môi trường khác nhau.

22
('ó thê kê qua mội số plnhnig pháp hỏ trự. nhằm thu thập dầy dii và chính
xác các trọng sd cúa đói Iiạmg nghiên cứii trong Sinh thái học như sau:
1. Phươiig pháp viẻn thám sinh Ihííi.
2. Phương pháp sắc kí.
3. Phương pháp quang phổ kí.
4. Phưoms pháp đổng vị phóng xạ c'^ do sức sán xuất ban đầu của các đại
dương và hệ sinh thái.
5. Phương pháp đánh giá tác dộng môi trường (Environmental impuct
assessment) cùa các dự án phát triên.
6 . Phương pháp phân tích lợi hại.
7. Phương pháp ma trận phân lích tác động mòi tarờng của các dự án phát triển.

2. NỘI DUNG VÀ VỊ TRÍ CỦA SINH THÁI IIỌC

2.1. Vị trí c ủ a Sinh th ái học


Sinh thái học là bộ mòn khoa học tổng hợp. liên ngành và hiện đại. Đối
cư<jrng nghiên cứii của nó rất phong phú và tổng hợp, bao gồm một số vấn đề
chính như sau:
1. Nghiên cứu đặc điếm cúa các nhân tố mòi trường ảnh hưởng đến đời
sống của các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện mòi
trường khác nhau. Đó là nghiên círu nhữiig nhàn tố vô sinh cần thiết cho
sinh vật, tham gia vào chu trình chuyên hoá vật chất trong thiên nhiên,
rồi xác định mối tương quan trorm hệ sinh Ihái để nghiên cứu năng suất
sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
2. Nghiên cứu Cik nhịp và chu kì sòng của cơ Ihể, tương ứng với các chu kì
ngày đêm và chu kì địa lí của tịiiã dàì cùng với sự thích ứng cùa các sinh
vật. Đó là các nghiên cứu đicu kiện hình thành quần thể, những dặc diểm
cơ bản và mối quan hệ trong nội bộ quán thể, giữa quần thẻ với môi
trường thể hiện trong sự biến động và điểu chỉnh số lượng cá thể. Nghiên
cứu đặc điểm cấu (rúc của các quần xã, mối quan hệ giữa các loài, các
quần thể khác nhau, quá trình biến đổi ciia các quần xã theo không gian
và thời gian qua các loại hình cỉiẻn thế (Sm (rssioii).
3. Nghiên cứii sự chuyển hoá vật chất và dòng năng lượng trong quần xã,
giữa quần xã và ngoại cánh, thể hiện trons các chuỗi và lưới thức ăn, các
bậc dinh dưỡng và sự hình thành nhữiig hình tháp Sinh Ihái về số lượng
và năng lượiis.

23
4. Nghiên cứu cấu trúc cúa Sinh quyển bao gồm những vùng địa lí sinh viM
lớn trên Trái Đất. Từ đó có thể ứng dụng các kiến Ihức về Sinh thái Ihọtc
trong việc tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên, trong việc sứ dụng hợp lí tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm mỏi trường và những hậu quá tai hại, để ra
các biện pháp phục hồi tài nguyên sinh vật, bảo vệ mòi trưcnig, dáp I.ímg
nhu cầu cần thiết cho sản xuất và giữ cân bung Sinh thúi.
Sinh thái học hiện đại đã ứng dụng nhiệt động học, phóng xạ và nguyèni t ứ
đánh dấu trong nghiên cứu chu trình vật chất và các nghiên cứu khác hoạc do
lưòng ánh sáng bằng phân tử quang diện; ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm của khc.)ng
khí và đất bằng máy ghi tự động từ xa; độ pH bằng máy điện kế, bàng icác
phương pháp vật lí, hoá học. Các quy luật khoa học như quy luật của ion (đòi
kháng, quy luật tối thiểu của Liebig đều có tác dụng tốt đến các biện pháp Siinh
thái học trong nông nghiệp.
Sinh thái học còn ứng dụng các thành tựu mới của các bộ mòn sinh h>ọc
khác, như Hình thái học, Sinh lí học, Lí sinh, Sinh hoá, Di truyền học, các khioa
học cơ bản như Vật lí, Hoá học, Toán học cũng như khoa học xã hội. Nhũhig
thành tựu đó thuộc vể lí thuyết cơ bản và các nghiên cứu hiện đại.

Sinh th ái học cá thê


Thú hoc Sinh th á i học quần thể
Ngư loại học Sinh th ái học quần xâ
Vi sinh v ậ t học P hân loại học
Giải phẫu hộc
Sinh th ái học
Di tru y ền học

Sinh lí học

Hinh 1.2: Mối quan hệ giữa Sinh thái học


và một số môn khoa học Sinh học khác
(Vũ Trung Tạng, 20CP1)
Về phía mình với tư cách là bô môn khoa học mới, Sinh thái học xâm nhíập
vào các khoa học sinh học khác, góp phần làm sáng tỏ một số vấn để. Nhu kihi

24
Ị^ín loại thực vật, người la thấy điểu kiện của môi trưòfng khí hậu lạnh làm cho
vẩ\ chồi của một số loài phủ lông íiiyết, hoặc sự khó liạn làm cho thần một số
câ\ thuộc họ Lúa phủ lỏng mãng. Nếu chúng mọc ở nưi nóng, ẩm sẽ không có
hoìc có ít lông măng. Khoa học Sinh thái học góp phần làm sáng tỏ câu hỏi này.
Nhờ sự phát triển của Sinh thái học hiện đại và sự kế thừa thành tựu của các
lĩnh vực khoa học sinh học và các khoa học khác, trong Sinh học cũng hình
thành nên nghiên cứu khoa học không gian, liên quan đến Sinh thái học, như
Sinh lí - Sinh thái, Toán - Sinh thái, Địa lí - Sinh thái v.v... Bản thân Sinh thái
học cũng phân chia sâu hơn thành các phân môn như cố sinh thái học, Sinh thái
học úng dụng. Sinh thái học tập tính v.v...
Các khoa học cơ bản và ứng dụng đã giúp Sinh thái học mở rộng tầm nhìn,
tầm giải quyết các vấn đề của sinh quyển và sinh học vũ trụ, các vấn đề về nãng
lượng, dân số và môi sinh.

2.2. Nội dung của Sinh thái học


Thông thường, tuỳ theo đối tượng nghiên cứu là những mức độ khác nhau
của cấu trúc và lổ chức sinh vật sống mà các nhà nghiên cứu phân chia thành
các phân môn Sinh thái học khác nhau. Các nhà nghiên cứu có thể xét đối
tượng của Sinh thái học một cách chi tiết, trên cơ sở lìm hiểu những mức độ tổ
chức sống, được sắp xếp từ nhỏ đến lớn, như gen, tế bào, cơ quan, cá thể, quần
thể, quần xã và hệ sinh thái. Trên từng mức độ, quan hệ tương hỗ với môi ưường
vật 1 (năng lượng và vật chất) được bảo đảm nhờ từng hệ ưiống chức nẫng xác
địiứi Hệ thống là trật tự nhũng yếu tô tương tác và tương hỗ hợp thành thể thống
nhất Hình dưới đây giới thiệu sơ đồ các mức độ tổ chức sống của sinh giới.
a. Tổ chút sống duidt c i thỗ' b.TẨchÚiettfcáth<trdlftn

Thâih phán Gen Tếbâo Co quan Cá thể Quán thể Quán xã


hửJ sinh Tị t ị Ti Ti Tị t ị

Tháih phán
Vật chát» năng lượng
VI sính
ị t ^ ■... ịT ị t ị t ị ĩ
Hệ ánh học
Hệgen Hộ tể bào Hê cơ quan Hê cá thể Hộquắnthế Hộ quán xã
— , -J 1____I-------------

Hinh 1.3: Sơ đổ mút độ tố chúc sinh giới (E. Odum, 1978)


Phân môn Sinh thái học nghiên cứu từ phía bên ịáiải cả quần xã và môi
trurờig vô sinh hoạt động như một hệ thống Sinh thái hay hệ sinh thái iEcosystem).
Nhu vậy, tuỳ theo đối tượng nghiên cứu là cá thể, quẩn thể, quần xã hay hệ sinh
thiáimà Sinh thái học có thể được phân thành các phân môn như sau:

25
2.2.1. Sinh thái học cá thể (Autoecology)
Thoạt đầu người ta nghiên cứu các cá thể ioài và xác nhận những phản ứng
của nó đối với các yếu tô' môi trường. Nó cho thấy rằng môi trường tác đ<»ng
đến cơ thể, và cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường.
Sinh thái học cá thể nghiên cứu những mối quan hộ của một loài đối với
môi trường. Nó xác định giới hạn Sinh thái, cực thuận của loài đối với những
nhân tố môi trường và nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến hình
thái, sinh lí và tập tính của loài.
Sinh thái học cá thể có quan hệ nhiều đối với hình thái, sinh lí. Tuy nhièn
nó còn có những vấn đề riêng biệt. Chẳng hạn việc xác định nhiệt độ cực thuận
của một loài là cơ sở quan trọng để giải thích sự phàn bô' địa lí, sự phân bô theo
sinh cảnh, số lượng và sự biến động số lượng ở chúng.
2.2.2. Sinh thái học quần thể (Population Ecology)
Sinh thái học quần thể nghiên cứu những điều kiện hình thành, cấu trúc vù
sự biến động của một nhóm cá thể thuộc một loài nhâì định sống trên một phần
lãnh thổ của khu vực phân bô' của loài ấy. ở khu vực phân bỏ' này có sự đổng
nhất tương đối các yếu tô' môi trường (vùng địa lí, sinh cảnh). Nó đồng tliời
khảo sát các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể,
nghiên cứu sự biến động số iượng cá thể của quần thê dưới tác động của điều
kiện môi trường, việc phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự biến động là niộl
nội dung rất quan trọng của Sinh thái học.
Quần thể luôn có cấu trúc phù hợp với điều kiện môi trường ở nơi dó,
chúng sử dụng nguồn sống của môi trường dể tổn tại và có khả năng sinh sán,
phát tán. Trong những điều kiện thuận lợi, sự gia tàng số lượng kéo theo sự pliái
tán cá thể của quần thể ra ngoài khu vực phân bố của quần thể. Nhờ đó mà
quần thể thực hiện được sự trao đổi cấ thể giữa nó với nhửng quần thể khác
nhau cùng trong một loài, đảm bảo tính chất toàn vẹn và sự tồn tại của loài.
2.2.3. Sinh thải học quần xã (Synecology)
Cùng với sự phát triển của khoa học, Sinh thái học chuyển ra ngoài đồng
ruộng, nghiên cứu các quần thể, quần xã nuôi trổng và hoang dại. Nó phục vụ
cho nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành sản xuất khác. Sinh thái học đi sâu
nghiên cứu các vấn đề cơ bản, hỗ trợ cho nông nghiệp trên cơ sở Sinh thái, sinh
lí, di truyền, dặc biệt trên đối tượng từng nhóm sinh vật như: Sinh thái côn trùng,
Sinh thái các nhóm kí sinh, Sinh thái cỏ dại v.v... ở ngoài thiên nhiên sinh vật
và môi trường vô sinh có tác động tương hỗ lẫn nhau, như quần xã rừng ảnh

26
hướng đến khí hậu, dất và làm thay đổi môi sinh. Sinh thái học mở rộng ra đến
cát quần xã và nó đang phát huy lác dụng trong các nghiên cứu hiện đại về lỗ
thunịĩ tầng ozon, hiệu ứng nhà kính v.v...
Sinh thái học quần xã nghiên cứu các quấn xã sinh vật. Nội dung nghiên
cứii của phân môn này là nghiên cứu các quan hệ sinli thái giữa các loài khác
nhau, các cấu trúc quần xã được hình Ihành trên những mối quan hệ đó và các
mối liên hệ giữa quần xã và ngoại cảnh. Các nội dung nghiên cứu này có thể
được khảo sát trên hai khía cạnh chính, là hình thái và chức năng.
2.2.4. Sinh thái học cổ sinh (Palaeoecology)
Trải qua các thời kì địa chất, sinh vật đã tiến hoá di truyền, thích nghi và
thay đổi dạng theo điều kiện mỏi sinh lúc bấy giờ. Những dự kiến về cổ sinh
vậi và cổ địa lí, với những phương pháp hiện đại cho thấy rằng: quần xã sinh vật
theo cùng một tổ chức giống nhau và các điều kiện Sinh thái tác động gần như
nhau ờ thời kì trước đây cũng như hiện nay.
Như vậy, Sinh thái học cổ sinh có thế giúp chúng ta dựng lại những đặc
điếm của môi trường trong quá khứ, trong lịch sử hình thành và phát triển của
Trái Đất, góp phần nghiên cứu các hang động, trầm tích, lát cắt các tầng băng
Nam Cực, những dẫn liệu về bức xạ trong quá khứ, các sinh vật của thời kì cổ
đạí, Các dẫn liệu của Sinh thái cổ sinh còn góp phần lập lại bản đổ sinh vật,
thiết lập sự thống nhất chung giữa môi trưòìig và sinh giới, giải quyết mâu
thuẫn giữa con người và môi trường. Để bảo vệ được môi trường ta phải hiểu
lịch sử, xu thế tiến hóa của nó, mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố vô sinh và
hữu sinh trong chu trình vật chất mà các hệ sinh thái là những biểu hiện sinh
động của mối quan hệ đó.
2.2.5. Sinh thái học sinh quyển ịEọọsphẹre)
Con người ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến sinh quyển. Sự phát triển này
tạo ra các cơ hội mới cho khoa học Sinh thái học. Nhiều nhà khoa học cho rằng
sinh quyển tức khoảng không gian trên trái đấy (bao gồm lớp khí quyển, lục
địa, các đại dương) có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động là đối
tượng quan trọng cần nghiên cứu.
Sinh thái học vươn lên tầm vóc toàn cầu với việc nghiên cứu các -vấn đề bảo
vệ thiên nhiên, chống sự ô nhiễm môi trường, Irong đó nguy hiểm nhất là sự ô
nhiễm phóng xạ do các thử nghiệm hạt nhân và vũ khí hoá học gây ra. Sinh thái
học sinh quyển còn đo đạc những biến đổi vật lí, hoá học, sinh học của môi
trường, sự tổ hợp của các yếu tố này trong các hệ thông thành phần ở quy mô

27
hành tinh. Quan trắc, đo dạc nhiệt độ các tầng không khí quanh Trái Đất, bàng,
đại dương. Chụp ảnh từ xa dể biết sự biến đổi của rừng, dể thăm dò tài nguyẻn
khoáng sản, quy mô và mức độ ô nhiễm, theo dõi thời tiết, khí hậu v.v... Xem
xét, tìm cách ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu do sự biến đổi môi trường lên
sức khỏe lâu dài và các phương tiện sống của con người, giảm thiểu những tác
hại do con người gây ra cho môi trường cũng ỉà hướng những của Sinh thái học.
Ngày nay Sinh thái học đã trở thành một khoa học về cấu trúc của tự nhiên,
khoa học về cái mà sự sống bao phủ trên hành tinh đang hoạt động trong sự
toàn vẹn của minh. Trong nhịp sống hiện đại, con người đều hiểu sâu sắc tám
quan trọng của Sinh thái học đối với sự nghiệp duy trì và nâng cao trình độ của
nền văn minh hiện đại.
Theo đối tượng nghiên cứu khác nhau, Sinh thái học lại có thể phân chia
thành các phân môn lớn như sau:
1 . Sinh thái học thuỷ vực nước ngọt.
2. Sinh thái học biển.
3. Sinh thái học môi trưòmg cạn.
4. Sinh thái học đất (Soil Ecoìogy).
5. Sinh thái học lâm nghiệp.
6 . Sinh thái học nông nghiệp.
7. Sinh thái học nhân văn iHuman Ecology).
v.v...

3. NHỮNG KHÁI NIỆM Cơ BẢN


3.1. Khái niệm môi trường
Trưóc hết ta có thể tìm hiểu một số khái niệm vể môi trưcmg. Theo Dương
Hữu Thời (2000) thì sinh vật đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Môi trưởng
này bao gồm:
1. Những yếu tố của môi tnrờng vô sinh và vô cơ {Không sống, Abiotỉc).
Ví dụ: khí hậu, khí quyển, đất đai, nưóc v.v...
2. Những yếu tố môi trường có nguồn gốc hữu sinh {Sống, Biotic). Ví dụ:
tập tính sống thành nhóm, tập túih cạnh tranh, phá hoại, kí sinh, hội sinh,
hỗ sinh v.v...
Như vậy môi trường của sinh vật ichông phải bao gồm tất cả các yếu tố
bên ngoài, mà chỉ nghiên cứu yếu tố nào có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật

28
ở các mức độ như cá thể, quần thể và quần xã. Nói cách khác, môi trường
kh6nj phải là chung chung mà có ý nghĩa Sinh thái cụ Ihể đối với sinh vật.
Nột cách tiếp cận khác lại cho rằng, mỏi trường bao gồm tất cả những gì
bao qianh sinh vật sống, tất cả các yếu tô' vô sinh và hữu sinh có tác dụng trực
tiếp hiặc gián tiếp lên sự sống, quá trình phát triển và sinh sản của sinh vật. Và
môi rường phải gắn liền với sinh vật sống (Nguyễn Thị Kim Thái, 1999). Có
sinh 'ật mới có khái niệm môi trưòTig và môi trưèmg là bao gồm cả yếu tố vô
sinh 'à hữu sinh có lác động tới sinh vật. trực tiếp hoặc gián tiếp.
Lịì có quan niệm nhìn nhận môi trưcmg rộng lớn rất nhiều, theo đó thì môi
trườn; là toàn bộ phần thế giới vật chất bao quanh ta. Nó gổm ba quyển, ià khí
quyểi {Atmosphere), thuỷ quyển {Hydrosphere) và địa quyển (Lithosphere). Ba
quyểi tự nhiên liên hệ chặt chẽ với nhau. Nước và khống khí chiếm hầu hết các
lỗ hốig của đất. Tuỳ theo tỉ lệ không khí, nước có trong đất mà tính chất lí,
hoú, inh của đất khác nhau. Các quyển có mối quan hệ tương hỗ gắn bó vói
nhau Khi một quyển thay đổi, các quyển khác sẽ thay đổi theo. Ví dụ: Hàm
lượnị CO2 trong không khí táng lên làm khí hậu nóng lên, băng tan ra, thủy
quyểi và địa quyển cũng sẽ thay đổi. Phần môi trường có sự sống tổn tại ỉà sinh
quyểi (Biosphere). Như vậy, sinh quyển bao trùm và liên quan dến cả ba quyển
tự nhên nêu trên.
Tieo một định nghĩa khác thì môi trường được hiểu lại rộng lớn hơn, tuy vẫn
có kMi niệm về sinh vật trong nội hàm của định nghĩa. Song trong một phần cùa
Rhĩ qiyển và địa quyển là không có một sinh vật khác nào cả. Ví dụ sống trong
môi rường không khí chủ yếu có chim và vi khuẩn, bào tử, bào xác vi sinh vật.
Oiin có thể bắt gặp ở độ cao I 2km, những loại vi khuẩn, bào tử có thể bắt gặp ở
độ co 20km. Cao hơn nữa hàm lượng oxi quá thấp, không có sinh vật nào có thể
tổn ti được. Cũng vậy, sinh vật chỉ tìm thấy ở độ sâu lOOm trong lòng đất.
om lại, môi trường nói chutìg là chỉ một lập hợp các yếu tô' tự nhiên và xã
hỘ4 ó mặt ở chung quanh một hệ thống nhất dịnh và những yếu tố này có tác
dộngtương hỗ và có thể làm biến đổi hệ thống đó.
Tieo Gaude A. Villee và cộng tác viên (1989) thì môi trường sông (habitat)
là pHn môi trường mà trong đó một sinh vật hay quần thể sinh vật sinh sống.

:.2. Cấu trúc của môi trường


liành phần và tính chất của môi trường rất đa dạng và luôn luôn biến đỗi.
Míôi rưòng tạo nên sự sống trên quả đất, nó cho phép các sinh vật sinh trưởng
và p6t triển. Môi trường là điều kiện cần thiết cho sự di ưuyền những tính chất,
đặic iệt là các sinh vật, ngược lại đó cũng là nơi và điều kiện để tạo ra những

29
biến dị mới; nhũtig thứ mới. loài mới. Bất kì một cơ thế sống nào muôn tồn tại
đều phải thường xuyên thích nghi với môi trường và điều chỉnh hoạt động sông
của mình phù hợp với sự biến đổi đó.
Có bốn loại môi trường tự nhiên chính là môi trường đất, môi trường nước,
môi trường không khí và môi trường sinh vật.
1. Môi trường nước gồm nước mặn (đại dương, biến, hồ nưóc mặn), nưc*c lợ
(ven biển, cửa sông), nước ngọt (sống, suối, ao, hồ).
2. Môi trường đất gồm các loại đất khác nhau trên đó có các quần xã sinh vật.
3. Môi trường không khí gồm các lớp khí quyển bao quanh Trái Đất.
4. Môi trường sinh vật gồm động vật, thực vật, con người là nơi sống của
các sinh vật kí sinh, cộng sinh, biểu sinh.
Trong các môi trường tự nhiên này, có đan xen nhiều yếu tố vô sinh. Nhóm
yếu tố môi trưòng vô sinh bao gồm:
1. Các yếu tố chính bao gồm: a. Khí hậu như ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm
không khí v.v..., b. Hoá học như khí cacbonic (CO2) oxi (O2), chất
khoáng v.v..,, và c. Đất, gồm tất cả các nguyên tố đa lượng và vi lượng
có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
2. Các yếu tố phụ bao gồm: a. Cơ học: chãn dắt, cắt, chặt v.v.., b. Địa lí như
chiều cao so với mặt biển, độ dốc, và hướng phơi. Bản thân yếu tố này
không phải là yếu tô' Sinh thái, mà nó có ảnh hướng đến nhiệt độ, độ ẩm.
Vói sự phát triển của sinh quyển, sự có mặt và tác động của con người lên
môi trường sống tự nhiên ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Vì thế, môi trường còn
được xem xét và đánh giá như một tổng thể cùa các diều kiện ảnh hưởng đến
đời sống của cá nhân hoặc dân cư. Tình trạng của mòi trường quyết định Irực
tiếp chất lượng và sự sống còn của cuộc sống. Môi trường này nhìn nhận íĩiột
cách rộng lớn, trong đó yếu tô' con người có vai trò quan trọng. Có nhiều cách
tiếp cận vể cấu trúc của môi trường. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu có thể phân
biệt thành ba cấp độ chính của môi trường, là môi trường tự nhiên, môi trường
địa lí và môi trường xã hội.
1. Môi trường địa lí là khái niệm có liên quan với xã hội loài người, được
dùng trong hệ thống "tự nhiên - xã hội". Đó là một phần khoảng khổng
gian của bề mặt Trái Đất, bao quanh xã hội loài người, có quan hệ trực
tiếp với đời sống và hoạt động sản xuất của xã hội tại thời điểm đó.
2. Môi trường tự nhiên là một phần thiên nhiên bao la, trong đó xã hội loài
người tồn tại, có quan hệ qua lại, chịu sự tác động của xã hội.

30
3. Môi trường xã hội là tập hợp các ihành ló của một hệ thống xã hội nhất
định, mà với hệ thống này mỗi cá nhán hay inột nhóm xã hội có mối
quan hệ tưcmg tác. Trong mòi trường xã hội chúng la có thể phân biệt
thành: Mỏi trường xã hội vi mô, là môi trường trong đó mỗi cá nhân có
mối quan hệ qua lại trực tiếp trong đời sống và hoạt động của mình; và
Môi trường xã hội vĩ mô, bao gồm cả hệ thống các cấu trúc xã hội của
một xã hội nhất định trong một thời điểm phát triển lịch sử của nó.
Ngoài ra, có thể còn phân biệt một số dạng mòi trường chi tiết, ớ các mức
đọ và bình diện khác nhau, như các thành phần môi irường sống, mỏi irưctng
xung quanh, môi trưòng bén ngoài, môi trường vô sinh, môi trường hữu sinh,
môi trường nhân lác, môi trường phát triển, môi trường đào tạo, môi trường xã
hội, môi trưcfng nhân vãn v.v...
1. Môi trường sống: Là tập hợp các yếu tố hữu sinh và vô sinh, mà với
những yếu tô' này sinh vật sống có mối quan hệ tương tác, để thực hiện
hoạt động sông của mình.
2. Môi trường xung quanh: Là môi trường bên ngoài có liên hệ trực tiếp với
một đối tượng hay hệ thống nhất định.
3. Mồi trường bên ngoài: Là những yếu tô' tự nhiên và hoạt động của con
người, nằm ở bên ngoài của một hệ thống, có quan hệ tương hỗ trực tiếp
hay gián tiếp với hệ thống đó.
4. Môi trưcmg vô sinh: Bao gồm tất cả các yếu tô' thiên nhiên, không có
nguồn gốc trực tiếp từ các hoạt động sống của sinh vật sống ngày nay,
bao gồm cả con người.
5. Môi trường hữu sinh; Là một phần môi trường sống của cơ thể sống nhất
định, được tạo bởi tác động iương hỗ giữa nó với những cơ thể sống khác.
6. Môi trường nhân vãn: Là phần môi trường tự nhiên bị biến đổi đáng kể,
trực tiếp hay gián tiếp, bởi tác động có ý thức hay vô ý thức của con người.
Môi trường là thể thống nhất, luôn biến động và tiến hoá, sự ổn định chỉ là
tương đối. Năng lượng mặt trời là động lực cơ bán nhất, tạo ra những biến động:
hoạt động của con người tạo nên sự mất cân bằng của các yếu tô' tự nhiên, thúc
đẩy thêm sự biến đổi của các quá trình xảy ra ngay trên bể mặt Trái Đất.
Sinh giới trên hành tinh này đã trải qua những thách thức ghê gớm. Nhiều nhóm
loài đã tuyệt diệl, những nhóm loài nào chịu sự các biến cố bằng cách thay đổi
hình dạng, cấu tạo và tập tính và thích nghi cao hcm mới có thể tồn tại và phát
triển hưng thịnh cho đến ngày nay.

31
3.3. Ngoại cảnh và sinh cảnh {Biotope)
Ngoại cảnh hay thế giới bên ngoài là thiên nhiên, con người và những kốt
quả hoạt động của nó, tồn tại một cách khách quan như trời mây. non nước. Tóm
lại, ngoại cảnh của sinh vật sống là tổng hợp các yếu tố bên ngoài của nó. Ngoại
cảnh chính là môi trường xung quanh và môi trưcmg bên ngoài của sinh vật.
Sinh cảnh là một phần của môi trường vật lí mà ở đó có sự thống nhat của
các yếu tô' hcm so với mỏi trường nói chung tác động lên đời sống của sinh vật.
Tuy nhiên cũng có những lầm lẫn sử dụng từ sinh cảnh để chỉ một quần xà thực
vật, trong đó tồn tại một quần xã động vật nào đó (Aguesse, 1978). Có thể hiểu
ngắn gọn, sinh cảnh là một phần môi trường sống, có diều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng hay thuỷ sinh ít nhiều giống nhau, mà trên đó có một tập hợp nhóm
sinh vật sinh sống. Như vậy sinh vật cảnh bao gồm hai yếu tô' chính, là điều
kiện khí hậu và đất đai, mà trong đó bao gồm cả nước và địa mạo. Như \ậy,
sinh vật cảnh bao gồm toàn bộ sinh vật sống ở một nơi của môi trường có điều
kiện nhất định, còn có thể gọi là Sinh thái cảnh.
Liên quan tới sinh vật cảnh còn có Sinh thái cảnh và Sinh thái hình, sinh
thái cảnh là lừ ghép của hai Ihành phần Ecotop hay Oikos (có nghĩa là nhà) và
Topos (chỗ ở). Sinh thái cảnh là phần môi trường mà sinh vật sống, có điều kiện
bên ngoài nhất định về cơ chất, hoá học, sinh học v.v... Sinh thái hình (Ecoiip:
Oikos = nhà, Typus = mẫu) là những dạng hình hay nòi cùa một loài sinh vật,
cư trú tương ứng với điều kiện của môi trường bên ngoài nhất định, về thổ
nhưỡng, khí hậu v.v...

3.4. Sự thích nghi của sinh vật sống


Sự thích nghi hay thích ứng với môi trường sống là bản chất tiến hoá của
sinh vật. Sinh vật muôn phải tiếp nhận điều kiện sống của môi trường đó.
Quá trình tiếp nhận xảy ra từ từ và có giới hạn, do đó sinh vật mới tổn tại và
tiến hoá dần. Nếu điểu kiện sống của môi trường thay đổi lớn đột ngột, vượt
qua các gidi hạn thích nghi của sinh vật, thì chúng có thể chết ngay hay thoái
hoá và chết dần. Trái lại, nhũng sinh vật cố tránh sự thay đổi đột ngột và khổng
thoát ra khỏi môi trường cũ là những sinh vật bảo thủ di truyền và thường gặp ở
các quần thể còn sót Ịại (relictus). Một dẫn chứng ở nước ta là trường hợp cầy
chò nước. Cây chò nưóc Plơtanus kerii (họ Platanacece) tràn xuống miền Nam
tới Tây Nguyên trong thời kì băng hà Đệ tứ. Chúng hiện còn sống sót ở ven suối
các vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tinh v.v... Tuy nhiên chúng
đã trở thành hoá thạch và không còn tồn tại ở Séc, Slôvakia và nhiểu nơi khác.

32
Sr thích nghi với môi trường thực chất là sự thay đổi nội tại của sinh vật về
hìnii hiíi giái phầu, sinh lí, sinh thái hay hoá sinh, di truyền để cho phù hợp và
thông nhất với điều kiện môi trường hiện tại. Đồng thời có sự đào thải tự nhiên
nghiêi cứu cá thể hay quần thê bảo thú hoặc thích nghi kém.
Sr thích nghi Sinh thái này được Ihế hiện ở nhiều nhóm sinh vật khác nhau
và aắi liền với tính "linh hoạt hoặc mềm sinh thái" của chúng. Chẳng hạn ở các
nhónr động vùt đất (Soi! animals) chúng đã có nhiều biến đổi sinh thái trong
Iihip ống ngày đêm, Irong cấu tạo sinh thái và trong các hoạt động sinh lí.
Tong sự thích nghi lâu dài, sinh vật biêu hiện sự mềm dẻo trong khoảng
cách :ác thứ giới hạn ngày càng mờ rộng ra. Con người biết cách thúc đẩy sự
thíchnghi đó bằng những biện pháp kĩ thuật, như tập cho sinh vật khí hậu hoá
từ từ.thuần hoá, nhập nội hay chọn giống và lai tạo các giống có sức sinh sản
cao, |hẩm chất tốt.

35. Vùng chuyển tiếp iEcotone) và chỉ thị sinh học {Bioiruiication)
^ùng giáp ranh hay chuyển tiếp iEcotone) là mức độ chia nhỏ của hệ sinh
(hái, nang tính chuyển tiếp từ một hệ này sang một hệ khác, do phụ thuộc vào
các ỳ'u tố vật lí như địa hình, chế độ khí hậu, thuỷ văn v.v...
(ó thê xem xét các dạng vùng chuyến tiếp của hệ sinh thái cửa sông {EstiiaiyX
hệ cluyển tiếp giữa đồng cò và rùng, hệ chuyển tiếp nước khí (Pleiston vù
Neispn), hệ chuyên tiếp đáy bùn và tầng nưóc thủy vực (Pelagohenthos) v.v... Do
vị trígiáp ranh nên không gian của hệ đệm thường nhỏ hơn các hệ chính. Tuy
số Cí thể hay mật độ của mỗi loài sinh vật của hệ chuyển tiếp thấp, nhưng đa
dạngsinh học (Bioíliversity) lại cao hcm so với các hệ chính, do khả năng biến
<lị tr<ng nội bộ các loài. Nói cách khác, là có tính đa dạng di truyền cao hơn.
'ếu tô' chỉ thị {Bioiiưlirution) sinh thái là tính chất quan trọng, chỉ ra sự
liên -ết chặt chẽ của sinh vật đối vói một số điều kiện sống của môi trường.
Môtiố yếu tố vật lí thuộc bản chất môi trường như đất chua, chứa quăng kim
loại ihất định, có liên quan chật chẽ với thực vật ở một nơi nào đó. Nếu hiện
tượn này được lặp lại ở nhiều nơi thì những thực vật đó gọi là thực vật chỉ thị.
Thựtvật chỉ thị được dùng phổ biến trong tìm kiếm mỏ quặng, tìm những ncfi
có tim nãng chân nuôi, trồng trọt ờ trên cạn hay dưới nước. Sinh vật chỉ thị còn
dùĩiịđể phân vùng nhiệt độ khác nhau trên bề mặt đất và đánh giá môi sinh.
(hắng hạn, đất có chì (Pb) ở vùng cận nhiột đới. là nơi có thể trồng cây á
phiệ, đất có đồng (Cu) hay gặp một số loài Dương xỉ nhất định; nếu đất có
kẽim(Zn) thì lá cây có màu xanh lơ; Irên đất có lưu huỳnh (S) có nhiều loài

33
thuộc các họ Cải và Thìa là, đất có Lithim (Li) có một số loài nhất dịnh Ihiuộc
họ Cúc v.v...
Như vậy, cây chỉ thị với đất có quặng là loại cây thích nghi và có khà niung
chống chịu tổt. Biên độ thay đổi các yếu tố giới hạn của các cây chỉ thị đối 'VỚị
các chất đó rộng. Nếu bản chất môi trường có nhiều mặt, bao íỉổm thổ nhưỡing,
khí hậu hay các yếu tô' khác, thì sử dụng không những một loài mà toàn bộ
quần xã với thành phần, cấu trúc, mức độ có mặt các loài trong quần xã. Ngiười
ta gọi là các quẩn xã chỉ thị.

3.6. Vùng khí hậu và cơ chế điều hoà các yếu tố sinh thái
Theo Kemp (1937) thì có thể phân biệt thành ba cấp độ vùng khí hậu khiác
nhau. Đó là ba vùng khí hậu:
1. Vùng vi khí hậu (Mkrodimat): Là khí hậu nơi sống của cá thể, quần tlhc,
hay một phần của quần thể, tưcmg ứng với vi môi trường.
2. Vùng trung khí hậu (Mesocliniat): Là khí hậu của một vùng tương (đổi
tớn như một khu rừng, một hướng phori của dãy núi. Các yếu tô' khí hiậu
của đại và trung khí hậu dược đo ờ trạm khí hậu.
3. Vùng đại khí hậu (Macrocỉimat): Là khí hậu của vị trí địa lí và chiều c:ao
trên mặt biển của một vùng, của một quần hệ sinh học (biom) trên tthê'
giói. Những đại khí hậu này có sự thay đổi ở địa phưcmg trên các yếui tố
khác nhau.
Cơ chế điều hoà tổng hợp của các yếu tố sinh thái chính là sự tương tác và
tổng hợp của các yếu tố môi trưòng với nhau. Môi trường bao gồm nhiểu nhiân
tô' có tác động qua lại, sự biến đổi của nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về
lượng, có khi về chất của các nhân tô' khác và sinh vật chịu ảnh hưởng ciia sự
biến đổi đó. Tất cả các nhân tô' đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành một lổ hiợp
Sinh thái. Nếu sự chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, dộ ẩm khổng Ikhí
và đất cũng thay đổi, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ dộng vật khô>ng
xương sống và vi sinh vật đất rừng; từ đó ảnh hường đến dinh dưỡng khoáíng
cùa vật thực.
Từng nhân tố sinh thái chỉ biểu hiện hoàn toàn tác động của nó, khi ccác
nhân tố khác dang hoạt động dẩy đủ. Ví dụ: Đất có dủ muối khoáng nhưnị c:ây
vẫn không sử dụng được khi độ ẩm không thích hợp; nưóc và ánh sáng knômg
thể ảnh hường tổt đến thực vật, khi thiếu muối khoáng trong đất.
Các yếu tố sinh thái và sinh vật sống có mối quan hệ đồng Ihời và tươr^ ttác
với nhau. Các yếu tố sinh thái tác động đồng thời lên các sinh vật. Sự tác độmg

34
tổ lợp trong nhiều trường hợp không giống như trong các tác động riêng lẻ. Sự
tác động của các yếu tố Sinh thái lên sinh vật và sự phản ứng trở lại của sinh vật
là nnột quá trình qua lại. Cường độ tác động, thời gian tác động, cách tác động
(đỂu đặn hoặc có chu kì v.v...) khác nhau thì dẫn lới những phản ứng khác
nhiu của sinh vật. Sự phát triển của các yếu tố ngoại cảnh (vật chất và năng
lưẹng) quyết định xu thế phát triển chung của sinh vật. Sự tác động trở lại của
sim vật đến môi trưcmg chỉ là phụ.

3.7. Quy luật tối thiểu Liebig (1840)


Vào năm 1840, Liebig đã xác định thấy năng lượng hạt của cây trồng
thuờng bị giới hạn và bị điều khiển bởi các yếu tố môi trưòng như các chất có
nhu cầu với hàm lượng tối thiểu, nhỏ hay rất nhỏ, như chất vi lượng B, Mn, Co,
Zn v.v... chứ không phải các chất dinh dưỡng có nhu cầu số iượng lớn như
CO,, N. p, K v.v...
Quy luật tối thiểu được nhà hoá học người Đức iustus von Liebig đề ra vào
năm 1840, trong công trình "Hoá ìũnt cơ và sử dụng nó trong Sinh lí học và
nông nghiệp". Trong công trình của mình ông lưu ý rằng, năng suất mùa màng
giảm hoặc tăng tỉ lệ thuận với sự giảm hay tăng của các chất khoáng được bón
cho nó ở đồng ruộng. Như vậy, sự sinh trưởng của thực vật bị giới hạn bởi số
lưọng của muối khoáng. Khi hình thành định luật tối thiểu của mình, Liebig đã
chỉ rỉ, mỗi một loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng
xác định, nếu số lượng muối là tối thiéu thì sự tăng trưởng của thực vật cũng chỉ
dạt mức tối thiểu.
Ban đầu, quy luật Liebig thường ứng dụng đối với các muối vô cơ. Sau này,
theo ứiời gian, quan niệm đã được mở rộng, bao gồm phổ rộng các yếu tố vật lí,
trong đó yếu tố nhiệt độ và lượng mưa thể hiện rõ nhất. Quy luật này còn có
nhữni hạn chế, chỉ được áp dụng trong trạng thấi ổn định và có thể còn bỏ sót
một íố tương quan khác.
Quy luật tối thiểu này của Liebig có hai hạn chế như sau:
1. Quy luật tối thiểu chỉ đúng trong hộ sinh thái cân bằng động hay tĩnh,
nghĩa là khi dòng nàng lượng và vật chất đi vào bằng dòng đi ra.
2 Tác đụng tương hỗ của các yếu tố như nồng độ cao hoặc tính sử đụng
một vài chất hay tác dụng của các yếu tố khác không tối thiểu, có thể
làm thay đổi nhu cầu chất dinh dưỡng tối thiểu. Chẳng hạn, một loại
thực vật cần một lượng kẽm (Zn) ít hơn khi chúng mọc ở bóng râm, và
trong điều kiện đó lượng kẽm trong đất trở thành yếu tố không giới hạn.

35
Cũng như ờ những vùng biển có nhiều stronti (St), động vật thân mém có
thể sử dụng một ít stronti thay cho canxi để làm mánh vỏ của chúng, ở
người cũng có trưcmg hợp như thế để tạo và phát triển bộ xương.
Quy luật này mới chỉ là một trạng thái trong sự phụ thuộc của sinh vẠt vào
môi tnirờng, định luật chỉ đúng khi ứng dụng trong các điểu kiện của trạng thíU
hoàn toàn tĩnh, nghĩa là dòng năng lượng và các chất đi vào cân bằng với dòng
đi ra.

3.8. Quy iuật giói hạn sinh thái Shelford (1911)


Trong năm 1911, dựa trên những cơ sờ của quy luật tối thiểu và quy luẠt
cùa các yếu tô' giới hạn của Bleckman (1905), nhà khoa học người Mĩ Victor
E. Shelford đã kết hợp đặc tính sinh lí sinh thái của cơ thể và môi trường địa lí
đưa ra quy luật về tính chống chịu. Quy luật về tính chống chịu còn được gọi là
quy luật giới hạn Sinh thái cùa Shelíord (1911).
Đó là tác động của các nhân tô' sinh thái lên cơ thể sinh vật sống, không chỉ
phụ thuộc vào tính chất cả các nhân tố, mà cà vào cưòng độ của chúng. Sự tAng
hay giảm cường độ tác động của nhân tố ra ngoài giái hạn, thích ứng của cơ thể
sẽ làm giảm khả năng sống, ở cường độ tác động tới ngường cao nhất hoậc
xuống quá ngưỡng thấp nhất với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật
sống không tồn tại được, có thể bị tiêu diệt. Trong khi áp dụng quy luật chỏng
chịu đối vói sự phân vùng địa lí của sinh vật, %elford cho rằng, các trung tâm
phân bố thưòng là nhũng nơi mà ở đó các diều kiện là tối ưu {Optirnum) có
dược cho cả số lượng lớn của các loài sinh vật.
Sự phong phú của quẩn xã sinh vật sống trong hệ sinh thái phụ íhuộc vào tổ
hợp các điểu kiện của môi trường, môi sinh. Nếu sự phong phú đó bị hạn chế
thì đó là do thiếu hụt môt yếu tố hay thừa một yếu tố. Các yếu tố, ờ mức độ gần
giới hạn tối thiểu và tối đa mà sinh vật có thể chịu được. Khoảng cách giữa hai
đại lượng này (biổn độ sinh thái) là những giới hạn của sự chống chịu của sính
vật trong quần ứ)ể hay quẩn xã cùa chúng trong thiên nhiên. Giới hạn chống
chịu có thể rộng hay hẹp tuỳ sinh vật hay quần thể, quần xã và các yếu tô' vật lí
đã đề cập tới. Khoảng cách chống chịu rông thì sinh vật phân bô' rộng theo độ
vĩ của chiều cao, chiẻu ngang hay chiểu său trong nước.
Khái niệm vẻ giói hạn tối thiểu và tối đa lần đầu tiên được Shelíord đưa ru
bằng quy luật sự chống chịu mang tên của ông. Như vậy, theo định luật của
SheIford, tùng cá thể, quần thể hay loài, chỉ có thể tổn tại theo một khoảng giá
trị nhất định của yếu tố bất kì. Chẳng hạn, cá rô phi sống được ờ biên độ nhiệt

36
từ 5,6 đến 4 1,5"C; các loài thuý sinh vật thường sống ờ giá trị pH từ 6,5 đến 8,5.
Khoảng xác định dó gọi là "khoảng chống chịu" hay "giói hạn Sinh thái" hay
"trị só Sinh thái". Trong giá trị này có 2 điếm giới hạn: giới hạn dưới (tối thiểu
mininium) và giới hạn trên (tối da maximum) và một khoảng cực thuận
(optimum) mà ở dấy sinh vật sinh sống bình thường nhưng mức tiêu phí nàng
lượng thấp nhất. Hai khoảng ờ 2 phía của cực thuận là các khoảng chống chịu.
Khi một sinh vật có trị số Sinh thái lón đối với yếu tố nào đó, ta có thể nói
sinh vật đó "rộng" với yếu tố đó, chẳng hạn "rộng nhiệt", "rộng muối". Còn nếu
sinh vật có trị số Sinh thái thấp, thì sinh vật đó "hẹp" như "hẹp nhiệt", "hẹp
rĩiuối' v.v... Trong Sinh thái học người ta hay dùng các tiếp đầu ngữ hẹp
{Ctetìo), rộng {Eiiry), ít (OIÌỊỊo), nhiều (Poii) đặt kèm với tên yếu tố (nhiệt độ,
độ mJô'i, độ sâu v.v...) để chỉ một cách định tính về mức thích nghi Sinh thái
của snh vật với các yếu tố mỏi trường tương ứng.
Chẳng hạn, loài chuột cát ờ đài nguyên chịu dược dao dộng nhiệt dỏ không
khí td 80°c (từ 30“C đến -50”C): đó là loại chịu nhiệt rộng. Trong khi đó, loài
Copiía mirahiỉis sống trong vùng nước ấm chỉ chịu được giới hạn nhiệt độ rất
hẹp €C (từ 23°c đến 29“C, nó thuộc vào loại chịu nhiệt hẹp). Cây mắm biển
(Ayicĩnniu niarina) sống ở các bãi lầy ven biển, cửa sông nhiệt đới, nơi có nồng
độ NiO thay đổi từ 5 - 36%0 thậm chí người ta còn gặp loài này ờ ven bờ một
số đả> có nồng độ NaCl tới 90%o dưới dạng cây bụi thấp. Đó là loại chịu muối
rộng. Cây thông đuôi ngựa là loài chịu muối hẹp. Nó không thể sống được nơi
có nổng độ NaCl trên 4%0.
lừ nhOng quy luật giới hạn sinh thái và nhiều dẫn chứng thực tế khác,
E- Oium (1971) đã dưa ra một số kết luận, phát triển tiếp quy luật Shelford
như s»u:
1 Các nhóm sinh vật khác nhau có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với
một nhân tố sinh thái này nhưng có vi phạm chống chịu hẹp với nhân tố
khác. Chúng thường có vùng phân bố rất hạn chế.
Các sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp như về nước, nhiệt dô ỏ trong một
vùnigkhí hậu, đất là sự bù lại của các yếu tố giới hạn (yếu tố vật 10 cũng bị bó
hẹp hi. Ví dụ sinh vậi cổ còn sót lại tự nhiên. Các sinh vật như cá sống ờ vùng
Bắe: ù Nam cực khi ra khỏi biên độ chống chịu nhiệt hẹp của chúng thì sự sinh
trưỂmĩ, phát triển kém hoặc chết vì nhiệt độ lên cao hcfn ± 2°c.
2 Các nhóm sinh vật có gitì hạn sinh thái rộng đối vái tất cả các nhân tố
sinh thái thưòmg là các nhóm phân bố rộng.

37
Những sinh vật nào có biên độ chống chịu rộng thì khả năng thích nghi lớn.
Chúng tồn tại và phát triển trong điều kiện của môi trường khác nhau. Ví dụ:
loài toàn cầu {Cosmopolite), loài liên nhiệt đới {Pơntropical), các loại cây trồiig
thích nghi với nhiều loại khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới như bắp cải,
súp lơ hay cà chua chịu nhiệt đã trồng được ở Thành phô' Hồ Chí Minh. Cây
sống ở sa mạc có biên độ sinh thái nhiệt rất rộng (10-40"C). Cây có giới hạn
chống chịu rộng dễ tạo nên những biến dị di truyền mới. Sự thích nghi đó làm
giảm bớt ảnh hưởng giói hạn của các yếu tô' vật lí.
3. Khi một nhân tô' sinh thái nào đó không thích hợp các loài thì giới hạn
sinh thái đối với những nhân tố khác có thể bị thu hẹp. Ví dụ nếu hàm
lượng muối nitơ thấp, thực vật đòi hỏi lượng nước cho sự sinh trưởng
bình thường cao hơn với hàm lượng nitơ cao bình thường.
4. Giới hạn sinh thái đối với các cá thể đang ỏ giai đoạn sinh sản thường
hẹp hơn so với giai đoạn trưỏng thành không sinh sản. Thời kì sinh sản
như mọc mầm, ra hoa, kết thúc, đẻ trứng, mang bào thai, giai đoạn ấu
trùng v.v... thường là thời kì tới hạn của sinh vật trưỏng thành. Trong giai
đoạn này nhiều yếu tố môi trường trở thành yếu tố giới hạn hẹp đối với
sinh vật sinh sản đó. Ví dụ: cá biển sống ở nước mặn, khi sắp đẻ lại đi
ngược dòng để đẻ, vì ấu trùng của chúng không chịu được nước có độ
mặn cao (yếu tố giới hạn hẹp độ mặn). Các ấu trùng di chuyển dần xuôi
theo dòng sông và lớn đần lên, khi ra tới biển cá đã lớn, môi trường sống
bình thưòng ià nước mặn. Thực tế khu vực ven biển Thành phố Hồ Chí
Minh, vào mùa mưa nước dao động vẻ độ mặn ở giữa hai vùng nước lợ
và ngọt, các ấu trùng tôm và tôm non tập trung sinh sống ở vùng nưóc iợ.
Như vậy, khi cơ thể thay đổi trạng thái sinh lí của mình (mang thai, sinh sản,
hay Ốm đau, bệnh tật v.v...) và nhũng cơ thể còn ồ giai đoạn phát triển sớm
(trúng, ấu ưùng, con non v.v...) thì nhiểu yếu tô' của môi ưường trở thành yếu tô'
giới hạn.
Từ những khái quát trên, Ruttnel ( ỉ 953) đã biểu đồ hoá khả năng thích ứng
với biên độ nhiệt của 3 loài sinh vật khác nhau, ở loài chịu nhiệt hẹp (A và C)
giới hạn thấp (min), cao (max) và điểm cực thuận (opt) rất gần nhau, do đố mà
sự thay đổi nhiệt dù nhò cũng có thể gây nguy hiểm cho nó. ở loài chịu nhiệt
rộng (B) thì những thay đổi đố tỏ ra ít ảnh hưỏng. Opt: optimum: cực thuận,
Min: minimum: cực tiểu; maximum: cực dại (Hình ỉ.4).

38
▲Sức sống
Diểm và
vùng cực thuản
(òptimum)

Vùng chống chịu

Sinh trưởng phát triển

Hôháp Cực đại


Cực tiểu

Hình 1.4. So sánh giới hạn sinh thái của sinh vệt
chịu nhiệt hẹp (B và C) và sinh vật chỊu nhiệt rộng (A)

39
Chuông 2
CAC YẾU Ttf SINH THÁI CỦA MỐI TRirỜNG
1. YẾU TỐ SINH THÁI CỬA MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm yếu tố sinh thái
Yếu tố Sinh thái bao gồm những yếu tố của ngoại cảnh, của môi trường bên
ngoài cơ thể sinh vật sống, và chúng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
sinh vật.
Có thể phân biệt 2 loại: các yếu tô' vô sinh và các yếu tô' hữu sinh.
1 . Các yếu tố vô sinh bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ muối, độ pH,
các chất khí (như CO 2,02, N2 v.v...) các chất tạo sinh (các biogen) V.V...
2. Các yếu tố hữu sinh bao gồm các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể, trong loài, trong quần xã.
Theo chu kì tác dộng, cố thể phân chia thành 3 loại yếu tô' sinh thái sau:

1.2. Các yếu tố sinh thái có chu kì tác động bền vững
Đó là các chu kì của ngày, mặt trăng, mùa, năm, nhiệt độ, ánh sáng, của
nưóc lớn, nước ròng v.v... Những phản ứng với mùa chiếu sáng thể hiộn bầng
các phản úng quang chu kì. Dựa trên đó người ta chia khí hậu trẽn Trái Đất ra
các vùng lớn cố sự hạn chế phân bố các loài. Sự thích nghi của các cơ thể đối
với yếu tố chu kì sơ cấp là sâu sắc.

1.3. Các yếu tố sinh thái có chu ki tác động phụ thuộc
Sự biến đổi của các yếu tố này là hậu quả của những yếu tô' chu kì sơ cấp.
Ví dụ độ ẩm ịAịị thuộc vào nhiệt độ, mưa và chu kì mùa, tỉ lệ CO2 trong nướt
phụ thuộc vào chu kì ngày. Theo nguyên tắc chung thì các yếu tố có chu kì thứ
cấp làm thay đổi độ phong phú của loài.

1.4. Những yếu tố sinh thái tác động không có chu kì


Những yếu tố này có tính chất ngẫu nhiên như gió, bão, đám cháy, các
dạng hoạt động của con người và sự thiếu phản úng thích nghi thường xuyên

40
của shh vật. Những yếu tô đó diều hoà độ nhiều của các cá thể trong một khu
vực niàt định.
Nột số yếu tố sinh thái có tính điều khiển hoặc không. Đây là những yếu tố
quanTọng có ý nghĩa chi phối đối với sinh vật. Ví dụ với môi trường cạn thì
3 yếu tô vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ và nước) là 3 yếu tô' điều khiển. Với các
thuỷ 'ực 3 yếu tô (ánh sáng, nhiệt độ và độ muôi) là yếu tố điều khiển.
Tiức ãn đối với động vật là yếu tố Sinh thái. Một số yếu tố Sinh thái thay
đổi đfU đặn theo thời gian (ngày, đêm, năm) và theo không gian (vĩ độ). Sự tác
động-'ủa yếu tố sinh thái lên sinh vật bao gồm nhiều mức độ: làm thay đổi tập
tính, hay đổi sức sinh sản, độ tử vong, sự di cư phát tán, thay đổi số lượng quần
thể, nức cao nhất là loại trừ các sinh vật ra khỏi vùng phăn bố của chúng.
Tiy theo mức độ ảnh hưởng mà các yếu tố sinh thái được chia thành các
yếu u phụ thuộc và khỏng phụ thuộc mật độ.
1 Các yếu tô' khòng phụ thuộc mật độ là yếu tô' khi tác dụng lên sinh vật.
Ảnh hưỏmg của nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động.
Các yếu tô' vô sinh thường (không phải là tất cá) là những yếu tô' không
phụ thuộc mậi độ.
2 Các yếu tô' phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác dụng lên sinh vật thì ảnh
hưởng tác động của nó phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động,
chẳng hạn, dịch bệnh đối với nơi thưa dân ảnh hưởng kém hcm so với nơi
đông dân. Hiệu suất bất mồi của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mổi
quá thấp hoặc quá đông v.v... Các yếu tố' hữu sinh thường (tuy không là
tất cả) là những yếu tô' phụ thuộc mật độ.
liỳ yếu tố môi trường tác dộng lên dời sống sinh vật dược biểu hiện trên
các kiía cạnh chính như sau:
1 Tính chất của yếu tỏ' đó. Nhiều yếu tố thể hiện bản chất cùa mình một
cách đcm giản như nhiệt độ chỉ là nóng hay lạnh; nhưng ánh sáng thì
khác, do có nhiều tia đơn sắc nên khi nghiên cứu phải chỉ ra loại ánh
sáng nào, tia nào, bước sóng bao nhiêu v.v...
2 Cường độ hay nồng độ tác động cao hay thấp, nhiều hay ít.
3 Biên độ của sự lác động dài hay ngắn.
4 Cách thức tác động là liên tục hay đứt đoạn, chu kì tác động là nhanh
hay chậm.
lặc điểm tác động các yếu tố môi trường lên đời sống cửa cá thể, quần thể,
quầnxã v.v... không phải đơn lẻ mà là một tác động tổng hợp và dồng thètì.

41
Nói cách khác, các cá thể, quần thê, loài v.v. .. cùng một lúc phải phàn imc lại
với tác động tổ hợp của các yếu tố môi trường. Trong thực tế nshiên cứu. t!ể
làm sáng tỏ bản chất cúa các yếu tố đó, các nhà Sinh thái phái nghiên cứu riêng
rẽ từng yếu tố, bằng cách tách biệt nó khỏi ành hường của các yếu tố khác, nhiriìg
vẫn duy trì các yếu tố khác ớ trạng thái ổn định trong tiến trình thí nghiệm.

2. YẾU TỐ GIỚI HẠN CỦA MÔI TRƯỜNG


2.1. Khái niệm yếu tố giói hạn
Sự sống còn của sinh vật phụ thuộc nhiều vào cưòmg độ tác động ciia Cík
nhân tố sinh thái. Cường độ tác động tăng hay giám, vượt ra ngoài gicÝi hạn
phù hợp của cơ thê sẽ làm giảm khả năng sông của sinh vật. Khi cườiig độ tác
động tăng hcm ngưỡng chịu đựng sinh thái cao nhất hoặc xuống thấp hơn
ngưỡng thấp nhất, so với khả năng chịu đimg của cơ thè Ihì sinh vật khỏng thê
tồn tại được.
Trong hệ sinh thái, mối quan hệ giữa sinh vật và mỏi trường có thể tạo r;i sự
phát triển cực thịnh của sinh vật. Đó là sự tổng hợp của các yếu tổ hay cliều
kiện môi trường ở giữa giới hạn trên {Maxiniinn) và giới hạn dưới (Minintiiiii)
của những yếu tố hay điều kiện đó. Sinh vật sống không bình thường bị choáng,
thoái hoá hoặc chết ở gần và ngoài giới hạn trên hay dưới. Các điểm dó ỉỉọi ià
điều kiện giới hạn, hay điểm giới hạn.
Điểm giới hạn cường độ của một yếu tố sinh thái mà ở đó cơ thể sinh vật
chịu đựng được gọi là giới hạn sinh thái của sinh vật đó. Còn cường đô thuận
lợi nhất cho sinh vật hoạt động đó là điểm cực thuận. Những loài khác nhau có
giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau. Giái hạn sình thái và điểtn cực
thuận của mỗi cá thể lại phụ thuộc vào nhiều yếu tô' khác, như tuổi của cá ihế,
trạng thái cơ thể, điều kiện dinh dưỡng v.v...
Như vậy, sinh vật sống phụ thuộc vào các yếu tố, như hàm lượng và trạng
thái các chất cần thiết trong môi trường và phạm vi chống chịu của chúng đối
với tổ hợp các yếu tố khác nhau của môi trường. Một yếu tố mà hàm lượng
không phải là tối thiểu và tưcmg đối ổn định, đồng thời phạm vi chống chịu của
sinh vật rộng thì không phải là yếu tố giới hạn. Một yếu tô' mà phạm vi chống
chịu của sinh vật hẹp thì mới gọi là yếu tố giói hạn. Dựa trên sự phân biệt này.
trong thực tế chúng ta có thể nghiên cứu phản tích yếu tố giới hạn của một vùng
Sinh thái, vùng phân bố nhất định.

42
2.2. Phân loại yếu tố giới hạn
Tùy nhóm sinh vật, tùy môi trường sinh thái, tùy vùng cảnh quan, tùy mùa
tron^ nãm v.v..., mà các yếu tô' giới hạn sinh thái có vai trò khác nhau.
Ví dụ như yếu tố nhiệt độ. Hầu hết thực vật bậc cao chỉ có thể tồn tại ở biên
độ nìiiệt hẹp. Các hoạt động sinh học của thực \ ật bậc cao thường khó và ít xảy
ra ở ahiệt độ dưới 0“C và trên 50"C. Lí do vì dịch tế bào đóng bãng ở Ơ’C và ở
nhiệi độ trên 50"C protein trong tế bào bị phân huỷ. Thực vật ôn đới chịu được
nhiệi độ môi trường thấp, nhưng lại dễ bị tổn thương ở nhiệt độ cao hơn 30"C.
Còn thực vật vùng nhiệt đới chịu được nhiệt độ môi trường cao, nhưng hầu hết
các cây nhiệt đới lại tổn thương ở nhiệt độ cao hơn 0"C vài độ.
Săng lượng ánh sáng mật trời là một yếu tố giới hạn đối với sinh vật ở mức
tối tía và tối thiểu. Nó kích thích sự sinh trưởng phát triển cùa sinh vật. Ánh
sáng tác động trực tiếp hay sự tiếp cận với môi trường đất, là nhóm yếu tô' giới
hạn quan trọng của động vật ở đất. Độ mặn là yếu tố giới hạn của các loài
sinh vật nước ngọt và biển. Ánh sáng cũng là yếu tố giới hạn của nhiều sinh vật
thuỷsinh.
Sinh cảnh rừng thưa và xavan trảng cỏ, cây bụi là nơi sống của nhóm thú có
mtóng hoang dại. Những năm khô hạn liên tiếp, cỏ mọc rất ít, nên chúng không
c6 đi thức ăn, phải di cư xuống núi, nơi ẩm ướt, có nhiều cỏ mọc. Yếu tô' giới
hạn j đây là nước và cỏ, nhưng nước vẫn là chính vì có nước mới có cỏ.
Suốt dọc dãy núi Trường Sơn ở nưóc ta, từ Bắc vào Nam, ta nhận thấy bên
Trưềng Sơn Đông là rừng nhiệt đới điển hình còn bên Trường Sơn Tây là kiểu
rừm^ hỗn hợp (rừng thưa, trảng cây bụi hay trảng lau lách) thuộc kiểu xavan
Điôig Á một giai đoạn thoái hoá của rừng nhiệt dới trên núi, có khác biệt trên là
do iước mưa từ biển Đông đưa tới sườn Đông nhiều hơn sườn Tây, do sườn
Đ«ôrg chặn lại. ở đây nưóc trở thành yêu tô gidi hận của các kiểu rừng, mọc ở
vâcl núi.
Dải đất ven biển của đồng bằng miền Đông Nam Bộ bị nhiễm phèn mận do
dồnị chảy của sồng Mê Kông. Riạm vi chống chịu của cây lúa hẹp. Độ mặn,
đ ộ (hua (pH) của đất là giới hạn đối với cây lúa. Vậy muốn trổng phải chọn
giiốig lúa chịu được phèn, mận như Hải Phòng đã làm. Mặt khác phải thau
clhut, rửa mặn, nắm được độ chua và độ mặn tối đa, tối thiểu của đất để trồng
loạicây thích hợp trong giới hạn chống chịu của chúng như cói, đay, lúa v.v...
V l 'ậy các nhà nghiên cứu cần phải nhạy bén, đi ngay vào thí nghiêm trồng các
loại cây có biên độ giới hạn hẹp, do đó sẽ giảm thời gian xác định giống cây
tĩtồrg thích hợp nhất.

43
Để xác định được chính xác các yếu tố giới hạn, cần có các nghiên cứu
phân tích và khảo sát tổng quan ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm.

3. YẾU TỐ SINH THÁI VÔ SINH


Có thể phân biệt 4 nhóm yếu tô' môi trường vô sinh chính như sau;
1. Khí hậu như ánh sáng, nhiệt dộ, độ ẩm không khí, gió v.v...
2. Thổ nhưỡng như đất, đá. các thành phần cơ giới và tính chất lí, hoá của đầít.
3. Nước như nước mặn, nước ngọt (nước hổ, ao, sông, suối, nước mưa).
4. Địa hình như độ cao, độ trũng, dộ dốc, hướng phơi của địa hình.

3.1. Ánh sáng


3.1.L Vai trò và nguồn gốc của ánh sáng
Yếu tô' ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống, là nguồn
cung cấp năng ỉượng cho cây xanh quang hợp. Một số sinh vật dị dưỡng
như nấm, vi khuẩn trong quá trình sinh trưỏng và phát triển cũng sử dụng một
phẩn ánh sáng. Ánh sáng là yếu tô' điều khiển của chu kì sống của động vật và
thực vật. Cường độ và chất lượng của ánh sáng quyết định nó ảnh hưởng nhiểu
hay ít đến sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lí của các cơ
thể sống.
Như ta đã biết, hầu hết năng lượng của mặt dất nhận dược là từ ánh sáng
mặt trời. Chỉ một {diần nhò của tổng năng lượng là nhận dược từ trong lòng dđít
thoát ra mà thôi. Chỉ cố nguồn chính là nguồn cung cấp ánh sáng và năng lượng
cho mọi dạng sống trên Trái Đất từ Mặt Trời. Sao băng, Mặt Trăng và các tia VQ
trụ cQng là những nguổn năng lượng khác, nhưng rất nhỏ bé so với năng lượng
toả ra của Mặt Trời. Bức xạ mặt trời khi xuyên qua khí quyển bị các châì trong
khí quyển như oxi, ôzon, khí cacbonic, hơi nưóc v.v... hấp thu một phần (19%
toàn bộ bức xạ); phần khác phản xạ lại (~ 34%) vào khoảng không vũ trụ và
đến bé mặt Trái Đất, chỉ còn non nửa (~ 49%).
Búc xạ ánh sáng mặt trời từ khoảng không vũ trụ đưa đến. Năng lượng ánh
sáng ở dạng bức xạ nhiệt, nhận từ các vật thể ở trên mặt dất như đất, nước, thực
vật v.v... phản chiếu lại. Nhở ánh sáng mặt trời mà hình thành ở trong nước
nhOng chất dinh dưỡng và coaserva làm cơ sở đẩu tiẽn hình thành và phát triển
sự sống.
Có thể phân biệt phần ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất, được gọi là ánh
sáng trực xạ (ánh sáng mặt ười). Còn phần bị hcrt nước, bụi v,v... khuyếch tán.

44
có tên ià ánh sáng tán xạ. Có khoảng 63% ánh sáng trực xạ và 37% ánh sáng
tán xạ. Ánh sáng phân bố không đồng đều trên mặt đất, càng lên cao thì lớp
khống khí càng mỏng nên cường độ ánh sáng mạnh hơn ở chỗ thấp. Quanh
vùng xích đạo gần Mặt Trời nên cường độ ánh sáng cũng mạnh. Còn xa dần về
hai cưc thì cường độ ánh sáng giảm xuống vì các tia phải xuyên qua một lớp
khống khí dày, vì thế ánh sáng bị khuyếch tán và phản xạ phần khá lớn. Ánh
sáng còn thay đổi theo thời gian trong năm, theo đặc diểm bề mặt đất, đặc điểm
tầng khí bao phủ.
Vếu tô' ánh sáng mặt trời và sinh vật có quan hệ trực tiếp với nhau. Vai trò
chính của nó là năng lượng. Sinh vật có thể sử dụng năng lượng đó một cách
trực úếp (Sinh vật tự dưỡng) hoặc gián tiếp dưói dạng hoá học và thức ản hữu
cơ (sinh vật dị dưỡng). Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời trong
quan; hợp với quy mô lớn chưa từng thấy, so với các nhóm sinh vật khác, kể cả
loài người tiến hoá nhất.
Các nhà nghiên cứu đã tính được là năng lượng ánh sáng mặt trời khi xuyên
qua Lhí quyển bị giảm nhiều, từ 1,98 tới 2 cal/cmVphút ở trong vũ trụ, khí
xuốnị đến mặt đất vào buổi trưa hè thì còn khoảng 1,34 cal/cmVphút, tức là
bằng 67% (50 X 10^’’ Kcal/năm/toàn thế giới). Các sinh vật của sinh quyển hay
hệ siih thái tiếp nhận năng lượng vào ban ngày 100-800 cal/cm^ và thay đổi tuỳ
tùng vòing khí hậu và tùy theo mùa. Các tia sáng thấy dược (3.900-7.700A) bao
gồm 50% năng lượng của các tia xuống đến mặt đất, 50% còn lại là các tia
khổnj thấy được, như các tia cực ngắn và các tia dài (hồng ngoại).
Oiỉ có một phần rất ít năng lượng ánh sáng mặt trời dược cây xanh sử dụng
trong quang hợp, còn phần lớn năng iượng còn lại (99%) được dùng vào tuần
hoàn chất khoáng, diều hoà nhiệt dộ của môi trường, làm bốc thoát hơi nước,
tạo n dòng nhiệt trong khí quyển và phát tán nhiệt trong khoảng không vũ trụ.
Bằngcách này Trái Đất giữ được trạng thái căn bằng năng lượng trong khí quyển.
Các nhốm sinh vật sống cần năng lượng dể xây dựng các mô và sinh sản,
Năng lượng đố bị tiêu hao để duy trì sự sống, cho các hoạt động sống, trong
sinh lản, đẻ trứng, tạo phôi, cho hạt và chất dự trữ tinh bột, dường ở thực vật và
lipiit ể động vật.
ử1.2. Phân loại ánh sáng
Mặt Trời chiếu xuống đất ở dạng sóng điện từ, có độ dài bước sóng
290-:40,000nm (nanômét), chia thành 3 phần chính luỳ theo độ dài bước sóng.
Tia hSng ngoại có độ dài bước sóng từ 780-340.000nm, mắt thường không nhìn

45
thấy được. Các tia này chủ yếu chỉ có vai trò sản sinh ra nhiệt. Loại tia này
không có tác dụng xúc tiến sự sinh trưởng của thực vật nhưng sinh ra nhiệt, nên
có ảnh hưởng lên các cơ quan cảm giác và trung tâm điều hoà nhiệt của hệ ihần
kinh động vật và các hoạt động sinh lí ở thực vật.
Ánh sáng nhìn thấy có độ dài bước sóng 380-780nm. gồm nhiều tia có màu
sắc khác nhau, tia tím (380-430nm), tia xanh (430-490nm), tia lục (490-570nni),
tia vàng (570-600nm), tia đỏ (600 - 780nm). Ánh sáng nhìn thấy có ý nghĩa
Sinh thái khác nhau đối với các cơ thể tự dưỡng và dị dưỡng. Chúng rất quan
trọng đối với cây xanh, cung cấp năng lượng cho cây quang hợp (tia đỏ, tia
xanh...)- ở động vật, các tia nhìn thấy có ảnh hưởng đến sự hình thành sắc tô',
hoạt động của thị giác, hệ thần kinh và sinh sản.
Tia tử ngoại là tia sóng ngắn, từ 10 đến 380nm, mắt thưcfng không nhìn
thấy được. Hầu hết các tia sóng ngắn nhỏ hơn 290nm gây độc cho cơ thế sinh
vật bị lóp khí quyển hấp thụ ở độ cao 25-30km. Chỉ có những tia có độ dài sóng
290-380nm xuống đến mặt đất.
Cấc tia tử ngoại (dưới 2.950A) bị lớp ozon (O3) ở lớp trên của khí quyển (ở
độ cao khoảng 25km), chặn lại gần 90% chỉ còn khoảng 10 % tới mặt đất, nên ít
gây hại đối với sinh vật lón. 20 % tia hồng ngoại bị hơi nước của không khí hấp
thụ làm cho bầu không khí nóng lên. Một phần năng lượng mặt trời bị mây
phản chiếu. Sự truyền nhiệt bằng những phân tử khí (CO2 chẳng hạn) và những
phân tử cứng, lửng lơ trong khí quyển. Vì vậy mà bầu trời có màu xanh da trời.
Lượng lớn các tia này có hại đối vói các cơ thể như ức chế sự sinh trưởng,
phá huỷ tế bào, nhimg nếu iượng nhỏ thì có tác dụng tốt như kích thích sự hình
thành vitamin D chống còi xương ở động vật và người, xúc tiến sự hình thành
antoxian ở thực vật. Cấu tạo đặc biệt của biểu bì thực vật và đa động vật, người
dã chống sự xâm nhập của tia tử ngoại vào cơ thể.
3.1.3. Vai trò của ánh sáng đổi với thực vật
Ánh sáng tác động lên thực vật qua việc ảnh hưởng đến giải phẫu, sinh thái,
thoát hơi nưóc để trao dổi khoảng phân bố thực vật trên Trái Đất và sự phân
chia các nhóm thực vật ưa sáng, im bóng idìác nhau về mặt sinh lí sinh thái.
Tại các vùng cực của Trái Đất, mùa đông không có ánh sáng, còn vào mùa
hè ánh sáng chiếu iiên tục (không có đêm), ỏ vùng ôn đới mùa hè ngày kéo
dài, mùa đông ngày ngắn. Càng đi về xích dạo thì độ dài của ngày càng giảm
dần. Điều đố đã ảnh hưởng đến sự biến đổi của chu kì của các nhân tố khác như
độ ẩm không khí và đất, nhiệt độ, sự bốc hơi nước và ảnh hưởng đến chu kì
hoạt động của các sinh vật khác nhau.

46
Đối với đặc điểm sinh thái học thực vật thì độ dài, màu sắc, cường độ, năng
luợng thòi gian chiếu của tia sáng là các yếu tố quan trọng.
Tùy theo sự iiên quan đến cưcmg độ chiếu sáng, thực vật được chia thành
nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cáy ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp
cao, ờ điều kiện chiếu sáng tăng, đạt sản phẩm quang hợp cực đại không phải
trong điều kiện cường độ ánh sáng cực đại, mà ở cường độ tối ưu (Optimum).
Ngược lại, cây ưa bóng râm cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu
sáng thấp. Những cây chịu bóng là những dạng vừa sống được ở nơi có cường
độ chiếu sáng thấp và cao, nhưng nhịp quang hợp tảng khi sống ở nơi chiếu
sáng tốt hơn. Đó là lí do mà thực vật sống phân tầng, tạo nên những tầng ưa
sáng và dưới chúng là các cây ưa bóng. Nơi ít ánh sáng là những cây chịu bóng
sinh sống.
Lá là cơ quan trực tiếp hấp thu ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều của sự
thay đổi cường độ ánh sáng. Do sự phân bô' ánh sáng không đổng đều trên tán
nên cách sắp xếp iá không giống nhau. Các tầng dưới là thường nằm ngang cố
thể nhận được nhiều ánh sáng tán xạ; các lá ở tầng trên cùng tiếp xúc với cường
độ cao của ánh sáng, còn lá ở tầng giữa xếp lệch, hướng về phía Mặt Trời.
Nhìn chung nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Vì thế,
có 3 nhóm cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, như sau:
1 . Nhóm các cây chịu bóng râm, bao gồm những loài cây sống dưới ánh
sáng vừa phải. Nhóm cây chịu bóng được coi là nhóm trung gian giữa hai
nhóm. Chúng bao gồm các cây dầu rái (Dipỉerocơrpus aìaĩus\ ràng ràng
(Ormosia phmata) v.v...
2. Nhóm các cây ưa bóng râm (Sciophytes), bao gồm những cây sống nơi ít
ánh sáng hoăc ánh sáng tán xa chiếm chủ yếu, như ở dưới tán rừng, trong
các hang động v.v... E)ó là các loại cây như cây dọc (Garcinia tonkinensis),
lim (Erỵtliropliloeitm fordiỉ), vạn niên thanh (Aglơonema siamense), bán
hạ Ợypìionium divarícatum), và nhiều loài thuộc họ Giang, họ Cà jrfiê v.v...
3. Nhóm cây ưa sáng (Heliophytes) bao gồm những cây sống nơi quang
đãng ở thảo nguyên, xavan, rừng thưa, núi cao và hầu hết các cây trồng
nông nghiệp v.v... Đó là cây gỗ tếch Ợectona grandis), phi lao
{Casuarina eqiiysetifoliá), bổ đề ịStyrax tonkinensis), xà cừ {Khaya
senegaỉensis), các loài cây thuộc chi Bạch đàn (Eucaliptus), chi Thông
iPinus) và các cây họ Lúa, họ Đậu v.v...

47
a;

Hlnh 2.1. Đặc điếm phân chia ánh sáng trong các k iầ j quẩn xă thực vật khác
nhau (số và múi tên chi ti lệ % tía sáng chiếu tàí lả; R: ti lệ tia sáng phân xạ
ưên tím lá), a. Rùng nhiều táng hỗn hợp, b. Rùng thông, c. Cánh đống hoa
hướng duơng, đ. Cánh đóng ngô
(Larcher 1980; theo Hoàng Đức Nhuận, TrỔn Kien, Mal $ỹ Tuấn, 1999)
Tuy nhiên nhiểu loài thực vật có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của
điều kiện chiếu sáng. Cây ưa sáng vẫn có thể phát triển trong bóng râm và
ngược lại cây chịu bóng vẫn không bị tổn thương khi được trồng ngoài sáng.
Tuy nhiên có một nhận xét chung là, trong diễn thế của quần xã thực vật cây
tiên phong thường là cây ưa sáng, và cây mọc sau khi đã có cây tiên phong là
cây chịu bóng.
Yêu cầu về độ chiếu sáng còn phụ thuộc vào tuổi. Khi còn non {Aần lớn
các cây là cây chịu bống, tính chịu bóng giảm khi tuổi cây tăng lên. Cây mỡ
(Manglieùa glauca) khi còn non là cây chịu bóng, sau 2-3 nãm tuổi chuyển
sang dần thành cây ưa sáng.

48
Yếu tố cường độ ánh sáng thích hợp cho nhiều loài cây ưa sáng như cây
trồng hàng nãm. Còn cưòng độ quang hợp lại phụ thuộc vào cưcmg độ bức xạ ánh
sáng và đạt tối đa ở một cường độ ánh sáng nhất định đối vdí mỗi loài cây xanh.
Cây lúa mì ở các nước ôn đới là loài ưa sáng và có năng suất cao tối đa ở
cường độ bão hoà ánh sáng. Ngược lại, ở vùng nhiệt đới khi cưòng độ đạt bão
hoà ihì quang hợp dừng lại, do các hạt diệp lục xếp song song với hướng ánh
sáng Quang hợp ở cây táo ôn đới lên tới cực đại. khi lá cây nhận 25-33% ánh
sáng đầy đủ. Nhìn chung, cây ưa sáng thường quang hợp nhanh ở ánh sáng
đầy tlủ hơn là ở trong bóng râm. Đối với cây bông, ánh sáng làm cho cây ra
nhiều nụ, hoa và trái. Nếu giảm bớt ánh sáng thì sự ra nụ, ra hoa giảm xuống,
trái non rụng nhiều. Cây mọc ở ngoài ánh sáng đầy đủ thì sự sinh trưởng bị
kìm ^ãm.
Cường độ ánh sáng yếu và trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng của các
cơ qaan thực vật. TTiông thường, cây bóng râm có nhiều lá lớn, mọc nhanh để
giành được ánh sáng. Chính vì vậy mà vào mùa xuân cây sử dụng ánh sáng tốt
hơn Tỉùa hè. ở miền Bắc nước ta lúa chiêm xuân cho năng suất cao hơn lúa cấy
vào ĩiùa khác. Cường độ thời gian chiếu sáng và thành phần quang phổ ánh
sáng là những yếu tô' có ảnh hường quan trọng lên các hoạt động sinh lí của
cây,như quang hợp. hô hấp, thoát hơi nưóc, nảy mầm, đâm chồi, rụng lá... ƠIỈ
có kkoảng 44% tia sáng mặt trời đến Trái Đất ià có độ dài sóng có thể tham gia
vào ^uú trình quang hợp của cây xanh.
Cây ưa sáng nhiệt đới có cường độ quang hợp cao dưới ánh sáng mạnh.
Ví' dỊ như cây mía, không khi nào dạt tới bão hoà quang hợp dược trong điều
Riệntự nhiên.
Cây ưa bóng râm thường có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu và hô hấp
cOmg yếu để đảm bảo tiếi kiệm các sồn phẩm ít ỏi có được từ quang hợp. Cây ua
bóinị thường đạt tới mức độ bão hoà ánh sáng quang hợp ở ánh sáng yếu,
khioảig 20 % của toàn sáng.
Cường độ hô hấp của lá ngoài sáng cao hofn lá trong bóng. Cưèmg độ hô
hấịp ỉùng với thoát hơi nước cao giúp làm giảm nhiệt độ trong lá.
Tại các vùng nhiệt đới, cường độ ánh sáng cao ở những giờ trưa, lúc đó oxi
ho»á :ác men làm giảm các quá trình tổng hợp các chất. Hoạt động hô hấp trở
nêm nạnh, tiêu hao nhiều vật chất và ít dự trữ năng lượng, năng suất hydrat
catcton và protein thấp. Trái lại, ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ ban đêm
thồíphcm ban ngày khoảng trên 8‘-10'’C, hô hấp chậm lại, dự trữ năng lượng hoá
hỌK: ihiều, năng suất cao và có hương vị ngon, ở cây chè chẳng hạn.

49
Có thể thấy điều này khi trồng giống đậu nành ĐT 76 trồng ở quê hưc^g
Triết Giang (Trung Quốc) đạt năng suất từ 3-4 t/lia. Nhưng nay đến trống
ở nước ta, trong điều kiện thâm canh rất cao, mới chỉ dạt 3 tạ/ha. Các cây Ihiuộc
họ Lúa ở nhiệt độ có cường độ giới hạn ánh sáng tối đa vào khoảing
60.000-64.000 lux vào buổi trưa hè. Còn đối với cây to ưa bóng nhiệt đới gúới
hạn đó thấp hơn, vào khoảng trên dưới 40.000 lux (Dương Hữu Thời, 2000).
Thực vật sử dụng ánh sáng tối ưu vào buổi sáng và buổi chiều, khi ánh sáing
được sử dụng tới 10-15%. Còn vào buổi trưa (từ 11 dến 14 giờ) chỉ sử dụing
ichoảng 2%. Vì vậy mà cây có thu hoạch cao là ờ cường độ ánh sáng yếu và
trung bình, ở vùng nhiệt đới các cây cà phê, chè. ca cao có năng suất cao. mếu
điều tiết ánh sáng còn khoảng 60% ánh sáng nguyên. Trong canh tác nômg
nghiệp người ta trồng cây che bóng mát cho các loài Iiói trên hay trồng với nnật
độ dày nhất định để cho các tán cây che lẫn nhau. Cây ưa bóng có nhu cầu clhât
đạm cao hơn cây ưa sáng.
Tuỳ thuộc vào độ dài chiếu sáng, các nhà nghiên cứu xếp thực vật thàmh
nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn. Nhóm các cây ngày dài là cây ra hoa Híết
trái cần pha sáng dài hơn pha tối và ngược iại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ (dài
chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn. Đặc biệt, ngành Tảo đỏ {Rhodopli\ita)
sống ở thềm lục địa, có khả nãng thích nghi với cường độ chiếu sáng rất thấp và
cả độ dài chiếu sáng cũng rất ngắn. Đó là chúng có nhóm sắc tô quang hợp bổ
sung Phycoerythrin, có thể hấp thụ được nguồn năng lượng rất thấp của bức xạ
mật trời.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật tác động theo chu kì giờ trong ngìày,
ngày và mùa. Quang hợp tổng hợp chất gluxit xảy ra vào ban ngày, đến đéẽm
cây biến gluxit đó thành chất dự trữ tinh bột trong phản ứng tối. Chu kì này llặp
lại ngày và đêm, được Gamer và Gallard (1920-1923) phát hiện, và được gọii là
quang chu kì thể hiện rõ nhất ở vùng ôn dới và hàn dới. Cây ngày dài ở ôn ódới
được ánh sáng mặt trời chiếu trên 12 giờ/ngày vào mùa hè, còn cây ngắn ngày ờ
nhiệt đới chỉ được chiếu dưới 10-12 giờ/ngày.
Như vậy thời gian chiếu sáng càng dài thì các cây vùng ôn đới ngày cdài
phát triển nhanh và ra hoa sớm, ngược lại cây nhiệt đới ngày ngắn, nếu kéo cdài
thời gian chiếu sáng thì sẽ ra hoa muộn.
Tại độ vĩ 4Ơ’ (ôn đới) có mùa hè ngày dài đến 14 giờ, nên cây ngày cdài
mọc nhanh, ra quả và chín sớm. Cùng thuộc vùng ôn đới nhưng Thụy Diiển
cách Ba Lan 13" độ vĩ vé phía Bắc, đo đó lúa mì trồng cùng một thời kì ở Thiuỵ
Điển chín sớm hcfn ở Ba Lan. Quang hợp chu kì ngày ngắn sẽ tạo củ và ré ccủ,

50
còn (ịuang hợp chu kì ngày dài thúc đẩy sự sinh trưởng của cây và giúp cho sự hình
thành củ. Hiệu quả sử dụng ánh sáng cao nhất ở cây xanh là ichoảng 3-4,5%.
Tuy ahiên. đạt được mức độ này chỉ có các nhóm tảo biển, sống nơi ít ánh sáng.
Thec Michael (1986) rừng mưa nhiệt đới có hiệu quả sử dụng ánh sáng 1-3%.
Trong khí đó rừng ôn đới là 0,6- 1 ,2 %, và cây nông nghiệp ôn đới là 0 ,6%.
Nhiều loài cây có tính hướng sáng dưomg tức là nghiêng về phía có ánh
sáng Hiện tượng này thấy rõ ở các cây mọc ven rừng, dọc đường phô' có nhà
cao, hoặc bên cửa sổ.
Nhìn chung cây ở chỗ ánh sáng mạnh thường có vỏ dày, cây thấp, nhiều
cành, nên tán rộng. Cũng loài cây đó. sống trong rừng thì thân cao, thẳng, có vỏ
mỏng, mầu thẫm, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Do các cành ở dưới bị những
cành ớ trên che mất ánh sáng nên chúng quang hợp kém, tạo ít chất hữu cơ,
trong lúc vẫn phải hô hấp và dinh dưỡng. Vì thế lượng chất hữu cơ tích lũy
không đủ bù lượng tiêu hao, nên cành ở phía dưới khô héo dần và rụng sớm. Đó
ià sụ tỉa cành tự nhiên, mà có thể quan sát rõ ở các ruộng điền thanh (Sesbania
canmbina). Chỗ nào gieo hạt dày thì cây bé nhưng thẳng, chỉ có cành ở phần
ngọn do tỉa cành tự nhiên; chỗ gieo thưa, cây to mập, nhưng nhiều cành, cây
không thẳng và thấp.
Khi chịu ảnh hưỏng của sự thay đổi ánh sáng, lá cầy có nhiều thay đổi ở
các dặc điểm, như cách sắp xếp trên cành, hình thái và giải phẫu. Lá cây là kiểu
biểu hện của lá dưới tán, để nằm ngang có thể nhận được nhiều ánh sáng tán xạ
còn các lá ở tầng trên xếp nghiêng tránh những tia nắng chiếu thẳng góc vào bề
mặt lá. Lá nằm ngang che bóng các lá bên dưới, nhưng cây có lá nằm ngang
thường có sự sắp xếp xen kẽ nhau và nhờ đó mà các lá phía dưới có thể nhận
điíợc ánh sáng.
Lá eây ở nỡi eố nhiều ánh sáng, như ở phần ngọn cây thường có phiến nhỏ,
dày, cứng, có màu xanh nhạt tầng cutin dày, mô giậu phát triển, có nhiều gân.
Lá ở trong tán bị che bóng có phiến lón, mỏng, gân ít, có màu xanh thẫm, mô
giậu kém phát triển (hình 5 , 6, bảng 1).
Để chống ánh sáng mạnh, khi nhiệt độ không khí lẻn cao hơn 3Ơ’C thì
các ;ây trinh nữ (Mimosoideae) và vang {Caesalpiiiioideae) thuộc họ Đâu
{F<abaceae) lá thường cuộn lại, giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng.
3.1.4. Vai trò của ánh sáng đối với động vật
Đối với động vật, ánh sáng là yếu tố không có giói hạn nhất định. Nói
churg các loài động vật đều có khả năng phát triển trong tối và ngoài ánh sáng,

51
mặc dù tác động của bức xạ ánh sáng không phải không ảnh hướng đến các quá
trình trao đổi chất của động vật. Tia tử ngoại ớ liểu lượng nhất định có tác dụng
thúc đẩy quá trình tạo thành vitamin D. nhumg ớ liểu lượng cao gây ra sự huỷ
hoại chất nguyên sinh, ung thư da v.v... Các tia cực ngán như tia X, a, p có thê
tạo cho cơ thể những đột biến về gen.
Thay đổi có chu kì của ánh sáng như chu kì ngày đêm, chu kì tuần tring,
chu kì mùa, các nhịp điệu của ánh sáng ghi dâu ấn vào đòi sống của sinh vật,
tạo nên ở chúng một sô nhịp điệu sinh học. thường được gọi là "đổng hồ sinh học".
Nhìn chung động vật cũng được chia thành 2 nhóm, là nhóm hoạt động chủ
yếu về đêm và nhóm hoạt động chủ yếu về ban ngày.
Nhóm động vật ưa tối là những loài chỉ có thê chịu được giới hạn ánh sáng
hẹp, bao gồm những động vật hoạt động vể ban đêm, sống trong hang, đất hay
ở đáy biển, ở những loài ưa hoạt động ban đém, màu sắc cơ thể không phát
triển và thân thường xỉn màu. Dưới đáy biển, nơi thiếu ánh sáng, cơ quan thị
giác của các cư dân ở đây có khuynh hướng nớ to hoặc dính trên các cuống thịt,
xoay quanh bốn phía để mở rộng tầm nhìn. Tại những \'ùng không có ánh súng,
cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn, dành cho sự phát iriển của cơ quan xúc giác
và cơ quan phát sáng. Cơ quan phát sáng thường phát ra ánh sáng lạnh, là ánh
sáng sinh học, là tín hiệu để nhận biết đồng loại, để bắt Iiiồi, dản dụ đực cái v.v...
Như nhóm đom đóm phát sáng trong thiên nhiên, không phải đom đóm là
loài vật duy nhất có khả năng phát ra ánh sáng. Nhiều Iihóm sâu bọ khác ở rừng
rậm Nam Mĩ như các loài bổ củi ựnsecía: Coleopiera: Eỉaíeridae), nhiều loài
sinh vật biển, động vật nguyên sinh, động vật thể xoang, giun đốt, chân khớp,
giáp xác, thân mềm, thậm chí cả một sô' loài cá và chim cũng có khả năng phát
sáng. Không phải chỉ trên cạn hay dưới mặt đất mới có sinh vật phát sáng, mà
trong các lớp nưóc biển cũng có nhiểu loài sinh vật có khả nảng phát sáng. Sâu
dưới đáy biển mịt mù là nơi cư trú của những loài cá có khả năng phát ra ánh
sáng, ở hai bên thân của cá, hay treo lủng lẳng trước chòm râu là những chùm
phát sáng, trông chẳng khác gì một chiếc thuyền chăng đèn kết hoa. Nhiều loài
thân mềm, giáp xác cũng có khả năng phát sáng, ở vùng biển Xingapo có một
loài Ốc đặc biệt cũng phát sáng. Ánh sáng là loại tín hiệu sinh thái quan trọng
trong đời sống động vật.
Nhóm động vật ưa sáng là những loài chịu được giới hạn rộng về độ dài
sống, cường độ và thời gian chiếu sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt
động ban ngày. Nhóm hoạt động ban ngày thường có cơ quan tiếp nhận ánh
sáng, ở động vật không xương sống bậc thấp, cơ quan này là các tế bào cảm

52
quunị, phân bố khắp cơ thể, còn ớ động vật bậc cao chúng tập trung thành cơ
quan thị giác. Cơ quan thị giác rất phát triển ở một sò' nhóm động vật như côn
trùng chân đầu, động vật có xương sống, dặc biệt là chim và thú. Vì vậy, động
vật thường có màu sắc sáng sủa, đói khi sặc sỡ, có vai trò như những tín hiệu
sinh kọc.
^ếu tố ánh sáng có vai trò quan trọng trong sự dịnh hướng của động vật.
ánh síng là điều kiện cần thiết để động vật biết các vật và định hướng bằng thị
giác rong không gian. Cơ quan thị giác tiếp nhận các lia sáng phản xạ từ những
vậl xjng quanh, do đó động vật cảm nhận được thế giới vật chất bên ngoài.
Bằng nhiều thí nghiệm các nhà khoa học đã thấy, khả năng định vị hướng
Mật '^rời để định hướng bay là khả nãng bẩm sinh của động vật, được tạo nên
trong quá trình chọn lọc tự nhiên và trở thành một bán năng. Nhưng khả năng
nhận biết sự di chuyển của Mặt Trời iại mang tính tập nhiễm, mà con vật có
được trong đời sống bầy đàn và xã hội.
Các nhóm động vật không xương sống thấp, cơ quan thị giác là những hố,
trong đó chứa các tế bào cảm quang có sắc tỏ bao bọc xung quanh. Cơ quan thị
giác thông nhận biết được hình ảnh của sự vật, chỉ phân biệt được sự dao động
CÙH (ộ chiếu sáng, xen kẽ giữa ánh sáng và bóng tối. Sâu bọ và động vật có
xưcmỊ sống có cơ quan thị giác hoàn thiện, cho phép nhận biết được hình dạng,
kích hước, mầu sắc và khoảng cách của sự vật.
\ í dụ ban đêm, kiến bò trên đường nhờ ánh sáng Irăng, Nếu đặt trên đường
di củi kiến một chiếc gương dể phản chiếu ánh sáng thì chúng sẽ di theo chiều
ngượ lại, theo hướng ánh sáng của gương. Khii nãng này đặc biệt phát triển ở
nhón ong. Qiúng định hướng theo vị trí Mặt Trời. Những con ong trinh sát khi
tlm n nguồn thức ăn thì quay về tổ và bắt đầu mùa thành các hình số 8, tạo ra
nhkềi gốc độ nhất định để dần ong thợ đến nơi có thức ăn. Góc giữa bụng ong
và m»t phảng thẳng đứng tương ứng với góc tạo ra bới hai đưcmg thẳng, một
đườn; nối từ tổ đến nơi có thức ản, mội đường hướng về Mặt Trời. Trong thời
gian Tiúa, góc nghiêng của hình sô 8 dần dần thay đổi, phù hợp với vị trí của
Mặt Tròi khi quả đất quay. Nếu Mạt Trời bị lấp sau những đám mây, ong định
hưởnị theo ánh sáng phân cực của bầu trời. K. Frish là người đầu tiên đã
khầosát được khả năng thông tin cùa ong mật, qua các động tác và dường bay.
Tronj các tín hiệu thông tin này, ngoài tín hiệu Mặt Trời, ong thợ còn lấy tổ và
vị Itri nguồn thức ăn làm ba điểm định vị, nhằm thòng báo cho bầy đàn về
ngiuổt thức ãn.
Giứih nhờ khả năng nhận biết các vật mà động vật có thể định hưóng, di cư xa
và itrt về nơi ở cũ. Chim di cư tránh mùa đông phải bay qua hàng nghìn kilômét,

53
định hướng theo ánh sáng mặt trời và lia sáng từ các vì sao. Các cuộc di cư tiếp
diễn nhiều ngày đêm cả khi đẹp trời cũng như khi có mây. Yếu tô' ánh sáng còn
có vai ưò quan trọng đối với sự sinh sản của động vật. Cường độ và thời gian
chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoại động sinh sản, quá trình sinh trưởng của
nhiều loài động vật. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ánh sáng sau khi
kích thích cơ quan thị giác, thông qua các trung khu thần kinh tuyến não, ủnh
hưởng tới hoạt động nội tiết rồi từ đố ảnh hưởng tới iliời gian phát dục ở động
vật. ở một số sâu bọ có hiện tượng định dục {DUipansc), tức là cơ thể tạm ngìmg
hoạt động và phát triển, do nguyên nhân thời gian chiếu sáng không thích hợp.

