You are on page 1of 57

Phụ lục 1

NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT


KINH NGHIỆM QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CỦA EVN

I. Khái quát chung về dự án ĐTXD.


1. Tóm tắt nội dung dự án đầu tư dự án:
 Tên, quy mô chính và địa điểm
(1) Tên dự án: Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1;
(2) Địa điểm xây dựng: ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
(3) Quy mô chính: Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 có công suất 1200MW, gồm
02 tổ máy 2x600MW và hệ thống phụ trợ nhà máy (BOP). Cấu hình tổ máy là
01 lò hơi+01 tuabin +01 máy phát.
 QĐ phê duyệt dự án đầu tư và nội dung nổi bật trong quyết định
Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 được phê duyệt tại Quyết định số
333/QĐ-EVN ngày 29/06/2009 với các nội dung chính sau:
(1) Mục tiêu đầu tư:
- Cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam và hệ thống điện Quốc gia góp
phần đảm bảo an toàn cung cấp điện cho hệ thống.
- Đáp ứng được chương trình phát triển nguồn điện trong Quy hoạch phát triển
điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 theo Quyết định
số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 1135/QĐ-BCT ngày 17/10/2007 của Bộ Công thương về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể TTĐL Duyên Hải – Trà Vinh.
(2) Quy mô đầu tư:
- Xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than với quy mô 1200MW (2x600MW).
- Xây dựng kênh dẫn nước làm mát cho các dự án Duyên Hải 1, Duyên Hải 2.
- Bố trí các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật cho dự án Duyên Hải 2, Duyên Hải
3.
- Kết nối nhà máy với các cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào.
(3) Loại, cấp công trình: Công trình năng lượng, cấp I.
(4) Thiết bị công nghệ:
(a) Lò hơi: Là loại ngoài trời có mái che, thải xỉ khô, hệ thống gió cân bằng. Lò
hơi có công suất điện 600MW, sử dụng công nghệ lò than phun, có bao hơi
tuần hoàn tự nhiên, có hoặc không có bơm trợ giúp tuần hoàn và có tái sấy.
Thông số hơi của lò: áp suất và nhiệt độ hơi chính khoảng 17,27 Mpa/541oC,
áp suất và nhiệt độ hơi tái sấy khoảng 3,376 Mpa/541oC.
(b) Tua bin hơi: Là loại tua bin ngưng hơi, thông số hơi dưới tới hạn, có tái sấy,
có gia nhiệt hồi nhiệt nước cấp, công suất 600MW, tốc độc quay 3.000
vòng/phút, có các thông số hơi tương ứng với các thông số hơi của lò. Hệ
thống rẽ nhánh cao và hạ áp khoảng 60-70% công suất. Hiệu suất nhiệt tinh
của nhà máy (theo LHV) không thấp hơn 37,7%.
(c) Bơm cấp nước: gồm có 2 bơm nước cấp (2)x50% công suất truyền động
bằng tua bin có điều chỉnh tốc độ và một bơm nước cấp (1)x30% truyền
động bằng động cơ điện.

1/57
(d) Máy phát điện: Kiểu đồng bộ 3 pha, công suất phù hợp với công suất tua
bin, mức cách điện cấp F, tần số 50Hz. Hệ thống làm mát bằng nước hydro;
Hệ thống kích từ tính; Tốc độ 3.000 vòng/phút.
(e) Đấu nối với lưới điện quốc gia: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 được đấu
nối với hệ thống điện quốc gia thông qua các cấp điện áp 220kV (sân phân
phối 220/500kV của TTĐL không thuộc phạm vi dự án NMNĐ Duyên Hải
1).
Máy biến áp chính 220kV: là loại máy 3 pha, kiểu làm mát ONAN/ONAF
hoặc ONAN/ADAF; loại ngâm trong dầu, đặt ngoài trời. Công suất phù hợp
với công suất máy phát, điện áp phía cao áp 220kV, điện áp phía hạ áp phù
hợp với điện áp máy phát, có bộ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải.
Tổ đấu dây dạng YNd11.
(f) Thiết bị phụ trợ:
(i) Hệ thống nước làm mát tuần hoàn: Nước làm mát lấy từ biển và thải ra biển
với lưu lượng 56m3/s cho 2 tổ máy.
- Lấy nước làm mát: Kênh hở lấy nước làm mát dùng chung cho Duyên
Hải 1, Duyên Hải 2 với tổng lưu lượng khoảng 112m 3/s. Nước được bơm
và bình ngưng bằng đường ống. Mỗi tổ máy có 2 bơm cấp nước (2)x50%
công suất.
- Thải nước làm mát: bằng cống hộp cho phần trên cạn và ống thép cho
phần dưới biển.
(ii) Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật: Nước ngầm được xem xét sử dụng phục
vụ nhu cầu nước thi công của dự án. Nước vận hành dự kiến là nguồn nước
mặt lấy từ Kênh 3/2. Hệ thống cấp nước ngọt cho nhà máy Duyên Hải 1 sẽ
được xây dựng trong dự án CSHT TTĐL Duyên Hải. Nhà máy sẽ xây dựng
hệ thống xử lý nước ngọt riêng biệt. Công suất hệ thống khoảng 417m3/h.
(iii) Hệ thống xử lý nước thải: Các loại nước thải khác nhau của nhà máy được
thu gom theo loại, sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, hầu hết có thể tái sử
dụng, một phần nhỏ sẽ được thải ra ngoài môi trường biển.
(iv) Hệ thống cung cấp nhiên liệu than: Dự án sử dung than nội địa làm nhiên
liệu chính. Than cung cấp cho nhà máy bằng đường biển thông qua bến cảng
có công suất khoảng 30.000DWT (Quy mô tiếp nhận tàu của bến cảng than
sẽ được chuẩn xác trong dự án cảng biển nhập than của TTĐL Duyên Hải).
Tại cảng, than được bốc dỡ bằng thiết bị dỡ tải và chuyển đến kho than nhà
máy bằng băng tải, sau đó được cấp tới khu bunke than ở gian máy chính
qua máy bốc xếp gàu xúc (Thiết bị bốc dỡ và vận chuyển than tới kho than
không thuộc phạm vi đầu tư của DA NMNĐ Duyên Hải 1).
(v) Hệ thống cung cấp nhiên liệu dầu: bằng đường biển thông qua cảng dùng
chung 30.000DWT của TTĐL Duyên Hải. Hệ thống dự trữ dầu bao gồm 2
bồn dầu 5.000m3.
(vi) Hệ thống thải tro xỉ: Theo phương án thải xỉ ướt (thủy lực) hoặc khô.
(vii)Hệ thống khử bụi: Áp dụng công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP), nông độ bụi
ở miệng ra ống khói tuân thủ theo quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trường (ĐTM) của Bộ Tài nguyên và môi trường về hạng mục
này.
(viii) Hệ thống khử lưu huỳnh: Áp dụng công nghiệ khử lưu huỳnh bằng
nước biển (Sea water FGD), nông độ khí SOx ở miệng ra ống khói tuân thủ

2/57
theo quyết định phê duyệt ĐTM của Bộ Tài nguyên và môi trường về hạng
mục này.
(ix) Hệ thống khử NOx: Dự án có thể áp dụng các loại công nghệ khử NOx,
nồng độ khí NOx ở miệng ra ống khói tuân thủ theo quyết định phê duyệt
ĐTM của Bộ Tài nguyên và môi trường về hạng mục này.
(x) Hệ thống PCCC: Lắp đặt hệ thống PCCC riêng, đường ống cấp nước chữa
cháy mạch vòng khép kín.
(5) Tổng mức đầu tư:
(a) Tổng mức đầu tư theo Quyết định số 333/QĐ-EVN ngày 29/06/2009 là
19.981.113.611.595 VNĐ (tương đương 1.175.359.624 USD với tỷ giá 1
USD = 17.000 VNĐ). Trong đó:
- Chi phí phần xây dựng: 2.748.965.758.723 VNĐ
- Chi phí phần thiết bị: 12.197.074.719.409 VNĐ
- Các chi phí QLDA: 59.895.371.216 VNĐ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 295.091.213.817 VNĐ
- Chi phí khác: 2.720.060.489.508 VNĐ
- Chi phí dự phòng: 1.960.026.058.923 VNĐ
+ Dự phòng do khối lượng phát
814.302.475.664 VNĐ
sinh:
+ Dự phòng do trượt giá: 1.145.723.583.259 VNĐ

(b) Tổng mức đầu tư hiệu chỉnh (lần 1) theo Quyết định số 145/QĐ-EVN ngày
25/03/2010 là 29.245.781.431.234 VNĐ (tương đương 1.577.102.105 USD,
với tỷ giá 1 USD = 18.544 VNĐ). Trong đó:
- Chi phí phần xây dựng: 8.999.073.117.276 VNĐ
- Chi phí phần thiết bị: 15.694.761.820.924 VNĐ
- Các chi phí QLDA: 66.694.024.713 VNĐ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 275.614.234.647 VNĐ
- Chi phí khác: 3.289.388.363.659 VNĐ
- Chi phí dự phòng: 920.249.870.015
+ Dự phòng do khối lượng phát
406.186.063.354 VNĐ
sinh:
+ Dự phòng do trượt giá: 514.063.806.661 VNĐ

(c) Tổng mức đầu tư điều chỉnh (lần 2) theo Quyết định số 201/QĐ-EVN ngày
24/10/2017 là 34.924.435.100.000 VNĐ (tương đương 1.647.835.921
USD). Trong đó:
- 17.774.648.300.00
Chi phí phần thiết bị: 0 VNĐ

3/57
- Chi phí phần xây dựng: 9.725.719.400.000 VNĐ
- Các chi phí QLDA: 82.372.500.000 VNĐ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 166.679.200.000 VNĐ
- Chi phí khác: 7.148.615.500.000 VNĐ
- Chi phí dự phòng: 26.400.000.000 VNĐ

 Tổng tiến độ:


- Khởi công công trình: tháng 12/2009
- Đưa tổ máy 1 vào vận hành: tháng 09/2013
- Đưa tổ máy 2 vào vận hành: tháng 03/2014
Kiến nghị:
 Nguồn vốn:
- 85% vốn vay thương mại trong và ngoài nước;
- 15% vốn đối ứng của EVN
- Nguồn vốn thực tế thực hiện:
+ 93,56% vốn vay thương mại trong và ngoài nước (vay 85% hợp đồng EPC
của tổ hợp các Ngân hàng Trung Quốc: China Eximbank, BOC, ICBC, BNP
Paribas, Societe Generale: 1.083.695.493 USD, vay của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam: 4.000 tỷ đồng và vay khác);
+ 6,44% vốn đối ứng của EVN.
Nhận xét: Nguồn vốn thực tế thực hiện của Dự án DH1 đã được KTNN xác nhận tỷ
lệ khác với TMĐT được duyệt, do thời điểm triển khai dự án EVN bị thiếu vốn nên đã có
văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương để xin cơ chế đặc
thù và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Nguồn vốn được thu xếp theo Thông báo số
247/TB-VPCP ngày 11/07/2012 của Văn phòng Chính phủ theo kết luận Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải.
MỤC ĐÍCH THU XẾP VỐN
- Đảm bảo tiến độ giải ngân theo Hợp đồng.
- Đảm bảo nguồn vốn được cân đối.
- Quản lý nguồn vốn được giao.
2. Cơ chế đặc thù và giải pháp chính thực hiện dự án.
 Cơ chế về mặt bằng, giấy phép liên quan dự án chung và quản lý môi trường.
(1) Dự án NMNĐ Duyên Hải 1 thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Văn bản số 7269/VPCP-KTN ngày 03/11/2008 và Văn bản số 951/TTg-KTN
ngày 12/06/2009. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt
Nam triển khai thủ tục đầu tư dự án NMNĐ Duyên Hải 1 công suất 2x600MW;
đồng thời khẩn trương mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng
thu xếp nguồn tài chính do dự án gửi bản chào thầu để triển khai thực hiện dự án.
(2) Ngoài ra, Dự án NMNĐ Duyên Hải 1 được Bộ Công thương ủy quyền cho Tập
đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức thẩm định Thiết kế cơ sở tại Văn bản số
1370/BCT-NL ngày 20/02/2008.
 Cơ chế về vốn:

4/57
Thực hiện theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng các
công trình điện cấp bách. Theo Điều 3, Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày
18/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, Văn bản số 8388/VPCP-KTTH
ngày 24/11/2011 và Thông báo số 247/TB-VPCP ngày 11/07/2012 của Văn phòng
Chính phủ theo kết luận Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Công văn số 262/TB-VPCP
ngày 19/9/2008 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải tại Ban chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI.
Theo Công văn số 323/VPCP-KTTH ngày 16/01/2012 của Văn phòng Chính phủ
về việc các dự án vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, có một số nguyên tắc về
cấp bảo lãnh quy định tại Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/2/2011 của Chính
phủ, các quy định của pháp luật hiện hành và các nguyên tắc:
- Cho phép một số doanh nghiệp có tính hình tài chính tốt, lành mạnh phát hành trái
phiếu quốc tế
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hệ số nợ trên số vốn điều lệ không
vượt quá 3 lần dưới sự giám sát của Bộ Tài chính
- Các tập đoàn, tổng công ty cần xây dựng lộ trình thực hiện các dự án vay vốn
nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, đảm bảo bố trí đủ vốn chủ sở hữu theo
đúng tiến độ dự án và khả năng trả nợ đúng hạn;
Các tập đoàn, tổng công ty cân đối vay nước ngoài và trong nước, cân đối kì hạn
vay để đạt được cơ cấu trả nợ hợp lý.
 Cơ chế lựa chọn nhà thầu:
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 ảnh hưởng nặng nề
đến nền kinh tế Việt Nam, do đó việc thu xếp vốn cho dự án NMNĐ Duyên Hải 1 vô
cùng khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo tại công văn số 951/TTr-
KTN ngày 12/06/2009 với nội dung “Giao Tập đoàn điện lực Việt Nam triển khai thủ
tục đầu tư dự án NMNĐ Duyên Hải 1 với công suất 2x600 MW; đồng thời khẩn
trương mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và khả năng thu xếp nguồn tài
chính cho dự án gửi bản chào thầu để triển khai dự án, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đưa
nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 vào đúng tiến độ yêu cầu”.
Theo chỉ đạo của Chính phủ phải đưa dự án Duyên Hải 1 khởi công vào 2009, với
tình hình cấp bách và khó khăn về việc thu xếp nguồn tài chính nêu trên, EVN đã đưa
ra giải pháp để chọn lựa được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng
thu xếp nguồn tài chính như sau:
- Gửi thư mời quan tâm
- Các nhà thầu gửi thư quan tâm đến EVN
- Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của từng nhà thầu đã gửi thư quan tâm cho
EVN: như đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đã chào hoặc thực hiện các dự án
tại Việt Nam tương tự như dự án Duyên Hải 1, đặc biệt là đánh giá năng lực và
kinh nghiệm đã chào và thực hiện tại dự án Vĩnh Tân 2.
- Đánh giá về phương án kỹ thuật tương tự dự án Vĩnh Tân 2
- Đánh giá về sự cạnh tranh về giá.
- Khả năng thu xếp nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu khởi công trong năm 2009.

5/57
- Đánh giá về khả năng đáp ứng tiến độ của các dự án tại Việt Nam mà các nhà
thầu gửi thư quan tâm.
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá nêu trên, EVN đã phân tích các thuận lợi và khó
khăn của từng nhà thầu đã gửi thư quan tâm để đưa ra phương án tối ưu chọn lựa
được nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và có khả năng thu xếp vốn để khởi
công dự án Duyên Hải 1 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ vào năm 2009.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các những điểm nổi bật.
 Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án và phân tích thị trường chung ảnh hưởng đến
KHLCNT & Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Với tình hình thu xếp vốn cho dự án gặp nhiều khó khăn và phải khởi công dự án
Duyên Hải 1 trong năm 2009, sau khi EVN đã đưa ra giải pháp lực chọn nhà thầu đã
nêu ở trên bằng hình thức chỉ định thầu với DEC với các điều kiện như sau:
- Về giá: cam kết giữ giá chào nếu điều kiện tương tự dự án Vĩnh Tân 2 và sẽ
hiệu chỉnh giá phù hợp với các điều kiện của Duyên Hải 1;
- Về các sai lệch trong Hồ sơ chào cho Vĩnh Tân 2: DEC cam kết rút lui tất cả
các sai lệch và cam đoan đáp ứng toàn bộ các điều kiện tương tự được ký cho
Vĩnh Tân 2;
- Về phương án bố trí vốn: DEC đã cung cấp thư quan tâm của China Eximbank
và cam kết sẽ hỗ trợ EVN về thủ tục vay vốn ODA hoặc vay theo hình thức
khác từ Chính phủ Trung Quốc cho dự án Duyên Hải 1;
- Về các dự án đang thực hiện cho EVN: Tổng Giám đốc của DEC đã chỉ đạo
thúc đẩy tiến độ các dự án, đặc biệt là dự án Hải Phòng 1 và sẽ huy động them
nguồn lực để thực hiện. Hai dự án thủy điện là Sông Ba Hạ và Buôn Tuasrah đã
được DEC cung cấp thiết bị và đã đưa vào vận hành tốt.
Trong đó, sau khi thương thảo với DEC về các hiệu chỉnh cho phù hợp với địa
chất của dự án Duyên Hải 1 và DEC đã rút toàn bộ các sai lệch mà DEC đã chào cho
Dự án Vĩnh Tân 2 để được giá cạnh tranh và phù hợp với dự án Duyên Hải 1 nhưng
giá chào của DEC vẫn cao hơn giá gói thầu được phê duyêt trong KHLCNT trong
Quyết định số 343/QĐ-EVN ngày 30/06/2009 được lập theo định mức và chế độ
chính sách Việt Nam. Do đó, EVN cập nhật và phê duyệt lại giá gói thầu trong
KHLCNT theo Quyết định số 152/QĐ-EVN ngày 29/03/2010 trước khi thực hiện chỉ
định thầu DEC (hiệu chỉnh lại giá gói thầu).
Biến động Tổng mức đầu tư do ảnh hưởng của tỷ giá USD/VNĐ:
- Khi phê duyệt dự án đầu tư theo Quyết định số 333/QĐ-EVN ngày 29/06/2009
tỷ giá là 17.000 VNĐ/USD dẫn đến Tổng mức đầu tư là 19.981 tỷ đồng dưới
mức 20.000 tỷ đồng nên không phải trình Quốc hội phê duyệt.
- Khi phê duyệt dự án đầu tư theo Quyết định số 145/QĐ-EVN ngày 25/03/2010
cập nhật giá chào của DEC và tỷ giá là 18.544 VNĐ/USD dẫn đến Tổng mức
đầu tư là 29.245 tỷ đồng trên mức 20.000 tỷ đồng nên phải trình Quốc hội phê
duyệt.
- EVN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Tổng mức đầu tư vượt 20.000 tỷ
đồng và được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo theo văn bản 475/TTg-KTN ngày
19/03/2010 có ý kiến: Tập đoàn điện lực Việt Nam tính toán quy đổi Tổng mức
đầu tư về mặt bằng giá năm 2006. Trong trường hợp không vượt mức 20.000 tỷ
đồng, đồng ý Hội đồng quản trị Tập đoàn điện lực Việt Nam phê duyệt Tổng

6/57
mức đầu tư của dự án theo mặt bằng giá hiện hành. Trên cơ sở đó, Tập đoàn
điện lực Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra.
Sau khi tính toán quy đổi về mặt bằng giá năm 2006, Tổng mức đầu tư quy đổi là
19.759 tỷ đồng, nhỏ hơn 20.000 tỷ đồng. Do đó, Hội đồng quản trị Tập đoàn điện lực
Việt Nam đã phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án theo Quyết định số 145/QĐ-EVN
ngày 25/03/2010.

