You are on page 1of 17

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, thế giới đã và đang tăng cường nhận thức và quan tâm đến “thực
phẩm chức năng” - thực phẩm với những lợi ích tích cực cho sức khỏe con người hoặc
chức năng điều hòa sinh học. Các nhà nghiên cứu đã khám phá không chỉ thói quen ăn
uống mà còn cả đồ uống có thể góp phần vào sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tật.

Trong khi một số người tiêu dùng bị thu hút bởi các loại vitamin, khoáng chất giúp
tăng cường miễn dịch, càng có nhiều người có xu hướng tìm kiếm các loại thực
phẩm, thảo dược. Ví dụ điển hình có thể kể đến trà - một trong những thực phẩm bổ
sung phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà có
những tác dụng đáng kế đổi với sức khỏe người sử dụng.

Theo Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam, nước ta có hơn 100 loài trà. Trong số đó,
trà hoa vàng thạch châu Pyrenaria jonquieriana Pierre ex Laness có những tác dụng
dược lý quan trọng: chống lão hóa, phòng bệnh tim mạch,… Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu khoa học cụ thể và đầy đủ về thành phần hóa học và tác
dụng sinh học của loại trà này.

Do đó, đề tài: “Nghiên cứu ….” được từng bước tiến hành với hy vọng kết quả mà nó
mang lại sẽ giúp hiểu rõ hơn về công dụng của dược liệu quý này.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tìm hiểu về cây trà Thạch châu

Cây trà Thạch châu có tên khoa học là Pyrenaria jonquieriana Pierre ex Laness.
Phân loại khoa học:

Giới: Plantae

Bộ: Ericales

Họ: Theaceace

Chi: Pyrenaria

Loài: Pyrenaria jonquieriana

Tên tiếng Việt: Thạch châu Jonquier, Thạch châu trung bộ, Thạch châu poilane,
Chè hạch poilane.

Tên khác: P. poilaneana Gagnep [3].

1.1.1. Họ Chè (Theaceae)

Họ Chè (Trà) (Theaceae) là một họ thực vật có hoa, bao gồm các loại cây bụi và
cây gỗ, gồm 7-21 chi tùy thuộc vào hệ thống phân loại [1]. Họ này phân bố đa dạng ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, một vài loài đặc trưng cũng được tìm thấy ở
vùng nhiệt đới châu Mỹ, vùng ôn đới châu Á và Bắc Mỹ. Phần lớn các cây thuộc họ
Theaceae là cây gỗ và cây bụi, có khả năng sinh sản hữu tính và vô tính [2]. Trà được
trồng tập trung sớm nhất ở châu Á, nhất là Trung Hoa và Đông Dương [3].

Theo hệ thống phân loại APG IV công bố năm 2016, họ Theaceae gồm 10 chi và
254 loài [4].
Bảng 1.1. Số lượng loài trong từng chi của họ Theaceae [4]

Tên Chi Số lượng loài

Apterosperma 1

Camellia 152

Dankia 1

Franklinia 1

Gordonia 6

Laplacea 2

Polyspora 41

Pyrenaria 28

Schima 1

Stewartia 21

Tổng 254

Từ bảng 1.1., ta thấy chi Camellia là chi có số lượng loài lớn nhất trong họ
Theaceae - cũng là chi được biết đến nhiều nhất. Nó gồm loài Camellia sinensis –
dùng để sản xuất đồ uống phổ biến trên thế giới cũng như một vài loài khác được dùng
làm cây cảnh nhờ có hoa/lá đẹp.

Nguồn nguyên liệu thực vật từ họ Theaceae đã được sử dụng trong hơn một nghìn
năm qua như một thành phần không thể thiếu trong hệ thống thực phẩm của nhiều nền
văn hóa toàn cầu và được xem như một phương thuốc dân gian để điều trị nhiều loại
bệnh khác nhau [2]. Gần đây, tác dụng dược lý của các cây trà càng được khẳng định
khi có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, chứng minh những ảnh hưởng tích cực của
chúng đến sức khỏe người sử dụng như: giúp tiêu hóa, lọc máu, tăng cường hệ miễn
dịch, tăng chức năng tim, ngăn chặn lão hóa, giảm lượng đường trong máu... . Hiệp hội
Y khoa Mỹ cũng cho biết trà có thể làm giảm nồng độ cholesterol, điều trị chứng huyết
áp cao và làm giảm nguy cơ đột quỵ (đặc biệt là ở nam giới) [5].
1.1.2. Chi Pyrenaria