Tổ (Z^Ị--------1------- ^ Thức ăn

L»V \
60°
\
\
\

Mặt Trời
Mặt Trời

Thúc ãn >#

Mặt Trời Mặt Trời

Hlntì 2.2. Điệu múa bay số 8 và lắc vòng thông báo


nguổn thúc ăn ở đàn ong
(Vỉllee et a/. 1989; theo Vũ Quang Mạnh, 2000)

54
Đom đóm phát sáng {Cantharoideá) thuộc bộ Côn trùng cánh cứng
(Coleoptera) với hai nhóm là họ Đom đóm bay (Lampyridae) và họ Đom đóm
Ix ờ đất {Cantharidae). Ánh sáng lập ỉoè còn là loại tín hiệu lứa đôi rất quan
trong, trong biểu hiện tập tính hôn phối của đom đóm, giúp các cá thể đực và
câ tìm đến với nhau trong mùa sinh trưởng. Để con đực và cái tìm đến được với
nhau, giao phối và đẻ trứng, thì ánh sáng lập loè chính là tín hiệu, quyết định các
hcạt động sinh sản tiếp theo của chúng. Thường thì chỉ đom đóm cái mới có khả
nàng phát sáng, nhằm báo hiệu cho con đực. Có khi, cả đom đóm đực cũng có
thế phát sáng, nhưng với cường độ yếu hơn rất nhiều (VQ Quang Mạnh, 2000).
Thống thường loài cá hồi {Salvelinus/ontinales) đé trứng vào mùa thu. Khi
tăng cưcmg thời gian chiếu sáng về mùa xuân hoặc giảm thời gian chiếu sáng về
mùa hè, giống với điều kiện chiếu sáng trong mùa thu thì cá vẫn đẻ trứng.
Nhiổu loài chim ngoài vùng nhiệt đới, sự chín sinh dục xảy ra khi độ dài ngày
tãng. Một số loài thú như cáo, một sô' loài thú ãn thịt nhỏ, một số gặm nhấm
sinh sản vào thời kì đó có ngày dài; ngược lại nhiều loài nhai lại có thời kì sinh
sản irứng với ngày ngắn.
Thời gian chiếu sáng ngày có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều
động vật. Con người đã thuần hoá, nuôi dưỡng và làm mất đi tập tính ấp trihig
của vịt nuôi và hcm thế nữa, còn có thể làm thay đổi tập tính đẻ trứng của
chúng. Người ta đã thí nghiệm lấy yếu tố ánh sáng tác động lên chu kì đẻ trứng
ở đàn vịt nuôi. Khi đàn vịt nuôi trưởng thành sinh dục, ngoài yếu tố hoocmôn
sinh dục và lượng thức ăn, thì chu kì ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng,
quyết định sự hình thành chu kì đẻ trứng của vịt. Vịt thường đẻ vào ban đêm,
chu kì tích luỹ chất dinh dưỡng và đẻ trứng của chúng có liên quan chặt chẽ với
tác nhân chiếu sáng của Mãt Trời. Trên cơ sở mối liên hẽ tương hỗ giữa nhịp đẻ
trứng của vịt với chu kì ánh sáng ngày đêm, người ta có thể chù động tạo một
số điều kiện để đàn vịt nuôi, thay vì 1 trứng lại có thể đẻ 2 trứng trong 24 giờ
của một ngày đêm. Có thể lác động theo cách, cứ sau khoảng nửa ngày chăn
thả, ta lùa vịt về chuồng, rồi nhốt và cho chúng ngủ một thời gian nhất định, ở
điều kiện buồng tối và ánh sáng chiếu nhân tạo. Bằng cách này, đàn vịt có thể
thích ứng và chuyển dần chu kì đẻ trứng ngắn lại. Đàn vịt nuôi đẻ đã thích ứng
vổi chu kì chiếu sáng mới, hình thành tập tính đẻ trứng ngắn lại chỉ bằng nửa
thời gian trước, tức là chỉ trong 12 tiếng đồng hồ (Vũ Quang Mạnh, 2000).
Trong tự nhiên, mùa xuân là mùa sinh sản của chim, ứng với thời gian có
độ dài ngày tăng đồng thời là mùa thời vụ, thức ăn phong phú và thời tiết tốt.

55
Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm cũng quyết định mùa sinh sản của mộl số thú
chồn sương (Piơorius/oro) sóc, nhím và ngựa v.v... sinh sản vào mùa xuân, niùa
hè (ngày dài), còn cừu và hươu sinh sản vào mùa thu và inùa đông (ngày ngắn).

3.1.5. Ánh sáng trong hệ sinh thái thuỷ vực


Khi chiếu xuống nước, một phần ánh sáng bị mặt nước phản chiếu, một
phần được khuyếch tán, phần còn lại xuyên qua nưức với bước sóng cùa tia
sáng màu xanh Yà màu lục 420-550|am (|am = microinét). Chính vì vậy mà ở
biển sâu nước màu xanh, còn ở nơi cạn hơn có màu lục. Cường độ ánh sáng giâni
ở trong nước theo cấp sô' nhân 2,4 ,8 tương ứng khi độ sâu tăng 1 , 2, 3 lần.
Tia sáng màu tím có thể xuyên qua lớp sâu lới l.SOOm, nhưng Ihớng
thường nó chỉ xuống đến 18-50m ở nưóc có nhiều hay ít cặn bùn. Khi đó ánh
sáng chỉ còn 0,0000001%, đủ để tảo đỏ có thể quang hợp được nhờ có các chất
biliprotein phụ và hạt diệp lục. Cũng vì lẽ đó mà phân nửa chiều sâu của biển và
đại dương chìm trong bóng tối. Tại độ sâu 120 m của hổ nưóc trong chỉ có 0,5%
của ánh sáng đầy đủ.
Trong các tầng nưóc sâu dưới đại dương, một số động vật sử dụng ánh sáng
phát ra từ các sinh vật sống khác để làm nguồn thông tin thị giác. Các nhóm
động và thực vật thuỷ sinh phân bố trong nưóc cũng bị giới hạn bởi ánh sáng.
Tảo silic đơn bào phân bô' ở tầng nước mặt, khi ít ánh sáng và xuống tầng sâu
khi có nhiều ánh sáng. Tảo đơn bào cũng có thể sống đưcrc ở tầng ít ánh sáng,
vì chúng có dự trữ thức àn trong diệp lục. Giá trị điểm bù, nơi mà CO2 lấy vào
cho quang hợp bằng lượng cx>2 thải ra do hô hấp của chúng có thể cao hơn vì
khả năng dùng ánh sáng với tỉ lệ cao hơn thực vật bậc cao khoảng 10 %.
Các loài động vật sống ỏ nơi ít ánh sáng ở trong nưóc, có mắt to như một sô'
loài thân mềm, chân đầu, cá. Mắt của loài cá Myctophỉum risroc sống ờ chỏ
nưóc sâu, có dường kính bằng nửa chiểu dài của đầu. Một số loài sống ở mậl
nước, mắt được phân chia làm hai phẩn, một phẩn nhìn trong không khí, phần
còn lại nhìn trong nưóc. Loại có 4 phần mắt như vậy thường thấy ở bộ cánh
cứng, một loài cá nhỏ ở châu Mĩ có tên là Anbỉep tetrapilhalmus. Khi thuỷ triều
xuống, loài cá này sống trong hố nhỏ và đem một phần đầu ra ngoài mật nước
trong hồ.
Mức độ và khả năng cảm nhận những tia sáng của quang phổ mặt trời ià
khác nhau, ở các nhóm động vật khác nhau. Như động vật thân mềm dưới nước
sâu và rắn mai gầm có thể cảm nhận tia hồng ngoại, còn các loài ong cảm nhận

56
quanị phổ vùng sóng ngắn, trong đó có cả tia tử ngoại, nhưng không nhận biết
được tia đỏ là tia sóng dài.

3.2. Yếu tố nhiệt độ


32. i. Vai trò và nguồn gốc của nhiệt độ
■^ếu tố nhiệt độ là nhân tố vỏ sinh có ảnh hướng rải lớn đến sinh vật. Nó có
thé tỉC động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh irưởiig. phát triển, phân bố các
cá tht, quần thế và quần xã. Khi nhiệt độ tăng lên hoặc hạ thấp quá giới hạn
chịu lựng của sinh vật thì chúng không thế sống.
lượng nhiệt độ mà bề mặt Trái Đấ! nhận được, chủ yếu có nguồn gốc từ
Mặt rrời. Biên độ biến động nhiệt độ trên bề mặt hành tinh đạt trên 1000"C,
nhưnĩ sự sống chỉ có thể tổn tại trong giới hạn từ -2 0 0 ’C đến 10Ơ’C. Đa sỏ' các
loài íống trong phạm vi nhiệt độ 0-50"C hay còn thấp hcm. Nhiệt độ là yếu tô'
sinh hái vô sinh giới hạn, là yếu tố điều khiển đối \ ứi sinh vật, đặc biệt như
thực 'ật. Nhiệt độ đã toả ra trẽn mặt đất tạo ra sự ấm áp khác nhau và phụ thuộc
vào ưng điểm, từng tháng trong nãm. Nó quyếi định sự biến đổi thời tiết, biến
đổi nùa và nhịp độ sinh trưởng của sinh vật ở các vùng khí hậu đặc biệt là nhiệt
(!ộ klác nhau ớ các vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.
íự phân bố nhiệt trên bề mặt Trái Đất không đều, phụ thuộc vào vĩ độ địa
lí, và) thời gian ngày dèm, mùa khí hậu, đặc tính của bề mặt hấp thụ nhiệt (đất,
IIIKÍIC rừng, hoang mạc v.v...), độ cao hay độ sâu (trong nước, trong đất). Sinh
vật S)'ng thích nghi với từng vùng khí hậu và góp phun tạo nên dặc diểm của
vùng đó. Nhưng chúng có thé sống xen kẽ qua các vùng kề cận nhau bởi sự
ihíchnghi từ từ hay bằng sự đột biến di iruyền.
Tiực vật phân bô' khác nhau ở trong mỗi đới khí liặu, ở ngoài ánh sáng hay
dieớitán rừng, ở phía Nam hay sườn Bấc. Vì vậy ít klii gặp một loài vừa sống ở
tro)nj rừng lẫn ở ngoài đồi chứa chan ánh sáng. Đó cũng là giới hạn của nhiệt
độ> kiác nhau đối vỏi thực vật. Nhóm các cây xanh thưòmg sống trong biên độ
nhiiệ -50“ đến 50’’C. Tuy nhiên, cây hoang mạc sống ỡ nhiệt độ cao, như xương
rồingCactus sống tới 65"C. ở Verkhaina (Nga), bắc Xibia cây chịu lạnh tới
-7 y z . Nói chung, những loài thuộc địa y, rêu và thông Coniíerae là những thực
vậit dịu lạnh giỏi nhất.
í trong các thủy vực nước nóng là một số vi khuẩii sống ở 88'*c, khuẩn lam
ớ <8CC, cá sóc (Cyprinodon macuiaris) ở 52’C. Ngược lại, nhiều loài sinh vật
lạii ó mặt ở điều kiện nhiệt độ rất thấp. Ấu trùng sâu ngô {Pyrausta tmhiìaris)

57
để sống qua đông phải chịu được nhiệt độ -27,2"C. Cá tuyết {Bore^onus smda)
lại có thể sinh sống tích cực ở nhiệt độ -2*’C. Nhiều nhóm sinh vật có biên độ
nhiệt độ rất lớn, như loài chân bụng (Hydrobia aponetisìs) từ - 1 đến 60"C, còn
đỉa phiến (Planuria goncoephala) từ 0,5 đến 24"C.
Liên quan đến yếu tố nhiệt độ là sự xuân hoá. Lưxeako (1929) đã đưa ra
thuyết xuân hoá, trên cơ sở sự biến đổi chất lượng trong tế bào điểm sinh
trưởng của hạt nẩy mầm, dưới tác dụng của nhiệt độ thấp ở vùng ôn đới. ỉ)ặc
biệt ở đây có sự thay đổi trong thành phần nucleoproieit và axit nucleic của tế
bào. Đối với cây ôn đới hay hàn đới thì nhiệt độ xuân hoá tương đối thấp,
thưòng 0‘’- 10"; còn đối với cây nhiệt đới thì nhiệt độ có tác dụng xuân lioá
thường cao hơn, trung bình từ 10 ’ đến 30"C. Sự xuân hoá đòi hỏi độ ẩm nhất
định cho mỗi loài, trung bình là 50% của lượng nước bão hoà. Thời gian xen kẽ
của nhiệt độ ấm và lạnh cũng quan trọng cho quá trình xuân hoá. Thời gian
xuân hoá ià vào khoảng 5-15 ngày. Nếu không đủ kì hạn hay không đủ ẩm thì
kết quả của sự xuân hoá sẽ giảm đi.
Đặc điểm chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cũng là một yếu
tô' nâng cao chất lượng sản phẩm của cây trồng. Chẳng hạn như cây cà phê, cây
chè mọc ở vùng cận nhiệt đới có nhiệt độ ban ngày 25”-26"C và ban đèm
1 T’C sẽ cho sản phẩm thơm ngon. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và baii
đêm trong thời gian ra quả từ 9*’C trở lên, làm giảm sự hô hấp ban đêm và tích
luỹ lại nhiều năng lượng hoá học, để hình thành và chín hạt. Nếu sự chênh lộch
này thấp hơn chỉ 2'’-4"C, thì hô hấp ban đêm tiêu thụ nhiều dự trữ ban ngày. Vì
vậy không có để tích luỹ lại nhiều chất lượng. Nhiều cây khác như cà chua, một
số cây ôn đới và cận nhiệt đới mọc tốt nhất ở nhiệt độ ban ngày 26"C và ban
đêm 17-19"C, nghĩa là có sự chênh lệch nhiệt độ vào khoảng 7-9 ’C.
Như đã nói nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của các
loài, do đó, mỗi vùng nhiệt độ có những nhóm loài sinh vật đặc trưng. Liên
quan đến yếu tố nhiệt độ, sinh vật được phân thành hai nhóm, nhóm có cơ thể
biến nhiệt (Poikiỉotherm) và nhóm đẳng nhiệt {Homeotherm).
Như vậy các động vật bậc cao như chim, thú nhò sự phát triển, hoàn thiện
cơ chế điều hoà nhiệt và sự hình thành trung tâm điểu nhiệt ở bộ não đã giúp
cho chúng duy trì nhiệt độ cực thuận thường xuyên của cơ thể (ở chim 40-42‘'C,
thú 36,6-39,5"C) không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường ngoài. Đó là
những động vật đẳng nhiêt, hoặc động vật máu nóng.
Các sinh vật nguyên thuỷ, đơn bào và bậc thấp tiền nhân, vi khuẩn, tảo lam,
nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát không có khả năng

58
điéu hoà nhiệt độ cơ thế. Do đó nhiệt độ cơ thể của chúng phụ thuộc vào nhiệt
độ cúa môi trường ngoài và luôn biến động. Người ta gọi chúng là những sinh
vật biến nhiệt.
Có thể phân biệt nhóm thứ ba, giữa hai nhóm trên, là những động vật mà
vào thời kì khòng thuận lợi trong nám, chúng ngủ hoặc ngừng hoạt động, nhiệt
độ cơ thể hạ thấp nhưng không bao giờ xuống dưới I0-13"C. Khi trở lại trạng
thái hoạt động nhiệt độ cao của cơ thể được duy trì mặc dù có sự thay đổi nhiệt
độ ỡ môi trường ngoài. Nhóm này gồm một số loài gặm nhấm nhỏ như sóc đất,
sóc mác mốt (Marmota), nhím, chuột sóc, chim én, chim hút mật v.v...
Có thể phân biệt sự phân chia khác dựa trên sự trao đổi nhiệt cùa chúng. Đó
là nhóm nội nhiệt {Endotherm) và nhóm ngoại nhiệt {Exotherm). Nhóm nội
nhiệí điều hoà nhiệt nhờ sự sản sinh nhiệt từ bên trong cơ thể của mình; còn
nhóm thứ hai dựa vào nguồn nhiệt ở bên ngoài. Nhóm thứ nhất, gồm các loài
chim, thú; nhóm thứ hai gồm các loài động vật khác, thực vật, nấm và các sinh
vật đơn bào (Protista). Cách phân chia này cũng chỉ là tương đối, bởi vì nhiều
loài bò sát, cá và côn trùng như ong, cá miệng rộng {Siomias) lại sử dụng nhiệt
độ từ cơ thế mình để điều hoà thân nhiệt trong một thời gian ngắn. Một sô' thực
vậi như Philodendroii nhiệt trao đổi có thể duy trì một liằng số nhiệt ở hoa. Một
sô chim, thú lại giảm hay ngừng hẳn khả nâng nội nhiệt d các nhiệt độ cực trị
(Bailholomew, 1982).
3.2.2. Đặc điểm nhiệt độ
Phân bô' và đặc điểm nhiệt độ trên Trái Đất phụ thuộc vào năng lượng của
Mạt Trời và thay đổi theo các vùng địa lí, theo những chu kì trong năm, chu kì
ngày và đêm. Dựa vào nhiệt độ trung bình ở mỗi vùng mà De Candoile (1855)
và Schimper (1898) đã phân chia Trái Đất thành các đới thực vật như sau:
a. Vùng nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 12-22"C có thực vật thuộc đại nhiệt
{Megathermy, b. Vùng cận nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 12"C, có thực vật
trung nhiệt {MesothermỴ, c. Vùng ôn đới có nhiệt độ trung bình 0-12”C, có thực
vật thuộc tiểu nhiệt {Microthermy, d. Vùng hàn đới có nhiệt độ trung bình dưói
0"C, có thực vật thuộc hàn nhiột {Hekỉtoíherm).
Tính từ xích đạo, tiến về hai cực Trái Đất là các vùng khí hậu khác nhau.
Khi đi về phía bắc được 1 vĩ độ (1 lOkm) thì nhiệt độ giảm 0,5-0,6"C nên chúng
ta có thể chia thế giới thành các đới khí hậu như sau:
1. Vùng xích đạo (0-5 ’ Bắc và Nam), có thể tích nhiệt khoảng 9.500"C.
Bình quân nhiệt độ trong năm trên 26 ’C

59
2. Vùng nhiệt đới (5-23" Bắc và Nam xích đạo), có thể tích nhiệt khoiảng
8000-9500“C. Trung bình tháng lạnh nhất trẽn 16 'C.
3. Vùng á nhiệt đới hay cận nhiệt đới, là vùiiỉi mà trong nãm có> từ
1-4 tháng nhiệt độ thấp. Tích nhiệt khoảng 4000 - 8000"C. Tháng liạnh
nhất 0-1 Ơ'C.
4. Vùng òn đới: Nhiệt độ trung bình trong năm dưới 10'C, có thể tích nHiiệt
khoảng 3.400-4.500‘C. Trung bình tháng lạnh nhất từ 0-8”C.
5. Vùng hàn đới: Tháng 7 là nóng nhất, với nhiệt độ trung bình là 10>'’C.
Bình quân nhiệt độ cả năm dưới 0"C.
Ngoài ra theo đai cao trên mặt biển, cũng có sự biến nhiệt. Thòng thưcìmg
cứ lên cao lOOm nhiệt độ trung bình giảm 0,6'’C.
Ngày nay, người ta nhận thấy việc dùng nhiệt độ trung bình để phân vuing
không thể chính xác. Vì thế Grigoriep (1960) đã dựa \'ào cán cân bức xạ tổng
sô một năm để chia thành các đới khí hậu như sau:
1. Vùng nhiệt đới nhận được nãng lượng trên 75Kcal/cmVnăm.
2. Vùng cận nhiệt đới, từ 50 - đến 75 Kcal/cmVnãm.
3. Vùng ôn đới và cận cực, từ 5 đến 50 Kcal/cmVnăm.
3.2.3. Vai trò của nhiệt độ đối với thực vật
Tuỳ đậc điểm thảm phủ thực vật mà vai trò và ảnh hướng của yếu tố nhiiệt
độ sẽ khác nhau.
ở các vùng đồng ruộng, đồng cỏ, nơi có thảm thực vật thấp cũng là yếu tồ
làm cho nhiệt độ giảm. Ví dụ như nhiệt độ trên bãi cát trống ià 3Ơ'C thì tiTên
thảm cỏ thấp chỉ có 15"C. Vì vậy khi đất mới làm cỏ. chưa trồng là có sựbitến
động lớn của nhiệt độ. Khi trồng rồi, thì tuỳ theo mật dộ độ cao của cây, chê' (độ
nhiệt trẽn đổng ruộng, đồng cỏ sẽ dược cải thiện dần \'à ổn định hơii. Nhiét tđộ
của các cây ở ruộng và thảm cỏ thường giữ vị trí trung gian giữa nhiệt dộ ctủa
đất và của không khí. Nghiên cứu của Walerhouse (1950) đã cho thấy tromg
một thảm cỏ họ Lúa cao 50cm, thì ở độ cao 20cm là vùng có nhiệt độ cao troing
mùa hè. Còn nhiệt độ trên đỉnh thảm có thấp hơn, nhưng luôn luôn cao h(cm
nhiệt độ không khí. Chính vì vậy mà những cây thân cỏ sống ở vùng đái c:át
nóng,.nơi dễ bị gió ỉàm bay cát và làm nước bốc hơi, thì thân chính không phiát
triển mà phân cành rất nhiều từ gốc, tạo ra một tán cây sát mặt đất có tác tíụmg
hạn chế nhiệt độ cao do Mặt Trời đốt nóng đất.
ở sinh cảnh các xavan, nơi thường xảy ra nạn cliáy, lại có nhiều cây g<ỗ,
cây bụi không những có vỏ dày được thấm ướt bằng chất chịu lửa, mà thucrmg

60
có thản ngầm dưới đâì. Khi bộ phận Irên mặt đát bị lốn thương hoặc cháy, từ
thân ngầm mọc lên những chồi mới, cày phục hồi. Điéu này cũng giải thích vì
sao các vụ hoả hoạn cháy rừng ngập mặn u Minh irong các năm gần đây ở
nư('»c ta, luy xảy ra rất khốc liệt, nhưng khả năng phục hồi của thảm cây rừng
cũng rất nhanh.
ò các hệ sinh Ihuỷ vực nhiệt độ ở trên mặt nước hay ở dưới sâu thay đổi tuỳ
theo mùa. Trong dòng nước cháy, nhiệt độ thav đổi theo nhiệt độ của không khí
với b ên độ hẹp.
Trong rừng, hệ sinh thái tán rừng làm thav đổi nhiệt độ trong năm. Nhiệt độ
sẽ thíp hơn ở ngoài, còn lượng nước cũng cao hơn. Nhiệt độ ờ rừng thay đổi từ
từ Ircng ngày, khi Mặt Trời mọc thì nhiệt độ tối đa ở irên tán. Từ 13 giờ nhiệt
độ cao ở giữa tán (theo chiều cao) và về chiều nó lại lên đỉnh tán. Còn về ban
đêm, nhiệt độ gần như bằng nhau ờ các tầng của rừng, riêng ở tầng gần mặt đất
(0-2ctn) có cao hơn một chút.
Yếu tố nhiệt độ thấp làm độ nhớt chất nguyên sinh tăng lên, áp suất thấm
lọc gàm, rễ húl nước khó khăn, không đủ cho cây. Cây phản úfng lại bằng cách
rụng lá.
Rhi nhiệt độ thấp hoặc cao quá đều ảnh hưcmg xấu đến sự hình thành và
hoạt Jộng của sắc tố diệp lục. Nightingale (1935) thí nghiệm với cà chua thấy ở
nhiệt dộ gần cực ũểu (13 ’C) hạt diệp lục ít và nhỏ; ở nhiệt độ tối thích (2l"C) lá
có nliều diệp lục, ở 35"C lá vàng úa dần rồi chết.
lại các vùng ở trên núi cao, nơi áp suất của không khí quyết định các yếu
lô' któc theo chiều cao. Không khí loăng có ảnh hưởng đến các yếu tô' khí hậu
nhu lự phản xạ của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm tưcmg đối của không khí. Sự
phán xạ của ánh sáng tãng niột ít với chiều cao đồng thời có nhiều tia tử ngoại
và lii cực đỏ. Thông thường nhiệt độ giảm trung bình 0,5"C, khi lẻn cao thêm
lOOn. ở vùng ôn đới, trên núi cao khó phân biệt các mùa như ở đồng bằng,
ơíêrh lệch nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất và nhiệt độ trung bình của
thầnị lạnh nhất giảm khi lên cao. Theo sô liệu của Dajoz thì nhiệt độ ở độ cao
46<0n là 19.4"C; ở độ cao 2.500m là 13,8"C; còn ở độ cao 7.700m là r c . Tại
vùmg núi sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn hcm ở đồng bằng.
Hurớig phơi của sườn núi ở Đông Nam nhận ánh sáng và nhiệt độ nhiều hơn,
và d* đó có nhũng thực vật khác với thực vật ờ sườn Bấc và Tây, nơi nhận được
ít mắig hơn.

61
Bảng 2.1: Áp suất của không khí và của oxi theo dai cao (Dajoz, 1971)

Độ cao Áp suất không khí Áp suất của oxi vởl mặt biển
(m) (mmHg) (tnmHg)
0 760 100
1.000 674 89
2.000 595 78
3,000 520 68
4.000 468 61
5.000 398 52

Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh H và khả năng sinh
sản của thực vật. Hình thái và giải phẫu của lá cây thường dễ bị biến dổi nhất,
dưới tác động của nhiệt độ G. Pavlovscaia (1948) đã làm thí nghiệm với loài
cây Taraxacum koksaghy xác định thấy, trong điều kiện ánh sáng và độ ẩm
giống nhau, nếu để cây ở nhiệt độ 6 ’C thì lá xẻ thuỳ sâu còn ở nhiệt độ 15-18 ’C
lá không còn xẻ thuỳ mà chỉ có nhiều răng nhỏ ớ mép. Những cây sồi
iQuercus) sống trong điều kiện nhiệt độ khác nhau có hình thái lá khác nhau;
nhưng sau một thời gian thí nghiệm cho tác động nhiệt độ như nhau, lá lại biến
đổi giống nhau. Bộ rễ cây ãn quả ôn đới như táo, lê sòng nơi nhiệt độ thấp có
màu trắng, ít hoá gỗ, mô sơ cấp phân hoá chậm, ở nhiệt độ cao thích hợp rễ có
màu sẫm, lớp gổ dày, bó mạch dài. Cây mọc nơi có nhiệt độ cao, kèm theo ánh
sáng mạnh thường có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp giữ vai trò cách
nhiệt với môi trưòng ngoài, lá có tầng cutin dày hạn chẽ bốc hơi nưóc.
Tại vùng ôn đới, về mùa đông, cây rụng lá là phán ứng sinh lí nhằm hạn
chế diện tiếp xúc của cây với không khí lạnh, hình thành các vảy bảo vệ, phát
triển các lóp bần cách nhiệt v.v... Cây xanh có cơ thể biến nhiệt, các hoạt động
sinh lí của chúng đều chịu ảnh hưởng của nhiệt dộ môi trường.
Hoạt động quang hợp của cây thực hiộn tốt ở 20-30"C, nhiệt độ thấp quá
hoặc cao quá đều ảnh hưỏng xấu đến quá trình này. ở nhiệt độ 0'’C, cây nhiệt
đới ngỉmg quang hợp vì hạt diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ này nhiểu loại cây
không còn khả năng hô hấp. Khi nhiệt độ cao quá (40 ’C) thì sự hô hấp bị ngừng
trệ. Các cây ôn đới có khả năng hoạt động trong điếu kiện nhiệt độ thấp hơn
Ơ’C, ở một số loài tùng, bách, mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống -20"C.
Quá trình thoát hơi nước của thực vật cũng chịu ánh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ idiông khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ ẩm bão hoà, cây
càng thoát hơi nước nhiều. Trong ngày nắng sự thoát hơi nước tăng dần từ sáng
sớm đến trưa, sau giảm đần cho đến chiều.

62
Như \'ậy. nhiệt độ mỏi trường có ảnh hướng đáng kể đến hoạt động quang
hợp và hô hấp của thực vật. Cây chỉ quang hợp tốt ớ 20 - 30"C. Cây ngừng
quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ thấp quá (0"C), hoặc cao quá (hơn 40”C). Trong
điều kiện độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ không khí càng cao, cây càng thoát
hơi nước nhanh. Đáng chú ý là. nhiệt độ ảnh hường tới quá trình hình thành và
hoạt động của diệp lục. ở lá cây cà chua, nhiệt độ thấp (13"C) hạt diệp lục ít và
nhỏ, ở nhiệt độ tối thích (2 r C) lá có nhiều hạt diệp lục, ở nhiệt độ cao (khoảng
35"C) lá vàng úa dần do diệp lục bị phân hủy.
Các cơ quan khác nhau cùa cây có khả năng chịu đi^g nhiệt độ bất iợi.
Chẳng hạn lá là cơ quan chịu ảnh hưởng mạnh nhất, còn hạt nẩy mầm cần nhiệt
độ ấm hơn, để quả chín cây cần nhiệt độ mối trường cao nhất. Yêu cầu về nhiệt
cũng khác nhau trong những giai đoạn phát triển cá thê khác nhau. Thòi kì quả
chín đòi hỏi nhiệt độ cao hon cả.
Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi ở các cơ quan của thực vật ỉchông
giống nhau, ở các vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đáo, Sa Pa, nhiệt độ trong
ngày có thể thay đổi từ 10-20”C. Ban ngày lá thu nhận cường độ ánh sáng mạnh
khi nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ xuống thấp \’à có khi hình thành sương muối
ở trên mặt lá. Còn chóp rễ và trụ giữa rễ lúa mì chịu lạnh tốt hơn thân và lá non.
ở ỉúa mì trưởng thành chỗ mắt đẻ nhánh chịu được băng giá tốt hem cả.
Dựa vào mức độ thích nghi của thực vật đôi với nhiệt độ thấp và cao có thể
chia thành các nhóm sau:
1. Thực vật có khả nãng chịu băng giá, bao gồm những loài cây sinh trưởng
trong vùng có khí hậu mùa đông lạnh, băng tuyết như các vùng ôn đới
lạnh. Trong thời kì rét nhất, các cơ quan trên niật đất của các cây gỗ và
cây bụi bị đóng băng nhưng vẫn giữ khả năng sống. Do trước đó cây đã
tích luỷ dược một lượng lớn dường, lipil, một số axit amin và các chất
bảo vệ trong tế bào liên kết với nước. Nhờ khả năng giữ nước của đường
và một số chất khác mà nước trong tế bào không bị các tinh thể băng
hình thành trong gian bào rút đi, chất nguyên sinh không bị hoá keo. Cây
còn hình thành thêm những hình thức bảo vệ khác, như tăng cường các
lớp bần, mọc thêm lông nhung v.v...
2. Thực vật có khả năng chịu nóng, gồm những loài cây sống ở nơi khô,
trống có độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ không khí và đất cao (40-5ơ’Q , như
các vùng sa mạc, xavan, núi đá vôi, đâì cát ven biển nhiệt đới, á nhiệt đới
v.v... Nhóm thực vật chịu nóng này có khả năng hạn chế sự hấp thu nhiệt
nhờ các lổng dày ở trên thân, lá, các lớp sáp có khả năng phản xạ

63
ánh sáng, tầng cutin dày hạn chế thoát hơi nước, một sô rụng lá hoàc lá
biến thành gai có tác dụng giảm bề mạt tiếp xúc. Nhiều loài có lượng
nước tích luỹ lớn, như các cây mọng nước, có khá nãng tích luỹ đưòmg và
muối khoáng để giữ nước, chống lại sự kết tủa các chất nguyên sinh clo
nhiệt độ cao gây nên. Một sô loài khác có áp suất thấm lọc cao, có thể
lấy được các dạng nước trong đất. đồng thời thoát hơi nước mạnh.
Khả năng chống nóng ở thực vật nói chung đểu phụ thuộc vào tổ chức của chất
nguyên sinh và có liên quan đến các quá trình sinh hoá \’à sinh lí. Qiất nguyên sinh
nào càng đàn hồi (khó bị kết tủa) thì sự chống nóng càng tốt (Genkel, 1949).
Hoạt động hô hấp và nảy mám ờ thực vậl. có biên dộ nhiệt độ khá lớn. Khi
nhiệt độ -20"C cây ở ôn đới vản hô hấp. mặc dù hầu hết các chức năng sinh lí
khác đều bị ngừng lại.
Nghiên cứu của Becquerel (1938) cho thấy, những hạt còn chứa 6-12%
nưóc và để trong không khí lạnh đến -193’*c sau một thời gian vản còn khả
năng nảy mầm. Nếu rút hết nước của các bào lử. rêu liay cây mạ lúa mì bằng
chân không và thay vào bằng hydro nước (-253'’C) \ à helium nước (-269 ’C),
sau đấy đem trớ lại nhiệt độ bình thưòfng và cho thấm nước là chúng sống lại.
Mối tương quan giữa nhiệt độ và tăng trưởng của cây đã được Von - Hofi
theo dõi. Trong khoảng từ O-30'C, khi nhiệt độ tãng dần lên sinh trường cùa
thực vật cũng tăng lên theo định luật Vant - Hoff, như sau:

Trong đó:
- Q là hệ sô' nhiệt.
- y, và là tốc độ sinh trưởng lúc ban đầu và cuối.
- X| và Xị là nhiệt độ c lúc ban đầu và cuối.
Khi lấy iogarit đẳng thức trên ta có đẳng thức sau:

1
Log Q,„ = 10 (logy, - logy,) "
Mỗi khi nhiệt độ cứ tăng 10"C ta sẽ có đẳng thức mới:

LogQ ,„= 1 0 (logy,-logy 2)

64
= logV; - logy,
V,

_v,
= log
\\

Q ,o=

Các thực nghiệm cho thấv Q|„ là hằng sỏ' và nó thường có giá trị là 2 (có thể

Như vậy. định luật Vant - Hoft có thế phát biểu là mỗi khi nhiệt độ tăng
10'C thì sinh trường của thực vật tãng gấp đôi.
Khi nhiệt độ tăng ở mức cao (khoảng 50"C) thì protit, lipit bị phá huỷ; làm
lĩiíit lính bán thấm của tế bào và cây bị chết. Khả nàng chịu nóng của cây xanh
tỉ lệ thuận với lượng nước kết hợp và tỉ lệ nghịch với lượng nưóc tự do. Những
cây inọng nước thì giàu nưóc kết hợp. vì thế chúng có khả năng chịu nóng cao.
'rhòng thường khi nhiệt độ khí quyển Trái Đất tãng lèn 2"C thì nãng suất lúa
giảm \0%.
Khi nhiệi độ lên cao cây tích đưcmg và muối, tăng khả nâng giữ nước, làm
cho chất nguyên sinh khống kết tủa, đồng thời sự thoát hơi nước mạnh làm thực
vậi không chết vì nóng. Cây có áp suất thẩm thấu cao thưcmg chịu nóng tốt.
Phần lớn các thực vật có giới hạn nhiệt độ cao ià 50"C. Nhóm rêu, xương rồng
(Cactaceae) chịu được trên 60"C còn tảo lam và vi khuẩn sống được ở nhiệt độ
dến ‘)3"C. Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thâp thì quá trình hô hấp của thực vật bị
iinh hưỡng. Tùng, bách là các cây chịu lạnh giòi, ở -20"C đến -25"C vẫn hô
hấp. Khi nhiệt độ của đất giảm xuống thì độ nhới chất nguyên sinh cúa cây
lăng, làm cho áp suất thẩm thấu giảm và rễ hút nưóc khó khăn. Nhiệt độ của đất
ảnh hướng đến củy. nhiều hơn không khí. Khi lạnh, nưóc trong các gian bào
đóng băng làm cây chết; cây non thưcmg chịu lạnh tốt hơn cây già; vùng mắt đẻ
nhánh và đầu rẽ chịu lạnh tốt. Cây thích ứng điều kiện lạnh bằng cách tích luỹ
nhiều đườiig. tãng áp suất thẩm thấu, giảm lượng nước tự do có khả năng đóng
băng, tích thêm liplt và các chất nhựa.
Bảng sau đây là khí tượng nông nghiệp của một số cây trồng ở nước ta.
Nhưiig các giới hạn dưới và trên của mỗi sinh vật đểu có thể thay đổi nhờ sự thích
nghi. Chúng có thê rộng nhiệt và hẹp nhiệt. Ví dụ như đối với lúa nước giới hạn
tối thiểu là 10-13"C, còn giới hạn tối đa 25"C ở châu Âu, 25-32"C ở Viột Nam
và 32-36 c ở Philippin.

65
1
ă
X

i
o

g>
'2
u

t
ỉc
c
<o

2
••

c

66
4. VAI TRÒ CỦA NHIỆT ĐỘ Đ ố l VỚI ĐỘNG VẬT
Nhiệt độ là tín hiệu có thể làm thay đổi sự hoạt động, sinh trưởng và phát
triển, làm thay đổi hình thái của động vật. Có 3 định luật nói về vấn đề này:
1. Theo định luật Begmann thì động vật đẳng nhiệt ở miền Bắc lớn hơn ở
miền Nam, còn động vật biến nhiệt ở miền Nam iớn hơn ở miền Bắc.
Khi nghiên cứu động vật ở các vùng trên Trái Đấi, K. Bergmann đã rút ra
đuợc nhận xét là, đối với các động vật đẳng nhiệt (chim, thú), thuộc một loài
hay các loài gần nhau thì các đại diện sống ở miền bắc có kích thước lớn hơn ở
miền nam. Ngược lại, những loài động vật biến nhiệt (cá, lưỡng cư, bò sát
V.V.. .) thì ở miền nam có kích thước lớn hơn miền bắc.
Nhóm động vật sống ở vùng lạnh có bộ lông dày và dài hem những động
vậi ở vùng nóng. Ví dụ như hươu, gấu Bắc cực có lông dày hơn hươu, gấu nhiệt
đới nhiều. Khi di nhập một sô' loài cừu của Mông cổ đem về nuôi ở vùng
Quảng Ninh nước ta, chúng bị rụng lông dần. Sang đến thế hệ tiếp sau thì tỉ lộ
len thu được rất thấp, vì lông ngắn và thưa. Bộ lông dày không thể tồn tại trong
điéu kiện nấng nóng vào mùa hè ở các đồi cỏ tại Việt Nam.
2. Định luật Allen (1977) cho rằng, càng lên phía bắc, kích thước các phần
thò ra ngoài cơ thể của động vật, như tai, chi, đuôi, mỏ, càng thu nhỏ lại.
Ví dụ tai của thỏ châu Âu ngắn hem tai của thỏ châu Phi. Theo Allen, thì
tai có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giữ cân bàng nhiệt ở xứ nóng, vì ở
đấy tập trung nhiều mạch máu. Tai to của voi châu Phi, cáo ở sa mạc,
thỏ ở châu Mĩ đã biến thành những cơ quan chuyển hoá điều hoà nhiệt
độ, giúp cơ thể thích nghi với nhiệt độ cao của môi trường.
Các động vật vùng lạnh, như hưcfu, gấu, cừu v.v... có bộ lông dày và dài
hơn, những động vật ở vùng nóng. Tuy nhlến khi chuyển chúng về sống nơi có
nhiệt độ ôn hoà ít lạnh, lông sẽ ngắn và thưa dần.
3. Định luật Gloger cho rằng khi ở điều kiện khí hậu nóng và ẩm thì động
vật có thân màu vàng, khi lạnh chúng có thân màu trắng.
Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng dến các hoạt động sinh lí
của động vật. Nhiệt độ môi trường có nhiều ảnh hưởng tới các hoạt động sinh lí
của động vật, tới lượng thức ăn và tốc độ tiêu hoá thức ăn. Ấu trùng tuổi 4 của
mọt bột (Tenebrio molitor) ở nhiệt độ 36"C ăn hết 638mm^ là khoai tây; khi
nhiệt độ hạ xuống 16"C chúng chỉ ăn 215mm^ Mọt trưởng thành ăn nhiều nhất
ở 25"C, còn ở 15"C mọt ngừng ăn.

67
Nhiệt độ môi trường ảnh hướiig rất rõ rệt tới mức clộ trao đổi khí của động
vật. Tốc độ phát triển của động vật biến nhiệt phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi
trường. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lẽn cao quá. vượt ra ngoài mức nào
đó thì động vật không phát triển được. Giứi hạn này dược gọi là ngưỡng nhiệt
phát triển. Mỗi loài sinh vật có một ngưỡiig nlìíệt phát triến nhất định. Chang
hạn, ngưỡng nhiệl phát triển của sâu khoang cổ (Proclcnia litura) phá hoại rau
là lớn hơn 10‘’C, của bướm cải là 10,5 ’C.
Loài cá Rutiliís rutiìus caspicus ờ nhiệt độ 15-20"C; tốc độ tiêu hoá thức ãn
nhanh gấp 3 lần so với nhiệt độ thấp 1-5"C.
Trao đổi khí cũng thay đổi theo nhiệt. Nhiệt độ mỏi trường càng cao thì
cường độ hồ hấp càng lăng. Cá chép, khi nhiệt độ môi trường ở 1”C. lượng oxi
tối thiểu cần là 0,8 mg/1, ở 3 ’C là 1,3 mg/I (Ivơleva, 1938). Tất nhiên lượng oxi
mà cá đòi hỏi ở những nhiệt độ khác nhau còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lí
cơ thể chúng.
Khi nhiệt độ càng cao thì cường độ hô hấp càng tăiig. Tuy nhiên hoạt động
sinh lí còn tuỳ thuộc vào quá trình thích nghi cùa sinh vật. Nghiên cứu của
A. Rieck (1960) cho thấy, cùng loài ếch {Raiia pipiens) nhưng những cá thể
sống và thích nghi với mỏi trường nhiệt độ thấp (5"C) có khả năng trao đổi khí
oxi cao hơn ếch quen sống nơi nhiệt độ cao (25"C).
Yếu tô' nhiệt độ được xem như nhân tố' giới hạn, sự phân bỏ' của động vậi và
thực vật. Đối với phần lớn động vật biến nhiệt, khi tổng nhiệt hữu hiện cần ihiêì
cho sự phát triển lớn hơn tổng nhiệt ở nơi ở, thì không phát triển được. Ví dụ
ruổi quả {Ceraíilis capetata) ờ Địa Trung Hải chỉ phát triển ớ những nơi có
nhiệt độ trung bình ngày đêm cao hơn 13,5 ’C đê tổng nhiệt hữu hiệu trung bình
đạt 350"C ngày.
Một nhóm động vật chi sống được ở những vùng nhiệt đới, hoặc trong
nước, nơi có chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không lớn.
Đó là những động vật chịu nhiệt hẹp. Ví dụ như cá Scilmo chỉ chịu được nhiệt
độ 18-2Ơ’C. Nhiều loại động vật không xương sống ớ biển là động vật chịu
nhiột hẹp.

68
0.09

Ì 0.06
I■£
•re
Q.
.ỌJ.
ỉ= 0.03

10 15 20 25
Nhiệt độ (”C)
Hinh 2.3: Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự phát triển từ trúng thành bướm cải
màu trầng (Pieris rapae) truởng thành. Ngưỡng nhiệt phát triển là lO.S^C
và thời gian cẩn thiết là 174 ngày
{Gilbert 1984; theo Trổn Kiên, Hoàn Đúc Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999)
Nhóm loài có khả năng chịu dựng sự biến thiên lớn về nhiệt, theo chu kì
ngày, mùa là những động vật chịu nhiệt rộng. Ruồi nhà (Musca domestica)
phân bô' hầu như khắp thế giới và lên cao 2 .200m trên các dãy núi là những loài
chịu nhiệt rộng.
Có nhiều loài động vật chỉ sinh sản được trong một phạm vi nhiệt độ thích
hợp khi nhiệt độ môi trường cao hơn hoặc thấp hcfn nhiệt độ cần thiết thì sẽ iàm
giảm cường độ sinh sản hoặc làm cho quá trình sinh sán ngừng trệ, vì nhiệt độ
môi trưèmg đã ảnh hưởng đến chức phận của cơ quan sinh sản. Trời lạnh quá
hoăc nóng quá có thể làm ngừng quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật.
Chẳng hạn, sự sinh sản sản của cá chép. Chúng chỉ đẻ khi nhiệt độ nưỏc không
thấp hơn 15 ’C. Chuột nhắt trắng {Mus nĩnsciiliis) nuôi trong phòng thí nghiêm
sinh sản mạnh ở nhiệt độ I 8"C, khi nhiệt độ tảng quá 30’’C mức sinh sản giảm
hay ngừng hẳn lại.
ở nhóm động vật biến nhiệt, tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm
cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới một mức nào đó thì
động vật không phát triển được. Khi nhiệt độ lăng lén trên ngưỡng này thì sự
trao dổi chất của cơ thổ được hồi phục và bất đầu phát triển lại. Người ta gọi

69
mức độ này là ngưỡng nhiệt phát triển. Mỗi một loài động vật (cả thực vật) có
một ngưỡng nhất định. Ví dụ ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ
{Prodenia ỉitura) phá hoại rau cải, su hào, lạc v.v... là 10"C; của sâu (Buto
ỉentiginosus) là 6"C. Khi nhiệt độ của môi trường càng vượt qua ngưỡng nhiệt
phát triển bao nhiêu, thì sự phát triển diễn ra mạnh mẽ bấy nhiêu, nhưng khỏng
thể qua được một ngưỡng nhất định. Chẳng hạn, trứng cá hồi bắt đẩu phát triển
ở 0"C, nếu nhiệt độ của nước tăng đến 2"C, thì sau 205 ngày trứng mới nở thành
cá con, nếu nước có nhiệt độ 5"C thì thời gian nở còn 82 ngày; ở nhiệt độ 10''C,
chỉ mất có 41 ngày trứng đã nở hết. Trong tất cả mọi trường hợp nhiệt độ sẽ xúc
tiến sự phát triển, nhưng sẽ dừng lại ở một nhiệt độ nhất định gọi là hằng sô
nhiệt hay là tổng nhiệt hữu hiệu.
Như vậy, khi nhiệt độ tăng dần thì tốc độ phát triển của động vật cũng táng
lên. Mối tương quan đó được thể hiện bằng công thức:
S = ( T -C )D
S: tổng nhiệt độ hữu hiệu hay hằng số nhiệt tính bằng độ/ngày.
T: nhiệt độ tác động của môi trường.
C: nhiệt độ thềm hay số 0 sinh học hay ngưỡng nhiệt phát triển.
D: tốc độ hay thèd gian phát triển (ngày).
Từ cống thức trên, có thể tứih tổng nhiệt hữu hiệu (S) cho từng giai đoạn
phát triển của sâu bệnh. Ví dụ, đối với sâu khoang cổ và sâu sỏi {Philosania
cynthia).
Bảng 2.3; Tổng nhiệt hữu hỉộu cho các giai đoạn sống của 2 loài sâu bệnh
(Hoàng Đúc Nhuận, 1964)

Loài Trứhg Sẳu Nhộng BiíOm Tổng nhiệt hOU hiộu

Sâu khoang cổ 56,0 311.0 188,0 28.3 583,0


Sâu sỏi 117,7 512,7 262,5 27,0 919,9

Khi biết tổng nhiệt hữu hiệu của một thế hệ và nhiệt độ nơi loài đố sống, ta
có thể tính được số thế hệ trung bình của nó trong một năm. Ví dụ nhiệt độ T
trung bình ngày của Hà Nội là 23,6"C; nhiệt độ (C) của sâu khoang cổ là 1Ơ’C.
Tổng nhiệt hữu hiệu của một thế hệ là 583,0 độ/ngày. Tổng nhiệt hữu hiệu đôi
với sự phát triển của các thế hệ là (23,5 - 10) 365.
Như vậy, sau một năm sâu khoang cổ ở Hà Nội có: ^
(23,6 - 10)365
= 8 thế hệ
538

70
Mức nhiệt độ thềm hay sô' 0 sinh học, là nhiệt độ mà từ ngưỡng đó trở lên
sinh vật có thể sinh sản, còn từ đó trở xuống sinh vật không thể sinh sản. Đối
vói rtiổi loài động vật nhiệt độ thềm là hằng số.
Đối với mỗi ioài s và c là các hằng số nếu ứng với nhiệt độ tác động là T| ta
cc tdc độ phát triển D|, ứng với Dj.
S = (T ,-C )D , S = (T 2 - c ) D,
T|D, - cD, = T2D2 - CD2
cDị - cD, = T2D1 - T|D,
, T ,D ,-T ,D ,
D , - D,

Đối với dao động nhiệt độ sinh vật có thể chia thành hai nhóm lớn, là nhóm
rộng nhiệt và nhóm hẹp nhiệt. Trong nhóm động vật hẹp nhiệt có nhóm ưa lạnh
và nhóm ưa nóng. Theo Mayers (1964) thì sự phân chia như sau:
1. Động vật rộng nhiệt: như các nhóm thân mền chân bụng {Hydrobia
aponensỉs) sống trong khoảng -1"C đến +6Ơ’C hay cá rô phi Ợilapia
mossambica) 5"C đến 42"C.
2. Động vật hẹp nhiệt: như các nhóm giáp xác sống trong suối nước nóng
45-48"C chỉ cần nhiệt độ giảm một chút là loài Thermosbaena mirabiỉis
ở 30"C đã chết vì lạnh. Một sô' loài ở biển và nhiều loài động vật không
xương sống thuộc nhóm hẹp nhiệt độ. Trong nhóm hẹp nhiệt thấp có các
côn trùng bọ nhẩy núi cao Collemboles (ơ’ đến - 1Ơ’Q . Nhiều Collemboles
và nhóm 2 cánh chỉ cần để trên tay người chúng đã chết vì nóng.
Động vật khác với thực vật bời có hệ cơ sản ra nhiệt để điểu hoà nhiệt độ
cùa cơ thể. Khi cơ co dãn, năng lượng nhiột được giải phóng nhiều hơn hoạt
động của các cơ quan khác. Hệ cơ càng khoẻ, càng hoạt động tích cực thì động
vật càng sản ra nhiều nhiệt.
Có thể phân chia những hình thức điều hoà nhiệt chủ yếu ở động vật như sau:
1. Điéu hoà nhiệt bằng cơ chế hoá học, là quá trình tăng mức sản nhiệt của
cơ thể do tăng quá trình chuyển hoá để dáp lại sự thay dổi nhiệt dộ của
môi trường.
2. Điều hoà nhiệt bằng cơ chế vật lí, là sự thay đổi mức độ toả nhiệt, khả
năng giữ nhiệt hoặc ngược lại phân tán sự dư thừa nhiệt. Sự điều hoà
nhiệt vật lí thực hiện nhờ các đạc điểm về hình thái, giải phẫu của cơ thể
như có lông mao, lông vũ, hệ mạch máu, lớp mó dự trữ dưới da v.v...

71
3. Điều hoà nhiệt theo phưttna pháp thụ động, là sự phụ thuộc vào chiức
nãng sống của cơ thể vào nhiệt độ môi trường. Khi thiếu nhiệt chúng sử
dụng tiết kiệm năng lượng, để bù lại cơ thê táng cường sức chịu đụíng
nhiệt độ thấp. Phần lớn thực vật và động vật biến nhiệt thích nghi \với
nhiệt độ bằng phương thức ihụ động, ở động vật đắng nhiệt sự thíích
nghi chỉ xảy ra khi nhiệt độ gần giới hạn thấp. Chúng sẽ giảm trao dổi
chất và tiết kiệm năng lượng dự irữ.
Đình dục {Diapause), ngủ hè và ngủ đòng là phuxmg thức thụ động. Đỏi
phó với thay đổi của nhiệt độ khi điều kiện mỏi trườiiii (nhiệt độ, độ ẩm, chiiếu
sáng) không thuận lợi, thì sự phát triển của các động \ ật biến nhiệt như sáu bọ
lập tức đình chỉ. Đó là sự đình dục. Sự đình dục được chi phối bới các ycu lỏ
trong cơ thể và ngoài môi trường.
Khi nhiệt độ của môi trường sống hạ thấp xuống thì đầu tiên nó làm cơ tthể
ngưng trệ chức phận tiêu hoá, sau đến chức năng vận động, rồi đến tuần ho>àn
và cuối cùng là hô hấp. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25 ’C, sự điều hoà nhiệt bàng híoá
học ở động vật nhiệt đới đã bắt đầu; còn ở vùng địa cực khi -30"C vẫn khốmg
cần tăng quá trình sinh nhiệt. Nhóm thú lớn đến -40"C vẫn không điều hoà thieo
cơ chế hoá học để thích ứng với mỏi trường.
Hiện tượng tiềm sinh và ngủ đông xuất hiện, khi nhiệt độ môi trường !hạ
xuống thấp tương đối làm đình chỉ sự phát triên của dộng vật biến nhiệt. Nhiiộl
độ ngủ đông ờ động vật nhiệt đới iương đối cao. Sự ngii đòng có thể xảy ra ờ Itâi
cả cá thể và các giai đoạn phát iriển. Trước khi ngủ dỏng, động vật thường tíập
trung lại một nơi có vi khí hậu phù hợp hom cả. Bọ rùa tập trung trong nhữing
nơi trú cô' định, ếch nhái tập hợp thành đám trong bùn. Khi nhiệt độ môi trườtng
lên quá cao, hoặc xuống quá thấp sẽ gây ra trạng thái ngủ hè và ngủ đông. Các
động vật biến nhiệt ngủ hè khi nhiệt độ môi trường quá cao và độ ẩm xuôìng
quá thấp.
Động vật phản ứng với nhiệt bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi nóng mó
có thể toả nhiệt, dẫn nhiệt, bốc hơi, dãn các mạch máu ngoại vi. Khi lạnh nó cco
mạch, hình thành lóp lông dày, lớp mỡ dưới da, hoặc nó có thể tăng sản nhiiệt
do tăng quá trình chuyển hoá, hoặc run. Sự điều hoà nhiệt của động vật ở \xirng
nhiệt đới và vùng cực không giống nhau.
4. Điểu hoà nhiệt bằng phương thức tích cực là sự tảng cường sức đề khánịg,
đẩy mạnh quá trình điều hoà nhiệt để thực hiện chức năng sống cỉùa
cơ thể, mặc dầu có sự sai lệnh nhiệt đi so với nliiệt độ tối thích.

72
rhưcmg thức điéu hoà tích cực xuất hiện ở một sỏ động vật bậc cao. Động
vậi biến nhiệt có khá năng xây lổ và giữ nhiệi độ không khí trong tố tưcmg đối
ổn định, biểu hiện rõ ràng nhất là ở nhiều dộng vật đáng nhiệt nhờ kết hợp ba
cách điều hoà nhiệt hoá học. vật lí và tập tính.
5. Thay đổi phương thức sòng và hình thành các tập tính là cách đê giữ
thăng bằng nhiệt, ớ động vật trong quá trình sống động vật đã hình
thành những tập tính tăng khá năng thích nghi với môi trường. Đối với
nhiều động vật tập tính đó là cách giữ thăng bằng nhiệt có hiệu quả cao.
Khi thay đổi tư thế và hoạt động, động vật đồng ihời làm tăng hay giảm sự
đốt nóng các chất dự trữ của cơ thê và khả năng hấp thu nhiệt bức xạ. Châu
chấu sa mạc, vào buổi sáng lạnh, chúng phơi phần sưừii rộng ra để hứng các lia
nắng, buối trưa chúng chìa phần lưng hẹp ra đến hạn chế. tiếp xúc với tia nắng
nóng. Một số thần lần, rắn cũng có tập tính tương tự. về buổi sáng nhiệt độ
không khí thấp, chúng quay mình, hướng phần lófn điện tích cơ thể về phía mặl
trời để làm thế nào cho cơ thê’ có vị trí song song với các tia nắng tránh ánh
sáng mạnh, nhiệt độ cao. Một số động vật, lúc nắng nóng, ẩn mình dưới các
lùm cây. Mùa đông nhiều động vật tìm chỗ tránh rét trong vỏ cây dưới tầng
thảm mục rừng, cá rô chui xuống các lớp đất sâu v.v...
Con đường chung cho tất cả sinh vật là tạo ra nhừng chu kì sống, trong đó
giai doạn phát triển dễ bị tổn thương nhất dược tiến hành vào thời kì có nhiệt độ
thích họp nhất trong năm. Nhiều động vật như sâu bọ, cá, bò sát, chim, thú v.v...
có tập tính trú đông, tránh thời kì lạnh trong năm. Một số vi khuẩn tảo lam,
động vật đơn bào và động vật biến nhiệt hình thành bào tử và sống tiềm sinh.
Một đặc điểm thích nghi dộc dáo dể diều hoà nhiệt ở động vật đảng nhiệt là
tập tính tụ họp thành đám. Những tập tính của sâu bụ sống thành xã hội như
kiến, mối, ong phức tạp hcm. Chúng xây dựng tổ và có các hoạt động để điểu
hoà nhiệt độ trong tổ. Chim cánh cụt ở vùng cực có gió và bão tuyết đã biết tập
trung lại thành dàn tạo một khối dày dặc. Nhữiig con ớ ngoài rìa sau một thời
gian chịu rét đã chui vào giữa đám đông và cả đàn chuyển động chậm chạp
vòng quanh như một con rùa, do đó ở ngoài môi trưcmg nhiệt độ rất thấp nhưng
nhiệt độ trong đám đông vẫn giữ được 3T’C. Động vật sống ở sa mạc như lạc
đà, khi trời nắng nóng cũng nép sát vào nhau để hạn chế được sự đốt nóng bề
mật cơ thể. Nhiệt độ ở trung tâm đám đông vậi đó bằng nhiệt độ cơ thể (39"C),
trong lúc nhiệt độ ở lớp lông trên lưng và sườn con ở ngoài rìa bị đốt nóng
đến70'C

73
Sự bốc hơi nước bằng cách tiết mồ hôi trên bề mặt cơ thể hoặc qua màng
nhầy trong khoang miệng là những cơ chế có hiệu quả trong sự điều hoà trao
đổi nhiệt ở động vật vùng nhiệt đới. Bằng cách này mà lượng nhiệt lớn dư thừa
được thoát ra ngoài cơ thể. Qió điều hoà nhiệt bằng bốc hơi qua hô hấp đường
miệng. Tần số nhịp thở lúc trời nóng, hay lúc cần toá nhiệt nhiều là 300-400
lần/phút, sự điều hoà này đòi hỏi phải tiêu hao nước của cơ thể nhiều. Nhóm
động vật biến nhiệt tích cực tìm kiếm những môi trường thuận lợi nhờ đào
hang, xây tổ v.v... đã tạo ra nơi ở có vi khí hậu thuận lợi cho chúng hoặc tránh
được một phần điều kiện khắc nghiệt về độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...

3.3. Nước và độ ẩm
3.3.1. Vai trà của nước
Sự sống tồn tại được nhờ ở nước, là yếu tô chiếm 50-70% khối lượng của cơ
thể sinh vật, thậm chí là đến 99% khối lượng cơ thể sứa. Nước là môi trường
sống của thuỷ sinh vật, là dung mối cho các phản ứng sinh hoá xảy ra trong lế
bào của cơ thể sống.
Cùng với nhiệt độ, nước chi phối sự phân bố thành các đới sinh vật trên bề
mặt của Trái Đất. Chỉ có 0,5% lượng nước được dùng trong quang hợp, 99,5%
còn lại để chống hạn bằng sự bốc thoát hơi của sinh vật, chống nóng, làm hạ
nhiệt thực vật và thân nhiệt động vật. Nói chung, để tổng hợp được Ig chất khô,
thì cần từ 250 đến 400g nước cho sự tổng hợp này.
Yếu tố nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sông của sinh vật, là thành
phần không thể thiếu của các tế bào sống, chiếm phần lớn khối lượng của các
mô sinh trưởng. Tế bào của nhiều loài thực vật như cà rốt, rau xà iách chứa
85-95% nước. Hạt thực vật phơi khô cũng chứa từ 5-15% nước.
Nước tham gia vào hầu hết GấG GỈIU Irình sống của cơ thể, là nguyên liệu
cho quang hợp, là phương tiện vận chuyển và trao dổi khoáng của cây. Cây
xanh luôn luôn hút và thoát nước. Trong một giờ trời nắng nóng cây có thể
thoát hết lượng nước, bằng lượng nước có trong mô lá. Trong suốt vòng đòi
sống, lượng nước cây xanh hút vào và thoát ra lốn gấp khoảng 100 lần khối
lượng cơ thể cây. Hiệu suất sử dụng nước có ảnh hướng rất lớn tới năng suất
cây trồng.
Còn ở động vật, nưóc là phương tiện vận chuyển máu và chất dinh dưỡng
trong cơ thể, tham gia trao đổi năng lượng và điều hoà nhiệt độ cơ thể. Nước
giữ vai trò quan trọng trong sinh sản và phát tán nòi giống, là môi trường sống
của nhiều sinh vầt đơn bào.

74
3.3.2. Nguồn gốc và tính chất của nước
ì . Trong không khí luôn chứa đựng một lượng nước, ở dạng khí. Khi nhiệt
độ hạ thấp đến một giới hạn nào đó, không khí không giữ được nưóc ở
trạng thái hơi nước, một phần sẽ tách khỏi khí quyển thành các dạng
mù, sương, sương muối, mưa, tuyết v.v...
Nước là phân tử lưỡng cực, với trọng tâm chứa diện tích âm phân cách với
trọng tâm diện tích dương. Khi khoảng cách giữa các phân tử lưỡng cực tăng
lên, thì lực hấp dẫn giữa chúng giảm nhanh, đặc biệt là ở phân tử nước. Nước
rất linh hoạt, là dung môi ion hoá cao, nhờ khả năng tạo liên kết hidrô hoà tan
tốl các chất lỏng phân cực và hầu hết các hợp chất liẽn kết ion. Nó dễ dàng
thum gia vào phản ứng "cho - nhận" là thuộc tính đặc trưng quan trọng bậc nhất
của nước.
2. Sương mù hay mù là những giọt nước nhỏ li ti xuất hiện vào buổi sáng
sớm trong diều kiện trời quang thành một tấm màn trải trên mặt đất, sau
khi Mặt Trời mọc thì tan đi. ở những nơi có thảm thực vật dày có nhiều
mù như trên đồng cỏ ẩm thấp, thung lũng v.v... nó làm tăng độ ẩm
không khí, thuận lợi cho sự sinh trưởng của thực vật và sâu bọ.
3. Sưcmg là cấu trúc nước thường được hình thành vào ban đêm, có tác
dụng tốt đối với thực vật vì khi trời khô nóng, cây thường bị héo, ban
đêm cây hút sương bù lại. Đối với những vùng khô hạn ở núi đá, sa mạc,
sương là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sinh vật ở trong vùng.
Nhóm các loài cây ở sa mạc có rễ ãn rất nông, loả rộng gần mặt đất, còn
phần thân iá giảm mạnh, khi trời nắng nóng rể khô héo nhưng ban đẻm
rễ hoạt động trở ỉại. Khi này bộ rễ của chúng hút sương mạnh, đảm bảo
cho nhu cầu của cây. Một số loài cây khác chỉ có thể lấy nưóc từ mù và
sương nhờ những lớp lông hình vẩy trên lá. Cấc nhóm động vật ở sa mạc
cũng lấy nước từ sương đêm đọng trên các vật rắn, trên lông, lá hoặc
trên các cơ chết phủ bề mật đất.
4. Sương muối là cấu trúc nước xuất hiện trong điểu kiện thời tiết khô hanh,
vào ban đêm thành những tinh thể trắng như muối. Sương muối thường
xuất hiện ở vùng rừng núi cao miền Bắc Việt Nam, có khi ở vùng đồng
bằng. Sương muối gây tổn hại lớn cho thực vật nhất là cây trồng, vì khi
nhiệt độ hạ thấp xuống gần Ơ’C, nước trong gian bào đóng băng làm
ngưng kết protein, phá huỷ diệp lục. Muốn đề phòng tác hại của sưcmg
muối, cần ngăn không cho nhiệt độ mặt đất hạ thấp tới 0"C bằng các
biện pháp ủ rơm, rác vào gốc cây, tưới nước v.v...

75
5. Mưa là cấu trúc nước dóntỉ vai trò quan trọng nhất, cung cáp nước cho
sinh vật sử dụng dược. Có nhiều kiểu mưa như inưa rào, mưa phùn, mưa
đá. Mưa rào thườiig gập ở vùng nhiệt đói, là kicu mưa lớn tập trung lớn
trong khoảng thời gian ngắn, nên có vai trò lut quan trọng cung càp
nước trên mặt đất. Nhưng mưa rào cũng là vê'u lò gây ra xói mòn đâi và
lũ lụt. Mưa phùn tuy lượiig nước cung cáp íl nhưng do thời gian mưa kéo
dài nên duy trì được độ ám cao cho đât và không khí. Mưa đá ớ Việt
Nam thường xuất hiện \ ào mùa hè nóng, gây tác hại lớn đối với sản xuầ't
nông nghiệp, với đời sống dân sinh.
Nước mưa tương đối nguyên chất, chứa bụi và một ít chất dưới dạng khí.
20-30cm' khí trong l lít, trong đó 0 ,= w /c, N, = 607o, Q ), = 10%, pH = 4,4-4,9.
Những nơi có mưa nhiều nhât trên thế giới có thế dạt trên 10.000 mm trong
năm là ở Camcrrun 10.170 mm/nãm. ở Atsain 11.610 mm/năm. Còn các vùng
rừng mưa nhiệt đới thường có lượng mưa đạt 2500-4500 mm/năm.
Trên cơ sở lượng mưa lãng dán. ta có thê làm chỉ tiêu so sánh để phân chia
theo các mức cho các vùng kiếu thám thực vật như sau:
- Lượng mưa < 250mm : Sa mạc.
- Lượng mưa từ 250 - 500mm : Đồng cỏ, xavaii.
- Lượng mưa từ 500 - 1.OOOmm : Đồng cỏ và có rừng.
- Lượng mưa từ 1000 - 2.000mm : Có rừng.
- Lượng mưa > 2.000mm : Rừng mưa nhiệt đới.
Do lượng mưa trong các vùng dao động và phân bô' không đều theo thời
gian nên đã trở thành yếu tổ' giới hạn của sự phân bố tự nhiên của sinh vật. Cũy
hoang mạc thường chết vì độ ẩm cao và kéo dài trong đất. Còn cây vùng nhiệt
đới chết vì độ ẩm không khí khô kiệt và sự bốc hơi nước kéo dài.
Đặc điểm phân bố lượng mưa theo chiều cao so với mặt biển của núi quyết
định một phần sự phân bố của thảm thực vật. Rừng nhiệt đới ở miền Nam có
thể phân bố lên cao tới 800m, còn ở miền Bắc thì rừng nhiệt đới chỉ tới 700m.
Trên nữa là khí hậu cận nhiệt đới của núi cao nhiệt dữi. ở độ cao l.SOOm cùa
núi Tam Đảo và 2.600m của núi Phanxipãng, độ ẩm vượt lên cao, nhờ tầng mây
nên có thảm rừng lùn, có thảm rêu và dịa y dầy, nhiều inàu sắc trên cành cẳy và
đá. Cây gỗ là thường xanh, khỏrig rụng lá vào mùa đỏng, thuộc các họ ôn đới
lẫn lộn như Đỗ quyên (Ericaceae), Hoàng đàn {Cuprcxsaceae) xen lẫn với các
họ cận nhiệt đới như Ngọc lan {Magnoliciceae), Dẻ (Fagaceae) V.V.. Nước la

76
khóni có khí hậu ôn dới đién hình, có ihẽ ớ trẽn núi cao có một khí hậu trung
giiin iận nhiệt tlới và òn dứi. với sự xáo trộn các loài cận nhiệt dứi và ôn đới.
lưííiiịỊ imra phụ Ihiiộc vào vị trí Irên Tníi Đât, ớ bán cầu Nam hay bán cầu
Bắe. ổ gần dại dươiig hiiy ớ lục địa. ứ độ vĩ cao hay ihấp. ớ trên núi hay luhííiig.
Ví chi như dãy núi Trưcmg S(tii có sirìTiì phúi Đóng ám, mưa nhiều và có rìmg
mưa 'ihiệt đới. còn TrưÍTtiig Sítii Tày khô. có rìnig khô kiệt nhiệt đới. Iráng cày
bụi. tràng cò lau lách hay cỏ tranh.
6. Tuyết phú trên mặi đât vùng ôn đới vào mùa đỏiiịỊ có tác dụng nhicu
inặt. Tuyết là tđm thám xốp cách nhiệt, báo vệ cho các chồi cây trên mặt
đất và nhiều dộng vật nhò, hạn chế ành hường xấu cúa nhiệt độ thấp
mùa đông. Sự (lao dộng nhiệt ngày đêm chi xảy ra trong lớp tuyết sâu
25cm. ỏ l(ýp luyêì sâu hơii. nhiệt độ được giữa hầu như không biến đổi.
Chicii dày cùa thám tiiyêl cỏ Ihc là yêu tô' hạn chế sự phân bố địa lí ciia một
sỏ nbóm và loài độrm vật. Ví dụ, hươu rìmg khóng di chuyên lên phương Bắc,
nơi C'j tuyết dày hơii 40 - 50cm. Lớp bãiig tuyết dày tạo nên lớp vỏ cứng bề mặt
cíã nỉăn càn hoạt động cúa nhiều hoạt dộng móng guốc (hươii, lợii, cừu) vì
chúni đi lại rất khó khăn, có khi phải nhịn dói. Sự xuất hiện luyết trong mùa
clôiigcũng làm cho nhiều loài dộng có xương sống thay dổi màu lông íheo mùa,
Jíhư ịà lói trắng, gà lỏi đổng rêu, thò v.v...
Dòng cháy có Ihc làm íhay đổi nồng độ khí hoà tan và các chất dinh
dưỡiig có tronc nước. Dòng chảy kéo theo phù sa và các chất nguyên tố
khoáng ra biến, lạo nên sự phát tán và phát triển cùa các loài sinh vật.
Nước sòng có chứa nhiều PO4 \ NH*4. NO^, NO„ SiO,, Ca'*, và lượng
|úu hữu cơ và phù sa.
Dòng cháy là một yếu tò' giới hạn trực tiếp tác động đến sinh khối của hệ
HÌnh thái thuý sinh ở sòng và vcn biến, ánh hirĩíiig đến dặc điểm, hình thái của
cá. cáa cây tạo nên thân cây hình sựi bám ờ đáy, lá chia thành thùy sợi nhỏ,
sông Irong inrớc chãy, chấiiíỉ hạn rong xiíơíig cá (MyriophyHum sỊ>ii ưtufn),
rong tóc tiên (Valli.siieria natans) v.v... Nếu tốc độ dòng chày vượt giới hạn tối đa
thì Um cho cá và thực vật bị đáy di nơi khác. Dòng chảy còn đóng vai trò
quan trọng giúp phái lán các sinh vật (huý sinh nhờ hạt thực vât, Iriimg cá đẻ trèn
Iiguồi sông.
LưtỊìig nước ngọt hiện nay trên thế giới vò cùng ít, chi bàng 0,7% tổng
lưctnĩ nước. Có đến 1/7 diộn tích ciia bc niật đấl là sa mạc. Riêng ở Bắc Chile
và Tuii" Xahara lìi sa mạc tuyệt đối không có imra, còn ờ những nơi khííc
có irira rất ít. khỏng quá 250 mm/nãm. Sa niạc Xahara là sa tiiạc có diên tích

77
lớn nhất, khoảng 9 triệu km^ Sa mạc Arập luôn bị cát phủ và không có con
sông nào chảy ra. Thổ Nhĩ Kì, Iran, Ái Độ, Gôbi, miền Tây nước Mĩ,
Achentina, Chilê, châu Phi đều có sa mạc. ở ôxtrâylia, sa mạc chiếm đến 44%
diện tích của châu lục này.
8. Nước ngầm là một hệ thống dự trữ nước ngọt nằm sâu trong đất của siinh
quyển. Nước mưa bị thấm xuống tới tầng lớp đất không thấm nước, luhư
lớp đất sét hay đá và đọng lại ở trên Ihành tầng hay bể nước ngầm. Nurớc
ngầm nằm ở sâu hay nông, là tùy thuộc tính chất lí hoá học của đất và
tuỳ theo thời tiết mà nó dâng lên hay hạ xuống do hiện tượng bốc hiơi,
nưóc ngẩm theo mao mạch dàng lên trong đất. cung cấp nước và cHiất
dinh dưỡng hoà tan trong đó cho rễ cây ở tầng đất canh tác và có thể b)ốc
hơi ra ngoài không khí.
Nước ngầm phân bô' ở nhiều tầng khác nhau và có thể nằm xen kẽ giữa tầing
nước chua hay mặn với tầng nước ngọt, đặc biệt là ở những vùng chịu ảnh hưởmg
của thủy triều, gần biển. Vì vậy khi khoan giếng lấy nước ngầm phải hết sức cẩn
thận, nếu không thì nước ngầm sẽ bị chua mặn và có thê làm ô nhiễm nưóc ngọrt.
Vùng cát ờ ven biển từ Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình v.v... liếp đếm ỡ
miền Nam nhận dược lượng mưa nhiều, nhưng nước sẽ rút ngay xuống tầing
nước ngầm. Vì thế lóp đất cát trên mặt vẫn bị khô hạn. ít loài cây mọc tự nhiiên
như cây xương rồng bà, gai tầm xoong v.v... Về động vật có côn trùng, bò ^sát
nhỏ như kì nhông và gậm nhấm như chuột, ở vùng ven nước biển, nơi nước ngíẩm
ri ra thì có dứa dại iPandanus), đậu kiếm biển {Canavaìia maritima), cỏ chômg
{Spiniỷex littoreus), rau muối (Chenopodiim aìbum), và một số loài cây khác.
Nưốc mặn có chứa hầu hết các nguyên tô' hoá học dã dược phát hiện troing
vũ trụ, và mang xu thế ngược lại với nước ngọt là tổng các cation lớn hơn c;ác
anion. ở các đại dương, lượng muối khoáng chính chứa trong nước biến là
khoảng 35%0 với thành phần sau:
NaQ: 77,75% a S Ơ 4: 2.46%
MgQ^: 10,87% aco.v 0.34%
MgS04: 4,73% MgBr2: 0.21 %
3.3.3. Độ ẩm và sự thoát hơi nước
Do tác động của nhiệt độ và dòng khí, nước luôn bốc hơi từ bể mặt cơ tthể
sinh vật, kể cả các sinh vật đẳng nhiệt và biến nhiệt, tạo nên độ ẩm cùa không kìhí.
Khi độ ẩm càng thấp, nhiệt độ càng cao, gió càng mạnh, tốc độ bốc hơi và

78
Sthoái hơi nước càng lớn. Như vậy, cơ thể sinh vật luôn đứng trước nguy cơ mất
nưóc, buộc chúng phải có cơ chế ngãn cản sự thoát hơi nước và lấy nước bổ
sung lừ môi trường hút qua rẻ. qua thần v.v... đối với các loài thực vật; uống
nước, lấy nước qua thức ãn v.v... đối với các loài động vật. Tất nhiên, do nhu
cầu nưóc khác nhau, do khả năng giữ nước của cơ thể khác nhau mà các sinh
vật phản ứng khác nhau với độ ẩm khác nhau của môi trưcmg và phân bô' rất
khác nhau trên lục địa. Như vậy độ ẩm có vai trò đến sự phân bố của sinh vật.
Yếu tô' độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của
sinh vật. Nhu cầu về độ ẩm của các loài sinh vật không giống nhau. Ví dụ, cây
samu. cao su sinh trưởng tốt nơi có độ ẩm cao, còn cây phi lao chịu được độ ẩm
tương đối thấp. Loài muỗi (Culex /atigans) chỉ hút máu khi độ ẩm tương đối
của môi trường đạt từ 40% trở lên. Nhiều động vật tuy sống trên cạn, nhưng
trong vòng đời không hoàn toàn tách khỏi môi trường nước, như các loài lưỡng
thê (êch, nhái), muỗi v.v... hoặc phải sống nơi có môi trường ẩm ướt như giun
đất. ôc sên v.v...
Eộ ẩm không khí được xác định bằng các đại lượng chủ yếu: độ ẩm tương
đối vì độ ẩm tuyệt đối.
1 Độ ám tương đối (HR) là đại lượng chỉ tỉ lệ lượng hơi nước (a) ở trạng
thái khí quyển, với sô' lưcmg hơi nước (A) cần cho sự bão hoà khí quyển,
dưới độ ẩm và áp suất không khí nhất định.

HR = — 100%
A
Trong đó:
-Đơn vị đo độ ẩm là átmosphe, viết tắt là atm.
-A là áp suất hơi nước bão hoà ở t"C đọc ở hàn thử biểu khô.
-Đ ộ ẩm tương đối (HR) là tỉ lệ phần trâm áp suất hơi nưóc cực đại (bẵo
hoà) fó trong không khí ở cùng nhiột độ. Ví dụ, HR = 80% ở 20"C, có nghĩa là
áp suú hơi nước có trong không khí bằng 80% áp suất hơi nước bão hoà ở nhiệt
độ 2ƠC.
Eộ ẩm tưcmg đối được đo bằng các loại ẩm kế khác nhau, trong đó có ẩm
kết tụghi.
2 Độ ẩm tuyệt đối (HA) là lượng hơi nước tính bàng gam chứa trong liTi’
không khí, ở một thời điểm nhất định.

760(1 + at) 1 + at

79
Trong đó:
- 0,623 là tỉ trọng hơi nước/không khí.
- 1293 là trọng lượng khò cùa không khí ỚO"C và áp suất 760 mmHg,

- a là hệ sô' nớ cùa các chất khí = 0,004 (hay = — ).


■ 273
- 1 ’ là nhiệt độ không khí.
- e là áp suất hơi nước chứa trong không khí (mmHg).
Độ ẩm tuyệt đối (HA) là mật độ hơi nước có troiig khí biểu thị bằng khối
lượng hơi nước trên một đơn vị khối lượng không khí.
3. Trong các nghiên cứu sinh thái học nói chung, ngoài việc đo độ ẩm
tương đối, người la còn sứ dụng đại lượng gọi là "độ hụt bão hoà". Độ
hụt bão hoà là hiệu số giữa áp suất hơi nước tnmg điều kiện bão hoù N'à
áp suất hơi nước trong thực tế. Bới vậy, sự bốc hơi nước thưcfng lỉ lệ
thuận với độ hụt bão hoà chứ khòng phải với độ ám tương đối.
4. Tỉ lệ tăng trưởng (năng suất nguyên) đôi với lượng nước bốc hơi gọi
là hiệu ứng bốc hơi (l.OOOg nước bốc hơi/lg chất khô). Nếu nó bàng 2
như ở đa sô' cây trồng thì cứ Ig chất khô được sản xuất ra là đã tiẻu thụ
tới 500g nước.
ở các loài thuộc họ Lúa dùng trong chãn nuôi như Panỉcum, SorẹỊum,
hiệu ứng bốc hơi bàng 4, nghĩa là đế tạo thành Ig chất khô phải tiêu thị 250g hơi
nước. Những cây ở sa mạc chịu hạn, hiệu ứng bốc hơi cao hơn, sự tảng trường có
thể chậm lại hay ngừng. Các nhóm cây không chịu hạn sò chết héo hay chết khát.
Cơ thể các sinh vật sống cạn luòn có phản ứng ciiống sự thất thoát niíớc.
Khả năng chống sự mất nưóc tuỳ thuộc vào phản ứng của từng loài, và sự chênh
lệch độ ẩm giữa không khí và cơ thể sinh vật. Sự chênh lệch độ ám này càng
lớn, khả năng chống sự mâì nướợ ẹm Qơ Ihệ’ ọàng phải cao. Sinh vật cạn có
nhiều cơ chế thích nghi, chông sự mất nước.
Do độ ẩm không đạt được trạng thái bão hoà nên luôn có sự bốc thoát hơi
nước ở lá giúp cho cây hút nưóc và muối khoáng từ đất cần cho quá trình tổng
hợp các chất của tế bào.
ở vùng nhiệt đới sự bốc hơi nước của đâì có vai trò quan trọng trong việc
phân bô' chất dinh dưõíig ở trong các tầng đất canh tác. Vào mùa khô các chất
muối hoà tan trong nước ngầm theo mao mạch đi ngược lên và tập trung ở lớp
đất den canh tác của tầng mặt.
Yếu tố khô hạn của không khí là một yếu tô' giới hạn của sinh vật ở cạn.
Thực vật chống hạn bằng cách thụ động là trút bỏ bộ lá để giảm đến mức tối đa

80
(tới 97-99%) bề mặt bốc thoát hơi nước. Còn giới động vật chống khô hạn chủ
động bằng cách trôn tránh trong hang ban ngày và chuyển hoạt động bắt mồi
vào ban đêm có sưcmg ẩm. Những cây gỗ của rừng khộp, là loại rihig thưa rụng
lá, hạ cây Dầu ở Tây Nguyên cũng như ở Campuchia. Thái Lan vào mùa khô
thuờng trút bỏ lá để chống hạn. Nhò lớp lá khô rơi trên mật đất mà rừng khộp
đã hín chế sự bốc thoát hơi của đất. Như vậy, với sự toả nhiệt mạnh của rừng
rụng lá ở nơi trống trải và lộng gió, nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm đã làm
sư(jng đêm ngưng tụ ớ mặt đất và lá khô. Nó góp phần cung cấp cho rừng
một phần phần nước bổ sung, tuy nhỏ nhưng rất quan trọng cho rừng vượt qua
mùa khô.
$.3.4. Mối liên quan giữa nước và thực vật
Trên cơ sở giới hạn của nước, cùng với các tính chất giải phẫu, sinh lí - sinh
thái của thực vật, có thể phân chia thành các nhóm thực vật như thực vật ưa ẩm
{Hydrọphyte), thực vật chịu hạn iXerophvte), thực vậi trung sinh (Mesophyte),
thực vật thuỷ sinh {Aquatic). Chúng có giới hạn trên và dưới về nhu cầu đối với
nước khác nhau.
]. Thực vật chịu hạn là những nhóm sống ở những nơi thiếu nước định kì
hay thưcfng xuyên, nhưng vẫn phát triển vì đã thích nghi về cấu tạo và
chức năng sinh ií. Cây có nhiều cơ chế chống chịu khô cạn.
Cây lá cứng {Sderophyíe) là nhóm cây điều tiết sự bốc hơi khi nhiệt độ lên
cao bằng cách tạo lông tơ che lỗ khí nằm trong buồng kín. Cũng theo hướng
thích nghi này, rễ của cây chịu hạn ít phân nhánh, ăn sảu trong đất dể tìm vùng
đấi ẳĩi và nước ngầm. Các tế bào vùng chóp rễ có áp suất thẩm thấu cao hơn áp
ỉiUdít của dung dịch dất. Hơn nữa, áp suất ở trên lá rất cao (khoảng ỉ 5-24 atm),
ihậm chí dến 100 atiĩi ở cây sú vẹt hay cáy sống trong hổ cạn có nhiều muối
khoáng ở lục địa, cây cà phê chè {Coffea arabicá) (18,06atm), cây cau (21,91
atm). phi lao (19,86 atm), nhẵn (17,93 atm) nền giúp cho sự hút nưóc từ rể lên
đến lá. Các cây lá cứng chịu hạn còn phát triển hệ thống ống dẫn truyền nước ở
rể, thân, lá.
Các cầy lá cứng bao gồm các cây họ Lúa (Poơceae), họ Cói (Cyperaceae),
một số ít loài thuộc họ Đậu {Fabaceae), một số cây gỗ thuộc họ Thồng
(PiMceae), Phi lao (Casiiarinaceae), sổ {Diỉỉeniaceae) v.v... Chúng thưòng
phân bố ở nơi có khí hậu khô theo mùa như thào nguyên, xavan. Cây có lá hẹp,
phủ ahiều lông trắng bạc có tác dụng cách nhiệt. Thành tế bào biéu bì và lớp
cutin dày, gân lá phát triển. Nhiều loài cây có lá tiêu giảm biến thành gãi, có
tác dụng hạn chế mức độ thoát hơi nước, lá có thể cuộn lại, hạn chế tiếp xúc
của l5 khí với ánh nắng mặt trời.

81
Cây chịu hạn lĩiọng nước {Succỉilent) bao gồm các loài cây thân thảo, nhỏ
trong họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae), họ Xương rồng {Cactaceae), họ Rau muối
{Chenopodiaceae), họ Dúa (Bromeliaceae), họ Thuốc bỏng (Crơssulariaceơe),
họ Hành {Liliaceae) v.v... Cây có thể chứa tới 95 - 98% nưóc so với khối lượig
cơ thể.
Cây mọng nước của vùng khô hạn Mêhicô, Xahara chịu khô đến 7-8 tháng
thuộc họ Náng Amaryllidacaea. Xương rồng Cactaceae ớ hoang mạc Tây phi
thuộc các họ Hoa loa kèn Liliaceae, Aizoaceae. Lá của cây mọng nưóc bị thoái
hoá không đóng vai trò quang hợp và có khi biến thành gai. Mô dự trữ nước có
tế bào lớn và tròn, vách mỏng, lớp cutin dày. Mô cơ và mỏ dản truyển phát triển
yếu, vì chúng dự trữ nưóc ở nơi xảy ra quang hợp. Tế bào có áp suất thâm
thấu 2-6 atm, nhưng độ nhớt của chất nguyên sinh cao. Cây xương rồng bà
(Opunùasp) có áp suất thẩm thấu vào khoảng 3,5-5,9 atm gần giống như cây
thuỷ sinh (3-6 atm).
Các hoạt động sinh lí của cây mọng nước nói chung yếu, ban ngày lỗ khí
thường đóng kín có lác dụng hạn chế quá trình thoát hơi nước, ban đêm mới mở
nhờ đó hấp thu được CO2 dùhg cho quang hợp ngày hôm sau, Cây mọng nước
sinh trưởng rất chậm, quy luật tiết kiệm nưóc ở những cây này đã trở thành quy
luật liên quan với sự hình thành đường pentoza (Q) như riboza (CsHidO,) ở
trong tế bào.
Có thể phân biệt nhóm cây tiềm sinh bao gồm: Địa y, Rêu v.v... Tế bào
những loài cây này có thể để mất gần hết nước trong một thời gian dài mà
không chết, sau đó lại hoạỉ động bình thưòng khi có nước.
2. Thực vật trung sinh là nhóm cây giữ vị trí trung gian giữa cây chịu hạn
và cây ưa ẩm. Chúng phân bô' rất rộng từ vùng ôn đới đến nhiệt đới, như
các loài cây gổ thường xanh rừng nhiêt đới, câỵ rừng thường xanh ẩm,
cây lá rộng ôn đới, các cây cỏ trong đồng cỏ ấm và hầu hết cây nông
nghiệp là cây trung sinh.
Cũng như các nhóm khác, nhóm thực vật trung sinh có khả năng thích nghi
theo hướng ua ẩm hay chịu hạn. Có thể phân chia thành các loại cây ưa ẩm '
trung sinh hay chịu hạn trung sinh và trung sinh thật sự. Hệ rễ của chúng không
phát ưiển và phân bố ở gần mặt đất; lá tưcmg đối lớn, mỏng, không lông, có
nhiều gân. Biểu bì và lớp cutin mỏng. Cắc mô dẫn truyền, mô cơ, mô đồng hoá
của nhóm cây trung sinh phát triển trung bình, bó mạch ít, mô xốp nhiều, tế bào
có áp suất thẩm ứiấu khoảng 10-15 atm. Chẳng hạn, áp suất thẩm tíiấu ở cây bắp
cải là 10,8 atm, cây tếch là -10,4, cây bạch đàn - 1 2,8, cây trầu không -14,65 v.v...

