You are on page 1of 54

ư/======Bài 01: Giới thiệu những nguyên lý cơ bản của Nguyên lý sóng Elliott

Nguyên lý sóng Elliott là sự mô tả chi tiết và cách thức cư xử hành vi của các nhóm người. Nó cho thấy sự thay đổi
tâm lý đám đông từ bi quan thành lạc quan và ngược lại theo một mắc xích tự nhiên tạo thành các mô hình riêng
biệt có thể đo lường được.

Một trong những nơi rõ ràng nhất để quan sát hiện tượng này là các thị trường tài chính nơi tâm lý của nhà đầu tư
thay đổi được ghi chép lại dưới dạng biến động giá. Sử dụng các dữ liệu thị trường chứng khoán làm công cụ
nghiên cứu chủ yếu, R. N. Elliott đã phân biệt 11 mô hình biến động giá hay các mô hình sóng. Ông đã đặt tên,
định nghĩa và minh họa những mô hình này. Ông mô tả cách hình thành các mô hình và những phiên bản lớn hơn
của chúng.

Nguyên lý sóng Elliott là một tập hợp các mô hình giá và sự giải thích về vị trí có thể xảy ra trong tiến trình phát
triển chung của thị trường. Thị trường thường theo các thời kỳ phát triển, luân phiên theo các giai đoạn không
tăng trưởng hay suy yếu, xây dựng phân đoạn theo các mô hình tương tự có kích cỡ tăng dần.

Nguyên lý sóng Elliott cho thấy rằng thị trường diễn biến theo các mô hình 5 sóng trong xu hướng chủ đạo rồi hồi
lại theo các quá trình điều chỉnh 3 hoặc 5 sóng trước khi tiếp tục xu hướng chủ đạo.

Các mô hình trong xu hướng chủ đạo luôn theo các mô hình 5 sóng và được đánh dấu theo các số 1-2-3-4-5. Các
mô hình diễn biến ngược với xu hướng chủ đạo nói chung là các mô hình 3 sóng nhưng có thể là các mô hình 5
sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E).

Một sóng chủ (impulsive wave) bao gồm 5 sóng cấp dưới và dao động cùng hướng với xu hướng của sóng cấp cao
hơn. 

Một sóng điều chỉnh (corrective wave) luôn gồm 3 sóng cấp dưới và dao động ngược hướng với xu hướng của
sóng cấp cao hơn.

Theo hình minh họa bên dưới cho thấy cấu trúc hình thành hiện tượng sóng trong sóng của nguyên lý sóng Elliott.
Mắc xích nhỏ đầu tiên là mô hình sóng chủ (Impulsive wave) kết thúc tại đỉnh 1. Mô hình này cho thấy rằng dao
động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn cũng theo hướng đi lên. Nó cũng bái hiệu sự khởi đầu của mắc xích điều
chỉnh 3 sóng là sóng 2. Các sóng 3, 4 và 5 hoàn thành mắc xích sóng chủ lớn hơn là sóng (1). Giống như sóng 1
thì cấu trúc sóng chủ của sóng 1 cho thấy dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn theo chiều đi lên và báo hiệu
sự khởi đầu của xu hướng giảm giá điều chỉnh theo 3 sóng của cấp độ sóng cùng cấp với sóng (1). Quá trình điều
chỉnh ở sóng (2) theo sau là sóng (3), sóng (4) và sóng (5) sẽ hoàn thành mắc xích sóng chủ của cấp độ sóng lớn
hơn là sóng [1]. Một lần nữa thì quá trình điều chỉnh theo 3 sóng ở cùng cấp độ sóng xảy ra là sóng [2]. Cứ thế
lần lượt phát triển hoàn thành toàn bộ quá trình. 

Những biến thể khác nhau của mô hình sóng điều chỉnh liên quan đến sự lặp lại yếu tố 3 sóng hình thành các cấu
trúc phức tạp hơn như ZigZag, Flat, Triangle, Double Sideways…

Mỗi loại mô hình có tên gọi và cấu trúc riêng biệt theo những quy luật và nguyên tắc riêng. Đối với một mô hình
riêng biệt được xác nhận là mô hình sóng Elliott thì tất cả các quy luật của nó phải được tuân thủ chính xác. Ngược
lại những nguyên tắc của nó thì không được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên khi diễn biến thị trường có thể được
giải thích theo 2 cách theo quy luật thì mô hình tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhất được ưu tiên hơn. Mô
hình này trở thành cách tính sóng ưu tiên và có độ chính xác cao nhất.

Người phân tích sóng Elliott quan tâm đến tính khả thi. Nguyên tắc sóng Elliott không cho biết tương lai với tính
chắc chắn tuyệt đối. Nó chỉ cho phép chúng ta thấy những gì có thể xảy ra. Khi thị trường thay đổi thì các sóng có
thể thay đổi và tính khả thi có thể thay đổi dẫn đến biên độ mục tiêu cần phải thay đổi. 

Tính thanh khoản có vai trò quan trọng đối với hiệu quả phân tích sóng Elliott. Những thị trường có tính thanh
khoản cao như chỉ số S&P, hay NASDAQ và các cặp tỷ giá và vàng Spot thường cho thấy những mô hình sóng
Elliott mạnh mẽ và tin cậy. Những thị trường này được thúc đẩy bằng tâm lý đám đông hay cảm xúc con người.
Chúng có tính thanh khoản thật sự, được thúc đẩy bằng cung và cầu. Ngược lại những thị trường giao dịch thưa
thớt thường không phải là ứng cử viên tốt cho phân tích sóng Elliott.

