You are on page 1of 9

UBND TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN




ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ PHỨC LANTAN XITRAT VÀ


THỬ NGHIỆM LÀM CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG
C CÀ CHUA

: CS2011–06

CHỦ NHIỆM ĐÊ TÀI: PGS.TS. VÕ QUANG MAI

TP. HỒ CHÍ MINH


2012
MỤC LỤC
Trang
Mục lục .................................................................................................................... i
Tóm tắt đề tài ......................................................................................................... ii
Danh mục các bảng và hình ................................................................................ iii
Phần 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................... iv
1. Mở đầu ................................................................................................................ v
2. Mục đích đề tài ................................................................................................... vi
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. vi
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... vi
5. Khách thể nghiên cứu......................................................................................... vi
6. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ vii
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................. vii
8. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... vii
9. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... vii
10. Sản phẩm của đề tài......................................................................................... vii
Phần 2: NỘI DUNG .............................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THU ẾT ............................................................ 3
1.1 Một số đặc điểm của các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) và Lantan .................. 3
1.2 Ứng dụng của các nguyên tố đất hiếm .......................................................... 12
1.3 Axit xitric ....................................................................................................... 15
1.4 Phương pháp nghiên cứu phức chất NTĐH ................................................... 17
1.5 Giới thiệu về cây cà chua ............................................................................... 21
Chương 2: KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM ...................................................... 28
2.1 Thiết bị và dụng cụ ......................................................................................... 28
2.2 Hóa chất ......................................................................................................... 28
2.3 Thực nghiệm ................................................................................................. 28
2.4 Thử nghiệm phân bón vi lượng lantan xitrat cho cây cà chua ...................... 29
2.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 32
3.1 Nghiên cứu tổng hợp lantan xitrat ................................................................. 32
3.2 Xác định phức lantan xitrat ........................................................................... 38
3.3 Ứng dụng phức chất lantan xitrat làm phân bón vi lượng cho cây cà chua .. 42
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 47

i
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ PHỨC LANTAN XITRAT VÀ THỬ NGHIỆM
LÀM CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG C CÀ CHUA

TÓM TẮT

Các công trình nghiên cứu ứng dụng phân bón vi lượng của các nguyên tố đất
hiếm với hàm lượng rất thấp cho nhiều loại cây trồng như: táo, nho, ngô, chuối, đậu
nành, đậu, cam, mía, chè, lúa... đã được thực hiện tại Úc, Trung Quốc, Việt Nam...
Các dữ liệu thực nghiệm đã cho thấy khi sử dụng phân bón vi lượng nguyên tố đất
hiếm sẽ cho năng suất và làm cho năng suất và chất lượng cây trồng cao hơn nhiều.
Trong bài báo này chúng tôi đã nghiên cứu tổng hợp các phức chất rắn của axit
xitric với lantan ở các điều kiện tối ưu của thời gian phản ứng, nhiệt độ, pH, tỉ lệ của
các chất tham gia tạo phức và ứng dụng phân bón vi lượng với hàm lượng rất thấp
của lantan xitrat từ phức chất này cho cây cà chua. Kết quả cho thấy rằng khi sử
dụng phức lantan xitrat ở nồng độ 200ppm th năng suất cà chua tăng 15,20%.

Từ khoá: Nguyên tố đất hiếm, lantan, phân bón vi lượng đất hiếm, phức rắn,
cà chua.

STUDY ON THE SYNTHESIS OF LANTHANUM CITRATE FOR THE


APPLICATION AS MICRONUTRIENTS ON THE TOMATO

ABSTRACT

The works on the application of micronutrients with very low concentration of


Rare Earth Elements for many kinds of cultivated crops such as apple, grapes, corn,
banana, soy, bean, oranges, cane, tea, rice, etc., have been conducted in Australia,
China, Vietnam…The experimental data indicated that the use of rare earth
micronutrients could obtain tomato in the higher yield and better product quality. In
this paper we have synthesized the solid complex of citric acid with lanthanum in the
optimal conditions on the reaction time, temperature, pH and reagent rate as well as
applied micronutrients with very low concentration of lanthanum citrate from this
solid complex for the tomato. The results indicated that the tomato yield increased
15.20% when the concentration of lanthanum citrate complex was 200ppm.

Keyword: Rare Earth Elements, lanthanum, rare earth micronutrients, solid


complex, tomato.