II. Một số nội dung chính trong quản lý hợp đồng xây dựng và các khó khăn vướng
mắc cần tổng kết cụ thể (Báo cáo đi sâu phân tích cho một hợp đồng chính của
dự án (EPC hoặc xây lắp) hoặc thông qua 1 vài hợp đồng xây lắp, cung cấp thiết
bị, dịch vụ lớn đặc trưng để phân tích và kết hợp đánh giá chung về vấn đề
tương tự tại các hợp đồng khác, nếu dự án chia thành nhiều gói thầu)
1. Xây dựng HSMT:
 Cơ chế liên quan và cách thức lựa chọn nhà thầu.
 Định hướng lựa chọn nhà thầu theo trình độ công nghệ, kinh nghiệm, khả năng tài
chính…
i. Nguyên tắc đánh giá
Các thông tin liên quan đến quá trình kiểm tra, làm rõ và đánh giá HSDT không
được tiết lộ cho người không liên quan đến quá trình đánh giá HSDT cho đến khi
Nhà thầu được thông báo ở bước Trao hợp đồng.
Tiêu chuẩn đánh giá là một phần của nội dung và các yêu cầu trong Hồ sơ yêu
cầu. CĐT và Tư vấn sẽ dựa trên Hồ sơ yêu cầu để đánh giá các Hồ sơ dự thầu
được nộp. Đế xuất thu xếp vồn cũng phải được đánh giá.
Phương thức đánh giá cho Bước 1 và Đánh giá kỹ thuật là “Có/Không” hoặc
“Đáp ứng/Không đáp ứng”.
Trong trường hợp Hồ sơ dự thầu không đáp ứng các yêu cầu được quy định trong
Hồ sơ yêu cầu, nhà dự thầu sẽ được yêu cầu làm rõ theo yêu cầu của CĐT và Tư
vấn.
Việc làm rõ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình hoặc sau khi hoàn tất
mồi bước đánh giá hoặc sau khi hoàn thanh tất quá trình đánh giá. Yêu cầu làm
rõ và trả lời làm rõ phải bằng văn bản. Nếu không có sự chấp thuận của CĐT và
Tư vấn, nhà thầu phải bổ sung các hồ sơ làm rõ HSDT đế đáp ứng các yêu cầu
của Hồ sơ yêu cầu.
ii. Quy trình đánh giá
Quy trình đánh giá HSDT được chia thành 3 bước
 Bước 1 Đánh giá sơ bộ
Bước 1.1: Kiểm tra HSDT
Bước 1.2 Đánh giá chất lượng HSDT
 Bước 2: Đánh giá chi tiết
Bước 2.1 Đánh giá kỹ thuật
Bước 2.2: Đánh giá tài chính

7/57
 Bước 3: Đánh giá cuối cùng
A. Bước 1 Đánh giá sơ bộ
Mục tiêu của việc Đánh giá sơ bộ là để xác định HSDT có đáp ứng đầy đủ yêu
cầu của HSYC và nhà thầu có đáp ứng các tiêu chí về tính hợp lệ và tiêu chuẩn
như HSYC.
Bước 1.1: Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của HSĐX
Trước khi đánh giá kỹ thuật, HSDT sẽ được CĐT kiểm tra để xác nhận HS tính
hoàn thiện, nội dung có chấp nhận được không, tính pháp lý và tính đáp ứng so
với HSYC, như sau:
a. Tính hợp lệ của Đơn dự thầu theo quy định tại UTB 12.
b. Tính hợp lệ của Thỏa thuận Liên danh tuân thủ theo Quy định tại ITB 4.1,
c. Số lượng bản chính và bản chụp HSDT đáp ứng Quy định tại ITB 22;
d. Bảo lãnh dự thầu (nếu có) đáp ứng các yêu cầu của ITb 21;
e. HSDT có được sắp xếp và tuân thủ tất cả nội dung của nó như được đế cập
trong ITB 11 mà không có các sai khác, bảo lưu hoặc thiếu sót như được
định nghĩa trong ITB 32.
HSYC được đánh giá là không đáp ứng và không được tiếp tục xem xét, đánh
giá cho các bước tiếp theo nếu các các điều kiện dưới đây không đáp ứng yêu
cầu của CĐT sau khi bổ sung, làm rõ:
a. Tên Nhà thầu nằm ngoài danh sách nhà thầu mà bản thân nó hoặc ủy quyền
cho người khác mua HSYC;
b. Bất cứ nhà thầu nào không gửi thông báo cho Chủ đầu tư trong trường hợp
Nhà thầu cần thay đổi tư cách tham dự thầu so với tên của mình khi mua
HSYC hoặc đăng ký tham dự. CĐT phải, trong 1 trường hợp cụ thể., xem
xét đề xuất thay đổi tên và quyết định chấp thuận hay không chấp thuận việc
thay đổi tư cách tham dự của nhà thầu trước khi đến hạn nộp HSDT nhưng
phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu
thầu;
c. Bất cứ nhà thầu nào không đáp ứng các yêu cầu được nêu trong ITB 4.1 và
ITB 4.2;
c. Bất cứ Nhà thầu nào không nộp HSĐX bản gốc;
d. Bất cứ HSDT nào có Đơn dự thầu không tuân thủ theo ITB 12;
e. Bất cứ HSDT nào không đáp ứng hiệu lực của HSDT như yêu cầu tại ITB
20.1;
f. Không có Giấy ủy quyền hợp lệ được đính kèm với HSDT nếu nó được ký
bởi người có thẩm quyền;
g. Bất cứ HSDT nào có các sai lệch nghiêm trọng;
h. Bất cứ nhà thầu nào trình 1 phần của HSĐX (thiếu các hạng mục chính của
Phạm vi công việc);
i. Bất cứ nhà thầu nào chỉ nộp Hồ sơ dự thầu thay thế;

8/57
j. Bất cứ nhà thầu nào có tên trong nhiều hơn 01 HSDT trong cùng 1 gói thầu
với tư cách là thanh viên tham dự (cả với tư cách nhà thầu độc lập hoặc
thảnh viên liên danh)
k. Bất cứ HSDT nào mà Giá dự thầu chưa được thống nhất;
l. Bất cứ HSDT nào mà giá dự thầu được chào bằng đồng tiền khác với đồng
tiền được quy định trong HSTC;
m. Bất cứ Nhà thầu nào không trình trong HSDT danh sách các thiết bị chính
phục vụ cho nhà máy với các thông số đượcc xác nhận tuân thủ theo các
yêu cầu trong HSYC hay không;
Bước 1.2 Đánh giá năng lực kinh nghiệm
Sau khi kiểm tra tính đáp ứng cảu HSDT, CĐT/ TV sẽ tiến hành đánh giá
Năng lực của Nhà dự thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực Nhà thầu được ghi rõ trong ITB 4.
Nhà dự thầu phải cung cấp các hồ sơ tài liệu thể hiện kinh nghiệm và năng lực,
khả năng tài chính và Lịch sử tranh chấp hoặc Hiệu suất bất lợi của Nhà dự
thầu và mỡi thanh viên trong Liên danh trong trường hợp Liên danh thực hiện
hợp đồng EPC tuân thủ theo ITB 4.
Với mỡi tiêu chuẩn đánh giá, các giấy chứng nhận được đính kèm với HSDT
phải được kiểm tra. Các giấy chứng nhận pháp lý không đáp ứng hoàn toàn
yêu cầu của CĐT phải được ghi chú và thông báo cho Nhà dự thầu để hoàn
thanh và cung cấp them. Bất cứ HSDT nào được xem xét them ở Bước 2 phải
được đánh giá là “Đáp ứng” cho tất cả các hạng mục tiêu chuẩn đánh giá.
Kết quả đánh giá tính đáp ứng của HSDT bước 1 phải được trình bày thanh
văn bản Phụ lục 1.
B. BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
B.1 Bước 2.1 Bước đánh giá về kỹ thuật
Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của dự án, cần thiết phải phân tích và đánh
giá hoàn chỉnh HSDT để xác định nó đã tuân thủ theo các thông số kỹ thuật
như được liệt kê trong HSYC.
Đánh giá kỹ thuật được thực hiện dựa vào HSYC. Bảng đánh giá được lập để
việc đánh giá được thuận lợi hơn cho từng phần, từng hạng mục. Nếu nhà thầu
được yêu cầu phải làm rõ, yêu cầu làm rõ phải được lập bằng văn bản và được
lưu trữ cho các bước đánh giá tiếp theo.
Phương pháp đánh giá dựa trên việc đánh giá “Đáp ứng/ Không đáp ứng” cho mỗi
phần và hạng mục. Nếu nhà thầu được yêu cầu làm rõ, yêu cầu làm rõ phải được
ghi chi tiết vào phần đánh giá.
Đánh giá kỹ thuật được chia thanh 2 phần chính
B.1.1. Đánh giá chung về mặt kỹ thuật
Để bổ sung cho mục đánh giá được liệt kê trong ITB 36.2 (a) - (c) các yêu tố
sau phải được cung cấp:
(1) Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật – tài chính;

9/57
(2) Đánh giá phạm vi công việc
(3) Đánh giá các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(4) Đánh giá thời gian hoàn thanh hợp đồng EPC Contract;
(5) Đánh giá các thông số bảo hành;
(6) Đánh giá xuất xứ và thông số kỹ thuật của các thiết bị chính (bao gồm cả
bản vẽ thiết kế và chế tạo):
■ Steam Generator
■ Turbine - generator
■ Main transformer
■ Control and Instrumental system
■ Flue gas desulphurization system by sea water (Sea FGD)
(7) Đánh giá mặt bằng chung và sắp xếp thiết bị;
(8) Đánh giá nhà thầu phụ trong nước trong công tác lắp đặt, xâu dựng và
chế tạo.
Đánh giá kỹ thuật sẽ được lập thành Phụ lục 2. Kết quả đánh giá chung phần kỹ
thuật sẽ được dung cho đánh giá kỹ thuật chi tiết.
B.1.2. Đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật
Đánh giá chi tiết kỹ thuật sẽ được thực hiện cho mỗi thiết bị chính, từng phần
và từng hạng mục tuân thủ theo cấu trúc của HSYC
Đối với mỗi hạng mục và thiết bị, đánh giá sẽ được lập thành Phụ lục 3, trong
phụ lục này các hạng mục cần đánh giá gồm:
(1) Tên nhà cung cấp và địa chỉ
(2) Năng lực nhà cung cấp
(3) Kinh ngiệm thiết kế và chế tạo
(4) Thông số kỹ thuật và thay thế
(5) Sai lệch kỹ thuật
(6) Các hạng mục khác (TB phụ tùng thay thế, đào tạo….)
B.1.3 Đánh giá tổng hợp về mặt kỹ thuật
HSĐX Kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu chi tiết, nếu những yêu
cầu dưới đây được đáp ứng:
(1) Tuân thủ theo các yêu cầu bắt buộc trong HSYC như được đề cập trong ITB 13, ITB
30 và Phần 2 của HSYC.
(2) HSDT được đánh giá là đáp ứng về mặt kỹ thuật nếu những yêu cầu tối
thiểu này được đáp ứng.
Đối với các thiết bị chính (được đề cập trong Đánh giá KT sơ bộ): HSDT được
đánh giá là “đáp ứng” nếu những thông số kỹ thuật cơ bản được đề cập trong
HSYC được đạt yêu cầu.

10/57
(3) Đối với những hạng mục công việc không được nhà thầu đề xuất theo yêu
cầu của HSYC, nhà thầu phải bổ sung đầy đủ. Nếu nhà thầu không bổ
sung, nhà thầu phải có được sự đồng ý từ CĐT/TV.
(4) Đối với những hạng mục được đánh giá là “không đáp ứng” hoặc “được
yêu cầu làm rõ”. Nhà thầu được yêu cầu phải đạt yêu cầu trong HSYC
hoặc làm rõ để chứng mính tính phù hợp và lợi thế của HSDT. Việc chấp
thuận của CĐT/TV cũng phải được thực hiện bằng văn bản.
B.2 Bước 2.2 – Bước đánh giá về mặt tài chính
Chỉ có HSĐX được đánh giá đáp ứng các yêu cầu về KT mới được xem xét ở
Bước này.
B.2.1 Đánh giá về giá
Giá chào thầu của nhà thầu sau điều chỉnh sau sửa lỗi số học và giảm giá sẽ
được quy về 01 loại tiền tệ.
(1) Giá dự thầu
Giá dự thầu được ghi trong Đơn dự thầu sẽ được xác định để điều chỉnh trong
bước tiếp theo. Giá này phải loại trừ các khoản tạm tính, nếu có, dự phòng trong
Biểu giá.
(2) Giá hiệu chỉnh sau sửa lỗi số học
Để chứng minh HSDT là đáp ứng, CĐT cần sửa lỗi số học theo các nguyen tắc
sau:
■ Nếu có sự khác biệt giữa đơn giá và tổng giá có được bằng cách nhân
đơn giá và số lượng, đơn giá sẽ được áp dụng và tổng giá sẽ được sửa, trừ
khi theo ý kiến của Chủ đầu tư có sự sai lệch rõ ràng của dấu thập phân
trong đơn giá, trong trường hợp đó, tổng giá được trích dẫn sẽ chi phối và
đơn giá sẽ được điều chỉnh
■ Nếu có sự khác biệt giữa giá phan tích chi tiết và giá tổng, giá phan tích chi
tiết sẽ được ưu tiên áp dụng, giá tổng sẽ được điều chỉnh;
■ Nếu có lỗi trong phần tổng số liên quan đến phép công hoặc trừ của tổng
phụ, tổng phụ sẽ được ưu tiên áp dụng và tổng chính sẽ được hiệu chỉnh;
■ Nếu có sự khác biệt giữa số và chữ, thì giá trị bằng chữ sẽ được ưu tiên áp
dụng, trừ khi số tiền bẳng chữ có liên quan đến lỗi số học, khi đó giá trị bẳng
số sẽ được ưu tiên áp dụng theo nguyen tắc (a) (b) nêu trên;
■ Nếu có lỗi trong đó "," (dấu phẩy) được sử dụng thay vì "." (dừng hoàn toàn)
hoặc ngược lại, lỗi này sẽ được sửa theo ITB 18.3
■ Nếu một số tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng được trích
dẫn, đơn giá sẽ được lấy bằng cách chia số tiền cho số lượng.
Các sai số số học phải được tính toán theo tổng giá trị tuyệt đối, bất kể việc tăng
hay giảm của Giá thầu sau hiệu chỉnh. Bất kỳ lỗi nào được tìm thấy trong quá
trình đánh giá sẽ được liệt kê chi tiết. Chi tiết về việc sửa lỗi sai số sẽ được
thông báo cho Nhà thầu bằng văn bản và văn bản xác nhận thông báo bằng văn
bản của Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư nhận trong khoảng thời gian do Chủ đầu

11/57
tư quy định. Trong trường hợp có lỗi về mặt số học vượt quá mười phần trăm
(10%) của Giá dự thầu, HSDT sẽ bị Chủ đầu tư từ chối xem xét.
(3) Hiệu chỉnh giá do giảm giá
(4) Quy đổi sang 01 đồng tiền
Đồng tiền được dùng để đánh giá HSDT là đồng Đô-la. Bất cứ giá trị nào được
chào bằng đồng tiền khác phải được quy đổi tuân thủ theo Phần 1 – Tập 1,
Section 1 HSYC
B.2.2 Đánh giá các sai lệch
HSĐX được nộp bởi Nhà thầu phải được đánh giá trên cùng 1 mặt bằng với
các yêu cầu trong HSYC gồm các yêu tố sau:
(1) Đánh giá sai lệch (B)
Đánh giá sai lệch có nghĩa là việc điều chỉnh các nội dung không đủ hoặc
thừa theo các yêu cầu của HSTC và điều chỉnh sự khác biệt giữa các phần
của HSDT, giữa các đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính, giữa các con số
và chữ và giữa các nội dung của Đơn dự thầu và các phần khác của Hồ sơ
dự thầu. Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện như sau:
■ Trong trường hợp có sự sai lệch về phạm vi cung cấp, thì nội dung không
đủ sẽ được thêm vào hoặc nội dung thừa sẽ được CĐT hiệu chỉnh theo các điều
sau: (1) các quy định hiện hành của Việt Nam, (2) các dự án tương tự, (3) ngân
sách ước tính đã được phê duyệt của Dự án.
■ Nếu có sự khác biệt giữa HSĐXKT và HSĐXTC thì HSĐXKT sẽ là cơ sở
cho việc hiệu chỉnh.
■ Nếu có sự khác biệt về số và chữ thì phần chữ sẽ được xem là cơ sở cho
việc hiệu chỉnh
■ Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa giá trong Đơn dự thầu (không bao
gồm giảm giá) và giá trong bản tóm tắt, điều này sẽ được coi là sự khác biệt và
việc điều chỉnh sẽ dựa trên giá trong bản tóm tắt lớn sau khi sửa lỗi và điều
chỉnh sai lệch trong bảng phân tích giá.
Sai lệch phải được tính toán theo tổng giá trị tuyệt đối, bất kể giá tăng hay
giảm của Giá dự thầu sau hiệu chỉnh. Trong trường hợp sai lệch được tìm thấy
vượt quá mười phần trăm (10%) của Giá dự thầu, HSDT có thể bị Chủ đầu tư
từ chối.
Ngoài những điều chỉnh như liệt kê ở trên, chi phí và phí tổn cho những sai
lệch giữa HSDT và HSYC đối với phạm vi công việc sẽ được hiệu chỉnh như
sau:
■ Các sai lệch không được khai báo về phạm vi công việc sẽ thuộc trách
nhiệm của Nhà thầu và phải tuân thủ các yêu cầu của HSYCvà Giá dự thầu sẽ
không được thay đổi tương ứng.
■ Đối với các sai lệch đã khai báo: Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư và Tư vấn
yêu cầu làm rõ và chứng minh sự sai lệch tương đương so với HSYC. Nếu các
sai lệch không được Chủ đầu tư và Kỹ sư chấp nhận, Nhà thầu được yêu cầu
tuân thủ HSYC.

12/57
Trong trường hợp, việc bổ sung phạm vi công việc theo yêu cầu của Chủ đầu tư
/ TV không được Nhà thầu chấp nhận, vấn đề đó sẽ được Chủ đầu tư / TV báo
cáo để có giải pháp và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tiến độ thi công (C)
Nhà thầu được yêu cầu tuân thủ theo Thời gian hoàn thành công trình được đề
cập trong Phần 3: Điều kiện của Hợp đồng
(3) Thông số bảo hành (D)
Nhà thầu được yêu cầu tuân thủ theo các yêu cầu về các thông số bảo hành như
được đề cập trong HSYC.
(4) Thu xếp vốn và các điều kiện thương mại (E)
Trong quá trình đánh giá tài chính, Chủ đầu tư / Kỹ sư cũng sẽ nghiên cứu kỹ
khả năng tài chính, điều kiện thanh toán và các yếu tố khác ảnh hưởng đến Giá
hợp đồng. Nếu các yêu cầu được chỉ định trong HSYC không được đáp ứng
trong phần này, Nhà thầu được yêu cầu bởi Chủ đầu tư / Kỹ sư để tiếp tục tuân
thủ HSYC. Trong trường hợp cụ thể, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của
Chủ đầu tư.
C. BƯỚC 3: BƯỚC ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG
Nhà thầu có đề nghị đã được xác định là đáp ứng đáng kể cho HSYC dựa trên
kết quả đánh giá giá thầu theo quy định nêu trên, cung cấp thêm rằng Nhà thầu
được xác định đủ điều kiện và đủ điều kiện để thực hiện Hợp đồng một cách
thỏa đáng sẽ được mời bởi CĐT để đàm phán hợp đồng. Nhà thầu được gọi là
Nhà thầu được đề cử.
Trước khi ký Hợp đồng bởi và giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu đề cử, Nhà thầu
được đề cử sẽ có các nhà tài chính ký vào Bản ghi nhớ với Chủ sở hữu để xác
nhận khoản vay cũng như các điều khoản và điều kiện cho hợp đồng cho vay.
Sau khi Hợp đồng được ký kết, Nhà thầu được chỉ định sẽ sử dụng những nỗ
lực tốt nhất của mình để hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc áp dụng, đàm phán, hoàn
thiện và thực thi các thỏa thuận tài chính cho Dự án với các cơ quan liên quan
ngay khi có thể. Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán cho Nhà thầu
được chỉ định cho đến khi hợp đồng cho vay được ký kết và có hiệu lực.
Theo Hợp đồng EPC, Nhà thầu có quyền yêu cầu Chủ đầu tư hoàn trả chi phí
phát sinh cho các sự kiện xảy ra theo các Điều khoản dưới đây:
Clause 2.1 – Right of access to the Site (Quyền ra vào công trường)
• Clause 4.24 – Fossils (Cổ vật)
• Clause 7.4 – Testing (Thử nghiệm)
• Clause 8.5 – Delays caused by authorities (EOT only) (Chậm trễ do cơ quan
chức năng)
• Clause 8.9 – Consequence of Suspension (hậu quả của việc dừng công trình)
• Clause 10.3 – Interference with Tests on Completion (Can thiệp vào các thử
nghiệm hoàn thành)
• Clause 13.3 – Variation Procedure (Thủ tục thay đổi)

13/57
• Clause 13.7 – Adjustments for Changes in Legislation (Điều chỉnh cho những
Thay đổi theo Luật)
• Clause 16.1 – Contractor’s Entitlement to suspend Work (Quyền của Nhà thầu
dừng công trường)
• Clause 17.4 – Consequence of Employer’s Risks (Hậu quả do rủi ro của Chủ
đầu tư)
• Clause 19.4 – Consequence of Force majeure (Hậu quả do trường hợp bất khả
kháng
I. Nguyên tắc điều chỉnh giá
1. Ngày cơ sở và ngày tính điều chỉnh giá
Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 quy định về ngày cơ sở và ngày tính điều chỉnh giá
như sau:
 Ngày cơ sở là 28 ngày trước khi nộp hồ sơ đề xuất.
 Ngày tính điều chỉnh giá sẽ là ngày giữa khoảng thời gian thực hiện công tác xây
dựng với giấy chứng nhận hoàn thành trong thanh toán hàng tháng.
2. Chỉ số giá
Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 quy định về chỉ số giá như sau:
 Chỉ số giá tại địa phương thực hiện công trình phải được Bộ Xây Dựng/Cục
Thống kê Việt Nam công bố và ban hành chính thức trong ngày cơ sở và ngày
tính điều chỉnh giá
 Trong bất cứ thời gian nào không có chỉ số giá, chỉ số giá dự phòng sẽ do Chủ
đầu tư quyết định, tùy thuộc vào sự điều chỉnh tiếp theo cho khoản trả cho Nhà
thầu khi có chỉ số giá.
 Nhà thầu có trách nhiệm liên hệ với Bộ Xây Dựng/Cục Thống Kê Việt Nam để
tính toán hoặc lấy được chỉ số giá, và chỉ số giá đó phải được chấp nhận từ sự
Chủ đầu tư/Tư vấn.
3. Giá, Thời gian và tỷ giá tính điều chỉnh giá
Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 quy định về giá được điều chỉnh là giá hợp đồng mà
trong quá trình thực hiện hợp đồng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhân công, bê tông,
sắt thép, nhiên liệu tại địa phương thực hiện hiện công trình. Vì vậy, giá hợp đồng
để tính điều chỉnh giá là giá phần xây dựng trong nước trong các đợt thanh toán
hàng tháng (không bao gồm phần thiết bị và phần xây dựng nước ngoài).
Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 quy định về thời gian tính điều chỉnh giá như sau:
 Không điều chỉnh tăng đối với khoảng thời gian vượt ngày bàn giao hoặc hoàn
thành công trình trừ khi khoảng thời gian này bao gồm phần gia hạn tiến độ được
cho phép bởi Chủ đầu tư theo các điều khoản hợp đồng.
 Không thực hiện điều chỉnh giảm đối với khoảng thời gian chậm tiến độ do Nhà
thầu chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Chủ đầu tư được thực hiện điều chỉnh giảm
hợp đồng xảy ra trong khoảng thời gian chậm tiến độ.

