You are on page 1of 58

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM




BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ


TỪ BENTONIT ẤN ĐỘ VỚI
BUTYLTRIPHENYL PHOTPHONI BROMUA

Sinh viên thực hiện: Lê Văn Thuận


Nguyễn Thị Thúy
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hà Thanh

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHẾ SÉT HỮU CƠ


TỪ BENTONIT ẤN ĐỘ VỚI
BUTYLTRIPHENYL PHOTPHONI BROMUA

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Chuyên ngành: HOÁ VÔ CƠ

GVHD: Phạm Thị Hà Thanh

Thái Nguyên, năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Phạm Thị Hà Thanh -
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành đề tài NCKH. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Hóa học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học
tập, nghiên cứu để chúng em hoàn thành báo cáo.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ phòng thí
nghiệm Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên; Viện Khoa
học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các bạn sinh viên
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành đề tài NCKH.
Vì thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu
có thể còn nhiều thiếu xót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Tác giả

Lê Văn Thuận
Nguyễn Thị Thúy

i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu, viết tắt Tên gọi

MMT Montmorillonit

Bent-A Bentonit Ấn Độ

BTPB Butyltriphenyl photphoni bromua

HDTMA Hexađecyltrimetyl amoni

TMA Tetrametyl amoni

TMP Tetrametyl photphoni

TPP-Br Tetraphenyl photphoni bromua

TBP-Br Tetrabutyl photphoni bromua

TOP-Br Tetraoctyl photphoni bromua

TPhPMB Bis (triphenyl photphoni metilen) benzen-điclorua

TBuPMB Bis (tributyl photphoni metilen) benzen-điclorua

d001 Khoảng cách giữa hai mặt mạng

TGA Phương pháp phân tích nhiệt

CEC Dung lượng trao đổi cation

XRD Phương pháp nhiễu xạ tia X

SEM Phương pháp hiển vi điện tử quét

ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... I
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt ......................................................................... II
Mục lục ........................................................................................................................III
Danh mục bảng biểu ..................................................................................................... V
Danh mục các hình ..................................................................................................... VI
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................2
1.1. Giới thiệu về bentonit .............................................................................................2
Thành phần khoáng và thành phần hoá học ........................................................2
Cấu trúc MMT .....................................................................................................3
Tính chất của bentonit .........................................................................................4
Ứng dụng của bentonit.........................................................................................6
Giới thiệu về bentonit trên thế giới và Việt Nam ................................................7
Một số phương pháp hoạt hóa bentonit ...............................................................9
1.2. Sét hữu cơ .............................................................................................................10
Giới thiệu chung về sét hữu cơ ..........................................................................10
Cấu trúc của sét hữu cơ ......................................................................................11
Biến tính sét hữu cơ bằng muối photphoni ........................................................12
Tính chất của sét hữu cơ ....................................................................................13
Ứng dụng của sét hữu cơ ...................................................................................14
Giới thiệu về butyl triphenyl photphoni bromua ...............................................17
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình điều chế sét hữu cơ bằng phương pháp
khuếch tán trong dung dịch nước.................................................................................18
Ảnh hưởng của cấ u hình phân tử .......................................................................18
Ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣ phản ứng.....................................................................18
Ảnh hưởng của nồng độ tác nhân hữu cơ ..........................................................18
Ảnh hưởng của pH dung dich
̣ ............................................................................19
Ảnh hưởng của thời gian phản ứng ...................................................................19
Ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣ sấ y, nung ....................................................................19

iii
THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................20
2.1. Thực nghiệm .........................................................................................................20
2.2. Thực nghiệm ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Hóa chất, dụng cụ ..............................................................................................20
Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ trong môi trường nước ........................20
Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................21
2.3. Kết quả và thảo luận .............................................................................................23
Điều chế sét hữu cơ............................................................................................23
Đánh giá cấu trúc và đặc điểm của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu .......31
Nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)..............................35
KẾT LUẬN .................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng khai thác bentonit trên thế giới năm 2010 ...................................7
Bảng 1.2. Thành phần bentonit Ấn Độ (sử dụng trong đề tài) ......................................8
Bảng 1.3. Một số thông số vật lý của bentonit Ấn Độ ..................................................9
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001 và hàm lượng (%)
cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ......................................24
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit đến giá trị d001 và hàm
lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ......................27
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 và hàm lượng (%) cation
hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ .................................................29
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 và hàm lượng (%)
cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ ......................................31
Bảng 2.5: Kế t quả phân tích giản đồ nhiê ̣t của Bent-A và sét hữu cơ điề u chế ở
điề u kiê ̣n tố i ưu ..........................................................................................34

v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc 2:1 của MMT [30] ...........................................................................3
Hình 1.2. Sự định hướng và sắp xếp các phân tử hữu cơ trong không gian giữa
hai lớp sét [40]. ..........................................................................................12
Hình 1.3. Cấu trúc sét nanocompozit...........................................................................16
Hình 1.4. Xử lí nước ô nhiễm Cu2+, Ni2+, Cd2+ bằng màng nanocompozit có
thành phần sét hữu cơ ................................................................................17
Hình 1.5. Cấu tạo của phân tử BTPB ..........................................................................17
Hình 2.1. Quy trình tổng hợp sét hữu cơ .....................................................................21
Hình 2.1: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ điều chế lần lượt ở
các nhiệt độ 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC ...............................................24
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 theo nhiệt độ phản ứng
của các mẫu sét hữu cơ điều chế ................................................................24
Hình 2.3: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ được điều chế ở các
tỉ lệ BTPP/bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 .................................26
Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 theo tỉ lệ khối lượng
BTPP/ bentonit của các mẫu sét hữu cơ điề u chế ......................................26
Hình 2.5: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ điều chế trong dung
̣ có pH lầ n lươ ̣t là 7, 8, 9, 10, 11 ..........................................................28
dich
Hình 2.6: Đồ thi ̣biể u diễn sự phu ̣ thuô ̣c của giá tri ̣d001 theo pH dung dich
̣ ...............29
Hình 2.7: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ phản ứng trong thời
gian 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ...........................................................30
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 theo thời gian phản ứng.....30
Hình 2.9: Giản đồ XRD của mẫu Bent-A ....................................................................32
Hình 2.10: Giản đồ XRD của sét hữu cơ điều chế ở điề u kiê ̣n tố i ưu .........................32
Hình 2.11: Giản đồ phân tích nhiê ̣t của Bent-A ..........................................................33
Hình 2.12: Giản đồ phân tić h nhiê ̣t của sét hữu cơ điề u chế ở điề u kiê ̣n tố i ưu..............33
Hình 2.13: Ảnh SEM của Bent–A (a); của sét hữu cơ điều chế (b) ............................35

vi
MỞ ĐẦU
Bentonit là khoáng sét tự nhiên, phổ biến trên thế giới (Trung Quốc, Pháp, Ấn
Độ,...) và ở Việt Nam (Bình Thuận, Thanh Hóa, Di Linh,...). Sét hữu cơ (sản phẩm
của quá trình tương tác giữa bentonit và các chất hoạt động bề mặt như muối amoni
bậc 1, bậc 2, bậc 3, muối photphoni,...) có khả năng hấp phụ tốt các hợp chất hữu cơ
phân tử lớn, khuếch tán tốt trong polime, vì vậy đây là vật liệu rất tiềm năng trong
việc chế tạo các vật liệu nanocompozit.
Ngoài ra, với sự phát triển với tốc độ cao của khoa học và công nghệ đã thúc
đẩy các ngành công nghiệp phát triển mạnh, bên cạnh những thành tựu đạt được, xã hội
đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm do một số ngành công nghiệp tạo ra. Trong đó,
đáng chú ý là các chất thải từ các nhà máy lọc hóa dầu, dệt nhuộm, dược phẩm, chất
dẻo, sơn, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu... Hậu quả là các nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất
hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol và các dẫn xuất, thuốc nhuộm...) và kim loại
nặng (Cd, Pb, As, Hg...). Để cải thiện tình trạng ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại
nặng..., hướng nghiên cứu của các nhà khoa học là sử dụng vật liệu thiên nhiên có giá
thành thấp, dễ kiếm như bentonit và bentonit biến tính làm chất hấp phụ. Do đó, việc
sử dụng vật liệu biến tính bentonit sẽ đem lại những lợi ích kinh tế rất to lớn.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ
từ bentonit Ấn Độ với butyltriphenyl photphoni bromua” và bước đầu tìm hiểu
một số ứng dụng quan trọng của chúng.
Đề tài đặt ra mục tiêu:
Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ, tỉ lệ khối lượng, pH của dung
dịch, thời gian phản ứng tới quá trình điều chế sét hữu cơ sao cho sét hữu cơ thu được
có giá trị d001 và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập lớn.
Nghiên cứu cấu trúc của sét hữu cơ điều chế bằng các phương pháp: phương
pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp phân tích nhiệt (TGA), phương pháp hiển
vi điện tử quét (SEM).
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng có thể điều chế được vật liệu có khả năng
hấp phụ tốt các hợp chất hữu cơ để làm giảm hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.

1
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về bentonit

Thành phần khoáng và thành phần hoá học

Thành phần khoáng vật: Bentonit là loại khoáng sét thiên nhiên, thuộc nhóm
smectit. Thành phần chính của bentonit là montmorillonit (MMT), ngoài ra còn có
một số khoáng chất khác như quartz, cristobalit, feldespar, biotit, kaolinit, illit,
pyroxen, zircon, calcit,...

Thành phân hóa học: Đôi khi người ta còn gọi khoáng bentonit là MMT vì MMT
là thành phần chính của bentonit tự nhiên.

Công thức đơn giản nhất của MMT (Al2O3.4SiO2.nH2O) ứng với nửa tế bào đơn
vị cấu trúc. Công thức lý tưởng của MMT là Si8Al4O20(OH)4 cho một đơn vị cấu trúc.
Tuy nhiên, thành phần hoá học của MMT luôn khác với thành phần biểu diễn theo lý
thuyết do có sự thay thế đồng hình của các cation kim loại như Al3+, Fe2+, Mg2+,… với
Si trong tứ diện và Al trong bát diện [8], [10].

Như vậy thành phần hoá học của MMT với thành phần chủ yếu là các nguyên tố
Si và Al, còn có các nguyên tố như Mg, Fe, Na, Ca,… Ngoài ra trong khoáng có thêm
một số nguyên tố vi lượng khác như: Ti, Tl,... Trong đó tỷ lệ của Al2O3 : SiO2 dao
động từ 1:2 đến 1:4.

Thành phần hóa học của MMT ảnh hưởng lớn đến cấu trúc, tính chất và khả
năng sử dụng chúng. Xác định chính xác thành phần hóa học của bentonit là hết sức
cần thiết nhằm định hướng biến tính chúng cho các mục đích sử dụng hiệu quả nhất.

2
Cấu trúc MMT

Hình 1.1: Cấu trúc 2:1 của MMT [29]


Cấu trúc tinh thể MMT được chỉ ra trong hình 1.1, mạng tinh thể của MMT gồm
có lớp hai chiều trong đó lớp Al2O3 (hoặc MgO) bát diện ở trung tâm giữa hai lớp
SiO2 tứ diện nằm ở đầu nguyên tử O vì thế nguyên tử oxi của lớp tứ diện cũng thuộc
lớp bát diện. Nguyên tử Si trong lớp tứ diện thì phối trí với 4 nguyên tử oxy định vị ở
bốn góc của tứ diện. Nguyên tử Al (hoặc Mg) trong lớp bát diện thì phối trí với 6
nguyên tử oxi hoặc nhóm hiđroxyl (OH) định vị ở 6 góc của bát diện đều. Ba lớp này
chồng lên nhau hình thành một tiểu cầu sét hoặc một đơn vị cơ sở của nanoclay. Bề
dày của tiểu cầu có kích thước khoảng 1 nm (10 Å) và chiều dài của tiểu cầu thay đổi
từ hàng trăm đến hàng nghìn nm.
Sự hình thành nanoclay trong tự nhiên có sự thay thế đồng hình, nguyên tử Si
hoá trị 4 trong lớp tứ diện được thay thế một phần bởi nguyên tử Al hoá trị 3 và
nguyên tử Al hoá trị 3 trong lớp bát diện thì được thay thế một phần bằng các nguyên
tử có hoá trị 2 như Fe và Mg. Sự thiếu hụt điện tích dương trong đơn vị cơ sở, dẫn đến
bề mặt của các tiểu cầu sét mang điện tích âm. Điện tích âm này được cân bằng bởi
các ion kim loại kiềm và kiềm thổ (chẳng hạn như ion Na+, K+, Ca2+, Mg2+,…) chiếm
giữ khoảng không gian giữa các lớp này.
Trong hình 1.1 cho thấy sự thay thế đồng hình của một số ion Al, Fe, Mg,…
trong tứ diện và bát diện, cũng như khoảng cách của lớp sét. Khoảng cách của một lớp
MMT là 9,6 Å [30], còn khoảng cách của d001 của sét khô là 12,6 Å [29], [30].

