You are on page 1of 65

MỤC LỤC :

CÁC THÀNH PHẦN CÔNG TRÌNH :

+ Hệ Kết Cấu : Cột ; Dầm ; Móng

+ Mái

+ Vật Liệu

+ Cánh Cổng

+ Cánh Cửa ( Cửa đi ; Cửa Sổ ; Tay Nắm Cửa )

+ Nền ( Vật Liệu ; Họa Tiết Và Nội Dung )

+ Bích Họa

+ Điêu khắc & Phù Điêu

+ Mẫu Vật Dụng Kiến Trúc

+ Lò Sưởi & Ống Khói

+ Cầu thang & Lan Can

+ Giải Pháp Cấp Nước & Thoát Nước

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN :

+ Công Xã Nguyên Thủy page 3

+ Ai Cập Cổ Đại ………………………………………………….. page 9

+ Hy Lạp Cổ Đại ………………………………………………….. page 15

+ La Mã Cổ Đại …………………………………………………. page 23

+ Thiên Chúa Tiền Kỳ ……………………………………………... page 29

+ Thời Kỳ Romanesque ……………………………………………. page 32

+ Thời Kỳ Gothic ………………………………………………….. page 36

+ Thời Kỳ Phục Hưng Châu & Ý ………………………………… page 43

+ Thời Kỳ Phục Hưng Pháp ………………………………………. page 51

+ Thời Kỳ Cận Đại ………………………………………………… page 52

Page | 2
+ Thời Kỳ Hiện Đại ………………………………………………… page 57

THỜI KỲ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY

Thời Kỳ Đồ Đá Cũ : 25000 năm TCN

- HỆ KẾT CẤU :
+ MÓNG : là chân các cành cây khô đặt trên nền
đất, sau đó lấy đá chặn lại. Do con người mới
tách ra khỏi các hang động tự nhiên, bắt đầu xây
dựng những lều bằng những cành cây gãy, chỉ
đơn thuần là gác vào nhau nên chưa có sự xuất
hiện của cột và dầm.
- MÁI : Là hai mặt phẳng nghiêng về hai phía do
Hình 1- Lều lá nguyên thủy
gác những cành cây khô vào nhau. Thời điểm Nguồn: ARC REAL – Lịch sử ngành xây dựng
này người nguyên thủy chưa biết nhiều kỹ thuật thế giới và vài nét sơ lược
khi mà trước đó họ chỉ sống nương tựa vào các
hang động trong núi. Vì vậy họ chỉ đơn thuần là lụm các cành lá cây khô bị gãy rớt để
đắp lên phần khung che chắn khỏi một phần nắng, mưa, những tác động khác của
thiên nhiên. Do lá cây sẽ không tồn tại để che chắn được lâu, nên những người nguyên
thủy dần dần đã biết thay thế lá cây bằng da thú kết lại thành những tấm lớn phủ qua
khung gỗ để che chắn không gian ở phía dưới. Từ đây hệ mái có thể bảo vệ cho họ
được nhiều hơn từ thiên nhiên vì da kết lại sẽ khít hơn và sẽ chắc hơn và sử dụng được
lâu hơn.
- VẬT LIỆU : chủ yếu là từ thiên nhiên :
+ Gỗ : để làm khung cho các công trình ở đầu tiên của loài người. Mặc dù là còn rất
đơn sơ chưa qua gia công nhưng cũng đã cho thấy sự cấp tiến của con người khi tự
xây dựng nơi ở cho mình.
+ Đá : dùng để chốt chặn các chân cây gỗ, giữ cho công trình không bị bẹt ra và đổ
xuống.
+ Lá Cây : dùng để đắp lên khung nhà làm mái che nắng, che mưa,…
+ Da Thú : sau này được người nguyên thủy sử dụng nó để thay thế cho lá cây, để che
chắn được tốt hơn, lâu hơn trong những thời điểm khắc nghiệt hơn.

Page | 3
- CỬA ĐI : đơn giản là họ chỉ gác các cành lá để che khi vào ban đêm. Khi được thay
thế bằng da thú thì lúc này họ sẽ làm dư một phần để che phần cửa ra vào, nếu có ai đi
qua thì phải vén lên để ra ngoài hoặc vô trong.
- NỀN : công trình được xây dựng trên nền đất tự nhiên.

- BÍCH HỌA :
+ Con người chưa có phát triển về mặt hội họa, chưa
sống tập trung tại thành một quần thể mà sống từng
tập thể nhỏ nên chưa có như cầu về giao tiếp nhiều.
Với cuộc sống mới tách ra khỏi các hang đá nên họ
chưa làm chủ được về các mặt trong cuộc sống. Do
đó, những bích họa được tìm thấy trên các vách hang
đá đa phần chỉ
Hình 2- Bức vẽ trên các hang động
Nguồn: KhoaHoc.tv – Bí ẩn về kiệt tác là việc họ in
trong hang động
những bàn tay
lên các hang động đá và vẽ mọi thứ rất thô sơ, không
có nhiều chi tiết và không có tỉ lệ nhất định.
+ Các bức bích họa được người nguyên thủy sử
dụng là tro than để vẽ vì sau nhiều lần quan sát thì
họ thấy những đống lửa sau khi tắt đi thì để lại các
lớp tro than dính rất khó phai trên các bề mặt. chính
vì vậy mà họ có sử dụng nó để mô tả lại những gì
mà họ thấy. Cái thứ hai mà họ sử dụng để làm bích
họa là máu của những con thú rừng mà họ săn bắt
được vì máu khi dính bào sẽ rất khó bị trôi.

Thời Kỳ Đồ Đá Mới : 10000 năm TCN

- M Ó N G : là một phần của


vững chắc cho chòi ở.
- CỘT : là những khúc cây được đẽo gọt bài bản, thẳng chắc để
chịu lực cho công trình.
- DẦM : là các thanh gỗ ngang để liên kết các cột lại với nhau
Hình 3- Nhà chòi lá nguyên thủy
Nguồn : Pinterest - tạo thành vòng khung, tất cả đều được làm bằng tay.
Media Storehouse USA

Page | 4
- Sau 15000 năm, vào thời kỳ đồ đá mới con người đã biết làm nên hệ kết cấu vững
chắc để phục vụ cho các công trình ở với quy mô nhỏ và vừa.
- MÁI :
+ Lúc này con người đã rất cấp tiến hơn nhiều so với thời kỳ trước của tổ tiên họ. Họ
sẽ dùng những thanh gỗ đã được họ gia công và chỉnh sửa cho phù hợp với hệ đỡ mái
và đan chúng vào nhau như là một tấm lưới bằng gỗ. Đó chính là hệ vì kèo mái đầu
tiên được người nguyên thủy sáng tạo ra sau một thời gian dài chỉ là các cành cây gãy
vụn bắt chéo vào nhau hoặc là các túp liều lá hình tròn có các cành tụ nhau tại một
điểm trên đầu.
+ Người nguyên thủy còn cấp tiến hơn về vật liệu làm mái, họ ép các lá khô hoặc là
các rơm rạ khô sau khi thu hoạch vụ mùa lại thành các tấm lớn, sau đó đắp chúng lên
hệ vì kèo gỗ và liên kết chúng với nhau bằng dây rừng buộc lại. Đối với việc họ muốn
liên kết các điểm mối nối với nhau thì cũng dùng dây rừng.

- VẬT LIỆU : vẫn là các vật liệu được sử dụng từ thiên nhiên :
+ Đá : để làm vật liệu xây tường, tạo không gian ở bên trong và chịu một phần lực của
hệ mái đổ xuống.
+ Gỗ : được sử dụng để làm hệ khung cho công trình từ tường cho đến hệ vì kèo đỡ
mái. Và các vật dụng khác trong giá đình.
+ Lá khô : được sử dụng để làm ra các tấm che đặt trên mái.
+ Dây rừng : dùng để buột cố định các chỗ cần liên kết lại với nhau.
+ Đất : cũng được sử dụng cho việc làm tường. Khi làm tường bằng đất thì học sẽ làm
bên trong là một khung gỗ đã được gia công chính xác rồi mới đắp đất lên để tránh bị
đổ.

- CỬA ĐI : cửa đi lúc này được hoàn thiện hơn so với các túp lều xưa, đó là các cửa đi
cũng được làm bằng gỗ và có mang đúng chức năng của một cánh cửa chính trong
nhà. Và phía sau cửa đi chính sẽ có một không gian đệm rồi mới tới không gian ở
chính của một gia đình.

- CỔNG :
+ Khi có nhà ở để trú ngụ khi thiên nhiên khắc
nghiệt, con người cũng dần biết lưu trữ về thức
ăn để phòng cho những mùa đông kéo dài mà họ
không đi săn được bằng việc thuần các thú rừng

Hình 4- Nhà có chỗ chăn nuôi


Nguồn: Pinterest - shee- eire.com- Bronze Page | 5
Age Settlement B&W Sketch
để chăn nuôi. Vì vậy, người nguyên thủy đã làm tường rào bao quanh và xuất hiện
cổng rào.
+ Cổng rào thời này vì chỉ phục vụ cho các gia đình nên không lớn, chỉ vừa đủ ra vào
nhưng nó được xem là tiền thân của các cổng với quy mô lớn sau này.
- NỀN : vẫn sử dụng là nền đất tự nhiên

- BÍCH HỌA :
+ Con người phát triển hơn một phần so với cách đây
15000 năm do thời điểm này chưa có giấy nên các bức
họa thường là trên các vách đá hoặc trên các tảng đá.
+ Nội dung các bức họa vẫn là nói về các cuộc đi săn bắt
thú dữ rất khốc liệt, có khi phải đối mặt với những con
Hình 5- Tranh vẽ trên đá
thú to lớn hơn họ rất nhiều lần . Nguồn: Medium Episode I: hunted -
Cooper Schauer
+ Hình ảnh có nhiều chi tiết hơn mặc dù là còn rất sơ
phác, nhưng nó cũng giúp con người giao tiếp với nhau
khi chưa có chữ viết. Giúp con người lưu giữ lại các
khoảnh khắc săn bắt hoặc là sinh hoạt bộ lạc náo nhiệt.

- LÒ SƯỞI :
+ Không gian giữa nhà chòi sẽ là vị trí được chọn để
đặt bếp lò. Nó vừa là không gian nấu ăn của gia đình
vừa là không gian để mọi người sưởi ấm trong những
ngày đông giá lạnh hoặc những đêm trời rét.
+ Chính vì đốt lửa bên trong không gian ở mà thời kỳ
Hình 6- Lò sưởi giữa nhà
này chưa có ống khói để thoát Nguồn: Pinterest - khói ra ngoài trời nên
Media Storehouse USA
người nguyên thủy đã khoét lỗ tròn trên mái sau đó
làm một chóp lá che lại bên trên nhưng được hổng
lên một khoảng để khói có thể thoát ra ngoài.

- CẦU THANG :
+ Bên cạnh việc dữ trữ thức ăn thịt bằng chăn nuôi,
họ còn dữ trữ những nguồn thức ăn mang nguồn tinh
bột dồi dào. Đây là nguồn thức ăn rất dễ bị hư khi mà
ẩm hoặc là bị chuột tấn công nên họ phải để lên cao
không tiếp xúc với đất ẩm và lũ chuột khó mà tấn
Hình 7- Gác trên mái
Nguồn: google.com- how large is a Page | 6
celtic roundhouse
công được. Do đó mà xuất hiện gác mái và đặc biệt hơn nữa đó chính là sự xuất hiện
của cầu thang.
+ Cầu thang đầu tiên chỉ được làm từ hai thanh gỗ chắc khỏe trụ hai bên, ở giữa là
nhiều thanh gỗ ngang được cố định từ vị trí chân lên tới đỉnh.

Thời Kỳ Đồ Đồng Sắt : 5000 năm TCN

- Các hệ kết cấu công trình ở thời kỳ này vẫn như thời kỳ đồ đá mới. Mặc dù là thời kỳ
này con người tìm ra các kim loại mới nhưng nó chưa được đưa vào kiến trúc mà chỉ
phục vụ về nhu cầu trang sức và đưa vào làm vũ khí để săn bắt và phục vụ cho chiến
tranh giành các vùng đất lợi thế của các bộ lạc.
- Vì thường xuyên xảy ra chiến tranh nên các nhóm người cùng sinh sống trên cùng một
vùng đất sẽ liên kết lại với nhau để cùng sinh sống và chiến đấu. Do đó xuất hiện kiến
trúc về các thành lũy.
- N Ề N : để bảo vệ cho một bộ lạc trán
các bộ lạc, người tiền sử đã đào hào xung quanh và đắp
đất nền cao ở giữa và tập trung lại sinh sống và xây dựng
trên đó.
- C Ổ
Hình 8- Công trình thành lũy
N G :
Nguồn: Thinglink - Celtic Village của chiến tranh, mọi người sẽ tập trung lại xây dựng hệ
thống tường rào cao bao bọc xung quanh bằng gỗ, và có
cổng chính lớn bằng gỗ là lối vào duy nhất bên trong của các bộ lạc. Lính canh sẽ thay
phiên nhau canh gác ngày đêm để thông báo tình hình chiến sự.
- VẬT LIỆU :
+ Đất : được sử dụng nhiều để làm đất đắp nền vừa tạo cao độ khó khăn cho những
người khác muốn xâm nhập vào vừa tạo nên nền thành lũy vững chắc.
+ Gỗ : là vật liệu chính trong hầu hết các công trình từ nhà ở đến những tường thành
bảo vệ vững chắc và khác kiên cố.
+ Lá khô : để sử dụng cho việc làm các tấm che trên mái cho các công trình, bảo vệ
không gian bên trong khỏi các tác động của thiên nhiên.
- HỘI HỌA : vẫn như thời kỳ đồ đá mới vì học chưa có ổn định được về chổ ở và chưa
tập chung thành một quần thể lớn để phát triển về các mặt của xã hội nên chưa phát
triển thêm được về con đường nghệ thuật.
Bên cạnh các công trình để ở, thời này đã bắt đầu xuất hiện các công trình tín ngưỡng.
Các công trình này được người tiền sử xây dựng lên vì họ tin vào thượng đế, thần linh

Page | 7
khi họ thấy các tác động của tự nhiên đến cuộc sống, họ sử dụng các công trình này để
phục vụ cho việc đối thoại với thần linh.

MENHIR : Công trình là một trụ đá khổng lồ theo chiều thẳng đứng.Về kết cấu của
công trình có thể xem :
- M Ó N G :
vững chắc không bị đổ khi có tác động từ tự nhiên như gió,
mưa, bão, ….
- C Ộ T : được xem là phần từ mặt đất trở lên đỉn
+ Một số bộ lạc người tiền sử còn xây dựng thành một
quần thể với rất nhiều trụ đá menhir. Thứ nhất, họ quan
niệm về việc tăng thêm sức
Hình 9- Trụ đá Menhir
Nguồn: aboutespanol.com -
Monumentos megalíticos -
menhir

Hình 10- Quần thể trụ menhir


Nguồn: viaterra. net - Menhirs sur la
Lande de Cojoux (St Just)

Page | 8
mạnh cho bộ lạc thêm nhiều lần.Thứ hai, họ muốn tạo nên sự vững trãi để có thể chế
ngự được các thiên tai của thiên nhiên.

DOLMEN :

- Công trình gồm các trụ đá vây quanh nhau, đỡ trên đầu là
một phiến đá bảng lớn.

- MÓNG : là chân các trụ đá được chôn xuống đất


như là menhir.

Hình 11: Dolmen - CỘT : là phần trên của các trụ đá.
Nguồn: imgur.com- Six thousand - DẦM : là phiến đá lớn được đặt trên các trụ đá
year old megalithic tomb, County
Clare, Ireland
đỡ phía dưới.
Các công trình Dolmen này được người nguyên thủy
tạo ra như là một nơi trú ẩn ngoài trời khi họ đi làm nương rẫy hoặc đi săn bắt mà gặp
thời tiết xấu. Nó còn được sử dụng với chức năng như là các đền thờ nơi mà con người
quan niệm là có thể đối thoại được với các vị thần linh trên trời.

CROMLECH :

- Công trình là một quần thể hình tròn với nhiều trụ đá đỡ
nhiều phiến đá ngang lớn bên trên. Đây là công trình thuộc
quy mô lớn nhất trong ba thể loại công trình tín ngưỡng
của người nguyên thủy cổ đại.

- Gồm có nhiều lớp bao bọc không gian lõi trọng


Hình 12: Quần thể Cromlech
tâm ở giữa : ngoài cùng là
Nguồn: flickr.com- England -
lớp DOLMEN chạy vòng B.C.Stonehenge tròn, lớp kế tiếp là lớp
MENHIR. Các lớp xen kẽ nhau tùy
theo quy mô công trình mà có ít lớp hay nhiều lớp
xen kẽ nhau.

- Các công trình của người thời kỳ công xã nguyên thủy đã đặt nền móng quan trọng
cho hệ kết cấu về sau.

THỜI KỲ AI CẬP CỔ ĐẠI


Ở thời kỳ này người ai cập đã rất tiến bộ về việc thiết kế và xây dựng nên một hệ kết
cấu chịu lực cho các công trình khổng lồ. Vào thời đại quyền lực tối thượng trong tay
các vị vua Ai Cập là các Pharaoh và sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Ai Cập

Page | 9
thì mọi mặt của xã hội được phát triển rất nhiều lần so với thời kỳ nguyên thủy cổ đại.
Do quyền lực rất to lớn nằm trong tay các Pharaoh nên các công trình được nhà nước
Ai Cập cho xây dựng trên đất nước mình có quy mô rất to lớn và kích thước rất khổng
lồ.
- CỘT :
+ Các cột của người ai cập được làm bằng đá cứng, được
các người nô lệ khai thác sâu trong lòng đất. Vì đá này
cứng chịu được trọng tải lớn, không như đá trên các bề
mặt hoang mạc rất mềm vì đó là đá do các tích tụ sau
nhiều năm.
+ Trên cùng đầu cột sẽ được các người thợ vác phẳng để
tiếp xúc với các thanh dầm đá lớn. Các chân cột cũng vậy
cũng được vát phẳng để Hình 13- Các cột Ai Cập có thể tiếp xúc tối đa với phần
Nguồn : afrikaiswoke.com -
móng bên dưới lòng đất, Imhotep The African Ancient giữ cho công trình vững vàng
Egypt’s First Architect
hơn về mặt kết cấu thẳng đứng.
+ Ngoài ra cột của người ai cập cổ đại còn được các người thợ
thể thức hóa bằng cách chạm khắc trên đầu cột các hình ảnh
quen thuộc, gắn bó với người dân như : hình ảnh cây lau xậy,
hoa sen, hình người, … để thêm phần sinh động và gần gũi
hơn. Hình 14- Cột trong đền thờ
Nguồn : review-planet -
+ Bên cạnh đó những cây cột của người ai cập làm ra có kích Храмовый комплекс Карнак

thước rất lớn, đường kính của mỗi cột khổng lồ này lên đến
3m, cao gấp khoảng chục lần một người trưởng thành, việc
này là để thể hiện quyền lực của nhà nước ai cập do các
pharaoh cai trị (một đất nước mạnh nhất và phát triển nhất thời
cổ đại ).
+ Trên thân cột còn được phủ dày đặt các bức họa và phù điêu hai chiều mang trạng
thái nghiêm ngặc không cảm xúc.

