You are on page 1of 1

Nhiễm độc khí MIC( Metyl iso Cyanic) năm 1986

Đến nay, con số người bị ảnh hưởng bởi vụ thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ
vẫn còn tranh cãi: 40 tấn khí methyl isocyanate (MIC) chết người cùng các khí độc khác đã rò rỉ
khỏi nhà máy thuốc trừ sâu được sở hữu bởi Union Carbide (UCIL) ở Bhopal, Ấn Độ trong đêm
2/12 rạng sáng 3/12/1984. Chính phủ Ấn Độ cho biết 574.000 người đã bị phơi nhiễm và gần
5.300 người trong số này thiệt mạng. Nếu so sánh với quả bom nguyên tử “Fat Man”, tương
đương với 21 ngàn tấn thuốc nổ TNT thì có thể nói, Bhopal đã phải chịu sự tàn phá kinh hoàng
của một lượng TNT không dưới 4 ngàn tấn. Không chỉ dừng lại ở năm 1984, cho đến tận đầu thế
kỷ 21, hơn 400 tấn chất thải công nghiệp vẫn còn hiện diện ở nơi này. Hàng thập kỷ đã qua sau
thảm họa, ô nhiễm đất và nước còn gây nên các bệnh mãn tính, rất nhiều người lao động nghèo
và thế hệ con cháu của họ vẫn bị thảm kịch Bhopal đeo bám, ám ảnh. Rất nhiều người mắc
chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da... Tệ hơn cả, cứ 5 hộ gia đình sinh sống gần khu
vực nhà máy bị rò rỉ thì có tới 4 hộ có trẻ mắc dị tật bẩm sinh.

-Diễn biến: Khoảng 9 giờ tối ngày 02/12/1984, các van an toàn bên trong một đường ống đang
được sục rửa cùng một lúc bị hỏng, gần 500 lít nước tuồn vào bể E610 đang chứa hơn 40 tấn
MIC, mà không một ai hay biết. Sau hơn một tiếng đồng hồ âm ỉ, phản ứng giữa nước và MIC
càng lúc càng nhanh, khiến cho nhiệt độ trong bể đột biến vọt lên tới 200 độ C, áp suất tăng hơn
10 lần cho phép, và van an toàn của nó mở toang lúc 11 giờ tối cùng ngày. Với hàng loạt hệ
thống an toàn không hoạt động được cùng với sự quản lí lỏng lẽo, thiếu kinh nghiệm,thay vì cho
hú còi báo động ngay lập tức và tìm cách tốt nhất để hướng dẫn người dân nhanh chóng di tản ra
khỏi vùng ảnh hưởng của chất độc để giảm số thương vong, đồng thời phải hướng dẫn người dân
dùng khăn nhúng nước che mũi và mắt để làm giảm nồng độ của MIC. Nhưng họ lại im lặng,
loay hoay, suốt 3 tiếng đồng hồ, tìm cách ngăn chặn sự phát tán trong vô vọng. Sau đó khí độc
tràn vào bầu khí quyển của thành phố không phải chỉ có MIC mà còn có rất nhiều các loại khí
độc hại khác Chúng tấn công người dân khi họ đang chìm trong giấc ngủ. Mọi người bắt đầu bị
ho, cảm thấy nghẹt thở, đau bụng và nôn mửa... Nhiều người bất tỉnh như những cái xác không
hồn, đang thoi thóp chờ chết. Hàng ngàn người chết trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em khiến
thành phố này trở thành một bãi tha ma. Gần 600.000 người sống sót bị các vấn đề về đường hô
hấp, kích ứng mắt hoặc mù lòa.

-Nguyên nhân của thảm kịch cho đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Chính phủ Ấn Độ và các
lãnh đạo địa phương thì cho rằng do sự quản lý lỏng lẻo. Đồng thời, chính việc bảo dưỡng và bảo
trì đường ống khiến cho nước chảy ngược vào bể chứa Methyl Isocyanate  mà gây nên thảm họa.
Tuy nhiên, về phía nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sở hữu và điều hành bởi Union Carbide
(UCIL) thì chối bay chối biến. Thậm chí, họ còn đổ lỗi cho công nhân có những hành động phá
hoại.

You might also like