Bài 02: Giới thiệu khái quát 11 mô hình sóng Elliott

I. Cấp độ sóng và khung thời gian:

Một mô hình sóng Elliott có thể kéo dài hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hàng năm hoặc thậm chí hàng thế kỷ. 
Để biểu thị nhịp thời gian chính xác của một mô hình sóng thì nó được đặt tên theo 1 trong 11 cấp độ sóng có thể
xảy ra như sau:

0) Submicro: từ hàng phút đến hàng giờ

1) Micro: từ hàng giờ đến hàng ngày

2) Subminuette: từ hàng ngày đến hàng tuần


3) Minuette: từ hàng ngày đến hàng tháng

4) Minute: từ hàng tuần đến hàng tháng

5) Minor: từ hàng tuần đến hàng quý

6) Intermediate: từ hàng tháng đến hàng quý

7) Primary: từ hàng tháng đến hàng năm

8) Cycle: từ hàng quý đến hàng năm

9) Supercycle: hàng năm

10) Grand Supercycle: hàng thập kỷ hoặc dài hơn

Mỗi mô hình sóng Elliott tự nó là cấu trúc xây dựng của một mô hình sóng Elliott lớn hơn được gọi là cấp độ sóng
cấp trên kế tiếp.

Sau đây là cách biểu diễn tên gọi của các cấp độ sóng Elliott do Ewa đánh dấu:

Grand SuperCycle: I - II- III- IV- V- A- B- C- D- E- W- X- Y- Z

SuperCycle: (I) - (II) - (III) - (IV) - (V) - (A) - (B) - (C) - (D) - (E) - (W)- (X) - (Y) - (Z) 

Cycle: I - II - III - IV - V - A - B - C - D - E - W - X - Y - Z 

Primary: 1 -2-3-4- 5- A - B-C - D - E - W- X - Y - Z

Intermediate: (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (A) - (B) - (C) - (D)- (E) (W) - (X) - (Y) - (Z)

Minor: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - A - B - C - D - E - W - X - Y - Z

Minute: i -ii-iii-iv- v- a - b-c - d - e - w- x - y - z

Minuette: (i) - (ii) - (iii) - (iv) - (v) - (a) - (b) - (c) - (d) - (e) - (w) - (x) - (y) - (z) 

Subminuette: i - ii – iii – iv - v - a - b - c - d - e - w - x - y - z
Micro: (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (a)- (b) - (c) - (d) - (e) - (w) - (x) - (y) - (z)
Submicro: 1 -2-3 -4 -5- a-b-c-d-e-w-x-y- z

II. Danh mục 11 mô hình sóng Elliott

(1) Mô hình Impulse (được ký hiệu là IM)

(2) Mô hình Leading Diangonal Triangle (được ký hiệu là LD)

(3) Mô hình Ending Diagonal Triangle (được ký hiệu là ED)

(4) Mô hình Zigzag (được ký hiệu là ZZ)

(5) Mô hình Double Zigzag (được ký hiệu là DZ)

(6) Mô hình Triple Zigzag (được ký hiệu là TZ)

(7) Mô hình Flat (được ký hiệu là FL)

(8) Mô hình Double Three hoặc Double Sideways (được ký hiệu là D3)
(9) Mô hình Triple Three hoặc Triple Sideways (được ký hiệu là T3)

(10) Mô hình Contracting Triangle (được ký hiệu là CT)

(11) Mô hình Extending Triangle (được ký hiệu là ET)

Bài 03: MÔ HÌNH SÓNG IMPULSE (IM)

1. Giới thiệu:

- Mô hình Impulse được ký hiệu là IM.

- Mô hình Impulse (mô hình sóng chủ) là mô hình sóng Elliott cơ bản, có 5 sóng, trong đó có 3 sóng di chuyển
theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh, hồi lại di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được
đánh dấu tại điểm cuối và được đánh số từ 1 đến 5. Một mô hình sóng chủ sẽ luôn bắt đầu tại hoặc ngay sau một
vùng giá thấp nhất quan trọng.

Cần chú ý rằng tất cả các mô hình sóng có thể được đảo ngược lại, vì thế trong thị trường đầu tư giá xuống thì mô
hình sóng chủ ngược (Inverted Impulse) sẽ bắt đầu tại hoặc ngay sau một vùng giá cao nhất quan trọng.

2. Quy tắc:

- Chính sóng 1 phải là mô hình sóng Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

- Sóng 2 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ mô hình tam giác điều chỉnh (Contracting Triangle
(CT) hoặc Expanding Triangle (ET)).

- Sóng 2 không thể hồi lại hơn 100% so với sóng 1.


- Sóng 3 phải là mô hình Impulse (IM).

- Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 về giá.

- Sóng 4 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào. Ko cùng dạng với song 2

- Sóng 2 và sóng 4 không chéo nhau, không chia sẻ cùng khu vực giá. Luôn cao hơn hoặc bằng đỉnh song 1 i

- Sóng 5 phải là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).

- Sóng 5 phải ít nhất bằng 70% chiều dài của sóng 4 theo giá.

- Đỉnh song 5 nằm trên đường trend

- Trong các sóng 1, 3, 5 thì mỗi sóng trong số đó có thể mở rộng và khi đó sẽ là sóng dài nhất so với 2
sóng còn lại.

- Sóng 5 có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc còn gọi là Failure
or Truncated 5th.

Bài 04: Biến thể của mô hình sóng Impulse (IM): Mô hình Impulse (IM) Extension1

Các sóng chủ thường mở rộng và hiện tượng sóng mở rộng (Extension) thường xuất hiện nhiều nhất ở sóng 3 và
thỉnh thoảng xuất hiện ở sóng 1 và sóng 5. Và điều đặc biệt là hiện tượng sóng mở rộng còn xuất hiện ở trong
chính sóng mở rộng đó.

1. Giới thiệu mô hình Impulse (IM) Extension1

Hình vẽ cho thấy sự mở rộng ở sóng 1, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Những sóng con có độ dài
gần như nhau. Chú ý rằng khi sóng 1 mở rộng thì sóng 3 và sóng 5 có độ dài bình thường.

2. Quy tắc

- Sóng có sóng 1 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng gần như tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.

- Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 1 thì các sóng 3 và 5 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.

- Chỉ có các sóng chủ (1, 3, 5) mới mở rộng.

- Sóng 3 là sóng thường được mở rộng nhất.

- Sóng 1 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

- Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 1 (Double Extension1) khi đó sóng có sóng 1 mở rộng 2 lần
bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 1 - Triple Extension1 thì sẽ có
17 sóng).

Bài 05: Biến thể của mô hình sóng Impulse (IM): Mô hình Impulse (IM) Extension3

1. Giới thiệu mô hình Impulse (IM) Extension3


Hình vẽ cho thấy một sóng 3 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng
mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 3 mở rộng cho thấy sóng 1 và sóng 5 có chiều
dài bình thường.

