You are on page 1of 98

Chương 3.

TIẾP NHẬN VĂN BẢN

A. TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN

I. Khái niệm

Tóm tắt một văn bản là sự cô đúc nội dung của văn bản vào trong một
số câu nhất định theo một mục đích đã định trước.
Người tóm tắt phải thực hiện việc ép, nén nội dung của văn bản. Do
vậy, văn bản tóm tắt phải ngắn hơn văn bản ban đầu.
Việc lựa chọn thông tin đưa vào trong văn bản tóm tắt phụ thuộc vào
mục đích của ng ười tóm tắt. Tóm tắt văn bản có hai mục đích: Để dễ nhớ nội
dung văn bản nh ư tóm tắt bài học và để tiện đưa tin.
Thí dụ: Tóm tắt các văn bản luật được Quốc hội thông qua năm 2005
để đưa tin ở cổng giao tiếp điện tử của UBND tỉnh Bắc Ninh:
“Tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua 15
Luật:
1 - Bộ Luật Dân sự, gồm 7 phần, với 777 điều quy định về vị trí pháp
lí, chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử củ a cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động.
2 - Luật Dược, gồm 11 chương với 73 điều; quy định việc kinh doanh
thuốc, đăng ký, lưu hành thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin,
quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lí thuốc gây nghiện; thuốc
hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất
lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.
3 - Luật Thương mại, gồm 9 chương, 324 điều; Luật điều chỉnh: hoạt
động thương mại trên lãnh thổ nước việt Nam, ngoài lãnh thổ Việt Nam trong
trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài.
Điều ước quốc tế mà Việt na m là thành viên có quy định áp dụng Luật này;
hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với

72
thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực
hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật
này.”(…)

II. Yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản

1. Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thực văn bản gốc.

Có nghĩa là văn bản tóm tắt phải nêu được các nội dung chính và mối
liên hệ giữa các nội dung đó. Người viết không được xuyên tạc hoặc thêm
thắt những nội dung không có trong văn bản gốc.

2. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn.

Người viết văn bản tóm tắt thường sử dụng những câu ngắn nhưng đầy
đủ thành phần nhằm t ăng cường tối đa lượng thông tin trong câu. Cần hạn chế
dùng câu tỉnh lược để văn bản tóm tắt dễ hiểu, tuy nhiên, nếu ngữ cảnh cho
phép xác định đúng quy chiếu thì có dùng câu tỉnh l ược thành phần chủ ngữ
nhằm rút ngắn v ăn bản tóm tắt. Ng ười viết tóm tắt cần loại bỏ những thông tin
không cần thiết với mục đích tóm tắt.

3. Văn bản tóm tắt cần khái quá t được những nội dung cơ bản của văn
bản gốc hoặc phần văn bản định tóm tắt. Ng ười viết tóm tắt cần diễn đạt các
nội dung tóm tắt theo cách riêng của mình, tránh dùng lại nguyên v ăn các câu
hoặc các đoạn trong v ăn bản gốc.

III. Các bước tóm tắt một văn bản

Khi tóm tắt một văn bản, phải tiến hành các bước sau:

1. Tìm hiểu văn bản gốc:

Khi tìm hiểu văn bản gốc, người tóm tắt phải đọc nhiều lần để xác định:
+ Loại v ăn bản: V ăn bản gốc thuộc loại v ăn bản nào trong các loại v ăn
bản: v ăn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo
chí, văn bản nghệ thuật và v ăn bản sinh hoạt.

73
+ Bố cục của v ăn bản: Xác định các phần, chương, đoạn trong v ăn bản
gốc. Việc hình dung trước bố cục này sẽ giúp ng ười tóm tắt nhận ra được
từng phần trong văn bản gốc và quan tâm đến những phần đáng chú ý nhất.
+ Chủ đề chung của văn bản và các chủ đề bộ phận (nói cách khác là
những nội dung cơ bản, ý chính)
Cách xác định chủ đề chung và các chủ đề bộ phận:
Xác định chủ đề chung:
Chủ đề chung là chủ đề của văn bản. Do đó, chủ đề chung phải được
thể hiện xuyên suốt qua toàn bộ v ăn bản. Theo Bùi Minh Toán, “Ý đồ của
người viết hay đích hướng tới của văn bản chính là chủ đề của văn bản ấy”.
(Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, Tr.76)
Mỗi kiểu loại văn bản khác nhau có cách thể hiện chủ đề riêng của
mình. Chủ đề của văn bản nghị luận chính là luận đề trong văn bản (nêu vấn
đề đưa ra để bàn luận), câu luận đề này th ường nằm ở phần mở đầu hay phần
kết luận của văn bản.
Thí dụ: Chủ đề của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được thể hiện
ở câu luận đề ở cuối tác phẩm: “Vì những lẽ trên, chúng tôi - Chính phủ lâm
thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- trịnh trọng tuyên bố với thế giới
rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập. Và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập. Dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy.”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Chủ đề của văn bản hành chính nằm ở phần trích yếu nội dung (d ưới
tên loại trong văn bản có tên loại hoặc dưới số, kí hiệu trong văn bản không
có tên loại). Thí dụ: Chủ đề của Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17
tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng
viên lên giảng viên chính năm 2006 chính là việc thi nâng ngạch giảng viên
lên giảng viên chính n ăm 2006.

74
Chủ đề của văn bản khoa học th ường nằm trong chính tên của v ăn bản.
Thí dụ: Tiêu đề của bài Vài điểm khác biệt về ngữ pháp của phương ngữ Nam
Bộ so với phương ngữ Bắc Bộ trong Tạp chí ngôn ngữ số 2 năm 2002 phản
ánh chủ đề của v ăn bản này.
Xác định các chủ đề bộ phận:
Trong đoạn văn có câu chủ đề (đoạn văn có cấu trúc tổng phân hợp, cấu
trúc diễn dịch và cấu trúc quy nạp), chủ đề bộ phận nằm trong câu chủ đề của
đoạn. Về vị trí, câu chủ đề nằm ở cả đầu và cuối đoạn (Trong đoạn văn có cấu
trúc tổng phân hợp), hoặc nằm ở đầu đoạn (Trong đoạn văn có cấu trúc diễn
dịch), hoặc nằm ở cuối đoạn (Trong đoạn văn có cấu trúc quy nạp). Về nội
dung, câu chủ đề khái quát nội dung của tất cả các câu trong đoạn văn. Về
hình thức và cấu tạo, câu chủ đề thường đầy đủ thành phần chính và có các từ
ngữ nh ư: Khái quát , tổng quan, kết luận…
Thí dụ: Việc tổ chức công chức theo việc làm khiến cho bộ máy hành
chính dễ mất ổn định. Bởi vì có nhiều vị trí không thể đào tạo được. Trong
thực tế, với các h tổ chức này, công chức chỉ có “lên” mà không có “xuống”.
Vì vậy, làm phức tạp thêm cho công tác tổ chức, đôi khi phải thành lập thêm
tổ chức mới để bố trí cho người lãnh đạo, chỉ huy mới được lên chức.
(Trích “Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành c hính học”, tr 23)
Đoạn văn trên có câu mở đầu nêu ý chủ đề của cả đoạn.
Thí dụ: Nền hành chính n ước ta bao gồm hệ thống thứ bậc chặt chẽ
và thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Trong đó, nguyên tắc cấp dưới
phục tùng, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra của cấp trên. Đó là sự khác biệt
cơ bản với hệ thống dân cử hay hệ thống xét xử . Tính thứ bậc ấy trở thành
một c ơ chế điều chỉnh n ăng động do Hiến pháp và pháp luật quy định.
(Trích “Tập bài giảng Một số vấn đề cơ bản về hành chính học”, tr 23)
Đoạn v ăn trên có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn.
Thí dụ: Nhân dân ta tốt thật. Nhưng ta nên nhớ câu chuyện anh Tăng.
Địch tuyên truyền xảo quyệt và bền bỉ, ngày này đến ngày khác, năm này đến

75
năm khác, “giọt n ước nhỏ lâu đã cũng mòn ”. Cho nên không khỏi có một số
đồng bào bị địch tuyên truyền mãi mà hoang mang.
(Hồ Chí Minh)
Trong đoạn v ăn không có câu chủ đề (đoạn v ăn có cấu trúc song hành),
chủ đề bộ phận không nằm trong một câu nhất định nào đó trong đoạn văn mà
toát ra từ nội dung của tất cả các câu, mỗi câu triển khai một phương diện của
chủ đề. Người tóm tắt phải xác định được nội dung chung của tất cả các câu.
Thí dụ: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi
nghĩa của ta trong những bể máu.
(Hồ Chí Minh)
Chủ đề của đoạn văn trên: Thực dân Pháp đã gây nhiều tội ác đối với
phong trào yêu nước của nhân dân ta.

2. Viết tóm tắt:

Người ta thường sử dụng hai hình thức tóm tắt: Tóm tắt thành đề cương
và tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh.

2.1. Tóm tắt thành đề cương

- So sánh đề cương trong tóm tắt văn bản với đề cương trong tạo lập
văn bản:
+ Giống nhau: Đều phản ánh những nội dung chính của văn bản, là cái
khung của văn bản.
+ Khác nhau: Tóm tắt thành đề cương đi ngược lại với xây dựng đề
cương khi tạo lập văn bản. Khi tạo lập văn bản, từ cái khung, người viết xây
dựng thành văn bản hoàn chỉnh còn khi tóm tắt, từ v ăn bản hoàn chỉnh ta chỉ
giữ lại phần khung.
- Những nội dung cần tóm tắt:
+ Tên văn bản và xuất xứ của văn bản (Tác giả, nhà xuất bản, n ơi xuất
bản, n ăm xuất bản)

76
+ Những nội dung c ơ bản trong v ăn bản gốc
Với những văn bản mà ng ười viết triển khai chủ đề chung và chủ đề bộ
phận bằng một hệ thống những đề mục, người viết chỉ cần ghi lại những đề
mục đó. Với những v ăn bản mà ng ười viết không trình bày bằng hệ thống
những đề mục, người viết cần xác định chủ đề chung của văn bản và các chủ
đề bộ phận; diễn đạt các chủ đề đó bằng các câu hoàn chỉnh hoặc bằng các
cụm danh từ; trình bày chúng bằng một hệ thống các kí hiệu.
Thí dụ: Tóm tắt thành đề cương Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB
ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng
ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006 như sau:
Công văn số 1790/BGD&ĐT - NG ngày 06 tháng 3 năm 2008 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính
năm 2006
1. Công văn được gửi tới:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ vào các v ăn bản quy phạm pháp luật, Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn việc tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính
năm 2006 như sau:
2.1.Các Bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, cao đẳng đăng kí
người dự thi trên cơ sở cơ cấu theo tỉ lệ (giảng viên chính trong các trường
đại học và cao đẳng chiếm 40%);
2.2. Điều kiện dự thi nâng ngạch;
2.3. Hồ sơ dự thi nâng ngạch;
2.4. Tổ chức sơ tuyển;
2.5. Hội đồng sơ tuyển lập danh sách những giảng viên có đủ điều ki ện
thi;
2.6. Nội dung và hình thức thi;

77
2.7. Phần thi ngoại ngữ;
2.8. Quy định về miễn thi ngoại ngữ;
2.9. Kinh phí cho kì thi;
2.10. Địa điểm, thời gian thi;
2.11. Tài liệu phục vụ thi.

2.2. Tóm tắt thành v ăn bản hoàn chỉnh

Người viết tóm tắt cũng phải trình bày tên v ăn bản, xuất xứ của văn bản
và những nội dung cơ bản trong v ăn bản gốc. Nhưng khi tóm tắt thành v ăn
bản, người viết phải diễn đạt chủ đề chung và chủ đề bộ phận bằng những câu
hoàn chỉnh nhưng ngắn gọn. Sau đó nối các câu đó bằng những phương tiện
liên kết câu (thuộc những phương thức liên kết câu nh ư phương thức lặp,
phương thức thế, phương thức nối, phương thức liên t ưởng) để tạo thành một
văn bản hoàn chỉnh. Ng ười viết tóm tắt đôi khi phải trích dẫn nguyên v ăn để
đảm bảo tính khách quan của v ăn bản tóm tắt.
Thí dụ: Tóm tắt thành v ăn bản hoàn chỉnh Công v ăn số 2078/BGD& ĐT
- TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi
nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006
Công văn số 2078/BGD&ĐT - TCCB ngày 17 tháng 3 năm 2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên
chính năm 2006
Công văn được gửi tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, cao đẳng
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, để có cơ sở xây dựng kế
hoạch tổ chức thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính n ăm 2006, Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các trưòng đại
học và cao đẳng về việc đăng kí người dự thi trên c ơ sở cơ cấu tỉ lệ (giảng
viên chính trong các trưòng đại học và cao đẳng chiếm 40%); điều kiện dự
thi nâng ngạch; hồ sơ dự thi nâng ngạch; tổ chức sơ tuyển và lập danh sách

78
những giảng viên có đủ điều kiện thi; nội dung và hình th ức thi; phần thi
ngoại ngữ và quy định về miễn thi ngoại ngữ; kinh phí cho kì thi; địa điểm,
thời gian thi và tài liệu phục vụ thi.

IV. Tự động tóm tắt một văn bản điện tử

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, người ta đã
nghiên cứu xây dựng một hệ thống tự động tóm tắt một văn bản điện tử. Quy
trình máy tính tự động tóm tắt một văn bản khoa học nh ư sau:

1. Xác định rõ xuất xứ của v ăn bản

Lệnh cho máy tự động nhận dạng các yếu tố thư mục rồi mô tả văn bản
theo các nguyên tắc biên mục. Đó là: Tên tác giả, tên sách, nơi xuất bản, năm
xuất bản, số trang.

2. Cho máy tính tự động tóm tắt văn bản

Có hai trường hợp sau đây:

2.1. Văn bản đã có sẵn những đoạn văn mang tính chất tóm tắt

Để phát hiện những đoạn văn mang tính chất tóm tắt này, máy phải
nhận dạng xem có các từ ngữ tổng quan, tóm lại hay bài viết này giới thiệu...,
chủ đề của bài viết này là..., kết luận được rút ra là...Máy tự động lấy hết các
câu có các từ ngữ này.
Những đoạn chữ không bình thường (in đậm hoặc in nghiêng) cần được
chú ý vì đó là chỗ nhấn mạnh. Máy tự động cắt lấy các tiêu đề lớn nhỏ này.
Trước đó máy tự động thêm vào đoạn câu: Bài viết này gồm các đoạn, phần
sau:

2.2. Văn bản không có những đoạn văn tóm tắt

Máy giữ lại những câu có từ ngữ tổng quan, bài viết này, bài viết cũng,
kết luận...và những câu được in đậm hoặc in nghiêng.
Kết quả là ng ười ta thu được một văn bản tóm tắt với tỉ lệ 1/10 so với
văn bản gốc. Tuy nhiên có một số câu thành câu cụt hoặc thừa từ nên cần có

79
sự hỗ trợ của phần mềm Grammatical autocorre ct for Vietnamese để tạo tính
mạch lạc của văn bản.

B. TỔNG THUẬT VĂN BẢN

I. Khái niệm

Tổng thuật v ăn bản là việc giới thiệu và trình bày những nội dung c ơ
bản rút ra từ một số văn bản gốc có cùng chủ đề hay có mối quan hệ với nhau
về chủ đề. Chính vì vậy, việc tóm tắt văn bản và các thao tác của nó đã tạo ra
tiền đề cho việc tổng thuật văn bản.
Không phải tất cả các nội dung cơ bản trong một văn bản đều được đưa
vào bài tổng thuật mà sự lựa chọn những nội dung cơ bản trong văn bản gốc
phụ thuộc vào mục đích của việc làm tổng thuật.
Tổng thuật là giới thiệu những nội dung cơ bản rút ra từ một văn bản
nhưng không phải là sự liệt kê những nội dung c ơ bản đó mà người viết cần
có sự khái quát hoá, tổng hợp hoá và phân loại để thấy được những nội dung
chung và những nội dung riêng của từng văn bản. Chú ý là những nội dung
chung đó không phải và không nhất thiết là chung cho mọi văn bản được tổng
thuật.
Trong tổng thuật, ngoài những nội dung c ơ bản của các văn bản còn có
thể kèm theo sự đánh giá chủ quan của người viết về nội dung nào đó trong
tổng thuật hoặc sự giới thiệu về tác giả hoặc tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của
các văn bản được tổng thuật.
Những văn bản được tổng thuật có thể có xuất xứ rất khác nhau (có thể
cùng 1 tác giả hay của những tác giả khác nhau, có thể ra đời trong những
hoàn cảnh khác nhau) nhưng phải có cùng một chủ đề hoặc có mối quan hệ
mật thiết về chủ đề.

