You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KÌ 1

Đề 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó,
một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những
người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội
và bị lảng tránh.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của
mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc
nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm
của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không
những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.
Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn
cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm
thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi
giúp người khác hạnh phúc.
(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
.....................................................................................................................................
Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận
được phản ứng như thế nào?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong
sự hòa nhã”?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình
đúng” trong đoạn trích? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn khoảng
7 – 10 dòng.

1
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới
“Ông ấy cũng giống như chúng ta” – đây là nhận xét của giới truyền thông phương
Tây trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ hai thế giới hiện nay với
khối tài sản ước tính lên đến 96 tỉ USD.
Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng sáng lập Mircosoft khi đến cắt
tóc tại một cửa hàng ở Double Bay, thuộc ngoại ô Sydney, trong một chuyến thăm
thành phố này đã xếp hàng như bao người khác.
Đây quả là một thông tin khiến không ít người cảm thấy hiếu kì, vì trong tưởng tượng
của hầu hết chúng ta, một đại tỉ phú Bill Gates hẳn phải có thợ cắt tóc riêng, hoặc
phải có những “đặc quyền, đặc lợi” khi đến bất cứ đâu, được ưu tiên, được cung
phụng…
Thế nhưng, ông vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi tỉ phú 63 tuổi
hỏi người thợ cắt tóc rằng liệu ông có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay
không thì được trả lời: Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp
hàng lại từ đầu.
Bill Gates khiêm nhường thì đã đành, mà quy định cửa của hiệu cắt tóc này cũng rất
rõ ràng.Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau. Đây hoàn toàn không phải
là điều dễ gặp, khi mà đứng trước với một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền uy như
Gates, đâu phải ai cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, song phẳng như người thợ
cắt tóc kia!
Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc, nhưng không phải ai cũng khiêm
nhường xếp hàng như Bill Gates. Ngược lại, không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi

2
như Bill Gates song có thể học được rất nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn
trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!
Trông người lại nghĩ đến ta!
(Theo Bích Diệp, Ngẫm về sự giản dị của tỉ phú, Báo Dân trí)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 2: Việc “Tỉ phú Bill Gates 63 tuổi xếp hàng và hỏi người thợ cắt tóc có thể ra
khỏi hàng lấy 1 tách cà phê được không thì được trả lời: Ông có thể tự do đi lấy cà
phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu” nói lên điều gì trong cách ứng xử
nơi công cộng của Bill Gates và người thợ cắt tóc?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3: Theo người viết Bill Gates là tỉ phú có phong cách sống như thế nào? Điều gì
mới thực sự khiến ông “ghi điểm” trong lòng công chúng?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân từ văn bản trên. Hãy trình bày ý nghĩa
của bài học ấy với cuộc sống của anh/chị bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

3
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 3
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo
đuổi mục tiêu, vv… mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận
trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình.
Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.
Vì sao tôi lại xem trọng sự trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời
gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗi
lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là kẻ hay nói
dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống
như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung
thực không có gì xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng
khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại hậu quả khôn
lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ thẳng thắn, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó
là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.
(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
.....................................................................................................................................
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ
cho những mối quan hệ được bền vững.”?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3. Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng: “Một thái độ ứng xử tích cực, những thói
quen tốt, cách nhìn lạc quan là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành
công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực.”?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4
.....................................................................................................................................
Câu 4. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao,
hãy trình bày trong khoảng từ 7 đến 10 dòng.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 4
Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Lính đảo hát tình ca trên đảo
Đá san hô kê lên thành sân khấu
Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ
Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng
Đá củ đậu bay như lũ chim hoang
Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu!
Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn...
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc
Người xem ngổn ngang cũng... rặt lính trọc đầu
Nước ngọt hiếm, không để dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[...] Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây
Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

5
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên.
.....................................................................................................................................
Câu 2: Buổi liên hoan văn nghệ ở Trường Sa có gì khác thường so với ở đất liền?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3: Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng
đến câu thơ nào về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp? Ở họ có điểm
chung gì về hoàn cảnh chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4: Trình bày ngắn gọn từ 3 – 5 dòng cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn,
tình cảm của những người lính đảo được đề cập trong đoạn thơ trên.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 5
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

