You are on page 1of 8

TỔNG QUAN VỀ CÂY TRÀ HOA VÀNG

Trà hoa vàng hay chè hoa vàng là một loài thực vật hạt kín nằm trong họ Theaceae, có
tên khoa học là Camellia hay Golden camellia. Cây trưởng thành có hoa màu vàng,
khác với các loại thuộc họ trà có hoa màu trắng (Hình 1). Trà hoa vàng được tìm thấy
ở chủ yếu ở Tây Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh Quảng Nnh, Nghệ An,
Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nội, Đà Lạt và Đồng Nai (Việt Nam) (Hình
1) [1, 2].

Hình 1: Cây trà hoa vàng [5]

Trà hoa vàng có chứa hàm lượng dồi dào các hợp chất chống oxy hóa và các hợp chất
có hoạt tính sinh học cao như polysaccharides, polyphenols, saponins, flavonoids có
tác dụng chống tác hại phá hủy của gốc tự do đối với các tế bào trong cơ thể, do đó trà
hoa vàng được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như các bệnh về tim mạch,
huyết áp, tiểu đường và đặc biệt là ung thư [1, 3-6].

1
Hình 2: Một số hợp chất có hoạt tính sinh học có trong trà hoa vàng [3]

Cũng vì những công dụng chữa bệnh đáng quý như vậy mà trà hoa vàng hiện nay đang
nằm trong sách đỏ (The IUCN Red List of Threatened Species) có nguy cơ tuyệt
chủng do sự khai thác thái quá và sự thay đổi môi trường sống [1, 7].

Một trong những loài hiếm trên thế giới và Camellia nitidissima Chi được tìm thấy lần
đầu tiên tại Quảng Tây vào năm 1933, được đặt tên vào năm 1948 và được sử dụng
như một vị thuốc Đông Y của Trung Quốc để chữa viêm họng, tiêu chảy, huyết áp cao,
đái ra máu và phòng chống ung thư [3, 8]. Một loại phổ biến nữa trong họ trà hoa vàng
là Camellia chrysantha cũng có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tương tự. Các
nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất được chiết xuất từ lá của Camellia Chrysantha có

2
thể ức chế các gốc tự do dạng 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), các anion
superoxide, và các gốc tự do hydroxyl [9].

Với những tính chất quan trọng như vậy trong y học nên không ngạc nhiên khi trà hoa
vàng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học không những ở Việt
Nam, Trung Quốc mà còn những nhóm nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung, các
nhóm tác giả tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng ức chế của các thành phần trong trà
hoa vàng lên sự phát triển của các tế bào bệnh và đưa ra các phương pháp khác nhau
để xác định các thành phần quan trọng có trong trà hoa vàng.

Han và nhóm nghiên cứu (2009) đã nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hạt trà hoa
vàng Tuyama lên các tế bào khối u phụ thuộc hóc môn giới tính. Kết quả cho thấy
chiết xuất từ hạt trà hoa vàng có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên
các tế bào HeLa S3 và PC3 ở nồng độ IC50 lần lượt là 85.88, 67.62 và 55.71 μg/ml đối
với tế bào HeLa S3 và 63.06, 56.20 và 68.53 μg/ml đối với tế bào PC3. Kết quả đó
khẳng định tính kháng ung thư của các chiết xuất lấy từ hạt trà hoa vàng [10].

Cùng trong năm 2009, Huang và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất từ
trà hoa vàng Camellia nitidssimas lên sự tăng mỡ máu trên chim. Cá thể chim dùng
cho thử nghiệm được cho ăn những thức ăn có hàm lượng mỡ cao để gây ra hiện tượng
mỡ trong máu cao trước khi cho uống chiết xuất từ trà hoa vàng với liều lượng 400
mg/kg mỗi ngày một lần. Kết quả nghiên cứu sau 30 ngày thử nghiệm cho thấy, chiết
xuất từ trà hoa vàng Camellia nitidssimas đã làm giảm đáng kể hàm lượng mỡ trong
máu [7].

Các polysaccharide có trong lá của trà hoa vàng cũng đã chứng minh được khả năng
làm giảm mỡ máu trong chuột. Wei và cộng sự (2008) nghiên cứu tác động của thành
phần polysaccharide có trong trà hoa vàng lên nhóm chuột có hàm lượng mỡ trong
máu cao. Quá trình chiết siêu âm để tách các polysaccharid từ lá của trà hoa vàng, sau

3
đó được làm sạch bằng phương pháp proton hóa và điện giải và được sử dụng làm thức
ăn cho các cá thể chuột thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy polysaccharide đã
làm giảm đáng kể hàm lượng của TC, TG và LDL-C trong mỡ chuột và tăng hàm
lượng mỡ tốt HDL-C. Sau 2 tuần cho chuột ăn thức ăn có chứa polysaccharide từ chiết
xuất của trà hoa vàng, hàm lượng TC trong chuột thí nghiệm với mỡ trong máu cao đã
bằng với nhóm đối chứng bình thường. Kết quả này khẳng định tác dụng làm giảm mỡ
trong máu của thành phần polysaccharide có trong trà hoa vàng [11].