80
So sánh tóm tắt và tổng thuật:
Tóm tắt Tổng thuật
Trình bày những nội dung cơ bản của Trình bày những nội dung c ơ bản của
một văn bản. Như vậy v ăn bản tóm nhiều văn bản. Do vậy, tổng thuật có
tắt có dạng thức một văn bản - một tính khái cao hơn, đối tượng phức tạp
chủ đề. hơn, nội dung nhiều hơn. Như vậy
văn bản tổng thuật có dạng thức đa
văn bản - đa chủ đề (dấu hiệu phân
giới giữa các văn bản gốc đã bị nhòe
đi và chủ đề của chúng bị hoà tan
trong chủ đề chung của văn bản tổng
thuật)
Trình bày những nội dung cơ bản Chỉ lựa chọn những nội dung cơ bản
trong văn bản gốc phục vụ cho mục trong các văn bản phục vụ cho mục
đích của người tóm tắt. Do vậy tóm đích của ng ười làm tổng thuật. Việc
tắt văn bản không tạo ra tri thức mới. lựa chọn này có tính định hướng rõ
ràng (Tổng thuật là ph ương tiện định
hướng cho người dùng tin, giúp cho
họ nắm bắt được những gì cần thiết).
Tổng thuật tạo ra tri thức mới, thông
tin mới ở đây là tính hệ thống toát lên
từ văn bản tổng thuật.
Thực hiện một cách thuần tuý, khách Có thể thực hiện một cách thuần tuý,
quan, không kèm theo sự đánh giá khách quan hoặc có thể có sự đánh
chủ quan của người viết. giá chủ quan, sự giới thiệu về văn
bản, hoàn cảnh ra đời, tác giả của
người viết tổng thuật.

81
II. Yêu cầu của việc tổng thuật các văn bản

1. Những văn bản được tổng thuật phải có cùng chủ đề hoặc có mối
quan hệ nào đó về chủ đề.
2. Cũng giống như tóm tắt, tổng thuật không được xuyên tạc nội dung
của các văn bản gốc. Nhưng tổng thuật cũng không phải là việc liệt kê những
nội dung c ơ bản theo một trình tự nào đó mà người viết phải tập hợp và phân
loại những nội dung đó (nội dung giống nhau và khác nhau).

III. Các bước tổng thuật các văn bản

1. Tìm hiểu các văn bản gốc

Đọc và suy ngẫm tất cả những văn bản gốc nhiều lần cho đến khi nắm
được những nội dung cơ bản trong các văn bản; xác định hoàn cảnh ra đời của
chúng.
Tìm hiểu nội dung của từng văn bản, tìm hiểu chủ đề chung và những
chủ đề bộ phận. Bước này đã được thực hiện trong tóm tắt văn bản.

2. Tập hợp và phân loại những nội dung c ơ bản trong những văn
bản gốc

Sau khi đã có những nội dung c ơ bản của từng văn bản, ng ười viết tập
hợp và phân loại chúng, xác định những nội dung chung và những nội dung
riêng trong các văn bản nói cách khác là những nội dung giống nhau và những
nội dung khác nhau.

3. Viết tổng thuật

Có hai cách viết tổng thuật:

3.1 Viết tổng thuật một cách khách quan:

Người viết tổng thuật giới thiệu bằng ngôn ngữ của mình lần l ượt
những nội dung c ơ bản (nội dung chung và những nội dung riêng) trong
những văn bản gốc.

82
3.2 Viết tổng thuật thể hiện sự đánh giá chủ quan:

Người viết tổng thuật có thể hiện sự đánh giá chủ quan của mình về
nội dung tổng thuật hoặc giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm được tổng thuật.
Trong cả hai cách trình bày, người viết cần đảm bảo chính xác nội dung
của văn bản gốc, có thể trích dẫn một số câu hay một số đoạn cần thiết.
Thí dụ: Tổng thuật các bài viết về dân số
Bài 1. Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt Nam đến năm
2000
Bùng nổ dân số là sự gia t ăng dân số một cách quá nhanh, là một trong
những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại ngày nay, nó có ảnh hưởng
rộng lớn và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới gia t ăng với nhịp độ chưa từng thấy,
Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ ng ười và đến năm 1980, sau 30 năm đã
lên đến 4,4 tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những
năm 80 của thế kỉ này (thế kỉ X X) thì đến giữa thế kỉ XXI ( năm 2050) dân số
thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người.
Dân số ngày càng t ăng nhanh đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của
mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó
là: Không có đủ lương thực, th ưc phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ
đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dấn đến suy thoái
sức khoẻ, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái
hoá. Dân số tăng trong khi việc làm, c ơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc
làm, thất nghiệp ngày càng t ăng, dân số t ăng càng nhanh thì chất lượng cuộc
sống cộng đồng, của gia đình và cá nhân ngày càng giảm sút.
Biện pháp tích cực nhất để chống bùng nổ dân số là kế hoạch hoá sinh
đẻ, hạ tỉ lệ sinh đẻ xuống 1 - 1,5% ở các nước có tỉ lệ sinh đẻ cao. Từ những
năm 60, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra vấn đề dân số và kế hoạch hoá
gia đình. Tuy nhiên, sau năm 1975, công tác này mới được tiến hành trên
phạm vi cả n ước. Kết quả tổng hợp lớn nhất của cuộc vận động sinh đẻ có kế

83
hoạch ở Việt Nam trong 30 năm qua là đã giảm con số trung bình của mối
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ trên 6 con (vào những n ăm 60) xuống khoảng
4 con hiện nay. Mặc dù cố gắng nh ưng kết quả đạt được còn thấp so với yêu
cầu. Đến cuối năm 1993, dân số cả nước đã lên đến 71 triệu ngưòi. Nếu cứ
giữ tốc độ tăng dân số cả năm lên 2% như hiện nay thì cứ khoảng 30 năm số
dân Việt Nam sẽ tăng gấp đôi, nghĩa là đến năm 2050 có trên 280 triệu
người.
(Theo Giáo trình dịch Việt Anh, Đại học Mở Hà Nội)

Bài 2. Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn

Dân số thế giới cuối thế kỉ XX đã là 6 tỉ ngưòi và đến thập kỉ thứ nhất
của thế kỉ XXI Do sự bùng nổ dân số, các n ước Á, Phi, Mĩ Latinh từ cuối thế
kỉ XX chiếm 9/10 số tăng trưỏng cảu toàn cầu.
Theo dự đoán của các nhà bác học đến năm 2000, trong số những nước
đông dân nhất sẽ là các n ước đang phát triển: Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan,
Bănglađet, Việt Nam, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì…Nigiêria ở châu Phi, Braxin và
Mêhicô ở châu Mĩ Latinh. Trong 25 thành phố đông dân nhất (10 triệu ngưòi
vào cuối thế kỉ này) thì phần lớn cũng là những thành phố thuộc các n ước
đang phát triển và đô thị lớn nhất trên thế giới sẽ là Mêhicô. Trong đó 10
thành phố lớn nhất sẽ có Xao Paolô, Riô Đê Gianêrô, Bombay, Cancuta,
Giacacta và Cairô.
Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu
tuổi trung bình dân số trẻ h ơn (hiện nay hơn một nửa dân số ở tuổi dưới 25).
Sự bùng nổ dân số đáp ứng nhu cầu về sức lao động. Song mặt khác, nó gây
trở ngại cho việc khắc phục tình trạng lạc hậu về kinh tế và x ã hội, gây khó
khăn cho việc cung ứng nhu yếu phẩm và tạo ra việc làm, ảnh h ưởng đến việc
xoá nạn mù chữ, khó có thể nâng cao dân trí và mức sống. Nói tóm lại, nó
làm tiêu tan hết những tích luỹ vốn nhỏ nhoi của các nước đang phát triển.
Phần lớn các nhà k hoa học cho rằng nạn bùng nổ dân số sẽ dẫn đến
tình trạng di cư bất hợp pháp trong tương lai. Theo dự báo đến năm 2100 dân

84
số của hành tinh chúng ta sẽ lên đến mức khoảng 10 tỷ, mật độ dân ở Trái đất
sẽ là 120 ng ười /km2 .
Các nhà khoa học cho rằng vận may cứu vớt nhân loại chỉ đến nếu con
người biết giải quyết vấn đề gia tăng dân số, lối thoát duy nhất là tự nguyện
hoặc cưỡng bức hạn chế sinh đẻ.
Chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình đã trở thành quốc sách đối
với nhiều nước đang phát triển. Con ng ười đã nhận ra nguy c ơ của việc t ăng
dân số. Tỉ lệ tăng dân số có chiều hướng đang giảm đi trên phạm vi thế giới.
Nếu ở thập kỷ 60 là 2% thì cuối thập kỷ 70 chỉ còn là 1,7%, đầu thập kỷ 80 là
1,6% và đến cuối thế kỷ XX này là 1,5%. Tất nhiên đây là kết quả củ a chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình ở các nước đang phát triển. Song sự
tăng giảm dân số không chỉ tuỳ thuộc vào chính sách kế hoạch hoá gia đình
mà còn tuỳ thuộc vào nhiều mặt của kinh tế, v ăn hoá, giáo dục, đô thị hoá và
đưa phụ nữ vào guồng máy sản suất. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng dân
số thế giới 100 năm nữa sẽ ở mức 10-12 tỷ và tuổi thọ trung bình sẽ đạt 75
tuổi.
Tất cả đều là dự đoán. Song câu nói “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm
nay” rất đúng với dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Bước 1: Tìm hiểu các văn bản gốc
Văn bản Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt Nam đến năm
2000 gồm những ý chính sau:
Ý 1: Sự bùng nổ dân số là một vấn đề toàn cầu
Ý 2: Ảnh h ưởng tiêu cực của sự gia t ăng dân số đối với đời sống xã hội
Ý 3: Biện pháp để chống bùng nổ dân số
Văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn gồm những ý chính sau:
Ý 1: Sự gia tăng dân số quá nhanh trên toàn thế giới
Ý 2: Ảnh h ưởng tích cực và tiêu cực của sự gia t ăng dân số đến xã hội
Ý 3: Biện pháp để giải quyết vấn đề gia tăng dân số

85
Bước 2: Tập hợp và phân loại các nội dung c ơ bản trong các v ăn bản
gốc
Hai văn bản trên đều có ba ý chính với nội dung gần giống nhau, chỉ
khác nhau ở ý thứ hai: V ăn bản Sự bùng nổ dân số và chiến l ược dân số Việt
Nam đến năm 2000 chỉ đề cập đến những tác động tiêu cực của gia tăng dân
số đối với đời sống xã hội còn văn bản Sự gia tăng dân số, một thảm hoạ lớn
đề cập đến cả tác động tích cực.
Bước 3: Viết tổng thuật
Sự bùng nổ dân số là một vấn đề cấp thiết của thời đại. Bàn về vấn đề
này, các bài viết đều đưa ra những con số cụ thể về sự gia tăng dân số quá
nhanh trên toàn thế giới đặc biệt là ở những n ước đang phát triển cùng với sự
phân tích những tác động tiêu cực và tích cực của nó với đời sống xã hội. Các
tác giả đều cho rằng biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề dân số là chính
sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

86
BÀI TẬP
Bài 1. Tóm tắt văn bản hành chính sau theo hai cách
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
CỤC VĂN THƯ VÀ NAM
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––– –––––––––––––––––––––––
Số: 424/VTLTNN-VP
V/v gửi hồ sơ khen thưởng các tập thể và cá Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2005
nhân trong đợt thi đua do Bộ trưởng Bộ Nội
vụ phát động.
Kính gửi: Các đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Thực hiện Công văn số 2745/BNV-TĐKT ngày 27/12/2004 của Bộ Nội
vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về công tác thi đua hướng tới kỷ niệm
60 năm ngày truyền thống ngành TCNN, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước
yêu cầu các đơn vị bình xét các tập thể và cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội
vụ tặng Bằng khen trong đợt thi đua đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát
động.
Tiêu chuẩn đối với tập thể:
1. Là đơn vị thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ công tác được giao năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 (đạt
danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2004);
2. Không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm luật, bị xử lí kỉ
luật;
3. Tập thể có môi trường văn hoá lành mạnh, nơi làm việc xanh -
sạch - đẹp; tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao t hu hút đông
đảo cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
Tiêu chuẩn đối với cá nhân:
1. Là người tiêu biểu nhất của đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
công tác năm 2004 và 6 tháng đấu năm 2005 (năm 2004 đạt danh hiệu Chiến
sĩ thi đua cơ sở);
87
2. Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước, quy định
của cơ quan;
3. Tham gia nhiệt tình các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao do
cơ quan phát động.
Đề nghị các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước trước ngày 19/7/2005. Hồ sơ đề nghị khen thưởng bao
gồm: Văn bản đề nghị của đơn vị đề nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân,
biên bản họp xét thi đua của đơn vị/.
Nơi nhận: CỤC TRƯỞNG
- Như trên;
- Lưu: VP, VT.

Trần Hoàng
Bài 2. Rút ngắn phần v ăn bản sau đây:
Sau năm 1986, đời sống văn hoá ở Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ
sang cơ chế thị trường. Cùng với việc mở rộng cơ chế thị trường, một quá
trình đô thị hoá đã diễn ra mau lẹ. Với Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, khoá
VIII, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với cơ chế
thị trường, một chủ nghĩa bình quân trước kia đã từng có tác dụng duy trì
nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong nền sản xuất năng xuất thấp đang
được các tiêu chuẩn thương mại và cạnh tranh thay đổi và có tác dụ ng giải
phóng khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân và
bù đắp dần sự thiếu hụt các giá trị về văn hoá kinh doanh của nền văn hóa
truyền thống. Song sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của quá
trình đô thị hoá cũng là n guyên nhân làm phát triển méo mó nhân cách và các
quan hệ văn hoá. Khi cá nhân được giải phóng năng lượng sáng tạo, các mối
quan hệ cộng đồng, với truyền thống, với họ hàng và thân tộc có khuynh
hướng lỏng lẻo dần.

88
Bài 3: Hãy tổng thuật các bài viết chủ đề môi sinh, môi trường
được cho dưới đây:
1. Bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi tr ường
Xung quanh chúng ta là thế giới vật chất. Tài ng uyên và môi trường
luôn luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi ng ười. Để bảo đảm cuộc
sống, con người chẳng những dựa vào hoàn cảnh tự nhiên mà còn phải biết
cải tạo tự nhiên đê phục vụ cho cuộc sống của mình, giữa thiên nhiên và con
người có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thể tách rời.
Thế giới vật chất bao la vô cùng, vô tận, nh ưng hành tinh của chúng ta
thì nhỏ bé và có hạn. Tài nguyên trong lòng đất cũng có hạn và đang ngày
một cạn kiệt.
Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất không có kế hoạch hoặc chỉ vì
lợi ích trước mắt, không tuân thủ qui luật tự nhiên đã gây ra nhiều hậu quả
xấu. Nhiều vùng đất màu mỡ bị phá hoại, nhiều khu rừng đã bị đốt cháy trơ
trụi. Nạn đốt rừng đầu nguồn đã gây ra lũ cho nhiều vùng, đặc biệt là các
vùng ven sông và vùng đồng bằng.
Việc s ăn bắn thú rừng ngày càng t ăng, những loài động vật hiếm quý
bị con người tiêu diệt bất chấ p lệnh cấm của nhà n ước làm cho nhiều chủng
loại ngày nay đã mất đi, chỉ còn rất ít nh ư tê giác, khỉ hình ng ười, cá voi, hải
cẩu, vv…
Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên
nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không
còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản
thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe doạ: Chất thải công
nghiệp làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô
nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp
chất của các - bon làm ô nhiễm, tầng ô - zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng,
các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống trái đất. Nhiệt độ khí
quyển ngày càng t ăng, lượng nước biển sẽ dễ dâng lên do sự tan băng ở Bắc

89
và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân
bằng sinh thái và đang là sự đe doạ khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh
của chúng ta.
Nhiều tổ chức quốc tế cùng với chính phủ nhiều n ước đã có nhiều lời
kêu gọi và việc làm thiết thực để bảo vệ, gìn giữ những nguồn tài nguyên,
những loài động vật trên trái đất. Mặt khác nhiều quốc gia đã áp dụng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên
nhên. Thế giới ngày nay đang bước vào việc tìm kiếm nguồn năng lượng nào
ít chất thải nhất để giảm bớt sự ô nhiễm bầu khí quyển, giữ gìn sự trong lành
của thiên nhiên. Nh ư vậy vừa bảo đảm cho cuộc sống của con người vừa bảo
vệ thiên nhiên lâu dài.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
2. Bảo vệ môi sinh
Môi sinh đang ở trong tình trạng báo động, nói một cách khẩn thiết:
thiên nhiên đang kêu cứu. Thảm hoạ huỷ diệt đang đe doạ loài người. Nếu
lương tri loài người đã thức tỉnh thì quả là đúng lúc.
Chẳng thế mà tháng 1 0 năm 1992 một hội nghị cỡ nguyên thủ quốc gia
đã họp ở Riô Đê Gianerô với chương ttình nghị sự chỉ bàn về boa vệ môi
sinh. Và chúng ta gần như hàng tháng được nghe, đọc, nhìn từ các ph ương
tiện thông tin đại chúng, nào là tầng ôzôn bị thủng, nào là thiên tai, lụt lội, núi
nở, bão lốc… Tựa nh ư thiên nhiên đang nổỉ giận và hậu quả khốc liệt của việc
đối xử tàn tệ với thiên nhiên đang diễn ra.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sự gia t ăng dân số, việc khai
thác tài nguyên một cách vô tổ chức, việc t ăng nhanh quá trình đô thị hoá,
công nghiệp hoá, hoá học hoá nông nghiệp, tác động to lớn của con người vào
thiên nhiên từ nhiều mặt mang lại tính toàn cầu trong đó có vấn đề chất thải,
đã ảnh hưởng sâu sắc đến sinh quyển, đụng chạm đến mọi quốc gia và quả đất
là “ngôi nhà” chung của loài người.