82
3. Thực vật ưa ẩm mọc ở các nơi ẩm ướt như dọc theo sông, ven suối, ven
hồ đầm. Do môi trường sống của chúng luôn gần mức bão hoà hơi nước,
nên lỗ khí luôn luôn mở; bộ phận điều tiết thoái hơi nưóc không có nên
cường độ thoát hơi nước không thay đổi. Lỗ khí thường có hai mặt lá, lỗ
nước ở kẽ răng lá, còn ở cây họ Lúa thì ở đầu lá. Lá của nhóm cây ưa ẩm
thường rộng, tầng cutin mỏng, rễ không ăn sâu và không phân nhánh.
Lá có hệ thống gian bào rộng dể đưa khổng khí từ trên mặt đất xuống
tận rễ. Chúng có áp suất thẩm thấu từ 6 đến 10 atm. Như ở nhóm cà
chua là 8,66 atm, cải dầu -9,15 atm, bí rợ -9,63 atm v.v...
Có thể phân biệt hai nhóm cây ưa ẩm là: cây ưa ẩm chịu bóng và cây ưa ẩm
ưa sáng.
■ Nhóm cây ưa ẩm chịu bóng thường gặp trong rừng ẩm, bờ suối, hốc núi, đá
vôi, trong hang. Trên phiến lá cây có ít lỗ khí, lá mỏng, rộng, lớp cutin rất
mỏng, mô giậu không phát triển. Tỉ lệ nưóc trong cơ thể tới 80%, khả năng điều
tiết nước rất yếu, nếu mất nưóc thì bị héo rất nhanh. Giẳng hạn, cây sa nhân,
cây họ Thài lài (Commelinaceae), họ Ráy iAraceơe) v.v...
Cây ưa ẩm chịu được sáng, thường gập ở ven bờ ruộng, ven hồ ao, bao gồm
các cây Lúa nước (Oryza), rau bợ {Marsilea quadriỊoìia) một sô' cây chi Cói
{Cypa us). Chúng mang đặc điểm chung như mô giậu phát triển, lá hẹp, ít diệp
lục và không chịu được điều kiện khô hạn của môi trường, đặc biệt là nắng gắt.
4. Thực vật thuỷ sinh, bao gồm những cây sống hoàn toàn trong nước hay
trôi nổi trên mặt nước. Cấu tạo của lá cho phép chúng vừa hấp thụ ánh
sáng vừa hấp thụ nước và hô hấp. Chúng chỉ sống giới hạn trong môi
trường nước, bởi trong đó khí hoà tan O2 và CO2 ít đi. Lượng không khí
hoà tan trong nước phụ thuộc vào yếu tô' nhiệt độ và nồng độ muối. Khi
nước nóng thì nồng độ muối cao, vì vây không khí càng khó hoà tan,
Thực vật thủy sinh hấp thụ muối khoáng và các khí Oj và (X)2 trực tiếp
qua bề mặt lá do đó sự hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ là thứ yếu.
Do đó iá cây thuỷ sinh phân chia ra thuỳ nhỏ, để tăng diện tích hấp thu
các chất đinh dưỡng hoà tan, với nhiều mô khuyết và mô xốp, chiếm
70% thể tích lá. Mô cơ và mô dẫn truyển ít phát triển, biểu bì lá khổng
có cutin, rễ không có lông hút và chóp rễ. Các loài thực vật thuỷ sinh
trôi nổi thưòng phát triển vô tính. Tế bào có áp suất thẩm thấu nói chung
thấp khoảng 3-6 atm. Qiẳng hạn ở cây rong đuôi chó {Caratopliyllum
demersiim) là 3,3 atm, rong đuôi chồn (Myriophullum spp) -3,37, rong
tóc tiên iVillisneria natans) -4,21 v.v...

83
Nhóm các cây rừng ngập mặn thường mang đặc iliểm thích nghi với rnôi
trường ngập nước mặn, bao gổm;
- Bộ rễ cây ngập mặn rất phái triển, giúp càv đirri” vững được trên lớp bùn
mềm, chi Đưóc (Rhizophora) hình thành nhiều rẻ chồ'njỉ.
- Nhóm các loài cây thuộc các chi Bần (Sonmratia), Vẹt iBruguiera),
Mắm (Avicennia), có bộ rễ hô hấp mọc lừ các rễ bên \ à đâm thẳng từ dưới lên
trên mặt đất, khỏi mặt nước.
Đáng chú ý là hiện lượng sinh con {Viviparoiis), ờ các cây họ Đước
(Rhizophoraceae) nảy mầm thành cây con ngay khi còn đang dính trên co thể
cây mẹ.
3.3.5. Mối liên quan giữa nước và độììg vật
Theo nhu cầu đối với nước người ta có thể chia thành bốn nhóm động vật
chính như sau:
1. Nhóm động vật sống trong nưóc gồm cá, tôm, thàn mềm, trùng cỏ v.v...
2. Nhóm động vật ưa ẩm (Hygroplìile) gồm ếch nhái trưởng thành, giun
ít tơ (Oligochaeta) v.v...
3. Nhóm ưa ẩm vừa {Mesophile) gồm đa số các loài động vật trong vùng
ôn đói.
4. Nhóm ưa khô Ợỉeroplũle) gồm thú, bò sát, cỏn trùng, rết, cuốn chiếu v.v...
Nhóm động vật ưa ẩm bao gồm những động vật có yêu cầu vé độ ẩm hay
iượng nước trong thức ăn cao, chỉ sống ờ môi trường cạn có độ ẩm cao, khổng
khí bão hoà hay gần bão hoà hơi nưóc. Khi dộ ẩm quá thấp, chúng không sống
được vì thiếu cơ chế dự trữ và giữ nước trong cơ thể. Hầu hết ếch nhái trưởng
thành, phần lớn ốc ở cạn, giun ít tơ, một sô' động vật ớđất, ở hang v.v... thuộc
nhóm này. Khi điều kiện môị trường thay đổi, độ ẩm tãng lên thì sức sinh sản,
phát triển của nhóm ưa ẩm cũng tăng lên, độ tử vong giảm đi. Khi độ ẩm tâng
quá thì độ tử vong lại tăng lên.
Nhóm ưung gian là những động vật có yêu cầu \'ừa phải về nước hoặc độ
ẩm, có thể chịu được sự thay đổi luân phiên giữa mùa mưa và mùa khô. Nhóm
này gồm phẩn lớn động vật ở vùng ôn đói và nhiột đới gió mùa.
Nhóm động vật ưa khô, hoặc chịu hạn bao gồm niỉững động vật sống trong
những môi trường thiếu nưóc, như sa mạc, núi đá, đụn cát ven biển. Động vật
ưa khô có khả năng chịu độ ẩm thấp, thiếu nước lâu nhờ các cơ chế tích nước và
bảo vệ chống bốc hơi nghiên cứu, sử dụng thức ăn khô. Nhiểu loài dộng vật
tránh khô nóng bằng cách ngủ hè hoặc đào hang trong đất. Sên iHelix desestonm)

84
có thể ống 4 nãm liên tục qua ngủ hè, khi khí hậu quá khô. Trong nhóm này
còn có :ác động vật sa mạc như nhiều loài bò sát đất cát, sâu bọ cánh cứng
(Cicinéla), châu chấu sa mạc v.v... Trong nhóm động vật ưa khô khi độ ẩm
tâng, SỊ sinh sản và phát triển cũng tăng, độ tử vong giảm nhưng khi độ ẩm
tăng qui thì độ tử vong lại tảng lên và sức sinh sản, phát triển lại giảm đi.
Các nhóm động vật ưa khô đã hình thành nhiều khả năng chống mất nước
khác nhu. Đó là các cấu tạo vỏ da không thấm nước, như ở bò sát, chim, thú
hay sự íuất hiện cơ quan hô hấp bên trong, mang mất đi thay bằng ống khí
quàn ở côn trùng, bằng phổi ở động vật có xưcmg.
Thíth nghi chống mất nước ở động vật được hình thành nhờ thay đổi các cơ
chế snl lí cơ thể. Ví dụ như việc uống nước, phần lón động vật uống nưóc vào
cơ thí nin mối trường sống của chúng thường ở gần các nguồn nước sông, suối,
hổ ac. Một số động \’ật khác có khả nàng iấy nước rất đặc biệt, thích nghi với
điều tiệi sống. Các loài chim nhạn, én uống nước trong khi bay ngang qua mặt
nước.Ciim cắt {Pterodes) sống ở sa mạc, phải bay nhiều kilômét đến các vùng
có niớc mang nước về cho con non. Oiim bố thấm ướt bộ lông ngực, các con
chimcoi dùng mỏ hút nước từ các iông đó. Trong thức ăn của động vật có chứa
một Irợig nước là nguồn nước cung cấp cho cơ thể. Nhưng động vật sống ở sa
mạc ihi chuột túi {Kanguni) v.v... thì chỉ sử dụng lượng nước có trong thức ăn
của cầÚBg, một cách tiết kiệm và rất hợp lí.
Niiều nhóm động vật hấp thu nước qua bề mặt cơ thể. Da của các loài ếch
nhái lổng thời vừa là cơ quan hấp thu nước và thải nước. Một số sâu bọ và ve
bét lâ/ nước và thải nước, thấm qua tầng cutin.
Sr dụng nước trực tiếp từ quá trình oxi hoá và phân giải các chất lipit,
gluxi và protein trong cơ thể. Riương thức sử dụng này thấy ở động vật ăn thức
ản kh) như nhậy ân Icn dạ, mọt ân lúa tnl, mọl ẳn gạo.
Bi tiết nước tiểu ở dạng cần ít nước khô hay vón cục là hình thức tiết kiệm
nước :ủa nhiều loài động vật. Nhóm bò sát, sâu bọ, thân mém ở cạn bài tiết
chất irai đặc thay cho amoniac cần hoà tan trong nhiều nước. Nhện bài tiết
guanii. Hình thành guanin và axit uric tốn ít nước nhất. Bài tiết chất thải đặc là
hình hức tiết kiệm nước ở nhiều loài động vật, như các loài gặm nhấm sa mạc,
nhiềusâu bọ, bò sát.
Tiích nghi chông mất nước qua thay đổi một sô' tập tính sống thường quan
sát đợc ở các nhóm động vật ưa khô. Phương thức khác giúp động vật chống
mất nrớc là tập tính tum chỗ trú ẩn có độ ẩm cao. Nhiéu loài động vật đào hang
dưới (ất hoặc tránh nắng trong các hốc đá, nhiều loài gặm nhấm, bò sát, sâu bọ

85
sống nơi khô hạn thưòrng chỉ hoạt động vào ban đêm. Nước có ảnh hưởng đến
tập tính dinh dưỡng của động vật. Muỗi {Cidiix/atiịỉans) chỉ hút máu khi độ) ẩm
tưcfng đối 40% trở lên. Giáp xác {Ligia itaỉica) phân biệt được độ ẩm 100% và
97%. Ruồi dấm {Drosophiìa subobscura) là loài động vật ưa ẩm, chủ yếu ở irnôi
trucmg có độ ẩm cao, thỉnh thoảng mới bay ra nơi có độ ẩm tương đối tlhấp.
Chúng chỉ bay vào thời gian thích hợp trong ngày, lúc tảng sáng và trước khi
trời tối khi độ ẩm không khí cao nhất trong ngày.
Như vậy, động vật thích ứng với các điều kiện ẩm ướt của môi trường ttheo
ba phương thức chính, về hình thái và cấu tạo, về sinh lí và về tập tính và mhịp
sống. Thường thì sự thích nghi của sinh vật với chế độ nước được biểu Hiiện
bằng cách kết hợp giữa ba phương thức ở các mức độ kliác nhau.
3.3.6. Biểu đồ khí hậu và tác động tương hỗ của hai yếu tốnĩhiệt
độ và độ ẩm
Sự phân chia sinh thái của khí hậu thường dựa vào hai yếu tố quan trọnig là
nhiệt dộ trung bình năm và lượng mưa nãm.
1 . Độ hụt bão hoà (H) là hiệu số nhận được khi lấy lượng hơi nước (A) cần
thiết để bão hoà một lượng không khí, ở nhiệt độ và áp suất nhất đỊỊnh,
trừ đi lượng nước (a) có ở trong không khí lúc quan sát.
H = A -a
Trong đó: a - A - h. K (t" - t"): h = áp suất của không khí. K - hằng; số,
0,00079 nếu t" = 0"C; 0,00069 nếu t" = 0"C.
Cố bảng cho độ ẩm tương ứng với t" và t‘’ - t“. Độ hụt bão hoà của khiông
khí càng lớn, thì cường độ thoát hơi nước củứ cây càng cao.
2. Chỉ số khô hạn của Gaussen để đánh giá là khô hạn khi lượng mưa hiàng
tháng (P) tính bằng (mm) là nhỏ hơn 2T ’.
3. Chỉ số mưa của Pignati (1952):
p .p
1=
M
Trong đó: p,: lượng mưa hàng năm; = lượng mưa mùa hè; M^. = T trrung
bình của tháng hè.
4. Lượng mua thực tế cùa Canrađ và Pollak (1950)
T _ t. Số ngày mưa.P'*"’
Lượng mưa thực tế = ----- -------- --------
® r c + 10
Trong đó: T ’C: nhiệt độ trung bình năm; P: lượng mưa.

86
5. Chỉ số của Thoratwaite là nhóm các chỉ số khí hậu phức hợp, gần sát
thực tế như:

-C h ỉ số mưa 1=0,1645 10/9


,T + 12.2J

Trong đó (n) tưcmg ứng với nhu cầu nước của thảm thực vật; (s) là lượng
nước thừa trong mùa ẩm.

- Chỉ sô khô = ——
n
Trong đó: Khả năng giữ nước của đất chỉ định là 100 mm/1 nãm; d = độ
hụt nước trong thời kì khô hạn.
Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường đều tác động một cách tổng hoà đến
sinh vật và sính vật sẽ chống chịu các kết quả tổng hợp đó chứ không phải là
kết quả riêng rẽ của các yếu tô' nói trên.
Nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố rất quan trọng cùa khí hâu, song ảnh hưởng
cùa yếu tố này lên sinh vật còn bị chi phối bởi nhiều yếu tô' khác. Trong tác
động tương hỗ của chúng lên sinh vật thì ảnh hưởng của chúng không chỉ phụ
thuộc vào những giá trị tương đối mà cả vào những giá trị tuyệt đối. Nhiệt độ có
thể trở thành yếu tố giới hạn đối với cơ thể nếu độ ẩm lại gần với các cực trị của
nố, nghĩa là cực cao hoặc cực thấp. Cũng đúng như vậy, độ ẩm tác động mạnh
lên cơ thể khi nhiệt độ hoặc quá cao hoặc quá thấp.
Sự tác động tổng thể của nhiệt độ, độ ẩm quyết định đến bộ mặt khí hậu
cùa một vùng xác định và do dó, quy đinh giới hạn tổn tại của các quẩn xã sinh
vật, trưóc hết đối vói thực vật. Sự phân bố của các khu vực sinh học (đổng rêu,
rừng lá rộng, rụng lá theo mùa, hoang mạc) là dẫn xuất chính của hai yếu tố
nhiệt độ - lượng mưa của các vùng trên Trái Đất.
Khi so sánh lượng mưa với sự bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, rồi sau đó sơ
đổ hoá lượng mưa và sự bốc hơi của đất và cây ià ta đã biểu diễn được biểu đổ
khí hậu của một nơi cần thể hiện. Đây là một cơ sở tốt cho sự phân vùng thảm
thực vật tự nhiên, và từ đó cho phân vùng nông nghiệp.
Để có hình ảnh đầy đủ về các đặc điểm khí hậu địa lí của một khu vực
ciịị Ihể nào đó, trên cùng của biểu đổ người ta còn chú thích các vị trí, độ vĩ,
đ<ộ kinh, độ cao, bên phải, ghi số năm quan sát. Ngay dưới biéu đồ là bảng độ

87
cao tuyột đối, thấp tuyệt đối, độ ẩm tương đối, hướng gió, tốc độ gió, số ngày
nắng v.v... Nói chung là càng nhiều chỉ tiêu về khí tượng quan sát được trong
năm càng tốt.
Tvvomey (1936) dựa vào sự tương tác của nhiệt độ và độ ẩm của mỗi thang
trong nãm để lập biểu đổ khí hậu. Trên trục đứng ghi đại lượng trung bình nhiệt
độ của tháng hay dộ bốc hơi; trên trục ngang đại lượng trung bình hàng tháng
của lượng mưa, hay dộ ẩm tương đối. Mỗi tháng tương ứng một điểm và một sò'
trên sơ đồ. Nối các điểm lại với nhau thành một hình có 12 cạnh. Đó là biểu đồ
khí hậu. Nó đặc trưng cho mỗi vùng khí hậu và có thể dùng để so sánh khí hậu
của các vùng khác nhau, khả năng mở rộng, xác lập nơi ở của một loài và xác
định vai trò của tổ hợp nhiệt độ, độ ẩm như là yếu tố giới hạn.
Có thể ứng dụng biểu đồ khí hậu trong việc nhập nội các giống sinh vật.
Trưóc hết cần khẳng định rằng khí hậu đồ là một yếu tô' giới hạn, cho nên biểu
đồ khí hậu của nơi xuất giống sinh vật và biểu đồ khí hậu của nơi nhập giống
phải tương đối giống nhau và phần lớn trùng lặp với nhau để sự di nhập giống ít
bị thất bại. Biểu đổ khí hậu còn giúp ta xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái
học, nghiên cứu các yếu tô' sinh thái riêng biệt và nhịp điệu của chúng, nhằm
hiểu chức năng thực tế của chúng trong tự nhiên.

3.4. Không khí


3,4.1. Vai trò của không khí đối với sinh vật
Yếu tố không khí có ý nghĩa rất lớn đối với mọi cơ thể sống. Không khí
cung cấp oxi cho các sinh vật hô hấp, sinh ra năng lượng dùng trong cơ thể.
Thực vật lấy cacbonic (CO2) từ không khí, tạo nên chất hữu cơ dưới tác dụng
của năng lượng mật trời. Áp suất của không khí gần mặt dất tương dối ổn định
(760 mmHg), bảo đảm cho sự sống diển ra bình thưòng.
Trong i(hí quyển {Atmosphere) của bề mặt đất lượng khí chính nằm trong
một lớp mỏng gần mặt đất gọi là tầng đối lưu iTroposp/ure) dày khoảng 15-16kni
ở xích đạo và 8-9km ở các cực. Tầng này gổm hai lớp:
ỉ. Lớp dưới: dày 3km, chịu tác động của các yếu tố địa lí (vĩ độ, dịa hình,
đại dương v.v...) và chứa chủ yếu là hơi nước, bụi.
2. Lớp trên là khí quyển tự do (Tropopause)
Quá ưình chu chuyển của khí tầng đối lưu có tác động điều chỉnh thời tiết
và những biến đổi của nó. Trên tầng đối lưu là tầng bình lưu (Stratosphere) ncã
mà sự phân bô' của khí hậu phụ thuộc vào mật độ của chúng. Độ cao của tầng

88
bình luai đến 80km, với nhiệt độ lừ -10 đến -40''C. Phía dưới của tầng bình lưu
là lớp ozon mỏng, có vai trò như một giáp lọc và che chắn tia tử ngoại. Nó hấp
thụ vì phản xạ lại vũ trụ 90% ỉượng bức xạ này. giúp clio sinh vật sống trên mặt
đất được an toàn. Tầng ozon hiện đại đang bị huỷ hoại và suy giảm tạo thành
các lổ lớn, do tác động của con người.
Ngoài giới hạn của tầng bình lưu là tầng ion ựonosphere) chứa hỏnliợp các
khi' nhẹ (heli, hydro) với nhiệt độ lăng dần. Ngoài cùng của không gian là ngoại
quyển (Exdosphere) không có giới hạn và vô cùng tận.
V'ới sự xuất hiện của khí oxi đánh đấu một giai đoạn phát triển mới của
sinh quyển, sinh quyển chuyển từ sự tiến hoá dị dưỡng sang tiến hoá tự dưỡng.
Sự CP mặt của Pe^O, trong các trầm tích địa chất đã chi ra sự xuất hiện của oxi
trên bề mặt Trái Đất khoảng 2 tỉ năm về trước, nhưng chỉ 20 triệu năm lại đây,
hàm lượng của nó trong khí quyển mới đạt gần 21% thế tích. Theo mức độ xuất
hiện của Oj mà lớp ozon được tạo thành và giữ ở trạng thái ổn định tưcmg đối.
Dời sống của sinh vật phụ thuộc vào một số chất hoá học ở trong khí
quyéi, đặc biệt là oxi, cacbonic và nitơ (O2, CO2, N ,) cần thiết cho sự quang
hợp ớ cây xanh, sự hô hấp của sinh vật và sự cô' định nitơ do vi khuẩn sống tự
do ò trong đất hoặc sự cộng sinh của cây họ Đậu, bèo hoa dâu và lá cây rừng
của một số cây nhiệt đới. Trong mối quan hệ đó, các khí O2 và CO2 đã tỏ ra là
những yếu tỏ' giới hạn trên và dưới đối với sinh vật ở mức độ khác nhau.
Sự xuất hiện của dòng khống khí có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ, độ ẩm.
Dònị: không khí đôi iưu thảng đứng và gió nhẹ có vai trò quan trọng trong việc
phát tán vi sinh vật, bào lử, phấn hoa, quả, hạt thực vật và nhiều động vật.
"Tuy nhiên khi thành phần không khí thay đổi (do ô nhiễm) hoặc gió quá
mạinli cũng gây tổn hại không nhỏ cho các cá thể.

$.4.2. Thành phần và tính chất không khí


Thành phần tầng không khí gần mặt dất tương dối đồng dẻu, bao gồm chủ
yếu ,à nitơ 98,19%, oxi 2 1 ,45% rc 02 0,03%, argon 0,9% (tính theo thể tích).
H2., NH„ hơi nước, hêli, ozon. Ngoài ra còn có dầu thorm, các khí độc như CX),
SO 2, H2S v.v... và một số vật thể rắn như bụi, vi khuẩn tuy không phải là thành
phẩn của không khí nhưng cũng có ý nghĩa sinh thái.
.. Khí oxi O 2
Loại khí này là nguyên liệu chính cho sinh vật dùng trong hô hấp để sinh ra
nẳmg lượng trong quá trình trao dổi chất. Do hàm lượng oxi trong không khí
ca(0, nên nó không phải là nhân tố giới hạn đối với sự sống trên cạn, trừ những

89
nơi có điểu kiện đặc biệt gây ra sự thiếu hụt oxi, như những chỗ tích lũy thực
vật phân huỷ, ở một số khu công nghiệp hoá chất v.v...
Bảng 2.4: Thành phẩn và phân bế theo độ cao của các loại khf
Ápsuít
Oộ cao (km) 0x1 Nitơ Argon Heli Hydro
(mmHg)

20.94 78,09 0,93 0.01 760


20.94 77,89 0,93 0,01 405
10 20,99 78,02 0,94 0,01 168
20 18,10 82,24 0,59 0,04 41
100 0,11 2,97 0,56 96,31 0,0067

Mọi sinh vật đều hô hấp, nghĩa là cần lấy oxi vào cơ thể đảm bảo cho các
phản ứng hoá học của sự sống. Sự giảm tỉ lệ oxi trong khí quyển sẽ làm cho
cường độ quang hợp ở thực vật xanh tăng lên, chẳng hạn khi oxi giảm 5% thì
cường độ quang hợp tăng 50%.
Các nhóm động vật thích nghi với đòi sống trên núi cao có nhu cầu Oj thấp,
chúng có thể chịu đựng được trong một thời gian tương đối dài khi máu chưa
bão hoà O; và chúa một lượng CO2 đáng kể do khả nãng hưng phấn của trung
khu hô hấp yếu. Những động vật có nhu cầu O2 thấp là nhờ có dung lượng oxi
trong máu cao. Chẳng hạn đưa chuột nhắt {Apodemus syỉvatỉcus) từ chân núi
lên độ cao trên ISOOiĩi, hàm lượng huyết cầu tố tăng 9-20%.
Vịt nhà có thể sống ở độ cao ó.OOOm, quạ xám {Corvus cornix) và cú đầm
lầy (Asio ỷlamneus) chịu được độ cao S.OOOm, chết ở ll.OOOm, quạ (Corvus
/rugUegus) và bổ câu chết ở độ cao 8.5OO1ĨI.
Lượng oxi có được trong thuỷ vực là do nó được khuyếch tán từ không khí
nhờ gió và sự vận chuyển của nưóc. Bằng eáeh này oxi khuyếch tán vào nưóc
rất chậm. Hoà tan ít trong nước là thuộc tính của oxi. Hệ số khuyếch tán oxi
trong nưóc nhỏ hơn trong không khí khoảng 320.000 lần, Đồng thời oxi lại tiêu
hao đi bởi nhiều nguyên nhân như do tảo và động vật phù du hô hấp; do oxi hoá
metan CH4 + 2 O2 CXD2 + 2 H2O và khí H2S (H2S + 2 O 2 H2SO4 + nống
lượng); do lớp bùn đáy hấp thu oxi và còn do oxi hoá học thuần tuý các chất
hữu cơ hoà tan trong nưốc.
2. Khí cacbonic CO2
Khí này có trong không khí tuy ít nhưng có tác dụng rất lớn lên đời sòng
thực vật vì cây sử dụng CO2 trong quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi cơ thế.
Khí cacbonic dioxit chiếm một lượng nhỏ trong khí quyển, khoảng 0,03% về

90
thể tch. Hàm lượng này irong khí quyển hiện đại là quá giới hạn đối với nhiều
loài tiực vật bậc cao.
íhí cacbonic cùng với nước tham gia tổng hợp chất hữu cơ. Thành phần
cx>2'ủa khí quyển tương đối ổn định (= 0,03% thể tích). CO2 trong nưóc dạng
hòa an ở 0“C là 0,5 cm'/l, ở 24"C là 0,2 cm’/l (trong nước tinh khiết). N ư í
biểnchứa 40-50 cm'/l (150 lần nhiều hcfn khống khí). Khí (X >2 tác dụng với
niíón cho HịCO,, sau đó CO2 tác dụng với vôi tạo thành cacbonat (CO,)*^ và
bicabonat (HCO,) Ta có phản ứng thuận nghịch sau:

Ca(HCO,), CaCO, + COj + H p

vlặc dù hàm lượng CO2 trong khí quyển thấp, song CO2 lại hoà tan tốt
tron; nước, hơn nữa, trong nước còn được bổ sung CO2 từ hoạt động hô hấp của
sinhvật và từ sự phân huỷ các chất hữu cơ, từ nền đáy v.v... do vậy, giới hạn
cuốicùng của CO2 không có giá trị gì so với oxi.
ỉ) diều kiện ánh sáng không đầy dủ, như dưới tán rừng, tầng không khí gần
sát nặt đất được tăng cường lượng CO2 (do vi sinh vật phân huỷ mùn bã thực
vật)có tác dụng làm tảng cường độ quang hợp.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của CO2 phối hợp với nhiệt độ đến quang hợp
choihấy khi hàm lượng CO2 trong không khí lăng thì quang hợp cũng tăng. Nó
chư. cho thấy rõ giói hạn tối thiểu của khí này. Giới hạn tối đa đối với khoai
tây'à không quá 1,3%, còn thống thường trong không khí chỉ có 0,25% COj.
Giớ hạn tới thiểu là không quan trọng dối với sinh vật bởi vì nguồn bổ sung
CO là vi sinh vật đất trong hoạt động phân huỷ chất hữu cơ. CO2 ở khí hậu
nói? ẩm được thải liên tục ra ngoài không khí. Hàm lượng CO2 ở mặt đất cao
hơn trên mặt đất khoảng 0,6%. Nó có thể tăng lên đến 0,14% trong ngày và
0,3‘% vào ban đêm ở rừng. Người ta đã làm thí nghiệm với cây ưa sáng cho
thấ' trong điều kiện cường độ chiếu sáng bằng 1/5 toàn sáng, tăng nồng độ cx>2
lên 3 lần thì cường độ quang hợp cũng tăng lên 3 lẩn. Nếu tăng độ chiếu sáng
lén 3 lần mà giữ cho lượng CO2 khổng đổi thì cường độ quang hợp chỉ gấp 2.
Tu) nhiên khi lượng CO2 cao quá sẽ gây độc cho cây, làm đình trệ hô hấp. Cây
phải ứng lại bằng cách đóng lỗ khí, giảm thoát hơi nưóc. Nếu nồng độ CO2 lên
tới ),2 % thì cây chết. Đối với động vật, lượng CO2 tàng quá 0,03% sẽ làm rối
loại sự trao dổi khí, nhịp thở tăng, đồng thời kìm hãm sự sinh trưởng và phát
triểi, hạ thấp khả năng sinh sản. Khi lượng CO2 tăng, một số động vật ngủ
đôig đi ngủ sớm hơn thường lệ.

91
Hàm ỉượng COj có thể bị biến đổi tương đối nhiều ở những phần riêng biệt
trong lớp khí quyển gần mặt đất. Ví dụ khi không có gió ở trung tâm các thành
phố lớn, khu công nghiệp, iượng CO2 có thể tãng dến hàng chục lần. Hàm
lượng CO2 ở Java (Inđônêxia) nơi có mỏ sunphát lên cao, có thể ảnh hường đến
đời sống và sự phân bố tự nhiên của sinh vật. Đối với cây có hoa đcfn tính cùng
gốc nếu tăng hàm lượng CO2 sẽ làm rụng các hoa đực, chỉ còn hoa cái. Sự thay
đổi theo quy luật ngày đêm, theo mùa cũng ảnh hưcmg đến lượng CO 2, qua đó
ảnh hưởng đến nhịp điệu quang hợp của thực vật. Nó làm thay đổi cường độ hô
hấp của sinh vật, nhất là vi sinh vật đất. Không khí ở những vùng núi iửa đang
hoạt động, dọc các suối nước nóng, các bãi, rừng có nhiều thực vật đang phân
huỷ đều có nồng độ CO2 cao.
Nguồn dự trữ CO2 quan trọng trong nước hay trong khí quyển nói chung rât
lớn, tồn tại dưới dạng CaCO, và các hợp chất hữu cơ chứa cacbon (các nhiên
liệu hoá thạch, dầu mỏ và khí đốt). Hiện tại, hàm lưựng CO2 trong khí quyển
đang ngày một gia tăng do hoạt dộng của con người. Hậu quả môi trường của
hiện tượng đó rất lớn.
Hệ thống cacbonát ichông chỉ có vai trò như nguồn dinh dưỡng, mà còn là
chất đệm dể giữ nồng dộ ion hidro trong môi trường nước ở mức trung tính.
Nếu nồng độ CO2 trong thuỷ vực giảm thì bicacbonat hoà tan trong nước phân
giải thành cacbonat (kết tủa), CO2 và nước. Khi hàm lượng cacbonic cao hơn
ngưỡng thì một phần cacbonic trở thành hoạt hoá và kết hợp với cacboíiai
chuyển thành dạng bicacbonat hoà tan làm cho độ cứng của nước tăng lên. Hàm
lượng cacbonic trong nuớc tăng lên một ít cũng đã làm tăng cường độ quang
hợp và kích thích các quá trình phát triển của nhiểu loại sinh vật. Hàm lượng
CO2 cao là yếu tố giới hạn chung đối với động vật. Hàm lượng CO2 thường có
iiên quan dến hàm lượng thấp của O2. Các loài cá dặc biệt mẫn cảm với sự tăng
nổng độ CO2. Trong nhChig tầng đất sâu, nếu hàm lượng CO2 tăng còn O2 giảm
thì quá trình phân huỷ các chất do vi sinh vật sẽ chậm lại hoặc sản phẩm cuối
cùng của sự phân huỷ sẽ khác đi so với điều kiện thoáng khí.
Như vậy, O 2 và CO2 là những yếu tô' giới hạn, có tác dụng ít hay nhiều đối
với sinh vật. Thừa CO2 (giới hạn tối đa) là nguy hiểm hơn là ở giới hạn tối
thiéu. Thiếu O2 ở trên cạn cũng như trong nưóc ià hạn chế sự sinh trưỏng, phát
triển của sinh vật, Hàm lượng CO2 cao ở các thành phò đông dân, có ảnh hường
xấu đến sức khỏe của con người.
3. Khí Nitơ, N2
Nitơ là một khí trơ, có tỉ lệ lớn trong khí quyển, tham gia trong thành phần
cấu tạo của protein, qua sự hấp thu NO, và NH% của Ihực vật. Nghiên cứu của

92
c . Delwiche (1970) tho Ihấy, do sự cố định sinh học. hàng nãm trong khí
quyểi hình thành 92 triệu lấn nitơ liên kết và cũng bị mất đi do các phàn ứiig
phánniirit 93 triệu lân.
Nitơ trong không khí không có ý nghĩa Iihiều đối với các sinh vật vì cây
xanh không hàp thii ctưííc nitơ tự do. Chi có một số sinh vật tiền nhân như
Aiiahaena. Nostoc, Tolipoíltri.x v.v... thuộc ngành Táo lam; một số vi khuẩn
sông tự do A:ohaeiui (i:olUu' cộng sinh trong bèo hoa dâu mới có khá năng
chuyỉn nitơ tự do sang hợp chất nitrit hoặc nilrat thì cày mới sử đụng được.
Nitơ là một thành phần bắt buộc cùa protit, chất đặc trưng cho sự sống. Nó
có tiong men. trong màng lế bào, mang chức năng cấu trúc hoặc chức năng
hoạt động như trong tiêm mao cúa các sinh vật, protit trong máu (hemoglobin)
chuyỉn oxi đến các phần cơ thể, các phàn ứiig miễn dịch liên quan đến sự hoạt
động của globulin. nucleoproteit truyền các thông tin di truyền. Các hợp chất
nitơ ;òn cung cấp năng lượng cho cơ thè, tham gia cấu tạo ADP và ATP.
Sinh vật rất cần nitư và chât này có với lượng lớn, chiếm đến 78% thê tích
khôrg khí. Tuyệt đại đa số các sinh vật không sử dụng được nitơ tự do, chi
khoàng 250 loài táo lam và các vi khuán thuộc các sinh vật tiền nhân có khả
năng cố định đạm tự do. Gần một thế ki trước đây người ta đã chú ý tói khã
năng cố định đạm cự do cúa tảo lam {Cyauophyta). Một số thực vật ưa đạm
nilra như các cây lá rộng nhiệt đới, các cây thảo quanh làng mạc. Một số cây
ưa đim amoni như các cây lá kim trong rừng ôn đới. Một số cây lại sợ nitrat
như )èo hoa dâu, cây nốt sần họ Đậu.
Có ba quá trình tạo ra phân đạm: Do cháy, sấm chớp, bức xạ tia tử ngoại;
chê ạo phàn đạm bằng phương pháp công nghiệp; cô định đạm sinh học.
íàng năm có 2.4 X 10* lấn nitơ tự đo được cô' định. Trong tổng số đó 2/3 là
do V sinh vật, 1/4 là do công nghệ. Ọuá ưình điện hoá và quang hoá hàng năm
cQiní tạo thành cho sinh vật khoáng 40 triệu tấn nitơ liên kết. Hiện nay, từ sự
phát triển của công nghiộp, con người đã thải vào khí quyến một lượng khí nitơ
(NO) khá lớn, trên 70 triệu tấn mỗi năm. Khí Nitơ oxit (NO,) cũng có thể làm
tãmgquá Irình quá trình tống hợp protein ihông qua dãy khử NO, đến amon và
axitamin. Nitơ oxil nói chung rất nguy hiểm, là chất tiền sinh của peroxiaxetyl
nittrít (PAN), rất độc đối với thực vât. PAN xâm nhập vào lá qua lỗ khí, có tác
dụjnj hạn chế cường độ quang hợp do clorophin bị tổn thương, kìm hãm việc
chiu^ển các điện tử và làm nhiễu loạn hộ enzym có liên quan đến quá trình
quiaig hợp.

93
4. Một sò'khí khác
Một số thành phần các chất khác xâm nhập vào không khí cũng có ảnh
hưởng đến đời sống sinh vật, đặc biệt là các khí độc như mêtan (CH4), khí
suníurơ (SO2) và cacbon oxit (CO), nitơ oxit (NO), các hợp chất của Clo v.v. ..
Nguồn gốc chủ yếu của các khí đó là từ các hoạt động công nghiệp và giao
thông vận tải của con người. Các khí SO2, s o , là do các nhà máy chạy bằng
than đá thải ra, xâm nhập vào đường hô hấp, thủ tiêu các hoạt động trao dổi
chất, coloit của tế bào bị kết tủa. Một số thực vật thích nghi với các chất giới
hạn này với nồng độ thấp như Trắc bách diệp (Thuja), Tùng Ụuniperus), Phong
(Populiis), Thích {Acer) v.v...
Không khí của các thành phô' lớn thường bị ô nhiềm. Đây cũng là lí do gây
ra các loại ô nhiễm môi trường như mưa axit, lớp mây nhiễm độc v.v...
3.4.3. Gió và áp lực không khí
l.G ió
Giố là sự chuyển dịch của khối không khí từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất
thấp, kéo theo đó là sự di chụyển của hơi nước, gây mưa trên những vùng rộng
lớn nhưng đồng thời làm khô hạn ở nơi khác. Tốc độ của gió thấp hay Irung
bình là yếu tố quan trọng trong sự phân bố của côn trùng trên cạn, phát tán nòi
giống của thực vật và giúp cho hoa thụ phấn.
Khi gió thổi nhẹ có tác dụng tốt, làm thay đổi thời tiết địa phương, ở Việt
Nam, vào thời gian cuối mùa xuân (tháng 3) có gió đông mang lại thời tiết ấm.
phù hợp với giai đoạn làm đòng trổ bông của lúa. Gió bấc dến sớm (tháng 10)
cũng làm giảm bớt khí hậu nóng bức, có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của
lúa tnùa.
Khi gió thổi mạnh, sự sinh trưởng của nhiều loài thực vật giảm, ở bãi cái
thường xuất hiện các dạng cây bụi, phân nhánh nhiều thấp là là sát mặt đất, rễ
cắm chắc vào lòng đất, như cây từ bi biển (Vitex triýoìỉa var simpHsiỷoUa) hoặc
thân bò như muống biển ựpomoea pescaprae) v.v... thích nghi chống lại với
gió thổi mạnh.
Những vùng đảo trống trải gặp thường ít côn trùng có cánh, do gió thổi
chúng ra biển và bị chết. Do vậy, những loài cánh ngắn hoặc không có cánh
thích nghi dược trở thành những loài thay thế và phát triển hưng thịnh ở vùng
gió mạnh.

94
Gó mạnh còn làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, làm tãng sự mất nước và toả
nhiệt ủa các sinh vật. Gió khô (như gió Lào ở miền Trung Việt Nam) gây ra
tình tạng khô nóng, cây thiếu nước nghiêm trọng, cây lâu năm thường héo
ngọn,cây mới trồng bị khô cháy, hạt không thể nảy mầm được. Gió lạnh (như
gió nma Đông Bắc) làm tăng giá rét, cơ thể không thích nghi thì sẽ chết. Gió
mạnhvà bão làm gãy cành, lay gốc, cây bị tổn thương, nhiều khi cây bị ngả đổ
hàng oạt. Gió to thường cuốn một lớp đất màu mỡ cùng hạt giống nảy mầm,
kén đ»ng vật hoặc mang cát đi lấp các vùng khác. Các hoang mạc phân bố từ vĩ
độ 5"lến các chí tuyến Bắc và Nam bán cầu là những trường hợp điển hình về
sự mâ nước do gió. Tốc độ gió lớn và gió đổi chiều xâm nhập vào vùng áp thấp
thườix hình thành các trận bão lớn. Bão đi kèm với mưa iớn gây ngập lụt và rủi
ro lớncho các vùng có bão đi qua.
Kìi gió thổi mạnh ở ven biển và ở vùng núi, nó kìm hãm sự sinh trưởng và
phát riển theo chiều cao và bể ngang của cây. Nó làm thay đổi hình thái của
cây c<i, thân nhiều khi iùn, cong queo, vặn vẹo. Còn cây ở ven biển có tán cờ,
cây thông ở đỉnh núi có thân rất ngắn, còn các cành thì bò trên mặt đất, cây sặt
(họ Te) ở độ cao 2.800tĩi của núi Phanxipăng có thân nhỏ bò sát mặt đất. Gió
có lợi thường ở giới hạn gần với tối thiểu hơn là với tối đa như với gió truyền
phán Anemogamia). Còn gió truyền giống {Anemochorià) hầu như không có
giới hn và tuỳ trường hợp, nó có thể đẩy côn trùng, chim, hạt cây và cả hạt phấh
đi xa ới một vùng khác làm thay đổi dần vùng phân bô' của sinh vật đó.
Tìeo đai cao so với mặt biển, lượng gió càng nhiều và sức gió càng mạnh.
Các ơy ở trên núi thường có thân thấp, phân cành nhiều, hệ rễ phát triển rộng,
nhiềukhi ôm chặt lấy các tảng đá giữ cho cây khỏi bị bật gốc, gãy đổ; nhiều
loại oy gỗ biến thành dạng cây bụi. Trên đất cát ven bién các cây bụi có thân
rất n^n, phân cành gẩn sảt mặt đất có tác dụng gỉữ độ ẩm và che phủ cát khi bị
gió đffn đi.
Nrớc ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa hình thành 2 loại gió là gió mùa
Đông Bắc thổi vào mùa đông, từ tháng XI đến tháng IV năm sau và gió tây
nam, hổi trong mùa hè, từ tháng V đến tháng X. Hai mùa gió trên chi phối điều
kiện ỉhí hậu ở nước ta cũng như các nước trong vùng Đông Nam Á, tạo nên
nhịp (iệu mùa rất đặc sắc của khí hậu và trong dời sống sinh giới. Trong thời kì
gió rrùa Tây Nam, nước ta cũng hứng chịu nhiều cơn bão lớn, trung bình 6-9
trận nỗi nãm, trong đó 40% bão xuất hiện ở Biển Đông. K o bắt đầu từ tháng V,
kéo dii đến tháng XII, trưóc hết đổ bộ vào bờ biển miền Bắc, càng dịch xuống

95
phía nam bão càng muộn dần và giảm cả tần suất và cường độ. Các tỉnh Tầy
Nam Bộ hầu như không có bão, nhưng trong vài nãm lại đây, ở các tỉnh Níam
Trung Bộ nhiều trận bão tràn qua.
Nói chung, gió mạnh có tính chất giới hạn trực tiếp đối với sinh vật, (đặc
biệt là với thực vật. Gió với tốc độ 0,2-0,3 m/giây iàm cho sự bốc thoát hơi
nưóc tăng đến ba lần. Gió Lào khô với tốc độ thay đổi từ 5 đến 1 2 m/giây llàm
cho lỗ khí đóng lại, sự quang hợp ngừng lại, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng', và
phát triển của thực vật. Trong khi gió có tác động như là một yếu tô' giới Hiạn
đối với động vật, thì đối với thực vật nó có tác hại ở mức ngoài giới hạn tối đia.
Để hạn chế tác hại của gió bão cần tạo lập vành đai cây bảo vệ theo nguvyên
tắc bảo vệ được khoảng cách ở sau nó rộng bằng 100 lần chiều cao của cây (đó.
Khi vành đai cây cao 8m thì có thể bảo vệ một khu rộng 800m. Muôn cho Ibảo
đảm hơn, chúng ta chỉ lấy hệ sô' 1/3. Như thế là trong khoảng cách 260m tcây
được bảo vệ an toàn.
2 . Áp lực không khí
ở khí quyển cũng như dưới nước đều tồn tại các hệ thống dòng đối lưu, gây
ra bởi sự chênh lệch áp lực giữa các vùng do các yếu tố động lực khác nhau.
ở trên cạn là dòng ichí, chuyển động theo chiều thẳng đứng (khí thăng, Uchí
giáng), và chiều ngang (gió); ở biển ià các dòng hải lưu, dòng nước lin và
xuống, dòng triều (cả chuyển dộng theo mặt phẳng ngang và chiều thầng
đứng), trong lục địa các dòng sông là dòng nước điển hình do nước vận dộngỉ từ
nơi cao đến nơi thấp (hổ hay biển).
Mức đậm đặc của không khí nói chung thấp, nên ít cố tác dụng nâng cđỡ.
Sinh vật sống trong không khí cần có hệ thống nâng dỡ rièng dể giữ vũng cơ
thể: đó là mô cơ ở thực vật và bộ xương ở động cơ. Do lực nâng đỡ của khô>ng
khí rất nhỏ nên khối Iưcmg và kích thưóc các sinh vật ở trên mặt đất bị hạn cHìế,
Những động vật lớn nhất trên cạn không thể so sánh với cá voi ở nước. NhiHiig
loài bò sát khổng lồ nhất của đại Trung sinh cũng vừa sống ở nước và ở cạn.
NhQng loại cây cao nhất thế giổi như Secoia {Sequoia sempervirens) cao tiTên
dưới iOOm nhở cố cơ quan nâng đỡ rất phát triển là gỗ trong khi dó tảo Ihảảtn
iMacrocystìs pyri/era) ở biển mới chỉ là một thân mảnh nhưng có thể dài tiTôn
dưới lOOm, có yếu tố nâng đỡ, nằm trong phần trung tâm của thân. Độ đậm (tíặc
thấp của khổng khí làm cho iực cản di dộng thấp. Trong quá trình tiến hcoá,
nhiểu ioại động vật trẽn cạn dã sử dụng iợi thế sinh thái đó để hình thàmh

96
khả Đãng bay... Có đến 75% sô' loài động vật bay được một cách chủ động,
nhiều nhất là sâu bọ và chim.
Áp suấi cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và đời sống của sinh giới. Càng lên
cao, áp suất không khí càng giảm, còn ngược lại ở nước, cứ xuống sâu 10 mét
áp suất tăng lên 1 atm. Áp suất không khí gây ảnh hưởng nhất định đối với

các cơ thể sống, ở độ cao 5.800m, áp suâì chỉ còn khoảng 1/2 mmHg.
. 2 ;
Áp Siất thấp làm hạn chế phân bô' các loài trên núi. Phần lớn các nhóm động
vật c5 xương sống có giới hạn trên của sự sống ở độ cao 600m so với mặt biển.
Khi ỊÌảm áp suất do lên cao sẽ kèm theo việc giảm oxi làm cho tần số hô hấp
tăng lên, động vật bị mất nước nhiều. Nhiều loài chân khớp chịu được những
vùng núi cao có áp suất thấp.
Nói chung, càng lên cao, sô' lượng loài và chất lưọmg thực vật càng giảm.
Chẳrg hạn, ở chân dãy núi Hoàng Liên Sơn có nhiều cảy thường xanh ưa ẩm; ở
Iưngchừng núi (1.000 - 1.500m) nhiệt độ trung bình năm dưới 20"C, nhiều loài
cây ihiệt đới không sống được, ta gặp chủ yếu là những thực vật á nhiệt đới
thuộ< họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hổ đào Ợuglandaceae)
và nôt số ít loài Hạt trần. Lên độ cao trên 1500m xuất hiện những cây lá kim
ổn dn như Almis, Acer, Carpinus v.v... và nhiều loài cây hạt trần trong đó có
cây ’ân sam {Abies), chịu lạnh tốt; ở đinh núi chỉ có một số loài cây bụi thấp
thuội họ Đỗ quyên (Ericaceae) và cỏ thuộc họ Lúa.
íự thay đổi áp suất không khí sẽ làm thay đổi tập tính của một số động vật.
Ví di như cường độ hót của chim, sự hoạt động của lưỡng cư, sâu bọ v.v...
ở LDn Xô vào những thời gian trong năm có áp suát không khí thấp ưiường có
chimbay dến vầ vầo thcfị gian có ấp suất ichổrìg khí cao (mùa đông) chim ít hẳn.
íó i chung, áp suất khí quyển và áp suất của nước là yếu tố giới hạn rất lớn
đối vSi sự phân bố và đời sống của hầu hết các ioài động, thực vật. Do đó, càng
lên aơ hay càng xuống sâu thành phần loài và sự phát triển số lượng, sinh vật
luợn; c ủa chúng càng trở nên nghèo nàn.

Ỉ.5. Một số yếu tố sinh thái vô sinh khác


l.s.l. Lửa và vai trò của nó
lửiu là một yếu tô sinh thái quan trọng cùa môi trường vô sinh. Lửa đã từng
làm haiy đổi bộ mặt tự nhiên của Trái Đất, làm tuyệt diệt nhiều loài thực vật và

97
động vật. ở nhiểu vùng tnên Trái Đất. lửa đã tham gia vào quá trình hình thành
nên hệ thực vật. Vì thế các quần xã sinh vật cũng có những thích nghi đặc trưng
với yếu tố lửa, tương tự như đỏi \ ới nhiệt độ, độ ẩm. Tại những vùng, chẳng hạn
như rừng ngập mặn u Minh ở nước ta, nơi hoả hoạn tràn qua, trong mùa khô
khi cây đã trút hết lá, vỏ cây bị xém, xạm đen v.v... song vào mùa mưa, cây iại
sinh lộc, đâm chổi nhanh hơn. Sậy. lau dầm, lầy, cỏ v.v... sau mùa sinh dưỡng
trở nên cằn khô khi bị cháy lướt qua, phần trên mặt nội dung, mặt đất bị cháy
trụi, nhưng phần thân ngầm, gốc v.v... dưới nước, dưới đất không bị thương tổn
lại phát triển nhanh và tốt hcrti vào mùa sinh dưỡng sau. nhờ tro cháy đã trả lại
cho đất nhiều khoáng dinh dưỡng. Lửa là yếu tô' có vai trò hai mặt, có lợi và có hại.
Khi các đám cháy lướt qua lại chính là yếu tố thúc đẩy hoạt động phân giải
xác của vi sinh vật chuyển hoá các nguyên tô' khoáng thành dạng có lợi cho hệ
thực vật mới. Tác động sinh thái của các đám cháy, cũng như nhiều yếu tố Ihlên
nhiên khác (bão, iụt v.v...) thường làm chậm quá trình diễn thế hay làm cho
các hệ sinh thái trẻ lại.
Tuy nhiên, sự "đốt rừng", "đốt đồng" (ruộng và cỏ) một cách tự phát không
được quản lí, lại là yếu tố giới hạn rất 1Ó11, đôi khi gây hại nghiêm trọng đối với
các hệ sinh thái, làm thất thoát tài nguyên, de doạ dêìi tính mệnh và đời sống
của con người. Những "dịch" cháy rừng lớn ở Inđônêxia, ở Hoa Kì, Achentina,
Ôxtrâylia v.v... trong mấy năm qua cũng như hàng trăm vụ cháy rừng ở nưóc ta
là những dẫn chúng vẻ tác hại ghê gớm của hoả hoạn, trong đó nhỉẻu uường hợp
được gây ra bỏi hoạt động của con người (đốt than, đốt rừng làm nuơng rẫy v.v..
3.5.2. Yếu tố thời gian và không gian
Yếu tố thời gian không chỉ nói lên tuổi thọ cùa đòi sống đối với mỗi cá thể,
quần thể, quẩn xã và hệ sinh thái, mà còn lầ điều kiện cần để có thể tích lũy các
yếu tố của môi trường, hoàn thành các pha, các giai đoạn phát triển của mình,
tích luỹ kinh nghiệm cá thể để phản ứng lại mọi biến đổi của môi trưồng.
Các giai đoạn phát triển cá thể, sự chuyển các pha iuôn đòi hỏi một iượng
thời gian cần thiết để cho sinh vật tích luỹ vật chất, chuyển đổi về mặt số iượng
hoặc thay đổi mang tính nhảy vọt về chất lượng phù hcfp với sự chuyển các pha
hay chuyển giai đoạn của đời sống. Như vậy, khi nói đến thời gian trong Sinh
ứiái học tức là nói đến khái niệm tổng hợp sinh trưởng - thời gian của sinh vật.
Sinh vật chỉ bắt đẩu sinh sản lần đầu khi dạt những kích thước và tuổi nhất
định, liên quan đến sự sinh trưỏng của chúng. Thời điểm ngừng sinh trưởng hay

98
ngừng sinh sản ở đa số các loài sinh vật. nhất là đối với động vật bậc cao cũng
rơi vào những thời điểm xác định của đời sống cá thể.
Hơn thế nừa, thời gian đã in hằn trong đời sống cúa sinh vật những dấu ấn
của mình. Có thể kể đến những nhịp điệu thời gian trong đòd sống, được gọi
là nhịp điệu sinh học hay các chu kì sinh học. Các nhịp theo chu kì sinh học
như nhịp ngày đêm, nhịp theo mùa vụ, theo tuần trăng, theo thuỷ triều và
con nước v.v...
Rõ nhất là chu kì sinh học ngày đêm, được biểu hiện trong đời sống của tất
cả các loài sinh vật. Các loài hoạt động ban ngày, thường có các quá trình sinh
lí diễn ra mạnh mẽ vào ban ngày, còn vào ban đêm chúng đều rơi vào tình trạng
bị ức chế hay "ngủ". Trái lại, những con nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất
động, song ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn; con dơi ban ngày treo mình
dưới các mỏm đá trong hang động hay dưới các cành cây, nhưng xẩm tối hoạt
động rất sôi động. Các quá trình sinh lí sinh thái của con người cũng bị chi phối
bởi chu kì ngày đêm. Còn những hoạt động trái với quy luật đó thường làm cho
con người trở nên mệt mỏi, khi kéo dài dẫn đến đau ốm, rối loạn của các hoạt
động sinh lí bình thưèfng.
Thuỷ triều là chu kì liên quan đến các pha mặt trăng, tạo nên nhịp điệu
sống nhịp nhàng của sinh vật vùng triều. Qiu kì mùa và chu kì nhiều năm cũng
tạo nên những nhịp điệu sinh học, tương tự như ngủ đông, ngủ hè, di cư theo
mùa của các loài chim, thú v.v...
Không gian là yếu tố chỉ nơi sinh sống của các loài sinh vật, đồng thời là
kho dự trữ cho nhu cầu cuộc sống của muôn loài, là nơi biến đổi của vật chất
cho việc sử dụng của sinh vật.
ở khoảng không gian các yếu tô' sinh thái, mọi nguồn sống được sắp xếp
theo đặc tính của chúng, tạo ra đặc điểm của sự phân bố của các loài. NhSng
loài thực vật cần ánh sáng cho quang hợp sẽ phải phân tẩng để chia nguổn bức
xạ, rẻ phải phát triển phù hợp để có thể hút được nước và muối khoáng. Như
vậy, ngoài những thích nghi về hình thái, cấu tạo cơ thể và sinh lí, các loài thực
vật phải chia sẻ và cạnh tranh với nhau về không gian.
Yếu tố không gian gắn liền với sự phân bô' và phân chia lãnh thổ sống của
các nhóm sinh vật theo tầng thẳng đứng và theo bề mật ngang, trong môi
trưòng thuỷ sinh, trong đất và cả ở trên cạn.

99
Từ khỉ quyển

Hình 2.4: Sơ đồ tá ig hòa các yếu tố môi trường


tác động lén động vệt biỂkt nhiệt lưỡng cư
Ợrãcy 1976; theo Vũ Trung Tạng (2001)

4. YẾU TỐ SINH THÁI HỮU SINH

4.1. Khái niệm quan hệ giữa các sinh vật sống


Mối quan hệ tương tác gií^ các nhóm sinh vật sống rất da dạng và phong
phú. Thổng qua các mối quan hệ này mà các nhóm sinh vật có thể tổn tại, phát
triển, tiến hoá và C0ng có thể diệt vong. Người ta có thể Ịáiân biệt thành quan
hệ giữa các cá thể cùng ỉoài, khác loài, hay trong quần lạc sinh vật. Trẽn khía
cạnh Sinh thái học, có thể Ịđiân biệt thành ba nhóm quan hệ chính giữa các sinh
vật sống.
Đó là các mối quan hệ cùng có lậ , như quan hệ hội sinh, cộng sinh hay
tiền hợp tác; các mối quan hệ mang túứì trung tính và các mối quan hệ đối chọi,
kìm hãm nhau.
Nhìn chung, các mối quan hệ tương tác nói trôn giữa hai loài gồm: quan hệ
tương tác âm, như vật ăn cỏ và vật ăn thịt, vật kí sinh hay vật chủ; quan hệ
tương tác dương, như hợp tác dơn giản, hội sinh, hỗ sinh, cộng sinh.
Trong hệ sinh thái tiến hoá đạt cân bằng động thì quan hệ tương tác ôm
giảm, còn quan hệ tương tác dương được xác định. Trái lại, trong hệ sinh thái
mối thành lập thì quan hệ tương tác âm sẽ nhiều hơn.

100
4.2. Quan hệ tương tác cùng hỗ trợ nhau
Trong thiên nhiên quan hệ tương tác dương giữa hai loài hay nhiều loài là
phổ biến. Bao gồm sự hội sinh, sự hợp tác đcm giản và sự hỗ sinh.
4.2.1. Quan hệ hội sinh (Simbiose)
Trong quan hệ hội sinh có một quần thể ưu thế, hiếu động hcm (động vật)
và qiẩn thể kia (động vật hay thực vật) sống bám, nhưng không gây ra thiệt hại
cho Ọỉần thể sống nhờ.
4.2.2. Sự tiền hợp tác đan giản (Protocooperation)
Tiền hợp tác là hợp tác đơn giản, trong đó cả hai quần thể đều ưu thế, nghĩa
là đềi có lợi. Ví dụ sự hợp tác đơn giản giữa cua và hái quỳ. Hải quỳ bám vào
thân .'ua vừa làm vật ngụy trang cho cua, vừa ăn chất thừa của cua.
4.2.3. Sự hỗ sinh (Mutualỉsm)
Mối quan hệ tương tác hỗ sinh là sự cộng sinh bắt buộc của hai quần thể
hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau nhưng đều có lợi. Điển hình là cây họ Đậu (sinh
vật tf dưỡng) với nấm Rhizobium (sinh vật dị dưỡng). Cả hai đều có nhu cẩu
khác nhau ở chỗ sinh vật dị dưỡng có quan hệ phụ thuộc về thức ăn với vật chủ,
còn (ây họ Đậu (vật chủ) có quan hệ phụ thuộc vào sự bảo vệ và trao đổi chất,
như ổng hợp protein của Rhizobium mà cây họ Đậu có phần thùa hưỏng. Sự
cộng sinh giữa nấm và tảo ở địa y là ví dụ về hỗ sinh cao.
ị.2.4. Rễ nấm (Micorhiza)
"rong giới thực vật, nhất là những thực vật nhiệt đới có rễ nấm, đây ià sự
cộng sính giữa nấm và thực vật bậc cao. Sợi của nấm bao bọc rễ con và liên kết
vdl nô ở bên trong để hớt chất khoáng qua rễ nấm. Còn cây xanh cung cấp lại
nhúig sản phẩm của quang hợp. Có loại rễ nấm hỗ sinh như sau: Rễ nấm ngoại
dirahdưỡng do nấm đảm xâm nhập vào tế bào rễ. Rẻ nấm dinh dưỡng ngoại tạo
thànl một màng (áo) hay tập đoàn bao quanh, hút chất khoáng khó tiêu như
ph^tihat và chuyển biến thành chất khoáng dễ tiêu cung cấp cho cây.

4.3. Quan hệ tương tác không ảnh hưởng lẫn nhau


íhi hai cá thể sinh vật sống cùng nhau mà không gây ảnh hưòng có lợi hay
có> hù gì cho nhau, thì chúng tạo nên mối quan hệ trung tính.
''rong thực tế, ít khi có quan hệ thực sự trung tính.

101
4.4. Quan hệ tương tác kìm hâm và đối chọi nhau
4.4.1. Sự cạnh tranh khác loài
Sự cạnh tranh giữa hai hay nhiều loài là mối quan hệ đối kháng vì nhu câu
sinh sống như chỗ ở, không gian, thức ăn v.v...; vì lợi ích của cá thể hay ciia
bầy, bằng cách đánh đuổi trực tiếp, ăn thịt, bằng chất dề kháng, chất xua duổi,
chất độc hại. Sự cạnh tranh là một trong những nguyên nhân tạo ra sự chọn lọc
tự nhiên các loài. Còn sự thích nghi bảo đảm sự sống chung trong quần xã với
sự thay dổi chút ít phần thức ăn hoặc giờ giấc hoạt dộng bất mổi ở thời gian
khác nhau. Ví dụ, chim sẻ vừa ăn hạt vừa bắt sâu bọ tuỳ theo mùa; cầy cáo ần
cả con vật nhỏ, cá và côn trùng.
Sinh vật có họ hàng gần gũi ít khi thấy sống chung với nhau, mỗi loài có ổ
sinh thái riêng. Các ổ này ít khi chồng chéo, khi chồng chéo lên nhau thì sự dấu
tranh càng mãnh liệt, sống còn hoặc chạy đi ở nơi khác. Vì thế, sự cách li sinh
thái thường xảy ra ờ những loài có quan hệ họ hàng. Voltera (1931) đã chứng
minh qua ií thuyết rằng, nếu hai loài cạnh tranh cùng một thức ăn thì một loài
phải mất và một loài còn sống.
Như vậy, khi nuôi trổng ghép hai hay nhiều loài, như các loài cá, cây
lương thực và cây hoa màu khác nhau, thì cần nghiên cứu thử nghiệm trước khi
đem áp dụng đại trà. Cần tìm hiểu xem thức ăn của mỗi loài có đáp ứng được
hay không? Chúng có chung một loại thức ăn hay không? Chúng có cùng ổ
sinh thái hay không?
4.4.2. Mối quan hệ ăn cỏ, ăn thịt và ki sinh - vật chủ
Các quan hệ này đều là tương tác loại trừ. Động vật ăn cỏ sát hại các loài
cỏ, iàm hạn chế sự tăng trưởng và mật độ cỏ. Chúng đẩy mạnh sự cạnh ưanh
của các loài cỏ, cỏ không ngon như cỏ thuộc họ Cói (Cyperaceae) được đé lại.
Kết quả là đổng cỏ sẽ bị thoái hoá, chất lượng kém, giá trị chăn nuôi giảm đến
mức cần phải cải tạo lại hoặc thay thế bằng các loại cỏ mới cố năng suất và giá
trị chăn nuôi cao.
Các quan hộ tương tác ăn thịt, kí sinh - vật chủ cũng cố tác dụng kìm hãm
sự tăng về số lượng của quần thể đến mức gây ra sự diễn thế (succession) của
quần xã thực vật đó. Điều này thấy rõ tác động âm của động vật ăn thịt đối vói
động ăn cỏ hoang dại ià nhóm thường có mật độ cao. Dần dần một mặt có sự
cân bằng giữa những động vật ăn cỏ vófi dộng vật ăn thịt, mặt khác giữa động
vật ăn cỏ với cỏ của đổng cỏ. cỏ dã bị ãn Uing trưỏng mạnh và lập lại cân bằng
trên đồng cỏ.

102
'Ihửng mối quan hệ cạnh tranh đối kháng thường ià giữa vật ăn thịt và vật
mồi giữa vật kí sinh và vật chủ, giữa sinh vật bài tiết kháng sinh và các vật
khá( dều có ảnh hưởng đến mật độ và thành phán loài ở trong quần xã. Trong
quai hệ cạnh tranh giữa vật ăn thịt - vật mồi và vật kí sinh - vật chủ, quan trọng
nhấtià yếu tố thời gian sống chung. Nếu thời gian đó ngắn, như vật ăn thịt hay
vật lí sinh ở nơi khác mới xâm nhập vào thì gây tác hại mạnh nhất. Sau một
thời gian tiếp xúc giữa vật ăn thịt với vật mồi hoặc vật kí sinh với vật chủ, sự
canl tranh dịu hcm, có khi trở nên trung tính. Trong quan hệ tương tác âm giữa
vật 01 thịt và con mồi, giữa vật kí sinh và vật chủ mức độ cân bằng động của
các oài sông chung đó tuỳ thuộc vào mức độ khai thác chúng. Các nhà nghiên
cứu cho thấy, đối với hai loài cá, cá trích {Sardineỉla caeruỉea) và cá trồng
{,Enfauỉis morodox) sống chung ở vùng biển Thái Bình Dương giống nhau về
mặt sinh thái, nếu đánh bắt một trong hai loài thì loài kia sẽ tăng lên thay thế;
nhưig sau một thời gian ngừng đánh bắt, một sự cân bằng động được lập lại
giữahai loài (Murohy, 1964). Sự xâm nhập đột ngột nhanh chóng của một sinh
vật nới có tốc độ tàng trưởng nhanh vào một quần xã, mà các quần thể "chủ"
chư; kịp điều chỉnh sô' lượng đối với loài mới thường dẫn đến dịch bệnh hoặc
sự bến đổi sâu sắc của môi trường, như giảm thức ãn, giảm năng lượng cần
thiếiđể quá trình điéu chỉnh có thể thực hiện được.
1.4.3. Phản ứng giới hạn giữa hai loài khác nhau
Trong quần xã sinh vật có nhiều loài sống chung với nhau. Chúng không
tránl khỏi những quan hệ tương tác giữa hai loài hay nhiẻu loài và ảnh hưởng
tới SỊ tăng trưởng hay tỉ lệ chết của chúng. Chúng thể hiện bằng sự cạnh tranh
với ihau. Cạnh tranh giữa hai loài khác nhau là để làm chủ thức ăn, làm chủ
khôig gian sông, dành con cái về mình ở động vật lốn có vú.
Vguyên lí của Gau§e đã chỉ rô, hai loài §ô'ng với nhau và có nhu cầu như
nhai thì một trong hai sẽ bị dào thải trong một thời gian.
1.4.4. Cạnh tranh trong loài và đòi sống bẩy đàn, xã hội động vật
Víỗi cá thể, loài thưòng có vùng sống nhất định. Điều này thể hiện rõ
ở đỡig vật sống thành cặp hay sống độc thân, đặc biệt ờ chim hoặc ở động vật
có \ú. Chúng đánh duổi lẫn nhau, khi có sự xâm nhập không gian sống của
nhai, nhưng thường không ăn thịt nhau, như trường hợp cạnh tranh giữa hai
loàiỉchác nhau.
ÌJ quần thể của khu rừng trồng, các cây luôn cạnh tranh nhau, vươn lấy ánh
sánị. Cây nào yếu, dinh dưỡng kém sẽ bị chết nghẹt ở tầng dưới.

103
Trong mỗi quần thể sinh vật luôn có một hay một số cá thể giữ vai trò đầu
đàn để hướng dẫn và bảo vệ nhóm bằng một hệ thống tín hiệu, điệu bộ hay phát
âm (hót, kêu la, rung cây v.v...) mà Smith (1969) chia ra làm nhiều biểu hiện
như sau: nhận biết loài và giới tính v.v.. lưỡng lự, tấn công hay bỏ chạy v.v...;
dửng dưng tiếp tục kiếm ăn, nghỉ, vận động, bỏ chạy, tấn công, không thù địch
(rõ rệt) hay lo lắng v.v... Quần hợp thành nhóm chặ! chẽ, hạn chế mối liên hệ
chặt chẽ trong giao phối của các cá thể, vui chơi, ghép đôi, thất vọng, hoạt tính
bị thay đổi.
Tóm lại, tập tính nhóm là tập hợp các biểu hiện sống còn của quần thể để
bảo vộ thức ăn cho sự phát triển đồng đều trong nhóm có kết quả. Nếu trường
hợp kích thưốc của nhóm lớn hơn thì nhóm tách ra (dể bảo đảm thức ăn, bảo vệ
v.v...) như ở ong, kiến và động vật khác. Có truờng hợp cá thể loài tự tách ra để
gia nhập vào nhóm khác cùng loài thì chúng tuân theo những nguyên tắc của
nhóm mới, mồi trường mới.
Các quan hệ tưoíng tác cố thể chia ra như sau: Quan hệ trung tính giữa hai
loài không có ảnh hưởng gì với nhau; cạnh tranh vì nơi ở của hai loài lấn át lẫn
nhau; cạnh tranh vi thức ăn, cả hai ỉấn át iẫn nhau; kí sinh chỉ có lợi cho một
bên là vật kí sinh; hội sinh là của hai quần thể; chỉ một loài ưu thế cố lợi, loài
kia bị thiệt hay không có lợi gì; tiền hợp tác hay hợp tác đơn giản không bắt
buộc, nhưng cả hai loài đểu có lợi; hỗ sinh hay sự cộng sinh bắt buộc, có quan
hệ tương hỗ, có lợi cho cả hai loài, hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

104
<o
ỊS>
é 0

s
2 !'
c
3
•5»
ar
f
§

1 1

1 1

ỉ 3
| ĩ

s 3

JỊ^
ta

I
5'

I

105
Chuông 3
LOÀI NGVừl SINH Hpc
TRONG HỆ SINH THAI t ự n h iê n
1. NƠI SỐNG, Ó SINH THÁI VÀ TƯƠNG ĐỒNG SINH THÁI
1.1. Nơi sống
Nơi sống Ợìabiíat) hay ncri ở của một sinh vật, là nơi mà thường xuyên gặp
được sinh vật đó. Ví dụ cây bóng râm, cây ưa sáng cua mỗi vùng khí hậu: sú
vẹt ở vùng nước lợ; rắn, kì nhông ở hang v.v... Nơi sống của một sinh vật hay
một phần của quần thể gồm cả môi trường vệ tinh và các sinh vật khác. Nơi ở
của một quần xã lớn hay nhỏ cũng gọi là nơi sống. Nó gồm môi trường vật lí và
các sinh vật ở trong quần xã.
Nếu các loài cùng một giống sống chung, nhưng khác nhau về phân bố,
như phân bố bề mặt hay tầng sầu, ở nơi ẩm hay chỗ khô v.v..., thì chúng có nơi
sống thành phần {Microhabiíat) khác nhau.
Nếu hai hay nhiều loài thuộc cùng giống nhau khác biệt về nơi sống thì nơi
sống đồng thời của chúng gọi là n d sống chung {Macrohabỉtat).
Ví dụ nơi ở của nhóm côn trùng nước họ Qiân bơi {Belostomatỉdac) là các
thuỷ vực nước ngọt, như ruộng, ao, hổ, sông, suối, ncri có cây thuỷ sinh mọc lúp
xúp. Như vậy chúng có cùng nơi sổng. Do kích thước cơ thể khác nhau, do tạp
tính kiếm mồi và sinh sản khác nhau, nên loài cà cuống và loài bọ bèo của
nhóm Côn trùng chân bcri ịẸelostomatidae) nêu trên có nơi sống phân bô' khác
nhau trong các thủy vực. Vì thế chúng có nơi sống thành phần {Mỉcrohabitat)
khác nhau. Thế nhưng, nếu trong nhốm côn trừng ở nưốc này lại cố loài nào có
nơi sống chuyên hoá hoàn toàn ở trên cạn hay ở trong đất. thì ta có thể nói
chúng có những nơi sống chung {Macrohabitat) khác nhau (Vũ Quang Mạnh,
Lê Xuân Huệ, 1999).
Thuật ngữ nơi sống được dùng rộng rãi không những trong sinh thái mà cà
trong đòi sống hàng ngày. Nói chung người ta hiểu, đó là nori có một số vật
đang sinh sống.

106
a.2.ổsinh thái
Ô sinh thái là khái niệm tương đối mới và chưa được sử dụng một cách
rộìg rãi trong các bộ môn khoa học khác ngoài Sinh thái học. Ò sinh thái là
khái niệm bao trùm rộng lớn, bao gồm môi tường hay ổ không gian vật lí, ổ
siih thái chức năng và ổ sinh thái khí hậu. Ô sinh thái chức năng có nguồn
nĩng lượng giống hay khác nhau, còn được gọi là ổ dinh dưỡng của sinh vật, có
sụ tăng trường và sự tưofng tác đến sinh vật khác ở trong quần xã.
Elton (1927) lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ "ổ sinh thái" với nghĩa là "quan
hệ chúc nãng của sinh vật ở trong quần xã". Bởi vì Elton có ảnh hưởng rất lớn
dén tư duy sinh thái, dã cho rằng ổ sinh thái là khái niệm không dồng nghĩa với
nci ở được phổ biến rộng, và do ông đã đặc biệt chú ý đến tương quan năng
luợng nên dạng khái niệm này có thể xem như ià ổ sinh thái dinh dưỡng.
Trong cùng bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái, sự [điong Ịáiú của các nhóm loài
cc mối quan hệ vói các ổ sinh thái của các nhóm trong đại không gian. Vì vậy các
cK số phong phú của các loài có thể cho biết không gian của ổ sinh thái từng loài.
Khi nghiên cứu các loài theo chỉ số phong phú các nhà nghiên cứu thấy
có ba loại phân bố tương hỗ của ổ sinh thái khác nhau. Đó là sự phân bố ngẫu
nhiên, khi các ổ kế tiếp, không gối dầu lên nhau; sự phân bố không liên tục,
khi các ổ kế tiếp không gối đầu lên nhau; và sự phân bố gối dầu lên nhau.
Loại thứ ba gặp ở các quần thể cùng một bậc dinh dưỡng. Sự cạnh tranh gay gắt
hay không tùy dự trữ dinh dưỡng giống nhau (cạnh tranh gay gắt) hay khác nhau
(cạnh tranh không gay gắt). Lack (1954) đã nghiên cứu hai loài chim ăn cá
Phaỉacrocorax carbo và p. aristotelis cùng ăn ở một vực nước, cùng có nơi sống
chung, nhưng thành phần thức ăn cũng như nơi làm tổ của chúng khác nhau. Loài
thứ nhất bắt cá và các động vật không xương sống ở tầng đáy, còn loài sau bắt cá
ở tầng nước trên nên ổ sinh thái của chúng khấc nhau. Sự cạnh tranh giữa hai loài
không gay gắt, mặc dù có khi nguồn dự trữ thức ân vẫn thiếu.
Khái niệm ổ sinh thái, theo Hutchinson (1957) định nghĩa, là một không
gian sinh thái mang đủ những điều kiện môi trường quy định sự tổn tại và phát
triển lâu dài không hạn dịnh của cá thể, loài. Đây là ổ sinh thái chung, còn ỗ
sinh thái thành phần là mội không gian sinh thái mà trong đó có đủ các yếu tố
đảm bảo cho hoạt dộng của một chức năng nào đó của cơ thể. Chẳng hạn, ổ
sinh thái dinh dưỡng, ổ sinh thái sinh sản v.v... Tập hợp các ổ sinh thái thành
phần sẽ có ổ sinh thái chung.
Ổ đại không gian hay ổ không gian chung {Miiìtidimentionat) là ổ ở trong
điều kiện sinh thái khác nhau, điều kiện khí hậu như nhiệt độ, ánh sáng, pH,

107
độ mặn v.v... mà sinh vật phụ thuộc, chúng phản ứng thích nghi để duy trì sự
sống và phát triển tbeo khả năng sinh học và di truyền của chúng. Đó là loại ổ
sinh thái khí hậu.
Ngoài khái niệm ổ sinh thái chung và ổ sinh thái thành phần, người ta còn
đưa ra khái niệm về ổ sinh thái cơ bản {Pundamental ních) và ổ sinh thái thực
iReal nich). Khái niệm thứ nhất chỉ ra một không gian sinh thái mà loài phân
bố trong đó không bị khống chế về mặt sinh học (cạnh tranh, kí sinh...). Còn
khái niệm thứ hai chỉ ra một không gian mà sinh vật phân bố trong đó bị giới
hạn vể mặt sinh học. Qiẳng hạn, giáp xác bơi nghiêng (Gammarus duebeni)
sống "đơn độc" trong vùng nước lợ ở bờ biển nưóc Anh, còn trong thuỳ vực
nước ngọt của Ireland loài này phải chung sống với một ỉoài khác, là loài
Gammarus pulex.
Khi mô tả ổ sinh thái, các chuyên gia nghiên cứu có thể biểu thị bằng đổ thị
về giới hạn sinh thái của các yếu tố nhằm trình diễn các "ổ sinh thái". Có thể
trình bày từ 1 , tức là giới hạn sinh thái đối với một yếu tố, hoặc từ 2 , khi là mặt
phẳng sinh thái đổ, và cho đến 3 chiều trong không gian. Như vậy, mồ tả ổ sinh
thái là cách biểu diễn trong không gian 3 chiều, có thể đến n yếu tố. Có nghĩa
là không gian nhiều chiều, hay siêu không gian sinh thái, do tác giả Hutchinson
đã đưa ra. Còn để chỉ "bề rộng" của ổ sinh thái ta dựng đường cong hình vuông
tnà ở đó trục hoành chỉ ra nguồn sống của cá thể loài (Hình 3.1).
I II

Hlnh 3.1. Sơ đổ cấu ưúc ổ sinh thái


I. Trên hình giói thiệu 3 yếu íố cơ bản ừong không gian 3 chiều, quy định sự tôn tại
và phát tiiền cùa cơ thề ừong điêu kiện Ohh. Thôm n yếu tố ừén ưục toạ độ ta có
không gian n chiều, hay đa khõng gian.
//. Chỉ bổ rộng của các ổ sinh tìiái của 2 loài, trong đó ổ sinh thài toài 1 nhỏ hơn
ổ sinh thái loài 2 và cà hai loài có một phần trùng nhau vổ ổ sinh thài.

108
Rõ ràng nơi sống và ổ sinh thái là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, vế
bản chất và nội dung cơ bản của chúng. Nói một cách hình tượng và dễ hiểu
như Odum (1975), thì nơi sống có thể hiểu như "địa chỉ của một loài sinh vật",
còn ỏ sinh Ihái chính là "nghề nghiệp hay cách kiếm sống" của loài sinh vật đó.
Đc chính là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự sinh tổn của cá thể loài.

1.3. Tương đồng sinh thái


Các loài sinh vật cùng chiếm một ổ sinh thái hay những ổ sinh thái giống
nhau trong những vùng địa lí khác nhau được gọi là những loài "tưomg đồng"
sinh thái {Ecological equyvaỉence), Tương đồng sinh thái còn được gọi là
đương lượng sinh thái.
Các loài có ổ sinh thái ở trong vùng kế cận thường có họ hàng gần nhau.
Trái lại, nếu các vùng địa lí cách xa nhau thì các loài dó thường khỡng có họ
hàng gẩn nhau.
Các quần xã sinh vật khác nhau về thành phần loài, ở trong các vùng địa lí
khác nhau nhưng có điều kiện tự nhiên như nhau sẽ phát triển giống nhau. Các
hệ sinh thái hoang mạc phát triển ở những nơi có khí hậu hoang mạc cách xa
nhau thì các loài động vật có thể hoàn toàn khác nhau. Ví dụ các động vật ăn cỏ
như bò rừng và sơn dưcmg sừng chia nhánh (Bắc Mĩ) là đương lượng sinh thái
của chuột túi Kanguru ở sa mạc châu úc.
Đảng sau đây giới thiệu về nghiên cứu loài chim tương dồng sinh thái sống
ờ thảo nguyên Kanzas và Chile. Chúng thuộc mỗi vùng khác nhau về ổ sinh
thái dinh dưỡng dược chỉ ra bằng sự khác nhau vể kích thước cơ thể và kích
thước của mỏ. Nhưng mỗi một cặp tương đồng lại rất giống nhau về mặt hình
thái, chứng tỏ chúng có ổ sinh thái giống nhau. Các loài của cặp I gần nhau về
đặc điểm phân loại ở bậc giống, cặp II gần nhau ở bậc họ, còn cặp thứ III lại
thuộc các họ khác ỉìhâu (Cody, 1974).
Bảng 3.1: Các loài chim thảo nguyên tương đổng sinh thái ồ vùng Kanxas (A)
và vùng Chỉle (B) (Cody, 1974)
Đặc điểm các cập chim thẳo nguyốn Kích thưdc thin ChKudàÌmỏ T ỉlậg iaiib ểd iy
tưong đổng sinh thái 1, II, III (mtn) (mm) v ic h K u d iim d
Stumella magna (A) 236 32,1 0,36
Cầo I1
v/ạp
Pezites mililaris (B) 264 33,3 0,40
Ammatramus mannanim (A) 118 6,5 0,60
CJin II
Sicalis luteura (B) 125 7.1 0,73
Eromorphila alpestris (A) 157 11,2 0.50
Căn
Vdp 1lii11
Anlhus ccmnơeras (B) 153 13,0 042

109
2. LOÀI SINH VẬT VÀ NHỊP SINH HỌC

2.1. Chọn ỉọc tự nhiên và loài sinh học


Loài là đơn vỊ sinh học tự nhiên, là đơn vị phân loại cơ sớ của sinh giới.
Loài giao phối là một quần thể mang tình trạng chung \’ề hình thái, sinh lí, phân
bố ở một vùng địa lí xác định, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với
nhau và cách li sinh sản với các quần thể của những loài khác.
Khi môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, các quần thể của một
loài có thể phân li theo nhiều hướng, hình thành các phân loài hoặc loài mới.
Những loài sinh vật thuần chủng là những loài có gen \’à protein rất thuần, như
loài báo sita (Acinoyx jubatus). Còn các loài có một tỉ lệ gen đa dạng hay ở
đưái thể dị hợp tử, 2 gen khác nhau ở một vị trí, thì không thuần. Những loài có
gen đa dạng này có khả nãng thích nghi mạnh.
Khi xuất hiện sự cách li về không gian, do sự phân chia địa lí thì tùng bộ
phận của quần thể có nguồn gốc từ cùng một tổ tiên sẽ tiếp diễn quá trình hình
thành những loài dị hợp, nghĩa là sự phát sinh ra những loài mới. Nếu sự cách li
lâu dài của các nhóm bộ |Aận của quần thể ở một vùng sinh thái địa lí khác thì
chúng trải qua sự thích nghi phân li và tích lũy di truyền, dưới nhiều gen đa
dạng khác nhau hoặc đã đột biến. Đến một thời điểm nào đó, những bộ phận
của quần thể này không còn giao phối với nhau, không trao đổi gen và trở thành
những loài mới, mang các đậc tính và ổ sinh thái riêng.
Với sự thay đổi lón của môi trưòng như thiên tai. rừng bị huỷ diệt hoộc
ranh giới giữa lục địa và ven biển ở các đảo v.v... đã làm phát sinh ra những loài
đồng hình và dị hình, ở động vật cOng như thực vật. Chúng thích nghi và tích
luỹ những gen mới và cho những tính chất mới, có sức sống mạnh hơn và trở
thành những loài mới. Mỗi sinh vật kế thừa của một chuỗi dài thế hệ từ khi nó
xuất hiện trên Trái Đất, trải qua các sự thay đổi lớn lao về khí hậu và địa chất từ
hàng triệu năm nay. Nó được bảo tồn tới ngày nay và trở thành đa dạng trong
quá trình tiến hoá hoặc dột biến ra những loài mới. Đó ià dí sản của hàng nghỉn
triệu nẫm nên sinh vật là một vốn quý biết bao, không thể dể nó bị tiêu diệt.
Một điều jrfiổ biến là trong phạm vi của các quần thể được giữ nguyên, mỗi
cá thể vổi đặc điểm riêng của mình đã phát triển thích nghi và tích luỹ trong
điều kiện môi trường, làm giàu gen mới của ỉoài và làm cho quần thể trở nên da
dạng. Nhờ đố loài tiến hoá và thích nghi hơn, cố sức sống và phẩm chất mới
truyền lại cho các thế hệ sau.

110
Oim lọc tự nhiên là sự chọn iọc do các yếu tô' môi trường quyết định. Đây
là mhântố tiến hoá làm tăng sô' lượng những cá thể có sức sống và khả năng
sinlh sải phù hợp với môi trường sống, đồng thời thải loại những cá thể kém
thích nịhi hcfn.

2.2 Loài đồng hình {Allopatric)


Loă đồng hình là những loài phân bô' ờ những vùng địa lí khác nhau, bị
n g ^ cách tự nhiên, như bên này và bên kia dãy núi cao chẳng hạn. Trong đồng
hìnlh sựkhác biệt giữa các loài có họ hàng gần bị giảm di dưới tác dụng của quá
trìiầh tién hoá và được xem như là sự hội tụ của đặc điểm. Theo Vaurie (1951)
thì hai oại đồng hình sống cách li, giảm sự khác biệt nhờ tiến hoá nên giống
nhau. Chúng tuy không phân biệt được về hình thái, nhưng vẫn ỉà hai loài riêng
mặíc dù có cùng một tổ tiên nhưng bị sống cách li về địa lí và tính di truyền của
chửng Ểược tích lũy khác nhau.
Như vậy, hai loài được gọi là loài đồng hình khi chúng sống cách li ỏ các
vùihg khác nhau nhưng lại giống nhau về hình thái, khác nhau vể di truyền.
Ng|h» là, chúng là hai loài riêng biệt.

2.3. Loài dị hình


Loài dị hình là những loài cùng sống và phân bố trên cùng một lãnh thổ, có
chuing hoặc không cùng chung ổ sinh thái, và mang những đặc điểm hình thái
khálcnliau.
ò ngoài thiên nhiên, nhũng loài dị hình hay gặp ỏ thực vật hơn là ỏ động
vậti, ù động vật này có tổ chức tiến hoá cao. Sự thay đổi lớn của môi trường vật
lí tihiờng làm biến động di truyền của thực vật bậc cao. Ví dụ như loài thực vật
đa bíi (Spartina íowtsenciis) là loài lai tự nhiên giữa Spartina alỉterni/oỉỉa gốc ở
đầnn lầy nước mặn châu Mĩ được thuần hoá trên các đảo ở Anh, với loài
Spm ina alỉterni/olia của địa phương. Sự lai tạo tự nhiên ở động vật bậc cao có
gióíi iạn hcm nên các giống lai có ít hơn.
7rong loài dị hình sự khác biệt giữa các loài có họ hàng gần tăng lên. Ví dụ
ở lioă chim Sitta và ỏ chim yến đất, cả hai loài cùng sống trên đảo lớn có sự
kháỉcbiệt vể kích thước chung cùa cơ thể và tỉ lộ của mỏ. Trong trường hợp này
mỗi bài đều cố mang hình dáng và kích cỡ của mỏ trung gian.
Một số loài sinh vật có họ hàng, có một phần vùng phân bố gối đầu nhau.
Nếíuở vùng gối đầu chỉ cố một loài tồn tại thì quần thể của loài dó giống như
quíầnthể các ioài khác cùng giống như giống Sitta. Nếu vùng gối đầu có hai

ỉli
loài tồn tại thì các quần thể của chúng khác biệt nhau về những đặc điểm sinh
thái, sinh học và sinh thái. Hai loài có vùng phân bố gối đầu lên nhau là cổ họ
hàng gần (Brown và Vilson, 1956).

2.4. Chọn lọc nhân tạo


Chọn lọc nhân tạo là quá trình chọn lọc do con người thực hiện trên cây
trổng và vật nuôi, nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người. Quá ưình
chọn lọc nhân tạo bao gồm hai mặt song song là; lựa chọn những đặc điểm và
biến dị có lợi, đào thải những đặc điểm và biến dị không có lợi.
Mục đích của chọn lọc nhân tạo là chọn những đặc điểm và biến đị ờ sinh
vật phục vụ nhu cầu và lợi ích của con người. Nền tảng và cơ sở khoa học của
chọn lọc nhân tạo là dựa trên hai dặc túìh quan trọng của sinh giới là di truyền
và biến dị.
Con người với hoạt dộng trí tuệ cao hơn làm biến đổi hàng loạt di truyền
của sinh vật thành nhiều chủng mới mà họ tuyển chọn ra những chủng bền
vững theo yêu cầu nhất định của trổng trọt và chăn nuôi. Như vậy từ lúa mì, lúa
nưóc, bò sữa, heo, gà công nghiệp v.v... đến cả vi sinh vật đều được con người
tạo ra. Chúng cố nhũỉig khả năng mới, được phát triển trong điều kiện hết sức
thuận lợi và được cung cấp dẩy đủ thức ăn theo nhu cầu. Họ còn ghép gen chọn
lọc để tạo ra những sinh vật mới, có chức năng mới. Những kết quả bưóc đầu
ghép gen cố định nitơ của không khí (gen nif) cho thấy có nhiều triển vọng.
Tuy nhiên, ngoài việc đem lại lợi ích cho con người chọn iọc nhân tạo cOng
iàm hại thiên nhiên và sinh giới, do sự thất thoát gen ra môi trường hoang dã,
đem đến sự suy thoái cho loài, giảm múc đa dạng sinh học của các hệ sinh thái.

2.5. Thuần hoá


Thuần hoá ià quá trình con người tạo ra những đặc điểm thích nghi mới cho
các chủng ioại cây trồng và vật nuổi, thích ứng với nơi sống mới khác với
những diéu kiện sống ngoài thiẻn nhiên hoang dã tnnk đó của chúng.
Nhờ quá trình thuần hoá, con người đã tạo ra nhiều giống cây trổng và vật
nuôi từ các tổ tiên hoang dã. Theo Odum (1983) thì thuần hoá các loài dộng,
thực vật khổng chỉ làm cho chúng biến đổi vể mật di tniyển mà còn tạo nên
dạng hỗ sinh đặc biệt giữa người và vật dược thuẩn hoá.
Có thể nói là con người và sinh vật kinh tế có mối quan hệ hỗ sinh. Con
người đã làm giàu khu hệ sinh vật ở một nơi, với dộng và thực vật cao sản nhập
nội và thuần hoá. Họ tạo ra kĩ thuật ghép gen bằng hoá chất như poiietylen,

112
glicom lay bằng máy điện trường đổi chiều siêu tần số dễ dàng, chắc chắn và có
kết quỉ hơn.

