You are on page 1of 38

ĐỀ CƯƠNG THI MỸ HỌC

Câu 1. Mỹ học là gì? Hãy trình bày về mục đích, đối tượng, nội dung, phương
pháp nghiên cứu của mỹ học và ý nghĩa của việc học môn này?

Mỹ học là một khoa học nằm trong hệ thống các khoa học triết học. Mỹ học nghiên
cứu những quy luật cơ bản và phổ biến nhất của đời sống thẩm mỹ, cụ thể là những
quy luật chung của các mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, những
quy luật chung của nghệ thuật với tư cách là hình thái biểu hiện tập trung nhất mối
quan hệ thẩm mỹ ấy.

Mục đích

Về kiến thức

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản như: nhũng vấn đề lý luận
cơ bản: - Đời sống thẩm mỹ

- Quan hệ thẩm mỹ và nghệ thuật dưới góc độ thẩm mỹ.

Về kĩ năng

- Nắm được hệ thống các vấn đề mỹ học.


- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ, đánh giá, và sáng tạo thẩm mỹ
nói chung, nghệ thuật nói riêng.
- Có khả năng vận dụng những hiểu biết về môn học gắn với một số
ngành đào tạo ở trường.

Về thái độ

- Xây dựng cho sinh viên có tình cảm thẩm mỹ tinh tế, thị hiếu thẩm mỹ
lành mạnh, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và nhu cầu thẩm mỹ trong sáng.
- Xây dựng con người phát triển hài hoà cả về trí – đức – thể - mỹ.

Đối tượng
nghiên cứu chính là những quy luật chung của đời sống thẩm mỹ.

- Quan hệ thẩm mỹ trong đời sống hàng ngày.


- Quan hệ thẩm mỹ trong nghệ thuật.

Nội dung

Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học. Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học
như là những công cụ của tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm
mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật. Mỹ học nghiên cứu nghệ thuật như là một
lĩnh vực thẩm mỹ.
Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp cơ bản được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu là: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống nhất lịch sử
- logic, phương pháp hệ thống - cấu trúc…

Ý nghĩa của môn học

- Đối với cá nhân


+ Cá nhân luôn có nhu cầu cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp, hầu hết đó
là những hành động mang tính tự phát.
+ Để hoạt động thẩm mỹ đạt hiệu quả, chất lượng cao, con người cần có
những tri thức khoa học về đời sống thẩm mỹ.
- Đối với người cán bộ
+ Cầu nối giữa hoạt động sáng tạo thẩm mĩ và cảm thụ thẩm mĩ, giữa hoạt
động sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật.
+ Nhiệm vụ quản lí, bảo tồn, lưu giữ, phân phối và truyền bá các giá trị thẩm
mĩ tốt đẹp mà nhân loại đã tạo ra.
+ Người đảm nhiệm chức năng chính trong việc giáo dục thẩm mỹ nói
chung.
=> Những tri thức khoa học về đời sống thẩm mĩ sẽ giúp họ làm tốt hơn
trọng trách đó với cộng đồng.
Câu 2: Hãy làm sáng tỏ nguồn gốc đời sống và nguồn gốc lí luận của mỹ học? Từ
đó hãy xác định đối tượng nghiên cứu của mỹ học Mác - Lênin, lịch sử vấn đề và
tình hình nghiên cứu hiện nay?

Nguồn gốc đời sống

Bắt nguồn từ quan niệm đẹp – xấu của con người. cái đẹp là cái hài hoà, hợp lý,
mang lại nguồn khoái cảm, thích thú cho con người, cái xấu là cía trái ngược lại với
cái đẹp. tuy nhiên xấu và đẹp có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.

Ngoài ra nó còn xuất phát từ Nhu cầu thẩm mỹ của con người.
Nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức, cảm thụ cái đẹp.
Nhu cầu muốn tự khẳng định mình là hiện thân của cái đẹp.
Nhu cù được trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo cái đẹp.

Vị trí của cái đẹp: Chi phối mọi hoạt động sống của con người.
Góp phần quan trọng để tạo nên hiệu quả của các hoạt động thực tiễn. Mọi hoạt
động đều vươn tới sự hoàn thiện và hoàn mỹ.

Nguồn gốc lý luận

Karl Marl viết trong bản thảo kinh tế - triêt học (1844) viết : con vật chỉ xây dựng
theo kích thước của bất kì loài nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu
của mình vào đối tượng. do đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái
đẹp.

Con người sản xuất ra toàn bộ thế giới mang tính toàn diện sản xuất ngay cả khi
không có nhu cầu.
Con vật sản xuất, nhưng sản xuất của nó chỉ đáp ứng nhu cầu của loài, gắn với cơ
thể, mang tính phiến diện.

Con người có thể tự do đối diện với sản phẩm của mình.
Con vật bị chi phối bởi nhu cầu thể chất trực tiếp.

Con người sản xuất theo thước đo của bất kì giống loài nào, luôn biết áp dụng một
thước đo thích ứng với đối tượng.
Con vật chỉ sản xuất theo kích thước giống loài của nó

 Con người “luôn luôn cải biến thế giới theo quy luật của cái đẹp”.

Đối tượng nghiên cứu của mỹ học mac – lenin

Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tiền đề sự phát triển
phong phú, đa dạng của đời sống văn hoá thẩm mỹ của thế giới mà phần tập trung
cao nhất của nó là tình hình hoạt động văn hoá nghệ thuật được phản ánh một cách
sâu rộng, nhanh nhạy kịp thời, sinh động qua các phương tiện thông tin đại chúng
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, có thể thấy mỹ học phải nghiên cứu mặt thẩm mỹ
của đời sống xã hội.
Mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội là biểu hiện quan hệ thẩm mỹ của con người với
hiện thực. Hai phương diện đối lập nhau trong quan hệ thẩm mỹ nay là khách thể
thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. Chúng tác động qua lại lẫn nhau ở trình độ cao nhất,
tập trung nhất trong nghệ thuật. Do đó, nghệ thuật như phương thức và kết quả cao
nhất của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.
Khách thể thẩm mỹ mà mỹ học quan tâm nghiên cứu bao gồm các hiện tượng thẩm
mỹ và các phạm trù mỹ học như kết quả nhận thức các hiện tượng thẩm mỹ ở trình
độ cao nhất, những mối liên hệ chung nhất, bản chất nhất của các hiện tượng thẩm
mỹ như các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả.
Chủ thể thẩm mỹ mà mỹ học khảo sát là con người vào thời khắc mà con người
dường như bước ra khỏi các quan hệ thực tế – thực dụng và đắm mình vào các hoạt
động thưởng ngoạn, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. Những khách thể mà
chủ thể nhằm tới mang tính tự do, không lệ thuộc bởi các ràng buộc thực dụng, vụ
lợi bên ngoài mà chủ yếu trên cơ sở của tình cảm thoả mãn, những khoái cảm tinh
thần. Vì thế, mỹ học khái quát những nét căn bản về bản chất chủ thể thẩm mỹ, tức
là ý thức thẩm mỹ cùng với các yếu tố cơ bản của nó như tình cảm thẩm mỹ, thị
hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ …
Nghệ thuật là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được nhiều kiểu dạng hoạt
động lý luận quan tâm đến như: sử học, xã hội học. Mỗi kiểu dạng lý luận nói trên
do mục đích nghiên cứu khác nhau, những vấn đề của nghệ thuật và đánh giá chúng
cũng theo các cách không hoàn toàn giống nhau. Nghệ thuật chiếm một phần quan
trọng nhất trong đối tượng nghiên cứu của mỹ học, nó được xem xét ở hai phương
diện căn bản: bản chất xã hội của nghệ thuật như là biểu hiện các khía cạnh chung
nhất của hoạt động thẩm mỹ và đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật là phương thức,
phương tiện phản ánh.
Như vậy, mặc dù có thể có những phương diễn đạt khác nhau về mỹ học, nhưng
vẫn có nét cơ bản giống nhau đó là quan niệm mỹ học như một khoa học triết học,
nghiên cứu quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, trong đó có cái đẹp là
trung tâm, nghệ thuật là đỉnh cao của quan hệ ấy.
Là một khoa học triết học, mỹ học có quan hệ trước nhất với triết học, nó nhận thế
giới quan, phương pháp luận từ triết học. Đối với các nghệ thuật học, tức là các
khoa học nghiên cứu loại hình nghệ thuật cụ thể tương ứng, mỹ học lại cung cấp
những nguyên lý phổ biến cho chúng. Ngược lại, các nghệ thuật học do bám sát
thực tiễn sinh động, cung cấp cho mỹ học những tài liệu, dữ kiện trong loại hình
nghệ thuật của mình cho mỹ học, từ đó mỹ học có thể khái quát được những xu
hướng vận động và phát triển của đời sống văn hoá nghệ thuật xã hội. Những nhận
định của mỹ học giúp cho triết học xây dựng bức tranh tổng thể bằng các quy luật
về cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mỹ học còn có quan hệ khá mật thiết với các khoa học khác như văn hoá học, tâm
lý học, chính trị học, xã hội học, giáo dục học, tôn giáo học … các quan hệ này dựa
trên cơ sở chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó chính là con người
với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó. Vì thế khi xem xét về bất cứ vấn đề gì,
mỹ học không thể không quan tâm đến những nhận định của các khoa học xã hội
và nhân văn khác về nó.

Mỹ học Mác – Lênin là một hệ thống tri thức hoàn chỉnh với ba mảng chính: lịch
sử sự phát triển tư tưởng mỹ học, lý luận cơ bản và nghiên cứu mỹ học – triết học
ngoài mácxít. Lịch sử tư tưởng mỹ học từ chỗ tìm “mối liên hệ giữa các thời đại” lý
giải sự nảy sinh, phát triển và suy vong của các tư tưởng mỹ học cùng với việc
dựng lại một cách căn bản các hệ thống lý luận cơ bản mới với đối tượng, các phạm
trù, các nguyên lý mới. Trên cơ sở của các nguyên tắc đó mà đánh giá lại những
mặt tích, những khía cạnh còn hạn chế của trường phái mỹ học trong lịch sử.
Câu 3. Trình bày về các chức năng và quan hệ của mỹ học với đời sống và các
khoa học khác? Từ đó cho thấy quan hệ về mặt phương pháp luận giữa triết học,
mỹ học và nghệ thuật?

- Chức năng của mỹ học đối với đời sống : nó tham gia cấu tạo nên môi trường văn
hóa của con người.

1. Mỹ học với triết học.

Nếu so sánh mối quan hệ giữa triết học và mỹ học thì triết học là khoa học
phương pháp luận của mỹ học. Tính chất phương pháp luận của triết học ảnh
hưởng tới mỹ học trên 3 phương diện chủ yếu: bản thể luận, nhận thức luận
và lịch sử.

