You are on page 1of 12

BÀI 21: BỆNH CỔ TỬ CUNG

2. Tổn thương giả u


2.1. Pôlip cổ trong cổ tử cung
 Là tổn thương lành tính thường gặp nhất trong cổ tử cung. Thường khu trú,
do nếp xếp biểu mô tăng sản dài ra.
 Thường gặp ở người sinh con gạ (tuổi từ 40- 60 tuổi).
 Pôlip thường không có triệu chứng hoặc gây huyết trắng hay gây ra huyết
bất thường.

Vi thể
 Biểu mô nhầy với các tuyến khe.
 Trục liên kết với các mạch máu.
 Biểu mô trục có thể chuyện thành biểu mô gai.
 Mô đệm thường có tế bào viêm xâm nhập.

2.2. Tăng sản cổ tử cung dạng tuyến nhỏ


 Gây ra huyết sau giao hợp hay ra huyết dây dưa.
 Tổn thương thường gặp ở phụ nữ dùng thuốc viên ngừa thai, hay phụ nữ
có thai hay sau sinh.
Vi thể
 Các khe tuyến san sát nhau, dạng nang hay dạng ống, kích thướt thay đổi
và được lót bởi một lớp tế bào dẹt hay vuông, bào tương ít eosin có một ít
mucin, nhân tế bào đều nhau.
 Các tuyến có thể chuyển sản gai hay tăng sản lớp tế bào dự trữ.
3. U lành cổ tử cung
3.1. U cơ trơn
Chiếm 8% các u cơ trơn tử cung. U thường ở mép cổ tử cung hoặc có dạng pôlíp.
Đại thể và vi thể tương tự như u cơ trơn thân tử cung, với các dạng mô học khác
nhau, thoái hóa hyalin, dạng đa bào, dạng có đại bào.
3.2. U lành mạch máu
 Hiếm gặp ở cổ tử cung.
 U thường xuất huyết âm đạo và gặp ở bệnh nhân 20- 30 tuổi.
3.3 U sợi- tuyến dạng nhú
Hiếm gặp, thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.
Vi thể
 Các khe tuyến tăng sản nhiều, sâu và đều, có nơi giãn nở thành nang, mô
đệm tăng sản dạng poolip.
 Các tế bào sợi, cơ trơn và biểu mô tuyến tăng sản đồng đều, tế bào tuyến
tiết nhầy tương tự như biểu mô cổ trong cổ tử cung, có nơi biểu mô tuyến
chuyển sản gai.
Điều trị: cắt bỏ u hoặc cắt bỏ tử cung.
4. U ác
4.1. Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung
 Giữa những tổn thương lành và ác tính của cổ tử cung có một nhóm tổn
thương đa dạng với tăng sản tế bào biểu mô không trưởng thành và dị dạng
nhân tân sinh trong biểu mô cổ tử cung (CIN: Cervical Intraepithelial
Neoplasia) coi như là tổn thương tiền ung thư.
 Các tế bào biểu mô của CIN sinh sản nhanh, tróc nhanh với tế bào non
không trưởng thành, có thể kèm theo dị nhân.
Phân loại mô học: (1) nghịch sản hay dị sản (dysplasia), dựa trên bất thường
nhân và bất thường cấu trúc, (2) dựa vào sự tăng sản các tế bào biểu mô và tính
chất không trưởng thành của tế bào.
Các tế bào
dysplasia
kéo dài từ
trung tâm
đến góc trên
phải.

Về vi thể:
 Tăng
sản
biểu

với tế
bào
tương
đối non, mất cực tính.
 Lớp biểu mô dễ tróc.
 Nhân bất thường.
 Nhiều hình ảnh phân bào.
CIN có 3 nhóm:
 CIN1: tăng sản tế bào dạng đáy ở các lớp sâu của biểu mô , không quá 1/3
chiều dày của biểu mô.
 CIN2: tăng sản tế bào dạng đáy tối đa lên 2/3 chiều dày lớp biểu mô.
 CIN3: tế bào dạng đáy chiếm gần hết chiều dày lớp biểu mô. Trên bề mặt
có thể có vài lớp tế bào trưởng thành hơn.
A-tế bào
bình
thường.
B-CIN1
(LSIL)
C,D-
CIN2,3
(HSILs)

Tiến triển
của CIN
Chuẩn đoán Tho
ban đầu (%) chỗ (%) nhập (%)
CIN1 57 32 11 1
CIN2 43 35 22 5
CIN3 32 56 22 12

 Thời gian trung bình tiến triển tiền K thành K xâm nhập từ 10-20 năm.

 Nắm rõ các tổn thương CIN đưa ra phương pháp điều trị khác nhau: CIN1
theo dõi bằng tế bào học (pap), CIN2 đốt điện hoặc áp lạnh, CIN3 khoét
khóp.
 Tầm soát phát hiện sớm bằng tế bào học (pap), soi cổ tử cung, sinh thiết
dưới soi, trước khi chuyển sang giai đoạn K xâm nhập.

4.2.
Carciom tại
chỗ
 CIN3
nếu
không
được
điều
trị
đúng
mức
sẽ trở
thành
carciom tại chỗ.
 Tế bào ung thư chiếm hết chiều dày của biểu mô nhưng chỉ khu trú trong
lớp biểu mô.