14/57
Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 quy định về tỷ giá tính điều chỉnh giá như sau: Nguồn
tỷ giá sẽ là tỷ giá bán được ban hành bởi ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
(Vietcombank). Ngày của tỷ giá đổi sẽ là tỷ giá của Ngày cơ sở.
II. Nguyên tắc tính phát sinh khối lượng
Đối với các hạng mục nào đã được chào giá trong Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 thì
lấy theo các đơn giá công việc trong Hợp đồng.
Đối với các hạng mục không có đơn giá trong Hợp đồng thì việc thanh toán các
khối lượng phát sinh phải thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các
bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp
luật có liên quan. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà
thầu sẽ ký phụ lục bổ sung hợp đồng.
Khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt
tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và
ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt
thì chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc phê duyệt
tổng mức đầu tư điều chỉnh.
 Nguyên tắc chung về giám sát chất lượng, an toàn, môi trường:
Các bên tham gia trong dự án (bao gồm Chủ đầu tư/ Đại diện Chủ đầu tư, Tư vấn,
Tổng thầu và/hoặc Các nhà thầu chính) phải:
- Ban hành Hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, môi trường theo tiêu chuẩn
ISO, quy định hiện hành của Việt Nam và quy định Hợp đồng cho hoạt động
đầu tư xây dựng của dự án.
- Tổng thầu phải chịu trách nhiệm ban hành chi tiết các điều khoản thực hiện
trong Hệ thống QLCL, AT, MT và trình Chủ đầu tư và Tư vấn xem xét, phê
duyệt, trước khi ở giai đoạn bắt đầu triển khai dự án để áp dụng trong toàn bộ
dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, các quy định và quy trình bổ sung sẽ được cập
nhật thường xuyên.
2. Nhà thầu:
 Lựa chọn nhà thầu thông qua cơ chế, quy trình nào và điểm nổi bật
 Đánh giá về năng lực và các điểm lưu ý với nhà thầu được chọn.
 Quản lý việc huy động nhân, vật lực, thiết bị phương tiện hỗ trợ trong thi công và
so sánh với cam kết trong hợp đồng: Trong quá trình thực hiện dự án, nhà thầu
phải tuân thủ việc báo cáo kế hoạch huy động nhân sự, thiết bị dựa trên kinh
nghiệm cũng như công cụ quản lý như Primavera, Tuy nhiên để có cơ sở so sánh
và đánh giá tính khả thi dựa trên đề xuất của nhà thầu trong quá trình thực hiện,
các biểu đồ huy động nhân lực, thiết bị cơ giới của tổng thầu cần phải thực hiện ở
bước lựa chọn nhà thầu và được chuyển thành phụ lục của Hợp Đồng (cụ thể từng
giai đoạn xây dựng, giai đoạn thí nghiệm).
 Phương án huy động nhà thầu phụ và các bất cập cần lưu ý. Nhà thầu nước ngoài
và nhà thầu phụ trong nước: Đây sẽ là trách nhiệm của tổng thầu EPC (dựa trên
kinh nghiệm quản lý dự án của tổng thầu), tuy nhiên, ở giai đoạn thương thảo, phía
Chủ đầu tư cần xem xét, đánh giá năng lực nhà thầu phụ trong và ngoài nước và
giới hạn danh sách ngắn không quá 03 nhà thầu. Bên cạnh đó, CĐT cần tạo một
dữ liệu về danh sách các đơn vị yếu kém (blacklist) để công tác xem xét và lựa

15/57
chọn NTP trong quá trình thương thảo và trong quá trình thực hiện dự án được
nhanh chóng và có cơ sở (hiện tại trạng đầu tư xây dựng EVN chỉ dừng ở bước
đánh giá tổng thầu/ các thành viên trong liên danh.
3. Đối tượng hợp đồng: Không áp dụng.
 Việc phân chia công việc các gói thầu và những lưu ý trong phương án phân chia
gói thầu.
 Ưu, nhược điểm của hình thức hợp đồng EPC và thực tế thực hiện trong Tập đoàn.
Nhận xét, đánh giá về khả năng thực hiện nếu phân chia gói thầu EPC thành nhiều
gói thầu.
4. Nội dung pháp lý của hợp đồng (Luật áp dụng, Luật chi phối, kiểm soát tư cách
nhà thầu; tính pháp lý của các tài liệu nhà thầu phải nộp; các mốc, thời hạn, thời
điểm…).
a) Nội dung của Hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ
cụ thể của các bên trong hợp đồng.
Điều 398 BLDS năm 2015 quy định: “1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa
thuận về nội dung trong hợp đồng; 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau: a. Đối
tượng của hợp đồng; b. Số lượng, chất lượng; c. Giá, phương thức thanh toán; d.
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ. Quyền, nghĩa vụ của các
bên; e. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g. Phương thức giải quyết tranh chấp”.
Nội dung của hợp đồng được hiểu là tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng do
các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Về mặt khoa học pháp lý, các điều
khoản trong hợp đồng được chia thành ba loại là điều khoản cơ bản, điều khoản
thông thường và điều khoản tùy nghi.
Thứ nhất, điều khoản cơ bản: Là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu của
hợp đồng. Đó là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp
đồng. Nếu không thỏa thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể
giao kết được. Điều khoản cơ bản có thể do tính chất của từng hợp đồng quyết
định hoặc do pháp luật quy định. Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng mà
điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả…
Thứ hai, điều khoản thông thường: Là những điều khoản được pháp luật quy định
trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này
thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật
đã quy định. Khi có tranh chấp, sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để
giải quyết. Khác với điều khỏa cơ bản, các điều khoản thông thường không làm
ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng.
Thứ ba, điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân
sự của các bên. Thông qua điều khoản tùy nghi, các bên có nghĩa vụ được phép
lựa chọn một trong những cách thức nhất định để thực hiện hợp đồng sao cho
thuận lợi mà vẫn bảo đảm được quyền yêu cầu của bên kia.
Trong quá trình thực hiện các nội dung hợp đồng đã thỏa thuận thì các bên luôn
muốn ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên với nhau nhằm đảm bảo các bên phải

16/57
tuân thủ thực hiện theo các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng nên cần đưa ra
giải pháp là thực hiện việc bảo lãnh khi thực hiện hợp đồng, đây là nội dung pháp
lý cơ bản của hợp đồng.
b) Kiểm soát tư cách nhà thầu
Ngay sau khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 thì việc thực hiện bảo đảm thực hiện
hợp đồng được quy định như sau:
- Thứ nhất khi giao kết hợp đồng thì nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện
pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực để các
bên cần thực hiện theo sự thỏa thuận.
- Thứ hai thì tùy theo tính chất của dự án, căn cứ quy mô của dự án thì giá trị
bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu khi tổ chức
đấu thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của
dự án trong đấu thầu.
- Thứ ba pháp luật có quy định về thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện
hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được
hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch
vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời
gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có
hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng để các bên kịp thời giải quyết, bảo
đảm đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thứ tư khi đã giao kết hợp đồng và đã thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng
nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp
sau đây:
+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực có lý do chính
đáng.
+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mà các bên đã cam kết thực hiện.
+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình mặc dù bên có quyền
đã yêu cầu thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ nhưng từ chối gia hạn hiệu lực
của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
c) Tính pháp lý của các tài liệu nhà thầu phải nộp
Tính pháp lý của Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải đảm bảo theo quy
định tại Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc giao nộp bảo đảm
thực hiện hợp đồng:
“Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một
trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo
lãnh.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm
hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền,
phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu
lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc

17/57
sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công
việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp
đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do
các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện
không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp
bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần
giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà
thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu
liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện
hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do
mình thực hiện.
4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định
trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được
xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để
phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn
nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết
định đầu tư chấp thuận.
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường
hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi
phạm khác được quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng
sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã
chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo
hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.
5. Thiết lập hệ thống quản lý hợp đồng chung sau khi ký kết.
 Đưa hợp đồng vào hiệu lực và những điểm lưu ý, bài học.
(1) Điều kiện xác định ngày bắt đầu và quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng
a) Điều kiện xác định ngày bắt đầu
Theo Thỏa thuận Hợp đồng được ký kết ngày 30/03/2010 của Dự án Duyên Hải 1,
Hợp đồng sẽ có đầy đủ hiê ̣u lực vào ngày mà tất cả các điều kiê ̣n sau được đáp
ứng (“Ngày hiê ̣u lực”):
(i) Hợp đồng được chính thức ký bởi các Bên;
(ii) Các Bên nhận được tài liệu liên quan sau đây tùy điều kiện nào đến trước:
 Thỏa thuận vay vốn (cho khoản tín dụng của Bên mua) của NMNĐ Duyên
Hải 1 được ký kết, hoặc
 Chính phủ Trung Quốc phát hành thư xác nhận để cung cấp khoản tài chính
tín dụng của Bên mua như một cơ cấu vay vốn ưu đãi cho Hợp đồng EPC
Dự án NMNĐ Duyên Hải 1 theo đề xuất của Chính phủ Việt Nam;
(iii) Nhà thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm thanh toán tạm ứng
theo quy định hợp đồng;
(iv) Chủ đầu tư thanh toán đầy đủ khoản tạm ứng đến tài khoản của nhà thầu theo
quy định trong Thỏa thuận Hợp đồng.
Nhà thầu phải nỗ lực tối đa để hỗ trợ Chủ đầu tư đạt được điều kiện (ii.1)
hoặc (ii.2) nêu trên, tùy điều kiện nào đến trước, trong vòng 4 tháng sau khi
Hợp đồng được ký kết. Nếu không thì Chủ đầu tư giành quyền kết thúc Hợp

18/57
đồng. Như đã nêu ở trên, Hợp đồng đã ký kết sẽ được duy trì không đổi cho
đến ngày hiệu lực của Hợp đồng.
Căn cứ Phụ lục 001 của Hợp đồng thì ngày bắt đầu tính tiến độ
(commencement date) là thời điểm đến sau của một trong hai thời điểm sau
đây: (i) Hợp đồng có hiệu lực (ngày 17/09/2010) và (ii) Thỏa thuận vay vốn
(Loan Agreement) được ký kết (ngày 26/09/2011). Cũng theo Phụ lục 001, các
bên sẽ xác định khối lượng công việc đã thực hiện từ ngày Hợp đồng có hiệu
lực đến ngày Thỏa thuận vay vốn được ký kết để rút ngắn Thời hạn hoàn thành
của Dự án.
* Khó khăn vướng mắc của Ngày Hiệu lực Hợp đồng:
 Hợp đồng EPC quy định Thời hạn hoàn thành (mốc tiến độ hoàn thành) tính từ
ngày Hiệu lực Hợp đồng, nhưng Duyên Hải 1 tồn tại các mốc thời gian khác
nhau dẫn đến tranh chấp trong việc xác định mốc tiến độ hoàn thành dự án.
 Ngày Hiệu lực hợp đồng: 17/09/2010
 Thỏa thuận vay vốn được ký kết cũng là ngày hiệu lực Hợp đồng:
26/09/2011
Khoản tạm ứng thanh toán cho Nhà thầu thường bị trễ.
* Giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc:
 Hoàn thành Thỏa thuận vay vốn sớm hoặc không đưa điều kiện này vào điều
kiện để Hợp đồng có hiệu lực.
 Thu xếp nguồn vốn để thanh toán khoản tạm ứng cho Nhà thầu sớm hoặc
không đưa điều kiện này vào điều kiện để Hợp đồng có hiệu lực.
b) Quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng
Như đã đề cập tại mục 4, bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao
thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên. Hiện nay
không có quy định cụ thể về thời gian kể từ ngày hợp đồng được ký kết đến ngày
bên giao thầu nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng là bao nhiêu ngày, thời gian
này do các bên tự thỏa thuận. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định chi tiết
theo Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng, Nghị định 37/2015/NĐ-CP,
chi tiết xem trích dẫn ở mục 4 c) nêu trên.
(2) Phân giao trách nhiệm giữa CĐT và Nhà thầu hoàn tất các thủ tục liên quan như
giấy phép xây dựng hoạt động, giấy chứng nhận khác về PCCC, Môi trường, sử
dụng hạ tầng, tài nguyên, thủ tục nhập khẩu vật tư, thiết bị… và các giấy phép
khác theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động đầu tư xây dựng tại Việt Nam, thông thường Chủ đầu tư là người
đại diện của dự án để làm việc, trình hồ sơ xin cấp phép với Cơ quan QLNN phụ
trách. Nhà thầu chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ chi tiết để thực hiện xin cấp
giấy phép, tuy nhiên hiện tại việc này vẫn chưa được quy định chưa rõ ràng một
phần do chưa cập nhật kịp các thay đổi của pháp luật trong quá trình thực hiện dự
án. Điều này gây khó khăn về việc phân định trách nhiệm ngay từ đầu, đặc biệt đối
với các Nhà thầu quốc tế lần đầu làm dự án tại Việt Nam. Vì vậy, trong HSMT
nên có một phụ lục về danh sách các thủ tục, giấy phép trong tất cả các lĩnh vực
(an toàn, môi trường, PCCC, nhập khẩu hàng hóa, hoạt động đường bộ, hoạt động
đường thủy, thiết bị áp lực, thiết bị đo lường nhóm 2…), mức độ yêu cầu (bắt buộc
sử dụng đơn vị do Cơ quan QLNN yêu cầu hay đơn vị thông thường hay nội bộ dự
án thực hiện), trách nhiệm của các bên.
 Hội nghị kick off và nội dung chuẩn bị, thống nhất tại hội nghị này, bài học:

19/57
1) Giới thiệu chung, các quy định chung. Đặc biệt là quy trình phối hợp giữa các
bên trong dự án (sơ đồ tổ chức, nhân sự, quy trình tài liệu trình phê duyệt, thủ tục
văn thư…).
2) Mặt bằng, hiện trạng, đấu nối, khảo sát, các thông tin đầu vào cần bổ sung của
nhà thầu…
3) Công tác triển khai các loại thủ tục như giấy phép XD, danh mục nhập khẩu,..
 Phổ biến nội dung hợp đồng đến cá nhân và bộ phận liên quan và bài học: Cần
phân giao cụ thể từng hệ thống/ bộ môn của dự án chi tiết đến từng kỹ sư/cử nhân
để nắm xuyên suốt từ đầu dự án đến kết thúc dự án (từng cá nhân phải bóc tách
yêu cầu HĐ để tiện theo dõi và có báo cáo thu hoạch hàng tuần / tháng lên Giám
đốc dự án, Giám đốc công trường để cùng làm việc với các bên ở các cuộc họp
thiết kế, họp giao ban định kỳ với nhà thầu tránh để ảnh hưởng đến công tác phê
duyệt nhiều lần cho một hạng mục.
 Mô hình quản lý thi công và phân tích về sơ đồ tổ chức, quan hệ giữa các bên gồm
Chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn giám sát thi công, tư vấn khác của CĐT, nhà thầu
(và giữa các thành viên liên danh, nếu có), nhà thầu phụ đặc biệt được chỉ định,
nếu có, nhà chế tạo thiết bị chính.
Thông thường mô hình QLDA giữa bên tham gia trong dự án gồm Chủ đầu tư,
Ban QLDA đại diện CĐT, Tư vấn giám sát, Tổng thầu, các nhà thầu phụ như mô
hình bên dưới.

Công tác QLDA, giám sát thi công được quản lý bằng Hợp đồng tư vấn giữa
CĐT/Ban QLDA và Tư vấn giám sát và Hợp đồng EPC giữa CĐT/Ban QLDA và
Tổng thầu. Việc phối hợp giám sát giữa các bên được quy định chi tiết trong quy trình
phối hợp trong Kick-off meeting.
6. Quản lý phạm vi công việc, khối lượng.
 Quy định về quản lý phạm vi công, khối lượng trong hợp đồng và những điều
được, chưa được khi thực hiện (trong HĐ dự là lumpsum có nhiều phần nhà thầu
không thực hiện được như lò hơi phụ, HS thiết kế và biên bản nghiệm thu khối
lượng phòng kỹ thuật mới thanh toán khối lượng)
 Xử lý phát sinh công việc và các kinh nghiệm liên quan điều chỉnh phạm vi, khối
lượng công việc (Phân tích riêng cho trường hợp hợp đồng trọn gói về khối lượng
và hợp đồng được điều chỉnh theo khối lượng).

20/57
Phạm vi công việc được mô tả chi tiết trong Request for Proposal – General and
Detailed technical specification và Drawings. Một số công việc được quy định rõ mà
nhà thầu không thực hiện, CĐT/TV sẽ thỏa thuận giá trị sai lệch thương mại với nhà
thầu, hoặc loại bỏ giá trị thanh toán trong trường hợp có đầu mục riêng cho phần việc
đó trong Biểu giá. Đối với HĐ lumpsum nhưng breakdown chi tiết các đầu mục sẽ
giúp CĐT/TV giảm bớt các chi phí không thực hiện mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuận của dự án. Để xác nhận được khối lượng của các công việc trong Biểu giá HĐ,
nhà thầu phải cung cấp được hồ sơ thiết kế được duyệt cùng các biên bản nghiệm thu
thi công.
7. Quản lý thiết kế và hồ sơ tài liệu hợp đồng.
 Tài liệu thiết kế để đưa vào nội dung HSMT, những lưu ý và quy trình kiến nghị
để có phần chỉ dẫn kỹ thuật chất lượng khi lập và duyệt HSMT.
- Bản vẽ thiết kế trong HSMT cần làm rõ mục đích là chỉ để tham khảo (For
Information). Các yêu cầu bắt buộc thực hiện được mô tả trong phần chỉ dẫn
kỹ thuật.
- Phần chỉ dẫn kỹ thuật phần xây dựng cần cập nhật các giải pháp vật liệu mới
đảm bảo chất lượng tốt hơn và chi phí phù hợp, ví dụ như xi măng, bê tông,
chống thấm, các sản phẩm hoàn thiện…)
- Các điều khoản trong hợp đồng EPC thường viết chung chung do đó thường
dẫn đến cách hiểu của nhà thầu và CĐT khác nhau và một điểm mà hợp đồng
EPC không quy định rõ để mở ra giải pháp cho CĐT và Nhà thầu trong việc áp
dụng các thiết bị vật tư công nghệ tốt hơn cho dự án.
 Các bước thiết kế ảnh hưởng đến hợp đồng được phân tích và kiến nghị về quy
trình chung cho việc lập, duyệt thiết kế từng bước (ai lập, khi nào, nội dung lưu ý,
thẩm định phê duyệt từng bước thế nào): chi tiết được quy định tại nghị định
59/2015/NĐ-CP và tuỳ thuộc vào người quyết định đầu tư, cụ thể:
Thiết kế 02 bước:
- Thiết kế cơ sở được lập bởi đơn vị tư vấn khi có quyết định đầu tư dự án;
- Thiết kế bản vẽ thi công được lập bởi đơn vị thiết kế của nhà thầu (Công tác
thiết kế thực hiện trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật đã được nêu trong HĐ EPC đã
ký, trong đó có HSMT).
Thiết kế 03 bước:
- Thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công được lập bởi đơn vị tư vấn khi có quyết
định đầu tư dự án;

8. Quản lý giá hợp đồng.


 Giá hợp đồng và những thuận lợi, bất cập, khó khăn trong giai đoạn quản lý.
 Phương thức lập bảng giá hợp đồng, và những bài học trong quản lý:
(1) Bảng giá theo mẫu nào và mối quan hệ với Dự toán gói thầu.
(2) Mức độ cho tiết cho phần khoản trọn gói và cơ chế quản lý phát sinh khối
lượng, phạm vi công việc
(3) Chi tiết hóa (breakdown, cập nhật, hiệu chỉnh) bảng giá sau khi ký hợp đồng và
bài học kinh nghiệm (Đặc biệt phân tích sâu đối với hợp đồng lớn và EPC).
 Giá hợp đồng và những thuận lợi, bất cập, khó khăn trong giai đoạn quản lý.
 Phương thức lập bảng giá hợp đồng, và những bài học trong quản lý:
(1) Bảng giá theo mẫu nào và mối quan hệ với Dự toán gói thầu.

21/57
(2) Mức độ chi tiết cho phần khoán trọn gói và cơ chế quản lý phát sinh khối
lượng, phạm vi công việc;
(3) Chi tiết hóa (breakdown, cập nhật, hiệu chỉnh) bảng giá sau khi ký hợp
đồng và bài học kinh nghiệm (Đặc biệt phân tích sâu đối với hợp đồng lớn
và EPC).
 Trong hợp đồng EPC Duyên Hải 1 không định nghĩa rõ phần nguyên liệu,
vật tư nên:
- Khó xác định mức thuế suất thuế TNDN là 1% theo ngành thương mại
ở mục 1 hay 2% theo ngành xây dựng ở mục 3 theo bảng bên dưới:
STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính
trên doanh thu tính thuế
1 Phân phối, cung cấp hàng hoá, nguyên 1
liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với
dịch vụ tại Việt Nam
2 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, 5
bảo hiểm
3 Xây dựng 2
- Không xác định được nghĩa vụ chịu Thuế nhập khẩu của Nhà thầu hay
là của Chủ đầu tư.
 Biểu giá hợp đồng mục “Other work”: giá trị mục này tương đối lớn, mục
này phải được định nghĩa trong hợp đồng là bao gồm những công việc gì để
làm cơ sở nghiệm thu thanh toán cho mục này.
 Biểu giá hợp đồng mục ‘include”:
o Trong hợp đồng EPC Duyên Hải 1 có rất nhiều hạng mục, công việc
“include” và trong hợp đồng có phần điều chỉnh giá nhân công, sắt thép,
bê tông, nhiên liệu nên không thể tách rõ giá trị của các thành phần trên
để áp dụng công thức điều chỉnh giá trong hợp đồng.
o Trong hợp đồng EPC Duyên Hải 1 có rất nhiều hạng mục, công việc
“include” nên nhà thầu dễ dàng thanh toán giá trị cao hơn giá trị thực
hiện do không có đơn giá chi tiết cho từng hạng mục.
Do đó, khi thực hiện lập biểu giá hợp đồng, Chủ đầu tư/ Tư vần phải yêu cầu
nhà thầu breakdown về giá đối với từng hạng mục, công việc để dễ dàng
theo dõi quá trình xây dựng và lắp đặt tại hiện trường, cũng như việc thanh
toán cho nhà thầu theo hợp đồng.
 Đơn giá phần vật tư, thiết bị dự phòng:
o Trong hợp đồng EPC Duyên Hải đã bao gồm phần vật tư, thiết bị dự
phòng: trong biểu giá phải breakdown chủng loại, số lượng, chi tiết giá
của từng loại vật tư, thiết bị dự phòng để dễ dàng kiểm soát giá trị nhập
kho, bàn giao tài sản giữa ban QLDA và nhà máy cũng như giá trị tồn
kho khi quản lý vận hành và có thể dự trù chi phí mua sắm để sửa chữa,
thay thế.
o Trong hồ sơ mời thầu không nên yêu cầu nhà thầu chào phần vật tư,
thiết bị dự phòng nhằm mục đích:
 Tiết kiệm chi phí đầu tư sớm trong giai đoạn xây dựng

22/57
 Trong giai đoạn vận hành: Tối ưu mức tồn kho do có một số vật tư,
thiết bị dự phòng có thể không được sử dụng trong suốt vòng đời nhà
máy, mặt khác phải tốn chi phí lưu trữ và bảo dưỡng.
 Chủ động nguồn vốn để mua sắm được chủng loại vật tư, thiết bị
phục vụ sửa chữa thường xuyên và đột xuất.
 Biểu giá hợp đồng EPC của Nhà thầu nước ngoài chào là đơn giá tổng hợp
(bao gồm cả chi phí thực hiện quản lý và chi phí thiết kế…), không thực
hiện theo định mức, đơn giá và chế độ chính sách của Việt Nam. Do đó, sẽ
rất khó thỏa thuận về giá khi xử lý các sai lệch thương mại, thực hiện các
công tác bổ sung ngoài hợp đồng do Chủ đầu tư yêu cầu. Thực tế, khi có
đoàn thanh kiểm tra như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ xây dựng khi
phát sinh phạm vi công việc ngoài Hợp đồng thì đoàn căn cứ vào định mức
của Bộ xây dựng và đơn giá địa phương để tính toán và đánh giá giá trị bổ
sung cao hay thấp so với quy định.
9. Quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng
 Xác lập hệ thống chỉ tiêu đo chất lượng sản phẩm và quy trình thực hiện cần lưu ý
(giai đoạn lập HSMT, thiết kế BVTC).
Hệ thống chỉ tiêu đo chất lượng sản phẩm xây dựng được xây dựng với mô hình
như sau:
- Xác định đối tượng của sản phẩm xây dựng: bao gồm hệ thống văn thư lưu trữ,
tài liệu thiết kế, công tác HSE, công trình xây dựng, hệ thống thiết bị, các tài
liệu dự án/ giấy phép/ chứng chỉ khác.
- Đề ra mục tiêu chất lượng cho các đối tượng:
 Hệ thống văn thư lưu trữ: Số hóa tài liệu, hệ thống tài liệu điện tử được cập
nhật thường xuyên và liên tục, chia sẻ để các bên cùng sử dụng.
 Tài liệu thiết kế: công tác trình duyệt cần hạn định thời gian thực hiện cụ thể
của các bên trong một chu kỳ trình duyệt, đặc biệt là thời gian và số lần trình
lại để Nhà thầu để đóng các ý kiến của CĐT/TV, không thể để kéo dài quá
lâu. Họp thiết kế hàng tuần và đột xuất cần thực hiện thường xuyên liên tục
để hỗ trợ và tạo hiệu quả cho công tác trình duyệt thiết kế.
 Công trình xây dựng và hệ thống thiết bị: cụ thể các yêu cầu nghiệm thu chất
lượng, các bước kiểm tra bắt buộc; làm rõ các công tác thí nghiệm thực hiện
bởi 3rd party; cập nhật những công nghệ/ quy định mới phù hợp.
- Thực hiện việc kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: áp dụng cơ chế
thưởng phạt cụ thể cho tất cả các chỉ tiêu chất lượng.
 Định nghĩa CO/CQ và quy trình kiểm soát nêu trong hợp đồng và thực tế thực hiện
(YC trong HSMT về chào CO, xử lý hiệu chỉnh, bổ sung sau khi ký hợp đồng, tài
liệu, hồ sơ pháp lý kiểm soát CO và bài học).
Trong HĐ phần COC đã nêu rất rõ yêu cầu và kiểm soát CO/CQ đối với hàng hóa
vật tư thiết bị. Tuy nhiên, thực tế thực hiện có nhiều vướng mắc do Tổng thầu
chưa hiểu và không kiểm soát được nhà thầu phụ. Cụ thể, nhiều trường hợp
CO/CQ được cấp bởi nhà cấp hàng hay nhà sản xuất chính, không phải là nhà sản
xuất trực tiếp.
 Kiểm tra giám sát để đảm bảo và kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng.
Việc kiểm tra giám sát cần phải tuân thủ theo đúng các quy trình trong Hệ thống
QLCL trong dự án được các bên thống nhất thực hiện từ đầu, để đảm bảo và kiểm
soát các chỉ tiêu chất lượng.