 Về mặt bản thể luận

- Nhờ cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mỹ học coi các quy
luật cơ bản phổ biến của đời sống thẩm mỹ không phải là quy luật trừu
tượng, chỉ có trong tư duy, mà các quy luật có tính bản thể, tính cơ chất, nằm
ngay trong bản chất của sự vật. Ngay thực thể “người” là một thực thể phức
tạp nhất, thì như Mác đã nói: cơ chất của con người là cơ chất ứng với nhiệm
vụ sáng tạo cái đẹp.

 Về mặt nhận thức luận

- Mỹ học dựa vào phản ánh luận của Lenin khẳng định: ý thức thẩm mỹ chỉ là
sự phản ánh của các hiện tượng, các quy luật thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thông qua cảm xúc thẩm mỹ,
biểu tượng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm
mỹ,thị hiếu thẩm mỹ,quan điểm thẩm mỹ,thông qua nghệ thuật, con người
có thể nhận thức được thế giới bằng con đường nhận thức thẩm mỹ.
- So với nhận thức nói chung, nhận thức thẩm mỹ là có tính đặc thù. Nhận
thức bằng con đường khoa học tự nhiên có thể bỏ qua nhận thức cảm quan,
toàn vẹn của sự vật.
- Nhận thức thẩm mỹ cũng như mọi nhận thức khác, đều dựa trên tiêu chuẩn
của thực tiễn, thực tiễn không chỉ gợi ý cho nhận thức thẩm mỹ mà còn định
hướng hoạt động của nó, là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá nó.

 Về mặt lịch sử

- Ngoài chủ nghĩa duy vật biện chứng, mỹ học còn dựa trên những nguyên lý
cơ bản của duy vật lịch sử để xem xét bản chất xã hội của đời sống thẩm mỹ.
bởi nếu không dựa vào các quan điểm lịch sử không thể nào thấu hiểu các
quy luật phát sinh, hình thành và phát triển mỹ học, sẽ không thể lập được
các tiêu chí để đánh giá tính tích cực và tính lạc hậu của trào lưu mỹ học.
- Không có phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mỹ học sẽ không
thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa trân – thiện – mỹ. Bởi lẽ cái đẹp
bao giờ cũng bắt nguồn từ cái đúng, cái tốt nên cái đẹp bao giờ cũng có tác
dụng định hướng lịch sử con người.

 Như vậy nếu mỹ học không lấy triết học làm cơ sở phương pháp luận của
mình mỹ học sẽ rất xa dời với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác,
và rất dễ trở thành bất lực trước những vấn đề gay gắt đăng đặt ra trong đời
sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật.

2. Mỹ học với đạo đức.

Một trong những tiêu chí để đánh giá cái đẹp là trân – thiện – mỹ. Như vậy
mỹ học không chỉ có quan hệ với khoa học (chân lý) mà còn có quan hệ chặt
chẽ với đạo đức (cái thiện). Mối quan hệ giữa mỹ học và đạo đức học không
chỉ là mối quan hệ tương tác, mà còn là một mối quan hệ chuyển hoá.
Gorơki đã dự báo: “mỹ học là đạo đức của ngày mai”. Như vậy, trong tương
lai cuộc sống con người cành hoàn thiện thì đạo đức cao nhất sẽ là sống đẹp
vê mọi phương diện: ứng xử, lương tâm, danh dự,trách nhiệm, nghĩa vụ,…

Rõ ràng các phạm trù đạo đức đều gắn với phạm trù cái đẹp. Mục đích của
đạo đức là bồi đắp con người hoàn thiện các quan hệ xã hội mang tính văn
hoá cao, nền văn hoá xây dựng trên cơ sở tình thương đồng bào, đồng loại.
Mục đích của mỹ học cũng nhằm hoàn thiện con người ở phương diện nhân
văn sống là sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, chỗ gặp nhau của đạo đức và
mỹ học là cùng hoàn thiện bản chất con người. Chỗ khác nhau là mỹ học lấy
cuộc đấu tranh vì cái đẹp toàn thiện, toàn mỹ, làm trung tâm, thì đạo đức lấy
cuộc đấu tranh chống lại cái ác để nâng đỡ cái thiện làm hạt nhân cơ bản.

3. Mỹ học với tâm lý học.

Mọi nghệ thuật đều là khoa nhân học. Trong khi đó mỹ học là khoa học
phương pháp luận của nghệ thuật thì mỹ học cũng là khoa nhân học. Đáng
chú ý hành động của con người bao gồm hai lĩnh vực cơ bản là hành động
sinh lý và hành động tâm lý. Mỹ học không bỏ qua hđ sinh lý của con người
nhưng trách nhiệm chính của nó là nghiên cứu cái đẹp – tâm lý học. Chắc
chắn các cảm giác, biểu tượng, thị hiếu, tình cảm, lý tưởng,... không có cái
nào hoàn toàn chỉ là sinh học. Sống trong xã hội mọi cảm giác, tri giác, biểu
tượng, thị hiếu, tình cảm đều gắn với, vui, buồn, giận , hờn,… thế có nghĩa
nó trở thành thế giới tinh thần, tình cảm bên trong, có sức sống rung động
mãnh liệt, như vậy nó đã kéo tâm lý học vào lĩnh vực tâm lý thẩm mỹ.

4. Mỹ học với nghệ thuật học.

Nếu triết học là cơ sở phương pháp luận của mỹ học, thì đến lượt nó, mỹ học
trở thành phương pháp luận của các khoa học nghiên cứu nghệ thuật.

Nghệ thuật học ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó chỉ tất cả các khoa học
cụ thể nghiện cứu các ngành nghệ thuật cụ thể. Trong đó có: khoa văn học,
khoa nghệ thuật tạo hình, khoa nghệ thuật sân khấu.
Mối quan hệ giữa mỹ học và nghệ thuật học không chỉ là quan hệ xuôi mà
còn là quan hệ ngược lại. Nhờ những tài liệu của nghệ thuật học (lịch sử
nghệ thuật, phê bình nghệ thuật) những khái quát của mỹ học mới có giá trị.
Câu 4. Quan hệ thẩm mỹ là gì? Các đặc trưng chủ yếu của nó? Phạm trù quan hệ
thẩm mỹ trong mỹ học Mác - Lênin có vai trò và vị trí như thế nào?

Quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ giữa con người đối với hiện thực, là sự liên hệ
tinh thần của chủ thể với khách thể trên cơ sở sự hứng thú không vụ lợi trực tiếp,
được gợi lên bởi khoái cảm tinh thần ở chủ thể khi tiếp xúc với khách thể, xét trên
phương diện thẩm mỹ.

Đặc trưng:

1. Tính chất tình cảm

Căn nguyên của tính chất tình cảm


Bắt nguồn từ phương thức diễn hành của quan hệ thẩm mỹ và sức hấp dẫn
của cấu trúc hình thức – nội dung của khách thể thẩm mỹ.

Biểu hiện của tính chất tình cảm


- Tình cảm không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành quan
hệ thẩm mỹ, mà còn in đậm dấu ấn trong kết quả của quan hệ thẩm mỹ (giá
trị thẩm mỹ).
- Tình cảm không tách rời lý trí. Trí tuệ, học vấn, năng lực tư duy có ảnh
hưởng rất lớn tới độ nông sâu của cảm xúc.
- Tình cảm cá nhân vừa phụ thuộc lại vừa tự do đối với tình cảm xã hội.

 Tính chất biểu hiện sức mạnh, ưu thế đặc biệt của quan hệ thẩm mỹ và
nghệ thuật.

2. Tính chất cảm tính – tính đặc thù của quan hệ thẩm mỹ

Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức;
đánh giá sự vật; hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể;
Trong các hình thái khác của ý thức XH; đặc biệt đối với KH chỉ chú ý đến từng
mặt; từng khía cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng để khám phá những thuộc tính
chung; khái quát phản ánh bản chất chúng.
Trong nhiều loại hình quan hệ nguời với hiện thực thì quan hệ thẩm mỹ là quan hệ
đặc thù. Bởi trong quan hệ này con người nhận thức; đánh giá sự vật; hiện tượng
trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn; cảm tính – cụ thể. Ngược lại; ở khoa học người ta
chỉ chú ý đến từng mặt; từng khiá cạnh nào đó của sự vật; hiện tượng riêng lẻ; cụ
thể rút ra những thuộc tính chung; khái quát; trừu tượng nói lên bản chất của chúng.
Chính vì vậy; chỉ có sự vật; hiện tượng nào có khả năng tác động vào giác quan
(thẩm mỹ) mới trở thành đối tượng của quan hệ thẩm mỹ.
Chính do sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan và tính chất nhận
thức; đánh giá sự vật; hiện tượng trong tính toàn vẹn; cảm tính cụ thể của chúng là
một loại đánh giá tình cảm – tư tưởng. Do đó; muốn cảm xúc thụ cảm một cách
thích ứng về mặt thẩm mỹ; thì rất cần phải có một năng lực thụ cảm – cảm tính
phát triển. Muốn thưởng thức âm nhạc phải có thính về âm nhạc; muốn nhận rõ vẻ
đẹp của các hình thái; cần phải có mắt nhìn sắc bén; dồi dào cảm xúc. Ở đây; suy
cho cùng có sự tham gia của tư tưởng; lý trí song hình thức biểu đạt trực tiếp của sự
đánh giá thẩm mỹ là hình thức cảm tính – cụ thể bằng tình cảm (cảm nghĩ – cảm
xúc)
Trước sự tác động của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan con người mới bộc lộ
một tình cảm nhất định. Trước cái đẹp – vui sướng; trước cái xấu – bực tức; căm
ghét. Tính tình cảm là tính chất đặc thù của quan hệ thẩm mỹ.