90
Riêng năm 1970, con người đã sản sinh ra 40 tỷ tấn chất thải trong quá
trình sản xuất và sinh hoạt. Tính đến cuối thế kỷ XX này, khối lượng chất thải
sẽ lên đến 100 tỷ tấn/năm.
Sinh quyển khí quyển, nguồn n ước, tóm lại toàn bộ môi sinh bị nhiễm
bẩn do kim loại và các hợp chất bị thải loại, phân bón, chất độc hoá học, các
chất thải phóng xạ, nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Những
chất thải ở thể rắn, thể lỏng và thể khí không ngừng t ăng lên.
Riêng chất thải ở thể rắn mỗi năm có tới 10 - 12 tỷ tấn. Chỉ một công
dân Mỹ sống ở thành phố mỗi n ăm thải 1 tấn rác.
Mỗi n ăm lượng nước thải trên thế giới khoảng 1000k 3, để xử lí khối
lượng nước bẩn này cần một lượng nước sạch gấp 20 lần. Như vậy là con
người đã sử dụng một lượng đáng kể nước ngọt dự trữ thiên nhiên có trong
các ao hồ (40.000 km3).
Hàng năm gần 10 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu mỏ đổ thải ra đại
dương.
Do kết quả sử dụng nhiệt n ăng, mỗi năm khí quyển tiếp nhận 20 tỉ tấn
khí cacbonic và các khí độc khác (đó là nguyên nhân chủ yếu gây nên các trận
mưa bụi cacbonic).
Hậu quả là nửa cuối thế kỷ XX, sinh quyển đã trở nên tồi tệ rõ rệt.
Ở một số nước và một số vùng rộng lớn, tình trạng ô nhiễm đã thực sự
là mối hiểm hoạ. Trách nhiệm này thuộc về các nước công nghiệp phát triển,
các nước này đã gây ra 2/3 sự ô nhiễm bẩn (trong số đó Hoa Kỳ gây ra 30%,
các nước Tây Âu gây ra 20%).
Vấn đề bảo vệ sinh thái bao gồm nhiều mặt: bảo vệ sức khoẻ, kinh tế,
giáo dục và nhiều vấn đề khác.
- Hướng thứ nhất: Phát minh những thiết bị lọc, hạn chế sử dụng các
nguyên liệu có chứa l ưu huỳnh, tái sử dụng rác các loại.
- Hướng thứ hai: Thay thế công nghệ sản xuất cổ truyền, bằng các
“công nghệ sạch”, không có chất thải độc hại.

91
- Hướng thứ ba: Kiểm soát và phân bổ hợp lí các ngành công nghiệp
gây nhiễm bẩn nhất (luyện kim đen và màu, công nghiệp dầu và hoá dầu,
công nghiệp giấy) đối với môi sinh.
Vấn đề môi sinh cần được giải quyết ở những quy mô khác nhau, trên
quy mô thế giới, quy mô từng nước, từng ngành. Vấn đề này mang tính toàn
cầu. Các nhà bác học đã cho rằng nhiệt độ không khí đã tăng 3 đến 4 độ C
khiến cho khí hậu toàn cầu thay đổi đáng kể. Tầng ozôn đã bị rách, thủng
hàng nghìn km2. Các nhà du hành vũ trụ có dịp được quan sát Trái đất từ vũ
trụ đã ví Trái đất như quả cầu bé nhỏ và mỏng manh.
Bảo vệ sinh quyển tức là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)

92
Chương 4. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ CHÍNH TẢ,

DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU

A. CHÍNH TẢ.

I. Đặc điểm chính tả và nguyê n tắc kết hợp chính tả tiếng Việt

1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt

1.1 Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính : các âm tiết được tách bạch
rõ ràng trong dòng lời nói. Vì thế, khi viết, các âm tiết được viết rời, cách biệt
nhau.
Thí dụ:
Tổ quốc Việt Nam gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo
(gồm 15 âm tiết).
1.2 Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình. Dù đứng độc lập
hay là một yếu tố trong cấu tạo từ ghép hay đứng trong câu, trong văn bản thì
hình thái của âm tiết không bao giờ thay đổi.
1.3 Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi
viết chữ, phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối
với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
- Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt: rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ
âm tiếng Việt có cấu tạo như sau:
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.
- Cách xác định ký hiệu ghi trong âm chính trong chữ: Muốn xác định
được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào khuôn âm tiết.
Thí dụ:

93
THANH ĐIỆU
PHỤ ÂM VẦN
ĐẦU ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI
THANH ĐIỆU
H U Ấ N
T O À T
TH U YỀ N
B # ƯỚ C
# O À #
# # ÙA #
TH U Ỷ #

Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong chữ, ta ghi dấu thanh
điệu kên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó: bàn, toàn, hóa, họ, thuế....
Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính (âm chính là nguyên
âm đôi):
+ ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu có dấu phụ: tiến, chiến, quyển, yến,
suối, chứa...;
+ ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu đầu tiên (từ trái sang phải) khi cả hai
ký hiệu không có dấu phụ: phía, của, múa...;
+ghi dấu thanh điệu lên ký hiệu thứ hai (từ trái sang phải) khi cả hai ký
hiệu đều có dấu phụ: nước, bưởi...
Mẹo ghi thanh điệu đúng:
- Khi có một nguyê n âm, dấu ghi thanh điệu bao giờ cũng đánh lên
nguyên âm đó;
- Khi phần vần có từ hai nguyên âm trở lên, nếu:
+ Vần đang xét, về nguyên tắc có thể kết hợp với (hoặc đã sẵn có) một
trong các phụ âm (m, n, p, t, c, ng, nh, ch) làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh

94
điệu trên (hoặc dưới) ký hiệu nguyên âm cuối cùng bên phải: hoà(ng), quyế
(t), quyể(n), giườ(ng)....;
+ Vần đang xét về nguyên tắc, không thể kết hợp được với một trong
các phụ âm kể trên làm âm cuối, ta đặt dấu ghi thanh điệu trên (dưới) ký hiệu
nguyên âm ngay bên trái ký hiệu nguyên âm cuối cùng: hoài, hỏi, hảo, mày,
múa, phía, chứa...

2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt

2.1 Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết.
- Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đều có thể làm ký hiệu ghi âm đầu của
âm tiết.
- Tất cả các chữ cái ghi nguyên âm đều có thể làm ký hiệu âm chính
của âm tiết.
- Có hai chữ cái để ghi âm đệm là o và u (giữa chúng có sự phân bố vị
trí rõ rệt. Xem mục b dưới đây).
- Các ký hiệu: p, t, m, n, c (ch), ng (nh), i, (y), u (o) biểu thị các âm
cuối.
2.2 Sự phân bố vị trí giữa các ký hiệu cùng biểu thị một âm.
Tuy có những chỗ chưa hợp lí, song chữ quốc ngữ đã thiết lập được
một bộ quy tắc kết hợp hiệu chỉnh cần thiết và đủ mạnh để loại bỏ khả năng
tùy tiện, nước đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở
thành thói quen chính tả của người Việt. Nhờ chúng mà chính tả chữ quốc
ngữ khắc phục được tính phức tạp, rắc rối phát nguyên từ những trường hợp
vi phạm nguyên tắc ngữ âm học. Sau đây là các quy tắc bổ sung đó:
*K, C, Q
- K viết trước nguyên âm e, ê, i (y); hoặc nguyên âm đôi iê, ia: kiên ,
kia, kẻ, kĩ...
- C viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, căn, cân, cô, cư...).
- Q viết trước âm đệm: u (quả, quang, quân, quet....).

95
(Riêng trường hợp ka- ki, Bắc Kạn, ka -li theo thói quen k vẫn được viết
trước a)
*G – GH; NG - NGH
- G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư (nga, ngăn, go,
gô, ngơ, gù, ngưng...)
- GH, NGH viết trước các nguyên âm e, ê, i (nghe, ghế, nghiên...) hoặc
trước cá c nguyên âm đôi ia, iê (nghĩa, nghiên....)
*IÊ, YÊ, IA, YA
- IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiên tiến...
- YÊ viết sau âm đêm, trước âm cuối: tuyên, quyên... hoặc khi mở đầu
âm tiết: yên, yết...
- IA viết sau đầu, không có âm cuối: chia, phía...
- YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya.
*UA, UÔ
- UA viết khi không có âm cuối: ủa, của, múa...
- UÔ viết trước âm cuối: suối, suốt, chuối...
*ƯA, ƯƠ
- ƯA viết khi không có âm cuối: chưa, thừa...
- ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương... .
*O, U làm âm đệm
- Sau chữ cái ghi phụ âm Q chỉ viết U: quang, quân, quen, quyên...
- Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết:
+ Viết O trước các nguyên âm : a, ă, i (hoa, khoăn, toet....)
+ Viết U trước các nguyên âm : â, ê, y, ya, yê (huân, khuynh, khuya,
nguyên, huê...)
* I,Y làm âm chính (không có quy định thống nhất)
Theo xu hướng hiện đại:
- I, Y đều làm phần vần cho một âm tiết và dùng thay thế cho nhau.
Thí dụ: kĩ thuật - kỹ thuật

96
lí thuyết - lí thuyết
thẩm mĩ - thẩm mỹ
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay những âm tiết này thường viết bằng I,
chỉ trừ một vài trường hợp viết bằng Y. Đó là từ kỹ sư… hay tên riêng Lê Thị
Lí, nước Mỹ…
- I viết sau âm đầu: bi, phi, kĩ, mĩ, kinh, minh.....
- Y viết sau âm đệm: quy, quynh....
- I, Y đều có khả năng độc lập tạo nên âm tiết:
+ I đối với các từ thuần Việt: ỉ eo, ầm ĩ, í ới...
+ Y đối với từ Hán Việt: y tá, ý kiến, quân y, y lệnh, y phục...

II. Quy tắc viết hoa trong văn bản

1 Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt

Chữ hoa trong tiếng Việt có các chức năng cơ bản sau:
- Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi tên riêng của người: địa danh, tên cơ quan, tổ chức...;
- Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người, Tổng thống, Phu nhân...
Chức năng thứ nhất và thứ ba nhìn chung được thực hiện một cách nhất
quán trong chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng ghi tên riêng của người, địa
danh, tên cơ quan, tổ chức... là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong sử
dụng.
Thí dụ:
- Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau: Phan vũ diễm
Hằng, Phan vũ Diễm Hằng, Phan Vũ Diễm Hằng, Phan - vũ - diễm - Hằng
v.v...
- Cùng một tên tồn tại những cách viết khác nhau: Hà Nội, Hà -nội, Hà
nội v.v...
- Cùng một tên tổ chức cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác
nhau: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường Đại học bách khoa Hà Nội v.v...
97
Để khắc phục tình trạng này, tiếng Việt đã có những quy định về việc
viết hoa trong văn bản.

2 Những quy định thông thường về việc viết hoa

Trên văn bản, viết hoa là một qu y định bắt buộc. Theo đó có những quy
định chính tả cho việc viết hoa. Không thể tùy tiện viết hoa các con chữ đầu
âm tiết của từ. Nói cách khác, viết hoa thể hiện trình độ văn hóa của người
viết.
Những quy định thông thường về cách viết hoa như sau:
2.1. Viết hoa dùng để ngăn cách ý nghĩa (nội dung) của câu này với
câu khác hay ngăn cách các đoạn văn trên văn bản . Vì thế, chữ cái đầu âm
tiết của từ đứng đầu câu, đầu đoạn văn cần phải viết hoa.
Thí dụ:
Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan trực thuộc Bộ Nông n ghiệp và Phát
triển nông thôn, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức
năng quản lí Nhà nước về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ
thực vật trong phạm vi cả nước.
Cục Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu riê ng, kinh phí
hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, được mở tài khoản riêng.
2.2 Viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ đầu tiên trong các lời đối
thoại.
Thí dụ:
- Mời đồng chí tham dự họp triển khai kế hoạch công tác của phòng
kinh doanh.
- Được. Tôi sẽ đến ngay.
2.3 Viết hoa con chữ đầu âm tiết của một từ - sau dấu ngoặc kép -
trong lời trích dẫn trực tiếp.
Thí dụ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

98
2.4. Trong văn bản thơ, con chữ đầu âm tiết của từ đầu dòng thơ,
cần phải viết hoa.
Thí dụ:
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh.
2.5 Viết hoa họ tên người, tên tự, tên hiệu.
Họ của người Việt Nam có thể do một từ biểu thị (Đinh, Lê, Lí,
Nguyễn...) mà cũng có thể do hai từ (họ ghép) biểu thị ( Trần Lê..., Nguyễn
Hoàng...). Tên người cũng vậy (Lan, Minh Khai...). Trước từ chỉ tên người có
thể có từ "Văn" hay "Thị" để biểu thị giới tính (Hoàng Thị Hà, Lê Việt
Tuấn...) hoặc sau họ và tên người có thể có tên tự, tên hiệu: ( Nguyễn Du, tự
Tố Như, hiệu Thanh Hiên).
Quy định chung hiện nay là viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ chỉ họ,
chỉ tên, chỉ giới tính, chỉ tên tự, tên hiệu.
Thí dụ:
Tôn Thất Bách
Nguyễn Thị Minh Khai
2.6 Viết hoa tên địa lí, tên các tổ chức chính trị -xã hội, hiệp hội...
Địa da nh có thể là một từ do một âm tiết tạo thành ( Huế, Vinh...) có thể
hai hoặc nhiều hơn hai âm tiết tạo thành ( Hà Nội, Điện Biên Phủ. ..). Có
những từ ghép chỉ địa danh liên kết ( Cao - Bắc - Lạng, Thanh - Nghệ - Tĩnh,
Thừa Thiên - Huế... ) thì cần viết con chữ đầu của các âm tiết và giữa các tên
địa lí có dấu gạch ngang.
Tên các tổ chức hành chính, hiệp hội....
Thí dụ:
Hội phật giáo.
Hội cựu chiến binh.
Ngân hàng thương mại Việt Nam.

99
Nhưng, để thể hiện sự trang trọng, có thể viết hoa các con chữ đầu âm
tiết của một từ ghép trong tên gọi của một tổ chức.
Thí dụ:
Hội Phật giáo.
Hội Cựu chiến binh.
Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Hoặc viết hoa con chữ đầu` âm tiết của một từ thông dụng nhưng được
dùng với nghĩa kính trọng.
Thí dụ:
Bàn tay con nắm tay Cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp cùng Phu nhân sang thăm hữu nghị
chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.7. Viết hoa tên các ấn phẩm sách, báo, văn kiện, tạp chí....
Tên các ấn phẩm như tên sách, tên báo, tên tạp chí, văn kiện được in
trên các bìa sách hoặc trang báo phụ thuộc vào kiểu con chữ, hoa văn màu sắc
mà người trình bày tùy chọn không có những quy định bắt buộc. Thí dụ:
-Tên báo: Nhân Dân, Hà nội mới, Quân đội nhân dân, phụ nữ Việt
Nam...
-Tên tạ p chí: Hoa Học trò, Quê hương, Tuổi trẻ Hạnh phúc....
-Tên sách: Tên sách cũng có cách trình bày tương tự như trên. Tên gọi
văn kiện thường dùng con chữ in hoa chân phương: BÁO CÁO CHÍNH TRỊ
CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG LẦN THỨ VIII.
Cần lưu ý: nếu trong văn bản viết tay, hoặc văn bản in có đề cập đến
tên gọi các tác phẩm, sách, báo, văn kiện... thì cách viết hoa (hoặc in hoa) như
sau:
- Tên người, địa danh, tên triều đại... dùng làm tên gọi của các tác ph ẩm
thì viết hoa tên người, địa danh, tên triều đại đó.

100
Thí dụ:
Hồ Chí Minh toàn tập
Hậu Hán thư.
Tam Quốc chí.
Nghệ An kí.
- Nếu trong câu đề cập đến tên tác phẩm, tác giả trong dấu ngoặc kép,
thì chỉ viết hoa con chữ đầu của âm tiết tạo từ, hoặc cụm từ chỉ tên tác phẩm
đó.
Thí dụ:
Trong tác phẩm "Dấu chân người lính", nhà văn Nguyễn Minh Châu
đã khắc họa rõ nét những đức tính cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ.
2.8 Viết hoa tên người, địa danh, tổ chức... tiếng nước ngoài phiên
âm ra tiếng Việt.
Việc phiên âm tên người, địa danh, tên tổ chức nước ngoài ra tiếng Việt
chủ yếu dựa vào cách phát âm và ghi lại cách phát âm đó bằng con chữ tiếng
Việt. Người ta chỉ viết hoa con chữ đầu âm tiết của từ (giữa các âm tiết có thể
dùng gạch nối).
Thí dụ:
Putin (hoặc Pu-tin) Italya (hoặc I - ta - li - a)
V.I.Lênin (hoặc Lê -nin) Matxcơva (hoặc Mát - xcơ-va)
Phơriđrich Ăngghen (hoặc Phơ - ri - đrích Ăng-ghen)
Hiện nay việc phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ghi lại bằng
con chữ tiếng Việt đang là v ấn đề chưa được giải quyết; chẳng hạn khi phiên
âm có thể viết liền các âm tiết (Italia, Mianma...) mà cũng có thể ngăn cách
các âm tiết bằng dấu gạch nối.
Thí dụ: Chủ tịch Quốc hội tiếp đại sứ Mi - an - ma.