2. Quy tắc

- Sóng có sóng 3 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.

- Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 3 thì các sóng 1 và 5 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.

- Chỉ có các sóng chủ 1, 3, 5 mới mở rộng.

- Sóng 3 là sóng thường được mở rộng nhất.

- Sóng 4 không thể chéo (trùng lắp vùng giá) với sóng 1.
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.

- Sóng 3 mở rộng theo mô hình Impulse (IM).

- Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 3 (Double Extension3) khi đó sóng có sóng 3 mở rộng 2 lần
bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 3 - Triple Extension3 thì sẽ có
17 sóng).

Bài 06: Biến thể của mô hình sóng Impulse (IM): Mô hình Impulse (IM) Extension5

1. Giới thiệu mô hình Impulse (IM) Extension5


Hình vẽ cho thấy một sóng 5 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng
mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 5 mở rộng cho thấy sóng 1 và sóng 3 có chiều
dài bình thường.
2. Quy tắc

- Sóng có sóng 5 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.

- Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 5 thì các sóng 1 và 3 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.

- Chỉ có các sóng chủ 1, 3, 5 mới mở rộng.

- Sóng 3 là sóng thường được mở rộng nhất.

- Sóng 4 không thể chéo (trùng lắp vùng giá) với sóng 1.

- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.

- Sóng 5 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).

- Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 5 (Double Extension5) khi đó sóng có sóng 5 mở rộng 2 lần
bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 5 - Triple Extension5 thì sẽ có
17 sóng).

Bài 07: Biến thể của mô hình sóng Impulse (IM): Mô hình Impulse (IM) Truncated 5th:

1. Giới thiệu:

Sóng cụt xảy ra khi sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3. Vì lý do này, sóng cụt đôi khi được gọi là
sóng thứ 5 cụt.
2. Quy tắc:

- Sóng cụt là một sóng chủ không thể hoàn thành xu hướng.

- Sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3.

- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và 5.

BÀI 08: MÔ HÌNH SÓNG LEADING DIAGONAL (LD)

1. Giới thiệu:

Mô hình Diagonal Triangle (mô hình tam giác chéo, gọi tắt là Diagonal) là mô hình sóng chủ có sự bất quy tắc ở
chỗ sóng 1 và sóng 4 chéo nhau. Có 2 dạng Diagonal là Leading Diagonal (LD) và Ending Diagonal (ED). 

Leading Diagonal là dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.
Các mô hình Leading Diagonal hướng lên (trong thị trường đầu tư giá lên) rất phổ biến song các mô hình Leading
Diagonal hướng xuống (trong thị trường đầu tư giá xuống) thì rất hiếm thấy ở các thị trường hàng hóa cũng như
chứng khoán. 

Những hình dạng phổ biến nhất của các mô hình Diagonal thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại thị trường (hàng
hóa hoặc chứng khoán), khung thời gian và hướng của mô hình (hướng lên hoặc hướng xuống).

2. Quy tắc:

- Các mô hình Diagonal di chuyển trong 2 đường kênh giá hội tụ (Converging) hoặc mở rộng (Expanding).

- Sóng 1 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

- Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT)
và Expanding Triangle (ET).

- Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.

- Sóng 3 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM).

- Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.

- Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.

- Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.

- Sóng 5 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).

- Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.

- Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.
BÀI 08: MÔ HÌNH SÓNG LEADING DIAGONAL (LD)

1. Giới thiệu:

Mô hình Diagonal Triangle (mô hình tam giác chéo, gọi tắt là Diagonal) là mô hình sóng chủ có sự bất quy tắc ở
chỗ sóng 1 và sóng 4 chéo nhau. Có 2 dạng Diagonal là Leading Diagonal (LD) và Ending Diagonal (ED). 

Leading Diagonal là dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

Các mô hình Leading Diagonal hướng lên (trong thị trường đầu tư giá lên) rất phổ biến song các mô hình Leading
Diagonal hướng xuống (trong thị trường đầu tư giá xuống) thì rất hiếm thấy ở các thị trường hàng hóa cũng như
chứng khoán. 

Những hình dạng phổ biến nhất của các mô hình Diagonal thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại thị trường (hàng
hóa hoặc chứng khoán), khung thời gian và hướng của mô hình (hướng lên hoặc hướng xuống).

2. Quy tắc:

- Các mô hình Diagonal di chuyển trong 2 đường kênh giá hội tụ (Converging) hoặc mở rộng (Expanding).

- Sóng 1 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

- Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT)
và Expanding Triangle (ET).

- Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.

- Sóng 3 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM).

- Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.

- Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.


- Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.

- Sóng 5 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).

- Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.

- Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.

Bài 09: Các biến thể của mô hình sóng Leading Diagonal (LD): Mô hình Leading Diagonal (LD)
Contracting và mô hình Leading Diagonal (LD) Expanding

1. Mô hình Leading Diagonal (LD) Contracting

Với mô hình Leading Diagonal (LD) Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và
sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.

2. Mô hình Leading Diagonal (LD) Expanding

Với mô hình Leading Diagonal (LD) Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và
sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.
Bài 10: MÔ HÌNH SÓNG ENDING DIAGONAL (ED)

1. Giới thiệu:

Ending Diagonal là dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

Các mô hình Ending Diagonal hướng xuống (thị trường đầu cơ giá xuống) ít được tìm thấy trong các thị trường
hàng hóa trong khi chúng xuất hiện nhiều ở các thị trường chứng khoán.
Những hình dạng phổ biến nhất của các mô hình Diagonal thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại thị trường (hàng
hóa hoặc chứng khoán), khung thời gian và hướng của mô hình (hướng lên hoặc hướng xuống).

2. Quy tắc:

- Các mô hình Diagonal di chuyển trong 2 đường kênh giá hội tụ (Converging) hoặc mở rộng (Expanding).

- Các sóng 1, 3 và 5 của mô hình Ending Diagonal (ED) luôn theo mô hình thuộc họ Zigzag (ZZ).

- Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT)
và Expanding Triangle (ET).

- Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.

- Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.

- Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.

- Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.

- Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.

- Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.