3
Tính chất của bentonit
Bentonit là khoáng sét kết mềm hình thành từ quá trình phong hoá tro núi lửa,
tương đối mềm và có màu thay đổi từ trắng đến vàng phụ thuộc vào thành phần của
Fe trong cấu trúc khoáng. Do bentonit có thành phần chính là MMT có cấu trúc gồm
các lớp aluminosilicat liên kết với nhau bằng liên kết hiđro, có các ion bù trừ điện tích
tồn tại giữa các lớp nên bentonit có các tính chất đặc trưng: trương nở, hấp phụ, trao
đổi ion, kết dính, nhớt, dẻo và trơ, trong đó quan trọng nhất là khả năng trương nở,
hấp phụ và trao đổi ion [12].
1.1.3.1. Tính chất trương nở
Khi nước, các phân tử phân cực hoặc các cation bị hấp phụ vào khe trống giữa
các lớp sẽ làm tăng chiều dày lớp cấu trúc, tính chất này gọi là tính chất trương nở.
Mức độ trương nở phụ thuộc vào bản chất khoáng sét, cation trao đổi, sự thay thế
đồng hình của các ion trong các lớp và sự có mặt của các ion, các phân tử trong môi
trường phân tán [12].
Cấu trúc lớp hai chiều của khoáng sét làm cho chúng có khả năng hấp phụ lượng
nước lớn và sau đó bóc tách, làm mất cấu trúc lớp của chúng và vì vậy chúng có thể
tồn tại ở dạng phiến rất mỏng. Khi đun nóng sự mất nước làm bền cấu trúc của sét.
Khuynh hướng trương nở quả thực rất đáng chú ý và được sử dụng rỗng rãi để cho các
ion, phân tử hữu cơ hoặc polymer thâm nhập vào giữa các sét trong quá trình điều chế
sét hữu cơ hoặc nanocompozit. Điều này thể hiện rõ ở MMT, có các tính chất hấp phụ
rất tốt. Khi nước hấp thụ vào giữa các lớp sét sẽ làm tăng khoảng cách giữa các lớp sét
(giá trị d001) gây ra sự trương nở của sét. Lượng nước được hấp thụ vào giữa các lớp
phụ thuộc vào khả năng hidrat hóa các cation trao đổi [9].
Ngoài ra, độ trương nở của bentonit còn phụ thuộc vào bản chất của cation trao
đổi trên bề mặt lớp sét. Ví dụ, ion Na+ với điện tích +1 có thể liên kết với một tâm tích
điện âm trong cấu trúc của MMT. Vì thế khi bị hiđrat hoá, bentonit-Na có khả năng
trương nở từ khoảng cách cơ sở là 9,6Å đến ít nhất 17Å. Trong môi trường kiềm
bentonit-Na bị hiđrat hóa mạnh hơn và vì vậy huyền phù bentonit-Na rất bền vững.
Cation Ca2+ liên kết với 2 tâm tích điện âm trên 2 phiến sét do vậy khi bentonit-Ca bị
hidrat hóa, khoảng cách giữa 2 phiến sét chỉ tăng từ 12,1Å đến 17Å. Điều này hạn chế
sự trương nở hay khả năng tạo độ nhớt của bentonit-Ca. Độ trương nở của bentonit-Ca
từ 100 đến 150% đối với với bentonit-Na độ trương nở lớn hơn 1400 ÷ 1600% [8].

4
1.1.3.2. Khả năng trao đổi ion
Tính chất trao đổi ion là đặc trưng cơ bản và quan trọng của bentonit. Nó được
đánh giá thông qua giá trị CEC, giá trị này càng lớn, khả năng trao đổi cation càng
nhiều, tính chất đó có được là do sự thay thế đồng hình của các cation Si4+ bằng Al3+
trong mạng tứ diện và Al3+ bằng Mg2+ trong mạng lưới bát diện làm xuất hiện điện tích
âm trong mạng lưới cấu trúc, các điện tích âm này sẽ được bù trừ bằng các cation như
Na+, Ca2+,..., chúng được gọi là các cation trao đổi. Khả năng trao đổi mạnh hay yếu
phụ thuộc lượng điện tích âm bề mặt, bản chất của các ion trao đổi và pH của môi
trường trao đổi. Nếu lượng điện tích âm bề mặt càng lớn, nồng độ cation trao đổi càng
cao thì dung lượng trao đổi càng lớn.
Điện tích lớp có ảnh hưởng tới dung lượng trao đổi cation, độ hấp phụ nước và
các chất hữu cơ phân cực khác. Điện tích lớp phụ thuộc vào điện tích các đơn vị
[O20(OH)4] và tổng điện tích các tứ diện và bát diện. Dung lượng trao đổi cation của
bentonit trong khoảng từ 80-150 mgđlg/100g bentonit khô [20].
Ngoài ra dung lượng trao đổi cation còn phụ thuộc vào hoá trị và bán kính của
các cation trao đổi.
- Cation hoá trị thấp dễ trao đổi hơn cation hoá trị cao: Me+ > Me2+ > Me3+.
- Đối với cation có cùng hoá trị bán kính càng nhỏ thì khả năng trao đổi càng
lớn, có thể sắp xếp theo trật tự sau: Li+ > Na+ > K+> Mg2+> Ca2+> Fe2+> Al3+.
Đối với các anion, hóa trị của anion càng lớn, khả năng trao đổi càng kém [15].
Nhờ tính chất trao đổi ion của bentonit, ta có thể biến tính bentonit để tạo ra vật liệu
có tính chất xúc tác, hấp phụ và các tính chất hóa lí khác nhau tùy thuộc mục đích
sử dụng [9].
1.1.3.3. Tính chất hấp phụ
Tính chất hấp phụ của bentonit được quyết định bởi đặc tính bề mặt và cấu trúc
mao quản của nó. Với kích thước hạt nhỏ hơn 2 μm và do đặc điểm của cấu trúc mạng
lưới tinh thể, bentonit có diện tích bề mặt riêng lớn. Diện tích bề mặt của bentonit
gồm diện tích bề mặt ngoài và bề mặt trong. Diện tích bề mặt trong được xác định bởi
bề mặt của khoảng không gian giữa các lớp trong cấu trúc tinh thể. Do khoảng cách
cơ bản giữa các lớp bị thay đổi phụ thuộc vào loại cation trao đổi giữa các lớp, phụ
thuộc vào cấu trúc và tính chất của chất bị hấp phụ, nên bề mặt trong của bentonit
cũng bị thay đổi trong quá trình hấp phụ. Diện tích bề mặt ngoài được xác định bởi bề

5
mặt của các mao quản hình thành giữa các hạt bentonit và phụ thuộc vào kích thước
hạt bentonit, hạt càng nhỏ thì diện tích bề mặt ngoài càng lớn [15].
Khả năng hấp phụ của bentonit còn phụ thuộc vào tính chất, kích thước, hình
dạng của các chất bị hấp phụ. Các chất hữu cơ phân cực có kích thước và khối lượng
phân tử nhỏ bị hấp phụ bằng cách tạo phức trực tiếp với các cation trao đổi nằm ở
giữa các lớp, hoặc liên kết với các cation đó qua các phân tử nước, do đó phụ thuộc
vào số lượng phân tử nước liên kết ở không gian giữa các lớp. Nếu các chất hữu cơ
phân cực có kích thước và khối lượng phân tử lớn, chúng có thể kết hợp trực tiếp vào
vị trí oxi đáy của tứ diện trong mạng lưới tinh thể bởi lực Van-đec-van hoặc liên kết
hiđro. Với các chất hữu cơ không phân cực, chất cao phân tử và đặc biệt là vi khuẩn
thì sự hấp phụ chỉ xảy ra trên bề mặt ngoài của bentonit [7].
Nhờ khả năng hấp phụ lớn và đa dạng mà bentonit được sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân với vai trò là một vật liệu hấp phụ
tự nhiên tiêu biểu. Việc nghiên cứu tính chất hấp phụ của bentonit có ý nghĩa khoa
học cũng như ý nghĩa thực tiễn rất lớn [9].
Ứng dụng của bentonit
Cấu trúc và tính chất đặc trưng của bentonit đã nêu ở trên do đó bentonit có nhiều
ứng dụng trong thực tế. Các ứng dụng đó đều xuất phát từ các tính chất đặc trưng này:
Khả năng hấp phụ và trao đổi ion của cation cũng như tính trơ của bentonit nên nó
được làm chất hấp phụ trong nhiều ngành: công nghiệp lọc dầu, thăm dò và khai thác
dầu, bentonit được dùng để chế tạo ra các dung dịch khoan với chất lượng cao và chi
phí thấp; công nghiệp hóa than; công nghiệp sản xuất rượu bia [18].
Tính trương nở của bentonit được ứng dụng trong lĩnh vực làm chất độn, chất
màu trong một số ngành công nghiệp: sản xuất các vật liệu tổng hợp; công nghiệp sản
xuất giấy [19].
Trong công nghiệp tinh chế nước để làm kết tủa các vẩn đục, hấp phụ các ion gây
độc và các vi khuẩn, chất hữu cơ có hại trong nước, có khả năng khử tính cứng của
nước với giá thành tương đối rẻ [29][8].
Dùng trong ngành xây dựng và thăm dò dầu khí với chức năng: bôi trơn mũi
khoan; giảm mômen xoắn; làm đông cứng và đóng thành, lấp các hang khô, khe nứt
trong lòng đất trong quá trình khoan cọc nhồi [17].

6
Trong lĩnh vực xử lý chất thải, chất thải phóng xạ [37], bentonit được bổ sung
những vòng ion Al3+, Fe3+, Mg2+, Ca2+,… để tăng hoạt tính, được dùng để xử lý kiềm,
axit, nước thải [17], [24]. Đây là một lĩnh vực sử dụng truyền thống lâu nay, trong đó
bentonit chủ yếu làm chất kết ngưng xúc tiến quá trình đông quanh bùn thải. Nó là
chất lọc có hiệu quả đối với nước thải có nhiều chất không tan, chất lơ lửng và chất
trôi nổi. Các loại nước thải sau đây có thể dùng bentonit cho hiệu quả tốt: các chất dầu
hòa tan và dầu dạng nhũ tương; các chất phân tán dạng phức chất hữu cơ (nước thải
do giặt giũ, đãi quặng); nước thải công nghiệp từ công nghiệp chế biến thực phẩm,
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đối với chất thải có ô nhiễm hóa chất, sử dụng bentonit có
hiệu quả tốt trong trường hợp nước bị nhiễm do khuếch tán acrylat [18], [39].
Tác giả Nguyễn Xuân Hải [7] đã thử nghiệm bentonite trên cánh đồng đất phù
sa cổ của Việt Nam và nhận thấy rằng bentonite có thể sử dụng trong việc cải tạo đất
nhằm mục đích giải độc tố cho đất bị nhiễm kim loại nặng. Kết quả trên cây bắp cải
trồng trên nền đất ô nhiễm, cho thấy khi dùng bentonit, hàm lượng các kim loại nặng
Hg, Cd, Pb trong cây giảm tới 20 –54%.
Giới thiệu về bentonit trên thế giới và Việt Nam
Bentonit là khoáng sét có tiń h hóa keo cao, được hình thành từ 50 ÷ 130 triệu
năm trước bởi sự lắng đọng của tro núi lửa vào nước muối để tạo thành natri bentonit
hoặc nước ngọt để tạo thành canxi bentonit. Thành phần chính của bentonit là MMT,
tên của một khoáng sét đặc biệt được phát hiện ở Montmorillon, Pháp, được đặt tên
bởi Mauduit năm 1847. Sau đó bentonit được phát hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới
như: Canada, Nam Phi, Hungari, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam,...[27],
[40].
Bảng 1.1. Sản lượng khai thác bentonit trên thế giới năm 2010
Sản lượng Sản lượng
Quốc gia Quốc gia
(nghìn tấn) (nghìn tấn)
Hoa Kì 4000 Brazil 245

Thổ Nhĩ Kì 1050 Tây Ban Nha 165

Hi Lạp 860 Italy 150

Mexico 520 Cộng Hòa Séc 120

Đức 380 Quốc gia khác 2400

7
Ở Việt Nam đã phát hiện được hơn 20 mỏ quặng bentonit, đều có nguồn gốc
trầm tích hoặc phong hóa. Các mỏ quặng có quy mô lớn tập trung ở phía Nam (thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Lâm Đồng), ở phía Bắc bentonit có hàm lượng
smectit thấp, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Một số mỏ
bentonit đã được thăm dò địa chất và khai thác như: mỏ bentonit Tam Bố - Di Linh -
Lâm Đồng, mỏ Tuy Phong - Bình Thuận, mỏ Cổ Định - Thanh Hoá. Tại Cheo Reo,
Phú Túc và cao nguyên Vân Hòa đã phát hiện 26 tụ khoáng, điểm quặng bentonit.
Các mỏ bentonit khác nói chung có trữ lượng nhỏ, hàm lượng thấp và chưa được
đánh giá đầy đủ [2], [5].
Giới thiệu về bentonit Ấn Độ:
Các mỏ bentonit lớn của Ấn Độ nằm ở khu vực Kutch với hai nhà máy chế biến ở
Bhuj (vùng Gujarat, phía Tây Ấn Độ) và Chennar. Bentonit cũng được sản xuất ở
huyện Barmer Rajasthan gần Oakland Hathi-ki-Dhani [27]. Nó được hình thành từ
hàng triệu năm trước đây, có thể từ tro núi lửa rơi vào nước muối ứ đọng trong điều
kiện khô cằn. Do các đặc tính tự nhiên của tro núi lửa, thành phần hóa học của Bent-A
hơi khác so với các mẫu bentonit trên thế giới. Bentonit Ấn Độ có hàm lượng oxit sắt
cao hơn do đó có màu sẫm hơn các mẫu bentonit khác. Kích thước hạt rất mịn, có khả
năng trương nở và kết dính mạnh, CEC là 98 meq/100g. Những khác biệt này làm
Bent-A được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trên toàn thế giới [26].
Bảng 1.2. Thành phần bentonit Ấn Độ (sử dụng trong đề tài)