1.1.2.1. Đặc điểm thực vật


Cây bụi hoặc gỗ lớn, lá thường xanh. Lá có cuống, mọc đối xứng, mép lá khía răng
cưa. Hoa đơn, mọc ở nách lá, có cuống nhỏ hoặc gần như không cuống. Có 5 (hoặc 6)
lá đài, xếp xoắn, rời nhau hay dính một phần ở gốc, kích thước không đều, phía ngoài
màu nâu đen còn phía trong màu nâu và nhẵn. Có 5 cánh hoa (hoặc ít hơn), màu trắng
hoặc vàng nhạt, hình nón và gắn với nhị hoa. Nhị nhiều, nhẵn; bao phấn cao, mọc
thẳng. Nhụy hoa cao, có 2 (hoặc 3) đến 5 (hoặc 6) noãn. Quả hình bầu dục, dạng quả
hạch, không tự mở, thường chứa 2 hạt mỗi noãn. Hạt không có cánh, vỏ hạt cứng, mịn.
Rốn hạt lớn, không có nội nhũ, lá mầm mỏng [6].

1.1.2.2. Phân bố
Chi Pyrenaria là một chi nhỏ trong họ Chè (Theaceae), với khoảng hơn 26 loài trên
thế giới (bảng 1.1.). Các loài trong chi thường mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ ở
Trung Quốc, Đông Bắc của Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản (Đảo Ryukyu), Malaysia,
Myanmar, Philippines, Thailand, Việt Nam [6].

Hiện nay, theo phân loại của dự án “The plant list”, chi Pyrenaria có 18 loài [7].
Còn thực vật chí Trung Quốc công bố chi Pyrenaria có khoảng 26 loài trên thế giới
nhưng chỉ có 13 loài được tìm thấy ở Trung Quốc [6].

Ở Việt Nam, chi Pyrenaria được công bố có 05 loài bao gồm: P. garraetiana, P.
jonqueriana, P. polianeana, P. serrata mọc lần lượt ở Sapa, Bạch Mã (Huế), Đà Lạt,
Quảng Trị [8].

1.1.2.3. Một số loài trong chi Thạch châu mọc tại Việt Nam
a. Pyrenaria garrettiana Craib. - Thạch châu Garrett
Đặc điểm thực vật: cây gỗ lớn cao khoảng 8 m; nhánh có lông dày nâu, nhánh già
nâu tro. Lá có phiến lá dày, cứng, xoan thon ngược, dài 10-14 cm, rộng 4-5 cm, mặt
trên có màu vàng, gân phụ không đều, có 11-13 cặp, bìa có răng nhọn; cuống dài 1 cm
có lông phún nâu. Hoa có cọng 5 mm; lá hoa dài 2 -1 cm; lá đài dạng lá hoa; cành hoa
dài 18 mm, dính nhau ở đáy; tiểu nhụy ngắn, vàng; vòi nhụy 5. Quả nhân cứng, hình
tròn hoặc xoan, kích thước 18x20 mm.
Phân bố: Cây mọc ở Sapa [8].

b. Pyrenaria jonqueriana Piere. - Thạch châu Jonquier


Đặc điểm thực vật: Cây gỗ lớn, cao từ 7-12 m [6] (một số thuộc đại mộc cao 15 m
[8]). Cuống lá 6-8 mm, phiến lá thuôn dài, có hình mác (kích thước khoảng 9-14 x 2,5-
4,5 cm), mép khía răng cưa lớn, mặt dưới nâu lúc khô [6]. Hoa không cọng, mọc ở
nách, màu hơi vàng hay trắng, có 11-13 phiến hoa, phiến to nhất cao 1,5 cm, cánh hoa
ngoài có nhiều lông mịn, cánh hoa chóp lõm, màu ngà, 3-6 hàng tiều nhụy vàng, noãn
3 buồng. Quả nhân cứng dài 3,5 cm có 1-3 hạt [8]. Hạt nén, thuôn dài, vỏ sáng bóng
[6]. Hoa nở vào tháng 5-7, có quả tháng 10-12.