2.Í. Nhịp sinh học và hiện tượng học (Phenology)


Nhí đã biết, một trong những tính chất sống, nền tảng của thiên nhiên là
lúih chỉ kì của phần lớn các quá trình xảy ra. Toàn bộ sự sống trên Trái Đất từ
tế bào Jến sinh quyển đều phải tuân theo những nhịp điệu xác định gọi là nhịp
sinh hcc.
NHp bên ngoài là sự biến đổi theo một chu kì ở môi trường ngoài cơ thể;
còn nhp điệu xảy ra trong cơ thể liên quan tới hoạt động sống của sinh vật gọi
là nhịpđiệu bên trong.
Nhp điệu bên trong đảm bảo cơ thể sinh vật có được những hoạt động
sống, fhù hợp với sự thay đổi có tính chất chu kì của môi trường ngoài. Đó là
nhũng nhịp điệu sinh lí của cơ thể tiến hành theo chu kì liên tục. Túih chất nhịp
điệu đíỢC thể hiện trong quá trình tổng hợp ADN, ARN ở tế bào, tổng hợp
protein trong hoạt động của men, trong hoạt động các thể sợi, sự phân chia tế
bào và trong hoạt động của các cơ quan như nhịp đập của tim, sự co dãn của
phổi, cíc tuyến nội tiết v.v...
Nhĩng nhịp bên ngoài có liên quan tới chu trình địa vật lí, liên quan đến
vòng quay của Trái Đất và Mặt Trăng. Dưới ảnh hưởng của các chuyển quay
đó, nheu nhân tô' sinh thái trên Trái Đất thay đổi theo chu kì, như thay đổi các
nhân tc sinh thái ánh sáng, nhiệt độ, áp suất và độ ẩm, không khí, tíiủy ưiều v.v...
Những thay đổi có tính chu kì đó tác động tới cơ thể sống, buộc chúng phải tuân
theo những thời gian biểu chặt chẽ theo thời gian: ngày, mùa, tuần trăng v.v...
Đáng chú ý là sự thay đổi thời kì hoạt động và tập tính sinh hoạt cùa các
sinh vễt này có thể lại là tác nhân tạo ra nhịp sinh học của các sính vật khác
như sự Ihay đổi thời gian hoạt động của eon mồi sẽ ảnh hưởng tới con vật ăn
thịi, và ngược lại.
Các nhịp điệu đó đã để lại dấu ấn của mình trên những cơ thể sống buộc
chiỉng tuân theo những thời gian biểu chặt chẽ theo ngày, theo mùa một cách
chỉnh xác. Ví dụ ở thực vật, sự quang hợp mạnh lên gần giữa trưa khi sự bốc
hơi qua mặt lá giảm đi. Sâu non của sâu bọ ra khỏi trứng lúc rạng đông, đó
cQng là thời gian mà sâu trưởng thành rời khỏi kén vì vào lúc sáng sớm, cưòng
độ ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp hơn và độ ẩm không khí cao hơn, giữ cho lớp vỏ
và nội quan còn yếu ớt của chúng không bị tổn thương. Chim và động vật ăn
thịi ra bờ biển lúc nước triều xuống bất trai, sò, tôm, cua mà biển để lại. Các
loài thú ăn thịt bắt đầu kiếm ăn lúc con mồi chưa kịp vể tổ, về hang.

113
Toàn bộ những nhịp điệu bên trong đều chịu sự chi phối chung của cơ ihể,
tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh và cuối cùng được biểu hiện như một tính chu
kì chung của tập tính cơ thể. Khi thực hiện những chức năng sinh lí. cơ thể
dường như tính được thời gian.
Hiện tượng học {Phenolpgy) nghiên cứu về các hiện tượng xảy ra với chu kì
của sinh giới dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tô sinh thái. Đó là nhửng
nghiên cứu về tính quy luật trong sự phát triển của mùa, về mối quan hệ giữa
tính chu kì đó với các nhân tố sinh thái tự nhiên.
Thông thường các nghiên cứu hiện tượng thực vật thường được tập trung
vào các giai đoạn như hạt nảy mầm, rụng lá, nở hoa, kết quả và hạt rụng v.v...
Các điều kiện về thời tiết trong năm như nhiệt đô, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng,
độ vĩ, độ cao, độ dốc, khoáng chất... ảnh hưởng đến các chu kì phát triển đó.
Các nghiên cứu về hiện tượng học ở động vật ià những nghiên cứu về các
giai đoạn sinh trưởng và phát triển, như thời gian phát dục và đình dục, thời
gian đẻ trứng hoặc sinh con, trú đông, ngủ hè v.v... .
Nghiên cứu hiện tượng học ngày nay có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn,
góp phẩn nâng cao kĩ thuật nuôi trồng nhiều loài sinh vật, bảo vệ đa dạng sinh
học và làm {diong phú vật nuôi và cây trồng. Như tác động lên các nhịp ngày
đêm của cây trồng, gia súc theo chiều hướng ỉàm tăng các nhịp sinh trưỏng,
sinh lí có lợi sẽ cho năng suất cao hơn, thay đổi thòi gian và cường độ chiếu
sáng có thể kích thích sự ra hoa sớm hơn. Hiểu biết các nhịp hoạt động ngày
đêm và theo mùa của động vật có hại: sâu bọ, bọ chét, gặm nhấm, có thể phòng
chống có hiệu quả hom bằng cách sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học.

2.7. Nhịp sinh học năm


Khi Trái Đất quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời đồng thời đã làm
thay đổi vị trí của nó, vì thế cưòng độ ánh sáng và nhiệt thu nhận ở các vị trí
ưên mặt đất và thòri gian khác nhau trong năm khổng giống nhau. Những thay
đổi cố quy iuật của các điẻu kiện khí hậu trong năm dã ảnh hưởng sâu sắc dến
các sinh vật và được biểu hiện trong sự thích nghi của chúng, về sinh sản, sính
trưỏng, di cư, tính chống chịu v.v...
Các biến đổi theo mừa là sự thay dổi sâu sắc trong sinh lí và tập tính cơ thể,
liên quan đến hình thái và dặc túih của chu trình sống. Qua sự biến dổi này mà
sinh vật có thể vượt qua được thời kì rất khó khăn, nhờ tính trạng bền vũng nhất
của cơ thể. Ví dụ hạt ở thực vật, ngủ đông ở động vật. Hcm thế nữa, những giai
đoạn nhạy cảm nhất trong đời sống của loài, như sự xuất hiện của thế hệ sau

114
trùng hợp với thời kì thuận lợi nhất trong nãm tạo điều kiện sống còn cho
sinh vật.
Khi sự biến đổi mùa của môi trường ngoài càng đột ngột thì tính chu kì
năm của hoạt động sống biểu hiện càng mạnh mẽ. Chẳng hạn, hiện tượng rụng
lá về mùa thu, các kiểu đình dục, ngủ đông, lột xác thay lông theo mùa v.v...
biểu hiện rõ rệt ở sinh vật ôn đới và hàn đới. Còn tính chất mùa trong chu trình
sống ở các sinh vật nhiệt đới thể hiện yếu hơn vì sự biến đổi mùa không lớn.
Hoạt động di cư ở chim là một trong những hoạt động đậc sắc và kì lạ về
nhịp sinh học nàm của sinh vật. Chim én đẻ trứng ở miền Đông Canada, di cư
tránh mùa đông qua biển Đại Tây Dương về phưcmg Nam ấm áp, trên quăng
đường dài 10.000 dặm. Trước khi di trú, chim tãng cường độ dinh dưỡng để tích
mờ chuẩn bị năng lượng cho cuộc di cư xa dài ngày. Mỗi năm chim phải tích
mỡ hai lần vào mùa xuân và mùa thu, chuẩn bị cho chuyến bay đi và chuyến
bay trở về chỗ cũ (hình 3.2).

Hình 3.2: Chu kì sình học năm ở các loài chim vùng ôn đớf
a. Mùa xuàn: Trời ấm áp chim tìm kiếm và tăng nhu cầu thức ăn;
b. Mùa hè: Chim tích luỹ chất mở ơựtrữ, cơ quan và tuyến sinh ơục phát triển,
làm tổ, đẻ trứng và nuôi con;
c. Mùa thu: Chim tăng lượng thúc ăn hơn nữa, tích luỹ nhiêu chất mỡ dự trữ
dưới da, di cư về phuơng Nam ấm ảp;
d. Mùa đông: Chim kết thúc di cư, ở nơi ấm áp và đồng hó sinh học cơ thổ
kết thúc một chu kì năm, ỏ vùng sống õn đới.
(Vũ Quang Mạnh, 2000)

115
2.8. Nhịp sinh học tuần trảng
Theo cách tính của nhiều nước thì lịchngày iháng theo tuần trảng là
30 ngày hay thật chính xác là 29.53 ngày, gọi ià tháng âm lịch. Tháng âm lịịch
có hai thời kì trăng tròn và không trãng. mồi kì 14,77 ngày, tính tròn là
15 ngày. Những nhịp điệu theo tuần trăng này ảnh hướng đến chu kì sinh Sỉản
của một số loài động vật.
ở vùng biển Hắc Hải có những loài giun nhiều lơ nổi lên mặt nước v^ào
những ngày cuối cùng của thượng huyền và vào những ngày đầu tiên trăng trồn;
trong khi những loài khác ngoi lên vào những ngày cuối của hạ huyền và wào
những ngày đầu của kì trăng non.
Vào thời diểtn nổi lên mặt nước cũng chính là lúc giun nhiều tơ đã chín vể
sinh dục. Cá thể cái nổi lên trước, đẻ trứng và giun dực tưới tinh trùng lên (đố.
Mỗi năm giun nổi lên mặt nước một lần vàonhững tháng nhất định tùy thieo
loài, thường là tháng 10 hoặc tháng 11 dương lịch.
ỏ các vùng ven biển nưốc ta cũng có những loài giun nhiều tơ (còn gọi là
rươi) cố chu kì tương tự ở các vùng nưóc lợ và người dân dã biết ngày rươi ra
để vớt về ăn hoặc bán. Hoạt động theo chu kì tuần trăng của ioài cà cuômg
(Lethocerus indicus) cũng rất đặc trưng. Cà cuống là con côn trùng cánh mửa
sống ở nước. Vào mùa sính trưởng, đặc biệt ià các tháng trăng rằm, chúng bay
khỏi các thuỷ vực sống để tìm bạn tình, ghép đôi và sinh sản. Mùa trảng và áinh
sáng trăng rằm là tín hiệu cho mùa sinh sản của cà cuông.

2.9. Nhịp sinh học thuỷ triều


Khi nói đến nhịp điệu sinh học ở các dại dương ià gắn liền với các chu kì
quay của Mặt Ttrăng quanh Trái Đất (29,53 ngày) và của Trái Đất so vvới
Mặt Trăng.
Mực nước thuỷ triểu dâng lên, hạ xuống ở các đại dưcmg là do lực hấp dlản
giữa Mặt Trời và Mặt Trăng đối với Trái Đất. Lực này thay đổi theo các chu kì
quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất và của Trái Đất so với Mặt Trời. (Cứ
khoảng 24 giờ 50 phút trong một ngày có hai con nước lớn và hai con nưfớc
ròng, gọi là chế độ bán nhật triều, như ở vùng Nam Bộ của nước ta. ở một số
vùng miẻn Bắc Việt Nam phổ biến chế độ nhật triều (mổi ngày có một Cíon
nước lớn và một con nước ròng). Điểm khởi dầu của các pha triều lên, xuống so
với ngày hôm sau chậm hơn ngày hôm trước 50 phút. Nưóc triều lớn nhất Xiảy
ra trong thời điểm gọi là sóc vọng - khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳing
hàng. Lúc này các lực hấp dẫn của Mặt Trời và M(it Trăng lồng vào nhmu.

116
Mối tháng có hai lần, vào ngày không trăng và ngày trăng tròn, nước triểu đạt
độ cực đại gọi là điểm triều cường.
Các nhóm sinh vật sống trong vùng nước triều lên, xuống gọi là sinh vật
vùng triều. Chúng thích nghi với những thay đổi theo chu kì của con nước thuỷ
triều, bao gồm thay đổi nhiệt độ nước, độ mặn, nồng độ oxi trong nưóc, mức độ
ngập sâu v.v...
Những con sò khi triểu xuống khép chặt vỏ lại và ngừng ăn. Tập tính theo
chu kì đóng và mở vỏ được giữ rất lâu trong các bể nuối, dần được thay đổi nếu
manị: bể nuôi đến vùng địa lí khác. Lúc này tập tính theo nhịp điệu mới được
thành hình, phù hợp với lịch thuỷ triều gần nơi sò sống.
Cùng là nhóm giáp xác sống ở vùng thuỷ triều ven biển, con còng {Uca) có
hai Hểu hiện nhịp điệu gắn liền với nhau là vận động và thay đổi màu sắc cơ
thể. Sống trong vùng triều, ăn thức ăn do biển để lại khi nước rút đi, nó chỉ di
chujển lúc triều xuống và nằm yên trong hang khi triều lên. Khi trời mới hửng
sáng còng có màu sẫm, giúp tránh được kẻ thù và bảo vệ chống lại bức xạ mặt
irời. Khi Mặt Trời lặn, màu sắc của nó nhạt đi rất nhanh và trở thành xám bạc.
Nhihg thay đổi màu sắc này phụ thuộc vào sự di chuyển của sắc tố đen, ở
những chân giả của các tế bào đặc biệt trên bề mặt cơ thể. Còng có màu sẫm
khi ấc tô' đen lan ra các chân giả và màu sáng khi sấc tố tập trung vào giữa tế
bào. Nhịp điệu thay đổi màu sắc của còng liên quan tới điểu kiện chiếu sáng, có
màu sẫm nếu giữ ánh sáng mạnh trong 10 ngày, nếu để vào phòng tối vào lúc
12 gờ hoặc 18 giờ, nhịp điệu màu sắc được phục hổi từ 24 giờ đầu tiên. Nhịp
điệu màu sắc của còng tnỗi ngày lệch một ít trong điều kiên tự nhiên cũng như
ironị phòng tối. Mầu sẫm nhất xảy ra chậm 50 phút/ngày khớp vdi sự chênh
lệchtiàng ngày của triều iên và triều xuống. Như vậy rõ ràng là nhịp điệu ngày
dêincủa còng phụ thuộc vào nhịp điệu thủy triều.

MO. Nhịp sính học ngày đêm


Các nhịp sinh học theo ngày đêm được gọi chung là nhịp ngày đêm, có ở
tất ct các cơ thể sống từ mức độ hoạt động của tế bào, sinh vật đơn vào đến các
loài hú và cả con người.
Cơ thể sinh học sống hoạt động có chu kì, phù hợp với chu kì thời gian ưong
khioảig 24 giờ, nên được gọi là đồng hồ sinh học. Ví dụ như chu kì Uiức và ngủ
tươnị ứng với ngày và đêm; chu kì quang hợp tương ứng với năng lượng của ánh
sámg(sáng và tối); chu kì phản ứng tương ứng vói nhiệt độ của sinh vật v.v...
Có hai giả thuyết về nguyên nhân làm cho cơ thể hoạt động theo chu kì
ng^àydêm. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, nguyên nhân bên trong làm cho cơ thể

117
có khả năng đo thời gian. Còn giả thuyết thứ hai iại cho nguyên nhân bên ngoài
làm cho cơ thể đồng hoá các tín hiệu của môi trường.
Tuy nhiên, ánh sáng và nhiệt độ là tác nhân chính tạo ra nhịp ngày dêm của
cơ thể sinh vật đơn bào. Một con amip từ khi tế bào phân chia cho đến lần phần
chia tiếp theo là đúng 1 ngày. Trong điều kiện thuận lợi cứ 24-25 giờ có lĩiột
thế hệ amíp mới thành thục. Các nhóm tảo đơn bào hoạt động thuận lợi nhất khi
được chiếu sáng 12 giờ và 12 giờ trong bóng tối. Trong điều kiện này. tảo có
nhịp phát sáng ngày đêm với điểm cực đại vào nửa đêm, mạnh hcfn 40-60 lần so
với ban ngày. Trùng roi (Euglena) hoạt động theo nhịp ngày đêm tương đôi đơn
giản. Ban ngày khi có ánh sáng chúng bơí ỉên mặt nước, ban đêm lặn xuống.
Các pha sinh sản hữu tính của trùng cỏ iParamecium) cũng diễn ra theo nhịp
ngày đêm (Vũ Quang Mạnh, 2000).
Nhịp ngày đêm thông thường nhất ở thực vật ià nhịp quang hợp, diễn ra
theo trình tự bắt đầu quang hợp từ sáng sớm, tăng dần đến gần trưa, giảm dần từ
buổi chiều đến tối và kết thúc hoàn toàn khi trời tối. Nhịp ngày đêm còn thể
hiện trong sự hình thành các chất hữu cơ của lá. Đồ thị tích iuỹ tinh bột gần
trùng hợp vói đồ thị quang hợp lá cây. Hô hấp và thoát hơi nước là những hoạt
động sinh lí của thực vật, tuân theo nhịp ngày đêm. ở các cây hướng dương,
đậu, cà chua v.v... nhịp hô hấp và thoát hơi nước thể hiện rất rõ nếu được chiếu
sáng 12 giờ và 12 giờ tối. Tính chu kì này giảm dần trong điều kiện 16 giờ sáng
và 8 giờ tối. Dưới ánh sáng iiên tục, chu kì này biến mất. Cũng như thế, hấp thụ
và vận chuyển các chất của thực vật cũng tuân theo chu kì 24 giờ. Sự vận
chuyển phôtphat, sunphat và các chất hữu cơ như axit amin đều tảng vào ban
ngày và hạ xuống mức cực tiéu vào ban đêm. Hoa mười giờ {Portuỉaca
grandìỷlora), hoa nhài, hoa quỳnh dều nở ở nhiệt độ và độ ẩm nhất dính. Hoa
mười giờ nở khoảng ỈO giờ sáng, còn hoa nhài và hoa quỳnh sau nở vào dêm
khỉ nhiệt độ hạ thấp hơn ban ngày và độ ẩm dạt cao.
Nếu có nhũng nhóm động vật hoạt động ban ngày, thì lại cQng có động vật
chuyên hoạt động ban đêm. Gà, chim sẻ, chuồn chuồn v.v ... ià những động vật
hoạt động ban ngày; nhún, dơi, cú mèo v.v... là nhũng động vật hoạt động ban
đêm. Trung gian giữa hai nhóm trên là những động vật hoạt động cả ban ngày
và ban đẽm như cá hổi, cá chiên, chuột dồng, chồn v.v...
Con gián là ioài côn trùng cố một pha hoạt động và một pha nghỉ trong
24 giờ, khi điéu kiện ánh sáng bình thường. Nếu điểu kiện chiếu sáng bị rối loạn,
các pha của nhịp bị đảo ngược nhưng thời gian của chu kì không dổi. Trong
sinh thái hiện tượng này gọi là nhịp trong pha. Nhịp một pha là nhịp trong đó
một pha hoạt dộng và một pha nghỉ kế tiếp nhau trong 24 giờ. Nếu nhiều chư kì

118
đầy (ủ kế tiếp nhau trong một ngày đêm gọi là nhịp nhiều pha. Chẳng hạn, lợn
có tó 14 pha ngủ, irong 24 giờ.
ó người, thòi gian luân phiên các pha ngủ và thức kéo dài ra theo lứa tuổi;
trẻ en càng lớn số lượng các pha ngủ càng giảm đi. Thời gian ngủ tổng cộng
của tẻ em 1 tuổi: 16-17 giờ/ngày; 2-3 tuổi: 14-15 giờ/ngày; 4-5 tuổi: 13 giờ/ngày.
ở ngrời lớn thời gian ngủ trung bình 7-8 giờ/ngày. Các quan sát trên cơ thể
ngưè trưởng thành cho thấy, nhiều quá trình sinh lí diễn ra theo nhịp ngày đêm
như ihịp về thân nhiệt, hô hấp, co bóp tim v.v... Nhịp ngày đêm của các chức
nâng sinh lí khác nhau xuất hiện vào những thời gian khác nhau trong ngày.
Biênáộ và nhịp tăng hoặc giảm theo quá trình phát triển cơ thể. v ể đêm hoạt
độngcủa hầu hết các chức năng đều giảm.
Tóm lại, nhịp ngày đêm của nhiều quá trình sinh lí chịu tác động của chu kì
chiếi sáng ngày và đêm, trùng với các nhịp đó là thời gian ngủ và thức. Trong
giai (Oạn thức, các hoạt động sống chiếm ưu thế còn khi ngủ các quá trình bảo
đảm ự nghỉ ngơi. Sự fèân bố chặt chẽ các quá trình sinh lí ứieo thời gian là kết quả
của aọn lọc tự nhiên, đồng ứiời biểu hiện túứi thống nhất sinh lí của cơ thể người.

í. NGUỒN GỐC SINH HỌC CỦA LOÀI NGƯỜI


c.l. Những loài vuợn người nguyên thủy
ỉ. 1.1. Loài tinh tinh Simpanse
trí phân loại của tinh tinh Simpanse, thuộc bộ Khỉ hẩu (Primates), họ Dã
íửìấniHominỉdae), phân họ Người {Hominỉnae), tông Hominini, và phân tông
Homnini, giống Pan.
loài tinh tinh (Simpanse) thuộc giống Pa/I, hiện nay được coi là một phần
của |hân họ Người {Homininae), mà trong đó có cả loài người. Các nhà sinh
học in rằng hai loài tinh tinh và vượn gorilla là các họ hàng gần nhất với loài
ngưò. Chúng vốn có cùng một tổ tiên chung vào giai đoạri khoảng 4-7 triệu
năm irước. Tinh tinh có khoảng 95-99,4% ADN là chung nguồn gốc với loài
ngưò. Thậm chí người ta còn cho rằng hai loài tinh tinh, Pan troglodytes và
Pan faniscus, là cùng với Homo sapiens, đều thuộc về giống người Homo, hơn
là nằn trong giống tinh tinh Pan.
11.2. Loài vượn Gorilla
Cùng trong họ Dã nhân {Homỉnidae), thuộc phân họ Người {Hominỉnae),
vượnGorilla nằm trong tông GorilHni và giống Goriỉta.

119
Hình 3.3: Bộ xutmg của vuọn Gorllla
Sọ của cá thế cái (Hình ưên ưá!) và sọ của cá thể đục (phái)

3.1.3. Đười ươi Orangutan


Đười ưcfi Orangutan iPougo pygmacus), có nguồn gốc từ bán đảo Sumatra
và Bomeo, của Indônẽxia. Một số tư liệu khoa học của trường Đại học Pittsbui^h
và Viện bảo tàng khoa học Buffalo (Hoa Kì), đã khẳng định thuyết nguồn gốc
cho rằng: con ngưòi có chung một tổ tiên với dưỀá ư d (Orangutan).
Trong báo cáo mới đây nhất (18/6/2009, Journal o f Biogeography), các tác
giả nghiên cứu đã nghi ngờ về lí thuyết phổ biến trư<k đây, cho rằng con người

120
có quan hệ họ hàng gần gũi với tinh tinh nhâì là chỉ dựa trên phân tích ADN,
mà khống hề có bâì kì bằng chứng hóa thạch nào cần được xem xét lại. Jeffrey
H. Schwartz, giáo sư nhân chủng học thuộc Đại học Pittsburgh, cùng John Grehan,
giám đốc khoa học Bảo tàng Buffalo (Hoa Kì), đã tiến hành một nghiên cứu chi
tiết về các đặc điểm cơ thể của khỉ không đuòi hóa thạch và khỉ khổng đuôi
ngày nay để đi tới kết luận rằng loài người, đưòi ươi, vượn không đuôi sơ khai
đều thuộc về một nhóm tách bạch với tinh tinh và goriỉỉa.
Sau đó họ xây dựng một giả thuyết về quá trình tổ tiên chung của người và
đười ươi Orangittan di cư giữa Đông Nam Á, nơi đười ươi hiện tại sinh sống, và
các phần khác của thế giới để từ đó chúng dần tiến hóa thành khỉ không đuôi đã
tuyệt chủng và loài người cổ đại.

3.2. Những loài người vượn cổ đại


Dưới tầng đất thuộc tuổi oligocen hạ (Oligocene) của kỉ Đệ tam, khoảng 30
triệu năm trước đây, ở Hy Lạp người ta đã phát hiện được mẫu vật loài vượn
người Parapithecus frauzi cổ nhất. Đó là loài khỉ mũi hẹp, thân hình nhỏ, có
đuôi, mặt ngắn, hộp sọ tương đối iớn.
Cũng tại đây, còn phát hiện ra hoá thạch là hàm dưới của vượn người có tên
là Propỉiopỉtheciis hơeckeìi. Loài khỉ này đã đi bằng hai chân, ít nhiều đứng
thẩng, chi trước biết cầm nắm. Những phát hiện tiếp theo cho thấy ở kỉ Miocene
vượn người có thân hình to lón dần, vùng phân bố rộng hcfn, dần đi được chậm
chạp, nhờ biết vịn tay lên cây, thân đè lên chi sau, đã gần như đứng thẳng, đuôi
ít tác dụng nên thoái hoá dần.
Người “Lucy” Austraỉopỉthecỉnes được coi là “tổ tiên của loài người”, cổ
thể bước đi trên hai chân thay vì bốn chân, giống như một con khỉ giả nhân
thường làm. Lucy giống người hiện đại ở ba điểm chính là đầu gối, độ dài tay
và chân, xương chậu trái. “Cố nàng” này có một khớp xương đầu gối giống của
người. Khớp xương này được tìm thấy sâu 86m dưới vỉa đá, và ở vị trí cách xa
các phần còn lại của bộ xương khoảng l,5km. Xương cánh tay của “cô Lucy”
bằng khoảng 84% độ dài của xương chân. Tỉ lệ chiều dài này cho phép phỏng
đoán, là cô ta có vị trí trung gian giữa loài khỉ giả nhân, có tay và chân có độ
dài bằng nhau, và loài người có tay dài khoảng 75% dài chân. Một phần xương
khác giống như của người là xương chậu trái. Phần xương này còn nguyên vẹn
và được dùng để chứng minh rằng Lucy bưóc đi trong tư thế đứng thẳng.
Aiỉstraiopithecus là một loài khỉ giả nhân và có thể bưóc đi trên bốn chân

121
giống như con khỉ giả nhân. Nhóm người cỏ dại này nhìn chung đã giông như
con người.
Từ giữa những năm 1920 trở đi, nhiều hoá thạch của nhóm vượn người cổ
xưa hơn nữa cũng được phát hiện ở Đông Phi và Nam Hii. Hoá thạch này có
nhiều nét chung và được xếp vào phân họ Australopithecine. Cho đến nay đã
tìm được 6 loài, thuộc 3 giông của phân họ này. Phát hiện hoá thạch của
nhóm này đã hé mở triển vọng trong việc tìm hiểu về nguồn gốc loài người
Australopiíhecus đã sống vào khoảng cuối kỉ Đệ tam {Piiocene), sang đầu kỉ
Đệ tứ {Pỉeistocene).

Hlnh 3.4: Loài người vượn cổ đại Australoplthecus aMcanus


(Nguồn: web.Bducastur.prtncast.es)

122
Dạig cổ xưa nhất là Austraỉopỉthecus afarensis, tồn tại trước thời đại ngày
nay kằoảng 3-5 triệu năm. Nhóm người cổ đại này có trọng lượng cơ thể
khoảni 25-50kg, bộ não có thể tích khoảng 400cm^, hộp sọ, và nhất là răng
cửa giống với tinh tinh Simpơnse, tay dài hơn người hiện đại. Có thể xem
Austrdopithecus afarensỉs là nhóm khỉ dạng người đầu tiên có thể đứng thẳng,
với thúc ãn chủ yếu có nguồn gốc thực vật, và sống chu yếu theo bầy đàn nhỏ.
Loài người cổ đại Australopithecus apỉcanits xuất hiện muộn hơn, sống
vào thời gian khoảng 2,5-3,0 triệu năm trước đây ở Nam Phi và 2,0-2,5 triệu
năm ỏ Đông Phi. Nhóm này có bộ xương và các phần cơ thể giống với
Australopitheciis afơrensis nhưng não lớn hữn, và có má to.
Loài vượn người Austraìopitheciis robustus được tìm thấy ở Nam Phi,
mang răng hàm bè rộng mặt và hộp sọ lớn hơn các loài trên. Chúng sống vào
thời kì khoảng 1,0 - 1,8 triệu năm. Chúng có cơ thể to lớn, nặng hơn 70kg, kích
thước cá thể đực lớn hơn cá thể cái, có địa bàn sống rộng hơn Australopỉthecus
aỷarensis và Austrơlopithecus afi icanus. So với loài người, thì chi trưóc của
chúng khá dài, chi sau tương đối ngắn, tầm vóc trung bình và thấp. Thể tích bộ
não của chúng khoảng 500cm\ răng hàm rộng, có men răng dày, các mấu răng
tưcmg đối tròn và thấp, răng cửa nhỏ. Trên bề mặt có cơ nhai và cơ thái dương
khá phát triển, hộp sọ và bề mặt não bộ đã phát triển mấp mô, xương chậu còn
tương đối ngắn.
Vết tích khảo cổ học cho thấy, chừng 1,5 triệu nâm trước đây nhóm vượn
người Australopiĩhecus robustus phải có những bước tiến hoá, hoặc phải phát
triển đa dạng hơn để tồn tại và thích nghi với những biến đổi của khí hậu và
môi trường sống.

3.3. Loài người khéo léo {Homo habilừ)


Người khéô léo ịỳiômõ habilis) là dạng tiến hoấ tiếp theo trong họ Dã nhân,
thuộc bộ Linh trưởng. Dẫn liệu khoa học đã chứng minh loài người khéo léo là
dạng người cổ xưa nhất, giữ vị trí trung gian giữa người và vượn người.
Hoá thạch của người khéo léo xuất hiện cách đây khoảng 2,5 triệu năm,
mang các đặc điểm riêng biệt như thể tích hộp sọ lớn khoảng 650-800cni\
trọng lượng cơ thể trong khoảng 40-50kg. Thuỳ trán của nhóm người cổ đại này
mang nhiều đặc điểm giống với loài người hiện đại, hộp sọ tròn, răng còn thiên
về hướng giống vượn ngưòi Ausiralopitheciis. Người khéo léo có xương chậu và
chi dưới giống với người đứng thẳng và to, mập như xương người hiện đại. Gẩn
dây các nhà khảo cổ đã phát hiện một sọ người ở Kênya có niên đại khoảng
3,2-3,5 triệu nãm.

123
Hlnh 3.5: NguỂH khéo léo (Homo habilis) đã bỉết sửdụng công cụ
(Nguồn: biblioteca.udg.es)

3.4. Loài người đúng thẳng {Homo erectus)


Người đứng thẳng (Homo erectus) là nhóm người cổ đại tiếp theo, xuất
hiện khoảng 1,0 - 1,3 triệu năm trưóc đây. Đúng như tên gọi của nhóm người
cổ dại này, một trong những đặc trưng quan trọng vù tách biệt của họ là đã
đứng thẳng. Bằng cách đó, họ đã vươn tầm cao "thời đại", lên khoảng 1 mét.
Các hài cốt của đại diện nhóm người vượn cổ này được phát hiện ở nhiều nơi
trên thế giới, bao gồm ba nhóm người chính là:
- Ngưòi Pi-tê-can-tờ-rốp ịPithecanthropus erectus).
- Người Xi-nan-tờ-rốp ịSinanthropus pekinensỉs) hay còn gọi là người Bắc
Kinh cổ {Sinanthropus pekinensis = Homo erectiis pekinensis).
- Người Hây-đen-béc (Homo heideỉbergensis).
Lần đầu tiên, vào năm 1891, nguồi H-tê-can-tờ-rỐp {Pithecanthropus erectus)
được tìm thấy ở Java, Inđônêxia. Sau dó, nhiều di tích hóa thạch khác thuộc
nhóm này cũng được phát hiện ở đây. Pi-tê-can-tờ-rốp sống vào thời kì thứ
nhất, thuộc sơ kì Cách tân. Thể tích hộp sọ của nhóm người cổ này lớn khoảng
900cm\ vòm sọ thấp, phần chẩm hẹp, bề ngang rộng nhất của hộp sọ gần sát
đáy sọ và lùi về phía sau. Một số đặc điểm nêu trên cúa người Pi-tê-can-tờ-rốp,

124
gần ỊÌông với vượn ngưòi hơn là giông với người hiện đại. Nhưng chúng đồng
thời nang những đặc điểm giống với người hiện đại, như xương đùi dài khoảng
44-4ícm, cơ thể cao khoảng 165-170cm, tuy đường gờ sau xương đùi {Linea
aspeỵj) rất phát triến. Tuy nhiên, ở đại diện này còn thấy một sô' cấu tạo thô sơ
ngaytrên xương đùi, như thân xương ít cong, bề ngang dưới thân xương không
rộng dần dần mà bè ra đột ngột từ đầu xương, hố kheo lồi lên. Các đặc điểm
nêu tên có thể cho ta kết luận rằng: người Pi-tê-can-tờ-rốp đã đứng thẳng bằng
2 châi, nhưng chưa hoàn thiện như người hiện đại.

Hình 3.6: Loài nguùí đúng thẳng (Homo eroctus)


(Nguốn: 2bomot2b44.blogspot.com)
^ăm 1929, người Xi-nan-tờ-rốp (Sinanthropus pekinensis) đã được phát
hiện ứ Chu Khẩu Điếm, Trung Quốc. Tuổi của mẫu hóa thạch được các nhà
khoa học ước tính khoảng 50-250 nghìn năm trước đây. Cho đến nay, sưu tập
mầu Igười Xi-nan-trô'p mang nhiều đặc điểm gần với người hiện đại, đã được
phát liện ở nhiều nơi thuộc châu Á và châu Phi. Người Bắc Kinh đã được phân
loại ihư một loài Người đứng thẳng (Homo erectus).
Pgười Hây-den-bec {Heidelberg) là một đại diện người cổ đại khác, được
đề cậ) đến trong nhóm loài Người đứng thẳng {Homo erơctus). Những gì tìm được
vể nỊười Heidelberg gồm có một hóa thạch đơn giản, một hàm dưới và răng.
Ngưâ Heidelberg đã được tái tạo từ một cái xương hàm. Người Hây-đen-béc
ịHiono heideỉbergensis) được phát hiện vào những năm dầu thế kỉ XX (năm 1907),

125
lại một địa điểm thuộc làng Moe gần thị trấn Hây-đen-béc của CHLB Đức.
Mẫu vật là một hàm dưới gần nguyên vẹn, có đặc điểm cấu tạo mang nhiều nét
giống vượn người, như kích thước cơ thể lớn, dáng thỏ kềnh càng, xưomg hàm
vát. kích thước rất lớn, không mang lồi cằm và gai cằm. Bộ răng giống với
người hiện đại, nhưng cũng có khác biệt ỏ cỡ rãng lớn. rãng hàm I lớn hơn rống
hàm II, mà như ta biết ở người hiện đại răng hàm II lớn hơn răng hàm I. Đó là
những bằng chứng mà khoa học cho rằng, người Hây-đen-béc sống cùng ihời
vói ngưcri Xi-nan-tờ-ốp. Những phát hiện di cốt người đứng thẳng ở nhiẻu nơi
trên thế giới chứng tỏ rằng, ban đầu họ xuất hiện ở châu Phi, rổi từ đó di cư
sang châu Á và châu Âu. Họ đã từng sống ở đây SUỐI khoảng 10 nghìn năm,
cho tới khi người hiện đại thay thế, khoảng 100 nghìn nãm trước đây.

3.5. Loài người cổ iHomo sapiens)


Những đại diện của loài người cổ {Hoino sapiens) là người Nan-đéc-tan
{Homo neanderthaỉensis) sống vào trung kì Cách tân, 30-100 nghìn năm trước
đây. Các nhà nghiên cứu cho rằng, họ là chủ nhân của nền văn hoá Mút-chi-ê
thuộc trung kì Đồ đá cũ. Di cốt của người cổ Nê-an-đéc-tan phân bố ở khắp các
địa điểm thuộc châu Á, châu Âu và châu Rii.

Hình 3.7: Loồlnguờlcố(Homo neanderthalensis)


(Nguồn: forums.skadl.net)

126
Nhóm người cổ Homo neanderthaỉensis nhìn chung có nhiều đặc điểm gần
với người đứng thẳng hơn so với người hiện đại. Họ có sọ mặt lớn hơn sọ não,
trán vát, vòm sọ thấp, gờ trên ổ mắt phát triển thành một đường liên tục từ trái
sang phải, xương chai thái dương thấp, gờ chẩm ngoài phát triển, khoảng cách
gian ổ mắt lớn, hô' nanh ít phát triển hoặc hoàn toàn không có, cung gò má gầy
và thô, lồi cầm không có hoặc kém phát triển, kích thước răng lớn. Phần sọ não
nhìn chung tiến hoá hơn vượn người về cấu tạo và có thể tích lớn dần. Họ đạt
chiều cao trung bình khoảng 165-175cm.

3.6. Loài người hiện đại {Homo sapiens sapiens)


3.6.1. Người hiện đại
Hoá thạch của người hiện đại {Homo sơpiens sapiens) được phát hiện sớm
nhất ở làng Crồ-ma-nhong (Cromagnon, Pháp) năm 1868. Tiếp đó người hiện
đại được phát hiện ở nhiều nước thuộc các địa điểm của châu Á, châu Âu và
châu Phi. Kết quả phân tích di truyền phân tử ADN trên ti thể, cùng với những
dẫn liệu về khảo cổ học và địa tầng học đã cho thấy, người hiện đại xuất hiện
sớm nhất là vào khoảng 40 nghìn nãm trước đây. Phân tích của Bemard
Vandermeesh (1995) cho rằng, người hiện đại đã xuất hiện sớm hơn, khoảng
100-150 nghìn năm vể trưóc.
Người hiện đại cao khoảng 160 cm, có hệ cơ và xương rất phát triển. Dáng
vóc của họ cân dối và hoàn chỉnh hơn nhiều so với các giai đoạn tiến hoá trước
đó, do các xưcmg tròn và nhẵn honi, ràng cửa nhỏ, độ cong và thể tích hộp sọ
khá lớn, khoảng l,400cm\ Người Crô-ma-nhong và ngưởi Neanderthal hiện
nay được xem là giống ngưM châu Âu bình thường. Một vài người tiền sử này
cổ một sọ não lớn hơn người hiện đại, có thể lớn khoảng 1.600cm\
3.6.2. Phắt sinh tiến hóa của ỉoài người hiện đại
Ta có thể hình dung sơ lược quá trình tiến hoá của loài người từ những biến
đổi quan trọng về môi trường tự nhiên tại ngay quê hương phát sinh của loài.
Đó là những biến đổi vé địa chất và địa tầng khủng khiếp như núi lửa hoạt
dộng, động đất gia tăng, lục địa châu Phi trồi lên, rồi sự đứt gãy của vỏ Trái Đất
v.v..., đưa đến sự hình thành các lớp quặng urani lộ thiên, dẫn đến sự xuất hiện
các phóng xạ của lò phản ứng tự nhiên. Kết quả là, ở nhiều địa điểm thuộc
pông và Nam Phi đã xuất hiện những vùng có độ phóng xạ cao. Kết thúc của
toàn bộ những quá trình trên được thực hiộn bởi hàng loạt các hoạt động đảo
cực địa lừ xảy ra nối tiếp nhau. Chính những hoạt động đảo cực địa từ này đã
làm tăng trường phóng xạ ion hoá trên hành tinh, và làm yếu đi từ trưòng

127
của Trái Đất. Hệ quả của các quá trình trên đã dẫn đến tãng cường đột ngột
những biến đổi vật chất di truyền của tổ tiên loài người ở Đông và Nam Phi
châu. Như vậy, trải qua nhiều nghìn năm chịu sự tác động liên tục của các yếu
tố trên dã dẫn đến việc xuất hiện lần lượt những chủng người mới của tổ tiên
loài người.

Hềnh 3.8: Loài ngưùn hiện đạt (Homo sapiens sapiens)


(Nguốn: forum.richarddawkins.net)
Các nhà sinh học (2003) tin rằng hai loài tinh tinh là các họ hàng tiặi hóa
còn tồn tại gẩn nhất với loài người. Người ta cho rằng loài người có cùng Cỉột tổ
tiôn chung với tinh tinh và gôrila vào giai đoạn 4 tới 7 triệu năm trước, và
chúng có khoảng 95-99,4% ADN là chung với loài ngưởi. Thậm chí ngiời ta
còn chữ rằng trogỉodytes và paniscits cùng với sapiens đều thuộc về giống
Homo, hơn là nằm trong giống tinh tinh {Pan). Một iuận cứ cho diẻu Eày ià
nhiéu loài khác cũng đã được phân loại lại vào trong cùng một chi, trên cơ sờ
của sự tương đổng về bộ gen còn thấp hơn nhiều so với ở nguời và tinh tinh.
Tuy nhiên, dây ià một điẻu rất quan trọng, khi cần lưu ý là các sai khác trong
bộ gen xuất hiện ở đâu. Nghiên cứu được công bố của Qark và Nielsen ử Đại
học Comell (Hoa Kì 12/2003, Science) nêu bật các khác biệt iiên quan tổi lĩiột

128
trong các tléu chuẩn định nghĩa loài người. Trước hết là khả năng hiểu ngôn ngữ
và liên lạc với nhau bằng tiếng nói. Các khác biệt cũng tồn tại trong các gen
liên quan tới khứu giác, hay các gen điều chỉnh chuyển hóa các axit amin cũng
nhu các gen có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa các loại protein khác nhau.

3.7. Đậc điểm hình th á i g iả i phẫu của lo à i người

3.7.1. Loài người (Homo sapiens)


Các cứ liệu khoa học thu thập được đã chứng minh loài người có nguồn gốc
từ động vật. và trực tiếp là từ nhóm vượn ngưòi. Tuy nhiên, để đạt được đỉnh
cao nhất của bậc thang tiến hoá trong thế giới động vạt ngày nay thì loài người
đã Irải qua nhiều quá trình thay đổi tiến hóa trong khoảng thời gian dài vài triệu
nảm của lịch sử tiến hoá và phát triển tự nhiên.
Loài người đầu tiên, con người khéo léo {Homo habiỉỉs), được hình thành
và phát sinh từ loài vượn người cách đây chừng 2,5 triệu năm để từ đó loài
người dần tiến hóa, trờ thành loài người trí tuệ, loài người hiện đại ngày nay
{Homo sapiem sapiens), xuất hiện trước thời đại của chúng ta khoảng 40 nghìn
nàm. Từ khi con người xuất hiện, cùng với sự hình thành đời sống xã hội của
loài người, thì những biến đổi sinh học ngày càng ít có ảnh hưởng hơn lên đặc
điểm giải phẫu và hình thái của cơ thể. Thay vào đó là những tác động của môi
trưdng văn hoá - xã hội, ngày càng có tác động chi phối lớn hơn, và bằng cách
đó đã đưa loài người lên vị trí thống iĩnh thế giới sinh vật và chiếm lĩnh đỉnh
cao của xã hội nhân vãn ngày nay.
Có thể kể nhiều đặc điểm hình thái giải phẫu chí có ở con người. Kích
thuốc cơ thể của các nhóm vượn người và loài người hiện đại nói chung là cao
và to. Trước hết phải nói đến bộ não. Con người hcfn tất cả các loài động vật, kể
cà các tổ tiên vượn người của mình, là có bộ não phát triển, có vòng cung thần
kinh thứ hai, nghĩa là có tín hiệu ngôn ngữ, thông qua tiếng nói.
Loài người có đời sống chủ yếu thích nghi vói lối sống đi trên mặt đất, nên
có khứu giác phát triển hơn so với tổ tiên. Vị trí của đầu ở loài người cũng rất
dáng lưu ý. Đầu người được giữ thăng bằng trên đỉnh cột sống để thuận tiộn cho
việc đi và chạy trong tư thế thẳng đứng với hai chân. Đây là bằng chứng cho
thấy rằng những loài động vật linh trưởng đã dần chuyển đầu của chúng từ vị trí
ở ngay phía trước cột sống, để dễ hoạt động cả bốn chi trong việc di chuyển,
lôn vị trí phía trên cột sống như của con người. Nhưng cơ quan thị giác vốn khá
phát triển ở các nhóm tổ tiên, thích ứng cho đời sống leo trèo trên trên cây, lại
kém phát triển ở cả vượn người và người. Trọng lượng bộ não của ioài người,
hay của nhóm vượn người cao hơn đáng kể, so với động vật có vú khác.

129
Bảng 3.2: Trọng lượng não bộ loài người các nhóm vượn người

Tương quan vế não bộ


Nhóm khảo sát
Trọng lượng tuyệt đối (g) Tì lệ trọng lượng so cơ thể

1. Loài người 1,360 1/45


2. Tinh tinh Simpanse 345 1/61
3. Vượn Gonlla 420 1/220
4.Đuờiươi Orangutan 400 1/283

Con người khi mới sinh ra còn hoàn toàn non nới. so với con non của các
loài linh trưởng khác. Các bé sơ sinh đều không thể tự lo liệu được. Tiến hóa ở
đây có vẻ như đảo nghịch hoàn toàn, khi xem xét khả nãng sinh tổn của các bé
sơ sinh so với loài động vật linh trưởng. Các bé sơ sinli từ khi mới sinh cho đến
nhiều tháng sau đó đều hoàn toàn không thể tự lo cho mình được, từ việc tự tìm
thức ăn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống và tăng trưởng. Những con khỉ mới ra đời
đã biết chạy nhảy, leo trèo lên lưng mẹ nó đê được mang đi đây đó một cách rất
an toàn, thành thạo.

3.8. Đặc điểm tiến hoá của ioàỉ người so với các nhóm tổ tiên
Loài người có văn hoá và đời sống xã hội, có não bộ rất phát triển và có hệ
thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói và chữ viết. Bán cầu não của loài người chứa
khoảng 14 tỉ nơron thần kinh. Ngoài những đặc trưiig tiến hoá rõ nét ở loài
người nêu trên, người ta còn thấy nhiều cơ quan trên cơ thể người thể hiện sự
tiến hoá ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn sự đ(m giản hoá cùng với sự phát
triển của các cơ chi dưới, của ruột thừa, các cơ co tai, cơ gan bàn tay dài, xương
cụt, thiếu hoặc thừa các đôi xương sườn v.v...
Trước hết là cấu trúc giải phầu hình thái cơ thể của loài người. Hộp sọ ở
loài người lớn, xương hàm thuôn và thanh tú, không chìa ra ngoài nhiều. Hộp
sọ ở loài người mang sọ kích thước phần mặt giảm, trong khi sọ não tâng. Tỉ lệ
phần mật so với sọ não khoảng 35-50% ở loài người, 90-96% ở tinh linh
Simpanse, và khoảng 102% ở đười ươi v.v... Sọ não người phình to, trán bớt vái,
lỗ chẩm dịch ra phía trưóc so với vượn người. Mật người bớt vẩu. Bề rộng vò
não người gấp 2 lần vượn người. Thuỳ chẩm phát triển hơn. Các đường dẫn
tniyẻn thần kinh trung ương, cấu tạo giải phẫu của bán cầu đại não ở người tiến
hoá hơn so vói vượn người.
ở loài người có chừng 15 cơ quan tiến hoá rõ rệt so với vượn người, như chi
dưổí thích nghi tối ưu với tư thế đứng thẳng và bưóc đi dài. Xưcmg bả vai người

130
cùng khác vượn người về hình dạng. Sự khác nhau đó thể hiện ở vượn người
s ^ g bả (hav gai vai) tạo với trục cơ thể một góc nhọn và 2 hố bả gần bằng
nhau, còn ở người góc này gần vuòng, hô' bả dưới lớn hơn hố bả trên rõ rệt. Các
ngón chân cái lớn hcm. xưcmg bàn chân và các ngón ngắn lại. Mép trong và gan
bàn chân người có hình vòm, trong khi ở iinh trưởng mép này phẳng. Hình
dạng trên có hai chức năng quan trọng, vừa như một cái đế, vừa như một lò xo
giúp cho việc nâng đỡ toàn thân và vận chuyển dễ dàng, lanh lợi. Tỉ lệ xương
chi trén và xương chi dưới ở người và vượn người thay đổi phù hợp với chức
năng lao động và vận chuyển. Xương đai chậu ở vượn người hẹp và dài hơn so
với người. Độ dốc xác định bởi mặt phẳng nầm ngang ở người tạo thành góc
nhỏ hơn 60", còn ở vượn ngưòi là góc thẳng đứng. Cột sống của người có hình
chữ s với 4 khúc uốn, với 2 phần lồi và 2 phần lõm về phía trước, ở vượn người,
cột sống đã bớt khum so với động vật đi bằng 4 chân, xương cũng rộng ngang
hơn, thể hiện giới tính rõ hơn. Lồng ngực của ngưòi dẹp hướng trưóc * sau, còn
ở vượn người dẹp hướng hai bên.
Cấu trúc và hình dạng bên ngoài của các bộ phận, như môi, hai cánh mũi và
vành tai, trán v.v... ở các nhóm vượn người có nhiều nét tương đổng với loài
người. Lá phổi phải của vượn người và người đều có 3 thuỳ. Trong khi đó ở khỉ
bậc thấp có 4 thuỳ. Đặc điểm thân và mình của các nhóm vượn người tuy còn
tương dối dẹt và dài, nhưng đã tiến tới gần với cơ thể người hơn là khỉ bậc thấp.
Riêng phần lồng ngực và thắt lưng có số đốt xấp xỉ nhau, khoảng 16-18 đốt, và
đoạn cùng mang khoảng 4-5 đốt.
Để có được cơ thể phát triển cao lớn. mang được bộ não có trọng lượng
vượt trội, thì yếu tô' thức ăn và chế dộ dinh dưỡng ở người cổ dại là rất quan
trọng. Do nuôi con bằng sữa, nên loài người có một đôi tuyến vú ở trước ngực,
ống ruột có phần ruột thừa, không còn chức năng. Răng vượn người và người
hiện đại nhìn chung có số iượng, cấu tạo và cấu trúc giữa các loại tương đối
giống nhau. Răng sữa gồm có 20 chiếc. Có 3 loại răng: răng cửa (i), răng nanh
(c), răng hàm (gồm răng tiền hàm: p và răng chính thức: m). Trên mặt nhai cùa
răng hàm xuất hiện các mấu răng. Có thể so sánh cấu trúc của bộ răng giữa loài
người và tổ tiên vượn người, theo hai công thức sau:
I x:
Loài người; 1; —
2 1 2 3
c -p m —m—

, __ ,2 1 „ 2(3) _ 3(2)
Loài vươn ngươi: 1- c - p m m
ĩ V 2(3) 3(2) ^

131
Hệ thống chi dưới ở người rất phát triển, nhất là cơ cẳng chân hay cơ sinh
đôi thuộc cơ 3 đầu cẳng chân, cơ tứ đùi, cơ mông lớn. Cơ mác thứ 3 ở vượn
người không có. Sự phân hoá của một sô' cơ cổ, mặt, mũi,... ở người rõ nét hơn
ở vượn người. Bàn tay của các loài vượn người và người có khả năng vận động
linh hoạt, có thể cầm nắm đồ vật dễ dàng, bởi có ngón tay cái nằm đối diện với
các ngón còn lại của bàn tay. Cánh tay có đốt cẳng tay. mang xương trụ (iiina)
và xương quay (radius). Nhờ xương quay mà bàn tay có thể quay xung quanh
xương trụ, có thể lật xấp hay ngửa bàn tay. Các ngón tay nói chung đều dài và
linh hoạt cử động. Ngón tay cái có móng dẹt. Cánh tay của con người ngấn hơn
so với cánh tay của họ hàng linh trưởng.
Một đặc điểm hình thái giải phẫu khác là ngón chân cái. Điều gì khiến cho
ngón chân cái của loài động vật linh trưởng tiến hóa thành ngón chân cái trên
bàn chân con người? Ngón chân này trên bàn chân của loài động vật linh
trưởng có chức năng giống như một ngón tay cái. Với ngón chân cái giông như
ngón tay cái như vậy đã giúp loài vật này có thể leo \'à bám trên cây. Và ngón
chân cái của con người thì nằm thẳng hàng với các ngón chân khác. Trong giới
động vật, không thể có một loài động vật nào có ngón chân cái chìa ra “ngay
phía trưóc” như của con người; mà chỉ có thể “hướng về sau hay và sang một
bên nhiều hơn” nRlr ở các loài động vật linh trưởng. Rõ ràng, quá trình chọn lọc
tự nhiên sẽ loại trừ và tiêu diệt bất cứ loài vật động \'ật linh trưởng nào dánh
mất khả năng leo trèo với ngón chân cái “đang tiến hóa cao hơn”. Và như vậy,
chúng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt và tuyệt chủng, sẽ không thể tiếp tục hoàn
thành chuỗi tiến hóa, để trở thành ioài người ngày nay.

3.9. Yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh huởng tói tiến hóa của loài nguòi
Trước hết là nhOng yếu tố sinh học hay nhOng nét tiến hoá của chính bản
thân con người và tổ tiôn của họ trong mối quan hệ với môi trường sống. Ngay
từ thời cổ đại, khoảng 427-436 năm trước CN, những thảm họa thiên tai như lụt
lội, hạn hán, núi lửa, dộng đất v.v... đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người và
động vật. Đến thế ki thứ IV sau hoạt động của núi lửa Venezuela là những trộn
động đất mạnh và dịch bệnh. Từ 1348 - 1351 các dịch bệnh đã hoành hành dữ
dội ở châu Á, kèm theo nhiều hiện tượng thiên nhiên kì lạ chưa có cơ sở khoa
học để giải thích.
Những biến đổi từ trường cùng hiện tượng dảo cực địa từ đã ảnh hưởng lên
toàn bộ bề mặt cùa Trái Đất, đến thế giới sinh vật, trong đó có loài người.
Trong suốt khoảng 76 triệu năm về trưốc đã có đến 171 lần đảo cực địa từ,
làm thay đổi tính phóng xạ, gió mặt trời và nhiều hiện lượng khác trên Trái Đất.

132
Đối với cơ thể sinh học của con người đã làm tăng lán số đột biến trong quá
ưình tiến hoá. Loài người khéo léo đã sống vào thời kì mà hướng các cực từ ngược
với hiện nay, người đứng thẳng thay thế người khéo léo \'ào thời gian trùng VQÍ đảo
định kì các cực từ cách đây chừng 700 nghìn nãm, người Nê-an-đéc-tan thay
thế người đứng thắng Pi-tê-can-tờ-rốp cách đây khoảng 110 ngàn nãm khi xảy
ra sự thay đổi các cực lừ. Rồi người hiện đại thay thế người Nê-an-đéc-tan
trùng với thời gian đổi các cực, trưóc đây khoảng 30-40 nghìn năm. Tất nhién
những ảnh hưởng của các hiện tượng đảo cực địa từ đối với các sinh vật khác
sống trên hành tinh là không tránh khỏi. Những biến đổi của chúng không
mạnh như ở loài người. Nguyên nhân có thể là ở bản chất sinh học và ở kích cỡ
sinh học và tổ chức cơ thể của loài người.
Ngoài ra, những nghiên cứu môi trường tự nhiên ớ Đông và Nam Phi, nơi
được cho là quê hương đầu tiên của loài người, vào kỉ Đệ tam và Đệ tứ kỉ cho
thầy, hoạt động kiến tạo đã diễn ra ở khu vực có những gãy đứt lớn, tạo nên các
bậc thang và hào sâu, khiến núi lửa hoạt động mạnh. Những biến đổi này đã
làm cho bộ phận vượn người sống trong vùng có nhữiig thay đổi về cấu tạo cơ
thể để thích nghi, não bộ tăng. Trong khi những loài vượn sống ngoài khu vực
trên không hề có biến đổi tương ứng. Tại các địa điểm thuộc E)ông và Nam Rii,
nơi có trữ lượng quặng uraniutn phong phú, chúng đã hoạt động như các lò
phản ứng phóng xạ tự nhiên, ảnh hưcmg trong suốt thời gian dài, gần 600 nghìn
năm. tuy với công suất không lớn. Chính hoại động của những mỏ quặng
uranium này đã tạo thành các phóng xạ, rồi tác động lên cơ thể loài người cổ
đại, và kết quả là gây nên sự biến đổi về vật chất của cơ thé sinh học.
Nhóm yếu tố xã hội trước hết phải kể đến là lao động. Chính lao động hay
biết chế tạo công cụ một cách có hệ thống là mốc đánh giá giai đoạn vượn
người chấm dứt, và tiếp theo đó là giai đoạn hình thành và tiến hoá loài người,
cùng với sự xuất hiện người khéo íéo. Do dột biến mà tổ tiên con người mất đi
những chiếc răng nanh lớn, vốn là thứ công cụ quan trọng của vượn người. Rổi
khả năng đi đứng thẳng người, di chuyển nhờ chi sau, lại do có thể lực yếu hơn
tổ tiên, nên loài người kém thích nghi hcm với điều kiộn sống tự nhiên. Trước
tình hình đó, những biến đổi thích nghi của loài người là điều kiện quan trọng
và đầu liên, để tránh khỏi hoạ diệt vong. Loại hoạt động này chính là kĩ năng
làm công cụ sản xuất, nghĩa là chế tạo công cụ như những vật phẩm tự nhiên và
tổ chức thành xã hội. Kết quả là hiệu quả lao động tăng, sản phẩm ngày càng
nhiều và lao động đã mang tính chất xã hội.
Do nhu cầu phối hợp, trao đổi kinh nghiệm và hàng hóa ngày càng tăng ở
người đần dần xuất hiện tiếng nói có âm tiết, giàu nội dung hơn, thay vì những

133
tín hiệu la hét nghèo nàn về nội dung ở vượn. Cùng với lao động, tiếng nói dến
lượt mình lại kích thích lên não bộ và các cơ quan cảm giác phát triển. Trên cơ
sở dó, quá trình hình thành ý thức ở người, tư duy trừu tượng cũng dẩn dần
hoàn thiện, v ề giải phẫu học, cấu trúc của dầu và cổ cũng có những biến đổi
quyết định, như phần yết hầu nằm thấp xuống, cuống lưỡi dài ra, vòm khẩu cái
ngắn bớt, xuất hiện lồi cằm v.v... Tất cả những biến đổi đó góp phần làm cho bộ
máy phát âm ở loài người hoàn thiện hơn. Yếu tô' phát hiện và dùng lửa xét về
xã hội học đã có vai trò quan trọng trong đời sống loài người. Cùng một lúc con
người biết chế tạo công cụ và tìm ra lửa. Nhờ tìm ra lửa mà con người đâ
chuyển từ ăn thực vật sang ăn thức ăn động vật và từ ãn sống sang ăn chín, do
đó chất lượng, dinh dưỡng được tăng lên, làm cơ sở tãng cường cho sức khoẻ,
thể chất, đặc biệt là phát triển bộ não của loài người.
Như vậy, nhờ lao động, tìm ra lửa và phát triển hệ thống tín hiệu thứ hai mà
quá trình tiến hoá sinh học và văn hoá - xã hội của loài người phát triển mạnh
mẽ. Hệ thống tín hiệu này làm cho số lượng và chất lượng các phản xạ có điều
kiện ở người phong phú hơn dộng vật. Loài người có được khả nãng khái quát
hoá, trừu tượng hoá thực tại cuộc sống và sản xuất, và có thể chuyển giao trải
nghiệm cho các thế hệ tiếp theo.

3.10. Vị trí phân loại và các chủng tộc loài người hiện đại
3.10.1. Vị trí phân loại của loài người trong sinh giới
Như vậy khoa học hiện đại đã xếp vị trí phân loại học của loài người
như sau:
1 . Lĩnh giới (Domain): Sinh vật có nhân (Eukaryoia).
2. Giới: Động vật (Animalia).
3. Ngành: Động vật có Dây sống (Chordata).
4. Lớp: Thú hay Động vật có vú {Mammatiá).
5. Bộ: Linh trưàtig (Primates).
6. Họ: Khỉ dạng người hay Dã nhân (Hominidae).
7. Riân họ: Người {HominỉnaeX cùng với gorilla và tinh tinh
8. Tộc: Ngưòi tiền sử {Hominìni), cùng với tinh tinh.
9. Hiân tộc: Người cổ đại (Homìnina), cùng với người Australopiíhecus và
người cổ.
10. Giống: Người tiền sử (Homo), cùng nhóm có các loài người Homo
erectus và người tiền sử khác.

134
1 1. Loài; Người cổ hay người khôn ngoan (Homo sapiens)
1 2. Người hiện đại (Homo sapiem sapiem)
3.10.2. Các chủng tộc người hiện đại
Tuy quần thể loài người có thể khác nhau từ vóc dáng, chiều cao, màu da,
màu tóc, màu mắt, đến liếng nói, nơi sống, phong tục và tập quán v.v... đều
thuộc cùng một loài, là loài người hiện đại hay loài người trí tuệ (Homo sapiens
sapiens).
Để phản ánh mức độ thích nghi sinh học của từng quần thể loài người, ở
rĩìồi vùng sống với môi trường sống khác nhau. loài người được các nhà nhân
chủng học phân chia ra các mức phân loại khác nhau, ớ bậc dưới loài. Hiện có
hai cách chính để phân chia nhóm ở loài người. Đó là cách phân chia thành
năm, hay là chia thành ba chủng tộc loài người.
Phân chia loài người thành nãm chủng tộc {races) chính, bao gồm;
1 . Người chầu Á {Mongoloid).
2. Người châu Mĩ (Amerìcas).
3. Người châu Âu (Europeoid).
4. Người châu Phi iNegroid).
5. Người Ôxtrâylia - Thái Bình Dương (Aiistralo - Pacifỉc).
Cách phân thứ hai, là chia loài người thành ba nhóm chủng tộc, bao gồm:
1 . Qiủng tộc người Á - Mĩ {Mongoìoid).
2. Chủng tộc người Âu (Europeoid).
3. Chủng tộc người úc - Phi {Austraỉo - Negroiđ)
Chủng tôc người Á - Mĩ (Mon^oioỉd) mang đặc điểm da vàng hay nâu, tóc
đen, cứng và thường thẳng. Mũi của chủng tộc loài người này dẹt, cánh mũi
rộng hay vừa phải, đôi môi mỏng hoặc đày trung bình, cằm hơi dô, mặt rộng
trung bình. Trên cơ thể họ có bộ lông không phát triển nhiều, gò má dô, mất
đen, khe mắt hẹp vừa phải. Chủng tộc này có vùng phân bố ở châu Á, châu Mĩ
có người Anh điêng - ỉndian. Trong chủng tộc người Mongoỉoid có thể phân
biệt thành hai nhóm chính, là người Mongoloid phương Bắc v.à Mongoloiđ
{^ương Nam. Quần thể người Mongoioid phương Bắc có hộp sọ dài, tầm vóc
nhỏ, gò má dô, nếp mí góc kém phát triển. Vùng phân bô' Đông và Đông Bắc
châu Á. Người Mongoloid phương Nam, sống chủ yếu lừ vùng Nam Trung Hoa,
bán đảo Đông Dương cho đến Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xingapo và một số

135
vùng thuộc Ấi Độ. Dân tộc Việt chúng ta thuộc chủng tộc loài người này. Đặc
điểm có mức độ hỗn chủng cao là đặc trưng của chủng tộc cư dân ở đây,
Chủng tộc người châu Âu {Europeoỉđ) có màu da trắng hổng hoặc nâu
nhạt. Bộ lông trên thần phát triển rậm hoặc trung bình, cằm dô trung bình hoặc
dô nhiều. Họ cố bộ tóc mềm, thẳng hoặc lượn sóng, dôi mắt màu nâu hay súng
màu. Trên cơ sỏ khác biệt về hình thái và giải phẫu các nhà nghiên cứu chia
chủng người Europeoid thành hai nhóm chính là nhóm Europeoid phương Nam
hay Địa Trung Hải, và nhóm Europeoid phưomg Bắc hay Ban tích. Nhóm
Europeoid phương Nam có đặc điểm da ngăm đen, tóc đen, mắt nâu. Họ sống
chủ yếu ở vùng Ắi Độ, Acmênia, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha v.v... Nhóm
Europeoid phương Bắc cố da màu sáng hơn, mắt xám hoặc xanh. Quần thể Iiày
cư trú ờ vùng nưóc Nga, Na ưy, Anh, Đức v.v...
Qiủng tộc người Australia - Rii châu (Austraỉo - Negroid) có bộ da màu
sầm hoặc đen. Lông trên thân thể ít phát triển, trừ mộl số nhóm người bản địa ờ
châu Đại Dương và ở người Ai Nu có lông phát triển. Màu mắt và tóc của họ
đen, tóc quãn hoặc uốn sóng. Hai cánh mũi của họ rộng vừa phải, sống mũi dô
vừa phải, với vầng trán dô cao, khe mắt to. Vùng phân bố sống của chủng tộc
người Australia - F1ii châu chủ yếu là châu Phi và châu Đại Dương.

3.11. Tính phản khoa học của thuyết phân biệt chủng tộc
Trong iịch sử phát triển của loài người đặc biệt lù từ thế kỉ XVỈỈI, một s6
học giả phương Tây dã từng dưa ra những luận cứ phản khoa học về cơ sở sinh
vật học của sự khác biệt tự nhiên giữa cái gọi là “chùng tộc loài người cao
đẳng” ưong quá trình tiến hoá. Tiếp đó, xuất hiện thuyết phân biệt chùng tộc
(Racisme).
Cơ sở để các học giả này đưa ra học thuyết là dựa vào các đặc điểitì hình
thái bên ngoài của con người, như màu da và màu tóc, hình dáng và tẩm vóc
v.v... Thậm chí họ còn đua ra thuyết phát sinh từ nhiểu nguồn ipoligenisnte).
Theo thuyết này thì chủng tộc người Mongoloỉd có nguồn gốc từ Xi-nan-tờ-rốp,
chủng tộc Negroid từ Ồstralopitec, còn chùng tộc Europeoỉd là con cháu trực
tiếp của người hiện đại Người cổ (Homo sapiens) (Nê-an-đéc-tan). Do đó
chủng tộc người Europeoid có thể phát triển vô hạn về tinh thần trí tuệ và khả
năng sức lực, hơn hẳn các chủng tộc khác. Chính lẽ dó họ có khả năng, quyẻn
hạn và thậm chí là được sinh ra để thống trị toàn cầu và phát triển nền văn minh
nhân loại. Chủng tộc người Negroid vì đang ở giai đoạn phát triển vừa mới
thoát khỏi dạng vượn người, nên còn nhiều hạn chế về khả năng phát triển

136
hình thái, tinh thần và đặc biệt là trí tuệ. Vì vậy, do bản chất sinh học quyết
không xứng đáng tồn tại, hoặc tồn tại nhưng ở bậc dưới.
Một trong những học thuyết đáng chú ý là thuyết Maỉthus về dân số học.
Thoinas Robert Malthus (1766-1834) vốn là một mục sư, nhà kinh tế học người
Anh. cha đẻ của học thuvết mang tên mình. Nội dung chính của học thuyết bao
gồm. quần thể dân sô' loài người tăng trưởng theo cấp số nhản, tức là tãng 2 , 4,
8 v.v... lần; còn lưcmg thực, thực phẩm, phưcmg tiện sinh hoạt v.v... chỉ tâng
theo cấp số cộng 1 , 2, 3 v.v... lần. Thêm nữa sự gia tăng dân sô' diễn ra với nhịp
độ khống đổi, còn sự gia tăng về lượng thực, thực phẩm là có giới hạn, bởi
những điều kiện vật chất là khó có thể vượt qua.
Quần thể loài người trên Trái Đất có tốc độ phát triển nhanh hơn khả năng
vậi chất mà Trái Đất có thể tạo ra để nuôi sống nó. Và hậu quả là: thiếu thốn,
đói khổ, rồi đạo đức xuống cấp và tội ác phát triển. Về các giải pháp thì thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh v.v... là cứu cánh và phương pháp không thể tránh
khỏi, để giúp giải quyết vấn để dân sô' mà Malthus gọi là các “hạn chế mạnh”.
Lí thuyết này có đóng góp tích cực nhất định cho quy iuật phát triển dân số, đặc
biệt lên tiếng báo động cho nhân loại về nguy cơ của sự bùng nổ dân số. Nhưng
hạn chế của học thuyết là cho rằng quy luật phát triển dân số là quy iuật tự
nhiên, vĩnh viễn, nên ông đã đưa ra những giải pháp sai lệch, ấu trĩ để hạn chế
nhịp độ tăng dân số.
Mhư vậy đây là những luận điểm chưa hoàn toàn có cơ sở khoa học. Bởi lẽ,
lịch sử phát triển loài người đã cho thấy, con người được sinh ra từ vượn người
cách đây trên vài triệu năm. Sự hình thành và phát sinh loài người là kết quả và
sản ohẩm của sự đột biến và quá trình phát triển thích nghi lâu dài, dưới tác
độní của sự thay đổi môi trường tự nhiên và xã hội. Quá trình thích nghi và
hoàr thiên về hình thái giải phẫu cơ thể người xảy ra trong một thời gian dài,
mỗi giai đoạn có những đặc điểm tiến hoá mới, giai đoạn sau tiến hoá hơn giai
đoạr trước, nhưng vẫn mang trên mình những đặc điểm kế thừa tổ tiên. Sự khác
nhau về hình thái giải phẫu cơ thể và vể trình độ phát triển giữa các chủng tộc
ià kết quả của sự thích nghi sinh thái và ảnh hưởng của diéu kiện địa lí tự nhiên,
khí kậu và môi trường, xã hội.
rác hại của thuyết phân biệt chủng tộc là ở chỗ nó đã làm cơ sờ cho chính
sách thực dân xâm lược của chủ nghĩa tư bản, đế quốc. Họ gây ra chiến tranh
xâm lược, phân biệt đối xử, đàn áp, bóc lột v.v... đối với các tộc người có trình
độ kém phát triển, gây hằn thù. kì thị và xung đột sắc tộc. Đó là cơ sở làm diệt
voní 15.000 người ở đảo Taxmani cách đây hơn 100 năm, do thực dần Anh

137
gây nên. Đó cũng là cơ sở và lí lẽ góp phần gây ra hai cuộc thế chiến tranh tthế
giới, nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và một số Iiơi khác trên thế giới từ
nhiều năm nay.

3.12. Bản chất sinh học của loài người


3.12.1. Nguồn gốc tổ tiên chung với đười ươi (Orangutan)
Các nghiên cứu gần đây. (2009) của trưòng Đại học Pittsburgh và Viện b)ảo
tàng khoa học Buffalo (Hoa Kì), đã khẳng định thuyết nguồn gốc cho rằng. cfon
người có chung một tổ tiên với đười ươi {OrartỊỊiitan).
Jeffrey H. Schwartz, giáo sư nhân chủng học thuộc Đại học Pittsburgh,
cùng John R. Grehan, giám đốc khoa học Bảo tàng Buffalo, đã tiến hành miột
nghiên cứu chi tiết về các đặc điểm cơ thể của khỉ không đuôi hóa thạch và kchỉ
không đuôi ngày nay để đi tới kết luận rằng, loài ngưừi, đười ươi, vượn khômg
đuôi sơ khai đều thuộc về một nhóm riêng biệt với tinh tinh Simpơse và vư(Ợn
gorilla (2009). Các nhà nghiên cứu này phân tích, do không có các hóa thạtch
hơn 500 nghìn năm tuổi cùa khỉ không đuôi châu Phi, một loạt các giả thuy/ết
phức tạp được dưa ra để chứng minh rằng khỉ không đuôi châu Phi là hậu diuệ
của khỉ không duôi sơ khai di trú từ châu Phi tới châu Âu. Các tác giả này cHio
rằng, những đặc điểm cơ thể giống nhau rõ ràng giữa con người và đười ươi ’từ
lâu đã bị lu mờ trước những phân tích di truyền phân tử liên hệ con người v/ới
tinh tinh Simpase.
Các tác giả này cho rằng, quá trình tổ tiên chung của người và đười ươi (di
cư giữa Đông Nam Á (nơi sinh sống hiện nay của đười ươi) với các phần khíác
của thế giới rổi dần tiến hóa thành khỉ không đuôi dã tuyệt chủng và loài ngưỉời
sơ khai. Các bằng chứng mới khẳng định thuyết nguồn gốc, rằng con ngưòi ccó
quan hệ gần gũi nhất với đười ươi. Schwartz và Grehan đã khảo sát đặc điểm (Cơ
thể được coi là bằng chứng tiến hóa giữa con người \ à khỉ không đuôi cỡ lớm,
bao gồm tinh tinh Simpase, vượn Gorilla và đười ươi, rồi lựa chọn ra hem
đặc điểm đặc trưng và duy nhất trong nhóm này. Khảo sát khoa học cho thấíy,
con người có 28 đặc điểm đặc trưng chung với đười ươi, 2 đặc điểm đặc tnmig
chung với tinh tinh Simpase, 1 với vượn Gorilla, 7 với cả 3 loài này. Riêng
Gorilla và tinh ủnh Simpase có 11 đặc điểm đặc trưng chung. Nhóm nghiên cứhi
đã Ịđiát hiện đười ươi có chung 8 đặc điểm với người sơ khai và Aitstralopirhecuis,
chung 7 đặc điểm với riêng Aiistralopitheciís. Sự tồn tại các đặc điểm của dưíời
ươi trên cơ thể Austraỉopithecm tương phản với kết quả thu được từ phân tích
ADN cho rằng, người tổ tiên gần nhất vói tinh tinh Simpase.

138
Md đây nhất, cũng vào nãm 2009, một trong những đột phá của khoa học
thế giá là việc tìm thấy một sinh vật được cho là tố tiên xưa nhất của loài
ngưòxi, V'à chứng minh rằng nhân loại không tiến hóa từ tinh tinh. Loài người cổ
đại nà}, được định tên là người Ardi (Ardipiíhecus ramidus), đã từng sống
trước đly khoảng 4,4 triệu nãm, tại vùng đất hoang dã thuộc Ethiopia ngày nay.
Trong mốt vài thập ki íỊua, nhiều nhà khoa học khắp hành tinh vẫn tin rằng iịch
sử loài người bắt đầu cách đây chừng 3,2 triệu năm và chúng ta tiến hóa từ tinh
tinh. Niưng vào tháng 10 năm 2009, giới khảo cổ học xôn xao khi các nhà
khoa lọc của Đại học Caliíomia (Mĩ) công bố hình ảnh khung xương hoàn
chình tủa một sinh vật được cho là “/0’ tiên cổ xưa nhất của loài người" trên tạp
chí Scỉmce. Với những ngón tay thon dài, thân hình cao l,2m và chiếc sọ khá
nhỏ, nịười Ardi {Ardipitheciis ramitlus) là một bộ xương hóa thạch động vật,
giống Bgười có niên đại cao nhất mà giới khoa học tìm thấy. Cá thể động vật
giống cái này, từng sống cách đây khoảng 4.4 triệu năm. Kết quả phân tích gen
của "Aĩdi" chứng tỏ loài người và tinh tinh có tổ tiên chung.
3.12.2. Bản chất sinh học của người hiện đại
Coi người là một loài sinh vật trong lớp động vật có vú {Mamaìia). Tuy
nhiên không thể khảo sát cách sống của họ, như những hoạt động sống, những
tập tính như ở mọi loài dộng vật có vú khác. Trước hết, cần nhìn nhận loài
người là một loài sinh vật theo khía cạnh “vãn hoá - xã hội”. Yếu tô' quyết định
nhũng hành vi sống, cách ứng xử và điều hoà mối quan hệ của họ với môi
irường xung quanh chính là văn hoá - xà hội. Và giữa hai mối quan hệ này có
sự liên hệ tương hỗ và chật chẽ. Con người mội mặt được thừa kế về nguồn gen
trên cơ sở vật chất di truyền sinh học, mặt khác lại có thừa kế các di sản vản
hoó - xă hội.
Trong suốt kỉ Độ tam, theo quá trình tiến hoá tự nhiên, trong bộ linh trưởng
{Primates) hình thành nèn họ động vật mới, họ Người {Hominidae). Sự tách ra
của họ Hominidae đã diễn ra không muộn hơn kỉ Miocene, khoảng 14-20 triệu
năm trước đây. Và trong điều kiện môi trường sống mới của các đại diện họ
động vật này đã làm nảy sinh phức hệ sinh lí chức năng mới, mang tính chất
“tiển vãn hoá”. Khó xác định được cụ thể vào lúc nào đã xuất hiện cái gọi là
văn hoá. Tuy nhiên, chính những công cụ đồ đá do con người tiền sử chế tạo ra,
được truyền lại theo thời gian và không gian, có thể xem là những sản phẩm
văn hoá. Những cá thể người tiền sử Hominidi đầu tiên đã chế tạo ra công cụ
chính ià đại diện, là những cá thể văn hoá của xã hội nhân văn.

139
a) b) c)

Hình 3.9; Nguởí Ardi (Ardipithecus ramidus): Bộ xương nhìn từ phía ưuởfc
(a) và phía bên, (b) và tấUhiện lạl toàn bộ cơ thế(c)
(Nguổn: zimbio.com)
Nhóm người tiền sử Australopithecus là những đại diện linh trưởng chiưa
biết chế tạo công cụ, nhưng có thể xem họ ià chủ nhân của một nền văn hoá sơ
khai, là nển văn hoá dùng công cụ bằng sừng và xương (Osteodontokeranitỉc
cuỉture). Nói như vậy vì họ đã biết sử dụng thành thạo cành cây, những đo«n
xương hay ống sừng làm công cụ săn mổi. Từ nhóm người Am trahpịthem s
đến người hiện đại Người cổ (Homo sapiens), hình thái cơ thể của con ngưồi (đă
biến đổi ichá nhanh. Trong suốt một triệu năm phát triển, não bộ của con ngurời
đã tăng thể trọng lẽn hai lần. Tuy nhiên các biến đổi về văn hoá - xã hội cỉủa
con người thì nhanh gấp nhiều lần. Lúc này yếu tố chọn lọc tự nhiên giảm dần,
thay vào đó là yếu tố bằng chọn lọc văn hoá - xã hội. Hành vi ứng xử hay {^uơmg
thức sống của con người biến dổi thích nghi dần trong xã hội nhân văn khômg
phải nhờ cơ chế di truyền sinh học. mà lại dựa nhiều vào sự tích luỹ kinh nghiệim
sống và sản [4ìẩm văn hoá và mối quan hệ giữa sinh học và vàn hoá - xã hội.
Trên khía cạnh sinh học, kiểu gen (Genotype) của mỗi cá thể con ngưòi Ibị
hạn chế bởi nguồn Genotyp ở 3 mức độ, mức độ của cha mẹ, của quần thể hay

140
cộng đồng cùiiị; giới hạn biến thiên cùa alcn Cịua giíio lử ciia bô mẹ. và mức độ
cùa bàn thâii loài ngirờr. ở các nhóm dộng vạt. có thê xày ra các trườiig hợp bất
thường với lai khác loài, nhưiig ớ người thì không Ihc xãy ra việc lai khác loài
đưọc. Việc chiiycn giao hay kế thừa văn hoá - xã hội không xáy ra giống như
kế Ihừa sinh học. Sự ch«yên giao này dược Ihể hiện và phát triên trong quá trình
phát triển và tiến hoá cùa xã hội. có thê bao gổni sự tiếp thu những trãi nghiệm
và sự hiếu biết cùa cá thè, cộng đổng hay ciia xã hội, và thậm chí là của cà nhân
loại trong quá khứ cũnc như hiện tại. Nếu như di truyền sinh học chi được xác
định trực tiếp bời vốn gen cùa cha mẹ, thì kế thừa vãn hoá - xã hội là chức nâng
của bố mẹ. của gia đình hay cá xã hội. Như vậy. ờ mỗi cá thể con người, nền
táng văn hóa xã hội đã dược hình thành không chi mang dấu ấn đặc trưng của
cha mẹ, mà còn mang dấu ấn cùa xã hội và thời dại.
Hai quá trình chuyên giao và thừa kế tuy không đồng nhất, nhưng lại có
mối quan hệ niậl thiết và cùng tổn tại ở loài người. Chính hai cơ sở này đã
quyết định môi quan hệ giữa con người và mòi trường. Có thể nói rằng, bất kì
một hành vi sống nào của con người đều là một dấu ấn của một nền văn hoá -
xã hội, liên quan đến sự lựa chọn thức ãn, phong tục, tập quán, Iruyền thống và
nếp sống của mỗi ngưèri, mỏi cộng đồng và xã hội loài người.
Bản chất sinh học, cơ sở vãn hoá và quá trình tiến hoá của loài người thuộc
về những lĩnh vực ciia khoa học xã hội và khoa học tự nhiên khác nhau. Sự
phân chia theo các chuyôn ngành này chi là tương đối. Nghiên cứu con người
trên quan đièm sinh thái thì phải đặt loài người trong hệ sinh ihái mà con người
là thành phán trong dó. sự tồn tại và phát tricn cùa con người phái xét đến mối
ttlỡng tác hai chiều giữa họ với môi trường tự nhiên và cơ sở phát triến vãn hoá -
xã hội

của họ.
*

Trong khi thấy rõ mời quan hệ mật ihiếl giữa sinh học và văn hoá - xã hội,
thì đổng thời cũng không nên đồng nhất giữa hai quá trình này. Qìẳng hạn,
chúng tộc, màu da, hình dạng, tầm vóc cơ thè v.v... thuộc phạm trù sinh học,
nhimg dựa vào các đậc diêm trên đê’ phân biệt đối xử theo sắc tộc cả về thể xác
lẫn tinh thần thì lại thuộc phạm trù thứ hai. Như vậy. nguồn gốc sinh học và nền
tảng văn hoá ớ loài ngirời dã song hành phát tricn, biến đổi và tiến hoá theo
cùng các giai đoạn lịch sứ cùa xã hội loài người. Giữa con người biết chế tạo
công cụ, có lao động và tư duy trừu tượng với loài linh trướng, động vật tổ tiên
của loài người cũng không có một ranh giới ngăn ciích tuyệt đòi. ở đủy yếu tố
văn hoá - xã hội là biếu hiện cùa một sán phâni vậi châì sinh học phái triển và

141
tiến hoá ở mức cao nhất, mà tiêu biểu là não bộ. Quá trình khai thác môi trường
sinh thái và sự thích nghi với điều kiện sống, đặc biệt buổi đầu, là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến những tiến bộ văn hoá - xã hội của xã hội nhân văn loài người.
Đấy chính là một loại thích nghi mới, thích nghi vãn hoá với môi trường xã hội.
Nội dung của nó là những thay đổi tiến hoá trong hình thái giải phẫu cơ thể
ngưòi, nhằm thích nghi với điều kiện sống mới, hình thành và xuất hiện những
hoạt động vãn hoá - xã hội sơ khai.

4. QUẦN THỂ NGƯỜI TRONG HỆ SINH THÁI

4.ỉ. Loài người trong hệ sinh thái


Như vậy, con người với tư cách là một loài sinh học, tuy xuất hiện
khá muộn, trước đây khoảng 2,5 triệu năm, nhưng đã đạt tới đỉnh cao nhất của
sự tiến hoá vật chất. Loài người đã vượt ra khỏi ranh giới của môi trường sống
tự nhiên, để hình thành môi trường sinh thái nhân vãn cùa riêng con người,
mang những đăc trưng riêng, bởi bản thân họ đã mang trong mình những đặc
trưng riêng của ỉoài. Chỉ có con người mới có khả năng nhận thức tự thân, tìm
ra được cội nguồn của mình, kiểm soát được số phận đồng loại và cả những
sinh vật khác.
Cùng với con ngưcd, các yếu tố văn hoá - xã hội trong môi trường đã xuất
hiện. Thích nghi sinh học với môi tniờng tự nhiên, theo học thuyết tiến hóa của
C.Darwin đã chi phối ở mức thấp nhất đối với loài người, và nhường chỗ cho
phương thút thích nghi riêng biệt, là thích nghi hành vi sống, thích nghi văn
hoá - xã hội. Qua dó, vốn bắt nguồn từ loài động vật linh trưỏng nhiệt dới, dần
dần con người đã chiếm lĩnh toàn bộ hành tinh, tạo ra môi trường sống đặc
trưng cho mình, những hê sinh thái của con người, hệ sinh thái nhăn văn. Quần
thể loài người đã thích nghi một cách chủ động và khai thác môi trường sinh
thái nhân văn ngày càng mang lại hiệu quả và ích iợi cao cho chính bản thân
con người. Nhưng đồng thời, loài người cũng tạo ra mức độ mất cân bằng sinh
thái càng ngày càng nghiêm trọng.
Váh đề mất cân bằng sinh thái đang là một vâứi dề mang tính thời sự và
toàn cầu. Khi loài người chưa xuất hiện, các quần xã sinh vật sống linh hoại và
phù hợp với môi trưcmg, tạo thế cân bằng sinh thái tương đối ổn định. Thời
nguyên thuỷ, con người dã khai thác tài nguyên một cách tự nhiên, nhưng đà
không gây ảnh hưởng gì đáng kể đến môi trường sống. Tiếp theo với thời gian,
dân số trên hành tinh tăng càng ngày càng nhanh, dặc biệt vào những thập kỉ

142
vuraqua. Tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác triệt để, dẫn đến mất cân bằng
sinh thái, và khủng hoảng sinh thái được phát hiện ở quy mô toàn cầu, với các
văín đề như ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, nước
bitểndâng cao v.v...
<hoa học Sinh thái học người hay Sinh thái học nhân văn (Human Ecology)
đí| hnh thành vào những năm 60, trong bối cảnh môi trường sinh thái suy giảm
nghẽm trọng. Sinh thái người là một khoa học liên ngành, chuyên nghiên cứu
lĩiỊôiquan hệ giữa loài người và môi trường sống của họ, vấn để đảm bảo cuộc
s6'ní phát triển bền vững. Con người được khảo sát không như những cá thể
rièn.!; rẽ mà trên khía cạnh như một quần thể sinh vật, quần thể cao cấp nhất của
sinh giới, quần thể loài ngưòi. Sinh thái học người nghiên cứu các quan hệ
tUíoíg tác giữa quần thê loài người với các hộ sinh thái sống, mà trong đó họ
vùta'à đối tượng nghiên cứu iại vừa là chủ thể.

ị.2. Cân bằng và thích nghi trong hệ sinh thái


Vhư trên đã trình bày, hệ sinh thái là một đơn vị nghiên cứu của môi trường
batogồm hai thành phần chính là môi trường vô sinh và môi trường hữu sinh.
Tiroig hệ sinh thái luôn thực hiện các mối quan hệ giữa các nhân tố của từng
thầiii phần và giữa hai thành phần với nhau, ổn định theo thời gian và không
giiannhất định. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ thể hiện xu hướng này mà mối quan
hệ tên còn phụ thuộc vào tính chất và mức độ phát triển của hệ sinh thái. Trong
hệ snh thái có mối quan hệ nhân quả giữa tính ổn định và tính phong phú và
iiinhhoạt, sự tồn tại hệ sinh thái trong một thời gian tương đối dài, ít xảy ra
nhữig biến đổi lớn là thể hiện sự phát triển và trưởng thành của hệ và ở đây cân
bànj sinh thái được duy trì.
Đối với hệ sinh thái trẻ, mới hình thành và đang trên đường phát triển nói
chiuig là tính ổn định ít, cấu trúc thành phần đơn giản, số lượng các quần xã
siinhvật ít về số lượng các cá thể và kém đa dạng. Vì vậy, những quan hệ và
tiRơig tác lẫn nhau giữa các yếu tô' thành phần không phức tạp. Hệ thống mạng
luicớicác chuỗi dinh dưỡng cũng đơn giản. Ví dụ về hộ sinh thái trẻ như các khu
ritoií mới khỏi phục, rừng trồng, thủy vực mới hình thành v.v... Hệ sinh thái
ưuỉỏig thành đã hình thành tương đối lâu và ổn định theo thòi gian và không gian.
T^i Jây số lượng các các thể sinh vật của mỗi loài sinh vật tăng, quan hệ và
tưiơrg tác giữa các nhân tố trong hệ trở nên phức tạp hơn. Do sô' lượng cá thể và
túnhda dạng thành phần loài ưíng hơn, có các mối liên quan tác động, ảnh hưỏng
tư(ơig hỗ lẫn nhau ổn định, ở loại hộ sinh thái này, khi xảy ra một sự tắc nghẽn

143
ở một con đường nào đó, hoặc sự mất cân bằng ở một khu \'ực nhất định nào (đó
cũng không gầy nên sự rối loạn chung cho toàn hệ sinh thái, và sự cân bằing
của hệ vẫn được duy trì về cơ bản. Có thể lấy ví dụ một sô' hệ sinh thái rù(ng
nguyên sinh hay rừng tự nhiên như là loại hệ sinh thái irướng thành.
ở một hệ sinh thái khi các vếu lô sinh vật và vỏ sinh cấu thành hệ sinh thiái,
đặc biệt là yếu tô' sinh vật. được hình thành và phát triên phù hợp với các điiều
kiện của môi trường, người ta thường gọi đó là sự thích nghi sinh thái hay tính
sinh thái mềm dẻo. Sự thích nghi sinh thái này được coi là tính cân bằng của hệ
sinh thái.
Cân bằng sinh thái không có nghĩa là hệ sinh thái bất biến. Bởi các đlặc
trưng cân bằng không xuất hiện ngẫu nhiên, mù đã trái qua một quá trình pHiát
sinh và phát triển của các đột biến và chọn lọc tự nhiên. Nhờ sự chọn lọc này >đẵ
tạo ra cơ chế thích nghi của cơ thể và quần thể sinh vật với môi trường biến đỉổi,
và theo thời gian dần hình thành những đặc trưng mứi của cơ thể và quần tthể
thích ứng, tạo sự cân bằng và ổn định tUOTìg đối của hệ sinh thái. Nhờ co clhế
vận động này của hệ sinh thái, khi mà môi trưòíng thay đổi, thì các thành phiần
cấu thành hệ sinh thái cũng thay đổi theo, tạo ra một thế cân bằng và thích nghi
linh hoạt trong điều kiện mới. Và kết quả là hệ sinh thái cũng dần thay đĩổi
theo. Như vậy, cùng với thời gian và không gian chuyến hóa, hệ sinh thái thiay
đổi, phát triển và tiến hoá theo khuynh hướng đảm báo nhu cầu đời sống, đtặc
biệt là của con người.

4.3. Năng suất sinh học và dinh dưỡng trong hệ sính thái
Con người là một mắt xích trong chu trình dinh dưỡng, cùng với các nnắt
xích khác tạo nên hệ sinh thái nhân văn hay hệ sinh thái người (Hiữntan
Ecosystem), Trện khía cạnh sịnh học, cọn người là loài đông vật dị dưỡng và ỉăn
tạp. Trong hệ sinh thái này, khuynh hưóng hoạt động của con người là luôn d ạt
sự thích nghi sinh thái, đảm bảo sự cân bằng động giữa cơ thể và môi truờmg.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng làm được như vậy. Có ngMa là
muốn đảtn bảo nhu cầu cần thiết cho sự sống của mình, con người một mặt vỉừa
phải thích nghi với môi trường sống, mặt khác lại vừa đối lập với nó trong qtuá
trình phát triển hệ sinh thái. Khác biệt cơ bản là, với sản phẩm vẫn hóa và v/ới
năng lực sáng tạo kĩ thuật, năng lực biến đổi hệ sinh thái của con người cổqiuy
mô và hiệu quả lớn hofn mọi sinh vật khác. Biểu hiện rõ rệt nhất của sự điối
kháng giữa con người và hệ sinh thái trong quá trình phát triển trước hết chímh
ià sự khai thác nguổn thức ăn và nhu cầu năng lượng.