- DẦM:
+ Là các thanh ngang được làm bằng đá với trọng lượng
lớn được đặc trên các đầu cột có chắc năng đỡ hệ mái
của công trình.

Page | 10
+ Các thanh dầm được bắt từ tim cột này sang tim cột khác, các thanh đà ngoài cùng
Hình 15- Hệ dầm Ai Cập thì được đặt trường ra khỏi tim cột ngoài cùng để thêm
Nguồn : openarium.ru -
Карнакский храм (Karnak sự chắc chắn.
Temple)
+ Chiều dài của các thanh đà khoảng ba lần đường kính
của cột nên khoảng hở giữa hai cột là khoảng 3m. Vì khoảng cách đó so với không
gian đền thờ là quá nhỏ, cùng với xung quanh là các cây cột lớn như những khổng lồ
đang ép vào nhau khiến cho con người khi đứng ở giữa sẽ như bị dồn ép về mặt không
gian và kích thước vật lí.
- MÓNG :

+ Là các phiến đá cứng lớn được khai khác dưới lòng


hoang mạc có nhiệt độ nóng cao nhất thế giới ( hoang
mạc SAHARA )
+ Người Ai Cập Cổ Đại trước hết sẽ dung các sợi dây
dài buộc vòng bốn góc định vị chỗ kim tự tháp được
Hình 16- Móng cạn Ai Cập
Nguồn: q-files.com- Pyramids:
chọn để xây dựng, sau
how they were built - Q-files
đó họ sẽ đào xuống lấy phần Encyclopedia
cát lên đến khi đụng
phần đất cứng đủ để chịu lực đổ xuống của các kim tự
tháp khổng lồ thì những người thợ sẽ cho tiến hành việc đặt
móng công trình.

+ Người ai cập cổ đã quan sát và tính toán rất kĩ về vần đề


móng chịu lực của các công trình khổng lồ mang theo
quyền lực của vương quốc ai cập. Đó là đặt các phiến đá
móng ở góc sẽ lớn hơn rất nhiều so với các phiến đá còn
lại, vì phiến đá ở các góc sẽ chịu các lực nhiều hơn các đá Hình 17- Quá trình xây dựng
Nguồn: Memphis Tours - How
còn lại : lực ép của các viên đá cạnh hai bên, lực xô từ các Pyramids were built Egypt Pyramids

cạnh xiên của kim tự tháp.

+ Khi xây dựng nền móng của các kim tháp hoặc những đền thờ khổng lồ họ cũng rất
tinh tế trong việc quan sát việc đặt các tảng đá cứng lớn chạm nhau. Trước khi cho
chúng chạm nhau, người ai cập cổ đại đã chèn gỗ giữa các khối đá này để chúng
không bị chạm mạnh vào nhau, không cho việc nứt mẻ đá tảng xảy ra. Sau đó những
người thợ xây dựng sẽ đổ nước vào các thanh gỗ cho chúng mềm ra và rút ra khỏi các
kẽ đá.

- MÁI :
Page | 11
+ Mái được người Ai Cập lựa chọn sử dụng là
hệ mái bằng, mái được làm bằng đá, gồm
các phiến đá chồng lên nhau được chịu lực
bằng hệ thống cột theo phương đứng và hệ
thống dầm theo phương ngang.

Page | 12
+ Một lí do khác nữa để người Ai Cập
Hình 18- Đền thờ Ai Cập
Nguồn: flickr.com- Temple of Khonsu sử dụng hệ mái bằng là vì thời tiết ở đây
reconstruction section
rất ít mưa.
+ Đặc điểm của mái bằng Ai Cập đối với các công trình tính ngưỡng như đền thờ đó là
càng vào bên trong càng giật xuống theo trần nhằm áp chế tâm lí con người khi bước
vào đây. Thể hiện quyền lực khổng lồ của các vị thần cũng chính là đại diện cho sức
mạnh của các Pharaoh, của nhà nước Ai Cập Cổ Đại.
+ Đặc biệt khi làm hệ thống mái, người Ai Cập còn tạo các khe hở để ánh sáng lọt qua
một ít vào bên trong các không gian đền thờ - nơi được bao bọc bằng các bức tường
dày bằng đá và không có cửa sổ cùng với hệ cột chiếm hầu hết không gian điện thờ.
Việc để ánh sáng đi cào từ trên mái sẽ làm đổ bóng lên tượng vị thần lên các vách cột
tạo nên các bản âm, thể hiện một điều mà người Ai Cập luôn luôn hướng tới về mặt
tâm linh đó là cuộc sống sau khi chết mới là mãi mãi, còn cuộc sống hiện tại chỉ là tạm
bợ.
- VẬT LIỆU :
+ Đá Cứng dưới lòng đất : là vật liệu quan trọng và được sử dụng cho tất cả các công
trình lớn của Ai Cập, đây là vật liệu rất dồi dào bên dưới lòng đất, nó rất cứng và có
khả năng chịu lực rất cao.
+ Gỗ : rất ít được sử dụng, chỉ để cho một số công trình nhỏ vì không có nguồn dồi
dào khi đây chủ yếu là đất mềm canh tác sử dụng để trồng các cây lương thực.
+ Gạch : cũng như gỗ, rất ít được sử dụng vào việc xây dựng các công trình lớn vì thời
điểm này chưa có các lò nung gạch chuyên nghiệp, gạch chỉ được đem đi phơi nắng
nên là không đủ cứng để chịu lực. Chỉ dùng cho các công trình nhỏ.
+ Đất : được sử dụng cho các công trình rất nhỏ như nhà của các thường dân. Người ai
cập sẽ đem đất ép với xác cây lau sậy để tăng độ lên kết cho đất.
+ Đá vôi : đây là vật liệu được sử dụng để đắp bên ngoài cùng của kim tự tháp. Khi
xây dựng xong kim tự tháp sẽ có dạng là các bậc thang do xếp đá không trùng mạch,
người ai cập sẽ đắp đác vôi lên để được một bề mặt trơn láng cho kin tự tháp. Nó vừa
giúp bảo vệ đá bên trong vừa làm cho các kim tự tháp chói lóa dưới ánh mặt trời.
- CÁNH CỔNG :
+ Vật liệu chính được sử dụng cho việc xây cổng của đền thờ Ai
Cập cũng là bằng đá . Tường cổng cao khoảng 30m còn cánh
cổng như một tòa nhà 4 tầng và có khoang cổng dày đến 10m.
Điều đó đã làm choáng ngộp những người muốn bước chân vào
điện thờ khi mà đang còn chưa bước qua cánh cổng to lớn này.
Hình 19- Cổng đền thờ
Nguồn: The Social Sciences Page | 13
blogger - Egytian temple
Trước cổng sẽ là các pho tượng với biểu cảm nghiêm ngặt đối xứng hoàn toàn – nét áp
chế tâm lí con người rất quen thuộc đế chế Ai Cập.
+ Tường cổng và cổng sẽ được xây dựng hoàn toàn đối xứng. Trên các cánh cổng,
tường cổng cũng là các phù điêu hai chiều hoặc các bích họa hai chiều dày đặt không
cảm xúc. Rất to lớn về quy mô và kích thước vật lí.
+ Đối với các công trình biệt thự của các quan lại thì cổng cũng được xây lớn để thể
hiện địa vị trong xã hội nhưng vẫn là quy mô nhỏ hơn so với các đền thờ và vẫn là
kiến trúc đối xứng tuyệt đối.

- CỬA ĐI :
+ Đối với các công trình đền thờ : có rất nhiều lớp của trong một ngôi đền thờ Ai Cập,
các lớp của từ ngoài vào trong sẽ càng nhỏ dẫn về kích thước khoang của về chiều
ngang đến chiều thẳng đứng. Lí do là càng vào trong nền và trần càng giật ép vào
nhau, hai bên khoang của cũng ép vào nhau, tất cả như tạo thành thế gọng kìm bắt lấy
nỗi sợ của con người làm cho họ phải luôn hướng về thần linh cũng như là các
Pharaoh tối cao.
+ Đối với các công trình nhà ở thì cửa đi sẽ như nhau không gây ra sự áp chế tâm lí
như là của các điện thờ thần linh, vì đây là công trình có quy mô nhỏ và có chức năng
phục vụ con người nghỉ ngơi và hưởng thụ.
- NỀN :
+ Nền được lát đá tấm trên lớp đất
mềm đã được đắp trên hệ thống
móng cạn khổng lồ. Việc lót đá cho
đền thờ sẽ giúp cho công trình thêm
phần cứng cáp và uy nghi hơn.

Page | 14
Hình 20- Mặt cắt công trình đền thờ Ai Cập + Đi từ ngoài vào bên trong chúng
Nguồn: etc.usf.edu - luxor temple section
ta sẽ thấy trước mỗi lớp cửa sẽ
được người Ai Cập cho giật cấp nền lên tương ứng ở trên trần cũng giật xuống. Việc
nền được nâng lên qua mỗi lớp của sẽ làm cho người vào điện thờ tăng thêm đức tin
cũng như sự hướng thần sẽ tăng lên nhiều lần, đây là một việc thể hiện người Ai Cập
cổ đại rất tính tế trong việc dẫn dắt tâm hồn con người hướng đên nơi linh thiêng của
các vị thần . Ngoài việc hướng thần ra thì cũng không thể không nói đến thủ pháp làm
cho những người vào bên trong phải lun cảm thấy khuất phục trước quyền lực tối cao
của nhà nước Ai cập, đó là các cột có kích thước vật lí khổng lồ vẫn sừng sững bên
trong điện nhưng không gian ngày càng bị ép lại bằng việc nâng cao nền qua mỗi lớp
cửa.
- BÍCH HỌA :
+ Thời Kỳ này người Ai Cập đã có một phát minh
làm ảnh hưởng rất lớn đến thế giới đó là họ đã tạo ra
giấy – sản phẩm vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
Họ tạo ra giấy từ xác những cây lau xậy ( họ phơi khô
sau đó cán ra thành bột rồi ép thành những tờ giấy
Hình 21- Tranh vẽ Ai Cập mỏng ).
Nguồn: pouted.com - 13-
fascinating-facts-about-ancient- + Do chưa tìm ra phép phối cảnh để vẽ tranh được
egypt
chân thật nên học chỉ vẽ được tranh hai chiều và lấy
sự đơn giản làm triết lí về mặt hội họa để đạt được
trạng thái cân bằng và ổn định về mặt thị giác. Các bức tranh của người Ai Cập
thường vẽ về các cuộc chiến tranh của họ, vẽ về sự phục tùng trước các vị vua
Pharaoh, vẽ về công việc của các vị thần,…. Để nâng cao tối đa quyền lực thống trị
của các Pharaoh cũng như là vương quốc Ai Cập Cổ Đại.
+ Chính vì lấy sự đơn giản làm triết lí nên đôi khi chúng ta sẽ nhận thấy nhiều điều vô
lí như là khi vẽ một người họ sẽ vẽ một đầu nghiêng nhưng lại có một con mắt thẳng,
bờ vai và không thẳng nhưng lại là những bàn chân nghiêng và đều là chân trái. Và
kích thước của từng người trong một bức hình là
khác nhau. Nhưng điều đó lại vô cùng hợp lí đối với
triết lí nghệ thuật cũng như suy nghĩ của họ, mỗi
người không giống nhau cũng từ suy nghĩ về giai cấp,
địa vị của họ, ai có tầm quan trọng lớn nhất thì có tỉ
lệ lớn nhất trong bức bích họa và ngược lại người Hình 22- Chữ viết Ai Cập cổ đại
Nguồn: flickr.com- Book of the dead of
thấp bé hơn sẽ có địa vị và tầm quan trọng nhỏ hơn. Kenna (RMO Leiden, Thebe 1325bc
18d)

Page | 15
+ Tất cả các bức tranh của người Ai Cập cổ đại từ trên giấy đến trên các vách tường
đều có trạng thái đối xứng, cử chỉ nghiêm ngặt, không cảm xúc dù đó là bất kì đề tài
gì. Điều này thể hiện quan niệm của họ đó là cân bằng và ổn định để luôn luôn đạt
được trạng thái vĩnh hằng trong trong cuộc sống.
+ Vì là nơi tập trung của rất nhiều con người, là một đất nước thống nhất nên Ai Cập
đã phát minh chữ viết, phục vụ cho việc giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, cho các
câu chuyện về các vị thần, cho việc ghi chép lưu giữ các tài liệu, các chiến thắng huy
hoàng, những điều quan trọng để lưu giữ sử sách về sau.
+ Hội họa của người Ai Cập lúc này đã phát triển hơn người nguyên thủy rất nhiều, đã
thể hiện rất nhiều chi tiết của con người, con vật, các vị thần, và cũng thể hiện các
trang phục riêng, các đặc điểm riêng để nhận biết những người khác nhau có chức vị
khác nhau trong xã hội bấy giờ.

- ĐIÊU KHẮC :
+ Các pho được được điêu khắc và các bức
phù điêu của người Ai Cập cổ đại thường là
các nhân vật có địa vị tối cao nhất đó là các
vị Pharaoh, các vị thần trong thần thoại Ai
Cập.
+ Trong các bức phù điêu được đục khắc trên
các vách hầm mộ hoặc trên các vách tường
trong các đền thờ thì cũng như là các Hình 23- Các pho tượng Ai Cập bức
Nguồn: dulichvietnam.com.vn - Đền Abu
tranh, ai có quyền lực, địa vị lớn hơn Simbell thì kích
thước trên hình sẽ lớn hơn. Các bức phù
điêu cũng là các hình hau chiều đối xứng,
không cảm xúc.
+ Pho tượng được đục khắc với các bộ phận trên gương mặt và các bộ phận trên cơ thể
hoàn toàn đối xứng nhau, với một cảm giác nghiêm ngặt, ổn định và không có bất kì
cảm xúc nào được toát ra.
+ Ngoài việc điêu khắc khắc các bức tượng hay chạm khắc các phù điêu hai chiều trên
các vách tường, người các người thợ còn thể thức hóa thiên nhiên quen thuộc với họ
lên các dầu cột khổng lồ như là chạm khắc đầu cột thành hình hoa sen, cây lau xậy,
mặt người,…, để là cho những cây cột trở nên sống động hơn.
+ Bên cạnh đó người Ai Cập còn chạm khắc quan tài cho các Pharaoh khi họ chết,
quan tài gồm nhiều lớp nắp gỗ được chạm khắc hình Pharaoh khi còn sống bằng hình

Page | 16
hai chiều và để tất cả trong một quan tài bằng đá có nắp là hình chữ nhật và chạm nổi
hình Pharaoh ngay giữ nắp quan tài đá. Tất cả đều đối xứng, không cảm xúc, đưa họ
đến một trạng thái ổn định hơn đó chính là đưa họ vào cuộc sống vĩnh hằng sau khi
chết ở thế giới thực tại. Đối với họ các chết chính là chìa khóa mở ra một cuộc sống
vĩnh hằng mãi mãi đối với các vị vua tối cao của Ai Cập hùng mạnh.

- CẦU THANG :
+ Ở hai bên tường cổng đền có hai lỗ hổng đó chính là nơi đặc cầu thang của nhà thờ.
Cầu thang dược làm bằng đá để phục vụ cho việc lên cổng đền để gác hoặc là sửa
chữa lại mái đền thờ.
+ Đối với nhà các quan lại lớn thì nếu có lầu thì sẽ
dùng cầu thang bằng đá để phục phụ việc lên xuống
vững vàng hơn và nhà sẽ sang trọng hơn.
+ Đối với nhà của các người dân nghèo nếu có lầu thì
Hình 24- Cầu thang
họ sẽ dùng thang gỗ có thể dời ra vô được, vì diện Nguồn: s464659611.onlinehome.us -
Temple at Karnak
tích không nhìu không đủ cho việc làm cầu thang.

THỜI KỲ HY LẠP CỔ ĐẠI


Vào thời kỳ này con người đã đạt được được được cảnh giới cao về hệ kết cấu cho các
công trình to lớn, thể hiện sự tài hoa tuyệt đỉnh của người Hy Lạp Cổ Đại, họ dựa vào
các hệ kết cấu của người Ai Cập cổ đại và sáng tạo thêm để mang được phong cách
Hy Lạp, hơi thở Hy Lạp vào các công trình.

- CỘT VÀ THỨC CỘT :


CỘT DORIC :
+ Cột doric được làm và chạm khắc từ đá cẩm thạch, được tạo thành từ
các khoanh đá lớn xếp lên nhau. Do không có đá nguyên khối đủ dài để
làm một cây cột.
+ Cột Doric được sử dụng chủ yếu cho các đền thờ nam thần, vì nó được
làm dựa theo hình tượng dũng mãnh các nam thần lực lưỡng trong thần

Hình 25- thoại hy lạp.


Cột Doric
Nguồn:
Saam
Marmoleo
Page | 17
+ Để mô phỏng điều đó người hy lạp sẽ làm gờ sóng trên thân cột ít hơn, cột không có
đế mà nhấn thẳng chân cột xuống sàn như những đôi chân trần đầy uy lực, đầu cột
không chạm khắc hoa mỹ mà để trơn.
- Thức Cột DORIC :
Là một hệ thống các thành phần trong bản vẽ được người Hy
Lạp hệ thống lại theo một trật tự, quy luật rõ ràng và cụ thể :
+ Một cột Doric sẽ được khắc lõm 20 gờ sóng chạy dài song
song trên thân cột, làm cho thân cột một vẽ rắn chắc như những
cơ bắp cuồn cuộn của các dung sĩ Hy Hình 26- Thức cột Doric
Nguồn: Bài giảng
Lạp Cổ Đại.
+ Chiều cao của cột Doric sẽ bằng 5 – 6 lần đường kính của cột tạo lên một tỉ lệ cứng
cáp, chắc khỏe cho cột.
+ Khoảng cách giữa hai cột sẽ bằng 1,2 – 1,5 lần chiều cao của cột, để tạo ra sự hài
hòa về mặt không gian bên trong các công trình.

CỘT IONIC :
+ Cột Ionic được làm và chạm khắc từ đá cẩm thạch, được tạo
thành từ các khoanh đá lớn xếp lên nhau. Do không có đá nguyên
khối đủ dài để làm một cây cột.
+ Cột Ionic được sử dụng chủ yếu cho các đền thờ nữ thần, vì nó
được làm dựa trên hình mẫu dịu dàng, điệu đà, duyên dáng của các

Hình 27-
nữ thần trong thần thoại Hy Lạp Cổ Đại.
+ Để mô Cột Ionic phỏng các trạng thái đó của nữ thần, người thợ điêu khắc
Nguồn:
những búp Saam xoắn trên đầu cột để tượng trưng cho các loạn tóc xoăn của
Marmoleo
những người phụ nữ hy lạp, gờ sóng trên cột cũng tăng hơn, lúc
này người thợ sẽ làm đế cho cột và chạm khắc các hoa văn lên đó để
tượng trưng cho các thiếu nữ duyên dáng đang mang hài đi trên
các thảo nguyên.
+ Càng làm điêu khắc người Hy Lạp Cổ Đại càng cho thấy sự tinh
tế và sự tài hoa của họ.
- Thức Cột IONIC : là hệ thống các thành phần trong bản vẽ
được người Hy lạp hệ thống lại theo một trật tự, quy luật rõ
ràng, cụ thể :
+ Một cột Ionic sẽ được khắc lõm 24 gờ sóng chạy dài song
song trên thân cột làm cho thân cột trở nên mảnh mai hơn so

Page | 18
Hình 28- Thức cột Ionic
Nguồn: Bài giảng
với cột Doric nhưng vẫn đạt yêu cầu về mặt chịu lực như là các nữ thần luôn mang
trong mình sự duyên dáng, yêu kiều nhưng cũng rất cứng cõi không thua các nam
thần.

