You are on page 1of 12

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN


Khóa 2018 & 2019 TĐH CLC
Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa

Khoa Điện
PGS. TS. Lê Tiến Dũng
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

1. Số tín chỉ: 05 TC
2. Phân bố thời gian:
- Lý thuyết: 03 TC (số tiết: )
- Dự án: 1.5 TC (số tiết: )
- Thí nghiệm: 0.5 TC (số tiết: )

3. Các giảng viên phụ trách học phần:


- Giảng viên phụ trách chính: PGS. TS. Lê Tiến Dũng
- Giảng viên cùng giảng dạy:
PGS. TS. Đoàn Quang Vinh, TS. Giáp Quang Huy

4. Điều kiện tham gia học phần:


- Học phần học trước: Máy điện
- Học phần song hành: Điện tử công suất, Dự án liên môn 2

2
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Mô tả tóm tắt học phần:


Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về truyền động điện và điều khiển truyền động
điện: Cấu trúc cơ bản của các hệ thống truyền động điện một chiều, xoay chiều ba pha không đồng bộ, xoay
chiều đồng bộ. Các phương trình mô tả các loại động cơ điện, phương trình đặc tính cơ và các trạng thái làm
việc của hệ thống truyền động điện, các nguyên lý biến đổi năng lượng điện – cơ trong hệ thống truyền động
điện, các trạng thái hãm của động cơ và các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ. Ngoài ra, môn học giới
thiệu về phương pháp vector không gian trong mô tả động cơ xoay chiều 3 pha không đồng bộ và các phương
pháp chọn công suất động cơ.
Các mô hình toán học mô tả hệ thống truyền động điện; phương pháp phân tích và thiết kế bộ điều khiển
cho các hệ truyền động điện: một chiều, hệ truyền động điện xoay chiều 3 pha không đồng bộ, hệ truyền động
điện đồng bộ và hệ truyền động động cơ một chiều không chổi than. Môn học cũng giới thiệu về phương pháp
điều khiển vector và cấu trúc điều khiển vector cho các loại động cơ xoay chiều.

3
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Mục tiêu của học phần:


a) Kiến thức:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về truyền động điện, điều khiển truyền động điện và khả năng
áp dụng kiến thức vào việc phân tích, tính toán, vận hành các hệ thống truyền động điện, điều khiển truyền
động điện.
b) Kỹ năng:
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích các hệ thống truyền động điện và điều khiển truyền động
điện trong công nghiệp, có khả năng giải một số bài toán cơ bản về tính toán, chọn công suất động cơ, chọn
thiết bị trong hệ thống điều khiển truyền động điện. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết
vấn đề.
c) Thái độ:
Giúp sinh viên hình thành thái độ học tập tích cực, đạo đức nghề nghiệp và sự tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.

4
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chuẩn đầu ra của học phần:


 Hiểu và trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển truyền động điện,
phương trình đặc tính cơ của động cơ.
 Nhận dạng, phân tích được các thành phần trong một hệ thống điều khiển truyền động
điện.
 Phân tích, tính toán để thiết kế cấu trúc, tính chọn các thiết bị và tổng hợp bộ điều khiển
của hệ thống điều khiển truyền động điện cho một ứng dụng cụ thể.
 Thực hiện được các thí nghiệm và phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động của một
hệ thống điều khiển truyền động điện cụ thể.
 Sử dụng được phần mềm mô phỏng, tính toán như Matlab/Simulink để thực hiện mô
phỏng, tính toán kiểm nghiệm một hệ thống điều khiển truyền động điện cụ thể. 5
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

NỘI DUNG CHI TIẾT


Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Khái niệm
1.2. Cấu trúc và phân loại hệ truyền động điện
1.3. Nguyên lý phần cơ của hệ truyền động điện
1.4. Nguyên lý biến đổi năng lượng điện - cơ
1.5. Khái niệm đặc tính cơ (Torque – Speed characteristic)
1.6. Đặc tính cơ - điện (Current – Speed characteristic)
1.7. Các trạng thái làm việc của truyền động điện
1.8. Các loại tải của hệ truyền động điện
1.9. Ứng dụng của điều khiển truyền động điện
6
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chương 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MATLAB-SIMULINK ĐỂ MÔ PHỎNG HỆ


TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
2.1. Giới thiệu Matlab-Simulink
2.2. Giới thiệu SimScape và Power Systems
2.3. Hướng dẫn mô phỏng các loại động cơ điện
2.4. Hướng dẫn mô phỏng hệ thống truyền động điện
2.5. Cách trích xuất kết quả và vẽ đồ thị các đặc tính

7
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chương 3. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU


3.1. Khái niệm chung
3.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống
3.3. Mô hình toán học của động cơ một chiều kích từ độc lập
3.4. Phương trình đặc tính cơ ở chế độ xác lập và ảnh hưởng của các tham số đến đặc tính cơ
3.4 Vấn đề khởi động và đảo chiều
3.5 Hãm dừng động cơ
3.7 Các phương pháp điều khiển tốc độ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
3.8 Tổng hợp bộ điều khiển hệ thống truyền động điện chỉnh lưu Thyristor 3 pha – Động cơ một
chiều
3.9 Hướng dẫn mô phỏng hệ thống điều khiển tốc độ động cơ một chiều trên Matlab - Simulink

8
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chương 4. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU 3 PHA KĐB
4.1. Khái niện chung
4.2. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống
4.3. Phương trình đặc tính cơ ở chế độ xác lập và ảnh hưởng của các tham số đến đặc tính cơ
4.4. Vấn đề khởi động và đảo chiều
4.5. Hãm dừng động cơ
4.6. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ
4.7. Biến tần bán dẫn làm việc với động cơ không đồng bộ
4.8. Khái niệm về vector không gian và các hệ tọa độ
4.9. Mô hình toán học động cơ xoay chiều 3 pha không đồng bộ trong không gian vector
4.10. Giới thiệu phương pháp điều khiển bộ nghịch lưu theo điều chế vector không gian
4.11. Giới thiệu cấu trúc điều khiển tựa theo từ thông rotor
4.12. Hướng dẫn mô phỏng hệ thống điều khiển truyền động điện sử dụng động cơ XC 3 pha KĐB trên
Matlab-Simulink
9
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chương 5. HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ,


ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KHÔNG CHỔI THAN
5.1. Khái niệm chung
5.2 Phân loại hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ.
5.3. Mô hình toán học của động cơ đồng bộ ba pha kích từ nam châm vĩnh cửu
5.4 Giới thiệu cấu trúc điều khiển cho hệ truyền động sử dụng động cơ đồng bộ ba pha
kích từ nam châm vĩnh cửu
5.5. Giới thiệu hệ thống truyền động điện sử dụng động cơ 1 chiều không chổi than
5.6. Hướng dẫn mô phỏng hệ thống điều khiển truyền động điện sử dụng động cơ XC
3 pha đồng bộ trên Matlab-Simulink

10
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

Chương 6. TÍNH CHỌN HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN


6.1. Những vấn đề chung
6.2.Các chế độ làm việc của truyền động điện
6.3. Hướng dẫn lập biểu đồ phụ tải của hệ thống truyền động điện
6.4. Hướng dẫn tính chọn công suất động cơ hệ thống truyền động điện
6.5. Kiểm nghiệm công suất động cơ
6.6. Chọn phương án truyền động
6.7. Những thông số cơ bản để tính chọn bộ biến đổi cho hệ truyền động điện
6.8. Mạch bảo vệ hệ truyền động điện

11
KHOA ĐIỆN
PGS. TS. Lê Tiến Dũng

SÁCH, BÀI GIẢNG, GIÁO TRÌNH CHÍNH


Sách, bài giảng, giáo trình chính:
[1] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Cơ sở truyền động điện, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, 2007.
[2] Nguyễn Phùng Quang, Điều khiển vector truyền động điện xoay chiều ba pha, Nhà xuất bản Bách khoa
Hà Nội, 2016
[3] Weidauer, Jens, and Richard Messer, Electrical Drives: Principles, Planning, Applications, Solutions,
John Wiley & Sons, 2014.

Sách, tài liệu tham khảo:


[4] Ned-Mohan, Electric drives – An integrative approach, MNPERE, 2003.
[5] Chee-Mun Ong, Dynamic simulation of electric machinary using Matlab/Simulink, Prentice Hall, 1998.
[6] Ned-Mohan, Power electronics – Converters, application, and design, John Wiley & Sons, 2003.
[7] Nguyễn Phùng Quang, Andreas Dittrich, Truyền động điện thông minh, NXB Khoa học và kỹ thuật 2002.
12

You might also like