Thành phần Hàm lượng (%) Thành phần Hàm lượng (%)

SiO2 53,44 TiO2 1,24

Al2O3 16,12 Cr2O3 0,02

Fe2O3 13,65 MnO 0,11

MgO 2,84 NiO 0,01

Na2O 2,31 P2O5 0,04

K2O 0,27 S 0,16

CaO 1,28 Chất khác 8,51

8
Bảng 1.3. Một số thông số vật lý của bentonit Ấn Độ [31]

Thông số Vùng Kutch Vùng Bharnagar

Độ ẩm ở 105oC 11,17 % 10,34 %

Trọng lượng riêng 2,52 2,42

pH ở 30oC 9,20 9,80

Giá trị keo (gel) 60 10

Một số phương pháp hoạt hóa bentonit


Bentonit là một chất có khả năng hấp phụ trao đổi, nên để ứng dụng nó vào cuộc
sống ta phải làm cách nào đó để nâng cao tính hấp phụ, tẩy trắng bằng cách làm tăng
bề măt của nó. Tất cả các cách làm với mục đích như vậy gọi là sự hoạt hóa bentonit.
Hoạt hóa bentonit là quá trình xử lý hóa học (xử lý bằng axit hoặc kiềm) hoặc vật lý
(nhiệt). Quá trình hoạt hóa làm thay đổi các ion bù trừ điện tích giữa các lớp (thường
là các ion kim loại kiềm thổ, phổ biến là Ca2+ được thay thế bằng H+ hoặc Na+) Làm
sạch bề mặt của bentonit và loại bỏ các hợp chát hữu cơ đã bị hấp phụ. Dưới đây là
một số phương pháp hoạt hóa bentonit.
1.1.6.1. Hoạt hóa bằng axit vô cơ
Đây là phương pháp hoạt hóa bentonit hiệu quả nhất nên thường được sử dụng
một cách rộng rãi trong thực tế. Quá trình làm sạch cơ học, ngay cả khi dùng thủy lực
xyclon cơ bản chỉ loại bỏ được các tạp chất hạt thô chứa các khoáng phi sét lẫn với
hỗn hợp sét smectite, như thạch anh, feldspar, hydromica, v.v… Muốn làm sạch
smectite phải thực hiện quá trình xử lý bằng axit, một số axit vô cơ thông dụng như
HCl, H3PO4, H2SO4…
Các axit này với nồng độ, nhiệt độ và thời gian thích hợp nó sẽ loại bỏ tạp chất
trong khung xốp của bentonit nhưng không phá vỡ cấu trúc không gian của nó.
Khi biến tính bằng axit thì bề mặt riêng, thể tích trống và kích thước các vi mao
quản tăng có giới hạn theo nồng độ axit. Nhưng bề mặt của bentonit hoạt hóa axit gần
như lại giảm theo sự tăng của nồng độ axit. Vậy, có thể thu được bề mặt riêng cực đại
với thể tích trống, đường kính trung bình và bề mặt hoạt động vừa phải [25].

9
1.1.6.2. Hoạt hóa bằng kiềm
Quá trình xử lý bentonit–Ca để chuyển về dạng bentonit–Na có thể bằng
phương pháp ướt (xử lý với dung dịch Na2CO3, NaCl, NaNO3…) hoặc khô (trộn trực
tiếp muối Na2CO3 rồi đem sấy trong các lò quay). Quá trình hoạt hóa bằng kiềm cũng
dẫn tới hòa tan các oxit lưỡng tính, tạo trên bề mặt những lỗ trống và các trung tâm
hoạt động.
1.1.6.3. Hoạt hóa bằng nhiệt
Là phương pháp sử dụng nhiệt để tách nước liên kết ra khỏi mạng lưới tinh thể
của đất sét và đốt cháy các chất bẩn, chất mùn trong đó đồng thời làm rạn nứt một
phần các tinh thể để tạo thành mạng lưới đất sét những khe rảnh làm tăng bề mặt và
tăng độ xốp. Ở nhiệt độ gần 1100C nước bắt đầu bị tách ra và đến khoảng 2000C thì
nước có thể tách ra hoàn toàn. Tuy vậy, khi hoạt hóa bentonit bằng nhiệt độ, không
được đun đến nhiệt độ quá cáo vì khi ở nhiệt độ này bentonit sẽ bị giảm khả năng hấp
phụ và tẩy trắng. Đối với các loại đất sét thì có khoảng nhiệt độ thích hợp riêng,
thường từ khoảng 110 ÷150oC.
1.1.6.4. Hoạt hóa bằng chất hữu cơ
Đây là phương pháp dùng chất hữu cơ để hoạt hóa bentonit. Chất hữu cơ ở đây
thường dùng là chất hoạt động bề mặt. Khi đất sét được hoạt hóa bằng chất hữu cơ nó
tạo trên bề mặt của đất một lớp báo phủ tối ưu của chất hữu cơ trên bề mặt đất sét. Vì
vậy, nó có khả năng biến đổi với các chất hữu cơ.
1.2. Sét hữu cơ
Giới thiệu chung về sét hữu cơ
Sét hữu cơ hay bentonit biến tính là sản phẩm của quá trình tương tác giữa
bentonit và các hợp chất hữu cơ có khả năng hoạt động bề mặt. Nói một cách cụ thể
hơn là sự hấp phụ các chất hữu cơ vào khoảng trống giữa các lớp cấu trúc của
bentonit và thay thế các cation trao đổi (Na+, Ca2+, Mg2+...) bằng những cation hữu cơ
dẫn tới tạo thành các sét biến tính có tên gọi chung là sét hữu cơ [28], [35], [42].
Sự tương tác của các cation hữu cơ phân cực với khoáng sét dẫn đến sự hình
thành liên kết giữa cation hữu cơ và bề mặt khoáng sét được gọi là hiện tượng hấp
phụ trao đổi [44], [41].

10
Mục đích của việc biến tính bentonit bằng phản ứng hữu cơ hóa MMT là tạo ra
vật liệu từ dạng ưa nước chuyển sang dạng ưa dầu với những gốc thế khác nhau, có khả
năng trương nở trong dung môi hữu cơ, tương hợp và khuếch tán tốt trong polime
thông qua quá trình hòa tan trong dung môi hữu cơ hoặc quá trình nóng chảy.
Các chất hữu cơ được sử dụng để biến tính bentonit thường là muối amoni bậc
1, 2, 3, 4 dạng mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh hoặc mạch vòng, gần đây
các muối photphoni cũng bắt đầu được nghiên cứu.
Các cation hoặc phân tử hợp chất hữu cơ phân cực vì phần đuôi có tính kị nước
ưa dầu là tác nhân đẩy xa khoảng cách giữa các lớp sét và làm sét hữu cơ có tính ưa
dầu [32], [33]. Sự có mặt các phân tử hữu cơ sau khi bị hấp phụ đã làm thay đổi
khoảng cách cơ bản d001 giữa hai lớp sét. Sét hữu cơ có khoảng cách cơ bản d001 lớn
hơn hẳn so với bentonit ban đầu. Khoảng cách d001 của sét hữu cơ photphoni organo-
MMT dao động từ 14 ÷ 25Å [38].
Trong dung dịch với dung môi nước, quá trình hình thành sét hữu cơ phụ thuộc
nhiều vào sự trương nở của MMT. Quá trình này có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khoảng cách giữa các lớp tăng do hiện tượng hiđrat hóa các cation
Na+, Ca2+,...
Giai đoạn 2: MMT chứa các cation vô cơ tiếp tục trương nở hình thành lực phát
tán trên bề mặt do hình thành lớp điện tích kép. Lực này lớn hơn lực Van-đec-van dẫn
tới tách các lớp MMT. Phản ứng hữu cơ hóa MMT được thực hiện bằng phản ứng
trao đổi ion:
MMT-Na+ + R4P+X−  MMT-P+R4 + Na+X−
Phản ứng này chỉ xảy ra với khoáng sét có cấu trúc 2:1, đặc biệt MMT có dung
lượng trao đổi ion lớn tương đương 80 – 100 mlđlg/100g bentonit [11].
Cấu trúc của sét hữu cơ
Sự định hướng của các mạch hữu cơ trong các khoáng sét đã lần đầu tiên được
Lagaly và Weiss (1969) đề xuất như trong hình 1.2 [28].

11
Hình 1.2: Sự định hướng và sắp xếp các phân tử hữu cơ trong không gian giữa
hai lớp sét [28].
Sự sắp xếp khác nhau của các phân tử hữu cơ giữa các lớp sét phụ thuộc vào
điện tích của lớp khoáng sét và độ dài mạch của các ion hữu cơ. Như có thể thấy
trong hình 1.2, các ion hữu cơ có thể nằm phẳng trên bề mặt silicat để hình thành một
lớp đơn hoặc lớp kép, hoặc phụ thuộc vào mật độ sắp xếp và độ dài mạch, mà có thể
có sự sắp xếp theo cấu trúc nghiêng kiểu parafin, với các đuôi hữu cơ chìa ra xa khỏi
bề mặt lớp sét. Trong các lớp giả ba phân tử, một số đuôi mạch cacbon có thể chuyển
vị trí lên một lớp khác, vì vậy sự giãn cách các lớp được xác định bằng độ dài của ba
mạch ankyl.
Biến tính sét hữu cơ bằng muối photphoni
Bentonit là chất ưa nước, chất nền polime lại kị nước nên bentonit và polime rất
khó trộn lẫn với nhau. Để tăng khả năng tương hợp giữa bentonit và polime người ta
phải biến tính bentonit [43].
Phương pháp thường được sử dụng để biến tính bentonit là phương pháp trao
đổi ion. Bản chất của phương pháp là thay thế các cation (Na+, K+, NH4+, Ca2+ và
Mg2+…) ở khoảng giữa các lớp MMT bằng các chất hoạt động bề mặt như các muối
photphoni hoặc ankylamoni. Sau khi biến tính hữu cơ, bề mặt sét trở nên kị nước một
phần, năng lượng bề mặt giảm nên dễ tương hợp với polime. Kích thước của gốc R
càng lớn thì tính kị nước và khoảng cách giữa các lớp sét càng cao.

12
Với tác nhân là muối photphoni: khả năng trao đổi với muối photphoni của
MMT phụ thuộc nhiều vào cấu tạo gốc R. Các gốc R có cấu tạo càng cồng kềnh thì
khả năng trao đổi thấp nhưng giá trị d001 của sét càng tăng và khả năng khuếch tán sét
trong polime tăng lên. Bằng phản ứng trao đổi, các cation photphoni bậc bốn
(hexađecyltributyl photphoni, tetraphenyl photphoni, metyltriphenyl photphoni, etyl,
propyl và butyltriphenyl photphoni) đã xen vào lớp giữa của MMT. Thực nghiệm cho
thấy cation photphoni ảnh hưởng đáng kể tới kích thước hạt sét, với các gốc alkyl
mạch dài thì hạt sét hình thành sẽ mịn. Sự ổn định nhiệt của tetrabutylphotphoni,
tetraphenylphotphoni-MMT đã được tăng cường (300 ÷ 400°C) và là vật liệu hữu ích
để chế tạo polime nanocompozit [38].
Tính chất của sét hữu cơ
1.2.4.1. Tính hấp phụ
Sét hữu cơ có tính ưa hữu cơ nên sự hấp phụ xảy ra chủ yếu với các phân tử hữu
cơ trong môi trường lỏng hoặc khí. Sự hấp phụ của sét hữu cơ đối với các phân tử
hữu cơ trong môi trường lỏng tăng khi điện tích lớp, khoảng không gian giữa các
cation hữu cơ trong lớp giữa lớn và lượng cation hữu cơ trong sét đạt xấp xỉ với CEC.
Sự hấp phụ các phân tử hữu cơ xảy ra bao gồm các tương tác kị nước và tương tác
lưỡng cực, khoảng trống giữa các cation hữu cơ xâm nhập trong lớp aluminosilicat là
rất quan trọng.
Khả năng hấp phụ phenol và 2, 3 và 4–clophenol trong nước bằng TMA -
smectit và TMP - smectit đã được khảo sát. Các tác giả [26], [46] cho rằng sự hấp
phụ các hợp chất phenol hầu như chỉ xảy ra trên bề mặt aluminosilicat giữa các lớp
sét hữu cơ. Kết quả cho thấy TMP - smectit hấp phụ tốt hơn TMA - smectit, chênh
lệch về hiệu suất hấp phụ này là do có sự khác biệt trong quá trình trao đổi ion. Các
tác giả cũng cho rằng cation TMA trong sét có mức độ hiđrat hóa cao hơn làm cho sét
hữu cơ không đủ không gian chứa phenol trong lớp giữa của nó, kích thước không
gian trống trong lớp giữa của TMA - smectit nhỏ hơn của TMP - smectit khá nhiều.
TMP - smectit hấp phụ có chọn lọc các hợp chất của clo phenol, phenol và 4-
clophenol được hấp phụ với hiệu suất cao bởi TMP - smectit, trong khi 2 và 3-
clophenol không được hấp phụ. Việc hấp phụ chọn lọc phụ thuộc kích thước, hình
dạng và ít bị ảnh hưởng bởi độ tan trong nước của chất bị hấp phụ.