144
Theo cơ chế sinh học, cường độ quang hợp ở cây xanh, hô hấp và sản xuất
sinh khối luôn thav đổi theo sự phát triển. Nói một cách đơn giản thì ở một hệ
sinh thái trẻ, sản xuất sinh khối tổng thể của quần xã cây xanh, tức quang hợp
(P) bao giờ cũng vượt nhu cầu hô hấp (R), tức là P/R > 1. Kết quả là sản phẩm
sinh học hữu hiệu đã tạo ra phần dư thừa được tích luỹ trong vật chất hữu cơ,
tức sinh khối (B), và P/B > l. Khi hệ trưởng thành thì các tỉ sô' trên đều giảm,
nhu cầu hô hấp trở nên ít nhiều ngang bằng với năng lượng quang hợp tức P/R ss 1
hay p %R. Trong trường hợp này cũng không còn nàng suất hữu hiệu, hoặc chỉ
còn một lượng nhỏ bé, tích luỹ sinh khối châm dứt hoặc giảm tới mức tối thiểu.
Tinh hình trên đây thể hiện ở nhu cầu thức ăn và nâng suất sinh thái. Đấy chính
là biểu hiện môi quan hệ dinh dưỡng của con người trong hệ sinh thái nhân văn.
Trong một hệ sinh thái canh tác nông nghiệp, các hoạt động sản xuất nông
nghiệp chính là để chống lại những khuynh hướng, làm nhu cầu hô hấp trở nên
cân bằng với nãng lượng quang hợp, tức là p =s R. Đó chính là thực tiễn của các
hệ sinh thái trẻ ở nông trang và cũng là thực chất của các phương pháp chuyên
canh tạo ra một hệ sinh thái đcrti giản với việc sản xuất lúa, ngô, khoai tây v.v...
Đó là kinh nghiệm trong quản lí một hệ sinh thái nông nghiệp, tránh giảm sút tỉ
lệ P/B. Nhưng một hệ sinh thái trẻ thường thiếu các điều kiện bảo đảm sự ổn
định, như một hệ trưởng thành. Canh tác chuyên canh làm giảiĩi tính đa dạng và
đặc biệt là tính bền vững của hệ sinh thái canh tác nông nghiệp. Tính đa dạng,
sự phong phú của quần xã sinh vật chính là một yếu tố quan trọng, giữ cho sự
ổn định và bển vững một hệ sinh thái. Vì vậy, cần có biện pháp làm giảm bốt
tính đơn điệu trong hệ thống chuyên canh của hệ sinh thái canh tác. Việc trồng
xen nhiều loại cây, trồng gối vụ hay chuyển đổi cơ cấu giống cây chính là một
trong những biện pháp có hiệu quả.
Các chất dinh dưỡng ợần thiệt cho sự sống đều có rộng rãi trong môi trường
tự nhiên, trong khí quyển, trong môi trưcmg đất và nước, ở hộ sinh thái trưởng
thành, phần lớn chất dinh dưỡng được tích lại trong sinh khối và mức trao đổi
giữa nguồn thức ăn và tác nhân sinh học giảm xuống thấp. Trái lại, ở hệ sinh
thái trẻ thì các chất dinh dưỡng được chuyển hóa nhanh trong chu trình luân
chuyển vật chất và dòng năng lượng, ở một số vùng cư dân miền núi, {^ương thúc
canh tác đốt rừng làm nương rẫy, canh tác chuyên canh, du canh, du cư v.v...
thường được thực thi. Khi dân số còn ít, mật độ thấp thì phương thức canh tác
này không gây thiệt hại nhiều đến môi trưòng, ít ảnh hưởng đến chu trình dinh
dưỡng tự nhiên.

145
Trong mạng lưới dinh dưỡng và chu trình luân chuyển vật chất của hệ sinh
thái rừng có những đặc điểm khác so với hệ sinh thái canh tác nông nghiệp.
Ví dụ như khả năng tích luỹ chất dinh dưỡng lớn hcfn, chu trình và mạng lưới
dinh dưỡng phức tạp và luân chuyển chậm hơn, khi đó, nếu khai thác hệ sinh
thái rừng quá mức, sẽ làm cho trạng thái trưởng thành của rừng giảm đi, chu
trình dinh dưỡng quay vòng nhanh hơn, nhưng yếu tố dinh dưỡng tích luỹ thì
giảm sút. Khi đó một phần quan trọng của chất dinh dưỡng bị loại khỏi hệ sinh
thái do tác dộng của xói mòn, dòng chảy và nước rửa trôi. Ngoài ra, còn có các
nhân tố tiêu cực khác tác động lên thảm cây rừng, làm đảo lộn môi trường sinh
thái không kém phần phá rừng, đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp, sử
dụng hóa chất quá mức v.v...
Khi sử dụng các sản phẩm công nghiệp loài người dã cho thấy sự khác biệt
về mức độ và tính chất giữa hệ sinh thái nhân văn với hệ sinh thái tự nhiên, chỉ
sử dụng tối thiểu hoặc không sử dụng chúng. Tất nhiên, sự khác biệt này tuy cụ
thể và rõ ràng, nhung cũng chỉ làm phức tạp hơn, chứ ichông làm thay dổi mối
tương dồng chủ yếu của những quá trình cơ bản, diễn biến trong hai loại hệ
sinh thái.

4.4. Hình thái sản xuất kỉnh tế của loài người trong hệ sinh thái
4.4.1. Con nguời là yếu tố quyết định trong hệ sinh thái nhãn văn
Chúng ta đã có dịp xem xét cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên tổn tại trên
hành tinh dạt mức cân bằng sinh thái tối đa, rất lâu từ trước khi loài người xuất
hiện. Nhưng từ khi loài người xuất hiện từ hàng triệu nãm trước đây, quần thể
loài người đã không ngừng tác động vào môi trường sống, bằng những hoạt
động khai thác tài nguyên thiên nhiên và canh tác lương thực để tổn tại và
triển. Trong một tíiời gian dài, ban đầu của lịch sử phát triển của loài người,
những tác động này là không đáng kể. Đáng chú ý là chính trong giai đoạn lịch
sử này đã dẩn hình thành và phát sinh năng lực sáng tạo văn hoá với nhịp độ
ngày càng tăng nhanh của loài người cổ {Homo sapietìs). Tiếp đến là cuộc cách
mạng kĩ thuật đầu tiên trong lịch sử cách mạng nông nghiệp ở thời đại Đồ đá
mới, là cái mổc đánh dấu một loạt thành tựu quan trọng vế sáng tạo văn hoá, đã
đưa loài nguời bước vào nền văn minh con người, như một nhân tố quyết định
của hệ sinh thái nhân văn.

Những tổ tiên của con người vốn ỉà những động vật nhiệt đới. Biến đổi
thích nghi đầu tiên biểu hiện ở cơ chế điều hòa sinh lí, với thay đổi giảm dần bộ
lông dày bao quanh, để cơ thể thoáng mát và tránh sự tích nhiệt quá nống.

146
Nhưnỉ loài người đã không cam chịu định cư xung quanh cái nôi phát sinh của
mình.để có thể thích ứng tương đối dễ dàng ở vùng khí hậu ôn đới, họ đã di cư
quãnị đường khá dài lên đến lận miền bãng giá cực Bắc. Cho đến ngày nay.
chínhnhờ những thành tựu khoa học công nghệ và vãn hoá sáng tạo, con người
đã làn chủ toàn bộ hành tinh, sông ở những hệ sinh thái hoàn toàn khác nhau
về tựĩihiên và xã hội. Loài người bước đầu đã vươn tới các hành tinh khác lạ
trongv'ũ trụ bao la.
Dài người cổ đại (Homo sapiens) bằng yếu tô' vãn hoá - xã hội và bằng óc
sáng ạo của mình, đã làm cho tác động của chọn lọc tự nhiên suy yếu đến mức
tối đa Hậu quả của tác động này là những hệ sinh thái tự nhiên dần dần chuyển
thànhhệ sinh thái nhân vãn. Điều này có nghĩa là, không còn một hệ sinh thái
nào la không chịu tác động của các nhân tố bèn trong, không chịu tác động ít
hay miều, trực tiếp hay gián tiếp của loài người. Như vậy, hành tinh mà chúng
ta đaig sông là một phức hệ sinh thái nhân văn khổiig lồ, luôn chịu tác động
của lời người.
Vii trò của loài người trong phức hệ sinh thái đã trải qua một quá trình phát
triển.từ đơn giản đến phức tạp. Kết quả ià đã chuyển hóa hệ sinh thái tự nhiên
chuydi thành hệ sinh thái nhân vãn. Sự can thiệp của con người vào tự nhiên
thể htn qua một số hình thái xã hội, gắn với các hoạt động sản xuất kinh tế, từ
hái liợm, săn bắn và đánh cá, chăn thả, cho đến sản xuất nông nghiệp, hình
thànhnền công nghiệp, đô thị hoá và toàn cầu hóa.
44.2. Các hình thái sản xuất kinh tế trong hệ sinh thái nhân văn
Hnh thái sản xuất kinh tế hái lượm là một hoạt động kinh tế nguyên thuỷ
nhất, ;huyên khai thác thức ăn có sẵn trong tự nhiên như thực vật và động vật.
Côngcụ mà loài người cổ đại sử dụng vào thời kì này là rìu đá, cuốc bằng
xươnị hay sừng. Nền kinh lê hái lượm xuất hiện cùng với sự xuất hiện con
ngườiđầu tiên và kéo dài suôi thời đại Đổ đá cũ và nhiéu nghìn năm về sau, tuy
vai tn giảm dẩn do sự phát triển hình thái sản xuất kinh tế mới có năng suất
cao hín. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và ven sông hổ lớn thì động
vật tlin mềm (Molluscư) trai ốc là nguồn thức ăn đặc trưng thời đại Đổ đá giữa.
Nhìn :hung hình thái sản xuất kinh tế hái lượm không gây ảnh hưỏng gì đáng
kể đêì mối trường sống.
Hnh thái sản xuất kinh tế săn bắt và đánh cá rất có thể đã song hành cùng
tổn tạ và phát triển với hình thái sản xuất kinh tế hái lượm. Vào giai đoạn này
hoạt lộng săn bắn chim, thú và động vật nhỏ mới ở mức sơ sài. Cho đến trung
kì Đồđá cũ mới phát triển việc sãn bất các thú lớn, như voi ma mút, gấu, trâu,

147
bò. rừng, sơn dưoìig v.v... Phương thức săn bắt chung là huy động đông người
để váy và săn bấn. Các nhà khảo cổ học dã phát hiện nhũng di chỉ chứa xưcnig
cốt của nhiều cá thể bò bi-son, thú lớn, voi ma mút. Săn bắn hiệu quả cao kết hợp
với hái lượm đã nâng cao đời sống cho các bầy đàn người cổ đại. Sản phẩm của
hình thái sản xuất kinh tế săn bất và đánh cá đồng thời cung cấp thêm nguồn
nguyên vật liệu, giúp xây dựng nơi trú ẩn và cư trú, làm chăn ấm và quần áo
mặc. Đến thời đại Đồ đá mới, cùng với sự xuất hiện vũ khí mới như cung tên,
giáo mác, dụng cụ lao dộng, đồng thời xuất hiện sãn bun tập đoàn. Phương thức
săn bắn này không cần phải có đông người tham gia, giảm bớt nguy hiểm
nhưng lại mang quả cao hơn cho quần thể người.
Hình thái sản xuất kinh tế đánh cá đã manh nha xuất hiện từ thời đại Đổ đá
giữa, rồi phát triển ở mức cao hơn vào thời đại Đồ đá mới. Công cụ lao động
khởi đầu mà người nguyên thuỷ sử dụng là lao có ngạnh và móc, sau này phổ
biến là dùng lưới và thuyền đánh cá. Khai thác tự nhiên của hình thái sản xuất
kinh tế săn bắt và đánh cá đã đạt mức khá cao, nhưng ảnh hưởng của loài người
vào môi trường tự nhiên chưa gây biến động đáng kể. Môi trường sinh thái
nhân văn vẫn đảm bảo mức cân bằng sinh thái ổn định.
Hình thái sản xuất kinh tế chăn thả hình thành và phát triển từ cuối thời đại
Đổ đá giữa. Vào thời kì này ở một sô' vùng, cộng đồng ioài người nguyên thủy
đã biết thực hành nghề nông nguyên thuỷ và chăn thả súc vật. Đặc biệt tiến bộ
là đến thời đại Đổ đá mới việc thuần dưỡng, chãn nuôi gia súc và trồng trọt đă
dạt dược những thành tựu dáng kể, thu dược năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Các bộ lạc người cổ đại chăn nuôi bắt đầu thực hành cuộc sống du mục. Ngoài
chó mèo, thì những loài động vật lớn được thuần dưỡng đầu tiên đã là dê, cừu,
lợn, bò v.v... Hai loài thú iừa và ngựa thì dường như dược thuần hóa và nuôi
dưỡng vào thời dại Kim lehí. Ngành chăn nuôi phát trién đổng thời cung cấp cho
con người thêm thịt, sữa, da, lông v.v..., làm thực phẩm, áo quần, chân v.v... Sau
đó gia súc còn được sử dụng vào việc cầy, kéo và lấy sữa. Cùng với việc thuần
dưỡng và chăn nuôi phát triển, loài người thực hiện việc chọn lọc tình cờ hoặc
có ý thức, tạo ra những giống, loài sinh vật mới, có năng suất và phẩm chất cao
hơn. Đáng tiếc là, từ đây ảnh hưởng của con người đối với cân bằng sinh thái đẵ
bắt dầu xuất hiện. Rất nhiều loài động vật hoang dã bị sản đuổi và tiêu diệt, như
nhiều loài thú, chim và lưỡng thê và bò sát. Nhiều vùng rừng tự nhiên đã bị tàn
phá để iàm đất canh tác nông nghiệp đã có ảnh hưởng đến dời sông các loài
sinh vật hoang dã.
Hình thái sản xuất kinh tế canh tác nông nghiệp phát triển mạnh vào thời kì
Đồ đá mới. Qua kinh nghiệm của đời sống hái lượm và săn bắt, con người dần

148
tích lũy thêm hiểu biết về cây cối hoang dại, biêì trồng cây, gieo hạt và thu hoạch
sảii phẩm từ cây trồng. Thế là nền sản xuất nông nghiệp sơ khai đã hình thành.
Cóní việc của nền nông nghiệp sơ khai là đốt nương, làm rẫy để gieo trồng.
Đỗnj: thời với canh tác nống nghiệp, con người còn biết dự trữ nưóc và khơi
lạch tưới ruộng trổng, hiểu biết về thủy lợi và tưới tiêu đã hình thành. Dấu tích
của thảo cổ học cho thấy, vào thời kì này con người đã biết trồng những loại
cây lưcmg thực như lúa mì, lúa gạo, ngô, hay các loài thực vật hoang dại tổ tiên
của ùủa các giống ngũ cốc như đại mạch và tiểu mạch. Cây đại mạch được
thuần hoá sớm nhất ở Ân Độ và Đông Nam Á. còn cây ngô được thuần hoá đầu
tiên j Mĩ. Tuy nhiên Mêhicô mới chính là nơi đầu tiên phát hiện được dấu tích
của Bần canh tác ngô, với niên đại cổ nhất vào 3.600 năm trước CN. Các loại
cầy như đỗ, lạc, vừng, cùng các loại rau xanh, cây ăn quả, một số cây lấy dầu,
lấy v.v... là các loại cây trồng mà cư dân thời Đồ đá đã sản xuất. Tại nhOng
vùng có sông lớn, như sông Hằng, sông Hoàng Hà hay sông Nin đã hình thành
những nền vãn minh nòng nghiệp lớn. Tại đây hệ thống tưới tiêu và trị thuỷ
sông ngòi đã sớm phát triển. Con người đã biết đắp đẽ, đào mương vào thời đại
ĐỔ dồng và biết sử dụng bò, ngựa trong việc cày, kéo. ở thời kì này, nền nông
nghiíp phát triển ưu thế trên khấp hành tinh. Nó tuy để lại những dấu ỂÙI
đặc irưng ở mọi nơi, có tính đa dạng nhimg vẫn đảm bảo sự cân bằng của hệ
sinh tháiT
Hình thái sản xuất kinh tế công nghiệp hoá tuy bất đầu khá gần đây, nhưng
nó đĩ nhanh chóng làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của hệ sinh thái tự nhiên.
Thời điểm có những phát minh ở Pháp về đầu máy hơi nước của Denis Papin
(1647-1714) đã đánh dấu thời đại công nghiệp hoá bắt đầu. Sau đó là hàng loạt
các chế tạo và phát minh máy móc ứng dụng trong sản xuất, giao thông, tạo
tiền áề cho việc chuyển từ nền sản xuất thủ công nghiệp và các công trường thủ
công sang nền sản xuất đại tư bản. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai đã nổ ra
đầu nên là ở nước Anh, vào cuối thế kỉ XVIII, và sau đó là ở các nưóc châu Âu
ichác ớ Mĩ và Nhật vào đầu thế kỉ XIX. Cuối thế kỉ XIX những máy phát và
dộng cơ đầu tiên ra đời. Từ đó, máy móc đã đi vào nhiều ngành sản xuất, đặc
biệt :ơ giới hoá trong nổng nghiệp, tạo ra nàng suất cao, hậu quả là càng tác
động mạnh mẽ vào môi trường sống. Công nghiệp hoá, có liên quan đến tiêu
thụ răng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt. Công nghệ khai thác mỏ đã gây ảnh
huỏrg đến địa tầng, phá huỷ từng vùng sinh thái bao gồm rừng và hệ sinh vật
sống trong đó. Hiện tượng này ngày càng gia tăng do nhu cầu tiêu thụ của con
ngưèi ngày càng lớn, mòi trường do đó bị ô nhiễm ngày càng lón. Vào thời kì

149
này nền sản xuất công nghiệp một mặt đưa lại hiệu quả và năng suất lao dộng
tàng gấp nhiều lần, thì mặt khác đã đem đến tai hoạ iớn ở mọi nơi cho nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Hình thái sản xuất kinh tế đô thị hoá là thời kì sự phát triển công nghiệp
và thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp đã tạo tiền đề cho đô thị hoá. Một
bộ phận cư tách khỏi nông nghiệp dể hình thành các khu cư dân và đô thị tập
trung. Nhưng thị trấn đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng Hà (Ấn Độ) và Ai Cập vào
khoảng những năm khoảng 3-4 nghìn năm trước CN. Đến khoảng những nãiT)
đầu thế kỉ XIX, quá trình đô thị hoá đã xảy ra trên quy mô thế giới. Nếu đến
năm 1800, Hoa Kì mới chỉ có khoảng 6% dân số sống ở đô thị, thì đến năm
1970 con số này đã lên tới 75%. Đặc trưng điển hình nhất của đô thị là sự
thay thế các yếu tố tự nhiên cấu thành, bằng các sản phẩm văn hoá, tức các
yếu tố nhân tác. về cấu trúc đô thị, đã xuất hiện một mạng lưới các thành
phần vệ tinh bao quanh các thành phô' lớn, bao gồm các thị trấn, trang irại,
làng ấp và một hệ thống đường giao thộng nối liền chúng với nhau. Đặc trưng
thứ hai của đô thị là sự đa dạng hóa, sự kết nối và đụng độ của các nền văn
hoá, phong tục tập quán, tâm ií xã hội, điều kiện sống về vật chất và tinh thần
giữa các vùng miền sinh thái nhân văn khác nhau. Nhìn bể ngoài, thì một đô
thị lớn có vẻ tách biệt với tự nhiên, nhưng thực ra nó rất liên quan và phụ
thuộc vào tự nhiên, thông qua việc trao đổi nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương
thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng khác. Đặc trưng thứ ba cùa đô thị ià hiện
tượng tăng nhanh dân số, trong đó người hoạt động phi nông nghiệp chiếm số
đông dẫn đến việc mở rộng diện tích, tăng thêm nhu cầu tiêu thụ và nhiều hệ
quả khác kèm theo. Nghiêm trọng nhất là ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường nước và không khí. ở những thành phố công nghiêp thì trên 50% yếu
tố gây ô nhiễm không khí là do sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, do dãn số ở
các dổ thị rất đông và mật độ cao, nên ô nhiễm môi trường còn do chất thải
sinh hoạt.
Trong giai đoạn phát triển đô thị hoá tác động của con người vào môi
trưòng sống ngày càng phong phú và đa dạng. Những nước chậm phát triển có
thuận lợi ỉà thừa hưỏng nhũng kinh nghiệm của các nước tiên tiến về một sô'
mặt trong bảo vệ môi trường. Nhung một số đặc trưng của đô thị hoá như tính
chất trung tâm tiêu thụ tài nguyên thì không thay đổi. Do vậy, đối với sự sống
trong phạm vi từng vùng hay toàn cầu, muốn giải quyết có hiệu quả thì vấn đề
đô thị hoá phải được xem xét trong mối tương quan với nhiều yếu tố toàn cục,

150
như dân sổ, đất đai, lương thực và thực phẩm và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác.

5. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI

5.ỉ. Khái niệm dân số


Khái niệm dân sô (Population) là một khái niệm chỉ số lượng tuyệt đối
cá thể con người trong một đơn vị hành chính, một quốc gia hay một châu lục
hoặc cả hành tinh chúng ta vào một thời điểm nhất định. Dân số của một cộng
đổng, một quốc gia, hay một châu lục phụ thuộc không chỉ vào quá trình sinh
tử mà còn phụ thuộc vào một sô' yếu tố khác như kết hôn, li hôn, thoái hôn và
đặc biệt là quá trình xuất nhập cư.
Hôn nhân là chỉ sô' nói về số lượng và tỉ lệ người xây dựng hoặc không xây
dựng gia đình trong mỗi thế hệ loài người, về tuổi kết hôn lần dầu tiên, về
khoảng thời gian giữa li hôn, gián hôn hay tái hôn.
Xuất và nhập cư hay di cư nói chung, là hiện tượng xã hội bình thường
trong xã hội nhân văn, xảy ra do tác động của những nhu cầu khác nhau của gia
đình, cộng đồng và xã hội loài người.

5.2. Sinh sản của loài người trong hệ sinh thái


5.2. u Mức sinh tự nhiên hay còn gọi là ti lệ mắn đẻ
Qiỉ sổ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hôn nhân, gia đình,
lối sống và cơ cấu gia đình, chức năng gia đình. Sinh nhằm đáp úng nhu cầu
hoạt động của gia đình và duy trì nòi giống.
Khả năng sinh tối da, tức ỉà mức sinh có thể được của phụ nữ gọi là mức
sinh tự nhiên, hay còn gọi là tỉ lệ mắn dẻ thường cao hơn mức sinh thực tế, vì
còn có ihể có sinh con ngoài giá thú, có khi cao hơn đến vài chục phần trăm.
Về độ tuổả sinh của phụ nữ, có 2 quan điểm khác nhau, là trong khoảng tuổi từ
15-49 tuổi, hay trong khoảng 15-44 tuổi.
5.2.2. Mức sinh thô hay còn gọi là ti suất sinh thô (Crude Birth
Rate: CBR)
CBR = Số trẻ em sinh ra trong năm ^ J QQQ
Tổng sô' dân trung bình của năm
Phân Ễiạng của Tổ chức Y tế thế giới là:

151
- Khi cộng đồng dân cư có: CBR < 20%o: mức sinh thấp.
- Khi cộng đồng dân cư có: 20%o < CBR < 30%o: mức sinh trung bình.
- Khi cộng đồng dân cư có: 30%o < CBR < 40%o: Mức sinh cao.
- Khi cộng đổng dân cư có: CBC > 40%o: Mức sinh rất cao.
5.2.3. Ti suất sinh đặc trung hay ti suất sinh chung (General
Pertility Rate: GFR)
Số trẻ em sinh ra trong năm ,
GFR = — ;-------------- ----- — ^------------ X 100
Tống sô' phụ nữ trung bình ở độ tuoi sinh đẻ

5.2.4. Ti suất sinh theo lứa tuổi (Age Specific Birth lừite: ASBR)
Tỉ suất sinh theo lứa tuổi thường chính xác hơn các tỉ suất kể trên. Tỉ suất
sinh theo lứa tuổi được tính theo công thức sau:

ASBR - ^ những phụ nữ ớ lứa tuổi X


SỐ phụ nữ ở lứa tuổi X
Lứa tuổi nào có tỉ suất sinh theo lứa tuổi cao, thì lứa tuổi đó có khả nãng
sinh cao. Tuy nhiên tỉ suất sinh thô còn phụ thuộc số lượng phụ nữ ở độ tuổi có
khả nảng sinh cao.
5.2.5. Ti suất sinh tổng cộng (Total Pertility Rate: TFR)
Tỉ suất sinh tổng cộng là số sinh ra trung bình của một người phụ nữ trong
suốt cuộc đời, và nó thường được gọi là tổng tỉ suất sinh.
Cách tữih tỉ suất sinh tỏng cộng như sau:
49

TTR = Khoảng cách của nhóm tuổi X 5^ ASBR


15

Trung bình số con của một phụ nữ đến cuối đời chính là tổng số con sống
sốt sau khi hết sinh.
5.2.6. Ti suất tái sinh thô (Gross Reproductỉon Rate: GRR)
Tỉ suất tái sinh thô là biểu thị con số trung bình sinh ra bé gái trong suô't
cuộc đời của phụ nữ.
49

GRR = Khoảng cách nhóm tuổi X Hệ sô' con gái theo nhóm tuổi
IS

152
Việc phân tích cát tỉ suất sinh rất cần cho công tác đánh giá chính xác
tình hình dân số và là cơ sở cho các dự báo dân số.
Bảng 3.3; Tỉ suất sinh và một sỏ' chỉ số dân sấ ở Việt Nam
a. Tỉ suất sinh tổng cộng, b. Tỉ suất tài sinh thô, c. Tỉ lệ sinh bé trai và bé gái.
(Nguổn: u s. Bureau of the Census, International Data Base)
r
\ Tuổi
15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-4« a b c

1990 38,2 199.Ũ 207,0 142,8 88,4 44,6 10,1 3,65 1,77 1,06

1995 34,4 100,7 172,0 106,4 55,4 28,8 2,0 2,80 1.35 1.07

2000 28,4 136,6 159,0 10,3,8 51,1 24,9 2.0 2,53 1.22 1,07

2005 23,6 ' 117,5 148,4 101,8 47,7 21,8 2.0 2,31 1.12 1.07

2010 18.P 98,5 137,8 99.8 44,3 18.7 2,0 2.10 1,02 1,06

5.2,7. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh


Tuổi két hôn là yếu tô' quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng tới mức sinh. Trong
quá khứ \ ii thậm chí ở một sô' quốc gia hiện nay, tuổi kết hôn thường rất trẻ, có
thể dưới 14 tuổi. Đại hội dồng Liên hợp quốc dã thông qua quy định về việc kết
hôn, vào ngày 07/11/1962. Theo đó, tuổi được kết hôn tối thiểu phải là không
dưới 15. Theo pháp luật hôn nhân của Việt Nam, lứa luổi được kết hôn là nam
từ 20 và nữ từ 18.
Tuy nhiên, do các điều kiện về chính trị và xã hội, do văn hóa và kinh tế ở
iTìỗi quốc gia, mỗi dân tộc thường có quan niệm riêng về hôn nhân và gia đình.
ở nhiều nưỚG, quan niệm “con đàn cháu đông là hạnh phúc”, hay “trời sinh voi
trời sinh cỏ” v.v... còn rất phổ biến. Trong xã hội phát triển hình thái sản xuất
nông nghiệp, con cái luôn là nguồn lao động, là chỗ dựa về tinh thần và vật chất
cho bố mẹ về già. Vì vậy, mức sinh d xã hội nhân vản loại này thường rất cao.
Điều kiện sống, như mức thu nhập và điều kiện sức khoẻ ảnh hưởng rất lớn
tới khả năng sinh của từng cá thể và cộng đồng. Tinh trạng bệnh tật ỉchông chi
ành hường tới việc sinh, mà còn có tác động lên cả thể trạng của đứa trẻ sinh ra.
Mức sống và sức khoẻ còn tác động tới ý thức, điều kiện nuôi dưỡng trẻ sơ sinh
và sức khoẻ bà mẹ khi sinh. Và tất nhiên là trình độ dân trí cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng lới mức sinh.

153
5.3. Tuổi thọ và tử vong của loài người trong hệ sinh thái
5.3.1. Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình, hay triển vọng sống, đã có những thay đổi rõ rệt qua
các thời kì. Tuổi thọ tning bình phát triển với xu hướng ngày càng tãng. Tuổi
thọ trung bình giữa giới nam và giới nữ, giữa các quốc gia là khác nhau. Trừ
một vài nước, chỉ sô' này ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới 3-4 tuổi.
Vào thời nguyên thuỷ, tuổi thọ của một người chỉ khoảng 18-20 năm. Đến
thòti kì phong kiến ở châu Âu tuổi thọ trung bình là 21 năm, thời kì chủ nghĩa tư
bản là 34 năm, hiện nay là 63,7 đối với nam và 67,8 đôi với nữ (1995). Tuổi thọ
trung bình ở các nưóc phát triển cao hơn ở các nưóc đang phát triển (71,2 và
78,6 tuổi với 62,4 và 65,3, năm 1995). Những nước có tuổi thọ trung bình cao
nhất trên thế giới là những nưóc thuộc Bắc Âu, Bắc Mĩ (74/80) và thấp nhất
thuộc về khu vực Đông Phi (49/51), Tây Rii (50/53).
5.3.2. Tử vong
Tử vong chỉ hiện tượng chết của con người, do nhiều nguyên nhân bên
trong và bên ngoài khác nhau gây ra. Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu
tố sinh học của cơ thể con người, của quá trình lão hoá dẫn đến cái chết.
Nguyên nhân bên ngoài là các yếu tố tác động của môi trường tự nhiẽn và xã
hội, như bệnh tật, tai nạn, ô nhiễm, xã hội, stress v.v... Các nguyên nhân bên
trong và bên ngoài này luôn cố quan hệ tương hỗ hai chiều. Nhìn chung, tỉ lệ tử
vong thường cao ở lứa tuổi trẻ em và ở người già.
5.3.3. Ti suất tử vong thô hay mức chết (Crude Death Rate)
Trong khoa học dân s5 học người ta quy ước rằng:
- Khi CDR < 11%0 : Tỉ suất tử vong thô là thấp,
- Khi 1 1%0 < Q )R < 15%0 : Tỉ suất tử vong thô là trung bình.
- Khi 15%0 < CDR < 25%0 : Tỉ suất tử vong thô là cao.
- Khi CDR > 25%0 : Tỉ suất tử vong thô là rất cao.
5.3.4. Ti suất tủ vong trẻ em hay ti suất chết chu trình (Infant
Mortality Rate)
Qiỉ số này phản ánh đầy đủ trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khoẻ
chung của trẻ em ở một cộng dồng dân cư hay lãnh thổ sống. Có nhiều loại tỉ
suất tử vong trẻ em (tử vdng trước hoặc trong khi sinh, tử vong cho các độ tuổi
khác nhau). Hiổ biến nhất là tỉ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi.

154
Yếu ló chiến tranh là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng và gây chết người
hùng loạt trong một khoảng thời gian ngắn. Chỉ tính riêng 2 cuộc chiến tranh
thế ỉiới đã cướp đi sinh mạng của khoảng 66 triệu người, ước tính khoảng 16
triệii người đã chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và 50 triệu người trong
chiên tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh cũng là nguyên nhân gián tiếp làm
tăng tỉ suất tử vong, bởi vì chiến tranh còn gáy ra đói kém, bệnh tật.
Yếu tố đói kém và dịch bệnh là nguyên nhân iàin tăng mức tử vong một
cáck đột ngột trong những thời điểm nhất định. Phần lớn người dân lao động,
nhấì là ở các nước đang phát triển sống trong điều kiện thiếu thốn và nghèo đói.
S(') rgười thiếu ăn trên thế giới tãng dần qua các năm qua, từ 0,7 tỉ người (năm
195)). đến 1,3 tỉ người (1980); và tập trung chủ yếu ớ các các nước đang phát
triểt châu Á. châu Phi và khu vực Mĩ La tinh. Đấy là yếu tô' làm tăng tỉ suất tử
vom của xã hội nhân văn.
Dịch bệnh cũng là mối đe doạ thường xuyên đôi với cuộc sống của con
ngưíi. Ngày nay, tiến bộ trong ngành y tê đã chặn đứng được các nạn dịch lớn,
soní ở vi mổ nó vẫn còn tác động nhất định nên tỉ suất tử vong.
Ngoài ra, yếu tô tai nạn, tự nhiên \’à xã hội cũng trực tiếp làm tăng tỉ suất tử
votiỉ ở nhiều khu vực trên thế giới. Ví dụ, chỉ riêng các tai nạn giao thông đã
làm hàng trãm nghìn người chết, hàng chục triệu ngưòi bị thương. Các đột biến
thiêi nhiên như mưa, bão, các sự cô' trong tự nhiên đều có thể làm gia tăng tỉ lệ
ngiời chết.

5.4. Dân số và biến đổi của cấu trúc dân số


5.4.1. Cấu trúc dân số
Qíu trúc dân sô' thường để chỉ tỉ lệ giữa các nhóm dân số mang đặc điểm
khá: nhau. Ví dụ cấu trúc dân số Iheo lứa tuổi, theo giới, theo nghề nghiệp,
thec chủng lộc v.v... Cấu trúc dân số theo độ tuổi được chú ý nhiều, bởi vì nó
thể liện tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng Ị^át triển dân sô' và nguồn lao động
của một lãnh thổ. Do những khác biệt về chức nãng xã hội và chức năng dân số
gỉữi nam và nữ, cấu trúc dân số theo độ tuổi thưcmg được nghiên cứu cùng với
caíutrúc dân số theo giới tính gọi là cấu trúc dân số theo độ tuổi - giới tính.
Có 2 cách phân chia độ tuổi và việc sử dụng các thang bậc khác nhau. Thứ
nhã là chia độ tuổi có khoảng cách đều nhau. Sự chênh lệch về tuổi giữa hai độ
tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 nẫm. Nhưng người ta thường
diùrg khoảng cách 5 năm. Cách này được dùng để phân tích, dự đoán các quá
trìni dân số. Cách chia khác là chia độ tuổi có khoảng cách không đều nhau.

155
Thông thường người ta chia iàm 3 nhóm tuổi, như sau:
- Dưới độ tuổi lao động (0-14 tuổi).
- Trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi),
- Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên),
Cách này nhằm đánh giá những chuyển biến chung về cấu trúc dân số.
Trong khoa học dân số học, những nưóc được coi là có dân số “trẻ” nếu ti lệ
người trong 0-14 tuổi > 35%, số người > 60 tuổi ở mức < 10%; còn nước có dân
số “già” khi độ tuổi 0-14 < 25%, độ tuổi > 60 vượt quá 15% dân số.
Bảng 3.4: Cấu trúc dân số theo độ tuổi (%)
(Số liệu 1995)
C hâu lục - Khu vực Dưới 15 tuổi 15-64 tuổi Trên 6 5 tuổi
Toàn thé giới 33 61 6
Châu Au 20 66 14

Châu Á 35 60 5

Châu Phi 45 52 3
Bắc Mỉ 21 67 12
Mĩ La tinh 36 59 5

Châu Đại dương 20 65 9

Các nước đang phát triển có cấu trúc dân sô' trẻ vì lứa tuổi dưới 15 chiếm
khoảng 40% tổng số dân. Với lực iượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có g i ả m tỉ
suất sinh tới mức chỉ đủ để tái sản xuất dân cư giản đơn (2 con/gia đình) sô' dân
vẫn cứ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài trước khi đạt tới sự ổn định.
Các nưóc kinh tế phát triển thường có cấu trúc dân sô' già. Nguyên nhân chủ
yếu là do mức gia tăng tự nhiên thấp và số người cao tuổi ngày càng nhiều hơn.
5 .4^. Ti s u ứ g ia tă n g d â n số tự nhiên (Rate oỷNatural Increase: RNI)

rni =^ Ễ |! ! ! ^ ^ xioo
Tổng số dân
5.4.3. Ti s u ấ t g ia tă n g d â n s ố tru n g b ìn h h à n g n ă m (Average
A n n u a l ro w th R ate)
Tỉ suất gia tăng dân sổ' trung bình năm chỉ sự thay đổi dân số trung bình
hàng năm. Chỉ số này thường căn cứ vào sô' dân ở vào giữa năm, vào ngày 01/7
hàng nàm, được tính bằng công thức sau:
AAPC = P2- P ,

156
Trong đó P2 chỉ d.\n sỏ ớ năm sau, P| chỉ dân số ở nãm trước.
AAGR thưcmg được tính cách nhau một năm và được tính như sau:
A APT"
AACỈR = — — ------ — X 100
Sỏ dân của nãm trước

5.4.4. Gia tăng dân số cơ học


G ia tăng dân sô cơ học ià chỉ tương quan giữa sỏ dân xuất cư và số dân
nhàp cư.
Tỉ íSUất nhập cir Ụmmigrarion rate)

I= Sô' người nhập cư ^


Tổng sô' dân nơi nhập cư

5.4.5. Cấu trúc dân số theo giới tinh


Cấiu trúc dân sô' theo giới tính là tỉ lộ giữa nhóm người theo giói tính. Trên
lĩiột lãnh thó cư trú, bao giờ cũng có số lượng nam giới và nữ giới. Tương quan
tỉ lệ sô' lượiig giữa nhóm người giới này so với giới kia, hoặc so với tổng số dân,
dược gọi la cấu trúc theo giới, hay cấu trúc nam nữ. Cấu trúc này thay đổi, tuỳ
theo lứa uổi khác nhau. Cấu trúc tỉ lệ nam nữ thường được tính dựa trẽn sô'
lượng nam trên 100 nữ, hoặc là sô lượng nữ trên 100 nam, hoặc số lượng nam
(hoặc niữ) so với tổng số dân. Chỉ số này được tính bằng phần tràm (%).

5.5 . Tháp tuổi và cấu trúc dân số


5.5.Ì. Tháp tuổi
iTiiáp tuổi là một loại công cụ dắc lực, dùng để biểu thị và nghiên cứu
cấu trú«c dân sô' theo độ tuổi của một lãnh thổ nào đó. Thông thường, cấu trúc
dân số theo độ tuổi và giới tính thưcmg được thể hiện trực tiếp bằng tháp tuổi.
Tháp tuiổi phản ánh tất cả các sự kiện của dân số trong một thời điểm nhất định.
Khi khảo sát tháp tuổi, người ta có thể thấy rõ số dân theo từng độ tuổi,
từng giiới tính, vào thời điểm khảo sát. Từ tháp tuổi, ta có thể suy ra tình hình
sinh, tử và phán đoán các nguyên nhãn làm tăng hoặc giảm số dân của từng thế
hệ của ,xã hội nhân văn.
Trong khoa học dân sô' học, ta phân biệt 3 dạng tháp tuổi cơ bản là
dạng chân số trẻ; dạng dân sô' ổn định và tăng chậm; dạng dân số suy giảm,
dân sô' ^ià.

157
5.5.2. Cấu trúc dân số
1. Cấu trúc dân số theo trình độ vẫn hóa phản ánh trình độ học vấn trong
cộng đồng dân cư trong một nưóc, giúp cho việc nghiên cứu về tình hình
và khả năng phát triển kinh tế. Tổ chức Liên hiệp quốc thường dùng các
chỉ số theo trình độ vãn hoá, một trong các yếu tố để đánh giá sự phát
triển của con người (HDỈ).
2. Cấu trúc dân số theo lao động liên quan tới các loại hình lao động cùng
số lượng dân số hoạt động trong các loại nghề nghiệp. Dân sô' lao động
ià khái niệm chỉ những người có lao động tương đối ổn định, gán liền
với một nghề nghiệp nhất định. Dân số phụ Ihuộc là chỉ những người
không có lao dộng, sống dựa vào lao động của người khác. Theo Liên
hợp quốc, dân số hoạt động không chỉ bao gồm người có việc làm, mà
bao gồm cả những người tuy có khả năng lao động nhưng không có việc
làm (thất nghiệp). Khái niệm dân số hoạt động kinh tế còn đồng nghĩa
với khái niệm nguồn lực lao động.
Tỉ lệ dân sô' hoạt động kinh tế phụ thuộc vào tỉ lộ dân số ở tuổi lao động và
số có việc làm ở nhóm người này. Dân số hoạt động kinh tế là những người có
khả năng lao động trong độ tuổi lao động, không kể những học sinh, sinh viên,
quân đội và người nội trợ. Ngoài ra, còn kể thêm người ngoài độ tuổi lao động
nhưng cố tham gia vào hoạt động sản xuất và người iàm kinh tế gia dinh.
Dân số lao động là số người ở lứa tuổi 18-64 (có thay đổi ít nhiều tuỳ điều
kiện cụ thể của từng nước). Như vậy dân số lao động và cấu trúc dân sô' theo độ
tuổi cố liên quan mật thiết với nhau. Phần lớn các nước có dân số trẻ (châu Á,
Rii, Mĩ La tinh) là các nước có tỉ lệ thấp về dân số lao dộng, trái lại ở các nước
kinh tế phát triển, số lớp trẻ tương đối ít, tỉ lệ dân số lao động thưởng cao.
3. Cấu trúc dân số theo nghể nghiệp để chỉ tỉ lệ dân cư theo nhóm hoại
động nghề nghiệp. Việc phân chia khu vực lao động, có thể dựa vào tính
chất và nội dung hoạt dộng sản xuất, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước
(quốc doanh) và khu vực ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế gia dinh.
Nếu dựa vào tính chất sản xuất, sẽ có khu vực gồm nông, lâm và ngư
nghiệp; khu vực gồm công nghiệp và xây dựng, khu vực bao gồm các
hoạt động khác. Ngoài ra còn có nhóm thứ tư là khu vực iao động liên
quan dến trí óc.
4. Trong một vùng cư trú, một quốc gia, đôi khi cùng lúc có nhiều cộng
đóng dân tộc hay chủng tộc, với một số đặc điểm khác nhau về ngôn
ngữ, phong tục tập quán và truyền thống chutig sống. Cấu trúc dân số

158
theo nhóm và nguồn gốc dân tộc dùng để chỉ Iihững bộ phận hợp thành
cấu trúc dân sô' của một quốc gia, phân chia theo thành phần dân tộc. Về
cơ bản, cấu trúc dân tộc bao gồm cấu trúc theo thành phần dân tộc và
cấu trúc theo quốc tịch.
Tìông thường, dân tộc là tổng lượng cộng đồng cư dân loài người được
hình íiành trong quá trình lịch sử, cùng sống chung trong một lãnh thổ, có
cùng ígôn ngữ, có quan hệ chặt chẽ với nhau irong dời sống kinh tê' - xã hội,
chính trị và tinh thần. Như ỏ Việt Nam, khái niệm dân tộc thường để chỉ những
tộc njười, như người Kinh, Tày. Nùng, Dao. H’Móng, Ê đê, Ba na, K’ho,
Châm Hoa, Khơ-me v.v... Đó là những tộc người cùng có chung một quốc gia
Việl Nam, một dân tộc Việt, lấy tiếng Việt (Kinh) làm ngôn ngữ chung, nhưng
vẫn gữ được bản sắc riêng của tộc người mình về ngổn ngữ, vàn hóa, tập
quán /.V... Trên thế giới hiện nay, phần nhiều các nước đều là những quốc gia
đa ching tộc. Có một số ít quốc gia, chỉ có một tộc người như Nhật Bản, Triều
Tiêin, Bănglađét v.v... Ngược lại, lại có một sô' cộng đồng dân cư cùng một tộc
ngiKời nhưng lại cư trú trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau. Chẳng hạn
như- bỊ lạc người Cuốc, người Do thái hay người H’Mông chẳng hạn.

56. Phát triển quá độ dân số và lí luận của Marx, Engels và


Lemỉi về dân số
5 6.1. Thuyết về sự phát triển quá độ dân số
Tầuyết về sự phát triển quá độ dân số là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân
số qui các thời kì, dựa vào những đặc điểm cơ bản của động lực dân số. Học
thuyế này chủ yếu nghiên cứu và lí giải vấn dề phát triển dân số, thông qua
việc xem xét mức độ sinh và tử qua từng giai đoạn đê tìm ra quy luật chi phối.
Nộii dtng cơ bản của thuyết được thể hiện ờ chỗ sự gia tăng dân số trên toàn thế
giớii h kết quả của những tác dộng quâ lại giừa số lượng người sinh ra và sô'
Iượmgngười chết di.
Niững thay đổi về mức sinh và mức tử diễn ra khác nhau theo thời gian.
Trêm (ơ sở những thay đổi đó, thuyết quá độ dân số phân biệt ba giai đoạn chúih:
1 Giai đoạn thứ nhất hay còn gọi là giai đoạn trước quá độ dân số, khi mức
sinh và mức tử đều cao, dần sô' tăng chậm.
2 Giai đoạn thứ hai hay còn gọi là giai đoạn quá độ dân số, lúc này mức
sinh và mức tử đều giảm, nhưng mức tử giảm nhanh hcfn nhiều, dân sô'
tăng nhanh, ở giai đoạn thứ hai, do lực lượng sản xuất phát triển, điều
kiện sống của con người được cải thiện, các dịch vụ chãm sóc sức khoẻ
tốt hơn nên tỉ suất tử vong giảm mạnh. Sự chênh lệch giữa mức sinh và

159
mức tử rất lớn, dân số tăng nhanh trong giai cloạn này đã xảy ra hiện
tượng bùng nổ dân số. Giai đoạn quá độ dân sô kéo dài hay rút ngán phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước. Con người có thế
điều khiển quá trình quá độ dân sô' bằng những biện pháp khác nhau.
3. Giai đoạn thứ ba hay còn gọi là sau quá độ dân số, khi mức sinh và mức
tử dều thấp.
Tuy nhiên, thuyết quá độ dân sô mới phái hiện đưực một phần bản chất của
quá trình dân số, nhưng chưa giải quyết xác đáng các cơ chế giúp kiểm soát
và đặc biệt, chưa chú ý đến vai trò của các vếu tố kinh lê' - xã hội đối với vấn dề
dân số.
5.6.2. Lí luận Marx, Engels và Lenin về dân số
Các lí luận kinh điển về duy vật lịch sử cua Marx. Engels, Lenin đã đề cập
nhiều tới vấn đề dân số. Một số luận điểm cơ bản của học thuvết này bao gồm
một số điểm chính sau đây:
1 . Mỗi hình thức phát triển kinh tế - xã hội đều mang trong nó một quy luật
dân số nhất định. Mỗi phương thức sản xuất như thế nào thì sẽ mang
theo nó một quy luật phát triển dân số như thế ấy. Đây là một trong
những luận điểm quan trọng hàng dầu của học thuyết Marx - Lenin.
2. Sản xuất vật chất và phát triến dân cư, suy cho cùng, là nhân tô' quyết
định sự phát triển của xã hội loài người. Căn cứ vào những điều kiện cụ
thể về tự nhiên, kinh tê' - xã hội, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm xác
dịnh số dân tối ưu dể một mặt có thể dảm báo sự hưng thịnh của đãít
nước; mặt khác có thể nâng cao chất lượng sống của mỗi người dân.
3. Con người và xã hội nhân vãn của họ có thể và đủ khả năng để điều
khiển các quá trình dân sỗ theo định hưóìig, nhằm phục vụ cho sự phát
triển của xã hội, cải thiện dời sống vật chất và tinh thần của nhãn dân.
Theo Engels, thì đến một lúc nào đó xã hội loài người sẽ phải điều chỉnh
mức sinh của con người.

5.7. Dân số và phát triển bền vững


Nếu vấn đề dân sô' và phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn ở các nước
đang phát triển không được giải quyết hợp lí, nó sẽ ảnh hưởng đến các nưóc
jAát triển. Thế giới có gần 1 tỉ người bị suy dinh dưỡng, sô' lượng này có nguy
cơ ngày càng tăng thêm. Vì vậy, các nước phát triển thường dành ngân sách
hàng năm cho các nước đang phát triển trong việc quán lí phát triển bển vOng

160
cấu trúc dân sô. Dân sô' vừa là phương tiện vừa là động lực của phát triển bền
vững, Điều quan trọng nhất khi lồng ghép vấn đề dân số phát triển bền vững là
đặt chúng vào mối quan tâm tổng thể trong chiến lược và chính sách chung.
Thêm nữa, đất nông nghiệp bị xói mòn và hoang mạc hoá. Rồi nguồn lợi
thủy sản đại dương thế giói bị nạn khai thác bừa bãi, những rạn san hô phá huỷ.
Nhân loại đang làm thay đổi nhanh khí quyển và vì thế thay đổi khí hậu. Nơi cư
trú tự nhiên cua nhiều loài động vật, thực vật bị mất do các hoạt động và nhu
cầu của con người. Sự lan truyền nhanh các dịch bệnh, thiếu giáo dục trong việc
bảo vệ sức khoẻ là tác nhân chính làm phát sinh các bệnh do nhiễm vi sinh.
Ồ nhiễm ở thành phố là một trong những nguyên nhân làm trẻ em chết vì các
bệnh về hô hấp. Khan hiếm nguồn nước của con người tăng do tăng dân số.
Chính sách về môi trường, sử dụng hợp ií tài nguyên môi trường và phát triển
bền vững là cần thiết.
Dân sô' ở các nước nghèo càng tăng thì càng làm cho các nước này đã
nghèo lại nghèo thêm, vì cạnh tranh nguồn tài nguyên, nguy cơ của nghèo khổ
và nạn đói. Tăng sức ép đối với vấn đề lương thực thực phẩm, đất, nước v.v,...
gia tăng tác động tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Cạnh tranh
việc làm, nhiều người thất nghiệp do dư thừa lao động. Tinh trạng nghèo khổ
trên diện rộng và sự bất bình đẳng nghiêm trọng về kinh tế đều chịu tác động
mạnh mẽ của các nội dung dân sô học như quá trình tăng dân số, cấu trúc dân
số, phân bỏ' dân cư. Sản xuất và tiêu dùng thiếu bền vững thì sẽ gây ra việc sử
dụng tài nguyên không có kế hoạch và tác động xấu đến chất lượng môi trường.
Di dân vì lí do kinh tế cũng làm dân sô' tăng nhanh, đặc biệt là ở các đô thị,
gia tang ô nhiễm. Chính sách xã hội về di cư thực hiện di cư có quy hoạch, dân
cư và lao động - giảm sức ép nơi quá đông dân nhưng không được mang con bỏ
chơ. Di cư tự phát có nguy hại là khai thác bừa bãi, gây đảo lộn về giao thông,
y tế, giáo dục. Tuy nhiên, không thể ngăn cấm được. Vì vậy, vấn đề là phải
quản lí nhân khẩu từ đó quản lí được tài nguyên. Phát huy mặt tích cực,
xây dựng sự hoà đồng với dân cư nơi ở mới.
Bùng nổ dân sô' thường xảy ra ở những nước nghèo vì trình độ dân trí chưa
cao, GDP bình quân cho đầu người còn thấp không được đảm bảo. Ngược lại
kitíh tế - xã hội phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc
nội theo đầu người (GDP/người) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống
vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho toàn thế giới ià việc lồng ghép vấn đề dân sô' với
phát triển để đảm bảo sự hài hoà.

161
Dân sổ gắn với phát triển kinh tế bền vững, đám bào còng bằng xã hội Các
nội dung chính như giải quyết việc làm, giám thất nghiệp. Đẩy mạnh chươttig
trình xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm hơn là cho tiền của, chàm lo sức khioè
cộng đồng, phát triển giáo dục.
Thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình và xây dimg quy mô gia dìinh
hợp lí - đây không chỉ là việc của dân số học, mà nó liên quan đến nhiều ph;ạr»ì
vi kinh tế - xã hôi, văn hoá. Bởi lẽ, gia đình là tế bào của xã hội. Quan điểm có
những biến đổi, cần thực hiện chính sách pháp luật tạo điều kiện để xây dụmg
gia đình 1 - 2 con; tạo cơ hội để mọi thành viên trong gia đình đều được ttôn
trọng, xây dựng nếp sống văn hoá gia đình, đẩy mạnh dịch vụ kê hoạch hoá gẹia
đình, phòng tránh thai, tư vấn sức khoẻ tình dục. Qiính sách và chương trình cụ
thể đối với những nhóm dặc thù như vị thành niên, người già, người tàn tật
(trong thập niên tới người già sẽ tăng 8 - 25%), người dân tộc thiểu số v.v...
Chính sách vẻ đô thị hoá: Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của quá Irình pttiát
triển kinh tế - xã hội. Đó là xu hướng chuyến đổi từ xã hội nông thôn là phổ biiến
sang xã hội đô thị là phổ biến tại các nước phát triển. Đô thị hoá phải tiến hàinh
trên cơ sờ dữ liệu cụ thể, có phương án thực hiện một cách thấu đáo, phái đurợc
thực hiện một cách đồng bộ, có đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho dùn cư có CUIỘC
sống ổn định, được hường các quyén lợi về chãm sóc y tế, giáo dục và văn hoaá.

6. PHÂN BỐ CỦA LOÀI NGƯỜI TRONG HỆ SINH THÁI


6.1. Khái niệm phân bố của ỉoài người
Vào thời nguyên thủy xa xưa, loài người vốn hình thành và phát sinhi ờ
những vùng khí hậu ấm áp thuộc châu Phi và châu Àu. Tới giai đoạn phát triiên
hình thái xã hội trồng trọt, nhiều quần thể người nguyên thủy đã bắt đẩu địinh
cư, sau đó dịa bàn cư trú dẩn dẩn lan sang khắp cúc lục địa khác. Cho dến nỉuy,
loài người đã có mặt ờ gẩn như khắp mọi nơi trên Trái Đất và hình thành diiện
mạo phân bố của dân cư thế giới ngày nay. Khái niệm phân bố dân cư là dế c:hỉ
sự sấp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù họ^,
cùng với những điẻu kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội.
Khởi đầu sự phân bố dân cư trên hành tinh là mang tính tự phát và bản nãing
sống, tương tự như việc di cư của một số loài chim và thú hoang dã tìm ná ãtm
áp khi mùa đông lạnh tới. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuâi, ,'Sự
phân bô' của quần thể loài người mang tính chủ động, có ý thức và theo quy liuậl
phát triển xã hội nhân vãn hcrn. Tại những nước công nghiệp phát triến, doqiUỉí
trình phát triển công nghiệp ồ ạt và quá trình đô thị hoá, dân cư sống tập trumg

162
ở một sô' trung tâm công nghiệp và các thành phô' lớn. Tại đây, nhân công lao
dộng thường phải sông chen chúc trong những khu cư trú chật hẹp, thiếu tiện
nghi và môi trường bị ò nhiễm nặng nề. Trong khi ấy. ớ các vùng nông nghiệp
dân cư ngày càng thưa thớt. Nhiều quốc gia đã có chính sách dân sô' tích cực,
chú ưọng đến việc phân bố dân cư theo kế hoạch. Tại dây, dân số thành thị tăng
lên nhanh chóng nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh
dó. dân cư còn dược phân bô' lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiẻm nẳng,
nhằm tạo điều kiện khai thác tốt mọi nguồn tài nguyên, tận dụng và điều hoà
nguổn lao động giữa các khu, vùng trong phạm vi cả quốc gia.
Mật độ dân sô' tự nhiên (D) hay còn gọi là mật độ dân sô' thô, được tính
theo công thức sau:

D=-t
Q
Trong đó:
- p là số dần thường trú của lãnh thổ (Đơn vị tính là người).
- Q là diện tích lãnh thổ (Đom vị tính là km‘).

6.2. Phân bố của ỉoài người và các yếu tố chi phối


Pặc điểm phân bô' của dân cư trên một lãnh thổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Nhiềi nhà nghiên cứu đã đề cập mối quan hệ giữa mật độ dân số với các hình
thái kinh tế.
Loài người và cộng đồng cư dân là một cấu trúc thành phẩn của hệ sinh thái
tự mHên, nhưng đổng thời lại là một thực thể của xã hội. Sự phân bố dân cư
diễỉn ra trong hoàn cảnh tự nhiên, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như
khs ÌẬU, nguồn nước, địa hình, đất dai, tài nguyên khoáng sản v.v... Ngoài ra, sự
phan bố dân cư còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như trình độ phát triển
lực Itợng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác của lãnh thổ.
Bang 3.5: Đặc điểm mật độ dân số trong các loại hình thái sằn xuất kinh tế

Hình thái sản xuẩt kinh tế Mậtdộ(ngiM/km’)

Săn bắn và dánh cá 0,02-0,01

Chản nuối 0.5-2.7

Canh tác nống nghiệp 40

Công nghiệp 160

163
6.3. Phân bố và tăng dân số
Chúng ta đã biết, tổng diện tích bề mặt của Trái Đất hiện nay có khoáng
510 triệu kilômét số vuông. Trong đó, tổng bề mặt các đại dương chiếm phần
lớn, tức là khoảng 75% tổng diện tích, còn lại là các lục địa và các hải đảo mà
con người đã cư trú. chưa kể châu Nam cực. Tổng cư dãn trên thế giới ngày nay
càng đông hơn, sự phân bố dân cư trên thế giới mang hai đặc điểm chính là
thay đổi theo thời gian và theo không gian.
Lịch sử phát triển dân sô' liên quan mật thiết với lịch sử phát triển từ khi
con người xuất hiện cho tới ngày nay và có mối liên quan mật thiết với sự hình
thành các hình thái phát triển kinh tế - xã hội. Trong lịch sử phát triển loài
người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ có khác nhau. Chỉ ở một vài
thời điểm tương đối ngắn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai thì nhịp độ gia
tăng dân số thế giới bị suy giảm, chẳng hạn trong thời kì bệnh dịch hạch xảy ra
ở châu Âu vào thế kỉ XIV đã làm chết 15 triệu người, vào khoảng 1/3 số dân
của châu lục. Nạn đói vào thế kỉ XIX ở Ấn Độ đã giết chết khoảng 25 triệu
người; hay dịch cúm ở châu Âu sau Chiến tranh thê giới thứ nhất ỉàm chết
20 triệu người. Sô' cư dân bị chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới được ước
tính là khoảng 66 triệu người. Có thể khái quát lịch sử phát triển dân sô' thế giới
dã trài qua bốn chu kì chính.
Bảng 3.6. cấu trúc dẳn cư giữâ các châu iục và sự thay đổi
từ giữa thế kỉ XVII tới thế ki XX (% châu lục so với thế giới)

Nỉm
1650 1750 1850 1950 1995
C ic châu lục

ClìâuẢ 53.8 61,2 61.1 60.2 60.5

Cháu Au 21,5 21,2 24,2 13,5 12,7

Châu Mí 2.8 1.9 5.4 13.7 13,6


Châu Phi 21.5 15.1 9.1 12.1 12,7
Châu Đại Dưong 0,4 0,3 0,2 0,5

6.4. Tâng dân số qua các giai đoạn phát triển của xã hội
Tăng dân số giai đoạn chưa có sản xuất kinh tế, là thời kì từ khi loài người
xuất hiện, cho đến khoảng 6.000 năm trước CN, với nét đặc trưng là sự chuyển
dần từ chế độ cộng sàn nguyên thuỷ sang chế độ chiêm hữu nô lệ. Trong giai
đoạn này hoạt động kinh tế cùa con người chủ yếu bao gồm các hoạt động íỉăn
bắn, hái lượm với công cụ được chế tác bằng đá và xương.

164
Pặc trưng dân sô' tãng rất chậm, do trình độ phát triển lực iượng sản xuất
còn :hấp kém, con người còn bị lệ thuộc nhiéu vào tự nhiên. Môi trường tự
nhiêa đã là giới hạn của sự phát triến dân số trong thời kì này. Vào đầu thời kì
đồ đi mới, khoảng 7.000 nãm trước CN, sô' dân tăng lên khoảng 10 triệu, tỉ suất
sinh sản cao, nhưng tỉ suất tử vong cũng rất cao, nên nói chung gia tăng tự nhiên
rất t^ấp, khoảng 0,04%. Con người chết vì đói rét, bệnh tật và vì xung đột giữa
các lạc, tuổi thọ trung bình thường không quá 20.
''ăng dân số giai đoạn từ đầu nông nghiệp đến cách mạng công nghiệp.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng cuộc cách mạng dồ đá mới, làm xuất hiện
hình thái sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Giai đoạn này có sự chuyển biến hoạt
động của con người từ sãii bắt và hái lượm sang sản xuất các sản phẩm nông
nghiep. Công cụ bằng đá dược thay thế bởi công cụ bằng đồng, bằng sắt và kim
loại lói chung. Việc chuyển đổi hình thái sản xuất kinh tế sang chăn nuôi và
trầnị trọt đã đóng vai frò quan trọng làm thav đổi biến động của cấu trúc dân
sô\ Cùng với việc phát triển và hoàn thiện các hình thái trồng trọt, chăn nuôi và
các fhát minh mới về kĩ thuật, dân sô thế giới tăng lên nhanh hơn trong hệ sinh
thãi ihăn vãn. Đã hìiili thành các khu dân cư iớn tập trung hàng triệu người tại
các rung tâm văn minh của nền nông nghiệp sóng nước, như Ai Cập, Độ và
Trui^ Hoa.
Số liệu cho thủy, đến thời điểm khoảng 1.000 nãm sau CN, dân cư của hệ
sinh thái nhân văn chỉ khoảng 300 triệu người. Tức là đã tảng đến 20%, trong
vòng một nghìn năm phát triển. E)ến khoảng năm thứ 1.500 sau CN, iTiôt số
nưiớcchâu Âu đã đạt dân cư đông đúc, như Pháp với hơn 15 triệu người, Italia
vốỉ ]1 triệu, Đức với 11 triệu; hay châu Á như Nhật có 15 triệu người, Ấn Độ
có 50 triệu, và Trung Quốc đạt 100 triệu cư dân.
'Tăng dân sò' giai đoạn từ cách mạng công nghiệp tới Chiến tranh thế giới
thử lai đánh dấu bằng cuộc cách mang cổng nghiẻp ở châu Âu. Vào thời kì
này, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hiện đại đã tạo bước chuyển biến
to lón về thể chất của cộng đồng loài người. Với hình thái sản xuất kinh tế công
ngihiỉp và nông nghiệp hiện đại, có nhiều đổi mới đã cho phép chuyển đổi một
bộ> phận lao động nông nghiệp sang tham gia sản xuất công nghiệp. Tuy sử
dụm£ ít nhân công hơn nhưng năng suất lao động nông nghiệp vẫn gia tăng.
Giac thông vận tải, y học hiện đại và sự cải thiện điều kiện vệ sinh và chất
iượnỉ sống bắt dầu được quan tâm trên quy mô lớn.
Những biến đổi này đã góp phần làm gia tăng dân sô' trong hệ sinh thái
nh;ânvăn. Đặc điểm nổi bật của thời kì này là đã hình thành việc di cư trên toàn
hàmhtinh, thực hiện với quy mô lớn, đưa đến sự thay đổi đáng kể trong phân bố
và cíu trúc dân cư thế giới.

165
Tàng dân số giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thời kì (rùi
qua nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ, Irong đó kì thuật tiên liến đà
phát triển mạnh và mang tính toàn cầu. Lúc này, con người hiểu rõ hơn nguồn
gốc của nạn đói, dịch bệnh và đã bước đầu khắc phục được. Tóm lại, với sự
phát triển của xã hội nhân văn, sự gia tăng dân số liên lục của xã hội nhân văn
đã đưa đến sự bùng nổ dân số. Sự bùng nổ và gia tăng này của dủn số xày ra rất
khác nhau, giữa các vùng (rên thế giới, giữa các quốc gia và cộng dồng. Nhìn
chung, các nước phát triển với điều kiện kinh tế dầy đủ hơn, dân số có điều kiện
tăng với nhịp độ cao.

6.5. Cấu trúc dân số của hệ sinh thái Trái Đất


Với sự nâng cao điều kiện kinh tế, dản số hệ sinh thái nhân vãn có điều
kiện tăng vói nhịp độ cao. Nguyên nhân trực tiếp của sự tăng dân sô' là sự tăng
nhanh quá mức của chỉ số này được xảy ra trong một thời điểm cùng với việc
tần suất tử vong cùa trẻ sơ sinh lại giâm đáng kể.
Theo Thomas Malthus nghiên cứu trong học thuyết “Thử để xuất một
nguyên lí về dân số” {Au Essưy in the prinàple of popuỉatioìi), đả đề xuấl niột
định luật nhiểu người biết tới là “Dân cư nếu để tự do lăng thì sẽ tăng iheo cấp
số nhân”. Theo ông thì, đó là quy luật tự nhiên về quá tải dân số tuyệt đối”
(Natural ỉaw of ahsoÌHte overpopnlation). Từ đó, tác giả này đi đến khái niệni
“đấu tranh sinh tồn” cùa loài người. Thật ra quy luật này chỉ đôi khi xãy ra.
trong những điều kiện và ờ một số nước kém phát triển nhất định.
Khái niệm nhịp điệu luỹ thừa của tãng dân số a, 2a, 4a... 2" ■' a được gọi là
nhịp điệu “thời gian gấp đôi”. Theo khái niệm này, cứ trong 100 lần tăng dân sổ
thì có 7 lần là tâng gấp đòi:

5 -> 10 -> 20 -►40 80 -► 160 320 640


Đáng chú ý là, thời gian tâng gấp đôi càng về sau càng được rút ngắn.
Nếu vào nãm 1.000 trước CN, dân sô' của xã hội nhân văn trong khoảng I-
10 triệu người. Những năm đầu CN, dân sô' đã đạt 250 triệu người. Đến nám
ỉ650, dân số là 500 triệu người. Như vậy, thời gian cần để dân số tãng gấp đôi,
là khoảng 1.500 nảm.
Năm 1800 dân số khoảng 1 d người, để tăng gấp hai chỉ cần khoảng 150
năm. Năm 1930 dân số 2 tỉ người, thời gian để tảng gấp đôi chỉ còn 130 năm.
Nảm 1960 dân số 3 tỉ người, thòi gian tăng thêm 1 tỉ người chỉ còn 30 nãm.
Năm 1975 dân số 4 tỉ người, thời gian tăng thêm I tỉ ngirời chỉ còn 15 năm.

166
Nãm 1987 dân số 5 ti người, thời gian tăng thêm 1 ti người chi còn 12 nảm.
Nàm 1999 dân sô' 6 tỉ người, thời gian tăng thêm I tí ngưcrt chỉ còn 12 năm.
Bảng 3.7; cấu trúc dân số, tỉ suất sinh tử(%o)
và gia tăng tự nhiên (GTTN) (%o) của hệ sinh thái

Dân sô tảng hàng nám Tisuẩt(%.)


Chu kì nám
(triệu người) Sinh (%.) Tử(%.) GTTN|%.)
1950-1955 47,10 37.5 17,90 1.96
1955-1960 53,46 35,6 17,20 1.84
1960-1965 63.32 35,2 15,20 2,00
1965-1970 72,29 33.9 13,30 2,06
1970-1975 76,19 31,5 12,20 1,93
1975-1980 73.78 28,3 ^ 11.00 1.73
1980-1985 81.54 27,9 10.40 1.75
1985-1990 88,15 27,0 9,70 1.73
1990-1995 92.79 26,0 9,20 1,68
1995-2000 93,80 24,3 8.70 1,56
2000-2005 92,00 22,6 8,30 1.43
2005-2010 92,27 21,4 8.00 1.34
2010-2015 91,89 20.2 7.80 1.24
2015-2020 88,19 18,9 7.70 1.12
2020-2025 84,50 17.9 7.70 1.02

Nếu thống kê của Liên hợp quốc, nãm 1972 tỉ suất sinh chung cho toàn thế
giới ià 33%0 và tỉ suất tử là 13%) tức là ti suất gia tăng dân sô' tự nhiên là 20%o
hoặc 2,0%o. Nếu cứ giữ tốc đô này thì thời gian gấp đôi sẽ là 35 năm.

Bảng 3.8: Sự gia tăng dân 9Ố(người) của hệ sinh thái nhản văn toàn cẩu
(Số liệu năm 2001)

Đ on^ Số sinh SỐ tử SỐGTTN


Nồm 131.571,719 55.001.289 76.570.430
Thống 10.964.310 4.583.441 6.380.869
Ngáy 360.470 150.688 209.782
1 Giờ 15.020 6.279 8.741
1 Phút 250 105 145
Giây 4,2 1,7 2,5

167
Nhìn chung, ở các nước công nghiệp, tỉ suất gia tăng dân sô thường giảm
do một số nguyên nhân khác nhau. Con cái ở các nước nông nghiệp là thinh
phần kinh tế quan trọng, là lao động quan trọng, là bảo hiểm cho tuổi già.
Trong khi đó, ở các nước công nghiệp, con cái không còn là tác nhân hỗ trợ sán
xuất mà thuần túy tiêu thụ, đòi hỏi nuôi dưỡng, học hành. Gia đình nhiều con
sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân ở các xã hội công nghiệp thườiig có
xu hưóng lập gia đình muộn, rút bót số nãm có khả nâng sinh đẻ.
ở các nước công nghiệp phát triển, dân số tãng không nhiều không chi ờ đỏ
thị mà ở cả nông thôn. Quá trình đô thị hoá đã làm giảm diện tích canh lác,
không đảm bảo đời sống cho dân số tăng nhanh, cơ giới hoá lại giảm nhu cầu
về sức lao động. Tỉ suất sinh giảm cùng với việc di dân vào thành phố ngày
càng nhiều cho nên dân số ở nông thôn không tàng nhiẻu.
Tỉ suất tử vong cũng giảm đặc biệt ở nhiều nước phát triển do có đời sỏng
cao, y tế phát triển, tuổi thọ được nâng cao, các bệnh dịch cũng hạn chế, giảm tỉ
suất tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên do hạn chế sinh đẻ nên dân số tăng chậm,
thậm chí có nhiều nước mấy năm nay dân số hầu như kliông tăng.
Trong hệ sinh thái hành tinh Trái Đất, nếu giữ tần suất tăng tự nhiên 0,7%
như hiện nay, thì thời gian dân số tăng gấp dôi sẽ là 100 nãm. Điều này sẽ
thuận lợi cho sự phát triển và phồn vinh. Tuy nhiên, những khu vực đạt được
mức này chỉ chiếm 1/3 cư dân thế giới, chủ yếu là các nưóc Bắc Âu. Tùy mỏ
hình phát triển khác nhau, mà cấu trúc dân số rất khác nhau, đó là một trong
những nhân tố tham gia vào việc quyết định tương lai tăng, giảm hoặc ổn định
dân số. Yếu tô' quan trọng nhất là cấu trúc tuổi là mối tương quan giữa số lượng
và lứa tuổi.
Khuynh hướng phát triển dân số tích cực và hợp lí nhất hiện nay là, giữ
mức tăng dân số theo cách gọi là moment tăng dân sô “hai con”, tức là vừa đủ
thay thế bố và mẹ trong thế hệ kế tiếp. Các nước đang phát triển giữ được cơ
cấu tăng dân sô' hợp lí nên cơ cấu gia đình cũng biến đổi và dần dần theo kiểu 2
thế hệ. Các nưóc đang phát triển chưa kìm hãm dược tần suất sinh đẻ, dân cư trẻ
dần và phải mấy 30-40 nàm nữa mới ổn định được dân số.
Vào ngày 13 tháng 8 năm 2009, dân số trên Trái Đất được tính do Cục
Điều tra dân số của Mĩ, là 6,777 tỉ người. Dân số thế giới bắt đầu tăng lên từ
cuối giai đoạn của căn bênh Cái chết đen (Black Death) hoành hành vào khoảng
năm 1400. Thời gian dân số thế giới tăng nhanh nhất (hơn 1 ,8%) là vào khoảng
thời kì những nàm 1950, sau đó là một thời gian dài từ những năm 1960 cho tới
1970. Theo tính toán, dần số thế giới sẽ tiếp tục tăng cho tái những năm 2050 .
Kể từ khi số người sinh ra lớn hơn số người tử vong, dân sô' thế giới sẽ đạt
ngưỡng 9 tỉ người vào năm 2040.

168
6.6. Cấu trúc dân số và nguồn gốc dân tộc Việt Nam
6.6.1. Dân tộc Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu khoa học. trên cơ sở xem xét sự hình thành các dân
tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực cho thấy, tất
cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng ngưòi cổ Mã
Lai. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng, nguồn gốc cúa các dân tộc Việt Nam
hiện nay chính là của người Việt bản địa. Còn theo mộl quan điểm khác thì cho
rằng, nguồn gốc chính của người Việt ngày nay là từ các dân tộc cổ đại sinh
sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng.
Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn
chính. Ta đã biết loài người hiện dại được chiu thành bốn đại chủng tộc chính,
Jà Đại chủng Âu (Caucasokỉ), Đại chủng Hii (NcịỊroid), Đại chủng Á {Mongoloid),
và Đại chủng úc (Ausiraloici), hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam. Vào thời
kì đồ đá giữa, khoảng 10.000 năm trước đây, đã có một bộ phận thuộc Đại
chúng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là
Đòng Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ
phận của Đại chủng úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng cổ Mã Lai
ựndonesian). Người cổ Mã Lai có nước da ngãm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm
vóc ihấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan toà về phía bắc tới sông
Dưcmg Tử, về phía tây tới Ăi Độ, về phía nam tới các đảo của Inđổnaxia, về
phía đống tới Philippin.
Cuối thời kì đồ đá mới, đầu thời kì đồ dổng (khoáng 5.000 năm trước đây),
lại khu vực mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam, mién Nam Trung Quốc, từ
sông Dưcmg Tử trở xuống, có sự chuyển biến do chủng cổ Mã Lai tiếp xúc
thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình
thành một chủng mới là chủng Nam Á {Austro-Asian). C)o hai lần hòa nhập vói
Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng
Á hơn là những nél đặc trưng của Đại chủng úc. Cũng chính vì thế chủng Nam
Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á.
Thời kì sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các
cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Thực ra không có đến một
trăm (Bách) dân tộc nhưng quả thật đó là một cộng đồng dân cư rất đông đúc.

169
bao gồm Điền Việt (cư trú tại Vân Nam, Trung Quốc). Dương Việt, Mân Việl,
Đông Việt, Nam Việt (cư trú tại Quảng Đông, Trung Quốc), Lạc Việt, Âu Việt
(Tây Âu) (cư trú lại Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Việt Nam),... sinh
sống từ vùng nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến Bắc Bộ (Việt Nam).
Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn - Khơ-me, Việt - Mường, Tày -
Thái, Mèo - Dao v.v,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành
nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, miền Nam Việt
Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người c ổ Mã Lai. Theo
thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc
thuộc nhóm Chàm. Địa bàn cư trú của riêng nhóm người Bách Việt là một
tam giác, mà đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc), đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ
(Việt Nam). Còn địa bàn cư trú của cộng đồng người Bách Việt và Nam Đảo là
một tam giác mà đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) đỉnh là Đồng bằng sông
Cửu Long (Việt Nam).
Hinh 3.10: Sự hỉnh thành dân tộc người Việt Nam

170
6.6.2. Cấu trúc dân số Việt Nam
iTieo sô' liệu điều tra chính thức (năm 2009), với quy mô khoảng 86,2 triệu
người, hiện Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới sau Trung Quốc,
Độ, Mĩ, Inđônêxia, Braxin, Nga, Bakixtan, Bănglađét, Nigiêria, Nhật Bản,
Mỏxicô, Philippin. Mật độ dân số của Việt Nam đạt 260 người/km^ Việt Nam
có tỉ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1 ,2%, cao thứ 8 ở Đống Nam Á, cao thứ 32 ở
châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Đó là kết quả tích cực của công tác kế
lioạch hóa dân sô' từ khá sớm. Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi, trong đó nam 70
tuổi và nữ 73 tuổi, đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á và đứng
thứ 83 trên thế giới.
Bảng 3.9: xếp hạng dân số ò một số quốc gia năm 2000 và dự báo năm 2010
(Đơn vị tính: triệu người)
Nám SỐ liệu thực té 2000 SỐ liệu dựbáo 2010

Dân số xểp hạng D ẳnsố Xếp hạng

Trung Quốc 1.256,17 1 1.334,48 1

Ấn Độ 1.017,64 2 1.182,17 2

Mĩ 274.94 3 298,03 3

Inđônêxia 219,27 4 249,68 4

Braxin 173.79 5 190.96 5

Nga 145,90 6 143,92 6

Pakixtan 141,14 7 170,75 7

Bănglađét 129,15 8 150,63 8

Nhật 126,43 ặ 127,14 9

Nigiería 117,17 10 150,27 10

Mêxicô 102,03 11 118.83 11

Đức 82,08 12 81.01 14

Philippin 80,96 13 97,12 12

Việt Nam 78,35 14 88,60 13

Ai Cập 66,62 15 80,72 15

Dân sô' trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tẫng 70.575 nghìn người so
với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 iần, bình quân mỗi nãm tăng 811,2 nghìn
người, tương đương mức tăng 1,98%/năm.

171
Hinh 3.11: Sơ đồ phát triển dân số Việt Nam giai đoạn 1921*2008

1921 1930 1939 1943 1951 1957 1960 1976 1980 1985 1990 19952000 2005 2008

Qua biêu đồ trên ta có Ihể rút ra sô' nhận xét sau:


- Thời kì 1921-1943 tăng 319.409 nghìn người/năm, tương đưctng mức tàng
l,7i%/nâm.
- Thời kì 1943-1951 tảng 56.125 người/nãm hay tăng 0,25''/f/nãm, với
nguyên nhân chủ yếu do hofn 2 triệu người bị chết đói Iiăni 1945 và số ngirời bị
chết trong chiến tranh.
-T hời kì 1951-1957 tăng 753.033 người/năm hay lăng 3,03%/nãm.
-T hời kì 1957-1976 tàng 1.135.831 người/năm hay tảng 3,08%/năm.
-T hời kì 1976-1985 tàng 1.190.244 người/năm hay tăng 2,21%/năm.
-T hời kì 1985-2008 lãng 1.142.947 người/năm hay lãng 1,60%/năin.
- Riéng thời kì 2000-2008 lăng 1.065.575 người/năm, hay tàng 1,31%/min.
Như vậy, mặc dù tốc độ tãng dân số đã giảiĩì xuống trong những nãni gần
đây, nhưng về quy mô tuyệt đối hàng nãm vần còn tăng trên dưới 1 triệu
bằng với quy mô dân sô' trung bình của một tỉnh.
Tỉ lệ dân số thành thị của Việt Nam nếu nãm 1930 là 7,4%, đến năm 1951
là 10,0%, từ năm 1976 đã vượt qua mốc 20% và đến năm 2008 mới đạt 27.9%,
đứng thứ 8 và thấp hơn tỉ lệ 39% ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 41 và thấp
hơn tỉ !ệ 41% ở châu Á và đứng thứ 177 và thấp hơn tỉ lệ 49% trên ihê giới.

172
Tỉ lệ nữ trong dân sô' tuy vẫn cao hơn tỉ lệ nam nhirng đã giảm dần, từ 52%
so với 48% (năm 1976) xuống còn 50.9% so với 49,1% (nãm 2008) và chủ yếu
ở lứa tuổi cao, còn ở lứa tuổi trẻ (nhất là từ 20 trở xuống) tỉ lệ nữ ít hơn tỉ lệ
nam, tín hiệu mất cân bằng giới tính giống như hiện nay ở Trung Quốc.
Bảng 3.10: cấu trúc tỉ lệ phụ nữ và tăng dân số ỏ các vùng của Việt Nam

Vùng Phụ nữ(%) Tăng dân số (%)

Đóng bằng sông Hóng 51,17 1,4

Đông Bắc 50,50 1.5

Tây Bắc 49,93 2,1

Bắc Trung Bộ 50,89 1,4

Duyèn hài Nam Trung Bộ 51,14 1.6

Tây Nguyên 49,34 4,9

Đông Nam Bộ 50,86 2.6

Đóng bằng sông Cừu Long 51,01 1,1

Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều iiên quan đến dân số. Trong nhiều
chỉ tiêu dó, cố một số chỉ tiêu rất quan trọng. Diện tích dất sản xuất nông
nghiệp bình quân đầu người còn thấp và giảm mạnh, hiện chỉ còn chưa được
0,11 ha; nếu tính riêng diện tích đất trồng lúa thì còn thấp hơn nhiều, chỉ còn
0.048 ha. Điều đó cảnh báo hai điều, một là cần khai hoang cải tạo 340,3 nghìn
ha đất bằng chưa sử dụng, hai là bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, nhất ià đất trồng
lúa dể bảo đảm an ninh lương thực.
Dân số đông, lại tăng nhanh, nên nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp !ực
cho việc giải quyết công ăn việc làm hàng năm: trong điều kiện quy mô kinh tế
còn thấp thì nàng suất lao động thấp. Bình quân 1 năm lao động chỉ đạt khoảng
1.959 USD, trong đó của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ có 821
USD, riêng nông nghiệp còn thấp hơn nữa. Lợi thế giá lao động rẻ đang giảm
dần, mật khác xét về thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán lại thấp, dễ phát
sinh đình công cũng như bị kiện bán phá giá v.v...

173
B ả n g 3 .1 1 : D â n s ố V iệ t N a m t r o n g c ấ u t r ú c d â n s ố t h ế g id l

Việt Nam
Thốgtói
Nim Dản sỏ' Mật đò Xấp hạng
(triệu người)
(triệu ngưdi) (ngưdi/km')

1945 20,2 Khồng có số liệu Không có KMngcó

1950 25.3 77.9 2.556 18

1980 53,6 164,9 4.453 16

1990 66,3 203,9 5.277 13

1995 72,8 Không có số liệu 5.682 14

1999 77.3 238,5 5.996 14

2000 78.3 242.1 6.097 14

2010 88,6 277.2 6.832 13

Qiỉ số GDP bình quân dầu người, tính theo tỉ giá sức mua tương dương
(PPP), đạt thấp nhất trong 3 chi tiêu của chỉ số phát triển con ngưèrt (HDI) và
thứ bậc về chỉ tiêu này cũng thấp nhất so với thứ bậc về tuổi thọ và học vấn.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính bằng USD theo ti giá hối đoái đã
tăng khá; từ 289 USD năm 1995 lên 402 USD năm 2000, lên 639 USD năm 2005,
và lên 1.024 USD nãm 2008. Tuy nhiên nó còn thấp so với mức bình quân của
các nước khi bình quân của thế giói khoảng trên 7.500 USD, của châu Á khoảng
gần 3.000 USD, của Đông Nam Á khoảng gần 2.000 USD. Thứ bậc về chỉ tiêu
này của Việt Nam là thứ 7/11 nưóc ở Đông Nam Á, thứ 39/48 nước và vùng lãnh
thổ ờ châu Á, thứ 146/185 nước và vùng lãnh thổ có sô' liệu so sánh trên thê giới.
Nhà nước Viột Nam luôn coi trọng công tác dàn số, và đây là một trong
những bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện dất nước, là một
trong những vấn đề kinh tế - xă hội hàng đầu, là yếu tố cơ bản để góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người và toàn xã hội. Việt Nam đang
từng bưóc thực hiện việc ổn định quy mô, thay dổi chất lượng, cấu trúc dân số,
hướng tới việc phân bổ' dân cư hợp lí trên phạm vi cả nước, phát triên giáo dục,
giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung và sức khoẻ sính
sản vói chất lượng cao. Thực hiên công bằng xã hội và bình đẳng, đảm bảo cho
mọi còng dân Việt Nam đều được hưởng và được tham gia thực hiện các chính
sách về dân số và phát triến.

í 74
Chumig 4
CON NGVỜI
TRONG HỆ SINH THẮl MHẮN VẦN
1. C ơ SỞXA HỘI CỦA MÒI TRƯỜNG SINH THÁI NHÂN VAN

1.1. Khái niệm


Hiểu một cách khái quát thì hệ sinh thái nhân văn là hệ sinh thái chịu ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp của loài người. Nó là một hệ sinh thái bao gồm
các hệ sinh thái nông nghiệp, còng nghiệp; hệ sinh thái vùng núi, đại dương,
thảo nguyên, vùng cực, vũ trụ v.v...
Như vậy, tính chất của hệ sinh thái nhân văn là gắn liền với sự có mặt, với
hoạt động của loài người, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng địa lí cụ thể.
Do nhũng hoạt động vô ý thức hay có chủ ý của con người mà idiông tuân theo
nhũng quy luật sinh thái đã dẫn đến sự phá hoại cân bằng và cấu trúc của hệ
sinh thái tự nhiên, đồng thời đe doạ xảy ra một cuộc khủng hoảng sinh thái
mang tính toàn cầu. Để lập lại sự cân bằng sinh thái trong các hệ sinh thái nhân
văn là cồng việc khó khăn, lâu dài và phức tạp, nhất là trong điều kiện xã hội
luôn đòi hỏi sự phát triển kinh tế nhanh để nâng cao chất lượng cuộc sống của
cộng dồng loài người.
Đối với con người, môi trường sinh Ihái nhân vẫn là tổng hòa tất cả các yếu
tố vô cơ và hữu cơ, tự nhiên và xã hội. liên quan đến sự sống của con người, và
liên quan đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người và xã hội là hệ
thống vật chất sống, tổn tại như một cơ thể sống hoàn chỉnh. Song con người
không chỉ tổn tại trong môi trường tự nhiên mà còn tổn tại trong môi trường xã
hội, vói mối quan hệ tác dộng lẩn nhau giữa người tạo ra trong quá trình sản
xuất. Do đó, môi trường sinh thái nhân văn chính ià môi trường sống của con
người. Lúc này con người vừa đóng vai trò như một loài sinh học vừa là một
thực thể xã hội, bao gồm tấi cả những điều kiện của xã hội. Đó là môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội trong xã hội nhân văn. Con người đã tạo ra cho
mình một môi trường sống mới môi trường xã hội, khác về vật chất vói môi ưuờtig

175
tự nhiên, song sự sống của con người và sự tồn tại, phát triển của xã lội khổng
thể tách rời khỏi môi trường lự nhiên.
Theo cách hiểu truyền thống, môi trường sinh học là tập hợp toànbộ những
vấn đề có liên quan đến sự tác động qua lại giữa thế giứi sinh vật tự miên trong
đó bao gồm con người, với môi trường sống. Còn vấn dề sinh thái nlân văn iại
bao gồm tất cả các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ tương lác. gữa xã hội
con người với tư cách là một hệ thống sông với mòi trường sống xungquanh.
Như vậy ta có thể hiểu khái quát là xã hội nhân vãn là một chỉnt thể sống,
hệ thống vật chất mờ, thống nhất và hoàn chinh, có ihể tồn tại và phát triển
tương đối bền vững theo thời gian và không gian nhâì định. Để tồn ụi và phát
triển, hệ thống vật chất này phải liến hành trao đổi chất với môi tnrờng ự nhiên.
Đối tượng của nghiên cứu sinh thái học nhân văn chính là môi qian hệ qua
lại và sự tác động lẫn nhau giữa con người với nhau tiong môi trườn; sống, và
giữa môi trường xã hội với môi trường tự nhiên, và rộng hmi, bao tất cả
những lĩnh vực của mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa xã hậ với môi
trưòtig tự nhiên.

ỉ.2. Môi trường xã hội trong hệ sinh thái nhân văn


1.2.1. Môi trường xã hội
Mõi trường sống, bao gồm các điều kiện tự nhiên và xã hội, có liên quan
đến sự hiện diện của con người, hoặc do chính con người tạo dựng lên, nhằm
mục đích đảm bảo sự sống của con người ngày càng irở nên tốt đẹp lơn, được
gọi là môi trường xã hội nhân văn.
Trong quá trình sinh sống và tác động vào tự nhiên, con người đi sáng lạo
ra môi trường sống mới, đa dạng và tổng h<;^ hơn, chứa đựng cả môitrường tự
nhiên và môi trường xã hội. Tính nhân văn của môi trường được thể liện, trước
hết ỉà dấu ấn của con người ảnh hưởng lén thế giói tự nhiên, là sự “nhin hoá thế
giới tự nhiên”, sự hình thành “thể tự nhiên thứ hai”, có tính chất nhãrtác. Ttnh
nhân văn của môi trường còn thể hiện ở những sự biến đổi về chất ượng của
môi trường. Môi trường nhân văn là một môi trường sống do con ngrời tạo ra,
và vì con người, một môi trường sạch đẹp, một xã hội “dân giàu, nướcmạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Việc nghiên cứu môi trưcfng nhâi văn nói
riêng hay môi trường nói chung chỉ nhằm mục đích tối cao là bảo v» sự sống,
sự phát triển hài hòa và toàn diện của con người, sự sinh tồn và pháttriển bền
vững của xã hội. Môi trường sống của con người phải là môi trường tụmhiên, đă
được nhân tác hoá. Môi trường sinh thái ấy thực chất là vấn dề mâ quan hệ
giữa con người với xã hội và tự nhiên.

176
1.2.2. Tự nhiên và xã hội trong hệ sinh thái nhân văn
Trong quá trình trao đổi vật chất, nâng lượng và thông tin giữa xã hội với
tự nhiồn tắt yếu sẽ sinh ra những mâu thuần. Những màu thuẫn này cũng chính
!à động lực của sự phát triển xã hội nhân văn. Tuy nhiên, xã hội là một hệ thống
đặc thù của tự nhiên, hệ thống vật chất sống cấp cao. có ý thức, có tổ chức và
có khoa học, kĩ thuật. Vậy nên, với hệ thống xã hội, cần phải xem xét đến sự
phát triển của xã hội trên cơ sở các quá trình kinh tế - xã hội, chính trị của từng
thời kì phát triển. Vấn đề dáng chú ý là, mối quan hệ giữa hai mâu thuẫn, là
mâu thuẫn giOa xã hội với tự nhiên và mâu thuẫn giữa quá trình sản xuất kinh tế -
xã hội với hệ thống chính trị luôn ảnh hưởng cũng như quy định và ràng buộc
lần nhau.
Mâu thuẫn thứ nhất xuất hiện giữa xã hội với tự nhiên, chỉ trong quá trình
hoạt động cải tạo tự nhiên, nhằm phục vụ chi sự sống của con người cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Có thể phân biệt ba nhóm mâu thuẫn loại này:
1. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa môi trường sống với xã hội. Đây là sự đụng
độ của những tác động ngày càng tăng cùa các phương tiện công nghệ
và kĩ thuật mà con người sáng tạo và sử dụng trong các quá trình cải tạo
thiên nhiên, với sự phàn ứng thích nghi của môi trường, đối lập với
những tác động đó. Do các phương tiện kĩ thuật ngày càng hiện đại, sự
tác động của con người ngày càng mạnh mẽ. Vậy nên cần phải thay đổi
hình thức, phương thức sử dụng các phưcmg tiện kĩ thuật hiện đại để giải
quyết mâu thuẫn trên là đáp ứng được mòi trường nhân văn.
2. Tiếp đến là nhóm màu thuẫn giữa kinh tế với xã hội, đối lập chủ yếu với
bản thân xã hội. Nó có cơ sớ từ trong sự tác động qua lại giữa xã hội với
tự nhiẽn trong điều kiện tăng trưởng và tập trung cao độ nền sản xuất.
Cho dù có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì những hậu quả tiêu cực về
mật sinh thái cũng không thê’ tránh khỏi. Vì vậy, giải quyết tốt mâu
thuẫn này là lìm cách kết hợp mục liêu kinh tế với mục tiêu sinh thái
irong nền sản xuất xã hội và bào đảm được môi trường nhân văn, phát
triển hài hoà và bén vững.
3. Cuối cùng là mâu thuẫn giữa kinli lê \'ới môi trường. Thông thưòng,
những quy định và biện pháp sinh thái ban đầu làm giảm hiệu quả kinh
tế của quá trình sản xuât. Tuy nhién, thực chíú về iâu dài, thì việc làm
này là hết sức cần thiết. Bới vì, như mọi sinh vật sống khác, để tồn tại
con người không thể thiếu các yếu tố lự nhiên như nước, không khí,
ánh sáng mặt irời v.v... Rồi sau đó con người mới cần đến những

177
nhu cầu của đời sống xã hội như tiện nghi, điều kiện văn hoá, vật chất và
tính thần.
Như vậy, đối với cuộc sống của mỗi cá thể con người, các điều kiện kinh tê'
thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nhân văn là cơ sở rất quan
trọng. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Các loại mâu thuẫn trong quá trình hình
thành và phát triển của xã hội nhàn văn đã và đang tổn tại trong quá trình lịch
sử và tự nhiên, song mức độ gay gắt của chúng cũng có tính lịch sử cụ thể.
Qiúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết phải kể đến yếu tố công nghệ
và ý thức con người. Trong các hoạt động sống của mình, con người luôn giải
quyết các mâu thuẫn xuất hiện như trên để tồn tại và phát triển xã hội nhân vãn.
Điều đáng tiếc là. trong xã hội hiện đại ngày nay, những đụng độ thuộc lĩnh
vực quan hộ con người, xã hội và tự nhiên đã tăng tới mức báo động, có nguy
cơ gây ra sự khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Xã hội loài người, nhân loại và
cộng đồng đang đúng trưốc nhũtig thách thức mang tính huỷ diệt.
Không ai khác, mà chính chúng ta, loài người hiện đại, con người khôn
ngoan cần tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Đó có thể là nhân loại hãy trờ
về và sống gần gũi hơn với thiên nhiên, chung sống hài hoà, tuân theo quy luật
tự nhiên, nhằm kiến tạo một môi trường nhân văn của con người.