6
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó


Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng


Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy


Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ, Tự sự)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
.....................................................................................................................................
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ sau:
“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ in đậm.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 5: Thông điệp nào trong văn bản trên khiến anh/chị ấn tượng nhất? Hãy viết suy
nghĩ của bản thân bằng hình thức đoạn văn từ 7 – 10 dòng.
7
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 6
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Khi Nielsen công bố người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới theo số liệu khảo sát mới
nhất, tôi đã đắn đo và cân nhắc bởi vì không phải cứ đi vay nợ là xấu, ngược lại
không hẳn cứ tiết kiệm được thật nhiều đã là tốt. Người tiết kiệm được nhiều tiền nhất
chưa hẳn là người có thể quản lí tốt được tài chính của mình một cách hiệu quả nhất.
Tiết kiệm quá mức bằng cách chắt chiu, không dám dùng vào việc gì, cắt giảm các
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống thì nên gọi là hà tiện. Hà tiện không những không tiết
kiệm, mà còn gây lãng phí trong một số trường hợp như ảnh hưởng đến sức khỏe, rủi
ro trong an toàn lao động, đánh mất cơ hội phát triển cho bản thân và các mối quan
hệ… “Tiết kiệm” bản chất của nó là một hành vi tích cực và chủ động, nhưng cần
được cụ thể và thiết thực nhằm đảo bảo các nhu cầu cần thiết để sống, tồn tại và phát
triển. Về vấn đề quản lí tiền bạc cá nhân, việc tiết kiệm cần được lên kế hoạch thực
hiện, đặt ra mục tiêu số tiền cần đạt được và cân nhắc tính phù hợp với điều kiện kinh
tế chi tiêu của bạn; mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm đó vào việc gì, có phù hợp với
sở thích, nguyện vọng và hoàn cảnh của bạn hay không. Thay vì được đánh giá là
người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới, tôi sẽ thực sự thấy vui và tự hào nếu người
Việt Nam có thứ hạng cao nhất thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu
quả.
(Nguyễn Hoàng Khánh Tiên)
Câu 1: Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in đậm.
.....................................................................................................................................
Câu 2: Theo tác giả, sự khác nhau giữa hà tiện và tiết kiệm là gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

8
Câu 3: Vì sao tác giả “sẽ thực sự thấy vui và tự hào nếu người Việt Nam có thứ hạng
cao nhất thế giới trong lĩnh vực tiết kiệm tiền một cách hiệu quả.”?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 4: Nêu ý kiến của bản thân về những việc cần thực hiện tiết kiệm trong cuộc
sống hiện đại. (Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đề 7

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:


   Nếu bạn được tặng một chiếc xe Rolls Royce, một món trang sức bằng đá quý, hoặc
một thứ gì đó rất đắt tiền, bạn sẽ chăm chút nó như thế nào? Tôi nghĩ câu trả lời thật
rõ ràng, bạn sẽ nâng niu, giữ gìn nó rất cẩn thận.
   Còn nếu bạn được tặng một cuộc đời – cuộc đời của chính bạn, bạn sẽ chăm sóc nó
thế nào? Tôi cho rằng đôi khi bạn đã không quan tâm đến cuộc đời mình bằng những
của cải mà bạn sở hữu. Đời sống là một nhạc cụ diệu kỳ, hãy học cách sử dụng nó và
gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của bạn. Nhưng trên hết, hãy
đối xử với cuộc đời bạn bằng sự trân trọng xứng đáng.

9
   … Hãy nhớ, cuộc đời bạn chính là món quà huyền diệu nhất mà cuộc sống ban
tặng. Bạn chính là người gieo trồng, kiến tạo nên cuộc đời mình thông qua lời nói và
hành động. Vậy, hãy nghĩ đến những lời bạn nói, những việc bạn làm. Tương lai của
thế giới này sẽ ra sao, một phần phụ thuộc vào bạn.
   Chúng ta không thêu dệt nên cuộc đời, chúng ta chỉ là một phần trong đó. Bất cứ
điều gì chúng ta làm với cuộc đời này cũng là làm cho chính chúng ta.
 (Theo Quà tặng cuộc sống – Dr.Bernie S. Siegel
 NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.9)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
...........................................................................................................................................
Câu 2: Theo tác giả, tại sao “hãy nghĩ đến những lời bạn nói, những việc bạn làm”?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 3: Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đời sống là một nhạc cụ diệu kỳ, hãy
học cách sử dụng nó và gảy lên những khúc nhạc tuyệt vời bằng tất cả khả năng của
bạn”?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 4: Anh/Chị có đồng ý với quan điểm của tác giả “Tương lai của thế giới này sẽ ra
sao, một phần phụ thuộc vào bạn”. Hãy trình bày lựa chọn của anh/chị bằng đoạn văn
7 – 10 dòng.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đề 8

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:


    “Có một câu nói là: “Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay”. Ý
tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến

10
được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với
tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó,
bảo sẽ thất bại hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”
    Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta
đi mãi thì thành đường thôi”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có.
    Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì.
Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay trở lại. Thay vì chần chừ,
đắn đo, sợ hãi, tại sao không bước ra ngoài và làm điều có ích. Còn nói theo cha ông
ta ngày trước thì học đi đôi với hành. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một
chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên.
    Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới.
Mà để phát triển khả năng hành động không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay
mở công ty.
    Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.
    Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên”.
 (Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
...................................................................................................................................
Câu 2. Tác giả khuyên người trẻ “Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì” vì những lí do
nào?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy nêu cách hiểu về câu nói của nhà văn Lỗ Tấn:
“Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả về cách phát triển khả năng
hành động ở người trẻ tuổi: “...để phát triển khả năng hành động, không phải làm
điều gì lớn lao (...). Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một”? Hãy trình bày quan điểm
của anh/chị bằng đoạn văn ngắn 7 – 10 dòng.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

11
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đề 9

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tại sao phải có cơn mưa này? Tại sao ta phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn tôi nên đặt
câu hỏi theo cách khác: Tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để
minh họa cho điều này, có lẽ tốt hơn cả là nêu vài ví dụ.