Bài 11: Các biến thể của mô hình sóng Ending Diagonal (ED): Mô hình Ending Diagonal (ED)
Contracting và mô hình Ending Diagonal (ED) Expanding

1. Mô hình Ending Diagonal (ED) Contracting

Với mô hình Ending Diagonal (LD) Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và
sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.

2. Mô hình Ending Diagonal (ED) Expanding


Với mô hình Ending Diagonal (ED) Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và
sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.

Bài 12: MÔ HÌNH SÓNG ZIGZAG (ZZ)

1. Giới thiệu:

- Mô hình sóng Zigzag được ký hiệu là ZZ.

- Mô hình sóng Zigzag (ZZ) có cấu trúc 3 sóng được đánh dấu A-B-C, nhìn chung di chuyển ngược với xu hướng
chính. Đây là một trong những mô hình sóng Elliott điều chỉnh phổ biến nhất.
Trong thị trường theo xu hướng đầu tư giá lên (bull market) thì có mô hình Zigzag (ZZ) hướng lên. Ngược lại trong
thị trường đầu tư giá xuống (bear market) thì có mô hình Zigzag (ZZ) hướng xuống. 

2. Quy tắc:

- Sóng A phải theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).

- Sóng B chỉ có thể là mô hình sóng điều chỉnh.


- Sóng B phải ngắn hơn sóng A về khoảng cách giá.

- Sóng C phải theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
- Sóng C có thể là mô hình Ending Diagonal (ED) nếu sóng A là mô hình Leading Diagonal (LD).

Bài 13: Các biến thể của mô hình sóng Zigzag (ZZ)

1. Mô hình sóng Zigzag (ZZ) Running:

Với mô hình Zigzag (ZZ) Running thì điểm cuối của sóng C không vượt qua điểm cuối của sóng A. Điều này thể
hiện sức mạnh của xu hướng chính (trend).
2. Mô hình sóng Zigzag (ZZ) Elongated:

Với mô hình Zigzag (ZZ) Elongated thì sóng C rất dài so với sóng A, có thể dài bằng 2.618 lần sóng A.
Bài 14: MÔ HÌNH SÓNG DOUBLE ZIGZAG (DZ) VÀ MÔ HÌNH SÓNG TRIPLE ZIGZAG (TZ)

1. Giới thiệu:

Các biến thể phổ biến của mô hình Zigzag (ZZ) là mô hình Double Zigzag (DZ) và mô hình Triple Zigzag (TZ). Về
bản chất thì chúng là các mô hình điều chỉnh. Mô hình Triple Zigzag (TZ) thì hiếm xảy ra. Tất cả các mô hình này
tạo thành họ Zigzag (ZZ) hay các mô hình “Sharp” (các mô hình điều chỉnh nhanh và mạnh).

Mô hình Double Zigzag (DZ) được tạo thành bằng 2 mô hình Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi một mô hình điều
chỉnh tương đối ngắn gọi là sóng (X). Mô hình Double Zigzag (DZ) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y) trong
đó các sóng (W), (Y) theo mô hình Zigzag (ZZ). Trong thị trường theo xu thế đầu cơ giá lên thì có mô hình Double
Zigzag (DZ) hướng lên trong khi ở thị trường theo xu thế đầu cơ giá xuống thì có mô hình Double Zigzag (DZ)
hướng xuống.

Mô hình Triple Zigzag (TZ) được tạo thành bằng 3 mô hình Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi 2 mô hình sóng điều
chỉnh tương đối ngắn gọi là sóng (X). Mô hình Triple Zigzag (TZ) được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y)-(X)-(Z)
trong đó các sóng (W), (Y), (Z) theo mô hình Zigzag (ZZ). Trong thị trường theo xu thế đầu cơ giá lên thì có mô
hình Triple Zigzag (TZ) hướng lên trong khi ở thị trường theo xu thế đầu cơ giá xuống thì có mô hình Triple Zigzag
(TZ) hướng xuống.
2. Quy tắc:

- Các sóng (W), (Y), (Z) phải theo mô hình Zigzag (ZZ).

- Các sóng (X) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Expanding Triangle (ET).
- Sóng (X) phải ngắn hơn sóng (W) về biên độ giá.

- Sóng (Y) phải bằng hoặc dài hơn sóng (X) về biên độ giá.

- Sóng (X) thứ hai phải ngắn hơn sóng (Y) về biên độ giá.

- Sóng (Z) phải bằng hoặc dài hơn sóng (X) thứ hai về biên độ giá.

* Chú ý:

Các mô hình sóng Double Zigzag (ZZ) và Triple Zigzag (TZ) chứa các mô hình Zigzag (ZZ) vì thế các biến thể
Zigzag (ZZ) Running, Zigzag (ZZ) Elongated cũng hàm chứa trong các mô hình sóng này.

Bài 15: MÔ HÌNH SÓNG FLAT (FL)

1. Giới thiệu:

- Mô hình sóng Flat được ký hiệu là FL.


- Các mô hình Flat (FL) là một dạng rất phổ biến của các mô hình sóng điều chỉnh. Chúng khác với các mô hình
Zigzag (ZZ) ở chỗ chúng có xu thế di chuyển dập dềnh chứ không phải lên mạnh hoặc xuống mạnh, vì thế mới có
tên gọi “Flat”, đồng thời mô hình Flat (FL) không theo cấu trúc sóng 5-3-5 mà theo cấu trúc sóng 3-3-5 hoặc 3-3-
7. Ngược lại các mô hình Zigzag (hay còn gọi là các mô hình Sharp) di chuyển lên hoặc xuống nhanh và mạnh và
theo cấu trúc sóng 5-3-5. Trong thị trường theo xu hướng đầu cơ giá lên (bull market) thì có mô hình Flat hướng
lên. Ngược lại trong thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) thì có mô hình Flat hướng xuống.

2. Quy tắc:

- Sóng A có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.

- Sóng B có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle
(ET).

- Sóng B phải hồi lại ít nhất 50% sóng A về giá (theo Fibonacci Retracement) và phải ngắn hơn 2 lần chiều dài
sóng A (0.5A ≤ B ≤ 2A).