23/57
 Nghiệm thu chất lượng, quy trình thực hiện và bài học.
Công tác nghiệm thu chất lượng của từng hạng mục, thiết bị, hệ thống thiết bị của
phần xây lắp, chạy thử, thử nghiệm cần phải tuân thủ theo ITP được duyệt. ITP
cần quy định chi tiết các bước nghiệm thu, các yêu cầu/ thông số nghiệm thu để
làm căn cứ nghiệm thu.
 Mối quan hệ giữa PAC (chứng chỉ nghiệm thu tạm thời), Biên bản nghiệm thu
hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng và việc thanh toán
khi nhà thầu nhận được PAC.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng
được Hội đồng nghiệm các cấp chấp nhận làm cơ sở để xác thời gian PAC cho
Nhà thầu. Tuy nhiên, để nhà thầu có thể nhận được chứng chỉ PAC chính thức của
CĐT thì nhà thầu cần hoàn thành các tồn tại tiên quyết, được ghi rõ trong Biên bản
nghiệm thu hoàn thành.
Việc thanh toán khi nhà thầu nhận được PAC sẽ được thực hiện theo quy định tại
điều khoản thanh toán được quy định tại HĐ EPC cũng như tại điều khoản khác
của HĐ vay. Dự án DH1 sau khi Chủ đầu tư ký cấp PAC thì Nhà thầu được thanh
toán 10% giá trị giữ lại HĐ EPC (bao gồm 5% PAC, 5% FAC) và Chủ đầu tư giữ
lại Bảo lãnh bảo hành tương đương với 5% giá trị FAC. Đồng thời bảo lãnh thực
hiện hợp đồng sẽ giảm 5% giá trị HĐ EPC. Do hợp đồng vay còn hiệu lực giải
ngân nên 10% giữ lại này đã vay Ngân hàng Nước ngoài thanh toán cho Nhà thầu.
10. Thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu
 Quy định trong hợp đồng về thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu hoàn thành
CTXD đưa vào sử dụng, những điểm được và chưa được cần cải tiến: các thí
nghiệm theo quy định trong hợp đồng đầy đủ, đảm bảo kiểm tra đầy đủ các chức
năng vận hành, cũng như đảm bảo tổ máy vận hành an toàn, tin cậy. Tuy nhiên,
một vài thử nghiệm cần phải điều chỉnh để phù hợp hơn:
- Thử nghiệm khả năng thay đổi tải: theo yêu cầu hợp đồng là 3% tương đương
với 18.6MW/phút, tuy nhiên nhà thầu không đạt mức thay đổi tải này. Đối với
dự án DH3 kết quả thử nghiệm đạt tối đa 12MW/phút tương đương khoảng 2%
công suất định cũng không đạt theo yêu cầu hợp đồng. Theo tiêu chuẩn Trung
Quốc DL/T 657-2015 nhà thầu đề cập trong thư giải thích, yêu cầu mức thay
đổi tải cho nhà máy nhiệt điện than là 1.2%. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không
nằm trong danh sách các tiêu chuẩn Trung Quốc được EVN phê duyệt áp dụng
cho dự án Duyên Hải 3. Mặt khác lò hơi dưới tới hạn có đáp ứng chậm hơn lò
hơi siêu tới hạn (không có bao hơi) và tốc độ thay đổi tải 3% chỉ thích hợp áp
dụng cho lò siêu tới hạn, điều này phù hợp với thực tế một số dự án cùng dải
công suất (600MW) với Duyên Hải 3 là Duyên Hải 1 (DH1), Vĩnh Tân 4
(VT4), Vĩnh Tân 4 Mở rộng (VT4MR), trong đó, dự án VT4, VT4MR với lò
siêu tới hạn đạt được mức thay đổi tải 3%. Do đó nên hiệu chỉnh lại hợp đồng
cho phù hợp đối với lò hơi dưới tới hạn.
- Thử nghiệm chức năng khởi động – dừng máy tự động (APS): DH1 nhà thầu
thực hiện tuy nhiên không thành công. DH3: chức năng khởi động – dừng máy
tự động (APS - Automatic Plant Startup/Shutdown) được thiết kế cho nhà máy
điện DH3 là hình thức tự động có những điểm dừng để xác nhận (Break Point
Style / Semi-automatic mode) không hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của hợp đồng
về Plant automation P2V1S1, item 1.4.7 (“Single button, fully automated…”).
Trong thực tế, các dự án với quy mô công suất tương tự DH3 gần đây đưa vào

24/57
vận hànhnhư Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4.MR và Duyên Hải 1 đều áp dụng hình
thức tự động có điểm dừng (Break Point Style). Vì vậy nên xem xét hiệu chỉnh
lại hợp đồng tránh phát sinh sai lệch thương mại.
- Bổ sung yêu cầu kiểm tra, thí nghiệm đánh giá tổ máy sau FI: hiện tại theo hợp
đồng sau khi nhà thầu thực hiện FI khởi động lại tổ máy vẫn chưa có tiêu chí
để kiểm tra đánh giá để đảm bảo tổ máy vận hành ổn định, tin cậy sau khi bảo
trì, sửa chữa do đó cần bổ sung thêm tiêu chí kiểm tra, đánh giá này.
- Bổ sung bộ tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thử nghiệm: theo hơp đồng EPC chỉ
nêu các thí nghiệm cần phải thực hiện để đảm bảo tổ máy vận hành an toàn ổn
định tuy nhiên chưa nêu tiêu chí đánh giá cụ thể cũng như tiêu chuẩn để kiểm
tra đánh giá kết quả này.
 Tổ chức bộ máy, chuyên gia và trang thiết bị thực hiện quá trình thí nghiệm hiệu
chỉnh giai đoạn chạy thử trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng (cho cả phía nhà
thầu và chủ đầu tư).
- Tổ chức bộ máy thử nghiệm của Tổng thầu: nhà thầu tổ chức bộ máy gồm:
nhóm quản lý (Quản lý công trường, quản lý HSE, quản lý công tác
Commissioning), nhóm cơ khí, nhóm hóa, nhóm điện, nhóm C&I
- Chuyên gia, trang thiết bị, vật tư dự phòng cho quá trình thí nghiệm: nhà thầu
trình danh sách các chuyên gia cũng như kế hoạch tới công trường để hỗ trợ
cho công tác thí nghiệm. Tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm có những sự cố
bất thường nên công tác huy động chuyên gia không theo kế hoạch, đặc biệt là
các chuyên gia từ châu âu thời gian tới công trường bị kéo dài gây chậm tiến
độ. Về vật tư dự phòng: nhà thầu chuẩn bị vật tư cho các thiết bị thường hư
hỏng và trình cho Chủ đầu tư, tuy nhiên công tác thử nghiệm thường xảy ra các
sự cố bất nờ mà vật tư không có sẵn phải chuyển từ nước ngoài về gây chậm
trễ tiến độ dự án
- Tổ chức bộ máy chủ đầu tư/Tư vấn: nhóm quản lý (Quản lý công trường, quản
lý công tác Commissioning), nhóm cơ khí, nhóm điện, nhóm C&I. Ngoài ra
công ty vận hành cũng hỗ trợ, phối hợp trong quá trình thử nghiệm và cũng
phân chia thành các nhóm tương tự.
 Đánh giá về chất lượng Quy trình thử nghiệm (số lượng, thời gian lập, trình phê
duyệt so với kế hoạch trong Hợp đồng, nội dung quy trình…). Các vấn đề nổi bật
đã xảy ra trong giai đoạn thí nghiệm, hiệu chỉnh.
- Chất lượng Quy trình thử nghiệm đáp ứng số lượng, chất lượng, thời gian so
với kế hoạch trong hợp đồng.
- Các vấn đề nổi bật xảy ra trong quá trình thử nghiệm: cháy bộ sấy không khí,
dầu rớt xuống thuyền xỉ, hư hỏng van bypass, hỏng bộ bảo vệ vượt tốc cơ khí
Tuabin, độ rung Tuabin cao
11. Thủ tục điều chỉnh bổ sung hợp đồng
 Quy trình và cách tiếp cận, quan điểm và các quy định pháp luật liên quan có
những điểm bất cập, tranh luận…(hiểu thế nào về quy định về điều chỉnh hợp
đồng tại điều 143 Luật xây dựng 50/2014/QH13 và phương án định nghĩa phân
biệt giữa quy định điều chỉnh giá trong hợp đồng và nội dung yêu cầu phải ký kết
phụ lục điều chỉnh hợp đồng trong Quy chế 156 và Quy định về lập hệ thống quy
trình QLCL của EVN);
 Quy trình và cách tiếp cận, quan điểm và các quy định pháp luật liên quan có
những điểm bất cập, tranh luận,…( hiểu thế nào về quy định về điều chỉnh hợp

25/57
đồng tại điều 143 Luật xây dựng 50/2014/QH13 và phương án định nghĩa phân
biệt giữa quy định điều chỉnh giá trong hợp đồng và nội dung yêu cầu phải ký kết
phụ lục điều chỉnh hợp đồng trong Quy chế 156 và Quy định về lập hệ thống quy
trình QLCL của EVN);
Quy trình và cách tiếp cận, quan điểm và các quy định pháp luật liên quan có
những điểm bất cập, tranh luận,…( hiểu thế nào về quy định về điều chỉnh hợp
đồng tại điều 143 Luật xây dựng 50/2014/QH13 và phương án định nghĩa phân
biệt giữa quy định điều chỉnh giá trong hợp đồng và nội dung yêu cầu phải ký kết
phụ lục điều chỉnh hợp đồng trong Quy chế 156 và Quy định về lập hệ thống quy
trình QLCL của EVN).
1.1. Quy định về điều chỉnh bổ sung hợp đồng trong Hợp đồng EPC NMNĐ
Duyên Hải 1 và các quy định của pháp luật liên quan tại thời điểm ký kết hợp đồng
1.1.1. Quá trình thực hiện điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Hợp đồng EPC NMNĐ
Duyên Hải 1
Trong quá trình thực hiện hợp đồng 02 Bên đã có 08 (tám) lần sửa đổi, ký phụ lục
hợp đồng như sau:
 Lần 01 các sửa đổi liên quan đến: (i) điều kiện để hợp đồng có hiệu lực; (ii) thời
gian hoàn thành; (iii) điều khoản thanh toán;
 Lần 02 các sửa đổi liên quan đến: (i) Hình thức thanh toán; (ii) Phần giữ lại 5%
giá trị Hợp đồng sau khi phát hành PAC;
 Lần 03 các sửa đổi liên quan đến việc xác định tiến độ hợp đồng EPC – Dự án
NMNĐ Duyên Hải 1
 Lần 04 các sửa đổi liên quan đến thay đổi thiết kế Đường ống thải nước làm
mát nằm sau Cửa xả cho dự án NMNĐ Duyên Hải 1, theo đó điều chỉnh đơn giá
phần móng cọc đường ống nước làm mát đoạn sau cửa xả làm cơ sở thanh toán.
 Lần 05 các sửa đổi liên quan đến điều chỉnh đơn giá hạng mục Bãi xỉ, làm cơ sở
thanh toán.
 Lần 06 các sửa đổi liên quan đến công tác cung cấp, tiếp nhận và thanh toán
khối lượng nhiên liệu phục vụ vận hành thử nghiệm NMNĐ Duyên Hải 1 để
làm cơ sở triển khai thực hiện
 Lần 07 và lần 08 các sửa đổi liên quan đến việc bổ sung các điều kiện thương
mại và giải ngân thanh toán sau khi cấp PAC cho các tổ máy – Dự án NMNĐ
Duyên Hải 1.
1.1.2. Các quy định của Hợp đồng và quy định của pháp luật
Quy định về điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hợp đồng được quy định tại GC 13 Hợp
đồng EPC NMNĐ Duyên Hải 1, theo đó thay đổi có thể được đề xuất bởi Chủ đầu tư vào
bất cứ thời điểm nào trước khi cấp chứng chỉ nghiệm thu công trình, hoặc từ yêu cầu của
Nhà thầu. Một thay đổi phải không bao gồm sự bỏ sót của bất kỳ công việc nào mà phải
được tiến hành bởi 02 bên. Đối với các quy định về điều chỉnh giá được thực hiện theo
GC 13.8, theo đó giá hợp đồng được điều chỉnh khi có sự tăng hoặc giảm giá nhân công,
hàng hóa và các điều kiện đầu vào khác của công trình, sự điều chỉnh này sẽ được tính
toán như các quy định trong SC.
Hợp đồng ký ngày 30/03/2010 do đó sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật xây dựng
2003, Nghị định 99/2007/NĐ-CP về nội dung hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên về nội dung
chi phí quản lý xây dựng sẽ thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 112/2009/NĐ-CP.

26/57
(1) Luật xây dựng 2003, điều 109 điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng
có quy định: “1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng chỉ được điều chỉnh khi được
người quyết định đầu tư cho phép trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan;
c) Các trường hợp bất khả kháng.
2. Người cho phép điều chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc quyết định gây ra.”
(2) Nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có hiệu lực
từ ngày 01/07/2010 thay thế Nghị định 99, tuy nhiên Khoản 1 Điều 52 Nghị định 48 quy
định: “Các hợp đồng xây dựng đã và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thì không bắt buộc thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Các hợp đồng đang
trong quá trình đàm phán, chưa được ký kết thì người quyết định đầu tư quyết định việc
áp dụng theo các quy định tại Nghị định này”
(3) Nghị định 37/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có hiệu lực từ
ngày 15/06/2015 thay thế Nghị định 48, tuy nhiên Khoản 1 Điều 53 Nghị định 37 quy
định: “Các hợp đồng xây dựng đã ký và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thì thực hiện theo quy định về hợp đồng xây dựng trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành”
(4) Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phi đầu tư xây dựng có hiệu lực từ
ngày 10/5/2015 thay thế Nghị định 112. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 37 Nghị định 32 quy
định: “Dự án đầu tư xây dựng phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng
chưa triển khai hoặc đang triển khai thì các công việc về quản lý chi phí thực hiện theo
các quy định của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2019 của Chính
phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”
Như vậy có thể khẳng định các quy định về điều chỉnh sửa đổi hợp đồng trong
hoạt động xây dựng của Luật xây dựng 2003, Nghị định 99, các quy định về chỉ số giá
xây dựng của nghị định 112 và các văn bản hướng dẫn sẽ được áp dụng cho Hợp đồng
này. Theo đó 02 Bên đã tuân thủ các quy định để thực hiện các thủ tục ký kết phụ lục sửa
đổi bổ sung hợp đồng, đối với mỗi phụ lục đều trình Người quyết định đầu tư thông qua
trước khi ký phụ lục.
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá kinh nghiệm và bài học rút
ra
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng được
thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và theo quy định của pháp luật
có liên quan áp dụng cho hợp đồng. Cụ thể việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng tuân theo
nguyên tắc tại điều 143 Luật xây dựng 2014. Ngoài ra: (i) việc điều chỉnh khối lượng
công việc trong hợp đồng thực hiện theo Điều 37 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày
22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; (ii) việc điều chỉnh giá
hợp đồng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016
của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
(1) Theo quy định tại Điều 143 Luật xây dựng 2014 quy định:
“Điều 143. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng

27/57
1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá
hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp
đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này
và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực
hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên
hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá
hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định
sau:
a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo
đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;
b) Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp
và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp
với quy định của pháp luật;
c) Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp
đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết
định đầu tư cho phép.”
(2) Tại Mục 5 chương II Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định
chi tiết về hợp đồng xây dựng đã quy định tương đối đầy đủ về việc điều chỉnh hợp đồng
xây dựng, các nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng, hướng dẫn việc điều chỉnh khối
lượng công việc trong hợp đồng xây dựng, điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng,
điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng. Theo đó, quy định nguyên tắc chung
trong việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng như sau:
“Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh đơn giá, điều
chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng và các nội dung khác (nếu có)
mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại
Khoản 2, Khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện
hợp đồng.
2. Đối với hợp đồng trọn gói, chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng
công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi
công xây dựng, hợp đồng cung cấp thiết bị là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực
hiện theo thiết kế, yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu; đối với hợp đồng tư
vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) và trường hợp bất khả kháng.

28/57
3. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không làm vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói
thầu được phê duyệt (bao gồm cả chi phí dự phòng cho gói thầu đó) thì chủ đầu tư được
quyền quyết định điều chỉnh; trường hợp vượt giá gói thầu hoặc dự toán gói thầu được
phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận trước khi
điều chỉnh và phải đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng thỏa
thuận trong hợp đồng.
(3) Quy chế quản lý nội bộ tại EVN/ EVNGENCO1 cũng có quy định về việc thay
đổi, điều chỉnh hợp đồng tại Điều 48 Quy chế về công tác đầu tư xây dựng (Quy chế
156), cụ thể như sau:
“Điều 48. Thay đổi Hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện nếu có các thay đổi, bổ sung so với điều kiện quy
định trong hợp đồng đã ký thì hai bên phải thống nhất để ký phụ lục bổ sung các thay đổi
của hợp đồng
2. Phụ lục bổ sung, thay đổi hợp đồng đối với các nội dung về giá, phạm vi công
việc, tiến độ dự án hoặc thay đổi các quyền, nghĩa vụ theo hướng bất lợi cho Chủ đầu tư,
bên mời thầu phải trình cấp phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua trước khi ký
kết.”
Như vậy các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại QCQLNB của EVN/
EVNGENCO1 về điều chỉnh hợp đồng xây dựng tại thời điểm hiện nay là tương đối
thống nhất. Theo đó, việc thay đổi điều chỉnh hợp đồng xây dựng được pháp luật, các
QCQLNB của EVN, EVNGENCO1 cho phép, việc thay đổi/ điều chỉnh hợp đồng cần
được 02 bên thống nhất và phải ký phụ lục bổ sung.
12. Xử lý tranh chấp và các biện pháp phòng ngừa rủi ro và khiếu nại, tranh chấp
 Mô hình kiểm soát và phòng ngừa tranh chấp khiếu nại áp dụng trong hợp đồng
Trong hoạt động xây dựng, Tranh chấp xảy ra là ngoài sự mong muốn của Chủ đầu tư
và Nhà thầu khi tham gia thực hiện quan hệ hợp đồng. Song, tranh chấp hợp đồng là
vấn đề tự nhiên và tất yếu khi một trong hai bên không đáp ứng theo yêu cầu mà họ
đặt ra, vấn đề là biết nhận diện, tiên liệu rủi ro và ngăn ngừa tranh chấp. Tranh chấp
trong hợp đồng được hiểu là những xung đột bất đồng, mẫu thuẫn giữa các bên về
việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng.
Tranh chấp trong Hợp đồng phải hội đủ các yếu tố sau:
- Có sự vi phạm nghĩa vụ (hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ) của một bên trong quan
hệ đó
- Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi
phạm
Tranh chấp hợp đồng thường hình thành từ sự vi phạm hợp đồng nhưng không phải
sự vi phạm nào cũng dẫn đến tranh chấp hợp đồng.
Thực tế hiện nay hầu hết các dự án quản lý theo cơ chế EPC của các ngành năng
lượng điện hay hoá chất ở Việt Nam theo mẫu FIDIC Silver 1999 (đã cập nhật năm
2017), nhưng dường như các Chủ đầu tư và cả các đơn vị Tổng thầu vẫn chưa thực sự
nắm rõ các khuyến nghị của FIDIC đối với các mẫu FIDIC Silver và mẫu FIDIC
Yellow khiến cho việc áp dụng mẫu hợp đồng đôi khi chưa phù hợp, gây khó khăn

29/57
cho chính các bên khi hiểu và giải thích nghĩa vụ theo hợp đồng cũng như sự phân
chia rủi ro giữa đơn vị Tổng thầu và Chủ đầu tư trong quá trình triển khai của dự án.
Thời điểm thực hiện Dự án NMNĐ Duyên Hải 1 (năm 2010) chưa có quy định cụ thể
về loại hợp đồng EPC, ngoài một số nội dung khái quát nêu tại các Điều 30, 31 của
Nghị định số 48/2010/CP-NĐ về quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu, bên nhận thầu
EPC và một số nội dung về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nêu tại
các Điều 20, 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Nghị định số
99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình. Do đó, khi áp dụng loại hợp đồng EPC theo mẫu FIDIC, không phải lúc
nào các điều khoản hợp đồng cũng được hiểu và vận dụng đúng, các bên liên quan
thường có các cách hiểu, diễn giải khác nhau nên thường phát sinh các vướng mắc,
tranh chấp trong quá trình thực hiện, thanh quyết toán hợp đồng.
Cụ thể trong giải quyết tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, mẫu FIDIC silver đã
đưa ra một số quy định tại Điều 2.5 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] và Điều 20.1 [Khiếu
nại của Nhà thầu]. Tuy nhiên, khi áp dụng đã có những khó khăn, vướng mắc như
sau:
Theo quy định Hợp đồng, Nhà thầu có các quyền: được phép gia hạn thời gian
hoàn thành (Extension of Time – EOT) và/hoặc được quyền đòi các chi phí phát
sinh (Additional Payment/Extra Cost). Nội dung được thể hiện cụ thể qua các
Điều khoản GCC, SCC trong Hợp đồng EPC. Tuy nhiên, Nhà thầu phải thực hiện
các thủ tục được quy định tại GCC 20.1: “Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu
tư về việc yêu cầu được gia hạn Thời hạn hoàn thành và trong thông báo phải mô
tả hoàn cảnh làm phát sinh yêu cầu được gia hạn đó không chậm hơn 28 ngày kể
từ ngày Nhà thầu biết được hoặc đáng lẽ phải biết được về hoàn cảnh làm phát
sinh yêu cầu gia hạn. Nếu Nhà thầu không đưa ra thông báo về yêu cầu trong
vòng 28 ngày, Thời hạn hoàn thành sẽ không được gia hạn, Nhà Thầu sẽ không
được hưởng khoản thanh toán thêm, và Chủ đầu tư sẽ được miễn trừ khỏi toàn bộ
các trách nhiệm liên quan đến yêu cầu đó.
Do đó, quá trình xử lý Khiếu nại/tranh chấp, Nhà thầu hầu như không đáp ứng
yêu cầu về thời gian Khiếu nại nêu trên cho hầu hết các sự kiện. Khái niệm “kể từ
ngày Nhà thầu biết được hoặc đáng lẽ phải biết được về hoàn cảnh làm phát sinh
yêu cầu gia hạn” là một khái niệm khó phân định rõ ràng. Vì vậy, với quy định
này cần có sự hiểu biết và vận dụng một cách hợp lý nhất có thể.
Các nghĩa vụ của Nhà thầu được quy định trong các Điều 20.1. Về cơ bản, nhà
thầu phải bắt đầu bằng cách thông báo về ý định của mình. Sau đó, phải bắt đầu
tập hợp các hồ sơ chi tiết cho các Khiếu nại/tranh chấp và phải lưu giữ các hồ sơ,
chứng cứ đó.
Một số quan điểm cho rằng nếu nhà thầu không đưa ra thông báo và chứng cứ
đúng thời hạn quy định thì Khiếu nại đó không được xem xét. Đó là một quan
điểm khắc nghiệt, đặc biệt là liên quan đến các hồ sơ cũng như nội dung chi tiết,
và có lẽ không thuyết phục trước rất nhiều trọng tài. Nếu Chủ đầu tư không xét
nét do thiếu thông báo và Nhà thầu hầu như không bị trễ về mặt thời gian, thì thật
khó để biết lý do tại sao Khiếu nại đó nên bị từ chối.
Hình phạt thực sự đối với Nhà thầu là, nếu Chủ đầu tư/Tư vấn giám sát của chủ
đầu tư không được cảnh báo về ý định Khiếu nại của Nhà thầu, hoặc Khiếu nại

