You are on page 1of 6

1

MỞ ĐẦU
Điều khoản về tước quyền sở hữu do đó được coi là “linh hồn” của các hiệp
định đầu tư song phương và ảnh hưởng rất lớn đến tính hấp dẫn của quốc gia tiếp
nhận đầu tư bởi nó ảnh hưởng đến những lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư. Tu chính
án V của Hoa Kỳ quy định rằng: “Tài sản tư nhân không thể bị tước đoạt và sử
dụng cho mục đích công mà không được bồi thường thỏa đáng”. Quy định này
được giải thích để ngăn không cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tước đi hoặc
thay đổi quyền tài sản của một cá nhân. Vấn đề được đăt ra ở đây là quy định về
tước quyền sở hữu quá chặt sẽ “bó tay” nhà nước tiếp nhận đầu tư, khiến nhà nước
khó có thể thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, phát triển, quy hoạch, quản
lý hoạt động cạnh tranh… Ngược lại, quy định về tước quyền sở hữu không đủ chặt
sẽ dễ khiến nhà đầu tư lo lắng.
Nhận thấy tình hình cấp thiết của đề tài, em xin chọn đề 2: “Mọi trường hợp
tước đoạt quyền sở hữu trong đầu tư quốc tế đều làm phát sinh nghĩa vụ bồi
thường” làm đề bài tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
1. Lý giải từ ngữ
1.1. Tước đoạt quyền sở hữu
- Là việc Chính phủ trưng thu tài sản hoặc các quyền của tư nhân có bồi
thường thỏa đáng để phục vụ cho mục đích công cộng. Việc tước quyền sở hữu có
thể được thực hiện với sự cho phép của chủ sở hữu hoặc có thể là không.
- Quy trình tước quyền sở hữu thường bao gồm việc thông qua một quyết
định trưng thu tài sản của sơ quan có thẩm quyền, kể cả tuyên bố về mục đích công,
sau đó là bước thẩm định, đề nghị rồi đến thương lượng.
- Ở cấp độ quốc tế, tước quyền sở hữu là một vấn đề pháp lý rất quan trọng,
vì mục đích chính của các IIA là bảo về các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó việc đưa
2

vào nội dung hiệp định các nguyên tắc chống lại việc quốc hữu hóa hay trưng thu
các khoản đầu tư nước ngoài là một biện pháp bảo đảm quan trọng cho các nhà đầu
tư nước ngoài.
1.2. Đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các
bên.
- Bản chất kinh tế: là hoạt động xuất nhập khẩu vốn.
1.3. Nghĩa vụ bồi thường
- Bồi thường là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây
thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn
thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
- Nghĩa vụ bồi thường là nghĩa vụ bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được
tính thành tiền, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm
sút.

 Nhận định trong đề bài có thể hiểu là: Mọi trường hợp Chính phủ nước tiếp
nhận đầu tư tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài đều phải trả
lại cho những nhà đầu tư nước ngoài cái có giá trị (thường bằng tiền) tương xứng
với những tài sản mà mình đã lấy của nhà đầu tư.

2. Lý giải vấn đề

2.1. Các biện pháp tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
2.1.1. Trực tiếp
- Tước quyền sở hữu trực tiếp xảy ra trong trường hợp khoản đầu tư bị quốc
hữu hóa hoặc sung công trực tiếp bằng cách truất quyền sở hữu của nhà đầu tư đối
với khoản đầu tư đó. Tuy nhiên biện pháp này thường không xảy ra trên thực tế,
3

nếu có thì chỉ là một ngoại lệ chứ không phải là nguyên tắc vì biện pháp này sẽ
khiến các quốc gia bị mất uy tín và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trong vụ Generation Ukraine v. Ukraine đã định nghĩa tước quyền sở hữu
trực tiếp là việc chuyển giao quyền sở hữu trực tiếp sang cho nhà nước hoặc một
bên thứ ba. Trong vụ Burlington Resources v. Ecuador định nghĩa một biện pháp
được coi là tước quyền sở hữu nếu nó làm cho nhà đầu tư mất đi khoản đầu tư của
mình, việc lấy mất đi đó mang tính lâu dài và không có sơ sở phap lý để giải thích
việc tước đoạt đã được thực thi theo thuyết “quyền trị an”.
2.1.2. Gián tiếp
- Tước quyền sở hữu gián tiếp là thông qua các biện pháp, mặc dù không
chính thức, nhằm phủ nhận tư cách của nhà đầu tư, song lại ảnh hưởng đến tài sản
của họ, ở mức độ đủ để lấy đi một cách hiệu quả quyền lợi của chủ đầu tư đối với
khoản đầu tư đó, để hạn chế việc quản lý, sử dụng hoặc kiểm soát của nhà đầu tư,
hoặc làm giảm đáng kể giá trị của khoản đầu tư
- Các quốc gia thường lựa chọn dùng các biện pháp gián tiếp để tước đoạt
quyền sở hữu tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Các vụ kiện điển hình có thể
được kể tới là: LESI and Astaldi v. Algeria, AWG v. Argentina, SAUR v.
Argentina, Middle East Cement v. Egypt... Không có định nghĩa rõ ràng về tước
đoạt quyền sở hữu gián tiếp. Mặc dù đã có một số phán quyết do các cơ quan tài
phán quốc tế đưa ra nhưng ranh giới giữa khái niệm tước quyền sở hữu gián tiếp và
các biện pháp lập pháp của chính phủ không đòi hỏi phải bồi thường vẫn chưa rõ
ràng.
2.2. Điều kiện để một hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp
- Việc tước đoạt quyền sở hữu vì mục đích công cộng do nước tiếp nhận đầu
tư xác định
- Không phân biệt đối xử, dựa trên quốc tịch của các nhà đầu tư nước ngoài
4