3. Tính chất xã hội – tính nhân văn của quan hệ thẩm mỹ

Một tính chất quan trọng của quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực là tính
chất xã hội của nó. Đối tượng của phán đoán thẩm mỹ là tất cả những gì mà con
người quan tâm đến trong cuộc sống; điều này làm cho quan hệ thẩm mỹ có tính
chất xã hội. Cơ sở; động lực; tiêu chuẩn của đánh giá thẩm mỹ; đề được phản ánh
bởi những nhu cầu; lợi ích; lý tưởng thẩm mỹ và bị quyết định bởi hoạt động thực
tiễn xã hội của các chủ thể đánh giá khác nhau.
Tính chất xã hội của quan hệ thẩm mỹ biểu hiện ở tính lịch sử; tính giai cấp; tính
dân tộc và thời đại.
– Tính lịch sử của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ thay đổi; phát triển cùng với
sự phát triển của lịch sử xã hội nhất định. Chính vì vậy trong lịch sử hình thành và
phát triển của mỹ học đã làm xuất hiện; tồn tại và phát triển các trường phái mỹ học
khác nhau khi phản ánh quan hệ thẩm mỹ đối với hiện thực.
Nghiên cứu tính lịch sữ của các quan hệ thẩm mỹ thấy được tính lịch sữ của các
quan điểm mỹ học; mặt khác thấy được tính hệ thồng của lịch sử tư tưởng mỹ học.
– Tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ. Quan hệ thẩm mỹ mang tính giai cấp. Không
thể nói tình cảm thẩm mỹ; thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp
này đồng nhất với tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của một giai cấp khác.
Thị hiếu thẩm mỹ của giai cấp địa chủ; thị hiếu của giai cấp nông dân; tư sản và
công nhân cũng khác nhau. Bởi vì; quan điểm về tình cảm; thị hiếu và lý tưởng
thẩm mỹ của mỗi một giai cấp đều phản ánh những điều kiện kinh tế – xã hội cụ
thể khác nhau.
Trong xã hội có giai cấp thì mỹ học có tính giai cấp. Bởi những tư tưởng mỹ học
đều phản ánh và bảo vệ lợi ích cho những giai cấp khác nhau.
Nghiên cứu tính giai cấp của quan hệ thẩm mỹ để thấy được quá trình đấu tranh tư
tưởng của các giai cấp khác nhau. Đặc biệt vai trò của hệ tư tưởng thống trị đối với
sự phát triển văn hóa – nghệ thuật.
– Tính dân tộc của quan hệ thẩm mỹ. Ở các dân tộc khác nhau; mối quan hệ thẩm
mỹ cũng không thể không mang tính dân tộc. Cái đẹp; cái xấu; cái bi; cái hài cái
cao cả có một số nét chung của nhân loại nhưng nó vẫn mang tính độc đáo của từng
dân tộc; làm cho bản sắc văn hoá của các dân tộc cũng khác nhau.
Do trình độ phát triển xã hội khác nhau và các phong tục tập quán khác nhau đã tạo
nên các quan hệ thẩm mỹ; nhu cầu; tình cảm; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ khác
nhau.
Sự khác nhau về các quan hệ thẩm mỹ của các dân tộc không chỉ khác nhau
về trình độ; mà còn khác nhau về hệ giá trị.
Phạm trù quan hệ thẩm mỹ trong mỹ học Mác - Lênin có vai trò và vị trí

- mỹ học Mác – Lênin, cái thẩm mỹ được coi là một “siêu” phạm trù vì chính
nó đã mang lại tên gọi cho khoa học mỹ học và quy định đối tượng nghiên
cứu của mỹ học. Đối tượng ấy được thể hiện ra ở các phương diện: cái thẩm
mỹ khách quan trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong sáng tạo nghệ
thuật: cái thẩm mỹ chủ quan hay ý thức thẩm mỹ gắn liền với chủ thể thưởng
thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ.
- Mỹ học Mác – Lênin tiếp thu trên tinh thần phê phán các tư tưởng mỹ học
trong lịch sử. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã
khẳng định nguồn gốc, bản chất của quan hệ thẩm mỹ: Quan hệ thẩm mỹ là
kết quả của quá trình hoạt động sản xuất vật chất và đấu tranh xã hội, nó
chính là quá trình phát hiện, cảm thụ các thuộc tính thẩm mỹ của thế giới và
sáng tạo ra những giá trị thẩm mỹ trong đời sống văn hoá nghệ thuật của con
người.
- Mỹ học Mác – Lênin một mặt khẳng định cơ sở khách quan của quan hệ
thẩm mỹ là các hiện tượng thẩm mỹ nảy sinh và tồn tại trong đời sống hiện
thực, mặt khác nhấn mạnh tính chủ động, tích cực của chủ thể thẩm mỹ
trong mối quan hệ với khách thể thẩm mỹ.
- Mỹ học Mác – Lênin còn thừa nhận quan hệ thẩm mỹ mang bản chất xã hội,
ở đó những vấn đề giai cấp, dân tộc, thời đại được phản ánh tương đối đậm
nét
Câu 5. Giá trị thẩm mỹ là gì? Nêu các đặc trưng chủ yếu của nó? Giá trị thẩm mỹ
bao gồm những loại nào? Vai trò định hướng giá trị thẩm mỹ của các loại chủ thể
thẩm mỹ như thế nào?

- Khái niệm giá trị thẩm mỹ :

Giá trị thẩm mỹ là những đức tính nổi bật từ một người, động vật, tác phẩm nghệ
thuật, thời trang, đồ vật, phong cảnh, sự kiện, trong số những người khác, và tạo ra
phản ứng tích cực hoặc tiêu cực hoặc đánh giá cao.

- Các đặc trưng chủ yếu của giá trị thẩm mỹ:

+ Ý nghĩa xã hội, khách quan rộng

+ Giá trị tinh thần – tình cảm

+ Giá trị đánh giá về đối tượng một cách toàn diện cả nội dung lẫn hình thức.

+ Giá trị đa diện (nhiều mặt): bao gồm 2 lượng thông tin cơ bản là thông tin về giá
trị của sự vật và tình cảm của con người dành cho sự vật.

+ Giá trị nghệ thuật : là giá trị của tác phẩm nghệ thuật khi được chủ thể đánh giá
về mặt thẩm mỹ.

Giá trị thẩm mỹ gồm những loại : hài hòa, sự hoàn hảo, cân bằng, trang trọng, tinh
tế, bi kịch, sự tục tĩu, kỳ cục, tầm thường, kinh khủng, làm đẹp, hài kịch, hạnh
phúc, sự tinh tế, áp đặt, vô lý, bí ẩn,….

- Vai trò định hướng giá trị thẩm mỹ của các loại chủ thể thẩm mỹ:

+ Tiêu chí nghệ thuật và thẩm mỹ: Các tác phẩm nghệ thuật được đánh giá về giá
trị thẩm mỹ của chúng, thay vì giá trị công cụ hoặc thực dụng của chúng và mặc dù
vẻ đẹp được coi là một giá trị có thể được làm nổi bật như hình ảnh vật lý, các giá
trị thẩm mỹ đi xa hơn và mở rộng đến trải nghiệm mà chúng ta có thể tạo ra vẻ đẹp,
sự hài hòa, cân bằng và nhiều tính chất khác.

Ngay cả sự vắng mặt của những đặc điểm này có thể được xem xét thông qua các
giá trị thẩm mỹ tiêu cực: dị dạng, không hài lòng, xấu xí.

+ Nghệ thuật và sắc đẹp: Về mặt nghệ thuật, các giá trị thẩm mỹ có trọng lượng đặc
biệt so với cuộc sống hàng ngày và các giá trị thẩm mỹ mà bất kỳ người nào -
không phải là một nghệ sĩ - có thể xác định.
Câu 6: Đời sống thẩm mỹ là gì? Phân tích các đặc trưng và các bộ phận hợp thành
cơ bản của đời sống thẩm mỹ? Hãy đánh giá thực trạng đời sống thẩm mỹ trong
sinh viên Nhân văn hiện nay?

- Khái niệm đời sống thẩm mỹ :

Đời sống thẩm mỹ là tổng thể những hoạt động tinh tế, sinh động thể hiện sự vận
động, phát triển của khả năng sáng tạo, cảm thụ, hiểu biết về cái đẹp và các khía
cạnh thẩm mỹ khác trong tự nhiên, xã hội, tư duy con người ở các xã hội nhất định,
trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

- Các đặc trưng cơ bản của đời sống thẩm mỹ :

+ Hoạt động thẩm mỹ sáng tạo theo quy luật của cái đẹp

+ Tính tình cảm, xúc cảm

+ Tính toàn vẹn, hình tượng, sinh động.

- Các bộ phận hợp thành của đời sống thẩm mỹ: hoạt động quan sát, lắng nghe,
miêu tả, hình dung, gắn với các cơ quan thị giác, thính giác.

- Thực trạng đời sống thẩm mỹ trong sinh viên Nhân văn hiện nay:

Sinh viên Nhân văn từ trước đến nay luôn có tính sáng tạo cũng như luôn có một
đầu óc cảm thụ nghệ thuật tốt. Hiện nay, sinh viên Nhân văn vẫn làm tốt điều ấy,
họ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nên họ
có rất nhiều hoạt động văn nghệ, nghệ thuật sáng tạo, luôn nhanh nhạy, nắm bắt và
hưởng ứng các trào lưu, xu hướng của thế giới. Nhưng bên cạnh đấy, sự cảm thụ
cũng như nhu cầu thưởng thức cái đẹp, nghệ thuật của sinh viên Nhân văn cũng có
sự chi phối bởi tâm lý đám đông, nghĩa là bản thân họ không tự cảm nhận, không tự
sáng tạo mà do bạn bè, những người xung quanh hoặc chịu tác động của dư luận xã
hội, của truyền thông. Vì không xuất phát từ chính bản thân mà là do dẫn dắt nên
có khá nhiều sinh viên có nhận thức chưa sâu chưa tốt về nghệ thuật, ít có sự sáng
tạo, hoạt động quan sát quá thấp. Và đôi khi những sự dẫn dắt ấy có thể làm sai
lệch suy nghĩ, không nhân văn. Điều này thực sự cần phải xem xét và cải thiện,
sinh viên cần phải biết chọn lọc những cái hay, cái tốt.
Câu 7 : Hãy trình bày mối quan hệ giữa các phạm trù nền tảng của mỹ học: quan
hệ thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ?

3 phạm trù nền tảng của mỹ học chính : quan hệ thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ và đời
sống thẩm mỹ. 3 phạm trù này luôn có mối quan hệ gắn kết, tạo tiền đề cho nhau
phát triển. Quan hệ thẩm mỹ bao hàm giá trị thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ. Giá trị
thẩm mỹ là những đức tính nổi bật từ một người, động vật, tác phẩm nghệ thuật,
thời trang, đồ vật, phong cảnh, sự kiện, và tạo ra phản ứng tích cực hoặc tiêu cực
hoặc đánh giá cao. Còn đời sống thẩm mỹ là sự thể hiện của giá trị thẩm mỹ đó, nó
tổng thể những hoạt động tinh tế, sinh động thể hiện sự vận động, phát triển của
khả năng sáng tạo, cảm

thụ, hiểu biết về cái đẹp và các khía cạnh thẩm mỹ khác trong tự nhiên, xã hội, tư
duy con người ở xã hội. Và từ đó nảy sinh ra quan hệ thẩm mỹ, tạo ra mối quan hệ
giữa con người đối với hiện thực, là sự liên hệ tinh thần của chủ thể với khách thể
trên cơ sở sự hứng thú không vụ lợi trực tiếp, được gợi lên bởi khoái cảm tinh thần
ở chủ thể khi tiếp xúc với khách thể, xét trên phương diện thẩm mỹ. Nếu giá trị
thẩm mỹ cùng quan hệ thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người thì đời
sống thẩm mỹ và quan hệ thẩm mỹ cùng con người nhận thức, cùng phán đoán,
đánh giá sự vật, hiện tượng trong sự tồn tại ở tính toàn vẹn, nó cảm thụ và phán
đoán thẩm mỹ tất cả những gì mà con người quan tâm đến trong cuộc sống, điều
này làm cơ sở, tiêu chuẩn cho đánh giá thẩm mỹ.