Có bao giờ bạn thấy một viên kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ
có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt trước mặt, nhiều người trong chúng ta
cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình
thường [...] Các viên kim cương nhám ấy đã được gia công thế nào để thành những
viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách
đánh bóng ư! Đúng thế, viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mài giũa
nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lẫn đánh bóng để “kim cương” hiện ra. Điều
tương tự cũng xảy ra với chúng ta.

[...] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối, các vì sao
càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể nhìn thấy sao trời? Không phải các vì sao
không có ở đó mà là vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi
bật.

(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, NXB Trẻ, tr. 32 – 33, 2012)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
...........................................................................................................................................

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

12
Câu 3: Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của
mình. Các dẫn chứng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của
văn bản?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi
bật.” Hãy trình bày suy nghĩ của mình thành đoạn văn ngắn từ 7 – 10 dòng.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Đề 10

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngỡ ngàng, thất vọng có lẽ là những cảm xúc đầu tiên khi chúng ta chứng kiến cảnh
hàng loạt người trẻ tuổi cuồng nhiệt bày tỏ sự ngưỡng mộ với Ngô Bá Khá (biệt danh
Khá “bảnh”) tại phiên tòa sơ thẩm về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc diễn ra
ngày 13.11.

Khá “bảnh” nổi tiếng trên mạng với những kiểu tóc kì lạ, kiểu nhảy không giống ai,
phát ngôn lệch lạc gây sốc, hành vi bất chấp pháp luật... Thế nhưng một con người
lệch chuẩn như thế lại được sự ngưỡng mộ đến mức xem là thần tượng của nhiều
người trẻ. Ngay khi Khá “bảnh” bị bắt và đưa ra xét xử, rõ ràng nhiều người trẻ vẫn
xem Khá “bảnh” như một “anh hùng”.

Giới trẻ dễ tiếp nhận những cái mới lại là độ tuổi đang khẳng định bản thân, chưa
phân định rõ ràng đúng – sai, tốt – xấu, chưa hiểu tường tận những giá trị của chuẩn
mực. Cho nên giới trẻ rất dễ bị xô lệch nếu thiếu đi sự định hướng.

13
Tuổi trẻ thời nào cũng có những mẫu thần tượng của riêng mình mà đôi khi người lớn
là “không thể hiểu được”. Thần tượng nhằm để chỉ một ai đó được yêu mến đến mức
tôn sùng. Thế nhưng phải hiểu rằng sự tôn sùng, ngưỡng mộ thần tượng là hướng đến
chân, thiện, mỹ. Nếu chiếu theo điều này thì Khá “bảnh” trở thành thần tượng của
giới trẻ, đó là một biểu hiện lệch lạc trong cách nhìn của người trẻ trong cuộc sống.

[...] Chính vì vậy, phải có sự thay đổi trong giáo dục và định hướng người trẻ để họ
nhận ra những chuẩn mực trong một thế giới mạng vô cùng rộng lớn và nhiễu
nhương. Đồng thời hãy tạo thật nhiều cơ hội để người trẻ bước ra đời thực, tham gia
vào các hoạt động để nhìn ra những giá trị tốt đẹp của một đời sống thực.

Đồng thời cũng chỉ cho người trẻ biết rằng ai trong đời sống cũng có thần tượng để
hướng tới những giá trị tốt đẹp nhưng không quỳ gối trước thần tượng, trên vai họ,
chúng ta sống cuộc đời của mình.

(“Lệch chuẩn thần tượng”, Nhiên An, htpps://m.thanhnien.vn, 15/11/2019)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản.
...........................................................................................................................................

Câu 2: Theo tác giả, như thế nào là thần tượng?


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Câu 3: Anh/chị hãy chỉ ra những biểu hiện để tác giả coi Khá “bảnh” là người lệch
chuẩn. Vì sao Khá “bảnh” bị bắt và đưa ra xét xử nhưng nhiều người trẻ vẫn xem Khá
“bảnh” như một “anh hùng”?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “ai trong đời sống cũng có thần tượng để
hướng tới những giá trị tốt đẹp nhưng không quỳ gối trước thần tượng, trên vai họ,
chúng ta sống cuộc đời của mình.” Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị thành đoạn văn
ngắn 7 – 10 dòng.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

14
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

15

You might also like