30/57
của Nhà thầu bị trễ hoặc không được chứng minh đầy đủ, Chủ đầu tư/Tư vấn có
thể không xác định được Nhà thầu đang muốn gì? Trên thực tế, Điều 20.1 đã dự
đoán Nhà thầu có thể mất một thời gian để cung cấp tất cả thông tin và Khái niệm
“kể từ ngày Nhà thầu biết được hoặc đáng lẽ phải biết được về hoàn cảnh làm
phát sinh yêu cầu gia hạn” cần được các bên định hướng xem xét trên nguyên tắc
như sau:
- Bản chất sự kiện (phải thoả mãn các Điều khoản tham chiếu nêu trong Hợp
đồng)
- Lắng nghe giải thích của Nhà thầu về mặt thời gian không đáp ứng
- Yêu cầu Nhà thầu trình bày thiệt hại phát sinh, cơ sở tính chi phí khiếu nại
- Kiểm tra, tính toán, thoả thuận với Nhà thầu để tính chi phí thiệt hại phát sinh
theo quy định của Hợp đồng và Luật áp dụng.
Đối với việc thực hiện quyền Khiếu nại đòi bồi thường từ Chủ đầu tư tại Điều
2.5, thực tế vừa qua cũng đã phát sinh các vướng mắc dẫn đến việc giải quyết
tranh chấp, thanh quyết toán Hợp đồng kéo dài như sau:
- Quan điểm của Nhà thầu đây là Hợp đồng EPC, việc cung cấp các vật tư, thiết bị,
thi công xây lắp (thuộc phần lumpsum) có sai lệch về chủng loại, quy cách đã
được Tư vấn đánh giá đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và đã được Chủ đầu tư/Tư
vấn chấp thuận và được nghiệm thu là không dẫn đến sai lệch
- Nhà thầu cho rằng việc nhà thầu thiết kế và thực hiện Hợp đồng mang tính khả thi
hơn, tối ưu hơn so với Hợp đồng ban đầu phải được Chủ đầu tư/Tư vấn xem xét,
cân đối với các sai lệch so với Hợp đồng
- Các tính toán sai lệch giữa hai bên có sự khác biệt ở việc áp đơn giá cho các hạng
mục không có trong hợp đồng. Nhà thầu hầu như không đồng ý các đơn giá tính
sai lệch thương mại do Chủ đầu tư đưa ra
- Nhà thầu cho rằng rất nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc chậm tiến độ đã
không được CĐT xem xét.
- Khi phát sinh sai lệch tang hay giảm phạm vi công việc gần như không được các
bên thoả thuận thống nhất trước về mặt chi phí mà hầu như để đáp ứng tiến độ,
công tác thi công được ưu tiên, nên Nhà thầu cũng đã không chuẩn bị cũng như
tập hợp được các chứng từ/chứng cứ để phục vụ cho các Khiếu nại sau khi kết
thúc dự án hoặc kết thúc công việc phát sinh của họ…
Như vậy, một trong những nguyên nhân đầu tiên của tranh chấp bắt đầu với hợp đồng.
Sự thiếu chính xác trong hợp đồng là phổ biến nếu chúng không được viết rõ ràng và
đầy đủ, Do đó, phải đảm bảo không có sự diễn giải/giải thích sai bởi một trong hai
bên. Hợp đồng là tài liệu pháp lý rất quan trọng để xác định các quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm và rủi ro mà cả hai bên đồng ý.
Để giảm thiểu các tranh chấp xảy ra do các hợp đồng không đầy đủ, mơ hồ và không
rõ ràng, các bên nên xem xét các hành động sau trong bốn giai đoạn của dự án EPC:
Giai đoạn thiết kế cơ sở
Để giảm thiểu tranh chấp, Chủ đầu tư cần có các chuyên gia về kỹ thuật tham gia từ
thiết kế sơ bộ để hiểu tất cả các hạn chế hoặc bất kỳ thất bại tiềm năng nào mà họ có
thể gặp phải, đảm bảo rằng thiết kế có thể được thực thi.

31/57
Giai đoạn ký kết hợp đồng
Giai đoạn này bao gồm một số quyết định quan trọng được đưa ra, chẳng hạn như
việc Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, lựa chọn Nhà thầu đạt yêu cầu, đàm phán thương
mại, kỹ thuật và phân bổ rủi ro. Do đó, Chủ đầu tư nên xem xét những điểm sau đây:
 Xác định một số nhà thầu tiềm năng
 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa ra
quyết định lựa chọn Nhà thắng thầu cùng các điều kiện thương mại
 Ý định của các bên cũng như các điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng hay
bất cứ tài liệu nào của Hợp đồng phải rõ ràng, tránh mơ hồ để giảm thiểu tranh chấp
cho đến khi hoàn thành dự án;
 Tất cả các bên tham gia hợp đồng EPC đều hiểu các điều khoản của hợp đồng
 Độ chính xác của thông tin chính được kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm ngày hoàn
thành, mức hiệu suất, kiểm tra hiệu suất, ngày bàn giao, phạm vi công trình, mức độ
thiệt hại chậm trễ, thời gian khắc phục lỗi…
 Một điều khoản giải quyết tranh chấp nhiều tầng được đưa vào để cung cấp một cơ
chế giải quyết tranh chấp bên ngoài giải quyết tranh chấp chính thức được quy định
trong Hợp đồng.
Giai đoạn thực hiện
Trong giai đoạn này, các bên liên quan nên thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu hợp
đồng và tìm cách giải quyết mọi tranh chấp bên ngoài các phương thức giải quyết
tranh chấp chính thức.
Cuối cùng, các bên cần đảm bảo rằng tất cả các thử nghiệm hiệu suất sau bàn giao và
khắc phục lỗi được hoàn thành theo hợp đồng theo thỏa thuận giữa các bên. Việc
soạn thảo, đàm phán và điều hành hợp đồng EPC một cách triệt để và hiệu quả được
cho là phương pháp tốt nhất để giảm thiểu các tranh chấp trong tương lai.
 Vai trò tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, giám sát thi công và phương án sử
dụng ban hòa giải theo mẫu hợp đồng FIDIC.
 Sử dụng trọng tài hay tòa án và quy định cụ thể liên quan có gì bất cập và bài học
(Ban PC).
13. Thưởng phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại và khái niệm phạt theo giá trị định
trước (Liquited damages).
 Hợp đồng quy định những nội dung phạt gì và thực tế áp dụng.
 Hiểu về quy định mức tối đa phạt hợp đồng trong các luật và vận dụng trong thực
tế cần lưu ý gì.
 Thưởng trong hợp đồng có quy định cụ thể hay chưa và đề xuất.
 Quan hệ thưởng phạt và điều khoản về trách nhiệm pháp lý mỗi bên, thực tế cần
lưu ý gì.
 Hợp đồng quy định những nội dung phạt gì và thực tế áp dụng.
 Hiểu về quy định mức tối đa phạt hợp đồng trong các luật và vận dụng trong thực
tế cần lưu ý gì.
 Thưởng trong hợp đồng có quy định cụ thể hay chưa và đề xuất.

32/57
 Quan hệ thưởng phạt và điều khoản về trách nhiệm pháp lý mỗi bên, thực tế cần
lưu ý gì.
Khi vận dụng mẫu các Hợp đồng xây dựng theo FIDIC, Chủ đầu tư thường gọi
“liquadated damages” là phạt và đều áp dụng hai mức phạt trong Hợp đồng: (i) phạt Thiệt
hại ước tính cho chậm tiến độ và (ii) phạt thiệt hại ước tính cho không đạt chất lượng
công trình (hiệu suất) với mức phạt tối đa cho mỗi mức phạt này là 10% giá trị hợp đồng.
Như vậy, tổng phạt thiệt hại ước tính cho chậm tiến độ và chất lượng công trình lên đến
20% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, trong các Hợp đồng EPC đều có Điều khoản bồi thường
thiệt hại cho bên bị thiệt hại và giới hạn cho việc bồi thường thiệt hại lên đến 100% giá trị
hợp đồng.
Tuy nhiên, cần hiểu Bản chất của thiệt hại ước tính là gì?
Thiệt hại ước tính không thể là phạt vi phạm hợp đồng bởi xét về mục đích áp dụng, chế
tài này không thể được sử dụng với mục đích như là một hình thức răn đe để buộc thực
hiện hợp đồng. Về bản chất, thiệt hại ước tính thực chất là một loại bồi thường thiệt hại
theo như quy định tại Bộ luật Dân sự và Luật thương mại. Mục đích áp dụng của chế tài
bồi thường thiệt hại trong luật Việt Nam và thỏa thuận về thiệt hại ước tính trong thông
luật là giống nhau. Nó đều là một loại chế tài được đặt ra nhằm bồi thường và khắc phục
những tổn thất do bên vi phạm gây ra đối với bên bị vi phạm. Bản thân từ “damage”
trong “liquidated damage” cũng mang ý nghĩa là bồi thường thiệt hại. Do đó, thỏa thuận
về thiệt hại ước tính không thể được coi là một loại “chế tài khác” được điều chỉnh bởi
Điều 292 khoản 719 Luật thương mại.
Mặc dù giống nhau về bản chất nhưng thiệt hại ước tính là một trường hợp áp dụng đặc
biệt của chế tài bồi thường thiệt hại. Thiệt hại ước tính được các bên thỏa thuận để bồi
thường khi thiệt hại thực tế khó xác định. Để áp dụng được thiệt hại ước tính thì điều
khoản này phải được quy định từ trước trong hợp đồng và thiệt hại ước tính cũng phải
tương xứng với mức thiệt hại có thể xảy ra. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều là trong
Luật thương mại không có quy định cho phép áp dụng việc thỏa thuận này.
Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hai hình thức khắc phục thiệt hại bằng tiền do vi phạm
hợp đồng đó là (i) phạt vi phạm và (ii) bồi thường thiệt hại được thừa nhận trong Bộ luật
dân sự 2005, Luật thương mại 2005 và Luật xây dựng 2014. Trừ Luật xây dựng chỉ quy
định mức vi phạm đối với công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước (không được
quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp
đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của
Luật này và pháp luật có liên quan khác), hai văn bản luật còn lại có những quy định cụ
thể khác nhau đối với hai loại chế tài trên
1- Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Luật Dân sự và Luật thương
mại
a. Phạt vi phạm:
Phạt vi phạm theo luật Việt Nam là việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền
cho bên bị vi phạm bất kể mức độ thiệt hại như thế nào. Bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu
cầu phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có thỏa thuận điều khoản phạt. Khoản 2 Điều 422
Bộ luật dân sự 2005 cho phép các bên được tự do thỏa thuận về mức độ phạt vi phạm mà
không quy định mức trần. Nếu khoản phạt vi phạm hợp đồng được quy định thấp hơn
thiệt hại gây ra bởi vi phạm, bên liên quan có thể yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tổ chức
trọng tài tăng lên. Nếu khoản phạt vi phạm hợp đồng quá cao so với thiệt hại gây ra bởi vi

33/57
phạm, bên liên quan có thể yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc tổ chức trọng tài giảm xuống
một cách thích hợp.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 301 của Luật thương mại, giới hạn mức phạt vi
phạm không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Mục đích chủ yếu
của chế tài phạt hợp đồng theo luật Việt Nam là trừng phạt, tác động vào ý thức của các
chủ thể trong hợp đồng nhằm ngăn ngừa việc vi phạm hợp đồng.
b. Bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 khoản 2 Bộ luật dân sự
rằng: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật
chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm
sút”. Theo như điều này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được thực hiện đối với
những tổn thất vật chất thực tế. Điều này cũng được khẳng định trong Luật thương mại
2005. Theo Điều 303 và 304 Luật thương mại, bên vi phạm phải bổi thường những tổn
thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị phạm nếu bên bị vi phạm chứng
minh được các căn cứ quy định tại Điều 303. Mức bồi thường này được tính trên những
thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra.
Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự và Luật thương
mại lại có điểm khác biệt. Điều 422 khoản 3 Bộ luật Dân sự có quy định rằng: “[…] nếu
không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại […]”. Điều này có nghĩa là Bộ luật dân sự có thể cho phép các bên thỏa thuận về
mức độ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Nhưng Luật thương mại lại không hề có bất
cứ quy định nào cho phép các bên thỏa thuận về mức độ bồi thường thiệt hại mà chỉ cho
phép bên bị vi phạm đòi bồi thường những tổn thất thực tế nếu chứng minh được các tổn
thất này.
Như vậy, Thỏa thuận về thiệt hại ước tính (liquidated damage) là một chế tài đòi bồi
thường thiệt hại bằng tiền và là một điều khoản trong hợp đồng mà trong đó các bên thỏa
thuận một số tiền bồi thường thỏa đáng đối với những thiệt hại mà một bên có thể nhận
được nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Thông thường, điều khoản về thiệt hại ước tính sẽ
có thể thi hành nếu tòa án thấy rằng:
(i) Khó có thể tính toán được cụ thể thiệt hại gây ra bởi sự vi phạm hợp đồng; và
(ii) Khoản thiệt hại ước tính đấy phải là một sự bồi thường hợp lý và tương xứng với thiệt
hại thực tế hoặc thiệt hại có thể dự đoán được
2-Việc áp dụng Bộ luật dân sự và Luật thương mại trong giải quyết bồi thường thiệt
hại
Như đã phân tích ở trên, quy định về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự và Luật
thương mại có những điểm khác biệt. Nếu như Bộ luật dân sự có quy định căn cứ cho
phép các bên thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại (Điều 422 khoản 3) thì Luật thương
mại lại không cho phép điều này. Như vậy, câu hỏi đặt ra là việc áp dụng 2 văn bản này
tại trọng tại thương mại nói chung và VIAC nói riêng sẽ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 201020, trọng tài thương mại chỉ có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp có tính chất thương mại. Điều 4 Luật thương mại 2005 có quy
định rằng:
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

34/57
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của
luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật
khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Quy định ở điều này cho thấy rằng những tranh chấp có tính chất thương mại được xét xử
tại trọng tài phải tuân theo Luật thương mại. Hơn nữa, chỉ khi nào luật thương mại không
có quy định thì mới áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. Rõ ràng, trong Luật thương
mại có quy định cụ thể về chế tài bồi thường thiệt hại (Điều 302 đến 307) nên không thể
áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự được.
Kết luận
Thỏa thuận về thiệt hại ước tính là một chế tài nhằm đòi bồi thường thiệt hại trong
thương mại. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn
đề này. Tại VIAC, việc áp dụng hay không áp dụng thỏa thuận của các bên về thiệt hại
ước tính là một vấn đề về mặt nội dung và phụ thuộc vào luật áp dụng để giải quyết tranh
chấp là luật pháp của nước nào? Nếu như luật áp dụng cho phép thi hành thỏa thuận của
các bên về thiệt hại ước tính thì áp dụng theo đúng nguyên tắc được quy định tại pháp
luật đó. Trong trường hợp luật áp dụng là luật Việt Nam, hợp đồng có quy định thỏa
thuận về thiệt hại ước tính thì điều khoản này sẽ không thể áp dụng được vì như giải thích
ở trên, Luật thương mại 2005 - luật điều chỉnh các tranh chấp mang tính thương mại -
không có quy định về thiệt hại ước tính. Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra phán quyết yêu
cầu bên bị vi phạm chứng minh thiệt hại thực tế của mình và bên vi phạm chỉ phải bồi
thường theo mức thiệt hại thực tế đó.
 Vai trò tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, giám sát thi công và phương án sử
dụng ban hòa giải theo mẫu hợp đồng FIDIC. Sử dụng trọng tài hay tòa án và
quy định cụ thể liên quan có gì bất cập và bài học.
Như đã phân tích ở mục trên, việc giải quyết tranh chấp bằng ngăn ngừa & Phân xử
tranh chấp (DAB/ DAAB) là không thực sự hiệu quả tại Việt Nam, ngoài ra quyết định
của DAB/ DAAB không có hiệu lực thi hành trực tiếp, các bên nếu không đồng ý với
quyết định trong vòng 28 ngày sau khi nhận được quyết định vẫn có thể đưa ra Thông
báo Không thoả mãn (“NOD”). Nếu một NOD như vậy được đưa ra đúng hạn, một trong
hai Bên có thể bắt đầu phân xử trọng tài sau 28 ngày kể từ ngày đưa ra NOD, sau khi cố
gắng giải quyết bằng hoà giải. Như vậy, để một quyết dịnh của DAB/ DAAB có hiệu lực
thi hành trực tiếp và ràng buộc đối với các Bên là mất tương đối nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, việc giải quyết bằng Tòa án cũng bộc lộ những hạn chế sau:
+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
+ Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn
và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh
doanh.
+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ;
mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh
doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì:

35/57
+ Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết
của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương
hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn
ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.
Chính vì vậy, từ trước đến nay Hợp đồng FIDIC nói chung và hợp đồng EPC
Duyên Hải 1 nói riêng luôn đưa trọng tài quốc tế là bước cuối cùng trong quy trình giải
quyết tranh chấp. Điều này là do sự kết hợp của hai lý do: (i) các Hợp đồng FIDIC được
thiết kế cho sử dụng quốc tế (trong đó Nhà thầu & Chủ đầu tư đến từ các quốc gia khác
nhau); (ii) bời vì việc thi hành phán quyết trọng tài quốc tế ở một quốc gia khác có thể dễ
dàng hơn so với việc thi hành phán quyết từ toá án nước ngoài (Công ước New York
1958). Việc lựa chọn trong tài có thể là “Quốc tế” khi các bên đến từ các quốc gia khác
nhau hoặc “Trong nước” khi các bên đến từ cùng một quốc gia. Theo truyền thống, các
hợp đồng FIDIC ưu tiên trọng tài quốc tế thông qua sử dụng ICC – trừ khi các bên có
thoả thuận khác. Hợp đồng EPC Duyên Hải 1 cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài được
quy định tại điều 20 phần chung, theo đó: “Nếu cả hai Bên không thể tìm ra giải pháp
cho bất kỳ tranh chấp nào trong vòng 30 ngày, thì một trong hai Bên tham gia tranh
chấp cuối cùng sẽ được giải quyết theo Quy tắc Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc
tế bởi một hoặc nhiều trọng tài viên được chỉ định theo Quy tắc nói trên. Địa điểm của
Trọng tài sẽ ở Việt Nam.”
Vai trò tư vấn giám sát
Bất cập và bài học rút ra:
Mẫu Hợp đồng FIDIC đã được áp dụng tại Việt Nam trong rất nhiều dự án xây
dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài, các dự án mà Việt Nam vay
vốn từ ngân sách của JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), WB (Ngân hàng thế
giới) và các tổ chức quốc tế khác… Các bên sử dụng Mẫu Hợp đồng FIDIC như một
cuốn cẩm nang nền tảng trong việc soạn thảo hợp đồng và điều chỉnh phù hợp với đặc thù
của dự án để đưa ra bản hợp đồng cuối cùng. Các hợp đồng dựa trên việc tham khảo mẫu
Hợp đồng FIDIC đều phải phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước, đó là Luật
Xây dựng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Mặc dù có rất nhiều dự án xây
dựng đã và đang sử dụng Mẫu Hợp đồng FIDIC, nhưng có thể nói rằng, kiến thức về Hợp
đồng FIDIC dường như chưa được phổ biến đầy đủ tại Việt Nam, đặc biệt là các phiên
bản mới dẫn đến nhiều vấn đề trong giải quyết tranh chấp bị ảnh hưởng kéo dài và một số
thủ tục không được sử dụng, các bên thường bỏ qua. Cụ thể:
Thứ nhất, về việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bởi DAAB
Như đã trình bày ở trên, có ba phương thức giải quyết tranh chấp mà Hợp đồng
FIDIC cung cấp cho các bên, tuy nhiên khi ở Việt Nam, các bên tranh chấp sử dụng
phương thức giải quyết tranh chấp DAB/DAAB không thực sự hiệu quả và không được
đánh giá cao. Lý do là có ít chuyên gia về xây dựng có kiến thức và kinh nghiệm về Hợp
đồng FIDIC tại Việt Nam, việc tìm được thành viên DAB phù hợp gặp nhiều khó khăn và
tốn nhiều thời gian. Văn hoá giải quyết tranh chấp ở Việt Nam không thiên về các cơ chế
giải quyết tranh chấp thay thế. Quyết định của DAB thường không được các bên tôn
trọng và điều khoản DAB ở Việt Nam là không bắt buộc nên các bên thường bỏ qua thủ
tục DAB để đưa thẳng tranh chấp ra trọng tài. Tuy nhiên, phiên bản 2017 đã yêu cầu thủ
tục DAAB là thủ tục bắt buộc trước khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vì thế trong