4.3. Carciom tế bào gai vi xâm nhập


 Carciom tế bào gai được gọi là vi xâm nhập khi biểu mô ác tính xâm nhập
xuống mô đệm ở một hay nhiều nơi, với độ sâu bằng hay kém 3mm và
không xâm nhập mạch máu hay mạch lympho ( theo Hội Ung thư phụ
khoa Hoa Kỳ).
 Bệnh nhân thường khoảng 40 tuổi.
 Không gây triệu chứng lâm sàng và được chẩn đoán dựa vào xét nghiệm
giải phẩu bệnh, tế bào học hay soi cổ tử cung.
Vi thể
 Các tế bào ác tính phá vỡ màng đáy.
 Các tế bào biểu mô ác tính nhiều bào tương, hạt nhân to.
 Bờ các ổ tế bào ác tính răng cưa, không rõ ràng và đều đặn.
Điều trị: cắt bỏ tử cung toàn phần, có kèm hay không kèm nạo hạch chậu.
4.4. Carciom tế bào gai xâm nhập
 1997, tần suất ung thư cổ tử cung trong quần thể là 27/100000 (17-90
tuổi).
 Hoàn cảnh KT-XH thấp, giao hợp sớm, giao hợp với nhiều người, sinh đẻ
nhiều. Có liên hệ với HPV
 Carciom cổ tử cung tiến triển từ CIN1 qua CIN2 rồi CIN3, carciom tại
chỗ, carciom vi xâm nhập rồi carciom xâm nhập
 Triệu chứng thường gặp của carciom xâm nhập: xuất huyết âm đạo (99%),
thường xảy ra sau giao hợp hay tắm rửa.
 10-20% bệnh nhân có huyết trắng hôi, có lẫn máu và đau nhức, có đau
nhói ra vùng xương thiêng. Ngoài ra, mệt mỏi, sụt cân, phù chi dưới, đau
hậu môn, tiểu ra máu.
Phát hiện và chẩn đoán: tế bào học, soi cổ tử cung và sinh thiết dưới soi.
Đại thể
U có dạng một nốt cứng hoặc một vết loét nông, hay một vùng có hạt hơi cao hơn
vùng khác, chảy máu khi đụng vào.
Vi thể
 75-77% là carciom tế bào gai, 23-25% carciom tuyến, carciom tuyến-gai
và carciom không biệt hóa.
Carciom tế bào gai chia làm 3 mức độ mô học:
 Độ 1: biệt hóa rõ, có nhiều chất sừng. Tế bào lớn, bào tương nhiều, ái toan.
Nhân to, dị dạng, méo mó, tăng sắc. Có phân bào. Các tế bào sát nhau, có
cầu liên bào.
 Độ 2: biệt hóa vừa, các tế bào ác tính đa dạng hơn, ít bào tương, nhân to,
méo mó, ít thấy cầu liên bào. Phân bào nhiều hơn độ 1.
 Độ 3: biệt hóa kém, nhân hình bầu dục đậm màu, ít bào tương. Có nhiều
phân bào.
 Hay gặp nhất là carciom tế bào gai biệt hóa vừa, tiếp theo là biệt hóa kém
và biệt hóa rõ.
 Diễn tiến tự nhiên của bệnh: thoạt đầu, tế bào ác tính xâm nhập vào các mô
thần kinh và mạch máu, vào chu cung và các dây chằng, sau lan tới vùng
chậu và chèn ép một hay hai niệu quản. Ung thư có thể xâm nhập tử cung,
âm đạo, bàng quang và trực tràng.
4.5. Carciom tuyến xâm nhập
 Trước đây carciom tuyến chiếm 5-8% ung thư cổ tử cung, gần đây có khi
chiếm 34% ung thư cổ tử cung.
 Bệnh nhân thường xuất huyết âm đạo bất thường.
Đại thể
50% bệnh nhân có một khối u chồi sùi, hay dạng nhú, 15% không thấy u
nằm trong kênh cổ tử cung.
Vi thể
Hầu hết là ung thư biệt hóa rõ hay biệt hóa vừa, sắp xếp thành dạng tuyến
tương tự như tuyến nhầy cổ tử cung, có dạng phân nhánh với tế bào trụ cao và
bào tương chứa nhiều mucin.
Carciom cổ tử cung thường di căn theo đường lân cận và đường lympho.
Điều trị: giai đoạn I và II là xạ trị và xạ trị phối hợp với phẩu thuật cắt bỏ tử
cung.
4.6. Carciom tế bào gai-tuyến
Gồm hai phần gai ác tính và tuyến ác tính.
4.7. Carciom tế bào gai-nhầy
4.8. U carcinoid
U ác tính, tăng sản thành bè, dải tế bào, có nơi sắp xếp thành nang tuyến. U
có nhiều phân bào.
4.9. Ung tư cổ tử cung di căn
 Di căn xuống cổ tử cung thường là ung thư tiếp cận như ung thư nội mạc
tử cung, trực tràng hay bàng quang.
 Di căn theo đường lympho hay đường máu.

You might also like