3. Văn bản của Văn phòng Chính phủ quy định về việc viết hoa
trong văn bản hành chính (Xem phụ lục Tr.136)

101
4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.

Trong các văn bản khoa học chúng ta thường gặp các tên riêng nước
ngoài và các thuật ngữ quốc tế. Có ba cách xử lí các từ ngữ này, phụ thuộc
vào loại hình văn bản trong đó chúng xuật hiện: để nguyên dạng, chuyển tự
hoặc phiên âm.
4.1 Cách viết nguyên dạng được dùng trong các sách báo, tạp chí
chuyên môn, trong các tiểu luận, luận văn đại học và sau đại học. Chẳng hạn,
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thư mục của luận văn sau
đại học, chữ Nga, chữ Trung Quốc, chữ Thái… đều phải để nguyên dạng,
không dịch.
4.2. Cách chuyển tự (chuyển từ các chữ cái tiếng nước ngoài thành chữ
cái Việt Nam) cũng được dùng trong các văn bản chuyên môn.
Khi chuyển tự ta viết liền cả từ, không có gạch nối giữa các âm tiết và
cũng không đánh dấu thanh.
4.3. Cách phiên âm được dùng trong các sách báo phổ cập. Khi phiên
âm cần viết rời từng âm tiết, giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có gạch
nối, các âm tiết không đánh dấu thanh.
Thí dụ: Xanh Pê-tec-bua, Na-pô-lê-ông Bô-na-pac, Vla-đi-mia I-lich-
Lê -nin…
Nếu chữ viết trong nguyên ngữ dùng thuộc hệ La -tinh thì giữ nguyên
dạng như trong nguyên ngữ, có thể giản lược các dấu phụ nếu thấy cần thiết
(như các dấu phụ t rong õ, ẽ,….).
Nếu chữ viết nguyên ngữ không thuộc hệ chữ La -tinh thì dùng lối
chuyển tự được quy ước sang chữ cái la -tinh.
Chú ý:
- Tên sông, núi v.v… không thuộc riêng một nước nào và tên các tổ
chức quốc tế thì viết theo dạng chữ thống nhất và phổ bi ến nhất trên thế giới
(kể cả tên viết tắt, nếu có), Thí dụ: Mekong, UNESCO, Himalaya… Nhưng

102
nếu là tên có ý nghĩa và thường được dịch nghĩa thì viết theo lối dịch nghĩa,
Thí dụ: Biển Đen (hay Hắc Hải), Liên Hợp Quốc…
- Một số tên riêng, nhất là tên đất, t ên nhân vật lịch sử đã quen dùng từ
lâu thì nói chung, giữ nguyên cách gọi cũ, Thí dụ: Pháp, Đức, Hy Lạp, Thích
Ca…
- Trong các sách giáo khoa ở các lớp dưới, có thể áp dụng đồng thời hai
cách tên riêng nước ngoài: viết nguyên dạng (hoặc chuyển tự) và phi ên âm -
đặt trong ngoặc đơn, Thí dụ: Shakespeare (Sêch -xpia), Curie (Quy-ri),
Tchaikovskiy (Chai-cốp-xki)….

B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ

I. Những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản

Lựa chọn và sử dụng từ, ngữ trong văn bản cần phải dựa trên nhữn g cơ sở
thống nhất, những cơ sở tạo điều kiện cho việc giao tiếp đạt hiệu quả. Cơ sở của
việc lựa chọn đó chính là yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Từ, ngữ sử dụng
trong văn bản cần phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:

1. Dùng từ phải đúng về âm th anh và hình thức cấu tạo

Từ là đơn vị hai mặt: nội dung và hình th ức. Nói đến từ, trước hết phải nói
tới mặt âm thanh và hình thức cấu tạo. Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến đổi
hình thái. Vì vậy, hình thức của từ cũng mang tính cố định, bất biến ở mọi vị trí.
Khi sử dụng từ ngữ, điều đầu tiên chúng ta phải đảm bảo là phải đúng về âm thanh
và cấu tạo mà xã hội công nhận. Việc dùng từ không đúng về mặt hình thức sẽ làm
cho người nghe, người đọc không hiểu hoặc hiểu sai nội dung thông tin cần truyền
đạt
Thí dụ:
Không nói Cần nói
Kìm chế Kiềm chế
Bửn thỉu Bẩn thỉu
Tiểu số Thiểu số

103
Góa phụ Quả phụ
Nhận chức Nhậm chức
Cấu kết Câu kết
Tiệt chủng Tuyệt chủng
Mối liên hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa của từ mang tính quy ước.
Trong việc sử dụng từ ngữ, một mặt cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu sử dụng từ
đúng âm thanh và hình thức cấu tạo, song lại tránh cách dùng cứng nhắc, máy móc.
Hoàn toàn được phép sáng tạo, uyển chuyển trong dùng từ.
Thí dụ: Tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ, nhưng trong thực tế
sử dụng vẫn cho phép đảo trật tự các thành tố cấu tạo từ mà nghĩa của từ lại không
thay đổi, như cay đắng - đắng cay, đợi chờ - chờ đợi….
Hoặc tách rời các hình vị để tạo ra những kết cấu mới, như ăn mặc sung
sướng - ăn sung mặc sướng….
Dùng từ đúng về âm thanh và hình thức cấu tạo còn được hiểu là khi nói cần
phát âm chuẩn.

2. Dùng từ phải đúng về nghĩa

Ý nghĩa của từ là một trong hai mặt của từ, được cộng đồng xã hội thừa nhận
và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thông thường các ý nghĩa này được ghi lại
trong các từ điển giải thích. Khi sử dụng từ ngữ, cần bảo đảm đúng các mặt sau:
- Chỉ đúng hiện thực khách quan (sự việc, sự vật, hành động, tính chất) cần
nói tới.
- Biểu thị đúng khái niệm cần diễn đạt.
- Phản ánh đúng thái độ, tình cảm của người viết, người nói đối với hiện thực
khách quan, đối với người đọc văn bản.
Nói cách khác, dùng từ phải đúng cả về nghĩa biểu vật và đúng cả về nghĩa
biểu thái.
Từ có nghĩa gốc và có cả nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa phái sinh). Sử dụng từ t heo
nghĩa chuyển cần dựa trên nghĩa gốc của từ.

3. Dùng từ phải đúng quan hệ kết hợp.


104
Từ là đơn vị tạo câu. Khi tham gia vào câu, từ không chỉ có hình thức và ý
nghĩa mà còn có những đặc điểm ngữ pháp nữa. Đối với tiếng Việt, đặc điểm ngữ
pháp của từ thể hiện rõ nhất ở khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của từ trong
câu. Khi cho các từ kết hợp với nhau, bố trí từ đảm nhận một chức năng ngữ pháp
nào đó trong câu, cần phải tính toán và tuân theo các đặc điểm ngữ pháp của từ.
Từ được coi là dùng đúng về q uan hệ kết hợp cần:
- Phải phù hợp với những từ khác trong câu
Thí dụ: Do lượng mưa năm nay kéo dài nên vụ mùa đã bị thiệt hại nặng nề.
- Được sắp xếp đúng vị trí.
Thí dụ: Những văn bản về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè của Bộ Y tế
đã được triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước là một câu sắp xếp từ ngữ
không đúng về trật tự.
Cần viết: Những văn bản của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh mùa hè
đã được triển khai thực hiện đồng bộ trong cả nước .
- Dùng quan hệ từ đúng.
Thí dụ: Quy chế làm việc Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội là một câu
dùng thiếu quan hệ từ nên dẫn đến sai về quan hệ ngữ pháp.
Cần viết: Quy chế làm việc của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội

4. Dùng từ phải phù hợp với phong cách chức năng.

Tiếng Việt có nhiều phong cách ngôn ngữ, mỗi phong cách thường có
một yêu cầu khác nhau về sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Trong từ vựng,
đại đa số các từ là từ đa phong cách (từ được sử dụng trong nhiều phong cách)
nhưng có một số từ chuyên dụng cho một hoặc một số phong cách chức năn g
nhất định.
Trong văn bản hành chính thường có lớp từ ngữ hành chính với tính
chính xác, khuôn mẫu và trang trọng. Thí dụ: nay ban hành, trân trọng đề
nghị, nghiêm cấm, bãi bỏ, đình chỉ... Văn bản khoa học lại có nhiều thuật ngữ
khoa học tương ứng với cá c ngành khoa học nhất định. Thí dụ: giao thoa,
điện trở, gen trội; âm tiết, ngữ cố định, trạng ngữ…

105
Việc dùng từ không đúng với phong cách chức năng của văn bản sẽ
lảm giảm hiệu quả tác động của văn bản.
Thí dụ: Trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, nhờ tai mắt của quần
chúng, các tội phạm buôn bán ma túy đã được quét sạch.

II. Sử dụng từ Hán Việt

1. Khái niệm từ Hán Việt:

- Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, được
phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán.
- Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ
tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng
Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của
tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gố c Hán.

2. Lỗi thường gặp trong sử dụng từ Hán Việt.

2.1 Lỗi về cấu tạo từ


Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng
mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt
âm thanh và cấu tạo từ đã được cộng đồng quy ước.
Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh:
- Tự cải biến cấu tạo của từ
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu
hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay
đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.
Thí dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu
như sau: Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.
Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn
tuy đảo vị trí các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng
lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân
tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa

106
văn trên thổ cẩm của người Thái ; còn văn hoa có nghĩa " văn vẻ, hoa mĩ", thí
dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa
văn sẽ đúng hơn.
Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan
đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán
Việt như sau:
Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ
Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết,
(nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) thí dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động
dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/ cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V),
nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/ hướng ngoại (V), cải hoán
(H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển (H)/ triển khai (V)
v.v... Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạ n và cần lưu ý đến những trường
hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như:
vãng lai khác lai vãng.
- Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép
Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ
mới phải đư ợc hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng
đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Thí dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp
nghĩa của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là "quyền tác giả".
hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3
từ: vốn , pháp luật , quy định.
Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và
kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.
Thí dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa +
x, Thí dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ... với đa có nghĩa
là "nhiều". Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một yếu tố
khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ quán là

107
một ngườ i đa chồng thì đa chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép
không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm cho
tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng cụm
từ thuần Việt lắm chồng , nhiều chồng . Còn từ Hán Việt tương đương đa phu
chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng trong
trường hợp chỉ một người cụ thể.
- Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.
Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo nhất định. Tuy nhiên,
khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.
Thí dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.
Tham quan là một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán,
tham có hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh
khác nhau. Với nghĩa "tham gia", tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham
chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận... Với nghĩa "tham khảo",
tham có mặt trong : tham bác, tham khảo, tham quan, tham vấn... Trong tiếng
Việt tham quan có nghĩa "xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh
nghiệm". Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm
quan, vì thăm chỉ là "đến hỏi han, xem xét để biết tình hình". Dùng Thăm
quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói:
Tổ chức đi tham quan là đúng
Tổ chức đi thăm quan là không đúng
Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:
Liệt vị
Đơn phương độc mã
Bệnh mãn tính
Sáng lạn, sán lạn
Hoạch toán
Trìu tượng
Đảo ngũ

108
- Nhầm lẫn các từ gần âm
bàn hoàn - bàng hoàng
bàng quang - bàng quan
bao biện - ngụy biện

2.2 Lỗi về nghĩa
Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán
Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng
sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con
đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là
một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng
không đúng ngữ cảnh giao tiếp.
Thí dụ:
Từ cứu cánh có nghĩa là "mục đích", nhưng trên thực tế lại có rất nhiều
người dùng với nghĩa " cứu giúp". Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là
cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.
Cam lai có nghĩa là " ngọt lại ", nhưng có người hiểu nghĩa là " cam lai
ghép". Chẳng hạn, thơ Bác có viết:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.
thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở
lại với con người.
Hoặc có cách dùng từ bao biện với nghĩa là “ dùng những lập luận có vẻ
như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu:
Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy.
Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự
của người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến ”.
Ở câu trên, phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là
nguỵ biện, sự thật không phải như vậy.”

109
2.3. Lỗi về phong cách
Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc
biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách
ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ
chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn
chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn
ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động , giàu hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu
ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.
Thí dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua
khó khăn.
Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết: Dự trù kinh phí tổ ch ức
ngày Nhà giáo Việt Nam.
mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.

3. Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt

- Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa.


- Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ.
- Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
- Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa, cần thấy rằng
bên cạnh sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau:
+ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
+ Khác nhau về sắc thái biểu cảm
+ Khác nhau về màu sắc phong cách.
- Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữ a các từ Hán Việt gần âm, đồng
âm.
- Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ v ào
từ điển để lựa chọn âm đọc đúng.
- Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao
tiếp.

110
III. Dùng từ trong văn bản hành chính

Xuất phát từ chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động quản lí nhà
nước và pháp luật, văn phong của văn bản hành chính - công vụ đòi hỏi đảm
bảo tính chính xác, rõ ràng. Nhìn chung, màu sắc trung tính của các phương
tiện ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu tron g văn bản này. Ngôn ngữ được lựa
chọn làm sao để không bị hiểu thành đa nghĩa, đảm bảo tính khách quan,
không diễn đạt theo lối biểu cảm; vừa mang tính khuôn mẫu vừa thể hiện sự
nhã nhặn, lịch sự, trang trọng.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ thường có sự quy
định chặt chẽ, phổ thông, dễ hiểu và tuân thủ tính thứ bậc trong nền hành
chính.
Từ ngữ sử dụng trong văn bản hành chính - công vụ có hai dấu hiệu cơ
bản, đó là màu sắc tu từ trung tính và tần số sử dụng các phương tiện khuôn
mẫu (khuôn sáo hành chính), các thuật ngữ hanh chính rất cao. Đồng thời, các
thuật ngữ của văn bản hành chính - công vụ cụ thể hơn, ít trừu tượng hơn so
với phong cách khoa học.
"Khuôn sáo hành chính" là đơn vị từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn
luôn được tái hiện, có tương quan với những hoàn cảnh được lặp đi lặp lại với
những khái niệm phổ biến và làm cho chúng được biểu đạt dễ dàng. Còn theo
tác giả Nguyễn Văn Thâm, những câu, những từ, những cấu trúc được dùng
lặp đi, lặp lại rất đặc trưng cho văn bản hành chính được gọi là các "từ khóa".
Khuôn sáo hành chính đối lập với phương tiện cá nhân tác giả. Đặc điểm của
văn bản hành chính - công vụ là sự chiếm ưu thế của khuôn sáo hành chính,
của các phương tiện khuôn mẫu và sự tối giảm các phương tiện ngôn ngữ cá
nhân tác giả.
Trong văn bản hành chính - công vụ, từ ngữ được lựa chọn một cách
khắt khe, cẩn trọng bởi tính chính xác, nghiêm túc và hiệu lực pháp lí của văn
bản hành chính quy định.

111
Những từ ngữ diễn đạt khái niệm chung chung, mơ hồ, đa nghĩa, mang
tính hình ảnh biểu tượng không được phép dùng. Đặc biệt sau văn bản hành
chính - công vụ là phương tiện giao tiếp chính thức giữa các cơ quan nhà
nước nên từ ngữ phải mang tính phổ thông chuẩn mực, trung tính thuộc văn
viết. Không dùng từ thuộc phong cách khẩu n gữ, phong cách văn chương
nghệ thuật; tránh sử dụng từ cổ, thận trọng với việc dùng từ mới; không dùng
từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu vì chúng làm mất đi tính trang trọng, thể
chế, pháp quy nghiêm túc của văn bản. Cần sử dụng đúng các thuật ngữ
chuyên ngành.
Những yêu cầu cụ thể:
Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến; mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định;
tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định. Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo câu. K hi
sử dụng từ trong tiếng Việt để hình thành ngôn ngữ văn bản hành chính cần
chú ý:
1. Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa
Nghĩa của từ là sự phản ánh trong từ một hiện tượng hay sự vật nhất
định (đồ vật, tính chất, quan hệ, quá trình v.v.)
Nghĩa của từ bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp .
Nghĩa từ vựng của từ là tương quan của từ với khái niệm tương ứng; là
vị trí, sự tương quan ngữ nghĩa của từ đó trong hệ thống nghĩa từ vựng của
ngôn ngữ. Nghĩa từ vựng có thể bao gồm nghĩa sự vật (chỉ sự vật, hiện tượng
khách quan) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái độ, tình cảm của con người).
Nghĩa ngữ pháp là các thuộc tính ngữ pháp của từ (từ loại, khả năng kết
hợp với các từ loại khác nhau v.v.)
1.1 Dùng đúng nghĩa từ vựng
- Cần dùng từ đúng nghĩa từ vựng sao cho từ phải biểu hiện được tính
chính xác nội dung cần thể hiện.