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1 Các phân nhóm của nguyên tố đất hiếm 5
Bảng 1.2 Hằng số vật lý của một số nguyên tố đất hiếm 6
Bảng 1.3 Giá trị pH bắt đầu kết tủa Ln(OH)3 7
Bảng 1.4 Một số đặc điểm của lantan 9
Bảng 1.5 Một số tính chất vật lý của axit xitric 15
Bảng 1.6 Tần số đặc trưng nhóm của một số nhóm nguyên tử 18
Bảng 1.7 Tần số hấp thụ của một số liên kết thường gặp 19
Bảng 2.1 Bố trí thí nghiệm theo ANOVA một chiều 31
Bảng 2.2 Bảng phân tích phương sai 31
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 32
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 34
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 35
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ mol La3+ : H3Cit đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 37
Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm theo ANOVA một chiều 43
Bảng 3.6 Bảng phân tích phương sai 43
Bảng 3.7 Năng suất cà chua thu hoạch khi đã thử nghiệm dung dịch phức lantan 45
xitrat
Hình 3.1 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 33
Hình 3.2 Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 34
Hình 3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 36
Hình 3.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ mol La3+:H3Cit đến hiệu suất tạo phức lantan xitrat 37
Hình 3.5 Ảnh tinh thể lantan xitrat chụp trên kính hiển vi 38
Hình 3.6 Phổ h ng ngoại của phối tử axit xitric (H3Cit) 39
Hình 3.7 Phổ h ng ngoại của phức chất lantan xitrat 39
Hình 3.8 Giản đ phân tích nhiệt DTG và DTGA của phức chất lantan xitrat 41
Hình 3.9 Ảnh hưởng của n ng độ phức lantan xitrat đến trọng lượng tươi của cây 44
cà chua sau khi phun dung dịch phức lantan xitrat cuối giai đoạn 1
Hình 3.10 Cà chua đã được thử nghiệm dung dịch phức lantan xitrat ở giai đoạn 2 45

iii
Phần 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

iv
1. Mở đầu
Các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) có những tính chất hết sức đặc biệt, do đó chúng
được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật như làm vật liệu từ, công
nghiệp thủy tinh màu và thủy tinh quang học, làm chất xúc tác trong công nghiệp hóa
dầu, tổng hợp hữu cơ, làm nguyên liệu và phụ gia trong công nghệ hạt nhân, luyện kim,
chế tạo gốm, vật liệu composit, chế tạo vật liệu phát quang, chế tạo thiết bị laze… Trong
thời gian gần đây, hóa học phức chất các NTĐH thông qua các ứng dụng rộng rãi của
nó đã ngày càng phát triển và khẳng định vai trò quan trọng trong khoa học và đời
sống. Các NTĐH có khả năng tạo phức với nhiều phối tử vô cơ lẫn hữu cơ. Nhiều
phối tử hữu cơ có khả năng tạo phức tốt với các NTĐH đã được nghiên cứu như hợp
chất màu azo, các hợp chất hữu cơ chứa photpho, các hợp chất hữu cơ đa chức…
Một trong những phối tử hữu cơ đáng chú ý là các amino axit. Các công trình khoa
học mới đây về phức chất của NTĐH với các amino axit đã chỉ ra những hoạt tính
sinh học đặc biệt của chúng như khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi trùng
của Aspartat đất hiếm, ảnh hưởng của các Glutamat Europi đến sinh tổng hợp Protein
và enzim ở chủng nấm mốc, khả năng kích thích tăng trưởng của các NTĐH với cây
tr ng [17], [18], [19], [22], 24.
Trong lĩnh vực nông nghiệp các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) là một trong
những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho một số loại cây tr ng [4], [5], [10], [15],
[20]. Các NTĐH t n tại rất ít ỏi trong đất mới được khai phá lần đầu tiên để tr ng
trọt, do đó khi tr ng trọt trên loại đất này thì cây phát triển tốt, chất lượng đặc biệt
trong những vụ đầu tiên. Nhưng trải qua vài, ba vụ gieo tr ng các NTĐH và các chất
dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng bị hao hụt dần qua quá trình sử dụng của
thực vật và bị rửa trôi bởi mưa, lũ. Khi đó cần thiết phải bổ sung các loại phân bón
thì cây tr ng phát triển tốt [1], [6], [8]. Sở dĩ các NTĐH có thể gây nên những ảnh
hưởng nhất định đến dinh dưỡng và năng suất cây tr ng là vì chúng tham gia vào
thành phần nhiều loại enzim, có khả năng thúc đẩy sự hoạt động của các loại enzim
đó, như khả năng tăng hàm lượng diệp lục, tăng quá trình quang hoá, tăng sự hấp thu
các chất dinh dưỡng đa lượng, tăng khả năng chống chịu điều kiện thời tiết, môi
trường...[10], [12], [21], [23]. Vì vậy các NTĐH đều rất cần thiết cho cây tr ng, tuy
chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. N ng độ các NTĐH trong dung dịch đất thấp quá hoặc