Ngoài ra thì giá trị thẩm mỹ còn là một giá trị tinh thần – đây là tính nổi bật của
quan hệ thẩm mỹ.
Câu 8 : Hãy phân biệt và mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm “khách thể thẩm
mỹ”, “đối tượng thẩm mỹ” và “đối tượng của mỹ học”?

- Phân biệt khái niệm “khách thể thẩm mỹ”, “đối tượng thẩm mỹ” và “đối tượng
của mỹ học”:

+ Giống nhau : cái đẹp đều giữ vị trí trung tâm trong cả 3 khái niệm này, đều thể
hiện nhận thức khái quát của con người trong nghệ thuật.

Khách thể thẩm mỹ có tính cách tương đương với đối tượng thẩm mỹ.

+ Khác nhau : Khách thể thẩm mỹ là một phương diện hợp thành mối quan hệ thẩm
mỹ của con người với thế giới hiện thực khách quan, nó đi sâu tìm hiểu về 4 phạm
trù là cái đẹp, cái bi, cái hài và cái trác tuyệt.

Còn đối tượng của mỹ học là nhu cầu về cái đẹp, tình cảm của cái đẹp, về thị hiếu
về cái đẹp, lý tưởng thẩm mỹ về cái đẹp là đối tượng của mỹ học. Nó bao quát cả
khách thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.

- Mô hình hóa quan hệ :

Đối tượng của mỹ học : A

Khách thể thẩm mỹ : B

Đối tượng thẩm mỹ : C


Câu 9. Hãy nêu bản chất của Cái Đẹp? Tại sao “Cái Đẹp” lại là phạm trù cơ bản và
trung tâm của mỹ học Mác - Lênin? Cái đẹp được tạo thành bởi các yếu tố nào? Có
mấy loại cái đẹp và ý nghĩa của chúng trong đời sống mỗi người?

Bản chất của cái đẹp

Quan điểm cái đẹp của các nhà Hy Lạp cổ đại:

- Aristoetles: Cái đẹp bắt nguồn từ thuộc tính tự nhiên của sự vật, chưa đựng
sự cân đối, hài hoà.
- Platon: Cái đẹp chỉ có ở thế giới ý niệm.

Quan niệm về cái đẹp trong xã hội trung cổ (xã hội phong kiến Tây Âu):

- Phủ nhận cái đẹp trần thế


- Cái đẹp chỉ có ơ thượng giới, vườn địa dàng.

Quan điểm của mỹ học dân chủ cách mạng Nga

“Cái đẹp là cuộc sống. Một thực thể đẹp là thực thể trong đó ta nhìn thấy cuộc sống
đúng như quan niệm của chúng ta; một đối tượng đẹp là đối tượng trong đó cuộc
sống được thể hiện hay là nó nhắc ta nghĩ tới cuộc sống.

Secnusevxky
- luận văn tiến sỹ Quan hệ thẩm mỹ của nghệ
thuật đối với hiện thực

- Bản chất của cái đẹp là tạo ra cho con người một cảm giác hoan hỉ trong
sáng như ta gặp mặt người yêu.
- Thừa nhận tính khách quan của cái đẹp, đánh giá cao vai trò của nó với đời
sống xã hội. Cái đẹp là sự đánh giá giữa hai mặt khách quan và chủ quan

Bản chất cái đẹp theo quan điểm mỹ học Marx – Lenin:

- Cái đẹp tồn tại khách quan: cái đẹp phải hàm chứa các thuộc tính vốn có tác
động vào con người tạo nên cảm xúc thẩm mỹ.
- Cái đẹp trong quy luật hài hoà:
+ Hài hoà là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên cái đẹp.
+ Hài hoà là thuộc tính tự nhiên các sự vật, hiện tượng.
+ Hài hoà là sự thống nhất và đấu tranh của các yếu tố, các bộ phận trong sự
vật.
- Đẹp trong các chỉnh thể toàn vẹn: Mọi cái đẹp đều tồn tại trong chỉnh thể
toàn vẹn nên cái đẹp gắn liền với các chỉnh thể, không có cái đẹp đứng bên
ngoài chỉnh thể.
- Cái đẹp vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan: Cái đẹp tồn tại
trong cấu trúc hai chiều khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan ngày càng
được mài dũa tinh tế thì khả năng thẩm định cái đẹp càng chính xác.
- Cái đẹp mang bản chất xã hội: Cái đẹp luôn biến đổi cùng với sự biến đổi
của lịch sử xã hội.

Cái đẹp luôn luôn là phạm trù giữ vị trí trung tâm:

- Cái đẹp khái quát các hiện tượng có phạm vi biểu hiện rộng nhất: trong tự
nhiên, xã hội, con người.
- Cái đẹp được coi là chuẩn mực để bình giá các hiện tượng thẩm mỹ khác
- Cảm xúc trước cái đẹp là nền tảng cho các loại cảm xúc khác của con người.

Cái đẹp được tạo thành bởi 3 yếu tố:

- Hình thưc hấp dẫn.


- Nội dung tích cực, lành mạnh.
- Cấu trúc hài hoà.

Có 3 loại cái đẹp:

- Cái đẹp hoàn mỹ: Nội dung và hình thức thống nhất và hoà hoà với nhau
- Cái đẹp chưa hoàn thiện: Hình thức đẹp nhưng nội dung chưa đẹp.
- Cái thiện
Câu 10: Hãy nêu bản chất và các hình thức tồn tại của Cái xấu? Cái bi và cái hài có
quan hệ như thế nào với cái đẹp, cái xấu? Cho ví dụ minh họa. Nghệ thuật phản ánh
những loại cái xấu nào và bằng cách nào?

Cái Xấu.

Hầu như trong mọi thế kỉ các nhà triết học và nghệ sĩ đã viết ra những ý tưởng của
họ về cái đẹp, tuy nhiên có rất ít những văn bản quan trọng quan niệm về cái xấu,
một trong số đó có cuốn Mĩ học về cái xấu xí viết năm 1853 của Karl Rosenkrantz.
Tuy nhiên, cái xấu xí luôn được trình bày như cái nền để tôn cái đẹp lên – như
Người đẹp và Quái vật mang nhiều hình thức. Điều này có nghĩa là, một khi bạn
đặt ra tiêu chuẩn cho cái đẹp, thì một tiêu chuẩn tương ứng cho cái xấu gần như
luôn tự động xuất hiện: “Chỉ cái đẹp có trật tự đối xứng,” Iamblichus nói với chúng
ta trong Cuộc đời của Pythagoras, và “ngược lại, cái xấu làm rối loạn sự đối xứng.”
Thomas Aquinas dạy rằng ba phẩm chất cần thiết để có vẻ đẹp – trước hết là tính
toàn vẹn hoặc hoàn hảo – vì thế những thứ không hoàn thiện chính là do chúng bất
toàn, “là xấu xí”. William Auvergne nói thêm: “Chúng ta cho rằng một người có ba
mắt hoặc một mắt là xấu xí.”

Do đó, cũng giống như cái đẹp, cái xấu là một khái niệm tương đối.

Sự xấu xí đã được Marx định nghĩa rất rõ trong Bản thảo kinh tế và triết học viết
năm 1844 như một thứ chỉ có nghĩa khi thiếu tiền bạc hoặc thiếu quyền lực, như
chúng ta hiểu những lời của ông. Marx viết:

“Tôi xấu xí, nhưng tôi có thể mua cho mình người đàn bà tuyệt đẹp. Vì thế, tôi
không xấu xí, vì tác dụng của xấu xí vốn là trở ngại nhưng đã được đồng tiền làm
cho vô hiệu. Xét về đặc điểm cá nhân thì tôi là người què quặt, nhưng tiền cung cấp
cho tôi hai mươi bốn chân. Vì vậy tôi không què quặt. Tôi xấu xa, bất lương, vô
lương tâm, ngu ngốc; nhưng tiền được tôn thờ, vậy cũng như thế với người sở hữu
tiền… Tôi đần độn, nhưng tiền là bộ não thực sự của tất cả mọi thứ, thế thì người
có tiền làm sao đần độn được? Ngoài ra, hắn có thể mua cho mình cả những người
thông minh, thế chẳng phải kẻ có thế lực đối với những người thông minh lại không
thông minh hơn họ hay sao?”

Về điểm cuối cùng này, không phải lúc nào cũng đúng – nhiều người có tiền chỉ
mua được những kẻ ngu ngốc – nhưng đó là câu chuyện khác. Vì vậy, qua nhiều
thế kỉ, đã có nhiều văn bản về tính tương đối của cái xấu và cái đẹp. Vào thế kỉ 13,
Jacques de Vitry viết: “Có lẽ những người khổng lồ một mắt (cyclopes) ngạc nhiên
trước những người có hai mắt, như chúng ta… khi đánh giá người Ethiopia da đen
xấu xí, nhưng trong số họ, người có da đen nhất được coi là đẹp nhất ”. Vài thế kỉ
sau, Voltaire viết: “Hỏi một con cóc đực xem vẻ đẹp là gì… nó sẽ trả lời rằng cóc
vợ của nó là xinh đẹp, với đôi mắt to lồi ra từ cái đầu nhỏ, cổ họng lớn và phẳng,
tấm lưng màu nâu… Hỏi con quỷ: nó sẽ nói với bạn rằng vẻ đẹp là cặp sừng, bốn
móng và cái đuôi."
Khi Darwin viết rằng những cảm giác khinh miệt và ghê tởm được thể hiện theo
những cung cách giống nhau ở hầu hết các nơi trên thế giới – "Sự ghê tởm tột độ
được thể hiện qua những cử động quanh miệng giống hệt với những động tác sắp
nôn mửa" – ông nói thêm, ở Tierra del Fuego, một người bản xứ chìa tay ra để cảm
nhận “miếng thịt (hộp) mà tôi đang ăn tại lán trại, và rõ ràng y tỏ ra vô cùng kinh
tởm trước độ mềm của nó; trong khi tôi lại cảm thấy vô cùng kinh tởm khi thức ăn
của

mình bị một kẻ dã man trần truồng chạm vào, mặc dù bàn tay y không có vẻ gì là
bẩn thỉu”.

Có những cung cách phổ quát phản ứng của con người trước cái đẹp hay không?
Không, bởi cái đẹp là sự vô tư (detachment), không có dục cảm (passion). Ngược
lại, xấu là dục cảm. Chúng ta hãy cố gắng hiểu điểm này, dựa trên những quan sát
trước đây của những người khác rằng không thể có phán đoán thẩm mĩ về cái xấu.
Nói cách khác, một phán đoán thẩm mĩ bao hàm sự vô tư. Tôi có thể xem một vật
là đẹp ngay cả khi không có cảm xúc mình phải sở hữu nó. Tôi dập tắt đi những
dục cảm của mình. Tuy nhiên, dường như sự xấu xí bao hàm một dục cảm – cụ thể
là sự ghê tởm hoặc cự tuyệt. Vậy làm sao có thể có phán xét thẩm mĩ về cái xấu
nếu không có khả năng vô tư?