112
Thí dụ: "Nhà nước khuyến mại và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân
trong việc sử dụng và khai khẩn hợp lí thành phần môi trường"
Trong câu này, thay vì "khuyến mại, khai khẩn" phải dùng "khuyến
khích, khai thác".
Thí dụ:
Trong tiếng Việt, các từ phá hại, phá hoại, phá hủy, hủy hoại, hủy diệt
v.v. đều có nghĩa là "làm cho hư hỏng, thiệt hại", nhưng ở các mức độ khác
nhau.
Phá hại là "làm cho hư hại (thường là hoa màu)".
Phá hoại là "cố ý làm cho hỏng, cho bị thiệt hại nặng".
Phá hủy là "làm cho bị hư hỏng nặng, không dùng được nữa hoặc
không còn tồn tại".
Hủy hoại là "làm cho hư hỏng, tan nát".
Hủy diệt là "diệt hoàn toàn trong một phạm vi rộng lớn".
Vì vậy, cần nắm bắt chính xác nghĩa của từ để sử dụng cho đúng với
từng trường hợp cụ thể.
- Ngôn ngữ thông dụng và dễ hiểu.
Hiện nay, có rất nhiều từ đã trở thành từ cổ. Thay và đó là những từ
mới vừa thông dụng, dễ hiểu đồng thời làm cho cách diễn đạt mang tính thời
sự. Tránh dùng từ cổ trong văn bản hành chính.
Thí dụ: Căn cứ Quyết định số....
Không dùng Chiểu theo Quyết định số....
Báo cáo quý I, không dùng Báo cáo Tam cá nguyệt thứ nhất
- Không dùng từ làm phát sinh cách hiểu đa nghĩa
Hiện tượng từ đa nghĩa rất phổ biến trong t iếng Việt. Nếu dùng từ đa
nghĩa có thể làm mất tính chính xác của văn bản, tạo ra những cách hiểu
không thống nhất đối với văn bản.
Thí dụ: Đề nghị các gia đình có người ở đến Trụ sở Công an Phường
đăng kí tạm trú.

113
Cách dùng từ người ở dễ phát sinh cách hiểu khác là "người sống trong
các gia đình". Cần dùng từ người giúp việc sẽ chính xác về thông tin.
Hoặc " Phải xử phạt đối với những hành vi không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ những quy định về đăng ký hộ khẩu khi thay đổi nơi ăn ở ".
Trong câu này, từ "ăn ở" dùng không chính xác, dễ làm phát sinh các
cách hiểu khác nhau, cần thay bằng từ "cư trú".
- Không sử dụng từ ngữ mang sắc thái văn chương, gợi hình ảnh:
Thí dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn
mùa màng, sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân.
- Dùng từ đúng nghĩa biểu thái, phù hợp với phong cách hành chính:
Thí dụ: Yêu cầu các đồng chí công an viên đến ngay xóm Trại trói gô
cổ mấy thanh niên đang gây rối trật tự về Trụ sở UBND xã để giải quyết.
Câu trên, dùng cụm từ trói gô cổ không đúng với tính nghiêm túc của
văn bản hành chính.
1.2. Dùng đúng nghĩa ngữ pháp
Khi sử dụng từ, cần xác định nó thuộc loại từ nào; với loại từ đó nó có
nghĩa như thế nào và có thể phối hợp với những loại từ nào trong cùng một
câu; vị trí của nó trong câu v.v.
Nếu sử dụng không đúng nghĩa ngữ pháp của từ có thể làm cho câu bị
tối nghĩa hoặc bị hiểu theo nội dung khác với ý đồ của người soạn thảo. Cần
lưu ý:
+ Để tạo nên câu và những đơn vị của câu, các từ được sử dụng luôn
quan hệ với nha u về nghĩa và ngữ pháp, tùy thuộc vào khả năng kết hợp của
chúng. Khả năng kết hợp này do bản chất ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ quy
định. Cần nắm bắt điều đó để sử dụng từ cho đúng.
Thí dụ: "Lượng mưa năm nay kéo dài nên úng lụt xảy ra ở nhiều địa
phương". Trong câu này "lượng mưa " không thể kết hợp với "kéo dài", mà
chỉ có thể kết hợp với "lớn", "nhỏ"; "kéo dài" không thể kết hợp với "lượng
mưa" mà chỉ phù hợp với "mùa mưa".

114
+ Phải có từ quan hệ thích hợp trong câu
Thí dụ: “Quy chế làm việc Trường ĐHSP Hà Nội” là một câu sai vì
thiếu quan hệ từ “của” . Phải viết: “Quy chế làm việc của Trường ĐHSP Hà
Nội.”
Thí dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách
nhiệm thực hiện" là một câu thiếu quan hệ từ "cho"
+ Sắp xếp từ trong câu phải đúng trật tự
Thí dụ: Thời gian qua, những văn bản về việc phòng chống tiêu cực
trong thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được các cơ sở đào tạo thực hiện
nghiêm túc.
Câu trên sắp xếp như vậy sẽ mơ hồ về nghĩa. Cần sắp xếp lại:
Thời gian qua, những văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
phòng chống tiêu cực trong thi cử đã được các cơ sở đào tạo thực hiện
nghiêm túc.
+ Một biểu hiện khác của việc dùng từ đúng ngữ pháp, đúng quan hệ
kết hợp là không dùng lặp từ, thừa từ.
Thí dụ: " Cải cách thủ tục hành chính là nhu cầu đòi hỏi cấp bách đang
được thực tiễn đặt ra".
Hay: "Những thiệt hại do nạn ô nhiễm môi trường gây ra là rất nghiêm
trọng, không thể xác định cụ thể bằng các số liệu hay con số cụ thể".
Là những câu dùng thừa từ.
2. Sử dụng từ đúng phong cách chức năng. (Sử dụng từ đúng văn
phong hành chính công vụ)
- Sử dụng đúng văn phong hành chính công vụ là lựa chọn, sử dụng từ
đúng với kiểu thể loại văn phong hành chính, với hoàn cảnh giao tiếp có tính
nghi thức.
- Sử dụng các lớp từ trong văn bản hàn h chính:
2.1. Từ trong văn bản hành chính theo nguồn gốc
+ Trong văn bản hành chính, từ HánViệt được sử dụng phổ biến.

115
Theo thống kê của tác giả bài viết "Tìm hiểu tính chính xác của ngôn
ngữ luật pháp tiếng Việt" Nguyến Thế Truyền, tỷ lệ từ Hán - Việt trong văn
bản pháp luật khoảng 85%.
Sự ưu tiên sử dụng từ HánViệt so với các lớp từ khác do đặc điểm của
lớp từ này.
- Từ Hán - Việt có tính trang trọng hơn từ thuần Việt tương ứng.
Thí dụ:
Kết hôn - Lấy nhau
Công vụ - Việc công
Hành khất - Ăn mày
Phụ nữ - Đàn bà
- Tính trừu tượng, khái quát: từ Hán Việt biểu thị nhiều nội dung mà
trong tiếng Việt tương ứng với một tổ hợp từ
Thí dụ:
Công chức - Cán bộ Nhà nước
Nguyên đơn - Người khởi kiện
Lưu ý khi sử dụng:
- Không lạm dụng từ Hán Việt mà sử d ụng trong trường hợp cần thiết
khi không có từ tương ứng hoặc có nhưng tránh từ thông tục nhằm gìn giữ sự
trong sáng của tiếng Việt.
Thí dụ:
Không dùng hỏa xa mà dùng xe lửa
Không dùng cự ly mà dùng khoảng cách
- Sử dụng từ đúng nghĩa, đúng âm: hiểu rõ nghĩa của nó. (Tra từ điển
những từ chưa thật hiểu nghĩa).
+ Từ thuần Việt: Thông số không cao trong văn bản hành chính đặc
biệt trong văn bản quy phạm pháp luật do đặc điểm của từ tiếng Việt có sắc
thái biểu cảm trung hòa hoặc khiếm nhã; có màu sắc ý ng hĩa cụ thể; sinh
động và dùng ở nhiều phong cách.

116
Văn bản hành chính có thể sử dụng từ thuần Việt thay cho từ Hán Việt
nếu từ đó dễ hiểu, đại chúng mà không ảnh hưởng đến tính nghiêm túc khách
quan của văn bản hành chính.
Thí dụ: “Dự án cải tạo sân bay quốc tế Nội Bài giai đoạn 1” là tên một
văn bản hành chính có dùng từ thuần Việt sân bay mà không dùng từ phi
trường, văn bản vẫn đảm bảo tính trang trọng, dễ hiểu.
+ Từ gốc Ấn - Âu .
Những từ đã được Việt hóa, (có dấu thanh điệu: cà-phê, xăng….) có thể
được sử dụng trong văn bản hành chính.
Những từ gốc Ấn - Âu là những thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng
tương đối rộng rãi trên phạm vi quốc tế có thể sử dụng.
Lưu ý: Phiên âm những từ gốc La tinh thì tôn trọng dạng chính tả có
tính quốc tế (giữ nguyên dạng)
Những từ gốc Ấn - Âu chưa thông dụng thì hạn chế sử dụng nếu cần
dùng phải có sự giải thích
Thí dụ: barem (biểu điểm)
2.2. Từ trong văn bản hành chính theo phạm vi sử dụng.
- Từ toàn dân:
Văn bản hành chính sử dụng từ toàn dân (từ phổ thông), nhằ m mục
đích: tạo ra cách hiểu thống nhất để thực hiện thống nhất.
- Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế trong một vài địa
phương mà không được sử dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước.
Văn bản hành chính hạn chế dùng từ địa phương vì từ địa phươ ng không phổ
biến, có địa phương hiểu, có địa phương không hiểu.
Tuy nhiên, văn bản hành chính vẫn phải sử dụng từ địa phương khi có
sự thay đổi về phạm vi sử dụng hoặc không có từ toàn dân tương ứng. Sự vật
chỉ có ở địa phương đó mà thôi.
Thí dụ: Kế hoạch mở rộng rừng đước giai đoạn 1

117
- Tiếng lóng: Là do một, một nhóm người tự đặt ra, tự quy ước với
nhau nhằm biểu thị một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Không sử dụng
tiếng lóng trong văn bản hành chính vì làm mất đi tính nghiêm túc và tính dễ
hiểu của văn bản hành chính.
Thí dụ: Nghiêm cấm việc tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma
túy.
Không thể nói…. nghiêm cấm tàng trữ và sử dụng cơm đen.
- Thuật ngữ khoa học: Là những từ có nội dung là các khái niệm thuộc
một lĩnh vực chuyên môn nhất địn h: khoa học, kĩ thuật, y tế… Văn bản hành
chính hạn chế sử dụng những thuật ngữ khoa học. Chỉ sử dụng những từ ngữ
thông dụng. Nếu cần thiết phải dùng thuật ngữ thì cần có sự giải thích nghĩa
một cách rõ ràng.
Thí dụ: Văn bản viết hoa của Văn phòng Chính phủ sử dụng thuật ngữ
của ngôn ngữ như: từ, âm tiết.
2.3. Từ trong văn bản hành chính theo mục đích sử dụng
- Từ vựng tích cực: Từ đang được sử dụng với tần số cao trong một
cộng đồng ngôn ngữ.
Lớp từ này được văn bản hành chính sử dụng một cách rộng r ãi.
Đáp ứng yêu cầu về tính phổ biến của văn bản đảm bảo phát huy hiệu
lực của văn bản hành chính.
Thí dụ: Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, trừ
trường hợp cần thiết do thủ tướng chính phủ quyết định (Luật Xuất bản) .
- Từ vựng tiêu cực: xuất hiện với tần số thấp trong cộng đồng ngôn ngữ
nên ít xuất hiện.
- Từ cổ: Từ được hình thành trong giai đoạn trước đây nhưng hiện tại
đã có từ thay thế.
Thí dụ:
Chiểu - Căn cứ
Ông chủ - Người sử dụng lao động

118
Người làm thuê - Người lao động
Văn bản hành chính không được sử dụng từ cổ.
- Từ mới: Từ mới được tạo ra đề diễn đạt nội dung mới hoặc diễn đạt
một nội dung không mới nhưng bằng cấu trúc khác.
Tạo từ mới để diễn đạt những vấn đề mới, hoặc thay thế từ cổ.
Thí dụ: "Vốn pháp định" (hình thành từ vốn, pháp luật, quy định)
"Người có quyền và lợi ích liên quan " thay thế "người dự sự".
- Văn bản hành chính chỉ sử dụng từ mới khi nó được định nghĩa, giải
thích một cách rõ ràng (sử dụng trong từ điển tiếng Việt). Không sử dụng khi
nghĩa chưa xác định.
2.4. Từ về mặt phong cách chức năng: Có nhiều phong cách ngôn
ngữ trong tiếng Việt.
+ Từ trung hòa.
Có những từ ngữ được dùng trong mọi phong cách được gọi là từ đa
phong cách (từ trung hòa): Văn bản hành chính được sử dụng những từ nà y.
Thí dụ: Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lí do sức khỏe hoặc vì lí
do khác. Hội thẩm bị bãi nhiêm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức, hành vi
vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm hội thẩm.
+ Từ hội thoại.
Tránh sử dụng từ hội thoại trong ngôn ngữ văn bản hành chính. (Từ hội
thoại được sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, có tính nôm na, giản dị đôi khi
khiếm nhã).
Thí dụ:
Ăn ở = cư trú
Giấy tờ = văn bản
Chơi bạc = đánh bạc
Lúc này = hiện nay
+ Từ khoa học: Dùng chủ yếu trong văn bản khoa học. Đối với văn bản
hành chính, từ khoa học xuất hiện với một tần số thấp.

119
+ Từ báo chí: ít sử dụng (chỉ sử dụng khi đề cập đến những nội dung
mang tính chuyên môn). Như Luật Báo chí sử dụng một số từ ngữ báo chí.
+ Từ hành chính: Văn bản hành chính sử d ụng với tần số cao từ hành
chính.
Đó là những từ chỉ người theo chức trách, tên cơ quan, tên gọi văn bản
quản lí nhà nước; từ khuôn sáo hành chính ( mở đầu, kết thúc, chuyển tiếp)…..
Hoặc từ được dùng một cách đặc biệt; từ chỉ cá nhân (người), pháp
nhân (cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức có quyền lợi và trách nhiêm), phía, bên
(người, nhóm người, nhà nước, cơ quan trong quan hệ với người, nhóm
người, cơ quan, nhà nước khác)
Thí dụ: Cục phòng chống tệ nạn xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được cấp kinh phí sự nghiệp, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước.
Thí dụ: Trước khi công nhận và đăng kí, ủy ban nhân dân nhắc nhở
cho hai bên rõ nghĩa vụ và quyền hạn của vợ chồng như đã quy định trong
luật hôn nhân và gia đình.
IV. Sử dụng từ viết tắt.
Hiện nay có 2 cách viết tắt điển hình: viết các chữ cái đứng đầu các âm
tiết trong từ tiếng Việt hoặc viết các chữ cái đứng đầu từ trong tiếng Anh sau
khi đã dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh.
Trong văn bản quản lí nhà nước, từ viết tắt thường được sử dụng trong
một số trường hợp:
- Để trình bày một số đề mục hình thức văn bản quản lí nhà nước, như:
ký hiệu, chữ ký;
- Để trình bày tên cơ quan, tổ chức hoặc một số thuật ngữ chuyên
ngành.
- Để thể hiện một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều
lần.
Muốn sử dụng từ ngữ theo lối viết tắt, cần lưu ý:

120
- Tên cơ quan, tổ chức hoặc tên loại văn bản: Theo hướng dẫn tại Quyết
định số 09/1998/QĐ-VPCP ngày 22/11/1998 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ ban hành Quy định tạm thời về việc viết hoa trong văn bản
của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ (Phụ lục IV); Thông tư liên tịch số
55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng
Chính phủ (Phụ lục I) và theo cách viết tắt tị một số văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước.
Thí dụ: ASEAN: Hiệp hội quốc gia các nước Đông Nam Á
FAO: Tổ chức Lương thực thế giới và Nông nghiệp Liên hợp
quốc.
Lt: Luật
TT: Thông tư
CĐ: Công điện
NQLT: Nghị quyết liên tịch
- Trường hợp viết tắt các cụm từ được sử dụng nhiều trong văn bản,
trước kh i viết tắt phải viết đầy đủ cụm từ đó để tránh sự phỏng đoán nghĩa của
người thực hiện văn bản.
Thí dụ: Hội đồng nhân dân (sau đây xin được viết tắt là HĐND).
Truyền hình từ vệ tinh (sau đây viết là TVRO)

C. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU

I. Những yêu cầu chung của việc đặt câu

1. Câu xét theo quan hệ hướng nội.

- Câu phải được viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.
- Câu phải đúng về nghĩa:
+ Phản ánh đúng hiên thực khách quan khách quan
+ Có các vế câu hợp lôgic ngữ nghĩa
+ Diễn đạt trong sáng
+ Có thông tin mới

121
- Câu phải được điền dấu câu cho phù hợp với chính tả tiếng Việt và
nội dung của câu.