13
1.2.4.2. Tính trương nở
Sét hữu cơ có khả năng trương nở tốt trong các dung môi hữu cơ. Khi được
phân tán trong môi trường hữu cơ, nó làm tăng độ phân tán của các chất hữu cơ. Các
dung môi làm cho sét hữu cơ trương nở tốt thường chứa các nhóm, các phân tử ưa
nước hoặc kị nước. Các hợp chất hữu cơ không phân cực tinh khiết sẽ không làm sét
hữu cơ trương nở được vì các chất này không có khả năng solvat các đuôi hữu cơ của
các cation trong sét.
Ứng dụng của sét hữu cơ
1.2.5.1. Xử lý môi trường
Ứng dụng môi trường của sét ưa hữu cơ bao gồm: làm sạch nước bề mặt ở bãi
rác cũ và hồ chứa nước ngầm. Ứng dụng trong công nghiệp bao gồm máy nén không
khí, làm lạnh nước, máy nén khí.
Sét hữu cơ là chất hấp phụ mạnh, được dùng để loại bỏ dầu, chất hoạt động bề
mặt và các dung môi như metyletyl xeton, t-butyl ancol,... làm sạch nước bề mặt ở bãi
rác cũ và hồ chứa nước ngầm. Sét hữu cơ có thể sử dụng để pha trộn nhiên liệu ở nhà
máy nhựa đường hoặc làm chất ổn định. Do loại bỏ dầu và dầu nhờn ở tỉ lệ thể tích
cao, sét hữu cơ có thể tiết kiệm tới 50% chi phí hoặc hơn [16].
Khi khảo sát khả năng hấp phụ cửa sét hữu cơ với nước thải của xưởng sản xuất
thuộc công ty TNHH dệt may Tín Thành thuộc làng La Cả, xã Dương Nội, Hà Đông,
Hà Nội, nhóm nghiên cứu [13] đã thu được kết quả: với lượng sét hữu cơ đưa vào là
0,15 gam đã có thể làm mất màu hoàn toàn nước thải và giảm giá trị COD đi 88,7%
(từ 350,75 mg/l xuống còn 39,75 mg/l).
1.2.5.2. Làm chất hấp phụ
Sét hữu cơ có chức năng tương tự như cacbon hoạt tính, nhựa trao đổi ion và
màng lọc để tách dầu/nước. Bột sét ưa dầu có thể là một hợp phần hoặc nguyên liệu
chính của bột sét đông tụ. Chúng là chất hấp phụ cực mạnh để loại bỏ dầu, chất hoạt
động bề mặt và các dung môi, bao gồm metyl etyl xeton, t-butyl ancol (TBA) và các
chất khác. Do loại bỏ dầu và dầu nhờn ở tỷ lệ thể tích/khối lượng cao, sét ưa hữu cơ
có thể tiết kiệm tới 50% chi phí hoặc hơn. Sét hữu cơ có thể dùng trong pha trộn
nhiên liệu ở nhà máy nhựa đường hoặc làm chất ổn định [38].

14
1.2.5.3. Làm chất chống sa lắng trong môi trường hữu cơ
Khác với bentonit thông thường, sét hữu cơ trương nở và tạo gel trong dung môi
hữu cơ. Nhờ vậy sét hữu cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
trong công nghiệp dầu khí, chất tạo cấu trúc cho dung dịch khoan, trong sơn lưu hóa
nhiệt, chất làm sạch dầu trong nhũ tương dầu/nước. Ngoài ra sét hữu cơ còn được sử
dụng làm phụ gia sản xuất mực, mỹ phẩm, chất chống thấm,…[11], [16], [19].
Theo kết quả thu được của tác giả [6] khi khảo sát các tính chất cơ lý của sơn
chứa phụ gia sét hữu cơ. Mẫu sơn có hàm lượng phụ gia sét khoảng 60 %cải thiện
đáng kể độ nhớt, độn bền va đập, độ uốn, độ bám dính, khả năng chống ăn mòn... và
sự tương hợp của sơn chống hà –Bent.DL –CTAB và sigmawell 165 –một loại sơn
lót tàu biển. Những kết quả ban đầu có thể mở ra nhiều khả năng ứng dụng của sơn
chống hà –Bent.DL –CTAB trong công nghiệp sản xuất sơn.
1.2.5.4. Làm nguyên liệu điều chế nanocompozit [12], [16], [22]
Hiện nay, ứng dụng quan trọng nhất của các sét hữu cơ là trong lĩnh vực điều
chế các polime nanocompozit [21], [23]. Sét hữu cơ là vật liệu thương mại ưu thế
nhất để điều chế polime nanocompozit, chiếm khoảng 70% khối lượng đã sử dụng
[42]. Việc thêm sét hữu cơ vào môi trường polime đã làm tăng các tính chất hóa học,
vật lí và cơ học của môi trường, tăng độ bền kéo mà trọng lượng và độ trong của vật
liệu hầu như không thay đổi, làm giảm giá thành trong một số trường hợp.
Ví dụ:
- 5% sét hữu cơ có thể thay thế 15 - 50% chất độn như canxi cacbonat để làm
giảm giá thành và làm tăng các tính chất cơ học của giấy, nhựa [42].
- Vật liệu compozit etylenvinyl axetat/sét hữu cơ [7] thu được là vật liệu cách
điện tốt khi hàm lượng sét hữu cơ bằng 1,5% và 2%.
1.2.5.5. Biến tính cao su thiên nhiên (NBR)
NBR phối trộn với sét hữu cơ tạo thành polime-clay nanocomposit có những
tính chất cơ lí vượt trội so với NBR ban đầu, ví dụ việc giảm tính thấm của chúng sẽ
là hữu dụng đối với lớp lót bên trong của các loại lốp và các ống dẫn bằng cao su.
Hơn nữa khi được phối trộn với sét hữu cơ thì nhiệt độ thuỷ tinh hóa của cao su cũng
thay đổi và trường hợp này có thể ứng dụng để giảm xóc, chống rung, giảm âm.

15
Tuỳ theo điều kiện gia công sét hữu cơ có thể phân tán trong cao su dưới dạng
xen lớp, dạng tách lớp, hay dạng lớp hỗn độn. Sự hiện diện đồng thời của cả hai cấu
trúc dạng tách lớp và dạng xen lớp là đặc trưng của polime-clay nanocomposit
nguyên nhân xuất phát từ tính không đồng nhất về hoá học và kích thước của các lớp
cấu trúc MMT.

Hình 1.3: Cấu trúc sét nanocompozit


Rajasekar R. và các cộng sự đã nghiên cứu chế tạo vật liệu cao su butađien
styren (SBR)-claynanocompozit với chất tương hợp là cao su thiên nhiên epoxy hoá
(EC). Kết quả cho thấy độ bền kéo tăng 55% và độ bền xé tăng 76% so với SBR cơ
bản [45].
Hisham Essawy và các cộng sự [34] đã nghiên cứu sử dụng MMT như chất tăng
cường lực và tương hợp cho blend NBR/SBR. Kết quả cho thấy ở 20 phần khối lượng
bột độn trên 100 phần khối lượng blend cho tính chất cơ lý tốt hơn cả.
Nguyễn Tuấn Anh và các cộng sự [1] đã nghiên cứu ảnh hưởng của sét hữu cơ
lên tính chất cơ lý của cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Tác giả đã tìm ra
phương pháp thích hợp đưa sét hữu cơ vào trong cao su đó là phương pháp trực tiếp.
Với hàm lượng sét hữu cơ thêm vào là 4 phần khối lượng /100 phần khối lượng NBR,
độ bền kéo đứt tăng từ 13 đến 13,5MPa, độ cứng tăng từ 48 đến 60 ShoreA. Trong
khi độ dãn dài khi đứt giảm đi, khả năng phục hồi sau khi kéo, chịu nén, chịu mài
mòn đều giảm rõ rệt.
Tác giả Võ Thành Phong và các cộng sự [14] đã nghiên cứu về vật liệu tổ hợp
nanocompozit từ cao su thiên nhiên và cao su butađien stiren (SBR) với chất độn sét
hữu cơ và nhận thấy, vật liệu NBR/SBR/clay nanocompozit có cấu trúc 2 dạng: tách

16
lớp và dạng xen giữa. Tính chất của vật liệu đạt cao nhất ở hàm lượng sét hữu cơ là
5%, tính chất này tương đương với hàm lượng độn 15-20% silica.
Vật liệu nanocompozit có thành phần sét hữu cơ còn được ứng dụng làm màng
lọc nước ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm hiệu quả [20].

Hình 1.4: Xử lí nước ô nhiễm Cu2+, Ni2+, Cd2+ bằng màng


nanocompozit có thành phần sét hữu cơ
Giới thiệu về butyl triphenyl photphoni bromua
Butyltriphenyl photphoni bromua (BTPB) là một muối photphoni bậc bốn, có
công thức phân tử: C22H24PBr. Ở điều kiện thường BTPB là một chất bột màu trắng,
tan trong nước tạo dung dịch không màu có công thức cấu tạo là C4H9(C6H5)3PBr.

Hình 1.5: Cấu tạo của phân tử BTPB


Một số thông số vật lí của BTPB: Phân tử khối: 399,312 g/mol, nhiệt độ nóng
chảy: 230 ÷ 234oC, độ tan trong nước (25oC): 400 g/l.

17
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình điều chế sét hữu cơ bằng phương
pháp khuếch tán trong dung dịch nước
Phương pháp khuếch tán trong dung dịch nước là phương pháp điều chế sét phổ
biến nhất đã được nhiều tác giả nghiên cứu với các loại khoáng sét và các tác nhân
hữu cơ hoá khác nhau. Phương pháp này có thể áp dụng với các chất hữu cơ dạng ion
hoặc không phải ion. Sự có mặt phân tử hữu cơ sau khi bị hấp phụ đã làm thay đổi
khoảng cách cơ bản d001 giữa hai lớp sét. Khoảng cách này phu ̣ thuô ̣c vào thành phầ n
dung dịch, cấu tạo phân tử và nồ ng đô ̣ tác nhân hữu cơ, nhiê ̣t đô ̣,... Chất lượng sản
phẩm được đánh giá thông qua các phương pháp như nhiễu xạ tia X, phân tích nhiệt,
hiển vi điện tử quét SEM và phổ hồng ngoại.
Ảnh hưởng của cấ u hin
̀ h phân tử
Nế u chấ t hữu cơ là amin ma ̣ch thẳ ng có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 13 thì
d001 là 13,6Å còn 13<nC<18 thì d001 là 17,6Å (d001 của sét khô khoảng 12Å). Cation
hữu cơ có kić h thước càng lớn và cấ u trúc cồ ng kề nh thì càng khó bi ̣ khử hấ p phu ̣ ra
khỏi bề mă ̣t bentonit, sét hữu cơ ta ̣o thành trên cơ sở cation amoni bâ ̣c 4 (đă ̣c biê ̣t là
cation amoni bậc 4 có 14<nC<18) rấ t bề n vững dưới tác du ̣ng của dung môi và nhiê ̣t
[12], [19].
Ảnh hưởng của nhiêṭ đô ̣ phản ứng
Các nghiên cứu động học đã được các tác giả tiến hành cho thấy rằng, khi nhiệt
độ tăng thì tốc độ phản ứng trao đổi tăng lên. Sự hấ p phu ̣ và trao đổ i của cation hữu
cơ trên bề mă ̣t bentonit cũng tăng theo nhiê ̣t đô ̣, ở nhiê ̣t đô ̣ thấ p phản ứng diễn ra khó
vì ở nhiê ̣t đô ̣ này các hơ ̣p chấ t ở tra ̣ng thái đông đă ̣c. Ở vùng nhiê ̣t đô ̣ cao huyề n phù
bentonit có hiê ̣n tươ ̣ng đă ̣c lên (tăng đô ̣ nhớt) do hiê ̣u ứng keo tu ̣ ở các muố i amoni
hữu cơ [12], [19].
Ảnh hưởng của nồng độ tác nhân hữu cơ
Lượng cation hữu cơ dùng để trao đổi có thể lớn hơn dung lượng trao đổi
cation của sét. Với muối amoni hữu cơ có ba nhóm metyl và một nhóm hiđrocacbon
mạch dài thì sét có thể hấp phụ một lượng cation trao đổi bằng 2,5 lần CEC của
bentonit. Khi đó lượng cation hữu cơ dư bị hấp phụ vật lý bởi các cation hữu cơ đã
bị hấp phụ từ trước bằng lực Van-đec-van. Các cation hữu cơ bị giữ trên bề mặt