36/57
tương lai, các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải sử dụng thủ tục
giải quyết tranh chấp bởi DAAB. Trong vấn đề này, Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam
(Vecas) gia nhập FIDIC từ năm 1997 có vai trò trong việc hỗ trợ nâng cao kiến thức về
FIDIC cho các kỹ sư và có thể cung cấp nhân lực kỹ sư là thành viên của DAAB.
Thứ hai, thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
Ở Việt Nam, Trung tâm trọng tài thường xuyên tham gia giải quyết tranh chấp hợp
đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là Trung tâm trọng tài VIAC. Theo thống kê của
Trung tâm trọng tài Việt Nam VIAC, số lượng các vụ kiện trong lĩnh vực xây dựng liên
tục tăng, từ 10% năm 2014 lên 15% năm 2016, 23,8% năm 2017 (1), và đến năm 2018 là
14%(2). Tuy nhiên, các bên trong hợp đồng sẽ phải đối diện với một quy định mới trong
mẫu Hợp đồng FIDIC 2017, là việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài ICC. Việc giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài ICC mà Hợp đồng FIDIC 2017 đưa ra có thể sẽ cản trở
đến quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam, bởi các lý do chi phí tố
tụng, thời gian, tính phức tạp. Chi phí trọng tài quốc tế rất cao, ICC ấn định phí theo tỷ lệ
phần trăm số tiền đang tranh chấp, số tiền đang tranh chấp có thể là tổng khiếu nại của
Nhà thầu đối với Chi phí kéo dài do gia hạn thời gian yêu cầu và khiếu nại của Chủ đầu
tư đối với Thiệt hại do chậm trễ. Ngoài ra mỗi bên cũng phải trả cho luật sư của mình:
10% đến 40% số tiền tranh chấp. Mỗi bên phải hỗ trợ chi phí cho thời gian và chi phí cho
nhân viên của mình trong khoảng 2-3 năm, trong khi trọng tài đang được tiến hành, bên
thua kiện phải trả chi phí của bên thắng kiện. Vì vậy tổng chi phí có thể vượt quá số tiền
tranh chấp. Lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài VIAC sẽ giảm bớt nhiều gánh
nặng cho các bên tranh chấp thay vì phải lựa chọn trọng tài ICC. Có thể, đây cũng là
nguyên nhân tại sao các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam vẫn sử dụng
phiên bản mẫu hợp đồng FIDIC 1999.
Gần đây nhất vào ngày 06/9/2019, tại cuộc họp với Phó Thủ Tướng Vương Đình
Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án, nhà
máy ngày công thương của các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty về các vướng
mắc pháp lý liên quan đến hợp đồng EPC, Chính phủ đồng ý theo đề nghị của từng đơn
vị chuyển qua cơ chế toà án hay trọng tài quốc tế phán xử (3). Tuy chi phí tương đối cao
nhưng việc thi hành phán quyết của Trọng tài quốc tế có tính bắt buộc áp dụng, theo quy
ước trong Công ước New York năm 1958 một phán quyết được ban hành ở bất kỳ quốc
gia nào đã ký kết công ước có thể được thi hành tại một quốc gia ký kết khác (Việt Nam
đã ký công ước này). Một quốc gia không thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế sẽ
làm tổn hại đến uy tín quốc tế của mình – có tác động đến FDI và các giao dịch thương
mại khác.
Có thể thấy vai trò của Trọng tài ngày càng quan trọng hơn, vì thế, các chuyên gia
trong lĩnh vực hợp đồng xây dựng quốc tế ở Việt Nam cần có biện pháp, hành động cụ
thể để các bên tham gia hợp đồng nhận thức được những ưu điểm nổi bật và sử dụng các
phiên bản FIDIC mới, nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, vấn đề phổ biến nội dung Mẫu Hợp đồng FIDIC ảnh hưởng đến việc giải
quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng quốc tế
1
VIAC, “Thống kê tình hình giải quyết tranh chấp tại VIAC năm 2017”,23/03/2018, <http://viac.vn/thong-ke/thong-
ke-tinh-hinh-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-nam-2017-a1141.html>, truy cập ngày 20/12/2019.
2
VIAC, Báo cáo thường niên năm 2018, < http://www.viac.vn/images/annual%20reports/Bao-cao-hoat-dong--
2018.pdf> truy cập ngày 20/10/2019.
3
https://congluan.vn/chuyen-qua-co-che-toa-an-hay-trong-tai-quoc-te-phan-xu-ve-tranh-chap-hop-dong-epc-
post67590.html

37/57
Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
đã quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Trước đó, Nghị định số 48/2010/NĐ-CP quy
định về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng cũng đã khuyến khích các bên sử dụng Mẫu
Hợp đồng FIDIC. Mặc dù Mẫu Hợp đồng FIDIC được đánh giá là mẫu hợp đồng sử dụng
nhiều tại Việt Nam, nhưng do chưa có sự am hiểu chuyên sâu, dẫn đến các bên chủ thể
không thể tận dụng tối đa những ưu điểm của mỗi mẫu hợp đồng phù hợp với đặc thù
riêng của dự án. Hệ quả là việc nhà thầu và chủ đầu tư lựa chọn sai mẫu hợp đồng, không
phù hợp với dự án sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh, khó giải quyết, đình trệ trong
quá trình triển khai dự án. Như vậy, các giải pháp tăng cường phổ biến nội dung, kiến
thức về Hợp đồng FIDIC là thực sự cần thiết. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối
với việc ký kết hợp đồng, mà còn có vai trò quan trọng phòng ngừa rủi ro, tranh chấp xảy
ra khi các bên sử dụng đúng các điều khoản giải quyết tranh chấp trong Mẫu Hợp đồng
FIDIC./.
14. Quản lý tiến độ
 Quy định về tiến độ trong hợp đồng, yêu cầu kiểm soát một mốc cuối cùng hay
kiểm soát nhiều mốc. (Theo quy định hợp đồng, tiến độ dự án sẽ được kiểm soát
theo từng mốc tiến độ chính: nâng máy phát, nhận điện ngược, đốt lò lần đầu, đốt
than, hòa đồng bộ…vv)
 Quy trình quản lý tiến độ 3 cấp như QC156 và những bất cập cần hoàn thiện. (dự
án được quản lý tiến độ theo 3 cấp: tiến độ cấp 1, tiến độ cấp 2 và tiến độ cấp 3.
Chủ đầu tư sẽ tiến hành phê duyệt các mốc tiến độ dự án này theo từng giai đoạn
của dự án (tiến độ cấp 1, 2, 3) do nhà thầu đệ trình căn cứ vào tiến độ của hợp
đồng đã được ký kết. Trong trường hợp nhà thầu có đề xuất giãn tiến độ (khó khăn
thực hiện, bất khả kháng), Ban QLDA sẽ báo đến CĐT xem xét phê duyệt các đề
xuất của nhà thầu)
 Sử dụng phần mềm quản lý tiến độ, phương pháp cảnh báo và điều chỉnh để kiểm
soát tiến độ dự án (vấn đề kiểm soát tiến độ từng hợp đồng và liên kết đồng bộ các
hợp đồng của dự án). Dự án DH3MR sử dụng phần mềm Primavera (P6) để kiểm
soát dự án. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tổng thầu chưa thật sự kiểm soát
và quản lý được tiến độ này. Trên cơ sở thống nhất giữa các NTP, B&V sẽ cập
nhật lại tình hình thi công trên công trường và chia sẽ thông tin về tiến độ (thông
qua phần mềm P6) đến các bên liên quan để biết. Tuy nhiên khi phát hiện một
hạng mục thi công bị chậm có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ dự án, Tổng thầu
không thể kiểm soát các NTP để tăng tốc cho hạng mục thi công này mà phải
thông qua 1 quá trình thỏa thuận giữa tổng thầu và NTP rất lâu, làm ảnh hưởng
đến tiến độ chung của dự án.
15. Quản lý An toàn, an ninh, môi trường và vấn đề xã hội (HSES)
 Quy định kiểm soát HSES trong hợp đồng và lưu ý.
- Đối với việc rà soát ngay các quy trình HSE, các mẫu biên bản kiểm tra cho
tiến hành thi công (Permit to Work) đặc biệt là công tác hàn, hiệu chỉnh và
nâng cấp bổ sung các nội dung như tăng thêm nội dung kiểm tra, kèm hình ảnh
và các quy định kiểm soát chéo để đảm bảo tuyệt đối an toàn trước khi thi
công; cần có giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công.
- Hệ thống HSE bao gồm Ban QLDA, Tư vấn, Tổng thầu, Nhà thầu phụ hàng
ngày phải tuần tra công trường ít nhất hai lần và được quyền đình chỉ các công
việc thi công không đủ điều kiện về an toàn & PCCN, đảm bảo không để tái

38/57
phạm hoặc xảy ra bất kỳ sự cố nào trong quá trình thi công các công việc còn
lại của Dự án.
- Tất cả các bên đã thống nhất ban hành quy định về xử lý vi phạm trên công
trường bằng biện pháp bấm lỗ thẻ đối với các trường họp vi phạm nhẹ lần đầu,
đối với các vi phạm nặng sẽ đuổi kỹ sư giám sát và nhân viên quản lý an toàn
tại khu vực vi phạm khỏi công trường và không được phép làm việc lại trên
công trường.
- Hàng tuần, Ban QLDA đã báo cáo tình hình công tác quản lý an toàn đến Tổng
công ty, EVN để giám sát chỉ đạo kịp thời.
- Đối với việc tuân thủ về PCCC: Dự án đã được phê duyệt phương án PCCC
tạm cho giai đoạn thi công, các bên cũng đã tiến hành kiểm tra hàng tuần các
điểm bố trí thiết bị chữa cháy và kiểm tra toàn bộ các bình chữa cháy trên công
trường và sử dụng các mã màu để kiểm soát thiết bị PCCC trên công trường;
 Quy trình kiểm soát, bố trí nhân sự HSES tại dự án và thực tế triển khai thực hiện.
- Sau khi những kinh nghiệm đưa ra trong hội thảo, công tác quản lý công tác an
toàn cháy nổ đặc biệt là dung môi sơn, dung môi trong quá trình thi công sơn
và lining đã được quản lý chặt chẽ hơn như số lượng vào trong công trường bị
giới hạn, phải có chỗ lưu trữ vật liệu lining và sơn riêng với chế độ PCCC
nghiêm ngặt, hằng ngày có kiểm tra thống kế số lượng thùng sơn đem đi thi
công và số lượng vỏ thùng thu hồi về nhằm đảm bảo không có khả năng công
nhân bỏ quên các vỏ thùng sơn trong khu vực thi công. Ngoài ra các công tác
hàn phải được hoàn thiện trước khi thực hiện công tác lining. Khu vực đã
lining xong sẽ được cách ly với khu vực thi công phát sinh nhiệt bằng một lớp
sàn chống cháy bao gồm 03 lớp: sàn giàn giáo, lớp thép mỏng và lớp bạt chống
cháy bên trên
- Kiện toàn lại bộ máy HSE của Ban QLDA, NT, Tư vấn rà soát toàn bộ quy
trình HSE & công tác quản lý an toàn, hiện đã phân thành các khu vực nguy cơ
cao (I, II, III) và phân công từng kỹ sư Ban QLDA/TV2.
 Các sự việc phổ biến vi phạm và quy trình, giải quyết, cải tiến. Bài học rút ra (cả
về kiểm soát danh sách người, vật tư, thiết bị ra vào công trường, kiểm tra sức
khoẻ trước mỗi ca, sử dụng camera, loa dài giám sát, cảng báo nhắc nhở; cơ chế
phạt, thưởng…)
- Sau khi những kinh nghiệm đưa ra trong hội thảo, công tác quản lý công tác an
toàn cháy nổ đặc biệt là dung môi sơn, dung môi trong quá trình thi công sơn
và lining đã được quản lý chặt chẽ hơn như số lượng vào trong công trường bị
giới hạn, phải có chỗ lưu trữ vật liệu lining và sơn riêng với chế độ PCCC
nghiêm ngặt, hằng ngày có kiểm tra thống kế số lượng thùng sơn đem đi thi
công và số lượng vỏ thùng thu hồi về nhằm đảm bảo không có khả năng công
nhân bỏ quên các vỏ thùng sơn trong khu vực thi công. Ngoài ra các công tác
hàn phải được hoàn thiện trước khi thực hiện công tác lining. Khu vực đã
lining xong sẽ được cách ly với khu vực thi công phát sinh nhiệt bằng một lớp
sàn chống cháy bao gồm 03 lớp: sàn giàn giáo, lớp thép mỏng và lớp bạt chống
cháy bên trên;
- Trước khi Nhà thầu tiến hành công tác hàn, các giấy phép thi công và giấy
phép thực hiện công tác phát sinh nhiệt phải được Tổng thầu SUMITOMO cấp.
Để cấp được giấy phép thi công này, Nhân viên an toàn của SUMITOMO, của
JEL phải tiến hành kiểm tra thực tế tại công trường về công tác an toàn cháy nổ
tại khu vực thi công. Nhân viên an toàn Ban QLDA và Tư vấn 2 sẽ kiểm tra

39/57
xác suất (do lực lượng an toàn của Ban QLDA và Tư vấn 2 ít, không thể kiểm
tra hết toàn bộ các vị trí được nên phải kiểm xác suất) các điều kiện đã được
kiểm tra trong các giấy phép này hằng ngày;
- Ngoài ra, trong quá trình thi công của Nhà thầu phụ, các kỹ sư giám sát và
quản lý chất lượng (QC) của Tổng thầu SUMITOMO phải có mặt thường
xuyên để giám sát công tác thi công và quản lý chất lượng Nhà thầu bên dưới.
Các kỹ sư Ban QLDA và Tư vấn 2 chỉ thực hiện nghiệm thu công tác thi công
tại các điểm dừng trong ITP được phê duyệt (điểm W (witness): chứng kiến và
điểm H (hold): điểm dừng) khi có thông báo kế hoạch nghiệm thu (RFI:
Request for Inspection) của Nhà thầu.
- Lắp đặt camera giám sát tại các khu vực có vật tư dễ cháy: Để kiểm soát an
ninh và an toàn trên công trường, trước đây Nhà thầu đã lắp đặt 06 camera
giám sát tại các chốt bảo vệ.
16. Bảo hiểm trong hợp đồng xây dựng
Bảo hiểm của dự án DH1 đã bao gồm trong giá gói thầu EPC, loại bảo hiểm này
có ưu điểm là khi có sự cố xảy ra trong quá trình thi công xây dựng.. bên bảo hiểm sẽ đền
bù trực tiếp cho Nhà thầu vì trách nhiệm khắc phục sự cố là của nhà thầu, các khoản chi
phí Nhà thầu bỏ ra nhà thầu là người nắm rõ nhất, mức bồi thường đươc bao nhiêu thuộc
tráchh nhiệm Nhà thầu, do đó công tác đền bù sẽ nhanh chóng, thuận lợi, tránh trường
hợp Nhà thầu đòi tiền 1 mức, CĐT và bên bảo hiểm đưa ra một mức luôn luôn không
thảo mãn điều kiện của nhau. Chủ đầu tư sẽ không phải chịu trách nhiệm đòi bồi thường
để khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên giá trị phần bảo hiểm trong giá gói thầu EPC sẽ cao và
Chủ đầu tư không được đấu thầu để chọn lựa Nhà thầu có giá trị bảo hiểm thấp cũng như
đơn vị uy tín.
 Một hợp đồng bao hay nhiều hợp đồng bảo hiểm trong dự án, ưu khuyết điểm của
từng loại.
Đối với dự án Cảng biển TTĐL Duyên Hải thì Hợp đồng bảo hiểm là Bảo hiểm
mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt và trách nhiệm của bên thứ 3, được tách bạch thành 1 gói
thầu riêng thuộc dự án cụ thể có quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu
rộng rãi trong nước.
Đối với ưu điểm của hợp đồng bảo hiểm này thì:
- Chủ đầu tư có quyền lựa chọn mua bảo hiểm tại bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm
nào đủ điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP dựa trên hoạt động
đấu thầu.
- Phí bảo hiểm thấp do có sự cạnh tranh trong đấu thầu.
- Chủ đầu tư yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản
bảo hiểm; cung cấp các thông tin, tài liệu (nếu có) liên quan đến việc giao kết
và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Chủ đầu tư yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra tổn thất vật chất.
Đối với khuyết điểm của loại hợp đồng bảo hiểm này thì:
- Khi xảy ra tổn thất, chủ đầu tư sẽ mất 1 khoảng thời gian nhất định và công sức
để làm các thủ tục khiếu nại, bồi thường.

40/57
-Đối với trường hợp chậm tiến độ do nhà thầu xây lắp thì cũng phải gia hạn thời
hạn bảo hiểm và tăng phí bảo hiểm tương ứng theo các gói thầu xây lắp.
- Việc xác định tổn thất, thiệt hại xẩy ra giữa Nhà thầu- Chủ đầu tư- Bên bảo
hiểm thường không giống nhau nên xẩy ra tranh chấp.
 Điều kiện mẫu trong hợp đồng bảo hiểm và tu chỉnh về phạm vi, giá trị bảo hiểm,
mức miễn thường, trách nhiệm các bên trong mức miễn thưởng, miễn trừ.
+ Điều kiện mẫu trong hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm: Mẫu hợp đồng
bảo hiểm được lập theo Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số
46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo
hiểm và môi giới bảo hiểm, Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Điều kiện bảo hiểm tham chiếu theo Đơn bảo hiểm rủi ro về xây dựng, lắp đặt và
các điều khoản sửa đổi bổ sung của Munich Re. Các điều khoản khác (nếu có) sẽ được
đàm phán khi thương thảo ký kết hợp đồng.
Thông tư Số: 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/09/2016 của Bộ Kế hoạch đầu tư
hướng dẫn việc lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn gồm:
logistics, bảo hiểm; quảng cáo; tổ chức đào tạo, nghiệm thu chạy thử; đo vẽ bản đồ; in ấn;
tang lễ; vệ sinh; quản lý, vận hành tòa nhà; kế toán; truyền thông; vận tải công cộng;
trồng và quản lý chăm sóc cây xanh; cấp, thoát nước; cấp điện, chiếu sáng; thu gom, phân
loại, xử lý chất thải, nước thải; nhiếp ảnh; đóng gói; sao chụp và các hoạt động khác
không phải là dịch vụ tư vấn được quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu số
43/2013/QH13. có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng (gói thầu quy mô nhỏ) thuộc phạm
vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư
vấn ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi hoặc đấu
thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Phần thứ ba. Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng
Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng
Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng
Mẫu số 19. Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng
Mẫu số 20. Hợp đồng
Mẫu số 21. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Mẫu số 22. Bảo lãnh tiền tạm ứng
+ Về phạm vi bảo hiểm: Là toàn bộ công trình xây dựng lắp đặt trong hợp đồng xây lắp
được bảo hiểm
+ Về giá trị bảo hiểm: Là toàn bộ giá trị xây dựng lắp đặt trong hợp đồng xây lắp được
bảo hiểm
+ Về mức miễn thường:
- Đối với tổn thất vật chất:

41/57
 Đối với tổn thất phát sinh do thiên tai, sụp đổ, sụp lún, thiệt hại do nước, những
rủi ro từ nhà sản xuất, những rủi ro do ẩm ướt.
 Đối với các tổn thất khác.
- Đối với trách nhiệm bên thứ 3:
Bất kỳ trường hợp nào chỉ áp dụng với tài sản của b
 Biện pháp phòng ngừa tổn thất của công ty bảo hiểm và hoạt động giám định bảo
hiểm thực tế.
- Biện pháp phòng ngừa tổn thất của công ty bảo hiểm: Trong hợp đồng bảo hiểm thì quy
tắc bảo hiểm có quy định:
Người bảo hiểm sẽ không bồi thường cho Người được bảo hiểm những thiệt hại hoặc
những trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp gây nên bởi các rủi ro sau:
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự (dù tuyên chiến
hay không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, cách mạng, khởi nghĩa, binh biến, nổi loạn,
đình công, bãi công, bế xưởng, bạo động của quần chúng, hành động quân sự hay lực
lượng tiếm quyền, hành động của nhóm người hay những người thù địch - đại diện hay
có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, tịch thu hay phá huỷ theo lệnh của chính
phủ thực tế tồn tại (de jure or de facto) hoặc theo lệnh của bất cứ nhà đương cục nào;
+ Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ;
+ Hành động cố ý hay cố tình sơ xuất của người được bảo hiểm hay người đại diện của
họ;
+ Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần;
Đối với tổn thất vật chất: đơn vị bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
- Mức khấu trừ quy định trong Phụ lục mà Người được bảo hiểm phải tự chịu trong
mọi sự cố;
- Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm
trễ, do không đảm bảo công việc, thiệt hại hợp đồng;
- Những tổn thất do thiết kế sai;
- Những chi phí thay thế, sửa chữa, chỉnh lý khuyết tật của vật liệu hoặc tay nghề
tuy nhiên loại trừ này chỉ hạn chế trong chính những hạng mục bị ảnh hưởng trực
tiếp, còn tổn thất cùa các hạng mục khác xảy ra do một tai nạn là hậu quả khuyết
tật của nguyên vật liệu và tay nghề thì không bị loại trừ;
- Ăn mòn, mài mòn, ô xy hoá, mục rữa do ít sử dụng hay do điều kiện áp suất, nhiệt
độ bình thường;
- Đổ vỡ cơ học và/hoặc do điện hay do sự trục trặc của các trang thiết bị và máy
móc xây dựng;
- Mất mát hay thiệt hại đối với xe cơ giới được phép sử dụng trên đường công cộng
hay đối với tàu thuỷ hoặc xà lan;
- Mất mát hay thiệt hại đối với hồ sơ, sơ đồ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền mặt,
tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ nần, cổ phiếu, thư bảo lãnh, séc;
- Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.

42/57
Trách nhiệm đối với bên thứ 3: đơn vị bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
- Mức khấu trừ quy định trong phụ lục mà Người được bảo hiểm tự chịu trong mỗi
sự cố;
- Chi phí phát sinh trong việc làm, làm lại, làm hoàn thiện hơn, sửa chữa hay thay
thế một hạng mục nào đó được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo tổn thất
vật chất của Đơn bảo hiểm;
- Thiệt hại đối với tài sản hay đất đai hay nhà cửa do chấn động hay do bộ phận
chống đỡ bị chuyển dịch hay suy yếu hoặc thương vong hay thiệt hại đối với
người hay tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thoả thuận
khác bằng điều khoản sửa đổi bổ sung);
- Trách nhiệm là hậu quả của:
+ Các thương tích hay ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của chủ
thầu hay chủ công trình hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công
trình được bảo hiểm toàn bộ hay chỉ một phần theo Phần I hay gây ra cho thành
viên trong gia đình họ;
+ Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc sở hữu hay dưới sự chăm nom, coi sóc hay
kiểm soát của chủ thầu, chủ công trình hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên
quan đến công trình, được bảo hiểm toàn bộ hay chỉ một theo tổn thất vật chất hay
của người làm thuê hoặc công nhân của một trong những người nói trên;
+ Tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi
tàu thuyền, xà lan hay máy bay;
+ Bất kỳ thoả thuận nào của Người được bảo hiểm về trả bất kỳ một khoản nào dưới
hình thức đền bù hay hình thức nào khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm
bồi thường của Người bảo hiểm cho dù không có thoả thuận đó.
Hoạt động giám định bảo hiểm thực tế:
- Trường hợp có tổn thất, Chủ đầu tư phải gửi thông báo sự cố chính thức bằng văn
bản trong khoảng 1 thời gian quy định theo hợp đồng kể từ khi xảy ra sự cố.
- Trong vòng mấy ngày theo quy định của hợp đồng kể từ khi nhận được thông
báo, Bên bảo hiểm phải phối hợp với Chủ đầu tư và Bên nhà thầu thi công để giám
định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại và
khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên mà Bên bảo hiểm không cử giám định viên và
người đại diện có thẩm quyền đến hiện trường nơi xảy ra tổn thất thì bên bảo hiểm
phải chấp nhận Biên bản giám định (hoặc Biên bản xác nhận hiện trường) được
lập bởi Chủ đầu tư, Bên nhà thầu thi công và chính quyền địa phương nơi xảy ra
sự cố.
- Khi nhận được thông báo sự cố từ Chủ đầu tư bằng fax hoặc email, trong vòng 1
thời gian đơn vị bảo hiểm hoặc Công ty giám định tính toán tổn thất được chỉ định
sẽ có mặt tại hiện trường để tiến hành giám định tổn thất, điều tra diễn biến tổn
thất.
- Tất cả các khiếu nại sẽ được đơn vị bảo hiểm điều tra, giám định và thu thập thông
tin, tài liệu để hoàn thiện hồ sơ vụ tổn thất.
- Nếu các bên đồng ý, các vụ tổn thất nhỏ có thể được giải quyết theo nhóm trên cơ
sở các buổi làm việc với Người được bảo hiểm.