+ Chiều cao của cột Ionic sẽ bằng 9 – 10 lần đường kính của cột tạo nên một tỉ lệ yêu
kều, mảnh mai như của một người phụ nữ đẹp hy lạp.

+ Khoảng cách giữ hai cột Ionic sẽ bằng 2 lần đường kính của cột, để tạo ra sự hài hòa
về mặt không gian bên trong các công trình.

CỘT CORINTHIAN :

+ Cột Corinthian ra đời sau hai cột Doric và Ionic, vào khoảng thế kỷ 5
TCN ở thành phố Corinth bắt nguồn từ một cuộc tình đang lúc tươi đẹp
nhất thì người con gái ra đi vĩnh viễn, thương người yêu đã qua đời
người con trai đã trồng một lẳng hoa thiên thảo – một loài hoa mà cô
gái thích nhất. Không bao lâu chàng trai quay lại thì thấy cụm hoa thiên
thảo đã phát triển lên rất đẹp. Nghĩ nó giống như tình yêu của người
Hình 29- mình yêu truyền từ dưới lòng đất lên làm cho anh vô cùng
Cột
xúc động nên Corinthian chàng trai đã trở về và đã điêu khắc ra cột Corinthian.
Nguồn:
Saam
+ Vì bắt Marmoleo nguồn từ một cuộc tình nên cột Corinthian đại diện cho
một một trạng thái tinh thần rất mãnh liệt đó là tình yêu.

+ Cột Corinthian cũng được làm từ đá cẩm thạch, được chia thành nhiều khối để chất
lên thành một cây cột cao. Việc chia nhỏ cột ra cũng giúp cho quá trình vận chuyển
thuận lợi hơn vì trên địa hình đồi núi.

-Thức Cột CORINTHIAN :

+ Để thể hiện được sự uyển chuyển của thiên thiên, sự yêu kiều
của một người con gái, sự mảnh mẽ của tình yêu nên ngoài việc
cột lớn người thợ đã làm số lượng gờ sóng trên thân cột
Corinthian nhiều hơn so với cột Ionic,

+ Các cột Corinthian có đầu cột được điêu khắc là ba tầng lá


Hình 30- Thức cột
thiên thảo, tạo nên một đầu cột đẹp nhất và dần được sử dụng Corinthian
Nguồn: Bài giảng
cho các công trình lớn sau này của người Hy Lạp. Mang một nỗi
niềm mãnh liệt về tình yêu đôi lứa và một cuộc sống tươi đẹp.

+ Chiều cao của cột bằng 10 lần đường kính cột, vì điêu khắc nhiều hơn nên phần đầu
cột sẽ nhiều hơn hơn sơ với những cột khác và thân cột sẽ ngắn hơn để tạo tỉ lệ hài hòa
và đẹp nhất cho cột corinthian.
Page | 19
+ Khoảng cách giữa các cột bằng hai lần đường kính cột, tạo nên không gian rất hài
hòa giữa những tỉ lệ bên trong công trình và bên trên với bên ngoài công trình.

Tóm lại về ba loại cột của người Hy Lạp Cổ Đại thì cột Corinthian là cây cột đẹp nhất,
giàu chi tiết nhất, có tỉ lệ mảnh mai nhất, mang trên mình nhiều gờ sóng nhất.

- DẦM :
Là các thanh ngang được đặt bên trên các đầu cột, được
làm bằng đá cẩm thạch, những thanh ở giữa thì kết thúc
của nó là ở tim cột còn những thanh giữa thì trườn ra
khỏi tim cột để chắc chắn hơn về chịu lực ở biên nhưng ở
thời Hy Lạp dầm ở các mặt đứng sẽ được chia làm hai
loại :

Page | 20
Hình 31- Dầm Hy Lạp + Architrave ( thanh dầm ngang phía dưới ) : thanh
Nguồn:
commons.wikimedia.org dầm này là phần truyền tải lực trực tiếp vào hệ thống
cột, không được trang trí mà chỉ để trơn. Thanh dầm này sẽ đảm nhiệm thuần túy là
chịu lực và tản lực.
+ Frieze ( thanh dầm ngang phía trên ) : thanh dầm này truyền tải lực xuống hệ thống
cột gián tiếp thông qua hệ dầm phía dưới ( architrave ). Ngoài công dụng là chịu tải và
truyền tải lực thanh frieze này còn có tác dụng trang trí, bao gồm hai thanh phần khác:
> Các tấm Triglyph : mô phỏng lại các kết cấu gỗ đan nhau để chịu lực của công
trình Ai Cập và tăng thêm tính nhịp điệu cho các mặt đứng của công trình.

> Các tấm Metope : đây là các tấm phù điêu mang hình ảnh của các cuộc chiến hoặc
là các hình ảnh của các vị thần.

> Các thanh Architrave và Frieze này sẽ chạy hết bốn mặt của công trình.

- MÓNG :

Hệ móng công trình vẫn là hệ móng cạn như là của thời Ai Cập. Những người thợ sẽ
xác định vị trí mà công trình sẽ được xây và đào phần đất mềm trên bề mặt lên cho tới
khi đụng được phần đá cứng đủ để chịu lục cho công trình, sau đó họ sẽ đặt các phiến
đá lớn đã được gia công để làm móng xuống. Cuối cùng họ lấp đất lại để có được một
hệ móng vô cùng chắc chắn nâng những công trình khổng lồ về mặt kích thước vật lí.

- MÁI :

+ Khác với lãnh thổ của người Ai Cập, lãnh thổ của
người Hy lạp cổ đại có nhiều mưa hơn. Chính vì
vậy mà hệ mái của các công trình Hy Lạp hầu hết
là mái dốc gồm hai mặt phẳng dốc về hai bên và
chạm nhau tại một cạnh là đỉnh của hệ mái.
Hình 32- Trán tường đền thờ Parthenon
Nguồn: vietnamdaily.com -
Đền Parthenon thời hy lạp cổ đại
+ Vì đây là hệ mái dốc, hệ dầm đá ngang
không thể trục tiếp nâng đỡ được nên người
Hy Lạp sẽ làm các hệ thống vì kèo gỗ để đỡ
lấy hệ mái và hệ mái sẽ tải lực xuống hệ vì kèo rồi từ đây mới tản lực vào hệ dầm
ngang rồi tới hệ cột thẳng. Bên trên được đắp ngói bằng đá.

+ Do làm hệ mái dốc nên người Hy Lạp đã sáng tạo được một cái riêng và rất nổi
tiếng cho dân tộc mình ngoài những thức cột mang những tỉ lệ tuyệt đỉnh, đó là trán
tường hình tam giác dưới đỉnh mái được trang trí rất đẹp và hài hòa bằng các bức

Page | 21
tượng tuyệt đẹp. Việc trang trí này không hề đơn giản khi điêu khắc của người Hy lạp
là tỉ lệ kích thước đúng với thực tế. Nhưng người Hy Lạp đã rất tinh tế sắp xếp các
pho tượng bằng việc thay thế tư thế của chúng và chốt hai góc tam giác có thể là người
có tư thế nằm hoặc là đầu của những con thú quen thuộc trong cuộc sống.

+ Điểm trên cùng của hệ mái rất hài hòa khi được người Hy Lạp đặt các bức phù điêu,
nhằm chốt chặn vị trí cuối cùng của công trình khi thị giác nhìn từ dưới lên.

+ Ngoài ra, các điểm ngoài cùng hai bên của hệ mái cũng được đặt các phù điêu nhỏ
chạy dài theo hệ mái

đó chính các Cornice ( gờ mái ) rất nổi tiếng của các công trình Hy Lạp. Nó vừa có tác
dụng chốt tầm nhìn từ dưới lên của người tham quan công trình vừa chìa ra xa hơn hệ
dầm và chân cột để bảo vệ những hệ kết cấu này khỏi sự xâm hại của nước mưa, nắng
và cát bụi bay vào kẽ.

+ Trần mái cũng khác với người Ai Cập, trần mái Hy Lạp cổ đại càng đi vào bên trong
càng giật cao tương ứng với nền của công trình và cao nhất chính là vị trí của gian thờ
các vị thần. Điều nàylàm cho không gian chính điện cũng như người vào cúng thần sẽ
trở nên hướng thần hơn, đức tin của con người cũng sẽ được nâng lên.

- CỔNG :

Hình 33- Cổng đền thờ


Nguồn: lemonandolives.com- A Day At The Acropolis of Athens

+ Cổng đền thờ có cổng chào phía dưới và cổng chính của
đền ở phía trên được thiết kế mặt đứng đồng bộ với mặt đứng
của đền thờ chính với không gian lớn được chống đỡ bởi hệ
thống những cây cột lớn và các không gian nhỏ được thiết kế
với kích thước nhỏ hơn vẫn giữ được các tỉ lệ hài hòa thì được chống đỡ bởi hệ thống
cột nhỏ hơn.
+ Đây cũng là một suy nghĩ rất đúng trong tỉ lệ không gian nhỏ dùng nhỏ, lớn dùng
lớn. Vì là họ mời gọi mọi người đến đền thờ nên kiến trúc sẽ giống nhau để tạo sự gần
gũi và quen thuộc đối với người dân. Không tạo sự áp chế như là của người Ai Cập Cổ
Đại.

- CỬA ĐI : Trong các công trình lớn hài hòa với tổng thể chính là triết lí của người Hy
Lạp cổ đại nên đối với việc làm cửa đi thì của đi sẽ lớn hơn nhiều kích thước của con
người nhưng nó có tỉ lệ rất hài hòa đối với tổng thể mặt đứng của đền. Càng vào trong

Page | 22
các cửa vẫn được thiết kế rất hài hòa, từ chính diện sẽ thấy mọi thứ như mời gọi con
người bước chân vào xứ sở của các vị thần.

- NỀN : Do địa hình đối núi nên các công trình đền thờ thần sẽ được xây trên các đỉnh
đồi, đắp đất cao lên trên nền móng cạn và sau đó lát đá tấm tạo sự trang trọng cho đền
thờ.
Nền công trình càng đi vào trong
càng giật lên nhưng có tỉ lệ hài hòa
với không gian, hài hòa với độ giật
Hình 34 – Mặt cắt đền thờ Nguồn: flickr.com lên của trần mái, tạo nên sự hướng
thần, niềm tin vào thần linh cũng
được nâng lên . Con người, các vị thần như đang đối diện và đối thoại trong các điện
thờ.

- BÍCH HỌA :
+ Nói về hội họa của Hy Lạp cổ đại thì nó cho chúng ta thấy là
đã tiến xa hơn của người Ai Cập. Tất cả người trên cùng một
bức họa có tỉ lệ ích thước như nhau không còn to nhỏ không
đồng đều, không còn ai có chức vụ lớn thì hình sẽ lớn, không
codn ai có chức vụ nhỏ thì sẽ nhỏ mà ai có chức sắc và tầm
quan tròn thì sẽ được nhấn mạnh hơn và đặt ở vị trí trọng tâm
của bức họa.
+ Hội hoạc đã đi rất sâu về các chi tiết, điề này cho thấy họ đã
quan sát mọi chi tiết rất kĩ và đưa chúng vào những bức họa. Hình 34- Hội họa Hy Lạp
Nguồn: metmuseum.org -
Trên cơ thể con người được vẽ nhưng đường cơ chi tiết hơn, Terracotta amphora
các bộ y phục có các nép gấp giống như thực tế hơn, tóc, râu
của con người cũng được thể hiện rất chi tiết. Hội họa chân thực
và sống động hơn.
+ Nhưng hội họa vẫn chưa tìm ra nguyên lí phối cảnh, hình vẽ vẫn chỉ là hình hai
chiều và làm nổi bật các họa tiết bằng những màu khác.
+ Không còn là con mắt thẳng trong cái đầu nghiêng như người Ai Cập mà học đã vẽ
chính xác hơn đó là cái đầu nghiêng có một con mắt nghiêng nhìn về phía trước, có
bờ vai nghiêng, hông nghiêng như đúng thực tế.
+ Không còn là hội họa đối xứng nghiêm ngặt không cảm xúc nữa mà họ vẽ đưa cảm
xúc con người vào các bức bích họa. Cử động nhảy máu, hoặc chiến tranh, về các vị

Page | 23
vua, vị tướng của người Hy Lạp cũng trở nên mềm mại hơn và chân thật, sinh động
hơn.

- ĐIÊU KHẮC :
-Thời kỳ viễn cổ ( Tk VIII – VI TCN ) :

+ Thời Kỳ này người Hy Lạp đã làm cho lịch sử bước


sang trang mới, bắt đầu cho một cuộc cách tân về điêu
khắc tượng của nhân loại khi mà học đã đạt được cảnh
giới nghệ thuật điêu khắc - bắt đứng chuyển động.
+ Các bức tượng được lấy cảm hứng từ những người phù

Hình 35- Tượng người hợp, có thân hình đẹp và cường tráng. Đặc biêt là các
Nguồn: metmuseum.org - chàng trai giành được giải nhất trong các kỳ thế vận hội
Bronze diskos thrower
Olimpic, những chàng tai này sẽ khỏa thân thi đấu và khi
giành được giải sẽ được lấy hình tượng để điêu khắc ra các bức tượng.
+ Họ không quan niệm khỏa thân là điều ô nhục mà họ quan niệm khỏa thân là phô
hết những gì đẹp nhất của con người ra bên ngoài. Các tượng được chạm khắc rất tỉ
mỉ thể hiện hầu hết các chi tiết trên cơ thể đặc biệt là các múi cơ.
+ Các bức tượng sẽ được chạm khắc, đục đẽo để mô tả một hoạt động nào dó của con
người , gần đúng tỉ lệ so với người thật. không còn là những bức tượng đối xứng,
tượng lúc này là bất đối xứng và bắt đầu thể hiện cảm xúc của cong người vào các
pho tượng bằng đó hoặc là kim loại. Những thứ vô tri vô giác đã trở nên có cảm xúc.
-Thời kỳ cổ điển ( Tk V – IV TCN ) :
+ Điêu khắc Hy Lạp càng làm cho nghệ thuật điêu khắc
thêm huy hoàng hơn nữa, càng khiến nhân loại sững sờ
hơn nữa khi họ sáng tạo ra nghệ thật áo ướt. Với nghệ
thuật đỉnh cao này người Hy Lạp đã hóa đá thành những
tà áo ướt mỏng bám lấy cơ thể của các nữ thần hoặc các
bức tượng về người phụ nữ để phô bày hết các nét đẹp về
đường cong, về sự đầy đặn, sự mạnh mẽ nhưng cũng rất
dịu dàng, mền mại và thước tha.
Hình 36 – Tượng nữ thần Nike
+ Đối với người Hy Lạp hài hòa, tỉ lệ, phô hết cái đẹp của Nguồn: lushbella.blogspot.com -
Lush Bella diaphanous drapery
cơ thể đã đưa họ chạm tới đỉnh cao của điêu khắc. Các
pho tượng ngày càng đạt đến độ chuẩn xác hơn.

Page | 24
+ Các chi tiết đều hài hòa với tổng thể không thừa cũng không thiếu, các cơ được bộc
lộ nhiều hơn và không bị thô quá như ở thời kỳ viễn cổ. Nhờ có nghệ thuật áo ướt mà
cảm xúc của các bức tượng cũng dần được mô phỏng chân thật hơn so với trước đó.
-Thời kỳ Hy Lạp hóa ( TK III – I TCN ) :

Hình 37- Tượng điêu khắc gia đình Laocoon Hy Lạp


Nguồn: Researchgate.net - Laocoön and his Sons, c. first
century bc, marble, Vatican Museums
+ Đây

thời kỳ mà điêu khắc đã chín mùi, rất hoàn mỹ và
chuẩn xác nhất từ chuyển động hình thể đến cảm
xúc trên gương mặt, các bức tượng là các tuyệt
phẩm của nhân loại dù là qua bao nhiêu năm đi
nữa.

+ Các múi cơ của con người được thể hiện rõ nhất cái và đầy đủ nhất cùng các đường
gân nổi lên – nó đã kết hợp với nhau vừa mô phỏng thật nhất vừa về chuyển động vừa
về trạng thái và cũng vừa về cảm xúc của con người. Dù là các cơ và chi tiết nổi lên
rất nhiều nhưng không bị thô mà rất uyển chuyển, mền mại và dứt khoát. Như là cách
mà họ trân trọng và tôn vinh cái đẹp.

+ Cẩm thạch hóa rất chính xác các trạng thái của da thịt con người, đó là thịt trên cơ
thể sẽ bị lún vào khi có va chạm mạnh hay nhẹ. Giàu chi thết hơn, các chi tiết như tóc
sẽ được mô phỏng kĩ hơn, ngũ quan cũng sắc nét và tinh xảo hơn, hài hòa vè đúng tỉ lệ
hơn.

+ Nghệ thuật áo ướt và bắt đứng chuyển động cũng trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều
vào giai đoạn này. Đây là giái đoạn đỉnh cao nhất của điêu khắc Hy lạp. Cho thấy
người Hy Lạp rất tinh tế trong việc suy nghĩ và cách họ biểu hiện cái đẹp

- VẬT LIỆU :
+ Đá cảm thạch : là vật liệu chủ yếu dùng để phục vụ vệc xây dựng các đền thờ và
chạm khắc các bức tượng.
+ Đá hoa cương : đây cũng là một loại vật liệu dùng để phục vụ cho việc xây dựng các
công trình đền thờ.
+ Gỗ : vì hệ mái là mái dốc nên gỗ được sử dụng nhiều để làm hệ vì kèo đỡ cho các hệ
mái trong công trình của người Hy Lạp.

Page | 25
THỜI KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI
Đế chế Hy Lạp sụp đổ nhưng đã để lại rất nhiều những tinh hoa về kiến trúc lẫn nghệ
thuật hội họa, điêu khắc cho nhân loại. Vào thời kỳ La Mã cổ đại, những tinh hoa đó
vẫn được lưu giữ và phát triển thành những cái mới không thua kém gì những tinh hoa
ngày trước.