18
phiến sét nhờ liên kết hiđro của cation hữu cơ với oxi trên tứ diện SiO 4 của phiến
sét. Với mạch hiđrocacbon có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 8 thì lượng muối
amoni hữu cơ bị hấp phụ tương đương với dung lượng trao đổi cation của sét. Còn
khi số nguyên tử C lớn hơn 8 thì lượng muối amoni hữu cơ bị hấp phụ có thể lớn
hơn dung lượng trao đổi cation của sét, khi đó các cation hữu cơ bị hấp phụ sẽ sắp
xếp thành hai lớp [12], [19].
Ảnh hưởng của pH dung dich
̣
̣ có ảnh hưởng tới chấ t lươ ̣ng sét hữu cơ, ở pH cao (từ 9 ÷ 10) từng
pH dung dich
lớp sét của bentonit-Na bi ̣ trương nở ma ̣nh tạo điề u kiê ̣n cho phản ứng trao đổ i với
cation hữu cơ dễ dàng hơn. Ngoài ra ở pH cao trên ca ̣nh của phiế n sét các trung tâm
tích điê ̣n dương sẽ chuyể n dầ n thành tić h điê ̣n âm, ta ̣o điề u kiê ̣n cho các cation hấ p
phu ̣ lên các ca ̣nh, lươ ̣ng cation tham gia vào trao đổ i tố t hơn [12].
Ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Thời gian phản ứng có ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng sét hữu cơ. Bản chấ t của sự
tương tác giữa phân tử hữu cơ với bentonit là sự khuế ch tán cation hữu cơ vào giữa
các lớp sét. Thời gian phản ứng càng lâu, khả năng khuế ch tán các cation hữu cơ vào
lớp giữa bentonit càng lớn, giá trị d001 càng tăng [12], [19].
Ảnh hưởng của nhiêṭ đô ̣ sấ y, nung
Khi làm khô mẫu sét hữu cơ trong nhiê ̣t đô ̣ từ 40 ÷ 60oC, khoảng cách cơ bản
d001 tăng, sau đó giảm dầ n khi tăng nhiê ̣t đô ̣ sấ y khô lớn hơn 70oC vì sự phân hủy
các chấ t hữu cơ. Giá tri ̣này tiế p tu ̣c giảm khi tăng nhiê ̣t đô ̣ tới 80oC. Điề u đó có thể
được giải thích bởi sự phân bố di ̣thể của cation hữu cơ vào giữa các lớp slicat. Viê ̣c
d001 tăng trong khoảng nhiê ̣t đô ̣ từ 40 ÷ 60oC là do có sự giãn nở và liên quan tới sự
nóng chảy chấ t hoa ̣t đô ̣ng bề mă ̣t ta ̣o ra môi trường giố ng như chấ t lỏng ở giữa các
lớp [19].

19
THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1. Thực nghiệm


Hóa chất, dụng cụ
2.1.1.1. Hóa chất
- Bentonit Ấn Độ (có thành phần như bảng 1.2).
- Butyltriphenyl photphoni bromua, có công thức phân tử: C22H24PBr, công thức
cấu tạo: C4H9(C6H5)3P+ Br− và phân tử khối M = 399 đvC
- Các dung dịch HCl 0,1M; NaOH 0,1M; AgNO3 0,1M.
- Nước cất.
2.1.1.2. Dụng cụ
- Cốc chịu nhiệt các loại, đũa, thìa thủy tinh, pipet, ống đong, cối sứ, bình hút
ẩm, nhiệt kế, phễu lọc, giấy lọc, bình định mức các loại từ 25÷1000ml.
- Cân điện tử, tủ sấy, máy khuấy từ,...
- Máy đo pH: pH Meter, Crisoninstruments, S.A. Riera Principal, 34-46, E-
08328 ALELLA- Barcelona (Trung Quốc) tại khoa Hóa học, Trường Đại ho ̣c Sư
pha ̣m, Đại học Thái Nguyên.
- Nhiễu xạ kế D8 Advanced Bruker (CHLB Đức) với anot Cu có λ (Kα) =
0,154056nm, khoảng ghi 2θ = 0,5o ÷ 10o, tốc độ 0,01o tại khoa Hoá học, Trường Đại
học Khoa ho ̣c Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thực nghiệm: Giản đồ TG – DTA được ghi trên máy Shimadzu DTA-50H
trong môi trường không khí đến 1000oC,với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút, , Trường Đại
học Khoa ho ̣c Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Kính hiển vi điện tử quét (SEM) được đo trên máy JEOL.5300, Viện Khoa ho ̣c
Vâ ̣t liê ̣u, Viê ̣n Hàn lâm Khoa học và Công nghê ̣ Việt Nam.
Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ trong môi trường nước
Trong đề tài này chúng tôi điều chế sét hữu cơ bằng phương pháp khuếch tán
trong pha nước. Cách tiến hành như sau: cho 1 gam bentonit Ấn Độ vào trong cốc
thủy tinh 250 ml chứa 100 ml nước, khuấy trương nở trong 2 giờ, với tốc độ khuấy
khoảng 400 vòng/phút cho sét trương nở tối đa tạo huyền phù bentonit 1%.

20
Bentonit

Nước Sét hữu cơ


Khuếch tán trong nước

Khuấy trộn tạo huyền phù Nghiền mịn

BTPB hòa tan


trong nước ở Trao đổi ion Làm khô
40-500C

Lọc Rửa

Hình 2.1. Quy trình tổng hợp sét hữu cơ


BTPB được khuấy tan hoàn toàn trong 50 ml nước ở nhiệt độ 40 ÷ 50 oC
theo khối lượng khảo sát nhất định.
Cho từ từ từng giọt dung dịch muối BTPB vào huyền phù bentonit 1%, điều
chỉnh pH của dung dịch bằng dung dịch HCl 0,1M hoặc dung dịch NaOH 0,1M đến
giá trị khảo sát.
Tiếp tục khuấy ở nhiệt độ, thời gian, pH dung dịch, tỉ lệ khối lượng
BTPB/bentonit khảo sát trên máy khuấy từ gia nhiệt.
Sau thời gian phản ứng, hỗn hợp được để ổn định trong 12 giờ tại nhiệt độ
phòng, sau đó được lọc, rửa với nước cất để loại bỏ BTPB dư, ion bromua, kiểm tra
bằng dung dịch AgNO3 0,1M. Sản phẩm đem đi sấy khô ở 80oC trong 2 ngày, sau đó
nghiền mịn thu được sét hữu cơ. Đánh giá các mẫu sản phẩm sét hữu cơ thu được
bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phương pháp phân tích nhiệt (TGA),
phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM).
Các phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [3], [36]
Cơ sở: Phương pháp nhiễu xạ tia X được ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc tinh
thể của vật liệu. Ngoài ra phương pháp này còn được ứng dụng để xác định động học
của quá trình chuyển pha, kích thước hạt và xác định trạng thái đơn lớp bề mặt của
chất xúc tác oxit kim loại trên chất mang [4], [20].

21
Phương pháp nhiễu xa ̣ tia X dùng để xác định khoảng cách cơ bản d001 giữa các
lớp sét. Từ các cực đa ̣i nhiễu xa ̣ trên giản đồ nhiễu xa ̣ tia X, tìm đươ ̣c 2 thì có thể
tính đươ ̣c d001. So sánh giá tri ̣d001 tim
̀ được với giá tri ̣d001 chuẩ n sẽ xác đinh
̣ đươ ̣c cấ u
trúc của mẫu.
Thực nghiệm: Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu Bent-A, sét hữu cơ được đo
trên máy D8 Advanced Bruker (CHLB Đức) với anot Cu có λ (Kα) = 0,154056nm,
khoảng ghi 2θ = 0,5o ÷ 10o, tốc độ 0,01o/s tại khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa
ho ̣c Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.1.3.2. Phương pháp xác định hàm lượng cation hữu cơ trong sét hữu cơ
Cơ sở: Để tính hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập trong sét hữu cơ chúng tôi
dựa trên cơ sở đối chứng mẫu Bent-A với sét hữu cơ điều chế được qua 2 phương pháp.
* Phương pháp 1:Phương pháp nung mẫu trực tiếp
+ Cân a1 gam (khoảng 0,2 gam) sét hữu cơ điều chế được cho vào chén sứ, đem
nung nóng trong 2h ở 800oC, để nguội, đem cân lại được a2 gam. Tính độ hụt khối

lượng theo công thức: A% = a1 - a 2 .100


a1
+ Cân b1 gam (khoảng 0,2 gam) Bent-A đã tinh chế (đã khuấy trộn trong cùng
điều kiện như chế tạo sét hữu cơ nhưng không có BTPB) cho vào chén sứ, đem nung
nóng trong 2h ở 800oC, để nguội, đem cân lại được b2 gam. Tính độ hụt khối lượng

theo công thức: A0 % = b1 - b2 .100


b1
+ Hàm lượng % của cation hữu cơ trong bentonit là B = A - A 0
* Phương pháp 2: Phương pháp dùng giản đồ phân tích nhiệt
Điều chế được sét hữu cơ sau khi sấy khô, nghiền mịn sản phẩm được đem đi đo
phân tích nhiệt, tính tổng độ hụt khối của mẫu sét hữu cơ được A%.
Lấy một lượng mẫu Bent-A thực hiện các bước như quy trình điều chế sét hữu
cơ nhưng không cho muối BTPB vào, sau khi khuấy trộn ở pH, nhiệt độ và thời gian
xác định đem rửa và sấy khô sản phẩm của mẫu Bent-A được A0%.
Từ kết quả ghi giản đồ phân tích nhiệt có thể xác định hàm lượng của cation
photphoni hữu cơ trong sét hữu cơ như sau:
Hàm lượng % của cation hữu cơ trong sét hữu cơ là X = A - A 0

22
Theo mô ̣t số tài liê ̣u: [12], [19] cho thấ y kế t quả xác đinh
̣ hàm lươ ̣ng (%) cation
hữu cơ xâm nhâ ̣p theo hai phương pháp khá tương đương nhau. Vì vâ ̣y trong đề tài
này chúng tôi lựa cho ̣n phương pháp nung mẫu trực tiế p để khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình điều chế sét hữu cơ.
- Thực nghiệm: Giản đồ TG – DTA được ghi trên máy Shimadzu DTA-50H
trong môi trường không khí đến 1000oC,với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút, , Trường Đại
học Khoa ho ̣c Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.2. Kết quả và thảo luận
Điều chế sét hữu cơ
Để lựa chọn điều kiện phù hợp cho phản ứng điều chế sét hữu cơ có giá trị d 001
và hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập lớn nhất trong môi trường nước, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố : nhiệt độ phản ứng, tỷ lệ khối lượng
BTPP/bentonit, pH dung dịch, thời gian phản ứng. Kết quả khảo sát như sau:
2.2.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến quá trình điều chế sét hữu cơ
được tiến hành theo quy trình mục 2.1.2 với các điều kiện: khối lượng bentonit
1 gam, tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit bằng 0,5; pH dung dịch bằng 9, thời gian phản
ứng 4 giờ, nhiệt độ phản ứng được khảo sát lần lượt là: 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC.
Bentonit và các mẫu sét hữu cơ điều chế được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân
tích nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 2.2,
hình 2.3 và bảng 2.1.

23
Hình 2.2: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ điều chế
lần lượt ở các nhiệt độ 30oC, 40oC, 50oC, 60oC, 70oC
Hình 2.2 cho thấy giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ thu được có hình dạng
giống nhau, góc 2θ của Bent-A từ 7o ÷ 8o đã bị dịch chuyển về khoảng 4,5o ÷ 5,0o
trong các mẫu sét hữu cơ. Điều đó khẳng định sự có mặt của cation hữu cơ giữa các
lớp bentonit.
d001
18.7
18.650
18.65 18.621

18.6 18.592

18.55

18.5
18.451
18.45

18.4
18.367
Nhiệt độ (oC)
18.35
0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 theo nhiệt độ phản ứng
của các mẫu sét hữu cơ điều chế
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến giá trị d001
và hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

24
Nhiệt độ (oC) Bent-A 30 40 50 60 70

d001 (Å) 12,745 18,451 18,592 18,650 18,621 18,367

Hàm lượng (%) cation 0,00 14,65 14,88 15,24 15,02 14,38
hữu cơ xâm nhập

Từ bảng 2.1 và hình 2.3 cho thấy sét hữu cơ điều chế có giá trị d001 trong khoảng
giá tri ̣ 18,367 Å ÷ 18,650 Å (trong các mẫu sét hữu cơ). Giá trị d001 tăng lên khi tăng
nhiê ̣t đô ̣ phản ứng từ 30oC ÷ 50oC, đạt cực đại ở 50oC với d001 bằng 18,650Å nhưng
giảm dần khi tiế p tu ̣c tăng nhiê ̣t độ phản ứng từ 50oC ÷ 70oC. Đồng thời khi tăng nhiệt
độ phản ứng từ 30oC ÷ 50oC hàm lượng cation xâm nhập trong sét hữu cơ cũng tăng
lên, đạt cực đại ở 50oC với hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập là 15,34% và khi tăng
nhiệt độ phản ứng từ 50oC ÷ 70oC thì hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập giảm nhẹ
Kế t quả từ giản đồ XRD và phân tích nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực
tiếp cho thấy giá trị d001 và hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập đều có cùng sự biến
đổi trong khoảng nhiệt độ khảo sát. Sự biến đổi này có thể là do khi nhiệt độ tăng làm
tăng tốc độ chuyển động của các cation hữu cơ nên quá trình trao đổi diễn ra nhanh
hơn dẫn đến giá trị d001 và hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập tăng. Nhưng khi nhiệt
độ tăng cao thì bentonit bị keo tụ một phần đồng thời cation hữu cơ có thể liên kết lại
với nhau làm giảm khả năng trao đổi với cation vô cơ làm cho hàm lượng (%) cation
hữu cơ xâm nhập giảm dẫn đến giá trị d001 giảm.
Vì vậy nhiệt độ phù hợp được lựa chọn cho quá trình điều chế sét hữu cơ
là 50oC.
2.2.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit được tiến hành theo
quy trình mục 2.1.2 với các điều kiện: khối lượng của bentonit 1 gam, nhiệt độ phản
ứng 50oC, pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng là 4 giờ, khối lượng BTPP thay
đổi lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 gam.