43/57
- Đối với các sự cố lớn, nghiêm trọng, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Chủ đầu tư,
đơn vị bảo hiểm có thể chỉ định Công ty giám định tính toán tổn thất độc lập và
trong trường hợp này, đại diện của đơn vị bảo hiểm cùng Công ty giám định tính
toán tổn thất độc lập sẽ tới hiện trường nơi xảy ra tổn thất, điều tra diễn biến tổn
thất, tư vấn biện pháp giảm thiểu tổn thất, ghi nhận, xác định nguyên nhân và bản
chất thiệt hại cũng ahư đề xuất các yêu cầu đối với chủ đầu tư đến quá trình xác
định nguyên nhân và mức độ của Sự cố.
 Phương án tính phí bảo hiểm và quy trình thanh toán phí bảo hiểmvà bài học kinh
nghiệm
- Phương án tính phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm được tính theo công thức: Phí bảo hiểm = Số tiền được bảo hiểm x Tỷ lệ
phí bảo hiểm.
+ Số tiền được bảo hiểm: là giá trị xây dựng, lắp đặt trong Hợp đồng xây lắp;
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm lấy theo Hồ sơ dự thầu hoặc Biên bản thương thảo hợp đồng bảo
hiểm (trường hợp có thương thảo lại phí bảo hiểm).
- Quy trình thanh toán phí bảo hiểm:
Thanh toán phí bảo hiểm có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần tùy theo quy định
trong hợp đồng.
+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính)
không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không
chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo
hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định
căn cứ vào dự toán công trình xây dựng (phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:
Kỳ thanh toán đầu tiên: Thanh toán tối thiểu 10% tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) đối
với các hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Tổng
số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán công trình xây dựng
(phần phải mua bảo hiểm bắt buộc) được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thời hạn thanh
toán phí bảo hiểm không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
Các kỳ thanh toán tiếp theo: Số tiền thanh toán, tiến độ thanh toán phí bảo hiểm của
từng kỳ thanh toán tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và đơn vị
bảo hiểm nhưng không chậm hơn tiến độ thanh toán của hợp đồng xây dựng
Phí bảo hiểm Dự án DH1 được thanh toán chia làm 4 đợt như sau:
Đợt 1: 50% tổng mức phí bảo hiểm được trả trong vòng 90 ngày kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực.
Đợt 2: 28% tổng mức phí bảo hiểm được trả trong vòng 15 tháng kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực.
Đợt 3: 12% tổng mức phí bảo hiểm được trả trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng
có hiệu lực.

44/57
Đợt 4: 10% tổng mức phí bảo hiểm còn lại được trả sau khi cấp PAC (trả cùng với
10% giá trị giữ lại của hợp đồng EPC).
* Nhận xét: Theo Ban QLDA tỷ lệ thanh toán này là phù hợp
17. Nguồn vốn và quy trình thanh toán.
 Nguồn vốn và đặc thù gì liên quan thông qua hợp đồng vay vốn
Theo Công văn 12/BTC-QLN ngày 3/1/2010 của Bộ Tài chính về việc bảo lãnh
khoản tín dụng người mua có bảo hiểm Sinosure cho dự án NMNĐ Duyên Hải 1 về
chủ trương đầu tư và cấp bảo lãnh: Chính phủ đồng ý chỉ định thầu thực hiệp hợp
đồng EPC quốc tế và miễn thẩm định khi bảo lãnh vay vốn.
Phương án vốn đầu tư
- Vay các ngân hàng nước ngoài theo Hợp đồng tín dụng người mua có bảo hiểm
của Sinosure ký ngày 26/9/2011 trị giá 1.083.695.493 USD để thanh toán 85%
hợp đồng EPC
- Vay thương mại nước ngoài do Ngân hàng Credit Agricole Corporate &
Investment Bank làm đầu mối để thanh toán 10% đặt cọc hợp đồng EPC
- EVN thu xếp vốn thanh toán 5% giá trị hợp đồng EPC, phí bảo hiểm tín dụng
Sinosure, phí cam kết, phí thu xếp.
 Soạn thảo điều khoản thanh toán và mối liên quan nguồn vốn với các quy định về
thủ tực, hồ sơ thanh toán, thời gian thanh toán và quy trình kiểm tra thanh toán…
- Điều khoản thanh toán đều phù hợp với hợp đồng tín dụng vay vốn. Tuy nhiên do
thời han vay của hợp đồng tín dụng đúng bằng thời hạn thi công của HĐ EPC nên
nếu tiến độ thi công hợp đồng EPC bị chậm sẽ ảnh hương đển việc giải ngân vốn
vay, do đó để tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay của hợp đồng tín dụng thì Chủ đầu
tư phải làm thêm thủ tục bảo lãnh của Bộ Tài chính gây bất lợi về nguồn vốn cho
Chủ đầu tư. Vì vậy, Ban A đề xuất hợp đồng tín dụng nước ngoài sẽ kéo dài thêm
thời hạn giải ngân 6 tháng kể từ khi HĐ EPC hoàn thành để tận dụng tối đa nguồn
vốn vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kế hoạch giải ngân sẽ được lên trước
dựa vào tiến độ thi công của dự án để Ngân hàng cho vay cân đối nguồn vốn.
- Việc thanh toán HĐ EPC dự án DH1 được thực hiện theo quy định sau:
+ Tạm ứng 10% giá trị hợp đồng EPC (vốn chủ đầu tư).
+ Thanh toán cho chi phí thiết bị 80% được chia làm 2 đợt: thanh toán đến 40%
(đợt đầu) khi hàng lên tàu, thanh toán tiếp theo 40% (đợt 2) khi hàng về đến công
trường được Chủ đầu tư/Tư vấn nghiệm thu.
+ Thanh toán cho chi phí xây dựng và các khoản chi phí khác: thanh toán đến 80%
khi có giấy chứng nhận hoàn thành công việc của Chủ đầu tư
+ Thanh toán 10% giữ lại: gồm thanh toán 5% PAC và thanh toán 5% FAC
- Đánh giá về quy định thanh toán hợp đồng EPC: Ban A đánh giá tỷ lệ thanh toán
phần thiết bị là tối ưu và phù hợp (Áp dụng cho Dự án DH1 và Duyên Hải 3, riêng
dự án Duyên Hải 3 mở rộng tỷ lệ này là 45-35), tỷ lệ thanh toán này làm giảm
thiểu rủi ro cho Chủ đầu tư và kiểm soát được chất lượng hàng hóa, thiết bị nhập
khẩu.
- Yêu cầu về điều kiện giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài: Tổ chức tín dụng yêu
cầu CĐT phải đáp ứng hoàn thành giải ngân 15% vốn đối ứng hợp đồng EPC
được Nhà thầu xác nhận bằng văn bản trước khi Ngân hàng nước ngoài giải ngân
cho vay 85% hợp đồng EPC còn lại.

45/57
- Về yêu cầu hồ sơ thanh toán: hồ sơ yêu cầu thanh toán được quy định chi tiết theo
1 phụ lục riêng đề nghị giải ngân món vay nước ngoài cũng như vay trong nước
phải tuân thủ theo điều khoản thanh toán của hợp đồng EPC(Ví dụ như: CO, CQ,
CDF, invoice, Bảo hiểm, chứng nhận hoàn thành công việc do chủ đầu tư/Tư vấn
xác nhận…)
- Thời gian thanh toán: Ngân hàng nước ngoài sẽ giải ngân trong vòng 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đầy đủ, hợp lệ bộ hồ sơ thanh toán, ngân hàng sẽ giải
ngân vốn trực tiếp đến tài khoản thụ hưởng của Nhà thầu (kể cả khoản thanh toán
10% còn lại cho PAC và FAC). Trường hợp vay hoàn trả thì tiền sẽ được thanh
tóan về Tài khoản của Chủ đầu tư và được quy định rõ trong hợp đồng vay.

- Quy trình thanh toán Hợp đồng EPC DA Duyên Hải 1: 42 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Nhà thầu.
+ Từ ngày thứ 01-07: P.KHVT chuyển hồ sơ sang các phòng chức năng để kiểm tra
đồng thời bộ hồ sơ Nhà thầu trình thanh toán.
+ Từ ngày thứ 08-11: P.KT xem xét và ký xác nhận phần khối lượng nghiệm thu
thanh toán.
+ Từ ngày thứ 12-14: P.KHVT kiểm tra và ký xác nhận giá trị đề nghị thanh toán.
+ Từ ngày thứ 15-21: P.KHVT trình Giám đốc xem xét phê duyệt thanh toán cho Nhà
thầu.
+ Từ ngày thứ 22-32: P.KHVT chuyển 02 bản gốc để P. TCKT lập thủ tục thanh toán
trình EVNGENCO1/EVN theo L/A. Bộ hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị thanh toán tiền
khối lượng hoàn thành, công văn đề nghị thanh toán của Nhà thầu, Giấy đề nghị rút
vốn đầu tư, các hóa đơn thương mại ký sao y bản chính. (và hồ sơ theo phụ lục 6 của
hợp đồng vay).
+ Từ ngày thứ 33-42: Ngân hàng nước ngoài sẽ làm thủ tục giải ngân thanh toán cho
Nhà thầu theo L/A.
Nhận xét: Thời gian thanh toán 42 ngày đảm bảo đủ cho Chủ đầu tư/Tư vấn xem xét
và trình các cấp có thẩm quyền để thanh toán cho Nhà thầu.
 Các tình huống tranh chấp cần lưu ý trong thanh toán và lưu ý.
- Tranh chấp thanh toán về thuế nhập khẩu.
- Tranh chấp thanh toán về thuế GTGT Nhà thầu phụ.
- Tranh chấp thanh toán về xác định giá trị % hoàn thành xây dựng, lắp đặt.
- Tranh chấp thanh toán về hàng hóa, thiết bị nhập khẩu có SLTM.
* Những lưu ý:
Về vật liệu xây dựng (Civil material) trong hợp đồng EPC thuế nhập khẩu do Nhà
thầu chịu chi phí do hàng hóa này không được miễn thuế nhập khẩu, và trong nước
sản xuất được vì vậy cần làm rõ chi tiết với Nhà thầu vật liệu xây dựng gồm
những loại nào, và loại nào nhà thầu chịu vì vật liệu xây dựng trong định nghĩa
chưa rõ ràng….

18. Thuế, phí và thanh toán hợp đồng (Phân tích quy trình thực tiễn thực hiện và
quản lý từng loại thuế)
Đối với các khoản thuế của dự án, cần bám sát các quy định trong hợp đồng,
đồng thời hiểu rõ các quy định của luật thuế hiện hành, cập nhật kịp thời những
thay đổi của Luật thuế để vận dụng vào việc tính thuế và nộp thuế đầy đủ, chính

46/57
xác nhất. Nếu có những khoản thuế phát sinh chưa có quy định rõ ràng trong hợp
đồng, cần bàn bạc với nhà thầu, giải thích rõ ràng để nhà thầu hiểu rõ và thực hiện.
i. Thuế VAT cho từng nhóm chi phí, đặc biệt liên quan vật tư thiết bị nhập khẩu.
- Các khoản thuế VAT của chi phí xây dựng, lắp đặt: Theo quy định của luật
thuế, doanh thu của nhà thầu phụ được trừ vào doanh thu tính thuế của nhà thầu
chính khi tính thuế nhà thầu. Do đó khi nhà thầu chính gửi chứng từ để khấu trừ
doanh thu cần chú ý đến những hóa đơn của nhà thầu phụ nước ngoài, theo quan
sát của Ban A những hóa đơn này do người nước ngoài biết chút ít tiếng Việt của
nhà thầu phụ viết cho nhà thầu chính, do đó một số quy định của Luật Việt Nam
họ chưa nắm rõ như: tên khách hàng, địa chỉ, nội dung ghi, cách ghi tỷ giá, số tiền
bằng chữ… Khi thấy hóa đơn viết sai cần gửi lại, chỉ rõ chỗ sai cho nhà thầu chính
để nhà thầu chính yêu cầu nhà thầu phụ sửa và rút kinh nghiệm, tránh cơ quan
thuế kiểm tra bắt lỗi.
- Các khoản thuế VAT của chi phí nhập khẩu thiết bị: Đây là khoản thuế có giá
trị lớn, theo quy định của hợp đồng nhà thầu sẽ đi nộp thuế VAT tại khâu nhập
khẩu, sau đó nhà thầu sẽ trình hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ
thanh toán cho nhà thầu trong vòn 21 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ.
Theo quan sát của Ban A khoảng thời gian 21 ngày là không đủ để hoàn thuế
GTGT về Ban để thanh toán cho nhà thầu, vì trung bình trong quá trình hoàn thuế
thường hay vướng các thủ tục khi hoàn, trung bình nếu không có trục trặc hoàn
thuế thì khoảng trong vòng 1 tháng kể từ khi nộp hồ sơ hoàn thì tiền mới về đến
tài khoản.
Quy trình hoàn thuế như sau: Nộp hồ sơ trong vòng 7 ngày CB thuế kiểm tra
và yêu cầu giải trình, sau khi giải trình CB thuế làm phiếu đề nghị hoàn, lệnh trả
trình Phó phòng kê khai ký nháy => TP. kê khai ký => gửi qua phòng pháp chế,
CB phòng pháp chế kiểm tra rồi gửi PP Pháp chế ký nháy => TP Pháp chế ký, sau
đó phòng pháp chế gửi lên cục phó ký, sau đó hồ sơ quay về phòng kê khai để gửi
lệnh hoàn trả ra tổng cục thuế bố trí tiền hoàn, đồng thời gửi lệnh hoàn trả sang
văn thư gửi đi kho bạc, kho bạc ký lệnh hoàn trả và hạch toán, khi đó tiền mới về
tài khoản của Ban. Trong quy trình đó sẽ có những trục trặc nhỏ bất khả kháng
như sếp đi họp hay đi công tác, CB thuế bận… mỗi khâu sẽ bị trễ 1 hoặc 2 ngày.
(Phần này A Hiền xem xét có nên đưa vào hoặc để khi họp thì giải trình).
* Kiến nghị: Khi đàm phán hợp đồng nên để điều khoản này là chủ đầu tư sẽ thanh
toán trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, nếu không Chủ đầu tư sẽ
phải chấp nhận ứng trước 1 khoản vốn lưu động để thanh toán thuế VAT trước cho
nhà thầu khi đến hạn.
ii. Thuế thu nhập các nhân và thu nhập doanh nghiệm đối với NT nước ngoài.
- Thuế TNCN: Nắm rõ các điều kiện được miễn giảm do dự án nằm trên địa bàn khó
khăn, đặc biệt khó khăn tại từng thời điểm để áp dụng tính thuế TNCN. Khoản
thuế này thường nằm trong giá gói thầu Nhà thầu chào và Nhà thầu chịu trách
nhiệm kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định.
- Thuế TNDN: Theo quy định của hợp đồng Chủ đầu tư sẽ phải nộp thuế TNDN
thay cho NTNN, do đó áp dụng cách tính và nộp thuế theo quy định tại thời điểm
ký hợp đồng và áp dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng. Lưu ý
thuế NTP được giảm trừ khi tính thuế TNDN. Bên cạnh đó mỗi loại hợp đồng có

47/57
cách tính thuế TNDN khác nhau với mức nhiều mức thuế suất áp dụng khác nhau.
(Như thuế suất áp dụng cho phần thiết bị, xây dựng, bảo hiểm, lắp đặt, hướng dẫn,
đào tạo…vv là khác nhau).
iii. Thuế tài nguyên và thuế nhập khẩu
- Thuế tài nguyên: Nắm rõ các quy định của luật thuế tại từng thời điểm để kê
khai và nộp thuế đúng, đủ theo quy định.
- Thuế nhập khẩu: Nắm rõ các quy định của luật thuế, các điều kiện được miễn
giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại từng thời điểm để kê khai và nộp thuế
đúng, đủ theo quy định.
iv. Các phí và lệ phí liên quan.
Kê khai và nộp theo quy định của luật hiện hành, đồng thời đối chiếu trong hợp
đồng trách nhiệm của từng khoản phí, lệ phí xem bên nào phải chịu chi phí đó.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Hiện nay Chủ đầu tư đứng tên là người nhập
khẩu trên tờ khai Hải quan (Theo quy định của Bộ Tài chính), nhưng rủi ro nếu kê
khai sai hoặc sót (Do lỗi của Nhà thầu vì Nhà thầu là người kê khai và nhập khẩu)
thì bên Hải quan vẫn phạt Chủ đầu tư, đề xuất EVN/G1 nghiên cứu cách thức nhập
khẩu vật tư thiết bị để tránh phụ thuộc Nhà thầu.
Thuế nhập khẩu: vướng các vật tư/thiết bị trong nước không sản xuất được, ai
là người chịu nộp thuế, khoản này Chủ đầu tư tranh chấp với Nhà thầu.
Thuế GTGT nhà thầu phụ không được hoàn: Thuế GTGT nhà thầu phụ được
Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu không được hoàn và ghi nhận vào chi phí đầu
tư, làm tăng chi phí đầu tư. Chủ đầu tư tự kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN
nộp thay Nhà thầu nước ngoài dễ dẫn đến rủi ro là khoản thuế GTGT Nhà thầu
phụ đã thanh toán nhưng không thể quản lý được Nhà thầu EPC nước ngoài có
nộp khoản thuế này cho Cục thuế hay không. Do đó, theo Ban A đề xuất nên ký
với Nhà thầu có hoạt động theo luật kế toán Việt Nam để Nhà thầu có trách nhiệm
kê khai nộp thuế (như DA DH3MR) để việc quản lý thuế chặt chẽ hơn.
19. Công tác chuẩn bị sản xuất:
I. Công tác tuyển dụng nhân sự
1. Thời gian tuyển dụng
Lực lượng cán bộ, trưởng ca: tuyển dụng từ gian đoạn bắt đầu xây dựng;
Lực lượng nòng cốt cho vận hành và sửa chữa: tuyển dụng sau 1-2 dự án bắt đầu xây
dựng dự án
Các vị trí chức danh phụ: tuyển dụng sau 2-3 dự án bắt đầu xây dựng
Nhân sự tuyển dụng đến từ các vùng miền trên tổ quốc, ưu tiên tuyển dụng lực lượng
địa phương.
2. Khó khăn
Lực lượng vận hành được tuyển dụng từ các nơi đào tạo khác nhau, khả năng đáp ứng
công việc không tốt, do lực lượng này có gia đình khá xa khu vực công tác nên thời
gian đi lại tốn kém rất nhiều thời gian;

48/57
Địa bàn công tác ở xa các thành phố lớn không thu hút được nhân sự có tay nghề cao.
Tuy nhà máy mới, khả năng tìm việc làm tốt nhưng không thể gửi người có tay nghề
cao;
Cơ sở hạ tầng địa phương không đáp ứng mong muốn của người lao động, người lao
động không an tâm trong công tác, làm cho năng suất của lực lượng CBSX giảm,
không gắn bó với Công ty trong thời dài, nhân sự luôn biến động ảnh hưởng đến việc
bố trí công việc, việc đào tạo nhân sự kế thừa;
Hệ số lương tổ máy 622MW chưa được áp dụng, lực lượng CBSX đảm nhận nhiều
công việc, áp lực công việc do quản lý vận hành tổ máy công suất cao
Lực lượng CBSX phục vụ sửa chữa khi tiếp nhận tổ máy không đáp ứng được công
việc, do nhân sự mới tuyển không có các nhận viên có tay nghề cao kèm cập hướng
dẫn.
3. Kiến nghị:
Tuyển dụng lực lượng nhân sự Vận hành, sửa chữa là lực lượng nồng cốt như: trưởng
kíp lò máy, trưởng kíp điện, trực chính điện, lò trưởng, máy trưởng, VHV đo lường và
điều khiển, tổ trưởng, tổ phó sửa chữa cơ và điện tự động với số lượng bằng 1/3 lực
lượng chuẩn bị sản xuất trước thời gian chạy thử nghiệm đốt lò lần đầu tiên là 24 tháng
với trình độ tuyển dụng Đại học, đối với lực lượng quản lý phải qua công tác tại các
nhà máy điện
Tuyển dụng lực lượng CBSX gồm vận hành, Sửa chữa tiếp theo 1/3 lực lượng còn lại
trước khi chạy thử nghiệm đốt lò đầu tiên là 18 tháng;
Tuyển dụng lực lượng VHV, sửa chữa tiếp theo 1/3 lực lượng còn lại cuối trước khi
chạy thử nghiệm đốt lò dầu tiên là 12 tháng
Lực lượng CBSX phục vụ sửa chữa khi tiếp nhận tổ máy không đáp ứng được công
việc. Do lực lượng nhân viên mới khá nhiều, những nhân viên sửa chữa có kinh
nghiệm từ các nhà máy đã được vận hành được tuyển dụng không nhiều.
Phối hợp cùng địa phương nâng cấp cơ sở hạ tầng để thu hút được nhân sự gắn bó với
công ty, yên tâm công tác để phát huy hết khả năng của từng nhân viên;
II. Công tác đào tạo:
1. Nội dung đào tạo
Đào tạo cho lực lượng cán bộ, quản lý: đào tạo lực lượng quản lý khi nhà máy trước và
sau đi vào vận hành;
Đào tạo cho lực lượng sản xuất: đào tạo tại nhà máy điện than, lực lượng giáo viên
kiêm nhiệm, không chuyên trách để hướng dẫn thuyết trình cho lực lượng kế thừa.
2. Khó khăn
Đào tạo cán bộ quản lý: Quản lý nhân sự, phối hợp thực hiện, học thực tế tại các Nhà
máy Nhiệt điện có công suất và Công nghệ gần với dự án;
Tài liệu: Nhà thầu cung cấp không đúng với thiết bị lắp đặt tại công trình. Khi có phản
hồi thì có chỉnh sửa, cập nhật nhưng rất chậm.
Tài liệu bản vẽ thiết kế Nhà thầu cung cấp hạn chế số lượng người sử dụng vì có cung
cấp pass để sử dụng.