- CỘT :

Hình 38- Cột La Mã


+ Người La Mã đã giữ và sử dụng
Nguồn: krunkatecture.stfi.re - Orders
of Greek Column Capital Corinthian, lại ba hình mẫu cột đặc trưng của
Doric, Ionic.
người Hy Lạp cổ đại : Doric –
Ionic - Corinthian. Nhưng không
dừng ở đó người Hy Lạp sáng tạo thêm hai hình thức cột của
riêng họ :
 Cột Toscan : được lấy hình mầu từ cây cột Doric nhưng họ sẽ làm trơn thân cột,
không làm gờ sóng và giảm chiều cao so với kích thước cũ. Vật liệu vẫn là từ các
nguồn đá dồi dào.
 Cột Composite : đây là cây cột đẹp nhất và sang trọng nhất trong thời kỳ La Mã cổ
đại vì được kết hợp từ hai cây cột đẹp nhất của người Hy Lạp : Ionic và Corinthian.
Kích thước được giữ như ban đầu theo kích thước cột Corinthian.
- DẦM :
+ Đối với các công trình đền thờ có mái dốc, thiết kế giống của người Hy Lạp thì sẽ sử
dụng hệ dầm bằng đá, các dầm to để đỡ cho hệ vì kèo và mái của công trình. Hệ dầm
này giống y chang hệ thống dầm Hy Lạp, cũng có Architrave ở dưới, ở trên là Frieze.
Riêng Frieze vẫn có hai phần là Triglyph và Metope, vẫn chạy hết bốn mặt của đền
thờ.
+ Nhưng dần dần họ thấy nếu sử dụng hệ thống dầm ngang bằng đá như vậy thì không
gian sẽ rất nhiều cột chống và không gian cho con người sẽ rất ít. Vì vậy, người La mã
đã cho ra đời hệ thống chịu lực tốt hơn mà về sau giúp họ xây dựng được rất thể loại
công trình mới và to lớn. Đó chính là các cuốn La Mã rất nổi tiếng và sử dụng rất
nhiều về sau.
+ Cuốn La Mã là đường cong được tạo thành từ các viên đá hình nêm xếp chèn vào
nhau theo hình cánh cung. Người La Mã nghiên cứu rất tỉ mỉ về việc truyền tải lực về
cuốn la mã để khi xếp các viên đá hình nêm vào nhau chúng sẽ lèn lực vào nhau và
truyền tải lực theo đường cong qua hai bên và truyền xuống cột, hai tường ở hai bên
cuốn.
Page | 26
+ Cuốn la mã có đỉnh là viên đá khóa, đây là viên đá
chốt chặc để giữ cho cuốn luôn vững chắn, nếu bất kì
viên đá nào bị rút ra đều sẽ làm cuốn sập đổ. Liên kết
với nhau rất chặt chẽ.

+ Khi cuốn kéo dài đủ che cho một không gian


phía dưới nó thì sẽ được gọi là vòm. Vòm bao có:
chân vòm, bụng vòm, lưng vòm. Lúc này khẩu
độ của cuốn la mã mở ra một kỷ nguyên mà
người La Mã chinh phục các không Hình 39- Cuốn La Mã, vòm nôi, gian lớn mà
vòm giao nhau , dãy cuốn.
không phải chi chít cột như Hy Lạp Nguồn: studyblue.com - art history test hay Ai Cập, tạo
1nm
ra nhiều công trình lớn mới mà trước đây
không xuất hiện. Khi cuốn chạy dài thì được gọi là vòm nôi, khi các vòm nôi giao
nhau tại một điểm thì gọi là vòm giao nhau. Các cuốn đặt kế nhau và nhiều lần chạy
dài thì được gọi là dãy cuốn.

+ Để xây được cuốn la mã những người thợ phải đóng một cái khung hình bán cầu,
sau đó sắp lần lượt các viên đá vào vị trí của nó và chét vữa để liên kết chúng lại. Khi
lớp vữa liên kết khô và đủ chắc thì những người thợ sẽ tháo khung gỗ ra, một cuốn la
mã được hoàn thành.

- MÓNG : thời La Mã cổ đại vẫn là hệ móng cạn như là của thời kỳ Hy lạp cổ đại.
- MÁI :
+ Đối với các hệ mái dốc như của các đền thờ Hy
Lạp thì họ sẽ lấy nguyên kết cấu như của Hy lạp.
Nhưng người La Mã không trang trí phần trán
tường. Họ không quan trọng về thể hiện cái đẹp
Hình 40- Hệ mái La Mã
Nguồn: en.wikipedia.org - Garni trên công trình như là người Hy Lạp nên các công
Temple 02
trình sẽ ít được trang trí. Họ chỉ quan trọng là xây
dựng được những công trình đồ sộ, to lớn.
+ Hệ vì kèo đỡ mái cũng được giữ nguyên như của
Hy Lạp. Càng vào trong trần cũng được giật lên
tương ứng như đền thờ Hy Lạp.+ Đền thờ Patheon –
Rome (124 – 120 TCN) là điển hình của hệ mái vòm
La Mã, với mái là nữa hình cầu khổng lồ có bán
kính bằng với chiều cao bức tường đỡ nó, đường
kính hệ mái hình cầu khoảng 45m và được làm bằng Hình 41- Hệ mái vòm La Mã
Nguồn: commons.wikimedia.org -
vật liệu mới là bê tông núi lửa. Panteón de Roma alzado2
Page | 27
+ Trên cùng đỉnh mái là một khoảng trống hình tròn với đường kính khoảng 9m.
Khoảng trống là nơi duy nhất lấy ánh sáng từ thiên nhiên vào bên trong không gian
đền, vừa cũng là để giảm trọng lượng của hệ mái một cách đáng để, đồng nó còn làm
cho trọng lực của mái tải xuống đi theo đường vành đai và truyền xuống các bức
tường dày chịu lực.
+ Vì để giảm thêm khối lượng từ hệ mái khổng lồ này người La Mã đã làm các ô hình
chữ nhật ( các ô trần Caissons ) lõm sâu vào trong và giật mí từ từ để không phá hệ kết
cấu mái. Để làm được hệ mái này người Hy Lạp đã làm các giàn giáo bằng gỗ rất cao
để đỡ các khung gỗ hình nửa bán cầu và các ô chữ nhật lồi, sau đó họ đổ lớp bê tông
núi lửa lên trên và để cho lớp bê tông này khô. Khi đủ khô và chắc chắn những người
thợ xây dựng sẽ tháo các giàn giáo và khung bằng gỗ ra để được hệ mái vòm và các ô
trần caissons lõm vào trong. Lúc này khi nhìn ở bên trong từ dưới lên sẽ thấy thấy
nhiều sườn mái chạy tròn và dọc lên đỉnh.
+ Ngoài ra, những người thợ La Mã còn sáng tạo hơn khi học biết nấu chì nóng chảy
và dát đồng bên trên hệ mái, tạo lớp kim loại bảo vệ cho hệ mái khỏi các tác động của
tự nhiên. Điều đó cho thấy họ nghiên cứu rất kĩ về các loại vật liệu mà họ có.
- VẬT LIỆU :
+ Đá cẩm thạch : người La Mã vẫn dùng đá là nguyên liệu để xây dựng các công trình,
đây là nguồn nguyên liệu dồi dào mà họ có, cứng và chịu lực cực tốt.
+ Gỗ : ngoài sử dụng cho hầu hết cho các công trình có hệ mái dốc thì họ còn sử dụng
cho việc làm nên các hệ giàn giáo và hệ khung để phục vụ cho xây dựng.
+ Gạch trần : được làm từ đất sét và nung với kỹ thuật đúc gạch rất tiên tiến của người
La Mã, không còn là phơi gạch như là người Ai Cập nên sẽ chắc chắn hơn rất nhiều,
sử dụng để làm các bức tường của công trình.
+ Bê tông núi lửa : được tạo ra từ việc trộn vữa, nhung nham núi lửa cô đặc, nhựa, sỏi,
cát với nhau để tạo thành. Đây là vật mới do người Hy lạp quan sát các hiện tượng
nhung nham núi lủa mà tạo ra, họ nguyên cứu rất kĩ về cách thức của các vật liệu để
tạo ra những cái mới phục vụ cho việc xây dựng đỉnh cao của họ.
- CÁNH CỔNG :
+ Người La Mã đã đã tận dụng hình ảnh cuốn la mã mang
phong cách riêng của chính mình để thiết kế rất nhiều công
trình. Họ đưa vào để làm cổng hay còn gọi là khải hoàn môn
la mã. Có cổng có ba vòm– một vòm lớn chính ở giữa cao
hơn hai vòm phụ hai bên, đối
Hình 42- Khải Hoàn Môn
xứng hoàn toàn với nhau. Nguồn: nghiencuulichsu.com - Văn
minh phương Tây Đế chế La Mã

Page | 28
+ Vật liệu để làm Khải hoàn môn la mã là bằng đá cẩm thạch, bên trên các cuốn là
một khoảng hình chũ nhật lớn để viết các câu tuyên ngôn của họ hoặc các khẩu hiệu
tuyên dương các vị lãnh tụ vĩ đại của đế chế La Mã Cổ Đại. Trên đỉnh của các khải
hoàn môn là các pho tượng được đục khắc rất tinh xảo và đẹp. Trên mặt đứng của
khải hoàn môn là hình ảnh của các cây cột mang đậm phong cách La Mã.

- CỬA ĐI : được các người thợ thiết kế phù hợp với kích thước của các công trình mà
họ xây dựng. Công trình lớn thì của lớn, công trình nhỏ thì cửa nhỏ.
- NỀN :
+ Do ở thời kỳ này con người đề cao địa vị như ở thời Ai Cập
chứ không phải xã hội bình đẳng như thời kỳ Hy Lạp. Nên là
nền của các công trình như đền thờ sẽ được đắp đá tảng cao lên
gấp khoảng hai lần người trưởng thành. Lối đi vào đền là các
bậc cấp từ phía trước và là lối vào duy nhất để vào bên trong.
Hình 43- Nền đền thờ
+ Nền của đền thờ Hy Lạp giống như người Hy Lạp là càng Nguồn: en.wikipedia.org -
vào trong nền sẽ càng giật lên cao tương ứng với trần để tạo Garni Temple 02
cảm giác hướng thần cho người vào trong. Việc thiết kế nền cao và lối đi duy nhất thừ
chính diện cho thấy họ đã học hỏi cách áp chế tinh thần của con người từ các đền thờ
Ai Cập Cổ Đại.
- BÍCH HỌA :
+ So với nền hội họa của
các thời kỳ trước thì hội
họa đã phát triển vượt
bật. Khi hội họa của Ai
Cập và Hy Lạp thì các
bức vẽ hai chiều và tách
Hình 44 – Hội họa thời kỳ La Mã cổ đại mọi thứ bằng các đơn
Nguồn: ndh.vn - Nghệ thuật kỷ nguyên La Mã
màu khác nhau. Nhưng
hội họa La Mã đã không còn là các hình hai chiều mà đã gần đúng về đinh luật phối
cảnh bằng cách họ biết nhấn sáng tối cho các đối tượng, gần thì nét – xa thì mờ, gần
sáng – xa mờ tối, kỹ thuật vẽ đã đi rất sâu về mặt thể hiện đối tượng. Hội họa thể hiện
rất giàu chi tiết. Từ đây các bức tranh cũng bắt đầu biểu lộ cảm xúc của con người
ngày càng thật hơn, tạo những bậc cấp quan trọng để đi dến sự đúng đắn về mặt phối
cảnh.

Page | 29
+ Họ thấy như thế nào, theo hướng nào thì họ sẽ vẽ, khắc họa theo đứng hướng đó chứ
không như triết lí đơn giản của người Ai Cập nên là các bức tranh sẽ rất chân thực,
phong phú và sống động như thật. Nếu nhìn kĩ thì chúng ta sẽ nhận ra phép phối cảnh
vẫn chưa được ra đời nhưng các họa sĩ La Mã đã mô phỏng mọi thứ lên các bức vẽ
gần đúng với tỉ lệ thật.
+ Vì hướng tới sự chân thật nhất có thể nên họ quan sát rất kĩ và thể hiện rất tỉ mỉ về
các sắc độ màu để thể hiện được độ thước ta và bồng bềnh của các bộ trang phục, vật
liệu đồ vật, sự mềm mại của lớp da người, ... và học rất tỉ mỉ trong việc thể hiện sáng
tối cho từng đối tượng, càng làm cho một bức tranh trở nên có chiều sâu hơn, chân
thật hơn. Đề tài của hội họa La Mã là không có giới hạn, học vẽ tất cả từ cảnh vật
thiên nhiên, con người đến các hoạt cảnh sinh hoạt cộng đồng và riêng tư.

- ĐIÊU KHẮC :

Hình 45- Tượng Augustus


Nguồn: vi.wikipedia.org -
Augustus

Page | 30
+ Đối với nghệ thuật điêu khắc La Mã, những người thợ cũng thể hiện không kém gì
đối với sự phát triển của hội họa cũng như đối với thời kỳ Hy Lạp. Các bức tượng của
người La Mã thể hiện giàu chi tiết hơn, đi sâu vào đặc điểm của cơ thể hơn. Người Hy
Lạp chuộng sự hài hòa, phô cái đẹp nên về điêu khắc họ ít thể hiện các chi tiết làm xấu
cơ thể, nhưng đối với người La Mã thì khác, họ thể hiện tất cả các kiếm khuyết của
con người. Chúng ta có thể thấy khi nhìn một bức tượng La Mã gương mặt sẽ không
đầy đặn như gương mặt tượng Hy Lạp, gò má hiện gõ hơn, góc cạnh hơn, xuất hiện
các vùng hóp vào trên gương mặt và các các chi tiết trên cơ thể cũng được thể hiện sắc
nét hơn, hình mẫu ra sao thì họ sẽ thể hiện đúng như vậy. Vì vậy mà trang phục hay
bất kỳ đố vật nào cũng được thể hiện rất xác thực và giàu chi tiết.

+ Vật liệu cũng là đá cẩm thạch. Cảm hứng điêu khắc của họ thường là những con
người vĩ đại, các cuộc chiến, hoạt cảnh của con người.
+ Nhưng tồn tại một điều đáng tiếc đối với nghệ thuật điêu khắc của người La Mã đó
là sự kém tay hơn, thiếu sự tinh thế hơn so với thời kỳ Hy Lạp. Bởi vì khi Hy Lạp sụp
đổ thì những người thợ không còn được làm vệc trong môi trường nghệ thuât nữa mà
họ trở thanh các nông nô hoặc nô lệ. Nhưng mặc dù là các thế hệ mới nổi lên trong
điêu khắc nhưng người la Mã đã cho thấy họ không hề kém cạnh so với điêu khắc Hy
Lạp.

- LÒ SƯỞI VÀ ỐNG KHÓI :

+ Ở thời La Mã xuất hiện rất nhiều công trình công


cộng mới nhưng công trình nhà tắm công cộng là có
hệ thống ống khói được thiết kế rất hay và cho thấy
họ rất cấp tiến trong tư duy. Ở các bồn tắm nước
nóng sàn sẽ được nâng lên khỏi mặt đất bằng các cột
Hình 46- Hệ thống ống khói gạch trần để cho hệ
Nguồn: curriculumvisions.com-
thống lò đốt khi cháy sẽ được roman hypocaust mosaic thổi hơi nóng xuống
gầm, sau khi không khí nóng đi hết gầm thì thoát ra
ngoài bằng hệ thống tường kép có các đường dẫn khói bên trong dẫn ra bên ngoài.
+ Điều đó cho thấy họ đã rất tiến bộ khi tận dụng tường kép để làm hệ thống thoát
khói hơi nóng ra ngoài thiên nhiên sau khi dẫn hơi nóng đi khắp tường làm ấm không
gian. Chính có hệ thống này người La Mã đã có thể tạo các dịch vụ tấm nước nóng,
Page | 31
xông hơi, massage trong một công trình lớn, mà bản thân mỗi không gian dich vụ
cũng lớn để phục vụ cho sự hưởng thụ của các vị quan lại hay các thương gia giàu có.

- HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO CÁC CÔNG TRÌNH :

Hình 47a- Hệ thống máng đá dẫn nước Hình 47b- Sơ đồ đường máng đá dẫn nước La Mã
Nguồn: pixabay.com - pont du gard Nguồn: Emaze.com - roman aqueducts
provence france 533365

Page | 32
+ Một công trình cho thấy người La Mã Cổ Đại đã đi trước thời đại là công trình thủy
triều bằng đá rất khổng lồ và to lớn. Được làm từ hệ dãy cuốn la mã, nhờ có cuốn mà
người La Mã có thể chinh phục được các thung lũng lớn để vận chuyển nước về các
thành phố. Bên trên các chân cuốn có những viên đá lòi ra ngoài là do người La Mã cố
tính sắp đặt để phục vụ cho việc sửa chữa các cuốn.
+ Công trình máng dẫn nước gồm ba tầng dãy cuốn chạy dài, dãy cuốn tầng dưới cũng
là dãy cuốn chịu toàn bộ lực của công trình nên được thiết kế với kích thước lớn nhất,
tầng hai công trình sẽ được thiết kế với kích thước nhỏ hơn nhưng các kích thước khẩu
vẫn giữ như tầng thứ nhất và tầng ba sẽ là tầng có kích thước các cuốn nhỏ nhất để
giảm trọng lượng đè xuống các tầng bên dưới. Bên trong lòng đất được người La Mã
tính toán rất kĩ để họ đào xuyên núi và đặt các ống đá dẫn nước để tránh việc xâm
nhập các chất độc hại từ lòng đất vào nguồn nước. Bên trên các chân cuốn có những
viên đá lòi ra ngoài là do người La Mã cố tính sắp đặt để phục vụ cho việc sửa chữa
các cuốn.
+ Tùy vào địa chất của thung lũng mà các cuốn sẽ có khẩu độ lớn hơn hay nhỏ hơn,
điều này giúp cho việc đặt chân cuốn linh hoạt hơn khi phần đất cứng không cố định
khoảng cách. Nhờ tạo ra công trình cấp nước này mà người La Mã không còn bị động
trong việc sử dụng nước, giúp cho họ vượt qua các mùa hạn hán mà không bị diệt
vong. Tất cả đều chứng minh là họ rất tiến bộ về thiết kế, xây dựng và suy nghĩ.

THỜI KỲ THIÊN CHÚA TIỀN KỲ


Nhà nước La Mã là một nhà nước rất mạnh về quân sự và thinh vượng bậc nhất với rất
nhiều sáng tạo như làm xoay chuyển thế giới. Hùng mạnh nhất trong thời cổ đại mà
không quân thù nào có thể lật được. Nhưng việc sụp đổ của nhà nước La Mã đã xảy ra
do đứa trẻ được sinh ra vào nền cộng hòa La Mã của thế giới tây phương được dự báo
lớn lên sẽ làm đổi thay thế giới, đó chính là Jesus. Người đã đi ngược lại với triết lí
sống tàn bạo, bất chấp tất cả để đạt được mục đích, Jesus dạy cho con người những bài
học về lòng nhân ái, tình yêu thương giữa người và người, các đức tính tốt trong mỗi
con người. Người dân La Mã dần dần cảm hóa được và tin theo => Chính sự mâu
thuẫn giữa hai triết lý sống này là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự tan rã của đế chế
La Mã. Do là sử dụng lại và cải tạo các tòa án cũ của người La Mã nên :

- CỘT :

+ Sử dụng lại các thức cột mà người La Mã để


lại, nhưng đa phần là cột Corinthian, ionic. Bởi
Page | 33
vì những ngày đầu tiên những con người theo thiên chúa giáo đều bị nhà nước La Mã
truy lùng để bắt giết nên họ không nó các công trình riêng, không có các nghiên cứu
riêng mà phải chốn quân lính La Mã.