Phân bố: Cây mọc nhiều vùng núi cao (độ cao từ 800 m đến 1700m) ở các nước
Đông Nam Á và vùng Châu Mỹ. Ở Việt Nam được tìm thấy nhiều ở Bạch Mã, Đà Lạt,
là loài đặc hữu cho vùng Tây Nguyên [8].

c. Pyrenaria polilaneana Gagn.. - Thạch châu Poilane


Đặc điểm thực vật: cây gỗ lớn cao khoảng 13 m; nhánh non mãnh, không lông. Lá
dài 7-10 cm, không lông, tái ở mặt dưới (nâu lúc khô), bìa có răng. Hoa trắng, rộng 3
cm; lá đài như tơ ở mặt ngoài; cành hoa dính nhau ở đáy; tiểu nhụy nhiều; noãn sào 3
buồng, có lông nhún, vòi nhụy 3. Quả nhân cứng tròn, dẹp dẹp, to 3,5 cm; hạt to
khoảng 20x8 mm.

Phân bố: Cây mọc ở vùng núi cao một số nơi như Quảng Trị, Bạch Mã (Huế) [8].

d. Pyrenaria serrata Bl.. - Thạch châu răng cưa


Đặc điểm thực vật: Cây gỗ lớn, lâu năm, cao khoảng 10 m; nhánh tròn, có lông mịn.
Lá hình bầu dục thon mượt, dài khoảng 7-10 cm, rộng 3-5cm, đáy từ từ hẹp trên
cuống, bìa có răng nằm, gân phụ 8-10 cặp, như da, láng, nâu lúc khô, cuống dài 1,5-2
cm. Quả có nhân cứng to, bẹp, đầu lõm, rộng 2,5-3 cm.

Phân bố: cây mọc ở vùng núi cao khoảng 800m tại Ba Vì, Hà Nội [8].

1.1.2.4. Công dụng trong sử dụng dân gian


Tại Châu Á, các loài trong chi Pyrenaria được dùng giải nhiệt, giải cảm phong hàn,
mát gan, có tác dụng tãng, trị phù thũng, nhức mỏi [9]. Ngoài ra chúng được dùng
chữa tê thấp, đau gân xương, sốt, viêm sưng, phù thũng, kiết lỵ, xuất huyết [10].
1.1.3. Cây trà Thạch Châu

Trà Thạch Châu có tên khoa học là Pyrenaria jongquieriana Pierre ex Laness, trong
tiếng Hy Lạp, Pyren nghĩa là hạt cứng (Thạch Châu).

Loại cây này được công bố đầu tiên vào năm 1887 bởi Pierre, một nhà thực vật học
người Pháp, trên cơ sở mẫu vật do Harmand thu thập vào năm 1877, hiện các mẫu lưu
tại phòng tiêu bản Herbier Museum Paris – Museum National d’ Histoire Naturelle,
cho thấy từ xa xưa, loài cây này đã xuất hiện trong núi rừng Tây Nguyên của Việt
Nam.

Đến năm 2016, trà Thạch Châu đã được đăng kí trình tự mã vạch ADN trên ngân
hàng Gen Quốc tế bởi TS. Trần Hồ Quang, Viện Công nghệ sinh học–Viện Hàn Lâm
KH&CN Việt Nam.

Mùa vụ thu hái được xác định chỉ 2 lần mỗi năm, chọn lá già của những cây từ 6
tuổi trở lên, thời tiết nắng liên tục tối thiểu 7 ngày, thời gian hái trước 9h sáng.
Hình 1.1. Một số hình ảnh của cây trà Thạch Châu

1.2. Những nghiên cứu

1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần


Hiện nay các nghiên cứu về chi Pyrenaria chủ yếu tập trung vào phân loại theo các
phương pháp mới như Protein hay ADN và hầu như chưa có nghiên cứu về thành phần
hóa học và tác dụng sinh học [11].