2. Câu xét về quan hệ hướng ngoại.

- Câu cần hướng tới chủ đề của văn bản. Đó là cơ sở để tạo tính trọn
vẹn về nội dung.
- Câu cần phải được hoàn chỉnh về mặt hình thức.
- Câu cần được liên kết với nhau hài hòa bởi các phương thức sau đây:
+ Lặp từ ngữ:
"Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ"
+ Lặp cấu trúc:
"Căn cứ Nghị định số 38/ CP ngày 18-5-1996 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động công chứng nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04-6-1993 của Chính phủ về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;"
+ Phương thức thế:
"Căn cứ vào quỹ đất đai, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, HĐND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mỗi xã được để lại một quỹ
đất không quá 5% đất nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa
phương. Chính phủ quy định việc sử dụng đất này".
+ Phương thức liên tưởng:
(+) Liên tưởng đồng loại:
"Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với
việc quản lí và sử dụng đất đai trong cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát việc
quản lí và sử dụng đất đai trong địa phương mình."
(+) Liên tưởng bộ phận với toàn thể và ngược lại:

122
"Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái
phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế độ bắt
buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm" .
(+) Liên tưởng đối lập:
"Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền
hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng
khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích
quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt
Nam''.
(+) Liên tưởng nhân quả:
'' Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động
cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lí nghiêm minh theo quy
định của pháp luật''
(+) Liên tưởng định vị:
''Tiếp tục thực hiện nhất quán đư ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở
rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phát triển quan hệ
hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước. Ra sức tăng cường quan hệ với các
nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố
quan hệ với các nước bạn bè truyền thống..., phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Củng cố môi
trường hòa bình và tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại
thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
+ Phương thức nối:
(+) Nối bằng quan hệ từ:

123
"Trong những năm qua, UBND t hành phố đã triển khai thực hiện Nghị
quyết 06/CP ngày 29 -01-1993 của Chính phủ về phòng chống và kiểm soát
ma túy. Các ngành, các cấp và các đoàn thể đã có nhiều biện pháp tích cực
để ngăn chặn tệ nạn buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất này. Song, do tổ
chức triển khai thực hiện chưa chặt chẽ, thiếu biện pháp cương quyết đồng
bộ, chưa thống nhất nội dung, nhận thức, chưa có quy trình cai nghiện và
chữa trị đúng, công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng... nên kết quả
đạt được còn rất hạn chế".
(+) Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp:
"Thực hiện dán tem hàng nhập khẩu là biện pháp tích cực để chống
nhập lậu và tiêu thụ hàng nhập lậu. Công tác này có liên quan đến nhiều tổ
chức, cá nhân và có các loại hình kinh doanh, lại phải triển khai tr ong thời
gian rất ngắn. Do đó, sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy , UBND thành
phố yêu cầu các cấp, các ngành cần coi đây là một công tác trọng tâm đột
xuất; phải tập chung chỉ đạo sát sao và thống nhất theo yêu cầu của Chỉ thị
này và Thông tư số 30/199 8/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 16-3-1998
của liên bộ Tài chính - Thương mại - Nội vụ - Tổng cục Hải quan".

II. Các loại lỗi câu thường gặp

1. Lỗi về cấu tạo câu

1.1 Thiếu các thành phần nòng cốt của câu


Thành phần nòng cốt của câu là thành phần nhất thiết phải có mặt để
chuỗi từ ngữ kết hợp với nhau đủ điều kiện trở trành câu, nghĩa là chúng có
thể độc lập về nội dung ngữ nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức thể hiện.
Thành phần nòng cốt của câu gồm: Chủ ngữ, vị ngữ và đôi khi là một
số bổ ngữ xuất hiện có tính chất bắt buộc trong câu. Đối với phong cách ngôn
ngữ văn chương nghệ thuật hoặc khẩu ngữ, do có sự hỗ trợ của ngữ cảnh và
người nghe không cần căn cứ vào đầy đủ thành phần nòng cốt vẫn có thể lĩnh
hội trọn vẹn nội dung ý nghĩa của phát ngôn (tức là sự xuất hiện câu tỉnh lược
đặt trong một ngữ cảnh cụ thể vẫn có thể thực hiện được hoạt động giao tiếp).
124
Có thể chia kiểu lỗi sai này thành các loại cụ thể như sau:
+ Câu thiếu chủ ngữ
Thí dụ: Ngày càng đạt được nhiều thành tựu về khoa học và kĩ thuật.
+ Câu thiếu vị ngữ
Thí dụ: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế của cả nước.
+ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Thí dụ: Để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên Đán
năm 2007.
+ Thiếu một vế của câu ghép
Câu ghép là loại câu thường đ ược sử dụng trong trường hợp cần trình
bày những sự việc có tính độc lập tương đối nhưng lại có sự liên quan mật
thiết với nhau. Thành phần của câu ghép ít nhất cũng gồm hai cụm chủ vị
nòng cốt, được nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc các quan hệ từ. Chính vì cấu
tạo ngữ pháp của nó phức tạp như vậy nên người không nắm chắc quy tắc ngữ
pháp mắc lỗi viết thiếu vế (thiếu cụm chủ vị nòng cốt) khi khai triển câu.
Thí dụ: Mặc dù trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành rất
nhiều văn bản quy định về công tác soạn thảo văn bản hành chính nhằm đưa
công tác này đi vào nề nếp.
Muốn tránh lỗi người viết cần thận trọng khi sử dụng câu ghép. Nếu
các vế câu có khả năng độc lập cao thì có thể bỏ quan hệ từ, tách ra thành các
câu đơn; nếu nhất thiết phải dùng câu ghép thì không nên quá sa đà vào việc
phát triển các ý phụ của một vế mà bỏ sót các vế khác.
1.2 Sắp xếp sai trật tự từ trong câu
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ, chức năng ngữ pháp
của từ thường do vị trí của chúng trong câu quy định. Trật tự từ là một trong
những phương thức ngữ pháp quan trọng của tiếng Việt.
Sự thay đổi vị trí của từ trong câu thường kéo theo sự thay đổi về nghĩa
của câu. Trong thực tế tạo lập văn bản, rất nhiều trường hợp do đặt sai vị trí

125
của từ trong câu mà dẫn đến hậu quả câu không biểu hiện đúng ý đồ của
người viết hoặc câu trở thành đa nghĩa hay tối nghĩa.
Thí dụ: Phong trào bảo vệ thiên nhiên trong các nhà trường phổ thông
đã dược phát động ngay từ đầu năm học.
hoặc Năm 2006, những văn bản về phòng chống tệ nạn xã hội của
Chính phủ đã được các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện.
Đối với văn bản hành chính, văn bản khoa học thì càng phải cẩn trọng
trong việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
1.3 Dùng sai cặp từ quan hệ trong câu ghép
Trong câu ghép, thường dùng mộ t số cặp quan hệ từ tiêu biểu để biểu
thị quan hệ ngữ nghĩa:
+ Quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì ... nên, do ... cho nên, chỉ vì...
thành thử.
+ Quan hệ tương ứng: Bao nhiêu... bấy nhiêu, càng ... càng, sao .... vậy.
+ Quan hệ tương phản: Tuy ... nhưng, mặc dù.... vẫn, dù.... song. v.v. ..
Trong khi viết câu, có nhiều người đã không sử dụng đúng các cặp từ
quan hệ với những quan hệ ngữ nghĩa tương ứng kể trên.
Thí dụ: Mặc dù đã được tỉnh đầu tư, hỗ trợ vốn, các doanh nghiệp đã
hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2007.
Những trường hợp viết câu như vậy khiến câu văn trở nên ngô nghê,
gây ức chế cho người tiếp nhận và tất nhiên ảnh hưởng đến hiệu quả tác động
của văn bản.

2. Sử dụng câu sai phong cách ngôn ngữ.

Có nhiều phong cách chức năng của hoạt động l ời nói:


Mỗi phong cách ngôn ngữ có một yêu cầu riêng về cách sử dụng từ ngữ
và đặt câu. Đa số các kiểu câu đều có thể được dùng để kiến tạo văn bản. Tuy
nhiên có một số loại phong cách ngôn ngữ chỉ thích hợp với loại câu này mà
không thích hợp với loại câ u khác.

126
Chẳng hạn, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ ưu tiên sử dụng
câu tường thuật và câu cầu khiến; không sử dụng câu nghi vấn và rất hãn hữu
sử dụng câu cảm thán.
Thí dụ: Chúng ta phải nhanh chóng nghiêng nước ra biển, cứu vãn mùa
màng, ổn định đời sống cho nhân dân.
(Chỉ thị v/v phòng chống bão lụt)

3. Các lỗi về dấu câu.

Tiếng Việt có 11 loại dấu câu với các chức năng khác nhau và ở các vị
trí khác nhau. Lỗi về câu chính là những trường hợp sử dụng dấu câu không
đúng vị trí và chức năng vốn có của nó.
Thí dụ: Bộ đội ta tấn công vào đồn địch tổn thất nhiều.

4. Lỗi về nghĩa

- Phản ánh sai hiện thực khách quan


Thí dụ: Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
- Câu viết không hợp tư duy của người Việt
Thí dụ: Báo cáo tổng kết năm đang được hoàn chỉnh bởi Phòng HCTC.
- Câu không có thông tin mới
Thí dụ: Văn phòng UBND xin thông báo hôm nay không có gì để thông
báo.
- Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần không hợp lôgic.
Thí dụ: Trong thanh niên nói chung, trong bóng đá nói riêng, chúng ta
đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.

127
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Khi chép lại phần văn bản sau, đã có người nhầm lẫn về
chính tả. Hãy sửa lại cho đúng.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, bãi bỏ hoặc đình trỉ việc thi
hành một phần hoặc toàn bộ Văn bản Quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân
dân cấp Tỉnh trái hiến pháp, luật và các Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ
quan nhà nước cấp trên; xem xé t, quyết định đình trỉ thi hành một phần hoặc
toàn bộ Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hiến pháp, luật và các
Văn bản Quy phạm pháp luật của Cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề
nghị ủy ban Thường vụ quốc hội bãi bỏ.
Bài 2. Chữa lỗi sai về viết hoa trong phần văn bản sau đây cho
đúng với nguyên bản.
Các cơ quan, tổ chức dưới đây được dùng con dấu có quốc huy:
- Chủ tịch Nước,Văn phòng Chủ tịch Nước.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch Quốc hội, Hội đồng dân tộc
của quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, văn phòng Quốc hội.
- Tòa án Nhân dân các Cấp và các tòa án khác; cơ quan thi hành án các cấp.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan có chức năng
quản lí nhà nước thuộc Chính phủ.
- Hội đồng Nhân dân, ỦY ban Nhân dân các cấp.
- Phòng công chứng nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung
Ương.
- Đoàn Đại biểu Quốc hội các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại
diện và các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.

128
- Các cơ quan thường xuyên làm công tác đối ngoại với nước ngoài
thuộc Bộ ngoại giao, sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.
(Nghị định của Chính Phủ quy định về việc quản lí và sử dụng con dấu).
Bài 3. Nhận xét về cách viết hoa trong phần văn bản sau, chỉ ra
những trường hợp viết hoa không đúng theo quy định của Văn phòng
Chính phủ.
Điều 36: Thành phần hội đồng đánh giá hồ sơ, tài liệu lưu trữ quy định
như sau:
a/ Ở cơ quan trung ương gồm có:
- Chánh văn phòng đại diện Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang
bộ, cơ quan trực thuộc hội đồng Chính phủ hoặc thủ trưởng các đoàn thể nhân
dân: Chủ tọa.
- Đại diện của cơ quan có hồ sơ, tài liệu lưu trữ: ủy viên.
Đối với các loại hồ sơ có tính chất đặc biệt quan trọng thì chủ tịch Hội
đồng đánh giá phải thỉnh thị Phủ thủ tướng (nếu là cơ quan trung ương) hoặc
ủy ban Hành chính Khu, Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (nếu là cơ
quan địa phương)."
Bài 4. Chữa lỗi viết hoa trong phần văn bản sau để đúng với
nguyên bản.
Hệ thống Văn bản Quy phạm pháp luật bao gồm:
1/ Văn bản do quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
Văn bản do ủy ban Thường vụ quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.
2/ Văn bản do các Cơ quan N hà nước có thẩm quyền khác ở trung ương
ban hành để thi hành Văn bản Quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban
thường vụ quốc hội:
a) Lệnh, Quyết định của chủ tịch Nước;
b) Nghị quyết, Nghị định của Chính Phủ;
Quyết định, Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ ;

129
c) Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Nghị quyết của hội đồng Thẩm phán tòa án Nhân dân tối cao; Quyết
định, Chỉ thị, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao .
đ) Nghị quyết, Thông tư Liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức chính trị - xã hội;
3/ Văn bản do hội đồng nhân dân ủy ban Nhân dân ban hành để thi
hành Văn bản Quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội
và Văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; văn bản do ủy ban nhân dân ban
hành để thi hành Nghị quyết của hội đồng Nhân dân cùng cấp:
a) Nghị quyết của hội đồng Nhân dân;
b) Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân.
Bài 5. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai? Chữa lại
những từ dùng sai.
1. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực và hơp lí
của các hành động tài chính như quản lí vốn, tài sản...
2. Người nào lợi dụng chức vụ, uy quyền trong hoạt động giao thông
đường bộ để gây phiền hà, hoạch sách, nhận quà biếu thì tùy theo bản chất,
mức độ vi phạm mà bị sử lí kỷ luật hoặc bị truy tố nhiệm vụ hình sự.
3. Chủ chương đổi mới của Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận
tiện cho các nhà doanh nhân nước ngoài đưa tiền vào Việt Nam.
Bài 6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
1. Công dân có ............. tố cáo những............... hành chính của tổ chức,
cá nhân và những ................ của người có ................ xử phạt hành chính với
cơ quan nhà nước có............
Cho các từ sau:
Quyền hành Phạm vi
Quyền lợi Vi phạm
Quyền hạn Trách nhiệm

130
Thẩm quyền Quyền
Quyết định Sai phạm
2. Người nào phát hiện .............. đường bộ bị hư hỏng hoặc bị ..........,
hành lang an toàn bị ............... phải kịp thời báo cho chín h quyền địa phương,
cơ quan ............ đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để .........., trong
trường hợp .............., có............... báo hiệu ngay cho người ............. giao
thông biết.
Cho các từ sau:
Giao thông Công trình Xâm lấn
Cấp thiết Cần thiết Phương pháp
Lấn chiếm Điều khiển Quản lí
Xâm hại Điều hành Thường trực
Biện pháp Xử lí Tín hiệu
Giải quyết Tham gia Phụ trách
Xử phạt
Bài 7. Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với những từ, cụm từ
thuần Việt sau:
Ép buộc Trưng bày Tiền
Cách làm Giữ gìn Nhà ở của sinh viên
Hàng ngày Xây dựng Mẹ vợ
Ba tháng Ngả nghiêng Cha đẻ
Bài 8. Những từ gạch chân sau đây dùng đúng hay sai:
1. Các cách áp dụng để tổ chức lại danh nghiệp bao gồm: Sát nhập vào
doanh nghiệp nhà nước khác; chia tách danh nghiệp nhà nước cho hợp pháp
với chức trách, nhiệm vụ và quy mô mới....
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo,
tịch thu tang chứng , đồ dùng được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Công ti tài chính là danh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của
tổng công ti.

131
4. Danh nghiệp nhà nước phải mở rộng phạm vi kinh doanh theo khả
năng của danh nghiệp và yêu cầu của thị trường.
Bài 9. Những kết hợp từ sau đây có đúng không? Tại sao?
Trước tiên
Tái tạo lại
Nghĩa cử đẹp
Đại quy mô lớn
Ngày sinh nhật
Tất cả mọi người ai nấy đều vui vẻ
Tối ưu nhất
Chưa vị thành niên
Hoàn thành xong
Cấm không được vi phạm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Tạm ngừng cấp điện trong 02 ngày để sửa chữa đường dây
Tạm ngừng cắt điện trong 02 ngày đế sửa chữa đường dây

Bài 10. Những từ gạch chân dưới đây dùng đúng hay sai chữa lại
những trường hợp dùng từ sai.
1. Nhà thầu xây dựng chỉ được phép nhận thầu thi hành những công trình
thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình;
thi hành đúng thiết kế được duyệt; ứng dụng đúng các tiêu chí kĩ thuật đã
được quy định và chịu sự giám soát, kiểm soát thường xuyên về chất lượng
công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan dám định Nhà nước
theo phân cấp quản lí chất lượng công trình xây lắp.
2. Các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc
doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh
doanh. Việc kinh doanh phải theo qu y định của pháp luật. Nếu dự án có xây
dựng, chủ đầu tư phải lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép
xây dựng theo quy định của Quy chế này.