+Họ chỉ truyền đạo lén lúc trong các hầm mộ và khi được chấp nhận thì họ tận dụng
trước những công trình tòa án vì khá phù hợp để tổ chức không gian thờ thiên chúa
nên các cột vẫn là cột la mã có sẵn bên trong . Hai dãy cột lớn để chống đỡ cho
không gian chính điện ( gian chính ) , hai dãy cột nhỏ hơn đỡ hai bân không gian thấp
hơn ( gian bên ) của nhà thờ thiên chúa.

- DẦM : người tiên chúa giáo sử dụng lại các cuốn La Mã để có được độ vượt nhịp lớn,
không có chi chít cột trong không gian làm mất đi không gian để làm lễ
- MÓNG : vẫn là hệ thống móng cạn và dắp đá bên trên.
Thời kỳ này con người mới bắt đầu quay lại cuộc sống sau bao năm tháng bị truy giết
nên hệ kết cấu không có gì thay đổi so với những gì của người La Mã để lại.
- MÁI :

+ Như hình trên, mặt bằng công trình


sau khi được cải tạo lại đã mô phỏng rất
chân thực về hệ mái. Lúc đầu tòa án La
Mã sẽ có hai mái bán cầu nhưng những
người tiên chúa giáo sẽ bỏ một bên mái
để biến nó thành cửa chính để vào điện
thờ.
+ Hệ mái của công trình là hệ mái dốc
với hệ mái chính ở giữa và cao nhất ứng
với bên dưới là gian chính, hệ mái hai
Hình 49- Kết cấu mái nhà thờ thánh Peters
Nguồn: loki.stockton.edu - Plan of Old Saint Peters bên là phụ sẽ thấp hơn và bằng nhau
And Close Up Reconstruction Rome
ứng với bên dưới là hai gian bên chạy
song song với gian chính và giao nhau với gian vuông góc là gian cánh, hệ mái của
gian cánh cao bằng với hệ mái ở gian chính. Và cuối cùng trên mặt bằng có hình bán
cầu thì ứng với hệ mái nữa bán cầu.
+ Hệ mái của các gian đều có hệ thống vì kèo gỗ chắc chắn đỡ phía dưới và bên trên
thì đặt ngói đá. Riêng phần mái nửa ban cầu thì được làm từ vật liệu bê tông núi lửa
đặc trưng của người hy lạp để lại.

- VẬT LIỆU :
Page | 34
+ Đá cẩm thạch : là vật liệu của các ngói đá, cuốn la mã, các cột bên trong điện thờ để
làm cho không gian thêm phần trang trọng.
+ Gỗ : ngoài sử dụng cho hầu hết cho các công trình có hệ mái dốc thì họ còn sử dụng
cho việc làm nên các hệ giàn giáo và hệ khung để phục vụ cho xây dựng.
+ Gạch trần : để xây dựng các bức tường của nhà thờ.
+ Bê tông núi lửa : cũng dùng để làm tường chịu lực và làm cac mái vòm nửa bán cầu
– nơi đặt bàn thờ thiên chúa.

- CỔNG :
+ Mặc dù là được cải tạo làm lại nhưng người
thiên chúa vẫn làm nó giồn như là một khải
hoàn môn la mã, con đường vinh danh những
người chiến thắng – chính thắng về đức tin đối
với chúa, chiến thắng được sự tàn bạo của đế
chế La Mã.

Hình 50- Cổng chính nhà thờ Peter


Nguồn: alchetron.com - Old St. Peter's Basilica

- CỬA ĐI VÀ CỬA SỔ :
+ Cửa đi chính : một lối vô chính nhưng sẽ
có nhiều cửa vào cho gian chính và mỗi gian
bên sẽ có một của vào. Các của lớn nhưng
không còn quá cao như là các của của đền
thờ Ai Cập, Hy lạp hay là La Mã mà cao chỉ
khoảng gấp đôi một người trưởng thành. Và
được làm bằng gỗ.
+ Cửa sổ : thời kỳ này người thiên chúa đã
Hình 51- Nhà thờ thánh Peter
mở rộng của sổ ra lớn hơn và sử dụng rất Nguồn: etc.usf.edu - Old Facade of St. Peter's
nhiều từ trên vách gần trần đến các bức tường xung quanh để lấy ánh sáng từ tự nhiên
– ánh sáng từ thượng đế. Các của sổ là các cửa kính không có họa tiết trang trí và có
khung sắt bảo vệ. Tất cả của người thiên chúa tiền kỳ chỉ là sử dụng lại những gì có
sẵn chứ chưa phát triển gì thêm về kiến trúc.

- NỀN : sử dụng lại phần cao được lát đá tấm của công trình tòa án La Mã. Nhưng lúc
này công trình tín ngưỡng có thiết kế sân trong riêng – là nơi tập trung các giáo dân.
Page | 35
- BÍCH HỌA :
+ Do La Mã tan rã thành nhiều nước
nhỏ, nghệ thuật La Mã cũng tan rã. Hội
họa thiên chúa giáo không còn được sự
chân thực, chính xác và rất thô sơ về
hình vẽ lẫn tính thể hiện vì xã hội ngăn Hình 52- Tranh vẽ thời thiên chúa tiền kỳ
Nguồn: insidehook.com - Amazing Domitilla
sông cấm chợ những người vẽ các bức bích Catacomb Unveiled After Years of Renovation

họa chỉ là các giáo dân bình thường trong


làng.
+ Hình ảnh được vẽ lén lúc trên các trần và vách hầm mộ, trong lúc nghe truyền đạo.
Nội dung vẽ không còn là thiên nhiên hay những hoạt cảnh cộng đồng mà chỉ là các
bức chân dung về chúa và các đồ đệ và về kinh thánh.

THỜI KỲ ROMANESQUE
Vào thời kỳ này sau khi đế chế hùng mạnh La Mã chính thức tan rã, thế giới phương
tây rơi vào lọa lạc, giáo dục không còn được chú trọng, trường học không còn được
mở nên lúc bấy giờ hầu hết rơi vào hoàn cảnh mù chữ, chỉ có các linh mục là biết chữ
để giảng kinh thánh. Vì hầu hết con người rơi và mù chữ, không còn biết yêu mến tri
thức, sự hiểu biết đúng đắn nên xã hội tụt dốc, lạc hậu. Tư tưởng phát triển của con
người hoặc là các thanh niên thời kỳ này không còn là các nhà tiết học, các hà toán
học hoặc là các nhà nghệ thuật mà chỉ là làm các hiệp sĩ để phục vụ cho vua và các
lãnh chúa phong kiến hoặc là các tu sĩ phục vụ cho giáo hội. Xã hội kín cổng cao
tường, ngăn sông cấm chợ không có giao lưu về bất kì lĩnh vực gì. Chính vì điều đó
mà kiến trúc thời kỳ này đã vô cùng lạc hậu không còn sự hài hòa hay tỉ lệ chuẩn xác
như là thời kỳ Hy Lạp, La Mã.

- CỘT :

Hình 53- Cột thời Romanesque


Nguồn: flickr.com - Lateran cloister columns

+ Các hình dáng cột đẹp, các thức cột mang tỉ lệ hài hòa, chuẩn
xác đã chỉ còn là quá khứ tươi sáng trong thời cổ đại Hy Lạp, La
Mã. Ở thời kỳ Romanesque chỉ còn là các cây cột không có bất
kỳ quy luật hay bất kì tỉ lệ thống nhất nào, được làm theo sở

Page | 36
thính của mỗi cá nhân, mỗi công trình. Cột cũng không còn điêu khắc tỉ mỉ, không
còn giàu chi tiết như trước,
+ Mặc dù vậy nhưng vẫn đúng về quy tắc chịu lực trong công trình là những cột lớn
sẽ chống đỡ cho không gian lớn, các cột nhỏ chống đỡ cho không gian nhỏ hơn.
- DẦM : là các dãy cuốn giống như cuốn La Mã chịu tải lực từ mái xuống các cột
chống phía dưới.
- MÓNG : vẫn là hệ móng cạn được kè đá sau đó lắp đất lên.

- MÁI :
+ Trần mái là hệ thống các vòm nôi
chạy dài từ các cuốn cung nguyên che
cho không gian bên dưới là chỗ ngồi
làm lễ và hệ thống vòm giao nhau hay
còn gọi là vòm bốn múi che chắn cho
không gian bên dưới nó là hai gian
Hình 54- Mái vòm nôi thời Romqnesque
Nguồn: flickr.com - Saint-Sernin Basilica Nave Nave bên. Cũng có thể tất cả các gian đều
of Saint-Sernin basilica
được che chắn bởi vòm nôi. Ngoài ra
họ còn sáng tạo được vòm sáu múi.
+ Nếu vòm nôi này để ngoài trời thì hệ vòm này sẽ bị hư hỏng đặc biệt là lúc trời
mưa, nên người ta vẫn phải làm hệ thống vì kèo gỗ chạy dài theo để đỡ mái dốc bằng
ngói đá che chắn cho hệ vòm nôi này.

- VẬT LIỆU :
+ Đá hoa cương trắng : dùng để xây toàn bộ công trình và hệ mái ngói che vì kèo gỗ.
+ Gạch trần : dùng để xây các công trình đền thờ của giáo hội và các công trình lâu
thành của vua và các lãnh chúa.
+ Gỗ : là nguyên liệu được dùng nhiều để làm hệ vì kèo đỡ mái dốc, làm các giàn
giáo đỡ công trình lúc mới bắt đầu xây dựng, làm nội thất bên trong nhà thờ.
+ Vật liệu thời kỳ này để xây các ngôi nhà của thiên chúa là không giới hạn. Vì ngăn
sông, cấm chợ, các vương quốc nhỏ đều khép kín nên các công trình chỉ được xây
dựng bởi các người dân trong làng và từ
các vật liệu có sẵn ở tại vương quốc họ sinh sống.

Page | 37
- CỬA ĐI :
+ Do làm tường rất dày để chịu lực nên không thể khoét các
của đi với diện tích lớn được nên học đã sáng tạo ra thủ pháp
giật mí cửa để đánh lừa thị giác người nhìn là công trình có
của lớn đón mời nọi người bước vào ngôi nà của thiên chúa.
+ Các lớp giật mí có thể được trang trí bằng các tượng điêu
khắc hoặc là các tấm phù điêu. Có công trình thì để trơn
không trang trí.
Hình 55 – Cửa đi
Nguồn: wikipedia.org - Kiến
trúc Roman

- CỬA SỔ :
+ Cửa sổ của các công trình cũng được họ dùng thủ pháp
giật mí. Diện tích cửa sổ thật chỉ bằng khoảng 1/10 tổng
diện tích làm của sổ.
+ Các lớp giật mí sẽ được để trơn hoặc là trang trí tùy theo
điều kiện tay nghệ của các giáo dân trong làng.
+ Các công trình sử dụng rất nhiều của sổ để lấy sáng vào
Hình 56- Cửa sổ
Nguồn: wikipedia.org - bên trong không gian nhà thờ.
Kiến trúc Roman

- NỀN :
+ Đối với nhà thờ của các giáo hội thì phần nền được lát đá để tạo sự trang trọng như
mọi người vào bên trong làm lễ, nghe giảng đạo. Nền chỗ giáo dân ngồi sẽ thấp, nền
chỗ bàn thờ thiên chúa hay là chỗ bàn giảng đạo sẽ cao hơn. Điều này sẽ làm cho con
người khi bước chân vào nhà thờ sẽ luôn hướng vọng lên cao, hướng về thiên chúa,
đức tin cũng vậy mà được nâng cao hơn.
+ Đối với các lâu thành của các vua và lãnh chúa là nền được đắp đất cao lên, đào
hào xâu xung quanh tường thành hoặc là xây dựng trên các đỉnh đồi có nền cao sẵn.
Vì các vương quốc luôn đánh chiếm lẫn nhau nên họ xây nền cao như các sườn đồi
để tạo độ khó cho đối thủ khi muốn công thành của họ.

- BÍCH HỌA :

Page | 38
+ Các bức bích họa được vẽ
trên trần chỗ đặt bàn thờ
thiên chúa, không còn được
chính tay những người thợ
thủ công vẽ mà là do các
giáo dân, nông dân trong
làng vẽ.

Hình 57 – Các bích họa trong các nhà thờ Romanesque


+ Các bức họa được vẽ về
Nguồn: commons.wikimedia.org - 12th-century unknown painters - các câu chuyện điển tích
Creation Adam and the Original Sin
trong kinh thánh, chân dung
của thiên chúa, thiên sứ, cuộc đời của chúa và các đồ đệ của ông và còn có các bức
tranh rất man rợ về các hình phạt cưa đôi người, chiên trong chảo dầu nóng,….
+ Họ muốn làm theo người La Mã thể hiện các chi tiết trên cơ thể con người, những
vảm xúc hài hòa của con người, của thiên chúa nhưng tất cả là quá sức đối với họ -
những bàn tay chưa bao giờ được nghệ thuật mài giũa. Họ gặp rất nhiều khó khăn về
việc nhấn sáng tối trên các nếp vải, trên cơ thể con người, khó khăn về thể hiện các
chi tiết trên cơ thể như cơ bắp, xương sườn,…,các cây cối trong thiên nhiên và đặc
biệt hơn là vấn đề về thể hiện hài hòa cảm xúc của thiên chúa và con người và tất cả
những gì họ vẽ ra trông rất là ngô nghê, tỉ lệ các bộ phận con người so với tổng thể
rất lệch lạch, cảm xúc không đúng với những gì mà họ muốn vẽ ra. Nghệ thuật lạc
hậu và tụt giảm rất nhiều so với thời thịnh vượng ở tỉ lệ hài hòa, phô cái đẹp của
người Hy Lạp, ở sự sắc nét về tất cả các chi tiết, tỉ mỉ của người La Mã. Nhưng
không thể nào trách được vì chính xã hội loạn lạc, ngăn sông, cấm chợ đã làm cho họ
không thể học hỏi và nâng cao tay nghề.
- ĐIÊU KHẮC :
+ Điêu khắc trên các cột chịu
lực thì họ điêu khắc tùy thích
và tất cả điều không chính xác
về tỉ lệ.
+ Cũng như hội họa các bức
điêu khắc là các cuộc đấu
tranh, các câu chuyện, các
nhân vật trong kinh thánh và
điêu khắc về chúa, các vị thánh Hình 58- Điêu khắc Romanesque
Nguồn: slideshare.net - Escultura y pintura del romanico
tử vì đạo.

Page | 39
+ Tỉ lệ không hài hòa về các bộ phận trên cơ thể, giữa các thể với tổng thể cũng có tỉ
lệ kích thước rất lệch lạ, khó nhìn. Thể hện cảm xúc trên gương mặt hay là thể hiện
chi tiết các đặc điểm cơ thể cũng không thể hiện được. Đôi khi là không nhận dạng
được họ điêu khắc cái gì.
+ Mọi thứ rất ngô nghê, không thể hiện được độ chân thật và sống động. Ở thời kỳ
này mọi thứ đều lạc hậu, tụt giảm rất nhiều so với các thời kỳ trước, chỉ có một thứ
đã vút lên rất cao và mãnh liệt, đó chính đức tin của con người vào thiên chúa.
- NỘI THẤT :

+ Chạy dài theo suốt gian chính là các


ghế ngồi của giáo dân, ở cuối cùng gần
với bàn thờ thiên chúa là bàn giảng đạo
của các cha sứ.

Hình 59- Nội thất trong nhà thờ


Nguồn: dbvietnam.vn - Những phong cách kiến trúc
đỉnh cao của nhân loại qua các thời kì

Page | 40
+ Ở mỗi chỗ ngồi của giáo dân sẽ có nệm quỳ cầu nguyện được bọc da chắc chắn.
+ Bên trên là các giá nến lớn được treo bằng các dây kim loại ở trên cao thả xuống.
Không gian bên trong một nhà thờ Romanesque cho các giáo dân cảm nhận được một
cảm giác rất an toàn, rất ấm cúng vì ánh sáng ấm áp của các ngọn đèn nến, hệ thống
tường dày bảo vệ xung quanh và âm vang vọng của tiếng giảng kinh thánh của các
cha sứ lan tỏa khắp bên trong công trình. Nội thất bên trong đồng bộ về mặt thiết kế
để tôn thêm sự trang trọng bên trong không gian nhà thờ.

- CẦU THANG : công trình nhà thờ của người Roman không cao nên họ không làm
cầu thang bên trong gian chính và các gian bên. Chỗ học đặt cầu thang là bên trong
hai tháp chuông nằm hai bên lối ra ngoài chính của công trình. Cầu thang được làm
bằng đá và được bao bọc bởi các bức tường dày chạy xung quanh.

Thời kỳ Romanesque là một thời kì đi xuống và tăm tối nhất của các lĩnh vực của thế
giới phương tây, trong đó nền kiến trúc và nghệ thuật cũng tụt dốc rất thảm hại. Cá
công trình không còn mang các sự hài hòa, nét đẹp tinh tế mà các thời kỳ trước đã để
lại, mà trở nên rất xù xì và thô ráp. Các bức bsch họa cũng như điêu khắc cũng không
còn độ chuẩn xác mà rất lệch lạc, không có cảm xúc và cũng rất thô ráp vì tay nghề
rất yêu và được làm từ các người dân thường trong làng. Nhưng tất cả mọi thứ đều
được vinh danh vì đó là tất cả tình cảm chân thành, sự tin yêu của con người dành
cho thiên chúa, mặc dù kĩ thuật xây dựng không cao nhưng học vẫn cố gắng để xây
dựng ngôi nhà mà mấy trăm năm mới được hoàn thành, một ngôi nhà chứa đầy đức
tin của họ đối với thiên chúa.

THỜI KỲ GOTHIC
Mặc dù kiến trúc Romanesque đã đi xuống rất nhiều so với các thời kỳ trước
đó,nhưng cũng không thể nào phủ nhận được sự quan trọng của nó trong việc làm
nền tảng để sinh ra một thời kỳ với nền kiến trúc rất tuyệt diệu. Những công trình
khổng lồ đưa đức tin và tình yêu của con người đói với thiên chúa vút cao lên bầu
trời. Đó là nền kiến trúc Gothic được khỏi nguồn từ tộc người Goth.