- Sóng C chỉ có thể là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED) hoặc Double Zigzag (DZ). Nếu sóng C theo
mô hình Double Zigzag (DZ) mà sóng X mở rộng thì cấu trúc sóng bên trong của mô hình Flat (FL) là 3-3-3 nhưng
nếu sóng X không mở rộng thì cấu trúc sóng bên trong của mô hình Flat (FL) là 3-3-7.
- Sóng C không dài hơn 3 lần chiều dài sóng A (C ≤ 3A).
- Sóng C phải chia sẻ vùng giá với sóng A.

Bài 16: CÁC BIẾN THỂ CỦA MÔ HÌNH SÓNG FLAT (FL)

1. Mô hình Flat (FL) Irregular:


Mô hình sóng Flat (FL) Irregular (sóng trôi dạt bất quy tắc) là dạng sóng đặc biệt phổ biến của mô hình sóng Flat.
Ở đây sóng B được mở rộng và vượt qua điểm cuối của sóng chủ trước đó (nói cách khác là vượt qua điểm khởi
đầu sóng A). Sức mạnh của sóng B cho thấy thị trường muốn đi theo hướng của sóng B. Nếu sóng C dài hơn nhiều
so với sóng A thì sức mạnh đó sẽ kém đi. 

2. Mô hình Flat (FL) Running:


Với mô hình Flat (FL) Running thì điểm cuối của sóng C không vượt qua điểm cuối của sóng A. Điều này thể hiện
sức mạnh của xu hướng chính (trend). 

3. Mô hình Flat (FL) Elongated:


Với mô hình Flat (FL) Elongated thì sóng C rất dài so với sóng A, có thể dài bằng 2.618 lần sóng A. Ở dạng sóng
này thì sóng C thường theo dạng sóng chủ mở rộng sóng thứ 5 (Extension5).

Bài 17: MÔ HÌNH SÓNG DOUBLE THREE (D3) VÀ MÔ HÌNH SÓNG TRIPLE THREE (T3)

1. Giới thiệu:

- Mô hình Double Three được ký hiệu là D3 và mô hình Triple Three được ký hiệu là T3.
- Mô hình Double Three (D3) được tạo thành bằng 2 mô hình sóng điều chỉnh với điều kiện không cùng dạng
Zigzag (ZZ) được nối với nhau bởi một mô hình sóng điều chỉnh ngắn gọi là sóng (X). Mô hình Double Three (D3)
được biểu thị bằng các sóng (W)-(X)-(Y) trong đó các sóng (W), (Y) không cùng dạng sóng Zigzag (ZZ). 

Trong thị trường theo xu thế đầu cơ giá lên thì có mô hình Double Three (D3) hướng lên trong khi ở thị trường
theo xu thế đầu cơ giá xuống thì có mô hình Double Three (D3) hướng xuống.
- Mô hình Triple Three (T3) được tạo thành bằng 3 mô hình sóng điều chỉnh với điều kiện không cùng dạng Zigzag
(ZZ) được nối với nhau bởi hai mô hình điều chỉnh ngắn gọi là sóng (X). Mô hình Triple Three (D3) được biểu thị
bằng các sóng (W)-(X)-(Y)-(X)-(Z) trong đó các sóng (W), (Y), (Z) không cùng dạng sóng Zigzag (ZZ). Trong thị
trường theo xu thế đầu cơ giá lên thì có mô hình Triple Three (T3) hướng lên trong khi ở thị trường theo xu thế
đầu cơ giá xuống thì có mô hình Triple Three (T3) hướng xuống.

Các mô hình Double Three (D3) rất phổ biến trong khi các mô hình Triple Three (T3) thì hiếm gặp hơn.

2. Quy tắc:

- Sóng (W) có thể theo bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào trừ các mô hình Triangle (Contracting, Expanding), các
mô hình Double hoặc Triple.

- Sóng (X) có thể theo bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Mức hồi lại tối
thiểu của sóng (X) là 50% sóng (W); mức hồi lại tối đa của sóng (X) là 400% sóng (W).

- Sóng (Y) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Sóng (Y) phải lớn hơn
sóng (X) về giá trừ trường hợp sóng (Y) là mô hình Triangle (Contracting, Expanding).

- Sóng (X) thứ hai có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Mức hồi lại tối
thiểu của sóng (X) thứ hai là 50% sóng (Y); mức hồi lại tối đa của sóng (X) thứ hai là 400% sóng (Y).

- Sóng (Z) có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ các mô hình Double hoặc Triple. Tuy nhiên sóng (Z)
không thể là một Zigzag (ZZ) nếu sóng (Y) là một Zigzag (ZZ). Sóng (Z) phải lớn hơn sóng (X) thứ hai về giá.

3. Chi tiết cấu trúc sóng của mô hình Double Three (D3):
- Sóng (W) là Zigzag (ZZ) trong khi sóng (Y) là các dạng Triangle (Contracting, Expanding) hoặc các dạng Flat
(FL).

- Sóng (W) là các dạng Flat (FL) trong khi sóng (Y) là các dạng Flat (FL), Zigzag (ZZ) hoặc Triangle (Contracting,
Expanding):
 

4. Chi tiết cấu trúc sóng của mô hình Triple Three (T3):

- Sóng (W) là các dạng Zigzag (ZZ) trong khi sóng (Y) là các dạng Flat (FL) và sóng (Z) là các dạng Triangle
(Contracting, Expanding):

Sóng (W) là các dạng Flat (FL) trong khi sóng (Y) và sóng (Z) là các dạng Flat (FL), Zigzag (ZZ) hoặc Triangle
(Contracting, Expanding) nhưng sóng (Z) không là Zigzag (ZZ) khi sóng (Y) đã là Zigzag (ZZ): 
Bài 18: MÔ HÌNH CONTRACTING TRIANGLE (CT) VÀ MÔ HÌNH EXPANDING TRIANGLE (ET):
1. Giới thiệu:

- Mô hình Contracting Triangle (CT) được ký hiệu là CT, mô hình Expanding Triangle được ký hiệu là ET.