132
Bài 11. Đánh dấu (x) vào những từ đúng.
(nghe) phong phanh tiền tuyến
nghe) phong thanh tuyền tuyến
(bệnh) mạn tính giám sát
(bệnh) mãn tính giám soát
đảo ngũ sáng lạn
đào ngũ xán lạn
nhậm chức danh nghiệp
nhận chức doanh nghiệp
khẳng định hoạch toán
khảng định hạch toán
trìu tượng quả phụ
trừu tượng góa phụ
tham quan (Viện) kiểm soát
thăm quan (Viện) kiểm sát
khúc chiết góa bụa
khúc triết góa phụ
sáp nhập liệt vị
sát nhập việt vị
vu oan giá họa tiệt chủng
tiểu số tuyệt chủng
thiểu số liên hợp quốc
thỏa mái liên hiệp quốc
thoải mái giả thiết
kìm chế giả thuyết
kiềm chế phản ánh
kìm chế phản ảnh
thành danh kìm chế
thành doanh

133
Bài 12. Chữa lỗi sai về đặt câu, dùng từ Hán Việt trong phần văn
bản hành chính sau:
Nhà nước đầu tư, phát huy và thống nhất quản lí việc bảo vệ sức khỏe
của quân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xây dựng và phát triển y
học Việt Nam theo phương hướng dự phòng, kết hợp chữa bệnh với phòng
bệnh, phát triển và kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại, kết hợp y tế
nhân dân với y tế nhà nước, thực thi bảo hiểm y tế, tạ o mọi điều kiện để mọi
người dân được chăm chút sức khỏe; nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình
chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi và dân tộc tiểu số; cấm tổ chức và cá
nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn lậu thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho
sức khỏe của quân dân.
Bài 13. Điền dấu câu thích hợp, viết hoa đúng và trình bày văn bản
sau đúng thể thức như nguyên bản.
công văn của văn phòng chính phủ.
số 1022vpcp ttbc ngày 22 tháng 03 năm 2000
về việc thi hành nghiêm các quyết định hành chính
Kính gửi các đồng chí bộ trưởng thủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ
trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh
thành phố trực thuộc tw quyết định 19 2000 qđ ttg ngày 3/2/2000 của thủ
tướng chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phé p trái với quy định của luật
doanh nghiệp đã được dư luận báo chí nhân dân biểu thị thái độ hoan nghênh
và tích cực thực hiện tuy nhiên vẫn tồn tại một số đơn vị thực hiện thiếu
nghiêm túc quyết định này thủ tướng chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ
trưởng t hủ trưởng các cơ quan ngang bộ thủ trưởng các cơ quan trực thuộc
chính phủ chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
thực hiện nghiêm quyết định 10 2000 qđttg và tất cả các nghị định quyết định
hành chính đã được chính phủ ban hành trong khi triển khai thấy các vấn đề
cần kiến nghị điều chỉnh thì báo cáo thủ tướng chính phủ không được tự ý
làm trái thủ tướng chính phủ giao bộ kế hoạch và đầu tư ban đổi mới quản lí

134
doanh nghiệp trung ương rà soát lại các văn bản có liên quan để tiếp tục hủy
bỏ các giấy phép trái với luật doanh nghiệp và kiến nghị xử lí những vướng
mắc khi thực hiện quyết định 19 2000qđttg của thủ tướng chính phủ và nghị
định 02 2000nđcp nghị định 03 2000 nđcp của chính phủ ban hành ngày
3/2/2000.

135
PHỤ LỤC VỀ VIỆC VI ẾT HOA
VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Nội vụ)

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU


1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh :
Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu
chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (:
“…”) và khi xuống dòng.
2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm
phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng . Ví dụ:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ,
II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI
1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh
từ riêng chỉ tên người. Ví dụ:
- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm
tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ,
Bác Hồ, Cụ Hồ….
2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên
người Việt Nam.
Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn…

136
b) Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp
sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi
thành tố.
Ví dụ: Vla -đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-
rô…
III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ
1. Tên địa lý Việt Nam
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo g iữa danh từ chung (tỉnh, huyện,
xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các
âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, tỉnh Đắk Lắk…; quận
Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu
Giát…; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung
kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung
chỉ đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi,
hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm
tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên
địa danh.
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy….
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng:
Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.
Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng
từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái
đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên g ọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền

137
riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình
thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…
2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chu yển sang tiếng Việt
a) Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc
viết hoa tên địa lý Việt Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban
Nha…
b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát
cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước
ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II.
Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…
IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức;
chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý
dự án Đê điều…
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Q uốc hội; Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội
của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định…
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông…
- Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục…

138
- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
Tổng công ty Hàng không Việt Nam…
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng
sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam;…
- Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy
ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…
- Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế
hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội;
Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn
An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thà nh Công;…
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;…
- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và
Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt
Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;…
- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà
nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…
- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin
điện tử Chính phủ;…
- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp
xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bảo an toàn
giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; C ông ty Nhựa
Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á;
Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…

139
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghi ên cứu khoa học; Phòng Chính sách
xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ
thuật;…
- Trường hợp viết hoa đặc biệt:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn phòng
Trung ương Đảng.
2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy
tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)….
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng
viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu
nguyên ngữ không thuộc hệ La -tinh.
Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG….
V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên
riêng và các từ chỉ thứ, hạng.
Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng; Huân
chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân
chương Kháng chiến hạng Nhì; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc
ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy
thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân;…
2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

140
Ví dụ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp,…
- Phó Thủ tướng, Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục
trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó
Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…
- Giáo sư Viện sĩ Nguyên Văn H., Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M….
3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp
dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng
sản Việt Nam),…
4. Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ
niệm.
Ví dụ: ngày Quốc khánh 2 -9; ngày Quốc tế Lao động 1 -5; ngày Phụ nữ
Việt Nam 20 -10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,...
5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành
sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có c ác con số chỉ mốc thời gian thì
ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.
Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách
mạng tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…
Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…
6. Tên các loại văn bản
Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ
nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ
thể.

141
Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ
luật Dân sự; Luật Giao dịch điện tử;…
Trường h ợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì
viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm
Ví dụ:
- Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…
- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…
7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách
báo
Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí
Cộng sản;…
8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong
năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo
thành tên gọi.
Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hội, Mậu Tuất, Mậu Thân….
b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ
nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết
Nguyên đán;…
Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như
Tết thay cho tết Nguyên đán).
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu
của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số:
Ví dụ: thứ Hai; thứ Tư; tháng Năm; tháng Tám;…
9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo
- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết
tạo thành tên gọi.

142
Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo
Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo;
Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;…
- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo
thành tên gọi.
Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;….

143
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển
châu Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực Đầu tư ASEAN
AICO ASEAN Industrial Chương trình Hợp tác
Cooperation công nghiệp (scheme)
ASEAN
AIPO ASEAN Inter-parliamentary Tổ chức Liên minh Nghị
viện Organization
ASEAN
AIT Asian Institute of Technology Viện Kỹ thuật châu Á
AMEX American Stock Exchange Sở Giao dịch chứng khoán
Hoa Kỳ
AMM/ ASEAN Ministerial Hội nghị Bộ trưởng
Meeting/ ASEAN/
PMC Post Ministerial Conference Hội nghị sau hội nghị Bộ
trưởng
APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Cooperation Châu ÁTháiBình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực
ASEAN
ASC Asean Standing Committee Ủy ban Thường trực
ASEAN
ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nam Á
Nations
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị Á -Âu

BIT Bilateral Invesment Hiệp định Đầu tư song


Treaty phương
BOOT Build-own-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Sở
hữu-Vận hành-Chuyển
giao
BOP Balance of Payment Cán cân thanh toán
BOT Build-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Vận
hành-Chuyển giao
BTO Build-Transfer-Operate Hợp đồng Xây dựng-
Chuyển giao-Vận hành
BT Build-Transfer Hợp đồng Xây dựng -

144
Chuyển giao
CAP Collective Action Plan Kế hoạch Hành động tập thể
(APEC) (APEC)
ARICOM The Caribbean community Cộng đồng các nước vùng
Ca-ri-bê
CBM Confidence Building Measures Các biện pháp xây dựng
lòng tin
CEPT Common Effective Preferential Hệ thốngưu đãi thuế quan
Tariffs có hiệulực chung
CIDA Canada International Cơ quan phát triển quốc tế
Development của Ca - na-da
Agency
CPE Centrally Planned Economy Nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung
EAEC European Atomic Energy Tổ chức Năng lượng nguyên
Community tử châu Âu
ECOSOC Economic and Social Hội đồng Kinh tế và Xã
Council hội Liên hợp quốc
ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ châu Âu
EEC European Ecconomic Cộng đồng Kinh tế châu
Âu
Community
EEZ Exclusive Economic zone Vùng đặc quyền kinh tế
EMS European Monetary System Hệ thống tiền tệ châu Âu
EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất
ESCAP Economic and Social Ủy ban Kinh tế và Xã
Commission for Asia and the hội châu Á -Thái Bình
Pacific Dương của Liên hợp
quốc
FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực thế
Organization giới và
Nông nghiệp Liên hợp
quốc
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài
FS Feasibility Study Nghiên cứu khả thi
GATT General Agreement on Hiệp định chung về thuế
Tariffs and Trade quan và
thương mại
GDP Groos Domestic Product Tổng sản lượng quốc nội
GNI Groos National Income Tổng thu nhập quốc dân
GNP Gross National Tổng sản lượng quốc dân
Product

145
GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan
Preferences phổ cập
GSTP Global System of Trade Hệ thống ưu đãi thương
Preferences mại toàn
cầu
IAEA International Atomic Energy Tổ chức Năng lượng
Agency nguyên tử
quốc tế
IAP Individual Action Plan Chương trình Hành động
(APEC) quốc
gia (trong APEC)
IBRD International Bank For Ngân hàng Tái thiết và
Reconstruction and Phát triển
Development quốc tế
ICAO International Civil Aviation Tổ chức Hàng không dân
Organization dụng
quốc tế
ICJ International Court Of Tòa án quốc tế
justice
IDA International Development Hiệp hội Phát triển quốc
Association tế (thuộc Ngân hàng thế
giới)
IFC International Finance Công ty Tài chính quốc tế
Corporation (thuộc
Ngân hàng Thế giới)
ILO International Labour Tổ chức Lao động quốc
Organization tế
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

IMO International Maritime Tổ chức Hàng hải quốc


Organization tế
INTERPOL International Criminal Police Tổ chức Cảnh sát hình sự
Organization quốc tế

IOM International Organization Tổ chức di cư quốc tế


for Migration
ISO International Organization Tổ chức quốc tế về tiêu
for Standardization chuẩn hóa
IP Intellectual Propety Sở hữu trí tuệ
IPR Intellectual Propety Right Quyền sở h ữu trí tuệ
JETRO Japan External Trade Tổ chức Xúc tiến thương
Organization mại Nhật Bản
JICA Japan International Cơ quan Hợp tác quốc tế

146
Cooperation Agency của Nhật Bản
JV Joint Venture Công ty liên doanh
L/C Letter of Credit Tín dụng thư
LDC Less Developed Country Nước kém phát triển
LLDC Least Developed Country Nước kém phát triển nhất

MFN Most-favoured Nation Tối huệ quốc


MITI Ministry of International Bộ Thương mại và Công
Trade and Industry nghiệp
Nhật Bản
MOU Memorandum of Bị vong lục; Bản thỏa
Understanding thuận
NAFTA North American Free Trade Khu vực mậu dịch tự do
Area Bắc Mỹ
NATO North Atlantic Treaty Tổ chức hiệp ước Bắc
Organization Đại Tây
Dương
NGO Non-governmental Tổ chức phi Chính phủ
Organization
NIC Newly Industrializing Nước mới công nghiệp
Country hóa
NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia
NTB Non-tariff barrier Hàng rào phi thuế quan
OAS Organization of American Tổ chức Các quốc gia
States châu Mỹ
OAU Organization of African Tổ chức Đoàn kết châu
Unity Phi
ODA Official Development Viện trợ Phát triển chính
Assistance thức
OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát
Cooperation and triển kinh tế
Development
OECF Overseas Economic Quỹ Hợp tác Kinh tế hải
Cooperation Fund ngoại (Nhật Bản)
(Japan)

PHỤ LỤC 1
CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM, CHỦ TỊCH N ƯỚC, CÁC CƠ QUAN QUỐC HỘI CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
TRUNG ƯƠNG

147
1 - Các cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản V iệt Nam:
- Bộ Chính trị
- Ban Bí thư
a - Các chức danh của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tổng Bí thư
- Uỷ viên Bộ Chính trị
- Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
b - Các Ban và đơn vị trực thuộc Trung ương Đảng:
- Văn phòng Trung ương - Ban Kinh tế Trung ương
- Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ - Ban Nội chính Trung ương
Trung ương
- Ban Tổ chức Trung ương - Ban Dân vận Trung ương
- Ban Tư tưởng - Văn hoá - Ban Khoa giáo Trung ương
Trung ương
- Uỷ ban Kiểm tra T rung ương - Ban Đối ngoại Trung ương
- Ban Tài chính - Quản trị - Ban Cán sự đảng ngoài nước
Trung ương
- Báo Nhân dân - Tạp chí Cộng sản
2 - Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Chủ tịch nước.
- Phó Chủ tịch nước.
- Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Văn phòng Chủ tịch nước.
3 - Các cơ quan của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Hội đồng Dân tộc.
- Văn phòng Quốc hội.
- Uỷ ban Pháp luật.
- Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
- Đoàn thư ký kỳ họp
- Uỷ ban Quốc phòng và An ninh.
- Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách.

148
- Uỷ ban Đối ngoại.
- Uỷ ban về các vấn đề xã hội.
- Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Các Đoàn thể Trung ương:
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Hội Nông dân Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam

149
PHỤ LỤC II
CÁC BỘ, C Ơ QUAN NGANG BỘ VÀ C Ơ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
(Theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 quy định danh sách các
Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ)

1 - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ


A - Các Bộ:
1 - Bộ Quốc phòng;
2 - Bộ Công an;
3 - Bộ Ngoại giao;
4 - Bộ Tư pháp;
5 - Bộ Tài chính;
6 - Bộ Thương mại;
7 - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
8 - Bộ Giao thông vận tải;
9 - Bộ Xây dựng;
10 - Bộ Thuỷ sản;
11 - Bộ Văn hoá - Thông tin;
12 - Bộ Giáo dục và Đào tạo;
13 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
14 - Bộ Công nghiệp;
15 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
16 - Bộ Y tế;
17 - Bộ Khoa học và Công nghệ;
18 - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
19 - Bộ Bưu chính, Viễn thông;
20 - Bộ Nội vụ.
B - Các cơ quan ngang Bộ:
1 - Thanh tra Nhà nước;
2 - Ngân hàng Nhà nước;
3 - Uỷ ban Thể dục Thể thao;
4 - Uỷ ban Dân tộc;
5 - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
6 - Văn phòng Chính phủ.
2 - Các cơ quan thuộc Chính phủ
1 - Tổng cục Du lịch
2 - Tổng cục Thống kê
3 - Đài tiếng nói Việt Nam
4 - Thông tấn xã Việt Nam
5 - Đài truyền hình Việt Nam
6 - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
7 - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
8 - Ban Tôn giáo Chính phủ
9 - Ban Cơ yếu Chính phủ
150
10 - Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
11 - Kiểm toán Nhà nước
12 - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
13 - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
13 - Ban Thi đua - Khen thưởng Nhà nước

151
PHỤ LỤC III
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG

TT Tỉnh, Thành phố TT Tỉnh, Thành phố


1- Thành phố Hà Nội; 33- Tỉnh Quảng Trị;
2- Thành phố Hồ Chí 34- Tỉnh Thừa Thiên - Huế;
Minh;
3- Thành phố Hải Phòng; 35- Tỉnh Quảng Nam;
4- Thành phố Đà Nẵng; 36- Tỉnh Quảng Ngãi;
5- Thành phố Cần Thơ; 37- Tỉnh Bình Định;
6- Tỉnh Cao Bằng; 38- Tỉnh Phú Yên;
7- Tỉnh Lạng Sơn; 39- Tỉnh Khánh Hoà;
8- Tỉnh Lai Châu; 40- Tỉnh Ninh Thuận;
9- Tỉnh Hà Giang; 41- Tỉnh Bình Thuận;
10- Tỉnh Sơn La; 42- Tỉnh Gia Lai;
11- Tỉnh Tuyên Quang; 43- Tỉnh Kon Tum;
12- Tỉnh Yên Bái; 44- Tỉnh Đắk Lắk;
13- Tỉnh Lào Cai; 45- Tỉnh Lâm Đồng;
14- Tỉnh Bắc Cạn; 46- Tỉnh Đồng Nai;
15- Tỉnh Thái Nguyên; 47- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
16- Tỉnh Phú Thọ; 48- Tỉnh Long An;
17- Tỉnh Vĩnh Phúc; 49- Tỉnh Tây Ninh;
18- Tỉnh Bắc Giang; 50- Tỉnh Bình Dương;
19- Tỉnh Bắc Ninh; 51- Tỉnh Bình Phước;
20- Tỉnh Hoà Bình; 52- Tỉnh Tiền Giang;
21- Tỉnh Hà Tây; 53- Tỉnh Bến Tre;
22- Tỉnh Quảng Ninh; 54- Tỉnh Hậu Giang;
23- Tỉnh Hải Dương; 55- Tỉnh Sóc Trăng;
24- Tỉnh Hưng Yên; 56- Tỉnh Đồng Tháp;
25- Tỉnh Thái Bình; 57- Tỉnh Vĩnh Long;
26- Tỉnh Hà Nam; 58- Tỉnh Trà Vinh;
27- Tỉnh Nam Định; 59- Tỉnh An Giang;
28- Tỉnh Ninh Bình; 60- Tỉnh Kiên Giang;
29- Tỉnh Thanh Hoá; 61- Tỉnh Bạc Liêu;
152
30- Tỉnh Nghệ An; 62- Tỉnh Cà Mau;
31- Tỉnh Hà Tĩnh; 63- Tỉnh Đắk Nông;
32- Tỉnh Quảng Bình; 64- Tỉnh Điện Biên.