Xã hội vẫn được chia thành hai thế lực: một là thế lực của vua và lãnh chúa, hai là thế
lực của của giáo hội. Từ thế kỷ XI, khi lời ứng nguyện 1000 năm sau khi chúa ra đời,
thế giới sẽ sống trong sự hỗn loạn, lo sợ dẫn đến con người này càng nương tụa vào

Page | 41
thiên chúa để được ban phát sự che chở, bảo vệ của thiên chúa, chính vì điều này mà
lúc này các giáo hội đã cố gắng thâu tóm quyền lực về chính mình. Nên khác với thời
kỳ Romanesque, thời kỳ này quyền lực của giáo hội trở lên rất lớn mạnh mà ngay cả
thế lực của các vua và lanh chúa cũng phải nép mình trước giáo hội. Nên các công
trình tiêu biểu cho kiến trúc Gothic là các công trình về nhà thờ.
- CỘT :

+ Những người thợ sẽ làm cột lớn và


là hệ thống chịu lực chính theo phưng
thẳng đứng trong công trình thay
cho hệ thống tường dày như
romanesque, lúc này cột lớn tường
sẽ mỏng lại và các cột được làm từ
đá.

Hình 60+– Cột chùm bên trong và cột lớn bên ngoài nhà thờ
Nguồn: visit-somme.com - Gothic treasures, kientruc.vn - kiến trúc
GothicCột

chịu lực bên ngoài không gian chính được làm lớn ở
phần chân nhỏ dần lên đỉnh, để đúng về nguyên tắc chịu lực dưới bự trên nhỏ để
vũng chắc hơn, trên đầu mỗi cột lớn này sẽ được kết thúc bằng một tháp nhọn nhỏ.
Chính vì ở thời kỳ này những cây cột được xây dựng rất cao, hệ tường mỏng lại nên
đã một phần làm cho công trình nhà thờ trở lên rất cao lớn về mặt kích thước vật lí.

+ Các cột chùm lớn bên trong thì rất cao và đỡ hệ mái cung gãy nên nếu đứng một
mình thì sẽ không chịu được lực xiên của cung gãy tải xuống nên lúc này sẽ có hệ hệ
lớn bên ngoài nhưng thấ hơn để đỡ các lực có chiều xiên ra hai bên thông qua các
cuốn bay giữ cho hệ mái cũng như cột bên trong không bị sụp đổ.

+ Vì bản thân của mỗi cột gothic là rất to lớn nên để tránh mang lại sự lán áp về tinh
thần con người mang lại cho họ nỗi sợ hãi, người gothic đã rất tinh tế khi làm chúng
thành nhiều cây cột nhỏ và làm hệ thống chúng lại bao nhiêu cột thành một chùm.
Nên sẽ có rất nhiều loại cột chùm khác nhau nhưng vẫn giữ được chức năng chính là
chịu lực của công trình. Việc làm cột chùm bên trong không gian của nhà thờ để
đánh lừa thị giác người nhìn sẽ cảm thấy kích thước cột nhỏ hơn rất nhiều, và không
gian sẽ như nhiều chi tiết hơn từ đó họ cảm thấy mọi thứ sẽ thân thiện hơn,gần gũi
hơn, không lấn áp về mặt kích thước vật lí trong một không gian vô cùng to lớn mà
họ thì rất nhỏ bé.

Page | 42
- DẦM :

Hình 61a- hệ thống cung


gãy Gothic + Vào thời kỳ gothic hệ kết cấu đã thay
Nguồn: kientruc.vn - kiến
trúc Gothic đổi tất cả, họ tự tin về những gì mình
làm để mang lại những
cái mới nhất cho nhân loại, họ đoạn tuyệt
tất cả mọi thứ thừ thời Hy Lạp, La Mã.
+ Các cuốn thời la mã, cuốn cung nguyên
thời romanesque được thay bằng các hệ
cung gãy. Cung gãy sẽ truyền một phần lực
xuống hệ cột và một
phần lực được xiên
Hình 61b- hệ thống
qua hai bên, nhiều cuốn bay Gothic cung gãy
Nguồn: kientruc.vn - kiến
gần nhau chạy dài sẽ trúc Gothic xiên lực
vào nhau làm cho nó tự chèn lực vào nhau giúp cho hệ dầm
sẽ chắc chắn hơn trước,cột sẽ chịu tải ít lực hơn so với việc xài các cuốn thời trước.
+ Ngoài ra họ còn kiến tạo ra một hệ thống truyền lực mà nhờ các hệ thống này công
trình sẽ được xây dựng cao hơn rất nhiều so với các công trình to lớn thời trước. Đó
chính là hệ thống các cuốn bay, các cuốn này giữ vai trò rất quan trọng trong việc
định hình bộ khung của công trình. Các cột chùm đỡ các cung gãy của mái chỉ chống
đỡ được lực theo chiều thẳng xuống chứ không thể chịu được lực đổ xiên qua hai bên
của cung gãy sẽ làm đổ hệ khung khổng lồ của công trình nên cuốn bay được sinh ra
để gánh vác nhiệm vụ này, các cuốn bay được đặt một góc xiên xuống và nối vào các
cây cột lớn chịu lực bên ngoài cùng. Các lực xiên của cung gãy sẽ đổ xiên vào cuốn
bay và truyền xuống hệ cột lớn ngoài cùng này. Chính vận hành hệ truyền lực rất hay
này mà các công trình thời này đã đạt được độ cao mà các công trình trước đây đều
không thể sánh được.
- MÓNG : móng cạn được kè đá rất chắc chắn sau đó được lắp đất lên.
- MÁI :
+ Mái được hình thành từ các cung gãy gothic, để xây dựng được hệ mái cung gãy
những người thợ trước tiên sẽ có hình mặt bằng là
hình nhật hoặc hình vuông có

Hình 62a- Mái cung gãy bốn bốn góc, bốn cạnh. Từ mỗi cạnh
múi Gothic
người thợ sẽ dựng lên một cung
Nguồn: victorianweb.org -
Early English Groined Vaulting
Page | 43
gãy ứng với nó thì ta được bốn cung gãy là sườn ngang của hệ mái. Tiếp theo trên
mặt bằng từ bốn góc của hình vuông hoặc hình chữ nhật người ta sẽ vẽ được hai cạnh
chéo và từ hai cạnh chéo tương ứng ta sẽ có sự xuất hiện của hai cung gãy tiếp được
gọi là hai sườn chéo của mái. Điểm giao nhau của hai sườn chéo điểm tựa lực, tức là
hai đường chéo sẽ có bốn cạnh bằng nhau tựa vào một điểm thì chúng sẽ tự tựa vào
nhau để không bị đổ xuống trước khi tuyền một phần lực xuống phần cột. Còn các
sườn ngang của hệ mái này thì sẽ truyền một phần lực thẳng xuống những cây cột
chùm chạy dài theo ở gian chính, còn phần lực xiên thì được tải vào hệ thống cuốn
bay truyền lực xuống hệ cột lớn và thấp hơn bên ngoài. Đó là cách để làm vòm bốn
múi từ cung gãy gothic.
+ Còn đối với hệ mái cung gãy sáu múi thì vẫn có hình chiếu mặt bằng là hình chữ
nhật, cách xây lên trước tiên có hai cung sườn chéo. Nhưng lúc này sẽ có thêm một
sườn ngay được xây nên bởi một đường thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh đối
diện nhau, hai cạnh đối diện có đường trung trực đi qua thì mỗi cạnh sẽ được chia ra
làm hai cung gãy nhỏ nhưng nhưng cùng chiều cao, hai cạnh còn lại không cị cắt bởi
đường trung trực thì giữ nguyên nên tổng cộng sẽ có sáu cung gãy ứng với bốn cạnh
hình mặt bằng. Lúc này điểm giao nhau sẽ không chỉ là điểm tựa cho bốn cạnh của
hai chéo nữa mà còn thêm hai cạnh của sườn ngang ứng với đường thẳng trung trực
mới
+ Sau khi có hệ thống vòm mái cung gãy sáu múi thì họ vẫn chưa dừng lại ở đó, họ
làm thêm hệ mái chia ra nhiều múi hơn nhưng cơ
bản vẫn tuân theo nguyên tắt đường trung trực
như là làm với vòm sáu múi. Hình chiếu mặt bằng
để làm ra hệ vòm tám múi vẫn là hình chữ nhật,
việc làm còn lại chính là họ sẽ thêm một đường Hình 62b- Mái cung gãy 6 múi và 8 múi
trung trực cho cạnh còn lại để thêm một sường Nguồn: slideshare.net - SlideShare
Arcuated Structure-Vault
ngang nữa và điểm tựa lực lúc này sẽ có thêm hai
cạnh của đường trung trực mới tựa vào cùng với
sau cạnh cạnh cũ trước đó.

+ Cũng tương tự như các mái vòm của


người Romanesque cái vòm mái này
không thể để ngoài trời được vì chúng
được làm từ các viên đá hình nêm và
được liên kết bằng vữa nên sẽ có một hệ
vì kèo gỗ khổng lồ bên bên để đỡ cho
Hình 62c - Nhà thờ Cologne (Đức)
Nguồn: noithattrucmoc.com - Những Công Trình Page | 44
Kiến Trúc Gothic Nổi Tiếng Nhất Thế Giới
hệ mái ngói đá che cho nó. Người Gothic còn dát đồng lên trên để bảo vệ các ngói
đá khỏi tác động của thiên nhiên. Bên cạnh hệ mái dốc hai bên chạy dài theo gian
chính và gian cánh tạo nên hình chữ thập đặc trưng trên mặt bằng và trên hệ mái thì
người gothic còn xây các hệ mái chóp nhọn gân guốc nhọn vút cao lên bầu trời từ
các tháp nhọn chốt vị trí trên cùng của các cột chịu lực đến các mái nhọn lớn hơn ở
tháp đèn lấy sáng và trên các tháp chuông ở hai bên lối vô chính của nhà thờ.

- VẬT LIỆU :
+ Đá : được dùng để làm các cột chùm lớn bên trong các dian thờ, hệ mái ngói, các
viên đá hình nêm của hệ cung gãy, hệ cuốn bay để định hình cấu trúc nhà thờ, lót cho
nền của công trình,….
+ Gạch trần : để làm tường công trình, làm những bức mỏng hoặc các cột chịu lực
dày và lớn bên ngoài gắn với cuốn bay.
+ Gỗ : được sử dụng để làm hệ khung vì kèo khổng lồ đỡ mái ngói đá, nội thất bên
trong công trình.
+ Đồng : kim loại được lát trên lớp ngói đá để bảo vệ chúng khỏi các tác động của
thiên nhiên.

- CỬA ĐI :
Cửa đi lớn, mỗi gian sẽ có một cửa lớn đi riêng. Cửa đi vào
gian chính sẽ lớn hơn các gian còn lại. Các cửa vẫn sử dụng
thủ pháp quen thuộc của người Romanesque là giật mí
nhưng ở các nhà thờ Gothic chỉ dùng nó để trang trí vì lức
này tường của họ không còn là các bức tường dày chịu lực
nữa mà là các cột dày chịu lực chính nên họ có thể khoét
các của to mà không sợ ảnh hưởng về kết cấu chịu lực. Vật
Hình 63- Nhà thờ Đức Bà
Reims, Pháp liệu để làm các của lớn chính là gỗ.
Nguồn: vi.wikipedia.org-
Kiến trúc Gothic

- CỬA SỔ :
+ Về của sổ của các công trình Gothic thì các của sổ được mở rộng rất nhiều về diện
tích và kích thước so với thời Romanesque chỉ là các ô của rất nhỏ nhỏ lấy được một
ít ánh sáng vào không gian bên trong của các gian. Các của sổ lơn của công trình
Gothic lấy được rất nhiều ánh sáng vào các không gian bên trong công trình.

Page | 45
+ Ngoài ra ở thời kỳ này người ta còn tạo tác
cho của sổ với các hình ảnh bên trong kinh
thánh, đó là các của sổ hoa hồng rất nổi tiếng
của nền kiến trúc này với rất nhiều vị trí được
đặt trên các bức tường của nhà thờ : trên mặt
Hình 64- Cửa sổ hoa hồng
Nguồn: kienthuc.net.vn - Chiêm ngưỡng đứng của nhà thờ, gian cánh, gần trên mái,
nguyên gốc nhà thờ Lớn Hà Nội ở Paris
….được thiết kế vừa để lấy ánh sáng vừa là
trang trí.
+ Đối với trang trí mặt đứng bên ngoài nhìn vào là các kiệt tác của điêu khắc khi mà
nó vô cùng sống động, hấp dẫn và giàu chi tiết. Đối với không gian bên trong là các
khung kính màu làm cho ánh sáng vô cùng sặc sỡ và là các hình ảnh trang trí mang
các nội dung kinh thánh.
+ Cửa sở hoa hồng là một của sổ rất to lớn, được làm từ nhiều mảng đá đã được điểu
khắc rất tỉ mỉ, chính xác. Sau đó người ta sẽ vận chuyển những mảng đá đó lên và
gắn chúng vào nhau. Tâm của hoa hồng là một vòng tròn truyền lực vành đai để khi
các cánh bên trên thì nó sẽ một phần phản lực lại, một phần truyền vào các cánh
chống đỡ bên dưới và ngược lại các lực cũng được phản lại vào vành đai lực này.
Điều đó làm cho các cánh của bông hồng sẽ tự chèn lực vào nhau, tự giữ lấy nhau
trước khi lực được trền xuống hệ tường đỡ nó.
+ Vì không có tấm kính nào đủ lớn để làm cho các của sổ, nếu có đủ lớn thì cũng
không chắc được vì kính rất dễ vỡ khi gặp chấn động, nhất là các tấm kính lớn. Vì
vậy các người thợ sẽ cắt thành các tấm kính nhỏ mà theo hình dáng các lỗ cửa kính
sau đó họ liên kêt chúng lại với nha và để chắc chắn hơn họ đã đút các sợi gân chì
bên trong các tấm kính.

- NỀN : để tạo thêm sự trang trọng và tôn nghiêm trong các công trình nhà thờ người
ta sẽ lót nền bằng đá và trang trí bằng các hoa văn hoa hồng hay là các vòng mê cung.
- BÍCH HỌA :
Lúc này con người chỉ danh thời gia cuộc đời
mình để dựng xây các ngôi nhà chung của thiên
chúa nên các bức họa sẽ gắn liền với công trình
đó là các bức bích họa sặc sở trên các ô cửa
kính màu. Các bức bích họa vẫn là mang các

Hình 65- Các bức bích họa trên cửa kính


Nguồn: commons.wikimedia.org - Mosaic Page | 46
window in St Vitus Cathedr
nội dung về kinh thánh để con người vào đây là sẽ biết được các điển tích về thế giới,
về cuộc đời của thiên chúa.

- ĐIÊU KHẮC :
+ Họ đã vén bức màn ưu tối của thời thiên
chúa tiền kỳ, thời kỳ Romanesque để cho
ánh sáng soi gọi vào nền điêu khắc thời kỳ
Gothic. Học điêu khắc rất nhiều trên các
công trình nhà thờ thừ các mặt đứng, cửa đi,
của sổ, cột,…. Không còn nhiều các bức
điêu khắc với tỉ lệ lệch lạc, ngô nghê. Các
bức điêu khác của họ chuẩn xác về kích Hình 66- Điêu khắc thời kỳ Gothic
Nguồn : civitatis.com - Notre Dame Cathedral Tour
thước hơn so với Romanesque nhưng vẫn and Crypt Tickets

chưa đạt tới các cảnh giới tuyệt đỉnh như Hy lạp và La Mã. Nội dung điêu khắc vẫn là
về thiên chúa, đồ đệ của ông, các con quỷ, câu chuyện, con người trong các cuốn
kinh thánh mà họ nghe giảng suốt trong cuộc đời.
+ Điêu khắc rất tỉ mỉ và kì công, rất gầm gộ và giàu chi tiết. Điêu khắc của họ còn
mang niềm vui cho con người khi họ điêu khắc các gargoyle ( các ống sối nước ra từ
mái ) rất sinh động và đa dạng với rất nhiều hình thù khác nhau từ những hình ảnh
của những con quỷ được coi là bạn của con người trong quan niệm phương tây đến
các hình ảnh của chính con người với rất nhiều hoạt động và biểu cảm. Tất cả làm
cho công trình càng trở nên gần gũi với mỗi con người hơn.

- NỘI THẤT : cũng giống với thời kỳ Romanesque, bên trong là các dãy ghế gỗ đơn
giản chạy dài theo gian chính để cho người dân vào nghe giảng kinh thánh, đến cuối
cùng là bàn giảng đạo của cha sứ ngăn cách không gian thờ thiên chúa và không gian
của người dân. Các giá đèn nến được được treo thả từ trên trần cao xuống bằng các
dây kim loại chắn chắn để thắp sáng vào các buổi chiều tối tạo ánh sáng rất dễ chịu
và hài hòa mang lại không gian rất ấm cúng cho những người vào đây để cầu nguyện,
những người con của thiên chúa.

- CẦU THANG : được đặt bên trong tháp chuông của nhà thờ và có tường bao quanh,
được làm bằng đá hoặc là gạch trần. Họ cũng làm các cầu thang nhỏ ở các vị trí góc
tường của các gian để phục vụ việc đi lại của những người coi quản nhà thờ, luôn
thuận tiện khi có nhu cầu lên xuống mà không phải đi quá xa.

Page | 47
- HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC :

Hình 67- Gargoyle thoát nước mưa + Thời kỳ


Nguồn : tripadvisor.com - St James's Roman
Catholic Church, London này người
Gothic rất
nổi tiếng với việc tạo các ổng thoát nước
mưa trên hệ mái ( gargoyle ), họ đục chạm,
điêu khắc các ống thoát nước với rất nhìu
hình dáng khác nhau, rất dạng về biểu cảm
và được đặc ở hai mặt bên của công trình. Tạo nên sự sinh động, lấp dẫn cho công
trình, mang công trình lại gần với con người hơn. Mặc dù chỉ là các ống thoát nước
mưa nhưng vẫn được họ làm rất tỉ mỉ, giàu chi tiết.

THỜI KỲ PHỤC HƯNG CHÂU ÂU VÀ Ý


Con người không còm muốn sống co cụm trong các ngôi làng hoặc các thành phố
khép kín mà họ muốn mở rộng ra các vùng đất mới, giao thương giữa các vùng đất
mới nên thời kỳ này rất phát triển về con đường hàng hải. Mặc dù đường thủy trước
đây đã được sử dụng trong việc di chuyển nhưng tới thời phục hưng mới được phát
triển mạnh mẽ, phục vụ cho giao thương. Từ đó mà có rất nhiều những cuộc phát
kiến địa lí lớn về đường thủy xuất hiện, những con người vĩ đại đã đi và tìm ra các
vùng đất mới, những châu lục mới.

Thế giới phương tây đã xuất hiện ba phát minh mới làm đổi thay nhân loại : thuốc
súng, la bàn, máy in. Cũng nhờ có máy in, các bản kinh thánh được in hàng loạt, con
người lúc này không còn phải đến các nhà thờ để nghe giảng đạo và học mà học có
thể lựa chọn một con đường khác là học ở nhà. Chính vì vậy con người được tự do
tìm hiểu, mở rộng chi thức hơn về mọi thứ, xã hội đều phát triển về mặt tri thức chứ
không riêng chỉ có các cha sứ là biết chữ. Sức mạnh của tri thức đã làm thế giới
phương tây bùng nên tia sáng khoa học, chân lí sống không còn là bóng tối của các
đêm dài trung cổ.