49/57
3. Kiến nghị
Đào tạo cán bộ quản lý: quản lý nhân sự, phối hợp thực hiện. Học thực tế tại các Nhà
máy Nhiệt điện có công suất và Công nghệ gần với dự án;
Lực lượng CBSX cần học về vận hành: học nguyên lý làm việc của các thiết bị, của hệ
thống, của khối thiết bị. Sau thời gian học được đánh giá trình độ vận hành, am hiểu
vận hành, xác thực theo thiết bị tại công trường dự án.
Lực lượng giáo viên đào tạo Nhà thầu: phải chuyên nghiệp, am hiểu thiết bị, trước khi
đào tạo về lĩnh vực thiết bị thì phải có tài liệu tương ứng và phương pháp đào tạo chưa
phù hợp với trình độ vận hành thực tế.
Tài liệu phải được cung cấp trước, đầy đủ, bản vẽ phải chuẩn, tài liệu thí nghiệm, thử
nghiệm, khi có thay đổi về thiết kế, phương án thử nghiệm, cần phải cập nhật và gửi
đến lực lượng CBSX nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi tham khảo, chuẩn bị trước
khi thực hiện;
Trong quá trình đào tạo khi học viên đặt câu hỏi thì giáo viên hướng dẫn phải giải
thích vấn đề, trường hợp 2 bên không thống nhất quan điểm thì phải có buổi thảo luận,
thuyết trình để cùng nhau đưa ra vấn đề đúng.
III. Quy định trong hợp đồng về thí nghiệm hiệu chỉnh và nghiệm thu hoàn thành
CTXD đưa vào sử dụng, những điểm được và chưa được cần cải tiến.
1. Nội dung thí nghiệm:
Theo hợp đồng dự án đã được phê duyệt, tất cả các thí nghiệm phải được hoàn tất
trước khi PAC tổ máy.
2. Kiến nghị:
Khi thí nghiệm yêu cầu tất cả các thiết bị, hệ thống của toàn bộ tổ máy phải được vận
hành ở chế auto.
Thí nghiệm không được giảm thời gian vận hành thí nghiệm. Do nhà máy nhiệt điện
than đáp ứng và phản ứng rất chậm
VD: Cắt 3 bình gia nhiệt cao áp vận hành tải 622MW, nhưng khi vận hành thời gian
dài thì công suất đáp ứng giảm dần, do lượng nhiệt dư giảm dần
Thiết bị kiểm soát nhiệt độ, áp suất yêu cầu sử dụng đơn vị đo thông dụng quốc tế, các
bulong cần yêu cầu sử dụng các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, trừ các thiết bị an toàn
đặc biệt.
Yêu cầu thực hiện các sàn thao tác phục vụ vận hành thao tác các thiết bị trên cao
nhầm đảm bảo an toàn cho người vận hành và sửa chữa.
Trong quá trình thực hiện Performance Test tổ máy trước khi nhận bàn giao: yêu cầu
nhà thầu tuyệt đối tuân thủ theo quy định của đo đặc tuyến để đảm bảo tính chính xác
và khách quan của kết quả đo.
IV. Tổ chức bộ máy, chuyên gia và trang thiết bị thực hiện quá trình thí nghiệm
hiệu chỉnh giai đoạn chạy thử trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng (cho cả phía
nhà thầu và chủ đầu tư).
Tổng công ty, tập đoàn cử cán bộ chuyên môn về nghiệm thu các nhà máy mới xây
dựng để hỗ trợ nghiệm thu đưa trước khi tiếp nhận;

50/57
Nhân viên đào tạo của nhà thầu cần đào tạo chuyên môn cho lực lượng về việc thí
nghiệm hiệu chỉnh trong giai đoạn chạy thử trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành để
sau khi tiếp nhận, nhà máy áp dụng các thí nghiệm và chương trình nghiệm thu trong
các kỳ đại tu tổ máy.
B. Xử lý trong công tác bảo hành:
I. Công tác tiếp nhận vận hành tổ máy
1. Công tác bàn giao hồ sơ tài liệu
1.1 Hiện trạng
Tài liệu nhà thầu cung cấp phải đãm bảo đầy đủ, bao gồm nhãn mác, thông số kỹ thuật;
Quy trình nhà thầu cung cấp cần đồng nhất về nội dung và số liệu giữa các quy trình có
liên quan tránh gây khó khăn trong quá trình vận hành. Ví dụ điển hình là giá trị lưu
lượng cho phép vận hành của hệ thống nước làm mát stator máy phát không giống
nhau trong quy trình vận hành máy phát và quy trình vận hành tuabin.
Nhà thầu cần liệt kê và cung cấp danh mục dầu mỡ, bộ lọc sử dụng trong nhà máy
phục vụ cho quá trình mua sắm vật tư và thay thế;
Nhiều tài liệu bàn giao dưới dạng file đặc biệt phải truy cập bằng phần mềm chuyên
dụng kèm theo USB key hoặc password để truy cập. Các dạng file này thường chỉ có
chức năng đọc, không có chức năng copy và in ấn.
Nhiều phần mềm không có hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo cần thiết.
1.2 Giải pháp:
Trước PAC, nhà thầu phải hoàn thiện hồ sơ kèm bộ danh mục bao gồm toàn bộ các tài
liệu quản lý chất lượng để bàn giao cho đơn vị tiếp nhận bao gồm:
- Tài liệu thiết kế thiết bị và hệ thống;
- Tài liệu vận hành và bảo dưỡng;
- Tài liệu hoàn công;
- Và các tài liệu liên quan khác.
Nhà thầu có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài liệu đến kệ lưu trữ của đơn bị tiếp nhận
đồng thời tổ chức hướng dẫn về cây thư mục và cách sắp sếp tài liệu trên nguyên tắc
thuận tiện, dễ tìm.
Nhà thầu phải đồng nhất tất cả nội dung và số liệu cung cấp để đảm bảo thông số chính
xác trong vận hành;
Nhà thầu phải cung cấp danh mục dầu mỡ, bộ lọc sử dụng trong nhà máy và đưa ra
được thời gian bổ sung, thay thế. Nhà thầu phải cung cấp tất cả các vật tư này trong
quá trình bảo hành.
Tất cả các tài liệu được bàn giao phải đầy đủ bản PDF và CAD, không có bất kỳ tài
liệu nào được bàn giao dạng file đặc biệt khó mở, khó sử dụng. Tất cả các phần mềm
phải được hướng dẫn sử dụng chi tiết
Trong quá trình tiếp nhận vận hành, nếu phát hiện bất kỳ tài liệu nào còn thiếu hoặc
chưa chính xác nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra bổ sung và bàn giao đầy đủ.
2. Công tác bàn giao vật tư thiết bị

51/57
2.1 Hiện trạng
Nhiều vật tư thuộc danh mục bàn giao bắt buộc theo hợp EPC chưa thật sự phù hợp
trong thời gian đầu tiếp nhận vận hành tổ máy.
2.2 Giải pháp
Khu vực tập kết vật tư của dự án phải được đặt trong phạm vi quản lý của Chủ đầu tư
để thuận tiện trong việc kiểm soát toàn bộ vật tư còn lại sau khi lắp đặt tránh việc nhà
thầu phát tán vật tư ra ngoài không kiểm soát được.
Rà soát, lập danh mục vật tư bắt buộc theo hợp đồng EPC đảm bảo cung cấp những vật
tư dự phòng cần thiết. Đối với những thiết bị đặc chủng phải cung cấp bộ công cụ dụng
cụ phục vụ tháo lắp. Đối với những thiết bị có số lượng tương đồng lớn, cần xem xét
tối thiểu phải có 01 bộ hoàn chỉnh để dự phòng (máy nghiền than, quạt khói gió, Van
điều chỉnh, các van trong nhà máy…)
Áp dụng đơn giá vật tư bàn giao theo thị trường, tránh tình trạng đơn giá vật tư bàn
giao theo hợp đồng EPC chưa phù hợp.
Vật tư bàn giao phải rõ ràng về danh mục, ký hiệu, thông số kỹ thuật.
Cần xây dựng và ban hành 01 bộ danh mục các vật tư dự phòng chiến lược (tối thiểu 2
năm, cũng như chi tiết cho các năm tiếp theo) chi tiết đối với các nhà máy nhiệt điện
đốt than (lấy kinh nghiệm thực tế từ các nhà máy nhiệt điện ở TTĐL Duyên Hải, Vĩnh
Tân, Nghi sơn,…) để tiện áp dụng trong quá trình chọn thầu cũng như trong quá trình
chuẩn bị để tiếp quản vận hành (trng trường hợp không mua sắm trong quá trình đầu tư
xây dựng).
3. Công tác tiếp nhận bàn giao thiết bị nhà máy:
Tập trung nâng cao năng lực và vai trò của đội ngũ CBSX từ thời gian đầu để tham gia
vào quá trình nghiệm thu, chạy thử nghiệm nhằm hạn chế đến đối đa các mối nguy
tiềm ẩn sau khi tiếp nhận.
Tăng cường số lượng chuyên gia, vận hành viên có kinh nghiệm của nhà thầu trong
việc hỗ trợ đội ngũ vận hành viên của Chủ đầu tư/Đơn vị quản lý vận hành trong thời
gian đầu tiếp nhận vận hành các tổ máy. Đội ngũ này có trách nhiệm hướng dẫn vận
hành tổ máy và đưa ra những khuyến cáo cho việc đảm bảo vận hành an toàn và tin
cậy.
20. Công tác bàn giao bảo hành và xử lý các quy định bảo hành
Công tác bảo hành sau khi tiếp nhận
1. Trong thời gian 2 năm bảo hành
1.1 Hiện trạng
Đối với các Nhà máy Nhiệt điện than, một số sự cố thường xảy ra như:
+ Lò hơi thường xuyên xảy ra tình trạng đóng xỉ;
+ Tình trạng lủng ống lò thường xuyên xảy ra.
+ Các máy nghiền than vận hành không tin cậy. Một số hư hỏng thường gặp là độ
rung các gối đỡ cao, các bánh răng bị rỗ bề mặt, gãy thanh đỡ vít tải…
+ Quạt gió cấp 1: thường hư hỏng và phải thau cánh động.

52/57
+ Bộ làm mát dầu hồi: sửa chữa thủng ống bộ làm mát;
+ Van điều chỉnh cao áp: thường xảy ra tình trạng gãy chốt định vị ty van, cần lưu ý
vật tư dự phòng.
+ Bơm cấp điện;
+ Các van bypass cao áp, hạ áp;
Mặc dù, Nhà thầu đã phối hợp với đơn vị vận hành để xử lý các sự cố. Tuy nhiên, vẫn
tồn tại một số vấn đề như sau:
+ Đội ngũ bảo hành của nhà thầu chưa đảm bảo. Nhà thầu chỉ bố trí khoảng 5 kỹ sư
bảo hành thực hiện bảo hành. Đội ngũ này chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp vật tư
và liên hệ các bên liên quan để hỗ trợ về phần kỹ thuật khi cần thiết, không có lực
lượng thực hiện sửa chữa khi có hư hỏng liên quan đến thiết bị.
+ Nhà thầu không quản lý được danh mục vật tư hiện có trong kho để kịp thời cung
cấp cho nhà máy khi cần dẫn đến việc tìm kiếm mất thiều thời gian.
+ Đối với những sự cố mà vật tư không có sẵn thì tiến độ cung cấp vật tư của nhà thầu
còn chậm gây ra nhiều sự cố có thời gian ngừng máy kéo dài.
1.2 Giải pháp
Nhà thầu phải có sẵn đội ngũ bảo hành thực hiện công tác sửa chữa khi có hư hỏng
liên quan đến thiết bị;
Mỗi lần sự cố liên quan đến thiết bị, nhà thầu phải có báo cáo phân tích nguyên nhân
và đưa ra giải pháp khắc phục tránh sự cố lặp lại trong thời gian sớm nhất;
Bổ sung thêm vào hợp đồng quy định về việc xử phạt nhà thầu đối với những sự cố
thiết bị và tiến độ cung cấp vật tư không đảm bảo gây ảnh hưởng đến vận hành của
các tổ máy.
2. Công tác thực hiện Final Inspection
2.1 Hiện trạng
Hợp đồng chưa quy định chi tiết hạng mục công việc nhà thầu phải thực hiện trong
thời gian FI trước FAC dẫn đến công tác thống nhất nội dung FI với nhà thầu gặp
nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
2.2 Giải pháp
Bổ sung vào hợp đồng chi tiết những hạng mục công việc nhà thầu bắt buộc phải thực
hiện trong quá trình FI, các hạng mục khác thực hiện theo tình trạng thiết bị dựa trên
sự thống nhất giữa các bên;
Quy định vào hợp đồng danh mục công cụ, vật tư bắt buộc trong quá trình thực hiện
FI, các vật tư khác theo tình trạng thiết bị dựa trên sự thống nhất giữa các bên;
Bổ sung vào hợp đồng các ràng buộc về tiến độ thực hiện FI, chất lượng thiết bị sau
khi kết thúc FI để có cơ sở xem xét, đánh giá..

53/57
21. Các khó khăn vướng mắc khi thực hiện các nội dung trên và giải pháp tháo gỡ
khó khăn vướng mắc
Mục 10: Căn cứ theo các quy định hiện hành của ngành, cần ban hành bộ quy trình thí
nghiệm (Hot Commissionning) để tiện áp dụng trong quá trình thực hiện các dự án
sau này.
Mục 14: Cần quy định cụ thể các mốc tiến độ chính từ giai đoạn lập hồ sơ mời thầu,
đặc biệt bổ sung mốc hòa lưới từ bước lập dự án đầu tư.
Mục 15: Quy định chi tiết thưởng phạt trong HSMT hoặc đàm phán trong quá trình
thương thảo về mức vi phạm đối với công tác HSE. Trong quá trình thương thảo hoặc
họp khởi sự dự án (kick-off meeting) cần thống nhất sơ đồ hot work trên tổng mặt
bằng để các bên cùng thực hiện ngay từ giai đoạn bắt đầu triển khai dự án (các phiếu
ra vào cổng, các phiếu thao tác… cần được chuẩn bị)
Mục 18: Trong quá trình làm thủ tục hoàn thuế theo quy định hợp đồng EPC Duyên
Hải 1, Nhà thầu nộp thuế trước sau đó Chủ đầu tư hoàn thuế về trả Nhà thầu trong
vòng 21 ngày, tuy nhiên theo Quy định của Bộ Tài chính thời gian hoàn thuế là 7
ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, nhưng thực tế hoàn thuế tại dự án Duyên Hải 1 mất từ
2-4 tháng (Do Ngân sách Nhà nước thiếu nguồn) vì vậy tránh bị nhà thầu đòi tiền
chậm trả thì hợp đồng nên quy định thời gian hoàn trả thuế cho Nhà thầu là 60 ngày
trở lên, hoặc khi Chủ đầu tư hoàn được tiền từ NSNN sẽ trả.
III. Một số chuyên đề chung:
1. Quy trình quản lý chung của Ban A, Ban điều hành và quản lý thực hiện hợp đồng.
2. Kỹ năng cơ bản và lưu ý trong soạn thảo và thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
3. Phân loại hợp đồng và sử dụng mẫu điều kiện hợp đồng.
4. Giải pháp để giảm tối đa việc bổ sung, phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Hợp đồng đã được ký kết, về nguyên tắc các bên phải tuân thủ và thực hiện. Tuy nếu
có bất kỳ 1 thay đổi/bổ sung/phát sinh do yêu cầu của CĐT/luật mới quy định…vv,
trong trường hợp đó, hợp đồng cũng có mục:“Variations and Adjustments”. Mọi chi
phí liên quan đến việc phát sinh này sẽ được nhà thầu thông báo đến CĐT và sẽ được
nhà thầu thực hiện sau khi có ý kiến chính thức từ CĐT).
5. Nhật ký thi công và thiết lập hệ thống thông tin quản lý hợp đồng.
6. Quy trình phê duyệt, góp ý, thoả thuận, phê duyệt và hình thức văn bản, sử dụng
CNTT tiên tiến.
7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hợp đồng.
8. Bài học kinh nghiệm trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
9. Các khó khăn vướng mắc và giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong các giai
đoạn thực hiện dự án gồm:
 Giai đoạn khảo sát;
- Giai đoạn khảo sát lựa chọn địa điểm vị trí đặt Nhà máy rất quan trọng trong
việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án bao gồm (chi phí nguyên vật liệu đầu
vào, chi phí xây dựng nhà máy, đường dây và trạm, chi phí nhiên liệu, chi phí
duy tu bảo dưỡng).

54/57
- Do các dự án nhiệt điện chủ yếu sẽ đặt gần biển để thuận tiện cho nguồn cung
cấp nhiên liệu cho dự án (than, dầu, khí hóa lỏng) nên việc khảo sát gió và tính
toán, công bố nồng độ, phạm vi ảnh hưởng phát thải là một vấn đề cần sớm minh
bạch trong vấn đề bảo vệ môi trường và thuận lợi cho vấn đề triển khai thực hiện
xây dựng dự án sau này.
- Khảo sát địa chất: Hầu hết các dự án nhiệt điện thực hiện ở Miền Nam có địa
chất tương đối yếu, nền đất yếu tương đối dày, gần biển, vì vậy việc lựa chọn số
lượng khoan đầy đủ sẽ đánh giá chuẩn xác mức độ ăn mòn và khả nằng chịu tải
của nền để lựa chọn vật liệu và phương án xử lý cho phù hợp với từng kết cấu
công trình, nhằm tránh lãng phí và thay đổi trong quá trình TKKT, TKBVTC sau
này.
- Khảo sát thủy văn: Hiện nay đối với các dự án nhiệt điện ở Miền Nam nơi có
hiện tượng bồi lắp và xói mòn rất mạnh, việc đánh giá tốt hàm lượng cặn lắng,
hướng gió sẽ đưa đến các giải pháp đê kè phù hợp, giảm công tác nạo vét và duy
tu luồng lạch.
 Giai đoạn thiết kế
- Trong giai đoạn TKKT, có 1 số khó khăn do tranh chấp giữa quy định hợp đồng
trong quá trình thương thảo hợp đồng chưa được xử lý dứt điểm làm ảnh hưởng
đến công tác thiết kế và phê duyệt thiết kế. Vấn đề này sẽ được tháo gỡ nếu
trong giai đoạn thương thảo, các tranh chấp về kỹ thuật phải được thống nhất
trước khi ký kết hợp đồng.
 Giai đoạn quyết toán hoàn thành dự án.
- Khó khăn về tình hình tài chính và năng lực của nhà thầu: Tình hình Tài chính
và Năng lực quản lý của Nhà thầu có hạn, dẫn đến việc chậm tiến độ dự án, từ đó
phát sinh phạt hợp đồng, bên cạnh đó các hạng mục có xử lý các sai lệch thương
mại, phát sinh khối lượng, duyệt dự toán, điều chỉnh giá bổ sung…vv làm chậm
quá trình quyết toán A-B gói thầu.
- Nhà thầu thiếu kinh nghiệm làm hồ sơ quyết toán các dự án thuộc nguồn vốn
Nhà nước, hồ sơ trình cho CĐT còn nhiều sai sót nên phải làm lại nhiều lần;
- Khó khăn về nhân lực Chủ đầu tư và Tư vấn: Vì thời gian triển khai dự án
thường kéo dài, do đó có một số nhân sự nghỉ việc, hoặc chuyển công tác nên
việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, ký xác nhận hồ sơ trong quá trình thi công, ký hồ sơ
phát sinh, biên bản hiện trường không tránh khỏi sự thiếu sót, chưa đầy đủ.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC khi thiết kế, thi công, nhập vật tư thiết
bị phải thay đổi một số mục, hạng mục, chủng loại vật tư… tuy nhiên những nội
dung này không thể xác định được đơn giá, không có giá trị tương đương để so
sánh… nên giá trị các bên đưa ra thường có sự chênh lệch lớn phải thương thảo
nhiều lần mất nhiều thời gian….
- Trong quá trình thực hiện dự án có một số khoản phát sinh ngoài Tổng mức đầu
tư đã được duyệt mà khi lập TMĐT không thể lường trước như thuế Nhà thầu,
thuế nhập khẩu, các khoản phí thu xếp vốn…vv, CĐT phải tập hợp lại các khoản
này để trình các cấp có thẩm quyền để phê duyệt bổ sung vào TMĐT.

55/57
IV. Một số tình huống xử lý trong quản lý thực hiện hợp đồng.
1. Về khối lượng, phạm vi công việc (lưu ý quan tâm tình huống xử lý quản lý hợp đồng
tư vấn, công tháng chuyên gia).
2. Xử lý phát sinh, thay đổi: trong quá trình thực hiện dự án, cụ thể đối với các hạng
mục thực thanh thực chi, sẽ tiến hành thủ tục phê duyệt điều chỉnh giảm khối lượng
(được thể hiện bằng phụ lục HĐ), tuy nhiên sẽ không xem xét điều chỉnh tăng cho dù
hạng mục phụ (việc này đã được quy định cụ thể trong điều khoản thanh toán của
HĐ).
3. Xử lý sự cố.
4. Xử lý khiếm khuyết giai đoạn bảo hành: Các bên ghi nhận hàng ngày, ghi nhận thời
gian dự kiến hoàn thành và hoàn thiện trước khi xem xét đóng khiếm khuyết (được
xác nhận bởi Nhà thầu chính, Đơn vị tiếp quản vận hành và đơn vị quản lý dự án.
5. Xử lý khiếu nại, tranh chấp của nhà thầu hoặc của bên thứ ba có liên quan.
6. Quyết toán
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và các quy định hiện hành.
* Nội dung báo cáo quyết toán
+ Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án là giá trị thực tế đã thanh toán qua cơ quan kiểm
soát cấp vốn, thanh toán, cho vay tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết
theo từng nguồn vốn đầu tư).
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình
đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng
+ Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết bị, bồi thường
giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác; chi tiết theo hạng
mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư.
Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê
duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy
định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư
được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều
chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
+ Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc
hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí
thực tế. Đối với các dự án hoặc công trình độc lập đưa vào khai thác, sử dụng có thời gian
thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao
đưa vào khai thác sử dụng, trường hợp cần thiết người phê duyệt quyết toán quyết định
việc thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai
thác sử dụng.
+ Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc:
chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí
chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng
tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.

56/57
+ Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ
danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
* Thời gian lập báo cáo quyết toán: Sau khi dự án được bàn giao đưa vào sử dụng
+ Dự án quan trọng Quốc gia là 12 tháng: TMĐT> 10.000 tỷ đồng
+ Dự án nhóm A: là 12 tháng có TMĐT > 2.300 tỷ đồng
+ Dự án nhóm B: là 9 tháng: TMĐT 120 tỷ < 2.300 tỷ đồng
+ Dự án Nhóm C: là 6 tháng, có TMĐT < 120 tỷ đồng
Loại dự án được phân theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ.
V. Các hồ sơ hỗ trợ báo cáo.
1. Các hình ảnh và tài liệu kỹ thuật, văn bản hay và sai sót điển hình
2. Video và hình ảnh lưu trữ thực tế minh họa nội dung trong báo cáo và được xây dựng
chuyên cho báo cáo tổng kết này./.

57/57

You might also like