153
PHỤ LỤC IV
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu


Á
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN
AIA ASEAN Investment Area Khu vực Đầu tư ASEAN
AICO ASEAN Industrial Cooperation Chương trình Hợp tác công
nghiệp (scheme) ASEAN
AIPO ASEAN Inter-parliamentary Tổ chức Liên minh Nghị
viện Organization ASEAN
AIT Asian Institute of Technology Viện Kỹ thuật châu Á
AMEX American Stock Exchange Sở Giao dịch chứng
khoán Hoa Kỳ
AMM/ ASEAN Ministerial Meeting/ Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN/
PMC Post Ministerial Conference Hội nghị sau hội nghị Bộ
trưởng
APEC Asia Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu
Á- Cooperation Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN
ASC Asean Standing Committee Ủy ban Thường trực
ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị Á-Âu
BIT Bilateral Invesment Treaty Hiệp định Đầu tư song
phương
BOOT Build-own-Operate-Transfer Hợp đồng Xây
dựng -Sở hữu -Vận hành-
Chuyển giao
BOP Balance of Payment Cán cân thanh toán
BOT Build-Operate-Transfer Hợp đồng Xây dựng-Vận hành-
Chuyển giao
BTO Build-Transfer-Operate Hợp đồng Xây dựng-Chuyển
giao-Vận hành
BT Build-Transfer Hợp đồng Xây dựng -Chuyển
giao
CAP Collective Action Plan (APEC) Kế hoạch Hành động tập thể
(APEC)
ARICOM The Caribbean community Cộng đồng các nước vùng Ca-ri-bê
154
CBM Confidence Building Measures Các biện pháp xây dựng lòng
tin
CEPT Common Effective Preferential Tariffs Hệ thống ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung
CIDA Canada International Development Cơ quan phát triển quốc tế
của Ca - na-da
Agency
CPE Centrally Planned Economy Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
EAEC European Atomic Energy Tổ chức Năng lượng nguyên tử châu
Âu
Community
ECOSOC Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế và Xã
hội Liên hợp quốc
ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ châu Âu
EEC European Ecconomic Cộng đồng Kinh tế châu
Âu
Community
EEZ Exclusive Economic zone Vùng đặc quyền kinh tế
EMS European Monetary System Hệ thống tiền tệ châu Âu
EPZ Export Processing Zone Khu chế xuất
ESCAP Economic and Social Ủy ban Kinh tế và Xã hội
châu
Commission for Asia and the Á-Thái Bình Dương của Liên
hợp quốc
Pacific
FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực thế
giới và
Organization Nông nghiệp Liên hợp
quốc
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài
FS Feasibility Study Nghiên cứu khả thi
GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định ch ung về thuế
quan và
and Trade thương mại
GDP Groos Domestic Product Tổng sản lượng quốc nội
GNI Groos National Income Tổng thu nhập quốc dân
GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc dân
GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi t huế quan phổ cập
Preferences
GSTP Global System of Trade Hệ thống ưu đãi thương mại
toàn
Preferences cầu

155
IAEA International Atomic Energy Tổ chức Năng lượng
nguyên tử
Agency quốc tế
IAP Individual Action Plan (APEC) Chương trình Hành đ ộng quốc
gia (trong APEC)
IBRD International Bank For Ngân hàng Tái thiết và Phát
triển
Reconstruction and quốc tế
Development
ICAO International Civil Aviation Tổ chức Hàng không dân
dụng
Organization quốc tế
ICJ International Court Of justice Tòa án quốc tế
IDA International Development Hiệp hội Phát triển quốc tế
Association (thuộc Ngân hàng
thế giới)
IFC International Finance Công ty Tài chính quốc tế
(thuộc
Corporation Ngân hàng Thế giới)
ILO International Labour Tổ chức Lao động quốc tế
Organization
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IMO International Maritime Tổ chức Hàng hải quốc tế
Organization
INTERPOL International Criminal Police Tổ chức Cảnh sát hình sự
quốc tế
Organization
IOM International Organization for Tổ chức di cư quốc tế
Migration
ISO International Organization for Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa
Standardization
IP Intellectual Propety Sở hữu trí tuệ
IPR Intellectual Propety Right Quyền sở hữu trí tuệ
JETRO Japan External Trade Tổ chức Xúc tiến thương
mại Organization Nhật Bản
JICA Japan International Cooperation Cơ quan Hợp tác quốc tế của
Agency Nhật Bản
JV Joint Venture Công ty liên doanh
L/C Letter of Credit Tín dụng thư
LDC Less Developed Country Nước kém phát triển
LLDC Least Developed Country Nước kém phát triển nhất
MFN Most-favoured Nation Tối huệ quốc
MITI Ministry of International Trade Bộ Thương mại và Công nghiệp
156
and Industry Nhật Bản
MOU Memorandum of Understanding Bị vong lục; Bản thỏa
thuận
NAFTA North American Free Trade Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Area
NATO North Atlantic Treaty Tổ chức hiệp ước
Bắc Đại Tây
Organization Dương
NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi Chính phủ
NIC Newly Industrializing Country Nước mới công nghiệp hóa
NT National Treatment Đãi ngộ quốc gia
NTB Non-tariff barrier Hàng rào phi thuế quan
OAS Organization of American Tổ chức Các quốc gia
châu Mỹ
States
OAU Organization of African Unity Tổ chức Đoàn kết châu Phi
ODA Official Development Viện trợ Phát triển chính
thức
Assistance
OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và
Phát triển
Cooperation and Development kinh tế
OECF Overseas Economic Quỹ Hợp tác Kinh tế hải
ngoại
Cooperation Fund (Japan) (Nhật Bản)

157
Tham khảo
(I) CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Theo Nghị quyết Trung ương IV, khóa X, trong đó hợp nhất các Ban, cơ
quan của BCH Trung ương, các Đảng bộ khối Trung ương)

Các cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:


- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Bộ Chính trị
- Ban Bí thư

Các chức danh của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tổng Bí thư
- Uỷ viên Bộ Chính trị
- Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các cơ quan tham mưu giúp việc và đơn vị trực thuộc Trung ương Đảng:
*Các cơ quan tham mưu giúp việc:
- Văn phòng Trung ương
- Ban Tổ chức Trung ương
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Ban Dân vận Trung ương
- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
- Ban Đối ngoại Trung ương
- Ban Cán sự đảng ngoài nước
* Các đơn vị trực thuộc:
- Báo Nhân dân
- Tạp chí Cộng sản
- Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

158
(II) CHỦ TỊCH NƯỚC, CÁC CƠ QUAN QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TRUNG ƯƠNG

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Chủ tịch nước.
- Phó Chủ tịch nước.
- Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
- Văn phòng Chủ tịch nước.

Các cơ quan của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Na m:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Hội đồng Dân tộc.
- Văn phòng Quốc hội.
- Đoàn thư ký kỳ họp
- Uỷ ban Pháp luật.
- Ủy ban Tư pháp.
- Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
- Uỷ ban Quốc phòng và An ninh.
- Uỷ ban Kinh tế
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
- Uỷ ban Đối ngoại.
- Uỷ ban về các vấn đề xã hội.
- Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các tổ chức chính trị - xã hội


- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Hội Nông dân Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam

159
(III) CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG
(Theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCNVN có hiệu lực ngày
01/8/2008)

TT Tỉnh, Thành phố TT Tỉnh, Thành phố


1- Thành phố Hà Nội; 33- Tỉnh Quảng Trị;
2- Thành phố Hồ Chí 34- Tỉnh Thừa Thiên - Huế;
Minh;
3- Thành phố Hải Phòng; 35- Tỉnh Quảng Nam;
4- Thành phố Đà Nẵng; 36- Tỉnh Quảng Ngãi;
5- Thành phố Cần Thơ; 37- Tỉnh Bình Định;
6- Tỉnh Cao Bằng; 38- Tỉnh Phú Yên;
7- Tỉnh Lạng Sơn; 39- Tỉnh Khánh Hoà;
8- Tỉnh Lai Châu; 40- Tỉnh Ninh Thuận;
9- Tỉnh Hà Giang; 41- Tỉnh Bình Thuận;
10- Tỉnh Sơn La; 42- Tỉnh Gia Lai;
11- Tỉnh Tuyên Quang; 43- Tỉnh Kon Tum;
12- Tỉnh Yê n Bái; 44- Tỉnh Đắk Lắk;
13- Tỉnh Lào Cai; 45- Tỉnh Lâm Đồng;
14- Tỉnh Bắc Cạn; 46- Tỉnh Đồng Nai;
15- Tỉnh Thái Nguyên; 47- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
16- Tỉnh Phú Thọ; 48- Tỉnh Long An;
17- Tỉnh Vĩnh Phúc; 49- Tỉnh Tây Ninh;
18- Tỉnh Bắc Giang; 50- Tỉnh Bình Dương;
19- Tỉnh Bắc Ninh; 51- Tỉnh Bình Phước;
20- Tỉnh Hoà Bình; 52- Tỉnh Tiền Giang;
21- Tỉnh Quảng Ninh; 53- Tỉnh Bến Tre;
22- Tỉnh Hải Dương; 54- Tỉnh Hậu Giang;
23- Tỉnh Hưng Yên; 55- Tỉnh Sóc Trăng;
24- Tỉnh Thái Bình; 56- Tỉnh Đồng Tháp;
25- Tỉnh Hà Nam; 57- Tỉnh Vĩnh Long;
26- Tỉnh Nam Định; 58- Tỉnh Trà Vinh;
27- Tỉnh Ninh Bình; 59- Tỉnh An Giang;

160
28- Tỉnh Thanh Hoá; 60- Tỉnh Kiên Giang;
29- Tỉnh Nghệ An; 61- Tỉnh Bạc Liêu;
30- Tỉnh Hà Tĩnh; 62- Tỉnh Cà Mau;
31- Tỉnh Quảng Bình; 63- Tỉnh Đắk Nông;
32- Tỉnh Điện Biên.

161
(IV) TÊN CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
(Theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCNVN
kì họp thứ nhất, khai mạc ngày 19/7/2007)
I. CÁC BỘ
1. Bộ Quốc phòng
2. Bộ Công an
3. Bộ Ngoại giao
4. Bộ Nội vụ
5. Bộ Tư pháp
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7. Bộ Tài chính
8. Bộ Công thương
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
10. Bộ Giao thông - Vận tải
11. Bộ Xây dựng
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường
13. Bộ Thông tin và Truyền thông
14. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
16. Bộ Khoa học và Công nghệ
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo
18. Bộ Y tế

II. CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ


1. Uỷ ban Dân tộc
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Thanh tra Chính phủ
4. Văn phòng Chính p hủ
III. CÁC CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
1. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam
3. Thông tấn xã Việt Nam
4. Đài Tiếng nói Việt Nam
5. Đài Truyền hình Việt Nam
6. Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
7. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
8. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

162
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I, TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1. Lê A, Đinh Thanh Huệ (1997), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục, H
à N ội.
2. Tạ Hữu Ánh (1998), Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước ,
NXB Lao động, Hà Nội.
3. Tạ Hữu Ánh (2002), “Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan
nhà nước”, Tập bài giảng một số vấn đề cơ bản về hành chính học ,
NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Sách Cao đẳng Sư phạm,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Diệp Quang Ban (1983), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
6. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
7. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, Sách Đại học Sư phạm, tập 2,
NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 5), Hà Nội.
8. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp-văn bản-mạch lạc-liên kết-đoạn
văn, NXBKHXH. Hà Nội.
9. Báo Nhân dân, ngày 26/8/2007
10.Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà (1982), Phong
cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11.Bộ Giáo dục v à Đào t ạo (2006), Giáo trình Triết học Mác -Lênin,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
13.Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt , NXB Giáo dục,
Hà Nội.

163
14.Đỗ Hữu Châu (199 2), Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng
học hiện nay. Tạp chí Ngôn ngữ số 1, số 2.
15.Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương Ngôn ngữ học , tập 1
(tái bản lần thứ nhất), NXB Giáo dục, Hà Nội.
16.Trương Chính (1997) Giải thích các từ gần âm gần nghĩa dễ nhầm lẫn,
NXB Giáo dục, Hà Nội
17.Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgic-ngữ nghĩa -cú pháp.
18.Nguyễn Đức Dân (1995), Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Tổng
hợp TP Hồ Chí Minh., TP Hồ Chí Minh.
19.Vũ Cao Đàm (1999) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học , NXB
Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr 29.
20.Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
21.Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt-sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển
1.
22.Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi
Tất Tươm (2000), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt , quyển 1, phần: Câu
trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng một
số vấn đề cơ bản về hành chính học , Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 139
24.GS.TS Đỗ Huy (1997), Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 342)
25.Lê Văn In (2001), Mẫu soạn thảo văn bản , NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
26.Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt (tái bản
lần thứ 6). NXB Giáo dục.
27.Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà Nội.

164
28.Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Nhập môn Hành chính Nhà
nước, NXB TP Hồ Chí Minh.
29.Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt , NXB Đà Nẵng.
30.Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt -câu. NXBĐH và
THCN.
31.Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân L ự
(2001), Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính , NXB Thống kê, Hà
Nội.
32.Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy và học câu trong
trường phổ thông, (tái bản lần thứ 2), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
33.Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Tiếng Việt thực hành.
NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
34.Lê Hùng Tiến, Nguyễn Thiện Giáp (1998), “Ngôn ngữ luật pháp trong
tiếng Việt’ (có so sánh đối chiếu với tiếng Anh) - Từ vựng học Tiếng
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 270.
35.Cù Đình Tú. Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt . NXB Giáo
dục, H à Nội.
36.Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng (1997), Tiếng Việt thực hành , NXB
Giáo dục, Hà Nội.
37.Nguyễn Hữu Tri, Võ Văn Tuyển (1998), Những vấn đề về bản học,
NXB Thống kê, Hà Nội.
38.Uỷ ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
39.Đặng Đức Siêu, Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông , NXB
Giáo dục.
40.I.V. Ácnôn. Phong các học tiếng Anh hiện đại.
41.L.G.Báclát (1978), Tiếng Nga. Phong cách học.
42.V.M. Bugô xơlapxki (1969), Góp vào vấn đề phân loại các khuôn sáo
ngôn ngữ tiếng Nga trong nhà trường .

165
43.N.M.Kogina (1972), Về tính hệ thống lời nói của phong cách khoa học
so với một số phong cách khác.
44.F. Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Hà Nội.

II, CÁC VĂN BẢN (CUNG CẤP NGUỒN NGỮ LIỆU)


45.Hiến pháp 1992
46.Luật tổ chức Quốc hội
47.Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân các cấp.
48.Pháp lệnh Dân quân Tự vệ.
49.Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý
trật tự an toàn giao thông đường bộ, giao thông đô thị.
50.Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường
công tác chống nhập lậu.
51.Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động
hành nghề tư vấn p háp luật.
52.Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sơ kết việc thực hiện một
bước cải cách thủ tục hành chính.
53.Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đê điều.
54.Nghị định của Hội đồng Chính phủ về công tác công văn giấy tờ.
55.Nghị định của Chính phủ về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
56.Nghị định của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan quản lý công tác thi hành án dân sự.
57.Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của Cục
Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
58.Quyết định của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ
về việc nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

166
59.Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Qui chế tổ
chức và quản lý chợ biên giới Việt Nam - Campuchia.
60.Nghị quyết của Chính phủ về hiên họp Chính phủ thường kỳ 9/1999.
61.Nghị quyết của Chính phủ về Kinh tế trang trại.
62.Báo cáo về tình hình xuất hiện rầy nâu phá hoại lú hè thu xã Tam
Cường.
63.Báo cáo tổng kết năm của Cục Lưu trữ Nhà nước số 525/BC-LTNN.
64.Báo cáo nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Cục Lưu trữ Nhà nước.
65.Báo cáo của Bộ Giáo dục - Đào tạo về công tác đào tạo đại học.
66.Báo cáo của Cục Lưu trữ Nhà nước sau một năm thi hành Pháp lệnh
Lưu trữ Quốc gia.
67.Công văn của Tổng Cục Hải quan về việc làm thủ tục hải quan đối với
ô tô TN-TX được phép thanh lý, chuyển nhượng.
68.Công văn đề nghị của Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây về việc bảo vệ các
di tích lịch sử.
69.Công văn hỏi ý kiến của Trường T.H Văn thư Lưu trữ Trung ương I về
việc thay đổi kế hoạch đào tạo nghề.
70.Công văn của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn gửi công văn, tài liệu
lên Chính phủ.
71.Công văn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
72.Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đóng góp ý kiến.
73.Thông báo của Bộ Văn hoá Thông tin về việc tạm ngừng cấp giấy phép
sử dụng TVRO.
74.Trường T.H Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I. Tập Văn bản lưu năm
2000 đến 2002.
75.Thông báo của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội.
76.Thông báo về việc uỷ quyền.
77.Thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc
họp với Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu.

167
78.Tờ trình của Uỷ ban nhân dân xã Bình Long về việc xây dựng trụ sở
làm viẹc của Uỷ ban nhân dân xã.
79.Đề án thành lập Công ty cổ phần Vận tải.
80.Qui chế tổ chức và hoạt động đăng kiểm tàu biển tại Việt Nam.
81.Qui chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội
1993.
82.Qui chế hành nghề tư vấn pháp luật.
83.Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số
25/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
84.Qui chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại
Việt Nam.
85.Điều lệ về công tác công văn, giấy tờ và tài liệu lưu trữ.
86.Nội qui ra vào cổng cơ quan.
87.Nội qui làm việc cơ quan.
88.Nội qui thi tuyển công chức và thi nâng ngạch.
89.Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công c hức.
90.Chế độ công văn, giấy tờ ở các cơ quan.
91.Hướng dẫn về việc tổ chức cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XI.
92.Hợp đồng thuê nhà ở.
93.Giấy mời họp bất thường của Công ty Khoá Minh Khai.
94.Đơn khiếu nại của một cá nhân.

168
169

You might also like