Dẫn đến các phong trào cải cách lớn trong xã hội :

+ Tôn giáo : đứng trước các cuộc nổi loạn vì tri thức trở lại con người tăng sự hiểu
biết, có những người học muốn quay lại tìm đến những cái đẹp trong thần thoại Hy
lạp, La Mã, những người đó bị giáo hội

Page | 48
thanh trừng bằng các hình phạt là chém đầu. Đức tin của con người về một tôn giáo
đề cao tình thương đã bị lung lay trước những điều dã man đó. Ngoài ra con người
còn rất uất ức đối với các việc làm thể hiện sự suy thoái đạo đức của các cha sứ khi
mà họ bị giáo hội kết tội vô cớ và để được sống thì họ phải chuộc lại mạng của chính
mình bằng các đồng tiền vàng. Giọt nước tràn ly, đã có những con người vĩ đại đứng
lên vạch tội các giáo hội thiên chúa và thành lập các tôn giáo mới như Tin lành, Anh
giáo. Thiên chúa giáo không còn là tôn giáo lớn, quyền lực suy sup.

Một nơi được coi là trái tim của phương tây, nơi phát triển thịnh vượng của văn hóa,
khoa học đó chính là nước Ý, nơi mà con người bắt đầu đi tìm các chân lí mới, cuộc
sống mới chỉ có tình yêu của con người với con người mà không ảnh hưởng bởi tôn
giáo và nó ảnh hưởng đến ý thức hệ của phương tây về sau, cuộc sống hướng về sự tự
do của con người.

GIAI ĐOẠN SƠ KỲ :

- CỘT :
+ Gian đoạn này những kiến trúc sư khôi phục
làm sống lại các thức cột thời Hy lạp, La Mã, đa
phần là cột Toscan, Ionic, Corinthian cho hầu hết
các cột trong tất cả các công trình mà họ thiết kế.
+ Ngoài ra KTS. Brunelleschi còn sáng tạo ra cột
chìm tường để tạo nên một không gian thông
thoáng hơn, phẳng
Hình 68- Cột chìm tường
mịn và trật tự hơn trong không Nguồn: thinglink.com - Spedale degli gian.
Innocenti

- DẦM : sử dụng các cuốn cung nguyên, các cuốn La Mã, các dầm ngang bằng đá.
- MÓNG : móng cạn như các công trình trước.
- MÁI :
+ Nổi bật nhất là hệ mái vòm tám múi
khổng lồ của KTS. Brunelleschi, ông tạo
tác ra hệ mái phi thường về kết cấu mà
trước đó chưa xuất hiện trước đó bao giờ vì
quá phức tạp và khổng lồ. Hệ thống đá là
hệ sườn tám cạnh chạm vào hau tại một
điểm đó là tháp đèn lấy sáng. Riên hệ sườn
Hình 69- Nhà thờ chính tòa Santa Maria delPageFiore| 49
Nguồn: genk.vn - Top 10 kiến trúc sư "đạo chích" nổi
tiếng nhất mọi thời đại
đá đã có kích thước rất lớn và bên dưới nó là tám cây cột khổng lồ chịu lực. Vì là hệ
mái khổng lồ rất lớn nên bộ khung vì kéo gỗ cũng rất khổng lồ và kì công để đỡ lấy
hệ mái tám múi này. Bên trên cùng là hệ thống mái ngói được làm bằng gạch nung
với hệ thống nung gạch tiên tiến của thời kỳ này.
+ Ngoài ra, ông vẫn xây dựng hệ mái dốc hai như những thời kỳ trước và kết hợp nó
với hệ mái vòm của ông tạo nên những nét mới trong công cuộc phục lại những các
đẹp thời kỳ Hy Lạp, La Mã. Đây chính là hệ mái vòm khổng lồ đầu tiên của nhân
loại, nó là hệ mái đặc trưng của riêng KTS. Brunelleschi.
+ Bên cạnh đó các kiến trúc sư nổi tiếng khác họ còn nhắc lại các Cornice nổi tiếng
của người Hy Lạp. hoặc là các ô trần casson trên các vòm nôi chạy dài các gian điện
thờ nổi tiếng của người La Mã. Tất cả đều được sống lại là kết hợp với phong cách
của các kiến trúc sư thời sơ kỳ của phục hưng Ý, tạo nên các công trình có các phong
cách riêng.

- VẬT LIỆU :
+ Đá : là vật liệu chủ yếu để họ xây công trình, có thể là ngói đá, đặc biệt là cho các
bức tượng điêu khắc tuyệt tác thời kỳ này.
+ Gạch : đây cũng là nguyên liệu chính để dựng xây các công trình trong thời kỳ này
và cũng được dùng để làm ngói với kỹ thuật nung rất tiên tiến.
+ Gỗ : được sử dụng nhiều cho việc là các hệ vì kèo để định hình hệ mái.

- CỬA ĐI : cửa đi thời này sẽ nhắc lại các trán tường của thời Hy Lạp, La Mã và các
cuốn la mã ở trên các trán tường.
- CỬA SỔ :

Hình 70- Các cửa sổ đôi cuốn hai tâm thời Phục Hưng Ý
Nguồn : 41.media.tumblr.com - Leone Battista Alberti - Palazzo
Rucellai (1451)

+ Được thiết kế rất nhiều trên các mặt đứng và


đều nhau tạo nên nhịp điệu ổn định và cân bằng
cho công trình. Ngoài ra họ còn nhắc lại các tán
tường nổi tiếng trên các ô của sổ này.
+ còn sáng tạo hơn đối với các khuôn mẫu Hy
Lạp, La Mã họ đã làm ra cửa sổ đôi dưới cuốn hai tâm và đặt biệt họ rất nhấn mạnh
về mặt hình học.

Page | 50
- NỀN : lúc này tùy theo các công trình mà hõe đặt nền cao hay là thấp, không còn các
quy tắc nghiêm ngặt về việc làm nền cho công trình. Nhưng vẫn được lát đá.

- BÍCH HỌA :
 GIOTTO DI BONDONE :
Đây là người mà nền nghệ thuật hội họa đời
đời biết ơn ông vì chính ông là người khai
sinh ra phép phối cảnh. Không gian ba chiều
được thể hiện trên những mặt phảng hai
chiều với các tỉ lệ chính xác như thật. Mọi
vật thể điều đúng với quy luật không gian
của chính nó. Có những đường ngang song
Hình 71a- The Marriage of the Virgin song nhau, những đường thì tụ với nhau tại
Nguồn: wikioo.org - The Marriage of the
Virgin một điểm ở đường chân trời.

 SANDRO BOTTICELLI :
+ Ông tìm lại những nét đẹp nguyên sơ của thần thoại
Hy Lạp, La Mã. Vẻ đẹp trong các bức tranh của ông là vẻ
đẹp về nhân trắc học, vẻ đẹp của cơ thể. Một nét hội họa
hài hòa và mềm mại đối với việc thể hiện cơ thể. Ông
nghiên cứu rất kỉ về mọi thứ, tranh vẽ rất chính xác về
phối cảnh kết hợp hài hòa giữa ánh sáng và cơ thể con Hình 71b- ‘Primavera’ của
Sandro Botticelli
người. Nguồn: dkn.tv - ‘Primavera’ của
Sandro Botticelli
 LEONARDO DE VINCI :
+ Khi còn nhỏ vừa mới 18 tuổi, ông vẽ phụ tranh cho một người thầy. Đối với bức
tranh của người thầy có phần gượng gạo về cử động của con người thì những hình ảnh
nhỏ mà được LEONARDO DE VINCI vẽ phụ thì lại rất sống động và rất chi tiết, đặc
biệt là về con cá mà ông vẽ trong bức tranh phụ người thầy, con cá rất uyển chuyển
trong trục cở thể, con cá này với màu sắc vad chi tiết được vẽ như là thật, rất sống
động khiến cho người xem thấy như con cá
đang co vẫy để thoát ra khỏi khung hình.
+ Khi nhiều phụ bài cho thầy, ông đã khiến cho
thầy phải choáng ngợp trước tài năng của ông
và người thầy tuyên bố giải nghệ. Ông là người
đầu tiên trong nền nghệ thuật hôi họa biết làm
Page | 51
mềm các đường nét của con người, một kĩ thuật đáng kinh ngạc mà trước đó chưa ai
có thể làm được. Những người trong tranh nhìn như là một con người thật vì quá sống
động, trau chuốt, cực kì tỉ mỉ trong việc thể hiện bóng đổ của ánh sáng hài hòa trên các
trang phục và cơ thể con người. Ông còn nghiên cứu về giải phẩu học cơ thể người khi
đó ông sinh những xác chết để mổ ra và tìm hiểu cấu trúc của nó, từ đó đưa nó vào bên
trong hội họa để thể hiện nhân trắc học con người một cách thực tế hơn và uyển
chuyển hơn về hình thể.
 MICHELANGELO BUONARROTI :
+ Ngợi ca vẻ đẹp của con người,
hình ản của ông rất giàu chi tiết,
cảm xúc con người được thể hiện
rất chuẩn xác qua các nét vẽ về
gương mặt, trục thân hình của con
ngời.
+ Tranh của ông còn lấy phẩm chất, đức tính của con người để thể hiện cho cái đẹp
Hình 71d- Creation of Adam của nhân vật đó trong bức bích
Nguồn : wikioo.org - Creation of Adam
họa.
+ Trong tranh ánh sáng rất hài hòa
đối với con người, các lớp bóng đổ
mềm mại trên các cơ, trang phục và sự uyển chuyển trong trục cơ thể của con người
đã làm cho mọi thứ rất nền nả. Tỉ lệ hài hòa, màu sắc uyển chuyển.
 RAFFAELLO SANZIO :
+ Ông được cả thế giới kính trọng về tài vẽ tranh xuất
thần của mình, coi ông là thiên tài của nền hội họa
nhân loại.
+ Các tác phẩm của ông làm chấn động nền nghệ
thuật, ngoài việc thể hiện chính xác về phối cảnh,
màu sắc và bóng đổ hài hòa, tỉ lệ nhân trắc học chính
xác. Tranh của ông khi phấ về mặt hình học nhiều
hơn các họa sĩ trước đó, thể hện chính xác về mặc
phối cảnh trong không gian lớn, và làm sống lại các
nhân vật nổi tiếng của các thời Hy Lạp, La Mã với Hình 71e- Tranh của Raffaello Sanzio
Nguồn : flickr.com - Raffaello Sanzio,
tài năng mà đưa ông lên đỉnh cao của hội họa vượt Portrait of Baldassare Castiglione
qua các tác phẩm lớn trước đây, đó là ông thể hiện
được sinh khí như một con người thật sự trên tranh vẽ.

Page | 52
+ Những bức tranh mà ông vẽ được coi là những bức tranh đẹp nhất, chi tiết đạt đến
độ chuẩn xác nhất để làm nên sinh khí và vẻ đẹp thần thái chuẩn xác nhất mà chưa có
đỉnh cao nào chạm được vào cảnh giới như ông.
+ Các chi tiết bộ phận trên gương mặt nhất là đôi mắt của con người đã được ông vẽ
chi tiết hơn, thể hiện thật hơn so với những bức tranh về con người trước đó. Các cơ
trên mặt cũng được chính xác về mặt giải phẩu học. Trục nghiêng người và của cả
trang phục cực kì chính xác, tất cả đã làm nên những bức tranh đẹp nhất của lịch sử
nhân loại.
+ Với tài năng bậc nhất của mình mà không ai sánh nổi, sau khi ông mất nhân loại đã
tôn ông là thần hội họa và đưa thi thể của ông chôn cất chung với các vị thần Hy Lạp
trước đây.
- ĐIÊU KHẮC :
+ Là một người khổng lồ trong nghệ thuật hội họa, MICHELANGELO
BUONARROTI thể hiện mình là một người đa tài
khi ông cũng là một người khổng lồ về nghệ thuật
điêu khắc thời phục hưng ý sơ kỳ với những tác
phẩm cẩm thạch hóa rất đẹp của mình.
+ Điêu khắc của ông quay lại về những chuẩn xác
của cái đẹp hài hòa Hy Lạp, tỉ mỉ chân thực La Mã,
Hình 72- Mẹ Maria và chúa Jesus hội tụ hết trong đôi
Nguồn: khoahocphattrien.vn - Tuyệt tác
bàn tay của ông để đưa vào các điêu khắc của Michelangelo tác phẩm của
mình. Giải phẩu học với độ chính xác cao kết hợp với sự tỉ mỉ dù là đối với chi tiết
nhỏ nhất cũng được thể hiện rất hài hòa.
+ Những bức tượng thể hiện trạng thái cơ thể và cảm xúc rất chuẩn xác từ các bộ phận
nhỏ đến toàn bộ cơ thể. Mọi thứ đã làm đá cẩm thạch trở nên như là những cảnh tượng
thật xuất hiện trước mặt người xem.

GIAI ĐOẠN THỊNH KỲ :

- Hệ kết cấu về chịu lực công trình giống như của thờ sơ kỳ.
- CỘT : xuất hiện thức khổng lồ của MICHELANGELO, một cột lớn chạt dài từ dưới
lên trên ở bên ngoài mặt đứng chính của công trình. Không chia ra các tầng như giai
đoạn sơ kỳ
- MÁI : không có khác biệt gì với sơ kỳ. Có thêm mái vòm MICHELANGELO, với
việc thêm các bức tượng trên mái của PALLADIO.

Page | 53
- CỬA ĐI : để nhắc lại thời Hy Lạp, La Mã các kiến trúc sư đã tạo tác các trán tường
trang trí trên các của đi chính để gợi các lối vô của đền thờ Hy – La.
- CỬA SỔ : các kiến trúc sư thể hiện sự sáng tạo của mình về các trán tường tam giác
như cũ và thêm các trán tường cung tròn mới. Các của sổ ở trệt sẽ có các song sắt bảo
vệ.
- LAN CAN : xuất hiện lan can con tiện của BRAMATE

GIAI ĐOẠN BAROQUE :


- CỬA SỔ : với xu hướng mới về các cánh cuốn, đưa đường cong vào kiến trúc thì các
cửa sổ giai đoạn cũng thể hiện bằng những đường cong, không còn là hình chữ nhật
mà chuyển thành các hình ovan. Có các trang trí đường cong bao lấy vành khung cửa
sổ.
- CỬA ĐI : xuất hiện các tráng tường cong tan vỡ không còn các tráng tường ngay
ngắn như trước. Để trang trí cho mặt đứng như đang nhảy múa trước người xem.
- HỘI HỌA :

+ Với phong cách Baroque được đưa vào


các tác phẩm hội họa, các bức bích họa trở
nên giàu tính vận động, các hành động của
các nhân vật như đang nhảy múa. Trang
phục và trạng thái con người cũng bay
bổng hơn và ngập tràn ánh sáng.
Hình 73- Phong cách Baroque trong hội họa + Nhưng ánh sáng của phong cách baroque
Nguồn: idesign.vn - Khám phá trường phái
Baroque lộng lẫy gắt và màu sắc cũng sặc sỡ hơn các phong
cách họi họa trước đó.
+ Mọi thứ trong một bức tranh rất mềm mại, nhẹ nhàng và rất uyển chuyển, khi xem
các bức tranh này tinh thần của con người như được cuốn theo sự bay bổng của nó làm
tinh thần được bay cao hơn.
- ĐIÊU KHẮC :
+ Cũng chịu ảnh hưởng từ phong cách bay bổng của baroque,
điêu khắc cũng có trạng thái bay bổng hơn.
+ Sự bay bổng trong hình thể, mềm mại trong chi tiết làm
cho các nhân vật điêu khắc trong giai đoạn này trở nên uyển
chuyển hơn như là các vũ công ba lê đang khiêu vũ với nhau

Page | 54
dưới ánh đèn sân khấu. Tất cả như hòa quyện vào nhau mà không hề có một giới hạn
nào ngăn cản giữa các chi tiết trên cơ thể cũng như của trang phục bám vào cơ thể.
+ Lúc này bắt đầu thể hiện rõ nét hơn trong kĩ thuật cẩm thạch bấu lấy cẩm thạch
không khắc gì khi một người nắm lấy một người. Các chi tiết, độ lún của phần thịt con
Hình 74- Điêu khắc Baroque
người được hóa cẩm thạch trắng rất kĩ mà mềm mại. Cảm Nguồn: tripadvisor.com.vn - Il
Ratto Di Proserpina
xúc của con người, trục chuyển động phức tạp của cơ thể
cũng như là các chi tiết bộ phận nhỏ hơn cũng được truyề tải
và thể hiện rất chân thực, bay bổng, uyển chuyển và mềm
mại. Tỉ lệ con người rất chuẩn xác và không có bất kì sự dư
thừa nào.
- NỘI THẤT : các chi tiết của cánh cuốn được đưa vào tất cả các trang trí của nội thất.

GIAI ĐOẠN ROCOCO :


- HỘI HỌA :
+ Phong cách rococo được cách điệu từ con sò
đá thành những đường cong rất là quí phái và
điệu đà.
+ Trong hội họa rococo thì diêm dúa về màu sắc,
rất cầu kì, kiểu cách. Điều đó được thể hiện rõ
nhất qua thời trang của các quí bà hoặc là các
phu nhân của các quan lại, các trang phục vô
cùng bay bổng với họa tiết ren uốn cong và chạy
trên khắp bộ váy và cả trên nón cũng xuất hiện
rất nhiều.
+ Tranh được vẽ rất là trau chuốt và trang trọng. Với nhiều bức tranh ánh sáng của

Hình 75- Phong cách hội họa Rococo rococo được thể hiện rất gắt mắt, hơn cả ánh
Nguồn: Archive - Archive Rococo sáng đã gắt trước đó của baroque. Những người
họa sĩ này sẽ đi rất sâu về mặt thể hiện màu sắc
và ánh sáng.
- ĐIÊU KHẮC :
+ Phong cách Rococo trong điêu khắc được thể hiện vô cùng
mềm mại và trau chuốt kết hợp với nghệ thuật áo ước nhưng với
một đẳng cấp cao hơn cả của người Hy Lạp cổ đại. Mọi vẻ đẹp
của cơ thể được thể hiện rõ hơn với một lớp vải vô cùng mỏng.

Page | 55
+ Mọi bức điêu khắc đều thể hiện sự thánh thiện, thường được dùng để điêu khắc nữ
giới vì phong cách này thể hiện được hết vẻ đẹp nữ tính của họ. Mọi thứ vô cùng chân
thực và tỉ mỉ về mọi chi tiết trên cơ thể và trang phục cũng như các chi tiết trang trí
trên bức tượng. Hình 76- La Pudicizia
Nguồn: vesuviolive.it - Non
- NỘI THẤT : solo Cristo Velato

+ Phong cách
rococo bùng lên như một ngọn sóng lớn,
nó nhanh chóng thay thế cho các phong
cách nội thất trước đây, xuất hiện trong

Hình 77- Nội thất Cung điện Sanssouci


Nguồn : lachong.vn - Cung điện Sanssouci, Potsdam,
Đức

Page | 56
tất cả các vật dụng như tủ, bàn, ghế, khung tranh,… khắp trong không gian của các
phòng.
+ Vì phong cách Rococo mang nét sang trọng, quí tộc và sanh điệu nên được sử dụng
trong trang trí cung đình, các ngôi nhà của quan lại và các gia đình giàu có trong xã
hội. Ngoài những họa tiết rococo bằng đá hay là vẽ thì nó còn được tăng sự sang trọng
và quí tộc lên rất nhiều lần bằng ciệc dát vàng hoặc là các chi tiết bằng vàng thật.