Có lẽ có cái xấu trong nghệ thuật và cái xấu trong đời sống. Có sự phán đoán về cái
xấu như là không tương ứng với lí tưởng về cái đẹp, chẳng hạn khi chúng ta nói
rằng một bức tranh vẽ một bình hoa là xấu. Ai đã vẽ nó? Hitler. Chúng ta đang nói
về một tác phẩm của Hitler thời trẻ. Thay vào đó là phản ứng cuồng nhiệt đối với
những gì chúng ta cho là khó chịu, khó ưa, gớm, ghê tởm, kì cục, khiếp, đáng ghét,
tởm, đáng sợ, đáng khinh, quái dị, ghê rợn, rợn tóc gáy, tởm lợm, khủng khiếp,
kinh hoàng, gớm ghiếc, vô duyên, méo mó, biến thái, như khỉ, cục súc… (trong từ
điển những từ đồng nghĩa với xấu có nhiều hơn so với đẹp).

Trái với Plato, người nói rằng nên tránh lối thể hiện cái xấu, từ thời Aristotle trở đi,
người ta đã thừa nhận trong mọi thời kì rằng ngay cả cái xấu xí trong đời sống cũng
có thể được miêu tả một cách đẹp đẽ, và điều đó thực sự giúp làm nổi bật cái đẹp
hoặc hỗ trợ một lí thuyết đạo đức nhất định. Và, như Thánh Bonaventure đã nói:
“hình ảnh của ma quỷ là

đẹp nếu đó là một miêu tả tốt về cái xấu.” (virtual diabolo est pulchra, si Bene
repraesentat foed Kate diaboli).

Và vì vậy, nghệ thuật đã phát huy hết khả năng của nó trong việc miêu tả sự xấu xí
của quỷ. Nhưng cuộc cạnh tranh để miêu tả rõ nét sự xấu xí khiến chúng ta hoài
nghi rằng, trên thực tế, một số người, bằng cách nào đó ngầm lấy làm khoái cảm
thực sự trong cái cõi khủng khiếp và không chỉ trong những cảnh tượng khác nhau
về địa ngục. Bạn không thể nói với tôi rằng một số địa ngục được tưởng tượng cốt
để khiến các tín hữu khiếp sợ: chúng cũng được tưởng tượng để cho chúng ta xem
một cú đá hậu rất tuyệt. Nếu chúng ta xem xét các cảnh sự Chiến thắng của thần
Chết, với vẻ đẹp của bộ xương, hoặc bộ phim Cuộc Thương khó của Chúa Kitô của
Mel Gibson, chúng ta có thể thấy sự kinh khủng như một nguồn khoái cảm.
Friedrich Schiller đã viết trong một tiểu luận năm 1792 “Về nghệ thuật bi kịch”:

“Một hiện tượng phổ biến đối với mọi người, rằng những thứ đáng buồn, đáng sợ,
thậm chí là kinh khủng, tác động lên chúng ta một sức quyến rủ không thể cưỡng
lại, và rằng trước một khung cảnh hoang tàn và kinh hoàng, chúng ta cảm thấy lập
tức vừa muốn quay lưng lại vừa bị thu hút bởi hai thế lực ngang nhau… Bất kì câu
chuyện ma nào, dù được tô điểm thêm bằng những tình tiết lãng mạn, đều bị chúng
ta nuốt chửng một cách thèm thuồng, và càng về sau càng dễ đưa tình huống câu
chuyện khiến chúng ta dựng tóc gáy… Hãy xem đám đông kéo nhau đi theo tên tội
phạm đến hiện trường trừng phạt như thế nào!”

Quan hệ giữa cái bi, cái hài với cái đẹp, cái xấu.

Cái bi, hài với cái đẹp: Cái đẹp cho cái nhìn “đẹp” một cách toàn diện hơn, bao
quát nhiều rộng hơn trên nhiều lĩnh vực. Cái bi, cái hài cũng là cái đẹp nhưng
không toàn diện, mà nó chỉ đề cập tới một lĩnh vực riêng, chúng có tính đặc thù
nhưng suy cho cùng chúng đề hướng tới một mục

tiêu là sự vận động đấu tranh trên mọi mặt để cuộc sống tốt đẹp hơn. Cái bi, cái hài
có tính đóng góp để hình thành và là nguồn gốc của cái đẹp.

Ví dụ: Một người đàn ông đứng bên kia đường trông thấy một cậu nhóc 3 tuổi đang
băng qua đường để nhặt một quả bóng, người đàn ông thấy một chiếc xe lao tới thế
là ông ta lao ra bế đứa bé lên không may bị chiếc xe đó tông ông ta chết tại chỗ và
đứa bé chỉ mới bị thương nhẹ.

Cái bi, hài với cái xấu: Cơ sở của cái hài là những mâu thuẫn, xung đột. Khi được
xem như một tính cách là một phương tiện để phát triển những xung đột, những
mâu thuẫn trong xã hội, hài còn có vai trò uốn nắn những lệch lạc trong nội bộ
nhân dân mà còn nhằm phủ định cái xấu, cái ác. Tóm lại, khi cái xấu bị đánh lộn
song với cái đẹp thì sinh ra cái hài. Cái hài là tiếng cười phủ nhận cái xấu, khẳng
định cái đẹp.

Còn cái bi là sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (mâu thuẫn cái đẹp >< xấu
không đành xấu là cái hài, mâu thuẫn cái đẹp >< cái xấu toàn bộ dẫn tới cái bi).
Mâu thuẫn, xung đột ở đây là từ hai phía (xấu – đẹp) đều muốn tỏ ra giá trị tồn tại
hợp pháp và cố gắng duy trì sự tồn tại đó.

(Trả lời thêm nếu muốn)

- Cái bi: Bản chất là cái đẹp, đó là cái đẹp trong trạng thái mất mát đau thương làm
cho con người sống cao đẹp hơn. Cái bi chứa đựng sự đấu tranh gay gắt giữa cái
đẹp và cái xấu, cái ác; cái tính cực và tiêu cực, những cái yếu thế bị lấn áp và tiêu
diệt, cái đẹp và trường tồn.
- Cái hài: Bản chất là cái ác, cái xấu. Lợi dụng hình thức của cái đẹp làm vỏ bọc
bên ngoài. Cái hài thường mang mặt nạ là biện pháp để tự bảo tồn. Bởi những cái
xấu thường không đành phận là xấu, nếu đành phận thì không gây ra tiếng cười và
khổ nỗi chúng thường tạo ra mình đẹp. Cái hài được tạo ra từ những mâu thuẫn
nghịch lý, phi lý, đối lập giữa nội dung, hình thức, cái bên trong và

cái bên ngoài, để gây nên tiếng cười, nên cấu trúc của cái hài luôn ở vị trí lệch,
thiếu cân xứng.
Câu 11. Hãy trình bày về bản chất thẩm mỹ và các dạng thức tồn tại của cái cao cả
(cái trác tuyệt – Sublime)? Phân tích mối liên hệ của cái bi với cái cao cả? Có
những nhân vật nào trong lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội mà sinh viên Nhân văn
ngày nay lấy làm hình tượng “cái cao cả” để học tập và noi theo?

Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả:

So với cái đẹp, cái cao cả với tư cách là một phạm trù mỹ học xuất hiện trong lịch
sử khá muộn. Người ta thường nhắc đến Pxepdo Longin là người có công nghiên
cứu đầu tiên về cái cao cả, mặc dù trong công trình bàn về cái cao cả ông mới chỉ
quan tâm đến vấn đề này trong lĩnh vực tu từ học. Ông cũng là người có công đưa
ra khái niệm “sublime” khi dịch ra tiếng việt nó đồng nghĩa với các khái niệm: cái
cao cả, cái trác tuyệt… Tuy nhiên mãi về sau này lý luận về cái cao cả mới chính
thức được khảo sát khá toàn diện trong các công trình nghiên cứu của các nhà lí
luận của chủ nghĩa cổ điển và các nhà mỹ học cổ điển Đức. Dù sinh sau đẻ muộn
nhưng trong quan niệm của các nhà mỹ học có tên tuổi, cái cao cả đã chính thức
tồn tại như một phạm trù mỹ học độc lập.

Trong lịch sử tư tưởng thẩm mỹ các nhà mỹ học đồng nhất cái cao cả với những gì
to lớn.

Kant khẳng định cái cao cả: Đẹp hay cao cả hoàn toàn dựa vào cảm xúc của chủ
thể.

Hegel là biểu hiện của ý niệm về cái vô tận

Như vậy cả hai ông đều tự hạn chế cái quan niệm về cái cao cả trong cách nhìn
phiến diện của chủ nghĩa duy tâm, đều giải thích cơ sở về cái cao cả từ nguyên
nhân chủ quan, từ thế giới tinh thần, từ ý thức chủ quan của chủ thể.

Nhưng đối với Tsernushevski lại khẳng định tính khách quan của cái cao cả.

Đề cao mặt lượng, yếu tố dễ nhận diện nhất của hiện tượng cao cả, nhưng ông lại
không chú ý đến mặt chất của nó.

Ông không đồng nhất cái đẹp với cái cao cả nhưng lại tách rời chúng với nhau.

Như vậy cảm xúc thẩm mỹ mà cái cao cả gây nên ở con người tuy không giống
cảm xúc về cái đẹp, nhưng nó vẫn là loại cảm xúc tích cực là sự phấn chấn, sảng
khoái là thái độ khẳng định về đối tượng. Kế thừa những yếu tố hợp lý trong các
quan niệm trên đây về bản chất của cái cao cả cta có thể nói khái quát rằng: cái cao
cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những sự vật hiện tượngcos tầm vóc
lớn, có sức mạnh phi thường gây nên ở con người cảm xúc ngưỡng mộ, thán phục,
sảng khoái.tinh thần khi vượt qua trạng thái choáng ngợp, bối rối ban đầu do chưa
làm chủ được đối tượng. Từ đó có khả năng khơi dậy sức mạnh bản chất của con
người, kích thích ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử thách
để vươn tới những đỉnh cao.
Các dạng thức tồn tại của cái cao cả:

Dựa vào tính chất của đối tượng thẩm mỹ và sắc thái của cảm xúc thẩm
mỹ có thể thấy cái cao cả tồn tại trong một số hình thái cơ bản sau:
- Cái cao cả thanh cao
Đối tượng thẩm mỹ ở đây thường không nhất thiết phải to lớn, hùng vĩ,
nhưng bên trong lại hàm chứa một vẻ đẹp hoàn toàn tinh khiết và trong sáng. Ví
như: căn nhà sàn dùng làm nơi ở và làm việc của Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ta
không thể không bùi ngùi cảm động khi dừng chân lại nơi đây. Mọi thứ trong ngôi
nhà nhỏ nhắn linh thiêng này đều phảng phất lối sống Đông phương hòa quyện với
thiên nhiên, đều gợi nhớ đến cuộc đời bình dị hết lòng vì hạnh phúc của người
khác.
- Cái cao cả huy hoàng
Đối tượng thẩm mỹ trong trường hợp này thường đồ sộ mang vẻ đẹp kỳ vĩ,
tác động mạnh tới tư tưởng và tình cảm của con người. Chẳng hạn: bình minh của
một ngày đẹp trời trên bãi biển Nha Trang. Trời cao rộng. Biển mênh mông. Một
màu xanh bích ngọc trải ra phía trước. Rồi mặt trời từ từ hiện ra ở đằng đông, tỏa
muôn ánh sáng rỡ ràng, chiếu rọi muôn vật. Chứng kiến cảnh tượng chói lọi, bao la
của biển trời như vậy con người không thể không dâng trào một niềm cảm xúc lớn
lao.
- Cái cao cả rợn ngợp
Đối tượng thẩm mỹ ở đây thường là những cảnh tượng, những biến động ghê
gớm của tự nhiên: cánh rừng già trầm lặng, mặt trời chói sáng, biển động dữ dội…
Trước cái cao cả rợn ngợp, con người thường nảy sinh ra cảm giác choáng ngợp và
lúng lúng. Cố nhiên, không có sự mất mát hoặc chết chóc. Nếu không, cái cao cả sẽ
vượt ra khỏi ranh giới đời sống thẩm mỹ.
- Cái cao cả thán phục
Đối tượng thẩm mỹ trong trường hợp này là những hành động anh hùng,
những phẩm chất cao đẹp của con người trong những hoàn cảnh thật đặc biệt. Cái
cao cả ở đây thường gợi nên cảm xúc khâm phục, sùng bái nơi chủ thể thẩm mỹ. Ví
dụ: hình ảnh anh Trỗi nơi pháp trường. Đó là “cái chết hóa thành bất
tử” là “những lời hơn mọi bài ca” của “con người như chân lý sinh ra” (thơ Tố
Hữu).
Cần nhấn mạnh là sự phân chia cái cao cả như trên chỉ là tương đối. Trong
thực tế, các hình thái khác nhau của cái cao cả gắn bó thậm chí hòa trộn vào nhau
đến mức khó tách rời.

Mối liên hệ giữa cái bi và cái cao cả:


cả 2 điều là những cái đẹp vượt trội, quan hệ chặt chẽ với nhau, và nếu không phân
biệt kĩ rất dễ bị nhầm lẫn giữa chúng.Thế nhưng cả 2 điều biểu hiện sự vận động,
sự đấu tranh gay gắt giữa các mâu thuẫn của các sự vật hiên tượng để rồi tạo ra cái
đẹp nhất.
Câu 12. Hãy trình bày về bản chất thẩm mỹ và các dạng thức tồn tại của Cái Bi?
Theo anh (chị) trong xã hội hiện nay còn tồn tại cái Bi không? Cho ví dụ

Bản chất của cái bi:

- Cái bi luôn gắn với hành vi bị tổn thất của con người, nhưng không phải tổn
thất nào cũng là bi.
- Không phải sự ra đi của cái đẹp nào cũng là cái bi chân chính .
- Sự thất bại của hiện tượng bi chỉ là tạm thời (sự thất bại để gieo mầm chiến
thắng).
- Trước cái bi, ta có cảm xúc “yêu quý”, “khâm phục”, “xót xa” vì nó mang
bản chất của cái đẹp đấu tranh cho lý tưởng bị thất bại.
- Bi kịch có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.

Các dạng thức tồn tại của cái bi:

- Những hiện tượng tự nhiện quái ác, bất ngờ gây ra và để lại những hậu quả
nghiêm trọng cho người lương thiện: động đất, bão lụt,…
- Các cuộc đấu tranh trong xã hội giai cấp trong xã hội khi những lực lượng
tiến bộ cách mạng đứng lên nhằm lật đổ các thế lực phản động nhưng vì lực
bất tòng tâm không những không chiến thắng mà còn nhận lại hậu quả năngk
nề.(công xã pari, xô viết Nghệ Tĩnh).
- Hậu quả của sự ngu dốt của con người. Vì ngu dốt mà con người đã có
những việc làm trái với tự nhiên.

Trong xã hội hiện nay cái Bi vẫn tồn tại. Bởi vì, xã hội chúng ta hiện nay vẫn còn
những xung đột, mâu thuẫn, những oan trái, đau khổ. Con người chúng ta là mỗi cá
thể độc lập mang trong mình nhiều trạng thái cảm xúc. Mỗi người là một trạng thái
cảm xúc khác nhau, từ đó mà dẫn đến có những mâu thuẫn, xung đột nội tại. Chính
vì vậy, từ những trạng thái ấy mà nảy sinh ra mâu thuẫn, xung đột. Và từ đó, cái Bi
xuất hiện. Cái Bi xuất hiện không phải là rào cản, bởi vì nhờ có cái Bi mà con
người ta vấp ngã và sự vấp ngã ấy chính là động lực để con người ta đứng dậy, tiếp
tục con đường, vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và đấy là giá trị của
cái Bi trong cuộc sống và nghệ thuật.
Câu 13. Hãy trình bày về bản chất thẩm mỹ và các dạng thức tồn tại của Cái Hài?
Tại sao cái đẹp mang tính phổ biến? cái bi, cái hài mang tính đặc thù? Cho ví dụ?

Bản chất của cái hài: Cái hài là cái xấu nhưng không cam phận xấu. để che đậy
bản chất xấu xa của nó cái hài đã tự khoác lên mình một bộ áo giáp giả tạo bên
ngoài là hiện thân của cái đẹp để đánh lừa dư luận xã hội. Tuy nhiên dù cố che đậy
hay bưng bít thế nào chăng nữa thì cuối cùng bản chất cuối cùng của nó cũng bị lộ
trần. Cía hài bộc lộ hàng loạt các mâu thuẫn gay gắt giữa nội dung và hình thức,
giữa bản chất và hiện tượng,… người ta dùng tiếng cười để cảm nhận, đánh giá và
phê bình cái hài. Đây không phải là tiếng cười sinh lý đơn giản, tiếng cười vô
thưởng vô phạt mà là tiếng cười của lý trí, của trí tuệ mang ý nghĩa tố cáo quyết
liệt. Tiếng cười được sử dụng ở đây giống như một thứ vũ khí đấu tranh sắc bén
nhằm lật mặt và công kích cái hài.

Các dạng thức tôn tại của cái hài:

Trong cuộc sống: cái hài rất phổ biến và tiếng cười không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người.

- Hài hước – bông đùa; bông lơn. Ở đây cái cười xuất phát từ mâu thuẫn bề
ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng; thoả mái; nhằm xây dựng cho đối tượng;
loại bỏ những yếu điểm để đối tượng ngày một hoàn thiện hơn. Nói theo
quan điểm của C. Mác thì nhân loại có thể rời bỏ quá khứ một cách vui vẻ và
cái vui vẻ ấy là sự hiện diện của cái hài và ý nghĩa xã hội của nó. Hài hước
thích hợp với nội bộ quần chúng nhân dân chứ không mang tính đối kháng.
Ví dụ sự phê phán những anh chàng sợ vợ trong truyện cười Việt Nam; hoặc
bức tranh dân gian “Hứng dừa”; phê phán nhẹ nhàng hóm hỉnh; sự hớ hênh;
vô ý của người con gái giơ váy hứng dừa.
- Dí dỏm – chỉ bảo; gợi mở. Cái cười ở đây có tính chất trí tuệ hơn; những sự
đối lập gây cười nằm sâu bên trong bản chất sự vật; hiện tượng hơn. Tiếng
cười trong trường hợp này thường có ý nghĩa nhận thức.
- Châm biếm; mỉa mai. Tiếng cười ở đây bắt đầu mang mầu sắc phê phán có
tính phủ định đối tượng nhưng mức độ còn nhẹ nhàng chưa hẳn nhất thiết
phải mang tính thù địch; nó dành cho những hiện tượng buồn cười; thậm chí
mù quáng nhưng có thể sửa chữa được.
- Đả kích. Loại cười này thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất. Sự phê
phán ở đây hoàn toàn mang tính chất phủ định. Trong trường hợp này có thể
không có tiếng cười(biểu hiện ra bên ngoài); hoặc chỉ cười một cách nghiêm
chỉnh.
Trong nghệ thuật:

- Hiện tượng hài là mảng đối tượng được nhiều nghệ sỹ quan tâm, phản ánh
- Mục đích của nghệ thuật phản ánh cái hài: là “người đào huyệt” chôn vùi cái
xấu và là “bà đỡ” dọn đường cho sự ra đời của cái mới.
- Một số thủ pháp nghệ thuật khi phản ánh cái hài: cường điệu, phóng đại, nói
giảm, chơi chữ...
- Những sắc thái cảm xúc khác nhau trước cái hài: Mức thấp nhất là bông đùa,
bỡn cợt gây cảm giác vui vẻ. Trào lộng là hình thức cao hơn. Hình thức cao
nhất là châm biếm, đả kích

- Cái đẹp mang tính phổ biến: vì cái đẹp trước hết là những thuộc tính
thẩm mỹ vốn có của các sự trong thiên nhiên, trong sản xuất vật chất và tinh
thần, trong nghệ thuật.
- Cái đẹp có nhiều hình thức tồn tại khác nhau, đẹp của những kết cấu vật
chất của không gian, màu sắc ánh sáng ,khuôn mặt ,nụ cười, ánh mắt, hơi
thở, tâm hồn tư tưởng con người có khi là hình tượng nghệ thuật. Do cái đẹp
bao hàm nhiều yếu tố và ý nghĩa như vậy nên nó mang tính phổ biến.
- Cái bi, cái hài mang tính đặc thù :
+Cái bi: Bản chất là cái đẹp, đó là cái đẹp trong trạng thái mất mát đau
thương làm cho con người sống cao đẹp hơn.Cái bi chứa đựng sự đấu tranh
gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu,cái ác; cái tích cực và tiêu cực, những cái yếu
thế bị lấn áp và tiêu diệt, cái đẹp vẫn trường tồn.
+ Cái hài: Bản chất là cái ác cái xấu, Lợi dụng hình thức của cái đẹp làm vỏ
bọc bên ngoài.Cái hài thường mang mặt nạ là biện pháp để tự bảo tồn. Bởi
những cái xâu thường không đành phận là xâu, nếu đành phận thì không gây
ra tiếng cười và khổ nỗi chúng thường muốn tạo ra mình đẹp.Cái hài được
tạo ra từ nhựng mâu thuẫn nghịch lý, phi lý , đối lập giữa nội dung ,hình
thức, cái bên trong và cài bên ngoài, để gây nên tiếng cười. nên cấu trúc của
cái hài luôn ở vị trí lêch, thiếu cân xứng.

=> Cái bi và cái hài mang những đặc trưng như vậy và chì có trong xã hội nên nó
mang tính đặc thù.