1.2.1.2. Nghiên cứu hoạt tính:


Dịch chiết methyl ethyl aceton của một số loài thuộc chi Pyrenaria đã được chứng
minh là có tác dụng ức chế β-ADN polymerase. Cũng từ dịch chiết này người ta đã
tách được acid ellagic là một hợp chất phenolic tự nhiên chống oxy hóa được tìm thấy
trong nhiều loại trái cây và rau quả [12]. Các đặc tính kháng sinh của các axit ellagic
có thể là do khả năng trực tiếp ức chế sự gắn kết của ADN gây ung thư nhất định, bao
gồm cả chất nitrosamin và polycyclic aromatic hydrocarbon [11].

Cũng như với các chất chống oxy hóa polyphenol, acid ellagic có tác dụng giảm
stress oxy hóa [13]. Theo một nghiên cứu của Serram NP và cộng sự, cao chiết MeOH
của Pyrenaria sp. có tác dụng tăng tiết chất nhầy và chống oxy hóa mạnh liên quan
đến tác dụng làm tăng số lượng các tế bào tiết nhày của dạ dày [14].

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học và
tác dụng sinh học của cây Thạch châu.
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước

Mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn: được dân địa phương sử dụng làm nước uống
hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, mát gan, lợi mật, tăng cường sức đề kháng...  nhưng
do sinh trưởng tự nhiên cũng như việc trồng trọt quy mô lớn còn chưa phổ biến nên
các nghiên cứu về loài cây này ở Việt Nam còn khá ít. Một số nhà khoa học đã đi tiên
phong trong công tác nghiên cứu loài cây này đã mang lại những hiểu biết sơ bộ về
đặc điểm cũng như địa bàn phân bố của cây trà Thạch Châu ở nước ta. Đó chính là cơ
sở để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục phát triển các đề tài liên quan.

1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần


Năm 2018, Trường Đại học Đà Lạt tiến hành định danh thành phần loài cây họ Trà
(Theaceae) tại vườn sưu tập của bà Lê An Na, thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm
Hà, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả định danh như sau:

Bảng 1.2. Kết quả định danh cây họ Trà của Trường Đại học Đà Lạt năm 2018

STT Tên Việt Nam Tên khoa học STT Tên Việt Nam Tên khoa học

Polyspora Camellia
1 Đa tử trà bidoup 30 Trà langbian
bidoupensis langbianensis

Polyspora
2 Đa tử trà hương 31 Trà long Camellia longii
huongiana

Camellia
3 Hải đường đỏ 32 Trà lông Camellia hirsuta
amplexicaulis

Pyrenaria
4 Thạch châu 33 Trà lưỡng Camellia luongii
jonquieriana

Camellia
5 Trà piquet 34 Trà mai Camellia maiana
piquetiana

Camellia
6 Trà Việt Nam 35 Trà nhụy ngắn Camellia kissii
vienamensis

7 Trà bạc Camellia 36 Trà ninh Camellia ninhii


dormoyana

Camellia Camellia
8 Trà bắc bộ 37 Trà oconor
tonkinensis oconoriana

Camellia
9 Trà cám 38 Trà petelot Camellia petelotii
furfuracea

Camellia
10 Trà cành dẹt 39 Trà phan Camellia phanii
ainusitata

Camellia
11 Trà cát tiên 40 Trà pro Camellia sp.
cattienensis

Camellia Camellia
12 Trà cúc phương 41 Trà quả mỏng
cucphuongensis pleurocarpa

Camellia Trà quang Camellia


13 Trà đà lạt 42
dalatensis cường quangcuongii

Camellia Camellia
14 Trà đầu 43 Trà quế phong
capitata quephongensis

Camellia Camellia
15 Trà di linh 44 Trà râm
dilinhensis ligustrina

Camellia Camellia sinensis


16 Trà đỏ 45 Trà rừng
rubriflora var. assamica

Trà đỏ quảng Camellia


17 Camellia sp. 46 Trà sơn thái
ninh sonthaiensis

Camellia
18 Trà đồng nai 47 Trà sốp Camellia fleuryi
dongnaiensis

Camellia Camellia
19 Trà đuôi 48 Trà tà đùng
caudata tadungensis

Camellia
20 Trà duy Camellia duyana 49 Trà tam đảo
tamdaoensis

21 Trà gân Camellia 50 Trà thưởng Camellia


euphlebia thuongiana

Camellia
22 Trà gân lông 51 Trà tiến Camellia tienii
pubicosta

Camellia Camellia
23 Trà gaudichaud 52 Trà tuyên quang
gaudichaudii tuyenquangensis