- Các mô hình tam giác (Triangle) điều chỉnh có cấu trúc 5 sóng, được đánh dấu A-B-C-D-E, di chuyển trong 2
đường kênh giá hội tụ (converging –contracting) hoặc phân kỳ (diverging – expanding) được vẽ từ A đến C và từ B
đến D. Các mô hình tam giác có bản chất điều chỉnh.

- Có 2 dạng tam giác phổ biến là Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).

Mô hình Contractring Triangle (CT) khá phổ biến. Trong mô hình này thì 2 đường kênh giá AC, BD hội tụ dần.
Trong thị trường theo xu hướng đầu cơ giá lên (bull market) thì có mô hình Contractring Triangle (CT) hướng lên.
Ngược lại trong thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) thì có mô hình Contractring Triangle (CT) hướng xuống.
Mô hình Expanding Triangle (ET) rất ít phổ biến nhất trong số các mô hình sóng Elliott. Trong mô hình này thì 2
đường kênh giá AC, BD mở rộng dần ra về phía bên phải. Trong thị trường theo xu hướng đầu cơ giá lên (bull
market) thì có mô hình Expanding Triangle (ET) hướng lên. Ngược lại trong thị trường đầu cơ giá xuống (bear
market) thì có mô hình Expanding Triangle (ET) hướng xuống.
2. Quy tắc của mô hình sóng Contracting Triangle (CT):

- Sóng A chỉ có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ), hoặc Flat (FL).

- Sóng B chỉ có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ).

- Sóng C và sóng D có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình Contracting Triangle (CT) hoặc
Expanding Triangle (ET).
- Các sóng A, B, C và D phải di chuyển trong hoặc gần với các đường kênh giá AC và BD. Sự giao nhau của các
đường kênh giá phải xuất hiện sau khi kết thúc sóng E. Các đường kênh giá phải hội tụ, chúng không thể song
song nhau.

- Một trong các đường kênh giá có thể nằm ngang (nên mô hình Contracting Triangle (CT) có thể là dạng
Symmetrical Triangle, hoặc dạng Ascending Triangle hoặc dạng Descending Triangle).

- Sóng E có thể là một Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ) hoặc Contracting Triangle (CT).

- Sóng E phải ngắn hơn sóng D về giá và sóng E phải dài hơn 20% sóng D về giá (0.2D < E < D).

- Hoặc sóng A hoặc sóng B phải là sóng dài nhất về giá. Sóng E phải kết thúc trong vùng giá của sóng A. Sóng E
phải di chuyển trong hoặc gần với đường kênh BD.

3. Quy tắc của mô hình sóng Expanding Triangle (ET):

- Tất cả 5 sóng A, B, C, D, E phải theo các mô hình Zigzag (ZZ), Double Zigzag (DZ) hoặc Triple Zigzag (TZ).

- Sóng B phải ngắn hơn sóng C về giá nhưng dài hơn 40% sóng C về giá (0.4C < B < C). Các sóng A, B, C và D
phải di chuyển trong hoặc gần với các đường kênh giá AC và BD. Sóng C phải ngắn hơn sóng D về giá nhưng dài
hơn 40% sóng D về giá (0.4D < C < D).
- Sóng A phải di chuyển trong hoặc gần trong đường kênh AC. Sự giao nhau của các đường kênh giá phải xuất
hiện trước khi bắt đầu sóng A. Các đường kênh giá phải phân kỳ, chúng không thể song song nhau. Không có
đường kênh giá nào nằm ngang.

- Sóng E phải dài hơn sóng D và sóng D phải lớn hơn 40% sóng E về giá (0.4E < D < E). Hoặc sóng A hoặc sóng B
là sóng ngắn nhất về giá. Sóng E phải di chuyển trong hoặc gần trong đường kênh BD.

4. Các biến thể của mô hình Contracting Triangle (CT) và mô hình Expanding Triangle (ET):
Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ đối xứng thì có dạng Contracting Triangle (CT) Symmetrical. Khi 2 đường kênh AC,
BD hội tụ trong đó AC nằm ngang (Horizonal) và BD hướng xuống (Descending) thì có Contracting Triangle (CT)
Descending. Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ trong đó BD nằm ngang và AC hướng lên (Ascending) thì có
Contracting Triangle (CT) Ascending. Khi 2 đường kênh AC, BD hội tụ mà cùng chạy với hướng chếch lên hoặc
chếch xuống thì có Contracting Triangle (CT) Running.

Mô hình Expanding Triangle (ET) không có biến thể.

Bài 19: Tỷ lệ Fibonacci vận dụng trong Nguyên lý sóng Elliott cải tiến

Dãy số Fibonacci bao gồm 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610, … 

Cộng bất kỳ 2 số liền nhau sẽ cho kết quả là số kế tiếp trong dãy số này. Lấy ví dụ 3 + 5 = 8; 5 + 8 = 13; 8 + 13
= 21; 21 + 13 = 35; …
Sau 4 chữ số đầu (1, 1, 2, 3) nếu chia một số bất kỳ cho số đứng liền trước nó thì sẽ có kết quả là 1.618. Lấy ví dụ
34 : 21 = 1.618 (161.8%). Ngoài ra chia cùng số đó cho số đứng liền sau nó sẽ cho kết quả là 0.618. Lấy ví dụ
34 : 55 = 0.618 (61.8%).

Nghịch đảo của 1.618 là 0.618, ngược lại thì nghịch đảo của 0.618 là 1.618. Tức là 1 : 0.618 = 1.618 và 1 : 1. 618
= 0.618.

Chia bất kỳ một số cho số đứng trước nó 2 bậc trong dãy số thì sẽ cho kết quả là 2.618. Lấy ví dụ 55 : 21 = 2.618
(261.8%). Hơn nữa, chia cùng số đó cho số đứng sau nó 2 bậc trong dãy số thì sẽ cho kết quả là 0.382 (38.2%).
Lấy ví dụ 55 : 144 = 0.382.

Nghịch đảo của 2.618 là 0.382 và nghịch đảo của 0.382 là 2.618. Tức là 1 : 2.618 = 0.382 và 1 : 0.382 = 2.618.

Chia bất kỳ một số cho số đứng trước nó 3 bậc trong dãy số sẽ cho kết quả là 4.236. Lấy ví dụ 144 : 34 = 4.236
(423.6%). Đồng thời chia cùng số đó cho số đứng sau nó 3 bậc trong dãy số thì sẽ có kết quả là 0.236 (23.6%).
Lấy ví dụ 144 : 610 = 0.236.