Câu 14. Chủ thể thẩm mỹ là gì? Hãy phân tích cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ? Phân
loại chủ thể thẩm mỹ? Quá trình làm việc của một chủ thể thẩm mỹ cần trải qua các
bước nào? Theo anh (chị) thì bước nào là quan trọng nhất, vì sao? Hãy phân biệt
giữa nghệ nhân và nghệ sĩ? Cho ví dụ

Chủ thể thẩm mỹ là con người xã hội, có đủ những năng lực và điều kiện cần thiết
để tiến hành các hoạt động thẩm mỹ.

Cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ


Con người là chủ thể thẩm mỹ.
Karl Marx khẳng định “ Bản chất con người là luôn luôn sáng tạo theo qui luật
của cái đẹp “
Nhưng không phải hễ là con người vừa sinh ra đã là chủ thể thẩm mỹ. Trải qua
một thời gian dài của lịch sử, con người mới trở nên chủ thể thẩm mỹ. Ngay cả
khi đã có năng lực của chủ thể thẩm mỹ, con người vẫn chưa tự đánh giá được
điều ấy cho đến khi con người nhận thức và khẳng định được cái tôi - cái tôi
sáng tạo và cái tôi thưởng thức nghệ thuật. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, ở
phương Tây, người ta mới nhận thức được cái tôi (trong triết học) - như là chủ
thể của hoạt động nhận thức, định hướng và sáng tạo nghệ thuật.
Descartes: Tôi tư duy tức là tôi tồn tại
Chủ thể thẩm mỹ chính là “ cái tôi “ trong đời sống thẩm mỹ. Chủ thể ấy là một
hệ thống cấu trúc phức tạp gồm các thành tố có mối quan hệ biện chứng với
nhau
Chủ thể thẩm mỹ gồm 7 thành tố sau:
1. Cảm xúc thẩm mỹ
2. Biểu tượng thẩm mỹ
3. Thị hiếu thẩm mỹ
4. Tình cảm thẩm mỹ
5. Hình tượng thẩm mỹ
6. Lý tưởng thẩm mỹ
7. Ý thức thẩm mỹ.

Phân loại

1. Nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mĩ


2. Nhóm chủ thể cảm thụ thẩm mĩ
3. Nhóm chủ thể phê bình thẩm mĩ

- Quá trình làm việc của một chủ thể thẩm mỹ: Khi sáng tác một tác phẩm
nghệ thuật, văn thơ, âm nhạc, hội họa…tác giả phải dựa trên khách thể thẩm
mỹ.Từ đó biểu lộ cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và cái lý tưởng, quan
điểm sáng tác của mình để tái hiện lại hiện thực khách quan qua đôi mắt chủ
quan của người nghệ sĩ và hình thành tác phẩm nghệ thuật.
- Quan trọng nhất là phải lấy ý tưởng dựa trên khách thể thẩm mỹ vì có quan
sát một cách chính xác thực tế từ khách thề, chù thể mới có cơ sở để căn cứ
mà phát huy tính sáng tạo và dưa ra những quan điểm thẩm mỹ phù hợp, từ
đó tái hiện hiện thực khách quan dễ dàng hơn, tác phẩm nghệ thuật tạo ra dễ
tiếp nhận và hiệu quả cao hơn.
- Nghệ nhân là những người quen tay lành nghề trong công việc nghệ thuật
của họ và chỉ dừng lại ở đó. Nghệ sĩ là những người có tính sáng tạo, phá vỡ
cái trùng lặp trong công việc nghệ thuật.
-Ví dụ:người làm gốm sứ là nghệ nhân và người làm diễn viên, ca sĩ, người
mẫu…gọi là người nghệ sĩ.

Câu 15: Ý thức thẩm mỹ là gì? Phân tích mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ xã hội
và ý thức thẩm mỹ cá nhân? Theo anh (chị) thế nào là một lối sống đẹp?
Ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh hiện thực vào ý thức con người trong quan hệ với
nhu cầu thưởng thức và sáng tạo Cái Đẹp. Trong các hình thức hoạt động thưởng
thức và sáng tạo Cái Đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức
thẩm mỹ.

Khác với nhiều hình thái ý thức khác, ý thức thẩm mỹ phản ánh thế giới hiện thực
một cách cụ thể và sinh động bằng các hình tượng nghệ thuật. Các hình thái này
cũng phản ánh cái bản chất của đời sống hiện thực, nhưng thông qua cái cá biệt, cái
điển hình cụ thể, cảm tính, sinh động. Không thể tách biệt các yếu tố cảm tính và lý
tính trong ý thức nghệ thuật, vì rằng, bất kỳ hình tượng nghệ thuật nào cũng hòa
quyện trong đó cả giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, lẫn các giá trị nhận thức, tư tưởng,
đạo đức.

Mối quan hệ giữa ý thức thẩm mỹ xã hội và ý thức thẩm mỹ cá nhân

Sống đẹp nghĩa là sống hết mình và không bao giờ chịu khuất phục trước số
phận.Sống đẹp là lối sống có văn hóa, lịch sự, có tri thức, có tình người. Sống đẹp
không bao gồm suy nghĩ ích kỷ, chỉ biết mình mà không biết người, giúp người
nhưng vụ lợi, vì mục đích cá nhân. Sống đẹp là sống có ích.
Câu 16. Thế nào là thị hiếu thẩm mỹ? Cho ví dụ và phân tích. Hãy nêu ý kiến của
mình về văn hóa thời trang khi lên giảng đường của sinh viên Nhân văn hiện nay?

Thị hiếu thẩm mỹ: là năng lực con người trong việc đánh giá những thuộc tính,
phẩm chất thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật.Nó bộc lộ sự đánh giá hiện
thực, đánh giá toàn bộ giá trị thẩm mỹ, xuất phát từ cái đẹp, xấu, bi, hài… thể hiện
tình cảm thẩm mỹ của cá nhân hay nhóm, tập thể.
Thị hiếu thẩm mỹ là một năng lực chủ quan của con người trong việc thưởng thức,
đánh giá và sáng tạo cái đẹp, cái thẩm mỹ trong đời sống và trong nghệ thuật . Thị
hiếu thẩm mỹ không phải là cái luôn cố định, bất biến mà nó luôn vận động phát
triển không ngừng với lịch sử nên nó mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời
đại.

Ví dụ: con người ưa chuộng model quần ống túm trước kia, sau đó đổi sang quần
ống rộng và bây giờ là quần ống suông
Câu 17. Phân tích những đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ? Để có một thị
hiếu thẩm mỹ đúng cần dựa vào các đặc điểm nào? Anh (chị) hãy nêu ý kiến của
mình về hiện tượng “cuồng” thần tượng của một bộ phận giới trẻ ở Việt Nam hiện
nay?

Đặc trưng cơ bản của thị hiếu thẩm mỹ

- Bộc lộ sở thích cá nhân và phơi bày cá tính,có đối tượng tồn tại cụ thể, toàn
vẹn.
- Có sự thống nhất hài hoà giữa lý trí và tình cảm, cá nhân và xã hội.

+ Mặc dù thị hiếu thẩm mĩ thể hiện qua cảm xúc, đánh giá tức thời và mau lẹ
nhưng nó không bó hẹp trong cảm xúc thuần túy. Trong sự đánh giá này
luôn là có sự thống nhất những cảm xúc, cá nhân và xã hội.

- Chịu sự quy định của hai yếu tố: cá nhân và xã hội.

+ Thị hiệu thẩm mỹ là cảm xúc, sở thích, đánh giá của cá một cá nhân trước
một khách thể thẩm mỹ vì vậy mà nó phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâm lý và
tình cảm của người đánh giá. Mỗi người trong chúng ta có những thị hiếu
thẩm mĩ khác nhau điều này tạo nên được sự phong phú và đa dạng cho ra
hội.
+ Như trong thưởng thức âm nhạc có người thích những bản nhạc bolero trữ
tình, có người thích bản nhạc pop, có người lại thích bản nhạc rap sôi động.
Điều này tạo nên sự phong phú cho thị trường âm nhạc, và làm cho cuộc
sống con người cũng trở nên thú vị hơn.
+ Thị hiếu thẩm mỹ cũng có tính xã hội. Điều này được thể hiện, với từng
nhóm người khác nhau trong xã hội thì sẽ có thói quen, nhận thức, kinh
nghiệm khác nhau từ đó dẫn đến thị hiếu thẩm mỹ không giống nhau.
+ Ví dụ như trong thị hiếu thẩm mỹ về thời trang thì nhóm các bạn trẻ thích
phong cách thời trang thể hiện cá tính, mạnh mẽ, quyến rũ và gợi cảm. Còn
đối với tầng lớp trung niên họ thích thời trang thanh lịch, kín đáo.
+ Hay trong từng thời kỳ xã hội thì người ta sẽ có thị hiếu khác nhau. Như
thời kỳ nguyên thuỷ lúc đó thị hiếu thẩm mỹ hướng đến cái đẹp của người
phụ nữ theo chủ nghĩa phồn thực. Còn thời kỳ phục hưng thì người ta hướng
tới vẻ đẹp đầy đầy đặn, phúc hậu, thanh tao,…Bước vào thế giới hiện đại
ngày nay thị hiếu thẩm mỹ về vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ là bên
ngoài mà còn là tri thức bên trong.
+ Tính xã hội của thị hiếu thẩm mĩ được thể hiện qua tính giai cấp và dân
tộc. Bởi vì mỗi gia cấp sẽ có cuộc sống, thói quen, nhận thức khác nhau, dẫn
đến thị hiếu thẩm mỹ sẽ không giống nhau. Đây cũng là điều rất dễ hiểu.
+ Như vậy, thi hiếu thẩm mĩ của cá nhân là tụ hội những sở thích, thị kiếu
thẩm mĩ có tính phổ biến của giai cấp, dân tộc, thế hệ và thời đại mà cá nhân
đó là thành viên. Nói cách khác, thị hiếu thẩm mĩ tuy là vấn đề của từng cá
nhân nhưng luôn bị quy định bởi một loạt các yếu tố có tính chất xã hội.

Để có một thị hiếu thẩm mỹ đúng cần dựa vào các đặc điểm

- Phải tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật


- Phải có nhiều hiểu biết nhất định về đặc trưng ngôn ngữ của loại hình, loại
thể nghệ thuật mà mình cảm thụ.
- Phải am hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội mà tác phẩm ra đời.
- Phải có hiểu biết nhất định về trách nhiệm xã hội của nhệ sỹ và tác phẩm đối
với cuộc đời.

Ví dụ: Đánh giá vẻ đẹp của một cô gái thì không chỉ dựa vào vẻ bên ngoài mà còn
quan sát cách cư xử của cô ta với mọi người ,xem cô ta có tài năng gì không…cô ta
có được sự yêu thích của những người xung quanh hay không..?
Câu 18. Thế nào là lý tưởng thẩm mỹ? Phân tích những đặc trưng cơ bản của lý
tưởng thẩm mỹ? Anh (chị) đánh giá như thế nào về lý tưởng sống của sinh viên
Nhân văn hiện nay?