Khả năng chống oxy hóa của các thành phần có trong lá của trà hoa vàng đối với các
gốc tự do hydroxyl và anion oxygen cũng đã được nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu của
Quin (2008) đã thực hiện thí nghiệm xác định khả năng kháng oxy hóa của chiết xuất
từ lá của trà hoa vàng. Kết quả cho thấy chiết xuất từ trà hoa vàng có tính kháng oxy
hóa rất hữu hiệu, ở cùng nồng độ, tỉ lệ làm sạch các gốc tự do OH - và O2- lần lươt là
15.70% và 36.71%, cao hơn so với khả năng kháng oxy hóa của polyphenol. Khi nồng
độ lên đến 1.25 mg/mL, chiết xuất có khả năng ức chế hoàn toàn sự hình thành của
gốc tự do O2 [9].

Tính kháng oxy hóa của saponin - một thành phần có trong trà hoa vàng đã được
nghiên cứu. En-chuang và nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhựa XAD16 để tách saponin
từ trà hoa vàng Camellia Chrysantha (Hu). Sau đó, tính kháng oxy hóa của saponin
được khảo sát trong sự có mặt của các gốc oxy hóa mạnh như OH, O 2-, NO2- và H2O2.
Kết quả đã chứng minh khả năng kháng oxy hóa cao của saponin có trong trà hoa
vàng, đặc biệt là kháng tính oxy hóa của gốc tự do OH [12].

En-chuang và cộng sự (2010) sau đó cũng đã nghiên cứu tác dụng ức chế các gốc tự do
phổ biến OH-, DPPH, O2-, NO2- của các polyphenol có trong trà hoa vàng và được so
sánh với tea polyphenol. Kết quả cho thấy rằng polyphenol có trong trà hoa vàng có
tác dụng giảm mạnh ảnh hưởng của các gốc tự do đã đề cập và khả năng chống gốc tự
do của polyphenol trong trà hoa vàng tương đương với tea polyphenol [13].

4
Các nghiên cứu để xác định thành phần của các hợp chất thiên nhiên có trong trà hoa
vàng cũng được các nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều phương pháp xác
định khác nhau. Wei và nhóm nghiên cứu (2014) đã xác định các thành phần trong lá
của trà hoa vàng Camellia Chrysantha Tuyama (CCT) dựa trên mối quan hệ thành
phần và hoạt tính của các hợp chất được chiết xuất. Các thành phần được xác định bởi
phân tích sắc ký lỏng phổ khối lượng (LC-MS) bao gồm 16 hợp chất khác nhau, trong
đó có 6 hợp chất được xác định là catechin, epicatechin, vitexin, isovitexin, quercetin-
7-O-b-D-glucopyranoside và kaempferol (Bảng 1) [14].

Bảng 1: Các thành phần trong trà hoa vàng Camellia Chrysantha Tuyama được xác
định bằng sắc kí lỏng phổ khối lượng [10]

Thời gian
TT lưu Ion phân tử Công thức Dữ liệu MS Hợp chất xác định
(phút)

245.0822,
1 11.27 289.0719 C15H14O6 Catechin
205.0509
245.0822,
2 15.12 289.0719 C15H14O6 Epicatechin
205.0510
341.0667,
3 21.43 431.0984 C21H20O10 Vitexin
311.0561
341.0668,
4 22.53 431.0984 C21H20O10 Isovitexin
311.0561
301.0353, Quercetin-7-O-b-D-
5 26.31 447.0937 C21H20O11
285.0405 glucopyranoside
257.0459,
6 33.10 285.0405 C15H10O6 Kaempferol
229.0504

Các thành phần sau đó được xác định hàm lượng trong các mẫu chiết xuất từ lá dựa
trên sự ức chế gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl). Kết quả các thành
phần có trong lá trà hoa vàng được phân tích trong 9 loại mẫu khác nhau và cho thấy
sự tương quan tốt với khả năng ức chế gốc DPPH (Bảng 2) [14].

5
Bảng 2: Thành phần của 6 hợp chất có trong lá trà hoa vàng (µg/g) và hệ số tương
quan của chúng với tỉ lệ % ức chế gốc tự do DPPH [10]