25
Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích nhiệt
bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 2.4, hình 2.5
và bảng 2.2.

Hình 2.4: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ được điều chế ở các tỉ
lệ BTPP/ bentonit lần lượt là 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7
Hình 2.4 cho thấy giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ thu được có hình
dạng giống nhau, góc 2θ của Bent-A từ 7o ÷ 8o đã bị dịch chuyển về khoảng 4,5o ÷
5,5o trong các mẫu sét hữu cơ. Điều đó khẳng định sự có mặt của cation hữu cơ giữa
các lớp bentonit.
d001
19

18.9 18.853
18.8 18.765

18.7

18.6

18.5
18.423 18.423
18.4

18.3 18.287
Tỉ lệ MTPB/bent-A
18.2
0 0.2 0.4 0.6 0.8

Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001 theo tỉ lệ khối lượng
BTPP/bentonit của các mẫu sét hữu cơ điề u chế

26
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit đến giá trị d001 và hàm
lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Tỉ lệ khối lượng
Bent-A 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7
BTPP/Bentonit

d001 (Å) 12,745 18,287 18,423 18,853 18,765 18,423

Hàm lượng (%) cation 0,00 14,34 14,88 15,36 15,12 14,82
hữu cơ xâm nhập
Từ bảng 2.2 và hình 2.5 kết quả cho thấy sét hữu cơ điều chế có giá trị d001 nằm
trong khoảng giá tri ̣18,287 Å ÷ 18,853Å (trong các mẫu sét hữu cơ). Giá trị d001 tăng lên
khi tăng tỉ lê ̣ khối lượng từ 0,3 ÷ 0,5, đạt cực đại ở tỉ lê ̣ 0,5 với d001 bằng 18,853Å nhưng
giảm dần khi tiếp tục tăng tỉ lê ̣ khối lượng từ 0,5 ÷ 0,7. Đồng thời hàm lượng cation hữu
cơ xâm nhập trong sét hữu cơ cũng tăng lên khi tăng tỉ lê ̣ khối lượng từ 0,3 ÷ 0,5, đạt cực
đại ở tỉ lê ̣ 0,5 với hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập là 15,36% và khi tăng tỉ lê ̣ khố i
lượng từ 0,5 ÷ 0,7 thì hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập hơi giảm xuố ng.
Kế t quả từ giản đồ XRD và phân tích nhiệt bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp
cho thấy giá trị d001 và hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập đều có cùng sự biến đổi.
Khi tăng tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit từ 0,3 đến 0,5 thì khả năng xâm nhập các
cation hữu cơ vào giữa các lớp sét tăng dẫn đến giá trị d001 của sét hữu cơ tăng. Nhưng
với tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit từ 0,5 ÷ 0,7 thì giá trị d001 và hàm lượng cation hữu
cơ xâm nhập đều giảm. Điều này có thể được giải thích ở tỷ lệ này bắt đầu có hiện
tượng tập hợp các đuôi hữu cơ của cation hữu cơ trong dung dịch nước để tạo keo, các
hạt keo không có khả năng xâm nhập vào giữa các lớp bentonit, sự keo tụ làm giảm
nồng độ cation hữu cơ trong nước, khi đó một phần cation hữu cơ hấp phụ trên bề mặt
và giữa các lớp sét do có liên kết yếu có thể bị các hạt keo lôi kéo tan trở lại dung dịch
và dẫn đến làm giảm giá trị d001 cũng như hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập.
Tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit sử dụng để điều chế sét hữu cơ là một yếu tố rất
quan trọng. Nếu như lượng BTPP quá nhỏ thì mức độ xâm nhập của cation hữu cơ
không đủ lớn dẫn đến khoảng cách d001 giữa các lớp sét giảm, nếu lượng BTPP quá
lớn thì sẽ bị dư thừa hóa chất gây lãng phí và không có hiệu quả kinh tế.
Vì vậy tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit được lựa chọn cho quá triǹ h điều chế sét
hữu cơ là 0,5.

27
2.2.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch
Khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 trong quá trình điều chế
sét hữu cơ được tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.1.2 với các điều kiện: khối
lượng bentonit 1 gam, nhiệt độ phản ứng 50oC, tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit là 0,5,
thời gian phản ứng 4 giờ, giá trị pH dung dịch thay đổi từ 7 ÷ 11.
Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích nhiệt
bằng phương pháp nung trực tiếp. Kết quả được trình bày trên hình 2.6, hình 2.7 và
bảng 2.3.

Hình 2.6: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ điều chế trong dung
̣ có pH lầ n lươ ̣t là 7, 8, 9, 10, 11
dich
Hình 2.6 cho thấy giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ thu được có hình dạng
giống nhau, góc 2θ của Bent-A từ 7o ÷ 8o đã bị dịch chuyển về khoảng 4,5o ÷ 5,5o
trong các mẫu sét hữu cơ. Điều đó khẳng định sự có mặt của cation hữu cơ giữa các
lớp bentonit.
d
18.6 001
18.565
18.55 18.535
18.507
18.5 18.479

18.45

18.4
18.367

18.35 pH
5 6 7 8 9 10 11 12

28
̀ h 2.7: Đồ thi biể
Hin ̣ u diễn sự phu ̣ thuô ̣c của giá tri d
̣ 001 theo pH dung dich
̣
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến giá trị d001 và hàm lượng (%) cation
hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

pH của dung dịch Bent-A 7 8 9 10 11

d001 (Å) 12,745 18,479 18,507 18,565 18,535 18,367

Hàm lượng (%) cation


0,00 14,42 14,75 15,23 14,88 14,21
hữu cơ xâm nhập

Các kết quả ghi trên bảng 2.3 và hin


̀ h 2.7 cho thấy khi giá trị pH tăng từ 7 ÷ 9
giá trị d001 tăng lên 18,367Å ÷ 18,565Å và đạt cực đại ở pH dung dịch bằng 9 với d001
bằ ng 18,565Å, tiế p tu ̣c tăng pH dung dich
̣ lên 10, 11 giá trị d001 giảm xuố ng.
Kết quả này khá phù hợp với kết quả xác định hàm lượng cation hữu cơ xâm
nhập. Với pH dung dịch từ 7 ÷ 9 hàm lượng cation hữu cơ tăng từ 14,42 ÷ 15,23%,
với pH dung dịch tăng lên 10, 11 hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập giảm không
nhiều.
Mặt khác, trong quá trình làm thực nghiệm chúng tôi đã tiế n hành đo pH của
bentonit khoảng 10,3; của muối photphoni BTPB khoảng 6,5 và của hỗn hơ ̣p hai chất
trên ngay sau khi trô ̣n vào nhau có pH khoảng 9,25.
Vì vậy, để thuận lợi chúng tôi lựa chọn điều chế sét hữu cơ trong dung dịch có
pH bằng 9.
2.2.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 trong sét hữu cơ
được tiến hành theo quy trình mô tả ở mục 2.1.2 với các điều kiện: khối lượng
bentonit 1 gam, nhiệt độ phản ứng là 50oC, tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit là 0,5; pH
dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng lần lượt là 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ.
Các mẫu sản phẩm sét hữu cơ được đánh giá bằng giản đồ XRD, phân tích nhiệt
bằng phương pháp nung mẫu trực tiếp, kết quả được trình bày trên hình 2.8, hình 2.9
và bảng 2.4.

29
Hình 2.8: Giản đồ XRD của Bent-A và các mẫu sét hữu cơ phản ứng
trong thời gian 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ
Hình 2.8 cho thấy giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ thu được có hình dạng
giống nhau, góc 2θ của Bent-A từ 7o ÷ 8o đã bị dịch chuyển về khoảng 4,5o ÷ 5,5o
trong các mẫu sét hữu cơ. Điều đó khẳng định sự có mặt của cation hữu cơ giữa các
lớp bentonit.
d001
18.7

18.65 18.648

18.6

18.55
18.507 18.507
18.5

18.45

18.4 18.367
18.35 18.339

18.3
Thời gian (h)
1 2 3 4 5 6 7

Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của giá trị d001
theo thời gian phản ứng

30
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến giá trị d001 và hàm lượng (%)
cation hữu cơ xâm nhập của các mẫu sét hữu cơ

Thời gian (giờ) Bent-A 2 3 4 5 6

d001 (Å) 12,745 18,339 18,507 18,648 18,507 18,367

Hàm lượng (%) cation 0,00 14,42 14,76 15,32 14,81 14,59
hữu cơ xâm nhập

Từ kết quả ở bảng 2.4 và hình 2.9 cho thấy giá trị d001 tăng lên từ
18,339Å ÷ 18,648 Å khi thay đổi thời gian phản ứng từ 2 giờ ÷ 4 giờ và đạt giá trị cực
đại d001 bằ ng 18,648Å ở 4 giờ, sau đó giá tri ̣ d001 khá ổ n đinh
̣ khi tăng thời gian. Bên
cạnh đó hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập cũng có sự biế n đổ i tương tự, khi tăng
thời gian phản ứng từ 2 giờ ÷ 4 giờ thì hàm lượng cation hữu cơ xâm nhập tăng lên từ
14,42% ÷ 15,32%, đa ̣t cực đa ̣i ở 4 giờ (15,32%) và giảm khi tăng thời gian phản ứng
lên 5 giờ, 6 giờ.
Sự biến đổi này là do thời gian đầu BTPP trao đổi với các cation vô cơ trong
bentonit, phản ứng trao đổi xảy ra khá nhanh, nhưng vì BTPP có cấu trúc phân tử
cồng kềnh nên để ổn định các cation hữu cơ trên bề mặt phiến sét cần phải giữ mẫu
phản ứng thêm một thời gian. Còn thời gian sau 4 giờ quá trin
̀ h trao đổ i hấ p phu ̣ đã
ổ n đinh.
̣
Vì vậy thời gian lựa chọn cho quá trình điều chế sét hữu cơ là 4 giờ.
Nhận xét: Như vậy điều kiện thích hợp lựa chọn cho quá trình điều chế sét hữu
cơ từ Bent-A là: nhiệt độ phản ứng 50oC; tỷ lệ khối lượng BTPP/bentonit
là 0,5; pH dung dịch bằng 9; thời gian phản ứng 4 giờ.
Đánh giá cấu trúc và đặc điểm của sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu
Sau khi tiến hành khảo sát phản ứng ở các điều kiện khác nhau, chúng tôi đã
nghiên cứu mẫu sét hữu cơ điều chế từ Bent-A ở nhiệt độ phản ứng 50oC, tỉ lệ khối
lượng BTPP/bentonit là 0,5; pH dung dịch bằng 9, thời gian phản ứng 4 giờ trong môi
trường nước theo quy trình 2.1.2 bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, phương pháp phân
tích nhiệt và phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM).

31
2.2.2.1. Nghiên cứu bằ ng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)
Giản đồ XRD của bentonit và sét hữu cơ tương ứng được trình bày trên hình
2.10 và hình 2.11.
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Bent
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110

d=12.745
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN Bent.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm

Hình 2.10: Giản đồ XRD của mẫu Bent-A


Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 70
200

190

180

170

160
d=18.912

150

140

130

120
Lin (Cps)

110

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: HienTN 70.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

Hình 2.11: Giản đồ XRD của sét hữu cơ điều chế ở điề u kiêṇ tố i ưu
Kết quả cho thấy góc nhiễu xạ 2θ đã dịch chuyển mạnh từ 6,5o ÷ 7,4o (trong
Bent-A) về khoảng 4,7o (trong sét hữu cơ).