- Có bồi thường
-Due process (tuân theo “thủ tục hợp lệ”)
2.3. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tước đoạt quyền sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài
- Trong quan hệ kinh tế quốc tế, hành vi tước quyền sở hữu tài sản của nhà
đầu tư nước ngoài của quốc gia không bị cấm hoặc bị coi là sự vi phạm luật quốc
tế, vì chúng được bảo đảm bởi nguyên tắc chủ quyền quốc gia (biện pháp hành
chính để điều phối nền kinh tế quốc dân và các tài nguyên trên lãnh thổ quốc gia).
- Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, khi lợi ích kinh tế được đề
cao và thu hút đầu tư nước ngoài được coi là động lực quan trọng cho phát triển của
các nền kinh tế, quan điểm trước đây về chủ quyền tuyệt đối của nhà nước đối với
các tài sản trên lãnh thổ quốc gia đang dần được thay đổi. 1 Hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều ghi nhận trong luật đầu tư của mình về trách nhiệm bảo vệ quyền
lợi của nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy vấn đề tranh cãi trong đầu tư quốc tế ngày
nay chủ yếu liên quan tới trách nhiệm bồi thường của quốc gia đối với nhà đầu tư
nước ngoài.
- Phạm vi trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong trường hợp tước quyền sở
hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào tính pháp lý của hành vi truất
hữu. Trong trường hợp truất hữu bất hợp pháp, nhà nước phải bồi thường đầy đủ
bằng vật chất hoặc bằng khoản tiền tương đương để đặt tình trạng của dự án đầu tư
trở về hiện trạng ban đầu giống như việc tước đoạt tài sản không diễn ra.2
- Trong vụ Amco vs. Indonesia, Hội đồng trọng tài đã khẳng định quốc gia
phải có trách nhiệm bù đắp cho tất cả thiệt hại mà chủ tài sản phải gánh chịu từ việc
truất hữu bất hợp pháp. Từ góc độ nguyên tắc công bằng, quốc gia vi phạm phải có

1
Sornarajah M., ‘The International Law on Foreign Investment’, tlđd
2
Shaw, M., International Law, 6th Edition, Cambridge University Press, (2008)
5

trách nhiệm khắc phục những thiệt hại mà mình đã gây ra và nhà đầu tư phải được
khôi phục các quyền và lợi ích kinh tế của mình trong dự án đầu tư.
- Đối với trường hợp truất hữu hợp pháp (chẳng hạn vì lợi ích công cộng, an
ninh quốc phòng…), quốc gia phải có trách nhiệm bồi thường đầy đủ cho nhà đầu
tư (không phải sửa chữa sai phạm như trong trường hợp truất hữu bất hợp pháp).
Phán quyết của trọng tài trong vụ kiện American International Group vs. Iran đã
khẳng định “mặc dù có tồn tại sự tranh cãi về tiêu chuẩn bồi thường của tập quán
quốc tế, quy tắc chung luôn buộc quốc gia phải bồi thường đầy đủ” 3 bởi vì “…việc
tài sản bị chiếm dụng mà không được bồi thường đầy đủ là không phù hợp với sự
công bằng cơ bản, lợi ích công cộng và lợi ích quốc tế. Nguy cơ bồi thường không
tương xứng có thể làm giảm đầu tư quốc tế cần thiết vào các nước đang phát triển
hay ít nhất làm tăng chi phí đầu tư vào các nước này”.

 Dù là tước quyền sở hữu hợp pháp hay bất hợp pháp thì chính phủ nước tiếp
nhận đầu tư luôn có trách nhiệm bồi thường cho nhà đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN
Vấn đề bảo đảm đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và
quyền tước đoạt mọi tài sản trên lãnh thổ quốc gia của nhà nước luôn là đề tài nóng
trong quan hệ quốc tế. Trong vài thập niên trở lại đây, pháp luật quốc tế về đầu tư
đã dần đạt được một mức độ thống nhất tương đối trong một số vấn đề cơ bản như
khái niệm tước đoạt tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và nguyên tắc chung về
trách nhiệm của quốc gia khi thực hiện quyền tước đoạt.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển rất cần vốn đầu tư nước ngoài. Đồng
thời, chúng ta cũng cần hiện đại hóa, minh bạch hóa hệ thống pháp luật (trong đó

3
American International Group, Inc. and American Life Insurance Company vs. Islamic Republic of Iran (Bimeh
Markazi Iran)(Case No. 2) 4 Iran-US CTR 117-8
6

có pháp luật về đầu tư và các quy định về tước quyền sở hữu), từ đó sẽ giúp chúng
ta thu hút thêm đầu tư nước ngoài.
Trên đây là tìm hiểu của em về đề tài “Mọi trường hợp tước đoạt quyền sở
hữu trong đầu tư quốc tế đều làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường”. Bài làm còn
nhiều thiếu xót cần được hoàn thiện thêm, mong thầy/cô thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương 5, giáo trình “Textbook on International Investment Law” của Đại
học Luật Hà Nội, NXB Tuổi trẻ, 2017
2. Bài viết “Điều khoản tước quyền sở hữu của nhà đầu tư trong các hiệp
định đầu tư song phương”, Trần Thị Thùy Dương, TS. Khoa Luật Quốc tế, Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh
3. Bài viết “Truất hữu, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm bồi thường do truất
hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài”, Trần Việt Dũng, TS. Quyền Trưởng khoa
Luật Quốc tế, Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh

You might also like