Camellia
24 Trà gilbert Camellia gilberti 53 Trà vàng mỡ
luteocerata

Camellia
25 Trà hakoda 54 Trà vàng nhạt Camellia flava
hakodae

Camellia Camellia
26 Trà hàm yên 55 Trà vàng tái
hamyenensis luteopallida

Camellia
27 Trà hoa san hô 56 Trà vidal Camellia vidalii
corallina

Camellia
28 Trà krempf 57 Trà yên bái Camellia sp.
krempfii

Camellia Camellia
29 Trà lá dày 58 Trà yokdon
crassiphylla yokdonensis

Trong số các giống trà được tìm thấy trong vườn trà, trà Thạch Châu tên khoa học là
Pyrenaria jonquieriana đã được các nhà nghiên cứu quan tâm phân tích. Kết quả phân
tích và kiểm nghiệm của Viện Dược liệu năm 2016, đã cho thấy sự hiện diện của các
hợp chất nhóm flavonoid, phenolic với hàm lượng đáng kể, kết quả này được thể hiện
trong Bảng 1.3. Trong một phân tích khác năm 2012 của Viện Dược liệu, đã định
lượng được thành phần saponin toàn phần và flavonoid toàn phần của các mẫu trà hoa
vàng Thạch Châu (3,61%; 13,84%), so với Thái Nguyên (1,77%; 9,26%) và Yên Bái
(5,65%; 9,85%) .

Bảng 1.3. Kết quả kiểm nghiệm thành phần trà hoa vàng Thạch Châu

STT Nội dung Đơn vị Phương Kết quả


tính pháp
M1 M2 M3 M4

1 Định tính

1.1 Nhóm flavonoid Dương tính


TLC
1.2 Nhóm phenolic Dương tính

2 Định lượng

Hàm lượng flavonoid toàn


2.1 g/100g UV-VIS 19,9 24,9 18,4 21,6
phần tính (theo catechin)

Hàm lượng polyphenol


2.2 toàn phần tính (theo acic g/100g UV-VIS 6,3 9,5 6,8 8,2
gallic)

Năm 2016, theo đề tài nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Thạch châu, nhóm
tác giả đã phân lập được 03 hợp chất (độ tinh khiết từ 92-96% tính theo % diện tích pic
trên sắc ký đồ sắc ký lỏng hiệu năng cao) từ phân đoạn EtOAc của mẫu nghiên cứu.
Dựa vào các thông số lý hóa và các phổ tách được 01 triterpenoid PJE1 (β-amyrin), 1
benzoquinon PJE2 (α-tocopherolquinon) và 1 diterepenoid PJE3 (phytol). Đây cũng là
nghiên cứu đầu tiên công bố hợp chất tinh khiết từ cây Thạch châu (Pyrenaria
jonquieriana Pierre ex Laness.) ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này phù hợp
với sàng lọc sơ bộ bằng phản ứng hóa học có các thành phần: tanin, polysaccharid,
acid amin, chất béo, steroid, carotenoid, saponin.

Kết quả sàng lọc bằng sắc ký lớp mỏng cho thấy mẫu Thạch châu nghiên cứu có
nhiều chất thuộc nhóm tanin không thủy phân được (tanin ngưng tụ hay là tanin
pyrocatechic) và có ít flavonoid. Khi so sánh với các loài thuộc họ Chè như C.
sinensis, C. petelotii… có thể thấy được sự khác biệt về thành phần hóa học do các
loài này có chứa hàm lượng flavonoid cao. Hàm lượng polyphenol tính theo acid gallic
trong mẫu khô kiệt là 19,89 ± 0,72 %. So với hàm lượng polyphenol trong mẫu chè
xanh, chè đen (Loài Camelia sinensis) có thể nhận thấy hàm lượng này khá tương
đồng giữa 2 loài – đặc trưng riêng của họ Chè (Theaceae) là có nhiều nhóm
polyphenol. Kết quả này gợi ý rằng lá thạch châu là nguồn nguyên liệu cung cấp các
polyphenol có tính chống oxy hóa tương tự như chè. Tuy nhiên, phần nghiên cứu hóa
học trong đề tài này chưa phân lập được các chất polyphenol từ dược liệu và cần thiết
phải có thêm các nghiên cứu về thành phần nhóm polyphenol trong lá Thạch châu P.
jonqueriana [15].