Nghịch đảo của 4.236 là 0.236 và nghịch đảo của 0.236 là 4.236. Tức là 1 : 4.236 = 0.236 và 1 : 0.236 = 4.236.

Tỷ lệ 1 (100.0%) thể hiện sự so sánh giữa 2 số đầu tiên trong dãy số Fibonacci, tức là 1 : 1 = 1. Tỷ lệ 0.5 (50.0%)
thể hiện sự so sánh giữa số thứ 2 và số thứ 3 trong dãy số Fibonacci, tức là 1 : 2 = 0.5.

Dãy số Fibonacci tự nó không có sự hữu ích trong việc dự báo phạm vi dao động của thị trường theo giá và thời
gian. Các yếu tố quan trọng là tỷ lệ giữa các số trong dãy số này. Elliott xem những tỷ lệ này là yếu tố quyết định
chủ yếu cho dao động giá và thời gian trong bất kỳ thị trường nào.

Những mối quan hệ Fibonacci phổ biến nhất và tin cậy nhất có thể được tìm thấy giữa các sóng được nối với nhau
bằng một sóng khác chứ không phải giữa 2 sóng liền nhau. Lấy ví dụ chiều dài của sóng 3 trong một chuỗi 5 sóng
sẽ chịu ảnh hưởng từ chiều dài của sóng 1 chứ không phải từ chiều dài của sóng 2.

Các mục tiêu Fibonacci thường bộc lộ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Nguyên lý sóng Elliott tạo ra hình
dáng và khung sườn trong khi tỷ lệ Fibonacci tạo ra công cụ để đo lường khả năng dao động giá kể cả những thời
điểm kết thúc những dao động này. Sự kết hợp tỷ lệ Fibonacci với Nguyên lý sóng Elliott quả thật là một sự kết
hợp khoa học.

Bài 20: Mục tiêu các sóng chủ theo theo tỷ lệ Fibonacci

1. Mục tiêu sóng 1:

Sóng 1, một dao động giá mới khởi đầu một chuỗi sóng chủ, có xu hướng dừng tại chân của quá trình điều chỉnh
trước đó, thường là sóng B. Như vậy sóng 1 thường có mức hồi lại 38.2% hoặc 61.8% quá trình điều chỉnh trước
đó.

2. Mục tiêu sóng 2:

Sóng 2 hồi lại ít nhất 38.2% nhưng chủ yếu là 61.8% hoặc nhiều hơn so với sóng 1. Nó thường hồi lại khu vực
sóng thứ 4 (thuộc cấp độ sóng nhỏ hơn) của sóng 1 và thường xuyên đi vào sóng thứ 2 (thuộc cấp độ sóng nhỏ
hơn) của sóng 1. Mức hồi lại hơn 76.4% rất gây hoài nghi dù nó chưa phá vỡ quy luật nào cả.
3. Mục tiêu sóng 3:

Sóng 3 ít nhất bằng sóng 1, trừ các mô hình Leading Diagonal (LD), Ending Diagonal (ED) (với 2 dạng sóng này thì
sóng 3 ngắn hơn sóng 1). Nếu sóng 3 là sóng mở rộng và dài nhất trong các sóng chủ 1, 3, 5 thì nó sẽ có xu
hướng bằng 161.8% hoặc thậm chí bằng 261.8% hoặc 461.8% sóng 1. Để nhận diện sóng 3 cần chú ý đến độ dốc
của nó, vì sóng 3 thường có độ dốc cao hơn sóng 1 và gần như thẳng đứng. Ngoài ra cần chú ý đến các chỉ báo kỹ
thuật ở khu vực sóng 3 trong đó khối lượng giao dịch (volume) cao hơn, xung lượng (momentum) mạnh hơn.
4. Mục tiêu sóng 4: 

Sóng 4 hồi lại ít nhất 23.6% sóng 3 nhưng thường chạm đến 38.2% sóng 3 và đôi khi đến 50.0 hoặc 61.8% sóng
3. Sóng 4 thường hồi lại vùng giá của sóng thứ 4 (thuộc cấp độ sóng thấp hơn) trong sóng 3.

Trong các thị trường rất mạnh thì sóng 4 chỉ hồi lại 14% sóng 3.
5. Mục tiêu sóng 5: 

Sóng 5 thường bằng với sóng 1 hoặc đi một khoảng cách 61.8% chiều dài sóng 1. Nó cũng có thể có thể bằng
38.2% hoặc 61.8% chiều dài thực của cả sóng 1 và sóng 3 cộng lại (từ chân sóng 1 lên đỉnh sóng 3). Nếu sóng 5
là sóng mở rộng thì nó sẽ bằng 161.8% sóng 3 hoặc 161.8% chiều dài thực của sóng 1 và sóng 3 cộng lại. Ở khu
vực sóng 5 thường xảy ra hiện tượng phân kỳ ở các chỉ báo momentum.
6. Mục tiêu sóng mở rộng: 

Trong một chuỗi sóng chủ gồm 5 sóng 1-2-3-4-5 thì kỳ vọng một trong 3 sóng 1, 3, 5 mở rộng.

Nếu sóng 3 mở rộng thì sóng 1 và sóng 5 sẽ có xu thế bằng nhau về chiều dài dao động giá, hoặc bằng nhau về
chiều dài thời gian dao động giá.

Trong thị trường forex thì sóng 3 mở rộng chiếm 60%, sóng 5 mở rộng chiếm 35% và sóng 1 mở rộng chỉ chiếm
5%.
Khi sóng mở rộng trong một chuỗi 5 sóng là sóng 1 thì quá trình điều chỉnh kế tiếp sẽ hồi về khu vực sóng 2 trong
thay vì sóng thứ 4 như thông lệ. Điều này đặc biệt chính xác trong trường hợp sóng 5 ngắn hơn sóng 3.