D-glucopyranosideQuercetin-7-O-b-

Kaempferol
Epicatechin

Isovitexin
Catechin

Vitexin
Tỉ lệ % ức chế
Mẫu
gốc tự do DPPH

1 30.14 37.62 12.56 5.950 1.350 0.06500 35.6

2 32.23 36.93 13.67 6.110 0.9500 0.07400 39.6

3 43.56 52.56 19.12 8.340 2.010 0.1360 76.8

4 36.67 43.67 14.56 6.550 1.450 0.08300 68.8

5 35.32 41.46 13.89 6.560 1.220 0.07600 55.8

6 44.89 55.56 19.24 8.800 2.180 0.1560 78.5

7 38.35 48.35 16.28 7.740 1.760 0.1120 70.1

8 40.45 45.45 17.32 7.880 1.850 0.1200 72.6

9 37.32 45.42 15.88 6.780 1.550 0.08600 69.8

Hệ số
tương 0.9242 0.8927 0.8695 0.8389 0.8834 0.7998
quan

H Lin và cộng sự (2010) đã nghiên cứu các thành phần có hoạt tính sinh học trong hoa
của trà hoa vàng Camellia Chrysantha Tuyama. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm
lượng khá cao của nhiều hợp chất có giá trị trong điều trị bệnh như flavonoid,
polyphenol và saponin so với hàm lượng có trong lá của nó. Kết quả phân tích cũng
cho thấy sự có mặt của vitamin C, E và các amino acid với hàm lượng tương ứng là 90
mg/100 g, 520 mg/100 g và 80.8 mg/100 g. Kết quả cũng đã khẳng định sự khác biệt
rất lớn về hàm lượng trong hoa so với lá và khẳng định giá trị vượt trội của hoa trà
trong khai thác và sử dụng (Bảng 3) [15].

6
Bảng 3: Một số thành phần có hoạt tính sinh học có trong hoa trà Camellia Chrysantha
Tuyama [11]

So sánh với hàm


TT Tên hợp chất Hàm lượng (%)
lượng trong lá
1 Saponin 7.0 Gấp 1.4 lần
2 Flavonoid tổng 8.5 Gấp 37 lần
3 Polyphenol 4.42 Gấp 2.1 lần
4 Tổng đường hòa tan 39
5 Chất xơ 30
6 Protein 5.6
7 Chất béo 1.94

7
REFERENCES

1. Song, L., X. Wang, X. Zheng, and D. Huang, Polyphenolic antioxidant profiles


of yellow camellia. Food chemistry, 2011. 129(2): p. 351-357.
2. Trà hoa vàng, in wikipedia.
3. Qi, J., R.-f. Shi, J.-m. Yu, Y. Li, S.-t. Yuan, J.-z. Yang, J.-m. Hu, and A.-q. Jia,
Chemical constituents from leaves of Camellia nitidissima and their potential
cytotoxicity on SGC7901 cells. Chinese Herbal Medicines, 2016. 8(1): p. 80-84.
4. Naczk, M. and F. Shahidi, Extraction and analysis of phenolics in food. Journal
of chromatography A, 2004. 1054(1-2): p. 95-111.
5. Shahidi, F., P. Janitha, and P. Wanasundara, Phenolic antioxidants. Critical
reviews in food science & nutrition, 1992. 32(1): p. 67-103.
6. Yue-yuan, C., H. Yong-lin, and W. Yong-xin, Advance in study on Chemical
Constituents and Pharmacological Action of Camellia chrysantha [J]. Guangxi
Tropical Agriculture, 2009. 1: p. 006.
7. Huang, Y.-l., Y.-y. Chen, Y.-x. Wen, D.-p. Li, R.-g. Liang, and X. Wei, Effects
of the extracts from Camellia nitidssimas leaves on blood lipids. Lishizhen
Medicine and Materia Medica Research, 2009. 20(4): p. 776-777.
8. Liang, S., The discovery and name of Camellia nitidissima Chi. Plants, 1992. 5:
p. 7.
9. QIN, X.-m., H.-j. LIN, E.-c. NING, and L. WEI, Antioxidative properties of
extracts from the leave of Camellia chrysantha (Hu) Tuyama [J]. Food Science
and Technology, 2008. 2: p. 24-27.
10. Han, L., L. Shi, D. Yu, Q. Tang, L. Tang, B. Feng, and Y.-q. WANG, Inhibitive
effect of seeds of camellia chrysantha (Hu) tuyama on gonadal hormones
dependent tumour in vitro. Lishizhen Med Mat Med Res, 2009. 20: p. 3146.
11. WEI, L., X.-m. QIN, H.-j. LIN, E.-c. NING, and H. YANG, Study on the
hypolipidemia activity of polysaccharides from the leaves of Camellia
chrysantha (Hu) Tuyama [J]. Food Science and Technology, 2008. 7: p. 091.
12. En-chuang, N., X. Ming, W. Lu, and Q. Xiao-ming, Study on the antioixidation
activity of saponins from Camellia Chrysantha (Hu) Tuyama [J]. Food Science
and Technology, 2009. 11: p. 070.
13. En-chuang, N., W. Lu, Q. Xiao-ming, and Z. Yuan-zhen, Study on the
antioixidation activity of polyphenols from Camellia chrysantha (Hu)[J]. Food
Science and Technology, 2010. 8: p. 025.
14. Wei, J.-B., X. Li, H. Song, Y.-H. Liang, Y.-Z. Pan, J.-X. Ruan, X. Qin, Y.-X.
Chen, C.-L. Nong, and Z.-H. Su, Characterization and determination of
antioxidant components in the leaves of Camellia chrysantha (Hu) Tuyama
based on composition–activity relationship approach. journal of food and drug
analysis, 2015. 23(1): p. 40-48.
15. Lin, H.-j., X.-m. Qin, Q.-w. Zeng, J.-z. Yang, and J.-m. Zhong, Analysis on
chemical and bioactive components in flower of Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama. Food Science and Technology, 2010. 35: p. 88-91.

You might also like