You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHIA THỪA KẾ TÀI SẢN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI TẬP 1:
A có vợ là B, tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng. A chung sống như vợ chồng với C, tài sản chung
của A và C là 600 triệu đồng. A chết, tiền mai táng cho A hết 50 triệu đồng. Tiền phúng viếng thu được
100 triệu đồng. Xác định DSTK của A.

BÀI TẬP 2:
A và B là vợ chồng. Khi A chết, A trích 100 triệu đồng từ tài sản chung để làm mai táng cho A. Sau khi
trừ đi tiền mai táng, tài sản chung của A và B còn 800 triệu đồng. Hãy xác định DSTK của A.

BÀI TẬP 3:
Vợ chồng A và B có 2 đứa con là C, D. C có một người con là M. Tháng 1/2017, ông A bị tại nạn qua đời.
Trước đó , ông A có để lại di chúc cho C và D mỗi người 1/2 di sản của mình. Bà B lo mai táng cho ông
A hết 20 triệu đồng. Qua sự kiện trên bà B làm đơn kiện ra tòa án H để yêu cầu hưởng di sản thừa kế của
ông A. Tòa án xác định tài sản chung của A và B là 400 triệu đồng. Sau khi ông A qua đời 5 tháng thì C
cũng mất. Hãy chia thừa kế trong TH trên.

BÀI TẬP 4:
Năm 1980, Ông A kết hôn với bà B. Năm1991, bà B sinh được 3 người con C, D , E. Năm 2016, ông A
chết để lại di chúc cho C toàn bộ di sản của mình. Năm 2017, bà B chung sống với ông F và nhận một
người là con nuôi là H theo quy định pháp luật. Cuối năm 2010, bị cảm đột ngột nên bà B qua đời không
kịp chăng chối điều gì. Hãy chia thừa kế trong trường hợp này biết rằng: Tài sản chung của A và B là 500
triệu đồng, tài sản của bà B từ khi chung sống với ông F là 200 triệu đồng.

BÀI TẬP 5:
H và L có con là P và Q (bị nghiện). P lấy vợ là N sinh được 2 người con là A và B ( cả 2 chưa thành
niên). Năm 2016, P chết không kịp để lại di chúc. Năm 2017, H cũng bị bệnh nên qua đời. Trước khi chết
H để lại di chúc cho 2 cháu A và B mỗi chãu 1/2 di sản của mình. Biết tài sản P và N là 700 triệu đồng.
Tài sản của H và L là 600 triệu đồng. Q chưa đến tuổi trưởng thành. H còn có mẹ già đang sống ở quê nhà.
Phân chia di sản thừa kế trong TH trên.

BÀI TẬP 6:
Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao
động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao
động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2
người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z.
Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:
A chết không để lại di chúc. Tài sản chung của ông A và bà B là 900.000.000 đồng (chín trăm triệu đồng),
tài sản chung của ông A và bà K là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng). Mai táng phí cho ông A hết
50.000.000 (năm mươi triệu đồng).
Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B. Anh E chết trước ông A. Di sản của ông A là
1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).

BÀI TẬP 7:
Ông A kết hôn với bà B và có ba người con chung là C, D, E (tất cả đã thành niên và có khả năng lao
động). E kết hôn với F và có hai người con chung là X và Y (tất cả đã thành niên và có khả năng lao
động). Trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp với bà B, Ông A chung sống như vợ chồng với bà K và có 2
người con chung là M và N (tất cả đã thành niên và có khả năng lao động). Ông A còn có mẹ là bà Z.
Chia di sản thừa kế của ông A trong những trường hợp sau:
Ông A chết có để lại di chúc định đoạt cho bà B được hưởng 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng), cho
K được hưởng 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Cho E hưởng 300.000.000 (ba trăm triệu đồng)
nhưng E chết cùng thời điểm với ông A. Di sản của ông A là 1.500.000.0000 đồng (một tỷ năm trăm triệu
đồng).
Ông A chết để lại di chúc cho K được hưởng 1/2 tổng di sản, bà B bị tước quyền hưởng di sản thừa kế. Di
sản của ông A là 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng).

BÀI TẬP 8:
Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E. C, D đã thành niên và có khả năng lao
động; còn E 8 tuổi. Ông A và bà B có khối tài sản chung 2,4 tỷ đồng. Ông A chết, hãy chia di sản thừa kế
của A trong các trường hợp sau đây:
A chết không lập di chúc
A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E
A chết lập di chúc cho C hưởng 300 triệu đồng nhưng C chết cùng thời điểm với A. C có 2 con là M và N.
Ngoài ra, trong di chúc A định đoạt cho D hưởng 200 triệu đồng.

BÀI TẬP 9:
Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung gồm C, D, E (C, D, E đều đã thành niên và có khả
năng lao động). A còn có một bà mẹ là bà K. Ông A và bà B có khối tài sản chung 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra,
A còn chung sống như vợ chồng với F và có một con chung là M. Số tài sản chung của A và F là 1,6 tỷ
đồng. Khi A chết tiền làm mai táng cho A hết 100 triệu đồng. Hãy chia di sản thừa kế của A trong các
trường hợp sau đây:
A chết không lập di chúc.
A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
A chết lập di chúc cho C hưởng 100 triệu đồng; cho D hưởng 200 triệu đồng; cho E hưởng 1/2 số di sản
còn lại và truất quyền thừa kế của K.
Bài 10. A kết hôn với B có 2 con là C, D, E. C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động; E chưa
thành niên. Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có
con chung là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.
A chết, không để lại di chúc.
A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của E, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời
điểm với A. C có 2 người con là M và N.

BÀI TẬP 10:


A kết hôn với B có 2 con là C, D (C, D đều đã thành niên và có khả năng lao động). A còn có mẹ là bà E.
Tài sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, A còn chung sống như vợ chồng với F và có con chung
là K. Tài sản chung của A và F là 800 triệu đồng.
A chết, không để lại di chúc.
A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của E.
A chết để lại di chúc, trong đó truất quyền thừa kế của B, cho C hưởng 1/2 di sản nhưng C chết cùng thời
điểm với A. C có 2 người con là M và N.

BÀI TẬP 11:


A và B là vợ chồng, có ba người con chung là C, D, E. C có vợ là C1 và có con chung là C2 và C3. Tài
sản chung của A và B là 2 tỷ đồng. A còn có mẹ là bà K. A chết, hãy chia DSTK của A trong các trường
hợp sau đây:
A chết không lập di chúc.
A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B.
A chết lập di chúc chia đều di sản thừa kế cho C, D, E
A chết lập di chúc cho C = 50 triệu; D = 100 triệu. Để cho C2 và C3 hưởng 1/8 số di sản còn lại. Truất
quyền thừa kế của K.
A chết lập di chúc cho D và E mỗi người 100 triệu; cho C hưởng ¼ số di sản còn lại nhưng C chết cùng
thời điểm với A. Truất quyền thừa kế của B.
A chết tháng 1/2017; C chết tháng 3/2017. Biết tài sản chung của C và C1 là 800 triệu đồng. A chết
không lập di chúc. C lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C2 (lưu ý: Phần này chia thừa kế cho cả A và
C).

You might also like