2. SINH THÁI HỌC XÃ HỘI

2.1. Sinh thái học xã hội iSocial Ecology)


Sinh thái học xã hội là một hướng tiếp cận cùa sinh thái học nhân vân, là
một hướng nghiên cứu của Sinh thái học nhân văn. Nó nghiên cứu các môi
quan hệ giữa con người với xã hội. Nói một cách dầy dũ thì Sinh thái học xã hội
là môn khoa học nghiên cứu mối tương tác qua lại giữa xã hội loài người với
sinh quyển.
Khi xuất hiện các nhu cầu của thực tiễn, nhằm bảo vệ sự phát triển môi
trường bển vững, nhu cầu nắm bắt và vận dụng một cách hợp lí các quy luật của
tự nhiên và xã hội vào hoạt dộng thực tiễn nhằm matỉg lại hiệu quả kinh tế và
sinh thái cao đã hình thành bộ môn khoa học Sinh thái học xã hội. Về mật nhận
thức, Sinh thái học xã hội xuất hiện còn do tri thức khoa học của thời đại đầ
phát triển mạnh mẽ và toàn diện, đưa đến vai trò của con người như một thực
thể sinh học kĩ thuật. Trong Sinh thái học xã hội, con người trở thành đối tượng
nghiên cứu trực tiếp.
Như vậy, sự hình thành hướng phát triển của tri thức nhân loại đã đạt đến
mức, như Karl Marx từng tiên đoán, khi con người đã trở thành, dối tượng trực

178
tiếp của khoa học tự nhiên, còn ciối tượng cíta khoa học tự nhiên - giới tự nhiên
trở thành, đối tượng trực liếp củci khoa học về con npf('n, và tất cả sẽ trớ thành
mcột khoa học. Nói một cách khác, khoa học Sinh thái học xã hội, được hình
thành Irên cơ sở xích lại gần nhau giữa các ngành khoa học tự nhiên, khoa học
xãi hội - nhân văn và khoa học kĩ thuật. Như vậy, Sinh thái học xã hội nằm trên
diểm giáp ranh giữa các khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã
hộii. Bản chất của nó nầm ngay trong lĩnh vực tác động qua lại giữa xã hội và tự
nhiiêiT, giữa con người và sinh quyển.
Cơ sở tự nhiên của Sinh thái học xã hội là nghiên cứu những quy luật sinh
thăi học. Đó là những quy luật về cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của
sirnh quyển, cụ thể là những quy luật biểu hiện tính có trật tự, tính tự điều chỉnh,
tự tổ chức, tự bảo vệ, tự làm sạch của chu trình trao đổi vật chất, năng lực,
thỂ^ng tin của sinh quyển, trong sự thống nhất và gắn bó chặt chẽ với các chu
trình sinh học của tự nhiên. Còn cơ sở xã hội của Sinh thái học xã hội là những
tri thức của con người về những hiện tượng xã hội và những quy luật phát triển
củía chúng có liên quan đến mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là các
vấm đề bao gổm cách thức tổ chức, quản lí, khai thác sử dụng và bảo tồn các
nguiổn tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Vâái đề
kĩ tthuật của Sinh thái học xã hội là nghiên cứu sự tác động của kĩ thuật và công
ngỉhệ lẻn môi trường sống, bao gồm cả yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực. Nhờ
vậy, nó góp phần tìm ra những biện pháp kĩ thuật và công nghộ hiệu quả, nhằm
khĩắc phục và ngăn chặn những tác động xấu lên môi trường, vì sự phát triển
bềin vihig của xã hội loài người.
Tóm lại, Sinh thái học xã hội !à bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan
hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên. Sinh thái học xã hội
góp jAần tìm ra những quy luật hoạt động của sinh quyển, sự vân dụng một
cách có ý thức của con người những quy luật sinh thái học đó vào hoạt động
thụtrc tiên nhằm bào đảm những điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững
của xã hội.

2.2. Cơ sở xã hội của Sinh thái học nhân văn


Như trên đã trình bày, nguồn gốc tự nhiên của Sinh thái học nhân văn chính
là quá trình ưao đổi thưòmg xuyên với môi trường xung quanh của xã hội loài
ngiười, thông qua mọi hệ thông vật chất của nó. Sự trao đổi chất đó được thực
hiệm thông qua các quá trình sản xuất xã hội, hay nói rộng hơn, là qua quá trình
hoạạt dộng thực tiễn và sáng tạo của con người. Do đó, nền sản xuất xã hội là
phurơng thức trao đổi chất đặc thù của xã hội loài người và tự nhiên.

179
Bản chất xã hội của các vấn đề sinh thái học nhàn văn nằm ngay trong
chính iĩnh vực sinh thái nhân vãn này. Xã hội loài người dã dạt diợc những
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Mối quan hệ giữa môi trường síbg và
xã hội loài người là mối quan hệ tương tác và hai chiểu. Môi trường !ô'ng cung
cấp cho xã hội những điểu kiện và những phưcmg tiện sống cơ bản nhâít. Ngược
lại, về phía mình con người qua quá trình lao động sản xuất, đả nhận các dòng
vật chất, năng lượng và thông tin từ tự nhiên, cải biến chúng cho phù hợp với
những nhu cầu sống ngày càng tăng của mình, cho sự tồn tại và ohát triển
không ngừng của xã hội, đổng thời cũng trả lại cho tự nhiên những sản phẩm
thải bỏ còn lại của quá trình sản xuất xã hội và quá trình trao đổi chít của con
người. Con người đã có thể phóng vệ tinh nghiên cứu, có mặt và gây mh hướng
lên vũ trụ nhờ bay dài ngày trên các con tàu vũ trụ.
Trong xã hội nhân văn, thông qua các quá trình sản xuất vật chít và sáng
tạo vãn hoá tinh thần, loài người đã tác động và sáng tạo xã hội nồi trường
ngày càng thay dổi, phát triển khác nhiều so với môi trường tự nhiéi ban dầu.
Với quan niệm con người là trung tâm của vũ trụ, được hình thành rong triết
học siêu hình vào thế kỉ XVII-XVII ở Tây Âu, con người đã tập trung mọi hoạt
động vào việc thoả mãn nhu cầu sống của riêng mình. Điều này được biểu hiện
trong quá trình sản xuất, đó là sự ưu tiên đặc biệt cho mục tiêu kinh tê Chính vì
lí do nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất mà mục tiêu sinh thái và bảo ví môi sinh
đã bị lãng quên hay đặt ỏ vị trí thứ yếu và dó chúứi ià khởi nguồn của những
hậu quà tiêu cực đối với môi trường sinh thái.
Sự suy kiệt các nguổn tài nguyên thiên nhiên, nạn ô nhiễm môi truờng sống,
sự biến mất của một sô' nển văn minh và khủng hoảng sinh thái toàn cầu v.v...,
đe doạ lên sự sống của hành tinh chúng ta, là có nguyên nhân sâu xa và khởi
nguồn từ quan niệm tự cho con người là chúa tể của muôn loài, của thế giới tự
nhiên, nên có thể khai thác và bóc lột kiệt quệ. Đố là một giai đoạn phát triển
trong lịch sử ưiết học và tư tưởng vể thế giới của con người, cho con người là
trung tâm, nhìn nhận mối quan hệ giữa con người và lự nhiên là khai thác và
thống trị giới tự nhiên. Từ quan niộm đó, con người đã tiến tới hành động, và
nhờ những tiến bộ khoa học và công nghệ, con người đã di tới hình động.
Con người đã tiến hành những quá trình hoạt động thực tiẻn, trước hết là quá
trình sản xuất vật chất, cải biến tự nhiên vì lợi ích của con người, vì sự tồn tại
và phát triển cùa xã hội con người. Tuy nhiên, con người đã không thể lường
trưóc được những hậu quả tiêu cực do bản thân loài người gây ra dối với rnôi
trường tự nhièn và môi trường xã hội, qua đó cho chính sự sống của bản thân
loài người.

180
2.3. Vấn đẻ xã hội của Sinh thái học nhàn vãn
2.3.1. Khái niệm
Nếu nội dung cơ bản nhất của Simh thái học là phản ánh các mâu thuẫn của
quá trình tác động qua lại có lính sinlh Ihợc của hệ thông vật chất sống với môi
trurờng xung quanh; vấn đề đặc trưng của Sinh thái học nhân văn chính là sự
khíảo sát, mô tả, phân tích và đề xuâi giải pháp cho những mâu thuẫn xuất hiện
trong quá ưình tác động qua lại giữa xă hội loài người và môi trường tự nhiên,
giiSa con người và sinh quyển.
2.3.2. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
Mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên trước hết dược biểu hiện thông qua quá
trìmh sản xuất xã hội với tư cách là phurơng thức trao đổi vật chất, năng lượng,
thông tin giữa xã hội nhân vãn với mỏi trường tự nhiên. Khi lực lượng sản xuất
càng {điát triển, con người càng có khả nãng khai thác tài nguyên sinh học,
ng*uổn vật chất, năng lượng và thóng tin từ tự nhiên nhanh và mạnh hơn, dẫn
(ỉếni sự giảm sút cả về sô' lượng lẫn chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng
sâiu sắc và gay gắt hơn. Mâu thuẫn này chính là bản chất về Sinh thái học nhân
văm. Bởi vì, mâu thuẫn này là cái vốn có trong mối quan hệ và tác động qua lại
giiữa con người và tự nhiên, nó xác định những dặc trưng cơ bản nhất của ván dẻ
sinứi thái nhân văn trong mỗi thời đại nhất định. Song mâu thuẫn trong quá trình
irato đổi chất giữa xã hội và tự nhiên, thõng qua quá trình sản xuất xã hội và tự
nhiiên, thông qua quá trình sản xuất xă hội, chỉ mới là một trong những biểu
hiện quan trọng của bản chất vấn đề sinh thái xã hội.
Con người và xã hội tuy là những câu trúc đặc Ihù, có tính xã hội, nhung
cũing chính là con đẻ của tự nhiên. Trên khía cạnh cấu trúc chức năng và vể bản
chát, con nguời và xã hội nhân văn KhOng QỘ gì mâu thuẫn với giới tự nhiên.
Míâu thuản giữa xã hội và tự nhiên chỉ xuất hiện trong quá trình con người tiến
hàmh cải tạo, biến đổi tự nhiên. Cà quá trình này khổng chỉ tuân theo quy luật
mú5i qụan hệ giữa con người và tự nhién, hay lực lượng sản xuất, mà còn |rfiụ
thiuộc vào mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ sản xuất và
nhiững hậu quả nảy sinh từ mối quan hệ đó.
Do vậy, bản chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên không thể chỉ
quỊy vẻ những mâu thuẫn của quá trình trao dổi tương tác giữa xã hội và tự
nhiiêti, được thể hiện cụ thể qua trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà
còm phải xem xét các mâu thuẫn bên trong sự phát triển xã hội. Như vậy, mâu
thiuẫn trong quá trình tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên được phản ánh

181
một cách cơ bản trong quá trình phát triển hình thái kinh tế, vãn hoá, chính trị
của một xã hội nhất định. Trong quá trình này đã xuất hiện ba nhóm mâu thuẫn
cơ bản là mâu thuẫn giữa môi trường sinh thái với xã hội, mâu thuẫn giừa sản
xuất kinh tế với xã hội, mầu thuẫn giữa sản xuất kinh tế với môi trường sinh thái.
2.3.3. Mối quan hệ giữa môi trường sinh thái vói xã hội
Mâu thuẫn giữa môi trường sinh thái với xã hội biếu hiện ở chỗ, khi xã hội
càng phát triển, thì môi trường tự nhiên - cái nôi nuôi dưỡng con người và xà
hội càng bị phá hoại và càng trở nên suy kiệt. Lí do là, để có thể tồn tại và phát
triển, con người đã phát triển sản xuất, mà trước hết là lực lượng sản xuất. Với
những phương tiện kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, con người đã có
thể khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng sâu sắc, nhanh và
hiệu quả hơn. Sự can thiệp của xã hội vào tự nhiên, vì thế cũng ngày càng
sâu sắc hơn, và làm cho môi trường tự nhién mất dần khả năng tự điều chỉnh, tự
bảo vệ. Mâu thuẫn giữa cập phạm trù sinh thái và xã hội còn được biểu hiện
trong những lĩnh vực cụ thể, như đạo đức sinh thái, tiêu dùng sinh thái, lối sống
sinh thái, văn hoá sinh thái, pháp luật sinh thái v.v...
Điều đáng báo động của mâu thuẫn giữa môi trường sinh thái với xã hội
không chi đơn giản là việc con người áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
vào khai thác và sử dụng thiên nhiên, làm cho nó ngày càng bị nghèo kiệt; mà
còn ở việc con người đã sử dụng khoa học và công nghệ như một phương tiện
để khai thác tự nhiên, vì lợi ích cục bộ và ngắn hạn của xã hội con người, đi
ngược với những quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của tự nhiên. Và, hậu
quả tất yếu của quá trình tác động của xã hội lên môi trường tự nhiên trong thời
gian qua không phải chỉ làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật, xoá sổ nhiều hệ
sinh thái đặc hữu và địa phương, thậm chí dã suy kiệt dần môi trường tự nhiẻn.
Điều nguy hại và dáng báo dộng nhất chính là, mâu thuẫn giữa môi trưòng sinh
thái với xã hội đã phá hoại cơ chế hoạt động cân bằng của các chu trình tuần
hoàn vật chất trong sinh quyển. Chính nhờ cơ chế này đã đảm bảo sự thống
nhất, túìh toàn vẹn của hệ thống xã hội và tự nhiên. Để giải quyết các mâu
thuẫn này là cả một hệ thổng liên quan đến hầu như tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, luật pháp, xã hội, hành vi, lối sống,
đạo đức, v.v...
2.3.4. Mối quan hệ giữa sản xuất kinh tế với xã hội
Mâu thuẫn giữa sản xuất kinh tế với xã hội nhiểu khi chưa dược nhìn nhận
một cách 3ầy đủ. Nó thường chỉ được chú ý nhiều trên khía cạnh xã hội,

182
chiứ chưa xem xét irên trên bình diện lự nhiên. Tuy nhiên, nếu phân tích một
cá(ch tổng quát và sâu sắc hcfn thì bán chất của mâu thuẫn này gắn liển với lĩnh
vụic sinh thái môi trường. Thực chất vấn đề này là ở chỗ, cùng với sự phát triển
củm nển kinh tế, trong xã hội cũng đang xuất hiện nhiểu vấn đề phức tạp nan
giiăi có liên quan trực tiếp đến con người và mói trường sinh thái như vấn đề
bệinh tật, dân số, các tệ nạn xã hội, cạn kiệt các nguồn lài nguyên thiên nhiên và
nạin ô nhiễm môi trưòmg sống.
Một mặt, để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, con người phải khai thác
CÁÌC nguồn tài nguyên thiên nhiên mạnh hofn. nhiều hơn. Trong thực tế, nền sản
xuiất ngày càng được mở rộng cá về quy mô và cường độ thì môi trường sinh
thái càng phải chịu đựng nhiều sức ép tiêu cực hcfn và những hậu quả xấu là
khiổng thể iường trước được. Mặt khác, sự phát triển kinh tế đã làm cho của cải
vậtt chất trong xã hội ngày càng nhiéu hcrn, phong phú, dồi dào hơn, điều đó tạo
ra những điều kiện thuận !ợi cho sự phát triển của con người về chiều hướng
tích cực lẫn tiêu cực. Chảng hạn, ớ các nước công nghiệp phát triển, do nền
kimh tế phát triển cao, con người có cuộc sống đầy đu về mọi mặt, nhimg đồng
thíời ở đây cũng xuất hiện loại bệnh tật hiểm nghèo gắn liền với sự phát triển
thòời đại, như ung thư, tim mạch, thần kinh, stress v.v... Rõ ràng, tuy là mâu
thuiẫn giữa sản xuất kinh tế với xã hội, nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ và
bắtt nguồn từ các vấn đề sinh thái, vì nó trực liếp tác động lên con người và mổi
truĩờng tự nhiên
2.3.5, Mối quan hệ giữa sản xuất kinh tế với môi trường
Mâu thuẫn giữa sản xuất kinh tê' với môi trường sinh thái được biểu hiện
trcang mối quan hệ giữa mục tiéu kinh tế với mục liêu sinh thái trong suốt quá
trìinh phát triển của xã hội loài người. Muôn dạt dược các tăng trưởng kinh tế và
miục tiêu sinh thái, con người đứĩig trước hai quá trình có xu hướng đối lập
nhiau. Thứ nhất, muốn tăng trưởng kinh tê không thể không khai thác các nguồn
tàii nguyẻn thiên nhiên, giúp phát triến sản xuất mà trước hết là phát triển công
ngịhiệp. Song vấn đề nan giải của phát triển công nghiệp là việc thải ra các chất
thảải của sản xuất, thường rất độc hại cho mỏi trưcfng tự nhiên. Do trình độ phát
triiển khoa học và công nghệ, do khó khàn về tài chính và chạy theo lợi nhuận
mìà con người chưa thể xử lí triệt để các chất thải độc hại của các quá trình sản
xuiất đó. Điều này còn do sự kém hiểu biết của con người về tự nhiên cùng với
lốii nhìn thiển cận vì lợi ích trước mắt.

183
3. CON NGƯỜI XA HỘI TRONG HỆ SINH THÁI
3.1. Con người là yếu tố cấu thành của hệ sinh thái nhài vản
3.1.1. Vận động của thế giới vật chất
Sự vận động vĩnh cửu và tính thống nhất là đặc tính quan trọng cia thế giới
vật chất. Tham gia vào sự vận động này, với tư cách là một bộ phận đic thù của
tự nhiên, xã hội loài người cũng luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng. Sự vận động của xã hội, theo cách tiếp cận hình thái củi triết học
mác-xít, được thực hiện bằng cách thay đổi các hình thái kinh tế víri xẵ hội.
ơ i quá trình đó được Karl Marx định nghĩa ià chu trình phát triển ịch sử và
tự nhiên.
Quan hệ và phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định sựtồn tại và
thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Trong đó, trước
hết phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, với tư cách là
tiêu chuẩn đầu tiên để phân biệt các thời đại và hình thúi kinh tế khác nhau, các
trình độ văn minh khác nhau. Như Karl Marx đã nói ""Những thời chi kinh tế
khác nhau không phải ỏ chồ chúng sản xuất ra cái ỊỊÌ, mà là ỏ chỗ (húng sán
xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động /ỉào”“ '.
3.1.2. Lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa con nỊUÒi với
tự nhiên
Lực lượng sản xuất là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
là sự biểu thị năng lực thực tiễn cùa con người trong việc chinh phụ: các lực
lượng tự nhiên. Sản xuất là một quá trình xã hội, do vậy để thực hành sản xuất,
con người cần hợp iảc và liên kết với nhau, qua đó tạo thành mối quui hệ sản
xuất. Mỗi một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, u các mối
quan hệ giữa con người với tự nhiên, cố một hình thức quan hệ sản xjất tương
úng đặc trưng, ià quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản
xuất. E)ó là quy luật về sự phù hợp của quan hê sản xuất với một trìm độ phát
triển của iực lượng sản xuất. Đây chính là một trong những quy luật ct bản của
sự phát triển xã hội, là nguyên nhân của sự thay thế các hình thái kiih tế - xã
hội trong quá trình phát triển của xã hội nhân văn. Mọi bước phát triói và tiến
bộ của xẵ hội nhãn văn được đánh giá bằng những hình thái kinh tế với xà hội

*'*KarlMarx, Príedrich Engeỉs: Toàn tập, t.23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 19®. Ơ.269,

184
nối tiếp nhau trong lịch sử. Mỗi kiêu hình thái kinh (ế với xã hội cụ thể được
đặc trưng bởi một phương thức sán xuất đặc irưng, sự phù hợp giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, bới một hạ tầng cơ sở và một thượng tầng kiến
trúc, một tổn tại xã hội và ý thức xã hội sòng.
Cuối cùng đều quy về sự thống nhât lịch sử cụ thc của hai mối quan hệ bao
trùtn là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người
với con ngưM. Bằng các cuộc cách mạng trong lực lưỊíng sản xuất, cách mạng
thông tin và công nghệ và các cuộc cách mạng xã hội. các mối quan hệ đó luôn
vận động và biến đổi, đưa đến sự thay đổi về chất của xã hội nhân vãn, lẫn sinh
quyển. Sự thay đổi đó đã diẻn ra ớ ba mức độ chính như sau:
1. Đầu tiẻn là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất lần thứ nhất đã tách
con người thoát khỏi thê giới động vật. Tuy nhiên, trong buổi đầu sơ
khai cùa lịch sử, loài người \'à sinh quyển đã hoà nhập thành một chỉnh
thể thống nhất, trong đó chưa có sự đối lập. Một sinh quyển nguyên sơ
với sự hiện diện ban đầu của loài người, một xã hội chưa có đối kháng
giai cấp, tổn tại trong một mòi trường sông ngu\ ên sinh.
2. Giai đoạn hai bao gồm các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ
hai, từ nguyên thuỷ tiến tới nền văn minh nông nghiệp; rồi thứ ba, từ vẳn
minh canh tác nông nghiệp lên vãn minh sản xuất công nghiệp; tiếp đến
thứ tư là nền văn minh công nghiệp phát triển. Giai đoạn phát triển này
thực chất chỉ diễn ra trong khuôn khổ thay đổi chất lưcmg, với trình độ
công nghệ cơ khí khác nhau, lừ thủ công lên máy móc và máy móc tự
động hoá. Do đó, sự biến đổi trong các mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên và giữa con người với con người chỉ khác nhau ở mức độ của
cùng một chất lượng. Trên khía cạnh xã hội học, đó là sự hình thành xã
hội có giai cấp, bao gồm chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ
nghĩa. Về tự nhiên, Ihì con iì|ười bắl đầu khai Ihác tự nhiên, khai thác
ngày càng tăng, tạo ra sự đói lập ngày một gay gắt giữa con người với
con người. Sau đó, từ mâu thuẫn trong quan hệ giữa con người với con
người đã đưa đến xung đột giữa con người với tự nhiên. Một sinh quyển
đã bị tàn phá với ý tưởng có thổ thay thế nó bằng kĩ thuật quyển, cùng
với một xã hội với đầy rẫy những sự đối lập giữa con người và con người
dã tạo ra môi trường sống cho con người, đặc biệt là ở các nước phương
Tây, trong các thiên niên kỉ qua.
Như vậy, ở thời kì phát triển thứ hai này của sự phát triển xã hội, về mặt tự
nhiên, sự hình thành Quyển kĩ thuật {Technosphere) đã phủ định Sinh quyén
nguyên sinh. Còn về mặt xã hội, các xã hội có giai cấp đối kháng đã phủ định

185
xã hội không có giai cấp của thời nguyên thuỷ. Xét vể mặt lịch sử. xã hội tiêu
biểu cho Kĩ thuật quyển là chú nghĩa tư bàn với phưimg thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, mà lực lượng sản xuất nghĩa là quan hệ giữa con người với tự nhiên,
đã phát triển trên cơ sớ còng nghệ và cơ khí máv móc là nền tảng. Còn quan hệ
sản xuất, quan hệ giữa con người với con người, đã lấy chế độ người bóc lột
người làm cơ sớ. Bóc lột tự nhiên, bóc lột con người, chủ nghĩa tư bản trong
giai đoạn phát triển đã không thê lường trước được những hậu quả nguy hiểm
cho mỏi trường sinh thái, nhưng thực ra là cho chính bán thân con người và xă
hội loài người.
3. Giai đoạn phát triển thứ ba, bao gồm các cuộc cách mạng lực lượng sản
xuất lần thứ năm, chuyển sang văn minh hậu còng nghiệp hay vãn minli
trí tuệ, với nền kinh tế tri thức. Giai đoạn này đặc trưng cho sự phát triển
ưu thế của công nghệ thông tin và sự phủ địnli công nghệ cơ khí máy
móc. Đây chính là sự phủ định lần thứ hai của tiến bộ xã hội. Từ sự dảo
lộn về chất trong bản thân lực lượng sản xuất Irực tiếp, cuộc cách mạng
lực lượng sản xuất lần này đã dẫn đến sự biến dổi sâu sắc các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau, nghĩa là sự
biến đổi về chất cả trong tự nhiên lẫn xã hội. Trong lự nhiên, đó là sự
hình thành Trí tuệ quyển, phú định Kĩ thuật tỊuyển để Irớ về với Sinh
quyên ở mức độ phát triển cao hơn, nơi mà sự diều khiển cúa lao động
được định hướng bới trí tuệ của con người. Còn trong xã hội, đó là sự ra
đời của một xã hội sau tư bản chu nghĩa, hay theo cách nói cua Karl
Marx, thì đó là chủ nghĩa cộng sản, phủ định xã hội tư bản chủ nghĩa,
trở về với xà hội không có giai cấp đối kháng, nhưng ở trình độ phát
triển cao, khác hẳn về chất.

3.2. Con người ỉà yếu tố xây dựng của hệ sinh thái nhân vãn
Như vậy, sự vận động và biến đổi của xã hội là không ngừng. Nhưng cũng
chính trong quá trình đó con người đã mang đến bao nhiều tai hoạ cho môi
trường sinh thái, cho chính loài người và cho xã hội nhân văn. Rõ ràng, để nhận
biết đầy đủ được sự vận động và phát triển của xã hội, để không phá vỡ sự
thống nhất vật chất cùa thế giới, loài người cần trang bị cho mình một phưcrng
pháp luận khoa học mới. Nền tảng của phưcmg pháp luận cho vấn đề này chính
là con người cần phải nhận thức đầy đủ và đúng vai trò của loài ngưòi trong sự
phát triển của hệ thống xã hội và tự nhiên, có thể chung sống tích cực, tự giác
và hài hòa trong các mối liên kết đó.
Các hoạt động của con người, mà quan trọng hơn cả là hoạt động sản xuất,
ià hoạt động có mục đích, nhằm thoả mãn các nhu cầu sống và đảm bảo cho sự

186
lổn tại và phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, cũng chính trên bình diện
vì lợi ích xã hội, cho đến nay hoạt động của con người về cơ bản là hoạt động
tự phát. Bởi vì, hoạt động của con nguời từ trước đến nay, thường chưa được
tính một cách đầy đủ những quy luật tổn lại và phát iriển của yếu tố tự nhiên,
nhừng quy luật sinh thái học, đảm bảo cho cơ chế hoạt động bình thường của
các chu trình trao đổi vật chất và dòng nâng lượiig, dòng thông tin hay chu trình
sinh học của Sinh quyển. Ngày nay, nguy cơ của vấn đề suy thoái môi trường
không chỉ xảy ra cục bộ, mà đang trớ thành một trong những vấn đề loàn cầu
cấp bách nhất của thời đại, có ý nghĩa quan trọng đến sự sống còn của con
người và xã hội của nó.
Bởi vậy, sự tác động một cách có ý thức lên tự nhiên hay sự điều khiển một
cách tự giác mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ngày nay hơn lúc nào hết
đang được đặt ra hết sức nghiêm túc và khẩn cấp. Như vậy, quá trình thực sự
điều khiển có ý thức các mối tương quan giữa con người và tự nhiên sẽ được
tiến hành dần dần và luôn được tự điều chỉnh. Đúng như Priedrich Engels đã
từng cảnh báo là: Không nén quá tự hào nhừìĩg iầii thắng lợi của chúng ta
dối với ỊỊÌỚi lự nhiên. Bởi vì, cử mỏi lần hi dạt dược một thắng lợi là một lần
íỊÌỚi lự nhiên trả tìiù lạì chíinỊỉ tơ.
Qua nhiều thế kỉ phát triển, con người đã có quá nhiều thành tựu đáng tự
hào và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học \'à công nghệ. Con người
dang di vào khám phá kho tàng vô tận của dại dương, khám phá những bí mật
của vũ trụ, tìm hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự sống, thay đổi gen đã tạo ra
nhừng sản phẩm biến đổi gen, lập biểu đồ gen của con người để chữa trị bệnh
tật của con người, đã nhân bản vỏ tính động vật và tiếp theo là sẽ nhân bản vô
tính người, v.v... Đồng hành với những kì tích đó là sự suy kiệt của môi trường
cả về sô' lượng lẫn chất lượng, và sự trả thù của tự nhiên đối với con người và sự
trả thù đó cho đến ngày nay con người chưa Ihế lường trước được. Chính các
nhà tư tưởng lớn như Priedrich Engels đà chì ra thực chất của sự điểu khiển một
cách tự giác các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Đó là "Chúng ta hoàn
toàn không thống trị được thế giới tự nhiên như một kẻ xâm lược đi thống trị
một dân tộc khác. Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị
của clning ta đối với giới tự nhiên lù ừ chỗ chúng ta khác với tất cả các sinh vật
khác, chúng ta nhận thức được các quỵ luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng
ííicợc nhĩơĩg quy luật đố một cách chinh Aííc”"’.

'' ‘ ík. Marx và Príedrích Engels: Toàn lập. t.20. Nxb. Chúih trị Quốc gia. Hà Nội. 1994, ữ. 655.

187
Rõ ràng, để điều khiển được mối quan hệ giữa con người và tự nliên, trưót
hết con người với tư cách là chủ thể, một nhân tô' có ý thức duy nhấttrong cấu
trúc hệ sinh thái nhân văn, cần phải nhận thức cho được những quy bật tồn tại
và phát triển của giới tự nhiên và tiếp theo là phải biết vận dụng một cách
đúng đắn, chính xác những quy luật đó vào quá trình hoạt động thực lễn của xã
hội mà quan trọng nhất là vào iĩnh vực sản xuất.
Qua cách tiếp cận khoa học, kĩ thuật và công nghệ, loài người đã khai thác,
biến đổi tự nhiên và đã đưa đến những mâu thuần sâu sắc giữa xã lội với tự
nhiên. Ngày nay, cũng chỉ có tiếp cận khoa học, kĩ thuật và công Ighệ, con
người mới có thể quay về với cội nguồn của mình, để có thể chung sốig hài hoà
với tự nhiên, trong một quyển sống mới - Trí tuệ quyển, trên cơ sở hiói biết sâu
sắc những quy luật của giới tự nhiên. Trí tuệ quyển với nền kinh ư tri thức,
chính là một giai đoạn phát triển mới của sinh quyển, giai đoạn mà quá trình
phát triển và tiến hoá được chỉ đạo nhờ các hoạt động có ý thức lủa người
thông minh, loài người hiện đại {Homo sapiens sapiens).

3.3. Con người có nhận thức trong hệ sinh thái nhân văỉ
Bất kì thang bậc phát triển nào của hệ sinh thái nhân văn đều có nục tiêu là
đạt được sự phồn vinh kinh tế, công bằng và bình đẳng xã hội, có nôi trường
sống trong sạch. Chỉ hướng về mục tiêu đó thì xã hội mới có thể đạt ứi sự phát
triển bền vững, phát triển để phát triển, phát triển không chỉ vì chất Itợng cuộc
sống ngày hôm nay mà còn vì đảm bảo cho cuộc sống của các thế ht sau phát
triển bền vững. Trong quá trình Ịrfiát triển đã có giai đoạn con người ỊÌải quyết
các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên không thoả đáng, gây tổn tỉất và suy
kiệt môi trường, khiến chính mình phải đối mặt với nguy cơ khủng tuàng sinh
thái toàn cầu. Điẻu này khổng chỉ de doạ sự sống của môi trường tự ihiên, mà
ảnh hưởng đến cả sự suy tổn của xã hội nhân vãn. Vì \'ậy, muốn tổn ụi và phát
triển, con người cần sửa chữa những sai lầm của mình bằng sự diều ỉhiển một
cách có ý thức mối quan hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên.
Các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người vá tự nhiên
luôn là mối quan hệ khăng khít, hữu cơ, chúng phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
Giải quyết những mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên được biểu hèn qua sự
phát triển của lực lượng sản xuất, là tiền đề và điều kiện cần thiết để íiải quyết
những mâu thuản giữa con người với con người, biểu hiện qua sự vậndộng của
quan hệ sản xuất và ngược lại.
Vì thế, muốn giải quyết vấn dẻ môi trường sinh thái nhân văn hiện nay
không thể chỉ dựa vào trình độ phát triển cao của khoa học và cờig nghệ,

i88
mà còn phải xem xél để thay đổi cơ ỉbản mối quan hệ giữa con người và con
người trong các hình thái phái tricn xã hội có giai cấp đối kháng. Bởi vì, muốn
điếu khiển được những lực lượng tự nhiên trong xã hội nhân văn ngày nay thì
cần jAải điểu khiển được các lực lượng xã hội. Karl Marx đã từng dự đoán,
chù nghĩa cộng sản chính là '\sự ị^iài quyết lìiệii thực mâu thuẫn ỊỊÌữa con người
với tự nhiên, và giữa con fiị>ười YỚi con / ; ông cho rằng "Tâ) cả sự vận
dộng của lịch sử' hay toàn bộ quá trình lịch sử và tự nhiên của sự hình thành xã
hội loài người là "'Hành động iìiực sự sản sinh ra chủ nghĩa cộng Xã hội
nhân văn phát triển chỉ trong diều kiện hình thái xã hội chủ nghĩa cộng sản, loài
ngưcn mới thực sự được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, mới được hành động tự
do theo nghĩa sẽ có đầy đủ những liền đề, đù những điều kiện xã hội và những
tri thúc cần thiết để nắm bắt các quy luật đó.
Như vậy, phát triển đến xã hội nhân vãn chính là tiến đến xây dựng quan hệ
công bằng, bình đẳng đích thực giữa con người với con người, xây dựng quan
hệ tương hỗ, hài hoà thật sự giữa con người với tự nhiên. Có thể hiểu là, muốn
triệt tiêu được mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên, đồng thời cũng cần phải
thủ tiêu được mâu thuẫn đối kháng giữa con người với con người trong xã hội.
Đây chính là cơ sở quan trọng, giúp con người có ý thức, con người trí tuệ tiến
đến diều khiển mối quan hệ giữa xã hội nhân văn và môi trường tự nhiên.

3.4. Điều chỉnh nhận thức của con người trong hệ sinh thái
nhân vãn
Quá trình điều khiển nhận thức trong quan hệ giữa con người và tự nhiên là
một giai đoạn quan trọng. Đồng thời với quá trình sáng tạo ra văn hoá, con
người đã tác động vào tự nhiên, vào xã hội và bản thân mình để tạo nên các giá
trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội nhân văn. Nếu cứ để quá trình này vận
hành một cách tự nhiên và cảm lính mà không luôn dược nhận thức lại, thì sẽ
đem đến nhiều di hại khôn lưìmg. Đúng như Karl Marx đã phát biểu Văn
lioá... nếu phát triển một cách tự phát, kliónỵ được hướng dẫn một cách tự giác
thì nó sẽ đ ể lại đằng sau nhừiìg hoưng Đó cũng chính là những định
hướng triết học, chỉ ra tư duy điều khiển có ý thức cho các mối quan hệ giữa
con người với thế giới tự nhiên.
Muốn tổn tại, con ngưởi dã phài tác động vào tự nhiên, để sản xuất ra của
cải vật chất phục vụ trước hết cho sự tồn tại và cuộc sống của mình. Trên bình

” ^^'KarlMarx, Frìedrìch Engels: Toàn tập. Nxb Qúnh ưị Matxcơ\'a, in lẩn thứ hai, 1974, ư. 116.
Karl Marx và Fríedrich Engcĩs'. Toàn tập. t.32. xuất bản lấn 2. Matxcơva, tr. 45.

189
diện xã hội học thì những hoạt động sản xuất được cho là hoạt động tự giác.
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, mối quan hệ giữa ba yếu tố: Tự nhiên -
Con người - Xã hội, thì các hoạt động trên là hoạt dộng tự phát. Bởi lẽ các
hoạt động này của con người, từ trước tới nav hầu như chưa được tính toán đầy
đủ trên quy luật tồn tại và phát triển của yểu tô' tự nhiên trong chỉnh thể xã hội
và tự nhiên. Việc chưa ý thức được đầy đủ các quy luậ! tồn tại và phát triển của
yếu tố lự nhiên trong chỉnh thể xã hội và tự nhiên chú yếu là do trình độ nhận
thức của con ngưòi, chưa hiểu biết hết. Song thực liẻn cuộc sống là những
chứng minh đầy thuyết phục yêu cầu nhận thức hành vi của con người xã hội
trong việc tác động vào môi trường tự nhiên. Chính \’ì vậy mà con người cần
“«/ỉậ« thức được qity luật của tự nhiên và có thể sử dụng dược những quy hiật
đó một cách chính .vức”*'*. Đó chính là sự điều khiển một cách có ý thúc ITIÔÌ
quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trước hết, phải nhận thức được quy luật
tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, sau đó phải biết vận dụng một cách đúng
đắn, chính xác những quy iuật đó vào hoạt động thực tiễn, đặc biệt hoạt động
sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Tiến trình phát triển của xã hội loài người đã chứng tỏ mâu thuẫn giữa con
người và tự nhiên ngày càng gay gắt. Nguyên nhân chủ yếu là do con người
sáng tạo ra khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới, không ngừng phát triển lực
lượng sản xuất, và bằng cách đó đã tấn công vào mỏi trường tự nhiên, biến
chúng thành sức mạnh xã hội. Ngày nay cũng phải dựa chính vào khoa học, kĩ
thuật và công nghệ mà con người mới có thể quay về với cội nguồn của mình
sống hài hoà thực sự với tự nhiên trong một môi trường sống mới. Đó là Trí tuệ
quyển, trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc về những quy luật của tự nhiên và điều
khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người \'à tự nhiên, con người đỉl
tạo ra nó. Trí tuệ quyển, là môi trường sống mới được diều khiển bởi hoạt động
có ý thức của con ngưòi, một giai đoạn phát triển mói của sinh quyển.
Loài người và xã hội của mình tồn tại và phát triển trong mối liên kết đu
dạng và chặt chẽ với sinh quyển. Mắt xích xã hội tham gia vào chu trình của
sinh quyển là một ngoại lệ. Bởi lẽ chu trình trao dổi chất tự nhiên là dàm bảo sự
cân bằng tương đối, tự làm sạch, tự điều chỉnh theo một cấu trúc đa dạng và
chặt chẽ, mà nền sản xuất xã hội cho tới nay vẫn chủ yếu sử dụng các sản phẩn
sẵn có của tự nhiên. Hơn thế nữa, xã hội loài người đã sản sinh ra các chất thải,
có nguồn gốc từ cả sản xuất và tiêu dùng vào tự nhiên, không những chưa

*" Karl Marx và Prìedrích Engeís: Toàn tập. t.20. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 1994 ư. 655.

190
phiù hợp với quy luật trẽn ciia lự Iihión và xà hội Iiìà còn tạo ra nmiy cư phá vỡ
nó.. Vậy nên, đê cho sinh I|iiycn có thê cli;Vp nhạn xã hội nhií mộl thành viên
thật sự của nó, thì tnrớc hct ‘niãt xích xã hội" Ironu chu trình trao clổi châl cÀn
ihụtc hiện thêm niộl chức năng cỊiuin ỉrọng và cấp bách là chức nàng íái sán xuất
nhiững tài nguyên Ihiên nhiên dã liêu dùng làm cho chu trình này đưực' khép
kíni. Mục đích tối thưtni!’ cùa quá irình này là clira ■‘mắt xích xã hội" thực sự hài
hoià với các chu írình luân chuycn vậ( chiú tự nhicn, biến dổi xã hội từ mát xích
chii biết tiêu Ihụ và phá húy, trớ Ihành niội liỊií nhàn cấu thành và có trách nhiệm
cùa sinh quyển. Nó sẽ dóng vai trò tícli cực trong việc báo vệ và cài thiện chát
lưcwg môi trưcmg và chát lưựng cuộc sống.
Hoàn thùnh chức nãnu tái tạo ciíc nguổn tài nsuyên thiên nhiên dã sit dụng,
c h íín h là một trong nhữiig nhiệm vụ quan Irọnu nhất của xã hội n h à n văn tr o n g
việc thực hiện chức năng dicii khiên inột cách có V thức đối với Sinh quyển. Đc
ihurc hiện được chức năn«Ị này, dế cliất lưỊnig mòi trưìyiig sống ngày càng nâng
ca<o, thì Sinh quyên cần tiép tục phát triến và hoàn thiện, chuyên dần sang một
trạing thái mới về chất - trơ thành Trí Uiệ quyển - nơi có sự diều khiển có ý thức
củỵi loài người. Trí tuệ quyên là sự ihống nhát, sự tác động qua lại giữa xã hội
và tự nhiên, mà cơ sứ của nó là xã hội, bới vì ư đây hoạt động Irí tuệ của con
Iigiười là nhàn tò' nổi trội. Con người đã tác dộng xấu đến môi trường tự nhiên,
giờ đày con người cần phái xây dinig lại mội cách có định hướng diều kiện tổn
tạii của tự nhiên và xã hội. xây tiimg một Trí tuệ quyển mới. Đê làm được điểu
này, con người cần nắm vững những quy luậl ciia tự nhiên, vận dụng nhũtig quy
luậật đó vào hoạt động Ihực tiễn: trước hết cần thay đổi nhận Chức về mọi
phiư(fng liện thuộc lĩnh vực quan hệ giữa con ngưừi xã hội và tự nhiên. Từ sự
thiức nhận đó con người mới có hành động thiết thực nhằm bảo vệ và cài thiện
chíất iượng m ôi trưcwg sinh thái vì sự sống của COII người và sự phát íriến bền
vữnig của xã hội.

3.5. Tự n h iè n , con người và xã hội trong h ệ sin h th ái n h à n văn


3.5.1. Khải niệm
Xã hội nhân vãn bao hàm sự tương tác chặt chẽ và cân bằng động giữa ba
nhióm yếu tô' là tự nhiên, con người và xã hội. Tliứ nhất là yếu tố tự nhièn. Trèn
bìmh diện khái quát, tự iihitMi là toàn bị) !hê giới vạt chất, nó lổn lại một cách
khiách quan. Như vậy thì con người và xã hội loùl người là những thành phần
cấui trúc đặc thù, gắn bó chặi cliõ với thê giới tự nhiên. Theo nghĩa h()c thuậl và
cụ thê hơn, thì lự nhiên có Ihc là lììòi Inrờiig clịa lí. mòi trườiig sinh thiíi hay

191
môi trường sống, Giới tự nhiên chúng ta nói tới đây là tự nhiên có liên quan
trực tiếp đến sự sống của con người, tự nhiên tưcmg quan với con người và xã
hội. Có thể coi đó là Sinh quyển. Sinh quyển ià một vùng trên Trái Đất, ncfi có
sự tổn tại hay liên quan đến sự sống. Như vậy. nó bao gồm các cơ thể sống
cùng chất thải của chúng. Tùy trạng thái vật lí hay dịa chất của Sinh quvển,
la có thể phân biệt thành ba nhóm chính, là Thạch quyến nơi đá và thể đá chiếm
ưu thế; khí quyển, nơi chỉ có các dạng khí; và Thuỷ quyển nơi chỉ có nước,
Trong quá trình phát triển của mình Sinh quyển đã trải qua ba giai đoạn
chính. Đầu tiên là giai đoạn nguyên thủy, khi bắt dầu xuất hiện sự sống, những
sinh vật sống đơn bào và bắt đầu hình thành các chu trình sinh học sơ khai. Quá
trình này tiếp tục, khi các sinh vật cơ thể đa bào phát triển và giới động và thực
vật ra đời. Sự sống và các chu trình trao đổi chất càng phát triển hoàn thiện và
phức tạp dần, cho đến khi hình thành loài người nguyên thủy. Đây là giai đoạn
thứ hai, Nhân quyển hình thành từ Sinh quyển. Có tliể nói, hai giai đoạn đầu
tiên nêu trên mới chỉ thuần tuý là sự tiến hóa của tự nhiên, hình thành loài
người nguyên thủy. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn tiến lióa, từ loài người nguyên
thủy trở thành loài người trí tuệ và xã hội nhân văn. Từ giai đoạn này, Sinh
quyển bước vào giai đoạn phát triển mới, biến đổi về chất. Giai đoạn cuối cùng,
là khi Sinh quyển dần trở thành Trí tuệ quyển, nơi loài người trí tuệ chiếm ưu
thế. Lúc này, Sinh quyển chịu sự tác động ngày càng mạnh mẽ của hoạt động
có ý thức của con người. Rõ ràng ở đây, con người bước vào vũ đài của sự sống
đúng vào lúc Sinh quyển đã trở thành một hệ thống tổng hợp sinh học ở múc
cao nhất, có khả năng đạt năng suất sính học lớn nhát và sự phát triển ổn dịnh
tối đa. Thành phần con người đã xuất hiện trong quá trình tiến hoá của Sinh
quyển, là một dạng của cấu trúc vật chất sống, có nguồn gốc từ tự nhiên. Nhưng
con người là bô phận dặc thù của tự nhiên, bởi lẽ ưong quá trình phát triển, nhờ
lao động và ngôn ngữ, con người dần tách mình ra khỏi thế giới động vật, con
người còn tạo ra cho mình một môi trưcmg tự nhiên đã được “nhân tác hoá” môi
trường nhân văn. Yếu tố xã hội chính là hình thức vận động cao nhất của vật
chất, là sản phẩm của quá trình tương tác giữa quần thể con người trong xã hội
nhân vẳn.
Như vậy, tự nhiên, con người và xã hội là ba dạng cấu trúc vật chất, lần iượt
hình thành trong quá trình tiến hoá của vật chất hữu cơ. Chúng cấu thành một
hệ thống tổng hợp, da dạng, nhưng rất chặt chẽ, ổn định và tương đối bền vững,
tuân theo những quy luật về tự nhiên và xã hội. Hệ thống tự nhiên, con người và
xã hội, cùng với cấu trúc của nó, thông qua các chu trình vận hành của quá

192
trình trao đổi chất, dòng năng lượng \à (hỡng tim trong Sinh quyển để đảm bảo
được sự thống nhất chức năng hoạt động cúa mìinh. Hoạt động của chu trình
sinh học này tuân theo nguyên tắc luôn tạo sự cân bung động, nghĩa là tự cấu
thành, tự điểu chỉnh, tự bảo vệ theo một trật lự liên lioàn chặt chẽ. Trong hệ
thống này mọi yếu tố cấu thành luôn là một mắi xích của chuỗi vận hành
liên tục, với chức năng và quyển hạn rõ ràng. Tham gia vào chu trình luân
chuyển vật chất tự nhiên, về mặt cấu trúc có thể phân biệt thành nãm yếu tố cấu
thành chính.
3.5.2. Vai trò của tự nhiêti đối với xã hội
Trước hết xét về vai trò của tự nhiên đòi với xã hội, mà ở đây chủ yếu nói
tới vai trò các nguồn tài nguyên ihiên nhiên tuỳ theo sự hiểu biết của con người.
Cùng vói sự phát triển của xã hội. mà dáu tiên ỉù sự phát triển của lực lượng sản
xuất, vai trò của nguồn tài nguyên bị giám dần.
Vào các thời kì cổ dại, khi mà lực lượng sản xuất còn đơn sơ thì vai trò của
diểu kiện thiên nhiên thuận lợi đã đem iại những ưu thê khôn lường. Chính vì lẽ
đó mà cái nôi của văn minh nhân loại, đã khởi nguồn từ dọc các vùng thuộc lưu
vực các dòng sông lớn, như sông Nin, sông Hàng, sông Ấi, sông Hoàng Hà,
sông Trường Giang v.v... Nhưng từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra,
thì các trung tâm phát triển kinh tế lại chuyển sang các vùng thuộc châu Âu,
Bắc Mĩ. Đây vốn là những vùng chứa đựng nguồn tài nguyên và khoáng sản
phong phú. Đến giai đoạn khoa học kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp, thì lúc này sự phát triển cùa xã hội nhân văn không còn phụ
thuộc nhiều vào sự giàu có của các nguồn tài nguyên, theo cách hiểu truyển
thống. Minh chứng là, tuy nhiều nước chàu Á, châu Phi là nơi có nhiều nguồn
tài nguyôn khá phong phú, với trữ lượng lớn. nhưng vẫn là những quốc gia
nghèo và lạc hâu.
Trái lại, nhiều quốc gia châu Âu, hay Nhật Bản, tuy nguồn tài nguyên
khoáng sản nghèo nàn, diều kiện tự nhiên iại không thuận lợi, nhưng họ vẫn cố
nền kinh tế phát triển. Mặt khác, nhờ cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, tổm hiểu biết về các nguồn tài nguyên thiên nhiêii của con người được mở
rộng và sâu sắc hơn, có thể thay thế cho tài nguyên cũ sáp cạn kiệt. Tuy vậy,
cho dù xã hội nhân văn có phát triển cao đến mức nào đi nữa, thì con người và
cuộc sống của họ vẫn bị ràng buộc nhiều vào điểu kiện thiên nhiên vốn có.
3.5.3. Vai trò của con người và xđ hội loài người
Con người cùng xã hội loài người vừa tham gia chu trình sinh học với tư
cách như yếu tố sinh học, vừa như thực thể xã hội. Do vậy, mắt xích xã hội

193
trong chu trình sinh học đã có đặc thù khác, so với các mắt xích còn iại. Trong
hệ thống tự nhiên, con người và xã hội, yếu tố con người giữ vai trò đạc biệt
quan trọng. Bởi lẽ con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng của sự thống nhât
giữa tự nhiên với xã hội, đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp thực hiện sự thống
nhất đó.
Với bản tính tự nhiên, con người có nhu cầu như bất kì động vật cao cấp
khác trao đổi chất để tồn tại. Với bản tính xã hội, thông qua lao động sản xuât
con người tham gia vào các quan hệ xã hội, một “mát xích” quan trọng trong
chu trình sinh học. Xã hội càng phát triển, việc thoả mãn các nhu cầu tự nhiên
của con người càng bị xã hội chi phối và quyết định. Nguồn thức ăn, thức uống,
không khí dồi dào, phong phú và trong sạch không phải chỉ do các yếu tó tự
nhiên mà do chính các xã hội định đoạt. Trong quá trình tác động vào tự nhiên
và xã hội, con người chẳng những cải tạo được tự nhiên bên ngoài, mà còn cải
tạo được tự nhiên ngay bên trong bản thân mình. Mặt khác, mục tiêu của quá
trình tương tác giữa con người với tự nhiên - xã hội chính là vì cuộc sống ngày
càng tốt đẹp hơn, thoả mãn những nhu cầu về vật chát và tinh thần trong điều
kiện môi sinh trong lành. Chính vì những lẽ đó mà con người với văn hoá do
mình sáng tạo ra, luôn là động lực và mục tiêu cho sự phát triển.
3.5.4. Vai trò của xã hội đối với tự nhiên
Còn vai trò của xã hội đối với tự nhiên cũng hết sức đặc biệt. Hình thái sản
xuất xã hội là phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiẻn, và
dược thông qua chu trình sinh học. Lao động trước hết là phương tiện dể phân
biệt giữa con người và con vật, giữa xã hội nhân văn của loài người với thế giới
động vật. Song cũng chính lao dộng là yếu tố dầu tiên, cơ bản và quan trọng
nhất tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa xã hội với tự nhiên. Trong cấu trúc của xã
hội nhân văn, nếu tự nhiên dược khảo sát như "vật sản xuất", là nguồn cung cấp
tư liệu sản xuất và sinh hoạt cho xâ hội; thì xâ hội chính là "vật tiêu thụ", là yếu
tố tác động, sử dụng và làm biến đổi tự nhiên sâu sẳc và nhanh chóng nhất.
Sự trao đổi và tiêu thụ vật chất của "mắt xã hội", thường có hiệu quả kinh tế
sinh thái rất thấp. Nguyên nhân là, hệ thống sản xuất xã hội thường tiêu dùng
nguồn tài nguyên một cách lãng phí, và hơn thế nữa, lại sản sinh nhiều chất độc
hại sản xuất và sinh hoạt, thải bỏ vào môi trường tự nhiên. Như vậy, bản thân xã
hội một mặt làm cạn kiệt lài nguyên, mặt khác gây ô nhiễm nặng nề môi trường
sống, làm gián đoạn chu trình trao đổi chất của môi trường dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng sinh thái cục bộ và toàn cầu. Sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên
có hài hoà, bền vững hay không, không chỉ biểu hiện ở sức sống của các hệ
sinh thái trong tự nhiên, mà còn chủ yếu thể hiện ở sức sống của con người.

194
3.6. Từ con người sinh học đến con người xâ hội
Trong triết học Marx - Lenin, nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế
giới là một trong những nguyên lí khoa học quan trọng. Với tác phẩm triết học
nổi tiếng của mình, Priedrich Engels đã khắng dịnh; Tinh thống nhất thực
sự của thế giới ìù â tinh vật chất của nó, và tính vật chất được chííìig minh
khỏníỊ phái bằng vài ha lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò do thuật, mà bằng một sự
phát triển láu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên". Hơn nữa tác
giả còn đặc biệt nhấn mạnh rẳng, sự thống nhất vật chất của thế giới nằm chính
trong sự vận động, chuyển hoá và phát triển không ngừng của vật châV".
Theo nguyên lí về tính thống nhất vật chất của thế giới, tuy thế giới cực kì
phong phú và đa dạng, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, song đều
được cấu thành từ ba nhóm yếu tô' cơ bản là thế giới tự nhiên, con người và xã
hội của loài người. Ba nhóm yếu tô này cùng tồn tại thống nhất với nhau trong
một hệ thống là tự nhiên, con người và xã hội, bởi vì chúng đều là những đạng
cơ chất khác nhau, nhihìg trạng thái, nhihig đặc tính và những quan hệ khác
nhau của vật chất đang vận động. Thế giới một mặt luôn luôn vận động, nhưng
mặt khác lại luôn luôn ở trạng thái cân bằng, gọi là cân bằng động. Vì sự vận
động của thế giới là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Tất cả các
quá trình diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong con người đều phải chịu
sự chi phối và phải tuân thủ theo một sô' quy luật phổ biến nhất định. Sự hoạt
dộng của các quy luật đó, dù tự phát hay tự giác đều mang tính khách quan và
lất yếu nhằm dẫn đến nối liền các yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống
nhất, tự vận động, chuyển hoá và phát triển không ngừng trong không gian,
theo thòi gian.
ơiới tự nhiên vốn là vật chất và tồn tại khách quan. Giới tự nhiên trong mối
quan hệ trực tiếp với sự sống của con người và sự tồn tại của xã hội chính là
sinh quyển. Sinh quyển cũng có quá Irình hình thành và tiến hoá liện tục từ vật
chất, và con người và xã hội của loài người là kết quả của quá trình đó. Tuy
nhiên, theo Lenin thì “Con người không chỉ là sản phẩm cùa tự nhiên, mà hơn
thế còn là sán phẩm cao nhất của sự tiến hoá vật chất, vì bộ óc con người
là sàn phẩm cao nhất của vật clỉất"^^'. ơiính tự nhiên là tiền đề cho sự xuất hiện,
tồn tại và phát triển của con người. Theo Karl Marx “ơ/ớ/ tự nhiên là thân thể
vô cơ của con người", ‘'Con người sông bằng giới tự tìhiêrí', sinh hoạt vật chất
\'à tinh thần của con ngưòi liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua

''' Karì Marx, Príedrich Engcls: Tcàn tập, t.20. Nxb. Chửứi trị Quóc gia, Hà Nội, 1994, tr. 67.
v.l. Lênin. Toàn tập, Nxb. Tiến bộ. Matxcơva. 1981. t.29. tr. 175.

195
chỉ có nghĩa là tự nhiên khăng khít với bản thân tự nhiên, bởi vì “Cơ* ngườii là
một bộ phận cùa tựnftiên"^'\
Bởi vì cơ sở của bản tính tự nhiên trong con người là một tât }ếu khách
quan, do con người vốn có nguồn gốc phát sinh từ động vật, liên kết và thống
nhất chặt chẽ với tổ tiên mình trên cơ sở cấu trúc tế bào và cơ sở vệt chất, di
truyền protein, ADN và ARN. Chính bản tính tự nhiên của con người diông <chỉ
bác bỏ quan niệm siêu nhiên về nó, mà còn khẳng định rầng con ngươi tà độ>ng
vật cao cấp nhất, là sản phẩm cao nhất trong quá trình tiến hoá của thế giới vvật
chất. Con người có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên như mọi sinh vật khác.
Tuy nhiên, “Co/Í người động vật" chỉ trở thành '"Con người xã hội" đíích
thực khi nó được sống trong môi trường xã hội, trong các mối quan kệ qua lại
giữa người và người, như Karl Marx đã khẳng định: "Trong tính hiệri thực của
nó, bản chất con người là tổng Ììoà những quan hệ xã hộr. Mang tong mìình
bản tính tự nhiên và bản chất xã hội, cho nên con người vừa là hiện thin, vừai là
hạt nhân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. Hiện thân của sự tkống nHiất
đó bởi vì, con người vừa là một thực thể tự nhiên, một loài sinh vật, \ừa là nnột
thực thể xã hội, hay thực thể tự nhiên - xã hội; hay theo như cáci nói của
Aritstote, con ngưòi là: “Một động vật chính trị, và cách gọi của Kar! Marx là,
Một động vật xã h ộ r.
Bản chất sinh học và bản chất xã hội hiện điện đồng thời trong bản thiân
con người, trở thành hai phần không thể tách rời dược trong một (hỉnh tHiể,
chỉnh thể con người. Còn hạt nhân của sự thống nhâì dó chính là ở chỗ, bằing
quá trình lao động sẳn xuất, một phương thức trao đổi chất đặc thù gữa xằ thội
và tự nhiên, con người trở thành mắt xích gắn bó giữa xã hội và tự nhên, tfìàinh
kẻ diẻu chỉnh và kiểm tra các mối quan hệ giữa chúng. Như vậy, (hình cton
người ià hạt nhân dể hợp nhất giữa thế giới tự nhiên và xã hội thàih một 'hệ
thống duy nhất, là môi trường tự nhiên và xã hội, mà trong đó con ngíời sốmg,
tương tác với môi ưường và thể hiện mình.
Theo Karl Marx, thì xã hội ià mắt xích xuất hiện cuối cùng của ht thỐDg tự
nhiên, con người và xã hội. Xã hội là: “5àn phẩm của sự tác động lẫn nhiait
giữa người và người", còn con người là sản phẩm của tự nhiên. Do víy, xỉ Hiội
không thé là một cái gì khác mà là hình thức tổ chức vật chất cao nhít, là rniột
bộ phận đặc biệt được tách ra một cách hợp quy luật trong quá rình tiiến
hoá lâu dài, liên tục và vô cừng phức tạp của tự nhiên. Đa yếu tố cự nhiỀẽn,

^'^KartMarx, Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Nxb Sự thật. Hà Nội. 1962 tr. 9f. 92.

196
con người, xã hội thòng Iihàì dược với nhau trước tiên là vì chúng đều là nhừng
sản phẩm của vật chài dang vận động. Sự thòng nhất đó được thực hiện trong
các chu trình luân chuyến, chu Irình trao đổi chất, dòng năng lượng và thóng tin
của sinh quyển, của xã hội nhân vãn.

4. TÍNH THỜI ĐẠI CỬA SINH THÁI HỌC NHÂN VÃN

4 . 1 . V ấn đ ề c ủ a Sinh thái học n h ân văn


Trước hết Sinh thái học nhân vãn là khoa học khảo sát mối quan hệ qua lại
và những tác động tương hỗ giữa mỏi trường, xã hội và tự nhiên, được liến hành
thóng qua quá trình sản xuất xã hội. Mà đây chính là phương thức trao đổi vật
chất cơ bản giữa xã hội và tự nhiên. Vì thế, mọi nghiên cứu về Sinh thái học
nhân vãn phải được bắi đầu lừ đây. Bằng quá trình sán xuất xã hội, con người
đã không ngừng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Cùng với quá trình phát Iriến ciia sản xuất và xã hội là sự cạn kiệt các
nguồn lài nguyên thiên nhiên và nạn ò nhiễm mỏi trường sống.
Trên cơ sở đó, nội dung nghiên cứu cụ thê' trong lĩnh vực này có thể bao gồm:
1 . Khảo sát vấn đề cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô
nhiễm môi trưèmg, mức độ nguy cơ và những dự báo cần thiết, tác động
tiêu cực của vấn dề dó lên sự sòng cúa con người, sự tồn tại và phát triển
tiếp lục của xã hội.
2. Phân tích đề xuất những phương thức khai thác, sử dụng hợp lí và bền
vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ và không ngừng nâng cao châì lượng
môi trường sống như việc Ihực hiện công nghệ sản xuất khép kín, ít chất
thải độc hại hay khòng có chất thải, thay đổi công nghộ chưa hoàn thiện
bằng cổng nghệ sạch, xây dựng một nền kinh tế sinh thái.
3. Phát hiện và vận dụng những quy luật tủa Sinh thái học vào quá Irìnlì sản
xuất nhằm tìm ra các cách thức lối ưu clc có thê’ đưa quá trình sản xuất
xã hội hoà nhập thiỊt sự vào cơ chê' hoạt động cúa chu trình trao dổi vật
chất, năng lượng, thông tin cúa Sinh quyển.
4. Nghiên cứu phát hiện các phương pháp, nguyên tắc kết hợp một cách có
hiệu quả các hoạt động nhàm dại niục tiêu tãng trưởng kinh lế di đôi với
hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái.
4 .2 . T iếp c ậ n S inh th ái học n h ân vân
Con người hiện đại klìỏng ihế sống thiếu kĩ thuật và công nghệ, nhưng
đồng thời không thê sống tách lời thiên nhiên. Ngày nay hơn iúc nào hết,
con người đang đúriìg irước niột mâu thuẫn gay gắt chưa từng có, giữa iri thức

197
sản xuất xã hội với môi trường tự nhiên. Mâu thuẫn nùy rõ ràng ià đang tồn tại
trong mọi thời đại, con người và xã hội loài người cũng luôn đối mặt với nó và
luôn tìm cách giải quyết nó. Đây cũng chính ià một trong những động lực quan
trọng của sự phát triển xã hội nhân văn. Từ trước đến nay trong việc giải quyết
mâu thuẫn này con người chỉ nhằm mục đích là thoả inãn nhu cầu sống ngày
càng cao của mình và sự phát triển của xã hội, vì thế đã dẫn đến những hậu quả
tiêu cực không lường trước được trong lĩnh vực sinh thái môi trường. Giải quyết
mâu thuẫn này không chỉ vì lợi ích của con ngưòi và xã hội, mà phải tính dến
sự sống của tự nhiên, đến sự tồn tại trong mối quan hệ hài hoà thật sự giữa xã
hội và tự nhiên với tư cách như là những yếu tố cấu thành của một hệ thống
toàn vẹn. E)ể giải quyết vấn đề này, trước hết cần phủi được bất đầu xây dựng
lại quan niệm của con người xã hội và con người tự nhiên. Cũng như, Priedrich
Engels đã viết Tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động, đêu tất nhiên
phải thông qua đấu óc
Sinh thái học nhân vản không chỉ bị ràng buộc bởi mối quan hệ qua lại và
tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên, mà còn bị quy định bởi mối quan hệ
qua lại giữa con người với con người trong các quan hệ sản xuất và quan hệ xã
hội. Như Karl Marx đã viết chất tự nhiên của con người chỉ tồn tại dối với
con người xã hội. vì chỉ có trong xã hội. tự nhiên đối với con người mới là cái
khâu Hên hệ giữa con người với con người..., chỉ có trong xă hội, tự nhiên mới
hiện ra như là cơ sỏ của sự tồn tại có tính chất người của bán thân con người'"'’.
Một trong những nội dung cơ bản của vấn đề sinh thái học nhân văn là
nghiên cứu sự ô nhiễm môi trường xã hội, là một biểu hiện phức hợp các iTiâu
thuản trong lĩnh vực sinh thái học nhân vãn. Cụ thể là phải đánh giá được đúng
hiện trạng, tìm nguyên nhân và cách giải quyết các tệ nạn xã hội, đặc biệt là
các tệ nạn suy thoái của xã hội.
Đản chất của vấn đề sinh thái học nhân văn cồn phụ thuộc rất nhiều vào các
vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá, nếp sống, truyền thống, tập
tục v.v... của một xã hội nhất định. Hơn thế nữa, môi trường sống của cộng
đồng là môi trường tự nhiên và xã hội, hay tự nhiên và văn hoá.
Con người là con dẻ của tự nhiên, ỉà hạt nhãn, ià chủ thể của sự thống nhâít
xã hội và tự nhiên, cho nên bảo toàn bản tính sinh học của con người, làiTì trong
sạch môi trường xã hội cũng chính là bảo toàn tính chỉnh thể toàn vẹn của hệ
thống xã hội, con người và tự nhiên.

ATar/Marx v
àPriedrichEngels Toàn Nxb Qiúih trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 21. tr. 438.
Karl Marx, 1844. Bản thảo kinh tế - triết học. Sự thật. Hà Nội, 1962. tr. 131.

198
4.3. Xây dựng ý thức sinh thái nhân văn
Xây dựng ý thức sinh thái là một cách tiếp cận tĩiới giúp giải quyết các vấn
đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và sự tác động lần nhau giữa xã hội và tự
nhiên. Chỉ đến thòi đại ngày nav. con người mới có được những tri thức cần
thiết cùng những bài học kinh nghiệm thực tiễn để có thể làm được điều đó. Có
thế coi ý thức sinh thái là sự nhận thức một cách lự giác của con người về mối
quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên và các phưcmg thức điều khiển một
cách có ý thức mối quan hệ đó nhằm đảm bảo sự hài hoà thật sự giữa xã hội và
tự nhiên, tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu bền của xã hội. Bởi
vậy xây dựng ý thức sinh thái không chỉ giới hạn ở sự thay đổi quan niệm của
con người về một khía cạnh nào đó của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên,
mà còn về một khía cạnh nào đó của mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên. Và
irong thực tế đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ tư duy cũ bằng tư duy mới, tư duy
sinh thái đối với tất cả các vấn đề thuộc lĩnh \’ực tác động lẫn nhau giữa con
người, xã hội và tự nhiên.
Ý thức sinh thái thể hiện trong lĩnh vực sản xuất xã hội là sự thực hiện sinh
thái hoá nền sản xuất, cả sản xuất công nghiệp lẫn sản xuất nông nghiệp, là sự
kếi hợp chặt chẽ giữa mục tiêu sinh thái trong đời sống xã hội là việc xây dựng
dạo đức sinh thái, thẩm Mĩ sinh thái v.v..., trong điều kiện của cuộc cách mạng
khoa học và cóng nghệ hiện đại. Bước đi đầu tiên đê có thể xây dựng được
ý thức sinh thái là phải nhận thức cho đúng vị trí và vai trò của con người và
xã hội trong quan hệ với tự nhiên, sự khẳng dịnh con người là sản phẩm của
tự nhiên và xã hội, sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người, một thành
phần đặc thù không thể tháo rời của tự nhiên. Đây chính là cơ sở phương pháp
luận quan trọiig nhất để con người xem xét và giải quyết các vấn đề sinh thái
nhân văn.
Nghiên cứu sự phát triển bền vửng của xẫ hội tihân văn trong điều kiện của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới cũng là một nội dung quan trọng. Với
bản chất là một cấu trúc sinh học và xà hội, để tồn tại và phát triển, con người
luồn có hai nhóm nhu cầu cơ bản, về sinh lí - sinh thái, kinh tế - xã hội. Như
vậy, sự sống của con người phụ thuộc chạt chẽ và bị ràng buộc bởi những điều
kiện kinh tế - xà hội và những điều kiện môi trường tự nhiên. Chính điều đó
cũng giải thích tại sao phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế - xã hội với mục tiêu
sinh thái. Các mục tiêu này được coi như là mục tiêu cao nhất của sự phát triển
xã hội trong thời đại hiện nay, đó là sự phát triển bền vững. Sự phát triển này
liên quan chặt chẽ với các nhóm nhân tò chính, như nhân tô' con người và môi
trường, công nghệ và kinh tế.

199
Nhân tô con người của sự phát triển bền vững gãn liền với sự phát triển
dân số một cách hợp lí, với vấn đề phát triển con ngưừi một cách toàn diện vé
văn hoá, giáo dục, sức khoẻ. Trong nhân tô' con ngưừi cần đặc biệt chú V đến
vai trò quan trọng của người phụ nữ. Môi trưòng tự nhiên là nhà ở, là cóng
xưởng, là phòng thí nghiệm vĩ đại của con người, đồng thời cũng là chứa đựng
tất cả các chất thải bỏ của xã hội. Do vậy, nhân tố mòi trường trong chiến lược
phát triển lâu bền là phải gắn liền với việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả hcni
các nguồn tài nguyên thiên nhiên cả tái tạo và không tái lạo. Bảo vệ mỏi trường
và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống chính là để bảo vệ cơ sớ
tự nhiên của sự tồn tại xã hội, đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
của chiến lược phát triển lâu bền ngày nay.
Khoa học và công nghệ là phưcmg tiện công cụ đắc lực giúp con người
trong việc chinh phục thiên nhiên trong nhiều niên kí qua. Song, do hạn chế
nhất định về nhận thức, về sự chưa hoàn thiện của công nghệ nên trong thời
gian qua quá trình sản xuất công nghệ đâ đem đến cho môi trường tự nhiên
nhiều hậu quả tiêu cực. Do vậy nhân tố công nghệ trong chiến lược phát triển
lâu bền cần phải gắn với việc chuyển sang một nền công nghệ cao, công nghô
sạch. Làm như vậy là con người đã tự giác đưa “mắt xích xã hội” vào chu trình
sinh học, biến nền sản xuất xã hội từ chỗ đối lập với tự nhiên trở thành một
khâu liên hoàn của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin của tự
nhiên, tuân theo các quy tắc của cơ chế hoạt động của nó.
Tăng trường kinh tế nhanh là mục tiêu hàng đầu của sự phát triển xã hội.
nhưng không thể tảng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào. Không thể vì mục tiêu
tăng trưởng kinh tế nhanh mà cứ vẫn tiếp tục khai thác tàn phá thiên nhiên như
cách thức đã có cách đây vài trảm năm. Phải coi các nguồn tài nguyên thiên
nhiên là vốn của sản xuất, chứ không phải là thu nhập. Một nền sản xuất đà lạm
vào vốn là một nền sản xuất đang có nguy cơ phá sản. Vai trò của nhân tố kinh
tế trong sự phát triển lâu bền ở các nước có trình độ phát triển kinh tế khác
nhau, có những yêu cầu khác nhau. Đối với các nước giàu sự phát triển lâu bền
phải gắn liền với việc giảm thiểu một cách đáng kể mức độ tiêu dùng quá lãng
phí về năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Hiện nay, mức
tiêu thụ năng lượng bình quân theo đầu người ở các nước châu Bii chỉ bằng 20 %
mức bình quân đầu người ở các nước châu Âu, châu Âu tiêu thụ gấp 2,3 lần và ở
Mĩ là 5,4 lần mức bình quân nâng lượng thế giới. Bởi vậy, việc giảm một cách
đáng kể mức độ tiêu dùng năng lượng ở các nước giàu có ý nghĩa chiến lược
đối với sự phát triển lâu bền trên phạm vị toàn thế giới. Trong khi đó, mục tiêu

200
kinh tế ở các nước kém phát triển và đang phát triển là phải giảm tình trạng
nghèo nàn, lạc hậu. Bởi vì sự nghèo đói thoái hoá đấi đai, rừng, các tài nguyên
Ihièn nhiên, nạn dân sỏ tăng nhanh v,v... có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với
nhau, Một khi những nhu cầu kinh tê - xã hội lối thiểu chưa được thoả mãn thì
con người chưa thể quan tâm đến việc bảo vệ mỏi irường và vấn đề bền vững
cũng xa lạ đối với họ.
IVong sự phát triển của thế giới ngày nay. công nghệ thông tin và xây dựng
mạng lưới thòng tin cũng là một nội dung quan trọng của Sinh thái học nhân
văn. Những tai hoạ sinh thái là không thể lưèmg trước được và cũng không có
hiên giới rõ ràng. Ngoài ra còn có những hệ thống monitoring cụ thể đối vối
những yếu tố của môi trường. Monitoring cũng có các cấp độ khác nhau, phụ
thuộc vào mức độ và quy mồ quan sát như monitoring địa phương, vùng, quốc
gia. Các hệ thống thông tin môi trưòmg vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin về
tình trạng môi trường, vừa có trách nhiệm dự báo trên cơ sở những dữ kiện
thòng tin đã được tích luỹ, dự báo được đúng Irạng thái môi trường. Ngoài ra,
cũng cần phải xây dựng ngân hàng tư liệu về thông tin về môi trường, thông tin
về kinh tế - xã hội, về khoa học và công nghệ, v.v...
Các nhân tố cơ bản của sự phát triển lâu bền: Kinh tế, con người, môi
trường và công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các
nhân tô' đó mới tạo ra được sự tiến bộ thực sự của xã hội. ở đây con người với
tư cách là chủ thể của lao động và trí tuệ sẽ là vốn của mọi nguồn vốn, chủ thể
của mọi hoạt động biến đổi, cải tạo xã hội, là kẻ vận hành và sáng tạo công
nghệ và phát triển kinh tế, do đó ià nhân tô giữ vai trò quyết định trong sự phát
triổn lâu bền của xã hội.

5. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THẢI NHẢN VAN


5.1. Khái niệm phát triển bền vững
Theo ưỷ ban quốc tế về Môi trường và Phát triển (WCED) thì phát triển
bền vững là phát triển để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ nay mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ sau.
Khái niệm phát triển bền vững của Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ thiên nhiẽn
(lUCN), cùa Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (ƯNEP) và của Quỹ quốc
tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF, 1991) dường như rõ ràng hcm, Theo các tổ
chức này, sự phát triển là tăng cường khả năng làm thoả mãn các nhu cầu con
người và cải thiện mức sống của con người; còn sự phát triển bển vững là một

201
hình thức phát triển nhằm cải thiện chất lượng sống của con người trong phạm
vi khả năng chịu đựng được của các hệ nuôi dưỡng sự sông.
Và hệ thống nuôi dưỡng sự sống là quá trình sinh thái giữ vững được nilng
suất, sự thích ứng và khả năng tái tạo của đất, nưóc hay sinh quyển nói chung.
Sử dụng bển vững là việc sử dụng một sinh vật, một hệ sinh thái hoặc một
nguồn lài nguyên tái tạo khác ở một mức độ trong phạm vi khả năng có thê’ cò»
hồi phục của nó.
Xã hội dược coi là bền vững sinh thái khi:
1. Bảo vệ được các hệ sinh thái cung cấp sự sống \ à lính đa dạng sinh học;
2. Bảo đảm việc sử dụng tài nguyên tái tạo bển vững và giảm lối thiêu \ iệc
làm giảm nguồn tài nguyên không tái tạo;
3. Giữ trong khả nâng chịu đựng được của các hệ luiôi dưỡng sự sống.

5.2. Lỗ thủng tầng ozon


5.2.1. Sự suy giảm tầngozon
ở lớp trên của tầng đối lưu {Sỉratosphere) chứa khói khí ozon, là một trong
những loại khí quan trọng nhất của tầng đối lưu. Lớp khí ozon có thể gặp dến
độ cao khoảng lOOkm, nhưng phần iớn khối khí này tập trung thành một dãi ứ
độ cao 15-40km, chính dải này là tầng khí ozon như chúng ta thường nói. Táng
khí quyển đối lưu là nơi các máy bay vận tải hàng không lớn thường bay. Tẩng
ozon hấp thụ hết bức xạ của tia cực tím, qua đó nó bao vệ sự sống ở lYái Đất
khỏi bị tác động trực tiếp của tia cực tím.
Tầng khí quyển i-on ựonosphere) nằm ở trên tầng đối iưu, bao gồm hai ló^
là Mesosphere và Thermosphere. Tầng này nằm ở độ cao 80-500km trên mặt
dất. Do chứa nhiều điện tử tự do nên tầng khí quyển này có ihc làm thay hướng
các sóng phóng xạ và đẩy chúng trở lại Trái Đất.
Thế giới thực sự bàng hoàng bị iỗ thủng tầng ozon đã được phát hiện Ihấy ỏ
vùng cực Antartic vào nãm 1985. Ngày nay tầng ozon đang bị phá huỷ nghiêm
trọng ở nhiều vùng trong khí quyển của chúng ta. Hiện tượng này đưực nhìn
nhận như một vấn đề môi trường rất nghiêm trọng, là một môi nguy hiểm tiềm
tàng đang đe doạ sự sống trên Trái Đất. Đây cũng, là một thí dụ cho thấy tác
động phá huỷ môi trường do con người gây ra, mà sự huỷ hoại xảy ra ở rất xa
n d gây tác động.
ở Việt Nam, theo số liệu của Đề tài KT/02 thì trung bình nãm 1990 lượng
khí thải NOx vào môi trường ở miền Bắc ià 115.484 tân, miền Trung là 22.745
lấn và miền Nam 37.330 tấn.

202
5.2.2. Nguyên nhăn suy giảm tầngoion
Nhiều hoạt động nhân tác, đã gây lác động lên tầng khí quyển mà trực tiếp
là phá huỷ tầng ozon, bàng cách đó làm thay đổi cường độ bức xạ mặt trời, tạo
điểu kiện cho các phán ứng hoá quang. Trong các phaii ứng làm tăng hoặc tiêu
giảm khí ozon đều có sự tham gia cùa tia cực tím.
Sự phá huỷ khí ozon nhiều nhất là do khí nitric oxii (NO) \’à nitrogcn dioxit
(NO,). Các axil nitơ này thường có một lượng nhất định trong khí quyển tự
nhiên. Chất thải của các loại máy bay hãng không siêu ăm hạng nịmg, máy bay
phán lực, của các vụ thử vũ khí hạt nhân là những âiih hướng nhâii tác quan
irọng làm lăng Iượiig axit nitơ ớ trong tầng đỏi lưu. Tuy nhiên, bát kì niột loại
(lộng cơ nào, khi vận hành nó dều sủn sinh ra một lượnu axil nitơ nhất định.
Các chất được giài phóng, trong quá trình sử dụng trong cóng nghiệp dóng
gói, làm lạnh, tú lạnh là nguyên nhãn quan trọng, gây ra sự phá huỷ tầng ozon.
nó đã góp đáng kế phá huỷ tầng khí ozon. Các nhà chuyên mòn cho rằng đến
liếĩ thế kỉ XX lượng khí ozoii sẽ giam từ 5- 10% cho dến 20-30%. Sự giảm khí
()Zon này sẽ làm thay đối chu trình luân chuycn dòiig khí cua tầng dối lưu,
góp phần làm tăng bức xạ của lia cực tím ỏ sinh quyên sống, phát sinh bệnh lật,
ví như ung thư da.
()zon là sản phám của các phân lử chứa S0„ NO, và andehit. Ozon được
lạc) thành nhờ tia tứ ngoại của iMặi Trời;
v ir > . Tia tử ngoai „ , _ ,
NO, + 0 , ------- —-*o , (ozon)

Ozon lại có thể phàn huỷ dưới tác dụng cúa bức xạ tử ngoại:

o, 0, + 0
Ozon đặc biệt bị phân liuỷ nhiều bởi mêian (CH.i) các khí nitơ oxit (N3O,
NO), chất CloroíluarcKacboii (CFC) hình thành trong cong nghệ làm lạnh.

C1 +o, -)• CIO+0.


CIO + o, -> 20, + C1

N,0 +o 2N0
NO + o , -)• NO, + 0 ,

203
5.3. Hiệu ứng nhà kính
5.3.1. Hiệu ứng nhà kính và tác hại của nó
Á,nh sáng Mật Trời rọi về Trái Đất bị tầng ozon hấp thu khoảng 15% năng
lượng, gần 40% được phản xạ vào không gian vũ trụ. Chỉ còn dưới 50% năng
lượng xuyên tới mặt đất. đây là nguồn năng lượng tạo nên sự tồn tại vù phát
triển của sự sống.
Một phần năng lượng mặt trời tới được mặt đất cũng lại phản xạ vào khí
quyển, bị CO2 và một số loại khí khác giữ lại, làm cho khí quyển nóng lên. Đó
là hiệu ứng nhà kính. Khí quyển đã đóng vai trò như một nhà kính, tương tự
loại nhà kín iàm bằng kính để trồng một sô' cây vào mùa đông hoặc ở vùng khí
hậu lạnh giá khắc nghiệt.
Trong vòng 10.000 năm qua, nhiệt độ trung bình trong năm trên Trái Đất
tăng không quá r ’C. Các chuyên gia dự đoán nếu mọi sự cứ diễn ra như hiện
nay thì tới cuối thế kỉ XXI nhiệt độ chung trên Trái Đất sẽ cao hơn ngàv nay từ
2"C đến 5"C. Sự gia tăng nhiệt độ sẽ rõ rệt hơn ở các miền vĩ độ Bắc cao và về
mùa đông. Khí quyển nóng iên ỉàm cho nước bốc hơi nhiều hơn. Lượng hơi
nước trong khí quyển tăng lại ỉàm tăng hiệu ứng nhà kính. Những điều nói trên
sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa, làm thay đổi nhiệt độ các
vùng, tác động tới năng suất nông nghiệp, sự cung cấp nưóc và năng lượng.
Nhiệt độ tăng sẽ làm tan băng trên núi cao và ở hai địa cực, nhất là ở Nam
cực nơi có 90% lượng băng trên Trái Đất. Điều này làm cho mực nước biển
dâng lên, đe doạ vùng ven biển là nơi sinh sống của một nửa sô' dăn thế giới.
Người ta dự đoán nếu con người không tích cực làm giảm hiệu ứng nhà kính thì
tới cuối thế kỉ XXI, mực nước biển sẽ có thể dâng cao thêm từ 20cm đến im.

5.3.2. Sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính và phòng tránh


Những thứ khí chủ yếu sau đây được gọi là khí nhà kính - đả hấp thụ nãng
lượng phản xạ từ mặt đất:
1 . Cacbon đioxit (CO2) do cháy rừng, đốt than đá và dầu mỏ v.v...
2. Mêtan (CH4) thoát ra từ các đầm iầy, phân súc vật, rác thải v.v...
3. CloroAuoruacacbon (CFC) là nhóm hợp chất dùng trong 4 lĩnh vực công
nghệ: gaz iàm lạnh, bơm khí dung, mút xốp, dung môi.

204
<hoJO 0 30%
%a h ó n g )4it
-ƯL <0 tro .;<<
/3 0 Ã ; tfu

Hình 4.1: Hiện tuợng hiệu ứng nhà kính tạo thành khí nhà kính
do các loại khí và hai nước tạo ra một lớp vỏ bao quanh Trái Đất,
có tác dụng như một ngôi nhà kỉnh, tạo nhiệt gắn Trái Đất
(Nguồn: Atias of the Environment, 1992)
Ngoài ra, nitơ oxit (NO2), hơi nước cũng gây hiệu ứng nhà kính. Hàm lượng
các khí nhà kính trong không khí đã tăng dần do đó bầu khí quyển có xu hướng
nóng lên trên quy mô toàn cầu. Chẳng hạn, hàm lượng CO2 trong không khí
năm 1750 ià 260 phần triệu (ppm), nãm 1850 là 265 ppm, nảm 1950 là 310 ppm.
Các nhà khoa học ước lượng rằng, vào năm 2000 thì 50% hiệu ứng nhà
kính ià do CỠ2 gây ra, nửa còn lại là do cẩc loại khí nhà kính khấc. Sau dó tác
động của các loại khí này sẽ vượt tác động của CO2.
CFC gây ra 25% hiệu ứng nhà kính và là một nhân tố phá huỷ tầngozon.
Bởi vậy thế giới đã có công ước Áo (1989) hiệp ước Canada (1990). Yêu cầu
các nước điểu chỉnh sự tiêu thụ và sàn xuất CFC trong quá trình sử dụng. Đó có
những dự án tài trợ để giúp các nước đang phát triển đổi mới các công nghệ
đang dùng CFC, thay thế các thiết bị hiện dùng CFC.
Mẻtan gãy ra 15 đến 20% hiệu ứng nhà kính. Phải làm giảm sự bốc khí
mẻtan trong lúc khai thác than hoặc khí, làm tốt việc thu hồi phân, rác, sản xuất
khí sinh vật (biogaz).

205
Vấn đề chủ yếu là phải giảm bớt lượng COj từ 15% đến 30% sinh ra dođôt
phá rừng, phần còn iại do dốt các nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí
đốt) để sản xuất năng lượng. Vì thế phải ngăn chặn nạn đốt phá rừng bừa bãi,
triệt để tiết kiệm và sử dụng hợp lí các nguồn nãng lượng phát triển những cơ sớ
sản xuất nãng lượng ít thải CO2. Để có ý niệm về nguồn sinh sản CO2 có thê
tham khảo bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Lượng khf cacboníc và nguốn sinh ra

N g u ổ n s ả n s in h C O 2 L ư ợ n g C O j s in h ra

1. Xe cộ có động cơ 2,5 kg cho mỗi lít xăng hoặc dáu diezen

2. Máy bay 140kg/nguời/1000km

3. Đốtkhitựnhièn 1.8kg/1m*khi

4. Sử dụng điên sàn xuát từ:


-Than đá 1,0 kg/kwh điện

-Khí dốt 0.5

-D áum ỏ 0,6

-Thuỷđện 0.01

- Nảng lưạng hạt nhân 0,05

5.4. Mưa axỉt


5.4.1. Mưa axit và tác hại của nó
Bình thường nước mưa có pH khoảng 5,6 có nghĩa là dô axit nhẹ, do CO2
trong khí quyển tác dụng với nước tạo nên axit cacbonic. Trường hợp nước mua
có pH bé hơn 5,6 thì được gọi là mưa axit.
Mưa axit ngấm vào đất lầm hoà tan các loại khoáng và quặng kim loại. Một
số loại khoáng chất cần cho cây bị hoà tan và rửa trôi khỏi lớp mặt đất, trong
khi dó một số kim loại như nhôm, khi đạt nồng dộ cao, sẽ gãy độc hại cho cây.
Sự biến dổi thành phần hoá học của đất ảnh hưởng nghiêm trọng tới nãng suất
nông nghiệp, làm suy kiệt tài nguyên rùng. Một cuộc diều tra năm 1987cho
thấy ở 10 trong 22 nước châu Âu, ảnh hưởng của mưa axit là nghiêm trọng trên
50% tổng số cây bị thương tổn do bị rụng lá.
Mưa axit cOng làm giảm pH nưóc ao hồ, làm ô nhiễm nguồn nưóc, giết chết
các động, thực vật thủy sinh, Mưa axit cũng làm thiệt hại các công trình kiến
trúc và điêu khắc trong thành phố.

206
5.4.2. Nguyên nhân và hạn chế mưa axit
Độ axit trong nước mưa (ké cả mưa đá, tuyết) tãng lên là do các khí sulfua
oxit, nitơ oxit trong khí quyển ò nhiễm tác dụng với nưóc tạo ra axit sulíuaric
và axil nitric yếu. Những loại khí này thải ra từ các nhà máy và xe cộ. Việc đốt
các rác thải chứa nhiều pvc - một loại chất dẻo mang clo - cũng tạo ra axit
clohydrlc.
Năm 1985, chỉ riêng Hoa Kì đã thải ra 40 triệu tấn sulíua oxit và nitơ oxit.
Các khí này theo gió bay đi xa, cách các trung tâm côiig nghiệp hàng trăm dặm
vẫn có mưa axit. Có nơi nước mưa có pH trung bình 4,2, thậm chí có trận mưa
pH là 1,5. Một khảo sát ở nước ta năm 1995 cho biết, tại Hà Nội và TP. Hồ Qií
Minh nồng độ CO2 trong khí quyển đã cao gấp 2-3 lần, nồng độ SO2 cao gấp
8-12 lần tiêu chuẩn cho phép.
Giải pháp cơ bản nhất là phải kiểm soát và hạn chế các khí suiĩua oxit (SO2)
và nilơ oxit (NO2) thải ra từ các nhà máy và xe cộ. Vấn đề này phải có sự phối
hợp toàn cầu. Hiệp định Helsinki - Phần Lan đặt mục tiêu giảm lượng SOj thải ra
trong nãm 1992 xuống còn 70% của năm 1980. Hội nghị 25 nước tại Sofia -
Bungari năm 1988 đã đặt vấn đề kiểm soát và giảm bớt sự phát tán khí nitơ oxit.
ở Pháp, lượng SOj thải ra đã đạt mức cao nhất vào năm 1973, sau đó đã
giảm 63% trong thập niên 80. Ngày nay mức ô nhiễm SO2 ở Paris và London đã
giảm 3 lần so với trước đây 15 năm.