32
Như vậy bằng giản đồ XRD chứng tỏ cation hữu cơ đã được chèn vào giữa các
lớp của Bent-A làm cho khoảng cách cơ bản được tăng lên đáng kể.
2.2.2.2. Nghiên cứu bằng phương pháp phân tích nhiệt
Giản đồ phân tích nhiê ̣t của Bent-A, sét hữu cơ điều chế và hàm lươ ̣ng (%)
cation hữu cơ xâm nhâ ̣p trong sét hữu cơ đươ ̣c triǹ h bày ở hin
̀ h 2.12, hiǹ h 2.13 và
bảng 2.5.
Figure: Experiment:Vu-Bent Crucible:PT 100 µl Atmosphere:Air

Labsys TG 02/09/2018 Procedure: RT ----> 900C (10 C.min-1) (Zone 2) Mass (mg): 45.81

TG/% d TG/% /min


6

5 Peak :284.55 °C

3
-0.5
Peak :118.01 °C
2
Peak :530.42 °C
1

-1 Mass variation: -1.89 % -1.0

-2
Mass variation: -0.55 %

-3

-4

-5 Mass variation: -4.82 % -1.5

-6

-7

-8
0 100 200 300 400 500 600 700 Furnace temperature /°C

̀ h 2.12: Giản đồ phân tích nhiêṭ của Bent-A


Hin
Figure: Experiment:Vu-Set Crucible:PT 100 µl Atmosphere:Air

Labsys TG 02/09/2018 Procedure: RT ----> 900C (10 C.min-1) (Zone 2) Mass (mg): 39.97

TG/% d TG/% /min

20
Peak :88.96 °C

15 Peak :650.89 °C
-1
Peak :391.34 °C

10 Peak :509.44 °C

5 -2

0 Mass variation: -1.09 %

-3
-5 Mass variation: -6.92 %

-10
Mass variation: -8.07 % -4

-15

-20 Mass variation: -6.57 %


-5

-25

0 100 200 300 400 500 600 700 Furnace temperature /°C

̀ h 2.13: Giản đồ phân tích nhiêṭ của sét hữu cơ điề u chế
Hin
ở điề u kiêṇ tố i ưu

33
Bảng 2.5: Kế t quả phân tích giản đồ nhiêṭ của Bent-A và sét hữu cơ
điề u chế ở điề u kiêṇ tố i ưu

Hiệu ứng mất khối lượng


(%) Tổng (%)
Mẫu
Nhiệt độ mất mất khối
chất Quá trình
(oC) khối lượng
lượng
50÷150 1,89 Mấ t nước hấ p phu ̣ và nước ẩm

Bent- 250÷350 0,55 7,26


A Phân hủy OH liên kế t với cation vô cơ
350÷720 4,82

50÷120 1,09 Mất nước hấp phụ và nước ẩm

250÷450 6,92 Phân hủy, cháy của cation hữu cơ hấ p phu ̣
Sét
22,65
hữu cơ 450÷590 8,07 Phân hủy cháy của cation hữu cơ trao đổ i
giữa các lớp sét và phân hủy OH liên kế t
590÷780 6,57 với cation vô cơ

Hàm lươ ̣ng (%) cation hữu cơ xâm nhập 15,39

Hiǹ h 2.12 và bảng 2.5 cho thấ y trên giản đồ phân tić h nhiê ̣t của mẫu bentonit có
ba hiê ̣u ứng mấ t khố i lươ ̣ng. Hiệu ứng mất khối lượng thứ nhất ở khoảng nhiệt độ
50oC÷150oC giảm 1,89% được quy cho quá trình mất nước ẩm của bentonit. Hiê ̣u ứng
mấ t khố i lươ ̣ng thứ hai ở khoảng nhiê ̣t đô ̣ 250oC ÷350 giảm 0,55% trên đường TG
đươ ̣c quy cho quá trình mấ t nước hấ p phu ̣ trong bentonit. Hiệu ứng mất khối lượng
thứ ba ở khoảng nhiệt độ 350oC÷720oC giảm 4,82% được quy cho quá trình phân hủy
OH liên kết với cation vô cơ trong bentonit
Hình 2.13 và bảng 2.5 cho thấ y trên giản đồ phân tić h nhiê ̣t của sét hữu cơ điề u
chế cũng có bốn hiê ̣u ứng mấ t khố i lươ ̣ng. Hiê ̣u ứng mấ t khố i lươ ̣ng thứ nhấ t ở
khoảng nhiê ̣t đô ̣ 50oC÷120oC giảm 1,09% đươ ̣c quy cho quá trình mất nước hấp phụ.
Hiê ̣u ứng mấ t khố i lươ ̣ng thứ hai ở khoảng nhiê ̣t đô ̣ 250oC ÷ 450oC giảm 6,92% đươ ̣c

34
quy cho quá triǹ h phân hủy - cháy của cacscation hữu cơ hấp phụ. Hiệu ứng mất khối
lượng thứ ba ở khoảng nhiệt độ 450oC÷780oC giảm 14,64% được quy cho quá trình
phân hủy - cháy của các cation hữu cơ trao đổi giữa các lớp sét và quá trình phân hủy
OH liên kết với cation vô cơ trong bentonit.
Kết quả phân tích nhiệt cho thấy đối với sét hữu cơ điều chế ở điều kiện tối ưu có
hàm lượng (%) cation hữu cơ xâm nhập khoảng 15,39%. Kết quả này khá tương ứng
với phương pháp nung mẫu trực tiếp.
Nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Ảnh SEM của Bent-A và sét hữu cơ điề u chế ở điề u kiê ̣n tối ưu đươ ̣c triǹ h bày
trên hình 2.14.

a) b)

Hình 2.14: Ảnh SEM của Bent–A (a); của sét hữu cơ điều chế (b)
Qua ảnh SEM của Bent-A và sét hữu cơ nhận thấy có sự khác nhau rõ rê ̣t, sét
hữu cơ điều chế có cấu trúc lớp và có độ xốp khá cao. Điều này chứng tỏ đã có cation
hữu cơ chèn vào giữa các lớp sét.
Bằ ng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD),
phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấ y đã
điề u chế đươ ̣c sét hữu cơ có cấ u trúc lớp, giá tri ̣ d001 lớn và đô ̣ xố p cao. Như vâ ̣y sét
hữu cơ điề u chế có thể ứng du ̣ng hấ p phu ̣ hơ ̣p chấ t hữu cơ có kić h thước lớn.

35
KẾT LUẬN

Qua mô ̣t thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu được các kế t quả sau:
1. Đã khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình điều chế sét hữu cơ từ
nguồn nguyên liệu ban đầu là Bent-A. Kết quả cho thấ y điều kiện tối ưu để điều chế
sét hữu cơ là:
+ Nhiệt độ phản ứng là 50oC.
+ Tỉ lệ khối lượng BTPP/bentonit là 0,5.
+ pH dung dịch là 9.
+ Thời gian phản ứng là 4 giờ.
2. Bằ ng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD),
phương pháp phân tích nhiệt, phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy
đã điề u chế được sét hữu cơ có giá trị d001 = 18,912 Å , trong sản phẩ m đã có sự có
mă ̣t của cation hữu cơ với hàm lươ ̣ng xâm nhâ ̣p khoảng 15,39%, sét hữu cơ điều chế
có cấu trúc lớp và độ xốp cao.
Như vậy sét hữu cơ điều chế được có khả năng hấp phụ được các hợp chất hữu
cơ có kích thức lớn, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi sẽ làm là nghiên
cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ của sét hữu cơ điều chế.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Nam (2003), "Nghiên cứu ảnh hưởng của
nanoclay đến tính chất của cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp", Tạp
chí hoá học, 44(4), tr. 58-60.
[2]. Vũ Xuân Bách và nhóm nghiên cứu (2003), "Đánh giá tiềm năng và giá
trị sử dụng một số khoáng chất công nghiệp diatomit, bentonit, zeolit,
kaolin ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phục vụ sản xuất công nghiệp -
nông nghiệp và xử lý môi trường", Lưu trữ địa chất, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Diệu Cẩm (2011), "Nghiên cứu biến tính bentonit và ứng
dụng để hấp phụ, xúc tác phân huỷ các hợp chất phenol trong nước bị ô
nhiễm", Luận án Tiến sĩ hoá học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH
Quốc gia Hà Nội.
[4]. Vũ Đăng Độ (2006), "Các phương pháp vật lý trong hóa học", NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội.
[5]. Lê Công Hải & nhóm nghiên cứu (1982), "Đặc điểm thành phần vật chất
sét bentonit Tam Bố, Di Linh, Lâm Đồng", Lưu trữ địa chất, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Thị Thùy Khuê và Nguyễn Tiến Thảo (2011), "Nghiên cứu vai
trò của sét hữu cơ trong sơn chống hà", Luận văn Thạc sĩ Hóa học, ĐH
Quốc gia Hà Nội.
[7]. Dương Thị Ngọc Lan (2011), "Nghiên cứu biến tính bentonit bằng
dimetyl dioctadecyl amoni clorua và ứng dụng để hấp phụ các hợp chất
phenol trong nước bị ô nhiễm", Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học
tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.
[8]. Thân Văn Liên và cộng sự (2006), "Nghiên cứu quy trình xử lý, hoạt hoá
bentonit Việt Nam để sản xuất bentonit xốp dùng cho xử lý nước thải có
chứa kim loại nặng", Viện Cộng nghệ Xạ - hiếm, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Lê Mỹ Linh (2016), "Nghiên cứu biến tính bentonit cổ định và
ứng dụng trong xúc tác – hấp phụ ", Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường
ĐH Sư phạm ĐH Huế.
[10]. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), "Hoá học nano công nghệ nền và vật liệu
nguồn", NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
[11]. Nguyễn Trọng Nghĩa (2008), "Điều chế nanoclay từ khoáng bentonit
Việt Nam và khảo sát ứng dụng trong sản xuất sơn", Báo cáo tổng kết kết
quả đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật
Hưng Yên.
[12]. Nguyễn Trọng Nghĩa (2011), "Điề u chế sét hữu cơ từ khoáng bentonite
Bình Thuận và khảo sát khả năng ứng du ̣ng của chúng", Luận án Tiến sĩ
Hóa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

37
[13]. Nguyễn Văn Nội, Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Đắc Vinh, Nguyễn Việt
Hùng , (2008), "Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ sét hữu cơ
(organoclays) trên cơ sở nguồn nguyên liệu bentonit và ứng dụng để xử
lý các chất hữu cơ độc hại trong nước", Đề tài NCKH. QG.06.10, ĐH
Quốc gia Hà Nội.
[14]. Võ Thành Phong, Phạm Quốc Hân Dương Đình Sự (2008), "Chế tạo và
nghiên cứu tính chất vật liệu polymer clay nanocomposite trên cơ sở
blend của cao su thiên nhiên và cao su butadien styren", Tạp chí hoá học,
47(1), tr. 68-73.
[15]. Đặng Tuyết Phương (1995), "Nghiên cứu cấu trúc tính chất hóa lý và một
số ứng dụng của bentonit Thuận Hải Việt Nam", Luận án Phó tiến sĩ
khoa học hóa học, Viện Hóa học Hà Nội.
[16]. Trần Xuân Phương (2004), "Nghiên cứu tổng hợp bentonite hữu cơ làm
chất tạo cấu trúc cho dung dịch khoan gốc dầu", Luận văn thạc sĩ, ĐH
Quốc gia Hà Nội.
[17]. Đỗ Quý Sơn (1987), "Nghiên cứu khả năng ứng dụng các chất trao đổi
ion trên cơ sở các aluminosilicate tự nhiên để hấp phụ một số ion kim
loại nặng", Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Công nghệ Xạ -
hiếm, Hà Nội.
[18]. Bùi Văn Thắng (2011), "Nghiên cứu tổng hợp vật liệu bentonit biến tính,
ứng dụng hấp phụ photpho trong nước", Báo cáo đề tài NCKH cấp bộ,
Trường ĐH Đồng Tháp.
[19]. Phạm Thị Hà Thanh, Nghiêm Xuân Thung, Lê Thanh Sơn, Phạm Trọng
Long , (2010), "Khảo sát quá trình điều chế sét hữu cơ từ bentonit
(Prolabo) và đimetylđioctađecylamoni clorua", Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, 48(2A), tr. 951-956.
[20]. Nguyễn Đình Triệu (2001), "Các phương pháp phân tích vật lý và hoá
lý", NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
[21]. Quách Đăng Triều (2003), "Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu
nano-polime-composite", Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, Hà Nội.
Tiếng Anh

[22]. Al-Sultani Kadhim F., and Al-Seroury F. A. (2012), "Characterization the


Removal of Phenol from Aqueous Solution in Fluidized Bed Column by
Rice Husk Adsorbent", Research Journal of Recent Sciences, Vol. 1(ISC-
2011), pp. 145-151.
[23]. Ajayan P. M., Schadler L. S., Braun P.V. (Editor) (2003),
"Nanocomposite Science and Technology", Wiley-VCH Verlag GmbH
Co. KGaA, Weinheim.
[24]. Arfaoui S., Srasra E., Frini-Srasra N. (2005), "Application of clays to
treatment of tannery sewages", Desalination, Vol. 185, pp. 419-426.