v
cao quá, so với nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây tr ng, đều có ảnh hưởng rất
mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Do đó, việc cung cấp và bổ sung các NTĐH từ phức chất của NTĐH cho cây
tr ng là một yêu cầu bức thiết đang được đặt ra. Các công trình trước đây [10], [11],
[12], [13] các tác giả đã nghiên cứu tổng hợp một số phức chất của các NTĐH với
phối tử hữu cơ là axit glutamic… và đã ứng dụng làm phân bón vi lượng cho cây
thanh trà, cam, chè, cà phê… và đã cho năng suất thu hoạch đáng kể.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường là: “Nghiên cứu điều chế phức chất lantan với axit xitric và ứng dụng
lantan xitrat làm phân bón vi lượng cho cây cà chua”
2. Mục đích đề tài:
Nghiên cứu điều chế phức chất của nguyên tố đất hiếm lantan với axit xitric và
ứng dụng làm chất kích thích cho cây cà chua.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
– Phức chất của các nguyên tố đất hiếm theo các chuyên gia Trung Quốc cho thấy
tăng hàm lượng diệp lục, tăng khả năng kháng bệnh, tăng cường chịu đựng thời tiết
khắc nghiệt.
Ở Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi cho nhiều loại cây tr ng trong đó có cả ngũ cốc,
rau, cây ăn quả…
– Ở Châu Úc các nghiên cứu về sử dụng phức các nguyên tố đất hiếm cho 50 loại cây
tr ng khác nhau.
Kết quả đã tăng năng suất từ 10-15% cho các loại cây Táo, mía, chuối, hạt tiêu, bắp
cải, nhãn…
– Ở Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa đã thử nghiệm phức của các nguyên tố
đất hiếm cho cây đậu tương và lạc cho năng suất khoảng 5-8%.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã điều chế chế phẩm vi lượng đất hiếm
(Mã số ĐH93) phun cho các loại cây tr ng, kết quả đã làm tăng năng suất cây lúa 7-
12%, cây đỗ tương 7-19%, cây lạc 9-14%, cây điều gần 30%.
Viện Công nghệ Xạ hiếm cũng đã thử nghiệm loại phức chất này trên cây chè của
công ty Chè sông Lô cho thấy năng suất tăng 10-15% và chất lượng thơm ngon hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cách điều chế phức chất lantan xitrat đi từ lantan và axit xitric. Tìm
điều kiện thích hợp (n ng độ, chất phụ gia…) để phun cho cây tr ng d dàng. Thử
nghiệm phức chất lantan xitrat làm chất kích thích sinh trưởng cho cây cà chua. Phân
tích dư lượng đất hiếm lantan của trái cà chua thành phẩm.
5. Khách thể nghiên cứu: số lượng trái của cây cà chua và số lượng trái cà chua
kg trái thành phẩm.
vi
6. Đối tượng nghiên cứu: Phức chất của nguyên tố đất hiếm lantan và sự tăng
trưởng của cây cà chua.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các sách, tài liệu, tạp chí
(trong nước và quốc tế). Xây dựng quy trình điều chế phức chất của nguyên tố đất
hiếm lantan trong phạm vi phòng thí nghiệm, chưa qua giai đoạn pilot và sản xuất
thử. Thử nghiệm lantan xitrat làm chất kích thích cho cây cà chua.
8. Nội dung nghiên cứu:
1) Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện: thời gian phản ứng tạo phức, nhiệt độ phản
ứng, pH của môi trường phản ứng, tỉ lệ lantan (III)/ axit xitric đến hiệu suất phản
ứng tạo phức lantan xitrat. Từ đó, tìm ra những điều kiện tối ưu cho phản ứng
điều chế phức chất lantan xitrat.
2) Sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại là phổ h ng ngoại, phân tích nhiệt để
đánh giá sự tạo thành phức chất lantan xitrat.
3) Tiến hành thử nghiệm dung dịch phức chất lantan xitrat ở n ng độ ppm làm phân
bón vi lượng cho cây cà chua.
9. Phương pháp nghiên cứu: Để kiểm tra các sản phẩm phức chất lantan xitrat
thu được và đánh giá kết quả nghiên cứu, dùng các phương pháp sau:
– Phương pháp chuẩn độ đất hiếm.
– Phương pháp phân tích phổ h ng ngoại.
– Phương pháp phân tích nhiệt.
10. Sản phẩm của đề tài:
– Qui trình điều chế phức chất lantan xitrat và qui trình phun phức chất này cho cây
cà chua.
– Đã công bố 1 bài báo khoa học trên Tạp chí Đại học Sài Gòn.
11. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
– Dùng làm tài liệu cho sinh viên và học viên cao học.
– Ứng dụng sản phẩm này cho các nhà nông tr ng và sản xuất cà chua.

vii
Phần 2

NỘI DUNG

1
viii

You might also like