Lý tưởng thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành của lý tưởng xã hội(bên cạnh lý
tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng luật pháp, lý tưởng tôn giáo, lý tưởng
khoa học)

Lý tưởng thẩm mỹ là sự khao khát, mong mỏi của con người được vươn tới sự
hoàn thiện hoàn mỹ trong cuộc sống. Nói một cách khác lý tưởng thẩm mỹ là lý
tưởng vươn tới cái đẹp. Lý tưởng thẩm mỹ của con người được biểu hiện ra sự hình
dung cụ thể trong đầu óc của con người về sự hoàn mỹ mà con người khao khát có
được.

Đặc trưng cơ bản.

Lý tưởng thẩm mỹ không thể tách rời với sự bộc lộ tình cảm, và ước mơ của con
người về một tương lai tươi đẹp. Được thể hiện trong nghệ thuật lý tưởng thẩm mỹ
trở thành phương thức dự báo sự vận động tiến hoá cảu xã hội, phương thức bồi
dưỡng nhân cách và tâm hồn con người.

Hơn nữa lý tưởng thẩm mỹ còn có sứa mạnh nêu gương, nó phác vẽ ra hoạt động
cụ thể của con người, nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Vì vậy, trong nghệ thuật lý
tưởng thẩm mỹ của người nghệ sĩ thường được hoá thân trong hình tượng những
nhân vật tích cực.

Tuy nhiên, lý tưởng thẩm mỹ không phải chỉ được khắc hoạ qua một hình tượng
riêng biệt nào mà bộc lộ trong cả hệ thống tổ chức hình tượng, ngôn từ, trong toàn
bộ cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm.

Có những tác phẩm mà lý tưởng thẩm mỹ không phải là đối tượng miêu tả trực
tiếp, nhưng lại là mục đích của sự miêu tả. Dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ,
những nhân vật và hình tượng tiêu cực đã bộcmlooj ra sự tầm thường, giả dối, ích
kỉ đê tiện của chúng.
Câu 19. Trình bày nội dung nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là
hình thái bậc cao của quan hệ thẩm mỹ, là sản phẩm bậc cao của đời sống thẩm mỹ,
là một hình thái tinh thần thực tiễn, và là một hình thái hoạt động thực tiễn?

Theo quan điểm mỹ học Marx – Lenin

Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, ra đời từ lao động và chiến đấu, từ các
nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng, tôn giáo và rút ra những bài học về cuộc sống

Nghệ thuật có một vai trò ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và rộng lớn…

Thuyết “du hí”: Họ giải thích rằng nghệ thuật là một thứ trò chơi để giải quyết một
phần sinh lực thừa của con người.

Thuyết bắt chước: Họ cho rằng nghệ thuật ra đời do con người có nhu cầu bắt
chước tự nhiên hoặc tái hiện cuộc sống của mình.

Thuyết “bản năng tính dục” Theo ông, nghệ thuật chỉ là sự “thăng hoa tính dục”, là
sự giải thoát những ẩn ức của con người.

Thuyết ma thuật: Theo quan điểm này, họ cho rằng nghệ thuật có nguồn gốc từ tôn
giáo

Mỹ học Marx-Lenin

Nghệ thuật ra đời từ thực tiễn đời sống, từ lao động sáng tạo, từ sự đòi hỏi được
thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người xã hội.

Lao động sáng tạo đã sản sinh ra con người, đã sản sinh ra xã hội loài người.

Quá trình sáng tác nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng chính là quá trình lao động.

Lao động đã tạo ra các quan hệ thẩm mỹ, làm nảy sinh các nhu cầu thẩm mỹ.

Nghệ thuật chiếm lĩnh vị trí cơ bản và quan trọng nhất trong cấu trúc của đời sống
thẩm mỹ.
Câu 20. Phân tích bản chất, các đặc trưng của hình tượng nghệ thuật (thẩm mỹ)?
Anh (chị) nhận định như thế nào về hình ảnh sinh viên Nhân văn hiện nay?

Bẩn chất

1.Hình tượng nghệ thuật thể hiện:

 Sự thống nhất biện chúng giữa cái riêng và cái chung

Cái riêng:
- Những đối tượng cụ thể riêng biệt nghệ sỹ lựa chọn để phản ánh.
- Phong cách riêng, dấu ấn cá tính của nghệ sỹ.

Cái chung:
- thể hiện ở tính điển hình, tính khái quát.
- Thông qua hiện tượng cụ thể, cá biệt được phản ánh trong các tác phẩm
nghệ thuật => bản chất và quy luật của 1 nhóm.

 Sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung phải đc thể hiệ thông qua cái
riêng.

 Sự thống nhất biện chúng giữa lý trí và tình cảm.


- Thông qua hiện tượng cụ thể, cá biệt được phản ánh trong các tác phẩm
nghệ thuật => bản chất và quy luật của 1 nhóm

 Sự thống nhất biện chứng giữa lý trí & tình cảm trong sáng tác.

- Khi xây dựng hình tượng nghệ thuật, nghệ sỹ phải vận dụng lí trí sáng suốt
để phân tích hiện thực.
- Tình cảm có mặt ở mọi giai đoạn của quá trình sáng tạo và cảm thụ nghệ
thuật.

=> tiêu chí phân biệt nghệ thuật với khoa học.

 Trong hình tượng nghệ thuật, tình cảm không đối lập với lý trí mà
còn có quan hệ thống nhất chặt chẽ

 Sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan.
- Mối quan hệ giữa cái phản ánh và cái được phản ánh.

Cái khách quan: là đối tượng miêu tả nằm ngoài tác phẩm.

Cái chủ quan: Là sự nhận thức và đánh giá hiện thực, là cá tính và phương
pháp sáng tác của nghệ sỹ.

 Không được tuyệt đối hoá mặt chủ quan hay tuyệt đối hoá mặt
khách quan trong khi xây dựng hình tượng nghệ thuật.
2. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ.

 Nghệ thuật phản ánh cuộc sống

- Không phản ánh dập khuôn cuộc sống


- Phản ánh có sự chon lọc nhờ hư cấu, trí tưởng tượng của nghệ sĩ.

 Hình tượng phản ánh khái quát cuộc sống

- Cả chiểu rộng lẫn chiều sâu.


- Không phá vỡ tính toàn vẹn cụ thể sinh động

 Nghệ thuật có sự ước lệ.

3. Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa.

- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hình tượng nghệ thuật trở
thành những mặt lưu giữ thông tin khác nhau.
- Tính đa nghĩa đó còn phụ thuộc vào sự khám phá của công chúng.

 Theo thời gian, hình tượng nghệ thuật có thể cũ về hình thức, nhưng
vẫn mới về nội dung.
Câu 21. Thế nào là nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật, các yếu tố cấu
thành chúng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong tác phẩm nghệ thuật. Hãy
phân biệt các loại hình thức trong một tác phẩm nghệ thuật. (slide 90)

Nội dung của tác phẩm nghệ thuật: là hiện thực đời sống được người nghệ sỹ lựa
chọn, đánh giá và phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật.

Những thành tố cơ bản của nội dung của tác phẩm nghệ thuật

Chủ đề: là vấn đề cơ bản, vấn đề mấu chốt được nghệ sỹ đặt ra và có ý định giải
quyết trong tp nghệ thuật.

Tư tưởng chủ đề: là tư tưởng chủ đạo được toát lên một cách khách quan từ chủ đề
tác phẩm

 Tư tưởng và chủ đề luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.

Hình thức tác phẩm nghệ thuật: là cơ cấu, cấu trúc, là cách tổ chức nội dung tác
phẩm, là phương tiện thể hiện nội dung tác phẩm.

Không nên nhầm lẫn giữa hình thức tác phẩm và phương tiện tạo hình – phương
tiện biểu hiện của nó.

Mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong tác phẩm nghệ thuật:

Hình thức nghệ thuật là phương thức chuyển tải nội dung nghệ thuật. Dễ
thấy hơn cả là cách sử dụng chất liệu nghệ thuật như ngôn từ trong văn chương;
âm thanh trong âm nhạc; sắc màu, đường nét trong nghệ thuật tạo hình… Tạo
nên vẻ đẹp thực thụ trong việc sử dụng chất liệu quả không dễ. Phải năng rèn
luyện và học hỏi để đạt tới trình độ nghề nghiệp cao và kỹ năng thể hiện điêu
luyện. Hình thức nghệ thuật còn là cách tổ chức các yếu tố của tác phẩm để tạo
nên một thể thống nhất hoàn chỉnh, chặt chẽ, không thừa không thiếu. Nói khác
đi là khả năng kết cấu tác phẩm để có một chỉnh thể duy nhất. Thiếu cái nhìn
toàn cục, tác phẩm sẽ mất đi vẻ hài hòa bên ngoài và bên trong, mọi ý đồ nghệ
thuật sâu sắc đều không có vẻ đẹp tự nhiên trong sự thể hiện. Xét đoán giá trị
hình thức nghệ thuật của tác phẩm là tính nghệ thuật của nó.
Như bất cứ sự vật và hiện tượng nào ngoài đời sống, nội dung nghệ thuật
và hình thức nghệ thuật trong tác phẩm có sự thống nhất biện chứng, không tách
rời nhau, nội dung bao giờ cũng là nội dung của hình thức nhất định, còn hình
thức bao giờ cũng nhằm thể hiện một nội dung nào đó. Mối quan hệ máu thịt
của chúng trong tác phẩm tựa như mối quan hệ giữa phần xác và phần hồn của
một con người. Bởi vậy, như các thực thể hữu cơ, mỗi tác phẩm nghệ thuật có
một sinh mệnh riêng, sự sống riêng. Việc loại bỏ hoặc tách bạch bất kỳ yếu tố
lớn nhỏ nào trong sự sống đó đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính tác phẩm
nghệ thuật với tư cách là một giá trị thẩm mỹ độc đáo và độc lập.
Sự thống nhất biện chứng giữa nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ
thuật trong tác phẩn biểu hiện ở chỗ: nội dung mang tính quyết định, còn hình
thức mang tính độc lập tương đối. Tính quyết định của nội dung khiến cho bất
cứ sự thay đổi nào của nó đều sớm muộn đưa tới sự thay đổi về mặt hình thức.
Nguyễn Đình Thi nói: “Nội dung mới sẽ tự nó tìm đến hình thức mới”. Cho nên,
cũng cần nhận rõ tính năng động, tính tương đối độc lập của các yếu tố hình
thức. Điều này có thể thấy ở mọi sự vật, hiện tượng ngoài cuộc sống. Điều này
càng đặc biệt thể hiện trong nghệ thuật. Bởi tác phẩm nghệ thuật không chỉ cần
đúng, cần tốt mà còn cần hay. Hình tượng nghệ thuật không chỉ có tác dụng soi
sáng, thức tỉnh mà còn cần lay động, truyền cảm. Không ở đâu mà vẻ đẹp của
hình thức lại được đòi hỏi cao như trong nghệ thuật.

You might also like