Bài 21: Mục tiêu các sóng điều chỉnh theo tỷ lệ Fibonacci

Các quá trình điều chỉnh có xu thế đưa giá trở lại khu vực sóng thứ 4 ở cấp độ sóng nhỏ hơn và cũng thường vượt
qua khu vực này và đi vào khu vực sóng thứ 2 ở cấp độ sóng nhỏ hơn. Nếu quá trình điều chỉnh phát triển theo
mô hình Flat (FL), mô hình Contracting Triangle (CT) thì quá trình điều chỉnh thường giới hạn trong phạm vi 38.2%
- 50.0% và thực tế này đúng thậm chí quá trình điều chỉnh là sóng thứ 2.

Một mức hồi lại không quá 38.2% quá trình dao động trước đó cho thấy một sức mạnh tiềm ẩn của xu hướng
chính. Mức hồi 50.0% thường xuất hiện trong chuỗi 5 sóng nhưng không xuất hiện thường xuyên như mức hồi
61.8%. Tuy nhiên mức hồi 50.0% lại rất phổ biến ở những sóng điều chỉnh tăng trong thị trường đầu cơ giá xuống
ví dụ như sóng B trong mô hình Zigzag (ZZ).

1. Mục tiêu sóng A:

Sau mô hình Ending Diagonal (ED) trong sóng (5) thì sóng A hồi về sóng 2 của mô hình Ending Diagonal (ED)
này. 
Khi sóng A là một phần của mô hình Contracting Triangle (CT), sóng (B) hoặc sóng (4) thì nó thường hồi lại 38.2%
của cả 5 sóng trước đó và đi vào phạm vi sóng thứ 4 của 5 sóng này. 
2. Mục tiêu sóng B: 

Trong mô hình Zigzag (ZZ) thì sóng B hầu như hồi lại 38.2% hoặc 61.8% sóng A. Trong mô hình Flat (FL) thì nó
xấp xỉ bằng sóng A. Trong mô hình Flat (FL) Irregular thì nó thường đi một khoảng cách bằng 138.2% sóng A.

3. Mục tiêu sóng C: 

Sóng C có chiều dài ít nhất là 61.8% sóng A. Nó có thể ngắn hơn trong trường hợp mô hình Zigzag (ZZ) Running
hoặc Flat (FL) Running trong đó sóng C rất ngắn và không thể vượt qua điểm cuối của sóng A.

Nhìn chung sóng C bằng với sóng A hoặc đi một khoảng cách bằng 161.8% sóng A. Sóng C thường đạt 161.8%
chiều dài sóng a trong mô hình Flat (FL) Irregular.
Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng C thường bằng 61.8% sóng A. Trong mô hình Expanding
Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng A. 

4. Mục tiêu sóng D:

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng D thường bằng 61.8% sóng B. Trong mô hình Expanding
Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng B.

5. Mục tiêu sóng E:

Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng E thường bằng 61.8% sóng C. Trong mô hình Expanding
Triangle (ET) thì sóng E thường bằng 161.8% sóng C. 

6. Mục tiêu sóng X:

Sóng X tối thiểu hồi lại 38.2% quá trình điều chỉnh A-B-C trước đó; một mức hồi lại 61.8% cũng phổ biến đối với
sóng X.
Bài 22: Sử dụng kênh giá và đường xu hướng dự báo mục tiêu các sóng trong mô hình Impulse (IM)

Trong một mô hình sóng chủ Impulse (IM), một kênh xu hướng cho sóng Elliott được xây dựng bằng cách vẽ một
đường thẳng nối điểm cuối của sóng 1 với điểm cuối của sóng 3, sau đó vẽ một đường xu hướng từ điểm cuối của
sóng 2 song song với đường đầu tiên. Đường xu hướng song song này có tương quan với một tỷ lệ Fibonacci vì
thế sẽ là nơi kết thúc quá trình điều chỉnh ở sóng 4. 

Nếu sóng 4 kết thúc trên hoặc dưới đường xu hướng này thì một đường xu hướng mới cần được vẽ từ điểm cuối
của sóng 2 đi qua điểm cuối của sóng 4. Sau đó cần vẽ một đường thẳng từ điểm cuối của sóng 3 song song với
đường vừa được vẽ. Mục đích của việc này là nhằm quyết định điểm cuối có thể xảy ra của sóng 5. Tại đây sử
dụng công cụ Fibonacci Retracements, nhà phân tích có thể dự đoán được điểm tạo đỉnh của sóng 5. 
Đôi khi điểm cuối của sóng 4 xâm phạm qua đường xu hướng vẽ từ điểm cuối sóng 2 song song với đường xu
hướng đi qua các điểm cuối của sóng 1 và sóng 3. Thường thì sóng 5 sẽ bắt đầu nhanh tức thì sau sự xâm phạm
này. 

Nhìn chung nếu sự phá vỡ đường xu hướng xảy ra ở sóng 4 (thường là kết quả của mô hình Contracting Triangle
(CT)) thì sóng 5 sau đó cũng sẽ phá vỡ đường xu hướng song song và hiện tượng này ở sóng 5 được gọi là
“throw-over”. Phạm vi “throw-over” nhìn chung cũng tương tự như ở sự xam phạm đường xu hướng ở sóng 4.
Một sóng 5 bình thường có thể chạm mục tiêu tại đường kênh giá nhưng khi không chạm được mục tiêu thì đó là
dấu hiệu quan trọng về sức mạnh của quá trình hoàn lại kế tiếp. Một kênh giá tạo hình dáng cái chêm (wedge) là
một dấu hiệu cho thấy xu hướng chính sắp kết thúc.

SÓng hiệu chỉnh là song hoặc cụm song đi ngược lại xu thế chính 38.2-61.8% xu hướng chính mà nó điều chỉnh

Chia làm 3 dạng chính:

1: dạng chữ Z hình ziczac 5-5

2: Sóng chữ F: flag 3-3-5

3: song tam giác

Thông thường các song hiệu chỉnh có time tạo hiệu chỉnh dài hơn song chính, các vùng đỉnh và đáy chính là các
mốc Fibonanci truy hồi của song chính, đôi với song hiệu chỉnh chia làm 2 dạng:

Sóng đơn giản

Sóng kết hợp

Song ziczac có thể xuất hiện ở bất kỳ song hiệu chỉnh nào

You might also like