38
[25]. Babaki H., Salem A. and Jafarizad A. (2008), "Kinetic model for the
isothermal activation of bentonite by sulfuric acid", Materials Chemistry
and Physics, Vol. 108, pp. 263-268.
[26]. Belarbi H. and Al-Malack M. H. (2010), "Adsorption and stabilization of
phenol by modified local clay", International Journal of Environmental
Research, Vol. 4(4), pp. 855-860.
[27]. Bergaya Faïza, Klaus Beneke and Gerhard Lagaly (2001), "History and
perspectives of clay science", ECGA Newsletter, Vol. 4, pp. 5-41.
[28]. Boulet P., Greenwell H. C., Stackhouse S. Coveney P. V. (2006), "Recent
advances in understanding the structure and reactivity of clays using
electronic structure calculations", Journalof Molecular Structure:
Theochem, Vol. 762, pp. 33-48.
[29]. Clem A.G and Doehler R.W (1963), "Industrial application of
bentonite", Clays and Clay minerals, pp. 284 – 290.
[30]. Grim R. E. (1953), "Clay Mineralogy", McGraw-Hill, New York, pp. 384
[31]. Haydn H. Murray (2007), "Occurrences, Processing and Applications of
Kaolins, Bentonites, Palygorskitesepiolite, and Common Clays", Applied
Clay Mineralogy, pp. 8-128.
[32]. He H., Duchet J., Galy J. Gérard J. F. (2006), "Influence of cationic
surfactant removal on the thermal stability of organoclays", Journalof
Colloid and Interface Science, Vol. 295, pp. 202 -208.
[33]. He H., Frost R. L., Bostrom T., Yuan P. , (2006), "Changes in the
morphology of organoclays with HDTMA + surfactant loading", Applied
Clay Science, Vol. 31, pp. 262-271.
[34]. Hisham E. and Nashar D. El. (2007), "The use of montmorillonite a
reinforcing and compatibilizing filler for NBR/SBR rubber blend",
Journalof AppliedPolymer Science, Vol. 103, pp. 257-262.
[35]. Isci S., Uslu Y. O. Ece Ö. I. (2009), "The characterizations of
rheological, electrokinetical and structural properties of ODTABr/MMT
and HDTABr/MMT organoclays", Materialschracterization, Vol. 60, pp.
432-436.
[36]. McCusker L. B. (1998), "Product characterization by X-Ray powder
diffraction", Micropor. Mesopor. Mater, Vol. 22, pp. 495-666.
[37]. Olguin M. T., Solache-Rios M., Acosta D., Bosch P. , (1997), "UO22+
sorption on bentonite", Journal of Radioanalytical and Nuclear
Chemistry, Vol. 218(No. 1), pp. 65-69.
[38]. Patel H. A., Rajesh S. Somani and Hari C. Bajaj (2007), "Preparation and
characterization of phosphonium montmorillonite with enhanced thermal
stability", Applied Clay Science, Vol. 35(3-4), pp.194-200.
[39]. Patel H. A., Rajesh S. Somani, Hari C. Bajaj and Raksh V. Jasra (2006),
"Nanoclays for polymer nanocomposites, paints, inks, greases and

39
cosmetics formulations, drug delivery vehicle and waste water
treatment", Bull Mater Sci, vol. 29(2), pp. 133-145.
[40]. Patel H. A., Rajesh S. Somani, Hari C. Bajaj and Raksh V. Jasra (2007),
"Synthesis and characterization of organic bentonit using Gujarat and
Rajasthan clays", Current Science, Vol. 92, pp. 1004-1008.
[41]. Pérez - Santano A., Trujillano R., Belver C., Gil A. , (2005), "Effect of
the intercalation conditions of a montmorillonite with octadecylaminee",
Journal of Colloid and Interface Science, Vol. 284, pp. 239-244.
[42]. Paiva L. B. D., Morales A. R. and Díaz F. R. V. (2008), "Organoclays:
Properties, preparation and applications", Applied Clay Science, Vol. 42,
pp. 8-24.
[43]. Pankil Singla, Rajeev Mehta Siddh Nath Upadhyay (2012), "Clay
Modification by the Use of Organic Cations", Green and Sustainable
Chemistry(2(01)), pp. 21-25.
[44]. Paul D. R., Zeng Q. H., Yu A. B. Lu G. Q. (2005), "The interlayer
swelling and molecular packing in organoclays", Journal of Colloid and
Interface Science, Vol. 292, pp. 462-468.
[45]. Rajasekar R., Gert H., Amit D. Kumar D. C. (2009), "Development of
SBR - nanoclay Composits with Epoxidized Natural Rubber as
Compatibilize", Applied Clay Science, Vol. 42, pp. 163-178.
[46]. Yunfei Xi (2006), "Synthesis, Characterisation and Application of
Organoclays", Applied Chemistry Nankai University, China, pp.30-44.

40
PHỤ LỤC

1. Giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ khảo sát ảnh hưởng của nhiêṭ đô ̣ phản
ứng

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 30C


300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
d=18.451

130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 30c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 1: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở 30 C


o
Hin

Faculty of Chemistry,
Faculty HUS, HUS,
of Chemistry, VNU, D8 ADVANCE-Bruker
VNU, - 50C - 40C
D8 ADVANCE-Bruker
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
d=18.592

130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 50c.raw - Type:
File: VuTN 2Th/Th
40c.raw locked
- T ype: - Start:
2Th/Th locked1.000 ° - End:
- Start: 1.00010.000
° - End:° -10.000
Step: °0.010 ° -0.010
- Step: Step °time: 0.7time:
- Step s - Temp.: 25 °C 25
1. s - Temp.: (Room) - Time- Time
°C (Room) Started: 12 s 6- 2-Theta:
Started: 1.000
s - 2-Theta: ° - °Theta:
1.000 0.500
- Theta: ° -° Chi:
0.500 0.00
- Chi: 0.00° -°-Phi:
Phi: 0.00
0.00 o°--X:
X:0.0
0.0mm
mm- -mm-

̀ h 2: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở 40 C


o
Hin
Faculty of Chemistry,
Faculty HUS, VNU,
of Chemistry, D8 ADVANCE-Bruker
HUS, - 40C
VNU, D8 ADVANCE-Bruke -50C
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110

d=18.650
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 40c.raw - Type:
File: VuTN 2Th/Th
50c.raw locked
- T ype: - Start:
2Th/Th 1.000- Start:
locked ° - End: 10.000
1.000 ° - Step:
° - End: 0.010
10.000 ° - Step
° - Step: time:
0.010 ° -0.7 s -time:
Step Temp.:
1. s25- Temp.:
°C (Room) - Time
25 °C Started:
(Room) - Time15Started:
s - 2-Theta:
6 s - 1.000 ° - 1.000
2-Theta: Theta:°0.500 ° - 0.500
- Theta: Chi: 0.00 ° - Phi:
° - Chi: 0.000.00 ° - X:
°-Phi: 0.0
0.00 o -mm - mm -
X: 0.0

̀ h 3: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở 50 C


o
Hin

Faculty of Chemistry,
Faculty HUS, HUS,
of Chemistry, VNU, VNU,
D8 ADVANCE-Bruker - 70C – 60C
D8 ADVANCE-Bruker
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
d=18.621

130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 70c.raw - Type:
File: VuTN 2Th/Th
60c.raw locked
- T ype: - Start:
2Th/Th 1.000- Start:
locked ° - End: 10.000
1.000 ° - Step:
° - End: 0.010
10.000 ° - °Step:
- Step0.010
time:° 0.7 s - Temp.:
- Step time: 1.25
s -°C (Room)
Temp.: 25 -°C
Time Started:
(Room) 5 s Started:
- Time - 2-Theta:
6 s1.000 ° - Theta:
- 2-Theta: 1.0000.500 ° - Chi:0.500
° - Theta: 0.00 °° -- Phi:
Chi: 0.00
0.00 °°-Phi:
- X: 0.0 mm
0.00 o - -X: 0.0 mm -

̀ h 4: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở 60 C


o
Hin
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 6C
300 Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker – 70C
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120

d=18.367
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 70c.raw - T ype: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °-Phi: 0.00 o - X: 0.0 mm -
File: VuTN 60c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 5: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở 70 C


o
Hin

2. Giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ khảo sát ảnh hưởng của tỉ lê ̣ khố i
lươ ̣ng BTPP/bentonit
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - P0.3
500

400

300
Lin (Cps)

200
d=18.287

100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN P03.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 1: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điều chế ở tỉ lê ̣ khố i
Hin
lươ ̣ng BTPB/bentonit là 0,3
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - P0.4
500

400

300
Lin (Cps)

200

d=18.423
100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN P04.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 4 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 2: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở tỉ lê ̣ khố i


Hin
lươ ̣ng BTPP/bentonit là 0,4

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - P0.6


500 Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - P0.5

400

300
Lin (Cps)

200
d=18.853

100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN P06.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -
File: VuTN P05.raw - T ype: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 6 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 °-Phi: 0.00 o - X: 0.0 mm -

̀ h 3: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở tỉ lê ̣ khối
Hin
lượng BTPP/bentonit 0,5
Faculty of Chemistry,
Faculty HUS, VNU,
of Chemistry, HUS,D8VNU,
ADVANCE-Bruker - P0.5
D8 ADVANCE-Bruker - P0.6
500

400

300
Lin (Cps)

200

d=18.765
100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN
File: P05.raw
VuTN - Type:
P06.raw 2Th/Th
- T ype: lockedlocked
2Th/Th - Start:- 1.000
Start: °1.000
- End:°10.000
- End: °10.000
- Step: 0.010 ° - Step
° - Step: 0.010time: 0.7 s -time:
° - Step Temp.:
0.725
s °C (Room)25
- Temp.: - Time Started:- 5Time
°C (Room) s - 2-Theta:
Started:1.000
6 s -° 2-Theta:
- Theta: 0.500
1.000° -° Chi: 0.00 °0.500
- Theta: - Phi: °0.00 ° - X:
- Chi: 0.0°-Phi:
0.00 mm - 0.00 o - X: 0.0 m

̀ h 4: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở tỉ lê ̣ khối
Hin
500 lượng BTPP/bentonit 0,6
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - P0.7

400

300
Lin (Cps)

200
d=18.423

100

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN P07.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 4 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 5: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở tỉ lê ̣ khối
Hin
lượng BTPP/bentonit 0,7

3. Giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ khảo sát ảnh hưởng của pH dung
̣
dich
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - pH7c
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200

d=18.479
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN pH7c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm

̀ h 1: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở pH bằ ng 7


Hin

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - pH8c


300
290
280
270
260
250
240
230
d=18.507

220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN pH8c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 16 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm

̀ h 2: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở pH bằ ng 8


Hin
FacultyFaculty
of Chemistry, HUS, VNU,
of Chemistry, HUS,D8 ADVANCE-Bruker
VNU, - pH12c
D8 ADVANCE-Bruker - pH 9c
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160

d=18.565
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN pH12c.raw
File: VuTN -pH9c.raw
Type: 2Th/Th locked
- T ype: - Start:
2Th/Th 1.000
locked ° - End:
- Start: 10.000
1.000 ° - 10.000
° - End: Step: 0.010 ° - Step
° - Step: time:
0.010 0.7 stime:
° - Step - Temp.:
0.7 s25 °C (Room)
- Temp.: - Time
25 °C Started:
(Room) - Time5 Started:
s - 2-Theta:
6 s -1.000 ° - Theta:
2-Theta: 1.000 °0.500 ° - Chi:
- Theta: 0.5000.00
° - °Chi:
- Phi: 0.00
0.00 ° - X:
°-Phi: 0.0o -mm
0.00
X: 0.0 mm -

̀ h 3: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điều chế ở pH bằ ng 9
Hin

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - pH10c


300
290
280
270
260
250
240
230
d=18.535

220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN pH10c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 5 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm

̀ h 4: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở pH bằ ng 10


Hin
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - pH11c
300
290
280
270
260
250
240
230
220

d=18.367
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN pH11c.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 3 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm

̀ h 5: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế ở pH bằ ng 11


Hin

4. Giản đồ XRD của các mẫu sét hữu cơ khảo sát ảnh hưởng của thời gian
phản ứng

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 2h


300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200
190
180
d=18.339

170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 2h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 15 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 1: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế trong thời gian 2 giờ
Hin
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 3h
300
290
280
270
260
250

d=18.507
240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 3h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 4 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm - Y

̀ h 2: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế trong thời gian 3 giờ
Hin

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 6h


300 Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 4h
290
280
270
260
250
d=18.648

240
230
220
210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
Vu TN 4h.raw - T ype: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2- Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 – X: 0.0 m m - Y
o
File: VuTNFile:
6h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm - Y

̀ h 3: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế trong thời gian 4
Hin
giờ
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 5h
300
290
280
270
260
250
240
230
220
210
200

d=18.507
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 5h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 15 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -

̀ h 4: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế trong thời
Hin
gian 5 giờ

Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - 7h


300 Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker – 6h
290
280
270
260
250
240
230
220
d=18.367

210
200
190
180
170
Lin (Cps)

160
150
140
130
120
110
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2-Theta - Scale
File: VuTN 7h.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 15 s - 2-Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 ° - X: 0.0 mm -
File: Vu TN 6h.raw - T ype: 2Th/Th locked - Start: 1.000 ° - End: 10.000 ° - Step: 0.010 ° - Step time: 0.7. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 8 s - 2- Theta: 1.000 ° - Theta: 0.500 ° - Chi: 0.00 ° - Phi: 0.00 – X: 0.0 m
o

m-

̀ h 5: Giản đồ XRD của mẫu sét hữu cơ điề u chế trong thời gian 6 giờ
Hin

You might also like