5.5. Suy kiệt tài nguyên rừng


5.5.1. Khái niệm rừng
Thuật ngữ “rừng” dùng để chỉ những hệ sinh thái bao gồm không chỉ cây
mà cà đất, nước và vô sô' các động vật, các vi sinh vật cũng như các loài thực
vật khác sông trong đó (IƯCN, ƯNEP và WWF, 1991).
Khái mệm "rừng già" theo sách đã dẫn trên, để chỉ những khu rùng mà cây
cối chưa bao giờ bị chật phá hoặc chưa bị xáo trộn nghiêm trọng trong vài trăm
năm nay. Để chỉ loại rùng già này, người ta có tên gọi là rừng nguyên sinh hay
rừng tự nhiên. Rừng "biến cải" là vùng rừng mà cây cối ở đó bị chạt, đốt trong
mội vài irãm năm qua, mà thường là do đốn gỗ hoặc do trổng trọt du canh hoặc
là nơi ở các sản phẩm khác ở đó bị khai thác. Loại rừng này cũng có thể gọi là
rừng thứ sinh, hay rừng nhân tác.
Tài nguyên rừng, động vật rừng và đất thuộc nhóm tài nguyên thiên nhiên
có thể tái sinh được. Hàng chục nghìn năm trước đây, có đến hơn một nửa diện
tích bề mặt Trái Đất còn được rừng che phủ kín. Nhưng hiện nay diộn tích rừng

207
trên toàn Trái Đất chỉ còn khoảng 4 tỉ héc ta, nghĩa !à chưa đầy một phầni ba
diện tích đất liền của Trái Đất. Và diện tích này đang bị thu hẹp nhanh chó>ng.
Trung bình, cứ mỗi tuần trên toàn thế giới có hơn 400.000 ha rừng bị phát
quang hay bị suy thoái (WWF - Indichina Programme. 8/1997).
5.5.2. Vai trò của rừng
Lá cây xanh hấp thụ khí cacbonic (CO,) là khí thái của nhiểu quá trình đớt
cháy nguyên liệu, góp phần dẫn đến sự thay đổi khí hậu trên Trái Đất. Câ\ riừng
có vai trò không Ihể thay thế trong quá trình điều chinh chu trình luân chu'vển
khí hậu, không khí và nước của hành tinh chúng ta.
Cây rừng dùng bộ rễ cây hay một sô bộ phận khác hấp thụ oxi, nước, chất
khoáng và các chất đinh dưỡng cần thiết khác từ đất. Rễ cây giúp cây điúrng
vững, giữ và bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi hay xói mòn. Khi bộ rễ phát triển và lan
rộng, sẽ giúp đất chứa và giữ được nước, để rồi nước mới giảm dần dần dé clhảy
ra suối và sông ngòi. Cây rừng còn giữ nước nhờ thám lá rụng, phủ trên imặí
đất, nhờ tán cây dầy và nhiều tầng khác nhau. Rừng \ à đất có mối quan hộ imẠt
thiết với nhau, tạo thành chất mùn và tạo độ phì cho đát, nhờ cành lá rừng riụng
và cây rừng chết mục.
Kiểu rừng còn quyết định lính đa dạng sinh học của hệ sinh vật sống tnong
đó. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và các hẻ Siinh
thái. Tài nguyên di truyền của rừng được sử dụng để cải thiện và đẩy mạnhi sự
phát triển các giống cây trồng và vật nuôi, tạo những loài và chùng sinh vậi imứi
cho những sản phẩm chất lượng cao hcm.
Rừng cung cấp các sản phẩm rất đa dạng và cẩn thiết cho đời sống vi hioạt
động sản xuất kinh tế của con người. Thống kê trên toàn thế giới cho thiấy,
lượng thuốc mỗi năm được chế tạo từ các sản phẩm của rừng có giá trị hơn 4l0 tỉ
USD. Năm 1995, tổng giá trị các sàn phẩm gỗ, gỗ dán. bột gồ, củi trên thế ịgiới
là hơn 300 tỉ USD. Rừng có vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ. Nó có giá trị lo ilớn
trong phát triển du lịch, là tài sản văn hoá vô giá, tạo nguồn cảm hứng cho (Các
sáng tạo thi ca, nghệ thuật và tín ngưỡng.
5.5.3. Sự suy kiệt tài nguyên rừng
Thế nào ià mất rừng và suy giảm tài nguyên rừng? Khi thảm thực vạ tirên
một điộn tích rừng bị mất cây lớn, điện tích đất rừng dưọK; tán cây to cht fphủ
chỉ còn ở mức dưới 10%, thì có thể coi là rừng bị mất. Tuy nhiên mức đò rmất
thảm thực vật rừng có thể khác nhau, từ mất hết cây lớn chí còn câ/ Ibụi
lúp xúp, cho đến chỉ còn trơ lại cỏ hoặc sỏi đá. Cùng với nạn mất rừng lài sự

208
suy giảm tài nguyên rừng. Suy giảm rừng là sự giảm chất lượng rừng, giảm trữ
lượng rừng nói chung và đặc biệt là gỗ chát lượng cao, giảm đa dạng sinh học
tài nguyên sinh vật rừng, đất rừng bị xói mòn, náng suất sinh học của rừng bị
sút kcm.
Phân tích tình hình suy giảm tài nguyên rừng cho thấy, trung bình mỗi năm
trên ihế giới có ít nhất 180 nghìn km\ tức là khoảng 2 % tổng diện tích rừng
nhiệt đới bị tàn phá đê làm nương rẫy, xây dựng khu cư dân, chăn thả gia súc
hay phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Ngoài ra còn có 44 nghin
km^ lừng ẩm nhiột đới khác bị khai thác đê’ lấy gỗ rồi sau đó chúng bị bỏ hoang
dể tự tái sinh.
Trên lãnh thổ Việt Nam, năm 1943 có khoảng 14,3 triệu ha rừng tương ứng
\'ới ktioảng 43% độ che phù toàn quốc. Chỉ sau 50 năm, theo điều tra vào năm
1993 nước ta chỉ còn 8,6 triệu ha rừng tự nhiên, nếu tính cả diện tích rừng trổng
thì tổng diện tích đạt 9,3 triệu ha, chiếm 28% tổng diện tích đất đai toàn quốc.
Hàng nãm nước ta mất đi khoảng 100-200 nghìn ha rừng.
Vì sao tài nguyên rừng bị suy kiệt? ở châu Phi và châu Á, tài nguyên rừng
bịsuy kiệt chủ yếu do phương thức sản xuất nông nghiệp du canh không bền
\'ững. do phát triển nền nông nghiệp thưcmg mại chuyên canh hoá, do chặt gỏ
và khai thác củi bừa bãi. Còn ở Mĩ La tinh, rừng bị phá chính bởi là do chăn
nuổi gia súc, nạn dầu cơ dất dai, công tác dịnh cư thiếu kế hoạch, thực hành nển
sản xuất nông nghiệp du canh không bền vững.
Rừng cận nhiệt đới và ôn đới tuy không bị suy giảm nhiều về tổng diện
tích, nhưng bị thay đổi về phân bô và thành phần loài. Có hai nguyên nhân
chính gây nên sự suy thoái rừng vùng này. Thứ nhất là do chính sách về rừng
không hợp lí, chủ yếu nhằm khai thác nhiều gỗ hom là ổn định và tăng giá trị
của lừng, Điều thứ hai là do sự phát triển đô thị ồ ạt, ô nhiễm môi trường,
tiêu xài nâng lượng và nguyên liệu không hợp lí và sử dụng công nghệ không
phù hợp.
Diện tích rừng của Việt Nam cũng bị suy giảm do nhiều nguyên nhân
khác nhau, như do đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng phục vụ các mục đích
sản xuất và kinh tế khác nhau, do cháy rừng, do chiến tranh kéo dài. Còn sự
suy thoái tài nguyên là do các nguyên nhân như khai thác lầm sản quá mức,
khai 'Mc và chặt cây rừng làm củi đun, săn bắt động vật rừng và khai thác cây
rừng đặc sản.

209
5.6. Hệ sinh thái thủy vực
5.6.1. Hệ sinh thái nước ngọt
Khác với sinh vật nưót mặn, sinh vật nước ngọt thích ứng với nồng độ
muối thấp hơn (khoảng 0,05-5%,,) và kém đa dạng hơn bao gồm ít đơn yị phân
loại, ở nước ngọt động vật màng nước (Neiston) như con cất vó {Gerris}, bò \’ẽ
(Gvrinidae), niềng niễng {Hydrophyỉidae) và ấu trùng muỗi có số lượng phong
phú. Nhiều loài sâu bọ ở nước ngọt đẻ trứng trong nước, ấu trùng phát tiiến
thành cá thể trưởng thành ở trên cạn. ở nước ngọt thực vật cỡ lớn có hoa. có
nhiều hơn ở nưốc mặn. Tào lam, tảo lục phát triển ở nước ngọt.
Chúng ta chia thuỷ vực làm hai môi trường là: mỏi trường tĩnh, có quần xã
nước đứng như ao, hổ, ruộng nưóc v.v... và môi trưèfng động, có quần xã nước
chảy như suối, sông ngòi v.v...
Trong khi dánh giá các hệ sinh thái thuỷ vực cần chú ý nghiên cứu những
vấn đề như: các yếu tố giới hạn của môi trường nưóc như nhiệt độ, nồng độ CO2
và O2, độ trong, các muối sinh học, dòng chảy v.v... và các sinh vật cua quần
xã. Có thể phân theo các cấu trúc như theo chức năng trong các chuỗi chức
năng (sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng lớn, sinh \ ật dị dưỡng nhỏ, sinh vật
phân hủy). Theo dạng sống bao gồm sinh vật ở đáy, sinh vật sống bán trên giá
thể; sinh vật nổi (sống trôi nổi hay theo dòng nước), sinh vật bơi (sống di
chuyển tự do); sinh vật mặt nước (sống bất động hay bơi trên mặt nước); Theo
vùng chiếm cứ như vùng bờ, vùng thềm, vùng trước thềm, vùng trước nền đáy.
Khi nghiên cứu quần xã sinh vật nước ngọt cần kháo sát về khu hệ thực vật
tự dưỡng, về vai trò của tảo, bèo, rong và các thực vật nổi v.v... là sinh vật sản
xuất chính; về khu hệ động vật tiêu thụ của bốn nhóm: thân mềm, côn trùng ở
nưóc, giáp xấc và cấ. Qiúng tạo nên sinh khối chính và giá trị kinh tê của thủy
vục. Ngoài ra còn các sinh vật tiêu thụ thuộc các nhóm khác, khu hệ sinh vật
phân giải gồm vi khuẩn, nấm thủy sinh ở vùng ven bờ giàu hơn vùng thềm,
vùng đáy, vùng sâu cùa ao hổ, đầm, tính chất của các quần xã sinh vật ở các
vùng cụ thể đó như nhóm thực vật nổi, động vật nổi, sự liên quan giữa chúng
qua các mùa sinh sản.
Các hệ sinh thái nưóc đứng càng có kích thước nhỏ bao nhiêu thì càng ít ổn
định bấy nhiêu. Khi trời nóng nực nước có thể bị khô cạn, độ mặn tảng, khi
mưa rào thì có thể bị ngập nước; khi có một chút ô nhiễm đã có thể gây tai hoạ
cho cả quần xã. Nhiệt độ nước thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.

210
Trong nhiều trường hợp sự phân huỷ lớp lá mục ở đáy tạo ra nhiệt độ cao làm
nưóc có màu sẫm, đục và suv kiệt oxi.
Như vậy các hệ sinh thái nước đứng bao gổm các ao, hồ và đầm nước ngọt,
các hồ và đầm chứa nhân tạo.
5.6.2. Hệ sinh thái nước mặn
Biển và đại dưcmg chiếm 70% bề mặt Trái Đất và có độ sâu tới hàng nghìn
mét. Sinh vật nước mặn thích ứng với nồng độ muối 30-38%o. Hệ thực vật nước
mặn rất nghèo chủ yếu gồm vi khuẩn tảo. Hệ động vật lại rất phong phú, có hầu
hết ở các nhóm động vật đặc trưng chủ yếu của môi trường cạn. Dựa vào
phương thức vận chuyển, có Ihể chia sinh vật ờ nước thành ba nhóm chính
như sau:
1 . Sinh vật trôi nổi {Plankton) bao gồm: Vi khuẩn nổi, thực vật nổi (bao
gồm các loài tảo đơn bào); động vật nổi (trùng lỗ, sứa ống, sứa dù, sứa
lược, giáp xác nhỏ như chân kiến v.v...); ấu trùng các động vật đáy như
thân mềm, da gai v.v...
2. Sinh vậl tụ bơi (Nekton) bao gồm các nhóm: bò sát biển, chân đầu, giáp
xác cao v.v...
3. Sinh vật bò nền đáy (Beiitỉỉos) có thực vật nền đáy gồm tảo nâu, tảo đỏ,
tảo lục, cỏ biển. Động vật có bọt biển, hài quỳ, cầu gai, cua v.v... (bò
trên nền đáy); tôm cá, ốc, sò, chân đầu (bơi trên nền đáy).
Sự xâm nhập của ánh sáng xuống các tầng nước phụ thuộc vào độ trong của
nước. Tầng trên sáng là tầng còn đủ các tia sáng từ đỏ tới tím, đảm bảo sự phát
triển của thực vật. Đây là vùng thực vật ờ nước phát triổn nhất (độ sâu không
quá lOOm). Sự phân bố tảo ở biển theo độ sâu trước liên là tảo lục, tảo nâu rồi
đến íảo đỏ nhằm tận dụng các lia sáng khác nhau và hạn chế sự cạnh tranh.
Tầng giữa (tầng ít sáng) là tầng chỉ có các tia sáng ngắn và cực ngắn (độ sâu
không quá 150m) ở đó thực vật không phát triển được. Tầng dưới, tối là tầng
không có tia sáng nào xuống được. Càng ra xa bờ, độ sâu của biển càng tăng,
dựa vào nền vỏ bao quanh khối lượng nước hải dương từ trên xuống dưới có thể
phản thành những vùng thềm và sườn dốc lục địa, nền đáy đại dương.
Theo chiều ngang, hải dương được phân thành hai vùng lớn: vùng ven bờ
(ứng với vùng triều và dưới triều) ở đây nước không sâu, có ánh sáng, chịu ảnh
hưởng của thuỷ triều và sóng nước và vùng khơi (vùng còn lại). Dựa vào chiều
sâu có thể chia hải dương thành hai môi trường sống: môi trường sống ở tầng
đáy và môi trường sống tầng nước trên.

211
5.7. ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước
5.7.1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm là những biến đổi không mong muốn về mặt vật lí hoá, hoá học
hoặc sinh học cùa môi trường (không khí, nước, đất) có hại ngay lập tức hoặc
dần dần trong tương lai đến sức khỏe và cuộc sống của con người, lừ đó ảnh
hưỏng đến các tiến trình sản xuất, tài sản văn hóa, các nguồn tài nguyên dự trữ
của nhân loại.
Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là các chất thải từ các xí nghiệp, xe
cộ có động cơ và từ đun nấu: sulíua oxit, nitơ oxit, cacbon oxit, các hợp chât
hữu cơ bay hơi, bụi v.v...
Cho tới đầu những năm 70 (của thế kỉ XX), ô nhiễm không khí có vẻ chỉ là
hiện tượng địa phương ở gần các trung tâm công nghiệp và trong các thành phô'
lân. Công ước Giơnevơ (1979) về "Ô nhiễm không khí xuyên biên giới" đã
khẳng định ô nhiễm không khí lan rộng lới hàng nghìn kilômét.
Từ lâu SO2 được xem là chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí, làtn nặng
thêm các bệnh về đường hô hấp ở người, gây mưa axit phá hoại thực vật. ở các
nước công nghiệp, 90% lượng SO2 sinh ra từ sự đốt cháy than đá, than nâu, dầu
mỏ. Với sự gia tăng sử dụng khí đốt thiên nhiên và năng iượng hạt nhân, với
những quy chế ngày càng nghiêm khắc dối vối việc khử lưu huỳnh trong các
thiết bị dốt, hàm iượng SO2 trong không khí sẽ giảm dẩn.
Các chất nitơ oxit (NO,) cũng gây hậu quả ở đường hồ hấp của người, gây
"khói sương" làm nhức mắt, khó thở. ở các thành phô' lớn 70% các nitơ oxit
được thải ra từ hoạt động của ô tô, do dó cần tăng cường các phương tiện giao
thông không gây ồ nhiễm. Tính khó tan của nitơ oxit đã khiến cho nồng độ của
chúng trong khổng khí các thành phố lớn không giảm bớt trong nhOng năm qua
mà có phần nguợc lại.
Cũng như nitơ oxit, cacbon oxit phát sinh trưóc hết từ khí thải ô tô (khoảng
80%) chủ yếu là các loại xe chạy xăng (xe dùng điêzen tạo c o ít hơn 25 lán).
Khi xâm nhập vào máu, c o làm cản trở việc chuyển tải oxi của các hổng cầu.
Với nồng độ cao, nó gãy nhức dầu, chống mặt, rối ioạn cảm giác, cố thể tích
mỡ trong máu gây tắc động mạch. Nhờ hạ mức tiêu thụ nhiôn liệu và làm cho
khí được đốt hết trước khi xả, tăng số iượng động cơ dùng điêzen và ô tô điện,
khuyến khích dùng xe đạp và điều hoà tốt giao thông thành phố, lượng thải CO2
đẵ iiẻn tục giảm trong các năm qua. Người ta còn thiết kế những động cơ "thục
sự sạch sẽ" như xe chạy bằng nàng lượng mặt trời để giám ô nhiễm do CO2.

212
Trong các xe chạy xăng, chì tetraetyl được dùng làm chất phụ gia để nâng
cao chỉ số octan của xãng, giảm bớt tiếng ổn động cơ. Chì đưa đến những rối
loạn thần kinh, nhất là ở trẻ nhỏ, làm rỏi loạn sự tổng hợp huyết sắc tô' trong
máu, trong thời gian qua người ta đã không ngừng yêu cầu hạ thấp hàm lượng
chì trong xăng, từ 0,55 g/1 xuống còn 0,15 g/1. Xăng không chì đã trở thành
một nhu cầu tất yếu vì mỗi ô tô dùng xãng pha chì thải ra Ikg chì trong
mồi nãm.
Khói và bụi công nghiệp từ lâu đã là dạng ỏ nhiễm không khí dễ thấy nhất.
Nhũtig hạt bụi bé hcm 1/lOOmm chui vào phổi, những hạt nhỏ hơn còn len lỏi
và tận các phế nang. Chúng gây nhiều hậu quả; kích thích (nếu là hạt có tính
axìt), tạo xơ (amiãng và silic có thể làm rách các mô), gây dị ứng (một số bụi
thiên nhiên, ví dụ; các bào tử nấm, phấn hoa), gây ung thư hoặc gây đột biến
(một sô' hoá chất hữu cơ, bụi phóng xạ v.v...). Ngoài những bụi có nguồn gốc
tự nhiên (bụi núi lửa, bụi phấn hoa v.v...) trong các bụi do con người tạo ra thì
1/2 do các quá trình công nghiệp, 1/4 là do các thiết bị đốt và 1/4 là thải từ
xe cộ. Áp dụng các biện pháp khử bụi trong sản xuất công nghiệp (lắng bụi,
tưới ướt khói, hút bụi...) lắp các bộ iọc bụi vào ống xả các xe vận tải và xe chạy
điêzen, mở rộng diện tích trồng cây xanh v.v... là những giải pháp giảm ô nhiễm
cho các thành phố.
ở nước ta, tuy mức độ phát triển công nghiệp và giao thông vận tải chưa
cao, nhưng do máy móc phưcfng tiện cũ kĩ lạc hậu, công nghệ chậm được đổi
mới, nên tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố và trung tâm công
nghiệp những năm gần đây đã thực sự đáng quan tâm. Tại Hà Nội năm 1991,
gần các nhà máy và trục giao thông chính, so với tiêu chuẩn giới hạn cho phép,
bụi vượt 4-10 lần, COị và NO2 vượt 2-4 lần, SO2 vượt 3-15 lần. Nhiệt độ không
khí ở nội thành thường cao hơn các vùng lần cận từ 0.5 đến 1"C. Nhiệt độ trung
bình trong năm ở Hà Nội đo tại trạm khí tượng Láng năm 1985 là 23,2", 1990
là 24,0", 1991 là 24,2‘'C. Khảo sát trong 15 năm cho thấy tỉ lệ sô' mầu có tiếng
ổn vượt quá tiêu chuẩn cho phép (60 đêxinben) trong các năm 1970-1980 là
57%. các năm 1981-1985 là 95%.
5.7.2. Tài nguyên đất và sự suy kiệt độ phì nhiêu
Có nhiều định nghĩa về đất. Một cách tổng quát nhất, dất là một thể
hỗBi hợp các khoáng chất, tạo thành do đá mẹ bị phong hoá và chất hữu cơ,
hìiầh thành từ sự phân huỷ xác thực vật. Đất và sinh vật sống trong đó là một thể
siah học thống nhất.

213
Từ lâu con người đã có kinh nghiệm đánh giá độ phì nhiêu và chất màu i-iia
đất. Qua kinh nghiệm người ta thấy, đất đen, xốp, dễ trồng trọt v.v... là đất tôi,
còn đất trắng, chạt, khó trồng trọt v.v... ià đất xấu. Tuy nhiên, khái niệm độ
mầu mỡ và phì nhiêu của đất chỉ được hiểu đúng khi có khoa học về đất.
Như vậy, khi nói đến độ phì nhiêu của đất là chỉ khả năng của đất có thể
thoả mãn nhu cầu nước, thức ăn, khoáng chất đầy đủ cho cây, đất phải đảm bảo
các điều kiện lí, hoá, sinh vật, các chế độ không khí và nhiệt độ thuận lợi cho
cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Chất mùn chính là sản phẩm hữu cơ cao phân tử, phức tạp, được hình thành
từ quá trình mùn hoá chất hữu cơ như xác động, thực vật và vi sinh vật.
Thông thường, ta có thể phân biệt hai loại chất mùn: Mùn thô (Mo/-) và
mùn nhuyễn (Mí//). Mùn thô là lượng xác hữu cơ chưa được phân giải hoàn
toàn, tập trung trên mặt đất. Còn mùn nhuyễn, là lượng xác hữu cơ đã được
phân giải và mùn hoá hoàn toàn, tan lẫn trong dất.
Độ phì nhiêu của đất Hên quan chặt chẽ đến chất mùn có trong đất. Chất
mùn là kho dự trữ, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho thực vật. Chất mùn
của đất thường có ở dạng hợp chất hữu cơ với khoáng chất, chứa các nguyên tố
hoá học, là thức ăn quan trọng của thực vật như c, o, H, p, s, Ca, Mg, Fe cùng
nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quá trình xảy ra trong
đất. Độ phì nhiêu của đất, hay khả năng sản xuất của đất, bao gổm sự đảm bảo
đầy đủ những điều kiện cho thực vật phát triển tốt. Có thể kể năm yếu tô' chính
quyết định độ phì nhiêu của đất như sau:
1. Có đủ chất dinh dưỡng mà thực vật dễ hấp thụ.
2. Có độ ẩm hợp lí.
3. Điều kiện nhiệt hợp lí.
4. Cổ độ tơi thoáng và chế độ khí, phù hợp với sinh vật phát triển.
5. Khổng có chất độc hại hay cỏ dại, ngăn cản sự phát triển của thực vật.
Như vậy sự vắt kiệt chất màu của đất, chính là sự suy kiệt chất mùn và phá
huỷ một trong năm yếu tố quyết định sự phì nhiêu của đất nêu trên.
5.7.3. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nưóc do sự phân huỷ các chất hữu cư đang là mối quan tâm
trước nhất. Các chất thải hữu cơ từ các xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm,

214
ihuộc da, làm giấy v.v... hoặc theo nước thải sính hoạt sẽ lên men, làm cho
nước sinh mùi hôi thối, càn trớ quá trình làm sạch nước của các vi khuẩn, làm
cá chết. Đẻ khắc phục phai xâv dựng hệ thống cống thu gom nước bẩn, xây
dựng các trạm lọc nước để xử lí nước thải bị ó nhiễm.
() nhiễm do các chất độc từ cổng nghiệp hoá chất, luyện kim. thuốc trừ sâu,
dược phẩm đang là môi quan tâm thứ hai. Râì đáng chú ý là những kim loại
nặng như chì, cadimi, thuỷ ngân có khả năng gây đau thần kinh, những thuốc
trù sáu, thuốc diệt cỏ. đặc biệt là DDT. Một sỏ chất cỏ thế "nầm chờ" trong các
cặn lắng đọng, rất lâu sau mới thoát ra. Một số chất khác có hiện tượng lích lũy
sinh học, một sô' loài sinh vật tập trung chất đó trong cư thể chúng và tích tụ nối
tiếp nhau qua dây chuyển thức ăn trong hệ sinh thái. Năm 1990, tức là 20 năm
sau khi DDT bị cấm sừ dụng, ở Nhật người ta vẫn còn phát hiện DDT trong
nước hồ. Hiện tượng thuốc trừ sâu nông nghiệp thấm xuống đến lóp nước ngầm
đã trớ thành mối lo lớn cho các cơ quan cung cấp nước àn ở đầu những năm
1990. ở nước ta. do thiếu hiểu biết, trong một thời gian dài, nông dân đã lạm
dụng DDT.
Ô nhiễm nước có thể do những chất lơ lửng làm nước đục, những phần tử
nhỏ sinh ra từ sự xói mòn tự nhiên hoặc từ những chất thải của thành phố và
công nghiệp, hoặc do lũ lụt. Biện pháp khắc phục thường dùng là xây dựng
những bể chứa lớn để gạn lọc.
Ô nhiễm do vi khuẩn là dạng tác hại dễ nhận thấy nhất đối với sức khỏe
con người, do đó nước uống phải được khử trùng, các giếng nước àn phải được
đặi xa các bãi rác, hố phân. Nước biển tuy có sức diệi khuẩn mạnh nhưng cũng
không diệt được khuẩn Saỉmonelỉa và các virus, vì vậy phải quan tâm chống ô
nhiễm cho các bãi biển.
Tình trạng ô nhiễm nưóc làm cho hàng trãm triệu người trên thế giới
không có nước sạch để dùng, chủ yếu là ở các nước dang phát triển. Mặc dầu
nước là tài nguyên phục hồi được nhưng lượng nước ngọt chỉ chiếm 0,03%
lượng nước toàn cầu và lại phân bố không đều. Bởi vậy trước hết phải tìm cách
tái sử dụng nước đến mức tối đa sao cho cuối cùng chí phải thải bỏ một ỉượng
nước tối thiểu.
ở nước ta, tỉ lệ dân cư được sử dụng nước máy tại các thành phố chưa cao.
Nước thải từ các nhà máy, bệnh viện chưa được xử lí triệt để, hệ thống cống
thoát nước thải chưa đáp ứng dược yêu cầu thực tế.

215
Nước ta có bờ biển dài nên cũng cần quan tâm đến sự ô nhiễm bitển,
liên quan đến các chất phế thải dẫn đến hiện tượng được gọi là thủy triềi (đỏ.
Các chất phế thải lắng đọng thường chứa một lượng lớn các chất hữu cơ. Clhất
hữu cơ phế thải là nguồn nitrat, phốtphát thuận lợi cho sự phát triển của tảo. Sự
táng sinh của các loài tảo nổi tạo ra lớp màng bề mật chắn ánh sáng mặi trời,
làm cho phía dưới thiếu ánh sáng. Sự bùng nổ của táo cũng là nguyên ah;ân.
'niiếu ánh sáng và thiếu oxi sinh vật biển chết dần, một cái chết do sự bùtg nổ
của sự sống gây nên. Đó là chưa kể một số loài tảo biển chứa độc làm cá bị ciếít.

5.8. Tài nguyên đa dạng sinh học


Đa dạng sinh học hay tính đa dạng sinh học là sự phong phú của sự sốmg
tồn tại trên Trái Đất. Sự sống đó là các động vật, thực vật và vi sinh vật, I^mồn
gen của chúng cùng các hệ sinh thái nơi chúng sống.
Trong khoa học ngày nay đa dạng sinh học thường để chỉ ba mức 4ộ tổ
chức sinh học sống: 1. Đa dạng tài nguyên di truyền gen, 2. Đa dạng các hoài
sinh vật, 3. Đa dạng của các hệ sinh thái. Trong đa dạng sinh học thì đa dạnỊ Uoài
được coi là cơ sở. Bởi vì đa dạng loài đổng thời bao trùm lên đa dạng di triy(ền,
da dạng hệ sinh thái và gen luôn có quan hệ thuận chiều với đa dạng loài.
Hoạt động bảo tồn thiên nhiên trên thế giới phát triển theo hai xu hưómg
khác nhau: hướng bảo vệ thiên nhiên (Nature protecion), hướng bảo vệ cảinh
quan {Protection o f Landscape). Trong hai xu hướng này, bảo vệ thiên nhièn có
ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn đầu của hoạt động bảo tồn, nhằm bảo ttồn
các giá trị về đa dạng sinh học.
Bảo vệ thiên nhiên nhằm duy trì một đơn vị phân loại, một nhánh phâr Icoại
hoặc một tập tính sinh vật cụ thể. Bảo vệ cảnh quan là bảo vệ những piomg
cảnh hay những địa điểm có giá trị của đất nước. Việc bảo vệ này giúp cáccảmh
quan dó không bị lấn chiếm, hoậc đơn giàn không để chúng bị thay đổi.
Năm 1993, Hội nghị bảo tồn thiên nhiên quốc tê họp ở Luân Đôn đã qịuy
định bốn ioại hình khu bảo vộ như sau:
ỉ. Khu dự trữ đặc biệt là khu bảo vệ một thắng cảnh, một di tích lịcỉ ỉ$ừ,
một kì quan, một khu rừng gỗ quý hay một vài cây cổ thụ lâu nãmc<^ ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
2. Khu dự trữ động vật là khu bảo vệ những loài động vật có trong khu cỉhủ
yếu là những loài quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng.
3. Khu bảo tồn thiên nhiên là một vùng diện tích đật dưới sự kiểm soá; cJỦa
ctúnh quyền, cẫm bất cứ loại tác động nào lên đó, căm di nhập vào đó mũỉng
sinh vật mới, nhung có thể có nhũng hoạt động nghiên cúu khoa học.

216
4. Vưcm quốc gia là một diện tích có ranh giới không thay đổi, nẳm trong
sự kiểm soát của chính quyền cao nhất.
Theo số liệu của lUCN (1990) thì trên thế giới hiện có 4.545 khu bảo vệ
thién nhiên với khoảng 484,6 triệu ha chiếm 3.7% tổng diện tích đất đai thế giới.
Việt Nam có thiên nhiên râì đa dạng và phong phú về hệ sinh thái, vể đa
dạng các loài sinh vật và đa dạng nguồn gen. Tính đa dạng này thể hiện như có
10% số loài cá, chim và thú của thế giới sinh sống ớ Việt Nam, có đến 40% số
loài thực vật của nước ta là những loài đặc hữu, nghĩa ià chỉ có ở Việt Nam.
Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đa dạng sinh học, nên
nước ta và nhiều nước trên thế giới đã kí vào Công ước đa dạng sinh học và
thực hiện từ năm 1993.
Từ những nãm 1960 Việt Nam đã có những hoạt động bảo vệ thiên nhiên
chính thức đầu tiên. Nãm 1972 đã có sắc iệnh vể bảo vệ rừng. Chiến lược bảo
tổn quốc gia của Việt Nam ra đời năm 1985. Nãm Í991, kế hoạch quốc gia
về môi trường và phát triển bền vững được Chính phủ thông qua. Năm 1995,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bản kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng
sinh học của Việt Nam nhằm mục tiêu lâu dài là bảo vệ đa dạng sinh học phong
phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững.

5.9. Dân số và môi trường


5.9.1. Dân số và năng lượng
Phần lớn năng lượng đang sử dụng ở các nước Đông Nam Á là từ than đá,
dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, tức là loại tài nguyên không tái sinh. Phần năng
lượng tái sinh dưọ^ (thuỷ diện) và nãng lượng hạt nhân là chưa dáng kể.
Nguồn năng lượng không tái sinh ở mỗi quốc gia là có hạn. Trữ lượng các
nguồn này ở nước la được ước lính là than đá: 3,6 ll íấn, than nâu: 128 tỉ tỉái,
dầu mỏ: 2,8 tỉ tấn, khí đốt 500 tỉ m \ v ề phưcmg diện môi trường, các nhiên liệu
hoá thạch này sản sinh ra nhiều CO2 trong quá trình khai thác và sử dụng, góp
phẩn gây hiệu ứng nhà kính, gây nóng lên toàn cầu.
Nhiều nước đã có kế hoạch sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng
tái sinh được. Tính chung trên thế giới, trong những năm đầu thập niên 90, các
nguồn năng lượng tái sinh đã cung cấp được 18% lượng tiêu thụ (6% là thủy
điện. 12% ià năng lượng sinh khối với củi là chính). Sử dụng cây cối làm chất
thì chặt đến đâu phải trồng đến đó, nếu không sẽ là tàn phá rừng với
nhửng hậu quả tai hại. Làm thủy điện rẻ hơn nhiệt điện nhưng phải sử dụng
diện tích lớn và không phải là không gây hậu quả đối với môi trường về các

217
mặt khác như thay đổi hệ sinh thái, ảnh hướng tới khí hậu và sự phân bô động
thực vật.
Ngày nay người ta hướng vào các nguồn nãng lượng tái sinh không giVy ô
nhiễm như năng lượng mặt trời, gió. địa nhiệt, thuỷ tricu... Chúng có thêđurợc
sử dụng trực tiếp hoặc chuyển thành điện năng. Chúng có thể được sử dụng Iirên
quy mô nhỏ (một gia đình, một cụm dân cư) hoặc trên quy mó (cung cáp nỂãng
lượng cho cả một vùng), ở nước ta đã thí điểm sử dụng nãng lượng mặt trời và
năng lượng gió. ở mộl số nơi như Inđônêxia, Philippin, Niu Dilân đã sử dụng
địa nhiệt để chạy nhà máy điện.
Phát triển các nhà máy điện nguyên lử cũng là một hướng được quan t;âm
nhưng với điều kiện đảm bảo độ an toàn cao và không gây ô nhiễm phóng xạ.
Tai nạn ở nhà máy điện nguyên tử Tchemobyi (Ucraina) ngày 25/4/19Ỉ6 đã
làm chết 90.000 người, 700.000 người bị nhiễm phóng xạ, tỉ lệ người bị ung rthư
vú và ung thư luyến giáp ở các vùng lân cận tăng lêii, ảnh hưởng lan rộng và
còn kéo dài hàng chục nãm sau. Các chất thải công nghệ từ các nhà máy điiện
nguyên tử phải được xử lí theo quy trình rất chặt chẽ đô không gây hiểm hoỊ cho
môi trường.
Nhìn chung, hiện nay còn quá nhiều lãng phí trong việc sản xuâi à sử
dụng năng lượng thưcmg mại. Thay vì tìm cách sản xuất và bán ra nhiều năing
lượng hơn chúng ta phải làm sao giảm bớt mức tiêu thụ xuống. Sử dụng nãing
lượng có hiệu quả cao và ngãn ngừa nạn ô nhiễm do chất đốt là một yêu cỉu cơ
bản đối với mỗi cơ quan, đcfn vị sản xuất và mỗi công dân.
2. ô nhiễm môi trường
Mặc dù loài người đã khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhitên,
hàng trăm triệu người vẫn phải vật lộn với cảnh nghèo đói. Trong 100 nămqiua,
sản lượng công nghiệp đã tăng 100 lần nhưng hiện nay vẫn còn 1/5 dân s5 tthế
giới không đủ ăn, 1/4 số người khổng được uống nước sạch.
Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra các bệnh tậ cho
con người. Nhưng cần nhận thức rõ hơn là ô nhiễm môi trường còn gây ra mữmg
hậu quả lâu dài về mặt di truyền, ảnh hưởng đến tương lui các đời con cháu.
Theo thống kê ở một số nưóc châu Âu, hàng năm có tới 6% số trẻ sơsiinh
mắc các tật, bệnh di truyền bẩm sinh, trong đó 0,05% là do nhiễm xạ trong miôi
trường. Do các vụ thử vũ khí hạt nhân, phóng xạ tự nhiên ở nhiều nơi đangtămg
lên, ngay ở Mĩ đã tăng gấp đôi, điều này ảnh hưởng tới thế hệ con cháu \ì tlác
động liên tục của các liều phóng xạ nhỏ sẽ được tích góp dần. Phụ nữ có tHiai

218
mà tich thêm 3-4 rơnghen thì tần sô ung thư bạch cầu ớ con họ sẽ lăng gấp đôi.
l’hóng xạ gây những biến loạn nhiễm sắc thế ở các té bào sinh dục, lạo ra sẩy
thai, chết thai, quái thai.
Sự phát trien cíia cóng nghiệp ln)á học dã tạo ra \ô số loại lioá chất mới,
trong đó ngàv càng nhiéu chất dược Ị)hát liiộn là tác Iihân gây đột bicìi: nhiều
loại ;huốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. một sỏ ciiát phụ gia và pháiii nhuộm thực
phàrii. một sô Mĩ phẩm, khá nhiều dược liộu. Nêu kliong tuân iliú những quy
(lịnh chặt chẽ trong cóng nghệ sân xuíú. những loại châì trên thường lần vào
nước uống, thức ăn, thuốc men vứi liéu lưíTiìg nhỏ ncii khó phát hiện lác hại
nhưng chúng sẽ tích luỹ dẩn và gây tác hại khi đã tícli luỹ tới mức nào đó. Vì
vậy tĩhicu nước đã quy định mỗi khi có một chất nào đó được dùng trong báo vệ
thực vậi, công nghệ thực phẩm hay y dược thì nỏ đéu phải qua kiếm nghiệm về
lác h.ũ di truyền.

219
Chuong s
QUYỂN TRÍ TUỆ
VÀ NẾN KINH TẾ TRÍ THỨG
1. Sự PHÁT TRIỂN CỦA SINH QUYỂN
1.1. Khí quyển {Atmosphere), Thạch quyển {Lithosphere) và
Thủy quyển {Hydrosphere)
1.1.1. Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ khí nhiều tầng bao quanh Trái Đất, có dạng hình cầu
không đều, và gắn với Trái Đất nhờ lực hấp dẫn. Trong khí quyển có chứa các
loại khí, hơi nước và nhiều vật chất ở dạng hạt nhỏ. Trọng lượng toàn khí quyển
lính được khoảng 5,10.10’' tấn. Một nửa của khối khí quyển này nằm ở độ cao
dưới 5.500m. Thứ lự từ trên cao so với bể mặt đất, khí quyển được chia thành
ba tầng, là trung lưu, bình lưu Ợroposphere) và đối lưu {Stratosphere).
1 . Tầng trung lưu là tên gọi một lóp của khí quyển Trái Đất, nằm ngay phía
trên tầng bình lưu, ở cao độ từ khoảng 50km tới 80-90km phía trèn bề
mặt Trái Đất. Trong tầng này, nhiệt độ giảm xuống theo sự gia tăng của
cao độ, do nhiệt từ sự hấp thụ tia cực tím đến từ Mặt Trời của ozon bị
biến mất và hiệu ứng làm lạnh của CO2 do nó tỏa nhiệt vào idiông gian.
Điều này ngược lại với hiệu ứng nhà kính trong tầng đối lưu khi CO2 hấp
thụ bức xạ nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất.
Do nó nằm vùng giữa độ cao tối đa cho máy bay và độ cao tối thiểu cho các
tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất, nên khu vực khí quyển này chỉ có thể tiếp cận
được thông qua việc sử dụng các tên lửa khí tượng học âm thanh hay tên lửa
nghiên cứu. Tại đáy của tầng trung ỉưu, áp suất chỉ bằng khoảng 1/1.000 cùa áp
suất tại mực nưóc biển và ở đỉnh của nó (khoảng 80-95km) thì áp suất chỉ ở
mức một phần triệu. Nhiệt độ ở phần trên của tầng trung lưu giảm xuống tới
khoảng từ -90°c tới -lOOX (từ -130 tới -148°F hay 163-173"K), và dao động
theo vĩ độ và mùa. Rất nhiều sao băng bùng cháy mỗi ngày trong tầng trung lưu
do kết quả của các va chạm với các hạt khí có tại dây; nó tạo ra dù lượng nhiệt

220
cần thiết để làm bốc hơi gần như mọi thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái
Đất trước khi chúng có thể chạm tới mặt đát, làm cho hàm lượng các nguyên tử
sất và một số kim loại khác khá cao tại khu vực này.
2. Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái
Đất và một số hành tinh. Tầng bình lưu nằm ớ giữa, ngay phía trên tầng
đối lưu và ở phía dưới cua tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng
này gọi !à ranh giới bình lưu. Tại vùng xích dạo, tầng khí quyển này
nằm ở độ cao vào khoảng từ 17km đến 50km trên mực nưóc biển, trong
khi đó tại hai cực nó bắt đầu ở độ cao khoảng 8km vì độ cao rất thấp của
vùng ranh giới đối lưu, do nhiệt độ của tầng dối lưu tại gần cực là thấp
hơn so với ở vùng xích đạo. Tầng khí quyển này có tên là bình lưu vì
đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Các máy bay
dân dụng thường chọn bay ở độ cao nằm gần ranh giới giữa tầng này và
tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do diễn biến đối lưu bất
thường của khí quyển.
Trong phạm vi tầng này, nhiệt độ tăng dần iheo độ cao. ở trên cùng của
tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tối -3 °c (270°K). Lên trên ranh giới bình lưu,
nhiệt độ lại giảm theo độ cao. Tầng bình lưu ấm hcm phần trên của tầng đối lưu,
chủ yếu ià do tầng ozon trong tầng bình lưu hấp thụ bức \ạ cực tím của Mặt Trời.
3. Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh. Phần
lớn các hiện tượng gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đôi lưu.
Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đôi lưu của không khí nóng
lừ bề mặt bốc iên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi
cho tầng này. Tầng đối lưu bắt đầu từ bề mặt Trái Đất tnở rộng ra đến
cao độ 20 km (12 dặm) ở các vùng nhiệt đới, giảm tới khoảng llkm ở
các vĩ độ trung bình, ít hem 7km (4 dặm) ờ cấc vùng cực về mùa hè còn
trong mùa đông là khỏng rõ ràng.
Trong khu vực tầng đối lưu thì không khí liên tục luân chuyển theo chiều
thẳng đứng và tầng này là tầng có mật độ không khí lớn nhất của khí quyển
Trái Đất. Nitơ và oxi là các chất khí chủ yếu có mặt ưong tầng này. Tầng đối
lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng đối lưu, nơi ma
sát víi bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng không khí, là lớp ranh giới hành
tinh. Lóp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2km (1,2 dậm), phụ
thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng
bình iưu được gọi là “khoảng lặng” đối lưu, là “nghịch chuyển” nhiệt độ.

221
Nguyên nhân các biến đổi nhiệt độ trong tầng đối lưu là do nhiệt độ được
xác định bởi bức xạ nhiệt từ mặt đất ngược trở lại không khí. Mặc dù tia ning
mặt trời tiếp xúc với phần không khí ở trên cao trước, nhưng không khí khá
trong suốt nghĩa là nó hấp thụ rất ít năng lượng của tia nắng. Đa phần năng
lượng mặt trời rơi xuống mật đất, tại đây, nó bị hấp ihụ mạnh bởi mặt đấi và
làm mặt đất nóng lên, nóng hơn không khí trên cao. Mạt đất nóng truyền nhiệt
trực tiếp cho lớp khòng khí gần mặt đất; không khí gần mặt đất nóng lẽn và
nở ra, nhẹ hơn phần không khí lạnh ở trên và bay lên cao nhờ iực đẩy Ácsiméi.
Khi không khí nóng bay lên cao, nó giãn nở đoạn nhiệt nghĩa là thể tích tãng vù
nhiệt độ giảm. Càng lên cao, không khí càng nguội dầii. Khi ra xa khỏi bé mặt
Trái Đất thì nhiệt đối lưu có các hiệu ứng nhỏ hơn và không khí lạnh hcfn. ỏ
các cao độ lớn hơn thì không khí loãng hơn và giữ nhiệt kém hơn, khiến cho
nhiệt bị tản đi hết. Cứ mỗi khi độ cao tăng lên 1 .OOOm thì nhiệt độ lại giảm
trung bình khoảng 6,5°c. Mặc dù việc nhiệt độ giảm theo độ cao là xu hưíítig
chung trong tầng đối lưu, thực tế đôi khi có ngoại lệ, gọi là hiện tượng nghịch
nhiệt. Ví dụ ở châu Nam Cực, nhiệt độ tăng khi lên cao. Một ví dụ ở vùng
quanh Hà Nội, của Việt Nam, vể đầu mùa đông có những đợt nghịch nhiệt về
ban đêm, thường xảy ra vài ngày sau khi gió ĩĩiùa Đông Bắc tràn về và kéo dài
cho đến khi gió thịnh hành chuyển sang hướng Đông Nam và lặp lại khi có đợt
gió mùa mới. Trong điều kiện nghịch nhiệt, khí thải lừ hoạt động công nghiệp
và nông nghiệp bị ứ đọng ở tầng thấp, không tỏa đi được, do chúng lạnh và
nặng hơn các iớp khí bên trên.
Đỉnh tầng đối iưu đánh dấu giới hạn của tầng đôi lưu và nó được nối tiếp
bằng tầng bình lưu. Nhiệt độ ở phía trên đỉnh tầng đối lưu lại tăng lên chậm cho
tới cao độ khoảng 50km. Nói chung, các máy bay phản lực bay ở gần phần trên
cùng của tầng đổi lưu. Hiệu ứng nhà kính cũng diễn ru trong lớp trên cùng tẩng
đối lưu.
1.1.2. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở mặt trên cùng của Trái Đất. Phần trên của
Thạch quyển tạo thành vỏ Trái Đất, còn phần dưới của thạch quyển chính là
phần màng trên của Trái Đất. Ranh giới giữa hai lớp này của Thạch quyển, tức
là giữa lóp vỏ Trái Đất và lớp màng trên của Trái Đất thường không đồng đều,
dộ dày mỏng khác nhau.
Vỏ Trái Đất là lớp vỏ trên cùng của bề mặt cứng của Trái Đất. Đôi khi
người ta dùng thuật ngữ vỏ Trái Đất thay cho Thạch quyển, v ỏ Trái Đất được
cấu tạo chủ yếu bởi những đá mẹ chứa nhôm và silic, với độ hàm lượng khoảng

222
2Jg/cm \ Khác với Thủy quyến, vt) Trái Đất tạo thành một mảng liên tục. liền
nhau trên bé mặt đát. Nhưng theo suốt bổ mặt tính thtío độ sâu thì vỏ Trái Đất không
đồng nhất, ở các phần lục địa vỏ Trái Đất có độ dày cực đại, khoảng 30-75km.
Tuỳ mật độ của các lớp đá, theo độ sâu cùa vỏ Trái Đất người ta chia thành
3 táng:
1. Tầng I: nằm ớ trên cùng có mật độ đá khoang 1 .8-2,5 g /cm '.
2. Tầng II: nằm ở giữa chứa các tảng đá tương lự grait, với hàm lượng
khoáng 2,3-2,75g/cm'.
3. Táng III: là tầng cuối cùng chứa các tang đá gần giống đá badan nên
còn được gọi là tầng badan. Hàm lượng đá cùa tầng cao nhất, khoảng
2,75-3,00 g/cm\
Ba tầng theo chiều thắng đứng nói trên cúa vỏ Trái Đất chỉ có ờ các lục địa
đất liền, ở dưới các đại dương và biến cả, vỏ Trái Đất chỉ gồm tầng thứ ba. tầng
badan. Như vậy tính không đồng nhất theo bề mặt cúa vỏ Trái Đất được thể
hiện ớ phần vỏ Trái Đất của các vùng lục địa và đất liền, và ở phần vò Trái Đất
nằm dưới đáy các đại dương và biển cả. Trong khi vỏ '1’rái Đất phần đất liền cấu
tạo bứi ba iớp với độ dày 30-75km, thì phần vỏ Trái Đất dưới đại dương chỉ có
tẩng badan. với độ dày khoảng 5-lOkm.
Cũng cấn nhắc đến một dạng chuyến tiếp của vỏ Trái Đất, trong những
năm gần đây được nhiều chuyên gia để cập tới. Đó là những vùng ngập ven đại
đương, những dãy núi và đảo chìm dưới biển.
Thạch quyển bao gồm cả địa quyến (Pedosphere). Địa quyển là phần vỏ
đất của Trái Đất, nơi có sự sông của sinh vật.
1.1.3. Thủy quyển
Thủy quyển là lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm giữa Khí quyển và vỏ
cứngcủa Trái Đất. Thủy quyển là một khối không liên tục, bao gồm lượng nước
của tiíl cả các đại dương, biển cả, sông ngòi, hồ đẩm, nước ngầm, cả lượng nước
ở dạng băng tuyết của các vùng băng giá và vùng cực. Thủy quyển chiếm
70,8% bề mặt của Trái Đất, với tổng thể tích nước khoảng 1.370,3 triệu km \
Trong tổng lượng nước này chỉ có 45% ớ dạng nước ngọt sông, hồ, đầm.
Thủy quyển iuôn có sự trao đổi liên tục với Thạch quyển, Khí quyển và Sinh
quyển. Sự sống của Trái Đất được xuất hiện đầu tiên từ trong thủy quyển.
Các đại dưcmg được chia làm bốn vùng với những điều kiện sống khác nhau.
1 . Vùng 1 gọi là vùng ven biển, vùng thủy triều (Littoral). Vùng này bao
gồm những diện tích ven biển nơi nước triều lên và xuống, ở đây có
những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triên của sinh vật thuỷ sinh.

223
Người ta phỏng đoán là cũng chính ở vùng triều đã xuất hiện sự sống
đầu tiên. Vùng này có chủ yếu các loài tảo và các cây cỏ. Các quan hệ
sinh thái ở đây có tính cạnh tranh rõ rệt, và đó cũng chính là nguyên
nhân hình thành các hệ sinh thái vùng triều riêng biệt với các đặc thù
chuyên hoá về hình thái và chức nãng. Ta có thể thấy rõ ở các hệ sinh
thái rừng ngập mạn ven biển.
2. Vùng II gọi là vùng đáy ven bờ hay vùng dưới thủy triều (Stihlinoral).
Vùng đáy trải đến độ sâu 150m, có lượng châì dinh dưỡng và ánh sáng
phong phú. Điều kiện sông ở vùng này rất thuận lợi cho nhiều nhóm
động vật và thực vật biển.
3. Vùng III gọi là vùng biển khơi, nơi mà ánh sáng mạt trời có thể xuyên
tới độ sâu 200m. Những sinh vật sống ở đây có nguồn gốc họ hàng với
những nhóm sống ở các vùng khác của đại dương, nhưng chúng chuyển
lại sang sống thứ sinh ở vùng biển khơi và đã thích nghi được với điều
kiện sống khắc nghiệt hơn. ở đây có các nhóm sinh vật bậc thấp như tảo
đơn bào, động vật bậc thấp, và một sô' nhóm cá lớn hcm cũng như động
vật có vú ớ nước (cá voi, cá heo) sống.
4. Vùng IV gọi là vùng biển sâu, nơi ánh sáng mặt trời không xuyên tới
được, ở đây không gặp các nhóm sinh vật tự dưỡng, quang hợp nhờ ánh
sáng mặt trời. Động vật thuỷ sinh vùng biển sâu có cơ quan cảm giác rất
phát triển. Có nhiều nhóm mang cơ quan phát sáng.
Các biển cả, đại dương, vùng cửa sông, sông ngòi và hồ, ao là môi trường
sống rất phong phú của nhiều loài động và thực vật. Trong môi trường nước có
sống khoảng 150 nghìn loài động vật và khoảng 10 nghìn loài thực vật. Số loài
cũng như sinh khối thực vật thủy sinh đều ít hơn so với số loài và sinh khối của
thực vật cạn sản sinh ra.
Môi trường nước đã để lại dấu ấn đáng kể lên tất cả các nhóm sinh vật
sống. Như một yếu tố vô sinh môi trường nước có ý nghĩa quyết định đối với sự
sống còn của tất cả các cơ thể sinh vật, ảnh hường của nó có vai trò trực tiếp,
Ngoài ra Thuỷ quyển còn có ảnh hưởng gián tiếp lên mọi sinh vật sống, qua sự
điẻu chỉnh chế độ khí hậu của nhiều hệ sinh thái.
Về phía mình các cơ thể sinh vật sống cOng có tác động lên Thuỷ quyển.
Lượng nước trong hành tinh liên tục được thu nhận vào các chu trình luân
chuyển vật chất, vào các cơ thể sống nhờ hoạt động của thế giới sinh vật sống
trong các hệ sinh thái. Các nhà nghiên cứu đã tính được rằng, trong 2 triệu năm
thì tất cả số lượng nước của hành tinh sẽ được thu nhận vào các chu trình luân
chuyển hoá địa sinh.

224
1.2. Sinh quyển {Biosphere)
1.2.1. Khái niệm Sinh quyển
Thuật ngữ sinh quyển có nguồn gốc từ hai từ Hy Lạp, bao gồm "Bios” chỉ
sự sống, và "Sphere" là quyển hình cầu, để có tên là Biosphere. Nói ngắn gọn
là, Sinh quyến là phần của Trái Đất nơi có sự sống tồn tại.
Sinh quyển bao gồm lớp thấp nhất của Khí quyển (tầng đối lưu), lớp vỏ
ngoài cùng của Trái Đất (địa quyển) và lớp nước bao quanh Trái Đất (thủy
quyển)- Sinh quyển bao gồm tất cả thế giới sinh vật sống của Trái Đất, và qua
các hoạt động sống của mình thế giới sinh vật này tác động liên tục lên thế giới
vô sinh, làm biến đổi nó.
Như vậy, Trái Đất được bao quanh bởi nhiều lớp vàt chất khác nhau. Thạch
quyển là lớp vỏ ngoài cứng nhất. Toàn bộ đại dương, sông, suối, ao, hồ hợp
thành Thuỷ quyển, chiếm tới 70,8% bề mặt Trái Đất. Nơi sâu nhất của đại
dưomg là ll,034km, chiều sâu trung bình của đại dương ià 3,8km. Bao ngoài
thuỷ quyển và thạch quyển là lớp không khí dày tói lOOkm gọi là khí quyển.
Lớp ngoài cùng của khí quyển, từ trên 45km, là lớp ozon (O,) có tác dụng như
mội lớp phản chiếu các tia vũ trụ, các tia tử ngoại từ Mặt Trời toả xuống.
Vậy Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú ò trong các quyển,
bao phủ bề mặt Trái Đất, sâu tới lOOm trong Thạch quyển, lên cao tới 200km
trong Khí quyển. Theo một cách ước tính, thì hiện trong Sinh quyển có hơn hai
triệ^ loài sinh vật cư trú.
Theo các quan niệm khoa học hiện đại thì Sinh quyển là một hệ thống phức
tạp^ gồm nhiều thành phần, nhưng trước hết và quan trọng nhất là hai thành
phần, thế giới sinh vật và thế giới vô sinh (môi trường sống của sinh vật). Mặc
dù bao gồm cả Thủy quyển, một phẩn của ThạQh quyén và Khí quyển nhưng
Sinh quyển vẫn là một thể thống nhất, bởi vì các quyến riêng biệt này gắn liền
với nhau nhờ các chu trình hoá - dịa • sinh trong sự mang chuyển các nguồn
hoả học và sự tạo thành nãng lượng.
Sinh quyển là hệ thống nhiệt động học mở và tự điều chỉnh, nó bao gồm thế
giớii sinh vật sống và thế giới vật chất vô sinh, được tích luỹ và chuyén hoá của
vỏ Trái Đất, của Khí quyển và Thạch quyển. Sinh quyển chịu sự chi phối của
các quy luật biểu thị sự chuyển vận vật chất giữa các thế giới sinh vật và thế
giớti vật ií, Một mặt thế giới sinh vật sống có ảnh hưởng quyết định lên các điều
kiệm vi khí hậu và địa chất vật lí của nơi sống và mặt khác chúng lại phụ thuộc
chúnh vào các điểu kiện lí học của môi tnròng sống. Như vậy đặc điểm quan tiọng

225
và cơ bản nhất của Sinh quyển là tính tự điều chỉnh, quyết định và đượo biểu
hiện trong mỗi quan hệ tưcmg hỗ giữa thế giới lí học và vật chất sống.

5 500
4.100
3,500

• 10.000-

11.500

Hhh 5.1: Các vùng sống phân bốứìẳng đúng theo đaỉ cao bé mặt đầ:
0. Bề mặt đất, 1. Rừng nhiệt đói và cận nhiệt đôi; 2. Rừng lá rộng;
3. Rừng lá kìm; 4. Đổng cỗ núi cao; 5. Đài nguyên; 6. Bàng giá
Tính không đổng nhất của Sinh quyển được biểu hiện ở các đặc điểm sau:
1. Túứi cấu chất không đổng nhất của ba thể tự nhiên, có trong Sinh quyển
mà chúng liên tục tác động tương hỗ với nhau.
2. Tính khác biệt về năng lượng do có sự phân bố không đồng đều của năng
lượng mặt trời, cũng như do sự tương quan khòng đồng đéu giữa năng
lượng và vật chất.
3. Sự không đồng chất về không gian và phân vùng, do có sự phân bố
không đổng đều của vật chất trong sinh quyển, và sự cư trú không đồng
đều của sinh vật sống theo các vùng và dải vĩ độ khác nhau.
4. Sự không đồng nhất về hoá - địa học do các sự phân bô' không đồng đều
của các nguyên tử trong các nguyên tố vật lí của vỏ Trái Đất.
Tất cả các khía cạnh trong tính không dồng nhất cùa Sinh quyển luôn liên hệ
mật thiết với nhau và thống nhất với nhau trong các dạng vận chuyển vật chất

226
chính: vật lí học, hoá học, sinh học và xã hội học. Mòi liên hệ này tạo cho Sinh
quyển có tính đặc biệt bền vững và thông nhất, chính cliúng đã hình thành trong
quá trình phát triển và hoàn thiện của cấu trúc sống của niột thể thống nhất.
Sinh quyển ngày nay là một hệ thống liên kết của hệ thống phát triển cao,
với các thành phần cấu trúc liên hệ trong nhiều mối liên hệ tương hỗ. Chính đặc
đicm không đồng nhất của Sinh quyển làm cho nó tiếp tục phát triển phức tạp
hơn và càng tăng hơn khả nãng liên kết của các thành phần cấu trúc.
1.2.2. Hình thành và phát triển của Sinh quyển
Sinh quyển luôn trong một quá trình biến đổi và tiến hoá liên tục. Vậy Sinh
quyển đang tiến hoá như thế nào? Sự tiến hoá của Sinh quyển là quá trình thay
đổi liên tục, đồng thời và tương hỗ của vật chất sống, của các đặc điểm của
Sinh quyển luôn biến đổi dưới tác động của vật chất sống, và của quyển Sinh
thái của Trái Đất. Nói sự thay đổi của vật chất sống là nói đến sự xuất hiện,
phát triển và diệt vong của các loài sinh vật, cũng như sự hình thành, biến đổi
và tàn lụi của các quần lạc và hệ sinh thái.
Sinh quyển đã được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn:
1. Quyển Sinh thái (Ecosphere).
2. Sinh quyển (Biosphere).
3. Trí tuệ quyển {Noospiìere).
Quyển Sinh thái vốn tồn tại từ nhiều tỉ năm trước đây, nó còn được gọi là
quyển Địa chất (Geosphere). Quyển Sinh thái bao gồm ba quyển, là Khí quyển,
'ITiuỷ quyển và Thạch quyển. Vào thời kì xa xưa đó, các quyển này khác cơ bản
so với ngày nay. Oiẳng hạn thời đó không có khí ozon, và các tia cực tím không
hề bị ngăn cách gì và trực tiếp chiếu đến mặt đất của chúng ta.
Khi sự sống chưa xuất hiện, Trái Đất còn là một hành tinh chết. Bao quanh
IIÓ là quyển khí đầy nitơ, hydro, cacbon dioxit, amoniac, clo, oxit lưu huỳnh,
hơi nước v.v... do núi lửa phun ra. Từ Mặt Trời, tia tử ngoại chiếu tràn trề
xuống bể mặt hành tinh. Nhờ đó, hơi nước bị phân li, tạo ra một lượng oxi rất
không đáng kể và sự tiến hoá hóa học được khởi đầu. Nhiều chất hữu cơ phức
tạp như axit amin, mộl thành phần quan trọng để cấu tạo nên các hệ thống sống
nguyên Ihuỷ, xuất hiện. Lớp ozon hình thành tuy rất mỏng, song kết hợp với
lẩng nước dã dệt nẽn bức màn chắn tia tử ngoại rất hiệu quả, tạo diều kiện
thuận lợi cho sự sống đầu tiên ra dời ở vùng nước nông của đại dương cổ, cách
chUng ta chừng 3,5 tỉ năm. Với sự xuất hiện các sinh vật sống trên hành tinh
của chúng ta, quyển Sinh thái đã dán chuyển sang giai đoạn phát triển mới,
thành Sinh quyển. Chính vật chất sống đã đóng vai trò tích cực, là yếu tố xây
dựng, kiến tạo nên bộ mặt ngày nay của Sinh quyển.

227
Sự hình thành và xuất hiện của loài người trí tuệ {Homo sapiens) và người
hiện đại (Homo sơpiens sapiens), tiến hoá từ một đại diện thuộc bộ linh trưởng
iPrimates) đánh dấu giai đoạn chuyển hoá từ Sinh quyến sang Trí tuệ quyển. E)ể
hình thành loài người thông minh ngày nay, con người đã qua nhiều giai đoạn
phát triển từ loài người đứng thẳng (Homo erectus), cho đến con người thông
minh, chính thức xuất hiện cách đây 40 nghìn nãm, vào hậu kì thời đại đồ đá cũ.
Sự xuất hiện của xã hội loài người cùng với hoạt động sản xuất của con ngưòi
sẽ quyết định sự phát triển tiếp theo của iinh quyển. Trí tuệ quyển {Noospltere)
là quyển phát Iriển tiếp theo từ sinh quyển, nó được hình thành dưới tác động
của các hoạt động có ý thức và có định hướng của xã hội loài người. TTieo
Vemadsky, thì các tác động của con người lèn thiên nhiên và tài nguyên thiên
nhiên ngày càng to lớn hơn. Các thay đổi điều kiện khí hậu, thay đổi thành phần
khí trong khí quyển, sự nhiễm bẩn của môi trường sổng do chính con người gây
nên đã làm cho khí quyển dần dần không thích hợp với các hoạt động sống của
con người. Và vì thế mà xã hội loài người phải học phương pháp điều khiển các
quá trìrUi tự nhiên, nhằm bảo vệ nơi sống và tồn tại của mình.
Tăng ón định ở . ổn định ở Trạng thải Năng suát
nhánh'* mức cao ■ *G iàm -*m ứcthấp“ * ^ ^ " 9 “ * đao động so cấp
_____________ ^ cân bằng
Coccolitophorida Tảo silic
Tào lục và khuẩn
• Kị khí vỏ đá vôi và sinh Sinh vật n ề
lam có màng
là chỉnh là chủ yểu vật vỏ đại dương
xenlul02
đá vôi
Sự xuất hiện Sự xuất hiện Sựtiénhoà
• Chì có
và ìiển hoá _ , của dộng vật có của động vật Sự ^
các cơ thể
nhanh của sinh xưangsốngvà và thực vật phát triển
đơn bào
vật đa bào ữiựcvậtuêncạn bậc cao nhanh
chóng
Sự xuất hiện Tăng số lượng
• Chỉcố Sựphátừiển của
và bùng nổ của các loài
sinh vật rất mạnh của con
của sinh vật động\4tăn
kị khí động vật mấu người
quang hợp f/jựt vật và
nóng trén cạn
lấng đọng
• Khí quyển ở Khi quyển ở c$nxi sinh học
dạng khử dạng oxi hoá Hình thành nNên
liệu hoẳ thạch
Cambri Ordovle Siiua Devon Carbcm Permi ĩrias Jura Creta
Các niẽn đại
Tién Cambri 0 s 0 c p T K
địa chát
Pe Palaeozoi Mesozoi Kainozoi
---- h- 1— -t-— h i ------ 1 ‘ t t- 1 ----- ị
4000 1000 500 400 300 200 100 0 (Triệu nảm
véưuớc)

Hkìh 5.2: Lịch sửtìkìh thành và phát ừiểh sựsốhg theo niên ^ đỊa chết
(Odum 1983, theo Vú Trung Tậiìg 2001)

228
1.3. Nhân quyển (Anthropospherè)
1.3.1. Khái niệm Nhân quyển
Sinh quyển là một kho dự trữ nguồn gen quý giá. Sự phát triển bền vũng
của Sinh quyển chính là phưcmg hướng lựa chọn hay lạo ra môi trường khí hậu,
đất đai nào để nhập nội, lại tạo ra những sinh vật có phẩm chất mới và giá trị
cao, làm giàu cho hệ sinh thái tự nhiên. Nhưng Sinh quyển hiện đang cảnh cáo
với chúng ta rằng, những loài động và thực và vật đã, đang và sẽ bị tiêu diệt là
nhừng thiệt hại vô giá cho nguồn gen Trái Đất.
Là một sinh vật sống, ngay từ khi mới hình thành trước đây hàng triệu năm
con người đã không ngừng tác động lên môi trường sống quanh mình. Dần dần
con người và xã hội loài người đã trở thành yếu tố chính, độc quyền khai thác
và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ môi trường xung quanh. Con
người ngày càng tách khỏi hệ sinh thái tự nhiên, khỏi các chu trình luân chuyển
vật chất của môi trường sông. Tuy nhiên con người \'à xã hội loài người lại có
những dóng góp đặc biệt qua khả năng sáng tạo văn hóa, khoa học và kĩ thuật.
Với sự tiến hoá thành loài người trí tuệ {Homo sapiens sapiens) vào khoảng
40 nghìn năm trước đây, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật gần đây, xã hội
loài người đã bước vào nền văn minh hiện đại ngày nay.
Rtát triển khoa học và công nghệ nói chung, trong đó có công nghệ di
truyển, công nghệ sinh học và đặc biệt là nhân bản vô tính ngày nay, là một
trong những cơ hội có thể cứu vãn được nguồn tài nguyẽn sinh vật sắp tàn lụi
bằng cách nuôi cấy tế bào hay nhân bản vô tính thành hàng nghìn, hàng triệu
cây và con mới để nuôi trồng trong môi trường sinh thái thích hợp với sự tiến
hoá của chúng.
Con người sẽ là thành vịện tíẹh cựẹ và xây dựng, hoặc ià thành viên tiêu
cực và tàn phá của mỗi hệ sinh thái nhất định? Sự phồn vinh của ioài người gắn
liền với sự phồn vinh của các hệ sinh thái đó. Con người cũng không thể tránh
khỏi tai họa khi môi trưcmg bị tàn phá và suy kiệt, vì thế cần phải đấu tranh
chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ Sinh quyển. Vì vậy hướng nghiên cứu sinh
thẳi học phát triển đang trở thành hệ thống quan điểm, hơn là ưở thành quy luật
cá biệt (Duvigneaud và Tanghe, 1967). Trong giai đoạn hiện nay khi tác động
của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên đã trờ nên đáng kể thì thách thức
chỉnh là việc giải quyết sự dụng độ giữa xã hội loài người với thiên nhiên. Giải
quyết mâu thuẫn này sẽ tự loại bỏ nguyên nhân gây nên sự khủng hoảng của
nós giải thoát khỏi xã hội loài người và loài người sẽ bị diệt vong.

229
Trên khía cạnh này, các nhà nghiên cứu đề cập một thuật ngữ ià Nhân
quyển {Anthoroposphere). Theo đó, Nhân quyển có thê’ được khảo sát theo bốn
bình diện chính như sau:
1. Là một quyển của Trái Đất và phần vũ trụ gần Trái Đất nhất, nơi đã chịu
ảnh hưởng trực liếp hoặc gián tiếp của con người và đã, sẽ bị thay đổì
trong quá khứ hoặc trong tương lai bài con người.
2. Là một quyển của Trái Đất nơi con người đang sống hoặc đặt chân đến.
3. Phần Sinh quyển bao gồm lóp vỏ địa lí và địa mạo đang được con người
sử dụng.
4. Là tập hợp của cộng đồng con người như những quần thể sinh vậi
sống khác.
1.3.2. Sự phát triển của Nhãn quyển
Loài người cổ đại vốn có nguồn gốc từ ioài vật sống ở môi trường nhiệt dới
nóng ẩm. Trong quá trình tiến hoá, bộ lông dày đã mất dần, cơ thể người thích
úng với điều kiện nhiệt dộ ôn hoà. Để chiếm lĩnh và mở rộng môi trường sống
đến các miền băng tuyết phía Bắc con người cần phải nhờ các tiến bộ văn hóa
và kĩ thuật. Con người không còn phụ thuộc nhiều vào các diều kiện môi trường
tự nhiên, vào các nhân tố di truyền tự nhiên nữa. Và như vậy con người đà dần
mở rộng phạm vi hoạt động, mờ rộng sự có mặt của mình vào hầu hết các phạm
vi của Sinh quyển, nơi có các điều kiện cho sự sống. Như vậy chúng ta có thể
hiểu Nhân quyển hay quyển Nhân văn là một quyển của Trái Đất và phần vù
trụ gần Trái Đất nhất, nơi đã chịu ảnh hưỏng trực tiếp hoăc gián tiếp của con
người, và đã bị hay sẽ bị thay đổi trong quá khứ hoậc trong tương lai bởi con
người. Theo khái niệm trên thì ngày nay cả hành tinh của chúng ta sẽ là một
Nhân quyển khổng lổ. Và như vậy, Nhân quyển có thể còn bao trùm cả Sinh
quyển nữa.
Trong quá trình phát triển của mình, Nhăn quyển với sự hình thành và phát
triển của xã hội loài người dã trải qua các hình thái sản xuất kinh tế, bao gốm
hái lượm và săn bắt; hái lượm, sàn bắn và đánh cá; trổng trọt và chãn nuồi;
nghể thủ công và trao dổi hàng hóa; công nghiệp hoá ở các mức độ khác nhau;
và đô thị hoá. Các hình thái sản xuất dố bao gồm:
ỉ. Ngành kinh tế nguyên thủy nhất của buổi sơ khai ban đầu của xà hội loài
người là hình thức hái nhặt, khai thác và sử dụng các củ, hạt, cây, trái,
hoa, quả và một số nguồn thực vật có sẵn khác trong tự nhiên. Nền kinh
tế săn bắt và hái lượm này mới được trợ giúp bởi những dụng cụ sơ khai
trong tự nhiên. Năng suất lao động rất thấp. Vào thời kì này con người

230
vẫn chưa có nguồn thức ăn đảm bảo nên dân số chưa tãng, mật độ dân
thưa thớt. Xã hội loài người chưa có ảnh hưởng gì đáng kể lên mỏi trường
sống xung quanh.
2. Với sự phát triển và tiến hoá của con người và xã hội, hình thức săn bắn
dần được phát triển mạnh hcm. Con người không chỉ dừng ở mức thu
nhặt các loài vật nhỏ, yếu, con non, mà họ tiến tới săn bắt và tiêu diệt
các nhóm thú iớn như trâu, bò, hươu, gấu, voi ma mút, sơn dương, ngựa,
bò tót v.v... Cùng với sự phát triển của săn bắn là sự hoàn thiện dụng cụ
sãn bắt như dao, rìu, búa, lao, cung và tên.
3. Đánh cá cũng là một hình thức săn bắn động vật. Muốn đánh được cá lớn
con người càng phải hoàn thiện hơn các loại dụng cụ của mình như dây,
lưỡi câu, lao, ngạch và móc lưới, thuyền. Cho đến thời kì phát triển này,
mặc dù năng suất lao động tăng hơn, mặc dù dân số loài người lăng hơn,
mức độ tác động của con người lên môi trường thiên nhiên cũng tăng,
nhung cũng chua găy tác hại gì tới sinh tíiái. Bản thân hệ sinh thái tự nhiên
với sự có mặt của loài người vẫn tự điều chỉnh và đảm bảo đuợc sự cân bằng.
4. Vào thời đại Đồ đá mới xã hội loài người đánh dấu một bước phát triển
mới, quan trọng, đó là sự thuần hoá và nuôi dưỡng nhiều nhóm động vật
và thực vật. Con người nuôi chó, mèo như những vật sống trong gia
dinh, nuôi nhiều bầy đàn động vật lón có ý nghĩa kinh tế như dê, cừu,
lợn, bò, lừa, ngựa. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi gia súc đã hình
thành các bộ lạc người có hình thức sản xuất bằng chăn nuôi, sống du
mục theo nơi ãn của đàn gia súc. Chăn nuôi, trồng trọt phát triển cũng là
một động lực thúc đẩy xã hội loài người tiến thêm một bước mới, gắn
với việc khai thác, sử dụng và trao đổi hàng hóa và các sản Ịáiẩm cùa
chãn nuôi và trồng trọt. Đến giai đoạn phát triển này xã hội loài người
đã tâng mức độ ảnh hưởng và can thiệp GỦâ mình đối với môi trường
sống tự nhiên. Các cân bằng sinh thái tự nhiên của môi trưởng sống dã
bước đầu bị đe doạ,
5. Giai đoạn công nghiệp hoá đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của xã hội
loài người. Bộ mặt Trái Đất bị thay đổi ghê gớm. Máy móc thay cho sức
cơ bắp để con người chinh phục thiên nhiên. Rừng bị triệt hạ với tốc độ
nhanh chóng. Công nghiệp hoá còn gắn liền với việc khai thác kim loại,
các loại quặng, dầu khí, than đá. Và đặc biệt là sự tàn phá cân bằng sinh
thái môi trường sống, cũng như việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu
hoá học, đã iàm cho mối trường sống trở nên không thích hợp với
con người, ở thời kì phát triển này Nhân quyển đang dứng trước những

231
mâu thuẫn lổti, đé có thể tiếp tục phát trién và hoàn thiện hay sẽ lự tàn
lụi và tiêu diệt.
6. Mức tập trung cao hơn của giai đoạn công nghiệp hoá là sự dô thị hoá
của xã hội loài người. Theo đó, nông nghiệp phát triển đạt nâng suất cao
đã tạo ra sản phẩm dư thừa và giải phóng bớt lực lượng lao động của con
người, và cùng với nó là sự hình thành và phát iriển các ngành thủ công
nghiệp. Đó là những yếu tố chính cho sự hình thành và phát triển đô thị
hoá. Các yếu tố đặc trưng cho giai đoạn phát triển đồ thị hoá là háu hết
các sản phẩm tự nhiên đều thay thế bằng các sản phẩm văn hóa - kĩ :huật,
các sản phẩm nhân tạo là sự tập trung dân với mật độ cao, sự tăng dâm sô'
tự nhiên và do di cư ở các đô thị lón và sự can thiệp lớn, ngày cài^ thô
bạo của con người vào mối trường sống tự nhiên, môi trường bị ô nhi<ễm
nặng nề ở mức toàn cầu. Lúc này con người đứng trước cuộc đụng độ
với môi trưòng sống, trong hệ thống "Con người - Xã hội - Thiên nhiêm".
Hoặc con người và xã hội loài người tiếp tục tồn tại, phát triển vi tiiến
hoá trong mối quan hệ hài hoà với môi trưòng sống tự nhiên hoặc sẽ bị
tiêu diệt bởi cuộc khủng hoảng sinh thái.
Con người mâu thuẫn với cân bằng sinh thái môi trường biểu lộ rõ ở ckỗ, sự
tìm kiếm thức ăn và nguồn năng lượng không phù hợp trong quá trình pháttríiển
của hệ sinh thái, ở một hệ sinh thái trẻ và đang phát triển, tổng năng suỗt sản
sinh p nhờ quang hợp của cây xanh, luôn luôn tích lũy nhiều hơn, so vá rnhu
cầu hô hấp tiêu thụ năng lượng R hay tỉ lệ P/R luôn lớn hơn 1. Kết quả là siinh
khối B đã được sản xuất ra do hệ sinh thái, và P/B cũng lớn hơn 1 . Cùng véi quá
ưình phát triển của hệ sinh thái, các hệ số trên giảm dần để cuối cùng nha cầu
hô hấp dần tiến tới bằng với năng lượng quang hợp và ta có R xấp xỉ bíng p
hay P/R xấp xỉ bằng 1. Lúc này sinh khối sản sinh của hệ sinh thái giảm dỉn và
khổng còn nữa.
Các hoạt động sản xuất của con người trong Nhân quyển nhằm giữ cko hệ
sinh tfiái luổn có một sinh khối sản sinh B, tức là giữ cho P/B luôn lớn h£mt ỉ.
Tinh trạng của các hệ sinh thái nhân tác là con người giữ nền sản xuấi độc
canh, dể thu được một sinh khối sản sinh B, có thể coi như giữ hệ sinh tiáii ờ
giai đoạn phát triển trẻ, Nhưng một hệ sinh thái trẻ thì không bền vôỉng 'ổn
định dược như những hệ sinh thái trưởng thành và già. Cũng như vậy iromg
những hệ sinh thái sản xuất độc canh luôn có nguy cơ xảy ra những vụ miùa
năng suất kém, mất thu hoạch. Trong trường hợp này sinh khối sản sinh B của
hệ sinh thái bằng không.

232
1.4. Trí tuệ quyển iNoosphere)
1.4.1. Khái niệm Trí tuệ quyển
Con người trí tuệ và cộng đồng loài ngưdi lại kliác cơ bản so với những
quân thể các loài sinh vật sống khác. Con người trí Iiiệ còn có một khả năng
khác, là tìm hiểu và thích ứng với cơ chê' \ận hành của các lực lượng thiên
nhiên và xã hội, nhằm điểu chỉnh hệ thống “Con người - Xã hội - Thiên nhiên”,
đê nó có thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn. Việc khảo sát và phân tích
quá trình hình thành và khuynh hướng phát triển của Trí tuệ quyển
{Noosphere), nơi tri thức của loài người thông minh đóng vai trò quyết định, là
vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa tự nhiên và xã hội to lớn. Đến giai đoạn phát
triển này của xã hội loài người, thì kiến thức và nền kinh tế tri thức đóng vai trò
quyết định. Trí tuệ quyển trở thành thực tế và con người không còn là yếu tố
thống trị, tiêu diệt thê' giới tự nhiên mà trở thành một chành viên tích cực, xây
dựiig và tồn tại trong mối quan hệ hài hoà với môi trường thiên nhiên xung
quanh mình.
Khái niệm Trí tuệ quyển (Noosplìere) iần đầu liên đã được Vladimir I.
Vemadsky (1863-1945) và Pierre Teilhard de Chardin (1881-1955) đề cập đến.
llieo các tác giả này, thì Trí tuệ quyển dùng đê chỉ 'Quyển của tư tưởng của
loài người" (Spliere oỷHumcm Thou^hí).
Theo Vladimir I.Vemadsky, Trí tuệ quyển chính là giai đoạn phát triển thứ
ba của hệ thống Trái Đất (Eartlt Ecosystem), hành tinh sống của chúng ta, bao
gồm tấl cả vũ trụ. Đây là giai đoạn phát triển liếp theo và cuối cùng, của chuỗi
phát triển ba giai đoạn;
1 . Địa chất quyển (Geosphere) hay Sinh thái quyển {Ecosphere).
2. Sinh quyển {Biosphere).
3. Trí tuệ quyển (Noosphere).
Còn định nghĩa của Pieưe Teilhard de Chardin, Trí tuệ quyén bao trùm các
hệ tư tưởng, cùng sự tương tác với nhau giữa các hệ thống tư tưởng của con
người. Nó đồng thời phát triển cùng với các thể chê tổ chức của xã hội loài
người, và có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình cùng cư trú trẽn hành
tinh Trái Đất. Khi tổ chức xã hội của loài người càng phát triển phức tạp, thông
qua các hệ thống liên kết xã hội, Trí tuệ quyển càng phát triển hơn về mặt
nhận thức.
Như vậy, Trí tuệ quyển chỉ giai đoạn phát triển mới của Sinh quyển, khi con
người có thể tìm hiểu được để điều khiển và thích ứng với tổng hòa khối tri thức

233
do chính loài người đã sáng tạo ra. Nói cách khác, đến giai đoạn phái tritểrniy.
quá trình tiến hóa của tự nhiên đã đạt được một bưóc nhảy vọt troig sự
tổng hòa, đã tiến đến ranh giới của sự tự nhận thức (Noosphere = No>d(etK')
(Henri Bergson 1907). Trí tuệ quyển là bước phát triến mới của Nhân qiyen,
khác biệt và cao hơn về bản chất so với Sinh quyển và Nhân quyển.
1.4.2. Phát triển của Trí tuệ quyển
Quá trình phát triển và tiến hoá của Trí tuệ quyển xảy ra dưới tác độn; cúa
các hoạt động có ý thức từ con người. Các quá trình tiến hoá của Trí tuệ myển
gồm hai loại, xảy ra ở trên mặt đất và xảy ra trong vũ trụ. Quá trình phtáttriển
này của Trí tuệ quyển có quan hệ trực tiếp với sự phát triển về trình độ k-ini tế -
xã hội của xã hội ioài người.
Có thể phân biệt ba giai đoạn phát triển của nó như sau:
1 . Giai đoạn I: Trong giai đoạn này, các tác động cúa xã hội loài ngưíi lên
môi trường thiên nhiên còn không đáng kể, hoặc còn phù hợp 'VÓ các
quá trình tự điều chỉnh và tái sản xuất của sinh quyển. Lúc nià\ con
người nguyên thuỷ với các hoạt động thô sơ chưa thể làm thay đổ cân
bằng của Sinh quyển.
2. Giai đoạn II: Đây là thời kì, do có sự phát triển mạnh của khoa học/à kĩ
thuật, mà tác dộng của xã hội loài người lên mòi trường tự nhiêm (ã trở
nên đáng kể, giai đoạn phát triển của quyển Kĩ thuật (Teclinospiere).
Vào thời cổ đại và đặc biệt là những năm của thời trung cổ cẩchoạt
động nhãn tác đã tăng đến một mức báo động, có nguy cơ phá V( cân
bằng của tự nhiên ở những vùng nhất định của hành tinh chúng tta.Vào
nẫtn ỉ 650 dân cư của hành tinh chúng ta cố khoảng nửa tỉ ngưâri.Con
người dã bắt dầu khai thác tích cực bề mặt Trái Đất, tạo ra nhiềui aủng
loại cây trồng mới và nhiều loại vật nuôi có ưu thế hofĩi. Cũng v àcgiai
đoạn này con người đã triệt phá rừng một cách ào ạt. Trong 500 nân gần
đây loài người đã huỷ diệt 2/3 tổng sổ' diện tích rừng trên hành tiinl cùa
chúng ta. Ngoài những khía cạnh tích cực của nó, cuộc cách mạnigdioa
học kĩ thuật còn giáng một đòn chí mạng vào sự cân bằng củiaSinh
quyển trong thế kỉ XX này. Sự tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra những pkơng
tiện mới, hoàn thiện cho sự chuyển hoá năng lượng và sự vận độmj của
các nguyên tố hoá học, và chính những điều kiện này đã làm SỊicân
bằng cùa Sinh quyén càng dễ đàng bị phá vỡ. Theo sô' liệu của Vinogadov
(1973) thì ngày nay, cứ sau 7-10 năm, thế giới lại khai thác lượnig lãng
lượng nguyên tử tăng gấp hai lần. Các sản phẩm công nghiệp tăuiịgấp

234
hai sau chu kì 35 năm. Còn trong sản xuất nông nghiệp thì ngày càng có
nhiều kĩ thuật công nghệ mới được đem vào áp dụng. Người ta cũng đã
tính được rằng, nếu tất cả các nguyên liệu khai thác được trong 1 năm
mà đem chất lên các toa tầu hoả, thì sẽ để đầy trong một đoàn tàu hoả
dài 670 nghìn km. Tất nhiên đây chỉ tính những nguyên iiệu mà xã hội
loài người khai thác từ lòng đất mà thôi. Một điều đáng lo ngại là, tất cả
những nguyên liệu này với những công nghệ sản xuất công nghiệp ngày
nay thì có đến 98% sẽ bị vứt bỏ dưới dạng phế liệu. Như vậy, với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, một sô' học giả còn đưa ra một
thuật ngữ khoa học mới cho giai đoạn phát triển của Sinh quyển, gọi là
quyển Kĩ thuật (Tedmospỉtere). Quyển kĩ thuật là một giai đoạn phát
triển của Sinh quyển, với sự có mặt của con người và nền khoa học kĩ
thuật phát triển. Quá trình hoàn thiện hoá kĩ thuật và công nghệ nhằm
điều chỉnh được các chu trình trong Sinh quyến, nhằm loại trừ với mức
cao nhất các hậu quả tiêu cực của hoạt động sản xuất của xây dựng loài
người đưa đến quá trình chuyển hoá từ quyến Kĩ thuật vào Trí tuệ
quyển. Quyển Kĩ thuật có thể được coi là giai đoạn đầu của Trí tuệ
quyển. Quyển Kĩ thuật được đặc trưng bởi tác dộng to lớn của các hoạt
động sản xuất của xã hội loài người lên các hiện tượng và chu trình tự
nhiên. Do có sự phát triển như vũ bão của kĩ thuật, mà những tác động
này của xã hội loài người có thể so sánh với sức mạnh của các tác động
địa chất, và kết quả là một phần hoặc toàn bộ Sinh quyển bị kéo ra khỏi
trạng thái cân bằng tự có. Trong quyển Kĩ thuật, môi trường bị nhiễm
bẩn nghiêm trọng do nồng độ các khí axit tàng lên trong khí quyển (như
cacbonic, oxit silic SO2 và SO„ oxit nitơ, các loại khí H2S v.v..,) do sự
thay dổi nồng dộ axit trong đất và dưới nước, cũng như tăng hàm lượng
các kim loại nặng. Quyển Kĩ thuật còn được đặc trung bởi sự khai phá
mạnh mẽ hơn của TTiạch Quyển vào các chu trình sản xuất, sự sử dụng
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, những thay đổi trong các hệ sinh
thái thuỷ vực và trên cạn, sự hình thành các hệ thống sản xuất nông
nghiệp mới thay chỗ cho các hệ sinh thái tự nhiên, và cả sự thay đổi địa
mạo của Trái Đất. Nguyên nhân dẫn đến tất cả các hiện tượng trên ià bởi
chưa có sự hoàn thiện trong các kĩ thuật và công nghệ, trong tri thức
sinh thái còn thấp của xã hội loài người.
3. Giai đoạn III: Chính ià giai đoạn giải quyết mâu thuẫn và sự đụng độ giữa
xã hội loài người với thiên nhiên. Lúc này có hai khả năng. Hoặc thiên
nhiên sẽ được giải thoát khỏi kẻ đã gây sự mất cân bằng và trạng thái
khủng hoảng của nó, dó là thiên nhiên dược giải thoát khỏi xã hội

235
loài người. Hay nói chính xác là xã hội loài người sẽ diệt vong. Bởi ví tài
nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn. Bởi vì Sinh quyển không còn đủ
khả năng đưa vào chu trình luân chuyển vật chất của mình khối lượng
chất thải khổng iồ của các quá trình sản xuất và sinh sống của xã hội loài
người nữa. Tuy nhiên xã hội của ioài người trí tuệ còn có một khả nàng
thứ hai nữa. Nghĩa là loài người phải học cách điều chỉnh và nắm bắt các
quá trình và lực lượng thiên nhiên không chỉ nhằm mục đích sản xuất, mà
nhằm cho sự phát triển cân bằng của vật chất sống. Như vậy xã hội con
người cần có những biện pháp cẩn thiết, phải nhận thức rõ sự phụ thuộc
vào thiên nhiẻn dể xây dụng nhũng hoạt động tích cực và cố ý thức, nhằm
phục hổi và Ịáiát ưiển sự điều hoà của hệ thống “Con người - Xã hội -
Thiên nhiên” để nó tiếp tục phát triển và tiến bộ, hoàn thiện hơn.
1.4.3. Đặc trimg của Trí tuệ quyển
Một đặc điểm đặc trưng và phân biệt Trí tuệ quyển ià trong đó con người trí
tuệ, loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) với các hoạt động và xã hội của
mình đóng vai trò quyết định. Con người thông minh hoạt động "trong, về và
vì" môi trường sống của mình. Hiển nhiên là, loài người trí tuệ và hiện đại
(Homo sapiens sapiens) hiện đang đóng vai trò quyết định cho các chu trình
luân chuyển tự nhiên. Các tác động của xã hội loài người lên thế giới và môi
trường tự nhiên là vô cùng to iớn, mà bản thân Sinh quyển tự nố khổng thể diều
chỉnh và cân bằng được. Xã hội loài người dang dứng trước xung dột với thiên
nhiên. Để giải quyết mối xung dột này chỉ có hai cách là, con người và xã hội
ioài người bị tự nhiên tiêu diệt, hoặc xã hội loài người phải tự điều chỉnh có ý
thúc mối quan hộ với thiên nhiên, tạo thế cân bằng và hoàn chỉnh trong hệ
thống “Con người - Xã hội - Thiên nhiên”.
Như vậy, Sinh quyển ngày nay đang bước vào một giai đoạn phát triển cao
hơn, trở thành Trí tuê quyển, nơi các hoạt dộng sống, hoạt động sản xuất của
con người thổng minh giữ vai trò quyết dịnh cho các chu trình luân chuyển tự
nhiên. Các tác động của xã hội loài người iên thế giới và môi trường tự nhiên ià
vô cùng to lớn, mà bản thân Sinh quyển tự nó không thể điều chỉnh được. Xã
hội loài người đang đứng trước xung đột với thiên nhiên. Để giải quyết xung
dột này có hai cách: hoặc con người và xã hội loài người bị diệt vong và tàn lụi,
và hoặc xâ hội loài người phải tự điểu chỉnh có ý thức mối quan hệ với thiên
nhiên, tạo thế cân bằng và hoàn chỉnh trong hệ thống “Con người - Xã hội -
Thiên nhiên". Trong xã hội vẫn minh, khi Trí tuệ quyển trở thành hiện thực, con
người không còn là yếu tố thống trị, tiêu diệt thế giói tự nhiên nữa, mà trở thành
một thành viên tích cực, xây dựng và tồn tại trong mối quan hệ hài hoà với môi
trường thiên nhiên xung quanh mình.