THỜI KỲ PHỤC HƯNG PHÁP


Giai đoạn phục hưng thì không chỉ có mỗi nước Ý phát triển mà song song đó nước
Pháp cũng đang trong giai đoạn phát triển. Sau khi thời trung cổ đi qua, chế độ quân
chủ vẫn còn chiếm lĩnh, chế độ tư bản thì mới hình thành, nên muốn tồn tại và phát
triển thì chế độ tư bản phải đưa rất nhiều tiền cho chế độ quân chủ. Nhờ đó, kiến trúc
cung đình sẽ là kiến trúc chủ đạo trong thời kỳ sơ khởi và chính thống. Sau một thời
gian các vua chúa bỏ bê đất nước và suy yếu dần, thế lực tư bản lớn mạnh hơn và
phong cách kinh điển Pháp trở thanh chủ đạo cho các công trình về sau.
- CỘT :
+ Thời kỳ sơ khởi và chính thống : Giữ lại những thiết kế cột chùm của thời Gothic và
có thêm một số cột địa phương không theo mẫu cột nào trước đó.
+ Thời kỳ kinh điển pháp : sử dụng các cột đôi, một số công trình sử dụng thức khổng
lồ cho các mặt đứng công trình.
- MÁI :
+ Ở thời kì sơ khởi và chính thống :
Mái của công trình rất dốc để phục vụ
cho việc thoát những lượng nước mưa
lớn của nước Pháp. Và vẫn giữ các hệ
thống gargoyle thoát nước mưa. Trên
cùng của các mái là hình ảnh của các
tháp nhọn thẳng lên trời vừa gợi lại
Hình 78- Lâu đài Vaux-le-Vicomte
một ít đặc trưng của Gothic vừa giữ Nguồn : vi.wikipedia.org - Lâu đài Vaux-le-Vicomte
lại nét sang trọng của nó.
+ Ở thời kì chính thống thì mái được làm gấp khúc hay được gọi là mái Mansart.
- VẬT LIỆU : Ở Pháp vật liệu chủ yếu là sử dụng đá tự nhiên cho hầu hết các công
trình.

Page | 57
- CỬA SỔ : các của sổ lớn để lấy ánh sáng cho không gian phía trong. Các cửa sổ còn
được trang trí bằng các trán tường Hy Lạp. Lúc này do muốn sử dụng tầng áp mái nên
trên mái sẽ nhô ra các cửa sổ mái. Trên các của sổ mái là hình ảnh

- ĐIÊU KHẮC :
+ Phục hưng lại cái đẹp của thời Hy Lạp như nghệ thuật áo ướt. Các trán tường được
điêu khắc không thua kém gì của thời kỳ Hy Lạp.
- LÒ SƯỞI VÀ ỐNG KHÓI : ống khói được đặt trong các phòng sinh hoạt chung của
công trình và có ống khói đâm thẳng lên mái chứ không áp dụng kĩ thuật khói đi trong
tường như người La Mã.
- NỘI THẤT : ảnh hưởng bởi phong cách Rococo với
những cách điêu sang trọng, người Pháp cũng không
thể nào không trang trí cho nội thất của công trình, đặc
iệt là các cung điện. Họ cũng như Ý sử dụng triệt để
trong trang trí không gian bên trong lâu đài.
- CẦU THANG : đối với cầu thang họ xây các cầu Hình 79 – Nội thất Rocooco
Nguồn : elle.vn - 9 Sự thật hấp dẫn về
thang bằng đá tự nhiên. cung điện Versailles của Pháp

- LAN CAN : sử dụng lan can con tiện như của phục
hung Ý để trang trí cho các mặt đứng công trình. Đối với lan can của cầu thang bên
trong thì họ sử sụng lan can được thiết kế trang trí với phong cách rococo.

THỜI KỲ CẬN ĐẠI


GIAI ĐOẠN PHỤC CỔ :
Giai đoạn này thế giới phương tây có sự ra đời của ngành khảo cổ, các nhà khảo cổ
tìm ra các công trình lớn của Hy Lạp, La Mã cổ đại làm dấy lên phong trào làm theo
những cái đẹp của Hy Lạp mặc dù là baroque và rococo vẫn còn sức ảnh hưởng rất lớn
trên thế giới.
- CỘT : cong người lúc này nghiên cứu và sử dụng lại các thức cột của Hy Lạp, La Mã
cho rất nhiều các công trình lớn. Ngoài ra, còn phục lại cả thời Gothic
- DẦM : các dầm đá ngang thời Hy Lạp hay là các cuốn La Mã cũng được xây dựng lại
cho các công trình để phục lại cái đẹp của hai thòi kỳ mà con người rất chú trọng về
cái đẹp và tỉ lệ chuẩn xác. Các cung gãy Gothic cũng được phục lại để tạo sự thanh
thoát.
- MÓNG : không còn là móng cạn như thời cổ đại mà chôn sâu hơn để giữ cho các
công trình vững chắc hơn.

Page | 58
- MÁI : các mái đá với hệ vì kéo gỗ của các đền thần Hy Lạp, La Mã được sử dụng lại
rất nhiều, có công trình thì chỉ sử dụng mái dốc đá, có công trình thì kết hợp mái dốc
đá vơi mái vòm nhưng là mái vòm đá chứ không còn bằng bê tông núi lửa như là của
thời La Mã. Các mái nhọn của gothic cũng được thể hiện ở một số công trình. Các trán
tường mái cũng được trang trí bằng các bức tượng điêu khắc.

- VẬT LIỆU : các vật liệu được sử dụng chủ yếu là đá, gỗ để mang lại các vẻ đẹp đúng
như thời Hy – La.
- CỔNG : họ phục dựng lại các khải hoàn môn nhưng với mức độ to lớn hơn và trau
chuốt hơn, các họa tiết cũng được điêu khắc
- HỘI HỌA :
+ Ánh sáng trong các bức tranh đã được giảm đi
rất nhiều so với thứ ánh sáng rất gắt, rực rỡ của
hội họa rococo, màu sắc trở nên hài hòa hơn rất
nhiều. Dù là lấy lại những cái đẹp của thời Hy
Lạp, La Mã nhưng sáng tạo hơn, trau chuốt hơn,
kiềm chế được sự sặc sỡ của các bức tranh để lại
các màu sắc rất nhẹ nhàng.

Hình 80 – Hội họa thời cận đại + Cùng với đó nhân trắc học của con người cũng
Nguồn : mau67.webmau.top - logo.png chuẩn xác hơn rất nhiều, hài hòa hơn. Tất cả làm
Tranh Khỏa Thân - TKT01
cho tác phẩm rất nhẹ nhàng và rất chân thật.
- ĐIÊU KHẮC :
+ Cũng như là hội họa cũng phục lại nét đẹp về hình thể, về tỉ lệ của con người, cái
đẹp về sự tỉ mỉ chi tiết trong nhân trắc học
của La Mã. Nhưng các bức tượng được
điêu khắc tỉ mỉ hơn rất nhiều về các chi
tiết, cơ thể hài hòa hơn, trau chuốt hơn và
nhân trắc học cũng chuẩn xác hơn. Với
nền điêu khắc phát triển của thời cận đại Hình 81- Điêu khắc thời cận đại
Nguồn : pop.culture.gouv.fr - FEMME PIQUEE PAR
kết hợp với cái đẹp của thời cổ đại đã tạo UN SERPENT
ra các tác phẩm rất sống động và chân
thực.
- NỘI THẤT :
Vẫn chịu ảnh hưởng của phong cách rococo nhưng
không quá nhiều như là ở thời kỳ phực hung của Ý.

Page | 59
Cách trang trí của thời cận đại sẽ ít hơn, vừa đủ để không gian cảm thấy nhẹ nhàng
hơn, nền nả hơn nhưng vẫn giữ được nét sang trọng của một cung điện nơi ở của vua
và các hoàng tộc.

GIAI ĐOẠN KỸ THUẬT :

- C Ộ T : thời kỳ này không cò


đặc lớn như các thời kì trước nữa mà
là các cột bằng sắt , gang. Cột được
làm với tiết diện nhỏ hơn rất nhiều
lần làm cho không gian công trình
được sử dụng tối đa. Có những công
trình với độ vượt nhịp lớn thì vột sẽ
lớn được liên kết trực tiếp với hệ mái
công trình. Vì là kim loại nên các cột
chịu được lực rất lớn.
Hình 83- Cung Thủy Tinh
Nguồn: truexcullins.com - Respecting Victorian Design

- DẦM : dầm có thể có hình dạng là các cuốn cung nguyên hoặc là các dầm ngang
nhưng không phải là các kết cấu đặc như là kết cấu đá. Nên sẽ nhẹ hơn khi mà truyền
lực xuống các cột. Ngoài ra còn có dầm bê tông bọc sắt bên trong để tạo hình cho
công trình thêm sinh động ( kiến trúc Art Nouveau ).

- MÓNG : Móng công trình không còn là móng cạn như các công trình thời kỳ cổ đại
mà là các móng được chôn sâu xuống long đất để giữ cho công trình được vững chắc
hơn.
- MÁI :
+ Mái của công trình lức này không còn là các mái ngói đá được chịu lực bằng các vì
kèo gỗ xuống hệ dầm nữa mà là các tấm kính hoặc là bằng kim loại. Hệ vì kèo cũng là
bằng gang, sắt và có tiết diện nhỏ hơn và chỉ có một lớp nên sẽ hơn rất nhiều sơ với
các hệ gỗ khổng lồ, Mái có thể là mái dốc hoặc là các mái cung nguyên
+ Đối với các công trình mang phong cách kiến trúc Art Nouveau thì mái được làm
bằng vật liệu bê tông uốn lượng bất quy tắc. Trần mái được thiết kế như các cuộn xoắn
nước rất mềm mại. Art Deco thì là mái theo hình học để làm cho các tòa nhà cao tầng

Page | 60
- VẬT LIỆU : sử dụng các vật liệu mới
+ Sắt, gang : được sử dụng cho các hệ kết cấu của các công trình từ cột, mái, móng,
dầm.
+ Kính : được dung để làm bao che cho công trình hoặc là các cửa sổ.
+ Bê tông : được sử dụng để làm các cây cầu với hệ kết cấu khổng lồ hoặc các công
trình có dầm bê tông bọc sắt bên trong để tạo hình.
- CỔNG :

Hình 84 – Cổng đi
Nguồn: parisapied.net - Paris a pied Art Nouveau
doorways; most beautiful doors in Paris

+ Art Nouveau :
Được thiết kế bằng cách cách điệu từ thiên nhiên
như hoa lá hay là các bộ cách động vật và đường
cong là lựa chọn cho phong cách này. Các cánh
cổng sẽ sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Được
làm trên các hầu hết các vật liệu mà đặc biệt trong
đó có cả gỗ và đá.
+ Art Deco :
Khác với cách thiết kế lấy chủ đạo là các đường cong uốn lượn tự
nhiên của Art Nouveau, các thiết kế của Art Deco là các hình học
cơ bản, những đường nét thẳng sẽ là chủ đạo của thiết kế. Các hình
học sẽ được thêm bớt một phần
hoặc là kết hợp với nhau và lấy các
Hình 85 – Cổng đi
phần giao nhau. Nguồn : incollect.com- 2 Pair of French
Art Deco Wrought Iron Gates
- CỬA ĐI :
Art Nouveau :
Là các cánh cửa bằng gang, sắt hoặc là gỗ được làm các
họa tiết trông rất sống động, các họa tiết không còn là về
con người mà là về thiên nhiên và tùy theo cảm hứng của
mỗi người thợ mà được các tác phẩm khác nhau.
+ Các tay nắm của cũng được tạo tác với các hình thù
khác nhau từ các vật liệu kim loại mới và cũng dựa trên
cảm hứng của những người thợ.
Hình 86 : Cửa đi
Nguồn:
commons.wikimedia.org -
Pont-Audemer Art nouveau
door

Page | 61
+ Các thiết kế cho thấy gang, sắt cũng có thể mềm mại như thiên nhiên chứ không
phải chỉ có sự thô cứng như bên ngoài.

Art Deco :
+ Các cánh cửa đi được làm từ gang, thép hoặc là gỗ được chạm
khắc, các thiết kế nhằm kiểm soát nhịp điệu nên đường thẳng rất
được ưa chuộng. Hình học được đề cao trong các thiết kế của
Art Deco. Các mẫu tay nắm
Hình 87 – Cửa đi
cũng theo thiết kế đó. Nguồn : iwantthatdoor.com - Art Deco
Square Top Double Entry Iron Doors
- CỬA SỔ
+ Art Nouveau : cửa sổ cũng được đa dạng về thiết kế với nguồn cảm hứng từ thiên
nhiên.
+ Art Deco : cửa sổ của phong cách kiến trúc này thì cũng lấy hình học làm chủ đạo
trong thiết kế.
- NỘI THẤT :
+ Art Nouveau : cũng có ảnh hưởng rất lớn như là
rococo trong nội thấy, phong cách kiến trúc này
được đưa vào tất cả các nội thất của công trình, với
chủ đạo là thiên nhiên và đường cong trong thiết kế
nên các đồ vật dụng trông rất mềm mại mang lại
một nét đẹp rất gần gũi với con người và không
gian cũng trở nên nhẹ nhàng và bay bổng. Hình 88 – Nội thất Art Nouveau
Nguồn: rundale.net - Room with Art
Nouveau art objects

+ Art
Deco : phong cách này luôn lấy hình học
làm nguồn cảm hứng cho thiết kế, mọi
thứ sẽ được kiểm soát bởi tính thống nhất
của hình học chứ không không phải là
các đường nét tự nhiên bất quy tắc.
Nhưng không vì vậy mà không gian của

Hình 89 – Nội thất Art Deco


công trình bị gò bó. Các cách kết hợp
Nguồn: housedesign.vn - Phong cách Art Deco
trong thiết kế nội thất
ngẫu nhiên của hình học đã làm cho cách
trang trí vô cùng hài hòa và sang trọng,
hấp dẫn.

Page | 62
- CẦU THANG : cầu thang được thiết kế với hình thù tự nhiên bất quy tắc ở Art
Nouveau. Thiết kế có quy tắc hình học ở Art Deco.
- LAN CAN :
+ Art Nouveau : các lan can của ban công không còn
là các lan can con tiện như thời phục hung mà là các
lan can được làm bằng kim loại với sự sáng tạo rất
sinh động của các người thợ. Các tay cầm cầu thang
cũng được thiết kế rất uyển chuyển như là các làn
Hình 90 – Tay cầu thang
Nguồn: desenio.com - ART sóng nước đại dương, các họa tiết của thiên nhiên
NOUVEAU STAIRCASE
POSTER cũng được đưa vào rất rầm rộ và rát cuốn hút.
Các lan can ban công của công trình
cũng được thiết kế với phong cách kiến trúc Art Nouveau để tạo nên
vẻ đẹp riêng duyên dáng cho ban công ngoài cửa sổ cũng như là làm
điểm thêm nét dịu dạng và bay bổng cho Hình 91 – Lan can ban công
mặt đứng của công trình. Rất trau Nguồn : pouted.com - 60+ Best
Railings Designs for a Catchier
chuốt, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Balcony

THỜI KỲ HIỆN ĐẠI


- CỘT :
+ Cột bê tông cốt thép, không sử dụng trang trí như
các thời trước đây mà để đơn giản, lấy đơn giản
làm chủ đạo.
+ Một số công trình sử dụng thủ pháp giật cột vào
bên trong để mặt kính chạy dài không bị đứt đoạn
như trường BAUHAUS ( KTS. Hình 92- Trường BAUHAUS -
KTS. Walter Gropius
Walter Gropius ).
+ Không gian chỉ có các cột lớn Nguồn : vi.wikipedia.org - Bauhaus và ở tầng trệt ( KTS.
các địa điểm của nó ở Weimar, Dessau
Le Corbusier ) để nhấc một tòa và Bernau nhà lên cao tách vẻ
đẹp của kiến trúc ra riêng với thiên nhiên.
+ Các cột bằng thép chính bên ngoài để bên trong
không gian không có cột mà đạt đến sự tối đa của không gian hoặc là các cột thép cho
công trình cao tầng ( KTS. Mies Van Der Rohe ).
- DẦM :

Page | 63
+ Các dầm bê tông cốt thép băng ngang để
chịu lực tốt hơn và không trang trí để mang lại
sự hiện đại cho công trình.
+ Các dầm bằn thép để xây dựng các công
trình cao tầng của Mies Van Der Rohe
- MÓNG : được đào sâu xuống lòng đất vì các
công trình có chiều cao vượt trội hơn các công Hình 93- KTS. Mies Van Der Rohe
Nguồn : kientrucaau.com.vn - Phong Cách
trình thời trước đó. Minimalism Trong Thiết Kế Kiến Trúc Và Nô ̣i
Thất
- MÁI :
+ Mái bằng bê tông cốt thép hoặc là các mái
cong ba chiểu bằng bê tông cốt thép.
+ Mái vòm bê tông cốt thép.
+ Mái dốc bằng ngói đá.
- VẬT LIỆU :
+ Thép : để dùng làm lõi cột
hoặc là dầm bê tông tạo thành
cột hay dầm bê tông cốt thép.
+ Kính : chạy hết các mặt công
trình cao tầng thay vì là các
tường đá hay là gạch trần trước
đây.
+ Các nguyên liệu từ gần gũi
Hình 93 - FRANK LLOYD WRIGHT – ROBIE HOUSE
với thiên nhiên : gạch trần, gỗ, Nguồn : bizjournals.com - LEADING TRANSFORMATIONAL
CHANGE TAKES VISION
đá để làm công trình trở nên
gần gũi với thiên nhiên.
- CỬA ĐI : các cửa đi tùy vào
thể loại công trình mà có thể là kính hoặc là gỗ.
- CỬA SỔ : các khung cửa sổ kính trên các vách công trình.
- NỘI THẤT : nội thất của các công trình hiện đại là các vật dụng tối giản không kiểu
cách và cũng không trang trí. Sử dụng các vật liệu bằng ghỗ hoặc là kim loại.
- CẦU THANG : tất cả được thiết kế tối giản nhất để đạt được sự hiện đại nhất. Các
cầu thang được làm bằng bê tông cốt thép hoặc là các cầu thang thép. Có thể được đặt
bên ngoài công trình
- LAN CAN : dù là lan can tay vịn cầu thang hay là lan can ban công đều được làm rất
đơn giản, không họa tiết, không uốn lượn.

Page | 64
- LÒ SƯỞI & ỐNG KHÓI : lò sưởi sẽ là trung tâm của công trình và ống khói từ lò
sưởi sẽ dẫn thằng lên mái.

Page | 65

You might also like