1.2.2.2. Nghiên cứu về hoạt tính


a. Khả năng ức chế pepsin và protease HIV-1:
Năm 2015, Nguyễn Văn Dũng cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu với việc sàng
lọc 136 dịch chiết cồn từ nhiều loại thực vật khác nhau về khả năng ức chế pepsin
(cùng thuộc nhóm protease aspartic) bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch có
chứa cơ chất hemoglobin. Hoạt tính phân giải cơ chất hemoglobin bởi pepsin thể hiện
bằng sự xuất hiện vòng phân giải màu sáng, và hoạt tính ức chế pepsin được thể hiện ở
đường kính vòng phân giải bị giảm đi.

Kết quả tổng hợp cho thấy, 40 mẫu dịch chiết thực vật có khả năng ức chế pepsin
và trong đó, cao chiết EtOH 96% tỷ lệ 1:10 (1 g dược liệu được ngâm trong 3-4 ngày
với 10 ml EtOH, lặp lại 2 lần) của lá cây Thạch châu (Pyrenaria jonqueriana Piere) có
hoạt tính ức chế pepsin mạnh tương đương với một số dược liệu như Bơ (hạt), Gối hạc
(lá), Ma hoàng (cả cây), Ổi (lá)… cao hơn một số loại như Côm láng, Đơn mặt trời,
Đơn tướng quân, Trà hoa Đà Lạt, Viễn chí lá nhỏ… [16].

e. Khả năng kháng oxi hóa và quét gốc tự do:


Tạp chí Dược học số 498, 10/2017 chứng minh rằng lá chè Thạch châu có tác dụng
chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu được tiến hành để để đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro và in
vivo, tổng hàm lượng phenol và flavonoid của lá thạch châu Trung Bộ (Pyrenaria 
jonqueriana Pierre). Các chiết xuất etanol (EtOH) và ba phân đoạn Hexan (Hx), Ethyl
Acetate (EtOAc), Butanol (BuOH) đã được thử nghiệm về tác dụng kháng gốc DPPH
và anion superoxit (O 2- •). Trong số này, phân đoạn BuOH có tác dụng kháng các gốc
tự do mạnh nhất với giá trị IC50 tương ứng là 31,12 và 15,38 μg/ml, và cao chiết
EtOH cũng cho thấy hiệu quả đáng kể với các giá trị IC50 tương ứng là 39,25 và 21,21
μg/ml.
Cao chiết từ lá Thạch châu có tác dụng làm giảm quá trình oxy hóa tế bào gan chuột
nhắt gây bởi CCl4. Tác dụng này được chứng minh bằng bằng khả năng làm giảm sản
phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa là MDA, và tăng nồng độ GSH trong gan chuột
bị gây độc bằng CCl4 so với nhóm chuột bị gây độc không được điều trị.
Ở liều (uống) 240 và 480 mg/kg/ngày, các cao chiết thể hiện hoạt động ức chế đáng
kể chống lại sự sản xuất MDA phù hợp với α-tocopherol ở liều hàng ngày 100 mg/kg
(thể trọng). Tổng hàm lượng phenolic và flavonoid trong dịch chiết etanol của lá được
xác định (biểu thị bằng axit gallic và (+) - đương lượng catechin) tương ứng là 21,2 ±
2,8 và 7,7 ± 1,4 (%, w/w). Những phát hiện này đã chứng minh rằng có hàm lượng lớn
phenolic và flavonoid trong lá có tác dụng chống oxy hóa mạnh [17].
Kết quả gợi ý rằng lá Thạch châu có thể được sử dụng trong việc phòng chống các
bệnh có liên quan đến quá trình oxy hóa trong cơ thể. Các nghiên cứu sâu hơn cần
được thực hiện để xác định các nguyên tắc hoạt động nhằm đưa cây Pyrenaria
jonqueriana vào thị trường.