236
2 . KHOA HỌC SINH THÁI HỌC NHÂN VÀN (HUMANECOLOGY)

2.1. Con người trong hệ sinh thái tự nhiên (Natural Ecosystem)


2.1.1. Khái niệm
Các nghiên cứu về hoạt động sống của con người trong hệ sinh thái cần
được xem xét trên khía cạnh cân bằng động, nghĩa là xem xét theo quan điểm
sinh thái phát triển {Eco-Deveỉopment). Con người vừa là sản phẩm của môi
trường tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá của sinh giới, và mặt khác con
ngưòi đang giữ vai trò chủ thể cùa môi trường thiên nhiên, là một thành viên
tích cực bảo vệ và xây dựng thiên nhiên. Trong sự phát triển của các hệ sinh
thái ngày nay, ngoài vật chất, chu trình nàng lượng ra, còn tồn tại loại thông tin
duy trì cấu tạo về cơ chế tồn tại và phát triển của sự sống, mà bậc phát triển tột
đỉnh là trí tuệ loài người, cấu trúc này ngày càng đóng vai trò to lớn và quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân hình tinh chúng ta. Chu trình luân
chuyển vật chất và dòng năng lượng hiện nay trên Trái Đất bao gồm sự chuyển
hoá năng lượng mặt trời sang các dạng năng lượng khác, cùng với năng lượng
sinh quyển và các sản xuất vật chất theo cấu trúc nhân tạo do con người tạo ra.
Trên bình diện sinh thái học phát triển, chúng ta cố thể phân biệt thành ba
loại hệ sinh thái nhân văn trên hành tinh của chúng ta. Chúng là hệ sinh thái tự
nhiên, hệ sinh thái nông thôn và hệ sinh thái đô thị. Trong các hệ sinh thái này
luôn tổn tại và phát triển những mối quan hệ tương tác giữa con người, xã hội
và môi trường sống.
Hệ sinh thái phát triển hay còn gọi là hệ thống sinh thái - kinh tế có nhiệm
vụ nghiên cứu giải quyết về cấu trúc tập hợp các nguồn tài nguyên môi trường
kinh tế - xã hội, trong sự phát triển tổng hợp của sự phân bố lực lượng sản xuất,
quy hoạch hay phân vùng sinh thái kinh tế, cùng với nhiẻu vãíi dể môi trường
khác. Trong giới hạn mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cẩu có hai hệ
thống song song tổn tại và cùng tương hỗ lẫn nhau. Đó là hệ thống môi trường
và hệ thống kinh tế • xã hội. Hệ thống môi trường bao gồm môi trường tự
nhiên, môi trường vồ sinh và môi tnrờng xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội gồm
có các thành phần sản xuất, thành phần lưu thông - phân phối, tiêu dùng, tích
luỹ và các thành phần phi sản xuất. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyôn
cho hệ kinh tế, dồng thời thu nhận từ hệ kinh tế các sản phẩm thừa và các chất
thải. Sinh thái - kinh tế là vấn đề của phạm trù mục tiêu của hệ thống thiôn
nhiẻn - xã hội. Trong các hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội loài người luôn sử
dụng các nguồn tài nguyên và phát triển môi trường, cho các mục đích kinh tế

237
và sinh thái nhất định. Trong các hệ sinh thái tự nhiên, qua chu trìai uân
chuyển vật chất và dòng nãng lượng, thực vật và cây trồng đã sản sinh rỉ răng
suất sơ cấp và động vật và gia súc nuôi đã tạo ra năng suất thứ cấp. Năng suất
sơ cấp và nãng suất thứ cấp đã nuôi sống con người và xã hội loài người.
2.1.2. Cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên
Như đã trình bày các phần trên, hệ sinh thái tự nhiên bao gồm các thành
phần sinh học và vô sinh. Trong thành phần sinh vật sống có vật sản xuất (hệ
thức ăn tự dưỡng có diệp lục) vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3 v.v... và vật phân huỷ.
Trong thành phần thế giới vô sinh gồm nãng lượng mặi trời toả đến các hệ sinh
thái tự nhiên, các thành phần từ đất và không khí tham gia vào các chu ưình
luân chuyển vật chất của hệ sinh thái.
Các hệ sinh thái tự nhiên đảm bảo được sự cân bằng sinh thái động của nó,
cân bằng giữa nguồn vật chất vào với nguồn vật liệu giải phóng ra. Thành phô'
và các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có thể được coi như những hệ sinh thái
nhân tạo, chúng cần được cung cấp các nguồn vật liệu và năng lượng vàc vù xử
lí giải quyết các loại chất thải ra.
Dần số loài người phụ thuộc vào các hệ sinh thái tự nhiên với cơ chế hoạt
động tự điểu chỉnh của nó. Nếu hệ sinh thái biển không hoạt động bình thường
thì loài người không thể thu hoạch được các sản phẩm và sinh khối sản sinh từ
đó. Ví dụ sự tăng quần thể cá nước mặn mà không được dự đoán trước thì con
người sẽ không thu hoạch được và sự bùng nổ này không đem lại lợi ích cho
con người. Hoặc là sự bùng nổ quần thể châu chấu vùng sa mạc và xavan nóng,
sẽ đưa lại nhiều nguy hiểm cho nền sản xuất nông nghiệp của con người. Nói
chung tất cả những biến đổi sinh thái không được dự đoán trước này đều gây ra
những bất lợi cho xã hội loài người.
Các hệ sinh thái đơn giản thường kém ổn định và kém bển vững so \ới các
hệ sinh thái phức tạp và da dạng khác. Trong các hệ sinh thái dơn giản thường
xảy ra những bùng nổ tai họa sinh thái. Các hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất
độc canh thường rất kém bền vững. Ví dụ loài người khai thác hệ sinh thái rừng
tự nhiên dể trồng trọt dộc canh một vài loài cây trồng. Họ sử dụng các phương
pháp canh tác ổn định, sử dụng phân và thuốc sâu hoá học, và tạo ra các '/ấn đề
nghiêm trọng, iàm hệ sinh thái càng bất ổn định. Những năm cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX nưóc Ireland đă dùng nhiều vùng rộng lớn iàm nơi trổig trọt
độc canh khoai tây. Khi đó khoai tây là một trong những nguồn lươriỊ thực
chính cho người Ireland. Khoảng cuối thế kỉ XIX do dịch bệnh nấm lan íhanh,

238
làm khoai tây bị mất mùa liên tiếp, làm khoảng hơn i triệu người Ireland chết
đói, tức là khoảng 1/8 dân sò' lúc dó và khoảng 2 triệu người phải di cư đi kiếm
sống ờ nơi khác. Các hệ sinh thái nhân tác luôn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ
với họ sinh thái tự nhiên. Và hệ sinh thái nhân lác không thể tồn tại thiếu các hệ
sinh ihái tự nhiên. Hiển nhiên là chúng ta không thể tồn tại nếu cứ tiếp tục tàn
phá. can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên.
Chúng ta đã hiếu vể phương thức sống, về các mối quan hệ của con người
và xã hội loài người trong giai đoạn sãn bắt và hái lượm. Tuy nhiên với dân số
hơii 6 tỉ người của hành tinh chúng ta ngày nay, chỉ bằng săn bắt và hái lượm
với phương tiện thô sơ chúng ta không thể tự nuôi sống được mình. Thử làm
một con tính đơn giản, ta dẻ dàng nhận thấy nếu chỉ bằng sãn bắt và hái lượm
thì 1 km^ của các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất hiện nay chỉ có thể
nuôi sống được 4 người. Các vùng đất sa mạc của châu lục Ôxtrâylia chỉ có thể
đảm bảo cuộc sống trung bình cho 0,4 người trong Ikm^. Tuy nhiên, ta không
thê trở lại phương thức sống sãn bắt và hái lượm của tổ tiên chúng ta, nhưng ta
có thể học hỏi và phải làm được như họ trong cách đối xử và khai thác tài
nguyên lừ môi trường xung quanh.
2.1.3. Quan hệ sản xuất của con người trong flệ sinh thái tự nhiên
Trong quá trình phát triển của con người, trong một giai đoạn dài đã có
nhiều xã hội loài người đã sống yên ổn và tương đối hoà hợp với môi trường tự
nhiên quanh họ. Họ đã tồn tại chỉ với ánh sáng mặt trời, với mưa rơi, với cây cỏ
\'à đỏng vật hoang. Ngày nay đa sô' các bộ tộc sống theo phương thức tự cung
cấp này hoặc đã bị diệt chủng, hoặc khi tiếp xúc với thế giới văn minh đã mất
hết các kĩ nàng giúp họ tồn tại hài hòa với môi trường thiên nhiên.
Các bầy đàn của loài người nguyên thuỷ, tổ tiên của chúng ta vốn không
sản xuất nông nghiệp. Vói sự hình thành và phái Iriển của phương thức sản xuấl
nông nghiệp, dân sô' loài người tăng lên nhanh chóng. Mới trước đây vài chục
ngim năm, khi con người đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, thì xã hội loài người
mới có khoảng 5 triệu thành viên. Vào thời kì tiền sử phương thức sản xuất cùa
xã hới loài người là sãn bắt và hái lượm.
Với phương thức săn bắt và hái lượm của người tiền sử sống trước đây vài
triệu nảm, xã hội loài người lúc bấy giờ có lẽ ÍI tác động lên môi trường thiên
nhiên. Bởi vì khi đó dụng cụ lao động và sản xuất của họ còn hết sức đơn giản,
thô và sô' lượng dân cư còn ít. Tuy nhiên qua những đống xương thú chồng
chủít còn lại từ thời kì này, chúng ta có cơ sở để cho rằng ngay từ trước khi có
nền sản xuất nông nghiệp, loài người tiền sử đã tác động mạnh lên đời sống

239
động vật hoang dã. Trong vài trăm năm gần đây nhiều loài thú vật lớn đi bị
tuyệt diệt.
Cho đến hiện nay vẫn còn một số bộ tộc người sống bằng phương thức săn
bắt và hái lượm, giống như tổ tiên của họ trước đây hàng tràm nghìn năm. Đó là
trường hợp của một sô' bộ tộc sống ở miền Nam châu Phi sống theo phương
thức du cư, ăn rễ cây, quả, côn trùng và một số loài ihú nhỏ. Họ đựng nưóc
trong các vỏ trứng đà điểu rỗng. Bộ tộc người Mouti Pymy ở Zaire, sống nhờ
hái lượm hoa quả, dự trữ mật, giết các thú vật nhỏ. Nhiều nhóm người thổ dân
Ôxtrâylia vẫn sống theo kiểu du mục, trú ẩn ở khe núi. tìm đồ ăn thức uống rầt
tạm bợ. Gần đây người ta còn phát hiện thấy một số bộ lạc sống ở giữa vùng
New Guinea và Philippine. Họ chưa hề được tiếp xúc với thế giới văn minh và
chủ yếu sống bằng sàn bắt và hái lượm. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân
tộc, ở dây mọi dân tộc đều dược quyền và có điều kiện phát huy bản sắc dân tộc
của mình. Mỗi dần tộc, mỗi vùng có một phương thức sản xuất kinh tế riéng.
Ví dụ như người H'Mông có phương thức sản xuất nông nghiệp theo kiểu đốt
rừng, làm nương rẫy. Họ không sống và làm nương ổn định ở một chỗ, mà cứ
vài năm lại đổi nơi sống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự triệt
hạ rừng, còn rất ít ở Việt Nam.
Nếu dùng những tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội văn minh ngày nay dể
xem xét điều kiện sống của các bộ tộc, sống theo phương thức săn bắt và hái
lượm, ta thấy chúng quá thấp kém. Họ không có nhà ở, quần áo, không có đổ
chơi cho trẻ em và phương tiện giao thông chủ yếu chỉ nhờ đôi vai và đôi chân
trần. Tuy nhiên họ lại có nền văn hóa phong phú, có truyền thống nghệ thuật,
có tín ngưỡng tôn giáo vững chắc. Mỏi thành viên của các bộ tộc sống bằng săn
bất và hái lượm đó đều hiểu rõ vị ưí của mình trong cộng đồng, trong nền văn hóa,
biết rồ mối quan hệ và ưách nhiệm của mình với rất nhiều người uxHig bộ tộc.
Nhờ các ràng buộc và tín ngưỡng tôn giáo, những thổ dân này coi mình là
một thành viên thực sự của thế giới tự nhiên và họ có trách nhiệm phải sống hài
hoà và bảo vệ môi trường xung quanh. Chúng ta còn biết rằng, hiện nay khoảng
1 % tổng trữ lượng uranium của toàn thế giới nằm trong lãnh thổ của các nhóm
thổ dân này, ở một nơi có tên gọi là Gabo Djang. Theo tín ngưỡng và niềm tin
của họ thì Gabo Djang ỉà vùng thơ mộng của những con kiến xanh vĩ đại. Nếu
ncd dây bị quấy nhiễu và xúc phạm thì nó sẽ biến thành những quái vật khổng
lổ ăn thịt hết mọi người. Và vì thế họ phải sống hoà hợp với môi trường xung
quanh. Lúc này, chúng ta sẽ thấy lưỡng ỉự khi đánh giá chúng ta với xã hội văn
minh của mình ià tốt hơn các bộ tộc và phương thức sống của họ.

240
2.2. Con người trong hệ sinh thái nông nghiệp {Agricultural
Ecosystem)
2.2.1. Khái niệm
Hệ sinh thái nông nghiệp gồm các vùng sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản
xuât nông nghiệp như hợp tác xã. nông trường, trang trại.
Như đã được đề cập ở các phần trên, thực ra khó có được một giới hạn rõ
ràng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp.
Bởi vì con người và xã hội loài người ngày nay đã gây ảnh hưởng lên các hệ
sinh thái trên hành tinh chúng ta. Mà tiêu chuẩn để phân biệt và đánh giá hệ
sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp là sự can thiệp của con
người. Vì thế không thể có ranh giới dứt khoát giữa hệ sinh thái tự nhiên với hệ
sinh thái sản xuất nông nghiệp, và giữa chúng còn có thể phần biệt một số dạng
hệ sinh thái chuyển tiếp.
Theo Đào Thế Tuấn (1984) có ba đặc điểm sau để phân biệt giữa hộ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp:
1 . Các hệ sinh thái tự nhiên có mục đích kéo dài sự sống của các quần lạc
sinh vật sống trong đó. Trái lại, các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp
chủ yếu cung cấp cho con ngưòi các sản phẩm cây trổng và vật nuồi.
Các chu trình luân chuyển vật chất và dòng năng iượng trong hệ sinh
thái tự nhiên là khép kín, còn trong các hệ sinh thái sản xuất nông
nghiệp các chu trình này thường bị ngắt quãng và gián đoạn.
2 . Hệ sinh thái tự nhiên có quá trình phát triển lịch sử nguyên sinh; còn hệ
sinh thái sản xuất nông nghiệp có sự hình thành thứ sinh do con người
lao động tạo ra.
3. Hê sinh thái tự nhiên thườnậ đa dạng và phúc tạp về thành frfiần các loài
nhóm động, thực vật và như vậy thường bền vững và ổn định hon, mang
tính chất của hệ sinh thái ổn định nhưng năng suất sinh học thấp. Còn hệ
sinh thái sản xuất nông nghiệp thường cố thănh phần loài thực vật và
động vật nghèo và đom giản hơn. Nó thường mang tính chất của hệ sinh
thái trẻ, đơn giản, ít bền vững, và có nâng suấl sinh học cao.
Theo tính toán khái quát, thì tổng diện tích của hệ sinh thái sản xuất nông
nghiỉép trên hành tinh chúng ta chiếm khoảng 1/3 diện tích bề mặt của Trái Đất.
Tuỳ mức độ tác động và trồng trọt của con người, tuỳ đặc điểm cơ cấu
cây' trổng mà các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp có thể phân biệt làm bốn
dạnig sau:

241
1. Khu vực dân cư và vùng sống của con người.
2. Các hệ sinh thái chăn nuồi, như bãi chần thả, các thuỷ vực nuôi trồng
hải sản.
3. Các vùng sản xuất và trồng cây lâu năm.
4. Các vùng cây trồng ngắn ngày.
Tất cả các hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp đều cần có một diện tích đất
nhất định. Trải trên diện tích đó là các thảm cây trồng, có khả năng sử dụng tối
iru ánh sáng mặt trời. Qua hoạt động quang hợp, cây xanh tạo nên thực phẩm
cho vật nuôi, cho con người. E>ô'i với những vùng đồng cỏ chăn thả, đất đai
cũng phải cố dủ ánh nấng và những điều kiện khác cho cỏ phát triển, làm
nguồn thức ăn cho các nhóm thú ăn cỏ. Ngoài ra cần có đường sá phục vụ giao
thông. Đường sá dùng cho các phương tiện chuyên chở sản phẩm nông nghiệp
làm ra, chuyên chở các loại phân bón hữu cơ và hoá học, thuốc trừ sâu...
2 ^.2. Quan hệsảnxuấtcủa con người tronghệsinh thái nôngng^iệp
Người nông dân sống theo phương thức sản xuất nông nghiệp tự cung' tự
cấp thường không bị tách khỏi nẻn tảng tài nguyên của họ. Kiểu sản xuất nông
nghiệp tự cung tự cấp là kiểu dược hình thành sớm nhất trong xã hội loài người
và ngày nay còn gặp ở một sô' nơi trên thế giới. Người nông dân chỉ cần sản
xuất đủ ăn cho bản thân mình và gia đình mình. Công việc đồng áng của họ rất
nặng nhọc, phụ thuộc nhiều vào mưa nắng và thời tiết thiên nhiên. Vì vậy người
nông dân phải am hiểu về thời tiết, phải hiểu biết về giống má và thời vụ, phải
cố kinh nghiệm sản xuất.
Một trong nhũng hình thúc đơn sơ nhất và cũng nguy hại nhất cho mổi
trường thiên nhiên ià kiểu sản xuất nông nghiệp du cư, phá rừng và đốt nương
rẫy. Trên thế giới kiểu làm nương này vốn được theo dõi và xem xét ở vùng
Na Uy cổ. ở Việt Nam, chúng ta khống lạ kiểu làm nươngcủa nhiều đổng bào
dân tộc, đặc biệt là của dân tộc H’Mông. Người H'Mông sống ở vùng núi cao
khu vực biên giói của Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Họ sống du cư, làm ruộng ở
vùng cao bằng cách phá rừng và sau dó dốt cây làm nương lúa. Sau vài năm
trồng khi đất hết chất mùn, họ lại bỏ đi sống và làm nương mới ở nơi khác.
Vùng đất bị trụi này, đo ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng, có gió và đặc biệt là
mua nhiểu nên bị rửa trôi ghê gớm. Và sau đố là quá trình laterìt hoá đất. Tốm
lại, đẩu vào của kiểu sản xuất nông nghiệp đốt nương làm rầy là ánh sáng mật
trời, nước, dất dai và lao động và đầu ra là đất đai trần trụi, vô dụng, dang bị rửa
trôi và laterit hoá.

242
1’hương thức sản xuất nông nghiệp theo kiểu gia đình, trang trại, phường
hội hay hợp tác xã nhỏ. Kiểu sản xuất này vẫn tự cung tự cấp là chính, nhưng
vần cần một số nguồn cung cấp từ thành phố cũng như bán ra một sô' thành
phẩm cho thành phố. Trước cuộc cách mạng công nghiệp, trong các trang trại
con người và gia súc nuôi phải làm hết các còng việc, cũng như cung cấp một
nguồn hữu cơ cho trổng trọt. Nhưng trong quá Irình lỊuá độ công nghiệp hoá,
máy móc và các sản phẩm công nghiệp đã dần thay thế cho sức lao động con
người ở nông thôn, trong nền sản xuất nóng nghiệp. Thời điểm này cũng là lúc
các nhà sản xuất nông nghiệp, các chủ trang trại nhỏ không đủ vốn đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp bị phá sản. Nền sản xuất nông nghiệp nông thôn chuyển
vào tay của các công ti hay các liên hiệp sản xuất lớn.
Các công ti hay các liên hiệp sản xuất nông nghiệp lớn là phương thức sản
xuất nông nghiệp tiếp theo của giai đoạn Irang trại kiểu gia đình. Người sản
xuất nông nghiệp ở giai đoạn này bị tách khỏi nền tảng tài nguyên thiên nhiên
của mình. Họ tập hợp với nhau trên cơ sở kinh doanh, nhằm thu được lợi nhuận
từ nền sản xuất nông nghiệp. Người sàn xuất không chỉ có ruộng đất mà họ còn
có thể sở hữu cả các nhà máy sản xuất phục vụ nông nghiệp, như nhà máy
thuốc trừ sâu, phân bón, bao bì, chế biến sau thu hoạch, chế biến sản phẩm
chăn nuôi. Năng suất lao động của nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá
này tăng vọt lên, các nhà doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hầu như không
biết gì về các quá trình tự nhiên trên đồrrg ruộng hay trong chăn nuôi, họ chỉ
thoà màn khi đạt được lợi nhuận cao.
Hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp của nền cống nghiệp hiện đại là trung
tâm cùa một mạng lưới với các đầu vào và nguồn ra khác nhau. Đầu vào của hệ
sinh thái này là ánh sáng mật trời, cacbonic, nước, nhiên liệu than đá, phân bón,
thuốc trừ sâu... Thực phẩm không phải nguồn ra duy nhất của nó, tnà còn có
vật chất phế thải của quá trình sàn xuất nống righiệp.
2.2.3, Đặc trưng của nền nông nghiệp bền vững
Ta có thể mô hình hoá cơ chế hoạt động và các dòng nảng lượng trong hoạt
động của hệ sinh thái nông thôn. Chúng gồm ba thành phần chính: hệ sinh thái
dồng ruộng, hệ sinh thái dân cư và hệ sinh thái khu vực chăn nuôi, ở đây có thể
kể thêm các mối liên hệ với hệ sinh thái thành thị. khu công nghiệp. Năng
lượng ở đây được cung cấp từ hai nguồn là ánh sáng mặt trời và năng lượng của
các khu công nghiệp.
Nông nghiệp bền vững là khái niệm đã gây ra nhiều tranh luận khi bàn về
tưomg lai của nông nghiệp và người nghèo. Có quan niệm cho rằng nông nghiệp

243
bền vững đcfn thuần là một thuật ngữ lâng mạn và không thực tế, nhằm qua> lại
một nền nông nghiệp cũ, loại bỏ tất cả những thành tựu khoa học và sự tiến bộ.
Tuy nhiên, trong thực tế nông nghiệp bền vững bao gồm các tập quán truyền
thống là giảm thiểu sử dụng các sản phẩm công nghiệp. Nó cũng có thể sử dụng
các hạt giống hiện đại và dựa vào những nghiên cứu khoa học được thực hiện ưên
cơ sở có sự phối hợp vói người nông dân chứ không phải trong phòng thí nghiệm.
Một trong những vấn đề của sản xuất nông nghiệp hiện đại là nguồn gen
cây trồng. Bộ gen của cây trổng ngày nay đều có nguồn từ cây hoang dại và hầu
hết đã được chọn lọc và thuần hoá từ tổ tiên là các nhóm cây hoang dại, vốn
sống ở vùng của các nước thế giới thứ ba. Tổng hợp nguồn gen của một sinh vật
sống được gọi là chất mầm (Germ plasm). Chất mầm của các chủng cây trồng
là một phần bộ gen của các nhóm tổ tiên hoang dại của chúng. Thông qua chọn
giống các nhà nông đã chọn được các loại cây trồng có ưu thế về đặc điểm có
lợi cho tự nhiên. Tuy nhiên việc chọn giống này còn phụ thuộc nhiều vào các
biến dị di truyền của tự nhiên. Các tiến bộ trong công nghệ gen hiện đại cho
phép chúng ta có thể chuyển gen của một sinh vật này và một sinh vật khác...
Cần ghi nhận rằng nông nghiệp bền vững không chỉ là nói tới tác động môi
trường hoặc vể sinh thái học của một hệ nông nghiệp. Nó còn !à các vấn để
kinh tế - xã hội và sự công bằng, cho đù người dân có thể cáng đáng được và
tiếp tục thực hiện nó hay không, và liệu nó có phục vụ được các nhu cầu hiện
có của cộng đồng hay không. Gordon Conway một nhà sinh thái học nông
nghiệp hàng đầu cho rằng, đặc trưng quan trọng của nông nghiệp bển vững là
từứi bền vững tnróc các "cú sốc" bao gồm cả về môi trường, hay về mặt kinh tế -
xã hội. Đây là một cách tiếp cận giúp đảm bảo cho người nông dân tiếp tục đáp
úng được các nhu cầu của mình khi phải đối mặt với các áp lực về sinh thái, kinh
tế - xã hội. Tóm lại, nông nghiệp bển vững !à cách tiếp cận hợp lí và thực tẻ' cho
người nông dân chủ động dược cuộc sống của mình bằng cách giảm thiểu vô vàn
các rủi ro về môi truờng, kinh tế - xã hội mà họ thường xuyên phải đối mặt.
Tóm lại, một nền nông nghiệp bền vững cần có chín yếu tố sau:
1. Sử dụng các nguồn lực và kiến thức nội tại, địa phương và không quá dựa
vào các hỗ trợ từ bên ngoài.
2. Sử dụng các chu trình của tự nhiên như chu trình tái tuần hoàn chất dinh
dưỡng (Ịđiân động vật và phân hữu cơ), cố định đạm (sử dụng các cây họ
dậu), các mối quan hệ thiên địch - vật hại (khuyến khích các loài thiên
dịch) và coi nông nghiệp như một bộ phận của sinh thái nói chung.

244
3. Chê ngự các quá trình tự nhiên hơn là chinh phục, loại bò hoặc thay
thc chúng.
4. Giám thiểu tác hại mòi trưcíỉig bằng cách tìm kiếm và sử dụng các tài
nguyên tái tạo đirợc và giám việc sử dụng cúc tài nguyên khónỉỉ tái tạo được.
5. Sử dụng hệ thòng quán lí canh tác tổng hợp trong đó từng thành phần
tham gia càng nhiểu càng tốt vào sự bền vĩnig cùa tổng thê.
6 . Sứ dụng kiến thức và các giống cày trồng địa phircmg để tạo ra một nền
nòng nghiệp đặc thù vói các diều kiện dât dai, nguồn nước và khí hậu
địa phương.
7. Thu hút sự tham gia cúa các tổ chức cộng đồng và đa dạng hoá các hình
thức học tập, trao đổi kinh nghiệm tập thè, ra quyết định và/ hoặc hành động.
8 . Xây dimg tổ chức tín dụng cộng dồng dể cung cấp các khoản cho vay
nông nghiệp hoặc Cík nhu cầu khác. Những tổ chức tín dụng dó còn có
tác dụng thu hút sự đóng góp chung từ phía cộng đồng.
y. Định hướng các hoạt động nhầm phục vụ cho các nhu cầu cúa người
nông dân, cộng đồng và các thị trường dịa phương. Đảm bảo sự an toàn
lương thực, các nhu cầu và sở thích vãn hóa địa phương và vì sự phân
phối công bằng hơn các lài sán, thu nhập và cà vai trò ảnh hưởng.

2.3. Con người trong hệ sinh thái đô thị (Urbal Ecosystem)


2.3.1. Khái niệm
Chúng ta đã biết một hệ sinh thái luôn bao gồm thành phần sinh vật sống
với thế giới vô sinh, ở đây chúng ta nhìn các thành phố, các đô thị là một hệ
sinh thái, với ý nghĩa chúng được con người xảy dựng và con người là những
thành phần ưu thế của loại hệ sinh thái này. Trong hệ sinh thái đô thị, hoạt động
cúa con người tác dộng vào niôi trườiig cẩn (lược xem xét và phân lích theo
nhữiig nguyên lí của sinh thái học.
Con người sống trong thành phô' dường như độc lập hoàn toàn với thiên
nhiên và điều kiện môi trường xung quanh. Trong thành phố ta gặp các công
trình nhà cửa, đường sá, phương tiện giao thông, ánh sáng và nguồn nưóc nhân
tạo. Trong từng căn hộ sống con người đã chế ngự được thời tiết, luôn đảm bảo
có nhiệt độ tối ưu cho hoạt động sống của con người. Con người trong thành
phố bị tách khỏi cơ sở thiên nhiên của họ.
Thành phố có rất ít sinh vật sốnc tự nhiên, bởi vì điều kiện sinh thái quá
nhân tạo và chi thích hợp cho sự sống cúa con người. Qió mèo do người nuôi

245
và chó mèo hoang dại cũng gây ra một số phiền phức cho con người. Giin và
chuột là những động vật hoang, có vai trò như những “véctơ” mang bệnl cho
người. Trong thành phần tự nhiên cũng có rất ít cây cỏ và chúng thường điíỢc
trồng nhân tạo trong các công viên.
Dân thành phố ít có dịp tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, với các siinh
vật sống và với cả thế giới vô sinh. Họ chỉ tiếp xúc con người với nhau, vá nihà
cửa, giao thông và với công việc.
Hệ sinh thái đô thị luôn cần cây xanh đê làm giảm nhiệt độ, làm sạich
không khí, làm dịu tiếng ồn. Nhưng ngay cả khi có nhiều cây xanh, thànt pihò'
vẫn là một hệ sinh thái không tự duy trì được. Nó luôn cần được cung cấp Lrơmg
thực, tài nguyẽn và năng lượng từ các môi trường xung quanh và giải phónỊ các
loại phế thải ra môi trường bên ngoài.
Thành phô' cần có nguồn vào là nguyên vật liệu và năng lượng. Nguyêi vật
liệu là tất cả các vật chất dược cấu tạo từ các thành phần như các loại kim loiại,
hay nhiều thành phần như gỗ. Các vật liệu còn có thịt, lương thực, áo quần '.V ...
Loại nguồn vào thứ hai là năng lượng. Nãng iượng ở đây có thể kể nlhư
năng lượng tích trữ cho các hoạt động máy móc (xãng, dầu, than dắ); hay lãing
lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể người (lưưiig thực, thức ãn). Năing
iượng của hệ sinh thái đô thị dưới nhiều dạng, như điện lực, gió, hơi nước, áinh
sáng mặt trời, chất đốt v.v... Năng lượng còn đến dưới dạng các liên kêì hioá
học cần cho người và động vật trong thành phố. Cho dù ở đạng nào thì lăing
lượng luôn tuân theo các quy luật nhiệt động học. Mà cụ thể là: Năng Uợmg
không bị mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và trong tất Ci c:ác
biến hoá của năng lượng luôn cố một phẩn năng lượng được sử dụng có ích.
Thông thường các nguyên liệu thu vào của thành phố được chuyển Hàmh
một số dạng khác. Chẳng hạn sắt thép được chế biến thành các sản phẩm xỉây
dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc. Còn lương thực và thực phẩm đ ư ạ tíạo
thành nhũng mô cấu trúc của cơ thể con người và năng lượng cần thiết chc cíác
hoạt động sống của cơ thể. Nói chung các sản phẩm của đầu vào hệ sinh thii (đô
thị dược chế biến thành những sản Ịriiẩm cần thiết cho hoạt động của nó. Nhrmg
cững có một phần đáng kể trong số đó trở thành những phế liệu và rác thải cỉủa
hộ sinh thái này.
Các hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự duy trì, còn hệ sinh thái đô tiị ;sẽ
sụp đổ nếu nó không được Hên tục tiếp nhận các nguồn nguyên liệu và lămg
lượng vào từ các vùng quê xung quanh. Ta thử tưởng tượng một thành pHìố
sẽ ngừng trệ hoạt dộng ra sao, nếu nó ngừng không dược cung cấp nịuổn

246
năng lượng thắp sáng, chất đốt, giao thông, bệnh viện. Hay trường hợp một
thành phố bị vây hãm khòng được cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm,
nhu trường hợp thành phô' Leningrad (Xanh Petecbua ngày nay) bị vây hăm
trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong gần ba năm bị vây hãm, thành phố này
đã có từ 1 đến 3 triệu người bị chết đói. và sự đau khố của con người trong hệ
sinh thái đô thị khi bị cát các nguồn cung cấp năng lưựng và nguyên liệu vào là
vò cùng to lớn.
Khi xem xét thành phố như một hệ sinh thúi thì phải đánh giá nguồn vật
liệu và năng lượng vào cũng như các vật liệu ra của đầu ra một cách kĩ càng và
chính xác. Nhiều chuyên gia có tay nghề cao phải làm việc trên nhiều lĩnh vực
chuyên môn, phục vụ các hoạt động bình thường của thành phố. Các nhóm sinh
vật sống ở trong thành phô và ở các môi trường xung quanh thành phố cũng
phải hoạt động nhịp nhàng để cung cáp các sản phẩm, đảm bảo cho sự sống của
thành phố. Thí dụ nhiều nhóm cây xanh sẽ trực tiếp cung cấp cho thành phô' các
nguyên vật liệu và cả một phần nguồn nâng lượng.
2.3.2. Quan hệ sản xuất của con người trong hệ sinh thái đô thị
Thành phô' ngày nay càng khác với thành phô trước kia. Các thành phố cũ
thường nhỏ và ít dân cư hơn. Qiúng vốn phát triển lén từ những khu tập trung
dần cư, có vị trí đầu mối giao iưu văn hóa, buôn bán, giao thông và kinh tế.
Những thành phô' này thường nằm trong vùng đồng bàng phì nhiêu, gần các
vùng nông thôn cung cấp lương thực và thực phẩm. Cùng với sự phát triển của
xã hội loài người, quá trình đô thị hoá và cổng nghiệp hoá ngày càng tăng
nhanh khiến cho thành phố và khu cư dân ngày nay có những thay đổi sâu sắc.
Chúng to hơn về mặt diện tích, mật độ dân sô lớn hơn và nằm cách xa các vùng
cư dân phụ cận, trợ giúp cho việc cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn
nguyên liệu và nãng lượng khác. Hệ thông đường và phương tiện giao thông
vận tải phục vụ thành phố hiện đại là rất cần thiết và pliải giải quyết nhanh.
Một trong những vấn đề của thành phố hiện đại ià nạn ô nhiẻm do ô tô.
Thoạt đầu ô tô là một phát minh lớn và có ích cho con người rất nhiều. Nhưng
khi mật độ ô tô ở thành phố tăng đến mức báo động thì luôn làm tắc nghẽn giao
thông, làm ô nhiẻm môi trường, làm tăng tiếng động và gây nhiều tai nạn.
Việc sử dụng lực lượng lao động ở thành phô trong điều kiện tăng đân số và
mật độ dân cư quá lớn cũng như một vấn đề cấp thiết và nan giải. Vấn đề công
ăn việc làm, thất nghiệp và phụ cấp cho người thất nghiệp cũng cần được quan
tâm và giải quyết.

247
Thành phô' là nguồn gây ô nhiễm lớn cho không khí, nhiệt độ, nước, phóng
xạ. Con người trong hệ sinh thái đố thị không thể sống tránh được sự ô nniỗm:
không khí khó thở, sông nưóc không thể bơi và tắm dược, tiếng ồn làm căng
thẳng suốt ngày đêm, rác rưởi lưu cữu và ứ đọng v.v... Dân thành phô hay mác
một sô' loại bệnh do ô nhiễm môi trường, như các bệnh hô hấp, bệnh gan, bệnh
đường ruột v.v... ở các thành phố đông dân con người thường mắc các chiỉng
stress như đã nói ở trên. Vì sự tập trung và mật độ dân số quá đông con người
có ít thời gian, luôn vội vã, ít nói chuyện với nhau, đưa đến nhiều chứng bệnh
tâm thần. Vì người đông, căng thẳng nên con người trong các hệ sinh thái Jô thị
thường hung hãn hơn, dễ gây gổ đưa đến các hành vi tội ác.
Một mặt quan trọng khác là hộ sinh thái đô thị còn có những tác động tích
cực lên xã hội loài người và lên môi trường sống xung quanh. Một sô' tác động
đó là một đòn bẩy cho sự phát triển môi trường và khu cư dân xung quanh, là
trung tâm tư tưởng văn hóa cho sự phát triển của xã hội loài người, là trur^ tâm
trao đổi và giao lưu phát triển nhiều nền văn hóa.
Hệ sinh thái thành phố là nơi thu hút nhiều nhân iực và con người, thu hút
các nguồn vật liệu và năng lượng từ các vùng xung quanh, và thậm chí tù khắp
các vùng trên thế giới. Con người từ các vùng nông thôn, từ các vùng trén thế
giới cứ đến thành phố. ở đây họ có thể tìm được những cái mà không thể Ịtìm
được ở các vùng nông thôn khác, như văn hóa, sách báo, cơ khí, hiện đại. công
việc làm hay thậm chí chỉ một cơ may cho việc cải thiện đời sống của mìrti. Và
cứ như vậy thành phố phình to ra mãi, vối các vấn đề nan giải buộc các nhà
thiết kế thành phố, các nhà quản lí phải lo lắng và có phương án giải (Ịuyết.
Thành phố là những trung tâm sản xuất nhiều hàng hóa và sản phẩm không chỉ
phục vụ cho nhu cầu riêng của nó, mà còn để cung cấp cho các vùng xaing
quanh và các miền trên thế giới.
Thành phố không chỉ tiêu phí các nguồn nguyên vật liệu và năng lượrg, mà
nó còn là trung tâm của các sự sáng tạo và tiến bộ của xã hội loài người. Đ(ó là
các hàng hốa chế tạo, là những sáng kiến của thành phố, kết quả của cả <quá
trình lao dộng của cộng đồng người. Tài năng chung của con người dã sảa Siinh
ra các sản phẩm như ô tô, xe lửa, máy bay, tàu vũ trụ, quần áo, giầy dép, íà <các
sản phẩm sáng tạo nghệ thuật, thể dục thể thao, thành quách, lâu dài, nhà của T.V'...
Thành phố không chỉ là các trung tâm văn hóa mà còn là nơi giao lUi, hội
tụ của các tư tưởng, các nền văn hóa. Khi con người còn chưa đủ ăn, họ rrứi chỉ
tập trung trí lực của mình vào việc giải quyết các nhu cầu ân ở. Việc giáo (dục
trẻ em cũng mới chỉ tập trung vào việc chuẩn bị cho thê' hệ tương lai, vào ihíQng

248
cóng việc kiếm sống cho bản thân chúng và gia đình. Cùng với việc phát triển
và tiến bộ của xã hội loài người, con người đã không còn phải lo nhiều vào miếng
cơm manh áo nữa, và bây giờ họ vươn tới hơn cả giá trị văn hóa và tư tướng.
Khoảng 10 nghìn nãm trước đây khi xã hội loài người chuyến sang cơ cấu
sãn xuất nông nghiệp, mỗi ngưòi làm nóng nghiệp có thể nuôi sống hơn một
gia đình của mình, thì xã hội bắt đầu chuyển biến và hình thành những nghề
phi sán xuất nông nghiệp. Xã hội đã đưa ra sự phân công và bố trí lao động.
Khoảng 5-6 nghìn năm trước đây những thành phô' đầu tiên đã được hình thành,
ở những thành phố lớn, tập trung nhiều nhóm người từ nhiều nguồn gốc khác
nhau với nhiều nền văn minh và vãn hóa khác nhau. Họ đã đến tụ hội và sinh
sống với nhau. Có sự giao lưu, trao đổi, ảnh hưởng và cả mâu thuẫn, xung đột
giữa các tư tướng và các nền vãn hóa, tín ngưỡng của các nhóm người thành
phố khác nhau này. Nhưng những thế hệ thanh niên mới ra đời, mang trong
người các yếu tố tổng hoà của các iư tưởng truyền thống khác nhau. Thế hệ
thanh niên thành phố thường lổng hoà những tư iưởng mới từ những tư tưởng và
truyền thống mâu thuẫn của các thế hệ cha anh.
Trong thành phô nhiều nhóm người cùng nghề nghiệp, cùng chí hướng,
cùng tư tưởng tụ tập với nhau trong các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức, các
nhóm để hoạt động. Như các học giả, các nhà nghiên cứu cùa các trường đại
học, các cơ quan nghiên cứu, các nhà sáng tác văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc,
các phường hội nghiệp đoàn cùng ngành nghề v.v... Các thành phô' vân minh và
hiện đại đang trở thành các trung tâm liến bộ. văn minh và trung tâm thay đổi
xã hội. Các thành phố hiện nay có bảo tàng, hệ thống thư viện, các nhà xuất bản
lớn. các cơ quan kinh doanh, thương mại. sản xuất, cơ quan chính phủ. chính
quyền đầu não. Thành phô' vân minh hiện đại ngày nay đã có hộ thống giao
thông phát triển, đảm bảo các sản phẩm của thành phố được giải phóng và
mang chuyển di khắp nơi. Nhưng dầu ra quan trọng và quyết định của thành
phô', hơn hẳn hệ sinh thái nông thôn chính là những tư tưởng mới, những thay
đổi vé xã hội văn hóa và khoa học, kĩ thuật.
2.3.3. Quan hệ giũa hệ sinh thái đô thị và hệ sinh thái nông nghiệp
Khi ta xem xét thành phô' và các vùng sản xuất nông nghiệp trong một hệ
thống tổng thể ta dễ dàng nhận thấy các nguồn vào và sản phẩm ra của hệ sinh
thái này được chuyển tới và đi đến từ loại hộ sinh thái kia. ở đây hai hệ sinh
thái dô thị và nông thôn hợp lại như là một hệ sinh thái duy nhất.
Người thành phố như những mắt xích của chu trình thức ãn được sản xuất
và cung cấp từ nông thôn; trong khi đó hầu hết các mật hàng phục vụ nông thôn

249
lại được chế tạo từ thành phố. Cây xanh vùng nông thôn giải phóng đưạ một
lượng oxi lớn qua các quá trình quang hợp, và thành phố sử dụng lượig oxi
nhiều hofn lượng mà tự nó sản sinh được. Các quá trình đốt cháy nhiên iệu và
thức ãn ở thành phố sẽ thải ra một lượng lớn khí cacbonic và nếu sự lưu thông
không khí xảy ra bình thường thì các khí này sẽ được mang chuyển đếĩ vùng
nông thôn, dùng cho cây xanh quang hợp. Và sau dó cacbonic được chuyển
ngược lại về thành phố dưới dạng các hợp chất hữu cơ, iương thực VI thực
phẩm. Trẽn đây chỉ là những nét tổng thể biểu thị mối quan hệ giữa hai bại hệ
sinh thái, hệ sinh thái nông thôn và hệ sinh thái đô thị.
Ngày nay chúng ta cần nhìn nhận cả hành tinh chúng ta như một bỊ sinh
thái duy nhất, hệ sinh thái toàn cầu. Khi nói một cộng đồng hay một :hủng
quần người chúng ta cần nói rõ quy mô của cộng đổng người đó. Đối với :ác hệ
sinh thái cũng vậy. Chúng ta có thể nói hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thá nông
thôn hay hệ sinh thái đô thị, với các đặc điểm và biên độ mà ta đã giới tũệu ỏ
trên. Ngày nay khi đề cập đến hệ sinh thái toàn cầu hay đơn giản chỉ có hệ sinh
thái là chúng ta nói đến hệ sinh thái duy nhất của toàn hành tinh với cá: sinh
vật sống trong đó.

Thời ki nguyén ttiuỷ 8 2.000

Thởi ki sản bắn

Thời ki nông nghiệp


so khai

Thời ki lién
công nghiệp

Thời ki hậu
công nghiệp

Thời ki hiện dại

Hình 5.3: Mứs độ tiêu thụ năng tượng của con nguởl trong sự phát ừển
của xã hộí (Kcaưngườưngày)
(Kupchella & Hyland, 1989, theo Vú Quang Mạnh, 1994)

250
Nguồn vốn duy nhất của hệ sinh thái này là nguồn năng lượng của ánh sáng
mặt trời. Các sinh vật sống của hệ sinh thái phát triển theo những chu kì sống
riêng. Có nhiều chu kì địa chất vận động chìm, xảy ra trong nhiều triệu nãm,
như chu trình phôtpho, hoặc các chu trình xảy ra nhanh hcfn như chu trình
cacbon. Trái Đất, hành tinh sống của chúng ta là một hệ sinh thái khép kín, nó
chỉ nhận nãng lượng từ ánh sáng mặt trời. Còn lại các hệ sinh thái tự nhiên, hệ
sinh thái nông thôn và hệ sinh thái đô thị là những hệ sinh thái mở. Chúng phải
nhận năng lượng và nguyên vật liệu vào, xuất ra nhiều vật liệu, sản phẩm và cả
nãng lượng.
Số lượng thích hợp cho một vùng sống, một quốc gia, một phần lục địa hay
của hành tinh chính là sô' dân mà môi trưcmg sống đảm bảo cho sự tồn tại kéo
dài và ổn định. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay, Trái Đất không thể
nuôi sống mãi mãi quần thể người có trên đó. Sự gia tăng dân số và tồn tại xã
hội loài người trên hành tinh chúng ta phụ thuộc vào sự tiêu thụ các nguồn tài
nguyên không tái tạo và sự phục hồi và phát triển của tài nguyên có thể tái tạo
được. Khả năng tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi và khả
năng phân giải các chất nhiễm bẩn của hệ sinh thái là có mức độ.
Mặc dù như vậy dân sô' hành tinh chúng ta vẫn tăng lên đáng kể. Loài
người dã tìm ra những biện pháp công nghệ mới, tạo ra những hệ sinh thái
có năng suất cao, nhiều biện pháp iàm tăng sức khỏe và tuổi thọ con người.
Nhưng loài người vẫn còn đang bất lực trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm
và rác thải.
Sinh quyển và sự phát triển bền vững của nó vẫn đang là thách thức lớn
nhất đối với mỗi cộng đổng, mỗi quốc gia và cả hành tinh chúng ta.

2.4. Khoa học Sinh thái học nhân văn (Human Ecosystem)
2.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khái niệm Sinh thái học nhân văn hay Sinh thái học người {Human
Ecoỉogý) được sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kì vào những năm 1920, trong nnh
vực nghiên cứu xã hội học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu địa lí học đã dùng
thuật ngữ này từ trước đó khá lâu. Khởi đầu, nhà nghiên cứu R.D. McKeiưie
(1925) đã viết một chương sách có tên là "Phưmg pháp tiếp cận Sinh thái học
trong nghiên cứit cứu cộng đồng h à i người" (The Ecological Approach to the
Study o f the Human Commimity), trong cuốn sách "Đô thị" (The City, 1925),
do Robert E. Park và Emest w . Burgess chủ biên. Theo định nghĩa của R.D.
McKenzie, thì Sinh thái học nhân vẳn là bộ môn khoa học nghiên cứu các mối

251
quan hệ theo bề sâu và bề rộng của loài người, dưới ảnh hưởng của các tác động
được lựa chọn, được Ị^ân bô' và tập hợp trong môi trường sống.
Công trình cơ sở đật nền móng cho khoa học Sinh thái học nhân vin, là
của học giả Amos H. Havvley (1950), lần đầu tiên công bố cuốn sách, mang
tiêu đề "Sinh thái học nhân vân - Lí thuyết về cấu trúc cộng đổng loài ng.(ời”.
Tiếp đó vào năm 1961, một công trình quan trọng khác có tên "Phương
pháp tiếp cận sinh thái trong nghiên áũí cộng đồng loài người" (Tỉie Ecoỉogícctỉ
Approach to the Stiidy o f the Human Commimity), do nhà nghiên cứu Gĩorge
A. Theodorson biên soạn cũng được xuất bản.
Như vậy, khoa học Sinh thái nhân văn bắt dầu dược chú ý nghiên cứu từ
những nàm 20 của thế kỉ XX ở Hoa Kì. Trên cơ sở đó, chuyên ngành khoa
học Sinh thái học nhân văn đã được hình thành như một bộ môn khoi học
riêng biệt, trong những năm giữa của thế kỉ XX.
2.4.2. Khái niệm của Sinh thái học nhân văn
Trên bình diện khoa học xã hội học (Sociology), Sinh thái học nhân wăn
được các chuyên gia nhìn nhận như một phân ngành của khoa học Sinh thíi học
(Ecology). Nó nghiên cứu về loài người trí tuệ (Homo sapiens sapiem\ con
người hiện đại ngày nay.
Sinh thái học nhân văn cũng được xếp như một phân ngành của bộ môn
Xã hội học môi trường (Environmental Socioìogy). Còn khi tách biệt hẳn 'vói
bộ môn khoa học này, Sinh thái học nhân văn dược xem xét như bộ tnônSiinh
thái học chính trị {Poỉỉtical Ecoỉogy). Những nghiên cứu hiện đại về khioa
học Sinh thái học xã hội (Social Ecology) đã định nghĩa Sinh thái học nhiân
văn một cách khái quát hơn. Theo định nghĩa này, thì Sinh thái học nhâi văn
là một bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu các phương thức mà theo (đó,
con người và môi trường cùng tương tác lẫn nhau, trên các lĩnh vực vé nnôi
trường tự nhiền, môi trường chính trị, luật pháp, tâm lí và văn hóa, và các llực
lượng xã hội.
Như vậy, Sinh thái học nhân văn là bộ môn khoa học liên ngành, nịhiiên
cứu về mối quan hệ tương tác giữa con người và các hình thái xã hội củi Icoài
người, với môi trường tự nhiẽn, môi trưòng xã hội và môi trường nhâi ttạo
khác do con người tạo ra. Sinh thái học nhân văn kháo sát xem các hệ hổ>ng
xã hội của loài người cố iiên quan và tác động tương hỗ như thế nào Nới hệ
thống các hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào.

252
2.4.3. Đối tượng của Sinh thái học nhân văn
Trong hệ sinh thái nhân văn, quần thể hay cộng đồng loài người {Human
communities) và quần xã loài người {Himan popuỉations) được khảo sát như
một thành phần sinh học và xã hội, tham gia trong cấu trúc của hệ sinh thái Trái
Đấi {Ecosystem o f Earth).
Trong Sinh thái học nhân văn. không thể xem xét con người như một thành
phẩn siêu vật chất hay siêu tự nhiên; mà con người cần được nhìn nhận như một
thành phần của tự nhiên. Tuy nhiên trong hệ sinh thái nhân văn, yếu tố con
người là một thành phần có sức- mạnh ưu thê nhất, có thể làm thay đổi cả hệ
sinh thái tự nhiên, điều mà ngày nay chúng ta đang được chứng kiến.
Sinh thái nhân vãn bao trùm đồng thời cả hai bình diện khác nhau, là những
cách thức phản ứng và thích nghi của con người đối với những thay đổi môi
trưèmg, và những ảnh hưởng cùa con ngưòi lên môi trường. Theo cách đó, nó
bao gồm cả hai bản chất cơ bản của con người, ià bản năng tự nhiên và sinh
học, và bản nãng xã hội của con người như sản phẩm của vãn hóa và xã hội.
Nói cách khác, con người cần được xem xét như một lập thể sinh học và xã hội
trong hệ sinh thái nhân văn.
Như vậy, Sinh thái học nhân văn có đối tượng nghiên cứu là loài người trí
tuệ, con người hiện đại trong xã hội của họ, xã hội nhân văn. Sinh thái học nhân
văn nghiên cứu bốn nội dung chính sau:
1. Nghién cứu tổ chức và chức năng các hệ sinh thái.
2. Nghiên cứu con ngưòí như một thực thể tự nhiên và xã hội.
3. Nghiên cứu các mối liên quan tương hỗ giữa các hệ thống xã hội của loài
người với các hệ sinh thái.
4. Nghiên cứu các thể chế và quá trình xã hội của ioài người góp phần xây
dựng hay làm suy giảm tính bền vững của các hệ thống tự nhiên và xã hội.

2.5. Con người trở về tự nhiên trong hệ sinh thái nhân văn
Như vậy, hệ sinh thái hành tinh Trái Đất {Earth Ecosystem) cùa chúng ta đã
trải qua ba giai đoạn phát triển chính, là Địa chất quyển {Geosphere) hay Sinh
thái quyển (Ecospỉtere), Sinh quyển iBiosphere) và Nhân quyển (Anthivpospheré).
Đặc trung cơ bản của mỗi giai đoạn này gắn liền với một giai đoạn vận dộng
vật chất của Trái Đất. Địa chất quyển hay Sinh thái quyển gắn liền vổi sự vận
động vật chất và hình thành hình dáng của hành tinh Trái Đất. Còn Sinh quyển
ra đời khi trên Trái Đất phát sinh sự sống và thế giới sinh học. Sinh quyển chuyển
thành Nhân quyển khi phát sinh loài người, dạng vật chất sống cao nhất.

253
Con người vốn mang bản chất sinh học, là một thành phần cấu trúc cCa thế
giới tự nhiên, phát sinh và bị chí phối bởi tự nhiên. Khới đầu, loài người dã từng
chung sống hài hòa với tự nhiên. Nhưng rồi con người đã dần thoát khoi Ihế
giới tự nhiên, trở thành yếu tô' ưu thế, khai thác, chi phối và thậm chí tàn fhá tự
nhiên. Con người đã hình thành một kiểu hệ sinh thái mới, khác biệt vé bản
chất, của riêng xã hội loài người, gọi là hệ sinh thái nhân văn {Human Ecdogy).
Khi này con người đã vượt ra khỏi ngưỡng của thế giới tự nhiên, mang nnột
thuộc tính mới, là tính xã hội, và trở thành con người xã hội. Hệ sinh thái sống
của con người là hệ sinh thái nhân vàn. Trong kiểu hệ sinh thái này, các c? chế
ảnh hưởng và tương tác lẫn nhau không chỉ đơn thuần mang tính tự nhiêt, imà
còn có tính xã hội, thuộc tính nhiều khi chiếm ưu thế.
Xã hội loài người đã phát triển qua một số hình thái sản xuất kinh tế - xã íiội
nhất định. Đến giai đoạn phát triển công nghiệp và đô thị hoá, ỉà bước pihát
triển nhảy vọt của xã hội loài người, thì bộ mặt Trái Đất và thế giới tự nhềni bị
tác động nghiêm trọng, con người gây ra sự mất cân bằng sinh thái nghi«êm
trọng. Sự có mặt và tác động của con người lên môi trường sống tự nhiên ngày
càng trở nên rõ rệt hơn. Xã hội nhân văn đang gặp phải những vấn đé nnôi
trưòng cấp thiết như chất iượng dân số và môi trường, suy giảm tài nguyên
rừng, suy kiệt tài nguyên và môi trường đất, không khí và nưóc, suy giảm tài
nguyên da dạng sinh học, suy kiệt tầng ozon, sự nống lên của Trái Đất và imưa
axit v.v... Hệ thống "Tự nhiên - Con người - Xã hội" đang đứng trước ngiy cơ
của những cuộc đụng độ và khủng khoảng ghê gớiTi giữa con người với tự
nhiẽn. Có thể là, con người và xã hội nhân văn sẽ tiêu diệt hoàn toàn thế gớii tự
nhiên; hoặc ngược lại, thế giới tự nhiên sẽ trừng trị và loại bỏ kẻ tàn phá mó,
loài người sẽ bị diệt vong.
Trong lịch sử phát triển của triết học phương Đông, ở Trung Quốc cổ
dại thòi Xuân Thu - Chiến quốc, năm 770-575 trước CN, Lão Tử đã từig đề
xướng học thuyết 'V ô vi". Triết gia cổ đại này đã chủ trương con ngưà lĩiên
sống với tự nhiên, giữ bản tính tự nhiên của mình và vạn vật. Sống vô vi Iglhĩa
là sống và hành động tíieo lẽ tự nhiên, không can thiệp vào hệ sinh thái tự thũên,
sống hòa hợp vdi tríã đất. Triết gia phương Tây nguòỉ Pháp, Jean iacques R(Hssffau
(1712-1778) vào thế kỉ XVIII quan niệm rằng, bản chất con người là hưổng
thiện, nhung xã hội cơ học và máy móc dã làm con người hư hỏng và bất kạmh.
Theo ông, con người nguyên thủy thì hạnh phúc, còn con người văn miinh
lại bất hạnh. Có iẽ ông là một trong những người đầu tiên dua ra khái nitệm
‘Von người tự nhiên ” và "Con người xã hội

254
Rõ ràng, cả triết học phưcmg Đông lẫn phU(?ng Tây đều đã từng chủ trương,
con người phải trở về với tự nhiên, con người sống hài hòa và cân bằng với tự
nhiên. Về vấh đề con người tự nhiên đã được chính Karl Marx và Priedrich Engels,
nêu ra khá toàn diện, vào thế kỉ XIX. Các triết gia duy vật này chỉ ra rằng, bản
chát con người tự nhiên chỉ tồn tại đối với xã hội..., và chỉ có trong xã hội, tự
nhiên mới hiện ra như là cơ sở tồn tại có tính chất người của bản thân con người.
Đây chính là những yêu cầu bức bách và tiền đề cho sự phát triển và
chuyển hóa, từ Nhân quyển sang Trí tuệ quyến. Trí tuệ quyển trở thành thực tế,
khi con người và xã hội nhân văn không còn là yếu tố thống trị và tiêu diột thế
giới tự nhiên, mà trở thành một thành viên có ý thức xây dựng, cùng tồn tại hài
hoà với tự nhiên. Đến giai đoạn phát triển này, quá trình tiến hóa của tự nhiên
đã đạt được một bước nhảy vọt trong sự tổng hòa, đã tiến đến ranh giới của sự
tự nhận thức. Trí tuệ quyển là bước phát triển mới của Sinh quyển, khác biệt và
cao hơn hẳn về bản chất, so với Nhân quyển.
Trí tuệ quyển gắn liền với nền kinh tế tri thức là đặc trưng của nền kinh tế
hiện đại. Khi này lực lượng sản xuất của xã hội loài người chuyển sang một
bư6c phát triển mới, dựa trên kinh tế mà trong đó sự sản sinh truyển bá và sử
dụnig tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Đến
giaii đoạn phát triển này kiến thức và nền kinh tế tri thúc đóng vai trò quyết
địnlh, Trí tuệ quyển trở thành thực tiễn, con người tồn lại trong mối quan hệ hài
hoà với môi trường thiên nhiên xung quanh mình.

3. KINH TẾ TRI THÚC TRONG HỆ SINH THÁI NHÂN VẢN


3.1. Khái niệm kỉnh tế tri thức iKnowledge~Based Economý)
Trong xã hội nhân vản hiện nay, do tác động mạnh mẽ của công nghệ
thômg tin, công nghộ sinh học. công nghệ nanô cùng nhiều thành tựu khoa học
côiiỉg nghệ khác, trong các nền kinh tế tư bản phát triển nhất đang diễn ra những
thay đổi cơ bản và sâu sắc trong cơ cấu và cách thức hoạt động kinh tế từ chỏ
dựai chủ yếu vào tài nguyên chuyển sang dựa nhiều hơn vào tri thức và thông
tin; bắt đầu hình thành nhiều quy tắc và cách thức sản xuất kinh doanh mới
trưâic đây chưa từng có. Tử nửa sau thập niên 90 thê kí XX ưong các chiến lược
phátt triển của các quốc gia, trên các diễn dàn quốc tế người ta dề cập nhiều đến
sự xuất hiện nền kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức, nền kinh tế nối mạng
toàm cầu. Cũng có nhiều nhà lí thuyết gọi là nền kinh tế hậu tư bản chủ nghĩa,
hay kinh tế hậu công nghệ. Họ cho rằng, đó là giai đoạn phát triển mới của chủ
nghìĩa tư bản.

255
Trong những năm cuối của thế kỉ XX và đầu thê kỉ XXI, những thành tựu
của khoa học kĩ thuật, mà đặc biệt là của công nghệ và thông tin dã tác d5ng
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và sản xuất. Lực lượng sản xuất của xã hội
loài người chuyển sang một bước frfiát triển mới, thay đổi về chất, từ nền kinh tế
công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức. Thuật ngữ kinh tế tri thức, xuất
phát từ việc nhìn nhận vai trò to lớn của tri thức và công nghệ trong các nên
kinh tế phát triển, đúng như Karl Mark đã từng tiên đoán “...tri thức thành lực
lượng sản xuất trực tiếp ... ”, và khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm...
Trong thời đại ngày nay, tri thức được công nhận như một yếu tố quan
trọng của sản xuất, ỉà động lực của tăng trưởng năng suất và tảng trưởng kinh
tế. Vai trò của thông tin, công nghệ và giáo dục đào tạo đối với nãng lực của
nền kinh tế ngày nay trở nên đặc điểm quan trọng. Khái niệm "Nển kinh tếdựa
vào tri thức" hay "Kinh tế u i thức" {Knowỉedge - Based Economy), được xây
dựng trên cơ sở thừa nhận vị trí quan trọng của tri thức và công nghệ, đóng góp
cho các nền kinh tế phát triển nhất. Theo mức độ tăng trưởng của tỉ lệ lao động
trí óc, sự phát triển của mạng thông tin điện tử và mức độ tự động hoá sản xuất,
cùng với mức độ xã hội hoá cao của tư liệu sản xuất, sẽ có một lúc nào đó, nền
sản xuất dựa trên giá trị trao đổi sẽ có những đảo lộn lớn như Karl Marx đã
từng dự báo “Mộ/ kfti lao động dưới hình thái trực tiếp không còn là nguồn cùa
cời vĩ đại nữa, thì thời gian lao động ktĩông còn là hình thái trực tiếp, không
còn là thước đo giâ trị sử dụng nữa. Lao động thăng dư quần chúng công nhân
không còn là điều kiện đ ể phát triển của cải phổ biến... Lúc đó nền sán xuất
dựa trên giá trị trao đổi sè bị sụp đ ố \
Theo định nghĩa của OECD (2002) thì, kinh tế tri thức là nền kinh tế mà
trong đó sự sản sinh, truyển bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định
nhất đối vói sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
trong xẵ hột nhân văn. Theo D. Acemoglu (2002), khái niộm "Xã hội tri thức"
{Kowỉedge Scietỵ) được phát triển trong giai đoạn 1970-2002, và lần đầu tiôn
dược sử dụng trong khối 19 nước OECD.
Theo đó, ba cơ sở chính làm tiển đề cho một xã hội tri thức được đưa ra
bao gổm:
1. Trong khối cả các quốc gia OEQD này dã hình thành rõ rệt khuynh
hướng tiến tới một xã hội trí thức.
2. Trên khía cạnh khai thác lao động {Employment Perspective), thì xã hội
nhân văn ở các quốc gia này đã và đang phát triển tri thứ ở mức trung
bình, nhưng dang nâng cao và dần trở thành các xã hội quản lí trí thức
{Knowỉedge-management Societies)’, và từ các bình diện giá trị gia tăng

256
{Value-added Perspective), xã hội ngày nay sẽ được mô tả một cách
chính xác hơn, như một xã hội có hạ tầng cơ sở tri thức (Knowledge-
ỉnfrastructure Soci eties).
3, Tuy nhiên, các xã hội tri thức đang phát triển {Developing Knowledge
Society) có khác biệt ghê gớm trong cấu trúc của chúng, nghĩa là giữa
thành phần ở bên trong và ngoài thành phần tri thức.

3.2. Nội dung kinh tế tri thức


3.2.1. Hoạt động dựa chủ yếu vào nguồn tri thức
Nội dung đầu tiên và sự khác biệt cơ bản nhất cùa nền kinh tế tri thức so
với các nền kinh tế khác chính là ở chỗ nền kinh tế hoạt động và phát triển dựa
chủ yếu vào nguồn tri thức. Của cải tạo ra dựa vào tri thức, sẽ nhiều hofn là dựa
vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động thông thường. Do đó, nền kinh tế tri
thức được đặc trưng trước hết bởi sự chuyển địch cơ cấu kinh tế theo hướng gia
tâng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và dựa nhiều vào tri thức, như là
các ngành công nghiệp thông tin, công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch
vụ dựa vào xử lí thông tin, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, công nghệ
thông tin hay công nghệ sinh học.
3.2.2. Tốc độ hoạt động nhanh
Kinh tế tri thức có tốc độ hoạt động nhanh và đổi mói nhanh, sáng tạo trở
thành động lực trực tiếp của sự phát triển. Cái có giá trị nhất là cái chưa biết,
cái dã biết dược sử dụng thì mất dần giá trị. Tìm ra cái chưa biết tức ià tạo ra
cái mới chưa biết, cái cũ bị thay thế. Vòng đời công nghệ, sản phẩm từ lúc mới
này sinh, phát triển chín muồi đến tiêu vong ngày càng rút ngắn; nếu trước đây
vòng đòi công nghệ có thể túih bằng nhiều thập kỉ thì nay túứi bằng năm, thậm
chí lính bằng tháng như trong công nghệ thông tin; Trong nền kinh tế công
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là bằng cách tối ưu hoá, tức là
hoàn thiện cái đã có, để giảm chi phí sản xuất, còn trong kinh tế tri thức quyết
định năng lực cạnh tranh chính là sự sáng tạo ra cái mới có chất lượng cao hơn,
thời gian đi tới người tiêu dùng nhanh hơn. Sự phát triển kinh tế là do sự không
ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Sản xuất công nghệ trở thành
ngành sản xuất chủ đạo, như K. Marx đã dự báo: “Phát minh trở thành một nghề
đặc biệt”.
3.2.3. Thông tin công nghệ cao là cơ sở quan trọng nhất
Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của kinh tế và
xã hội. Nhờ có mạng thông tin, tri thức được quảng bá rộng rãi đến mọi người;

257
các hoạt dộng sản xuất kinh doanh (kinh doanh điện tử) sôi động nhanh nkạy,
sản xuất gắn chật với thị trường; tổ chức quản lí cố hiệu ỉực hơn, thúc đẩy phút
triển dân chủ, công khai, minh bạch (với chính phủ điện tử có thể cải cách hành
chính, thực hiện dân biết, dân làm, dân kiểm tra); có thể phát triển hình Ểiức
học tập từ xa (giáo dục điện tử), chữa bệnh từ xa v.v... Mạng thông tin CỜI là
môi trường rất thuận lợi để trao đổi các ý tưởng mới. giúp nâng cao năng lực
con người, phát triển quản lí, lối sống, giải trí, giao tiếp v.v...
3.2.4. T ổ chứ c sả n x u ấ t m a n g tín h to à n cầ u
Tổ chức sản xuất trỏ nên linh hoạt hơn. Trong kinh tế cũ là sản xuất hàng
loạt, trong nền kính tế mới là sản xuất lính hoạt, sản phẩm đến tận tay nịười
tiêu dùng. Tổ chức sản xuất kinh doanh đang chuyển từ mô hình tổ chức có
dẳng cấp, quan liêu sang cấu trúc mạng và liên kết. E>oanh nghiệp là nhân vật
trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong kinh tế cũ tiền lương tính theo kĩ
năng cụ thể trong một dây chuyền sản xuất. Trong kinh tế mới lương tăng ứieo
kĩ năng rộng, uyển chuyển, iiên ngành; ai không có kĩ năng của kinh tế m á thì
thu nhập thấp.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Quá trình phát triển khoa
học công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển kinh tế tri thức, cùng với
quá trình phát triển thương mại, thị trường và quá trình toàn cầu hoá, nhất thể
hoá các nển kinh tế là những quá trình đi liển nhau, gắn quyện nhau, tác động
qua lại thúc đẩy nhau phát ưiển. Ngày nay sự sản sinh ra, truyển bá, sử dụng trí
thức không thể nằm trong biên giới quốc gia. Nền kinh tế tri thức ra đời tíong
diều kiện nền kỉnh tế thế giới toàn cầu hoá; bất cứ ngành sản xuất, dịch vụ nào
cũng đẻu dựa vào nguồn cung ứng từ nhiểu nước và được tiêu thụ trên toàn thế
giới. Người ta thường gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá nối
mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức. Sản phẩm có xu hướng phi
trọng iượng, do chuyển từ sản phẩm chế tạo sang sẳn phẩm tri thức.

3.3. Đặc trưng của kỉnh tế tri thúc


3.3.1. Tri th ứ c trở th à n h tư liệu sả n x u ấ t
Nối chung, nguổn "nguyên liệu" trí thức không bị hao mòn, tổn thất khi sử
dụng. Khi cần chuyển giao trí thúc thì người sở hữu trí thức không bị mất tri
thức cùa mình. Nguyên liệu ưi thúc được chuyển giao cho nhiều đối tượng thì
giá trị gia tăng của vốn tri thức dược tăng lên gấp bội với chi phí khổng dáng
kể. Oo đó khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức thì nền kinh tế sẽ là nền kinh
tế thặng dư, chứ không còn là kinh tế thiếu tíiốn. Tuy nhiên, quá trình tiếp nhận

258
vốn tri thức là không dề dàng. Việc tiếp nhận phải thông qua giáo dục và đào
tạo. Vì lẽ đó, giáo dục và đào tạo, sẽ trớ thành ngành sản xuất vốn tri thức,
ngành kinh tế cơ sở và quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức.
Vào giai đoạn này, tri thức đã trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng của
nền kinh tế tri thức lại do người lao động sở hữu, không tách khỏi người lao
động, khác hẳn với chế độ sở hữu hiện nay. Như vậy khi nền kinh tế dựa chủ
yếu vào tri thức thì người lao động là lao động tri thức được thực sự làm chủ,
hợp tác với nhau bình đẳng trong tổ chức và thể chế sản xuất kinh doanh.
Tất nhiên, khi này xã hội bóc lột giai cấp sẽ không phù hợp và khó tồn tại.
3.3.2. Quản lí tư liệu sản xuất tri thức
Vào giai đoạn mà tri thức đã trở thành vốn chủ yếu của nền sản xuất, vấn
đề quản lí tri thức trở thành yêu cầu cần thiết, ở giai đoạn phát triển kinh tế
công nghiệp, khâu mấu chốt là quản lí năng suất và quản lí chất lượng. Ngày
nay trọng tâm đang chuyển sang vấn đề quản lí thông tin và quản lí tri thức.
Quản lí trí thức là quản lí tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức sao cho dạt
hiộu quả cao nhất. Ngưòi quản lí tri thức có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thúc
đẩy việc tiếp thu tri thức mới, sử dụng tri thức và lạo ra tri thức mới, trước hết là
viộc chọn lựa, tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới, tri thức mới vể tổ chức,
quản lí và công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ, họ phải chăm lo việc phát
iriển và phát huy nguồn nhân lực, nhất là các tài năng, không ngùng nâng cao
kĩ năng cho đội ngũ. Vì vậy, trong mỗi tổ chức doanh nghiệp vai trò của đội
ngũ quản lí thông tin CIO (Clũe/ Inỷormation Orgamzatỉon) hay người quản lí
tri thức CKO {Chief Kìiowỉedge Organization) là vô cùng quan trọng.

3.3.3. Quyền sở hữu trí tuệ


Trong quyển Trí tuệ, một xã hội mà iri thức đã trớ thành vốn chủ yếu của
sản xuất, thì quyền sở hữu về trí thức trở thành quyền sở hữu rất quan trọng. Đó
chính ỉà quyền sở hữu trí tuệ.
Vì ỉí do đó nên hệ thống luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa dặc
biệt quan trọng. Nó quy định chế độ sở hữu vốn tri thức và phân phối sản phẩm
do trí thức tạo ra. Hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phải dảm bảo
quyển lợi của người sáng tạo, khuyến khích mọi khả năng sáng tạo, đồng thời
đảm bảo mọi người được hưởng lợi ích của sự sáng tạo. Bằng cách đó, sự sáng
tạo thực sự dã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người,
đảm bảo sự hài hoà về iợi ích người sáng tạo, lợi ích người ứng dụng sáng tạo
và lợi ích toàn xã hội.

259
Trên thế giới, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã có lịch sử hình Ihành
và phát triển từ hàng trăm năm. Một mặt, nó đã có tác dụng to lớn thúc đẩy phát
triển tri thức, phát triển lực lượng sản xuất; nhưng mặt khác nó đang trở ĩhành
công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ nghĩa tư bản thực hiện sự bóc lột của mình.
Nhiều khi đó lại là một sự bóc lột hết sức tinh vi thậm tệ hcm rất nhiều so với
bóc lột sức lao động và tài nguyên trước đây.
3.3.4. Vai trò đặc biệt của thông tin công nghệ cao
Trong nền kinh tế tri thức, một trong những vấn để đáng chú ý là hiệu ớng
mạng, Người ta nhận thấy rằng sức hấp dẫn của mạng, hay là giá trị sử dựng
của mạng lại tuỳ thuộc vào số người sử dụng mạng, càng nhiều người sử dụng
mạng thì mạng càng hấp dẫn; cứ có thêm một người sử dụng mạng thì sẽ kéo
theo hai người nữa và cứ thế nhân lên. Vì tăng nhanh như vậy, giá cả giím đi
nhanh chóng, do đó có lập luận rằng giá trị sử dụng càng cao thì giá cả càng thấp.
Trong nền sản xuất hàng hóa, chi phí bỏ ra cho loạt sản phẩm đầu tiên là
rất lớn, khi chỉ có một sô' ít người dùng, nên phải chịu chi phí rất cao. Càng về
sau, khi cố càng nhiều người dùng mà phần chi phí thêm không nhiéu, cho nèn
giá thành giảm di nhanh chóng. Trong thòi dại ngày nay, một số quy luậì mới
đang được thừa nhận, góp phần giải thích một số hiện tượng gần như nghch lí
trong nền kinh tế thông tin. Học giả Kevin Kelli đã chỉ ra khoảng 12 quj luật
mới trong nền kinh tế tri thức. Đó là các quy luật, như “Quy luật Giỉder'\ đé
cập đến tổng lượng thông tin viễn thông cứ 12 tháng được tăng gấp hai htay
"Quy luật Metcal/e ” nói về giá trị của mạng tỉ iệ thuận với bình quân cia sô'
nút mạng. Còn "Quy luật Moore ”, nói về năng lực máy tứih cứ 18 tháng lại được
tăng gấp hai, giá của chúng cứ mỗi nãm lại giảm được khoảng 1/3.
3.4.5. Biến đổi xă hội sâu sắc mang tính toàn cầu
Đây là nển kinh tế học hỏi, nâng cao và thay đổi kiến thức linh hoỊt và
không ngừng. Mọi người cần học suốt đời, không ngừng phát triển tri rhiúc,
nâng cao kĩ năng và sức sáng tạo, để có thể thích nghi với sự phát triển cỉa xẫ
hội nhân văn. Cùng với các thay đổi nêu trên là sự biến đổi về xã hội chưatừmg
thấy trước đây. Người dân sống như những người sản xuất dồng thời là rguĩời
tiêu thụ. Oiính phủ trong kinh tế tri thúc cần tăng cường năng lực, tính lăing
động và tinh thần trách nhiệm cùa đội ngũ nhân viên của mình, cần tạo ỉựmg
được một kết cấu hạ tầng có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới, tạo CUÍỘC
sống tốt hơn cho người dân.

260
Biến đổi sâu sắc ghi nhận thấy trong lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
sự chuyển dịch cấu trúc lao động. Số lượng người lao động trực tiếp làm ra sản
phẩm giảm đi, nhưng số lao động tham gia vào dịch vụ xử lí thông tin, di
chuyên sản phẩm và văn phòng tăng lên. Lực lượng lao động tri thức và công
nhãn tri thức tăng nhanh, trở thành lực lượng chủ yếu. Những biến đổi về cơ
cấu xã hội và cấu trúc dân cư này đang tiếp tục diễn ra, mang tính loàn cầu và
chắc chắn sẽ ảnh hưởng ngày càng tăng, mang tính xã hội, chính trị và pháp lí
của cơ cấu xã hội nhân vãn.

3.4. Kinh tế tri thức trong thế giới toàn cầu hóa
3.4.1. Bối cảnh hình thành nền kinh tê tri thức
Nhờ có cuộc cách mạng tri thức, con người có thể dễ dàng truy cập, khai
thác và sử dụng các tri thức mới vào các mục đích phát triển. Việc tạo ra, truy
cập cũng như sử dụng tri thức trở thành một yếu tô' cơ bản nhất của sự cạnh
tranh toàn cầu. Tham gia vào cách mạng tri thức, phái triển kinh tế tri thức có
nghĩa là tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu, tham gia vào một thị trường
toàn cầu, trong dó hàm lượng tri thức trong tất cả các iĩnh vực đều rất lớn và
đang gia tãng nhanh chóng.
Cũng trong suốt hai thế kỉ qua các nhà kinh tế lân cổ điển vẫn chỉ thừa
nhận hai yếu lố là sản xuất lao động và vốn. Tri thức, giáo dục, vốn trí tuệ v.v...
được coi là những yếu tố ngoại sinh, nằm ngoài hệ thống. Trong thập niên 80
của thế kỉ XX, trên cơ sở các nghiên cứu của J. Schumpetre, R. Solow,
p. Drucker và nhiều người khác, nhà lí luận Paul Romer đã dề xuất việc thay
đổi của mô hình tân cổ điển bằng cách xem xét tri thức, như một thành phần
của hệ thống kinh tế. Theo lác gia này, tri thức là hình thức cơ bản nhất của
vốn, sự tãng trường kinh tế là do tích luỹ tri thức đã đưa lại, tri thức mà trong đó
có cả công nghệ, đã làm tăng lợi nhuận của đầu tư.
Giai đoạn phát triển của xã hội nhân văn hiện nay đang diễn ra một cuộc
cách mạng tri thức trên phạm vi toàn cầu. Cố thể coi dó ià một đặc trưng quan
trọng, một nét mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Đây
không chỉ là cách mạng trong công nghệ, kĩ thuật, kinh tế, mà còn là cách
mạng trong các khái niệm. Đúng như triết gia Karl Marx, trưóc đây gần hai
tràm năm đã từng tiên đoán, khi viết "Theo đà phát triển của đại công nghiệp,
việc tạo ra của cải trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao
động đã chi phí... mà phụ thuộc vào việc íùĩg dụng khoa học vào sản xuất", và
"'Tất cả đó là sán phẩm lao động của con người..., đều là sức mạnh đã vật hoá

261
tri thức. Sự phát triển của tư bấn cố định là chỉ số cho thấy tri tỉtức xả hội phổ
biến đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sán xuất trực tiếp, d(> dó
nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện cùa chính quá trình sống của xá hội
đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến".
3.4.2. Kinh tế tri thức trong một thế giới phẳng
Thomas L. Priedman (2006), tác giả cuốn "Thếgim phẳng” (The Worid is
Fỉat - A brief hisrory o f the tweenty - fìrst century) đã đề xuất ý tưởng cho ràng,
Toàn cầu hóa 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm CỈÌO tỉiếgỉới
chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chúng ta
đang sống trong một thể giới phẳng. Theo tác giả này, thế giới đã trải qua ba kỉ
nguyên toàn cầu hóa, bao gổm:
1. Kỉ nguyên toàn cầu hóa thứ I, giai đoạn Ỉ492-1800, khi nhà thám hiểm
Columbus khai thông sự giao lưu giữa thế giới mới và cũ. Đây là kỉ
nguyên toàn cầu hoá 1.0, thế giới từ "kích thưóc lớn" trở thành "kích
thước trung bình". Khi này sức mạnh kinh tế của xã hội loài người, được
đánh giá bằng sức mạnh cơ bắp là chúih.
2. Vào kỉ nguyên thứ II, năm 1800-2000, là kỉ nguyên toàn cầu hóa 2,0, thế
giới từ "kích thưóc trung bình" trở thành cỡ nhỏ. Vào giai đoạn này, sức
mạnh kinh tế của các quốc gia dược đánh giá khởi đầu bằng sức mạnh
cơ giới, và sau đó chuyén sang sức mạnh thông tin, mạng toàn cầu. Lúc
này cáp quang và phiên bản dầu tiên của thông tin mạng w w w (Worrld
Wide Web), chúng kiến sự hình thành của nẻn kinh tế giao dịch toàn
cầu. ỉntermet iàm cơ sở cho thương mại điện tử ra đời.
3. Kỉ nguyên thứ III, kỉ nguyên toàn cầu hóa 3.0, bắt đầu từ khoảng năm
2000 tói nay. Đây là k i nguyên toàn cẩu hóa đã làm thế giới co lại, một
thế giới tạo ra đồng thời cơ hội cộng tác và cạnh tranh cho mỗi cá nhân.
Mỗi quốc gia khi tham gia vào cuộc cách mạng tri thức toàn cầu là để học
tập các nước khác nhằm xây dựng chiến lược cho riêng mình, phù hợp với đặc
điểm của riêng mình và với bối cảnh chung của quốc tế. Chiến lược đó không
phải chỉ là nói vể công nghệ cao, không phải chỉ nói về công nghệ thông tin và
truyẻn thông mà là nói vế làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nhất tri thức cho
toàn nền kinh tế và cho toàn xã hội. Nó đòi hỏi phải có sự tương tác tốt hơn
giữa chính sách, thể chế, công nghệ, người dân và chính phủ. Đó là đưa tri thức
đến cho mọi người, từ ngưòi nông dân, công nhân, cho doanh nghiệp và cho cơ
quan quản lí nhà nước, góp phần tăng chất lượng và nàng lực cạnh tranh.

262
Khi thông tin được con người thu nhận, xử lí, giúp con người nhận thức,
hiểu biết về thế giới khách quan, vận dụng vào trong hoạt động thực tiẻn và
nâng cao được kĩ năng, khi đó thông tin biến thành tri thức. Các nưóc đang phát
triển, nước đi sau cần có chiến iược để sử dụng các tri thức vốn có, cùng các tri
thức mới để tăng cường năng lực trong những khu vực truyền thống của mình,
ĩỉằng cách đó tạo ra những khu vực mới có tính cạnh tranh cao, để khai thác các
cơ hội, để đi tắt đón đầu và đuổi kịp các nước phát triển.
ở đây cần chú ý rằng, tri thức cho một xã hội tri tliức bao hàm ý nghĩa rộng
hơii, ichông chỉ là tri thức công nghệ, mà còn bao gồm cả tri thức về vãn hoá -
xã hội, về quản lí và xây dựng chính sách. Các chuyên gia thường phân biệt hai
dạng tri thức, là tri thức tiềm ẩn và tri thức mã hoá. Để có được tri thức tiềm ẩn
cần thông qua việc học tập, tiếp nhận và xử lí thông tin. Đặc biệt là thông qua
việc lích luỹ và vận dụng từ thực tiễn và kinh nghiệm. Nếu tri thức tiềm ẩn là cơ
sỡ của năng lực sáng tạo, đồng thời là kĩ nàng của con người; thì tri thức mã
hoá, hay còn gọi là tri thức hiển thị, chính là khối tri thức đã được thể hiện dưới
dạng ấn phẩm, tệp điện tử {Fìle), đĩa CD v.v... Nhờ đó mà con người, thông qua
các công cụ của thế giới phẳng, như công cụ tìm kiếm (Google), phần mềm xử
lí công việc (Work Flow)y khả nãng đưa lên hay tải về từ mạng ịỤploading hay
Downhading) dùng từ điển (Wikipedia) v.v..., để có thể thu thập hay truyền bá
thòng tin đến rất nhiều người. Với sự phát triển cồng nghệ thông tin, tri thức mã
hoú tăng nhanh, trí thức tiềm ẩn của con người phát triển qua tiếp thu tri thức
mã hoá (học tập) và hoạt động thực tiễn. Nàng lực lựa chọn thông tin, xử lí và
giải mã thông tin, cũng như học tập những kĩ năng mới, bỏ đi những kĩ nẳng cũ
là rất cần thiết. Chỉ có thông qua việc học tập mới có thể tích luỹ tri thức tiềm
ẩn cần thiết để cho tri thức mã hoá trên các phương tiện công nghệ thông tin
đem lại lợi ích nhiều nhất.

263
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Bùi Huy Đáp, 1960: Chủ nghĩa duy vật trong Ịịch sử sinh vật họCs Nxb
Sự thật. H.. 1-212 tr.
2. Đào Thế Tuấn, 1984: Hệ sinh thái nông nghiệp, Nxb Khoa học và Kĩ thuật,
H., 1-174 tr.
3. Dương Hữu Thời, 2000: Cơ sà Sinh thái học, Nxb ĐHQG Hà Nội, H.,
1-347ir
4. Priedman L. Thomas, 2006: Thế giới phẳng - Tóm lược Lịch sử T hế giới
Thể kỉ 21, Nxb Trẻ dịch và Xuất ban, H., 1-814 tr.
5. Hoàng Duy Chúc, 2004: Tập bài giảng Môi trường và Con người (Sinh thái -
Nhân văn), Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Giáo dục Chính trị, H., 1-62 tr.
(bản in vi tính).
6. Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo (Cb), 1995: Một số vấn đê' Sinh thái
nhân vân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, H., 1-287 tr.
7. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, 2003: Hội thảoKinh tế
trí thức Khoa học và Thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, H., l-398tr.
8. Mác, Ảng-ghen, Lê-nin bàn về Sinh vật học, 1961, Nxb Sự thật, H., 1-170 tr
(Bùi Huy Đáp sưu tập).
9. Nguyễn Đình Khoa, 1987: Môi trường sống và con người, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, H., 1-195 tr.
10. Nguyễn Hữu Vui, Nguyên Ngọc Lx)ng (Đổng chủ biên), 2003: Giâotrình
triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, 1-621 tr.
11. Nguyễn Như Hiền, Vũ Xuân Dũng, 2007: Sinft học cơ thể, Nxb Giáo dục,
H., 1-243 tr.
12. Nguyễn Xuân Kúih, 2009: Con người, Môi trường và Văn hoá, Nxb
Khoa học Xã hội, H. 1-356 tr.
13. Phillips w . & Chilton T., 2002: Sinh học, Hà Nội, Tập I & II, Nxb
Giáo dục, 1-340 & 1-320 tr (Nguyễn Bá và ctv. dịch).

264
14. Trần Kiên (Cb), Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn, 1999: Sinh thái học và
nôi trường, Nxb Giáo dục, H., 1-247 tr.
15. Trần Lê Bảo (Cb), 2001: Văn hỏa Sinh Iliái nhãn vân, Nxb Văn hóa -
Thông tin, H., 1-222 tr.
16. Vili c . Đẽ Thiơ V., 1979; Các ngiivén lí vủ quá trình sinh học, Tập I và 2,
Nxb Khoa học và Kĩ thuật, 1-344 tr. & 1-244 tr (Nguyễn Như Hiền và
c.v. dịch).
17. Vũ Minh Tâm, 2002: Vãn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thốììg tự nhiên,
con người, xã hội - Tạp chí Khoa học xã hội.
18. Vũ Quang Mạnh, 1994: Sinh thái học người, Chuyên đề Sau đại học,
Trường ĐHSP Hà Nội I & ƯNFPA/ƯNDP/P.VIE/ 88.P.10 Xuất bản,
F., 1-88 tr.
19. Vũ Quang Mạnh, 2000: Tập tính học động vật, Nxb Giáo dục, H., 1 -103 tr.
20. Vũ Quang Mạnh, 2003a: Sinh thái học đất, Nxb ĐHSP Hà Nội, H., 1 - 265 tr.
21. \ ũ Quang Mạnh, 2003b: Con người trong sự phát triển của Sinh quyển,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Trung tâm Xã hội học, H., 3-58 tr. (bản in
\ i tính).
22. Vũ Trung Tạng, 2001: Cơ sở Sinh tỉtái học, Nxb Giáo dục, H., 1-263 tr.
23. vww.InterferonSource.com: Related Stories - Human Genome ShoH’s Proof
( / Recent Evoìution, Survey Finds (March 8,2006).
24. www.InterferonSource.com: Related Stories - Himan, Chimp Ancestors
Ịựay Have Mated, DNA Siiggests (May 17, 2006).
25. vww.InterferonSource.com: Related Stories - Orangutans May Be Closest
Euman Reỉaíives, Not Clìimps (June 23. 2009).
26. Arler, Finn (ed.), 2002: Human0kologi: Milj0, teknoỉogi og sainýund,
/\aiborg University Press.
27. B^esley J.B. (eđ.), 1966: Human Ecology, London-NY, 1-472 p.
28. Bx>nfenbrcnner, ư., 1979: The Ecologỵ of Htiman Development: Experiments
bf Nature and Design. Cambridge, MA: Harvard ưniversity Press. (ISBN
Ơ674-22457-4)

265
29. Brooks Hanson. Light on the Origin of Man. Science, 2009; DOI;
10.1126/science.326_60a.
30. Buttel, Prederick H. (1986). "Sociology and the Environment: The Winding
Road toward Human Ecology," ỉntemaíionaỉ Social Science Journal 38:
337-356.
31. Drucker, p.p., 1994: 'Knowlecige Work and Knowledge Society: The Soàal
Transỷormations o f this Century, Lecture gi ven at the John F. Kennedy
School of Government, Harvard ưniversity.
32. Ehrlich P.R., R.w. Holm, I.L. Brown, 1976: Bioiogỵ and Society, McGraw-
Hill Comp., New York, l-564p.
33. Ehrlich, P.R, Ehrlich, Anne H., Holdren, John p„ 1973: Human Ecoỉơgy:
Probỉems and Solutions. San Prancisco: Preeman.
34. Puente, A.D. and Ciccone, A., 2002: Human Capital in a Global and
Knowledge-Based Economy. Luxembourg: Office for Official Publications
o f the European Commitnities.
35. Gasenko O.G., (Ed.), 1980: Ecological Physiology o f Htiman, Naưka,
Leningrad, l-548p. (in Russian).
36. Godin, B., 2006: 'The KnowIeđge-Based Economy; Conceptual Framework
or Buzzword?', Jownal ofTechnology Transỷer 31(1): 17 - 30.[CrossRef]
37. Gross, Matthias., 2004: "Human Geography and Ecological Sociologj: The
ưnfolding of a Human Ecology, 1890 to 1930 - and Beyond," Sociaỉ
Science History 28 (4): 575-605.
38. Gulubov G.P., V.N. Vankov, 1986: Human Anatomy, Med, & Phis. Piubl,
Sofía, l-673p. (in Bulgarían).
39. Harríson G.A., J.M. Tanner, D.R. Hlbean, P.T. Baker, 1988: Human Bhỉogy,
Oxíord Sci. Publ., NY. Tokyo. 1-568 p.
40. Hawley A.H., 1950: Hiiman Ecology - A theory o f Commimity StrwíMre,
Ronald Press, New York, xvi + 459 pp.
41. Kupchella Ch.E., M.c. Hyiand, 1989: Environmenkiỉ Science - Living vinhin
the System o f Nature, Allin and Đacon Publ., Boston - London - Sycney -
Toronto, l-637p.

266
42. Last, John. M. (1998): Hiiman Ecology and Public Health, McGravv-Hill.
43. Odum E.P., 1983: Basic Ecology, Saunder College Publishing (in Rusian,
1986), "Mir", Moscova, 1-328 & 1-376.
44. OECD, 2002: Measuring the Information Econom\' 2002. Paris: OECD.
45. Staư Cecie, 2000; Biology - Concepts and Applications, Brooks/Cole, 4-th
Ed., 1-788 pp.
46. Villee C.A. et all., 1989: Biology, Saunders College Publ., Philadelphia...,
l-1412p.
47. http://www.khoahoc.com.vn: Evolution of the second orangutan: phylogeny
and biogeography of hominid origins. loumal of Biogeography, 2009).
48. http://www.sciencedaili.com /releases/2009/10/091001110548.htm: Brooks
Hanson. Light on the Origin of Man. Science, 2009; DOI: 10.1126/ Science.
326 _60a

267

You might also like