1.3. Kết luận

Từ các nghiên cứu khoa học ở cả trong và ngoài nước, ta thấy rằng trong cây trà
Thạch châu có chứa nhiều thành phần có giá trị nghiên cứu và sử dụng với hàm lượng
tương đối cao, so với cây trà (Camellia sinensis) cùng thuộc họ Theaceae. Trà Thạch
châu cũng chứng minh có nhiều hoạt tính rất được mong đợi, như khả năng quét gốc tự
do và kháng oxi hóa tốt, khả năng ức chế một số loại tế bào ung thư và hạ đường
huyết, mở ra tiềm năng về ứng dụng trà Thạch châu trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị
các bệnh trên.
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

Thông qua những tìm hiểu về cây trà Thạch châu, đã cung cấp những thông tin quý
giá giúp đánh giá về giá trị và khả năng phát triển các nghiên cứu khảo sát về loài cây
này. Đề tài nghiên cứu về cây trà hoa vàng được đề ra với mục tiêu: Nghiên cứu …

2.2. Đối tượng nguyên cứu

Lá của cây trà Pyrenaria jonquieriana (Thạch châu) được thu hái ở xã Mê Linh,
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Mẫu sau khi thu hái được rửa sạch, một phần tươi để nghiên cứu về thực vật. Phần
mẫu còn lại được phơi khô, đựng trong 2 lần túi PE kín.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Prince, L. M.; Parks, C. R (2001). Phylogenetic relationships of Theaceae inferred


from chloroplast DNA sequence data. Am. J. Bot, 88.

2. Y. Wang, Y. Yang, C. Wei, et al. (2016). Principles of biomedical agriculture


applied to the plant family theaceae to identify novel interventions for cancer
prevention and control. Journal of agricultural and food chemistry, 14, 2809-2814.

3.http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Pyrenaria
%20jonquieriana&list=species

4. M. B. M. R. Emily Beech (2017). The Red List of Theaceae. Botanic Gardens


Conservation International, UK.
5. A. Sharangi (2009). Medicinal and therapeutic potentialities of tea (Camellia
sinensis L.) – A review. Food Research International, 5-6, 529-535.

6. Flora of China Editorial Committee (2007), Flora of China, Volume 12, Science
Press (Beijing) and Missouri Botanical Garden, China.

7. http://www.theplantlist.org/browse/A/Theaceae/Pyrenaria/

8. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, 1, tr. 423 – 424, NXB Trẻ, Hà Nội.

9. Nguyễn Tiến Bân (1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở
Việt Nam, tr.5-12, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, tr. 5-14, NXB
Nông nghiệp, Hà Nôi.

11. Ma J, Starck SR, Hecht SM (1999). DNA polymerase beta inhibitors from
Tetracera boiviniana. Journal of Natural Products, 62(12), pp. 1798-1810.

12. Narayanan BA, Geoffroy O, Willingham MC et al. (1999). P53/p21(WAF1/CIP1)


expression and its possible role in G1 arrest and apoptosis in ellagic acid treated cancer
cells. Journal of Cancer Letters, 136 (2), pp.2.

13. Sies H. (1991). Oxidative stress: from basic reseach to clinical application.
American Journal of Medicine, 91 (3C), pp. 37S-39S.

14. Seeram NP, Adams LS, Henning SM et al. (2005). In vitro antiproliferative,
apoptotic and antioxidant activities of punicalagin, ellagic acid and a total
pomegranate tannin extract are enhanced in combination with other polyphenols as
found in pomegranate juice. Journal of Nutritional Biochemistry, 16(6), pp. 360-371.

15. Dương Thị Hảo (2016). Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng
chống oxy hóa của cây Thạch châu (Pyrenaria sp.), họ chè (Theaceae). Luân văn thạc
sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Dũng, Lương Thị Kim Châu, Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị
Phương, Phương Thiện Thương, Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận (2015). Hoạt
tính ức chế Pepsin và Protease HIV-1 của các cao chiết và hoạt chất Acid maslinic từ
dược liệu. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 31(2), tr.18-27.
17. Bùi Hồng Cường, Dương Thị Hảo, Phương Thiện Thương (2017). Nghiên cứu tác
dụng chống oxy hóa của lá thạch châu Trung Bộ (Pyrenaria jonqueriana Pierre). Tạp
chí Dược học, 498, tr. 23-26.

You might also like